Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN

Họ và tên: Đặng Minh Sang


Lớp: K2019 VB2/TP4 [Quản trị]
Khóa: K2019 VB2 Đợt 4

Câu 1: Công việc của nhà quản trị

a. Trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến công việc của nhà quản trị

Có thể thấy công việc của nhà quản trị được thể hiện rõ nét qua 2 khía cạnh:

❖ Phương diện tác động

Được thể hiện theo 2 hướng: phương diện theo chiều dọc (tập trung vào phân cấp) và
phương diện theo chiều ngang (đề cập đến những sự thay đổi trong lĩnh vực chức năng của
nhà quản trị).

Phương diện theo chiều dọc (hệ thống cấp bậc): công việc của nhà quản trị được thể
hiện qua 3 cấp bậc (cấp cơ sở, cấp trung và cấp cao). Sự khác nhau về công việc của các cấp
bậc quản trị được thể hiện rõ nét trên cả 3 khía cạnh:

- Chức năng quản trị: ở mỗi cấp bậc quản trị, tầm quan trọng của việc hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát được thực hiện ở các cấp quản trị trong tổ chức không
giống nhau.

- Kỹ năng quản trị: 3 cấp bậc quản trị cũng có những yêu cầu khác nhau về tầm quan
trọng của các kỹ năng then chốt. Tầm quan trọng của các kỹ năng cũng thay đổi tùy
thuộc vào vị trí của nhà quản trị. Càng ở các vị trí quản trị cấp cao, các kỹ năng về
quan hệ nhân sự và kỹ năng nhận thức càng đòi hỏi nhiều hơn, trong khi đó kỹ năng
về chuyên môn có tầm quan trọng lớn hơn ở các vị trí quản trị cấp cơ sở.

- Vai trò quản trị: bao gồm 10 vai trò (chia thành 3 nhóm: vai trò thông tin, vai trò
tương tác cá nhân và vai trò quyết định), tầm quan trọng của mỗi vai trò này thay đổi
tuỳ theo quyền hành và cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức.

Phương diện theo chiều ngang: công việc quản trị theo chiều ngang liên quan đến
từng lĩnh vực chức năng hoạt động. Theo phương diện này, có 3 loại nhà quản trị:

- Nhà quản trị chức năng: chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn của tổ chức, giám
sát những người có kiến thức chuyên môn và huấn luyện họ trong lĩnh vực đó. Các
chức năng chuyên môn thông thường bao gồm: tài chính, sản xuất, tiếp thị, quản trị
nguồn nhân lực, kế toán…
- Nhà quản trị điều hành: là người chịu trách nhiệm toàn bộ tổ chức, chỉ huy một vài
lĩnh vực chức năng.

❖ Lịch làm việc

Các nhà quản trị không chỉ thực hiện thành thạo 4 chức năng quản trị và các vai trò
mà mình đảm nhận mà còn phải thực hiện chúng trong bối cảnh công việc căng thẳng và
phức tạp. Đặc điểm công việc của nhà quản trị có những nét đặc trưng như sau:

- Thời gian làm việc trong ngày thường kéo dài và căng thẳng không chỉ thể lực mà còn
trí lực.

- Phải thực hiện nhiều công việc, có xu hướng ngắt đoạn và không liên tục. Theo đó
yêu cầu nhà quản trị cần có sự thay đổi về phong cách, trạng thái tâm lý và cách ứng
xử khi giải quyết công việc. Thông thường nhà quản trị phản ứng nhanh đối với các
vấn đề cấp bách, đòi hỏi phản ứng ngay, và lờ đi, gác lại các vấn đề khi không có
những sức ép từ bên ngoài đòi hỏi hành động.

- Trong hoạt động của mình, nhà quản trị có những cách giao tiếp chủ yếu để đạt được
thông tin cần thiết.

- Nhà quản trị làm nhiều công việc thông qua quan hệ liên cá nhân, dành nhiều thời
gian trong quan hệ với đồng sự và những người bên ngoài tổ chức. Sự thành công của
nhà quản trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác và hỗ trợ của các nhân vật bên ngoài.

Nhà quản trị cần thiết lập lịch làm việc, phát triển các ưu tiên về thứ tự các hành động,
kể cả việc hoạch định các mục tiêu kế hoạch trong ngắn và dài hạn. Các lịch làm việc này
thường không đầy đủ và lỏng lẻo vào lúc đầu, tuy nhiên chúng dần trở nên cụ thể hơn khi nhà
quản trị thu thập được nhiều thông tin từ những nguồn khác nhau.

Nhà quản trị hiệu quả triển khai lịch biểu thông qua việc tiếp xúc và làm việc với
những người bên trong và bên ngoài tổ chức. Điều này được thực hiện bằng cách xây dựng
mạng lưới tương tác trong công việc. Đây là quy trình thiết lập và duy trì mối quan hệ tích
cực với những người có thể giúp đỡ họ để thực thi lịch biểu. Kết nối như vậy tạo ra “vốn xã
hội” (khả năng thu hút sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người khác để công việc được thực hiện).

