Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 58

ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG

(a. carotis communis)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG Động mạch cảnh chung trái


phát xuất từ cung động mạch chủ. Động mạch cảnh chung

phải từ thân tay đầu (truncus brachiocephalicus) ở phía sau


khớp ức đòn (H.16.3). Do đó, động mạch bên trái có thêm một
đoạn ở ngực. Khi vào trong cổ, đường đi của hai động mạch
giống nhau.
Động mạch cảnh chung phân đội ở ngang bờ trên sụn giáp
(90,1%) ở người Việt Nam (tương đương đốt sống cổ C4), thành
động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài (H.16.6). Ở
người Việt Nam chiều dài động mạch cảnh chung phải là 93 mm
và đường kính là 6,44 mm; chiều dài của động mạch cảnh chung
trái là 123,5 mm và đường kính là 6,92 mm.

2. LIÊN QUAN Ở ĐOẠN CỔ (chung cho hai động mạch


phải là trái).
Động mạch cảnh chung nằm trong một rãnh tạo bởi phía trong
là cột sống cổ và các cơ cạnh sống, hầu, thực quản, thanh quản,
khí quản. Phía ngoài là cơ ức đòn chũm và một vài cơ trên móng
và dưới móng. Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của động mạch
cảnh chung vì bờ trước của cơ là mốc tìm động mạch (H.16.1).

Ở trong rãnh, động mạch cùng với tĩnh mạch cảnh trong và thần
kinh lang thang nằm trong bao cảnh. Động mạch ở phía trong,
tĩnh mạch nằm ngoài, thần kinh nằm ở góc nhị diện sau tạo bởi
động mạch và tĩnh mạch. Thân giao cảm đi dọc phía sau động
mạch nhưng nằm ngoài bao cảnh.

2.1. LIÊN QUAN TRONG (H.16.6).

Động mạch tựa vào thành bên của ống tiêu hóa và đường thở.
Thực quản rộng khoảng 3 cm ngăn cách động mạch cảnh chung
phải và trái ở nền cổ.

Hầu rộng gấp đôi thực quản ngăn cách động mạch cảnh trong
phải và trái ở nơi các động mạch này đi vào ống cảnh ở nền sọ.
Cho nên, các động mạch này càng lên cao càng xa nhau.

Bờ sau tuyến giáp thường len lỏi vào giữa động mạch cảnh
chung và thực quản, khí quản hoặc thần kinh quặt ngược thanh
quản, và đẩy động mạch ra phía ngoài.

Thần kinh thanh quản trên và hai nhánh tận của nó : nhánh
ngoài và nhánh trong, nằm tựa vào thành hầu.

2.2. LIÊN QUAN SAU

Động mạch đi trước mỏm ngang các đốt sống cổ và đặc biệt là
củ cảnh (tuberculum caroticum) của đốt sống cổ C6.
Bên dưới củ cảnh, động mạch liên quan với đoạn đầu của động
mạch dưới đòn, động mạch và tĩnh mạch đốt sống. Động mạch
giáp dưới và ống ngực (ductus thoracicus) hoặc ống bạch huyết
phải (ductus lymphaticus dexter) (H.16.5) đi qua giữa bao cảnh
và động mạch đốt sống. Bên phải, còn có thần kinh quặt ngược
thanh quản phải (H.16.3).

2.3. LIÊN QUAN NGOÀI

Bên ngoài là tĩnh mạch cảnh trong, thần kinh lang thang, các
nhánh tim của thần kinh lang thang, thân giao cảm và quai cổ.

3. LIÊN QUAN RIÊNG CỦA ĐỘNG MẠCH CẢNH


CHUNG TRÁI Ở TRONG NGỰC (H.16.4).

Động mạch cảnh chung trái phát xuất từ cung động mạch chủ
(arcus Cortae) ở phía sau thân tay đầu nên có thêm một đoạn ở
trong ngực cần được mô tả ở đây. Động mạch đi lên phía sau
tĩnh mạch tay đầu trái, tiếp xúc với phổi và màng phổi trái, thần
kinh lang thang và thần kinh hoành. Tiếp theo, động mạch
nghiêng về bên trái khí quản, đi phía trước ngoài thực quản và
ống ngực, phía trước trong động mạch dưới đòn trái rồi đến phía
sau khớp ức đòn trái.

4. CÁC NGÀNH

Động mạch cảnh chung không cho một nhánh bên nào trừ hai
nhánh cùng là động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.
ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG

(a. carotis inerna)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG


Động mạch cảnh trong là một trong hai nhánh tận của động
mạch cảnh chung bắt đầu từ bờ trên sụn giáp đi phía trên vùng
cổ chui vào lỗ động mạch cảnh ở phía dưới xương đá rồi vào
ống động mạch cảnh (canalis caroticus) ở trong xương đá và
cuối cùng chui khỏi xương đá ở đỉnh xương để vào trong hộp sọ
đi trong xoang tĩnh mạch hang và tận hết ở mỏm yên trước bằng
cách chia thành bốn ngành cùng để cấp huyết cho não (H.16.7).
2. LIÊN QUAN

Vì đường đi như vậy, nên động mạch có ba đoạn liên quan :


đoạn ngoài sọ (khoang hàm hầu), đoạn trong xương đá (ống
cảnh) và đoạn trong sọ (xoang tĩnh mạch hang).

Ở đoạn ngoài sọ, động mạch ở phía trên cổ đi trong khoang


hàm hầu, trước các cơ trước sống và các mỏm ngang đốt
sống cổ và bốn dây thần kinh sọ cuối cùng, trong tĩnh mạch
cảnh trong (H.16.8).
Trong ống cảnh (canalis caroticus), động mạch cảnh trong ngăn
cách với hạch sinh ba ganglion trigeminale) bởi một lớp xơ của
màng cứng. Động mạch chui vào trong sọ từ đỉnh xương đã đến
lỗ rách (không xuyên qua mà lướt qua lỗ rách) và uốn cong lên
trên đi vào hố sọ giữa, trong xoang tĩnh mạch hang. Ở đây động
mạch đi vào một rãnh ở thành bên xương bướm, tạo nên một
chỗ quặt thẳng góc và đi ngang hướng về mỏm yên trước. Tại
đó động mạch rời khỏi xoang tĩnh mạch hang, hướng lên trên
vào trong và ra sau tạo thành một góc nhọn ở bên dưới mỏm yên
trước và thần kinh thị giác, rồi chia thành các nhánh tận. Trong
xoang tĩnh mạch hang, động mạch liên hệ mật thiết với các thần
kinh vận nhãn, thần kinh ròng rọc và thần kinh vận nhãn ngoài
(H.27.5).
3. NHÁNH BÊN

Ở cổ, động mạch không cho nhánh bên. Ở trong xương đá động
mạch cho các nhánh cảnh nhĩ (rami caroticotympanici) vào
hòm nhĩ qua một lỗ nhỏ ở thành sau ống cảnh và cấp máu cho
màng nhĩ.

Ở trong sọ, động mạch cho nhanh động mạch mắt a.


opthalmica).

