Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM BÀI

BENZOIC ACID

Nhóm: 03 Lớp TN: P01

Cán bộ hướng dẫn: TS. Bùi Văn Tiến

Họ và tên sinh viên: 1. Nguyễn Tấn Khang MSSV: 2013433

2. Lâm Trúc Quỳnh MSSV: 2014331

3. Dương Gia Yến MSSV: 2015136

Ngày làm thí nghiệm: 10/11/2022.

1. Giới thiệu chung về Benzoic acid


1.1 Công thức cấu tạo

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của benzoic acid


Công thức phân tử: hợp chất carboxylic thơm đơn giản nhất C7H6O2 hoặc C6H5COOH.
Danh pháp: benzoic acid (tên thông thường), benzenecarboxylicacid (tên IUPAC).

1.2 Tính chất vật lý

- Benzoic acid có dạng tinh thể không màu, tan tốt trong hầu hết các dung môi hữu
cơ, ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng (1.7 và 56.3 g/l lần lượt ở 0 và
100oC), tan vô hạn trong ethanol.

- Nhiệt độ nóng chảy: 1220C.

- Nhiệt độ sôi: 2500C.

- Khối lượng riêng: 1,32g/cm3.


- Khối lượng mol: 122,12 g/mol.

- Độ tan trong H2O: 3,4g/100g H2O.

1.3. Tính chất hóa học

So với các acid vô cơ mạnh như HCl, H2SO4, HNO3 thì benzoic acid là một acid yếu
(pH=4,19) nhưng mạnh hơn nhiều so với các hợp chất hữu cơ có nhóm –OH khác. Giải
thích: Vì –C=O có carbon lai hóa sp2, có độ âm điện lớn nên liên kết này hút điện tử mạnh,
khiến cho mật độ điện tử trên O giảm xuống, O buộc phải lấy điện tử từ phía H nên điều
này đã làm cho liên kết –OH phân cực mạnh. Khi đó, nguyên H linh động và dễ bị đứt ra
tạo thành proton H+ tự do nên nó thể hiện tính acid mạnh hơn rất nhiều so với hợp chất
alcohol mặc dù cùng chứa nhóm –OH.

Dung dịch này có khả năng làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với các kim loại đứng
trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học, tác dụng với các base, tác dụng với oxit kim
loại…
Tác dụng với bazơ, giải phóng nước cùng với Kali benzoat.

NaOH + C6H5COOH => H2O + C6H5COONa

Tác dụng được với oxit tạo ra kim loại, nước và giải phóng khí CO2.

15CuO + C6H5COOH => 15Cu + 3H2O + 7CO2

Tác dụng được với kim loại và giải phóng khí Hidro.

2Na + 2C6H5COOH => H2 + 2C6H5COONa

1.4. Ứng dụng của benzoic acid


Benzoic acid có thể được tìm thấy trong thực vật như một hợp chất trung gian của quá
trình sinh tổng hợp các hợp chất chuyển hóa thứ cấp. Benzoic acid là tiền chất quan trọng
trong công nghiệp hóa học để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ khác.
Benzoic acid được dùng như một phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm như tương
ớt, sữa lên men, quả ngâm giấm, hoa quả ngâm đường, các loại sản phẩm nước trái cây, rau
thanh trùng, bánh kẹo.
Acid này và muối của nó, như sodium benzoate, được sử dụng phổ biến làm chất bảo
quản thực phẩm nhờ khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm (được kí hiệu
lần lượt E210 và E211 trong thực phẩm). Benzoic aicd được dùng phổ biến nhất là trong
nước ngọt, các loại mứt, bánh kẹo, nước tương, nước mắm công nghiệp.
Ngoài ra, benzoic acid còn được ứng dụng vào các dòng mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe
với tác dụng dưỡng ẩm. Ví dụ như: Benzoic acid là một thành phần của thuốc mỡ Whitfield,
được dùng để điều trị các bệnh về da như nấm da, giun đũa và chân của vận động viên. Nó
còn là thành phần chính của kẹo cao su benzoin, và cũng là thành phần chính trong cả hai
loại thuốc benzoin và Friar's balsam. Các sản phẩm như vậy có một lịch sử sử dụng lâu dài
như thuốc sát trùng tại chỗ và thuốc thông mũi hít.
2. Lý thuyết cơ bản của bài phản ứng
2.1 Phương trình phản ứng

