bài tập văn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung,lạc quan của Bác Hồ ngay cả trong

cảnh ngục tù cực khổ,tối tăm đã được thể hiện thật chân thực trong bài thơ:“ Ngắm Trăng”:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.’’
Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt của Bác cùng tâm trạng bối rối,băn khoăn được thể hiện thật rõ
qua hai câu đầu của bài thơ:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
Câu thơ mở đâu của bài: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,”đã nói lên được hoàn cảnh ngắm trăng
đặc biệt của Bác.Người xưa thường chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi,thư thái và thường gắn với uống
rượu,hưởng hoa còn Bác Hồ chẳng được tự do mà thưởng nguyệt như các tao nhân mặc khách
khác mà Người đã ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt:trong ngục tù tối tăm.Từ “vô” được điệp
lại hai lần trong cùng một dòng thơ lại gắn với chữ “diệc” cùng mang ý nghĩa nhấn mạnh nhằm
khẳng định cái không có một cách rõ ràng:không có rượu cũng không có hoa-thiếu đi nghi lễ
thưởng trăng thông thường nhưng câu thơ không nhằm mục đích kể lại những cái thiếu thốn,khó
khăn mà chủ yếu là thể hiện tâm thế của người tù,là cái cớ để Người bộc lộ cảm xúc: “Đối thử
lương tiêu nại nhược hà?”.Câu hỏi tự nhiên ấy cho thấy tâm trạng bối rối,băn khoăn,cảm thấy có
lỗi với trăng vì tiếc rằng không có rượu và hoa để thưởng trăng cho trọn vẹn. Nỗi băn khoăn đó đã
cho thấy một tâm hồn thanh thản,yêu thiên nhiên say đắm và khát khao được thưởng cái đẹp của
Bác vượt lên trên hoàn cảnh tối tăm,tù túng của nhà tù Tưởng Giới Thạch,Người đã làm một cuộc
vượt ngục về tinh thần.Qua cuộc vượt ngục tinh thần ấy, ta thấy được ở Bác một phong thái ung
ung,lạc quan.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
Hai câu thơ cuối sử dụng nghệ thuật đối,đối trong từng câu,đối giữa hai câu thơ với nhau đã mở
ra trước mắt người đọc hai thế giới đối lập nhau được ngăn cách bởi song sắt nhà tù:bên trong
song sắt là ngục tối chật chội,tù túng và còn bên ngoài song sắt là một thế giới rộng lớn tự do,tràn
đầy ánh sáng,một không gian mơ mộng,lãng mạn.Câu thơ thứ ba mở đầu là “nhân”,cuối là
“nguyệt” và câu thứ tư được bắt đầu bằng “nguyệt”,kết thúc bằng “thi gia”,hiện hữu giữa “nhân”
với “nguyệt” là song sắt nhà tù.Những song sắt nhà tù có thể trói buộc được thân thể của Bác
nhưng không thể nào ngăn cản được tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Bác dành cho
trăng.Nghệ thuật nhân hóa đã khiến cho trăng trở nên giống một con người cũng có tâm hồn,cũng
có cảm xúc,cũng biết rung động trước tình cảm chân thành của Người,kết hợp với điệp từ “khán”
đã tô đậm tình cảm song phương mãnh liệt giữa trăng và Người,khoảnh khắc kỳ diệu đó đã vô
hiệu hóa song sắt nhà tù,mọi khổ đau của nhà tù dường như tan biến và thay vô đó là một không
gian lãng mạn tràn đầy ánh sáng với bóng dáng thi nhân với vầng trăng như người bạn tri ân,tri
kỉ.Người hoàn toàn tự do về tinh thần.Từ ngục tối Người luôn hướng bản thân mình về ánh trăng
cũng chính là hướng đến một thế giới tự do,một tương lai tươi sáng.

You might also like