Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY

VNU UNIVERSITY OF ECONOMICS & BUSINESS


Faculty of International Business & Economics

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023
Mã số lớp học phần: INE 3006

Họ và tên giảng viên: 1. TS. Trần Việt Dung


2. ThS. Lê Thị Bích Ngọc
Họ và tên sinh viên: Dương Ngọc Huyền Linh
Mã số sinh viên: 20050861
Ngày sinh: 15/06/2002
Lớp khóa học: QH2020E – KTQT CLC 3

Hà Nội, tháng 2/2023


VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY
VNU UNIVERSITY OF ECONOMICS & BUSINESS
Faculty of International Business & Economics

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023
Mã số lớp học phần: INE 3006

Họ và tên giảng viên: 1. TS. Trần Việt Dung


2. ThS. Lê Thị Bích Ngọc
Họ và tên sinh viên: Dương Ngọc Huyền Linh
Mã số sinh viên: 20050861
Ngày sinh: 15/06/2002
Lớp khóa học: QH2020E – KTQT CLC 3

Hà Nội, tháng 2/2023


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Bài 1. ...................................................................................................2
1.1. Hợp đồng quyền chọn ngoại hối .....................................................................2
1.1.1. Khái niệm của hợp đồng mua bán quyền chọn ngoại hối ..........................2
1.1.2. Một số lợi ích và ưu điểm của hợp đồng quyền chọn .................................3
1.1.3. Ứng dụng hơp đồng quyền chọn trong thực tế ...........................................3
1.2. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá..........................................................................5
1.2.1. Khái niệm về kinh doanh chênh lệch tỷ giá ................................................5
1.2.2. Lợi ích của việc kinh doanh chênh lệch rủi ro tỷ giá .................................6
1.3. Ứng dụng kinh doanh chênh lệch tỷ giá trong thực tế ..................................6
CHƯƠNG 2: Bài 2. ...................................................................................................8
CHƯƠNG 3: Bài 3. .................................................................................................11
CHƯƠNG 4: Bài 4 ..................................................................................................21
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..26
DANH MỤC HÌNH

NỘI DUNG TRANG

Hình 1.1: Chênh lệch giữa giá mua vào/bán ra tại 2 sàn giao dịch
7
bitcoin Bitfinex và Bitstamp vào năm 2014 tạo ra cơ hội arbitage
Hình 4.1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD trong khoảng thời gian từ năm
2018 – 2022 21
Hình 4.2: Báo cáo doanh thu của tập đoàn Unilever theo từng lĩnh
vực chính 23
Hình 4.3: Tỷ giá hối đoái của các cặp đồng tiền được ghi nhận
trong năm 2022 23
LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, em còn nhiều thiếu sót do do vốn kiến thức
còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ dù em đã cố gắng
hết sức nên vẫn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, nhưng bài tập lớn này là kết
quả mà em đạt được dưới sự hướng dẫn của Giảng viên, TS trần Việt Dung và cùng
sự hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhân xét, đánh giá đã được
thu thập từ các nguồn chính quy, rõ ràng và trích dẫn nguồn đầy đủ.
Em xin cam đoan: Những nội dung trong bài tập lớn này không sao chép từ các
bài nghiên cứu có trước, chưa từng xuất hiện hay được công bố ở bất kỳ đâu, dưới
danh nghĩa của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

1
Bài 1 (2.5 điểm): Bạn đã học xong học phần Quản trị Tài chính quốc tế. Hãy
viết về một số vấn đề mà bạn nhận thấy là quan trọng hay hữu ích bạn đã thu được
tư học phần này.
Mô tả vấn đề này và giải thích tại sao những vấn đề này lại quan trọng và hữu
ích, và những vấn đề này có thể được sử dụng như thế nào trong thực tế hay công
việc của bạn ở hiện tại và trong tương lai. (Không vượt quá 5 trang đánh máy)
1. Xác định và mô tả vấn đề một cách cụ thể và rõ ràng. Vấn đề ở đây có thể là
một lý thuyết, một quy trình hay một kiến thức mà bạn thấy quan trọng và hữu ích.
Xác định ít nhất hai vấn đề, nhưng không nên chọn quá nhiều vấn đề.
2. Giải thích rõ tại sao vấn đề mà bạn chọn lại quan trọng hay hữu ích. Nói cách
khác, làm rõ bạn thấy vấn đề được lựa chọn quan trọng và hữu ích như thế nào.
3. Làm rõ ý nghĩa thực tế của vấn đề được lựa chọn. Giải thích vấn đề được lựa
chọn có thể được sử dụng hoặc áp dụng như thế nào trong thực tế, hay trong công
việc của bạn hiện tại hay trong tương lai. (đưa ra ví dụ thực tế)

1.1. Hợp đồng quyền chọn ngoại hối


Sau khi học xong học phần Quản trị tài chính quốc tế, phần học mà em thấy
quan trọng và ấn tượng nhất là phần Hợp đồng quyền chọn ngoại hối. Hợp đồng
quyền chọn giúp bảo vệ cho người sở hữu hợp đồng trước mọi rủi ro về biến động
hối suất, hợp đồng loại trừ khả năng giảm lợi nhuận từ những biến động này.

