Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Đề bài : Phân tích các bước phát triển chương trình đào tạo ở bâc đại học.

Xây dựng 01 đề cương học phần thuộc chương trình đào tạo của một ngành
học cụ thể (tự chọn).

BÀI LÀM
I. Trình bày giải thích các bước của chu trình phát triển chương trình một môn
học/chuyên đề
Chương trình giáo dục
Để hiểu được các bước của chu trình phát triển chương trình một môn học/ chuyên
đề, trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là chương trình giáo dục. Đây là thuật
ngữ xuất hiện từ khá lâu (năm 1820) và được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở
Hoa Kỳ cùng một số nước có nền giáo dục phát triển từ giữa thế kỷ 20. Có nhiều
cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này, về cơ bản chúng ta có thể hiểu chương trình
giáo dục là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà
trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung giáo dục
(với độ rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương thức giáo dục và hình
thức tổ chức giáo dục (với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù
hợp), phương thức đánh giá kết quả giáo dục (trong so sánh, đối chiếu với chuẩn
đầu ra của chương trình).
Trong các yếu tố này thì mục đích, mục tiêu và chuẩn đầu ra là yếu tố quan trọng
nhất của chương trình, quyết định chất lượng chương trình. Từ mục đích, mục tiêu,
chuẩn đầu ra của chương trình sẽ xây dựng nội dung, phương thức, hình thức tổ
chức giáo dục và phương thức đánh giá kết quả giáo dục. Kiểm tra đánh giá sẽ
quyết định chất lượng thực thi chương trình.
Phát triển chương trình giáo dục
Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không
ngừng chương trình giáo dục. Theo quan điểm này chương trình giáo dục là một
thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi mà được phát triển,
bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của
thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, và cũng theo yêu cầu của thị trường sử
dụng lao động.
Nếu xem phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục
nó sẽ bao gồm các khâu sau:
1. Phân tích nhu cầu (Need analysis)
2. Xác định mục đích và mục tiêu (Defining aims and objectives)
3. Thiết kế (curriculum design)
4. Thực thi (Implementation)
5. Đánh giá (Evaluation)
Phát triển chương trình giáo dục có thể liên quan đến 2 đối tượng là
Phát triển chương trình giáo dục của một khoá học.
Phát triển chương trình giáo dục của môn môn học.
Quy trình phát triển chương trình giáo dục một môn học bao gồm các khâu trên với
các nội dung chủ yếu:
1. Phân tích nhu cầu
1
Đây là công việc đầu tiên mà các nhà giáo dục cần làm khi thực hiện phát triển
chương trình một môn học/chuyên đề. Trong thiết kế chương trình một môn học,
việc phân tích nhu cầu nhằm tới các đối tượng sau:
- Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chươngtrình giáo dục
- Những thông tin về người học.
- Tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao
động nghề nghiệp
- Bối cảnh dạy học
- Những ưu tiên của cơ sở đào tạo

a. Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục

Khi thiết kế chương trình một môn học, việc quan trọng là phải nghiên cứu mối
quan hệ của nó với các môn học khác trong chương trình của cả bậc học.
Để làm việc này giáo viên phải nghiên cứu chương trình môn học, chuẩn kiến thức,
kĩ năng của môn học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các loại. Đồng thời tìm
hiểu các môn học gần (văn sử, địa, GDCD; toán, lí hóa, sinh,…) có khả năng hỗ
trợ học tốt môn học. Với các môn ở đại học cần xác định vị trí môn học đó trong
khối kiến thức nào trong chương trình giáo dục đại học

