Giám Định Pháp y Phần 1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 47

GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

Chịu trách nhiệm biên soạn:

Bác sỹ-Giám định viên pháp y

Trưởng Khoa giám định Viện Pháp y Quốc gia

Chương 1: Khái niệm

Pháp y – là bộ môn y học nghiên cứu và giải quyết các vấn đề Y-Sinh học
nảy sinh ở các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố và xét
xử các vụ án hình sự và dân sự. Hay nói cách khác pháp y là y học trong pháp
luật. Y học phục vụ pháp luật. Ngoài ra giám định pháp y còn giúp đỡ các cơ
quan y tế nâng cao chất lượng điều trị và phòng bệnh cho nhân dân.

Giám định pháp y – là một thể loại giám định tư pháp, sử dụng kiến thức
của khoa học pháp y, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về
chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám
định. Bác sỹ thực hiện việc giám định này gọi là bác sỹ pháp y hay giám định
viên pháp y.

Pháp y và các ngành khoa học khác: Pháp y liên hệ chặt chẽ với các bộ
môn của y học (Nội khoa, ngoại khoa, Mắt, Tai-mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt,
Giải phẫu bệnh, giải phẫu…) và các môn khoa học khác (Khoa học luật, Khoa
học hình sự, Hóa học tư pháp). Trong số các bộ môn của y học, pháp y liên hệ
chặt chẽ nhất với giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh, Xquang và một loạt các bộ môn
lâm sàng như Nội khoa, Nhi khoa, San-Phụ khoa, Ngoại khoa, Tiết niệu…Các
bác sỹ pháp y thừa hưởng ở các chuyên khoa này tất cả những vấn đề lý luận

1
mới nhất và những thành tựu thực tiễn của chúng có thể sử dụng trực tiếp hoặc
gián tiếp để hoàn thiện và nâng cao công tác giám định pháp y.

- Trong số các môn khoa học luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động giám
định pháp y là Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật giám định tư pháp.

- Pháp y từ lâu cũng liên hệ chặt chẽ với Khoa học hình sự - Khoa học về
kỹ thuật, phương pháp và chiến thuật điều tra tội phạm.

- Lý do và trình tự thủ tục trưng cầu và tiến hành giám định pháp y, quyền
lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của giám định viên được thể hiện trong Bộ luật tố
tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật giám định tư pháp. Các điều khoản tương
ứng của các bộ luật này là cơ sở để ban hành các văn bản chuyên ngành quy
định hoạt động giám định thực tế của bác sỹ pháp y.

Theo Luật giám định tư pháp (Số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của
Quốc hội, tại Chương III, điều 12):

* Tổ chức giám định tư pháp về pháp y công lập bao gồm:

- Viện pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế;

- Trung tâm pháp y cấp tỉnh;

- Viện pháp y Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;

- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

* Tổ chức giám định tư pháp về pháp y công lập về tâm thần bao gồm:

- Viện pháp y tâm thần Trung ương thuộc Bộ Y tế;

- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.

2
Chương 2: Chức năng nhiệm vụ của giám định pháp y

2.1. Tổng quan:

Pháp y là môn khoa học giao thoa giữa y học và khoa học xã hội, nên
chức năng nhiệm vụ của nó xuất phát từ hai phía. Cũng tương tự như vậy, chức
năng nhiệm vụ này phát triển ngày càng sâu rộng do động lực từ sự phát triển
của y học, sự phát triển và yêu cầu của hoạt động tư pháp.

Giám định pháp y có chức năng đơn giản là trợ giúp cho hoạt động điều
tra, truy tố và xét xử nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm của con người trong các vụ án hình sự. Dần dần, chức năng
này được mở rộng ra và phân định theo các chuyên khoa khác nhau. Khi đó các
bác sỹ pháp y thuộc một chuyên khoa cụ thể. Ví dụ: Pháp nha (Dentiste lesgist).

Mặt khác, từ nhiệm vụ ngày càng phức tạp của mình, bản thân chuyên
ngành pháp y cũng phân định những nhánh chuyên sâu để có thể thực hiện tốt
công việc giám định. Ví dụ người ta có thể phân ra:

- Pháp y hình sự.

- Pháp y dân sự.

- Pháp y tâm thần.

- Pháp y độc chất (Hóa pháp).

2.2. Đối tượng của giám định pháp y:

- Người sống (giám định tổn hại sức khỏe do thương tích gây nên, giám
định hiếp dâm, giám định tình trạng sức khỏe, tiền hôn nhân, giám định độ tuổi,
xác định giới tính, giả thương giả bệnh...) – 80%.

- Người chết (tử thi) – 14-15%.

3
- Mẫu vật (các dấu vết có nguồn gốc từ cơ thể người như vết máu, tinh
dịch, lông tóc, AND, hung khí …, ) – 3-4%

- Hồ sơ tài liệu – 1-2% .

2.3. Chức năng nhiệm vụ của giám định pháp y gồm:

Nhiệm vụ chính của giám định pháp y là giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng điều tra, khám phá các tội phạm xâm hại tới sức khỏe, tính mạng và nhân
phẩm của con người, cũng như quyền bất khả xâm phạm giới tính của con
người.

Nhiệm vụ cụ thể của giám định pháp y là:

- Xác định thương tích, đặc điểm, mức độ thương tích (tỷ lệ tổn hại sức khỏe
do thương tích gây nên).

- Giám định thương tật theo yêu cầu của Bảo hiểm.

- Xác định loại tổn thương trên cơ thể (tổn thương vật tày, vật sắc, vật sắc
nhọn; tổn thương do tai nạn giao thông; tổn thương do ngạt cơ học (treo cổ, xiết
cổ, bóp cổ, bịt mũi miệng, dị vật đường hô hấp, chèn ép ngực bụng, ngạt
ngước…); tổn thương do đạn bắn và vật nổ; tổn thương do nhiệt độ cao, nhiệt
độ thấp; tổn thương do điện, sét đánh; tổn thương do hóa chất (ngộ độc)....

- Xác định vật gây thương tích, cơ chế hình thành thương tích, giả thương,
giả bệnh, tự hủy hoại cơ thể của mình.

- Xác định giới tính, tình trạng tiền hôn nhân.

- Xác định độ tuổi trong những trường hợp mất, thất lạc, giả mạo các giấy
liên quan đến khai sinh, hộ khẩu, khai tụt tuổi nhằm tránh trách nhiệm hình sự,
nghĩa vụ quân sự, gian lận tuổi trong thi đấu thể thao…

- Xác định việc sử dụng Doping trong thi đấu thể thao.

4
- Xác định huyết thống cha-con, truy tìm người mất tích, tìm hài cốt liệt sỹ...

- Giám định các vụ án tình dục (hiếp dâm, quấy rối tình dục, khả năng tình
dục…)

- Xác định tình trạng sức khỏe, bệnh tật của các can phạm, phạm nhân trong
các trại tạm giam, trại giam để giải quyết chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà
nước cho những người bị bệnh tật nặng về gia đình chăm sóc chữa trị.

- Xác định nguyên nhân chết, thời gian chết.

- Giúp cơ quan điều tra xác định tính chất của vụ việc (án mạng, tai nạn hay
tự sát.

- Giúp các cơ quan y tế nâng cao chất lượng công tác điều trị và phòng bệnh.

Chương 3: Giám định dấu vết trên thân thể


I. Thương tích do vật tày:

Tổn thương do vật tày là tổn thương hay gặp nhất. Các vật tày rất da dạng
phong phú. Có rất nhiều vật tày có thể gây tổn thương (hòn đá, cái gậy, tuýp sắt,
búa đinh, thanh gỗ, côn, chai lọ, sống dao, sổng rừu, búa, bàn là, bàn ghế, răng,
tay chân,…). Lực đánh càng mạnh, vật càng nặng vật đó gây thương tích càng
nặng. Nếu lúc bị đánh, cơ thể người hay bộ phận cơ thể bị bật ra khỏi vật hay
tránh được thì lực đánh sẽ yếu đi. Nếu cơ thể hay bộ phận cơ thể ở tư thế cố
định thì tác động gây tổn thương của cú đánh sẽ biểu hiện rõ hơn.

Mặc dù các vật tày rất da dang và phong phú, nhưng cũng có thể phân ra
các loại vật tày sau đây:

1/ Vật tày phẳng (thanh gỗ, thước gỗ…).

2/ Vật tày hình cầu (búa đinh đầu tròn…).

5
3/ Vật tày có góc cạnh (búa đinh đầu vuông, cạnh bàn là, viên gạch, cạnh bàn
ghế…).

4/ Vật tày có hình không xác định (hòn đá không bằng phẳng, nắm đấm, bàn
chân, cùi chõ, đầu gối…).

Hình dạng và loại thương tích phụ thuộc vào hình dạng và loại vật tày.

Các dấu vết thương tích do vật tày tác động có thể có các dạng sau đây:

Các vật tày có thể tạo ra các dấu vết thương tích như: Sây xát da, bầm tụ
máu, vết thương dập rách da, thương tích do vết răng cắn, gãy vỡ xương, tổn
thương các cơ quan phủ tạng, tổn thương do hồi sức cấp cứu.

