LSMTVN - K23 - Nhóm 5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

GVHD_TS : Lê Thanh Hương

NHÓM 5 : Đỗ Uyên Phương Tú


Phan Thị Duy Hạ
Trần Anh Duy
Huỳnh Thị Thu Mơ
Lưu Thị Thúy Linh

2022
I. SƠ LƯỢC VỀ THỜI LÝ, TRẦN, LÊ SƠ
1. Giới thiệu về thời Lý
2. Giới thiệu về thời Trần
3. Giới thiệu về thời Lê Sơ

II. HOA VĂN TIÊU BIỂU TRONG CÁC THỜI KÌ VÀ


ỨNG DỤNG HOA VĂN VÀO SẢN PHẨM HIỆN NAY
1. Hoa văn về thời Lý – Trần và ứng dụng hoa văn vào sản phẩm thiết kế
2. Hoa văn về thời Lê Sơ và ứng dụng hoa văn vào sản phẩm thiết kế

III. KẾT LUẬN

1 2022
01

3 2022
Vào thời Lý, công cuộc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và
toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và quốc gia phong kiến độc lập. Xã hội thời Lý với đặc trưng
tín ngưỡng dân gian, tục lệ thờ cúng v.v. vẫn được duy trì và ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân.
Bên cạnh đó là sự phát triển và ảnh hưởng của Phật giáo trong giới quý tộc. Tất cả mọi điều kiện xã
hội đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mỹ thuật thời Lý.

2022
 Phong cách thể hiện:
Mỹ thuật thời Lý mang tính tôn giáo, chính thống nhiều hơn tính dân gian. Đồng thời trong mỹ thuật
thời Lý còn kết hợp nhuần nhuyễn hai tính chất tôn giáo thần bí và tính chất vương quyền, quý tộc. Mỹ
thuật nói chung và hội họa nói riêng phục vụ cho quan niệm của nhà Phật. Ngoài ra các tác phẩm còn
bộc lộ tình cảm quê hương, đất nước, hướng mọi người tới sự mẫu mực, lí tưởng hóa, khuyến khích
việc thiện v.v.

5 2022
 Nghệ thuật kiến trúc:
Phát triển mạnh ở cả hai thể loại: Kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục.
Ở kiến trúc thế tục, đáng chú ý là những công trình kiến trúc thuộc về cung đình.

Kinh thành Thăng Long được xây


dựng theo bố cục cân xứng, đăng đối
và tất cả đều quy tụ về điểm giữa,
điểm trung tâm.

6 2022
Do sự ảnh hưởng của Phật giáo, kiến trúc chùa tháp cũng khá phát triển.

Chùa Một Cột chùa Phật tích (Tiên Sơn, Bắc Ninh),

Chùa Dạm (Quế Võ, Bắc Ninh)

7 2022
 Nghệ thuật điêu khắc:
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý cũng gắn liền với nghệ thuật kiến trúc. Đi cùng với kiến trúc chùa tháp là các pho
tượng Phật, tượng thờ,các chạm nổi trên gỗ, đá với nhiều đề tài khác nhau.

Tượng “Người chim đánh trống” Tượng phật A – Di - Đà Sư tử, chùa Bà Tấm, Hà Nội

8 2022
Vào thời đại nhà Trần, ý thức dân tộc càng được khẳng
định. Nhà Trần thay nhà Lý ổn định trật tự trong nước. Bộ
máy chính quyền được xây dựng có hệ thống từ trung
ương đến địa phương. Nho giáo tuy chưa phát triển mạnh
như Phật giáo nhưng với cơ sở từ thời Lý, sang thời Trần,
nhà nước cũng rất chú trọng đến việc học hành, thi cử
chọn nho sĩ có tài. Về kinh tế, nhà nước chú trọng những
chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển. Vì vậy,
nhà nước phong kiến dưới thời Trần ngày một vững mạnh
hơn. Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh
hưởng tới sự phát triển mỹ thuật thời Trần và nhất là tạo
điều kiện thuận lợi cho văn hóa nghệ thuật dân gian phát
Đầu rồng bằng đất nung thời Trần.
triển, tạo nên đặc điểm riêng biệt cho mỹ thuật thời Trần.

