Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

DỮ LIỆU AN TOÀN HÓA CHẤT

PHẦN I: NHẬN DẠNG HÓA CHẤT VÀ THÔNG TIN VỀ NHÀ CUNG CẤP
1. Thông tin hóa chất: 3. Thông tin nhà sản xuất:
Tên thường gọi của hóa chất: Axit photphoric kỹ Nhà máy Hoá chất Đồng Nai – Chi nhánh Công
thuật ty CP Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam
Tên thương mại: Orthophosphoric acid Địa chỉ : Đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hoà I,
Số CAS: 7664-38-2 phường An Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng
Nai, Việt Nam
Số UN: 1805
Điện thoại : (84.251) 3836197
Số đăng ký EC: 231-633-2
Số fax : (84.251) 3836198
Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại:
HMIS (U.S.A) Email : dongnai@sochemvn.com
- Nguy hiểm đến sức khỏe: 3 4. Số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp:
- Nguy hiểm về cháy: 0 a. Công ty CP Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam
- Độ hoạt động: 0 Số 22 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1. Tp.
Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Biện pháp bảo vệ cá nhân: J
Điện thoại: (84-28) 382 96620 - 3822 5373
2. Mục đích sử dụng và hạn chế khi sử dụng:
Sản xuất sản phẩm gốc phốt phát, tinh luyện đường b. Nhà máy Hoá chất Đồng Nai
dầu ăn, nuôi cấy men, công nghệ khác, … Địa chỉ : Đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hoà I,
phường An Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng
Nai, Việt Nam
Điện thoại : (84.251) 3836197
PHẦN II: NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT
1. Phân loại theo GHS và các yếu tố nhãn đi kèm
a. Nguy hại vật chất
Xếp loại Tên
Hình đồ Cảnh báo nguy
nguy Phân loại hình Từ cảnh báo
cảnh báo cơ
hiểm đồ
Loại 1
Ăn mòn (Theo bảng 30 - Phần 1 Ăn Cảnh báo Có thể ăn mòn
kim loại – Nguy hại vật chất -Phụ lục 7 mòn kim loại
Thông tư số: 32/2017/TT-BCT)
b. Nguy cơ về sức khỏe
Xếp loại Tên
Hình đồ Cảnh báo nguy
nguy Phân loại hình Từ cảnh báo
cảnh báo cơ
hiểm đồ
Độc cấp Cấp 4
Có hại khi tiếp
(Theo bảng 3- Phần 2 – Nguy cơ Dấu
tính xúc với da, có hại
sức khoẻ và môi trường-Phụ lục chấm Cảnh báo
(bằng nếu nuốt, hoặc hít
7. Thông tư số: 32/2017/TT-BCT than
miệng) phải
có giá trị LD50 = 2.600mg/kg)
Cấp 4
Độc cấp (Theo bảng 3- Phần 2 – Nguy cơ Dấu Có hại khi tiếp
tính sức khoẻ và môi trường-Phụ lục chấm Cảnh báo xúc với da, có hại
(da) 7.Thông tư số: 32/2017/TT-BCT than nếu nuốt, hoặc hít
có giá trị LD50 = 2.740mg/kg) phải

Cấp 1 A
Ăn Ăn Nguy hiểm Gây bỏng da
(Theo bảng 7- Phần 2
mòn/kích – Nguy cơ sức khoẻ và môi mòn nghiêm trọng và
ứng da trường- Phụ lục 7 hỏng mắt
Thông tư số: 32/2017/TT-BCT

c. Nguy cơ về môi trường


Xếp loại Tên
Hình đồ Cảnh báo nguy
nguy Phân loại hình Từ cảnh báo
cảnh báo cơ
hiểm đồ
Không sử
Không
dụng hinh Tác dụng có hại
có thông - - -
đồ cảnh do thay đổi pH.
tin
báo