1/ Vết sây xát da – Đây là vết tổn thương nông trên bề mặt da hay niêm mạc
không xâm lấn qua toàn bộ các lớp da. Thường chỉ tổn thương lớp thượng bì và
lớp nhú của da (lớp Malpigi). Lúc đầu đáy của vết sây xát nằm thấp hơn phần
da không bị tổn thương. Máu rỉ ra với số lượng không đáng kể hòa trộn với dịch
của mô, ngấm vào các tế bào chết của da. Khô dần và tạo thành lớp vẩy màu đỏ
nâu cao hơn so với bề mặt da xung quanh. Dưới các tế bào chết xảy ra quá trình
biểu mô hóa, lớp vẩy nhô dần lên và bong dần từ ngoài vào trong rồi rụng ra. Để
lại vết màu hồng, dần dần phai mờ lẫn với màu da xung quanh, vết sây xát phục
hồi không để lại sẹo. Toàn bộ quá trình phục hồi của vết sây xát thường trong
vòng 1 tuần. Nếu vết sây xát xâm nhập vào các lớp sâu của da và có kích thước
lớn thì thời gian phục hồi lâu hơn (sau 2-3 tuần và muộn hơn).

Vết sây xát có thể được hình thành khi tư thế cơ thể ở trạng thái cố định
hoặc di động, đứng, ngồi, cúi, chạy…. Lực tác động, hướng tác động cũng rất
khác nhau, thẳng góc, xiên chếch, trượt, có nghĩa là sự tương quan giữa nạn
nhân và thủ phạm cũng khác nhau, từ đó hình dạng, kích thước, đặc điểm của
vết sây xát cũng rất khác nhau.

6
Hình 1: Vết sây xát da.

Khi giám định pháp y vết sây sây xát da có ý nghĩa rất quan trọng. Trong
một số trường hợp có thể biết được điểm chạm lực, chiều hướng tác động, sự
giằng co vật lộn hay chống cự. Ngoài ra vết sây xát cũng giúp cho việc xác định
thể loại chết không tự nhiên. Vết sây xát đôi khi phản ánh loại, hình dạng của
vật tác động gây thương tích. Qua vị trí của các vết sây xát có thể xác định được
bản chất của sự việc xảy ra. Bộ phận của vật tày tác động ấn lên da vết sây xát
cố định tại một vị trí. Thí dụ: Khi ấn các móng tay lên da thường tạo nên các vết
sây sát đặc trưng bán nguyệt hoặc đường thẳng; Khi đánh bằng gậy xuất hiện
vết sây xát kéo dài thành vệt. Khi va quệt, mài trượt trên mặt đất (hay gặp trong
các vụ tai nạn giao thong) thường tạo nên các vết sây xát da diện rộng, trên nề
có nhiều vết xước song song với nhau. Các vết này thường thấy ở lưng, vai,
mông…

2/ Vết bầm tụ máu:

Khi đánh đập bằng vật tày, các mạch máu dưới da bị vỡ, máu chảy vào
các kẽ giữa các mô, đông đọng lại và tụ máu, nhìn qua da thấy có vết màu xanh
hoặc màu tím xanh, vết này gọi là vết bầm tím hay bầm tụ máu. Vết bầm tụ máu

7
có thể thấy ở dưới niêm mạc. Da tại chỗ có vết bầm tụ máu thường hơi cao gồ
lên, căng, sưng nề, có thể nguyên vẹn hoặc có sây xát. Đôi khi trên vết bầm tụ
máu thể hiện hình dạng, diện tiếp xúc của vật tác động, qua đó có thể xác định
được vật gây thương tích.

Hình 2: Vết bầm tím tụ máu.

Vị trí và hình dạng của vết bầm tụ máu cho biết tính chất bạo lực (đấm,
đá, hãm hiếp.

Vết bầm tụ máu là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ thương tích xuất hiện lúc
nạn nhân còn sống.

Kích thước của các vết bầm tụ máu phụ thuộc không những vào kích
thước của mạch máu. Mô càng xốp, các kẽ giữa các mô càng rộng, máu chảy
lan ra càng dài và dĩ nhiên vết bầm tụ máu càng lớn.

Dần dần vết bầm tụ máu biến đổi màu sắc do tan rã Hemoglobin của máu
có trong hồng cầu. Sau 3-4 ngày vết bầm tụ máu có màu xanh lá cây, 5-6 ngày
có màu vàng, một thời gian sau trên da để lại vết sắc tố màu nâu, rồi sau đó biến
mất.

8
3/ Vết thương dập rách da - là vết thương hở, rách da, niêm mạc, nó có thể đi
sâu vào lớp mỡ dưới da, cơ, các khoang của cơ thể và vào các cơ quan bên
trong. Đặc điểm của các vết thương do vật tày gây nên phụ thuộc vào hướng tác
động, lực và sức nặng của vật, hình dạng của nó và đặc điểm cấu tạo cơ thể –
phụ thuộc vào độ dày của các mô mềm tạo ra sự phản kháng khác nhau đối với
tác động của vật tày, nó đè lên, làm bầm dập và rách các mô. Các vết thương
dập rách da đa số các trường hợp có hình không xác định, bờ mép nham nhở
không bằng phẳng, sây xát, bầm dập, tụ máu và hơi bong ra khỏi các lớp mô ở
dưới. Đáy vết thương cũng bị bầm dập tụ máu.

Hình 3: Vết rách da bàn tay.

Trong một số trường hợp vết thương có in hình dạng bộ phận của vật tày
đã gây thương tích. Thí dụ: Sống rìu (vết thương có dạng hình chữ “Y”), cạnh
của bàn là (vết thương có dạng góc cạnh), đầu búa đinh hình vuông (vết thương
có dạng góc vuông)…

Nếu xương nằm gần sát da (trên đầu, đầu gối) thì khi bị đánh bằng vật
tày, da có thể bị rách vỡ ra tạo thành vết thương dập rách da thẳng, bờ mép bằng
phẳng, gọn, các đầu của vết thương khá nhọn và nom giống vết thương của vật

9
sắc. Các vết thương vật tày có những đặc điểm khác biệt cho phép phân biệt
chúng với các vết thương vật sắc. Các đặc điểm đó là:

- Bờ mép vết thương bị sây xát.

- Bầm dập tụ máu nhiều ở các mô mềm xung quanh và đáy vết thương.

- Có cầu tổ chức kéo dài từ mép bên này sang mép bên kia của vết thương và
thấy rõ nhát ở đầu của vết thương.

Trong các vết thương của vật sắc không có cầu tổ chức.

Nếu vật tày tác động theo hướng tiếp tuyến sẽ xuất hiện vết rách lóc da
tạo thành những vạt da.

Hình 4: Vết thương vật tày, cầu tổ chức.

4/ Tổn thương do răng cắn:

Khi răng cắn vào các mô mềm của da thường để lại 2 dấu vết hình cung –
vết răng dưới dạng những vết sây xát da nhỏ hặc những vết thương nhỏ, thẳng
(của răng cửa), hình góc cạnh-hơi tròn (của răng nanh), hình 4 góc tương đối
vuông (của răng hàm), xung quanh bầm tím sưng nề. Thường các vết răng phát
hiện thấy trên người sống, ít khi thấy trên tử thi. Có thể phát hiện thấy vết răng

10
trên cơ thể nạn nhân trong các vụ ẩu đả đánh nhau, trong các vụ án tình dục
hoặc trên cơ thể thủ phạm lúc nạn nhân chống cự.

Nghiên cứu dấu vết răng, đặc điểm cấu tạo của chúng có thể truy nguyên
được đối tượng nghi vấn giúp truy tìm thủ phạm.

5/ Gãy vỡ xương:

Khi nghiên cứu các vết gãy xương do vật tày tác động, trước hết cần phải
lưu ý rằng đặc điểm của xương trẻ em và thanh niên tương đối dẻo và đàn hồi,
dễ uốn cong, trong khi đó xương của người già bị mất canxi, rỗng xương và dễ
gãy, thường tạo thành mảnh.

Khi vật tày tác động vào vùng đầu trên các xương dẹt của hộp sọ có thể
tạo thành các vết vỡ lún, thủng xương, qua đó có thể nhận định về hình dạng
của vật gây thương tích (búa đinh vuông hay tròn…).

Hình 5: Vết thương vật tày, vỡ xương sọ.

11
Xem xét các đường vỡ, rạn nứt xương sọ phải lưu y rằng chúng chạy từ
điểm chạm lực (từ vết vỡ lún, lỗ thủng xương sọ) hoặc ở cách xa chỗ đánh.
Trong trường hợp này các đường nứt vỡ nằm trên đường xích đạo (nứt vỡ do bẻ
cong) hoặc theo đường kinh tuyến (nứt vỡ kiểu vỡ bung).

Có ý nghĩa thực tế rất lớn là các đường vỡ xuất phát trực tiếp từ điểm
chạm lực, chạy về phía đối diện cú đánh và dường như tiếp tục hướng đi của cú
đánh. Theo hướng của các đường vỡ này có thể xác định được cú đánh từ phía
nào và như vậy xác định được mối tương quan của nạn nhân và đối tượng đánh
lúc gây thương tích.