9 2022
SƠ ĐỒ VỀ MỸ THUẬT THỜI TRẦN
MỸ THUẬT THỜI TRẦN

Đồ gốm Trang trí Điêu khắc Kiến trúc

Hình Tượng Phật, Kiến trúc Kiến trúc


Màu Hoa văn Cung đình Phật giáo
Kiểu Trang tượng Rồng, Sấu
sắc trang trí Đầu rồng,
dáng trí rồng
men sừng tê, ngọc
báu • Kinh thành Chùa
Cô tiên dâng Thăng Long. Tháp
hoa, dâng • Cung điện
hương Thiên
Trường.
• Cung lăng
mộ An Sinh.

10 2022
 Phong cách thể hiện:
Mỹ thuật thời Trần cũng đã có sự chuyển biến dần về phong cách. Tuy vậy cũng không thể có ngay một phong
cách khác mà cần phải có thời gian. Như trong nghệ thuật chạm khắc, những đề tài, hình tượng ít có sự thay đổi,
ta lại gặp những nội dung, đề tài quen thuộc (sóng nước, rồng, hoa sen, người chim, mây, mặt trời…) Hoa văn
sóng nước vẫn mang tinh thần văn hoa hình nấm, cao tầng như thời Lý. Hình rồng vẫn mang những nét điển
hình của rồng thời Lý như: đều đặn, uốn lượn nhịp nhàng và sự mềm mại của đường nét.

11 2022
01 Từ năm 1262, kiến trúc thời Trần đã bắt đầu bộc lộ phong cách của mỹ thuật thời
Trần. Sự thay đổi về quan niệm đã dẫn đến sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các
công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực, phóng
Nghệ thuật khoáng và thoáng đạt hơn. Sang thời Trần, kiến trúc chùa cũng được xây thành
kiến trúc: từng cụm chùa riêng theo từng bậc cấp giống chùa thời Lý thường được trải dài
trên ba bốn bậc cấp, cao dần.

12 2022
02
Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn liền với kiến trúc. Đi với kiến trúc chùa tháp có
tượng Phật, tượng thờ tượng rồng, tượng sấu. Với lăng mộ có tượng quan hầu,
Nghệ thuật tượng thú vừa mang tính chất trang trí vừa mang tính chất tâm linh. Các tác
phẩm chạm khắc trang trí vẫn thể hiện những đề tài quen thuộc, tuy vậy cũng có
điêu khắc một số thay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: Đầu rồng, sừng tê, ngọc báu…

13 2022
Nếu như ở thời Lý ,Trần nghệ thuật nho giáo phát triển mạnh thì đến nay bị hạn chế.Đến thời vua Lê Thánh Tông
,phật giáo và cả đạo giáo bị hạn chế chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn.Vì vậy có thể nói vào thời Lê Sơ, mĩ thuật phục
vụ tư tưởng nho giáo của giai cấp thống trị phát triển mạnh hơn nghệ thuật phật giáo và nghệ thuật dân gian. Bên
cạnh việc thừa kế những tinh hoa của mỹ thuật thời Lý, thời Trần thì mỹ thuật thời Lê Sơ phát triển với nhiều nguồn
ảnh hưởng khác nhau. Nho giáo được phát triển, nhà nước phong kiến lấy nho giáo làm mẫu mực cho việc dựng
nước trị dân .Lúc này vai trò của vua được thần thánh hoá, sự phân biệt đẳng cấp trên dưới và các trật tự phong kiến
được củng cố. Điều này khiến cho mỹ thuật thời Lê phần nào bị ảnh hưởng văn hoá phương Bắc, nhất là ở khu vực
mỹ thuật cung đình.

14 2022
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).
Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

Cố đô Lam Kinh nhìn từ trên cao

Khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, Những họa tiết hoa văn được chạm khắc lại theo
gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5 m. Nền Ngọ đúng nguyên bản. Đây là biểu tượng cho sự đồ sộ và
môn rộng 11 m, dài hơn 14 m, có 3 cửa ra vào. phát triển thịnh vượng, có chiều sâu của Lam Kinh
cách đây gần 600 năm.

Nằm sau khu chính điện là Thái miếu Lam Kinh


gồm 9 tòa được bài trí trang nghiêm, là nơi thờ
cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà
Lê. Nhưng hiện tại mới có 5 Thái miếu được
phục dựng.

Nhà bia được dựng lại năm 1961. Các hoa


Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được văn được biểu hiện trên tác phẩm điêu khắc
bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là uyển chuyển, hài hòa mà bia Vĩnh Lăng là
kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm. một trong những điển hình trọn vẹn nhất.

