Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Nghiên cứu vấn đề xã hội: Đặng Thị Việt Phương

Viện Xã hội học


Nhập môn dangvietphuong@ios.org.vn
Nội dung bài học
 Bối cảnh nảy sinh vấn đề nghiên cứu
• Phân biệt giữa tri thức thông thường và tri thức khoa học
• Xác định “vấn đề xã hội”
• Xây dựng sự tò mò có kỹ năng như thế nào
• Nhận diện tình huống có vấn đề
• Tầm quan trọng của phương pháp luận, lý thuyết, khái niệm trong nghiên cứu vấn đề xã hội

 Bản chất xã hội của vấn đề xã hội


 Tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu vấn đề xã hội
 Thực hành xác định vấn đề nghiên cứu
 Tìm hiểu một số vấn đề xã hội Việt Nam đương đại
Bối cảnh cho nghiên cứu vấn đề: Biến đổi xã hội
- Xã hội không tĩnh tại, biến đổi (xã hội, chính trị, văn hóa…) diễn ra không ngừng
- Biến đổi xã hội diễn ra ở mọi cấp độ (vĩ mô,vi mô)
- Tốc độ của biến đổi xã hội không giống nhau (tùy thuộc vào các bối cảnh xã hội khác nhau);
- Biến đổi xã hội không thể dự đoán trước (bởi nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố);
- Biến đổi xã hội là sự tương tác của nhiều yếu tố
- Biến đổi xã hội là một chuỗi phản ứng dây chuyền liên tiếp (quyền LGBT=> luật hôn nhân,
luật dân sự…)
- Biến đổi không đồng nghĩa với tiến bộ, có thể mang tính thoái bộ, phá hoại hay xáo trộn
- Chủ thể tạo ra biến đổi xã hội: Nhà nước (luật, chính sách…); công dân (phong trào xã hội,
di cư…); tự nhiên (thiên tai, thảm họa), dịch bệnh, công nghệ (internet, điện thoại di động…)
- Các trường phái lý thuyết có cách giải thích khác nhau về biến đổi xã hội
- Phương pháp nghiên cứu biến đổi xã hội: Thống kê chính thức, khảo sát lặp lại, nghiên cứu
panel
Tri thức thông thường và tri thức khoa học
 Tri thức thông thường:
• Những hiểu biết thông thường của chúng ta về thế giới và về những hoạt động hàng ngày của mình.
• Vốn kiến thức đương nhiên ‘điển hình’ có trong mỗi người, mà các hoạt động của chúng ta dựa trên đó,
• Hiểu biết ‘theo lẽ thường’ mà chúng ta không hề nghi ngờ, mặc nhiên chấp nhận

 Tri thức khoa học:


• Không nhìn vấn đề xã hội như những gì đang biểu hiện.
• Đòi hỏi một cách nhìn mới, có tính phê phán đối với những gì được giả định là “đúng”
• Không gán những lý do cá nhân cho các ứng xử của con người.
• Cho biết có một số nhân tố cơ bản xác định ứng xử và kinh nghiệm của con người
• Tìm kiếm những giải thích/nguyên nhân có tính quy luật của các quá trình/vận động xã hội.
• Cung cấp những cơ sở khoa học để kiểm nghiệm (và hoạch định) những sáng kiến và chính sách phát triển
Phiền phức cá nhân và vấn đề xã hội
Phiền phức cá nhân chỉ liên quan đến cá nhân và những người liên đới trực tiếp
(VD. bố mẹ phát hiện con sử dụng ma túy).
Vấn đề xã hội tồn tại khi một nhóm có ảnh hưởng xác định một tình trạng xã hội:
 Đe dọa các giá trị của nhóm;
 Ảnh hưởng đến nhiều người;
 Có thể được khắc phục bằng hành động tập thể
 Thu hút sự quan tâm của số đông
 Giải pháp mang tính tập thể, không có tính cá nhân (VD. hiện tượng tự tử)