Nếu đánh vào vùng trán từ phía bên trái, đường vỡ từ điểm chạm lực
hướng sang phải. Nếu đánh từ bên phải, thì đương vỡ hướng sang trái, nếu đánh
từ trên xuống thì đường vỡ hướng xuống dưới và thường lan xuống nền sọ.
Những đường vỡ xương sọ được tạo nên do những cú đánh sau không chạy qua
đường vỡ của cú đánh lần đầu.

Hình 6: Vỡ xương sọ do vật tày.

Rơi ngã từ trên cao, thương tích tai nạn giao thông thường gây ra các
thương tích của vật tày.

12
Rơi từ trên cao đập đầu xuống đất, dĩ nhiên sẽ bị chấn thương sọ não
nặng và các tổn thương cũng rất đặc trưng.

Khi người ngã rơi từ trên cao xuống, các tổn thương bên ngoài thường
không nhiều và nằm một phía của cơ thể. Do bị chấn động sẽ bị dập vỡ các phủ
tạng bên trong, tuy nhiên tổn thương xương cũng có một số đặc điểm. Thấy thân
các đốt sống bị ép lún, mép trước lồi ra, trong khi đó ngành và các gai sống vẫn
nguyên vẹn. Khi ngã chống chân xuống thấy gãy cân đối xương gót và gãy lồng
xương cẳng chân, các mảnh vỡ xê dịch dọc theo trục của chân. Vỡ xương chậu.
Đặc trưng nhất là gãy dọc xương cùng, gãy xương mu và xương ngồi. Khi ngã
ngồi nạn nhân đập mông và xương cùng xuống mặt đất, thấy gãy xương cùng
cụt.

6/ Tổn thương các phủ tạng, trong khi ngoài da vẫn nguyên vẹn:

Trong số các phủ tạng hay gặp nhất là tổn thương dập vỡ gan, sau đó đến
lách, thận, ruột, dạ dày, bàng quang.

Khi chấn thương ngực (trong tai nạn giao thong, ngã cao, vật nặng sập đè
lên người, lồng ngực bị ép mạnh, khoang ngực hẹp lại, tim bị ép giữa xương ức
và xương sống, tim bị vỡ.

Đôi khi vỡ tim có thể xảy ra khi bị đánh mạnh vào ngực. Hay gặp nhất là
vỡ ở vùng tâm thất trái khi vật ép lên lồng ngực ở thì tâm thu.

Khi chấn thương nặng, thí dụ ngã cao có thể thấy đứt phổi.

Trong thực tế giám định pháp y thấy tổn thương các mạch máu não, trong
khi xương hộp sọ còn nguyên vẹn. Chảy máu não nặng có thể bột phát (do tai
biến mạch máu não) và chảy máu não do chấn thương. Chảy máu bột phát có
thể xuất hiện trong một số trạng thái bệnh lý: xơ vữa động mạch, bệnh cao
huyết áp, phình mạch,...Trên cơ địa bệnh lý nếu có gắng sức, kích thích căng
thẳng tinh thần, uống rượu bia cũng có thể gây vỡ mạch máu và tử vong.

13
Xuất huyết dưới màng não mềm cũng có thể xuất hiện do chấn thương sọ
não kín trong khi xương hộp sọ vẫn nguyên vẹn.

7/ Tổn thương do cấp cứu:

Trong thực tế lâm sàng áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị tích cực,
hồi sức cấp cứu trong tình trạng nguy kịch của bệnh nhân: sock, trụy tim mạch,
chấn thương nặng. Các phương pháp hồi sức cấp cứu như hô hấp nhân tạo xoa
bóp tim ngoài lộng ngực có thể gây ra các tổn thương như gãy xương sườn,
xương ức, vỡ tim, dập phổi.

Trong trường hợp này giám định viên pháp y phải biết phân biệt các tổn
thương này với các tổn thương lúc nạn nhân còn sống gây hậu quả tử vong. Nếu
tổn thương do hồi sức cấp cứu xuất hiện trong thời kỳ hấp hối, chúng có thể
kèm theo xuất huyết, lúc đó rất khó phân biệt chúng.

Trong tất các các trường hợp giám định viên pháp y phải nghiên cứu
tham khảo hồ sơ bệnh án điều trị liên quan đến việc hồi sức cấp cứu, lưu ý sự
tương quan của chấn thương đối với vị trí xoa bóp, hô hấp nhân tạo của các y
bác sỹ cấp cứu, ở đó có thể xác định tổn thương xuất hiện lúc sống hay sau chết
và thời gian chấn thương dẫn đến tử vong.

Ngoài ra khi bị vật tày tác động trên quần áo có thể tạo thành các vết lún
phản ánh đặc điểm cấu tạo của vật gây thương tích, thậm chí có thể bị rách xơ
vải...

II. Thương tích do vật sắc và vật sắc nhọn:

Vật sắc là vật có cạnh hay đầu mũi sắc. Vật sắc có thể gây ra các vết xước
da, vết thương hở.

Vết xước da – là tổn thương giống vết sây xát da, chỉ tổn thương nông
trên bề mặt da, không đi qua toàn bộ bề dày của da.

14
Phụ thuộc vào phương pháp gây thương tích và đặc điểm của vật, vết
thương do vật sắc có thể được chia ra 4 nhóm:

- Vết thương cắt, rạch.

- Vết thương chém, chặt.

- Vết thương đâm.

- Vết thương đâm-rạch.

1/ Vết thương cắt, rạch:

Vết thương cắt, rạch do vật có cạnh sắc gây nên (dao lam, mũi dao nhọn,
mảnh chai, mánh kính thủy tinh...). Có thể cắt ở cổ tay, rạch ở cổ, bụng để tự
sát, hoặc rạch mặt để đánh ghen, cắt cổ để giết người...Vết thương có hình dạng
đường thẳng, bờ mép sắc gọn, nhẵn, bằng phẳng, không xây xát, tụ máu nhẹ và
hai đầu nhọn. Chiều dài vết thương thường lớn hơn chiều sâu. Khi rút dao ra
khỏi vết thương, thường tạo ta vết xước da - vết cứa trên bề mặt da ở một đầu
của vết thương,. Bờ mép vết thương thường há ra, vết thương giãn ra và há
miệng và có dạng hình thoi. Khi khép miệng vết thương lại sẽ thấy hình dạng
thật của vết thương.

- Trong lòng vết thương vật sắc không có cầu tổ chức. Nếu lưỡi dao đi qua
những chỗ lồi lõm, không bằng phẳng trên cơ thể thì vết thương không thẳng và
có dạng zích zắc. Nếu lưỡi dao đi qua nếp da lớn, chỉ cứa đứt trên đỉnh của
chúng, tạo nên các vết thương nhỏ gián đoạn, không liên tục.

- Nếu cắt ngang vùng cổ họng, cổ ở tư thế thẳng đứng, vết thương hở hoác
vừa phải. Nếu đầu ngửa ra phía sau, vết thương hở hoác rất rõ.

- Độ sâu của vết thương phụ thuộc vào lực tác động, độ sắc bén của dao và
độ chắc của mô tại chỗ bị cắt.

15
2/ Vết thương chém: Vết thương chém thường do vật sắc có trọng lượng gây ra.
Hay gặp nhất là dao bầu, dao phay, dao rựa, rìu, đao, kiếm, mác...

Do trọng lượng của hung khí và lực tác động mạnh, các vết thương chém
vào sâu, đứt mô xương ở dưới tạo nên vết chém thẳng, bờ mép sắc gọn, hai đầu
nhọn, kèm theo vỡ lún xương. Đây là sự khác nhau cơ bản của vết thương chém
đối với vết thương cắt rạch.

Đáy vết thương chém bị bầm dập tụ máu nặng. Nếu chém vát sẽ tạo thành
vết thương lóc cả vạt da và thậm chí mất cả mảng xương.

Vết thương chém thường thẳng, nếu chém xiên vết thương có dạng hình
cung.

3/ Vết thương đâm và vết thương đâm-rạch. Vết thương đâm do vật có đầu nhọn
gây ra (dao nhọn, lưỡi lê, dùi...). đâm sâu vào cơ thể, có lỗ vào, rãnh thương, đôi
khi có lỗ ra.

Hình 7: Vết thương do vật sắc nhọn.

Các vật nhọn có thể được chia ra 4 nhóm:

- Vật dẹt (dao nhọn, dao găm, lưỡi lê, dao nhíp, dao tự chế...).

- Vật nhọn có cạnh (lưỡi lê).

16
- Vật tròn nhọn (dùi).

- Vật không đặc trưng.

Trong thực tế giám định pháp y hay gặp nhất là các vật dẹt, dao nhọn một
lưỡi hay 2 lưỡi, dao găm, lưỡi lê, dao tự chế, dao nhà bếp, dao gọt hoa quả được
các đối thượng sử dụng để gây án.

III. Thương tích do tai nạn giao thông:

TNGT có thể được chia ra:

- TNGT đường bộ.

- TNGT đường sắt.

- TNGT đường thủy.

- TNGT đường không

Hiện nay ở Việt Nam tai nạn giao thông đường bộ là vất đề nhức nhối
nhất, gây thiệt hại nhiều về người và của, hàng năm do TNGT đã cướp đi hơn
12.000 sinh mạng, làm hàng chục nghìn người bị tàn phế, hư hỏng nhiều
phương tiện giao thông.