15 2022
02

16 2022
1. HÌNH TƯỢNG RỒNG THIÊNG THỜI LÝ – TRẦN ( 1010 - 1025 )
 Đặc điểm: Mô típ Rồng triều Lý đã xuất hiện trên nhiều loại trang trí bố cục hình tròn, hình cánh sen, hình lá đề, hình chữ nhật.
 Bố cục: Hầu như ở đâu, không gian nào, những con rồng luôn có tư thế và cấu trúc giống nhau.

Rồng thời Lý thường - Thân rồng dài, dọc sống lưng có một
ngẩng đầu lên, miệng thì hàng vẩy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầy
há to, mép trên của miệng vây trước tua vào hàng vây sau.
không có mũi, kéo dài ra - Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn
thành một cái vòi uốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước,
mềm mại, vươn lên cao, không có ngón chân sau. Vị trí của chân
vuốt nhỏ dần về phía cuối. bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định.
Một chiếc răng nanh mọc - Rồng thời Lý có bốn chân, loại lớn có
từ cuối hàm trên, uốn vẩy. Chân trước mọc gần giữa khúc uống
cong và vắt qua vòi mép ở thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm
trên, có trường hợp răng gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao
nanh rất dài, uốn lượn giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ
mềm mại để vươn lên, ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và
hoặc với vòi lên bao lấy có móng giống chân loài chim.
viên ngọc.

17 2022
1. HÌNH TƯỢNG RỒNG THIÊNG THỜI LÝ – TRẦN ( 1010 - 1025 )
 Rồng gắn với hoa sen:

 Rồng gắn với lá đề

18 2022
A. Ứng dụng vào sản phẩm thiết kế thời trang
Trong TKTT hiện đại, ứng dụng họa tiết cổ nói chung và họa tiết rồng Thời Lý nói riêng là một phần không thể tách rời trong việc
hình thành nên các giá trị thẩm mỹ cho bộ trang phục. Trang trí là một nghệ thuật nhằm tạo nên cái đẹp để làm thỏa mãn thị
giác.
 Đánh giá: Áo dài vốn là trang phục truyền thống của người Việt
Nam, Áo dài cách tân nam cũng không ngoại lệ, hình ảnh rồng và
mây được đặt trang trọng ở giữa, thể hiện sự trân trọng gìn giữ
những giá trị truyền thống của đất nước.

 Một số sản phẩm trên thị trường:

Tường San với trang phục áo dài được Họa tiết rồng trên áo dài Việt Nam
trang trí cầu kỳ tại cuộc thi Hoa hậu
quốc tế năm 2019

19 Ứng dụng họa tiết rồng thời Lý vào Ứng dụng họa tiết rồng thời Lý
thời trang công sở trong phụ kiện thời trang
B. Ứng dụng vào sản phẩm thiết kế nội thất
Với sự dịch chuyển xu hướng của người tiêu dùng thế giới quay trở về với những
vật dụng an toàn, thân thiện với môi trường, các sản phẩm đồ gỗ đang ngày càng
len lỏi vào nhiều vị trí hơn trong cuộc sống của con người. Có thể nói, đồ nội thất
bằng gỗ hiện nay đang không thể thiếu trong các không gian sống của con người.
Từ không gian riêng tư, không gian làm việc, đến không gian công cộng như các
khu nghỉ dưỡng, khu resort cao cấp,… Đây chính là “thời thế” để ngành chế biến gỗ
Việt, với những ưu thế sẵn có, tự tin bước những bước chân vạn dặm chinh phục
thị trường khắp năm châu.
=> Đánh giá:
● Ưu điểm: Việc gìn giữ văn hóa, di sản cha ông, điều đó không có nghĩa là chỉ
tìm hay tái hiện để nhìn ngắm mà phải biết kế thừa, nối dòng. Trong mỹ thuật
cũng vậy. Những họa tiết, hoa văn, kiến trúc cổ không bị mai một khi được sử
dụng sáng tạo và biến hóa trong các sản phẩm phục vụ cuộc sống hiện nay.
● Nhược điểm: Có những lĩnh vực rất dễ đưa vốn cổ mỹ thuật vào thiết kế như
đồ trang sức (hoa tai, dây chuyền, đồng hồ)… Còn thiết kế nội thất như bàn,
ghế, tủ… ứng dụng hoa văn, họa tiết cổ khó hơn, vì yêu cầu về thiết kế tiện sử
Mẫu ghế được thiết kế theo hoa văn rồng thời Lý. dụng. Nhưng nếu đầu tư nghiên cứu, sáng tạo thì nhiều sản phẩm có thể đưa
vào sản xuất hàng loạt, được ưa chuộng.