Quá trình nghiên cứu sẽ giúp giáo viên trả lới các câu hỏi sau:
- Để học tốt môn học người học cần những kiễn thức kĩ năng gì đã học trước đó?
- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với các môn khác (liên môn)?
- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với mục tiêu giáo dục (mục tiêu
thái độ)?
- Sau khi học xong môn học người học có thể có những kiên thức kĩ năng, thái độ
như thế nào?
- Người học có thể dùng những kiến thức kĩ năng ấy để làm gì khi học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động?
Những thông tin này giúp nhà thiết kế chương trình xác định được vị trí của môn
học trong cả chương trình của một bậc học, mối quan hệ của môn học với chính
bản thân nó nhưng ở các lớp dươi và trên nó, với các môn học khác. Và điều quan
trọng hơn là giúp xác định được những yêu cầu cần đạt về kiên thức, kĩ năng để có
thể học lên hay đi vào cuộc sống lao động.
Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải có cái nhìn tổng hợp cả chương trình
giáo dục, phải biết môn học của mình có thể tận dụng kiến thức những môn nào. b.
Những thông tin về người học
- Mỗi người học là một sự khác biệt, để phát triển chương trình môn học thì giáo
viên cần tìm hiểu về kiến thức nền, kiến thức đầu vào của người học, và liệt kê
được những kiến thức học sinh cần có để học môn học đó. Nếu có đầy đủ các
thông tin này, giáo viên sẽ có chiến lược phù hợp trong việc thiết kế chương trình
môn học, hoặc sẽ có kế hoạch dạy học phù hợp nhất với một đối tượng cụ thể.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu hứng thú của người học với môn học đó để
có các biện pháp thay đổi thái độ tiêu cực, tác động đến hứng thú, nhiệt tình của
học sinh với môn học đó.
- Tìm hiểu những mong đợi của người học đối với môn học Giáo viên tìm hiểu
thông tin của người học có thể qua điều tra bằng phiếu, qua các bài kiểm tra. Làm
tốt việc tìm hiểu thông tin về người học sẽ giúp giáo viên phát triển chương trình
môn học/chuyên đề phù hợp hơn vớingười học, hướng tới người học và mang lại
kết quả tốt hơn.
c. Tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao
động nghề nghiệp
Phải chỉ ra được, chứng minh được kiến thức mà giáo viên dạy đó cần gì cho người
học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động, có như vậy mới tạo ra động
lực và hứng thú trong học tập cho người học.
d. Bối cảnh dạy học
Tìm hiểu những điều kiện để dạy môn học đó ở trường mình
Những đặc điểm của địa phương có những gì có thể vận dụng vào dạy môn học đó
Mục đích: tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức môn học với đặc điểm của địa
phương, cũng như các điều kiện dạy học có thể sử dụng trong quá tình dạy môn
học, đây là cơ sở cho việc thiết kế, làm cho môn học/ chuyên đề trở nên gần gũi
hơn, dễ tiếp nhận hơn với người học.
e. Những ưu tiên của cơ sở đào tạo
Mỗi cơ sở đào tạo đều phải gắn với một cộng đồng và đều có những ưu tiên đào
tạo đặc thù của cơ sở đó. Trong trường hợp này, những đặc điểm riêng của nhà
trường sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với việc xác định mục đích, mục tiêu của
một chương trình giáo dục, chính sách tuyển sinh v.v.
* Ý nghĩa
Kết quả của quá trình phân tích nhu cầu là cơ sở để xác định mục đích, mục tiêu và
chuẩn đầu ra của môn học/ chuyên đề.
2. Xác định mục đích và mục tiêu
- Mục đích của chương trình giáo dục là sự diễn đạt khái quát cái đích chung nhất
của chương trình giáo dục phải đạt tới định hướng cho toàn bộ quy trình đào tạo về
năng lực chuyên môn, phẩm chất hành vi.
- Mục tiêu đào tạo là sự mô tả cụ thể những gì người học có khả năng thực hiện
được sau khi hoàn tất một khóa học hay môn học.
- Mục đích của CTGD cho ta một hình mẫu cụ thể của người học sau khi ra trường,
nhưng đã xác định những phương hướng cơ bản trong thiết kế chương trình giáo
dục.
- Mục tiêu của CTGD, của từng nhóm môn học, của mỗi môn học là sự diễn giải
của mục đích CTGD, sự diễn giải này có mức độ cụ thể hóa khác nhau.
- Đối với nhóm môn học, từng môn học có mục tiêu chung .
- Đối với từng chương, từng bài cụ thể chúng ta có mục tiêu cụ thể (đặc thù –
specific - objectives). Đặc trưng của loại mục tiêu này là có thể định lượng được,
quan sát được và đánh giá đo lường được. qua quá trình thay đổi hành vi của người
học trong các lĩnh vực nhận thức, kỹ năng, tình cảm/ thái độ.
- Mục tiêu đào tạo được xác định theo 3 lĩnh vực:
3
+ Mục tiêu nhận thức
+ Mục tiêu tình cảm
+ Mục tiêu tâm lý vận động.
Trong đó mục tiêu nhận thức là quan trọng nhất.
a. Mục tiêu nhận thức
Gồm có 06 mức độ khác nhau :
- Biết : Nhận thức ở mức này liên quan tới kiến thức về những đặc thù, thí dụ,
những sự kiện đặc thù, những thuật ngũ; Con đường giải pháp có liên quan tới