Nguyên nhân để xảy ra tai nạn chủ yếu do người điều khiển phương tiện
giao thông gây ra, không chấp hành luật lệ giao thông, điều khiển phương tiện
trong trạng thái say rượu không làm chủ được tay lái, không đội mũ bảo hiểm,
không có giấy phép lái xe...

Trong quá trình điều tra các vụ tai nạn giao thông nhiệm vụ của giám
định viên pháp y là khám nghiệm pháp y tử thi nhằm xác định chấn thương do
tai nạn, làm rõ bộ phận nào của xe gây thương tích, đặc điểm thương tích, cơ
chế chấm thương, tư thế của nạn nhân lúc bị tai nạn, vị trí điểm va chạm, có
bánh xe đụng vào, chèn qua hay không, ngã từ trên xe đập đầu xuống đất, có sự

17
kéo lê mài trượt trên mặt đất, xác định người cầm lái, nghiên cứu dấu vết để lại
trên quần áo, cơ thể nạn nhân và trên các phương tiện tham gia giao thông...

Khi điều tra các vụ TNGT khám nghiệm hiện trường và tử thi tại hiện
trường có ý nghĩa rất quan trọng. Khi khám nghiệm tử thi phải ghi nhân tư thế
của nạn nhân so với các dấu vết của phương tiện. Quan trọng là xác định thời
gian chết, sự thay đổi tư thế của nạn nhân, khả năng di chuyển xác, là giả hiện
trường.

Các thương tích do TNGT phụ thuộc vào cơ chế chấn thương, chủ yếu là
thương tích vật tày gây nên. Có thể nêu khái quát một số cơ chế chấn thương
sau:

- Va chạm.

- Ngã.

- Mài trượt.

- Chèn ép.

- Căng giãn.

Va chạm sẽ tạo nên các thương tích đụng dập: vết sây xát da, bầm tụ
máu, gãy xương...

Ngã đập đầu hay người xuống đường gây chấn thương sọ não, vỡ xương
sọ, chảy máu não...

Mài trượt – khi ngã xuống đường theo quán tính cơ thể mài trượt trên mặt
đất hoặc bị bộ phận của xe kéo lê trên đường tạo nên các vết sây xát da diện
rộng ở vai, lưng, mông..., thậm chí bị vò cuốn đi và mài trên mặt đất làm rách
quần áo, tạo nên các vết rách da lộ cơ, xương...

18
Khi bánh xe chèn qua có thể làm gãy xương trực tiếp và gián tiếp, dập nát
mô và phủ tang. Trên quần áo và trên da có thể thấy các vết sây xát bầm tím in
hình vân lốp xe.

IV. Tổn thương do hỏa khí:

Ở Việt Nam tổn thương do hỏa khí tỷ lệ không nhiều do sự quản lý vũ khí
chặt chẽ, tuy nhiên trên thị trường vẫn trôi nổi một số vũ khí chủ yếu là được
vận chuyển bất hợp pháp vào Việt Nam qua biên giới, do đó thỉnh thoảng vẫn
xảy ra các vụ án thù tức, ghen tuông, thanh toán đẫm máu của các băng nhóm
tội phạm.

Người ta chia ra các loại hỏa khí sau;

- Súng quân dụng (súng dài, súng ngắn)

- Súng thể thao, súng săn, súng tự tạo.

- Vật nổ

Thương tích hỏa khí chủ yếu do đầu đạn gây nên. Tầm bắn được phân
biệt: Tầm kề, tầm gần và tầm xa. Phụ thuộc tầm bắn, đặc điểm thương tích của
các tầm bắn có khác nhau. Quan trọng nhất là đặc điểm của lỗ đạn vào, qua đó
có thể xác định được tầm bắn, hướng bắn và vị trí bắn.

1/ Tầm kề:

Người ta phân biệt tầm kề tuyệt đối và tầm kề tương đối. Kề tuyệt đối là
khi đầu nòng súng dí sát hoàn toàn vào cơ thể, thường vuông góc với cơ thể. Kề
tương đối – đầu nòng súng tiếp xúc một phần với cơ thể.

a/ Lỗ đạn vào tầm kề:

Đặc điểm lỗ đạn vào khi bắn tầm kề;

19
Lỗ đạn vào có hình dạng khác nhau, phụ thuộc vào vị trí tổn thương.
Vùng da sát xương (vùng đầu) cản trở khí chui sâu vào bên trong, nên khí chui
vào lớp dưới da bóc lớp da với phầm mềm ở dưới làm rách da và tạo thành vết
rách da hình sao lớn ở lỗ đạn vào.

Vùng da không có xương đệm ở dưới (vùng tim) hoặc chỉ vào phần mềm
(vùng đùi), khí chui vào dưới da, chỉ bóc da không đều, nhưng thường không
phá hủy chúng, nên lỗ đạn vào sẽ có hình tròn hoặc ô van, không bị rách quá
kích thước của đầu đạn.

- Ám khói trong ỗ đạn vào, thường thấy lớp ám khói dày đặc dọc theo mép
lỗ đạn vào. Phần lớn ám khói và hạt thuốc súng chui lọt vào trong lòng vết
thương.

- Vết in hình đầu nòng súng dưới dạng vết sây xát màu nâu đỏ: Lúc bắn
tầm kề đầu nòng súng dí sát vào da, khí thuốc đập vào miệng đầu nòng súng.
Kết quả phá vỡ cấu trúc lớp thượng bì và tạo thành vết sây xát trên da in hình
đầu nòng súng. Qua đó có thể xác định được loại súng.

- Ám khói và hạt thuốc súng chui vào đoạn đầu của rãnh đạn xuyên.

- Phần mềm dưới lỗ đạn vào có màu đỏ tươi do khí CO tác dụng với
Hemoglobin của máu tạo thành Cacboxyhemoglobin.

Hình 8: Lỗ đạn vào tầm kề.

20
b/ Rãnh đạn xuyên: Nếu như rãnh xuyên do vật sắc nhọn (dao đâm), thành rãnh
xuyên nhẵn, bằng phẳng, tụ máu nhẹ, xẹp, thì thành của rãnh đạn xuyên bị dập
nát, tụ máu nặng, trong lòng chứa đầy máu đông.

- Đạn xuyên thấu giữa lỗ đạn vào và lỗ đạn ra tạo thành một đường thẳng,
đường thẳng này có thể bị phá do các phủ tạng bị xê dịch.

- Rãnh đạn xuyên không thẳng khi đầu đạn va đập vào xương làm đổi
hướng.

Ý nghĩa pháp y: Dựa vào lỗ đạn vào và lỗ đạn ra có thể xác định được vị trí
bắn, tư thế của nạn nhân và thủ phạm lúc bắn.

- Nếu đạn đi qua xương phẳng (xương sọ) tạo nên lỗ thủng hình nón cụt,
đáy hình nón nằm ở phía đối diện hướng bắn.

Trong rãnh đạn xuyên có thể thấy các sợi vải quần áo, tóc, nhưng ở lỗ đạn
vào thấy nhiều hơn.

c/ Lỗ đạn ra tầm kề:

- Lỗ đạn ra có đặc điểm gần giống với lỗ đạn ra tầm gần.

- Lỗ đạn ra có thể thấy các phần tử của các tạng, mô bên trong cơ thể (chất
não).

Nếu đạn chột, cuối đường hầm thường phát hiện thấy đầu đạn. Nhưng đôi
khi rất khó phát hiện (đầu đạn chui vào khớp, cột sống, mạch máu lớn, lẫn với
phân).

Trong các vụ tự sát bằng súng có những đặc trưng sau:

- Vị trí lỗ đạn vào thường ở vùng thái dương, tim, đôi khi ở miệng.

- Tầm kề hoặc rất gần.

21
- Hướng đường đạn đi phù hợp với vị trí của súng trong tay người bắn.

- Bắn 1 phát.

Khi khám nghiệm dấu hiệu quan trọng là phát hiện thấy có ám khói và
hạt thuốc súng bám trên tay nạn nhân.

2/ Tầm gần:

a/ Lỗ đạn vào tầm gần:

Bắn tầm gần thấy những đặc điểm sau đây:

- Lỗ đạn vào cũng có hình tròn hoặc ô van (phụ thuộc vào góc bắn) và sự
thiếu hụt tổ chức.

- Vết ám khỏi màu đen hoặc xám đen và các hạt thuốc súng dắt bám vào da
xung quanh lỗ đạn vào. Tầm bắn càng gần mật độ ám khói và hạt thuốc súng
càng đậm và đường kính lan tỏa càng nhỏ. Tầm bắn xa dần ám khói có thể
không có, nhưng vẫn còn hạt thuốc súng. Ám khói đậm ở giữa, mờ dần ra xung
quanh, có thể tạo thành 2 vùng ám khói, vùng trung tâm và vùng ngoại vi, ở
giữa chúng thường có khoảng sáng hơn hầu như không có ám khói. Sự phân bố
ám khỏi thành lớp như vậy có thể do những cuộn khói xuất hiện lúc bắn. Khi
bắn thẳng góc ám khói và hạt thuốc súng phân bố dưới dạng hình tròn (đường
kính 3-6cm), khi bắn xiên – hình ô van. Súng càng xa cách mục tiêu vùng ám
khỏi lúc đầu rộng ra (đến 10-12cm) và thoảng nhạt dần, sau đó thu nhỏ lại và
thưa thớt, một phần ám khói không bay tới mục tiêu. Bắn ở tầm 40-60cm không
còn ám khói. Các hạt thuốc súng chồng xếp lên nhau ở khoảng cách xa hơn, có
thể ở tầm 1-1,5m.