Giai đoạn 1: Sử dụng tác nhân oxy hóa KMnO4

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O

Khử toluene bằng tác nhân oxi hóa KMnO4 thường khó xảy ra nên thời gian phản
ứng tương đối lớn. Tuy nhiên toluen dễ bay hơi ở nhiệt độ thấp, nên dùng ống sinh hàn hồi
lưu để ngăn khả năng bay hơi toluen.
Giai đoạn 2: Acid hóa sản phẩm trung gian

C6H5COOK + HCl → C6H5COOH + KCl

MnO2 tạo thành trong phản ứng thường hấp thụ một lượng lớn sản phẩm. Vì vậy ta
phải rửa MnO2 rắn lại bằng nước nóng. Sử dụng nước nóng thay cho nước lạnh vì khả năng
tan trong nước nóng của hợp chất hữu cơ sẽ mạnh hơn, thu lại lượng sản phẩm nhiều hơn.

2.2 Cơ chế phản ứng

- Các gốc ankyl có chứa nhóm nguyên tử hydrogen benzyl (ở cacbon α) trong điều
kiện thích hợp có thể bị oxy hóa thành nhóm –COOH. Tác nhân oxy hóa thường được sử
dụng là tác nhân oxy hóa mạnh như KMnO4, Na2Cr2O7 hay nitric acid loãng. Phản ứng oxy
hóa vào mạch nhánh của ankyl benzene thường khó hơn phản ứng oxy hóa vào alkene, do
đó thời gian phản ứng thường kéo dài hơn. Do đó, người ta sử dụng nhiệt độ để có thể gia
tăng tốc độ phản ứng. Các gốc ankyl mạch dài của ankylbenzene khi bị oxy hóa vẫn bị cắt
mạch thành nhóm –COOH tương tự như oxy hóa toluene.

- Tác nhân oxy hóa: KMnO4 là chất oxy hóa mạnh thường hay sử dụng nhất với các
nồng độ khác nhau trong môi trường trung tính, acid hoặc kiềm.

- Cơ chế phản ứng oxy hóa mạch nhánh của akyl benzene rất phức tạp, được cho là
xảy ra tại liên kết C–H ở nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhân benzene. Phản ứng đi qua
giai đoạn trung gian là tạo thành gốc tự do benzyl, trước khi hình thành sản phẩm benzoic
acid. Do đó các dẫn xuất alkyl benzene không có nguyên tử hydrogen benzyl sẽ không tham
gia phản ứng oxy hóa này.

2.3 Các nguyên tắc của phương pháp thực hiện

2.3.1 Hệ thống lọc chân không

Hình 1.1: Hệ thống lọc chân không

Lọc chân không sử dụng ống hút và lực hút chất lọc thông qua một bộ lọc. Máy bơm
chân không được sử dụng để tạo lực hút. Lọc chân không nhanh hơn so với lọc trọng lực
thường.

Các bước lọc chân không:


- Đặt giấy lọc vào phễu Buchner. Lưu ý: giấy lọc phải che kín các lỗ của phễu
Buchner, tuy nhiên không được phủ lên các mặt của phễu Buchner.

- Đặt phễu Buchner vào bình lọc áp suất thấp. Lưu ý: Phải lắp phễu chắc chắn, nút
cao su giữa phễu Buchner và bình lọc áp suất phải kín.

- Cho hóa chất cần lọc vào phễu Buchner.

- Khởi động hệ thống lọc chân không.

