Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Quản trị học

Chương 1: Tổng quan về quản trị học

Chủ đề 1: Khái niệm quản trị

Phần 1: Định nghĩa và mục tiêu của quản tri

Trong cuộc sống hiện nay, cụm từ Quản trị không còn xa lạ đối với mỗi người. Có lẽ chúng

ta đã từng nhiều lần thực hiện công việc quản trị, khi có nhân viên dưới quyền, và ngay cả

trong trường hợp là một người bình thường, thì cũng cần phải quản trị bản thân, quản trị

mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, đối tác, như vậy là chúng ta đã thực hiện công việc

quản trị rồi.

Quản trị ngày nay được ứng dụng rộng rãi, không phải chỉ những lĩnh vực liên quan đến

kinh doanh, kinh tế thì mới cần đến quản trị, mà ngay cả trong những lĩnh vực phi lợi nhuận

như y tế, giáo dục, quân đội… chúng ta cũng cần thực hiện những hoạt động quản trị. Hay

trong các tổ chức thiện nguyện, các tổ chức đoàn - hội, quản trị cũng đóng một vai trò hết

sức quan trọng.

Hôm nay chúng ta sẽ học chương đầu tiên của môn Quản trị học. Chương 1 có tiêu đề Tổng

quan về quản trị. Chương 1 bao gồm 3 chủ đề: Khái niệm quản trị, chức năng quản trị, và

lý thuyết quản trị.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nghiên cứu chủ đề đầu tiên: Khái niệm quản trị. Tìm hiểu khái

niệm quản trị sẽ giúp chúng ta giải thích được quản trị là gì? Chúng ta đã nghe đến thuật

ngữ này rất nhiều trong cuộc sống và trong công việc, nhưng chúng ta có hiểu được chính

1
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

xác về thuật ngữ này không? Quản trị nhằm để làm gì, và có những mục tiêu nào? Định

nghĩa về quản trị, mục tiêu của quản trị, và quan điểm quản trị sẽ được nghiên cứu trong

chủ đề này.

Quản trị được hiểu là một phương thức để phối hợp các cá nhân khác nhau cùng thực hiện

các hoạt động cần thiết, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra một cách tốt nhất, với hiệu quả cao

nhất.

Thuật ngữ quản trị đề cập đến quá trình thực hiện các hoạt động một cách đúng đắn, có kết

quả và hiệu quả, thông qua và cùng với những người khác.

Khái niệm quản trị xuất hiện đầu tiên bởi Taylor vào năm 1911, trong đó nhấn mạnh đến

việc gia tăng năng suất, sắp xếp công việc để thực hiện theo cách tốt nhất và với chi phí

thấp nhất.

Tiếp theo, học giả Stephen Robbin trong thập kỷ 70, nhấn mạnh đến việc xem Quản trị là

một quá trình phối hợp hoạt động của một hay nhiều người cùng thực hiện nhằm đạt được

những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể đạt được. Nói cách khác, quản

trị là những hoạt động cần thiết để kết hợp những con người khác nhau trong một tổ chức

nhằm đạt được mục tiêu chung. Như vậy, ở trong bất cứ tổ chức nào, dù là công ty kinh

doanh thương mại, nhà máy sản xuất, hay các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội…

cũng đều cần triển khai các hoạt động quản trị.

Gareth Jones và Jennifer định nghĩa Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và

kiểm soát nguồn lực nhằm hoàn thành có kết quả và có hiệu quả các mục tiêu của tổ chức.

Ở các công ty hoạt động quản trị rất được coi trọng. Ví dụ như một công ty kinh doanh nước

giải khát, muốn đạt được lợi nhuận cao thì phải làm thế nào để tăng doanh số bán và tiết

kiệm chi phí sản xuất. Muốn vậy, cần phải làm sao để các bộ phận trong công ty cùng tham
2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

gia hợp tác vào quá trình kinh doanh đó. Chẳng hạn như bộ phận marketing cần tổ chức

các chương trình PR, quảng bá sản phẩm để thúc đẩy việc bán hàng; bộ phận R&D (nghiên

cứu và phát triển) cần cho ra những loại nước giải khát mới đáp ứng được nhu cầu của thị

trường; bộ phận sản xuất phải tìm các biện pháp để cắt giảm tối đa chi phí; các khâu từ tuyển

chọn mua nguyên vật liệu cho đến khâu sản xuất và tung sản phẩm mới ra thị trường phải

được phối hợp chặt chẽ…Tất cả những điều đó đòi hỏi áp dụng kiến thức quản trị học. Trong

điều kiện nguồn lực về tài chính, nhân sự, công nghệ hạn chế, thì các phương pháp lên kế

hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra… cho các hoạt động ở trong công ty càng trở nên quan

trọng hơn.

Tóm lại hoạt động quản trị không chỉ diễn ra ở các công ty kinh doanh mà ở bất kỳ tổ chức

nào, và cả trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.

Nội dung thứ 2 của bài, chúng ta cùng tìm hiểu về Mục tiêu của quản trị

Mục tiêu của quản trị là thực hiện công việc đạt kết quả như mong muốn và có hiệu quả

cao.

 Kết quả: thể hiện sự so sánh giữa đầu ra đạt được so với mục tiêu đầu ra dự kiến

(mong muốn). Kết quả được tính theo công thức


Đầ𝑢 𝑟𝑎 đạ𝑡 đượ𝑐
𝐾ế𝑡 𝑞𝑢ả (𝑒𝑓𝑓𝑒𝑐𝑡𝑖𝑣𝑒𝑛𝑒𝑠𝑠) =
𝑀ụ𝑐 𝑡𝑖ê𝑢 𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛
 Hiệu quả: đo lường kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó; hay

cái thu về so với cái bỏ ra để có được nó. Hiệu quả thể hiện việc sử dụng các nguồn

lực như thế nào để đạt được mục tiêu. Hiệu quả được tính theo công thức

Đầ𝑢 𝑟𝑎 đạ𝑡 đượ𝑐


𝐻𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả (𝑒𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦) =
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑏ỏ 𝑟𝑎

3
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quản trị đạt kết quả khi thực hiện đúng công việc. Nó được đo lường bằng việc kết quả

đầu ra đạt được đúng như mong muốn.

