Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Văn bản: Những ngôi sao xa xôi

- Lê Minh Khuê-
I. Khái quát chung:
1.Tác giả: (sgk)
2. Tác phẩm:
*HCST: 1971, là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Mĩ
của dân tộc đang diễn ra ác liệt
*Chủ đề: Truyện khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp giản dị trong tâm hồn, tính cách và phẩm chất cao đẹp của tuổi trẻ
Việt Nam nói chung, của những người thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ nói riêng.
*Nhan đề:
+ Những ngôi sao là vẻ đẹp của thiên nhiên vĩnh hằng, luôn lấp lánh trên bầu trời.
+ Đó còn là ngôi sao được gắn trên mũ của những người lính quả cảm.
+ Là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của những cô gái thanh niên xung phong
trên tuyến đường Trường Sơn. Họ chính là những ngôi sao xa xôi, khiêm nhường, lặng lẽ mà có sức tỏa sáng
lung linh, diệu kỳ, làm nên vẻ đẹp của bầu trời ngàn sao.
+ Đây cũng là hình ảnh lãng mạn, xoa dịu cái khốc liệt của chiến tranh. Những ngôi sao lung linh hiện về
trong hồi ức của Phương Định đã giúp tâm hồn cô dịu lại sau mỗi phút giây căng thẳng của tuyến đường lửa
đạn
+ Khi xây dựng tác phẩm, tác giả không chỉ chú trọng vào sự dũng cảm, kiên cường mà còn lý giải yếu tố làm
nên sự dũng cảm ấy, chính nhờ đời sống tâm hồn phong phú, giàu mộng mơ của những cô gái thanh niên
xung phong.
 Nhan đề đã thâu tóm nội dung tư tưởng của tác phẩm, đồng thời thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn.
Chính vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất kiên cường của ba cô gái thanh niên xung phong là những vì sao
không bao giờ tắt trong tâm tưởng bao thế hệ.
*Ngôi kể:
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể là Phương Định – nhân vật chính của truyện.
- Tác dụng:
+Việc lựa chọn ngôi kể phù hợp với nội dung, chủ đề của tác phẩm: ( Truyện viết về chiến tranh nhưng
chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm của nhân vật, làm hiện lên vẻ đẹp của tâm hồn của con người trong
chiến tranh)
+ Ngôi kể tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc suy nghĩ của các nhân vật.
+ Tạo điểm nhìn trần thuật phù hợp để miêu tả chân thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường
Trường Sơn.
+ Giúp người kể chuyện triển khai mạch truyện theo dòng tâm trạng đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá
khứ. Tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung, có chất nữ tính, tạo nhịp kể linh hoạt.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Vẻ đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong:
Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ,
thấm nhuần lý tưởng nên đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ
cách nhau trong gang tấc. Họ làm thành tổ trinh sát mặt đường (Phương Định, Nho, chị Thao)
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Họ sống trong một cái hang và làm việc trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm của tuyến đường Trường
Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt.
- Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm: họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình giữa
vùng trọng điểm bắn phá của địch sau mỗi một trận bom.
- Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra và ước tính khối lượng đất đá cần san lấp, đếm những quả bom chưa nổ và
phá bom
 Đó là công việc phải mạo hiểm, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
b. Vẻ đẹp chung của ba cô gái:
1
- Họ đều là những cô gái trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng họ đều có những phẩm chất
chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong
*Vẻ đẹp Phẩm chất:
-Ba cô gái có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: ở chiến trường đầy bom Mĩ, cái chết có thể đến bất
