bài tập giữa kỳ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ HỒ CHÍ MINH


KHOA XÂY DỰNG

BÀI TẬP GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC

Đề tài: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Trung Dũng


Học viên thực hiện: Lê Đình Ân

Lớp : 22SXD31
Mã học viên: 2240870023

TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 5 năm 2023


2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.
• Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có
sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức
mà không có nội dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với
nhau thì sự vật mới tồn tại.
• Những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừa tham
gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung và hình thức
không tách rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Không có một
hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không có nội dung nào
lại không tồn tại trong hình thức.
• Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều
hình thức. Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung
khác nhau.
Ví dụ:
Nội dung của ngôi nhà là để ở, ở trong có nhiều đồ gia dụng. Hình thức
ban đầu của ngôi nhà là có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách… Chủ nhà
thu hẹp diện tích phòng khách để có 03 phòng ngủ. Như vậy, hình thức
ngôi là đã thay đổi.
Một thời gian sau, chủ nhà bán nhà, người khác sử dụng chính căn nhà
đó làm văn phòng. Khi đó, nội dung căn nhà đã thay đổi.
- Nội dung quyết định hình thức
• Nội dung có khuynh hướng biến đổi, còn hình thức có khuynh hướng ổn
định tương đối, biến đổi chậm hơn nội dung. Vì vậy, sự biến đổi và phát
triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, nội dung biến đổi trước,
hình thức biến đổi sau cho phù hợp với nội dung.
• Ví dụ:

Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó
hình thức quan hệ giữa hai người không có “giấy chứng nhận”. Khi anh A
và chị B kết hôn, nội dung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức quan hệ buộc
phải thay đổi khi hai người buộc phải có “giấy chứng nhận kết hôn”.
- Hình thức có tính tác động trở lại với nội dung
• Hình thức phù hợp với nội dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển.
• Hình thức không phù hợp với nội dung sẽ làm kìm hãm sự phát triển của
nội dung. Song sự kìm hãm ấy chỉ mang tính tạm thời, theo tính tất yếu
khách quan hình thức cũ phải được thay thế bằng hình thức mới cho phù
hợp với nội dung.
- Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
• Ví dụ: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí tác phẩm
là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc
trang trí tác phẩm cũng dc coi như là nội dung công việc của người họa sỹ
trình bày.

You might also like