Chuyên Đề: Atp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ: ATP

Đề tài tập trung làm rõ về một số nội dung sau:


- Cấu trúc và chức năng của ATP
- Cơ chế hóa thẩm tổng hợp ATP
- Vai trò của ATP trong tế bào
- Một số câu hỏi củng cố và ôn luyện

I. Khái quát về ATP


1. ATP là gì?
Một đại phân tử đặc biệt quan trọng trong tế bào, được coi là “quan trọng thứ hai sau DNA”
chính là ATP. Phân tử phổ biến này được “sử dụng để tổng hợp các phân tử phức tạp, co cơ,
dẫn truyền xung thần kinh ...”. ATP là chất phổ biến giữ vai trò trung tâm trong trao đổi năng
lượng, được xem là “đồng tiền năng lượng’ của tế bào, là liên kết cao năng (liên kết giàu năng
lượng) tồn tại bên cạnh các liên kết thường trong các hợp chất hữu cơ. Hãy tưởng tượng trao đổi
chất sẽ bị rối loạn nếu mỗi loại thực phẩm riêng biệt tạo ra những tiền tệ năng lượng đặc trưng
khác nhau và mỗi hoạt động chức năng của tế bào sẽ phải sử dụng tiền tệ năng lượng đặc thù
cho nó "(theo Kornberg, 1989). ATP chính là nguồn cung cấp năng lượng sinh học chủ yếu của
mọi cơ thể sinh vật, là cầu nối giữa 2 quá trình đồng hoá và dị hoá. Chỉ có thông qua ATP, tế
bào mới sử dụng được thế năng hóa học cất giấu trong cấu trúc phân tử hữu cơ.
Theo nghiên cứu, tất cả các sinh vật từ vi khuẩn đơn giản nhất đến người đều sử dụng ATP như
đồng tiền năng lượng chính. Mức năng lượng mà nó mang như là số tiền phải trả cho hầu hết
các phản ứng sinh học. Các chất dinh dưỡng có chứa năng lượng trong các liên kết hóa trị năng
lượng thấp nhưng lại không hữu ích cho hầu hết các hoạt động trong tế bào. Những liên kết có
năng lượng thấp này phải được chuyển thành liên kết cao năng, đây là một vai trò của ATP.
Một nguồn cung cấp ổn định ATP quan trọng đến nỗi nếu một chất độc tấn công vào bất kỳ
protein nào được sử dụng trong sản xuất ATP có thể giết chết cơ thể trong vài phút. Ví dụ một
số hợp chất cyanua là những chất độc hại vì chúng liên kết với các nguyên tử đồng trong
cytochrome oxidase. Liên kết này ngăn cản hệ thống vận chuyển điện tử trong ty thể, nơi diễn
ra quá trình sản xuất ATP.
2. Cấu trúc của ATP

26
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của phân tử ATP
Về cấu trúc: Mỗi phân tử ATP gồm 3 thành phần:
- Thành phần thứ nhất: đường 5C là ribozo, được dùng làm bộ khung để gắn 2 thành phần
khác vào.
- Thành phần thứ 2: có cấu trúc vòng là Adenine. Adenine là một bazơ nitơ có chứa 2
nguyên tử N ở trong phân tử. Mỗi nguyên tử N trong vòng có chứa 1 cặp điện tử không phân
chia nên có khả năng hút các proton.
- Thành phần thứ 3: là nhóm 3 phosphate liên kết với nhau thành 1 chuỗi nối vào phân tử
đường ở vị trí cacbon số 5; liên kết giữa các gốc phosphate là liên kết kiểu anhydrid nằm thẳng
hàng.
Hai liên kết đồng hóa trị nối 3 gốc phosphate với nhau được gọi là liên kết cao năng. Do
lực tĩnh điện giữa các gốc phosphat làm cho các liên kết cao năng khi bị thuỷ phân thì giải
phóng ra nhiều năng lượng. Năng lượng của những liên kết phosphat cao năng trong ATP có
được do hai nguyên tử oxy của γ- và β-phosphat tích điện dương lớn hơn là nguyên tử oxy của
α – phosphat. Thường thì khi một liên kết bị phân cắt sẽ giải phóng ra 7,3 kcal /mol gần bằng 2
lần năng lượng hoạt hoá của một liên kết phản ứng bình thường trong tế bào. Lohmann - người
đầu tiên phân lập được ATP (năm 1940) cho rằng năng lượng khi thuỷ phân 2 liên kết cao năng
trong phân tử ATP vào khoảng 8 –12 kcal /mol trong khi liên kết ester phosphat chỉ khoảng 1 –
3 kcal/mol. Do bản chất hoá học của ATP mà nó có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi
chất tế bào. Dựa vào hàm lượng năng lượng của liên kết O-P mà Lopmann đề nghị dùng dấu
26
ngã (~) để phân biệt với các liên kết không giàu năng lượng khác.
3. Sự chuyển giao năng lượng của ATP