những đặc thù đó, như các chuỗi sự kiện, trào lưu, bảng phân loại, các phạm trù,
các tiêu chí và phương pháp luận và các phổ niệm, sự kiện trừu tượng, như các
nguyên lý, các định luật, cấu trúc.
- Hiểu: Nhận thức ở mức độ này bao gồm những hiểu biết liên quan tới sự chuyển
dịch, thông hiểu( theo kiểu của mình) và suy luận thông tin.
- Áp dụng: Nhận thức ở mức độ này đòi hỏi người học phải sử dụng được những
khái niệm trừu tượng vào tình huống cụ thể.
- Phân tích: Nhận thức ở mức độ này đòi hỏi người học biết chia nhỏ một tổng thể
thành các bộ phận và phân biệt được các yếu tố, mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố
và nguyên lý tổ chức các yếu tố.
- Tổng hợp : Nhận thức ở mức độ này liên quan tới việc sắp xếp các bộ phận với
nhau để tạo ra một dạng mớicủa chỉnh thể, một cuộc giao tiếp trọn vẹn một kế
hoạch hành động hoặc một hệ thống các mối liên hệ trừu tượng.
Đánh giá : Nhận thức ở mức độ này là mức độ cao nhất của thang bậc nhận thức.
Mục tiêu ở mức này là nhằm đánh giá tới những chứng cứ nội tại hay sự kiên định
lôgic và những chứng cứ ngoại hay sự kiên định với những sự kiện phát triển ở
một nơi khác.
b. Mục tiêu tình cảm
Bao gồm 05 mức độ khác nhau :
- Tiếp nhận (Receiving) Đề cập tới sự nhạy cảm của người học tới sự hiện diện của
một tác nhân kích thích
Thí dụ, khi nghiên cứu các nền văn hoá khác nhau của phương Đông, người học,
có nhận thức về các yếu tố thẩm mĩ trong trang phục, nội thất, kiến trúc ... của
người phương đông.
- Hồi đáp ( Responding)
Đề cập tới sự chú ý tích cực của người học tới các tác nhân kích thích. Thí dụ,
người học thể hiện sự hứng thú về chủ đề một cuộc trò chuyện bằng cách tích cực
tham gia vào một công trình nghiên cứu.
- Tạo giá trị ( Valuing)
Đề cập tới niềm tin và thái độ của người học về các giá trị.
Thí dụ, Người học có quan điểm rõ ràng về ưu điểm và nhược điểm của năng
lượng nguyên tử.
- Sự tổ chức (Organization)
Đề cập tới sự khao khát về giá trị và niềm tin.
Thí dụ, người học tự đánh giá trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ các
nguồn lực tự nhiên.
- Đặc trưng hoá
Đây là mức cao nhất trong bậc tình cảm. Mục tiêu ở mức này liên quan tới hành vi
tác động tới: Khái quát hoá hệ thống giá trị và đặc trưng hoá hay triết lý cuộc sống.
Thí dụ, người học tự xây dựng cho mình một quy tắc cho cuộc sống cá nhân và với
tư cách là một công dân trên cơ sở các nguyên tắc đạo lý.
c. Mục tiêu tâm lý học vận động
Bao gồm 06 mức độ khác nhau :
- Vận động phản xạ: Thí dụ, sau khi tham gia vào một hoạt động, người học có thể
co cơ bắp của mình.
- Vận động cơ bản : Mục tiêu này ngụ ý tới hành vi có liên quan tới : đi; chạy; đẩy;
kéo...
- Năng lực nhạy cảm :Thí dụ, người học có thể phân biệt nhóm các khối hình theo
hình dạng bên ngoài.
- Năng lực thể chất : Thí dụ, người học phải hít đất tăng 5 lần sau mỗ năm học.
- Các vận động kỹ năng: Thí dụ, người học có thể thực hiện các động tác nhào lộn.
- Giao tiếp mạch lạc: Thí dụ, người học có khả năng sáng tạo những động tác và
biểu diễn theo nhạc.
* Những đặc trưng cơ bản của mục tiêu dạy học
- Các mục tiêu phải mô tả được cả kiểu hành vi được kỳ vọng và nội dung hay ngữ
cảnh mà các hành vi đó được áp dụng.
- Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo kiểu phân tích và
đủ cụ thể để không còn nghi ngờ đối với kiểu hành vi được kỳ vọng hay cái mà
hành vi được áp dụng.
- Các mục tiêu phải xây dựng có tính phân hoá giữa những người học, đạt được
những hành vi khác nhau.
- Mục tiêu có tính phát triển, thể hiện các con đường đi tới chứ không phải là các
điểm cuối cùng.
- Mục tiêu phải thực tế và chỉ bao gồm những gì được hiện thực hoá thành kinh
nghiệm trong lớp học.
- Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng để chứa đựng tất cả các kết quả đầu ra mà
cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm.
Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu dạy học
- Là cơ sở để người học tự tìm cách phù hợp nhất với mình để chiếm lĩnh mục tiêu
của bài học, môn học và tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu.
- Là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học,
phương pháp dạy học.
- Mục tiêu còn là chuẩn để đánh giá được sự tiến bộ của người học trong quá trình
học tập.
- Là cơ sở để đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài dạy, một khoá dạy hay cả
một chương trình.
Ý nghĩa của mục tiêu giáo dục là cơ sở hình thành các cách thức, hình thức, nội
dung, phương pháp dạy học. Những yếu tố này chi phối toàn bộ nội dung dạy học.
Có mục tiêu giáo dục, nhưng việc cần xác định mức độ, phạm vi dạy học đến đâu
sẽ quy định toàn bộ các hoạt động đứng sau nó từ việc lựa chọn nội dung dạy học,
phương pháp dạy học đến đánh giá kết quả dạy học.

