Ôn tập Quản trị thương hiệu

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 31

CHƯƠNG 1:

Câu 1: Lựa chọn đáp án hợp lý nhất để điền vào chỗ trống?

“Thương hiệu là...và là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng
và công chúng”

A. Những nhãn hiệu nổi tiếng


B. Nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ
C. Một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh
nghiệp
D. Là chỉ chung các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu, hàng
hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ

Câu 2: Trong các chức năng của thương hiệu sau đây, chức năng nào là chức năng
quan trọng nhất?

A. Chức năng kinh tế


B. Chức năng thông tin chỉ dẫn
C. Chức năng nhận biết và phân biệt
D. Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy

Câu 3: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không phải là thành tố thương hiệu?
A. Tên thương hiệu
B. Giấy phép đăng ký kinh doanh
C. Biểu tượng, biểu trưng, nhạc điệu
D. Khẩu hiệu, dáng cá biệt của sản phẩm

Câu 4: Hệ thống nhận diện thương hiệu được hiểu là gì?


A. Các thành tố thương hiệu
B. Các thành tố thương hiệu và hệ thống điểm bán hàng, trụ sở doanh nghiệp
C. Tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể hiện của chúng trên các
phương tiện và môi trường khác nhau
D. Hệ thống phân phối, trụ sở và các vật phẩm lưu niệm của doanh nghiệp

Câu 5: Điều kiện cần để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam?
A. Có tính mới và có khả năng phân biệt
B. Có khả năng nhận biết và phân biệt
C. Có thiết kế độc đáo, ấn tượng
D. Không đáp án nào đúng

Câu 6: Thương hiệu cá biệt, thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể là các thương
hiệu được phân loại theo tiêu chí nào?
A. Vai trò chủ đạo của thương hiệu
B. Mức độ bao trùm của thương hiệu
C. Sự thể hiện của thương hiệu
D. Phạm vi sử dụng của thương hiệu

Câu 7: Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của thương hiệu?
A. Nhận biết và phân biệt
B. Thông tin và chỉ dẫn
C. Tạo sự cảm nhận và tin cậy
D. Là một tài sản dài hạn không thể thiếu trong bảng cân đối kế toán

Câu 8: Thương hiệu chung cho hàng hóa của nhiều doanh nghiệp trong cùng một
liên kết nào đấy là loại thương hiệu gì?
A. Thương hiệu cá biệt
B. Thương hiệu tập thể
C. Thương hiệu gia đình
D. Thương hiệu quốc gia

Câu 9: Thương hiệu của từng chủng loại hoặc từng tên hàng hóa, dịch vụ cụ thể là
loại thương hiệu gì?
A. Thương hiệu cá biệt
B. Thương hiệu tập thể
C. Thương hiệu gia đình
D. Thương hiệu quốc gia

Câu 10: Thương hiệu đước sử dụng chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của 1
doanh nghiệp, mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của DN đều mang
thương hiệu như nhau. Đây là loại thương hiệu gì?
A.
Thương hiệu cá biệt
B. Thương hiệu tập thể
C. Thương hiệu gia đình
D. Thương hiệu quốc gia
Câu 11: Thành tố thương hiệu nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Tên thương hiệu
B. Biểu tượng (logo)
C. Biểu tượng
D. Khẩu hiệu (slogan)

Câu 12: Tên thương hiệu là gì?


A. Là một danh từ chỉ tên hàng hóa, dịch vụ hoặc doanh nghiệp
B. Là một từ, cụm từ hoặc tập hợp của các chữ cái và thường là phát âm được,
được chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu
C. Là một từ, cụm từ hoặc tập hợp của các chữ cái và thường là phát âm được, được
chủ sở hữu lựa chọn để đặt cho tên hàng hóa và dịch vụ.
D. Là một từ, cụm từ hoặc tập hợp của các chữ cái và thường là phát âm được, được
chủ sở hữu lựa chọn để đặt cho tên của doanh nghiệp

Câu 13: Các tên sau đây, tên nào là tên thương hiệu của doanh nghiệp?
A. Vietinbank
B. Vinpearl
C. TH true milk
D. Sunsilk

Câu 14: Thành tố nào của thương hiệu có khả năng truyền thông cao nhất?
A. Logo
B. Slogan
C. Tên thương hiệu
D. Tên thương mại

Câu 15: Tên thương hiệu có liên hệ mạnh với thành tố nào sau đây?
A. Tên nhãn hiệu
B. Tên nhãn hiệu, tên thương mại
C. Tên nhãn hiệu, tên thương mại và tên miền internet (domain name)
D. Tên thương mại và tên miền internet (domain name)

Câu 16: Cách nào sau đây không thường được đặt cho tên thương hiệu?
A. Theo ngành nghề kinh doanh
B. Là một tính từ mô tả về sản phẩm, dịch vụ
C. Không liên quan đến sản phẩm hoặc ngành nghề kinh doanh
D. Gợi tính liên tưởng đến cả xúc

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không nói về biểu trưng (logo) và biểu tượng (symbol)?
A. Biểu trưng là đồ họa hoặc hình, dấu hiệu bất kỳ được chủ sở hữu thương hiệu lựa
chọn để phân biệt và tạo ấn tượng cho thương hiệu
B. Biểu tượng (symbol) là hình ảnh hoặc dấu hiệu đồ họa hoặc nhân vật nổi tiếng thể
hiện giá trị cốt lõi, mang triết lý và thông điệp mạnh cho thương hiệu được chủ sở
hữu lựa chọn nhằm tạo dựng bản săc và liên tưởng thương hiệu
C. Logo và symbol là hai khái niệm tương đồng chỉ những hình vẽ hoặc dấu hiệu
đồ họa hoặc nhân vật nổi tiếng thể hiện giá trị cốt lõi, mang triết lý và thông
điệp mạnh cho thương hiệu được chủ sở hữu lựa chọn nhằm tạo dựng bản sắc
và liên tưởng thương hiệu.
D. Logo và symbol là hai khái niệm đôi khi tương đồng

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng về logo thương hiệu?
A. Thường là một hình họa độc lập hoặc được cách điệu từ tên thương hiệu
B. Có thể kết hợp cả hình họa thiết kế và tên thương hiệu làm logo
C. Là đối tượng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
D. Thường được thay đổi sau mỗi lần mở rộng thương hiệu

Câu 19: Thông điệp mà khẩu hiệu (slogan, tagline) thương hiệu truyền tải đến công
chúng thường không mang nội dung gì?
A. Thể hiện định vị thương hiệu
B. Định hướng hoạt động và viễn cảnh của DN/TH trong tương lai
C. Thể hiện lợi ích cho khách hàng
D. Nói xấu đối thủ cạnh tranh

Câu 20: Những thành tố nào sau đây thuộc đối tượng bắt buộc đăng ký để được bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ theo luật của Việt Nam?
A. Mùi đặc trưng của thương hiệu
B. Kiểu dáng cá biệt của hàng hóa hay bao bì
C. Màu sắc đặc trưng của thương hiệu
D. Công thức nấu ăn
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Câu 1: Định vị thương hiệu được hiểu là gì? 

a. Là nỗ lực xác lập cho thương hiệu một vị trí mong muốn trong tâm trí khách
hàng và công chúng
b. Là nỗ lực tạo ra sự khác biệt về thương hiệu trong tâm trí khách hàng
c. Vừa là mục tiêu hướng đến và cũng là định hướng chiến lược cho việc thiết kế và
thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
d. Cả 3 đáp án trên 

Câu 2: Lựa chọn đáp án hợp lý nhất để diền vào chỗ trống:“Quản trị thương hiệu là
tập hợp …………… nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển thương hiệu” 

a. Các kỹ thuật marketing


b. Các hành động
c. Các hành động mang tích chất thực tiễn sáng tạo
d. Các quyết định và hành động dựa chủ yếu trên các kỹ thuật marketing
 
Câu 3: Hoạt động cơ bản đầu tiên khi tiến hành định vị thương hiệu là gì? 

a. Phân đoạn thị trường


b. Xác định tầm nhìn thương hiệu
c. Xác lập ý tưởng định vị
d. Tạo lập tên và logo cho thương hiệu

Câu 4: Phong cách thương hiệu là gì? 

a. Là những đặc trưng riêng có của mỗi thương hiệu, thể hiện và phản ánh những
giá trị cốt lõi và mang thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng
và công chúng, tồn tại bền vững cùng thương hiệu và được cộng đồng chấp nhận.
b. Là những hình ảnh, ấn tượng về thương hiệu được định vị (đọng lại) trong tâm trí
khách hàng và công chúng.
c. Là tập hợp của những yếu tố giúp khách hàng và công chúng phân biệt được thương
hiệu này với thương hiệu khác.
d. Là một từ, cụm từ hoặc tập hợp của các chữ cái và thường là phát âm được, được
chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu.