1.1.1. Khái niệm của hợp đồng mua bán quyền chọn ngoại hối
Hợp đồng mua bán quyền chọn là 1 công cụ tài chính, cho phép mua hoặc bán 1
đồng tiền với 1 đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong 1 khoảng
thời gian nhất định.
Quyền chọn mua (buy option): là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người
mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ ở một
mức giá và trong thời hạn được xác định trước.
Quyền chọn bán (sell option): là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người
mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ ở một

2
mức giá và trong thời hạn xác định trước. Nếu tùy biến động thuận lợi người mua sẽ
không thực hiện hợp đồng cho đến hết hạn.
Nhà giao dịch các hợp đồng option có thể là người mua hoặc là người bán.
Người mua quyền chọn có thể là mua hợp đồng quyền chọn mua hoặc hợp đồng
quyền chọn bán. Người bán quyền chọn cũng có thể bán hợp đồng quyền chọn mua
hay hợp đồng quyền chọn bán. Quyết định mua hay bán một hợp đồng quyền chọn
dựa trên việc nhận định thị trường sẽ tăng giá hay giảm giá.
Mua một hợp đồng quyền chọn mua hay hợp đồng quyền chọn bán cho phép
người mua có được lợi nhuận nếu tỷ giá giao ngay cao hơn tỷ giá quyền chọn (đối
với hợp đồng quyền chọn mua), nếu tỷ giá giao ngay thấp hơn tỷ giá quyền chọn
(đối với hợp đồng quyền chọn bán).
Bán một hợp đồng quyền chọn mua hay hợp đồng quyền chọn bán cho phép
người bán có được lợi nhuận nếu tỷ giá giao ngay thấp hơn tỷ giá quyền chọn (đối
với hợp đồng quyền chọn mua) , nếu tỷ giá giao ngay cao hơn tỷ giá quyền chọn
(đối với hợp đồng quyền chọn bán).

1.1.2. Một số lợi ích và ưu điểm của hợp đồng quyền chọn
Sử dụng hợp đồng quyền chọn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối có
ưu điểm là giúp công ty vừa kiểm soát được rủi ro ngoại hối vừa giúp công ty tận
dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi. Có thể nói hợp đồng
quyền chọn, với tính chất linh hoạt của nó, là hợp đồng cho phép công ty đạt được
cả hai mục tiêu: phòng ngừa rủi ro và đầu cơ

1.1.3. Ứng dụng hơp đồng quyền chọn trong thực tế


a) Đầu tư kiếm lời
Các nhà đầu cơ có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn một cách linh hoạt để để
đầu cơ giá của các tài sản cơ sở. Khi sử dụng hợp đồng quyền chọn thì dù cho xu
hướng thị trường tăng hay giảm hoặc không đổi thì vẫn có khả năng thu được lợi
nhuận.
b) Quản lý rủi ro ngoại hối

3
Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả, doanh nghiệp có thể
thương lượng với ngân hàng mua quyền chọn mua. Nếu không sử dụng quyền chọn
để ngừa rủi ro thì doanh nghiệp sẽ phải trả khoản tiền theo tỷ giá giao ngay lúc
khoản phải trả đến hạn. Nếu sử dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro ngoại
hối thì trị giá khoản phải trả khi đến hạn là sẽ phụ thuộc vào quan hệ tỷ giá giao
ngay với tỷ giá thực hiện khi khoản phải trả đến hạn.
• Nếu tỷ giá giao ngay > tỷ giá quyền chọn ( S > E) thì doanh nghiệp sẽ
thực hiện quyền chọn mua theo tỷ giá quyền chọn đã thỏa thuận, bất
chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao nhiêu. Nhờ vậy, rủi ro ngoại
hối được kiểm soát.
• Nếu tỷ giá giao ngay > tỷ giá quyền chọn (Sb < E) thì doanh nghiệp
không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ trên thị trường giao
ngay để thanh toán khoản phải trả.
Đề phòng rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu, doanh nghiệp có thể thương
lượng với ngân hàng mua quyền chọn bán. Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa
rủi ro thì doanh nghiệp sẽ phải thu khoản tiền theo tỷ giá giao ngay lúc khoản thu
đến hạn. Nếu sử dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro ngoại hối thì trị giá
khoản thu khi đến hạn là sẽ phụ thuộc vào quan hệ tỷ giá giao ngay với tỷ giá thực
hiện khi khoản phải thu đến hạn.

• Nếu tỷ giá giao ngay < tỷ giá quyền chọn (S < E) thì doanh nghiệp sẽ
thực hiện quyền chọn bán theo tỷ giá quyền chọn đã thỏa thuận, bất chấp
tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao nhiêu. Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối
được kiểm soát.
• Nếu tỷ giá giao ngay tỷ giá quyền chọn (S > E) thì doanh nghiệp không
thực hiện quyền chọn bán, mà mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay để
thanh toán khoản phải trả.

Trong những năm gần đây và nhất là trong những năm hậu WTO, chỉ riêng các
doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng vốn ngoại tệ

4
khổng lồ để đầu tư. Trong số đó có không ít doanh nghiệp FDI chỉ bán hàng trong
nước, thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ (chủ yếu vẫn là USD) thu VNĐ để thanh
toán cho các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập máy móc thiết bị từ
nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ được chuyển tiền về nước và
cần dùng VNĐ mua ngoại tệ chuyển ra... Trong quá trình đó rủi ro tỉ giá là một điều
luôn tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp này. Khi đó, hợp đồng quyền chọn ngoại hối
sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường
hợp này, giúp các doanh nghiệp tránh được khoản thiệt hại do tăng hoặc giảm giá
ngoại tệ. Từ đó, nó sẽ tạo nhiều cơ hội cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy
vào Việt Nam.

1.2. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá


Ngoài ra, em cũng vô cùng ấn tượng về nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá
(arbitrage).

1.2.1. Khái niệm về kinh doanh chênh lệch tỷ giá


Đây là một nghiệp vụ thực hiện việc mua một đồng tiền ở nơi giá thấp và bán
lại ở nơi giá cao hơn (hoặc ngược lại) tại cùng một thời điểm để thu lợi nhuận từ
chênh lệch giá hoặc ngược lại . Có 3 hình thức kinh doanh chênh lệch tỷ giá: (1)
kinh doanh chênh lệch tỷ giá địa phương; (2) kinh doanh chênh lệch tỷ giá 3 bên và
(3) kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
a) Kinh doanh chênh lệch tỷ giá địa phương: có thể xảy ra nếu có những thông báo
niêm yết tỷ giá khác nhau trong cùng địa phương.
- Là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền với giá thấp và bán lại
với giá cao
- Khi tỷ giá mua ở ngân hàng thứ nhất lớn hơn tỷ giá bán của ngân hàng thứ
2, các nhà kinh doanh có thể tận dụng cơ hội này để kinh doanh chênh lệch
tỷ giá (mua ở ngân hàng này và bán lại ở ngân hàng kia)
b) Kinh doanh chênh lệch tỷ giá 3 bên: được thực hiện khi có sự chênh lệch giữa
tỷ giá chéo niêm yết và tỷ giá chéo được tính từ các tỷ giá giao ngay