5
3. Thiết kế chương trình giáo dục
a. Lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình
Nội dung CT là tập hợp các sự kiện, khái niệm, nguyên lý, nguyên tắc,
lý thuyết,... về các lĩnh vực khoa học liên quan đến mục tiêu, chuẩn đầu ra của
chương trình. Phạm vi và độ sâu của các nội dung này cũng được qui định
bởi chính mục tiêu và chuẩn đầu ra đó và được tổ chức phù hợp với trình độ
nhận thức của người học
* Ornstein và Hunkins (1998) đưa ra 5 tiêu chí cơ bản để lựa chọn nội
dung là:
i) Ý nghĩa: nội dung vừa có ý nghĩa đáng kể đối với nhu cầu và lợi ích
của người học, đồng thời vừa có ý nghĩa đáng kể đối với xã hội.
ii) Tiện ích: nội dung thực sự hữu dụng trong cuộc sống của mỗi người
học.
iii) Hiệu lực: nội dung phải chính xác và cập nhật liên tục.
iv) Phù hợp: nội dung phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức,
phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
10
v) Khả thi: nội dung phải phù hợp với bối cảnh thực tế về môi trường
giáo dục, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và vai trò của chính phủ.
* Việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung chương trình cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
i) Xác định phạm vi nội dung (là chiều rộng, chiều sâu của các chủ đề
và kinh nghiệm học tập trong CT) phải chú trọng đến: tính hữu dụng của nội
dung được lựa chọn; tính phân hóa các trình độ nhận thức của học sinh; phù
hợp với thời lượng dạy học; cân đối giữa các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và
thái độ.
ii) Trình tự sắp xếp các nội dung và kinh nghiệm học tập có thể có các
dạng thức sau (theo Ornstein và Hunkins năm 1998, Taba năm 1962 và
Bruner năm 1960):
- Từ đơn giản đến phức tạp
- Xoắn ốc
- Tuyến tính
- Toàn bộ
- Niên đại
- Theo chiều dọc
- Theo chiều ngang
iii) Tích hợp nội dung theo cách tổng hòa các khái niệm, kiến thức, kỹ
năng và giá trị nhiều môn học để giúp học sinh thấy hình ảnh thống nhất về
các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, chứ không rời rạc, phân mảnh và tách
rời từng nội dung.
iv) Những ý tưởng, chủ đề và các kỹ năng của CT cần liên tục, tức là
được lặp lại dọc theo các lớp học, cấp học. Điều này là bởi học sinh không thể
am hiểu các khái niệm, thành thạo các kỹ năng chỉ trong một lần thực hành.
Ví dụ, học sinh tiểu học được học các nguyên tắc viết bài luận, các nguyên tắc
này sẽ liên tục lặp lại trong những năm tiếp theo, với mức độ sâu và phức tạp
11
tăng dần. Hoặc làm thí nghiệm là một kinh nghiệm học tập được lặp lại trong
suốt tiến trình giảng dạy môn Khoa học ở cả bậc học, với mức độ ngày càng
phức tạp và trừu tượng hơn.
b. Xác định các hình thức tổ chức dạy - học
Có 2 hình thức tổ chức dạy học cơ bản
Hình thức tổ chức dạy học có mặt giáo viên có thể có các hình thức,
như: lớp đông, làm việc nhóm, xemina, tại phòng thí nghiệm, phòng bộ môn,
đi dã ngoại…..
Hình thức tổ chức dạy học không có mặt giáo viên có thể có các hình
thức như: tự học trước khi lên lớp (ở nhà) và tự học sau khi lên lớp (về nhà).
Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có các phương pháp dạy học và
hình thức kiểm tra đánh giá tương ứng. Căn cứ mục tiêu, nội dung, đối tượng
dạy học, điều kiện dạy học… giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức dạy
học phù hợp nhằm phát huy tối đa sự chủ động, tích cực của học sinh, với tư
cách là một chủ thể của quá trình dạy học.
Hình thức tổ chức dạy học cũng là cơ sở để lựa chọn các phương tiện, công nghệ,
công cụ dạy học, giúp quá trình dạy học thêm đa dạng, lí thú hơn với học sinh.
c. Chọn các phương pháp phù hợp
Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau
- Phân loại theo hình thức hoạt động của các chủ thể trong quá trình dạy học:
phương pháp thông báo, phương pháp giải thích, diễn giảng, thuyết trình, phương
pháp luyện tập, thực hành, tự nghiên cứu…
- Phân loại theo con đường tiếp nhận tri thức: Phương pháp dùng lời (kể chuyện,
giải thích, diễn giảng, trò chuyện cởi mở, độc giảng…), phương pháp trực quan
(minh họa, thuyết trình, làm mẫu…), phương pháp thực hành (luyện tập, thực
hành…)
- Phân loại theo hướng tiếp cận
- Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học: Phương
pháp thuyết trình – minh họa, phương pháp tái tạo, phương pháp nêu vấn đề tình
huống,
phương pháp khám phá sáng tạo, phương pháp tự nghiên cứu.
Phương pháp tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học. Không có phương pháp nào
là vạn năng tuyệt hảo cũng như không có một phương pháp tồi tệ.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, do đó người dạy phải biết lựa chọn
và phối hợp để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhược điểm của từng
phương pháp trong quá trình dạy học. Một phương pháp dạy học được coi là hợp
lý và hiệu quả khi phương pháp này:
Nhằm đến mục tiêu dạy học rõ ràng
Tương thích: Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, đặc thù của từng môn học, bài
học, từng vấn đề cụ thể; từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình giờ học v.v.
Khả thi: Phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của người
dạy lẫn người học, phù hợp với các điều kiện dạy học v.v.
Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy học sẽ bị qui định bởi:

