Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ GIAO LƯU THÀNH VIÊN CÁC CÂU LẠC BỘ LỚP 8

Năm học: 2019 – 2020


MÔN: HÓA HỌC
Thời gian: 150 phút( Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: ( 2đ) Viết các PTHH thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
Zn (1)→H2 (2)→ H2O (3)→ O2 (4) → P2O5 (5)→ H3PO4
(6)
↓ (7)

CuO← Cu (8)
NaOH
Câu 2: ( 2đ) Cho các chất sau: SO3, CuO, Cu, P2O5, S, Fe2O3, SiO2, Al2O3, K2O. Chất nào tác
dụng được với O2, H2, H2O. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3: ( 2đ) Nêu phương pháp phân biệt các chất rắn chứa trong các lọ riêng biệt Sau:
Fe2O3, SiO2, K2O, P2O5.
Câu 4: ( 2đ) ở 850C có 1877g dung dịch bão hoà CuSO 4. Làm lạnh dung dịch xuống 250C. Hỏi
có bao nhiêu gam CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO 4 ở 850C là 87,7 và ở
250C là 40.
Câu 5: ( 2đ) Để đốt cháy hết 1,6 (g) hợp chất Y cần dùng 1,2.1023 phân tử oxi, thu được khí
CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol là 1: 2.
1) Tính khối lượng khí CO2 và hơi nước tạo thành?
2) Tìm CTPT của Y, biết tỉ khối của Y đối với H2 bằng 8
Câu 6: ( 2đ) Hỗn hợp khí A gồm N2, O2 . ở đktc 6,72 lít A nặng 8,8 gam
a. Tính % theo khối lượng và % theo thể tích mỗi khí trong A
b. Bao nhiêu gam khí SO2 có số phân tử bằng sỗ phân tử có trong 8,8 gam hỗn hợp trên
Câu 7: ( 2đ) Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a. C3H8O + O2 CO2 + H2O
b. Fe3O4 + Al Fe + Al2O3
c. FexOy + CO FeO + CO2
d. Fe + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
Câu 8: ( 2đ) a. Vì sao nguyên tử liên kết được với nhau? Khả năng liên kết của các nguyên tử
phụ thuộc vào yếu tố nào?
b. Tổng số hạt proton (p), nơtron (n) và electron (e) của một nguyên tử nguyên tố X là 13. Xác
định nguyên tố X?
Câu 9. ( 2đ) Nhiệt phân 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng
nhiệt phân. Biết rằng Pb(NO3)2 bị nhiệt phân theo phản ứng:
Pb(NO3)2 PbO + NO2 + O2

Câu 10: (( 2đ) A là dung dịch H2SO4 0,2M, B là dung dich H2SO4 0,5M.
a) Trộn A và B theo tỷ lệ thể tích VA : VB = 3 : 2 được dung dịch C. Xác định nồng độ mol của
C.
b) Phải trộn A và B theo tỷ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch H2SO4 0,3M?
( Cho NTK : Pb = 207; N = 14; O = 16.
Số p : H = 1; O = 8; Be = 4.)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG NĂM HỌC: 2017 – 2018
MÔN: HÓA HỌC
Ngày giao lưu 27/3/2018 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 2 điểm).Cho các chất sau: H2; HCl; CH4; H2O; P2O5; K2O; Ba, Fe; O2;. Hãy chọn 8 cặp
chất có thể tác dụng được với nhau và viết phương trình hóa học .
Câu 2 ( 2 điểm). Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau
1) NH3 + CuO -----> N2 + Cu + H2O
2) SiO2 + HF -----> SiF4 + H2O
3) FexOy + Al -----> Fe3O4 + Al2O3
4) C12H22O11 + H2SO4 - ----> CO2 + SO2 + H2O
Câu 3 ( 2 điểm). Hãy phân biệt mỗi chất đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau
1) 4 chất rắn : Natri; Natri oxit; Natri clorua và Bạc clorua.
2) 4 chất khí : Oxi, Hiđro; Cacbon đioxit và Nitơ
Câu 4 ( 2 điểm).
1). Một hợp chất được tạo bởi kim loại A hóa trị x với nhóm Sunfat. Tìm công thức phân tử của
hợp chất biết trong hợp chất kim loại A chiếm 28% về khối lượng.
2) Tính khối lượng dung dịch H3PO4 24,5% cần dùng để khi hòa tan hết vào dung dịch đó 71 gam
P2O5 thì thu được dung dịch H3PO4 49%
Câu 5 ( 2 điểm). Hỗn hợp X gồm BaO; Ba và BaCO3; Hỗn hợp Y gồm MgO,Na2O, Fe3O4 và
CuO. Hòa tan X vào nước dư được chất rắn A, dung dịch B và khí Z. Dẫn khí Z dư đi qua hỗn
hợp Y nung nóng thu được hỗn hợp D. Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định các chất có
trong A,B, Z, D,
Câu 6 ( 2 điểm). Hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối so với khí Metan là 0,45.
1). Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi khí có trong hỗn hợp A.
2). Để tổng hợp khí NH3 người ta cho hỗn hợp khí A xảy ra phản ứng ở điều kiện thích hợp, sau
một thời gian thu được hỗn hợp khí B gồm 3 khí . Tính hiệu suất tổng hợp NH 3 biết tỉ khối của B
so với Hiđro là 4,5.
Câu 7 ( 2 điểm) 1) Trong nước mía ép có khoảng 20% về khối lượng một loại đường có thành
phần các nguyên tố là: 42,10% C; 6,43% H; 51,46% O và có phân tử khối là 342. Xác định công
thức phân tử của đường.
2) Cần bón cho đất bao nhiêu kg canxi nitrat Ca(NO 3)2 để cùng có một lượng nitơ như khi bón
26,4 kg amoni sunfat (NH4)2SO4?
Câu 8 ( 2 điểm). Có hai dung dịch: Dung dịch A chứa H 2SO4 80% , dung dịch B chứa HNO3
chưa biết nồng độ . Hỏi phải trộn hai dung dịch này theo tỉ lệ khối lượng là bao nhiêu để được
một dung dịch mới, trong đó H2SO4 có nồng độ 64%, HNO3 có nồng độ 8%. Tính nồng độ của
HNO3 ban đầu
Câu 9 ( 2 điểm).Gọi tên các chất có công thức hóa học sau: N2O, HNO3, Fe3O4, Cr(OH)3,
NH4NO3, Ca(H2PO4)2, KHS, AgCl.
Câu 10 ( 2 điểm).1). Viết 2 phương trình hóa học điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm. Nêu
các cách thu khí oxi em đã được làm trong phòng thí nghiệm .
2). Tổng số hạt mang điện trong 2 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B là 38. Số hạt mang điện
trong hạt nhân A nhiều hơn so với số hạt mang điện trong hạt nhân B là 3. Xác định 2 nguyên tố
A và B. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho các đơn chất được tạo nên từ hai nguyên tố A
và B tác dụng với nhau. Tại sao phải bảo quản đơn chất A bằng cách ngâm trong dầu hỏa?
( Cho biết : Fe=56, P=31, O=16, C=12, H=1, N=14, S=32, Al=27, Ca=40)
---Hết--

You might also like