4. NHÁNH CÙNG

Động mạch cảnh trong cho bốn nhánh cùng là : Động mạch não
trước (a. cerebri anterior), động mạch não giữa (a. cerebri
media), động mạch thông sau (a. communicans posterior), và

động mạch mạch mạc trước (a. choroidea anterior), để tham gia
vào việc tạo nên vòng động mạch não (circulus arteriosus
cerebri).

ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI

(arteria carotis externa)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG.

Động mạch cảnh ngoài đi từ bờ trên sụn giáp đến sau cổ hàm và
tận hết ở đó bằng cách chia làm hai ngành cùng là động mạch
hàm và động mạch thái dương nông (H.16.10).

2. LIÊN QUAN.
Ở chỗ xuất phát, động mạch cảnh ngoài nằm ở phía trước trong
của động mạch cảnh trong, nhưng ngay sau đó hướng ra phía
ngoài để đi vào tuyến mang tai. Động mạch đi trong hai vùng :
vùng cổ và vùng mang tai. Hai vùng ngăn cách nhau bởi bụng
sau cơ nhị thân. Ở vùng cổ động mạch đi trong tam giác cảnh và
ngăn cách với động mạch cảnh trong bởi mỏm trâm, cơ trầm
hầu, cơ trâm lưỡi, thần kinh lưỡi hầu, các nhánh hầu của thần
kinh lang thang và một phần của tuyến mang tai. Bên ngoài hai
động mạch này là bụng sau cơ hai thân, cơ trâm móng, thần kinh
hạ thiệt, các tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch mặt. Khi vào tuyến
mang tai, động mạch cảnh ngoài đi qua phần sâu của tuyến, phía
sau bờ sau ngành hàm, ở sâu hơn tĩnh mạch sau hàm và thần
kinh mặt. Đến sau cổ hàm, động mạch cảnh ngoài cho hai nhánh
cùng là động mạch thái dương năng và động mạch hàm.

3. NHÁNH BÊN (H.19.10)

Động mạch cảnh ngoài cho sáu nhánh bên là động mạch giáp
trên, động mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch hầu lên, động
mạch chẩm và động mạch tại sau (H.16.10).

3.1. ĐỘNG MẠCH GIÁP TRÊN (a. thyroidea superior).


Phát sinh từ mặt trước động mạch cảnh ngoài, tựa vào cơ khít
hầu dưới đến cực trên tuyến giáp, đi kèm với thần kinh thanh
quản trên. Động mạch giáp trên cho nhanh dưới móng (ramus
infrahysideus), nhánh ức đòn chũm (ramus
sternocleidomastoideus), động mạch thanh quản trên (a.
laryngea superior), nhánh nhẫn giáp (ramus cricothyroideus), và
hai nhánh tận đến cực trên tuyến giáp là nhánh trước (ramus
anterior) và nhánh sau (ramus posterior).

3.2. ĐỘNG MẠCH LƯỠI (a. lingualis) (H.16.10).

Phát sinh từ mặt trước động mạch cảnh ngoài tựa vào cơ khít
hầu giữa, lộ trình uốn hình sin hướng lên trên và ra trước.
Trong tam giác cổ, dây hạ thiệt chạy xuống dưới bắt chéo động
mạch lưỡi lần đầu, ở sâu hơn bụng sau cơ hai thân và cơ trầm
móng rồi đi vào tam giác dưới hàm (trigonum submandibulare)
dưới cơ móng lưỡi. Nơi đây động mạch lưỡi lại bị dây hạ thiệt
bắt chéo thêm lần nữa.
Động mạch lưỡi cho nhanh trên móng (ramus suprahysideus),
động mạch dưới lưỡi (a. sublingualis), các nhánh lưng lưỡi
(rami dorsales linguae) và động mạch lưỡi sâu (a. profunda
linguae).

3.3. ĐỘNG MẠCH MẶT (a.facialis) (H.16.11).

Phát xuất từ mặt trước động mạch cảnh ngoài, tựa vào cơ khít
hầu giữa và trên, sau đó hướng ra ngoài giữa bụng sau cơ hai
thân, cơ trầm móng và tuyến nước bọt dưới hàm ở trong và cơ
chân bướm trong ở ngoài. Tiếp theo, động mạch uốn theo bờ
dưới thân xương hàm dưới để lên mặt tạo thành đường đi giống
như chữ S nằm ngang. Động mạch mặt có thể chung thân với
động mạch lưỡi, tạo thành thân lưỡi mặt (truncus linguofacialis)
(26,4% ở người Việt Nam). Động mạch mặt cho các nhánh động
mạch khẩu cái lên (a.palatina asecendens), nhánh hạnh nhân
(ramus tonsillaris), động mạch dưới cằm (a. submentalis), các
nhánh tuyến (rami glandulares), động mạch môi dưới (a.labialis
inferior), động mạch môi trên (a. labialis superior) và tận cùng
bằng động mạch góc (a.angularis) ở đầu trong mắt.

3.4. ĐỘNG MẠCH HẤU LÊN .(a. pharyngea ascendens).


Phát sinh từ chỗ phân đội của động mạch cảnh chung, đi lên nền
sọ, tựa vào các cơ khít hầu dưới, giữa và trên. Bên ngoài động
mạch hầu lên là động mạch cảnh trong.

Động mạch hầu lên cho các nhánh động mạch màng não sau
(a.meningea posterior), các nhánh hầu (rami pharyngei) và
động mạch nhĩ dưới (a. tympanica inferior).

3.5. ĐỘNG MẠCH CHẤM (a. occipitalis). Phát sinh từ mặt


sau động mạch cảnh ngoài, hướng về phía mỏm chũm.

Động mạch chẩm cho các nhánh chũm (ramus mastoideus),


nhánh tại (ramus auricularis), các nhánh ức đòn chũm (rami
sternocleidomastoides), các nhánh chẩm (rami occipitales) và |
nhánh xuống (ramus descendens).

3.6. ĐỘNG MẠCH TẠI SAU (a.auricularis posterior).

Phát sinh từ mặt sau động mạch cảnh ngoài, thường ngang với
bờ trên bụng sau cơ hai thân, và đi theo bờ này lên mỏm chũm,
qua sau tại đến da đầu. Động mạch đi kèm với thần kinh tại sau
(n.auricularis posterior), nhánh của thần kinh mặt. 

Advertisement

Động mạch tại sao cho các nhánh động mạch trâm chũm (a.
stylomastoidea), động mạch nhĩ sau (autympanica posterior),
nhánh tại (ramus auricularis) và nhanh chẩm (ramus
occipitalis)

4. CÁC NHÁNH CÙNG

Động mạch cảnh ngoài cho hai nhánh cùng là động mạch thái
dương năng và động mạch hàm.
4.1. ĐỘNG MẠCH THÁI DƯƠNG NÔNG (a.temporalis
superficialis).

Nằm bên trong tuyến mang tai, đi lên ngang qua rễ của mỏm gò
má. Ở đây có thể bắt được nhịp đập của động mạch ngay trước
tai.