2. Cảnh báo nguy hiểm:


H290: Có thể ăn mòn kim loại.
H314: Gây bỏng da và tổn thương mắt nghiêm trọng.
3. Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:
P260: Không được hít bụi / khói / khí / sương mù / hơi / sương.
P264: Rửa kỹ da tiếp xúc sau khi tiếp xúc
P280: Đeo găng tay/ quần áo bảo hộ/ bảo vệ mặt/ mặt nạ
P301+P330+P331: Nếu nuốt phải: súc miệng. KHÔNG gây nôn
P303+P361+P353: Nếu tiếp xúc với da (tóc): Ngay lập tức cởi bỏ tất cả quần áo bị nhiễm bẩn. Rửa sạch
bằng nước/ vòi sen.
P305+P351+P338: Nếu vào mắt: Rửa cẩn thận bằng nước trong vài phút. Loại bỏ kính áp tròng, nếu có và
thuận tiện. Tiếp tục rửa.
P310: Ngay lập tức gọi trung tâm chống độc hoặc bác sỹ/ nhân viên y tế.
P363: Giặt quần áo bị nhiễm bẩn trước khi tái sử dụng.
P403+P233: Bảo quản nơi thông thoáng tốt. Đóng chặt vật chứa
P405: Lưu trữ có khóa chặt.
P501: Xả bỏ chất thải/ bao bì theo quy định
4. Các thông tin nguy hại khác (nếu có, ví dụ: bụi, nổ…): Chưa có thông tin