Quản trị đạt hiệu quả khi thực hiện đúng cách. Điều này đòi hỏi công việc phải được thực

hiện đúng quy trình/cách thức. Để thực hiện công việc một cách có hiệu quả, nhà quản trị

sẽ lặp lại quy trình làm việc tốt nhất, do vậy tránh được các thất bại. Tuy nhiên, điều này

đôi khi không khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.

Ví dụ như một công ty sản xuất giày da nhận được một hợp đồng là 10.000 đôi giày nam

và 13.000 đôi giày nữ. Thời gian cần phải giao hàng là 10 ngày sau. Công ty giao cho hai

xưởng sản xuất.

Xưởng thứ nhất chuyên sản xuất giày nam, thực hiện được trung bình 1000 đôi giày/ngày.

Tuy nhiên do bị biến động nhân sự nên việc giao lô hàng bị trễ 1 ngày, khiến công ty bị

phạt hợp đồng 20 triệu, tổng số tiền lãi là 150 triệu.

Xưởng thứ 2 chuyên sản xuất giày nữ, số lượng giày sản xuất được là 1200 đôi/ngày. Do

khối lượng sản phẩm phải sản xuất lớn hơn so với năng lực, nên quản đốc đã chủ động thuê

thêm thợ với chi phí 40 triệu đồng trong thời gian 10 ngày, tổng số tiền lãi là 130 triệu.

Trong trường hợp này, kết quả được đo bằng số lượng giày được giao cho hai xưởng trong

khoảng thời gian 10 ngày, xưởng thứ 1 là 10.000 đôi giày nam, và xưởng thứ 2 là 13.000

đôi giày nữ. Hiệu quả được đo bằng mức độ lãi do mỗi xưởng tạo ra.

Ta thấy xưởng thứ 2 làm đạt kết quả (tức là đạt 13.000 đôi giày nữ trong 10 ngày, giữ được

uy tín với khách hàng) nhưng không hiệu quả so với xưởng thứ 1 (vì lãi không tốt bằng

xưởng 1, ở đây lãi của xưởng 2 là 150 triệu còn lãi của xưởng 1 là 130 triệu).

4
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tóm lại, mục tiêu của quản trị là phải đạt kết quả (làm đúng việc) và hiệu quả (làm đúng

cách). Làm đúng việc là điều quan trọng đầu tiên, nhưng chưa đủ, mà còn cần phải đạt hiệu

quả (làm đúng cách) nữa.

Mặc dù hiệu quả và kết quả là 2 thuật ngữ khác nhau, nhưng chúng có mối liên hệ với nhau.

Thông thường chúng ta dễ đạt được kết quả nếu bỏ qua hiệu quả. Ví dụ việc xưởng giày số

2 thuê thêm lao động để đảm bảo thời gian giao hàng đã làm chi phí phát sinh và ảnh hưởng

đến quy mô lãi mang về, tức là xưởng số 2 chỉ đạt kết quả mà không đạt hiệu quả. Tương

tự, hoạt động của một số cơ quan nhà nước có thể đạt được kết quả khá cao nhưng hiệu quả

lại đạt thấp. Điều này cho thấy để quản trị tốt thì cần đạt được mục tiêu đặt ra (kết quả) và

thực hiện sao cho đạt hiệu quả càng cao càng tốt.

Có tổ chức nào đạt hiệu quả mà không đạt được kết quả không? Đó chính là khi ta thực

hiện không đúng công việc yêu cầu. Hoặc khi cắt giảm một số chi phí thực hiện công việc.

Thông thường, hiệu quả cao liên quan khá chặt chẽ với kết quả cao. Năng lực nhà quản trị

tốt thể hiện ở chỗ làm đúng việc (đạt kết quả) theo đúng cách (đạt hiệu quả). Năng lực nhà

quản trị kém thể hiện ở chỗ kết quả đạt được thấp và hiệu quả cũng đạt thấp.

Quản trị đạt hiệu quả khi:

 Chi phí các nguồn lực đầu vào là ít nhất đối với một mức sản lượng đầu ra nhất định.

Điều này có nghĩa là giảm chi phí đến mức tối thiểu có thể để giữ nguyên sản lượng

đầu ra.

 Mức sản lượng đầu ra là cao nhất đối với một mức đầu vào nhất định. Tức là giữ

nguyên các yếu tố đầu vào mà gia tăng sản lượng đầu ra tối đa.

5
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 Giảm các yếu tố đầu vào ở một mức độ nhất định, và đồng thời tăng các yếu tố đầu

ra ở một mức độ nhất định. Điều này có nghĩa là đạt được một sự kết hợp nhất định

giữa chi phí – kết quả.

Vậy chúng ta quản trị những gì?

Có thể phân loại quản trị theo quá trình hoạt động hoặc lĩnh vực hoạt động. Căn cứ theo

quá trình hoạt động, chúng ta có quản trị đầu vào, quản trị vận hành, và quản trị đầu ra. Cần

lưu ý là quản trị đầu vào bao gồm quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị nguyên vật

liệu; quản trị vận hành chính là quản trị quá trình sản xuất; và quản trị đầu ra bao gồm quản

trị bán hàng, quản trị marketing. Đây cũng chính là các lĩnh vực của quản trị.

You might also like