Động mạch thái dương năng cho các nhánh mang tai (rami
parotidei), động mạch ngang mặt (a.transversa faciei), các
nhánh tại trước (rami auriculares anteriores), động mạch gò má
ổ mắt (a.zygomaticoorbitalis), động mạch thái dương giữa (a.
temporalis media), nhánh trán (ramus frontalis) và nhánh đỉnh
(ramus parietalis).

4.2. ĐỘNG MẠCH HÀM (a. maxillaris) (H.16.12)

Phát xuất ở phía sau cổ hàm, động mạch hàm đi về phía trước,
tiếp xúc với mặt trong cổ hàm. Tiếp theo, động mạch đi theo
một đường đi khúc khuỷu ngang qua mặt ngoài (đôi khi mặt
trong) cơ chân bướm ngoài, rồi đi vào hố chân bướm khẩu cái.
Dựa vào cơ chân bướm ngoài, ta chia động mạch hàm làm ba
đoạn : đoạn thứ nhất trước khi bắt ngang, đoạn thứ nhì bắt
ngang, và đoạn thứ ba là đoạn sau khi bắt ngang qua cơ này. Các
nhánh bên của đoạn thú nhất và đoạn thứ nhì đi cùng với thần
kinh hàm dưới phân phối cho hàm dưới. Các nhánh bên của
đoạn thứ ba cùng với thần kinh hàm trên cung cấp cho hàm trên.

Động mạch hàm cho các nhánh bên sau đây :

– Ở đoạn thứ nhất có động mạch tại sâu (a.auricularis


profunda), động mạch nhĩ trước (a. tympanica anterior), động
mạch huyệt răng dưới (a.alceolaris inferior), động mạch màng
não giữa (a.meningea media) và nhánh màng não phụ (ramus
meningeus accessorius).
– Ở đoạn thứ hai có động mạch cơ cắn (a.masseterica), các
động mạch thái dương sâu (aa.temporales profundae), các
nhánh chân bướm (rami pterygoidei), động mạch má
(a.buccalis).

| – Ở đoạn thứ ba có động mạch huyệt răng trên sau


(a.alceolaris superior posterior), động mạch huyệt răng trên
trước a.alueolaris superior anterior), động mạch dưới ổ mắt
(a.infraorbitalis), động mạch ống chân bướm (a.canalis
pterygoidei), động mạch khẩu cái xuống (a.palating
descendens), động mạch bướm khẩu cái (a.sphenopalatina), các
động mạch mũi sau, mũi ngoài và vách mũi (aa.nasales
posteriores, laterales et septi).

CÁC NGÀNH NỐI CỦA HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH

Trong ba động mạch của hệ cảnh thì có thể thắt được mạch cảnh
chung và đặc biệt là động mạch cảnh ngoài. Còn động mạch
cảnh trong thì không thắt được vì rất nguy hiểm cho sự cấp
huyết của não.

Khi thắt động mạch cảnh chung, tuần hoàn phụ thành lập qua
các nhánh sau :

– Ngoài sọ : giữa động mạch giáp trên (thuộc động mạch cảnh
ngoài) và động mạch giáp dưới (thuộc động mạch dưới đòn).

– Trong sọ : động mạch đốt sống. . Khi thắt động mạch cảnh
ngoài, tuần hoàn phụ thành lập qua các nhánh lớn của động
mạch cảnh ngoài (các động mạch giáp trên, lưỡi, mặt và chẩm)
nối với các nhánh tương đương của bên đối diện.

Động mạch cảnh ngoài thường được thắt ở bên trên động mạch
giáp trên, chỗ động mạch cảnh chung phân đội ngay trên sụn
giáp. Ở đây, động mạch cảnh ngoài phân biệt được với động
mạch cảnh trong nhờ vào ba đặc điểm : ở trước hơn, ở trong hơn
và có nhánh bên (đặc điểm này quan trọng nhất).

Hai trường hợp dị dạng đặc biệt được ghi nhận ở người Việt
Nam là không có thân động mạch cảnh ngoài riêng biệt. Động
mạch cảnh chung cho các nhánh bên như các nhánh của động
mạch cảnh ngoài và sau đó có nhánh vào sọ làm nhiệm vụ của
động mạch cảnh trong. Quan niệm thực hành cho rằng động
mạch cảnh ngoài là động mạch có nhánh bên sẽ không còn đúng
trong dị dạng này.

XOANG CẢNH VÀ TIỂU THỂ CẢNH

Ở tận cùng chỗ phân đội, động mạch cảnh chung có hai cấu trúc
đặc biệt là xoang cảnh và tiểu thể cảnh (H.16.13).

1. XOANG CẢNH (sinus caroticus).

Phần cuối của động mạch cảnh chung phình ra khoảng 1 cm


đường kính, gọi là xoang cảnh. Xoang cảnh đóng góp một phần
trong cơ chế điều hòa huyết áp, Thành xoang co giãn nhiều,
được phân phối bởi nhánh xoang cảnh của thần kinh thiệt hầu,
dẫn truyền các xung động của các áp thụ cảm.

2. TIỂU THỂ CẢNH (glomus caroticum).

Là một nốt mỏng hình bầu dục hoặc tam giác, dài 5 – 7mm,
rộng 2,5 – 4mm, thường nằm tại chỗ hoặc gần chỗ phân đội của
động mạch cảnh chung, kế bên xoang cảnh. Tiểu thể cảnh màu
xám nhạt hoặc nâu nhạt, được bọc trong một bao xơ hoặc bao
ngoài của động mạch, chứa một mạng lưới nhỏ dạng xoang,
phát xuất từ động mạch cảnh chung hoặc các nhánh của nó. Có
từ hai đến năm sợi thần kinh đi vào cực trên của tiểu thể cảnh,
thường là từ hạch cổ trên và thần kinh thiệt hầu, có thể có thần
kinh lang thang và thần kinh hạ thiệt. Tiểu thể cảnh tác dụng
như một hóa thụ cảm : các sợi cảm giác của thần kinh thiệt hầu
đáp ứng với sự thay đổi nồng độ oxygen trong máu.

GIẢI PHẪU HỌC BỀ MẶT VÀ MỘT SỐ MỐC CỦA CÁC


ĐỘNG MẠCH CẢNH

Đường đi của các động mạch ứng với đoạn thẳng xác định trên
da bằng hai điểm. Một điểm là khớp ức đòn, một điểm khác ở
giữa đỉnh mỏm chũm và góc hàm. Điểm này ngang với

Đường đi của các động mạch ứng với đoạn thẳng xác định trên
da bằng hai điểm. Một | điểm là khớp ức đòn, một điểm khác ở
giữa đỉnh mỏm chũm và góc hàm. Điểm này ngang với mỏm
ngang đốt đội, ngay bên trong của dái tai. Đoạn thẳng nối hai
điểm đi dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm.