cứ khi nào, nhưng để cho giao thông luôn được thông suốt, các cô sẵn sàng cho việc ra trận địa. Có những lúc
họ nghĩ tới cái chết khi nguy hiểm kề bên. Nhưng điều đấy chỉ thoáng qua mờ nhạt, nhường chỗ cho ý nghĩ làm
thế nào để bom nổ.
 Các cô đã đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng của mình.
*Họ là những cô gái dũng cảm gan dạ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ nguy hiểm nặng nề (việc phá bom) mà không
cần sự trợ giúp của đơn vị, dám đối mặt với cái chết mà không hề run sợ. Nhiều lần họ bị bom vùi, bị thương,
nhưng họ không hề nản chí. Họ nói về cái chết rất nhẹ nhàng, để rồi sau mỗi trận bom, vượt qua cái chết, họ lại
hát say sưa.
*Họ có tình đồng đội gắn bó thân thiết: họ hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quan tâm, chăm sóc nhau
rất chu đáo. Phương Định bồn chồn lo lắng khi Thao và Nho đi trinh sát bom trên cao điểm. Khi Nho bị thương,
Phương Định và chị Thao lo lắng chăm sóc như chị em ruột.
*Vẻ đẹp tâm hồn:
- Ở họ có nhiều nét chung của các cô gái, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư.
- Họ rất nữ tính, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù nơi chiến trường khói lửa (Thao thích thêu thùa,
chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương và thích hát, Nho thích ăn kem…).
-Họ bình tĩnh, chủ động, lạc quan, yêu đời, có những dự tính về tương lai
 Họ là những cô gái sống thật giản dị, hồn nhiên, yêu đời, có tâm hồn trong sáng, bao ước mơ khát vọng.
Chỉ cần một cơn mưa đá bất chợt cũng đã làm sống dậy trong họ bao kỷ niệm “vui thích, cuống cuồng” và
những niềm vui con trẻ.
 Vẻ đẹp tâm hồn chinh là vẻ đẹp lãng mạn toát lên tùe thứ ánh sáng diệu kì, mát mẻ, làm dịu đi những căng
thẳng của cuộc chiến khốc liệt. Chính vẻ đẹp tâm hồn đã làm hoàn thiện hình ảnh nữ anh hùng phá bom trên
tuyến đường Trường Sơn.
c. Những nét đẹp riêng:
- Nhân vật Nho: là em út trong tổ trinh sát mặt đường, tính nết rất trẻ con, dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng. Cứ mỗi
lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định luôn liên tưởng đến một que kem trắng. Trong công việc, Nho
rất dũng cảm, kiên định, hành động nhanh, gọn. Khi bị thương, Nho vẫn rắn rỏi, bản lĩnh, không hề rên la,
không muốn đồng đội lo lắng cho mình.
- Nhân vật chị Thao: là người chị cả, tổ trưởng tổ trinh sát, từng trải hơn. Chị là người hay làm dáng nhất: “Áo
lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm”. Ở nhân vật
này có những nét tính cách tưởng như mâu thuẫn nhau: Trong công việc, chị rất dũng cảm táo bạo, bình tĩnh và
cương quyết nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy. Chị rất thích chép lời bài hát nhưng lại chẳng bao giờ hát
đúng nhạc và không thuộc một bài nào.
 Trong chị có sự kết hợp giữa cái nhút nhát mềm yếu của một cô gái và bản lĩnh của một người chiến sĩ nơi
lửa đạn.
- Nhân vật Phương Định: là một người hồn nhiên, hay mơ mộng, thích hát, hay sống với những kỉ niệm của
tuổi thiếu nữ, vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. Trong công việc chị rất dũng cảm, có tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc.
 Cả ba cô gái đều có tính cách đẹp đẽ, đáng yêu. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho những cô gái thanh niên xung
phong ở tuyến đường Trường Sơn. Họ là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm
một cách tự nhiên. Ở họ có sự kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng. Tác giả miêu tả những nữ anh
hùng phá bom không có vẻ gân guốc, cứng nhắc, mà rất đỗi bình dị, đáng yêu. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng
đón nhận những nguy hiểm, và chính cuộc sống ở chiến trường đã biến họ thành những anh hùng.