Câu 5: Phong cách thương hiệu được thể hiện thông qua các yếu tố nào? 

a. Các biểu hiện, nhận diện riêng của thương hiệu


b. Tính bền vững nhất định theo thời gian và được chấp nhận bởi cộng đồng
c. Giá trị cốt lõi và thông điệp muốn truyền tải
d. Tất cả các đáp án trên
 
Câu 6: Những hoạt động sau đây, hoạt động nào không phải là nội dung của yếu của
quản trị thương hiệu? 

a. Đăng ký kinh doanh


b. Hoạch định chiến lược thương hiệu
c. Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu và bảo vệ thương hiệu
d. Truyền thông quảng bá thương hiệu và Phát triển thương hiệu

Câu 7: Mục đích chính của hoạt động xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là? 

a. Tạo ấn tượng về sản phẩm và cơ hội bán hàng với giá hạ hơn
b. Tạo cơ hội bán được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao hơn cho doanh
nghiệp
c. Tạo dựng hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm và về doanh nghiệp
d. Thúc đẩy sản xuất phát triển 

Câu 8: Khi tái định vị thương hiệu, cần làm gì đối với hệ thống nhận diện thương
hiệu? 

a. Thay đổi toàn bộ


b. Giữ nguyên như cũ
c. Thay đổi những yếu tố không còn phù hợp với chiến lược định vị mới
d. Làm cho thật nổi bật 

Câu 9: Hình ảnh thương hiệu là gì? 

a. Những yếu tố thuộc về nhãn hiệu


b. Những dấu hiệu nhận biết và phân biệt trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu
c. Những ấn tượng, dấu ấn, sự cảm nhận về thương hiệu đọng lại trong tâm trí
khách hàng và công chúng
d. Là một từ, cụm từ hoặc tập hợp của các chữ cái và thường là phát âm được, được
chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu.

Câu 10: Cấp độ nào là thấp nhất trong các cấp độ phát triển quản trị thương hiệu? 

a. Quản trị hình ảnh thương hiệu


b. Quản trị hệ thống dấu hiệu
c. Quản trị tài sản thương hiệu
d. Quản trị phong cách thương hiệu 
Câu 11: Hoạt động nào không nằm trong quy trình quản trị thương hiệu? 

a. Xác lập các mục tiêu quản trị và xây dựng chiến lược thương hiệu
b. Triển khai các dự án thương hiệu
c. Đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp
d. Giám sát các dự án thương hiệu theo nội dung quản trị
 
Câu 12: Cấp độ nào là cao nhất trong các cấp độ phát triển quản trị thương hiệu? 

a. Quản trị hình ảnh thương hiệu


b. Quản trị hệ thống dấu hiệu
c. Quản trị tài sản thương hiệu
d. Quản trị phong cách thương hiệu 

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không chính xác? 

a. Người làm quản trị thương hiệu là thu hẹp khoảng cách giữa phong cách thương
hiệu và hình ảnh thương hiệu.
b. Mục đích chính của hoạt động xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là tạo dựng
hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm và về doanh nghiệp
c. Mục đích chính của hoạt động xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là tạo cơ
hội bán được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp
d. Tập hợp của những yếu tố phong cách tạo ra hình ảnh thương hiệu trong nhận thức
của công chúng. 

Câu 14: Hoạt động nào được coi là nội dung chủ yếu của phát triển thương hiệu? 

a. Phát triển nhận thức thương hiệu


b. Phát triển giá trị cảm nhận thương hiệu
c. Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu
d. Cả 3 đáp án trên 
Câu 15: Định vị thương hiệu là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng mà
thường được đề cập chi tiết trong hoạt động nào sau đây? 

a. Hoạch định chiến lược thương hiệu


b. Phát triển thương hiệu
c. Quản trị phong cách và hình ảnh thương hiệu
d. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 16: Quy trình quản trị thương hiệu theo cách tiếp cận của Kevin Lane Keller
gồm những bước nào? 
a. Định dạng, thiết lập giá trị và định vị thương hiệu; Hoạch định và thực hiện các
chương trình marketing thương hiệu; Đo lường và diễn giải hiệu năng thương hiệu;
và Duy trì và phát triển tài sản thương hiệu.
b. Hoạch định và thực hiện các chương trình marketing thương hiệu; Đo lường và diễn
giải hiệu năng thương hiệu; và Duy trì và phát triển tài sản thương hiệu.
c. Hoạch định và thực hiện các chương trình marketing thương hiệu; và Duy trì và phát
triển tài sản thương hiệu.
d. Định dạng, thiết lập giá trị và định vị thương hiệu; Hoạch định và thực hiện các
chương trình marketing thương hiệu; và Duy trì và phát triển tài sản thương hiệu.
 
Câu 17: Cấp độ nào là cấp độ thứ hai trong các cấp độ phát triển quản trị thương
hiệu? 

a. Quản trị hình ảnh và phong cách thương hiệu


b. Quản trị hệ thống dấu hiệu
c. Quản trị tài sản thương hiệu
d. Quản trị rủi ro thương hiệu 

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung cơ bản cần chú ý trong quản
trị thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu? 

a. Định hướng thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu


b. Xác định giá trị cốt lõi cần truyền tải
c. Khả năng bảo hộ các thành tố thương hiệu, phương hướng bao vây (thiết kế, đăng kí
trước, sử dụng sau)
d. Ngăn ngừa khủng hoảng thương hiệu có thể xảy ra
 
Câu 19. Tài sản thương hiệu là gì theo cách tiếp cận người tiêu dùng (Customer
Based Brand Equity-CBBE)? 

a. Giá trị tăng thêm cho sản phẩm nhờ vào thương hiệu được cảm nhận bởi người
tiêu dùng. Tài sản thương hiệu bao gồm nhận thức về thương hiệu, chất lượng cảm
nhận của sản phẩm, các liên kết (liên tưởng) thương hiệu, lòng trung thành của
khách hàng và các tài sản trí tuệ khác.
b. Là các giá trị tài chính do các hoạt động nhượng quyền, li-xăng, góp vốn thương
hiệu, phát triển giá trị cổ phiếu, các biện pháp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, …
mang lại cho thương hiệu.
c. Là giá trị thương hiệu được tạo ra bằng cách tăng nhận diện, lòng trung thành, gắn
kết với thương hiệu thông qua các hoạt động gắn kết thành viên, tạo giá trị văn hóa
doanh nghiệp, thực hiện tốt các cam kết thương hiệu.
d. Là những giá trị tài sản thương hiệu được quy đổi ra thành tiền trên thị trường chứng
khoán. 

