(123doc) Luan Van Chat Luong Thong Tin Tin Dung Tai Trung Tam Thong Tin Tin Dung Quoc Gia Ngan Hang Nha Nuoc Viet Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

1

2
2.2 Thực trạng chất lượng thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin
Tín dụng Quốc gia- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2.1. Chất lượng thu thập và xử lý thông tin
a) Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là khâu rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
tín dụng, nó cung cấp toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho CIC. Để thu thập thông tin
được thực hiện tốt, CIC đã chú ý khai thác các nguồn có thể thu thập và đề ra
phương pháp thu thập thích ứng.
* Phạm vi thu thập tin:
Thông tin thu thập bao gồm toàn bộ các thông tin về tất cả các khách hàng
không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế, DN hay cá nhân, không phân biệt
mức dư nợ, khi phát sinh quan hệ tín dụng tại các TCTD, CN TCTD, các tổ chức
khác có hoạt động ngân hàng thì các tổ chức đó phải báo cáo thông tin về CIC.
Thông tin về tài chính của DN như bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt
động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…
Thông tin về kinh tế thị trường, CIC đã và đang thu thập các thông tin về lãi
suất; huy động vốn; tỷ giá; văn bản pháp luật có liên quan ban hành trong kỳ; thông
tin cảnh báo; tin về các DN mới thành lập, giải thể, sáp nhập, các doanh nghiệp vi
phạm pháp luật, các DN có dấu hiệu lừa đảo, trốn thuế,…
Bên cạnh các nguồn tin trong nước, CIC chú trọng việc tăng cường hợp tác,
mở rộng mối quan hệ với các cơ quan thông tin quốc tế và khu vực để thu thập
thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư vào VN.
Hệ thống các chỉ tiêu báo cáo TTTD: Theo Thông tư 27/2017/TT-NHNN sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT – NHNN ngày 28/01/2013
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về hoạt động thông tin tín
dụng của Ngân hàng Nhà tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải báo cáo cho
CIC các chỉ tiêu báo cáo TTTD sau: Thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng có
quan hệ tín dụng với TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng (K1A-K1B-
K1C); thông tin về tài chính của khách hàng là tổ chức bao gồm: bảng cân đối kế
3

toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu do
Bộ tài chính quy định (K2); thông tin về dư nợ của khách hàng và cho vay tiêu dùng
(K3D-K3E); thông tin về bảo đảm tền vay của khách hàng (K4); thông tin về bảo
lãnh cho khách hàng (K6); thông tin về dư nợ của khách hàng vay có tổng dư nợ
bằng hoặc lớn hơn 15% vốn tự có của TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng
(K8); thông tin về dư nợ thẻ tín dụng (K3G).
* Nguồn thu thập thông tin:
Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải báo cáo các
thông tin ở trên theo TT27/2017/TT- NHNN.
Các nguồn khác: Thu thập báo cáo tài chính từ Tổng cục Thống kê; đối với
các nguồn tin nước ngoài CIC đã ký hợp đồng mua tin với các đối tác nước ngoài
như: Công ty Business on line (BOL) của Thái Lan, ; thu thập các thông tin khác bổ
sung cho hồ sơ pháp lý của khách hàng hoặc nhũng thông tin phi tài chính của DN
thông qua website, điện thoại phỏng vấn trực tiếp đến DN...
* Phương thức thu thập thông tin: Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt
động ngân hàng báo cáo file điện tử qua website CIC đối với các báo cáo: Thông tin
về hồ sơ pháp lý khách hàng (K1); thông tin về dư nợ khách hàng (K3); thông tin về
tài sản đảm bảo tiền vay (K4); thông tin về bảo lãnh khách hàng (K6); thông tin về
quy định vi phạm đối với thẻ tín dụng (K7); thông tin khách hàng có dư nợ lớn hơn
15% vốn tự có của TCTD (K8); yêu cầu khác về TTTD (K9). CIC tạo riêng một
vùng trên máy chủ để nhận các file báo cáo TTTD do các TCTD truyền về. Trong
vùng này, sẽ phân chia thư mục theo từng TCTD. Mỗi TCTD sẽ được cấp quyền
truy cập vào website CIC để báo cáo số liệu. Riêng đối với thông tin về tài chính
(K2), CIC đang nhận thông tin theo đường công văn, qua fax hoặc qua thư điện tử.
* Đường luân chuyển thông tin: Hội sở chính của TCTD có trách nhiệm tập
hợp số liệu của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc; kiểm tra, kiểm soát số liệu và gửi
về CIC. Các chi nhánh TCTD cũng có thể báo cáo trực tiếp số liệu về CIC.
+ Đã thiết lập được hệ thống thông tin ngày càng mở rộng với đầu mối là CIC,
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD. Hệ thống TTTD đến nay đã có 122
4