20
2. HOẠ TIẾT MÂY
Mây là để chỉ hiện tượng thiên nhiên, mây với vai trò làm ra mưa nên liên quan đến hoạt động của trời. Đối với cư
dân nông nghiệp, mây mang đến những dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc bởi mây là dấu hiệu, báo hiệu có mưa… Có
lẽ từ những khái niệm về mây như vậy mà chúng ta thấy các nghệ nhân dân gian xưa ghép môtip mây vào cùng
những đồ án trang trí mang tính linh thiêng như: mây – rồng, mây – tiên nữ, mây – phượng, mây – mặt trời, mây
– lửa. Dân gian thường dùng hình tượng rồng, mây như rồng mây gặp hội (long vân khánh hội) để nói về cơ hội
may mắn của con người, chỉ đến việc rồng gặp mây như sự đỗ đạt, vua sáng gặp tôi hiền.

Rồng, mây chạm trên bệ đá chùa Bãi – Hà Nội Họa tiết mây hình khánh trên chậu gốm
Ảnh chụp trực tiếp tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

21
 Sự khác nhau giữa Môtip mây thời Lý và thời trần

Môtip mây trang trí trong mỗi đồ án trên các di tích thời Lý là những chi tiết hỗ trợ cho từng tác phẩm. Những
môtip phổ biến thời Lý là: rồng, phượng, hoa mai, hoa cúc, mây, sóng nước, tiên nữ, nhạc công được tạo hình
mang phong cách mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Tùy từng bố cục của mảng chạm mà môtip mây được tạo
dáng cho phù hợp.

Mây hình khánh với nhiều cách gọi: mây cuộn, mây xoắn ốc hai đầu, mây có kiểu dáng như cỏ linh chi, đôi khi lại
được kết hợp giữa hình khánh và mây dải. Đó là những biến thể của môtip mây thời Trần có tiếp thu, sáng tạo từ
dạng mây dải lụa thời Lý.

22
A. SẢN PHẨM ĐỒ CHƠI NẶN TÒ HE - MỘT TRONG NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG CỦA VIỆT NAM:
Người làng tò he Xuân La kể rằng con giống bột thuở ban đầu được làm bằng gạo tẻ. Gạo được giã nhỏ và nghiền
mịn trước khi “đồ” với các loại nguyên liệu tự nhiên để pha màu. Bốn màu cơ bản được sử dụng là vàng, đỏ, đen,
xanh.
Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: Màu vàng làm từ hoa hòe
hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ
lá chàm hoặc lá riềng.

23
B. Ứng dụng vào sản phẩm thiết kế điêu khắc

Đồ gỗ mỹ nghệ từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã và là niềm đam
mê của rất nhiều người, nó không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ, mà
hơn thế khi được được coi như là những vật phẩm phong thủy để
cầu mong may mắn, sức khỏe, tài lộc và bình an.

=> Đánh giá: Các sản phẩm điêu khắc gỗ thời nay được làm mới từ
hoa văn họa tiết , tinh xảo, thể hiện trình độ tay nghề và thẩm mỹ
của thợ thủ công. Những làng nghề này cần được gìn giữ, bảo tồn
và phát triển ra thế giới.

24
 Tác phẩm khảm trai Chuôn Ngọ. Một trong những sản phẩm của các làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Những người thợ sẽ cưa, mài, cắt, tỉa từng mảnh vỏ trai, ốc xà cừ và đục bề mặt gỗ theo những họa tiết của mẫu
vẽ, sau đó sẽ tiến hành khảm vỏ trai lên sao cho kín bề mặt gỗ đã đục. Rồi khắc, mài các họa tiết, hoa văn để sản
phẩm rõ nét và nổi bật hơn.