PHẦN III: THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN CÁC CHẤT


Hàm lượng
Tên thành phần Số CAS Công thức hóa học
(% trọng lượng)
Axít photphoric
7664-38-2 H3PO4 ≥ 85
kỹ thuật
PHẦN IV: BIỆN PHÁP SƠ CỨU Y TẾ
1. Mô tả các biện pháp tương ứng với các đường phơi nhiễm
a) Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt):
- Rửa ngay mắt với nhiều nước, liên tục tối thiểu 15 phút (tháo kính sát tròng nếu lấy dễ dàng). Đưa đến
bác sỹ, bệnh viện điều trị.
b) Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da):
- Cởi quần áo bị nhiễm axít, rửa sạch nơi tổn thương với thật nhiều nước và xà phòng hoặc tắm. Nếu có
dấu hiệu bỏng hay ửng đỏ, đưa đến bác sỹ, bệnh viện điều trị.
c) Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo hô hấp (hít phải hơi hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí):
- Đưa đến nơi thoáng khí, nghỉ ngơi, có thể dùng máy hô hấp nhân tạo, cần thiết cho thở oxy. Đưa ngay
đến bác sỹ, bệnh viện điều trị.
d) Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất)
- Rửa miệng, cho uống nhiều nước. Không được gây nôn. Không cho uống dung dịch NaHCO 3 (hoặc
soda) đề phòng phát sinh hơi CO2 tạo áp suất gây bục dạ dày. Đưa đến bác sĩ, bệnh viện điều trị.
2. Các triệu chứng/tác hại nghiêm trọng tức thời và ảnh hưởng sau này:
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): Gây bỏng mắt, nặng có thể dẫn
đến rủi ro bị mù.
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da): Gây bỏng, kích ứng da.
- Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất): Gây kích thích màng nhầy
trong miệng, họng, thực quản và dạ dày ruột. Nguy hiểm làm xuyên thủng dạ dày, thực quản.
3. Các chỉ thị và hướng dẫn cấp cứu đặc biệt cần thiết: Theo hướng dẫn của bác sỹ
Lưu ý đối với bác sĩ điều trị: Trong trường hợp hít hay nuốt nhiều có thể dùng Calcium gluconate, nếu bị
tổn thương nặng có thể tiêm tĩnh mạch. Xử lý cần phải có bác sỹ, không được đưa vào cơ thể bằng đường
miệng khi nạn nhân còn bất tỉnh.
PHẦN V: BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN
1. Các phương tiện chữa cháy thích hợp: Sử dụng bất kỳ phương tiện chữa cháy nào bao gồm: Bình chữa
cháy xách tay, bột, bọt, CO2 ...
2. Các chất độc được sinh ra khi bị cháy (khí độc): Không dễ cháy. Đám cháy xung quanh có thể giải
phóng hơi nguy hiểm. Hỏa hoạn có thể gây ra sự biến đổi của: Oxit photpho.
3. Phương tiện, trang phục bảo hộ và cảnh báo cần thiết khi chữa cháy: Các phương tiện dập tắt lửa
thích hợp bố trí ở những nơi lân cận chứa hoá chất. Không được ở lại khu vực nguy hiểm mà không được
trang bị quần áo chữa cháy, bổ sung quần áo bảo hộ hóa chất phù hợp, và bộ dụng cụ bình thở oxy.
PHẦN VI: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ
1. Trang thiết bị bảo hộ và quy trình ứng phó sự cố:
- Tuân theo tất cả các quy định tương ứng của địa phương và quốc tế. Tránh tiếp xúc với các vật liệu bị
tràn đổ hay thất thoát. Cách ly khu vực nguy hiểm và không cho những người không có nhiệm vụ hay
không được bảo vệ vào khu vực này. Đứng ở đầu gió và tránh những khu vực thấp. Ngăn chặn sự lan
rộng hay đi vào cống, rãnh hay sông bằng cách sử dụng cát, đất hay các vật chắn phù hợp khác.
Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ:
- Ngăn chặn sự phát sinh tràn đổ, dò rỉ. Đào, vây cô lập khu vực. Thu gom phần bị đổ ra. Dùng vôi trung
hòa chỗ axít còn lại, thu gom hỗn hợp xử lý chuyển về nơi xử lý chất thải. Làm sạch chỗ dò rỉ.
Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng:
- Xử lý ban đầu giống như ở mức nhỏ. Tuy nhiên, phải báo ngay cho người có trách nhiệm để hỗ trợ
người, hóa chất, phương tiện xử lý và thông báo chính quyền.
2. Các cảnh báo về môi trường: Không để axit photphoric đi vào hệ thống cống rãnh.
3. Biện pháp, vật liệu vệ sinh sau khi xảy ra sự cố:
- Những chất còn lại do tràn đổ/rò rỉ thì dùng vôi bột để trung hòa.
- Thẩm thấu lượng axit còn lại bằng đất, cát/chất trơ khác sau đó thu gom lại để trong thùng chứa thích
hợp để đem đi xử lý.
- Khi xử lý phải sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân bao gồm cả mặt nạ thở oxy.
- Không cho axít và nước vệ sinh có axít chảy vào các nguồn nước mặt hoặc nước ngầm
Chú ý:
- Khi axít đổ ra gặp kim loại sẽ phản ứng sinh ra H2 là khí dễ cháy nổ, khu vực xử lý phải tránh tia lửa
và thông gió cưỡng bức.
PHẦN VII: YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm:
- Phải tránh sự tiếp xúc trực tiếp, sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân (kính che mắt, mặt, bao tay, tạp
dề, ủng chịu axít …). Phải thông gió hút khí độc khi thao tác với axít. Thao tác cẩn thận tránh làm hỏng
bao bì.
2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản:
- Vật chứa phải chống được tác dụng ăn mòn của axít, không chứa đầy quá quy định và phải kín. Phải để
xa nguồn nhiệt, tránh ánh sáng trực tiếp. Không để chung với các chất xung khắc. Không để lẫn với thực
phẩm và các đồ ăn uống.
- Nơi chứa phải thông thoáng, mát, có dấu hiệu hoá chất nguy hiểm. Khu vực chứa phải có các phương
tiện xử lý khi có sự cố dò rỉ.
Chú ý :
- Không ăn uống hút thuốc khi đang làm việc
- Khi pha chế không được đổ trực tiếp nước vào axít, mà cho axít từ từ vào nước.
PHẦN VIII: KIỂM SOÁT PHƠI NHIỄM/YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN
1. Các thông số kiểm soát:
Axit photphoric (7664-38-2)
- Giới hạn tiếp xúc ngắn hạn (STEL) : 3 mg/m3 (VN OEL)
- Nồng độ bình quân có thể tiếp xúc (TWA) : 1 mg.m3
(VN OEL)
2. Các biện pháp kiểm soát thiết bị phù hợp:
- Thiết bị bảo hộ nên chọn phù hợp với nơi làm việc, phụ thuộc vào nồng độ và hàm lượng các hóa chất
thao tác. Độ bền với hóa chất của thiết bị bảo hộ phải được xác định bởi nhà cung cấp.
- Ưu tiên lựa chọn các trang thiết bị BHLĐ có thương hiệu, chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
3. Biện pháp và thiết bị bảo hộ cá nhân:
- Bảo vệ mắt: Dùng kính bảo hộ.
- Bảo vệ thân thể: Quần áo bảo hộ thích hợp.
- Bảo vệ tay: Găng tay chống hóa chất.
- Bảo vệ chân: Giày hoặc ủng chống hóa chất.
- Thay quần áo bị nhiễm hoá chất ngay lập tức. Rửa tay và mặt sau khi làm việc với hoá chất.
PHẦN IX: ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA HÓA CHẤT
Trạng thái vật lý: Dung dịch lỏng trong suốt Điểm sôi (oC): 158oC