5
- Việc mua và bán đồng thời ba loại tiền tệ khác nhau và tận dụng sự khác
biệt giữa tỷ giá hối đoái của chúng. Lợi nhuận có thể phát sinh khi tỷ giá
chéo của ba loại tiền tệ không thực sự khớp với nhau.
c) Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Là một chiến lược giao dịch trong đó một nhà giao dịch khai thác chênh
lệch lãi suất giữa hai quốc gia, đồng thời sử dụng hợp đồng kỳ hạn như một
biện pháp phòng ngừa để trang trải rủi ro tỷ giá hối đoái của họ
- Hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà giao dịch chốt tỷ giá hối đoái trong tương
lai, đồng thời mua tiền tệ theo giá giao ngay ở hiện tại.

1.2.2. Lợi ích của việc kinh doanh chênh lệch rủi ro tỷ giá
Bằng việc mua bán các đồng tiền khác nhau và tận dụng sự chênh lệch trong tỷ
giá hối đoái của các đồng tiền, những nhà kinh doanh có thể:
- Tận dụng được cơ hội lãi suất chênh lệch từ các ngân hàng để tạo ra lợi
nhuận
- Có thể tạo ra lợi nhuận ngay lập tức tức với rủi ro thấp

1.3. Ứng dụng kinh doanh chênh lệch tỷ giá trong thực tế
Trên thực tế, nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá được các nhà kinh doanh áp
dụng rất nhiều nhằm hưởng lợi từ chênh lệch tạm thời giữa hai thị trường.

Tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013, lãi suất tại nhiều ngân hàng duy trì
ở mức cao khác nhau. Cụ thể, các ngân hàng nhỏ thường phải huy động vốn với lãi
suất cao hơn khá nhiều ngân hàng lớn bởi họ thua kém các ngân hàng lớn về nhiều
khía cạnh, trong đó đặc biệt là uy tín.

Lúc này, hiện tượng kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) đã xảy ra. Nhiều
doanh nghiệp, nhà kinh doanh đã gửi tiền vào một ngân hàng, sau đó lại lấy sổ tiết
kiệm đem đi thế chấp để gửi vào ngân hàng có lãi suất cao hơn, thậm chí lại tiếp tục
làm như vậy vài lần nhằm "ăn" chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng.

6
Kinh doanh chênh lệch giá không chỉ xuất hiện ở thị trường ngoại hối mà còn
lan rộng đến thị trường tiền điện tử hoặc thị trường chứng khoán. Ở thị trường
bitcoin thời điểm chưa thịnh hành và hoạt động còn chưa hiệu quả, các sàn giao
dịch khá ít và không đồng nhất về giá mua/bán tại một thời điểm. Nhiều nhà đầu tư
thời điểm đó đã tận dụng cơ hội này để mua/bán giữa các sàn khi chênh lệch giá xảy
ra. Đây cũng được coi là một hình thức kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage).
Hình 1.1: Chênh lệch giữa giá mua vào/bán ra tại 2 sàn giao dịch bitcoin Bitfinex và
Bitstamp vào năm 2014 tạo ra cơ hội arbitage

Nguồn: Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance

7
Bài 2 (2.0 điểm). Công ty của bạn có một khoản phải thu/phải thanh toán sau
một năm bằng ngoại tệ. Giả thiết bạn đang cân nhắc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và thị
trường tiền tệ để phòng ngừa rủi ro cho các khoản phải thu hay phải trả này.
Từ tệp EXCEL gửi kèm,
a. (0.5 điểm) Hãy xác định trường hợp phòng ngừa rủi ro cho công ty của bạn
(phòng ngừa khoản phải thu hay phải thanh toán), số tiền nhận được hay phải
trả, và các số liệu về tỷ giá và lãi suất. Trong tệp EXCEL, sử dụng số thứ tự
của bạn và số thứ tự của phương án để xác định trường hợp phòng vệ rủi ro
của bạn.
b. (1.0 diểm) Hãy xác định số tiền thu được hay số tiền phải trả bằng đô-la Mỹ
(tùy thuộc vào việc bạn được giao phòng vệ các khoản phải thu hay phải trả)
khi phòng vệ rủi ro sử dụng thị trường kỳ hạn và thị trường tiền tệ. (Lưu ý: hãy
mô tả cụ thể các bước phòng vệ và thực hiện các tính toán cho từng bước).
c. (0.5 điểm) Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền thu được hay phải trả
bằng đô-la khi sử dụng thị trường tiền tệ. Trong trường hợp của bạn, hãy giải
thích sự khác biệt giữa số tiền thu được hay phải trả khi phòng vệ sử dụng thị
trường tiền tệ và thị trường kỳ hạn (trường hợp nào có số tiền thu được hay
phải thanh toán cao hơn và vì sao).

Bài làm

a) Hãy xác định trường hợp phòng ngừa rủi ro cho công ty của bạn (phòng ngừa
khoản phải thu hay phải thanh toán), số tiền nhận được hay phải trả, và các số liệu
về tỷ giá và lãi suất. Trong tệp EXCEL, sử dụng số thứ tự của bạn và số thứ tự của
phương án để xác định trường hợp phòng vệ rủi ro của bạn.