- Tuỳ vào mục đích thí nghiệm, sau khi lọc xong, tháo ống hút từ bơm chân không ra
khỏi bình lọc ta có thể thu chất rắn ở trên hoặc dung dịch ở dưới.

2.3.2 Làm lạnh

Có nhiều chất kết tinh ở nhiệt độ thấp, nhiều phản ứng hoá học toả nhiệt nhiều, cần
phải được giải nhiệt, nhiều phản ứng thực hiện ở nhiệt độ thấp cần phải làm lạnh… Để làm
lạnh trong phòng thí nghiệm, có thể sử dụng các hỗn hợp sau:

- Ba phần nước đá (nghiền nhuyễn) + một phần muối ăn: đạt nhiệt độ từ -5oC ÷ -20oC

- Bốn phần nước đá (nghiền nhuyễn) + năm phần bột CaCl2: đạt nhiệt độ -50oC

- Dùng CO2 rắn hoặc CO2 rắn + ethanol tuyệt đối: đạt nhiệt độ -70oC

- CO2 rắn + ether: đạt nhiệt độ -77oC

- CO2 rắn + acetone: đạt nhiệt độ -78oC

Các bước làm lạnh:

- Cho hỗn hợp vào các beaker.

- Cho hỗn hợp sinh hàn nước đá và muối vào thau nhựa, trộn đều.

- Cho các beaker chứa hỗn hợp cần làm lạnh đã chuẩn bị ở bước 1 vào thau nhựa. để
tiến hành làm lạnh.
3. Hóa chất sử dụng

Lượng
Tnc Độ tan
Hóa chất CTHH Tính chất cần Ts (oC)
(oC) trong nước
dùng

Chất lỏng trong suốt,


mùi thơm nhẹ, không
0,053g
tan trong cồn, ether,
Toluen C7H8 4ml - 93 110.06 /100ml ở
... và hầu hết các dung
20-25oC.
môi hữu cơ, tan ít
trong nước.

Tinh thể hình kim


Kali KMnO4 màu tím màu đỏ tươi 6,38 g/100
12g 240
permanganat trong dung dịch. ml ở 20oC

Là chất lỏng trong


110°C (dd
suốt, không màu hay
Acid - 20,2%) Tan vô hạn
HCl vàng nhạt, mùi hăng, 10ml
hydrochloric 27,32 48°C (dd trong nước
bốc khói khi để trong
38%)
không khí.

MSDS, vai trò và tác dụng của hóa chất trong bài thí nghiệm:

3.1 Toluen

MSDS:
Tác hại:

- Khi hít phải Toluen thì có thể gây đau đầu, ngủ gật, vô thức, ảnh hưởng đến trung
tâm thần kinh, hỏng não và có thể gây chết.

- Tiếp xúc với mắt và da sẽ gây nên tình trạng kích ứng. Nếu trong thời gian dài có
thể gây nghiêm trọng. Gây thiệt hại tầng ozone

- Khi nuốt phải cực kỳ nguy hiểm có thể gây chết.

- Toluen là chất lỏng dễ cháy có thể bay hơi và tạo thành hỗn hợp nổ.

- Dễ bắt lửa cháy nổ khi để tiếp xúc với nguồn nhiệt, lửa,..

Chú ý khi sử dụng:

- Không để ở nơi nhiệt độ cao/gần nguồn lửa trần/gần nơi có tia lửa /trên các bề mặt
nóng.

- Không hút thuốc lá.

- Chỉ sử dụng các dụng cụ không phát tia lửa.

- Rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng, mang vác, tiếp xúc với hoá chất.

- Chỉ sử dụng ngoài trời hoặc nơi thông thoáng.

- Dùng găng tay, quần áo, kính, mạng che mặt phù hợp khi tiếp xúc với hoá chất.

Biện pháp sơ cứu y tế:

- Bị văng, dây vào mắt: rửa mắt ngay bằng nước sạch trong ít nhất 15 phút trong khi
giữ cho mí mắt hở.