Màu sắc: Không màu Nhiệt độ nóng chảy (oC): 21oC


Điểm bùng cháy (0C) (Flash point) theo phương
Mùi đặc trưng: Không mùi
pháp xác định: Chưa có thông tin
Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn:
Nhiệt độ tự cháy (0C): Chưa có thông tin
2,25 mmHg ở 20oC
Tỷ trọng hơi (không khí =1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với
chuẩn: 3,4 không khí): Chưa có thông tin
Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với
Độ hòa tan trong nước: Tan nhiều
không khí): Chưa có thông tin

Độ pH: Axít có độ mạnh trung bình Tỷ lệ hoá hơi: Chưa có thông tin

Khối lượng riêng (kg/dm3): 1,685 kg/dm3 Các tính chất khác nếu có: Chưa có thông tin

PHẦN X: MỨC ỔN ĐỊNH VÀ PHẢN ỨNG CỦA HÓA CHẤT


1. Khả năng phản ứng:
- Phản ứng phân hủy: Phân hủy khi tiếp xúc với rượu, andehyt, cyanua, xeton, este, sunfit, các chất hữu
cơ bị halogen hoá hình thành các khói độc.
- Các chất xung khắc: Bột kim loại, baz mạnh, hợp chất có chứa sắt.
- Phản ứng trùng hợp: Mãnh liệt.
2. Tính ổn định: Ổn định, bền nhiệt, khi mất nước chuyển thành axít pyrophosphorous và một số axít khác.
3. Các phản ứng nguy hiểm (ví dụ: ăn mòn, cháy nổ...):
- Rủi ro bốc cháy hoặc tạo thành khí hoặc hơi dễ cháy với: Các kim loại, hợp kim loại
- Có thể tạo thành: Hydro
- Có thể phảm ứng mạnh với: Bazo, oxit kim loại.
4. Các điều kiện cần tránh (ví dụ: tĩnh điện, rung, lắc…): Chưa có thông tin
5. Vật liệu không tương thích: Nhôm, sắt/ hợp chất chứa sắt, thép mềm. Sinh ra hydro khi phảm ứng với
kim loại.
6. Phản ứng phân hủy và các sản phẩm độc của phản ứng phân hủy: Trong trường hợp hỏa hoạn (xem
phần V)
PHẦN XI: THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH
1. Thông tin về các đường phơi nhiễm khác nhau:
- Qua da, mắt, hô hấp, tiêu hóa.
2. Các triệu chứng liên quan đến tính độc hại của hóa chất và độc sinh thái
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): Viêm màng kết; hỗn hợp gây
hỏng mắt nghiêm trọng, rủi ro bị mù.
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da): Kích ứng da, hỗn hợp gây bỏng.
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít hơi axit): Kích thích màng nhầy, ho, khó thở, có
thể hư hỏng khoang hô hấp.
- Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất): Nếu ăn phải, sẽ gây bỏng nặng
miệng và cổ họng, cũng như có nguy cơ thủng thực quản và dạ dày.
3. Tác hại tức thì, tác hại lâu dài và những ảnh hưởng mãn tính do phơi nhiễm ngắn hạn và lâu dài
- Ảnh hưởng mãn tính lên con người: Chưa có thông tin
- Ảnh hưởng độc tính lên con người: Chưa có thông tin
- Các ảnh hưởng mãn tính với người (Ung thư, độc sinh sản, biến đổi gen...): Không được phân loại là
chất gây ung thư theo OSHA, ACGIH
4. Liệt kê những thông số về độc tính (ước tính mức độ độc cấp tính):

