Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KTHK II

Tổ Sử – Địa – GDKT&PL NĂM HỌC 2022 – 2023


MÔN LỊCH SỬ – KHỐI 10

Câu 1: Trình bày cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt. Cơ sở nào là quyết định nhất? Vì sao?
* Trình bày cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:
- Cơ sở 1: Kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và
đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc.
- Cơ sở 2: Xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ (thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX).
- Cơ sở 3: Tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
* Cơ sở quan trọng nhất: cơ sở 2, vì:
- Năm 905, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng, sau đó xưng vương, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. Chính
độc lập, tự chủ là yếu tố cơ bản đầu tiên đảm bảo cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó,
quốc gia Đại Việt ngày càng lớn mạnh, nhân dân ta xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc
rực rỡ trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ
thuật, an ninh quốc phòng, …tạo nên nền văn minh Đại Việt.
- Quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ không những làm cho những thành tựu của văn minh Văn
Lang – Âu Lạc được kế thừa mà còn được giữ gìn và phát huy. Đồng thời, tiếp thu các nền văn hóa,
văn minh xung quanh nhưng không bị yếu tố ngoại lai xóa nhòa, mà càng làm cho nó đa dạng, phong
phú hơn, khẳng định bản sắc của một dân tộc, một quốc gia văn hiến, văn minh ở Đông Nam Á.
Câu 2: Khái quát và phân tích ý nghĩa của Chiếu dời đô [tham khảo mục “Em có biết”, trang 107].
Câu 3: Khái quát và nhận xét về tình hình giáo dục Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX.
Triều đại Nội dung
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.
Lý - Năm 1076, xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại.
- Lập Quốc học viện cho con em quý tộc, quan lại học tập.
- Năm 1247, tổ chức kì thi Tam khôi đầu tiên.
Trần - Năm 1374, tổ chức kì thi Tiến sĩ đầu tiên.
- Tinh thần “tôn sư trọng đạo” được đề cao, thể hiện qua việc tôn thờ nhà giáo Chu
Văn An trong Quốc Tử Giám.
- Nền giáo dục và thi cử ngày càng quy củ hơn.
- Khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại. Từ năm 1463, cứ 3
năm tổ chức thi Hội tại kinh thành, thi Hương tại địa phương.
Lê sơ - Năm 1484, đặt lệ xướng danh và khắc tên Tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu.
- Tại các địa phương còn có các trường học tư. Con em bình dân ưu tú cũng được đi
học, đi thi và bổ nhiệm làm quan.

 Nhận xét:
+ Nền giáo bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý, phát triển cao thời Lê sơ.
+ Đào tạo quan lại, nâng cao dân trí, sản sinh ra nhiều bậc hiền tài như Chu Văn An, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du…góp phần quan trọng vào việc xây dựng, phát triển đất
nước.
+ Giáo dục được Nhà nước quan tâm thể hiện đạo trị nước lấy việc học làm đầu.
+ Hạn chế: nội dung giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước.
------------ Hết ------------

You might also like