Phần trên cùng của động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh
trong đi đến một điểm phía sau cổ hàm. Động mạch cảnh chung
bắt chéo cơ vai móng ngang mức sụn nhẫn và đốt sống cổ C5.
Đây là vị trí để chèn động mạch nhằm mục đích cầm máu. Động
mạch cảnh chung thường tách đôi ngang bờ trên sụn giáp, ở một
điểm cách bờ dưới xương hàm dưới 3cm. Nhịp đập của động
mạch cảnh chung và động mạch cảnh ngoài bắt được dọc theo
bờ trước cơ ức đòn chũm. Động mạch giáp trên phát xuất bên
dưới đầu sừng lớn xương móng. Các động mạch lưỡi và động
mạch mặt phát xuất ở ngang mức hoặc ngay trên mức xương
móng.
ĐÁM RỐI THẦN KINH CỔ

1. CẤU TẠO
Đám rối thần kinh cổ (plexus cergicalis) tạo bởi các nhánh trước
(ramus centralis), của bốn thần kinh gai sống cổ đầu tiên, nằm ở
giữa cơ nâng vai và cơ bậc thang giữa ở phía sau, tĩnh mạch
cảnh trong và cơ ức đòn chũm ở phía trước. Các thần kinh này
cho các nhánh trên và dưới nối nhau tạo thành ba quai nối, I, II
và III (H.19.1).

2. PHÂN PHỐI
Đám rối thần kinh cổ cho ba loại nhánh : các nhánh vận động,
các nhánh cảm giác, và các nhánh nối.
2.1. CÁC NHÁNH VẬN ĐỘNG (đám rối thần kinh cổ sâu)
cho các cơ thẳng đầu bên, ba cơ liên mỏm ngang đầu tiên, cơ
thẳng đầu trước, cơ dài đầu, cơ dài cổ, cơ bậc thang giữa và sau,
cơ nâng vai, cơ trám và dây thần kinh hoành.
2.1.1. Thần kinh hoành (n.phrenicus) phát sinh từ một rễ chính
là thần kinh gai sống cổ C4 và hai rễ phụ là thần kinh gai sống
cổ C3 và C5 (H.19.2 và H.19.3).
Đường đi và liên quan : Thần kinh hoành được tạo thành ở bờ
ngoài cơ bậc thang trước rồi đi xuống phía trước cơ này. Cắt
thần kinh hoành để điều trị (thí dụ : làm xẹp phổi…) thường
được thực hiện ở đoạn này. Tiếp theo thần kinh được che phủ
bởi tĩnh mạch cảnh trong và cơ ức đòn chũm, bắt chéo động
mạch ngang cổ và động mạch trên vai, liên hệ với bên ngoài
động mạch cổ lên, rồi đi giữa tĩnh mạch và động mạch dưới đòn,
bắt chéo động mạch ngực trong rồi đi kèm nhánh màng ngoài
tim – hoành của động mạch này trong suốt đường đi trong ngực.

Ở đoạn này, thần kinh hoành chiếu lên da theo một đường được
minh họa ở H.19.4. Để chữa nấc, có thể lấy ngón tay ấn lên
đường này để chọn dây thần kinh hoành.

– Để tránh gián đoạn, chúng tôi trình bày luôn thần kinh hoành
trong ngực. Thần kinh hoành phải đi xuống bên phải tĩnh mạch
chủ trên và tâm nhĩ phải trước cuống phổi phải, giữa màng
ngoài tim và màng phổi trung thất, rồi xuyên qua cơ hoành ở
gần lỗ tĩnh mạch chủ dưới hoặc qua lỗ này (H.18.2). Thần kinh
hoành trái đi xuống giữa động mạch dưới đòn trái và động mạch
cảnh chung trái bên ngoài cung động mạch chủ, trước thần kinh
lang thang (n. Vagus) qua trước cuống phổi trái, giữa màng phổi
trung thất và màng ngoài tim (H.18.3). Trên đường đi, thần kinh
hoành cho các nhánh vào màng phổi trung thất và màng ngoài
tim tai pericardiacus). Khi vào cơ hoành, thần kinh hoành tỏa ra
các nhánh cho các thớ cơ, màng phổi hoành và phúc mạc hoành.
Các thành phần chức năng (H.19.5) : Thần kinh hoành chứa các
sợi vận động, cảm giác và giao cảm. Các sợi vận động cho cơ
hoành. Một vài sợi cảm giác giữ cảm giác căng cơ hoành, còn
hầu hết các sợi đều giữ cảm giác đau từ phúc mạc hoành, màng
phổi hoành, màng phổi trung thất và màng tim. Cảm giác đau từ
các vùng này thường đối chiếu ra da vùng cơ thang (dưới cổ đến
đỉnh vai). Các sợi giao cảm giữ vai trò vận mạch.2.1.2. Các
thần kinh hoành phụ (nn. phrenic accessorii). Rễ thần kinh gai
sống cổ C5 cho thần kinh hoành đôi khi phát xuất từ thần kinh
cơ dưới đòn (n. subclavius). Trong vài trường hợp, rễ này có thể
theo một đường đi riêng biệt trong ngực trước khi nối với thần
kinh hoành, và được gọi là thần kinh hoành phụ, thường đi phía
trước tĩnh mạch dưới đòn. Nếu có thần kinh hoành phụ, cắt hoặc
tổn thương thần kinh hoành ở cổ không gây liệt toàn phần cơ
hoành tương ứng, vì thần kinh hoành phụ cho một vài nhánh vận
động cơ này.2.2. CÁC NHÁNH CẢM GIÁC (Đám rối cổ
nông). Có bốn nhánh (H.19.6):2.2.1. Thần kinh chẩm nhỏ (n.
occipitalis minor) phát sinh từ quai nối II, hướng về phía ngoài,
đến bờ sau cơ ức đòn chũm rồi quặt ra sau và lên trên, cho hai
nhánh tận trước và sau, phân phối cho da vùng chẩm và chũm.
2.2.2. Thần kinh tai lớn (n. auricularis magnus) phát xuất từ
quai nối II, đến bờ sau cơ ức đòn chũm, đi thẳng lên trên về phía
dái tai, sau tĩnh mạch cảnh ngoài, đến góc hàm dưới, chia hai
nhánh. Nhánh trước (rammus anterior) cho da mặt ngoài loa tai
và vùng tuyến mang tai. Thần kinh cũng cho vài nhánh nối với
thần kinh mặt trong tuyến mang tai. Nhánh sau (rammus
posterior), cho da mặt trong vành tai và vùng chũm, nối với
nhánh chẩm nhỏ.

Advertisement

2.2.3. Thần kinh ngang cổ (n. transversus colli) phát sinh từ


quai nối 2, uốn quanh bờ sau cơ ức đòn chũm rồi hướng ra
trước, bắt chéo tĩnh mạch cảnh ngoài; cho các nhánh tận xuyên
qua cơ bám da cổ, phân phối cho vùng trên và dưới móng. Một
trong các nhánh này nối với nhánh của thần kinh mặt cho cơ
bám da cổ.