Từ số thứ tự 25 ứng với số thứ tự phương án là 25, ta có:

- Trường hợp phòng ngừa rủi ro của công ty: Phòng ngừa khoản phải thu
- Số tiền phải thu bằng đồng CHF trong vòng 1 năm: 200.000 Franc
- Lãi suất USD kỳ hạn 1 năm (%): 6%

8
- Lãi suất CHF phải thu kỳ hạn 1 năm (%): 8%
- Tỷ giá giao ngay hiện tại với đô-la Mỹ ($): $0.600
- Tỷ giá kỳ hạn một năm với đô-la Mỹ (yết tại thời điểm hiện tại, $): $0.594

b) Hãy xác định số tiền thu được hay số tiền phải trả bằng Đô la Mỹ (tùy thuộc
vào việc bạn được giao phòng vệ các khoản phải thu hay phải trả) khi phòng vệ rủi
ro sử dụng thị trường kỳ hạn và thị trường tiền tệ. (Lưu ý: hãy mô tả cụ thể các bước
phòng vệ và thực hiện các tính toán cho từng bước).

Phương án 1: Nếu công ty phòng vệ rủi ro bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ
hạn: Công ty sẽ thực hiện bán 200,000 Franc theo tỷ giá kỳ hạn 1 năm là USD
0.594/CHF

Bán 200,000 Franc theo tỷ giá kỳ hạn 1 năm USD 0.594 / CHF ta thu được số
tiền: CHF 200,000 * 0.594 = USD 118,800

Vậy số tiền thu được bằng Đô la Mỹ nếu sử dụng hợp đồng kỳ hạn là USD
118,800

Phương án 2: Nếu công ty phòng vệ rủi ro sử dụng thị trường tiền tệ: Công ty
sẽ phải vay ngoại tệ và đầu tư nội tệ

Bước 1: Công ty đi vay đồng Franc Thụy Sĩ với lãi suất 8% trong kỳ hạn 1 năm:
CHF 200,000 / (1+8%) = CHF 185,185. 185

Bước 2: Công ty đổi từ đồng Franc Thụy Sĩ sang đồng Đô la Mỹ với tỷ giá giao
ngay USD 0.6/CHF thu được: CHF 185.185,185 * USD 0.6 / CHF = USD 111,111.11

Bước 3: Công ty đầu tư/cho vay 111,111.11 Đô la Mỹ với mức lãi suất 6% trong
kỳ hạn 1 năm. Sau 1 năm, công ty sẽ nhận thu được số tiền:

USD 111,111.11 * (1+ 6%) = USD 104,821.8019

9
Bước 4: Sau 1 năm, công ty thu được 200,000 Franc rồi dùng số tiền này trả
khoản nợ ở bước 1

Kết luận: Từ 2 phương án trên, ta thấy phòng ngừa trên thị trường kỳ hạn có
doanh thu cao nhất

c) Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền thu được hay phải trả bằng đô-la
khi sử dụng thị trường tiền tệ. Trong trường hợp của bạn, hãy giải thích sự khác biệt
giữa số tiền thu được hay phải trả khi phòng vệ sử dụng thị trường tiền tệ và thị trường
kỳ hạn (trường hợp nào có số tiền thu được hay phải thanh toán cao hơn và vì sao).

Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến số tiền thu được bằng USD khi sử dụng thị trường
tiền tệ: (1) lãi suất đi vay đồng CHF kỳ hạn 1 năm (2) lãi suất cho vay/đầu tư USD
kỳ hạn 1 năm (3) Tỷ giá giao ngay hiện tại của đồng CHF và (4) Tỷ giá kỳ hạn một
năm của đồng CHF

Trong trường hợp của em, số tiền thu được khi phòng ngừa trên thị trường tiền
tệ cao hơn khi phòng vệ trên thị trường kỳ hạn. Do có sự chênh lệch giữa tỷ giá kỳ
hạn và tỷ giá giao ngay giữa hai đồng tiền và mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước
nên đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư sử dụng kinh doanh chênh lệch lãi suất có
phòng ngừa (CIA) để đạt được một tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mà họ
đạt được trong nước.

10
Bài 3 (4.0 điểm): Một công ty Mỹ có kế hoạch tăng doanh số trên thị trường
trong nước và thâm nhập vào thị trường nước ngoài thông qua việc thành lập một
chi nhánh (nhà máy) ở nước ngoài. Hiện tại, công ty chưa có bất kỳ một hoạt động
kinh doanh quốc tế nào. Sản phẩm của công ty cũng không có các sản phẩm thay
thế trên thị trường Mỹ và thị trường nước ngoài. Sản phẩm tại nhà máy xây dựng ở
nước ngoài dự định được bán trên thị trường của nước nơi công ty đặt chi nhánh
cũng như xuất khẩu về Mỹ. Công ty cũng xem xét sử dụng một phần nguyên vật
liệu tại nước nơi công ty đặt chi nhánh bên cạnh nguyên vật liệu từ Mỹ cho hoạt
động sản xuất của chi nhánh đặt tại nước ngoài. Tác động của việc xuất khẩu sản
phẩm từ chi nhánh ở nước ngoài về Mỹ tới doanh số của công ty tại Mỹ là không
đáng kể. Sản phẩm của chi nhánh ở nước ngoài xuất khẩu về Mỹ và nguyên vật liệu
mà chi nhánh nhập khẩu từ Mỹ đều được định giá bằng đô-la Mỹ.

Số vốn đầu tư ban đầu dự tính là 10 triệu đô-la Mỹ và được tài trợ hoàn toàn từ
công ty mẹ ở Mỹ. Việc đầu tư sẽ được thực hiện trong một năm. Nhà máy tại nước
ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi kết thúc đầu tư và hoạt động trong
bốn năm. Công ty dự định sẽ chấm dứt hoạt động và bán lại nhà máy vào cuối năm
thứ tư. Sản lượng của chi nhánh tại nước ngoài được dự tính là 100,000 đơn vị mỗi
năm và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của chi nhánh. Dòng tiền mặt ròng của
chi nhánh ở nước ngoài được chuyển về Mỹ vào cuối mỗi năm. Giả thiết là không có
thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về Mỹ và thuế suất thu nhập công ty là 25%. Công
ty cũng đưa ra các ước tính về giá sản phẩm, chi phí biến đổi tính trên mỗi đơn vị sản
lượng và các loại chi phí khác, ổn định trong thời gian hoạt động của nhà máy. Tỷ giá
hối đoái được dự báo cho năm đầu khi chi nhánh đi vào hoạt động và ổn định trong
suốt thời gian hoạt động của chi nhánh.