Câu 20. Xây dựng (hoạch định) chiến lược thương hiệu chủ yếu tiếp cận theo cách
nào? 

a. Hai cách tiếp cận chủ yếu gồm chiến lược chức năng, chịu sự chi phối trực tiếp
từ chiến lược marketing của doanh nghiệp; và chiến lược định hướng cho các chiến
lược chức năng khác (kể cả chiến lược mkt).
b. Chiến lược chức năng, chịu sự chi phối trực tiếp từ chiến lược marketing của doanh
nghiệp
c. Chiến lược định hướng cho các chiến lược chức năng khác (kể cả chiến lược mkt)
d. Chiến lược độc lập khi có sản phẩm mới ra đời 

Câu 21. Việc xây dựng (hoạch định) chiến lược thương hiệu thường xảy ra thời gian
nào? 

a. Theo định kì, trùng với chu kì hoạch định chiến lược kinh doanh
b. Không định kì mà phụ thuộc môi trường hoặc khi cho ra sản phẩm mới
c. Theo định kì, trùng với chu kì hoạch định chiến lược kinh doanh hoặc không
định kì mà phụ thuộc môi trường hoặc khi cho ra sản phẩm mới, tái định vị, tung
(launching) hoặc tái tung (relaunching) thương hiệu.
d. Khi cho ra sản phẩm mới, tái định vị, tung (launching) hoặc tái tung (relaunching)
thương hiệu. 

Câu 22. Một bản chiến lược thương hiệu thường bỏ sót phần quan trọng nào sau
đây? 

a. Bối cảnh chung (PEST, SWOT, …); Dự báo rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
b. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của thương hiệu;
c. Các mục tiêu và nội dung của chiến lược thương hiệu
d. Các biện pháp, nguồn lực dự kiến để thực hiện các nội dung; 

Cậu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với tầm nhìn thương hiệu – brand
vision? 

a. Là hình ảnh kì vọng trong dài hạn của thương hiệu


b. Thường được thể hiện dưới dạng thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt…
c. Dùng để chỉ mục đích của thương hiệu, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại
của thương hiệu
d. Sau khi xác định được tầm nhìn thì hoạch định ra các chiến lược tác nghiệp 
Câu 24. Các cách định vị sau cách định vị nào là lựa chọn định vị hẹp? 

a. Định vị dựa trên nhiều giá trị


b. Định vị dựa trên nhiều đẳng cấp xếp hạng
c. Định vị theo quy mô thị trường
d. Định vị theo thuộc tính 
Câu 25. Các cách định vị sau cách định vị nào là lựa chọn định vị rộng? 

a. Định vị theo công dụng


b. Định vị theo nhóm người sử dụng
c. Định vị theo quy mô thị trường
d. Định vị theo đặc điểm sản phẩm 

Câu 26. Volvo với các câu slogan làm nổi bật tính an toàn như “Safety”, “Drive
Safely”, “Combine pure driving pleasure with safety and attainability” (Volvo S40) là
định vị dưa trên điều gì? 

a. Dựa vào cạnh tranh


b. Dựa vào tính cách khách hàng
c. Dựa vào đặc điểm và thuộc tính
d. Dựa vào khách hàng mục tiêu 

Câu 27. Bột giặt Omo của tập đoàn Unilever với slogan “Đánh bay mọi vết bẩn”,
“Bột giặt Omo sạch cực nhanh” là định vị dưa trên điều gì? 

a. Dựa vào cạnh tranh


b. Dựa vào tính cách khách hàng
c. Dựa vào vấn đề, giải pháp
d. Dựa vào khách hàng mục tiêu 

Câu 28. Các cấp độ thương hiệu dòng sản phẩm (Line Branding), thương chia sẻ
(shared branding) và thương hiệu bảo chứng (Endorsed Branding) là thuộc mô hình
thương hiệu nào? 

a. Mô hình thương hiệu cá biệt


b. Mô hình thương hiệu gia đình
c. Mô hình đa thương hiệu
d. Không có đáp án đúng 

Câu 29. Cấp độ thương hiệu bao trùm (umbrella Branding) như TV Panasonic, máy
giặt Panasonic, máy quay Panasonic, … thuộc mô hình thương hiệu nào? 
a. Mô hình thương hiệu cá biệt
b. Mô hình thương hiệu gia đình
c. Mô hình đa thương hiệu
d. Không có đáp án đúng 

Câu 30. Cấp độ thương hiệu sản phẩm (product Branding) như Omo, Comfort, Lipton
đều thuộc tập đoàn Unilever là thuộc mô hình thương hiệu nào? 

a. Mô hình thương hiệu cá biệt


b. Mô hình thương hiệu gia đình
c. Mô hình đa thương hiệu
d. Không có đáp án đúng 

Câu 31. Các rủi ro thương hiệu thường gặp cần phải được dự báo trong bản chiến
lược thương hiệu không bao gồm: 

a. Phản ứng của khách hàng


b. Cản trở từ đối thủ cạnh tranh (tung sp chiến lược áp đảo, triển khai các chương trình
tương tự nhưng nhanh chân hơn, …)
c. Sự xuất hiện và gia tăng đột biến của các xâm phạm thương hiệu
d. Sự thay đổi lãnh đạo của doanh nghiệp 
Câu 32. Chiến lược thương hiệu không có những đặc điểm nào sau đây? 
a. Là bí mật kinh doanh, thường được bảo mật, chỉ được bộc lộ trong phạm vi hẹp
b. Là văn bản được truyền thông rộng rãi cho toàn bộ nhân viên để tất cả nhân viên
và các bô phận dễ dàng phối hợp với nhau.
c. Được hoạch định riêng rẽ hay là một phần của chiến lược kinh doanh
d. Cần dự báo rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Câu 33. Chiến lược thương hiệu thường được triển khai dưới dạng các dự án thương
hiệu. Các dự án nào sau đây không phải là dự án thương hiệu? 
a. Dự án thiết kế và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
b. Dự án truyền thông ngoài trời; dự án phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu …
c. Dự án tổ chức các sự kiện giới thiệu bộ nhân diện và sản phẩm
d. Dự án tái cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp

Câu 34. Việc giám sát các dự án thương hiệu cần chú ý đến nguyên tắc nào nhất
trong các thông điệp truyền thông và hành động triển khai các dự án thương hiệu? 
a. Nguyên tắc đoàn kết nội bộ
b. Nguyên tắc nhất quán và đồng bộ
c. Nguyên tắc công bằng
d. Nguyên tắc công khai
Câu 35. Giá trị thương hiệu (brand value) được hiểu là:
a. Là giá trị kinh tế (tài chính) của thương hiệu, trong đó khách hàng sẵn sàng trả
nhiều tiền hơn cho một thương hiệu, để có được sản phẩm.
b. Là giá trị của thương hiệu mà một doanh nghiệp kiếm được thông qua ý thức của
người tiêu dùng về thương hiệu của sản phẩm cụ thể, thay vì chính sản phẩm đó.
c. Là cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu
d. Không có đáp án đúng
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Câu 1: Hệ thống nhận diện thương hiệu được hiểu là gì?

a. Các thành tố thương hiệu


b. Các thành tố thương hiệu và hệ thống điểm bán hàng, trụ sở doanh nghiệp
c. Tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể hiện của chúng trên các phương
tiện và môi trường khác nhau
d. Hệ thống phân phối, trụ sở và các vật phẩm lưu niệm của doanh nghiệp 

Câu 2: Đặc tính của thương hiệu (Brand identity) được hiểu là gì?

a. Là tập hợp những gì doanh nghiệp tạo ra để khách hàng liên tưởng đến và duy trì
trong tâm trí như logo, bao bì, sản phẩm, dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp…
b. Là tập hợp sự thể hiện các thành tố thương hiệu trên các phương tiện và trên các môi
trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt thương hiệu
b. Các thành tố thương hiệu và hệ thống điểm bán hàng, trụ sở doanh nghiệp
d. Hệ thống phân phối, trụ sở và các vật phẩm lưu niệm của doanh nghiệp 