=> Đánh giá: Chủ yếu những sản phẩm như thế này được trưng bày, làm quà lưu niệm, là những món quà
mang giá trị văn hóa của Việt Nam sang các nước khác trên thế giới. Có một số hình khảm quá cầu kỳ
nhưng chưa thật sự tinh tế về thần thái. Nên chăng lược bớt chi tiết và tập trung vào thần thái của nhân vật
trong tác phẩm.
25
C. Họa tiết mây gốm sứ Bát Tràng - Gốm sứ Bát Tràng là một trong những sản phẩm của làng nghề
truyền thống tại Việt Nam

Tác phẩm của Gốm sứ Hiên Vân

Được tô phủ lớp men tro thủ công một cách cẩn thận tỉ mỉ. Men tro là men mà thành phần của nó có chứa tro từ vỏ trấu đốt âm ỉ trong
nhiều ngày trước khi được đem nghiền làm men. Đây cũng là loại men làm nên đặc trưng của gốm Việt Nam từ thế kỉ XI.
Lớp áo men tro trên mỗi sản phẩm gốm Hiên Vân đều có sắc độ biến chuyển đa dạng. Vì có những thành phần tự nhiên trong đó, nên
men tro rất khó kiểm soát được độ đồng đều. Có lẽ vì vậy mà loại men này dần trở nên mai một. Một thứ men thật thà không có khả năng
che phủ hay giấu đi sự gồ ghề, thô mộc của đất, mà chỉ có thể kết hợp với đất, làm cho đất trở nên mềm mại, hiền lành hơn.

=> Đánh giá: Người thưởng thức có thể cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc, men gốm, của lịch sử trên một sản phẩm đương đại như
như thế này. Những sản phẩm như thế này cần được phát triển nhiều hơn nữa.
26
3. GỐM HOA LAM THỜI LÊ SƠ
Thời Lê sơ tồn tại vẻn vẹn 100 năm, lại là thời kỳ có chủ trương hạn chế đạo Phật và đạo Lão nên các chùa, tháp các quán đạo không
được xây dựng thêm. Di tích còn lại đến nay các nhà khảo cổ học mới chỉ tìm thấy với con số khiêm tốn là 20. Trong số này ngót một
nửa là lăng mộ các vua. Hiện vật ở các di tích này cũng không có gì ngoài một số đồ đá như bia và tượng ở lăng mộ, một số thành bậc
cửa ở các cung điện. Hoa văn thời Lê sơ nghèo cả loại hình và số lượng.
Ngoài các di tích di chỉ, hiện nay chúng ta còn tìm thấy nhiều đồ gốm đạo của thời này. Chúng gồm nhiều thể loại và kiểu dáng như bát
đĩa, ấm chén, bình, lọ, chậu, gang, thạp v.v...
Thời Lê sơ xuất hiện loại gồm nhẹ, xương đất mỏng, có men nền màu trắng còn hoa văn màu lam xanh mà các nhà nghiên cứu quen gọi
là gốm hoa lam. Gồm hoa lam cũng sử dụng bút vẽ hoa văn với nhiều đề tài phong phú. Loại gốm này được phát triển nhiều ở thời Mạc,
với những lò nổi tiếng như Chu Đậu, Cậy thuộc tỉnh Hưng Yên...

Bình hoa. Gốm men trắng vẽ lam thế kỷ 15 - 16


Hình phượng trang trí trên đĩa gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15.
Gốm vẽ lam thế kỷ 15 - 16
A. Ứng dụng vào sản phẩm thiết kế thời trang
 Thời trang trình diễn

Vietnam Fashion Week, NTK Ngọc Hân đã cho ra mắt


bộ sưu tập Xuân hè 2016 lấy ý tưởng từ họa tiết gốm
men lam và hoa phù dung, ứng dụng công nghệ in kỹ
thuật số hiện đại.

- Sử dụng công nghệ thêu và các chất liệu vải để thể


hiện ý tưởng. Nhưng đến thời điểm này, khi xuất hiện
công nghệ in vải, có thể ứng dụng nhằm truyền tải
những ý tưởng của mình một cách dễ dàng. Hình in
nổi bật lên nhiều chất liệu khác nhau như voan, lưới,
organza, lụa, đồng thời dùng những đường cắt cúp 3D
tạo nên sắc thái đa dạng cho loạt thiết kế mùa mới.

- Phong cách thiết kế đặc trưng: Nữ tính, thanh lịch,


không kém phần lãng mạn.

