Hu NH Thanh Thiên Phúc - 20510101405

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

TIỂU LUẬN KINH TẾ


CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Giáo viên hướng dẫn : ThS.Trần Thị Phương Lan

Sinh viên : HUỲNH THANH THIÊN PHÚC

Lớp : 000012007

Mã số sinh viên : 20510101405

TPHCM, ngày 22, tháng 12, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THI HẾT MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


Họ và tên sinh viên: HUỲNH THANH THIÊN PHÚC

Mã số sinh viên: 20510101405

Mã lớp học phần: 000012007

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN


Ghi bằng số Ghi bằng chữ Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 22, tháng 12, năm 2021

Sinh viên nộp bài

Ký tên

Lời mở đầu.
Nguồn nhân lực từ lâu đã được đánh giá như là một nhân tố cơ bản quyết
định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội ở mọi thời đại. Ở nước ta, nguồn
nhân lực được xem là một tiềm năng dồi dào để tăng trưởng kinh tế, song mặt khác,
chính nguồn nhân lực đó chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và đặc biệt là trong quá trình nước ta bước vào giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế. Điều đó bắt nguồn từ những hạn chế về chất lượng, cơ cấu lao
động, về thể chế, chính sách huy động và cách sử dụng nguồn nhân lực. Hơn nữa,
trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công
nghệ, tri thức ngày càng trở thành động lực phát triển mang tính chất quyết định
của nền kinh tế mới - kinh tế tri thức, các nhân tố sản xuất truyền thống như đất đai,
tiền vốn, nhà xưởng, máy móc là rất quan trọng nhưng đã tụt dần xuống hàng
thứ hai. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức từ đây đang dần trở thành nhân
tố so sánh lớn nhất và yêu cầu họ không chỉ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
mà phải có sức khoẻ, ý thức tổ chức kỷ luật tốt và tác phong công nghiệp. Nhân tố
con người trở thành mũi nhọn quyết định sức mạnh cạnh tranh của mối quốc gia
trong nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, việc làm rõ vấn đề con người có thể đóng
góp như thế nào cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và làm sao để con người trở
thành động lực, tức là xem xét con người từ góc độ phát triển nguồn nhân lực là
vấn đề cấp thiết đang đòi hỏi nghiên cứu từ khía cạnh lý luận và thực tiễn.

Thực tiễn đòi hỏi cần phải nghiên cứu thực trạng, đề ra định hướng và giải
pháp phát triển nguồn nhân lực một cách thiết thực. Do vậy, việc chọn nghiên cứu
đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam” là nhằm góp phần giải quyết vấn đề bức thiết nói trên.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số các khái niệm cơ bản:

-Nguồn nhân lực:Về cơ bản, nhân lực được định nghĩa là nguồn lực xuất
phát từ trong chính bản thân của từng cá nhân con người. Nhân lực bao gồm thể lực
và trí lực. Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể bên
ngoài của con người. Cho đến một ngày, nguồn lực này đủ lớn, đáp ứng các điều
kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất. Chính vì điều đó, nhân
lực tạo ra sự khác biệt so với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp (nguồn vốn,
công nghệ kỹ thuật, máy móc...). 

Nguồn nhân lực được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau phụ thuộc vào các giác độ
nghiên cứu. Theo khái niệm rộng nguồn nhân lực chỉ con người với tư cách là
nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát
triển bình thường, không bị khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh.

Theo khái niệm hẹp thì nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân con người cụ thể tham
gia vào quá trình lao động, là tổng hợp các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy
động vào quá trình lao động. Với cách hiểu như vậy nguồn nhân lực bao gồm
những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động, thực tế
có tham gia lao động . Có một cách hiểu hẹp hơn nữa về nguồn nhân lực là yếu tố
của sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động cuả xã hội bao gồm nhóm
dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Cách nhìn này cho thấy
nguồn nhân lực chính là nguồn lao động và nguồn lao động sẽ bao gồm dân số
trong độ tuổi lao động.

Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô dân số, tốc độ tăng, tỷ lệ
giảm dân số của một quốc gia, tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động, . Quy mô
nguồn nhân lực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Chất
lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan
hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực: thể lực, trí
lực và tâm lực. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trình độ phát triển kinh tế,
phản ánh sự phát triển về mặt đời sống xã hội, chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ
tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là nguồn lực của sự phát triển
mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch
sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển
văn minh của quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội, con người
muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở
phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc
gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Đây chính là
động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Từ những thập niên cuối của
thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã
thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao
của lực lượng sản xuất. Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao
đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hoá ngày một sâu sắc.
Sự quốc tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở
tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.

Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác
quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi
ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất
nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập
quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh
vượng. Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu,
khu vực và song phương. Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập
quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế
(hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh
và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ
và các lĩnh vực khác.

II. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM


Tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay:

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2016), chất lượng nguồn nhân lực
của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số
12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Đánh giá này cũng phần nào khái quát lên
việc nhân lực Việt Nam yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong
lao động công nghiệp. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, chất lượng nguồn
nhân lực ở Việt Nam đã tăng đáng kể. Với dân số ước tính khoảng 98 triệu người,
theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm
khoảng 64,5 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ năm 2015
là 20,29% đã tăng lên đến khoảng 24,5% vào năm 2020, bao gồm 20,9 triệu người
đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 38,6%); khu vực
công nghiệp và xây dựng khoảng 17 triệu người (chiếm 26,7%); khu vực dịch vụ
trên 19 triệu người (chiếm 34,7%). Việt Nam được đánh giá là vẫn đang trong thời
kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định, số lao động qua đào
tạo từ 3 tháng trở lên chiếm khoảng 19%.

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) của Việt
Nam được xếp hạng ở vị trí 110/189 quốc gia và đứng thứ nhì trong khu vực Đông
Nam Á, chỉ sau chỉ số HDI của Singaprore. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
ở khu vực thành thị vẫn ở mức dưới 4% (Ban Tuyên giáo Trung ương, 2021).
Người lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù, chịu khó, thông minh, năng suất
lao động cũng luôn được cải thiện và đạt mức tăng bình quân 3,9%/ năm (2006 -
2015)

Hiện nay, ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số (96,7%) trong
tổng số doanh nghiệp của cả nước (Chu Thanh Hải, 2020), đây là thành phần chiếm
ưu thế và là nơi sử dụng nguồn nhân lực nhiều nhất trong nền kinh tế (Phạm Xuân
Trường, 2019). Trên thực tế thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ này vẫn ở mức hạn chế. Tuy nhiên, Việt Nam còn có
những doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Thaco, Hoàng Anh Gia Lai hay
những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như Samsung Việt Nam,
Toyota Việt Nam, Intel,… là những doanh nghiệp có nhu cầu lớn về nguồn nhân
lực chất lượng cao và trong nhiều trường hợp chính những tổ chức này cũng tự tiến
hành đào tạo nguồn nhân lực cho chính họ.

Việc hợp tác quốc tế mạnh mẽ đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong
việc hoàn thiện chất lượng nguồn nhân lực theo các tiêu chuẩn tiến bộ trên thế giới.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive
and Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership - CPTPP) có hiệu lực từ
ngày 14/1/2019 và Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (European -
Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 với những
tiêu chuẩn quy định về lao động trong thương mại đã đảm bảo được các quyền và
lợi ích của người lao động, trong đó có quyền được đào tạo nâng cao năng lực tại
nơi làm việc và như vậy là người lao động đã có thể chủ động và có ý kiến đóng
góp cho quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh những điểm tích cực, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
vẫn còn những hạn chế trong đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ
thể như sau:
- Thứ nhất,Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao do công tác đào
tạo chưa phù hợp. Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới các cơ sở giáo dục
đại học với 237 trường đại học, học viện bao gồm 172 trường công lập và 65
trường ngoài công lập (tư thục, dân lập, và 100% vốn nước ngoài) (số liệu
không bao gồm các trường đại học, học viện thuộc khối An ninh, Quốc
phòng) (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019). Tuy nhiên, chương trình, chất lượng
và phương pháp giảng dạy chưa đồng đều, nhiều đơn vị vẫn còn xảy ra tình
trạng nội dung đào tạo chưa gắn liền với thực tiễn tại doanh nghiệp. Ngoài
ra, tỉ lệ người trong độ tuổi học đại học (từ 18 - 29 tuổi) có đi học tại các
trường đại học ở Việt Nam thuộc vào nhóm thấp nhất thế giới. Tỉ lệ người
học đại học tại Việt Nam chỉ vào khoảng 28,3%, trong khi đó tỉ lệ này ở Thái
Lan là 43% và Malaysia là 48%. Hơn thế nữa, chỉ có khoảng 23% sinh viên
nam và 9% sinh viên nữ chọn các ngành toán học, khoa học kỹ thuật và công
nghệ, còn lại đa số sinh viên chọn ngành học khối ngành kinh tế, dẫn đến sự
thiếu hụt nguồn lao động trong các khối ngành kỹ thuật
- Thứ hai,việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cũng gặp khó khăn khi đối
diện một xu hướng không tránh khỏi là nạn “chảy máu chất xám” (brain
drain) xảy ra tại Việt Nam. Mức sống chưa cao và chế độ lương thưởng chưa
phù hợp của môi trường làm việc trong nước đã dẫn đến việc nhiều lao động
có trình độ và được đào tạo đã xuất ngoại, làm việc tại các nước phát triển
hơn hoặc tình trạng du học sinh đi học và không quay trở về làm việc tại Việt
Nam.

Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ông cha ta thường căn dặn: “Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia”. C. Mác cho rằng, con người là yếu tố số một của lực
lượng sản xuất. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của
lao động trí thức: “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ
của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Giữa
nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa
học - công nghệ,... có mối quan hệ nhân - quả với nhau, nhưng trong đó nguồn
nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân
lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt
nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý; còn các nguồn lực khác dù nhiều
đến đâu cũng chỉ là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với
nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc
khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân lực
chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Thực tế chứng minh rằng, một quốc gia có thể không giàu về tài
nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, nhưng kinh tế có thể tăng
trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế
đúng đắn, biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó; với đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý, đội ngũ trí thức xứng tầm; lực lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao,
đông đảo và có các doanh nhân tài ba. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang
nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể
hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh
tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ
bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh
tế bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là
những người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm,
năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ
thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lý
thuận lợi cho đầu tư và một môi trường chính trị - xã hội ổn định. Chính những lý
do trên mà nước ta cần phải có những chính sách, quyết định và giải pháp đúng
đắn, kịp thời để có thể xóa bỏ đi những hạn chế trong đào tạo, thu hút, sử dụng và
đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực.

III. GIẢI PHÁP VÀ LIÊN HỆ ĐẾN SINH VIÊN

Vậy để có thể phát triển nguồn nhân lực, chúng ta cần phải làm gì?

- Thứ nhất, để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng
gắn kết 3 khâu: đào tạo, sử dụng, đãi ngộ. Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng,
nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đúng địa chỉ sử dụng; tiếp cận cách
làm hay của thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn đạt được
thành công trong chiến lược phát triển của mình thì phải chú trọng đến vai trò quan
trọng của yếu tố con người, nhất là nhân tài, là nguồn lực tạo ra thế mạnh cạnh
tranh. Do đó, việc thu hút người tài cần trở thành ưu tiên hàng đầu đối với mỗi tổ
chức. Tuy vậy, các tổ chức cũng phải đối mặt với ba áp lực lớn, đó là: biến động về
con người, biến động nguồn vốn và biến động trong tri thức. Điều này khiến cho
việc quản lý người tài trở nên khó khăn.

- Thứ hai, để tăng cường quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, cần có
các phương pháp quản lý phù hợp. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến 2 nhóm yếu tố:
yếu tố nguồn nhân lực (gồm sự phù hợp giữa con người với tổ chức, lương và các
khoản thu nhập, đào tạo và phát triển chức nghiệp, các cơ hội thực hiện nhiệm vụ
đầy thách thức) và yếu tố tổ chức (hành vi của lãnh đạo, mối quan hệ trong tổ chức,
văn hóa và các chính sách của tổ chức, môi trường làm việc). Cần có chính sách
phù hợp về cơ chế lương, thưởng đặc biệt đối với nhân tài. Cần nghiên cứu thành
lập và sử dụng có hiệu quả nhất “Quỹ nhân tài” để khuyến khích nhân tài phát
triển, cống hiến, sáng tạo, gắn bó, đồng hành cùng tổ chức. Về lâu dài, cần có cơ
chế, chính sách về nhà ở, các phương tiện, điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân tài
công tác, cống hiến cho sự phát triển của tổ chức, của quốc gia.

- Thứ ba, đối với đội ngũ trí thức, nhân tài, cần quán triệt sâu sắc quan điểm:
“Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên
cứu, sáng tạo của trí thức... Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động
nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất,
năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất
nước”(11); đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội
của nhân tài vì sự nghiệp chung. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đòi
hỏi phải đổi mới trên nhiều phương diện, phải có một môi trường trọng công bằng,
kỷ cương, đạo đức, thượng tôn pháp luật được coi làm chuẩn mực; tạo ra một môi
trường văn hóa dẫn dắt sự phát triển nguồn nhân lực.