- Nếu xung quanh lỗ đạn vào ám khói bám dày đặc (tầm dưới 10cm), dưới
lớp ám khói vài giờ sau chết tạo thành vết khô màu nâu đỏ, trước đây người ta
cho đó là vết bỏng. Khi bắn tầm gần lửa đầu nòng súng không thể gây bỏng bởi

22
vì nó tiếp xúc với da trong khoảng thời gian ngắn. Bắn ở khoảng cách vài cm
dưới sức ép của khí các phần tử ám khói và hạt thuốc súng tập trung đập mạnh
vào da ở khoảng cách gần làm phá hủy lớp thượng bì. Các phần tử ám khói và
hạt thuốc súng chui sâu vào các lớp da. Sau 2-3 h sau chết, xung quanh lỗ đạn
sau khi gạt bỏ lớp ám khói có thể thấy dấu hiệu bong tróc lớp da giấy và sau 6-
12h thấy rất rõ rệt.

Hình 9: Các dấu vết bắn

Như vậy khi bắn ở tầm rất gần (dưới 10cm), dưới lớp ám khói dày đặc
phát hiện thấy bong da giấy do kết quả tác động cơ học của ám khói và hạt
thuốc súng. Tầm bắn >10cm, ám khói và hạt thuốc súng bay phân tán hơn, lớp
thượng bì không tổn thương, vì thế xung quanh lỗ đạn không thấy bong da giấy.

- Bắn ở tầm rất gần (không quá 7cm), phần mềm dưới da xung quanh lỗ
đạn vào có màu hồng hoặc màu đỏ tươi do khí CO có trong khí thuốc xâm nhập
vào các mô và tạo thành Cacboxyhemoglobin.

Hình 10: Lỗ đạn vào tầm gần.

23
b/ Lỗ đạn ra tầm gần:

- Thường có hình tròn hoặc ô van.

- Thiếu hụt tổ chức rõ rệt (nhỏ hơn so với lỗ đạn vào).

- Không có ám khói và hạt thuốc súng.

- Nếu trên đường đi đầu đạn va đập vào xương, động năng của đầu đạn yếu
đi, khi ra đầu đạn tác động giống như cái nêm, nên không có thiếu hụt tổ chức.
Lỗ đạn ra có hình khe, hình sao hoặc không rõ hình.

3/ Tầm xa:

a/ Lỗ đạn vào tầm xa:

- Không có dấu vết ám khỏi và hạt thuốc súng;

- Thông thường kích thước của lỗ đạn không lớn, thường nhỏ hơn đường
kính đáy đầu đạn (đạn đi qua da kéo giãn nó, sau đó do đàn hồi nó co lại). Song
cũng có trường hợp lỗ đạn vào lớn hơn kích thước của đầu đạn (khi đầu đạn đi
xiên qua da hoặc nằm ngang).

- Lỗ đạn hình tròn (khi bắn thẳng ) hoặc ô van (bắn xiên), trong trường hợp
đầu đạn còn động năng khá lớn. Xem dưới kính lúp thấy bờ mép của lỗ đạn có
hình răng cưa nhỏ. Thấy rõ sự thiếu hụt tổ chức. Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng
của lỗ đạn vào.

- Vành sây xát bên ngoài xung quanh bờ mép lỗ đạn vào có viền nhỏ màu
nâu đỏ, cứng. Vành sây xát rộng 1-2mm.

- Vành chùi (vành quệt, vành bẩn). Đầu đạn đi qua nòng súng tỳ vào nòng
súng và mang theo các phần tử dầu mỡ có sẵn trong đó, vết tích của ám khói,
chất han rỉ, kim loại và các chất bẩn khác.

24
Vành chùi là dấu hiệu thường xuyên thấy ở lỗ đạn vào. Thấy rõ trên quần áo
màu sáng và rất khó phát hiện trên da vì bị máu che lấp, khô bờ mép vết thương.

Qua vành chùi không những biết được hướng bắn, mà còn xác định được thứ
tự bắn, viên nào bắn trước viên nào bắn sau trong trường hợp bắn nhiều phát.
Bởi vì cùng một khẩu súng bắn ra, những viên bắn sau dầu mỡ và các chất khác
trong vành chùi ít dần. Nghiên cứu thành phần kim loại trong vành chùi có thể
làm cơ sở để truy nguyên khẩu súng đã bắn.

Nếu bắn vào đầu, tóc bị đạp nát, đứt đoạn, có chỗ tóc bị phủ một lớp màu
đen và có những cục gợn màu đen.

Hình 11: Lỗ đạn vào tầm xa.

b/ Lỗ đạn ra tầm xa:

- Do động năng giảm nhiều, đầu đạn không còn tác dụng đâm thủng nữa,
mà chỉ tác dụng xé rách da tạo thành lỗ hình khe hoặc không rõ hình (hình sao
hoặc góc cạnh). Nếu kéo bờ mép lại lỗ đạn vừa kín, nghĩa là không có thiếu hụt
tổ chức. Song trong những trường hợp đầu đạn vẫn còn động năng khá lớn, có
thể thấy thiếu hụt tổ chức giống như lỗ đạn vào và lỗ đạn ra cũng có thể có hình
tròn hoặc ô van. Nhưng xem dưới kính lúp thấy bờ mép lỗ đạn nham nhở hình
răng cưa lớn. Thỉnh thoảng thấy những vết rách da nhỏ. Trong trường hợp này
sự thiếu hụt tổ chức ở lỗ đạn ra ít hơn so với lỗ đạn vào.

25
- Không có vành sây xát và vành chùi ở lỗ đạn ra. Đôi khi do bờ mép vết
thương bị khô, cứng màu nâu đỏ, nhìn lỗ đạn ra giống như vành sây xát. Trong
trường hợp đó phải phân biệt dưới kính hiển vi, trên tiêu bản vi thể thấy: Lỗ đạn
vào – mất lớp thượng bì. Lỗ đạn ra- Tế bào mỡ và các tế bào khác: cơ, tuyến.

Trong trường hợp góc bắn hẹp, đầu đạn đi sượt qua (bắn tiếp tuyến) khi
chạm vào cơ thể tạo nên vết thương có kích thước lớn hơn kích thước của đầu
đạn, vết thương thường nông và kéo dài theo hướng di chuyển của đầu đạn.

V. Tổn thương do điện:

Tổn thương do tác động của dòng điện phụ thuộc vào các yếu tố vật lý:
hiệu điện thế, cường độ, tần số dao động của dòng điện, thời gian, vị trí tiếp
xúc, đặc điểm và trạng thái của cơ thể…

Hiệu điện thế càng cao, tác dụng càng mạnh lên cơ thể. Tuy nhiên vẫn có
những trường hợp chết do dòng điện 24V, 50V và 60V. Điện trở càng cao, dòng
điện càng yếu (Định luật Ôm). Trong những điều kiện như nhau, điện 1 chiều
tác dụng yếu hơn điện xoay chiều. Tần số dao động nguy hiểm nhất là 50-60Hz.
Tác dụng của dòng điện phụ thuộc vào đường truyền. Nguy hiểm nhất là dòng
điện đi qua tim hoặc não.

Khám nghiệm:

- Khám nghiệm hiện trường phải làm rõ các vấn đề liên quan đến cái chết
do điện, tìm nguồn điện…

- Khám quần áo, giày dép, chỗ hở trên người.

- Khám nghiệm tử thi phải tìm được dấu vết tổn thương do điện – vết điện
vào và vết điện ra.

Vết điện thường được tạo nên khi tiếp xúc với nguồn điện, nhưng thỉnh
thoảng không thấy vết điện.

26
Vết điện có đặc điểm sau:

- Vết có dạng giống vết sây xát da, vết thương nhỏ, viền da xung quanh
màu trắng hoặc xám khô (giống nốt phồng rộp da khô).

- Vết điện có thể nhăn dúm, lớp thượng bì hơi bong ra.

- Đôi khi vết điện có dạng gần giống vết thương do vật sắc, giống vết chai
sạm, mụn cơm, vết xuất huyết lấm tấm.

- Nghiên cứu dưới kính hiển vi: Phồng rộp các sợi dây thần kinh, các tế
bào lớp Malpigi của da lồi cuộn lên, phồng rộp lớp sừng của da tạo thành các
hốc trống kích thước khác nhau, các sợi cơ mất vân, bị xoắn, các mạch máu
giãn rộng, ứ máu.

Hình 12: Vết phồng rộp da do điện.

Hình 13: Vết bỏng điện.

27
VI. Tổn thương do nhiệt độ cao:

Tổn thương do nhiệt độ cao lên cơ thể con người có thể xảy ra khi tiếp
xúc với lửa, nước sôi, hơi nóng và các vật nóng, hóa chất (a xít), gây bỏng da và
trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Bỏng được chia ra 4 mức độ:

Độ 1: Xung huyết, đỏ, rát.

Độ 2: Phồng rộp da, bên trong chứa dịch trong suốt, đôi khi đục, nhưng
không có dịch máu.

Độ 3: Hoại tử.