Câu 3: “Đồng bộ và nhất quán” là yêu cầu cơ bản đối với hoạt động nào trong xây
dựng thương hiệu?

a. Bảo vệ thương hiệu


b. Thiết kế và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
c. Khai thác giá trị thương hiệu
d. Hoạch định chiến lược thương hiệu
Câu 4: Walt Disney, Toyota, Honda là tên thương hiệu được đặt theo cách nào?
a. Tên người chủ sáng lập
b. Đặc tính của sản phẩm
c. Tên theo địa danh
d. Tùy theo sở thích 
Câu 5: Microsoft là tên thương hiệu được đặt theo cách nào?

a. Ghép các từ
b. Tên người sáng lập
c. Tên theo địa danh
d. Tùy theo sở thích 

Câu 6: Reebok là tên thương hiệu được đặt theo cách nào?

a. Mối liên kết thương hiệu


b. Đặc tính của sản phẩm
c. Tên theo địa danh
d. Tùy theo sở thích 

Câu 7: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc cơ
bản khi đặt tên cho thương hiệu?

a. Ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ


b. Có khả năng nhận biết và phân biệt
c. Có khả năng chuyển đổi sang ngôn ngữ khác
d. Miêu tả công dụng hoặc tên người, tên địa danh 
Câu 8: Khi tái định vị thương hiệu, cần làm gì đối với hệ thống nhận diện thương
hiệu? 
a. Thay đổi toàn bộ
b. Giữ nguyên như cũ
c. Thay đổi những yếu tố không còn phù hợp với chiến lược định vị mới
d. Làm cho thật nổi bật

Câu 9: Lựa chọn nào không phải là yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận
diện thương hiệu?

a. Có khả năng khai thác thương mại


b. Đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng, và thể hiện
c. Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa và ngôn ngữ, có tính thẩm mỹ cao
d. Có khả năng nhận biết và phân biệt cao, đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán trong
triển khai 

Câu 10: Hệ thống phân phối, trụ sở và các vật phẩm lưu niệm của doanh nghiệp
được coi là những yếu tố thuộc hệ thống nào sau đây?

a. Hệ thống truyền thông thương hiệu


b. Hệ thống bảo vệ thương hiệu
c. Hệ thống nhận diện thương hiệu
d. Cả 3 đáp án trên 

Câu 11: Trong số các điểm tiếp xúc thương hiệu sau đây, điểm nào không được coi
là điểm đối thoại thương hiệu?

a. Điểm bán
b. Nhân viên
c. Sản phẩm, bao bì
d. Trụ sở công ty

Câu 12: Trong Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, “Thăm dò phản
ứng của khách hàng về thương hiệu” là bước kế tiếp của hoạt động nào dưới đây?

a. Khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế thương hiệu


b. Xem xét và lựa chọn các phương án thiết kế thương hiệu
c. Tra cứu, sàng lọc tránh gây trùng lặp, gây nhầm lẫn
d. Lựa chọn phương án thương hiệu chính thức 

Câu 13: Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của bộ nhận diện thương hiệu?

a. Tạo khả năng nhận biết và phân biệt đối với thương hiệu
b. Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm
c. Tạo cảm nhận, góp phần thiết lập cá tính thương hiệu
d. Cung cấp điều kiện bắt buộc cho bảo hộ thương hiệu 
Câu 14: Biển tên và chức danh, các ấn phẩm nội bộ, trang phục, vị trí làm việc … là
hệ thống nhận diện gì? 

a. Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi


b. Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ
c. Hệ thống xúc tiến thương mại, quà tặng
d. Hệ thống thương mại điện tử

Câu 15. Áo thun, mũ, nón, dù, ô, móc chìa khóa, cặp sách, túi đựng, phương tiện vận
chuyển (ôtô con, bus, thuyền …) là hệ thống nhận diện gì? 

a. Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi


b. Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ
c. Hệ thống xúc tiến thương mại, quà tặng
d. Hệ thống thương mại điện tử 
Câu 16. Trung Nguyên với slogan “Khơi nguồn sáng tạo” có xu hướng thể hiện điều
gì? 

a. Ưu tiên thể hiện vị thế của thương hiệu


b. Nhấn mạnh thuộc tính nổi bật của thương hiệu
c. Thể hiện chiến lược, tầm nhìn hoặc triết lý thương hiệu
d. Nhấn mạnh lợi ích của khách hàng 
Câu 17. Apple với slogan “Think different” (suy nghĩ khác biệt) có xu hướng thể
hiện điều gì? 
a. Ưu tiên thể hiện vị thế của thương hiệu
b. Nhấn mạnh thuộc tính nổi bật của thương hiệu
c. Thể hiện chiến lược, tầm nhìn hoặc triết lý thương hiệu
d. Nhấn mạnh lợi ích của khách hàng 

Câu 18. Để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể thực hiện theo
phương án nào sau đây? 
a. Doanh nghiệp tự thiết kế
b. Thuê khoán một đơn vị hay cá nhân thiết kế chuyên nghiệp
c. Tổ chức một cuộc thi nội bộ doanh nghiệp hoặc mở rộng ra cộng đồng
d. Doanh nghiệp tự thực hiện bằng cách giao cho cá nhân hay đơn vị chuyên trách
trong doanh nghiệp thực hiện hoặc tổ chức cuộc thi thiết kế; thuê khoán một đơn vị
hay cá nhân thiết kế chuyên nghiệp; kết hợp các nguồn lực trong và ngoài doanh
nghiệp.
 
Câu 19. Trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, để tránh việc phải thiết kế nhiều
lần gây mất thời gian và chi phí, doanh nghiệp cần phải làm gì? 
a. Tra cứu hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, quốc tế về nhãn hiệu hay các thành tố
thương hiệu cần bảo hộ
b. Tổ chức thăm dò dư luận về các phương án thiết kế
c. Khảo sát thực tế trên thị trường về tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa hay các
thành tố thương hiệu khác
d. Tất cả các phương án trên 
Câu 20. Các kỹ thuật chỉnh, điều chỉnh, làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu
không bao gồm phương án nào sau đây? 
a. Điều chỉnh sự thể hiện của HTND (điều chỉnh màu sắc theo màu nền, thay đổi cách
thể hiện thương hiệu trên ấn phẩm…) hoặc điều chỉnh các chi tiết của HTND (hiệu
chỉnh một số họa tiết logo, rút gọn tên thương hiệu, bổ sung họa tiết…).
b. Bổ sung, hoán vị thương hiệu (bổ sung thương hiệu phụ, dịch chuyển vai trò
chính/phụ, hoán vị thương hiệu).
c. Chuyển ngữ thành tố thương hiệu
d. Thiết kế lại toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu cho ngành hàng mới 
Câu 21. Trong các nguyên tắc triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu, nguyên
tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất? 
a. Tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định
b. Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ
c. Đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng
d. Nâng cao khả năng thấu hiểu và truyền thông thương hiệu

Câu 22. Điểm tiếp xúc thương hiệu (touch point) là gì?

a. Là hệ thống cửa hàng bán hàng hóa mang thương hiệu


b. Là hệ thống cửa hàng bán hàng hóa mang thương hiệu và website của doanh nghiệp
c. Là những điểm mà tại đó khách hàng, công chúng có thể tiếp xúc được với
thương hiệu
d. Là các bao bì sản phẩm 

Câu 23. Các điểm đối thoại thương hiệu cần được chú trọng đồng bộ trong giai đoạn
nào của quá trình mua hàng? 
a. Trước mua hàng
b. Sau mua hàng
c. Trong quá trình trải nghiệm mua hàng
d. Cả trước, trong quá trình trải nghiệm và sau mua hàng
CHƯƠNG 4: BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU
1. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn hiệu lực bảo hộ đối với kiểu dáng công
nghiệp là bao lâu? 