Một vấn đề xã hội có thể trở thành phiền phức cá nhân, nhưng 1 phiền phức cá
nhân thì không thể trở thành vấn đề xã hội
Vấn đề xã hội cần được nhìn nhận trong bối cảnh rộng lớn để tìm kiếm tác động
của chúng đối với xã hội
Phương pháp luận và lý thuyết
 Phương pháp luận: việc nghiên cứu một cách hệ thống những quy tắc chung hướng dẫn việc
khảo sát xã hội.
• Bắt đầu bằng việc xác định các khái niệm làm việc và nêu định nghĩa khái niệm
• Cho biết tri thức về được sản xuất ra như thế nào
• Giải trình phương thức triển khai các cuộc điều tra và đánh giá dữ liệu thực nghiệm
 Lý thuyết: sự giải thích mối quan hệ giữa hai thực tế cụ thể trở lên
VD. Nghiên cứu của Durkheim về tự tử là ví dụ điển hình. Ông giải thích tại sao một số nhóm
người (nam giới, đạo tin lành, giàu có, chưa kết hôn) có tỉ lệ tự tử cao hơn một số nhóm
khác (nữ giới, đạo cơ đốc, nghèo, đã có gia đình). Ông giải thích rằng những người có mức
độ hội nhập xã hội kém thì hay tự tử hơn nhóm còn lại
Khái niệm, định nghĩa làm việc
 Khái niệm:
• Công cụ thuật ngữ để phân tích các hiện tượng xã hội, phân loại các đối tượng quan sát, truyền đạt ý
nghĩa thông qua giải thích các hiện tượng này, và hình thành những định đề rõ ràng dựa trên cơ sở
những quan sát ấy.
• Được phân loại theo nhiều cách (mô tả, đánh giá, suy luận, liệt kê…).
• Có tính lỏng lẻo trong định nghĩa
 Định nghĩa làm việc:
 Chuyển một khái niệm lý thuyết, trừu tượng thành những những gì cụ thể hơn, có thể quan sát được
và có thể đo lường được trong một dự án nghiên cứu thực nghiệm.
 Những định nghĩa làm việc là những chỉ báo thực dụng, nhằm hiện thực hóa ý tưởng nghiên cứu.
 Liên quan đến quá trình đo lường, và thường là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất khi thiết kế nghiên cứu
Nội dung tiết 2
Bản chất xã hội của vấn đề xã hội:
 Giá trị,
 Chuẩn mực,
 Thiết chế xã hội,
 Quyền lực

Tiếp cận lí thuyết trong nghiên cứu vấn đề xã hội:


 Trường phái chức năng
 Trường phái xung đột
 Trường phái tương tác
Bản chất xã hội của vấn đề xã hội:
Giá trị, chuẩn mực
Giá trị (value):
 Quan niệm/ý tưởng của mọi người về những gì là tốt hay xấu, đúng hay sai;
 Cơ sở để lựa chọn mục tiêu và đánh giá hành vi;
 Có khuynh hướng nhất quán, lâu dài;
 Tạo ra sự đồng thuận, giúp duy trì trật tự xã hội;
 Được xếp hạng ưu tiên khác nhau tùy thuộc vào nhóm/cộng đồng/xã hội

Chuẩn mực (norm):


 Các quy tắc ứng xử hướng dẫn hành vi của mọi người trong nhóm/cộng đồng/xã hội;
 Những kỳ vọng mà mọi người trong xã hội chia sẻ về cách họ phải cư xử;
 Những hướng dẫn cụ thể cho hành vi;
 Có thể thay đổi tùy thuộc vào nhóm/cộng đồng/xã hội/văn hóa.

Lệch chuẩn (deviance):


 Những hành vi/đặc tính vi phạm các chuẩn mực và bị phản đối;
 Gắn với quá trình dán nhãn/định kiến;
 Có tính tương đối tùy thuộc vào nhóm/cộng đồng/xã hội
Bản chất xã hội của vấn đề xã hội:
Thiết chế xã hội, quyền lực
Thiết chế xã hội (social institution):
 Tập hợp các tập tục, khuôn mẫu hành vi, giá trị cấu thành xã hội;
 Được mọi người thừa nhận;
 Đáp ứng những nhu cầu cơ bản để vận hành xã hội;
 Hướng dẫn hành vi con người, đồng thời đem lại cho con người cảm giác thuộc về nhóm/cộng đồng và
thấy mình có giá trị

Quyền lực (power):


 Khả năng một nhóm thực hiện được ý chí của mình (dựa trên số đông, tổ chức, tiếp cận nguồn lực,
kiểm soát thiết chế), ngay cả khi đối mặt với sự phản kháng của các nhóm khác
 Cho phép người sở hữu quyền lực buộc người khác phải hành động theo một cách nhất định;
 Có thể sử dụng vũ lực hoặc ép buộc để tạo ra sự tuân thủ các giá trị và chuẩn mực.