Trong giai đoạn phân tích tiền khả thi, công ty xem xét một số địa điểm xây nhà
máy ở nước ngoài. Công ty cũng cân nhắc các phương án kinh doanh khác nhau liên
quan đến việc bán hàng trên thị trường Mỹ và thị trường địa phương nơi công ty đặt
chi nhánh, cũng như việc sử dụng nguyên vật liệu từ Mỹ và nguyên vật liệu địa
phương.

11
Bạn được yêu cầu tham gia vào việc đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng
nhà máy ở nước ngoài. Công ty đã chuẩn bị sẵn các số liệu đầu vào như vốn đầu tư,
sản lượng, giá cả, tỷ giá, khối lượng hàng hoá được bán tại Mỹ và tại nước đặt chi
nhánh, chi phí cho một số phương án kinh doanh. Từ tệp EXCEL gửi kèm, hãy xác
định phương án kinh doanh mà bạn được yêu cầu đánh giá và các số liệu đầu vào của
phương án. Số thứ tự của bạn chính là số thứ tự của phương án.

Sử dụng số liệu cho phương án mà bạn được giao, hãy thực hiện các nhiệm vụ
sau:

a. Hãy xác định doanh số, chi phí và dòng tiền mặt ròng của dự án và điền số
liệu vào bảng dưới đây. (Lưu ý: Điền số liệu vào bảng 3.1 và giải thích ngắn gọn về
cách tính các chỉ tiêu.)

Bảng 3.1: Dòng tiền mặt dự kiến của chi nhánh ở nước ngoài

Số thứ tự phương án: …….

Đơn vị Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Tổng doanh thu của chi


nhánh

Tổng chi phí của chi


nhánh

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị thanh lý

12
Dòng tiền chuyển về Ngoại tệ
công ty mẹ

Dòng tiền chuyển về Đô la Mỹ


công ty mẹ

b. (1.5 điểm) Giả thiết 75% số vốn đầu tư ban đầu được tài trợ từ vốn chủ sở
hữu của công ty mẹ ở Mỹ, và 25% còn lại được tài trợ thông qua vay tại Mỹ với lãi
suất 8% trước thuế. Biết rằng lợi suất bình quân hàng năm của thị trường chứng khoán
Mỹ là 15%. Lãi suất phi rủi ro ở Mỹ là 5%, và beta của công ty là 1.3. Công ty mẹ tại
Mỹ chịu thuế thu nhập với thuế suất 25%. Các dự án đề xuất ở nước ngoài đều có
mức rủi ro tương đối thấp, và công ty xác định mức lợi nhuận yêu cầu đúng bằng chi
phí sử dụng vốn bình quân của công ty.

Hãy tính chi phí vốn sử dụng vốn bình quân và giá trị hiện tại ròng (NPV) của
nhà máy ở nước ngoài. Điền số liệu về giá trị hiện tại theo mẫu bảng dưới đây. Từ
kết quả tính toán, liệu dự án xây dựng nhà máy tại nước ngoài có thể được chấp thuận
hay không? (Lưu ý: Trình bày cụ thể cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân. Làm
tròn giá trị hiện tại ròng và chi phí vốn đến phần nguyên, tức là không có chữ số thập
phân sau dấu phẩy).

Bảng 3.2: Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Giá trị dòng tiền mặt ròng


(bằng đô-la Mỹ)

Giá trị hiện tại của dòng tiền


ròng (PV) (bằng đô-la Mỹ)

13
Vốn đầu tư ban đầu (bằng đô-
la Mỹ)

Giá trị hiện tại của dòng tiền


ròng lũy kế (NPV) (bằng đô-
la Mỹ)

c. (1.0 điểm) Bạn có nhận xét gì về ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới dòng tiền
mặt ròng chuyển về công ty mẹ. Giải thích đánh giá của bạn với các số liệu cụ thể
trong phương án bạn được giao. Hãy xem xét tác động cả trong trường hợp đồng tiền
địa phương, tức là đồng tiền của nước mà công ty đặt chi nhánh, tăng giá và mất giá.

d. (0.5 điểm) Công ty của bạn cũng đang cân nhắc chuyển một phần vốn vay
mượn tại Mỹ sang vay mượn tại nước mà công ty đặt chi nhánh. Từ phương diện rủi
ro ngoại tệ, hãy thảo luận về những bất lợi và lợi thế của việc vay mượn tại nước đặt
chi nhánh thay vì vay tại Mỹ. Theo bạn, ngay cả khi lãi vay ở nước ngoài thấp hơn
lãi vay ở Mỹ, chi phí vay mượn ở nước ngoài tính bằng đô-la có nhất thiết thấp hơn
chi phí vay mượn tại Mỹ hay không. Giải thích và nêu ví dụ cụ thể.

Bài làm

a) Hãy xác định doanh số, chi phí và dòng tiền mặt ròng của dự án và điền số
liệu vào bảng dưới đây. (Lưu ý: Điền số liệu vào bảng 3.1 và giải thích ngắn gọn về
cách tính các chỉ tiêu.)