A. 5 năm và được gia hạn tối đa 2 lần


B. 5 năm và không giới hạn số lần gia hạn
C. 10 năm và không giới hạn số lần gia hạn
D. 5 năm và được gia hạn tối đa 5 lần

2. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009, điều kiện cần để kiểu dáng công
nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam là gì?

A. Có khả năng nhận biết và phân biệt


B. Có thiết kế độc đáo, ấn tượng
C. Có khả năng áp dụng trong công nghiệp
D. Có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp 
3. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn hiệu lực bảo hộ 10 năm và không giới
hạn số lần gia hạn được áp dụng đối với đối tượng nào?
A. Sáng chế
B. Kiểu dáng công nghiệp
C. Nhãn hiệu
D. Quyền tác giả 

4. Nguyên tắc bảo hộ nào hiện tại được áp dụng khi xét duyệt đơn đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu tại Việt Nam?

A. Ưu tiên cho đối tượng nộp đơn đăng ký bảo hộ trước


B. Ưu tiên cho đối tượng được sử dụng trước trên thị trường
C. Ưu tiên cho người nộp đơn có quốc tịch Việt Nam
D. Bình đẳng về quyền sở hữu trí tuệ

5. Trường hợp nào dưới đây có thể đăng ký là một nhãn hiệu?

A. Trường THPT “TH”


B. Trường THPT “Hoàng Hoa Thám”
C. Trường THPT “Trần Quốc Tuấn”
D. Trường THPT “Hà Nội” 

6. Xâm phạm thương hiệu được hiểu đầy đủ là gì?

A. Các hành vi làm giả, làm nhái hàng hóa


B. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến thị phần của thương
hiệu
C. Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp
D. Bất kỳ hành vi nào từ bên ngoài làm tổn hại đến uy tín, hình ảnh và giá trị
thương hiệu
 
7. Hành động nào cần thực hiện đầu tiên trong trình tự ưu tiên xử lý các xâm phạm
và tranh chấp thương hiệu?

A. Cảnh báo thương lượng


B. Chứng minh tính hợp pháp của các yêu tố thương hiệu liên quan
C. Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu
D. Huy động và nhờ trợ giúp can thiệp của các cơ quan chức năng 
8. Hoạt động nào sau đây không được coi là các biện pháp cơ bản để chống sa sút
thương hiệu?

A. Tăng cường truyền thông thương hiệu nội bộ và cam kết thương hiệu
B. Hình thành phong cách công ty (văn hóa doanh nghiệp)
C. Đăng ký sở hữu trí tuệ
D. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
 
9. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn hiệu lực bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
là bao lâu?

A. Không thời hạn


B. 20 năm và được gia hạn tối đa 2 lần
C. 10 năm và không giới hạn số lần gia hạn
D. 20 năm và không được gia hạn bảo hộ 

10. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam do cơ quan nào cấp?

A. Cục Sở hữu trí tuệ


B. Sở kế hoạch đầu tư
C. Cục Bản quyền tác giả
D. Sở Công thương 

11. Những trường hợp nhãn hiệu nào dưới đây khi đăng kí sẽ bị từ chối?

A. Nhãn hiệu CHAIR để đăng kí cho mặt hàng ghế


B. Nhãn hiệu NGỌT đăng kí cho sô cô la
C. Nhãn hiệu SỮA BÒ cho nhãn hiệu bơ thực vật
D. Tất cả các đáp án còn lại 
12. Phát biểu nào dưới đây không nói về nhãn hiệu (trademark)?

A. Phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
B. Là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và
công chúng.
C. Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.
D. Được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện: i) là dấu hiệu nhìn thấy được,
có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều
hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; ii)
dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể
khác nhau
13. Pháp luật các nước, các điều ước quốc tế về nhãn hiệu liệt kê những dấu hiệu cụ
thể nào để có thể đăng kí bảo hộ nhãn hiệu?
A. Không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu
hiệu phổ biến có thể đăng kí bảo hộ nhãn hiệu.
B. Hình ảnh và chữ viết
C. Chữ số và chữ viết
D. Chữ viết và màu sắc 

14. Theo luật Việt Nam, phát biểu nào sau đây không nói về nhãn hiệu nổi tiếng
(love mark)?

A. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở đăng kí bảo
hộ với cơ quan quản lý nhà nước.
B. Là một trong số những loại nhãn hiệu được phân loại dựa trên tiêu chí tính chất,
chức năng của nhãn hiệu.
C. Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt
Nam.
D. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử
dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực
hiện thủ tục đăng ký 

15. Ưu điểm của bảo hộ bí mật kinh doanh là gì?

A. Không mất chi phí đăng ký; không yêu cầu công bố thông tin hoặc thủ tục đăng

B. Tất cả các đáp án
C. Vô hạn;
D. Bí mật kinh doanh có hiệu lực ngay lập tức. 

16. Theo Luật Việt Nam, điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ là gì?

A. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử
dụng.
B. Tên thương mại có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương
mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh.
C. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
D. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người
khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

17. Để được bảo hộ, tên thương mại mặc có cần phải đi đăng kí bảo hộ dưới hình
thức cấp văn bằng không?
A. Cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
B. Cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
C. Không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà
được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
D. Không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà phải
đăng kí ở Sở Kế hoạch và Đầu tư.

18. Nguyên tắc lãnh thổ trong đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu như thế
nào?

A. Khi đăng kí bảo hộ ở một quốc gia thì ngay lập tức quyền SHTT được bảo hộ ở
các quốc gia thành viên các công ước về SHTT.
B. Nếu đăng ký ở quốc nào thì hiệu lực chỉ trong trong quốc gia đó.
C. Văn bằng bảo hộ cho các đối tượng khác nhau sẽ có hiệu lực không giống nhau
D. Chỉ có luật quốc gia bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 

19. Hành động nào sau đây không phải là hành vi xâm phạm thương hiệu?

A. Đăng kí bao vây các tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp mình (đăng kí trước, sử
dụng sau)
B. Hàng giả/nhái, các điểm bán tương tự hoặc giống hệt
C. Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp
D. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 

20. Để chống những hành vi xâm phạm thương hiệu, doanh nghiệp không nên áp
dụng các biện pháp nào sau đây?

A. Tạo rào cản pháp lý bằng việc đăng kí những tài sản trí tuệ, tạo rào cản kỹ thuật
bằng việc chú trọng sự khác biệt, đổi mới sáng tạo và các biện pháp kĩ thuật
ngăn ngừa như tem chống hàng giả, mã vạch, kiểu dáng khó bắt chước,…
B. Truyền thông xây dựng hình ảnh thương hiệu
C. Xây dựng các rào cản kinh tế - tâm lý đối với người tiêu dùng, hệ thống kênh
phân phối
D. Thường xuyên kiện các bên xâm phạm thương hiệu ra tòa án và quyết liệt
theo đuổi các vụ kiện đến cùng.

 21. Tại sao tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về
hàng hóa và doanh nghiệp, tạo sự thân thiết với khách hàng là một biện pháp quan
trọng trong việc chống xâm phạm thương hiệu?
A. Bởi vì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu luôn là hàng rào tốt
nhất cho mỗi thương hiệu. Thông tin minh bạch giúp tạo lòng tin và sự trung
thành của khách hàng.
B. Bởi vì khách hàng là người cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về xâm
phạm.
C. Bởi vì khách hàng tham gia vào quá trình chống sa sút thương hiệu từ bên trong
doanh nghiệp
D. Bởi vì chỉ có khách hàng là người hiểu rõ nhất về thương hiệu. 

22. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và
tăng cường truyền thông thương hiệu nội bộ và cam kết thương hiệu nhằm tạo ra sự
cảm nhận tốt hơn cho người tiêu dùng và công chúng là những phương pháp nhằm:

A. Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái


B. Chống sa sút thương hiệu từ bên trong doanh nghiệp
C. Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu
D. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu 

23. Tranh chấp thương hiệu được hiểu như thế nào?

A. Tranh chấp thương hiệu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền
và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều thương hiệu
trong việc khai thác và sở hữu.
B. Tranh chấp thương hiệu là việc các bên kiện nhau ra tòa án vì mâu thuẫn trong
việc sở hữu thương hiệu.
C. Tranh chấp thương hiệu là những xung đột về việc khai thác thương hiệu giữa
các bên liên quan.
D. Tranh chấp thương hiệu là tình trạng thương hiệu được đồng sở hữu bởi hai bên
trở lên.

24. Tranh chấp thương hiệu nào sau đây phổ biến nhất và có quy mô, biểu hiện phức
tạp nhất?

A. Tranh chấp trong định giá tài sản thương hiệu


B. Tranh chấp trong khai thác và phân định tỷ lệ tài sản thương hiệu
C. Tranh chấp về quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu
D. Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm 

25. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc khi xử lý tranh chấp thương
hiệu?

A. Đưa bên xâm phạm thương hiệu ra các cơ quan tài phán bằng mọi giá
B. Các bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.
C. Bảo vệ tối đa lợi ích của thương hiệu và doanh nghiệp
D. Thương lượng là tối ưu, kiện tụng là không mong muốn 

26. Trong việc xử lý các xâm phạm và tranh chấp thương hiệu, doanh nghiệp cần
thực hiện công việc nào sau đây?

A. Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu có liên quan
B. Tập hợp những bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu
C. Cảnh báo, thương lượng; huy động và nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng,
thậm chí kiện tụng nếu cần thiết.
D. a, b và c 
27. Doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi nào?

A. Khi hoàn thiện việc thiết kế nhãn hiệu


B. Khi bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường
C. Khi chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường
D. Khi đưa sản phẩm đi tham dự hội chợ triển lãm

28. Hình ảnh thương hiệu là gì?

A. Những ấn tượng, dấu ấn, sự cảm nhận về thương hiệu đọng lại trong tâm trí
khách hàng và công chúng
B. Những yếu tố thuộc về nhãn hiệu
C. Những dấu hiệu nhận biết và phân biệt trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu
D. Bộ nhận diện thương hiệu với các yếu tố như nhãn hiệu, slogan, logo, …
CHƯƠNG 5: TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
1. Phát biểu nào dưới đây không chính xác khi nói về truyền thông thương hiệu
(Brand Communication)?

A. Nơi bắt đầu cho truyền thông thương hiệu là các hoạt động marketing ra bên
ngoài.
B. Là quá trình tương tác và chia sẻ thông tin về thương hiệu giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng, cộng đồng và các bên liên quan.
C. Người tiêu dùng làm trung tâm. Thương hiệu tiếp xúc với khách hàng ở tất cả
những nơi họ đến, vào đúng thời điểm họ đến, nói đúng những thứ họ muốn.
Thông điệp gửi cho người tiêu dùng phải nhất quán giữa các kênh khách nhau.
D. Toàn diện tích hợp tất cả các hoạt động truyền thông (PR, quảng cáo, quan hệ
với nhà đầu tư, truyền thông tương tác hoặc nội bộ) để quản lý tài sản thương
hiệu. 

2. Truyền thông thương hiệu bao gồm các hoạt động gì?
A. Các hoạt động truyền thông thương hiệu nội bộ bên trong doanh nghiệp và
truyền thông thương hiệu ngoại vi - truyền thông ra bên ngoài.
B. Các hoạt động truyền thông ra bên ngoài bao gồm quảng cáo, quan hệ công
chúng, hội chợ thương mại, …
C. Các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến với công chúng.
D. Các hoạt động cung cấp thông tin về thương hiệu đến khách hàng. 

3. Bản tin cho nhân viên, tài liệu hướng dẫn an toàn, hướng dẫn vận hành, chỉ thị
quản lý, … và các hoạt động xã hội đóng vai trò gì trong truyền thông thương hiệu?

A. Là các hình thức truyền thông, giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp, tạo môi
trường tốt cho các thông tin phản hồi và tương tác về thương hiệu cho các
thành viên của doanh nghiệp.
B. Không có vai trò gì trong truyền thông thương hiệu
C. Giúp quảng bá thông tin về thương hiệu đến khách hàng và công chúng.
D. Giúp làm rõ các thông tin về thương hiệu đến khách hàng.

4. Truyền thông thương hiệu đóng vai trò gì trong phát triển doanh nghiệp?

A. Giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng
B. Giúp truyền tải thông điệp định vị, gia tăng liên tưởng thương hiệu
C. Góp phần hình thành phong cách và bản sắc thương hiệu và tạo dựng hình ảnh
thương hiệu bền vững trong nhóm khách hàng mục tiêu
D. a, b và c 
5. Tháp mức độ nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng từ thấp đến cao là gì?

A. Không nhận biết thương hiệu, nhận ra thương hiệu, nhớ đến thương hiệu và
nhớ ra đầu tiên
B. Không nhận biết thương hiệu, nhớ đến thương hiệu và nhận ra thương hiệu
C. Nhớ đến thương hiệu, nhận ra thương hiệu, không nhận biết thương hiệu và nhớ
ra đầu tiên
D. Nhớ đến thương hiệu, không nhận biết thương hiệu, nhận ra thương hiệu và nhớ
ra đầu tiên

6. Phương tiện truyền thông thương hiệu không bao gồm phương tiện nào sau đây?

A. Bản chiến lược thương hiệu

B. Bảng tin nội bộ


C. Thông cáo báo chí
D. Tờ rơi

7. Mục tiêu quan trọng nhất của truyền thông thương hiệu là gì?
A. Tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững, nâng cao nhận thức của công
chúng về thương hiệu (hình ảnh và ấn tượng của sản phẩm, doanh nghiệp
gắn với thương hiệu) và tạo dựng uy tín cho thương hiệu.
B. Đạt được doanh thu và lợi nhuận cao trong kì xem xét
C. Bán được nhiều hàng hóa nhất trong thời kì xem xét
D. Định vị thương hiệu thành công

8. TVC (Television Commercial) là gì?

A. Là đoạn video quảng cáo trong các kênh truyền hình và ngày nay còn mở
rộng thành các mẫu quảng cáo bằng video clip ngắn với sự kết hợp của hình
ảnh, chuyển động và âm thanh được trình chuyến trên màn hình ở bất cứ
đâu.
B. Là đoạn video quảng cáo trong các kênh truyền hình
C. Là những video clip quảng cáo sản phẩm trên truyền hình
D. Không có đáp án đúng

9. Yêu cầu nào là quan trọng nhất trong tuyền thông thương hiệu?

A. Bám sát ý tưởng cần truyền tải


B. Đảm bảo tính trung thực và minh bạch
C. Đảm bảo tính hiệu quả
D. Đơn giản, dễ nhớ

10. Câu hỏi dưới đây được sử dụng để đánh giá cấp độ nào của nhận biết thương
hiệu?Trong những thương hiệu sau, thương hiệu nào là của sản phẩm dầu gội đầu?
Oreo, Sunsilk, Biti’s, Habeco, Pantene, Omo, Omachi, Miliket, One one, …

A. Nhận ra thương hiệu có sự trợ giúp


B. Nhớ ra thương hiệu
C. Nhớ ra ngay (top of mind)
D. Liên tưởng thương hiệu 

11. Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) là gì?

