Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Hiệu chuẩn

hiệu chuẩn chính là sự so sánh các phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ
thuật, đo lường khác của nó. Đây là một quy trình chính được sử dụng nhằm mục đích duy trì sự chính
xác của thiết bị. Quá trình hiệu chuẩn bao gồm việc cấu hình một thiết bị để cung cấp kết quả đo mẫu
trong phạm vi chấp nhận được. Hoạt động này yêu cầu thực hiện so sánh giữa phép đo tham chiếu đã
biết (thiết bị tiêu chuẩn) và phép đo bằng dụng cụ của bạn (dụng cụ thử nghiệm).

Hầu như không có một thiết bị nào là không bị xuống cấp, hao mòn theo thời gian sử dụng. Khi các bộ
phận trong thiết bị “già đi”, chúng sẽ mất đi sự ổn định và giảm dần khả năng hoạt động đúng với các
thông số kỹ thuật đã công bố. Kể cả khi việc xử lý bình thường cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu
chuẩn. Và việc xử lý thô bạo lại càng khiến cho một thiết bị không còn hiệu chuẩn được nữa. Mặc dù
nhìn thì nó có vẻ vẫn ồn về mặt vật lý. Vậy nên cần hiệu chuẩn thường xuyên để đảm bảo rằng thiết bị
của bạn liên tục đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.

Phát triển đề tài

Với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ số, Và trong lĩnh vực đo lường, các nhà sản xuất cảm
biến luôn nỗ lực để giúp nâng cao năng lực đo lường của mỗi thiết bị đo, nên việc tích hợp vào thiết bị
các công nghệ mới là điều cần thiết. Các cảm biến được phát triển nhanh chóng theo hướng ngày càng
thông minh và có năng lực tích hợp dữ liệu. Điều này đặt ra một thách thức lớn về hoạt động liên kết
trong hiệu chuẩn phương tiện đo. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn sẽ không còn được quản lý như một
phương pháp đo lường thuần túy.

Ở đây, các quá trình đo lường có thể kết hợp với việc lưu trữ dữ liệu, nhờ đó có thể “bảo trì dự đoán”
được thực hiện dựa trên phân tích thống kê số liệu với mức độ tin cậy cao của hệ thống. Quá trình “bảo
trì dự đoán” có thể “chủ động” rút ngắn khoảng thời gian hoạt động và thời gian thiết bị ngừng hoạt
động của máy móc, thiết bị.

Theo nhu cầu của xã hội, các giải pháp số trong đo lường khoa học sẽ ngày càng được áp dụng trong đo
lường pháp định (Ví dụ, điện toán đám mây, bảo trì từ xa…). Ngược lại, nhiều quy trình, quy định trong
đo lường pháp định sẽ là nội dung quan trọng cho đo lường khoa học. Ví dụ, các thiết bị đo được áp
dụng các biện pháp bảo mật cao “quá mức” sẽ khó “xuất hiện” trên thị trường; Điều tương tự này có thể
được hình dung trong đo lường pháp định nơi mà các nhà sản xuất tự nguyện áp dụng nhiều các giải
pháp số hiện đại. Hoạt động đánh giá sự phù hợp sẽ đòi hỏi các nguyên tắc chặt chẽ về trao đổi, xử lý dữ
liệu, phương thức thanh tra, kiểm tra… Sự “tương tác” giữa đo lường khoa học và đo lường pháp định
sẽ là nền tảng tạo điều kiện thuận lợi đối với chuyển đổi số trong đo lường.

Trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí chính xác, một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Hiệp hội công
nghiệp kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering Industry Association, VDMA) đã chỉ ra rằng 25% các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chính xác đã và đang áp dụng các công nghệ số mới như
dịch vụ điện toán đám mây. Các doanh nghiệp này tin rằng lợi ích từ công nghệ số mới sẽ dẫn đến nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Đức.

Từ những lợi ích mà công nghệ số mang lại, ta có thể mong chờ mảng đo lường trong kỹ thuật có thể
tích hợp để phát triển tối ưu hơn rất nhiều.

You might also like