Bảng 3.1: Dòng tiền mặt dự kiến của chi nhánh ở nước ngoài

Số thứ tự phương án: 25

Đơn vị Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

14
Tổng doanh THB
thu của chi 238,100,000.00 238,100,000.00 238,100,000.00 238,100,000.00
nhánh

Tổng chi phí THB


của chi 145,947,200.00 145,947,200.00 145,947,200.00 145,947,200.00
nhánh

Lợi nhuận THB


92,152,800.00 92,152,800.00 92,152,800.00 92,152,800.00
trước thuế

Lợi nhuận THB


69,114,600.00 69,114,600.00 69,114,600.00 69,114,600.00
sau thuế

Giá trị thanh THB


171,400,000.00

Dòng tiền Ngoại


chuyển về tệ 97,684,600.00 97,684,600.00 97,684,600.00 269,084,600.00
công ty mẹ (THB)

Dòng tiền Đô la
chuyển về Mỹ 4,102,753.20 4,102,753.20 4,102,753.20 11,301,553.20
công ty mẹ

Giải thích ngắn gọn cách tính

Ta có tỷ giá ngoại tệ tính bằng đô-la Mỹ dự báo trong thời gian hoạt động của dự
án là USD/THB = 0.042

Tổng doanh thu của chi nhánh (đơn vị: THB) = Khối lượng được bán tại
Mỹ * Giá bán tại Mỹ (đơn vị: USD)/0,042 + Khối lượng được bán tại nước đặt chi
nhánh * Giá bán tại nước đặt chi nhánh (đơn vị: THB)

Tổng chi phí biến đổi (đơn vị: THB) = Chi phí biến đổi nhập khẩu từ Mỹ trên
mỗi đơn vị hàng hóa (đơn vị: USD)/0,042 * Khối lượng được bán tại Mỹ + Chi phí
biến đổi tại nước đặt chi nhánh trên mỗi đơn vị hàng hóa (đơn vị: THB) * Khối lượng
được bán tại nước đặt chi nhánh

15
Tổng chi phí của chi nhánh = Tổng chi phí biến đổi + khấu hao TSCĐ hàng
năm + Chi phí cố định hàng năm
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu của chi nhánh - Tổng chi phí của chi
nhánh
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế *(100% - 25% thuế suất thu nhập
của công ty)
Giá trị thanh lý = 171.400.000
Dòng tiền chuyển về công ty mẹ (đơn vị: THB) = Lợi nhuận sau thuế + Khấu
hao TSCĐ hàng năm + Giá trị thanh lý
Dòng tiền chuyển về công ty mẹ (đơn vị: USD) = Dòng tiền chuyển về công
ty mẹ (đơn vị: THB) * 0,042

b. Giả thiết 75% số vốn đầu tư ban đầu được tài trợ từ vốn chủ sở hữu của công
ty mẹ ở Mỹ, và 25% còn lại được tài trợ thông qua vay tại Mỹ với lãi suất 8% trước
thuế. Biết rằng lợi suất bình quân hàng năm của thị trường chứng khoán Mỹ là 15%.
Lãi suất phi rủi ro ở Mỹ là 5%, và beta của công ty là 1.3. Công ty mẹ tại Mỹ chịu
thuế thu nhập với thuế suất 25%. Các dự án đề xuất ở nước ngoài đều có mức rủi ro
tương đối thấp, và công ty xác định mức lợi nhuận yêu cầu đúng bằng chi phí sử dụng
vốn bình quân của công ty.

Hãy tính chi phí vốn sử dụng vốn bình quân và giá trị hiện tại ròng (NPV) của
nhà máy ở nước ngoài. Điền số liệu về giá trị hiện tại theo mẫu bảng dưới đây. Từ
kết quả tính toán, liệu dự án xây dựng nhà máy tại nước ngoài có thể được chấp thuận
hay không? (Lưu ý: Trình bày cụ thể cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân. Làm
tròn giá trị hiện tại ròng và chi phí vốn đến phần nguyên, tức là không có chữ số thập
phân sau dấu phẩy).

Bảng 3.2: Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

16
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Giá trị dòng tiền mặt


ròng (bằng đô-la Mỹ) 4,102,753.20 4,102,753.20 4,102,753.20 11,301,553.20

Giá trị hiện tại của


dòng tiền ròng (PV) 3,870,522 3,651,436 3,444,751 8,951,889
(bằng đô-la Mỹ)

Vốn đầu tư ban đầu


(bằng đô-la Mỹ) 10,000,000.00

Giá trị hiện tại của


dòng tiền ròng lũy kế
- 6,129,478 - 2,478,042 966,708 9,918,597
(NPV) (bằng đô-la
Mỹ)

Giải thích cách tính chi phí vốn sử dụng vốn bình quân và giá trị hiện tại
ròng (NPV) của nhà máy ở nước ngoài

Chi phí vốn chủ sở hữu: ke= Rf + beta * (Rm-Rf)

= 5% + 1,3 * (15% - 5%) = 18%

Chi phí vốn bình quân: WACC

WACC: kc= %D * kd * (1 - t) + %E * ke

= 25% * 8% * (1 - 0,25) + 25% * 18% = 6%

Vậy chi phí vốn bình quân WACC là 6%

Theo giả thiết, lợi nhuận yêu cầu của dự án bằng chi phí vốn bình quân.
=> Lợi nhuận yêu cầu của dự án = chi phí vốn bình quân = 6%

c) (1.0 điểm) Bạn có nhận xét gì về ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới dòng
tiền mặt ròng chuyển về công ty mẹ. Giải thích đánh giá của bạn với các số liệu cụ

17
thể trong phương án bạn được giao. Hãy xem xét tác động cả trong trường hợp đồng
tiền địa phương, tức là đồng tiền của nước mà công ty đặt chi nhánh, tăng giá và mất
giá.

Có thể thấy, biến động tỷ giá có tác động trực tiếp đến tiền mặt ròng chuyển về
công ty mẹ khi quy đổi từ đồng tiền BAHT sang đồng Đô la Mỹ

Khi đồng BAHT tăng giá thì 1 đồng BAHT đổi được nhiều đồng Đô la Mỹ hơn.
Từ đó, tiền mặt ròng chuyển về công ty mẹ đổi từ đồng BAHT sang đồng Đô la Mỹ
sẽ tăng.

Ngược lại, khi đồng BAHT giảm giá thì 1 đồng BAHT sẽ đổi được ít đồng Đô la
Mỹ hơn. Từ đó, tiền mặt ròng chuyển về công ty mẹ đổi đồng BAHT sang đồng Đô
la Mỹ sẽ giảm.