- Bị dây vào da: cởi bỏ ngay lập tức quần áo bị dính sản phẩm, rửa bộ phận bị dính
bẩn với nước sạch (và xà phòng nếu có thể).

- Hít phải khí nồng độ cao: chuyển nạn nhân ra nơi thoáng khí, giữ ngực nạn nhân ở
tư thế thuận lợi cho hô hấp.
- Ăn, uống nuốt nhầm: ngay lập tức gọi trung tâm cấp cứu hoặc gọi bác sĩ, không khí
chứng gây nôn.

- Nếu nạn nhân nôn ói, giữ cho đầu thấp hơn hông để tránh hít vào.

Tác dụng trong bài thí nghiệm:

Là một hợp chất chính để tổng hợp Axit Benzoic.

3.2 KMnO4

MSDS:

Tác hại:

- Rất nguy hiểm trong trường hợp tiếp xúc với da và mắt (gây kích ứng), uống hoặc
hít phải.

- Độc hại khi tiếp xúc với da và mắt. Ăn mòn kim loại.

- Ở dạng lỏng hoặc phun sương có thể gây tổn thương mô, đặc biệt niêm mạc mắt,
miệng và đường hô hấp. Gây thiệt hại tầng ozone.

- Tiếp xúc ngoài da và mắt có thể gây bỏng. Thậm chí có thể gây tử vong.

- Dễ bắt lửa cháy nổ khi để tiếp xúc với nguồn nhiệt, lửa,..

- Nguy hại với môi trường thủy sinh.

Chú ý khi sử dụng:

Tương tự với Toluen.

Biện pháp sơ cứu y tế:

Tương tự với Toluen.

Tác dụng trong bài thí nghiệm:


Dùng KMnO4 để oxi hóa không hoàn toàn Toluen để tạo ra Kali Benzoat.

3.3 HCl đậm đặc

MSDS:

Tác hại:

- Rất nguy hiểm trong trường hợp tiếp xúc với da và mắt (gây kích ứng), uống hoặc
hít phải.

- Độc hại khi tiếp xúc với da và mắt. Ăn mòn kim loại.

- Ở dạng lỏng hoặc phun sương có thể gây tổn thương mô, đặc biệt niêm mạc mắt,
miệng và đường hô hấp. Gây thiệt hại tầng ozone.

- Tiếp xúc ngoài da và mắt có thể gây bỏng. Thậm chí có thể gây tử vong.

- Dễ bắt lửa cháy nổ khi để tiếp xúc với nguồn nhiệt, lửa,..

- Nguy hại với môi trường thủy sinh.

Chú ý khi sử dụng:

Tương tự với Toluen.

Biện pháp sơ cứu y tế:

Tương tự với Toluen.

Tác dụng trong bài thí nghiệm:

Tạo môi trường H+ để đẩy muối Kali Benzoat thành Axit Benzoic.

4. Qui trình thí nghiệm.

Thao tác lắp: lắp từ dưới lên.


Đầu tiên ráp Bếp gia nhiệt →Giá đỡ→ Bình cầu → Lấy Kẹp kẹp bình cầu lại( cố định
bình cầu)→ Lắp sinh hàn→ Mở công tắc gia nhiệt.

Giải thích quy trình sơ đồ: có 3 chất (1) H20 (2) KMnO4 (3) Toluen, cho theo thứ tự
1→2→3 vào bình cầu xuất hiện phân lớp khi cho toluen vào KMnO4.

Lắp ống sinh hàn và đậy chặt cổ nhỏ bình cầu bằng nút cao su, sau đó đun sôi hoàn
lưu trong 2 giờ và khuấy trộn mạnh, lưu ý nên để bếp ở 80-100oC vì nhiệt độ sôi của toluen
là 116oC .

Sau 2h ngừng gia nhiệt thấy bình cầu xuất hiện kết tủa màu nâu đen MnO2, sau 10
phút để nhiệt độ hỗn hợp hạ xuống dưới điểm sôi, lúc này dùng đũa khuấy nhũng vào hỗn
hợp rồi chấm trên giấy lọc để kiểm tra KMnO4 còn dư hay không.