7
- Mục tiêu, nội dung dạy học (môn học, chương mục, bài học, từng nội dung cụ thể
trong các giai đoạn triển khai giờ học v.v.);
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên học phần (tiếng Anh): Physical Chemistry of Polymer

1. Thông tin về học phần


1.1. Số tín chỉ: 03 tín chỉ
1.2. Số giờ đối với các hoạt động học tập: 150 giờ
Đi Thi,
Lý Thự Tự học,
Đồ thực tế, kiể Tổn
Phân bổ các loại giờ thuyế c nghiên
án trải m g
t hành cứu
nghiệm tra
Số giờ Trực tiếp tại phòng học 45 45
giảng dạy Trực tiếp Ms Team
trực tiếp và e-Learning (có hướng
e-Learning dẫn)
(45 giờ) Đi thực tế, trải nghiệm
Số giờ tự Tự học, tự nghiên cứu 90 90
học và khác
Ôn thi, dự thi, kiểm tra 15 15
(105 giờ)
Tổng 45 90 15 150
1.3. Học phần thuộc khối kiến thức:
Giáo dục chuyên nghiệp 
 Giáo dục đại cương
 Cơ sở khối ngành  Cơ sở ngành  Ngành

1.4. Học phần tiên quyết:


Không
1.5. Học phần học trước, song hành:
Học phần học trước:
1.6. Ngôn ngữ:
Tiếng Việt
1.7. Đơn vị phụ trách:
a) Khoa và Bộ môn phụ trách biên soạn: Khoa Kỹ thuật an toàn
b) Học phần giảng dạy cho ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học
2. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
2.1. Mục tiêu của học phần

9
Sinh viên đạt được kiến thức cơ bản về hóa học các hợp chất cao phân tử (polymer); đánh
giá, phân tích và đề xuất được quá trình điều chế, tổng hợp và phát triển công nghệ kỹ thuật hóa
polymer.
2.2. Chuẩn đầu ra của học phần (CLO) và ma trận đóng góp của CLO để đạt PLO/PI
a) Mô tả chuẩn đầu ra của học phần (CLO)
CĐR của học phần (CLOs)
Ký hiệu
Hoàn thành học phần này, sinh viên có năng lực

Kiến thức

Đánh giá được khối kiến thức về quá trình điều chế và tổng hợp vật liệu hóa học hợp chất cao
CLO1
phân tử (polymer), phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ phù hợp.

Kỹ năng

Phân tích được các nguyên tắc kỹ thuật, thực tiễn đầu tư và năng lực sản xuất cũng như xác định
CLO2 cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và khả năng thành công trong lĩnh vực công
nghệ kỹ thuật hóa polymer.

Đề xuất tiến hành các hướng nghiên cứu mới, tìm kiếm và lựa chọn cơ sở dữ liệu và tài liệu, thiết
CLO3 kế và thực hiện các thí nghiệm để phát triển công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật
hóa polymer.