Độ 4: Cháy sém.

Khi bị cháy có thể đứt rời, trơ khớp xương ở những nơi có lớp da mỏng
(khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân). Nếu cháy mạnh khi lật tử thi có thể gây gãy
xương sau chết. Dưới tác động của nhiệt độ cao da có thể bị nứt toác ra giống
như vết thương vật sắc.

Bỏng do lửa tạo thành vết lan rộng màu nâu đỏ, bong da giấy, da dai
cứng, khó cắt bằng dao, bên ngoài phủ ám khói. Chúng thường biểu hiện không
đều. Nơi có quần áo dày và cứng che phủ có thể không có vết bỏng, hoặc có
nhưng biểu hiện không rõ (bỏng nhẹ). Những chỗ hở không có quần áo hoặc
mặc quần áo mỏng , vết bỏng sẽ rõ rệt và lan rộng.

Trong các vụ án mạng – xiết cổ sau đó đốt nhà nhằm mục đích phi tang,
che dấu tội phạm, da tại vị trí dây xiết cổ có thể không bị lửa chạm tới và rãnh
hằn biểu hiện rõ, thường giữ nguyên và dây cháy chưa hết.

Nếu lúc bắt lửa nạn nhân ở tư thế đứng (hay chạy), thì vết bỏng trên da có
thể thu hẹp ở phía trên, lông tóc sẽ bị cháy sém không những ở chỗ bị bỏng, mà
ở cách xa chỗ đó 10-12cm ở chỗ da không bị bỏng.

28
Khi cháy khí ga bỏng trên người thường lan rộng, da bị nhăn dúm. Mổ tử
thi thấy có các vết bỏng ở niêm mạc đường hô hấp trên (thanh quản, khí quản),
vì khi thở nạn nhân hít phải khí nóng vào bên trong.

Bỏng do các chất lỏng nóng (nước sôi, a xít, dầu mỡ nóng) không có ám
khói. Lông tóc ở chỗ bỏng không bị cháy, vẫn nguyên vẹn. Do chất lỏng nóng
chảy từ trên xuống dưới, từ vết bỏng chính thường thấy các vết bỏng da lan
xuống dưới – vết chảy. Trên bề mặt vết bỏng có thể phát hiện thấy vết tích của
chất lỏng.

Bỏng do các vật nung nóng thường có diện tích không lớn lắm, có giới
hạn, in hình của vật tiếp xúc trên da, lông tóc trên da bị cháy ở chỗ vết bỏng.

Khi khám nghiệm tử thi bị bỏng diện rộng và tràn lan phải chú ý tới tư
thế tử thi:

- Co quắp – tư thế của võ sỹ quyền anh, xuất hiện do da bỏng bị co mạnh.


Tay co ở các khớp, bàn tay nắm dơ cao ngang ngực. Có cảm tưởng như nạn
nhân trước lúc chết chuẩn bị tấn công và giữ nguyên vị trí như vậy sau khi chết.
Nếu chân bị bỏng thì cũng bị co ở các khớp xương.

- Mổ tử thi thấy các dấu hiệu ngạt do khói vào đường hô hấp, ngộ độc khí
CO có trong khói, có ám khói trong đường hô hấp. Trong phủ tạng thấy xuất
huyết và thậm chí có các ổ máu đông được tạo nên sau chết do máu chảy nhanh
từ các mạch ngoại vi khi da bỏng co mạnh và nhăn dúm.

Trên tử thi được đưa từ đám cháy ra thường thấy các tổn thương xuất hiện
sau chết do các vật đổ rơi đè lên người, sập tường hay các vật khác.

Phân biệt tụ máu lúc sống và tụ máu sau chết bằng phương pháp vi thể:
Trong ổ tụ máu sau chết thấy có nhiều hạt mỡ và các tế bào non của máu. Trong
các ổ tụ máu lúc sống – không có hạt mỡ hoặc có nhưng không đáng kể, không
có các tế bào non của máu.

29
Khi giám định nhưngc trường hợp này phải xác định:

 Có vết bỏng hay không?

 Mức độ bỏng.

 Diện tích bỏng.

 Bỏng lúc sống hay sau chết.

 Tính chất của tác nhân gây bỏng.

 Nguyên nhân chết và v.v.

Khi khám nghiệm tử thi rất quan trọng là phải xác định diện tích bỏng.
Để kết luận có định hướng vấn đề này phải vận dụng “nguyên tắc số 9”: Đầu và
cổ: 9% bề mặt cơ thể, tay 9%, mặt trước thân người: 18% (2 số 9), mặt sau thân
người: 18%, đùi: 9%, cẳng chân và bàn chân: 9%, tầng sinh môn: 1%.

Khi khám nghiệm tử thi cần lưu ý:

- Vết bỏng xuất hiện lúc nạn nhân còn sống hay sau chết nhằm giúp cơ
quan điều tra xác định tính chất của vụ việc (án mạng giết người sau đó đốt nhà,
giả tạo hiện trường tai nạn, tự sát).

 Bỏng lúc sống: Hệ thống mạch máu giãn rộng chứa đầy máu đông. Dịch
trong các nốt phồng có nhiều protein và bạch cầu.

 Bỏng sau chết: Các mạch máu không giãn rộng, xẹp, bên trong không có
gì. Trong dịch có thể có ít protein và không có bạch cầu.

VII. Ngạt cơ học:

Ngạt cơ học là ngạt do tác động của các yếu tố cơ học. Phụ thuộc vào đặc
điểm và vị trí tác động của các yếu tố cơ học người ta phân ra các dạng như sau:

30
1/ Chèn ép cổ:

- Treo cổ.

- Xiết cổ.

- Bóp cổ.

2/ Chèn ép ngực, bụng.

3/ Bịt đường thở (bịt mũi miệng, dị vật đường hô hấp, ngạt nước).

A/ Các dấu hiệu chung của ngạt:

Mặc dù khi khám nghiệm tử thi chết do ngạt cơ học phát hiện thấy một số
dấu hiệu, các dấu hiệu này thường được gọi là dấu hiệu ngạt chung không
những thấy trong các trường hợp ngạt cơ học, mà còn thấy trong các trạng thái
khác khi cái chết xảy ra nhanh chóng, thí dụ chết đột tử do các bệnh tim mạch,
điện giật…Do đó nói đúng hơn đây là các dấu hiệu chết nhanh.

a/ Các dấu hiệu bên ngoài:

- Xuất huyết nhỏ kết mạc mắt.

- Mặt tím tái.

- Vết hoen tử thi đậm, lan rộng.

- Vãi phân, nước tiểu, tinh dịch không tự chủ.

b/ Các dấu hiệu bên trong:

- Máu lỏng màu đỏ sẫm.

- Ứ máu nửa tim phải.

- Xung huyết các phủ tạng.

- Xuất huyết nhỏ dưới màng phổi và dưới màng ngoài tim.

31
B/ Các dấu hiệu riêng có khác nhau phụ thuộc vào từng thể loại ngạt.

1/ Treo cổ:

Dấu hiệu chính của treo cổ là rãnh hằn, đây là dấu vết âm bản của dây treo.
Nó phải được nghiên cứu và mô tả kỹ. Phải chú ý tới:

- Vị trí và hướng, số lượng rãnh hằn.

- Đo chiều dài, chiều rộng, chiều sâu.

- Đặc điểm bề mặt rãnh hằn (sây xát, khô da, xuất huyết, màu sắc, in hình
cấu tạo, đặc điểm của dây treo).

Hình 14: Các dạng treo cổ.

32
Hình 15: Tư thế treo cố phổ biến.

Vị trí vết hằn trên cổ thường nằm trên sụn giáp, thường không khép kín
quanh cổ. Nút thắt có thể ở phía sau cổ, bên phải, bên trái cổ hay ở phía trước
hoặc có những dạng không điển hình buộc qua miệng, cằm và cổ. Chiều hướng
xiên chéch từ dưới lên trên. Mật độ và mức độ biểu hiện của vết hằn không
đồng đều, rõ và sâu nhất ở phía đối diện nút thắt, mờ dần về phía nút thắt. Vòng
dây ở cổ có thể thấy 1, 2 hoặc nhiều vòng. Đa số các trường hợp chết treo cổ do
tự sát vì những lý do rất khác nhau.

Đôi khi trên cổ có một vòng dây nhưng để lại 2 vết hằn: 1 vết phía dưới
ngắn và mờ hơn, vết phía trên rõ và dài hơn, ở giữa có vết sây xát da nhỏ hướng
từ dưới lên trên. Có các dấu vết này là do dây treo nhám, cứng ban đầu đặt ở
phía dưới, khi treo vòng dây trượt lên trên.

Bờ trên của vết hằn thường phù nề, đáy của vết hằn có thể thấy xuất
huyết nhỏ, in hình cấu tạo, đặc điểm của dây treo.

Các dấu hiệu chứng tỏ treo cổ lúc còn sống:

- Xuất huyết dưới da, trong lớp mỡ dưới da và cơ cổ.

- Xuất huyết và rạn đứt sợi cơ các cơ lồng ngực và vai do co giật trong quá
trình treo cổ.

- Rạn nội mô đọng mạch cảnh ở chỗ phân nhánh.

- Gãy sụn thanh quản hoặc sừng xương móng.