Ví dụ:

Với tỷ giá USD/THB = 0,042 và giữ nguyên trong 4 năm thì dòng tiền chuyển về
công ty mẹ tính đổi sang đồng Đô la Mỹ qua các năm lần lượt là: $4.102.753,20;
$4.102.753,20; $4.102.753,20 và $11.301.553,20

Với đồng Baht tăng giá thì ta có tỷ giá USD/THB mới = 0,052, tức 1 đồng
Baht sẽ đổi được nhiều đồng Đô la Mỹ hơn. Do đó, dòng tiền chuyển về công ty mẹ
qua đổi từ đồng Baht sang đồng Đô la Mỹ sẽ nhiều hơn như sau: Năm 1:
$5.079.599,20; Năm 2: $5.079.599,20; Năm 3: $5.079.599,20; Năm 4:
$13.992.399,20

18
Với đồng Baht giảm giá thì ta có tỷ giá USD/THB mới = 0,032, tức 1 đồng
Baht sẽ đổi được ít đồng Đô la Mỹ hơn. Do đó, dòng tiền chuyển về công ty mẹ đổi
từ Baht sang đồng Đô la Mỹ sẽ ít hơn như sau: Năm 1: $3.125.907,20; Năm 2:
$3.125.907,20; Năm 3: $3.125.907,20; Năm 4: $8.610.707,20

d. (0.5 điểm) Công ty của bạn cũng đang cân nhắc chuyển một phần vốn vay
mượn tại Mỹ sang vay mượn tại nước mà công ty đặt chi nhánh. Từ phương diện rủi
ro ngoại tệ, hãy thảo luận về những bất lợi và lợi thế của việc vay mượn tại nước đặt
chi nhánh thay vì vay tại Mỹ. Theo bạn, ngay cả khi lãi vay ở nước ngoài thấp hơn
lãi vay ở Mỹ, chi phí vay mượn ở nước ngoài tính bằng đô-la có nhất thiết thấp hơn
chi phí vay mượn tại Mỹ hay không. Giải thích và nêu ví dụ cụ thể.

Ưu điểm của việc vay mượn tại nước đặt chi nhánh thay vì tại Mỹ

- Thứ nhất, công ty có thể vay vốn với lãi suất thấp hơn: Lãi suất cho vay
ở quốc gia mà công ty đặt chi nhánh có thể thấp hơn ở Hoa Kỳ phụ thuộc
vào chính sách của quốc gia ấy và điều kiện thị trường. Từ đó, công ty có
thể giảm được giá trị của chi phí lãi vay.
- Thứ hai, vay bằng đồng nội tệ của quốc gia đặt chi nhánh có thể giúp
công ty tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái do không cần phải chuyển đổi từ
đồng đô la Mỹ sang đồng tiền của quốc gia đặt chi nhánh
Nhược điểm của việc vay mượn tại nước đặt chi nhánh thay vì tại Mỹ

19
- Rủi ro tỷ giá hối đoái khi trả khoản vay: sự biến động tỷ giá hối đoái
giữa đồng USD và đồng tiền của nước đặt chi nhánh sẽ có tác động rất
lớn đến chi phí hoàn trả khoản vay. Ví dụ, nếu đồng đô la Mỹ tăng giá
đáng kể so với đồng nội tệ thì chi phí trả nợ sẽ tăng lên do rủi ro tỷ giá
hối đoái.

Theo em, ngay cả khi lãi vay ở nước ngoài thấp hơn lãi vay ở Mỹ, chi phí vay
mượn ở nước ngoài tính bằng đô-la cũng không nhất thiết thấp hơn chi phí vay
mượn tại Mỹ. Do chi phí đi vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lãi
suất, rủi ro tín dụng, chi phí chuyển đổi tiền tệ và thời hạn cho vay. Do đó, chi phí
vay ở nước ngoài tính bằng đô la có thể cao hơn hoặc thấp chi phí vay ở Mỹ, ngay
cả khi lãi suất ở nước ngoài thấp hơn.

Ví dụ về sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến chi phí trả
nợ:

Nếu MNC vay 10.000.000 USD bằng đồng nội tệ BAHT với tỷ giá USD/THB
= 0,042 (hay BAHT = 0,042 USD) thì MNC đó sẽ nợ 238.095238,1 THB.

Nếu MNC vay 10.000.000 USD bằng đồng BAHT với tỷ giá USD/THB =
0,052 thì MNC đó sẽ nợ 192.307.692,3 THB

Nếu MNC vay 10.000.000 USD bằng đồng BAHT với tỷ giá USD/THB =
0,032 thì MNC đó sẽ nợ 312.500.000 THB

20
Bài 4 (1.5 điểm): Tỷ giá hối đoái của một số cặp đồng tiền đã có sự biến động
tương đối mạnh trong thời gian vừa qua và có ảnh hưởng lớn đến các công ty đa
quốc gia và các công ty trong nước. Theo bạn, đây là một nhận định đúng hay sai?
Minh chứng cụ thể (Không vượt quá ba trang đánh máy)
1. Xác định cặp đồng tiền có sự biến động trong thời gian vừa qua.
2. Xác định mức biến động tỷ giá hối đoái của cặp đồng tiền này trong thời gian
vừa qua.
3. Phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá này tới MNC cụ thể (lưu ý minh
chứng bằng số liệu cụ thể và trích dẫn nguồn đầy đủ)
4. Rút ra kết luận
Bài làm
Xác định cặp đồng tiền có sự biến động mức biến động tỷ giá hối đoái của
cặp đồng tiền này trong thời gian vừa qua
Trong thời gian gần đây, cặp đồng tiền Euro - USD có sự biến động lớn. Cụ thể,
vào thời điểm cuối tháng 5/2021, tỷ giá Euro so với USD ở mức khoảng 1,22 USD
đổi 1 Euro. Tuy nhiên, tỷ giá EUR so với đồng USD hôm 13/7/2022 đã giảm xuống
còn 1 Euro đổi 0,9998 USD.
Hình 4.1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD trong khoảng thời gian từ năm 2018 -
2022

Nguồn: Statista
Một số nguyên nhân dẫn đến đồng Euro giảm mạnh

21
Sự phụ thuộc của khu vực Châu Âu vào khí đốt của Nga khiến cho nền kinh tế
của khu vực này trở nên dễ bị tổn thương do hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine,
từ đó tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ.
Ngoài ra, lạm phát leo thang tại các quốc gia châu Âu trước đà tăng giá của mặt
hàng năng lượng và các nguyên vật liệu sản xuất cũng khiến đã ảnh hưởng đến giá
trị đồng tiền.