A. Là khả năng nhận ra hoặc nhớ ra một thương hiệu. Các kiểu nhận thức
thương hiệu khác nhau được xác định là gợi nhắc thương hiệu và nhận diện
thương hiệu.
B. Là bất cứ thứ gì liên quan đến thương hiệu nằm sâu trong tâm trí khách hàng
như hình ảnh và biểu tượng liên kết với thương hiệu hoặc lợi ích thương hiệu.
C. Là những ấn tượng, dấu ấn, sự cảm nhận về thương hiệu đọng lại trong tâm trí
khách hàng và công chúng.
D. Là mối liên kết giữa khách hàng và thương hiệu, mức độ khách hàng cảm thấy
“đồng bộ” với thương hiệu. 

12. Nhận thức của người tiêu dùng về một thương hiệu được phản ánh thông qua
các liên tưởng thương hiệu được lưu giữ trong trí nhớ của người tiêu dùng được
hiểu là gì?

A. Hình ảnh thương hiệu (Brand Image)


B. Phong cách thương hiệu
C. Tài sản thương hiệu theo tiếp cận tài chính
D. Đối tượng cần bảo hộ của thương hiệu 

13. Việc mã hóa ý tưởng thành thông điệp truyền thông cần đảm bảo các yêu cầu nào
sau đây?

A. Tất cả các đáp án còn lại


B. Bám sát ý tưởng cần truyền tải; phù hợp với đối tượng tiếp nhận;
C. ngắn gọn, dễ hiểu, độc đáo, có tính thuyết phục
D. Đảm bảo tính văn hóa và phù hợp với phong tục

14. Quá trình nhận thức thương hiệu của khách hàng gồm mấy bước?

A. 6 bước lần lượt gồm phát hiện, chú ý, tìm hiểu, chấp nhận, đáp ứng và ghi
nhớ thương hiệu
B. 5 bước lần lượt gồm phát hiện, chú ý, chấp nhận, tìm hiểu và ghi nhớ thương
hiệu
C. 6 bước lần lượt gồm phát hiện, tìm hiểu, chấp nhận, chú ý, đáp ứng và ghi nhớ
thương hiệu
D. 5 bước lần lượt gồm phát hiện, chấp nhận, tìm hiểu, chú ý và ghi nhớ thương
hiệu 

15. Mục tiêu nào sau đây không phải là mục tiêu chính của quảng cáo?

A. Mang lại lợi ích cho các bên liên quan và cộng đồng
B. Tạo ra nhận thức và sự hiểu biết về thương hiệu
C. Thuyết phục quyết định mua dựa trên việc củng cố niềm tin cho khách hàng
D. Mục tiêu hành động để duy trì lòng trung thành 

16. Các phương tiện quảng cáo nào sau đây có khả năng nhắm chọn đối tượng tốt
nhất?

A. Direct response advertising - quảng cáo trực tiếp


B. Media advertising - quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
C. Point-of-purchase advertising - quảng cáo tại điểm bán
D. Place advertising - quảng cáo phân phối trên băng rôn, pano, áp phích, phương
tiện giao thông, bảng đèn điện tử, … 

17. Mục đích của quan hệ công chúng (Public Relations-PR) thường nhằm mục đích
gì?

A. Nhằm xây dựng một hình ảnh đồng nhất của thương hiệu trong dài hạn
B. Nhằm đạt các mục tiêu ngắn hạn như doanh thu, lợi nhuận
C. Thường nhằm để truyền thông về sản phẩm cụ thể
D. Nhằm quảng bá về các tính năng và giá cả của các sản phẩm của doanh nghiệp
18. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của PR:
A. Có thể truyền tải thông tin đến số lượng lớn các đối tượng trong thời gian
ngắn
B. Là quá trình thông tin 2 chiều : đưa các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về doanh
nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp đến nhóm đối tượng định trước; và lắng
nghe ý kiến phản hồi từ đối tượng được truyền thông.
C. Có tính khách quan cao
D. Thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng được truyền thông 

19. Hạn chế của PR không bao gồm đặc điểm nào sau đây?

A. Khiến khách hàng cảm thấy liên tục bị làm phiền


B. Không đến được với 1 số lượng lớn các đối tượng trong 1 thời gian ngắn do chỉ
tập trung vào 1 nhóm đối tượng trong 1 khu vực định trước
C. Thông điệp đưa ra thường ko gây ấn tượng mạnh và khó nhớ hơn
D. Đôi khi khó kiểm soát nội dung thông điệp 

20. Mục tiêu cơ bản của truyền thông thương hiệu là gì?

A. Xây dựng và duy trì hình ảnh, ấn tượng và uy tín của sản phẩm, của doanh
nghiệp trong tâm trí khách hàng.
B. Cung cấp thông tin về sản phẩm mới, tính năng, công dụng của sản phẩm mới,

C. Thuyết phục, thay đổi nhận thức của người mua về thương hiệu
D. Nhắc nhở công chúng về sự có mặt của thương hiệu và duy trì mức độ biết đến
thương hiệu

21. Yếu tố nào không phải là căn cứ chính để xác định ý tưởng truyền thông thương
hiệu?

A. Giá trị tài sản thương hiệu


B. Mục tiêu truyền thông
C. Ý tưởng định vị thương hiệu, giá trị cốt lõi của TH, sự khác biệt với đối thủ
cạnh tranh, lợi ích mang lại cho khách hàng.
D. Các liên kết kết nối bộ nhớ khách hàng với thương hiệu

CHƯƠNG 6: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU


1. Quan điểm phát triển thương hiệu theo tiếp cận khách hàng – dựa trên tài sản
thương hiệu của David Aaker là gì?

A. Phát triển thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm gia tăng sức mạnh và
khả năng bao quát, tác động của thương hiệu đến tâm trí và hành vi của
khách hàng, công chúng.
B. Phát triển thương hiệu bao gồm việc tạo ra một hệ thống các yếu tố nhận diện
thương hiệu dựa trên tư duy chiến lược và quản trị hệ thống.
C. Phát triển thương hiệu là việc mở rộng thêm những thương hiệu khác trên nền
tảng của thương hiệu cũ.
D. Phát triển thương hiệu là quá trình liên tục và giúp thương hiệu phát triển trên
thị trường, với 4 giai đoạn, bao gồm: Xây dựng chiến lược thương hiệu, nhận
diện thương hiệu, thiết kế đồ họa và quản lý thương hiệu

2. Phát triển thương hiệu hay là phát triển các tài sản/giá trị thương hiệu (brand
equity) đặt trong mối quan tâm và nhận thức, đánh giá của khách hàng cần được
nhìn nhận trên khía cạnh nào?

A. Làm cho thương hiệu mạnh hơn so với quá khứ


B. Làm cho thương hiệu mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một
phân khúc
C. Làm cho thương hiệu có tính cạnh tranh cao hơn
D. Làm cho thương hiệu mạnh hơn so với quá khứ và làm cho thương hiệu
mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc

3. Tài sản thương hiệu (brand equity) dựa trên đánh giá của khách hàng bao gồm
các yếu tố nào?

A. Các tài sản trí tuệ


B. Nhận thức thương hiệu, chất lượng cảm nhận, liên kết thương hiệu, lòng
trung thành với thương hiệu và các tài sản khác
C. Nhận thức thương hiệu, chất lượng cảm nhận và liên kết thương hiệu
D. Chất lượng cảm nhận, liên kết thương hiệu và lòng trung thành với thương hiệu

4. Phát biểu nào sau đây không chính xác?


A. Việc mở rộng thương hiệu có thể thành công nhưng làm giảm nhận diện của bất
kì một chủng loại sản phẩm nào
B. Việc mở rộng thương hiệu có thể làm loãng ý nghĩa của thương hiệu
C. Việc mở rộng thương hiệu thúc đẩy cơ hội phát triển một thương hiệu hoàn
toàn mới
D. Việc mở rộng thương hiệu có rủi ro là có thể thành công nhưng chiếm đoạt
doanh số của thương hiệu mẹ

5. Mức độ cao nhất trong chuỗi nhận thức thương hiệu (brand awareness) là gì?

A. Nhớ ra ngay (Top of mind)


B. Nhận ra thương hiệu (Recoginition)
C. Nhớ được thương hiệu (Recall)
D. Không nhận ra thương hiệu

6. Điều kiện tiên quyết thúc đẩy khách hàng mua các sản phẩm, dịch vụ là gì?