2.2.4. Các thần kinh trên đòn (nn. supraclavicular) tách ra từ


nhánh trước của thần kinh gai sống cổ 4, chia thành nhiều nhánh
hướng xuống dưới ra sau và ngoài, bên dưới cơ ức đòn chũm.
Đến tam giác trên đòn, các nhánh chui ra nông, bao gồm : các
thần kinh trên đòn trong (nn. supraclavicular mediales) cho da
vùng ức đòn chũm và xương ức, các thần kinh trên đòn giữa (nn.
sapraclaviculares intermedii) cho da vùng trên và dưới đòn, các
thần kinh trên đòn ngoài (nn. supraclaviculares laterales) cho da
vùng gai vai.

Hình 19.5 : Các thành phần chức năng của thần kinh hoành.

2.3. CÁC NHÁNH NỐI

Ngoài các nhánh nối với thần kinh mặt kể trên, đám rối thần
kinh cổ còn nối với thần kinh giao cảm, thần kinh phụ và thần
kinh hạ thiệt (H.19.1).

2.3.1. Nhánh nối với thần kinh giao cảm : Bốn thần kinh gai
sống cổ nối với hạch giao cảm cổ trên (ganglion cervicale
superius) bằng bốn nhánh nối xám.

2.3.2. Nhánh nối với thần kinh phụ : nối trong cơ ức đòn
chũm và dưới cơ thang do các nhánh từ quai nối 2 và 3, giữ cảm
giác sâu cho các cơ này.

2.3.3. Nhánh nối với thần kinh hạ thiệt : bởi một hay hai
nhánh tách từ quai nối I, và nhánh xuống của đám rối thần kinh
cổ, góp phần tạo thành quai cổ (ansa cervicalis) (H.19.7). Quai
cổ thành lập bởi :
– Rễ trên (radix superior) : phát xuất từ quai nối I, đi vào bao
của thần kinh hạ thiệt, rồi tách khỏi thần kinh này, đi thẳng
xuống trước bó mạch cảnh, đến ngang gân trung gian cơ vai
móng, nối với rễ dưới của đám rối thần kinh cổ. Đôi khi quai cổ
ở ngang thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt, và trong trường hợp này,
quai thường ở sau tĩnh mạch cảnh trong. Rễ trên đôi khi đi vào
thần kinh lang thang, thay vì thần kinh hạ thiệt, nhất là khi quai
cổ ở cao.
– Rễ dưới (radix inferior) : phát sinh từ quai nối II, đi xuống bên
ngoài tĩnh mạch cảnh | trong, thường nối với rễ trên ở phía trước
tĩnh mạch này, ngang gân trung gian cơ vai móng.
Quai cổ chi phối vận động cho các cơ vai móng, cơ ức giáp và
cơ ức móng, còn đối với cơ giáp
móng thì nhánh giáp móng (ramus thyrohysideus) do thần kinh
gai sống cổ đi mượn đường  thần kinh hạ thiệt để vận động.
TĨNH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ
Các tĩnh mạch của đầu và cổ có thể chia làm hai nhóm : nhóm
nông, dẫn lưu máu từ các phần bên ngoài; và nhóm sâu dẫn lưu
máu từ các cấu trúc sâu. Tất cả tĩnh mạch, dù nông hay |sâu đều
đổ vào tĩnh mạch cảnh trong hay tĩnh mạch dưới đòn, hoặc đổ
trực tiếp vào thân tĩnh mạch tay đầu ở nền cổ. Qua thân tĩnh
mạch tay đầu, tất cả máu của đầu và cổ đổ vào tim.

CÁC TĨNH MẠCH NÔNG CỦA ĐẦU MẶT CỔ

Máu tĩnh mạch từ phần trước da đầu, toàn bộ da mặt, đổ vào


tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch sau hàm, đến tĩnh mạch mặt chung,
nhánh của tĩnh mạch cảnh trong. Máu từ phần sau da đầu, toàn
bộ da cổ, theo tĩnh mạch cảnh ngoài và các nhánh của nó, đến
tĩnh mạch dưới đòn (H.18.1)
1. TĨNH MẠCH MẶT (v.facialis) (H.18.2).

Máu đổ vào tĩnh mạch mặt bắt đầu ở góc trong của mắt, chỗ tĩnh
mạch trên ròng rọc và tĩnh mạch trên ổ mắt hợp lại, và đi xuống
cạnh bờ trong ổ mắt. Đoạn này gọi là tĩnh mạch góc, phần còn
lại trên mặt và cổ gọi là tĩnh mạch mặt. Tĩnh mạch mặt đi cạnh
bên mũi đến má, rồi đi chếch, đến bờ trước cơ cắn. Kế đó, tĩnh
mạch đi qua tam giác dưới hàm (trigonum submandibulare) đến
bờ trên xương móng, đổ vào tĩnh mạch mặt chung. Trên đường
đi, tĩnh mạch mặt nhận nhiều nhánh bên và tăng dần khẩu kính,
và có nhiều nhánh nối với các tỉnh mạch sâu.

Tĩnh mạch góc (v. angularis) đi vòng qua bờ trong ổ mắt, chung
với động mạch góc (a. angularis) trên mỏm trán xương hàm trên,
bên trong túi lệ. Các nhánh phía sau tĩnh mạch góc đi vào ổ mắt,
nối với tĩnh mạch mắt (v. ophthalmica). Tĩnh mạch góc, tĩnh
mạch mặt và tĩnh mạch mắt không có van. Cho nên, máu có thể
đi từ tĩnh mạch mắt vào tĩnh mạch góc, hoặc từ tĩnh mạch mặt
và tĩnh mạch góc vào tĩnh mạch mắt, vào xoang tĩnh mạch hang
(sinus cavernosus) và các xoang tĩnh mạch khác trong sọ. Do
đó, nếu một ổ nhiễm trùng tụ cầu bị phá vỡ ở vùng mặt xung
quanh mũi miệng có thể lan vào xoang hang gây nhiễm trùng
nặng. Xuất huyết dưới kết mạc mắt ở trẻ ho gà là một ví dụ khác
cho thấy sự thông nối giữa tĩnh mạch trong sọ và ngoài sọ qua
tĩnh mạch mắt.

Nhánh bên: Từ trên xuống dưới, tĩnh mạch mặt nhận các nhánh
tĩnh mạch trên ròng rọc (vv. supratrochleares), tĩnh mạch trên ổ
mắt (vv. supraorbitalis), các tĩnh mạch mí trên (vv. palpebrales
superiores), các tĩnh mạch mí dưới (vv. palpebrales inferiores),
tĩnh mạch mặt sâu (v. faciei profunda), tĩnh mạch môi trên (v.
Labialis superior), các tĩnh mạch môi dưới (vv. labiales
inferiores), các nhánh mang tai (rami parotidei), tĩnh mạch cơ
cắn, tĩnh mạch dưới cằm (v. submentalis), tĩnh mạch khẩu cái
ngoài (v. palatina externa).
2. TĨNH MẠCH SAU HÀM (v, retromandibularis) (H.18.2).