Bên cạnh đó, sự trượt giá của đồng Euro còn là do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên
bang Hoa Kỳ tăng lãi suất nhanh chóng để chống lại lạm phát ở mức cao gần 40
năm. Khi Fed tăng lãi suất, lãi suất đối với các khoản đầu tư chịu lãi cũng có xu
hướng tăng theo. Nếu Fed tăng lãi suất nhiều hơn so với Ngân hàng Trung ương
châu Âu, lợi tức lãi suất cao hơn sẽ thu hút tiền của các nhà đầu tư chuyển từ đồng
Euro sang các khoản đầu tư bằng đồng đô la. Những nhà đầu tư đó sẽ phải bán Euro
và mua đô la để mua những cổ phần đó. Điều đó khiến đồng Euro giảm giá và đồng
đô la tăng giá.
Theo em, tỷ giá hối đoái của một số cặp đồng tiền đã có sự biến động tương đối
mạnh trong thời gian vừa qua và có ảnh hưởng lớn đến các công ty đa quốc gia và
các công ty trong nước là một nhận định đúng. Các công ty đa quốc gia rất có thể
phải chịu sự ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực từ sự biến đổi của tỷ giá hối đoái của
các cặp tiền.
Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với tập đoàn Unilever
Do tập đoàn Unilever hợp nhất báo cáo tài chính bằng đồng Euro nên Unilever
phải chịu nhiều rủi ro hối đoái liên quan đến việc chuyển đổi tài sản ròng cơ bản và
thu nhập của các công ty con ở nước ngoài.
Hình 4.2: Báo cáo doanh thu của tập đoàn Unilever theo từng lĩnh vực chính

22
Nguồn: Báo cáo thường niên tập đoàn Unilever năm 2022
Hình 4.3: Tỷ giá hối đoái của các cặp đồng tiền được ghi nhận trong năm 2022

Nguồn: Báo cáo thường niên tập đoàn Unilever năm 2022
Nhận xét: Từ báo cáo thường niên tập đoàn Unilever cho ta thấy doanh thu của
tập đoàn Unilever vào năm 2022 đạt 60.1 tỷ Euro, tăng 14.5% so với năm 2021. Lợi
nhuận hoạt động năm 2022 đạt 10.8 tỷ Euro, tăng 23.6% so với năm trước đó. Cuối
quý 4/2022, báo cáo ghi nhận tỷ giá USD/EUR là 1.050 tương đương với 1 đồng
Euro đổi 1.050 đồng USD, giảm 11,5% so tỷ giá được ghi nhận vào năm 2021.
Có thể thấy, sự sụt giảm của đồng tiền Euro đã ảnh hưởng đến dòng tiền mà các
công ty con của Unilever chuyển về công ty mẹ từ đồng USD sang đồng Euro. Do
sự sụt giảm của đồng tiền Euro mà 1 đồng USD giờ đây sẽ đổi được nhiều đồng

23
Euro hơn, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tính bằng đồng Euro của công ty
Unilever trong năm 2022 tăng.
Kết luận: Sự biến động tỷ giá hối đoái của cặp đồng tiền Euro - Đô la Mỹ đã
tác động lớn đến các công ty đa quốc gia và công ty trong nước nói chung và tập
đoàn Unilever nói riêng. Sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận một phần
do sự giảm giá của đồng Euro (1 đồng Euro chỉ đổi được khoảng 1 đồng USD)
khiến cho dòng tiền từ các công ty con chuyển về công ty mẹ từ đồng Đô la Mỹ
sang đồng Euro lớn hơn do 1 đồng USD giờ đây sẽ đổi được nhiều đồng Euro hơn.
Từ đó, doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn Unilever năm 2022 cũng tăng hơn so
với năm 2021 (khi tỷ giá ở mức 1 đồng Euro đổi được 1.187 đồng Đô la Mỹ).

24
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN đã đưa học phần Quản trị tài chính quốc tế vào khung chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Giảng
viên, TS Trần Việt Dung và ThS Lê Thị Bích Ngọc vì đã dạy và truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập
hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước trong công việc mà em lựa chọn sau này.
Bộ môn Quản trị tài chính quốc tế là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính
thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ dù em đã cố gắng hết sức nhưng bài tập lớn vẫn khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc thầy và Khoa mình ngày càng vững mạnh
và có thật nhiều thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alan C. Shapio (1999), Quản trị tài chính quốc tế, NXB Thống Kê
2. Unilever (2023), 2022 Full Year Results, UK, Tr. 1-9
3. Katharina Buchholz (2022), US Dollar and Euro at Parity, truy cập
23/02/2023, https://www.statista.com/chart/10904/usd-eur-echange-rate/
4. Nguyễn Quang (2022), Đồng Euro rẻ hơn đồng uSD tác động ra sao tới Châu
Âu?, Báo Lao Động, truy cập ngày 23/02/2023, https://laodong.vn/tu-
lieu/dong-euro-re-hon-dong-usd-tac-dong-ra-sao-toi-chau-au-1084685.ldo
5. An Huy (2022), Khi Euro ngang giá USD: Euro mất giá nhiều hay USD tăng
quá mạnh?, Tạp chí kinh tế Việt Nam, truy cập ngày 23/02/2023,
https://vneconomy.vn/khi-euro-ngang-gia-usd-euro-mat-gia-nhieu-hay-usd-
tang-qua-manh.htm

26

You might also like