Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN

Một số bệnh truyền nhiễm ở lợn


1 Phó thương hàn lợn 4 Bệnh tai xanh

2 Tụ huyết trùng 5 Bệnh tiêu chảy cấp

3 Dịch tả lợn 6 Lở mồm long móng


1. Bệnh Phó thương hàn lợn (Salmonella cholerae suis)
Do trực khuẩn Salmonella cholerae suis gây nên, lây lan qua đường tiêu hóa, ở mọi lứa tuổi
(đặc biệt là heo cai sữa)

Biểu hiện đặc trưng


Gây bại huyết, viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi (trên heo cai
sữa) gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái)

Triệu chứng Thời gian nung bệnh từ 2 - 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể

Thể cấp tính


● Heo sốt cao 41 -42 độ, bỏ ăn, nằm 1 chỗ,, tai lạnh, da bụng nổi gai ốc, heo ói mửa, tiêu chảy phân vàng, hôi thối, đôi khi có
lẫn máu.
- Sau vài ngày, heo bệnh có thể bị ho, khó thở, vùng da mỏng bị xuất huyết
- Giai đoạn cuối, heo đứng không vững, co giật, suy nhược rồi chết
Thể mãn tính
● Heo sốt cao 41 -42 độ trong vòng 5-7 ngày rồi ngưng, sau vài ngày lại tiếp tục sốt.
- Trên da xuất hiện mảng đỏ có vảy
- Heo bị tiêu chảy, xuống sức, phân thối
- Gầy yếu và chết trong 10-15 ngày

Biện pháp phòng bệnh


● Băng vắc-xin, định kì 4 - 6 tháng/lần, tiêm vào góc tai, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
➢ Đối với heo nái: tiêm phòng trước khi phối giống
➢ Đối với heo con: tiêm 2 lần (lần 1 khi heo được 20 ngày tuổi, lần 2 khi heo được 40 - 45 ngày tuổi)
● Chú ý: cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh

Biện pháp trị bệnh


● Do tính đề kháng rất cao của Salmonella nên sử dụng kháng sinh Norfloxacine liều 5 - 10 mg/kg thể trọng phối hợp
Dexamethasone, Vitamin C, B Complex.
➢ Heo con: dùng liefu 1 mg/kg thể trọng
➢ Heo lớn: dùng liều 10 mg/kg thể trọng
2. Bệnh tụ huyết trùng
do trực cầu khuẩn Pasteurella multocida gây ra với chứng tụ huyết, xuất huyết ở những
vùng da non trên cơ thể. Sau cùng vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết toàn
thân. Vi trùng xâm nhập chính qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống vào cơ thể hoặc
qua đường hô hấp. Sự xâm nhập dễ dàng nếu niêm mạc có vết thương

Biểu hiện đặc trưng


Gây bại huyết, xuất huyết, xáo trộn hô hấp

Triệu chứng Thời gian nung bệnh từ 1 - 5 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể

Thể cấp tính


● Sốt cao, hầu và cằm sưng to

● Viêm phổi nên khó thở, nhịp thở nhanh, ho khan, chảy nhiều nước mũi

● Nốt đỏ, tím ở vùng da mỏng

● Đi vòng tròn, sủi bọt mép, co giật


Thể mãn tính
● Heo sốt cao 41 -42 độ, khó thở và tiếp tục ho, các khớp bị sưng
● Heo gầy hẳn đi, yếu ớt, sau 1-2 tháng chết

Biện pháp phòng bệnh


● Vệ sinh chăm sóc, bồi dưỡng tốt để tăng cường sức đề kháng, tăng sức chống đỡ của con vật.
● Giữ chuồng khô ráo sạch sẽ, thoáng mát.. Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng.
● Bằng vaccin định kì 4-5 tháng/lần, tiêm vào góc tai, liều lượng theo chỉ định nhà sản xuất

Biện pháp trị bệnh


● Điều trị sớm đạt hiệu quả cao
● Dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20-40mg/kg TT và Penicillin với liều 20.000-40.000 IU/kg TT
● Kết hợp thuốc trị triệu chứng: thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho Eucalyptin, thuốc kháng viêm…
3. Bệnh Dịch tả (hog cholera)
Là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, chủ yếu qua đường tiêu hóa, lây lan nhanh và rộng ở
tất cả các lứa tuổi với tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao

Biểu hiện đặc trưng


Bại huyết và xuất huyết

Triệu chứng Thời gian nung bệnh từ 2 - 3 ngày và bệnh thường phát ra ở 2 thể

Thể cấp tính


● Lợn ủ rũ, lười ăn/bỏ ăn, tìm chỗ tối để nằm
● Sau 2 - 3 ngày lợn sốt cao 41 - 42 độ kéo dài
● Lợn chết sau 3 -6 ngày
● Biểu hiện: lợn thở mạnh, chỗ da mỏng xuất hiện các nốt đỏ riêng biệt rồi phát triển thành mảng xuất huyết lớn, sau đó
các điểm đỏ tím lại bong vảy. Mắt lợn có màng trắng che phủ, viêm mũi, phân lỏng màu xám
● Phụ nhiễm với phó thương hàn: tiêu chảy trong thời gian dài, phân thối, sờ vào bụng có nhiều chỗ sưng
● Phụ nhiễm với tụ huyết trùng: lợn bị viêm phổi
● Phụ nhiễm với phó thương hàn và tụ huyết trùng: chỗ da mỏng có những mụn mủ mổi lên, tai và đuôi bị hoại tử
Thể mãn tính
● Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng nhẹ và kéo dài khoảng 1 - 2 tháng
● Biểu hiện: lợn gầy yếu, ho, khó thở, bài tiết không ổn định

Biện pháp phòng bệnh


● Tiêm ngừa vắc-xin là chủ yếu
➢ Heo nái: tiêm phòng trước khi phối giống
➢ Heo con: tiêm 1 lần từ 28 - 35 ngày, lần 2 từ 56 - 63 ngày tuổi
● Sử dụng vắc-xin đúng theo hướng dẫn của NSX
➢ Sau khi tiêm khoảng 6 - 7 ngày vắc-xin mới bắt đầu phát huy tác dụng hiệu quả
➢ Tiêm định kì 6 tháng/lần
● Lưu ý: lợn thường sốt sau khi tiêm vắc-xin do phản ứng với thuốc nên không cần can thiệp vì cơn sốt sẽ hạ sau vài ngày
➢ Khi phát hiện lợn nghi mắc bệnh dịch tả cần nhanh chóng báo ngay cho thú ý địa phương để có biện pháp phòng chống
tổng hợp theo quy định của Nhà nước
4. Bệnh tai xanh
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, bệnh có tính chất lây lan nhanh, làm chết
nhiều lợn khi kế phát với bệnh khác, lây truyền trực tiếp giữa heo với heo, qua phân, nước
tiểu…

Biểu hiện đặc trưng


Gây sảy thai, thai chết lưu ở lợn nái chửa, lợn ốm có triệu chứng điển hình sốt cao, viêm phổi nặng, đặc biệt là ở lợn con cai sữa.

Triệu chứng

Heo nái
● Giai đoạn mang thai: sốt cao 40 - 42°C, biếng ăn, sẩy thai vào giai đoạn chửa 2 hoặc thai chết lưu chuyển thành thai gỗ; thể
cấp tính tai chuyển màu xanh, đẻ non vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai hoặc thai chết yểu.

● Giai đoạn đẻ và nuôi con: mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu, chậm chạp hoặc hôn mê, lợn con yếu, tai chuyển
màu xanh.

● Giai đoạn sau cai sữa: lợn nái động dục không bình thường (kéo dài) hoặc phối giống mà không thụ thai, ho và viêm phổi
nặng.
Heo con
● Sốt cao, gầy yếu, khó thở, mắt màu nâu, phần da mỏng như da bụng, gần mang tai thường có màu hồng, đôi khi da có
vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy và thường bị chết ở tỷ lệ cao.

Heo đực giống


● Sốt, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít. Các trường hợp cấp tính, lợn đực
bị sưng dịch hoàn. Phần lớn lợn đực nhiễm vi rút không có biểu hiện lâm sàng, nhưng trong tinh dịch có vi rút từ 6 đến 8
tháng.

Biện pháp phòng bệnh


● Tiêm vaccin phòng bệnh truyền nhiễm: dịch tả, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn
● Vệ sinh chuồng tại, dụng cụ chăn nuôi định kỳ phun sát trùng
● Nuôi cách ly heo mới nhập về 30 ngày trước nhập đàn
● Heo chết cần báo thú y xử lý kịp thời tránh lây lan

Biện pháp trị bệnh Hiện chưa có thuốc đặc trị


5. Bệnh Tiêu chảy cấp (PED)
Bệnh do Coronavirus gây ra, phổ biến trên lợn. Tỉ lệ chết cao từ 10 - 100%, thiệt hại kinh tế
lớn

Biểu hiện đặc trưng


Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu dẫn đến mất nước và mất
chất dinh dưỡng gây chết lợn

Triệu chứng
● Heo con theo mẹ bú ít hoặc bỏ bú, heo sau cai sữa và heo bột ăn ít hoặc bỏ ăn
● Heo con bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn
● Heo có hiện tượng nôn mửa do sữa uống không tiêu, bỏ bú, mất nước, thân nhiệt giảm nên hay có hiện tượng nằm lên
bụng heo mẹ