Tạo nên ở vùng gốc của mỏm gò má, do sự nối lại của tĩnh mạch
thái dương nông và tĩnh mạch thái dương giữa. Tĩnh mạch đi
xuống qua phía sau ngành xương hàm dưới, vào mô tuyến mang
tai, ở đây tĩnh mạch nằm ngoài động mạch thái dương nông và
động mạch cảnh ngoài. Tĩnh mạch có thể đi bên ngoài hoặc bên
trong các cơ trầm móng và cơ hai thân. Ở gần góc hàm, tĩnh
mạch có thể chia làm một nhánh trước và một nhánh sau. Nhánh
trước có thể nối với tĩnh mạch mặt tạo thành tĩnh mạch mặt
chung. Nhánh sau nối với tĩnh mạch tại sau tạo thành tĩnh mạch
cảnh ngoài.
Nhánh bên: Tĩnh mạch sau hàm nhận các nhánh: các tĩnh mạch
thái dương năng (vv. temporales superficiales), tĩnh mạch thái
dương giữa (v. temporalis media), tĩnh mạch ngang mặt (v.
transversa faciei), các tĩnh mạch hàm (vv. maxillares), đám rối
chân bướm (plexus pterygoideus). Đám rối chân bướm nhận các
nhánh : các tĩnh mạch màng não giữa (vv. meningeae mediae),
các tĩnh mạch thái dương sâu (vv, temporales profundae), tĩnh
mạch ống chân bướm (v. canalis pterygoidei), các tĩnh mạch tại
trước (vv. auriculares anteriores), các tĩnh mạch mang tai (vv.
parotidae), các tĩnh mạch khớp thái dương hàm (vv. articulares
temporomandibulares), các tỉnh mạch nhĩ (vv, tympanicae), các
tĩnh mạch trâm chũm (vv. stylomastoidea).

3. TĨNH MẠCH MẶT CHUNG (H.18.1, H.18.2).

Là một thân tĩnh mạch ngắn nằm trong tam giác cảnh được tạo
nên ngay dưới góc hàm, do sự nối lại của tĩnh mạch mặt và
nhánh trước của tĩnh mạch sau hàm, bắt chéo bên ngoài động
mạch cảnh ngoài ngay sau sừng lớn xương móng và đổ vào tĩnh
mạch cảnh trong. Đôi khi tĩnh mạch mặt chung chủ yếu đổ vào
tĩnh mạch cảnh ngoài và chỉ nối với tĩnh mạch cảnh trong bằng
một nhánh nhỏ. Tĩnh mạch mặt chung còn nhận các nhánh tĩnh
mạch giáp trên, tĩnh mạch hầu, tĩnh mạch lưỡi hoặc tĩnh mạch
dưới lưỡi.

4. TĨNH MẠCH CẢNH NGOÀI (vena jugularis externa)


(H.18.1. H.18.2).

Tạo nên do sự hợp lưu của tĩnh mạch tại sau và nhanh sau của
tĩnh mạch sau hàm, tĩnh mạch cảnh ngoài đi chếch xuống dưới
và ra sau, bắt chéo cơ ức đòn chũm ngang với trung điểm xương
đòn và đổ vào tĩnh mạch dưới đòn (v. subclavia). Đường đi của
tĩnh mạch này thể hiện bằng một đường thẳng nối từ trung điểm
của mỏm chũm và góc hàm dưới đến trung điểm của xương đòn.
Tĩnh mạch cảnh ngoài được bao phủ bởi cơ bám da cổ và các
nhánh của thần kinh ngang cổ (n. transversus colli). Thần kinh
tại lớn (n. auricularis magnus) đi kèm tĩnh mạch ở 1/2 trên. Tĩnh
mạch nằm trước lá nông mạc cổ, phần bao cơ ức đòn chũm, vì
vậy trong trường hợp bị tăng áp lực tĩnh mạch cảnh ngoài, ví dụ
suy tim, nó có thể nổi phồng lên và thấy ngay được dưới da.
Ngay trên xương đòn, tĩnh mạch chọc thủng lá nộng mạc cổ
trước khi đổ vào tĩnh mạch dưới đòn (đôi khi tĩnh mạch cảnh
ngoài đổ vào tĩnh mạch cảnh trong, hoặc vào hợp lưu của tĩnh
mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong). Tĩnh mạch cảnh ngoài
có thể nhỏ hoặc không có, khi đó, tĩnh mạch cảnh trước hoặc
cảnh trong sẽ phát triển hơn.

Nhánh bên: Tĩnh mạch cảnh ngoài nhận các nhánh: tĩnh mạch
tại sau (v. auricularis posterior), nhánh sau của tĩnh mạch sau
hàm, tĩnh mạch chẩm (v. Occipitalis), các tĩnh mạch ngang cổ
(vv. tranversae colli), tĩnh mạch trên vai (v. suprascapularis),
tĩnh mạch cảnh trước (v. jugularis anterior) và cung tĩnh mạch
cảnh (arcus venosus juguli) (H.18.5).

CÁC TĨNH MẠCH SÂU CỦA CỔ

1. TĨNH MẠCH CẢNH TRONG (jugularis interna) (H.18.3)


(H.18.5).
Tĩnh mạch cảnh trong bắt đầu ở hố tĩnh mạch cảnh và là sự nối
tiếp của xoang tĩnh mạch xích-ma (sinus sigmoideus). Tĩnh
mạch đi xuống cổ, lúc đầu đi kèm với động mạch cảnh trong, kế
đó với động mạch cảnh chung đến bờ dưới của khớp ức đòn, nối
với tĩnh mạch dưới đòn tạo thành tĩnh mạch tay đầu
(v.brachiocephalicae). Ở phần sau ngoài của lỗ tĩnh mạch cảnh,
tĩnh mạch hơi phình ra, tạo thành hành trên tĩnh mạch trong
(bulous penae jugularis superior). Phần giãn này nằm trong hố
tĩnh mạch cảnh xương thái dương và do đó nằm ngay dưới sàn
hòm nhĩ. Lúc đầu, tĩnh mạch nằm trước cơ thẳng đầu bên và
phía sau ngoài động mạch cảnh trong và ngăn cách động mạch
này bởi thần kinh hạ thiệt, thần kinh thiệt hầu, thần kinh lang
thang và đám rối cảnh của thần kinh giao cảm. Khi đi xuống,
tĩnh mạch đi dần ra phía ngoài động mạch cảnh trong, và giữ
liên hệ này đến bờ trên sụn giáp. Kế tiếp, tĩnh mạch đi đến chỗ
tận cùng dọc theo bờ ngoài động mạch cảnh chung, và được bọc
bởi bao cảnh chung với động mạch cảnh chung và thần kinh
lang thang.
Tĩnh mạch dần dần che phủ phía trước động mạch. Ở gần chỗ
tận cùng, tĩnh mạch có một chỗ phình thứ hai, gọi là hành dưới
tĩnh mạch cảnh trong (bulous penae jugularis inferior) (H.18.5).
Nhánh bên (H.18.4) H.18.5): Ở hàm trên, tĩnh mạch cảnh trong
nhận xoang tĩnh mạch đá dưới (sinus petrosus inferior), tĩnh
mạch ống ốc tai (v. canaliculi cochleae), các tĩnh mạch màng
não (vv. meningeae); ngang với góc hàm dưới, nhận các tĩnh
mạch từ đám rối hầu (plexus pharyngeus) và một nhánh nối với
tĩnh mạch cảnh ngoài; ngang với chỗ chia đôi của động mạch
cảnh chung, nhận tĩnh mạch mặt chung, dưới đó là tĩnh mạch
lưỡi (v. lingualis), tĩnh mạch ức đòn chũm (v.
sternocleidomastoidea) và tĩnh mạch giáp trên (v. thyroidea
superior); dọc theo mặt ngoài tuyến giáp, nhận các tĩnh mạch
giáp giữa (v. thyrodeae mediae).
1. TĨNH MẠCH ĐỐT SỐNG (U. vertebralis).
Tĩnh mạch đốt sống không đi kèm theo động mạch đốt sống bên
trong sọ mà bắt đầu ở đám rối tĩnh mạch dưới chẩm (plexus
Uenosus suboccipitalis) trong tam giác dưới chẩm. Các nhánh
bên đi từ trong sọ qua lỗ ngang đốt đội, ít nhiều song song với
động mạch đốt sống qua lỗ ngang các đốt sống cổ tạo thành một
đám rối quanh động mạch. Khi ra khỏi mỏm ngang đốt sống cổ
C6, tĩnh mạch đốt sống bắt chéo động mạch dưới đòn và đổ vào
tĩnh mạch tay đầu.