CLO4 Vận dụng được hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập suốt đời trong công việc.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Hiểu biết ý thức được việc tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có ý thứ trách
CLO6
nhiệm, có tinh thần học tập suốt đời trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hóa polymer.

b) Ma trận đóng góp của CLO để đạt PLO/PI


PLO, PLO3 PLO4 PLO7 PLO8 PLO9

CLO PI 3.1 PI 3.2 PI 4.1 PI 4.2 PI 7.1 PI 7.2 PI 7.3 PI 8.1 PI 8.2 PI 8.3 PI 9.1 PI 9.2

CLO1 M,A -

CLO2 M M

CLO3 - R -

CLO4 - - R

CLO5 - R

3. Mô tả vắt tắt nội dung học phần


Học phần Hóa polymer cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về cơ sở hóa học hợp
chất cao phân tử (polymer); các kiến thức cốt lõi như trạng thái vật lý, trạng thái tinh thể, dung
dịch polymer; Các phương pháp nghiên cứu polymer, độ bền, sự biến dạng và tính chất kết dính
của polymer.
4. Đánh giá và cho điểm
4.1. Thang điểm
Đánh giá theo thang điểm 10. Làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Khoảng cách thang điểm nhỏ nhất là 0,25 điểm.
4.2. Rubric đánh giá (xem phụ lục. Áp dụng đối với các học phần cần thiết kế rubric)
4.3. Kế hoạch và phương pháp đánh giá và trọng số điểm thành phần
Điểm Chuẩn đầu ra học phần
thành Phương pháp đánh giá Tỷ trọng Thời điểm đánh giá
CLO1 CLO2 CLO3 CLO4 CLO5
phần
Làm bài tập, bài kiểm tra thường xuyên 10% x x Sau mỗi buổi học
Bài thí nghiệm, thực hành - - - - - - ---
Quá trình Thảo luận, thuyết trình 15% - x x x - Sau mỗi chương
Tiểu luận, đồ án, bài tập lớn 20% x x x x x Giữa kỳ
Kiểm tra giữa kỳ (trắc nghiệm) 15% x x x x x Giữa kỳ
Cuối kỳ Thi cuối kỳ (Tự luận) 40 % x x x - x Cuối kỳ
TỔNG 100%

11
5. Giáo trình và tài liệu học tập
5.1. Giáo trình chính
TT Tên tài liệu Tác giả Năm xuất bản Nhà xuất bản

1 [1] Giáo Trình Hóa Phạm Anh Tuấn, Bùi 2020 Khoa Học Tự Nhiên
Lý Polyme Chương, Nguyễn Huy Tùng Và Công Nghệ

5.2. Giáo trình và tài liệu tham khảo


TT Tên tài liệu Tác giả Năm xuất bản Nhà xuất bản

1 [2] Physical Chemistry of Polymers Sebastian Seiffert 2023 De Gruyter

5.3. Tài liệu khác


TT Tên tài liệu Tác giả Năm xuất bản Nhà xuất bản Ghi chú

Nguyễn Minh Ngọc Đại Học Quốc


1 [3] Hóa học polyme 2020
– Phạm Quang Trung Gia Hà Nội
13
6. Nội dung chi tiết của học phần, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, tiến độ và hoạt động dạy – học
Tuần Số giờ thiết kế
/ Số giờ Đóng góp
Nội dung Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs
Buổi
Buổi CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10 03 - - 07 CLO1
1
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (03 Giờ) 03 03 - - -
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lịch sử phát triển và sự khác nhau giữa polymer và monomer
1.2. Monomer – nguyên liệu ban đầu để tỏng hợp polymer
1.3. Các phương pháp tổng hợp polymer
1.4. Đặc điểm cấu tạo polymer
1.5. Phân loại polymer
1.6. Cách gọi tên polymer
1.7. Hiện tượng hồi phục các tính chất cơ học của polymer
1.8. Sự chuyển trạng thái vật lý của polymer
B. Nội dung sinh viên tự học: (07 giờ) 07 - - - 07
- Đọc [1]
- Tham khảo tài liệu [2], [3]
- Làm bài tập
C. Phương pháp giảng dạy
- Giảng viên trình bày bài giảng
- Sinh viên thảo luận theo nhóm
D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
Tuần Số giờ thiết kế Số giờ Đóng góp
/ Nội dung
Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs

- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)


CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP CHUỖI 20 06 - - 14
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (06 Giờ) 06 06 - - -
CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP CHUỖI
2.1. Phản ứng trùng hợp gốc
2.2. Trùng hợp ion (trùng hợp xúc tác)
2.3. Phản ứng trùng hợp chuỗi
CLO1
B. Nội dung sinh viên tự học: (14 giờ) 14 - - - 14
Buổi CLO2
- Đọc [1]
2-3 - Tham khảo tài liệu [2], [3] CLO3
- Làm bài tập
C. Phương pháp giảng dạy CLO4

- Giảng viên trình bày bài giảng CLO5

- Sinh viên thảo luận theo nhóm


D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)