Nhân vật Phương Định:


Là người kể chuyện, là nhân vật chính đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm.
a. Phương Định là người có tâm hồn trong sáng:
- Là con gái Hà Nội mới vào chiến trường, Phương Định có một thời thiếu nữ hồn nhiên, vô tư trong những
ngày thanh bình trước chiến tranh.
2
- Những kỉ niệm ấy thường sống lại trong cô giữa chiến trường khốc liệt. Nó vừa là niềm khát khao, vừa làm
dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt ấy.
- Vào chiến trường đã 3 năm, Phương Định luôn thể hiện là một cô gái kín đáo và tự trọng về bản thân, như cô
tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.” Được nhiều anh bộ đội để
ý, nhưng cô không tỏ ra săn sóc và vồn vã.
- Phương Định là một cô gái hồn nhiên yêu đời.
+ Cô rất thích hát, vào chiến trường đã 3 năm, luôn đối mặt với hiểm nguy, nhưng Phương Định không mất đi
sự hồn nhiên, trong sáng, lạc quan và những mơ ước về tương lai: “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc
nào đó rồi bịa ra lời mà hát.” Thích hát là tâm lý của thời đại, cái thời “tiếng hát át tiếng bom”. Nhưng đây
cũng là nét cá tính của Phương Định, hé lộ vẻ đẹp phong phú ở tâm hồn cô. Trong tiếng hát ấy, có ý thức về
lí tưởng, có khát khao về quê hương, tình yêu của tuổi trẻ, và có cả khát vọng được trở về cuộc sống thanh bình.
+ Chi tiết mưa đá đã thể hiện rõ nét tâm hồn mơ mộng của người con gái trẻ: : Giữa cuộc chiến ác liệt, giữa
mất mát của chiến tranh, cơn mưa đá ập đến đã làm dịu bớt đi sự nóng bỏng của chiến trường và dịu mát đi tâm
hồn của cô gái trẻ.
=>Cơn mưa đá đã đánh thức niềm vui thích cuống cuồng của con trẻ, đánh thức bao tình yêu và nỗi nhớ quê
hương. Nó đánh thức và khơi gợi trong cô những ước mơ, khát khao cháy bỏng.
b. Phương Định có những phẩm chất anh hùng:
- Phương Định là người có trách nhiệm cao với công việc, gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh và luôn hoàn thành
nhiệm vụ.
- Theo tiếng gọi của lòng yêu nước, cô xung phong vào chiến trường ác liệt, luôn đối mặt với những thử thách
nguy hiểm và cái chết, đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Công việc nguy hiểm nhất
của Phương Định là phá bom.
*Tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom.
-Tâm trạng của PĐịnh được miêu tả cụ thể, tinh tế và sắc nhọn đến từng cảm giác
- PĐ đã rất nhiều lần phá bom, thậm chí mỗi ngày đến 5 lần nhưng mỗi lần đối mặt với quả bom vẫn là
một thử thách khốc liệt bởi đây là một công việc nguy hiểm, đòi hỏi phải có tinh thần thép và thái
độ sẵn sàng hi sinh.
- Tác giả đã sử dụng các câu văn ngắn, nhịp văn đồn dập.
- Lúc đến gần quả bom trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, lòng dũng cảm
của cô đã được kích hoạt bởi lòng tự trọng: “Tôi không sợ nữa, tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy
không thích cái kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới”
=> Dáng đi thẳng của Phương Định là biểu hiện của cái nhìn thẳng vào gian khổ và chấp nhận
nguy hiểm
- Khi ở sát bên quả bom: kề bên cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của Phương Định trở
nên sắc nhọn hơn “ Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người như
cứa vào da thịt tôi...”. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế sự căng thẳng và sắc nhọn
của từng giác quan.
- Cuối cùng là những giây phút căng thẳng của Phương Định chờ bom nổ. Cô có nghĩ tới cái chết
nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.
+ Lúc này có một ý nghĩa còn mạnh hơn ý nghĩ về cái chết. Đó là ý nghĩ làm thế nào để hoàn thành
nhiệm vụ: “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai...”. =>
Chi tiết diễn tả đã thể hiện được ý thức trách nhiệm cao của Phương Định, cho thấy phẩm chất anh
hùng của người con gái biết vượt lên nguy hiểm.
c.Tinh đồng chí, đồng đội thắm thiết:
- Trong cuộc sống chiến trường đầy gian khổ, các chiến sĩ gắn bó với nhau trong tình đồng đội thắm thiết. Cũng
như hai thành viên trong tổ trinh sát, Phương Định rất yêu quý những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của
mình. Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường
Trường Sơn.
+ Với đại đội trưởng, dù chỉ qua điện thoại, nhưng cô đã nắm rõ cách ăn nói và đặc điểm riêng.

3
- Phương Định hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương. Phương Định chăm sóc Nho chu đáo như
người ruột thịt.
 Qua dòng suy tư của Phương Định, người đọc không chỉ thấy sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà còn
hình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy
cảm, yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường của người anh hùng. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ
trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

Suy nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ:
Cảm phục trước tấm lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, dám đối mặt với những khó khăn gian khổ.
Yêu mến bởi họ lạc quan, yêu đời, ngay trong hoàn cảnh khói lửa đạn bom.
Tự hào về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Biết ơn những con người đã đem cả tuổi thanh xuân và tính mạng của mình để đổi lấy độc lập tự do cho Tổ
quốc. Sự hi sinh của họ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Liên hệ với bản thân, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ cha anh đi trước.

You might also like