Hình 1.2. Sơ đồ sự tích điện trên phân tử ATP


Từ sơ đồ trên suy ra ATP không chỉ có vai trò trong quá trình vận chuyển phosphat và năng
lượng, mà đồng thời chính sự phân phối điện tích khác nhau như vậy trong phân tử ATP đã tạo
cho ATP có khả năng tham gia vào nhiều phản ứng trao đổi chất và trao đổi năng lượng khác
nhau trong hệ thống sinh học. ATP có thể tham gia và các phản ứng khác nhau, chuyển năng
lượng cho phân tử khác và nạp cho phân tử ấy năng lượng cần thiết để thực hiện các phản ứng
tiếp theo. Tuỳ thuộc
vào liên kết nào trong số các liên kết cao năng của ATP bị đứt mà phản ứng có thể xảy ra 4 khả
năng sau:
+ Chuyển nhóm phosphat cuối cùng tạo ra ADP, đây là phản ứng thường hay xảy ra nhất. Khi
chuyển từ ATP thành ADP, ATP được cho là đã giải phóng năng lượng. Sau đó, thường thì các
ADP ngay lập tức tái chế trong các ty thể, nơi nó được cung cấp năng lượng và tái tạo thành
ATP. Quá trình chuyển nhóm photphat là phản ứng phát nhiệt do đó thường hay cặp đôi với
phản ứng thu nhiệt. Chất xúc tác của các phản ứng này là kinaza. Thường trong các quá trình
trao đổi chất, các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thông qua quá trình biến đổi chúng thành
dạng photphoryl hóa. Năng lượng được giải phóng ra khi thủy phân ATP thành ADP và Pi được
dùng để photphoryl hóa cơ chất.
+ Chuyển hai nhóm phosphat cuối cùng tạo ra AMP.
+ Chuyển AMP và thải ra pirophosphat. Đây là phản ứng cũng thường gặp. Kết quả của phản
ứng này là tạo thành hợp chất R-AMP có khả năng chuyển nhóm. Loại phản ứng này xảy ra khi
hoạt hóa các axit amin để chuẩn bị tổng hợp các protein cũng như hoạt hóa các axit béo để
chuẩn bị tham gia trao đổi chất.
+ Chuyển adenozin và tạo pirophosphat từ hai nhóm phosphat cuối và phosphat vô cơ từ nhóm
phosphat thứ ba của ATP.