Tên thành phần Loại ngưỡng Kết quả Đường tiếp xúc Sinh vật thử

LC50 2.740 mg/kg Da Thỏ


Axit Photphoric
LD50 2.600 mg /kg Miệng Chuột
PHẦN XII: THÔNG TIN VỀ SINH THÁI
1. Độc môi trường (nước và trên cạn): Chưa có thông tin
2. Tính bền vững, khó phân hủy và khả năng phân hủy: Chưa có thông tin
3. Khả năng tích lũy sinh học: Chưa có thông tin
4. Độ linh động trong đất: Chưa có thông tin
5. Các tác hại khác: Tác dụng có hại do thay đổi pH. Ăn mòn ngay cả ở dạng pha loãng. Tùy vào nồng độ,
hợp chất photpho có thể gây nên hiện tượng thiếu oxy của nguồn nước. Cần tránh thải vào môi trường.
PHẦN XIII: THÔNG TIN VỀ THẢI BỎ
1. Mô tả các loại chất thải và các thông tin xử lý an toàn, các biện pháp thải bỏ:
- Nước thải nhiễm Axit: Xử lý đạt theo qui định tại tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT về
nước thải công nghiệp:
Cột A chỉ tiêu nước thải: P tổng = 4mg/l, pH = 6-9
Cột B chỉ tiêu nước thải: P tổng = 6mg/l, pH = 5,5-9
2. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý:
- Xử lý thành muối phốt phát bền, không tan trong nước hoặc thành phân bón gốc phốt phat.
PHẦN XIV: THÔNG TIN KHI VẬN CHUYỂN
Tên Những cảnh
phương Vận báo đặc biệt
Loại nhóm hàng Độc
tiện vận chuyển mà người sử
Số UN nguy hiểm trong Quy cách đóng gói môi
chuyển trong dụng cần lưu ý,
vận chuyển trường
đường tàu lớn tuân thủ trong
biển vận chuyển

1805 - 8 III - -

PHẦN XV: THÔNG TIN VỀ PHÁP LUẬT


Quy định pháp luật phải tuân thủ:
- Luật Hóa Chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật hóa chất.
- Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của CP quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận
chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật hóa chất số 06/2007/QH12 và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
- Thông tư số 09/2018/TT-BKHCN ngày 01 tháng 07 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số
09/2016/TT-BKHCN ngày 09/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ
tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại
5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường
thủy nội địa thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
- Và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan khác.
PHẦN XVI: THÔNG TIN CẦN THIẾT KHÁC
Ngày tháng biên soạn phiếu: Tháng 02 năm 2007
Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất: Tháng 7 năm 2020
Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo: NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI
Lưu ý người đọc:
Những thông tin trong phiếu an toàn hoá chất này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất
về hoá chất nguy hiểm và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn.
Hoá chất nguy hiểm trong phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng
và tiếp xúc.

You might also like