=> Bản chất xã hội của vấn đề xã hội: Chúng vừa được tạo ra vừa được loại bỏ bởi
các cơ chế xã hội.
Tiếp cận lí thuyết: Trường phái chức năng
 Xã hội là một hệ thống được tạo thành từ một số yếu tố có quan hệ với nhau, mỗi yếu tố thực hiện
một chức năng góp phần vào sự vận hành của tổng thể.
 Thiết chế xã hội là các yếu tố có quan hệ tương hỗ nhau và đảm bảo sự vận hành xã hội;
Xã hội còn cấu thành bởi các vai trò xã hội, nhóm xã hội, tiểu văn hóa, kết nối với nhau tạo thành một
thể thống nhất;
 Các thành viên xã hội có sự đồng thuận về hệ giá trị và chuẩn mực;
 Các thành tố xã hội phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau nhằm duy trì sự vận hành xã hội;
 Sự thay đổi thành tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của thành tố khác. Nếu đủ lớn và đột ngột, có thể
dẫn đến đứt gãy xã hội và nảy sinh vấn đề xã hội;
 Hệ thống xã hội được đặc trưng bởi sự ổn định và xu hướng cân bằng. Nếu không, vấn đề xã hội nảy
sinh
! Nhấn mạnh tính ổn định và trật tự xã hội, trong khi những thực hành xã hội có thể hiệu quả đối với
nhóm này nhưng gây rối loạn ở nhóm khác.
Tiếp cận lí thuyết: Trường phái xung đột
 Xã hội cấu thành các nhóm khác nhau đấu tranh với nhau để đạt được những nguồn lực
khan hiếm và có giá trị (VD tiền, quyền lực, uy tín, v.v.);
 Xung đột có thể xảy ra giữa các giai cấp, nhóm, tiểu văn hóa;
 Nhóm quyền lực có thể áp đặt các nhóm khác phục vụ lợi ích cho mình;
 Lợi ích của nhóm này không chắc là lợi ích của nhóm khác;
 Biến đổi xã hội liên quan đến việc phân phối lại nguồn lực khan hiếm giữa các nhóm lợi ích
khác nhau;
 Vấn đề xã hội nảy sinh khi một nhóm xã hội hành động để giành lấy ưu thế khi họ cho rằng
lợi ích của họ không được đáp ứng hoặc họ không được chia sẻ đủ nguồn lực;
! Xu hướng nhấn mạnh xung đột và bất bình đẳng, bỏ qua tính phổ biến của sự ổn định và
đồng thuận xã hội
Tiếp cận lí thuyết: Trường phái tương tác
 Xã hội bao gồm những người tương tác với nhau, thông qua đó các nhóm, tổ chức và xã hội được
hình thành, duy trì và biến đổi. Muốn hiểu xã hội cần hiểu được tương tác xã hội;
 Tập trung vào các tương tác xã hội hàng ngày giữa các cá nhân hơn là các thiết chế xã hội vĩ mô;
 Trọng tâm của tương tác xã hội là sự lí giải/định nghĩa của con người về hành vi của người khác;
thông qua hệ thống các biểu trưng, và gán nhãn;
 Con người phản ứng với biểu trưng/ý nghĩa xã hội hơn là với các hành động/sự vật hiện hữu. =>
Hành động theo những gì chúng ta định nghĩa và lí giải ý nghĩa;
 Chuẩn mực xã hội có xu hướng ảnh hưởng đến hành vi của những người đã được gán nhãn;
 Đời sống xã hội dựa trên việc xây dựng sự đồng thuận về hành vi được mong đợi. Nếu sự đồng
thuận bị phá vỡ sẽ dẫn đến biến đổi xã hội.
 Vấn đề xã hội nảy sinh khi một nhóm (chiếm ưu thế) cho rằng một số điều kiện xã hội đe dọa các giá
trị hiện hữu và phá vỡ các kỳ vọng xã hội bình thường.
! Nhấn mạnh vào tương tác mặt đối mặt trong việc hình thành thực tiễn xã hội, xem nhẹ vai trò của các
thiết chế xã hội trong việc định hình hành vi con người.
Các tiếp cận lí thuyết trong nghiên cứu vấn đề xã hội
(Nguồn: Sullivan 2015, tr.12)

Chức năng Xung đột Tương tác


Quan niệm về xã hội Một hệ thống gồm các thành tố có Hình thành do các nhóm đấu Quá trình tương tác mặt đối mặt
liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau tranh với nhau để chiếm lĩnh của các cá nhân tạo nên đồng
nguồn lực khan hiếm thuận xã hội
Quan niệm về cá nhân Con người được định hình bởi xã Con người được định hình bởi vị Con người là những người thao
hội để thực hiện những chức năng trí của họ trong các nhóm xã hội túng biểu tượng, tạo ra thế giới
quan trọng cho xã hội xã hội của họ thông qua tương
tác xã hội và sự đồng thuận

Quan niệm về biến đổi Hệ thống xã hội có xu hướng Biến đổi là liên tục và không thể Biến đổi xảy ra khi không tồn tại
xã hội chống lại biến đổi khi nó có gây tránh khỏi sự đồng thuận chung về những
đứt vỡ hành vi được mong đợi mà phát
triển một sự đồng thuận mới

Quan niệm về vấn đề xã Gây ra bởi các hoạt động rối loạn Nảy sinh khi một nhóm tin rằng Nảy sinh khi một điều kiện được
hội chức năng hoặc sự vô tổ chức lợi ích của nó được không được xác định là có tính kì thị hoặc
trong hệ thống xã hội. thực hiện và hành động để giành phá vỡ những kì vọng xã hội
lại lợi ích đó thông thường
Khái niệm cơ bản hội nhập, phụ thuộc lẫn nhau, ổn Lợi ích, quyền lực, thống trị, Giải thích, đồng thuận, kì vọng
định, cân bằng xung đột, áp bức chung, hiện thực được hình
thành về mặt xã hội (socially
created reality)
Thực hành xác định vấn đề xã hội

You might also like