Buổi CHƯƠNG 3. TRẠNG THÁI VẬT LÝ CỦA POLYMER VÔ ĐỊNH HÌNH 20 06 - - 14 CLO1
4-5 A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (06 Giờ) 06 06 - - - CLO2

15
Tuần Số giờ thiết kế Số giờ Đóng góp
/ Nội dung
Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs

CHƯƠNG 3. TRẠNG THÁI VẬT LÝ CỦA POLYMER VÔ ĐỊNH HÌNH


3.1. Trạng thái mềm cao
3.2. Trạng thái thủy tinh của polymer
3.3. Trạng thái chảy nhớt của polymer
3.4. Các mô hình cơ học của polymer
B. Nội dung sinh viên tự học: (14 giờ) 14 - - - 14
- Đọc [1]
- Tham khảo tài liệu [2], [3]
- Làm bài tập CLO3
C. Phương pháp giảng dạy
CLO4
- Giảng viên trình bày bài giảng
CLO5
- Sinh viên thảo luận theo nhóm
D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)
CHƯƠNG 4. POLYMER TINH THỂ 20 06 - - 14 CLO1
Buổi A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (06 Giờ) 06 06 - - - CLO2
6- 7 CHƯƠNG 4. POLYMER TINH THỂ CLO3
4.1. Đặc điểm về tính chất của polymer tinh thể CLO4
Tuần Số giờ thiết kế Số giờ Đóng góp
/ Nội dung
Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs

4.2. Tính chất cơ học của polymer tinh thể


4.3. Tính chất cơ nhiệt của polymer tinh thể
4.4. Polymer định hướng
B. Nội dung sinh viên tự học: (14 giờ) 14 - - - 14
- Đọc [1]
- Tham khảo tài liệu [2], [3]
- Làm bài tập
C. Phương pháp giảng dạy
CLO5
- Giảng viên trình bày bài giảng
- Sinh viên thảo luận theo nhóm
D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)
CHƯƠNG 5. DUNG DỊCH POLYMER 20 06 - - 14
CLO1
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (06 Giờ) 06 06 - - -
CLO2
Buổi CHƯƠNG 5. DUNG DỊCH POLYMER
CLO3
8- 9 5.1. Tính chất của dung dịch polymer
CLO4
5.2. Nhiệt động học của dung dịch polymer
CLO5
5.3. Lý thuyết dung dịch polymer

17
Tuần Số giờ thiết kế Số giờ Đóng góp
/ Nội dung
Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs

5.4. Dung dịch polymer đậm đặc


5.5. Hỗn hợp polymer
5.6. Phương pháp xác định hình dạng và kích thước đại phân tử
B. Nội dung sinh viên tự học: (14 giờ) 14 - - - 14
- Đọc [1]
- Tham khảo tài liệu [2], [3]
Làm bài tập
C. Phương pháp giảng dạy
- Giảng viên trình bày bài giảng
- Sinh viên thảo luận theo nhóm
D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)
CHƯƠNG 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU POLYMER 20 06 - - 14
CLO1
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (06 Giờ) 06 06 - - -
CLO2
Buổi CHƯƠNG 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU POLYMER
10- CLO3
11 6.1. Các phương pháp hiển vi
CLO4
6.2. Phương pháp phân tích nhiệt
CLO5
6.3. Phương pháp tác xạ Rơnghen (XRD)
Tuần Số giờ thiết kế Số giờ Đóng góp
/ Nội dung
Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs

B. Nội dung sinh viên tự học: (14 giờ) 14 - - - 14


- Đọc [1]
- Tham khảo tài liệu [2], [3]
Làm bài tập
C. Phương pháp giảng dạy
- Giảng viên trình bày bài giảng
- Sinh viên thảo luận theo nhóm
D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)
CHƯƠNG 7. ĐỘ BỀN CƠ HỌC VÀ SỰ BIẾN DẠNG CỦA POLYMER 20 06 - - 14
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (06 Giờ) 06 06 - - -
CLO1
CHƯƠNG 7. ĐỘ BỀN CƠ HỌC VÀ SỰ BIẾN DẠNG CỦA POLYMER
CLO2
Buổi 7.1. Độ bền
12- CLO3
13 7.2. Tính chất biến dạng
CLO4
B. Nội dung sinh viên tự học: (14 giờ) 14 - - - 14
CLO5
- Đọc [1]
- Tham khảo tài liệu [2], [3]
Làm bài tập