26
Hình 1.3. Khả năng tham gia phản ứng của ATP (theo S.M. Rapoport-1969)
Liên kết phosphat cao năng có đặc điểm là mang nhiều năng lượng nhưng lại có năng lượng
hoạt hoá thấp nên dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Với sự có mặt của nước, khi gãy
liên kết giữa oxy với nguyên tử phospho (P) cuối cùng thì tách ra một phân tử phosphat vô cơ
(Pi), còn lại là Adenosin diphosphat (ADP) và có 7,3 kcal/mol được giải phóng. Quá trình
ngược lại tổng hợp ATP từ ADP và Pi cũng phải cung cấp cho ADP một lượng năng lượng 7,3
kcal/mol.
4. Tính chất hóa học của ATP
ATP tan tốt trong nước và khá ổn định trong dung dịch có độ pH từ 6.8 đến 7.4, nhưng nhanh
chóng bị thủy phân ở pH quá cao hoặc quá thấp. Do đó, ATP được dự trữ tốt nhất dưới dạng
muối khan. Hỗn hợp ATP và ADP đã đạt đến cân bằng ổn định trong nước thì ATP sẽ không bị
thủy phân nữa. Phân tử ATP không ổn định trong nước không đệm và bị thủy phân thành ADP
và Pi. Do liên kết giữa các phần tử phosphate còn lại trong ATP yếu hơn liên kết hydro giữa
ADP và nước. Vì vậy, nếu ATP và ADP ở trong cân bằng hóa học trong nước, gần như toàn bộ
ATP sẽ dần chuyển thành ADP.
II. Sự tổng hợp ATP
1. Các phương thức tổng hợp ATP
ATP được tạo ra là kết quả của nhiều quá trình trong tế bào, bao gồm cả quá trình lên men, hô
hấp và quang hợp. Phổ biến nhất là các tế bào sử dụng ADP như phân tử tiền chất và sau đó
thêm một Pi vào nó. Ở sinh vật nhân thực, quá trình này có thể xảy ra trong phần hòa tan trong
tế bào chất (cytosol) hoặc trong các cấu trúc sản xuất năng lượng đặc biệt gọi là ty thể.
Tuỳ thuộc vào trạng thái sinh lý, điều kiện môi trường mà tế bào sống có thể tạo ATP theo một
trong hai cách:
- Photphoril hoá cơ chất: Năng lượng được giải phóng từ các liên kết hoá học trong phân tử
26
chất phản ứng (cơ chất) được sắp xếp lại, do đó sự phát sinh ATP nhờ liên kết các phản ứng
phát nhiệt mạnh với tổng hợp ATP từ ADP và Pi gọi là photphoril hoá cơ chất.
- Thuyết thẩm thấu hóa học (Mitchell. P.1978): Mọi màng tế bào đều có mặt các kênh
protein xuyên qua màng, có chức năng trong việc bơm proton. Sự hình thành ATP bằng phản
ứng hoá học do lực thẩm thấu thúc đẩy, nên gọi là tổng hợp hoá thẩm ATP. Quá trình này xảy
ra trong các vị trí cấu trúc đặc biệt nằm ở màng trong của ty thể. Đây là cơ chế chính tổng hợp
ATP trong các tế bào, được thực hiện nhờ Enzim ATP Synthase.

Hình 2.1. Vị trí xảy ra photphoryl hóa thẩm tạo ATP


2. Cấu trúc và chức năng của enzim ATP synthase
2.1. Cấu trúc của enzim ATP synthase
ATPsynthase được cấu tạo gồm 2 phần F0 và F1
- Phần đầu F1 là phần ưa nước nhô ra từ màng nằm trong cơ chất, chứa đựng các phân tử xúc
tác, thực hiện sự tổng hợp và thuỷ phân ATP. Bao gồm 3 chuỗi α xen kẽ nhau và các tiểu phần
ß.
- Phần dải làm nhiệm vụ liên kết F1 vào F0.
- F0 là một kênh proton, kéo dài hết độ dày của màng, là thành phần ghét nước nằm ở trên
màng. Thực hiện sự vận chuyển proton.
- Phần chuyển động (rotor) là vòng C và phần còn lại γ, ε là đứng yên (stator).
- F0 gồm vòng kênh proton có 10 đến 14 tiểu phần.
- Phần F1 có 5 loại chuỗi polypeptide ( α3, β3, γ, δ, ε), xuất hiện trong hoạt động của ATP
synthase.
- Cột bên ngoài có 1 tiểu phần a, 2 tiểu phần b và tiểu phần δ.
- α và β là loại P vòng.