Nếu giấy lọc màu hồng (KMnO4 dư) ta thêm 1 ml ethanol hoặc acid oxalic để khử
KMnO4 dư đi. Khi giấy lọc không màu lúc này ta cần đem hỗn hợp có chứa MnO2 đem đi
lọc nóng dưới áp suất thấp bằng bình lọc chân không 250ml và đem rửa MnO2 bằng một ít
nước sôi. Nếu xuất hiện váng dầu không tan trong khi lọc, ta sử dụng phễu chiết để loại bỏ
pha hữu cơ. Cô đặc dd trong beaker từ 250 →50ml ( sử dụng đá bọt để điều hòa sự sôi) sau
đó làm nguội về nhiệt độ phòng.
Lúc này trong hỗn hợp dung dịch còn lại( Kali benzoat, MnO2↓ ít, KOH, H2O), acid
hóa dung dịch bằng cách thêm 10ml dd HCl đậm đặc. HCl đậm đặc giúp khử được KOH,
tạo môi trường H+ để biến Kali Benzoat thành Acid Benzoic và giúp đảm bảo được môi
trường pH ≤1. Nhận thấy còn tủa MnO2 dư, đem hỗn hợp dung dịch đi làm lạnh và lọc dưới
áp suất thấp. Sau đó rửa sản phẩm trên phễu lọc bằng một ít nước lạnh.

Cuối cùng đem sấy khô trong không khí, sẽ thu được sản phẩm Acid Benzoic dạng
thô. Đem cân và tính hiệu suất.
Cho hóa chất vào
theo trình tự 1, 2, 3

H2O (1) KMnO4 (2) Toluene (3)

Bình cầu Lắp sinh hàn, đậy


nút cao su sau khi
cho toluene vào

Đun sôi hoàn luu


trong 2h, luôn Bếp ở 80-1000C
khuấy mạnh

ACID
AC
Duy trì khuấy BENZOIC
hỗn hợp

Sau 10p để nhiệt độ hh


hạ xuống dưới điểm sôi
Sấy khô

Nhúng đũa khuấy


vào hỗn hợp , chấm
trên giấy lọc Rửa sản
H2O lạnh phẩm trên
phễu lọc

Dung dịch ( acid Làm lạnh


benzoic, H2O , và lọc dưới
Dung dịch 1ml ethanol Dung dịch MnO2 ít)
áp suất thấp
màu hồng không màu
Làm
lạnh
về t0
Đá bọt
Lọc váng dầu phòng

MnO2 ↓ Lọc nóng


H2O sôi
Rửa kết tủa (nếu có) Cô đặc dd beaker Acid hóa 10ml
nâu (MnO2) 250ml => 50ml pH ≤ 1
HCl
đđ
- Hòa tan KMnO4 trong bình cầu bằng 70 ml nước. Sau đó, lắp sinh hàn, thêm toluene
qua cổ nhỏ bình cầu.
- Dùng nút cao su đậy chặt các cổ nhỏ bình cầu, đun sôi hoàn lưu trong 2 h dưới điều
kiện khuấy trộn mạnh.
- Sau 2 h, ngừng gia nhiệt nhưng vẫn duy trì khuấy hỗn hợp phản ứng. Sau 10
phút để nhiệt độ hỗn hợp hạ xuống dưới điểm sôi, qua cổ nhỏ bình cầu, nhúng đũa khuấy
vào hỗn hợp phản ứng rồi chấm lên giấy lọc.

