Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài 4 : LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM .

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG


I.NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Mục tiêu:
-Trình bày được đặc điểm nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở Việt Nam.
-Đánh giá được sức ép dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam.
-Phân tích được một số vấn đề việc làm ở địa phương và đề xuất hướng giải quyết
cơ bản.
-Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.
1.Nguồn lao động
Tổng số lao động nước ta qua các năm ( Đơn vị : triệu người )
Năm Tổng số lao động (triệu người)
2000 38,5
2005 44,9
2010 50,3
2017 54,8

DỰA VÀO BẢNG THỐNG KÊ DỰ


ĐOÁN XEM NGUỒN LAO ĐỘNG
CỦA NƯỚC TA LÀ LỚN HAY NHỎ
VÀ BÌNH QUÂN MỖI NĂM CÓ
THÊM BAO NHIÊU NGƯỜI ??

-Số lượng: Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi
năm có thêm hơn 1 triệu lao động.
(Tiếp theo ta tìm hiểu về cơ cấu lao động hay về thế mạnh, hạn chế của lao động
nước ta như thế nào?)
Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn
NHẬN XÉT BẢNG TRÊN:
-Phân bố : không đều theo vùng, phần lớn lực lượng lao động chủ yếu ở nông
thôn
( chiếm tới 75,8% ) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp.
-Chất lượng :
*Thế mạnh:
-Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
-Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
*Hạn chế:
-Có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn ( không đào tạo 78,8% ) =>Dẫn
đến năng suất lao động của nước ta thấp.
-Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật chưa cao.
*Biện pháp:
-Phân bố lại lao động.
-Nâng cao mặt bằng dân trí. ( đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực )
-Chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
2.Sử dụng lao động
-Số lao động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người.
(trong giai đoạn 1991-2003). =>Số lao động có việc làm ngày càng tăng.
DỰA VÀO BIỂU ĐỒ TRÊN GIỮA NĂM
1989 VÀ NĂM 2003 NHẬN XÉT VỀ
CƠ CẤU VÀ CÓ SỰ THAY ĐỔI GÌ VỀ
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGHÀNH
Ở NƯỚC TA ?

-Nhận xét : Trong cơ cấu lao động theo nghành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ
trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của
lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).
-Đặc điểm: Cơ cấu lao động đang có sự thay đổi tích cực.
*Theo ngành kinh tế :
-Tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp.
-Xu hướng : +giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp (giảm 11,9%, từ 71,5% năm 1989
xuống còn 59,6% năm 2003)
+tăng tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng (tăng 5,2%,
từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003).
+tăng tỉ trọng lao động dịch vụ (tăng 6,7% từ 17,3% năm 1989 lên
24,0% năm 2003).
II.VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
Ở phần I ta rút ra được kết luận : Lao động dồi dào. Tuy nhiên trong bối cảnh nền
kinh tế nước ta chưa phát triển =>Nguồn lao động đông tạo ra sức ép lớn tới vấn
đề việc làm.

VẬY CÂU HỎI ĐẶT RA LÀ Ở


NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ SẼ
XẢY RA VẤN ĐỀ GÌ VỀ VIỆC
LÀM ?

Đó là tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị.

MỘT SỐ BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU


THỂ HIỆN TÌNH TRẠNG THIẾU VIỆC
LÀM Ở NÔNG THÔN VÀ THẤT
NGHIỆP Ở THÀNH THỊ CỦA NƯỚC
TA QUA NHIỀU NĂM .

Vùng Tỉ lệ thất Tỉ lệ thiếu việc


nghiệp ở làm ở nông
thành thị thôn
Trung du và miền núi Bắc 3,1 1,6
Bộ
Đồng bằng sông Hồng 3,4 2,0
Bắc Trung Bộ và DHNTB 4,5 3,1
Tây Nguyên 2,3 2,0
Đông Nam Bộ 3,1 0,8
Đồng bằng sông Cửu Long 3,2 3,5
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông
thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2015 (đơn vị %)
VẬY NGUYÊN NHÂN CỦA
NHỮNG VẤN ĐỀ NÀY LÀ GÌ ?

*Nông thôn :
-Do hoạt động nông nghiệp là chủ yếu => Tính chất mùa vụ của sản THIẾU VIỆC LÀM

xuất nông nghiệp rất lớn.


-Bên cạnh đó, Sự phát triển ngành nghề hạn chế
*Thành thị :
-Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
TỈ LỆ THẤT NGHIỆP
-Trình độ lao động không đáp ứng được yêu cầu. TƯƠNG ĐỐI CAO

-Một phần lao động nông thôn di cư lên thành thị để tìm việc
=> Gây sức ép cho việc giải quyết việc làm.

ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VIỆC


LÀM, THEO EM CẦN PHẢI CÓ
NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO ?

*Biện pháp :
-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
-Thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
-Đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn.
-Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, đào tạo và dạy nghề.
-Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý,…
III.CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Để đánh giá được chất lượng cuộc sống ta cần rất nhiều tiêu chí trong đó ta quan
tâm chủ yếu tới :
-Tiêu chí 1 : Thu nhập bình quân theo đầu người

BIỂU ĐỒ GDP/NGƯỜI CỦA VIỆT NAM

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng


-Thu nhập bình quân đầu người của nước ta liên tục tăng, đạt 2540 USD/người
năm 2018.
*Tiêu chí 2 : Tỉ lệ biết chữ
-Tỉ lệ biết chữ của nước ta ngày càng tăng đến năm 2018 tỉ lệ biết chữ là 96,7%.
*Tiêu chí 3 : Tuổi thọ trung bình
-Tuổi thọ trung bình của nước ta đang có xu hướng gia tăng đạt 73,9 tuổi vào
năm 2018.
*Bên cạnh đó về thu nhập, giáo dục , y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội,… đang được cải
thiện.
*Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm
*Nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi.
=>Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện.
*Hạn chế : chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và
nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
=>Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

NỘI DUNG GHI BÀI


I.Nguồn lao động và sử dụng lao động
1.Nguồn lao động:
-Dồi dào và tăng nhanh.
-Có kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
-Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
2.Sử dụng lao động:
-Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực : nông nghiệp giảm, công
nghiệp và dịch vụ tăng.
II.Vấn đề việc làm:
-Nguồn lao động dồi dào gây sức ép rất lớn đến vấn đề giải quyết việc làm :
+Nông thôn : thiếu việc làm
+Thành thị : tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.
III.Chất lượng cuộc sống :
-Ngày càng được cải thiện, tỉ lệ người biết chữ tăng.

You might also like