- Đồng tử giãn không đều khi dây chèn ép mạnh vào cổ không đều chủ yếu
một bên.

2/ Xiết cổ:

33
Xiết cổ thường do người khác gây nên, thấy trong các vụ án mạng, đối
tượng dùng dây hoặc phương tiện hỗ trợ xiết vào cổ làm cho nạn nhân tử vong.

Đặc điểm vết hằn do xiết cổ khác ví vết hằn treo cổ:

- Vết hằn khép kín vòng quanh cổ.

- Vị trí vết hằn thường nằm dưới sụn giáp hoặc ngang với sụn giáp.

- Mức độ biểu hiện và mật độ đồng đều.

- Chiều hướng vết hằn nằm ngang.

- Hay gặp trong các vụ án mạng.

Các dấu hiệu chết do xiết cổ có cơ chế giống như treo cổ.

3/ Bóp cổ:

Bóp cổ có thể bằng một tay hoặc 2 tay. Khi bóp cổ ngoài việc chèn ép các
mạch máu và thần kinh ở cổ còn xảy ra sự chit hẹp long khí quản, đôi khi làm
bịt kín khe thanh quản khi bóp 2 bên cổ vào thanh quản. Tác dụng tại chỗ của
các ngón tay có thể dẫn đến làm kích thích dây thần kinh trên thanh quản và nút
giao cảm gần động mạch cảnh gây ngừng tim phản xạ và ngừng thở nhanh
chóng ngay từ đầu.

Dấu vết do bóp cổ rất khác nhau: Vết bấm móng tay và đầu các ngón tay
dưới dạng các vết sây xát da hình cung hoặc bán nguyệt, các vết bầm tím hình
tròn. Khi nạn nhân chống cự, dãy dụa, thương tích trên da sẽ lộn xộn, có các vết
trượt dưới dạng sây xát da kéo dài hình không xác định và có chiều hướng khác
nhau. Vị trí tương quan của các dấu vết này phụ thuộc vào vị trí tay đối tượng
lúc bóp cổ. Phần lớn các thương tích dưới dạng xuất huyết không những trong
da, mà cả trong lớp mỡ dưới da, cơ, xung quanh thanh quản, thực quản, tuyến
giáp, trong tổ chức liên kết quanh động mạch cảnh và cơ cổ.

34
Ngoài các tổn thương ở vùng cổ, khi nạn nhân chống cự tích cực có thể
xuất hiện các vết sây xát da, bầm tụ máu ở các khu vực khác trên cơ thể. Đôi khi
thấy gãy xương sườn và vỡ gan khi đối tượng dùng đầu gối đè lên ngực bụng.

Cũng có thể xảy ra bóp cổ két hợp với bịt mũi miệng khi nạn nhân la hét.
Trong trường hợp này sẽ thấy các vết sây xát, bầm tím ở môi, miệng, cằm, niêm
mạc miệng.

Chương 4. Giám định tử thi

Giám định pháp y tử thi (khám nghiệm tử thi) được tiến hành theo Quyết
định trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra,
Viện Kiểm sát, Tòa án) do giám định viên pháp y đảm nhiệm.

Khi khám nghiệm tử thi cần phải lưu ý một số điểm sau đây:

1/ Mô tả vị trí, tư thế ban đầu của tử thi trong mối liên quan với hiện trường.

2/ Khám toàn diện, khách quan, chính xác, theo một trình tự nhất định, khám
đến đâu ghi chép, mô tả, đo, nhận xét sơ bộ ghi vào biên bản, đánh dấu trên sơ
đồ và chụp ảnh đặc tả.

3/ Khám vật che phủ, quần áo tử thi trước khi khám nghiệm tử thi.

Khám lần lượt từ đầu đến chân, khám mặt trước cơ thể trước, mặt sau
khám sau, bên phải trước, bên trái sau, khám từ gốc chi đến ngọn chi.

4/ Đặc biệt chú ý khám các lỗ tự nhiên và các xoang tự nhiên của cơ thể cũng
như các nếp gấp da.

5/ Khi có nhiều dấu vết, tổn thương thì đánh số từng dấu vết,tổn thương theo
thứ tự từ trên xuống dưới, từ phải sang trái để tiện cho việc mô tả, có ghi vào sơ
đồ hoặc chụp ảnh kèm theo.

35
6/ So sánh, đối chiếu giữa các dấu vết, tổn thương trên da với dấu vết trên quần
áo…

7/ Nên ghi đầy đủ các dấu hiệu dương tính cũng như âm tính cần thiết đối với
kết luận giám định.

Các nguyên tắc khám nghiệm tử thi:

1/ Khám ngoài:

- Xác định giới tính, độ tuổi, đo chiều dài tử thi từ đỉnh đầu đến gót chân.

- Đánh giá thể trạng, tình trạng dinh dưỡng, sự cân đối của cơ thể.

- Khám quần áo thứ tự từ ngoài vào trong, quần ngoài, quần trong, khăn,
dây lưng, giày dép, tất.

- Mô tả loại quần áo, kiểu may, chất vải, các đặc điểm, nhãn hiệu, màu sắc,
độ cũ mới.

- Đánh giá và mô tả tình trạng quần áo, cách mặc có hợp lý không, sự xô
lệch, lộn xộn, mặc vội, cài lệch cúc, vết rách mới, mất cúc, hỏng khóa, các nếp
gấp…

- Tìm các dấu vết nghi vấn trên quần áo và đồ dùng tùy thân khác. Chụp
ảnh.

- Kiểm tra túi quần áo để phát hiện giấy tờ, đồ vật giao cho người chủ trì
cuộc khám nghiệm.

- Khám các vật mang theo người hoặc bên cạnh tử thi để phát hiện dấu vết,
sau đó giao cho người chủ trì cuộc khám nghiệm.

- Mô tả và đánh giá các dấu hiệu biến đổi của từ thi:

36
 Màu sắc chung của da và các vết hoen tử thi (vị trí, hình thái, mức độ
biểu hiện, màu sắc, sự cố định của vết hoen tử thi).

 Mức độ cứng tử thi, nơi nào còn, nơi nào đã mất cứng.

 Nếu là tử thi còn trong thời kỳ sớm sau chết thì xác định sự lạnh, khô tử
thi

 Mức độ thối rữa: mức độ trương thối, phồng rộp da, màu xanh xám ở
bụng, mạng lưới tĩnh mạch nổi rõ ở da, sự xà phòng hóa…

 Các đặc điểm cơ thể phục vụ cho việc nhận dạng (sẹo, nốt ruồi, mụn cơm,
vết tàn nhang ở mặt, vết bớt, dị tật bẩm sinh, vết mổ cũ, di chứng bệnh và chấn
thương…).

 Các dấu vết trên da: Vết bẩn, vết vân lốp xe, vết máu…(vị trí, hình thái,
kích thước, hướng tác động, hướng máu chảy…).

 Các tổn thương trên da: Sây xát, chảy máu lấm tấm, vết bầm tím tụ máu,
vết thương, vết cháy, vết bỏng…(vị trí, hình thái, kích thước, mức độ, sự liên
quan giữa chúng…).

 Ước lượng máu chảy ra khỏi cơ thể.

 Đánh giá các tổn thương: Cũ, có trước hay sau chết.

 Thu dấu vết và các tổn thương cần giữ lại để nghiên cứu tiếp trong phòng
thí nghiệm.

 Sự phá hủy tử thi do côn trùng và thú.

 Lần lượt mô tả tình trạng, dấu vết và các tổn thương của các bộ phận cơ
thể: Đầu-mặt-cổ-ngực-bụng-cơ quan sinh dục ngoài-lưng-mông-tay-chân.

37
 Sờ nắn kỹ hệ thống xương, khám các khớp để phát hiện di lệch và gãy
xương.

2/ Khám trong:

Phương pháp chung:

- Khám theo thứ tự và toàn diện: Đầu, cổ, ngực, bụng, tay, chân, bên phải trước,
bên trái sau, khám từ ngoài vào trong.

- Đối chiếu, so sánh giữa tổn thương nông và sâu với các dấu vết trên quần áo
và trên da.

- Sử dụng đường mổ hợp lý và đủ rộng để có thể quan sát, phát hiện các hình
thái tổn thương bệnh lý, chấn thương, dị tật bẩm sinh.

- Tránh tạo ra các vết vỡ, gãy, rách cơ quan phủ tạng do kỹ thuật mổ sai dễ gây
các vết thương giả sinh ra hiểu nhầm phức tạp.

- Khi thấy có dấu hiệu chảy máu, đặc biệt là chảy máu vào các xoang cơ thể thì
phải tìm bằng được nguồn gốc tổn thương và cần khám kỹ tìm nguyên nhân.

Có thể sử dụng 2 phương pháp sau đây để mổ và đánh giá tình trạng các
cơ quan và các tổn thương: Phương pháp hệ thống và phương pháp định khu.

a/ Phương pháp hệ thống – là mổ, quan sát mô tả các tổn thương theo thứ tự từ
đầu đến chân, mô tả các bộ phận liên hoàn của từng hệ thống, cơ quan theo
chức năng: Đầu- sọ-não-tủy sống-sụn giáp-khí quản-phế quản-phổi, tim-động
mạch-tĩnh mạch chủ, ngực, bụng-động mạch vành, miệng-thực quản-dạ dày-tá
tràng-ruột non-ruột già-hậu môn, thận-niệu quản-bàng quang-niệu đạo.