- Thứ tư, Việt Nam cần tiến hành đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục,
đảm bảo các chính sách phát triển giáo dục phải phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế trong từng giai đoạn tương ứng. Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục
đào tạo qua nhiều hình thức như đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chương
trình và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ giáo
viên,… Để hòa nhập với sự phát triển chung của giáo dục toàn cầu, giáo dục Việt
Nam cần đảm bảo đủ 4 nguyên lý: “học để biết, học để làm, học để sống chung với
mọi người và học để tồn tại”, chú ý trọng vào đến kỹ năng tự đào tạo, học tập suốt
đời, thích ứng môi trường làm việc toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng vào
phát triển giáo dục đại học trong tình hình mới vì đây là bộ phận đóng vai trò trực
tiếp trong việc cải thiện số lượng và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, cụ
thể là:

+ Khuyến khích tự chủ đại học và thu hút các thành phần kinh tế tư nhân đầu
tư vào phát triển giáo dục đại học.
+ Đầu tư xây dựng các trường đại học trọng điểm, thực hiện tốt việc giáo dục
đại học đại chúng, mở rộng cơ hội nhập học cho sinh viên đồng thời với việc đảm
bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn đầu ra.

+ Đẩy mạnh các chương trình giao lưu hoặc chuyển đổi sinh viên với các
trường đại học trên thế giới, khuyến khích các trường quốc tế vào xây dựng chi
nhánh tại Việt Nam hoặc kết hợp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

+ Xây dựng cầu nối vững chắc, tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp và
đại học, thúc đẩy việc nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

+ Những người tốt nghiệp đại học cần được đảm bảo sẽ có đủ kỹ năng và
năng lực để nắm bắt được kiến thức khoa học, đi tiên phong trong việc cập nhật
kiến thức và công nghệ mới nhất, góp phần thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch
giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Họ cần có khả năng thấy được những thử
thách trong tương lai, đề xuất được hướng phát triển trong lĩnh vực chuyên môn
của họ, đồng thời rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt để những gì họ làm đều là
hướng về lợi ích của quốc gia và dân tộc.

+ Trong tình trạng dịch bệnh Covid-19 toàn cầu hiện nay, Việt Nam cần chú
trọng các phương thức hoạt động trực tuyến, triển khai trên diện rộng việc vận
dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp
cận kinh tế tri thức trong điều kiện sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao thì yêu
cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công
của sự nghiệp đổi mới. Đảng ta xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn
nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút
ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững; là điều kiện hội
nhập quốc tế sâu rộng. Do đó, trong chiến lược phát triển đất nước, nguồn nhân lực
phải được quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực về trí tuệ, ý
chí và niềm tin... Nguồn nhân lực có chất lượng cao, với số lượng và cơ cấu hợp lý,
giàu trí tuệ, giàu ý chí và khát vọng, có lý tưởng cách mạng soi sáng, sẽ là động lực
để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp
ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh
mẽ hiện nay.

Vậy thì đối với bản thân là sinh viên thì ta cần làm gì để phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước ?

Đối với một sinh viên Kiến Trúc nói riêng và các bạn sinh viên trên toàn đất
nước nói chung, nói đi cũng phải nói lại, luôn luôn đặt việc nổ lực học tập, rèn
luyện kiến thức lên hàng đầu, phải nhận thức rõ nhiệm vụ, chức năng của mình khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn kiến thức khoa học
cơ bản, phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đó vào giải quyết vấn đề
hiệu quả trong học tập và trong cuộc sống, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để vững
vàng về tư duy khoa học, phát triển tư duy cá nhân của bản thân. Để hòa nhập với
thời đại mới, giúp cho nước ta có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với phát triển toàn
cầu. Đề cao đạo đức nghề nghiệp, thẳng thắn, trung thực. Truyền lại đam mê cho
các thế hệ sau, góp phần xây dựng vào lợi ích chung của cả đất nước. Tóm tắt lại,
để tự tin bước vào quá trình hội nhập đòi hỏi bản thân phải tự học, tự rèn luyện, tự
tu dưỡng, tự tin, tự chịu trách nhiệm để trở thành nguồn lao động chất lượng cao,
trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

_Kết thúc_
Tài liệu tham khảo

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_Human_Development_Index

https://laodong.vn/xa-hoi/chat-luong-nhan-luc-viet-nam-hien-chi-dat-339-tren-10-
diem-579840.ldo

https://luanvan99.com/khai-niem-nguon-nhan-luc-la-gi-bid64.html

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va-
phat-trien-nguon-nhan-luc.html

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/815949/phat-
trien%2C-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-
cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx

You might also like