Lịch làm việc luôn hiện diện trong tâm trí của nhà quản trị, thông thường bao gồm các
nội dung sau: những công việc cần làm, thứ tự thực hiện các công việc, chọn người đảm
đương công việc, giải thích công việc và lắng nghe những phản hồi từ đồng nghiệp. Nếu nhà
quản trị không lập kế hoạch làm việc hàng ngày thì khó đạt được kết quả như mong muốn.

b. Tình hình thực tiễn (thuận lợi/ưu điểm & khó khăn/nhược điểm) về những vấn
đề liên quan đến công việc của nhà quản trị tại Việt Nam thời gian qua

Thuận lợi/ưu điểm:

Những năm qua, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng
công nghệ trong doanh nghiệp đã giúp các nhà quản lý có được nhiều công cụ hỗ trợ hơn cho
hoạt động quản trị của mình. Các giải pháp công nghệ giúp cho các nhà quản lý có thể quản
trị mối quan hệ khách hàng và nội bộ doanh nghiệp tốt hơn, các công nghệ 4.0 như AI, Big
Data… giúp họ thấu hiểu khách hàng và nhân viên của mình dưới một cách tiếp cận khoa học
và đáng tin cậy. Ngoài ra, các nền tảng mạng xã hội doanh nghiệp, cộng đồng trực tuyến…
giúp cho nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc truyền tải thông tin, tăng tính liên kết và tương
tác trong nội bộ doanh nghiệp, giúp cho họ duy trì và mở rộng “vốn xã hội”. Các ứng dụng
hỗ trợ công việc cũng được phát triển ngày càng nhiều, có khả năng kết nối, đồng bộ nhiều hệ
thống nghiệp vụ, giúp hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị trong việc quản lý cũng như lập lịch
làm việc một cách hiệu quả. Có thể nói, sự phát triển của công nghệ thông tin là một trong
những yếu tố quan trọng, hỗ trợ hoạt động quản trị một cách hiệu quả trong môi trường kinh
doanh hiện đại.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thông tin trong thời đại 4.0 giúp cho các nhà quản trị dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận tri thức. Đây là yếu tố quan trọng giúp họ có thể nâng cao năng
lực, bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng (thông qua việc tìm kiếm thông tin hoặc tham gia các
khóa đào tạo) phục vụ cho công việc của mình. Ngoài ra, mạng lưới thông tin dày đặc và có
tính liên kết cao cũng giúp các nhà quản trị dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận được những nguồn
lực từ bên ngoài tổ chức để có thể giúp đỡ họ hoàn thành công việc. Sự hợp tác và hỗ trợ của
các nguồn lực này đóng vai trò quan trọng trong thành công của các nhà quản trị.

Khó khăn/nhược điểm:

Trong thời gian qua, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 tại hầu hết các tỉnh thành
khiến cho hoạt động vận hành của các doanh nghiệp bị xáo trộn, điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động quản trị. Do diễn biến của dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, cùng với
các quy định về giãn cách xã hội của chính quyền địa phương, đặc biệt tại các khu vực đang
bùng phát dịch mạnh mẽ, khiến cho mô hình hoạt động của các doanh nghiệp thay đổi và
hình thành nên những phương thức và quy trình làm việc mới, xoay quanh hoạt động online
và remote working (ngoại trừ các doanh nghiệp sản xuất và các công việc yêu cầu làm việc
trực tiếp). Theo đó, công tác quản trị cũng bị ảnh hưởng và cần thay đổi để phù hợp với hoạt
động thực tiễn. Một kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Trung Quốc (thực hiện vào
năm 2020) cho thấy, hầu hết các nhà quản trị đều chưa có kinh nghiệm và được chuẩn bị đầy
đủ kỹ năng khi hoạt động vận hành của doanh nghiệp thay đổi một cách đột ngột do Covid-19
bùng phát. Mặc dù nghiên cứu trên được thực hiện ở Trung Quốc, tuy nhiên với những sự
tương đồng về môi trường, văn hoá… có thể thấy các nhà quản trị tại Việt Nam cũng đang
gặp phải những khó khăn tương tự.

Bên cạnh những tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19, việc Việt Nam tiếp tục xu
hướng đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu)... đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng hội nhập
và thực hiện các hoạt động chuyển đổi số để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho hoạt động quản trị chiến lược, quản trị
nguồn nhân lực, quản trị rủi ro… trong việc thay đổi và thích ứng với môi trường kinh doanh
thời đại mới với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và thiếu ổn định do đại dịch bùng phát.
Theo các chuyên gia nhận định, tình trạng tụt hậu trong thực hành quản trị tại các
doanh nghiệp Việt Nam đang gây nên sự mất cân đối giữa quy mô công ty và khả năng quản
trị. Điều này khiến cho các nhà quản trị không đáp ứng được đà tăng trưởng của hoạt động
kinh doanh, dẫn đến doanh nghiệp phát triển thiếu sự bền vững, dễ bị tổn thương trong môi
trường kinh doanh nhiều biến động (đặc biệt trong những năm gần đây). Trong đó, sự thiếu
minh bạch trong hoạt động quản trị và sự tham gia của các cổ đông vào sự điều hành của
công ty bị đánh giá rất thấp.

c. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn nêu trên

Với các vấn đề đã được phân tích trên đây, để hoạt động quản trị được thực hiện một
cách hiệu quả, đòi hỏi các nhà quản trị cần tận dụng và phát huy các yếu tố thuận lợi sẵn có,
đồng thời có những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và điểm yếu đang gặp phải.
Các nhóm vấn đề chính có thể được đề cập bao gồm:

Tận dụng các ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị tại doanh nghiệp

Đây là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành
hoạt động vận hành của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ hiện đại đã thay đổi
cả mô hình cũng như cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các giao dịch truyền
thống đã được chuyển thành giao dịch điện tử, điều này ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả
nhu cầu của các thành phần hữu quan liên quan đến doanh nghiệp (khách hàng, nhà cung cấp,
nhà đầu tư…).

Các kết quả nghiên cứu và đánh giá cho thấy mặc dù hiện tại đã có rất nhiều ứng dụng
công nghệ được phát triển nhằm hỗ trợ cho cho hoạt động quản trị, tuy nhiên mức độ ứng
dụng công nghệ vào hoạt động vận hành của các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa cao. Kết
quả khảo sát của Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội thực hiện đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn cho thấy, phần lớn lãnh đạo các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ
vai trò của công nghệ, chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình tái
cơ cấu sản xuất, kinh doanh và đổi mới phương thức quản lý. Nguyên nhân chính của vấn đề
này phần lớn nằm ở nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp. Do vậy, việc tận
dụng các ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị doanh nghiệp là một trong những nội
dung quan trọng giúp các nhà quản trị nâng cao hiệu quả công việc.

Nâng cao năng lực quản trị và khả năng thích ứng trong thời đại mới

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, các chính
sách phòng ngừa lây lan dịch bệnh của chính quyền địa phương đang ngày một chặt chẽ, đòi
hỏi doanh nghiệp cũng cần thay đổi mô hình hoạt động để thích ứng với điều kiện kinh doanh
và môi trường làm việc mới. Điều này đòi hỏi hoạt động quản trị cũng cần được thay đổi một
cách phù hợp. Các phân tích trước đó cho thấy hầu hết các nhà quản trị tại Việt Nam chưa có
kinh nghiệm và chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết trong hoàn cảnh làm việc mới. Do
vậy việc bổ sung kiến thức, nâng cao khả năng thích ứng là rất quan trọng để thực hiện hiệu
quả công tác quản trị trong điều kiện môi trường thiếu sự ổn định.
Về môi trường kinh doanh, xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tăng nhanh tác
động không nhỏ tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng tụt hậu
trong thực hành quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đòi hỏi các nhà quản trị cần nâng
cao năng lực để phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững và
ổn định.

Câu 2: Bài tập tình huống

Qua tình huống đã được đề cập, có thể phân tích một vài đặc điểm quan trọng về cô
nhân viên này như sau:

Thứ nhất, đây là một nhân viên có năng lực. Điều này được thể hiện ở các thông tin:

- Đây là một người rất có kinh nghiệm.

- Người này đã làm việc trong mọi lĩnh vực của chi nhánh xí nghiệp.

- Trong quá khứ, người này luôn hăng hái và tận tình giúp đỡ người khác, điều này cho
thấy nhân viên này có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp ở các xí nghiệp khác nhau.

Thứ hai, nhân viên này không sẵn lòng thực hiện công việc. Điều này thể hiện ở việc
cô tỏ ra thờ ơ về sự quan trọng của công việc này.

Như vậy có thể thấy, cô nhân viên này rất có khả năng, nhưng không sẵn lòng và chưa
tin cậy. Theo mô hình lãnh đạo tình huống của Hersey - Blanchard, phong cách lãnh đạo phù
hợp đối với trường hợp này là phong cách “hỗ trợ”. Phong cách này nhấn mạnh việc chia sẻ
các ý tưởng và việc ra quyết định tham dự liên quan đến phương hướng thực hiện công việc.
Đây là phong cách định hướng công việc thấp (do nhân viên rất có năng lực) và định hướng
quan hệ cao (do nhân viên không sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ).

Theo đó, phương án phù hợp để thực hiện trong trường hợp này là phương án: “Thảo
luận tình trạng của các chi nhánh với cô ta, khuyên cô ta nhận lấy công việc mà bạn muốn
giao phó cho cô ta làm, bởi vì tài năng và kinh nghiệm của cô ta”. Đây là cách làm phù hợp
với phong cách lãnh đạo hỗ trợ, trong đó nhà lãnh đạo khuyến khích, tư vấn giúp cô nhân
viên này nhận thức được tầm quan trọng của công việc, gia tăng sự tự tin, tăng tính sẵn sàng
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

You might also like