Phương pháp này thường áp dụng đối với việc khám, mổ và mô tả trong
các trường hợp tử thi người chết chưa rõ nguyên nhân, hoặc do các bệnh.

38
b/ Phương pháp định khu: Mổ, quan sát, đánh giá tình trạng tổn thương theo thứ
tự từ nông vào sâu, từng lớp một, có sự so sánh, đối chiếu từng lớp với nhau.

Phương pháp định khu thường áp dụng đối với các tổn thương khu trú ở
từng vùng của cơ thể do tác động từ nông vào sâu hoặc xuyên thấu như tổn
thương do treo cổ, xiết cổ, bóp cổ, chấn thương lồng ngực, vết thương do đạn,
do đâm chém vào đến xương…

- Hoặc kết hợp cả 2 phương pháp: hệ thống và định khu. Những bộ phận
nào đã mô tả trong phần định khu thì không nhắc lại ở phần hệ thống (đã mô tả
tổn thương vỡ dập khí quản và sụn giáp trong trường hợp nạn nhân chết do bóp
cổ thì khi mô tả đến cơ quan hô hấp chỉ mô tả hình ảnh phổi, xoang màng phổi,
hệ thống phế quản và nhu mô phổi).

3/ Thu mẫu giám định: Lấy mẫu cơ quan, tổ chức, các tổn thương để làm xét
nghiệm tổ chức học (Xét nghiệm vi thể): Lấy trúng, lấy đủ, lấy nơi tổn thương
và cả nơi không bị tổn thương để so sánh, bảo quản tốt để đảm bảo kết quả xét
nghiệm chính xác.

- Lấy máu, phủ tạng, nước tiểu, chất chứa dạ dày để làm các xét nghiêm
khác khi có yêu cầu (Xét nghiệm ma túy, rượu, độc chất phủ tạng, HIV…).

4/ Tìm và giao cho điều tra viên chủ trì khám nghiệm: Đầu đạn, mảnh công cụ
gây thương tích, dị vật nuốt vào đường tiêu hóa…Trong khi mổ tử thi nếu có
điều kiện thì mô tả, đo kích thước, đối chiếu với vết thương, chụp ảnh và ghi kết
quả quan sát vào biên bản.

5/ Phục hồi tử thi:

- Kiểm tra lại các dấu vết tổn thương, các phần của cơ thể, các cơ quan đã
được khám kỹ chưa, có cần khám lại không, các mẫu xét nghiệm đã thu đủ
chưa…

39
- Dụng cụ mổ đã thu hồi đủ chưa.

- Hỏi điều tra viên chủ trì khám nghiệm và kiểm sát viên có cần khám
nghiệm thêm gì nữa không.

- Sau đó đưa các phủ tạng vào trong các khoang, khâu da phục hồi.

5/ Nhận định sơ bộ:

- Nguyên nhân chết.

- Thời gian chết.

- Các tổn thương chính, các vết thương.

- Cơ chế hình thành các vết thương.

- Thể loại chết.

6/ Kết thúc khám nghiệm tử thi:

- Giao tử thi cho điều tra viên chủ trì khám nghiệm để làm thủ tục bàn giao
cho gia định nạn nhân hay cơ quan chủ quản để làm thủ tục mai táng.

- Có cần xem lại hiện trường không.

- Tham gia cuộc họp thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường và tử
thi.

- Thông báo vắn tắt kết quả khám nghiệm tử thi, chỉ nêu lên các dấu vết
tổn thương mà ai cũng thấy. Trong trường hợp chờ các kết quả xét nghiệm thì
chưa đưa ra kết luận cụ thể.

7/ Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm:

- Xét nghiệm vi thể.

- Xét nghiệm rượu, ma túy trong máu và nước tiểu.

40
- Xét nghiệm độc chất trong phủ tạng.

- Xét nghiệm tảo silic trong phủ tạng, xương…

8/ Tiến hành thực nghiệm giám định:

- Để chứng minh hay phủ nhận giả thiết nào đó về nguyên nhân chết, cơ
chế hình thành thương tích trên cơ thể.

- Để giải quyết các vấn đề khác theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

- Để chuẩn bị cơ sở thực tế cho việc bảo vệ kết luận giám định tại phiên
tòa.

- Cần tạo ra các điều kiện gần sát hoặc giống với điều kiện thực tế của vụ
án thì kết quả thực nghiệm càng có sức thuyết phục cao, nhưng cần tránh sử
dụng vật chứng, công cụ thu được trong khi khám nghiệm để thực nghiệm. Nếu
cần thiết phải sử dụng chúng thì phải có văn bản yêu cầu và chấp nhận bằng văn
bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý vật chứng và công cụ đó.

9/ Tham gia dựng lại hiện trường.

10/ Lập hồ sơ giám định pháp y – Bản kết luận giám định pháp y.

Bản kết luận giám định pháp y là văn bản pháp lý mà giám định viên giao
cho cơ quan trưng cầu giám định, trong đó phản ánh quá trình giám định, trả lời
các câu hỏi của cơ quan trưng cầu nêu ra trong Quyết định trưng cầu giám định.

Nội dung của Bản kết luận giám định pháp y:

1/ Phần thủ tục hành chính:

2/ Phần giám định:

a/ Khám ngoài.

41
b/ Khám trong.

c/ Các xét nghiệm bổ sung.

3/ Phần kết luận:

3.1. Các tổn thương chính qua giám định:

3.2. Kết luận:

- Nguyên nhân trực tiếp gây chết.

- Nguyên nhân sâu xa.

- Các cơ chế gây tổn thương, gây chết.

- Biện luận.

- Trả lời các câu hỏi khác được nêu trong quyết định trưng cầu giám định.

- Ghi chú: Bản ảnh, số ảnh, xử lý dấu vết, mẫu vật (nếu có).

Chương 5: Giám định cơ chế hình thành dấu vết

Thương tích là hậu quả của sự tác động qua lại giữa vật gây thương tích
và cơ thể hay bộ phận cơ thể của nạn nhân. Mỗi một loại thương tích đều do
một tác nhân gây ra. Phụ thuộc vào vật gây thương tích, lực, hướng tác động,
mối tương quan giữa nạn nhân và thủ phạm, tư thế, vị trí của nạn nhân và thủ
phạm, trạng thái của nạn nhân…thương tích để lại trên cơ thể nạn nhân có khác
nhau. Trong nhiều trường hợp giám định pháp y, ngoài những vấn đề cơ bản
như xác định nguyên nhân chết, thời gian chết, thời gian hình thành vết thương
(tuổi vết thương), dấu vết tổn thương trên cơ thể có ảnh hưởng tới sức khỏe,
tính mạng của nạn nhân…cơ quan điều tra còn yêu cầu xác định cơ chế hình
thành thương tích. Khi nói đến cơ chế hình thành thương tích người ta nghĩ
nhiều tới vật gây thương tích. Do đó cơ quan điều tra phải nêu cụ thể trong
quyết định trưng cầu giám định những nội dung gì liên quan đến cơ chế hình

42
thành thương tích. Đặc biệt khó khăn trong trường hợp giám định thương tích
trên người sống. Vì sau khi bị thương nạn nhân được cấp cứu và điều trị tại các
cơ sở y tế, các y bác sỹ thường tập trung cấp cứu, xử lý vết thương, không chú ý
tới việc mô tả vết thương, đặc điểm bờ mép vết thương…Nên vết thương vật tày
sau khi cắt lọc xử lý khi liền vết thương để lại sẹo có đặc điểm gần giống với
sẹo của vết thương vật sắc, do đó rất khó xác định cơ chế hình thành thương tích
và vật gây thương tích. Cũng cùng một vật khi tác động ở những vị trí khác
nhau (mũi dao, cán dao, lưỡi dao, sống dao…), hướng tác động khác nhau, sự
tương quan vị trí tư thể của nạn nhân và thủ phạm tạo ra thương tích có đặc
điểm, hình dạng, kích thước khác nhau.

Các dấu vết thương tích được hình thành phụ thuộc vào một số yếu tố
sau:

- Trọng lượng của vật.

- Lực tác động mạnh hay yếu.

- Đánh thẳng, đánh xiên, đánh với, đánh hụt lúc nạn nhân bỏ chạy, đánh
vát…

- Tư thế đứng, ngồi, cúi, dơ tay chống đỡ, gạt hung khí ra…

- Ngã, trượt, chèn ép, xoắn, vặn, xoay người...

- Gãy xương trực tiếp, gián tiếp…

- Trạng thái cơ thể (tỉnh táo, bất tỉnh, có sử dụng rượu, ma túy,…) và v.v.

43
Hình 16: Cơ chế chấn thương vỡ xương sọ.

Hình 17: Cơ chế gãy xương sườn

44
Hình 18: Cơ chế gãy xương chậu.

Hình 19: Cơ chế hình thành vết thương do vật sắc nhọn gây nên (kéo).

45
Hình 20: Cơ chế hình thành vết thương do vật sắc nhọn gây nên.

Hình 21: Cơ chế hình thành vết thýõng do chém.

46
Hình 22: Cơ chế hình thành vết thương chém.

47

You might also like