Nhánh bên: Tĩnh mạch đốt sống nhận các nhánh : tĩnh mạch
gian đốt sống, tĩnh mạch đốt sống trước (v. oertebralis anterior).

1. TĨNH MẠCH CỐ SÂU (U. cergicalis profunda).


Tĩnh mạch cổ sâu lớn hơn tĩnh mạch đốt sống, đi xuống cổ ở
phía sau mỏm ngang các đốt sống cổ. Tĩnh mạch đi kèm với
động mạch cổ sâu, bắt đầu ở đám rối tĩnh mạch dưới chẩm và
nhận các nhánh bên từ các cơ sâu của cổ. Tĩnh mạch còn thông
nối với tĩnh mạch chẩm và tĩnh mạch đốt sống. Tiếp theo, tĩnh
mạch đi xuống ở khoảng giữa mỏm ngang đốt sống cổ C7 và
xương sườn I rồi đổ vào tĩnh mạch tay đầu hoặc tĩnh mạch đốt
sống.

1. TĨNH MẠCH GIÁP DƯỚI (v. thyroidea inferior) VÀ TĨNH


MẠCH GIÁP GIỮA.
Tĩnh mạch giáp dưới bắt đầu từ phần dưới của đám rối giáp đơn
(plexus thyroideus impar) bao phủ bề mặt của tuyến giáp. Bên
phải tĩnh mạch phát xuất từ cực dưới tuyến giáp, bắt chéo qua
động mạch tay đầu phải ngay trước chỗ chia đôi của nó và đổ
vào tĩnh mạch tay đầu phải ngay trên tĩnh mạch chủ trên (Vena
casa superior) (H.18.5). Tĩnh mạch nhận tĩnh mạch thanh quản
dưới (v. laryngea inferior) và các tĩnh mạch từ khí quản. Bên
trái, tĩnh mạch cũng phát xuất từ cực dưới tuyến giáp, đi chếch
trên khí quản, qua cơ ức giáp, và đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái.
Tĩnh mạch này cũng nhận tĩnh mạch thanh quản dưới và tĩnh
mạch từ khí quản, và có thể nối với tĩnh mạch giáp dưới phải.
Các tĩnh mạch này nối nhau bởi nhiều nhánh nối và có thể tạo
thành một đám rối lan tỏa giữa cực dưới hai thủy tuyến giáp,
năm trước khí quản.
Tĩnh mạch giáp giữa chỉ hiện diện khi các tĩnh mạch từ phần
dưới đám rối tuyến giáp nối nhau và tạo thành một thân duy
nhất đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.

1. CÁC TĨNH MẠCH TUYẾN ỨC (vv. thymicae), CÁC TĨNH


MẠCH KHÍ QUẢN (vv.tracheales), CÁC TĨNH MẠCH
THỰC QUẢN (vv.esophageae).
Các tĩnh mạch nhỏ này thường đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái.
Tĩnh mạch tuyến ức có hai hoặc ba nhánh nhỏ, đổ vào tĩnh mạch
tay đầu trái, hoặc tĩnh mạch giáp dưới, hoặc tĩnh mạch giáp
giữa. Tĩnh mạch khí quản là các nhánh nhỏ, thông nối với tĩnh
mạch thanh quản và tĩnh mạch phế quản (vv, bronchiales). Tĩnh
mạch thực quản của thực quản cố, bắt đầu ở đám rối tĩnh mạch
cơ và dưới niêm mạc, nhất là quanh chỗ bắt đầu của thực quản,
đi xuyên qua thành ngoài thực quản, tạo thành các tĩnh mạch
dọc theo thần kinh quặt ngược thanh quản, đổ vào các tĩnh mạch
giáp dưới, tĩnh mạch tuyến ức và tĩnh mạch đốt sống.

BẠCH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ

Não, tủy gai, màng não không có bạch huyết. Cho nên tất cả các
hạch và mạch bạch huyết đều ở ngoài sọ. Có lẽ có một phần rất
nhỏ dịch não tủy đi vào bạch huyết qua đường các thần kinh gai
sống và dọc theo bao của thần kinh khứu giác để đi vào bạch
huyết ở ổ mũi. Không có bạch huyết trong ổ mắt và mắt, ngoài
trừ ở kết mạc. Bạch huyết nông của đầu và cổ dẫn lưu từ da.
Bạch huyết từ da, sau khi đi qua các hạch tại chỗ hoặc tại vùng,
chủ yếu đổ vào hạch cổ nông (4-6 hạch) nằm dọc theo tĩnh mạch
cảnh ngoài.

Advertisement

Bạch huyết sâu của đầu và cổ dẫn lưu từ niêm mạc của phần đầu
của ống tiêu hóa và đường hô hấp, cùng với các cơ quan như
tuyến giáp, thanh quản và gân cơ, đổ vào hạch cổ sâu, nằm dọc
theo các động mạch cảnh.

HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG ĐẦU MẶT

1. CÁC HẠCH CHẤM (nodi lymphatici occipitales).

Có 1-3 hạch, ở phía sau đầu, nằm trên chỗ bám của cơ bản gai
đầu.

Mạch đến dẫn lưu vùng chấm da đầu. Mạch đi đổ vào chuỗi
hạch cổ nông.

2. CÁC HẠCH SAU TAI (nodi lymphatici retroauriculares).

Thường có hai hạch, nằm trên chỗ bám mỏm chũm của cơ ức
đòn chũm, bên trong cơ tai sau. Mạch đến dẫn lưu phần sau của
vùng thái dương đỉnh, phần trên mặt sọ của vành tai và phần sau
ống tai ngoài. Mạch đi đổ vào chuỗi hạch cổ nông.