26
Hình 2.2. Cấu trúc của enzim ATP synthase
2.2. Chức năng của enzim ATP synthase
Tổng hợp ATP từ ADP và Pi. Năng lượng tạo ra từ vận chuyển e- đã bơm H+ từ nội chất
tới không gian giữa hai màng của ty thể dẫn đến tạo ra gradien điện hóa proton. H + chuyển động
ngược trở lại chất nền ty thể qua enzym ATP synthase để tạo ra ATP. Khi không gian giữa hai
màng tích điện, nó cung cấp một hiệu điện thế để giải phóng năng lượng của mình bằng cách
gây ra một dòng ion hydro qua màng trong vào không gian bên trong. Năng lượng giúp cho một
enzyme được gắn vào ADP, xúc tác bổ sung một Pi để tạo thành ATP.
Thực vật cũng có thể sản xuất ATP theo cách này trong ty thể của chúng nhưng thực vật
còn có thể sản xuất ATP bằng cách sử dụng năng lượng ánh sáng tổng hợp ATP trong lục lạp.
Trong khi đó, ở động vật nhân thực, năng lượng từ thực phẩm được chuyển thành pyruvate và
sau đó thành acetyl coenzyme A (acetyl CoA). Acetyl CoA đi vào chu trình Krebs để giải
phóng năng lượng và kết quả là việc chuyển đổi ADP trở thành ATP.
2.3. Cơ chế hóa thẩm tổng hợp ATP
2.3.1. Tổng hợp ATP ở ty thể
ATP synthase xoay giống như một bánh xe nước phân tử, khai thác dòng chảy của các ion
hydro để xây dựng các phân tử ATP. Mỗi vòng quay của bánh xe đòi hỏi năng lượng của
khoảng 9 ion hydro trở vào không gian bên trong ty thể.
26
Nằm trên ATP synthase là ba vị trí hoạt động, mỗi vị trí thực hiện chuyển đổi ADP thành ATP
với mỗi vòng quay của bánh xe. Trong điều kiện tối đa, bánh xe ATP synthase quay với tốc độ
lên đến 200 vòng mỗi giây, sản xuất 600 ATP.