Bệnh tích
● Heo con theo mẹ có dạ dày căng phồng, chứa sữa không tiêu
● Thành ruột mỏng, căng phồng, chứa đầy dịch vàng
● Hạch lympho màng treo ruột xuất huyết, sung huyết
=> Bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE)
Biện pháp phòng bệnh
➢ Tiêm vắc-xin đầy đủ để phòng bệnh
➢ Tuân thủ nghiêm ngặt an toàn sinh học cho trại
➢ Định kì vệ sinh bụi rậm quanh trại, khơi thông cống rãnh, sát trùng, diệt côn trùng/gặm nhấm
➢ Tuân thủ nguyên tắc khô - sạch - ấm cho trại
➢ Tiêm đầy đủ sắt cho heo con theo đúng quy trình
➢ Xử lí nước uống cho heo mẹ và heo con bằng clorine (nồng độ 5%)

Biện pháp trị bệnh Chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng

➢ Kháng thể E.coli tiêm vào xoang phúc mạc liên tục 3 ngày
➢ Atropisunfat 0,1% tiêm bắp: ngày 1 lần
➢ Bổ sung nước và chất điện giải: gluco-KC thảo dược hoặc điện giải vitamin kết hợp với vitamin tổng hợp (Multivit-C hoặc
Super-Vita): cho uống tự do
➢ Dung dịch glucose 5 - 10% tiêm vào xoang phúc mạc: ngày 2 lần
➢ Dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn bội nhiễm
➢ Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng Vitamin C + B1 + Cafein natribenzoat
6. Bệnh lở mồm long móng
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, bệnh có tính chất lây lan nhanh. Khi con vật
mắc bệnh LMLM thường bị kế phát các bệnh truyền nhiễm khác, đó chính là nguyên nhân
gây chết con vật..Vi rút thường xuất hiện trong mụn nước, dịch lâm ba, máu, nội tạng và các
chất thải, chất bài tiết của con vật bị bệnh.

Biểu hiện đặc trưng


Hình thành mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, kẽ móng chân và đầu vú, tạo thành các vết loét ở miệng, vành móng, bệnh
nặng có thể long móng

Triệu chứng Thời gian ủ bệnh từ 3 - 5 ngày


● Sốt cao trên 40ºC, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, thú hay nằm, chân đau không đứng vững, đi khập khiễng. Giai đoạn đầu của
bệnh thú đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, nhưng khi bị nặng thì thú không đứng được và thường nằm.
● Chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng
● Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lỡ loét và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng,
xám
● Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, thú đi lại khó khăn
● Mụn loét cũng xuất hiện ở núm vú trên các thú cho sữa làm cho vú nứt nẻ, chảy dịch, thú mẹ không cho con bú vì rất đau.
Có thể gây sẩy thai ở thú mang thai
Biện pháp phòng bệnh
● Thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học & vệ sinh phòng bệnh. Do sau khi đã lành bệnh, thú vẫn còn bài thải virus một thời gian khá
dài, vì vậy nên sát trùng chuồng trại 2 ngày 1 lần để tiêu diệt mầm bệnh và hạn chế lây lan với các thuốc sát trùng.
● Không chăn thả trên đồng cỏ khi trong vùng đã có gia súc bệnh LMLM.
● Chuồng nuôi heo nên làm xa chuồng trâu bò để tránh lây lan bệnh
● Phòng bệnh bằng vaccin. Ở nước ta nên dùng vaccin đa giá có đủ 3 type virus A, O, Asia1 cho cả heo và trâu bò thì hiệu quả phòng
bệnh sẽ cao hơn. Sau khi tiêm vaccin sẽ tạo miễn dịch được 6 tháng. Vì vậy mỗi năm nên tiêm ngừa 2 lần.

Biện pháp trị bệnh


● Điều trị tại chỗ: Rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng, bầu vú bằng một trong các dung dịch như nước muối, acid citric 1% hoặc
thuốc tím 1%, phèn chua 2% (hoặc dùng các loại trái cây chua như khế, chanh vắt lấy nước, nhúng vào vải gạc sạch rồi rửa nhẹ lên vết
loét ở miệng, lưỡi ngày 2 lần).Các mụn loét ở chân phải băng lại để chống ruồi.
● Điều trị toàn thân: Sử dụng thuốc tăng cường sức đề kháng. Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát bằng kháng sinh
● Nếu thú bị suy nhược thì nên kết hợp truyền thêm Glucose 5%
● Nhốt thú ở chuồng sạch và khô ráo, nên có tấm lót để thú không bị đau chân. Cho ăn thức ăn mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa. Ở
những vùng khí hậu lạnh phải giữ ấm cho thú. Nếu điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, thú sẽ lành bệnh sau 10-15 ngày
THANKS FOR WATCHING!

You might also like