3. CÁC HẠCH MANG TẠI NÔNG (nodi lymphatici parotidei


superficiales).

Có 1-3 hạch, nằm ngay trước bình tại (tragus). Mạch đến dẫn
lưu mặt ngoài loa tại và da gần vùng thái dương. Mạch đi đổ vào
hạch cổ sâu trên (H.18.6).
4. CÁC HẠCH MANG TẠI SÂU (nodi lymphatici parotidei
profundi).
Có hai nhóm, một nhóm nằm trong tuyến mang tai, một nhóm
nằm giữa tuyến mang tai và thành bên hầu. Mạch đến của nhóm
trong tuyến mang tai dẫn lưu gốc mũi, mi mắt, vùng | trán thái
dương, ống tai ngoài, hòm nhĩ, phần sau khẩu cái và nền ổ mũi.
Mạch đến của nhóm giữa tuyến mang tai và thành bên hầu dẫn
lưu phần mũi hầu và phần sau ổ mũi; mạch đi của cả hai nhóm
đổ vào hạch cổ sâu trên.

5. CÁC HẠCH SAU HẦU (nodi lymphatici retropharyngei)


(H.18.8).

Có 1-3 hạch nằm trong mạc má hầu, phía sau phần trên hầu,
phía trước cung đốt đội và ngăn cách cung này bởi cơ dài đầu.
Mạch đến dẫn lưu ổ mũi, phần mũi hầu, vòi tai. Mạch đi đổ vào
hạch cổ sâu trên.

6. CÁC HẠCH MÁ (nodi lymphatici luccales) (H.18.7).

Nằm ở bên trong của ngành hàm dưới, trên mặt ngoài của cơ
chân bướm ngoài, liên hệ với động mạch hàm. Mạch đến dẫn
lưu hố thái dương và hố dưới thái dương, phần mũi hầu. Mạch
đi đổ vào hạch cổ sâu trên.
7. CÁC HẠCH HÀM DƯỚI (nodi lymphatic mandibulares).

Nằm trên mặt ngoài của hàm dưới, phía trước cơ cắn, tiếp xúc
với động mạch và tĩnh mạch mặt. Mạch đến dẫn lưu mi mắt, kết
mạc, da và niêm mạc mũi và má. Mạch đi đổ vào hạch dưới
hàm.

HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG CỔ

1. CÁC HẠCH DƯỚI HÀM (nodi lymphatici


submandibulares)
Có 3-6 hạch, nằm gần thân xương hàm dưới trong tam giác dưới
hàm, trên mặt nông của tuyến nước bọt dưới hàm. Một hạch
(hạch của Stahr) nằm trên động mạch mặt khi động mạch này
uốn trên xương hàm dưới, là hạch thường có nhất. Các hạch nhỏ
khác đôi khi tìm thấy ở mặt sau của tuyến nước bọt dưới hàm.
Mạch đến dẫn lưu kho mí mắt trong, má, bên mũi, môi trên,
phần ngoài môi dưới, lợi răng, phần trước bờ lưỡi, các mạch đi
của hạch hàm dưới và dưới cằm. Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu
trên (H.18.10).

2. CÁC HẠCH DƯỚI CẰM (nodi lymphatici submentales).

Nằm giữa các bụng trước của các cơ hai thân. Mạch đến dẫn lưu
vùng trung tâm của môi dưới, sàn miệng và đầu lưỡi. Mạch đi
một phần đổ vào hạch dưới hàm, một phần đổ vào một hạch của
nhóm hạch cổ sâu nằm trên tĩnh mạch cảnh trong, ngang mức
sụn nhẫn (H.18.10).

3. CÁC HẠCH CỔ NÔNG (nodi lymphatics cersicales


superficiales).

Liên hệ mật thiết với tĩnh mạch cảnh ngoài, nằm bên ngoài cơ
ức đòn chũm. Mạch đến dẫn lưu phần dưới của loa tai và vùng
bên tai. Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên, ngang qua bờ trước cơ
ức đòn chũm.
4. CÁC HẠCH CỔ SÂU (nodi lymphatic certicales profundi).

Có nhiều và kích thước lớn, tạo thành một chuỗi dọc theo bao
cảnh, cạnh bên hầu, thực quản, khí quản và trải dài từ nền sọ đến
nền cổ.

Thường được chia làm hai nhóm:


4.1. CÁC HẠCH CỔ SÂU TRÊN. Nằm sâu dưới cơ ức đòn
chũm, liên hệ với thần kinh phụ và tĩnh mạch cảnh trong, một
vài hạch nằm trước, vài hạch khác nằm sau tĩnh mạch. Mạch đến
dẫn lưu phần chẩm của da đầu, vành tai, vùng sau cổ, phần lớn
lưỡi, thanh quản, tuyến giáp, khí quản, mũi hầu, ổ mũi, khẩu cái
và thực quản. Các mạch đến này là của tất cả các hạch bạch
huyết khác của đầu và cổ, ngoại trừ của các hạch cổ sâu dưới.
Các hạch cổ sâu trên chủ yếu gồm:
– Hạch cảnh – hai thân (nodus lymphaticus
jugulodigastricus) : hạch này nằm trên tĩnh mạch cảnh trong,
ngang mức sừng lớn xương móng, nhận các mạch đến từ 1/3 sau
lưỡi và hạnh nhân khẩu cái.
– Các hạch lưỡi (nodi lymphatici linguales) (H.18.9, H.18.10) :
có hai hay ba hạch nhỏ nằm ngoài cơ móng lưỡi và trong cơ cằm
lưỡi. Chúng tạo thành một trạm dừng trên đường đi của các
mạch bạch huyết lưỡi.

4.2. CÁC HẠCH CỐ SÂU DƯỚI vượt quá bờ sau của cơ ức


đòn chũm, đi vào tam giác trên đòn, liên quan mật thiết với đám
rối thần kinh cánh tay và tĩnh mạch dưới đòn. Mạch đến dẫn lưu
vùng sau da đầu và cổ, vùng ngực nông, một phần cánh tay,
mạch đi của các hạch cổ sâu trên. Các mạch đi của hạch cổ sâu
trên một phần đổ vào hạch cổ sâu dưới, một phần đổ vào một
thân nối với mạch đi của hạch cổ sâu dưới và tạo thành thân tĩnh
mạch cảnh (truncus jugularis). Ở bên phải, thân này đổ vào chỗ
nối của tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới đòn; bên trái,
thân này nối với ống ngực.

Hạch cảnh – vai móng (nodus lymphaticus juguloomohyoides):


hạch này nằm trên tĩnh mạch cảnh trong ngang trên gần trung
gian cơ vai móng, nhận các mạch đến từ lưỡi, hoặc trực tiếp
hoặc gián tiếp, qua các hạch bạch huyết dưới cằm, dưới hàm,
hạch cổ sâu trên (H.18.10).

You might also like