28 2022
A. Ứng dụng vào sản phẩm thiết kế thời trang
 Phụ kiện thời trang trên
thị trường hiện nay

Họa tiết được cách điệu từ họa


tiết truyền thống.
Phong cách: Tính sáng tạo, mới
lạ, trẻ trung, phù hợp với xu
hướng của giới trẻ hiện nay
Màu sắc: bắt mắt, hài hòa, thu
hút ánh nhìn.

29 2022
B. Ứng dụng vào sản phẩm thiết kế đồ họa

=> Đáng giá chung:


● Ứng dụng vào cuộc sống hiện đại, vào công việc của những nhà thiết kế đồ họa, vừa giúp lưu giữ giá trị truyền thống, vừa tạo
ra kho chất liệu phục vụ công việc của giới thiết kế. Đồng thời, khuyến khích những người làm nghề thiết kế sáng tạo ra được
những hoa văn đẹp, mang bản sắc Việt Nam.
● Việc sử dụng hoa văn hình Phượng trên phong phong bao lì xì làm tăng tính thẩm mỹ, trang trí cho các sản phẩm thiết kế sẽ
mang nghệ thuật truyền thống đến với mọi người ở mọi lứa tuổi và ngành nghề.

30
03
Hoa văn rồng, sóng nước, sen, mây của các thời Lý Trần-Lê Sơ đều là những họa tiết tinh xảo, mang đậm nét văn
hóa cung đình phong kiến và có ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo trong thiết kế. Xã hội cũng như cá nhân
chúng ta đang sống trong thời đương đại đều nên kế thừa và phát huy những nét đẹp truyền thống của tiền nhân
để lại.
Những sản phẩm hiện nay trong các lĩnh vực như thời trang, nội thất, đồ họa, đồ chơi…mặc dù mang các yếu tố
thời đại, chịu sự ảnh hưởng của thiết kế đương thời nhưng chúng ta sẽ phát triển và thành công hơn nữa nếu đưa
các họa tiết hoa văn thời xưa vào một cách hợp lý, khoa học, những họa tiết đã một thời đỉnh cao của triều đại
vương quyền vào trong mỗi thiết kế.
Đây là những giá trị văn hóa, thẩm mỹ của người Việt đã, đang, cần tiếp tục được bảo tồn và phát triển trên toàn
thế giới.

31 2022
1. Nguyễn Du Chi, Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nhà xuất bản Hồng Đức.
2. Cổ vật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học.
3. Nguyễn Hải Phong - Nguyễn Đức Bình - Trần Thị Biển - Tạ Xuân Bắc, Hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam, Trường Đại học Mỹ
thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật.
4. Trần Thị Biển, “Mô Tip mây trong nghệ thuật Lý - Trần (Phần 1)”, URL: https://mythuatms.com/hoc-ve--d1352.html
5. Trần Thị Biển, “Mô Tip mây trong nghệ thuật Lý - Trần (Phần 2)”, URL: https://mythuatms.com/hoc-ve-motip-may-trong-nghe-thuat-ly-tran-
phan-2-d1353.html
6. Trần Lâm Biền- Chu Quang Trứ. 1975. Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam (qua các bản rập). Viện Nghệ thuật- Bộ văn hóa. Sài Gòn. Tr.25.

7. Nguyễn Du Chi. 2003. Hoa văn Việt Nam (từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến). Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội- Viện Mỹ thuật. Nxb
Mỹ thuật. Hà Nội. tr.191.

8. Tống Trung Tín. 1997. Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ XI-XIV) (Vietnam Sculptural Art in the Ly- Tran Dynasties XIth-
XIVth Centuries ). Nxb KHXH. H. tr.121- 123.

9. Nguyễn Hải Phong. 2007. Một số đồ án trang trí trong nghệ thuật cổ Việt Nam . Trong “Nghiên cứu Mỹ thuật”. Nxb Mỹ thuật. tr.188.

10. Trần Thị Biển. 2007. . Trong “Nghiên cứu Mỹ thuật”. Nxb Mỹ thuật. tr.264

11. Chu Quang Trứ. 2012. Mỹ thuật Lý Trần- Mỹ thuật Phật giáo. Nxb Mỹ thuật. H. tr.362.

12. Chu Quang Trứ. 2012. Bia và bia chùa Việt Nam. Trong “Mỹ thuật Lý Trần - Mỹ thuật Phật giáo”. Nxb Mỹ thuật. H. tr.519.

32 2022
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
THANK FOR WATCHING <3 !!! 2022

You might also like