19
Tuần Số giờ thiết kế Số giờ Đóng góp
/ Nội dung
Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs

C. Phương pháp giảng dạy


- Giảng viên trình bày bài giảng
- Sinh viên thảo luận theo nhóm
D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)
CHƯƠNG 8. TÍNH CHẤT KẾT DÍNH VÀ ĐỘ BỀN LIÊN KẾT DÁN CỦA 20 06 - - 14
POLYMER
A. Nội dung giảng dạy trên lớp: (06 Giờ) 06 06 - - -
CHƯƠNG 7. ĐỘ BỀN CƠ HỌC VÀ SỰ BIẾN DẠNG CỦA POLYMER
CLO1
8.1. Cơ sở hóa lý của sự kết dính
CLO2
Buổi 8.2. Sự phá hủy liên kết dán
14- CLO3
15 8.3. Các phương pháp dự đoán và thử nghiệm độ bền liên kết dán
CLO4
B. Nội dung sinh viên tự học: (14 giờ) 14 - - - 14
CLO5
- Đọc [1]
- Tham khảo tài liệu [2], [3]
- Làm bài tập
C. Phương pháp giảng dạy
- Giảng viên trình bày bài giảng
Số giờ thiết kế Số giờ Đóng góp
Tuần Nội dung
/ Tổng LT TH/ĐA TT tự học cho CLOs

- Sinh viên thảo luận theo nhóm


D. Đánh giá kết quả học tập
Phương pháp đánh giá:
- Bài kiểm tra (trắc nghiệm, làm tại lớp trên hệ thống E-learning)
- Bài kiểm tra (tự luận, làm trên hệ thống E-learning)

21
7. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần
- Phòng học: phòng học lý thuyết yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn hiện có ở Trường Đại học Văn
Lang.
- Phương tiện phục vụ giảng dạy: các trang thiết bị phục vụ giảng dạy tại lớp như máy tính
(giảng viên tự trang bị), máy chiếu, micro, internet, bảng, bút lông.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
Chuyên cần:
 Tham dự tối thiểu 80% số buổi lên lớp (nghỉ học từ 20% số buổi trở lên sẽ bị cấm thi lần
1).
 Đi học đúng giờ qui định, trễ quá 10 phút không được vào lớp
 Xây dựng kế hoạch học tập của môn học; có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
Tham gia đầy đủ các hoạt động trên lớp:
 Chủ động và hợp tác khi làm việc; tham gia thực hiện và thảo luận trong các bài tập giảng
viên đưa ra
 Tích cực, tự giác phát biểu, trả lời câu hỏi hoặc tranh luận về các nội dung liên quan ở
thực tế cuộc sống trong giờ học tại lớp hoặc các buổi học nhóm
Hoàn thành các bài tập về nhà:
 Đọc tài liệu học tập và tài liệu tham khảo theo hướng dẫn của giảng viên giảng dạy; ngoài
ra học viên cần tra cứu thêm tài liệu trên cơ sở dữ liệu môn học ở thư viện hiện có để đọc
thêm, mở rộng kiến thức và nâng cao chuyên môn.
 Thu thập thông tin, thảo luận và thực hiện bài tập cuối môn học đầy đủ và đúng tiến độ.
9. Biên soạn và cập nhật đề cương chi tiết
9.1. Đề cương được biên soạn lần đầu vào năm học

9.2. Đề cương được chỉnh sửa lần thứ ……., năm học …..

9.3. Nội dung được chỉnh sửa, cập nhật, thay đổi ở lần gần nhất

Chương/Mục Nội dung hiện tại Nội dung được cập nhật

10. Thông tin giảng viên, trợ giảng phụ trách học phần trong học kỳ …….
10.1. Giảng viên
Họ và tên: Học hàm, học vị:

Địa chỉ cơ quan: ĐT liên hệ:

Email: Trang web:


Cách liên lạc với giảng viên: sinh viên liên lạc với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp vào
các ngày làm việc trong tuần, từ 7h30 đến 17h00 (khung giờ hành chánh).

10.2. Giảng viên dự phòng (nếu có)


Họ và tên: Học hàm, học vị:

Địa chỉ cơ quan: ĐT liên hệ:

Email: Trang web:

Cách liên lạc với giảng viên: sinh viên liên lạc với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp vào
các ngày làm việc trong tuần, từ 7h30 đến 17h00 (khung giờ hành chánh).

10.3. Phụ giảng (đối với giảng viên), hoặc Trợ giảng (đối với sinh viên - TA)
Họ và tên: Học hàm, học vị:

Địa chỉ cơ quan: Điện thoại liên hệ:

Trang web: (Đưa tên website của Khoa;


Email:
website cá nhân – nếu có)

Cách liên lạc với trợ giảng: sinh viên liên lạc với trợ viên qua email hoặc gặp trực tiếp vào các
ngày làm việc trong tuần, từ 7h30 đến 17h00 (khung giờ hành chánh).

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG NGÀNH NGƯỜI BIÊN SOẠN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯỜNG


HIỆU TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG

23

You might also like