- Quan sát màu của vành thấm ướt. Nếu xuất hiện màu hồng, thêm khoảng 1 ml
ethanol vào hỗn hợp phản ứng qua cổ nhỏ rồi nhanh chóng đậy lại.
- Sau 5 phút, lặp lại thao tác kiểm tra màu cho đến khi vành thấm ướt không có màu.
Lưu ý rằng trong suốt quá trình này hỗn hợp phản ứng vẫn được khuấy mạnh.
- Lọc nóng hỗn hợp phản ứng dưới áp suất thấp, rửa kết tủa nâu bằng một ít nước
nóng.
- Nếu dung dịch sau khi lọc có váng dầu không tan, sử dụng phễu chiết để loại bỏ pha
hữu cơ.
- Cô đặc dung dịch trong beaker 250 ml xuống còn 50 ml (thêm đá bọt để điều hòa sự
sôi) sau đó làm nguội về nhiệt độ phòng.
- Acid hóa dung dịch bằng cách thêm từ từ 10 ml dung dịch HCl đậm đặc, đảm bảo
pH của dung dịch ≤ 1 (kiểm tra bằng giấy pH)
- Làm lạnh và lọc dưới áp suất thấp, rửa sản phẩm trên phễu lọc bằng một ít nước
lạnh.
- Sấy khô trong không khí, cân tính hiệu suất thô của phản ứng.

5. Kết quả thí nghiệm:


𝑉𝑡𝑜𝑙𝑢𝑒𝑛𝑒 = 𝑚𝑙 , 𝑑𝑡𝑜𝑙𝑢𝑒𝑛𝑒 = 0.87 𝑔/𝑚𝑙  𝑚𝑡𝑜𝑙𝑢𝑒𝑛𝑒 = = 𝑔

 𝑛𝑡𝑜𝑙𝑢𝑒𝑛𝑒 = = 𝑚𝑜𝑙
92.14

𝑚𝐾𝑀𝑛𝑂4 = 𝑔  𝑛𝐾𝑀𝑛𝑂4 = = 𝑚𝑜𝑙


158

𝑛𝐶6𝐻5𝐶𝑂𝑂𝐻 = 𝑚𝑜𝑙 => 𝑚𝐶6𝐻5𝐶𝑂𝑂𝐻 = = 𝑔


Thí nghiệm thực tế cân 𝑚𝐶6𝐻5𝐶𝑂𝑂𝐻 = 𝑔
Hiệu suất phản ứng H%= = %

6. Trao đổi thảo luận


7. Tài liệu tham khảo
1. Phan Thanh Sơn Nam &Trần Thị Việt Hoa. (2011). Giáo trình hóa hữu cơ. NXB
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Lê Xuân Tiến, Lê Vũ Hà & Lê Thị Hồng Nhan. (2020). Bài giảng Thí nghiệm
Hoá hữu cơ. Khoa Kỹ thuật Hoá học, trường ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐHQG-
TP.HCM.
3. Trần Văn Thạnh. (2015). Kỹ thuật thực hành tổng hợp hữu cơ. NXB. Đại học
Quốc Gia- TP Hồ Chí Minh.
4. Sigmaadlrich. Phiếu an toàn hoá chất. (29/4/2019). Truy cập từ:
https://www.emdmillipore.com/WebCASite/en_CA//CAD/ShowDocumentFile
?ProductSKU=EMD_CHEMSX0665&DocumentType=MSD&DocumentId=S
X0665SDSVNVI.PDF&DocumentUID=51868322&Language=VI&Country=
VN&Origin=null&Display=inline.
5. Psiberg. Azo Dyes: History, Uses, Synthesis. (19/10/2021). Truy cập từ:
https://psiberg.com/azo-dyes-history-uses-synthesis/.
6. Parchem. Materil Safety Data Sheet (Beta Naphthol). (13/6/2019). Truy cập từ:
https://www.parchem.com/siteimages/Attachment/Beta%20Naphthol%20MSD
S.pdf.
7. Khang Nghi Company. Phiếu an toàn hoá chất. (23/2/2020) Truy cập từ:
http://khangnghi.com.vn/ UserUpload/Article/9260c5d8-21e7-45d8-b7cf-
946de11b79cd.pdf.
8. Xác nhận của GVHD

You might also like