A. Lòng trung thành với thương hiệu


B. Nhận thức thương hiệu
C. Chất lượng cảm nhận
D. Liên tưởng thương hiệu

7. Giá trị cảm nhận được hiểu theo cách tiếp cận của giá trị dành cho khách hàng
của Philip Kotler (1994) là gì?

A. Giá trị cảm nhận của khách hàng là khoản chênh lệch giữa những giá trị mà
họ nhận được từ việc sở hữu và sử dụng sản phẩm với chi phí bỏ ra để có
được sản phẩm.
B. Giá trị cảm nhận của khách hàng là những lợi ích khách hàng nhận được theo
đúng chiến lược thương hiệu của doanh nghiêp.
C. Giá trị cảm nhận của khách hàng là đánh giá của khách hàng về mức độ đắt, rẻ
của sản phẩm, dịch vụ.
D. Giá trị cảm nhận của khách hàng

8. Tổng giá trị nhận được của khách hàng trong việc mua và sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ mang thương hiệu là gì?

A. Là những lợi ích mà người tiêu dùng mong đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ
B. Là tổng tất cả những chi phí mà người tiêu dùng phải trả trong việc so sánh,
mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ
C. Là lợi ích lý tính (functional benefits) của thương hiêu
D. Là lợi ích cảm tính (emotional benefits) do thương hiệu mang lại

9. Cách thức nào sau đây không làm tăng giá trị cảm nhận của khách hàng đối với
thương hiệu?

A. Bên cạnh việc cung cấp các lợi ích lý tính (functional benefits), tạo ra các lợi ích
cảm tính (emotional benefits) cho khách hàng sử dụng thương hiệu
B. Tìm cách hạ bệ đối thủ cạnh tranh một cách công khai
C. Tạo một tuyên bố giá trị duy nhất thực sự cho thương hiệu
D. Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc

10. Thẻ Visa Vietcombank là sản phẩm thẻ được phát hành thông qua sự hợp tác
giữa Vietcombank với Tổ chức tài chính quốc tế Visa International Service
Association. Đây là một trong những hình thức phát triển giá trị tài chính của
thương hiệu:

A. Nhượng quyền thương mại (franchise)


B. Phát triển lòng trung thành của khách hàng
C. Li-xăng nhãn hiệu hàng hóa
D. Liên minh thương hiệu (alliance of brands)

11. Mở rộng thương hiệu là gì?

A. Là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu đã có trong việc mở rộng sản
phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác, làm tăng khả
năng bao quát, chi phối của thương hiệu
B. Là việc tạo ra những thương hiệu mới
C. Là việc mở rộng dòng sản phẩm bằng cách hình thành các thương hiệu phụ
D. Là việc mở rộng chủng loại sản phẩm trên cơ sở thương hiệu đã tồn tại

12. Lựa chọn đáp án phù hợp nhất khi nói về các phương án Mở rộng thương hiệu?

A. Mở rộng dòng sản phẩm bằng cách hình thành các thương hiệu phụ hoặc mở
rộng chủng loại sản phẩm trên cơ sở thương hiệu đã tồn tại
B. Mở rộng dòng sản phẩm bằng cách hình thành các thương hiệu phụ
C. Mở rộng chủng loại sản phẩm trên cơ sở thương hiệu đã tồn tại
D. Thiết lập các thương hiệu mới
13. Việc Unilever mở rộng thêm các thương hiệu kem đánh răng P/S muối, P/S trà
xanh, P/S tinh chất sữa, … bên cạnh thương hiệu ban đầu kem đánh răng P/S là
chiến lược mở rộng thương hiệu nào?

A. Mở rộng dòng sản phẩm bằng cách hình thành các thương hiệu phụ
B. Mở rộng chủng loại sản phẩm trên cơ sở thương hiệu đã tồn tại
C. Thiết lập các thương hiệu mới
D. Đa thương hiệu (multi-brands)

14. Việc tập đoàn Vingroup mở rộng ngành hàng từ bất động sản sang y tế (Vinmec),
giáo dục (Vinschool), du lịch nghỉ dưỡng (Vinpearl) là chiến lược mở rộng thương
hiệu nào?

A. Đa thương hiệu (multi-brands)


B. Mở rộng chủng loại sản phẩm trên cơ sở thương hiệu đã tồn tại
C. Mở rộng dòng sản phẩm bằng cách hình thành các thương hiệu phụ
D. Thiết lập các thương hiệu mới

15. Làm mới thương hiệu là gì?

A. Là làm cho thương hiệu có được những dấu hiệu nhận diện, cảm nhận mới
hơn trong cái nhìn và suy nghĩ của người tiêu dùng và công chúng
B. Là làm mạnh lên các liên kết thương hiệu cũ hoặc chuyển đổi các liên kết để
khách hàng thấy thương hiệu đang thay đổi vì họ
C. Là tìm kiếm thị trường mới cho thương hiệu đang tồn tại
D. Lài việc tái định vị thương hiệu

16. Làm mới thương hiệu bao gồm cách nào sau đây?

A. Làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu và sự thể hiện các thành tố thương
hiệu; Làm mới hệ thống điểm bán, điểm tiếp xúc; và Làm mới các dịch vụ bổ
sung
B. Làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu và sự thể hiện các thành tố thương
hiệu
C. Làm mới hệ thống điểm bán, điểm tiếp xúc
D. Làm mới các dịch vụ bổ sung

17. Tại sao cần phải làm mới thương hiệu?

A. Do sự nhàm chán của người tiêu dùng.


B. Do đòi hỏi của quá trình cạnh tranh và nhằm đáp ứng yêu cầu tái định vị thương
hiệu
C. Nhằm góp phần bảo vệ thương hiệu
D. Tất cả các đáp án còn lại

18. Việc thương hiệu LG mở rộng từ các sản phẩm điện tử như TV, đầu VCD, DVD,
… sang sản xuất điện thoại LG, máy bơm LG là chiến lược mở rộng thương hiệu
nào?

A. Mở rộng chủng loại sản phẩm trên cơ sở thương hiệu đã tồn tại
B. Mở rộng dòng sản phẩm bằng cách hình thành các thương hiệu phụ
C. Thiết lập các thương hiệu mới
D. Đa thương hiệu (multi-brands)

19. Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Mở rộng thương hiệu làm cho khách hàng và công chúng khó chấp nhận sản
phẩm mới hơn việc tạo dựng một thương hiệu hoàn toàn mới
B. Những liên tưởng thương hiệu mẹ càng trừu tượng thì càng dễ thích hợp với
thương hiệu con ở ngành khác.
C. Việc mở rộng thương hiệu đem lại những lợi ích phản hồi cho thương hiệu mẹ
và doanh nghiệp
D. Việc mở rộng thương hiệu đem khách hàng mới đến vùng hoạt động của thương
hiệu và gia tăng độ bao phủ thị trường của thương hiệu

ĐỀ ÔN TẬP CHUNG:

You might also like