Hình 2.3. Chuỗi vận chuyển điện tử trên màng trong ty thể và sự tổng hợp ATP

Rotor

Stator

Trục bên
trong

Núm xúc tác

Hình 2.4. Sơ đồ mô tả hoạt động của ATP synthase

26
Hình 2.5. Proton khuếch tán qua màng gây nên chuyển động quay của ATP synthase

ATP được coi là nhà máy phân tử, phức hệ này hoạt động như một nhà máy được cung
cấp năng lượng nhờ dòng các ion hydro. Phức hệ này định vị trong màng trong ty thể và màng
tilacoit của lục lạp của tế bào nhân thực và trong màng sinh chất của tế bào nhân sơ.
Thuyết hóa thẩm thấu dựa trên tính thấm proton H+ qua màng ty thể. Quá trình vận
chuyển e- trong chuỗi hô hấp tạo thành gradient proton ở màng trong ty thể. Chính sự hình
thành gradient này đã làm cho các thành phần của chuỗi hô hấp “thay đổi trạng thái và chức
năng đặc biệt”, không xếp theo trình tự. Kết quả của quá trình này là tạo nên một vùng vận
chuyển proton ở màng trong ty thể. Hai proton của phân tử hydro đã tách ra từ NADH 2 được đi
vào không gian giữa hai lớp màng nhờ bơm proton. Như vậy, sự xuất hiện gradient proton là
động lực thúc đẩy tổng hợp ATP. Thuyết hóa thẩm thấu dựa vào 3 quan điểm sau đây:
- Màng trong ty thể có tính bán thấm proton.
- Chuỗi hô hấp có tác dụng như một bơm proton.
- Tổng hợp ATP thực hiện bằng ATP synthase hoạt động không đồng thời một hướng.
Có thể mô tả tóm tắt các giai đoạn trong tổng hợp ATP ở ty thể như sau (Hình 2.4):
- Ion H+ xuôi theo chiều nồng độ vào nửa kênh trong stator và được neo giữ trong màng.
- Ion H+ xâm nhập vào vị trí liên kết bên trong rotor (ở các rãnh trên rotor), biến đổi hình dạng
của mỗi tiểu đơn vị sao cho rotor quay bên trong màng.
- Mỗi ion H+ tạo một vòng hoàn toàn trước khi rời khỏi rotor và chuyển qua nửa kênh thứ 2
trong stator vào chất nền ty thể.
- Sự quay của rotor làm trục nối bên trong cũng quay, trục này được kéo dài nooiis với núm xúc
26
tác, được giữ ổn định bởi một của stator.
- Sự quay của trục có tác dụng hoạt hóa các vị trí xúc tác trong núm tạo ra ATP từ ADP và Pi.
Sự tổng hợp ATP là một phản ứng thuận nghịch, ATP synthase cũng có thể hành động như một
ATPase, thủy phân ATP để tạo ra ADP và Pi.
ATP ↔ ADP + Pi + năng lượng tự do
- Nếu phản ứng diễn ra theo chiều hướng về bên phải, năng lượng tự do được giải phóng, và
năng lượng đó được sử dụng để bơm H+ ra khỏi cơ chất của ty thể.
- Nếu phản ứng diễn ra theo bên trái, nó sử dụng năng tự do từ sự khuếch tán H + vào cơ chất để
tổng hợp ATP.
2.3.2. Tổng hợp ATP ở lục lạp và sinh vật nhân sơ
Cũng giống như trong ty thể, chuỗi chuyền electron bơm proton (H+) qua màng từ vùng có nồng
độ H+ thấp đến nơi có nồng độ cao. Sau đó, proton khuếch tán trở lại qua màng thông qua ATP
synthase thúc đẩy tổng hợp ATP.
Trong lục lạp, ATP được tổng hợp khi các ion H+ được bơm vào xoang tilacoit và khuếch tán
trở lại chất nền qua phức hệ ATP synthase. ATP tổng hợp trong chất nền sẽ được sử dụng để
tổng hợp cacbohidrat trong chu trình Calvin.

Hình 2.6. Các phản ứng sáng và cơ chế hóa thẩm tổng hợp ATP trong lục lạp
Ở vi khuẩn, ATPase và chuỗi vận chuyển điện tử được đặt bên trong màng tế bào chất giữa các
đuôi kỵ nước của màng phospholipid. Sự phân giải đường và các thực phẩm khác tạo ra các
proton mang điện tích dương ở bên ngoài của màng tế bào, tích lũy đến một nồng độ cao hơn
nhiều lần so với bên trong màng. Điều này tạo ra sự thừa điện tích dương trên mặt ngoài của
26
màng tế bào và tích điện âm bên trong. Kết quả của sự khác biệt này là sự phân ly các phân tử
H2O thành các ion H+ và OH-. Các ion H+ được tạo ra và sau đó được vận chuyển ra bên ngoài
của tế bào còn các ion OH- vẫn còn ở bên trong. Điều này tạo ra một gradient điện thế tương tự
như sản xuất bởi sự nạp năng lượng đèn pin. Lực gradient điện thế tiềm năng được tạo ra gọi là
một động lực proton, có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ linh động bao gồm cả chuyển đổi
ADP thành ATP.

Hình 2.7. Sơ đồ mô tả cơ chế tổng hợp ATP ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ

2.3.3. Thí nghiệm chứng minh cơ chế tổng hợp ATP


- Thí nghiệm 1 (Hình 2.8): Chứng minh một gradient proton H+ qua màng có thể đưa đến sự
tổng hợp ATP.
+ Ty thể được phân lập từ các tế bào và đặt trong một môi trường có pH = 8. Kết quả là nồng độ
H+ tập trung thấp cả bên ngoài và bên trong bào quan.
+ Ty thể chuyển đến môi trường chua (pH = 4; H+ tập trungcao).
+ H+ di chuyển vào ty thể để tổng hợp ATP trong sự vắng mặt của dòng vận chuyển điện tử.
Kết luận: Trong trường hợp không có dòng vận chuyển điện tử, một gradient H + nhân tạo là đủ
cho ATP tổng hợp của ty thể.

26
Hình 2.8. Thí nghiệm chứng minh một gradient proton H+ qua màng có thể đưa đến sự tổng
hợp ATP
- Thí nghiệm 2 (Hình 2.9): Chứng minh vai trò của enzim ATP synthase trong tổng hợp
ATP:
+ Dùng một bơm proton chiết xuất từ vi khuẩn được thêm vào một bao nhỏ lipid nhân tạo.
+ H+ được bơm vào các bao nhỏ, tạo ra một gradient.
+ ATP synthase từ động vật có vú được chèn vào màng bao nhỏ.
+ Động lực H+ trên các bao nhỏ, thúc đẩy sự tổng hợp ATP của ATP synthase.
Kết luận: ATP synthase, hành động như một kênh vận chuyển H +, là cần thiết để tổng hợp ATP.

26
Hình 2.9. Thí nghiệm chứng minh vai trò của enzim ATP synthase tổng hợp ATP
III. Vai trò của ATP
ATP được sử dụng cho nhiều chức năng của tế bào:
- Một vai trò quan trọng của ATP là trong hoạt động hóa học, cung cấp năng lượng cần thiết
để tổng hợp hàng ngàn loại đại phân tử mà các tế bào cần để tồn tại: Những tế bào đang sinh
trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra các prôtêin với tốc độ cao có thể tiêu tốn 75% năng
lượng mà tế bào tạo ra.
- Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng. (Ví dụ:
Tế bào thận của người sử dụng tới 80% lượng ATP được tế bảo sản sinh ra để vận chuyển các
chất qua màng sinh chất trong quá trình lọc máu).
- Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng
lồ. Khi ta nâng một vật, gần như toàn bộ ATP của tế bào cơ bắp phải được huy động tức thì.
Mặt khác ATP là sản phẩm của photphoryl hóa trực tiếp của ADP, do đó nó có tính axit mạnh
và có nhiều nhóm OH, vì vậy nó có thể đảm nhiệm chức năng phản ứng nhiều mặt trong hệ
thống sống.
ATP cũng được sử dụng như một công tắc (khởi động và kết thúc) để kiểm soát các phản ứng
hóa học và truyền thông tin.

26
Hình 3. Sơ đồ tóm tắt chức năng sinh học của ATP

26
IV. Ôn luyện và củng cố
Câu 1. Tại sao các dạng năng lượng khi đưa vào cơ thể sống đều phải được chuyển hóa thành
ATP ?
Câu 2. Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacôít của lục lạp và
trên màng ti thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào? Phân biệt
chiều khuếch tán của H+ ở ti thể và lục lạp qua ATP synthase?
Câu 3. Màng trong ty thể và màng tilacoit của lục lạp bị hỏng dẫn đến hậu quả gì?
Câu 4. Vì sao nói ATP là đồng tiền năng lượng sinh học trong tế bào?
Câu 5. Điều gì làm cho ty thể thích tổng hợp ATP?
Câu 6. Trong phần lớn trường hợp, ATP truyền năng lượng từ phản ứng tỏa nhiệt đến phản ứng
thu nhiệt trong tế bào như thế nào?

26

You might also like