TCTD tham gia báo cáo với gần 70 triệu hồ sơ khách hàng đang có quan hệ tín dụng
tại các TCTD và tổng dư nợ trong kho CIC đạt trên 5.458 nghìn tỷ đồng và 28.251
triệu USD..
Bảng 2.1. Hoạt động thu thập thông tin tổng hợp qua các năm:
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng tổ chức tín dụng 92 101 107 113 116 127 122
Số TCTD báo cáo thông tin 77 85 90 98 106 127 122
Tỷ lệ TCTD báo cáo thông tin (%) 83 84 84 86 92 100 100
Nguồn: Báo cáo CIC qua các năm
Nhìn vào Bảng báo cáo trên ta thấy tỷ lệ số TCTD tham gia báo cáo thông tin
trên tổng số TCTD tăng đều qua các năm, đến năm 2017 đã đạt con số 100% TCTD
tham gia báo cáo về CIC. Có được con số này là do CIC đã rất chú trọng việc đôn
đốc các TCTD tham gia báo cáo. Thực tế, một số các TCTD khi mới đi vào hoạt động
không biết sẽ phải báo cáo số liệu cho CIC, CIC thường xuyên rà soát danh sách các
TCTD mới đi vào hoạt động làm công văn đôn đốc, nhắc nhở báo cáo số liệu về CIC
hoặc đi công tác trực tiếp đến các TCTD để hỗ trợ phần mềm báo cáo TTTD, giúp cho
các TCTD gửi file báo cáo tốt và nâng cao ý thức của TCTD trong hoạt động TTTD.
+ Về thẻ tín dụng: Đến ngày 10/11/2017, tổng số thẻ tín dụng lũy kế là
4.413.683; phòng xử lý cập nhật 2.716.105 thẻ còn hiệu lực với tổng dư nợ thẻ hiện
tại là 27.112.060 triệu đồng.
+ Về thông tin tài chính:
5

140

120

100

80
Số lượng TCTD
Số TCTD báo cáo
60 thông tin

40

20

0
2011201220132014201520162017

Biểu đồ 2.1: Số lượng các TCTD và số lượng các TCTD


tham gia báo cáo qua các năm
Nguồn: Báo cáo CIC qua các năm
Số bản báo cáo tài chính tăng dần qua các năm từ năm 2011 đến nay, đặc
biệt năm 2013 CIC tập trung vào mảng phân tích xếp hạng DN, tăng cường đôn
đốc các TCTD gửi báo cáo tài chính đặc biệt là 5 NHTM quốc doanh. Các TCTD
đã chấp hành tốt việc gửi báo cáo tài chính về CIC, số lượng bản báo cáo tài
chính thu thập được tăng mạnh 155% so với năm 2012 với 34.431 bản báo cáo
tài chính. Hiện nay, CIC đã thành lập riêng một tổ thu thập báo cáo tài chính
thuộc “Phòng Xếp hạng tín dụng” làm đầu mối trong việc thu thập, nhập số liệu
và kiểm soát số liệu báo cáo tài chính nhằm nâng cao chất lượng bản báo cáo tài
chính của DN.
b) Chất lượng xử lý thông tin:
Khi tiếp nhận các nguồn thông tin do các TCTD, CN TCTD truyền về, CIC
có chương trình phần mềm để xử lý các thông tin nhận được qua việc kiểm tra, sàng
lọc, đảm bảo tính tin cậy của thông tin đầu vào và phân tích, tổng hợp thông tin bao
gồm cả việc phân tích xếp hạng tín dụng DN, cho điểm tín dụng đối với cá nhân tiêu
6

dùng, để tạo lập các sản phẩm TTTD. Xử lý thông tin bao gồm các công việc sau:
* Xử lý thông tin đối với hồ sơ K1 và các K có liên quan: Khi các TCTD,
CN TCTD báo cáo số liệu về CIC, CIC có chương trình phần mềm kiểm soát
thông tin để xử lý dữ liệu K1 bao gồm việc kiểm tra file dữ liệu cho đúng cấu
trúc và nội dung; chuyển dữ liệu K1 vào kho tạm – xử lý dữ liệu bằng việc
kiểm tra, xác định mã số CIC theo các tiêu chí của HSKH (bao gồm 11 chỉ tiêu
nhận dạng) cho khách hàng đảm bảo mỗi khách hàng có một mã CIC duy nhất,
từ đó cập nhật HSKH vào kho chuẩn. Khi đã tồn tại dòng HSKH trong kho
chuẩn, các báo cáo khác như K3, K4, K6, K7, K8, K9 sẽ được kiểm tra và cập
nhật vào kho theo cặp mã khách hàng và mã CN TCTD. Đây có thể nói là
nghiệp vụ truyền thống của CIC và là nguồn đầu vào quan trọng nhất để tạo ra
các sản phẩm đầu ra cũng như là phần đem lại nguồn thu chính cho CIC. Để có
được các sản phẩm đầu ra chính xác, kịp thời và đa dạng hóa các sản phẩm,
CIC rất tập trung chú trọng cho khâu đầu vào này. Ban lãnh đạo CIC luôn luôn
quan tâm và bố trí đủ người, đủ máy để xử lý kịp thời và hiệu quả. Tiến tới,
trong tương lai sẽ xây dựng chương trình xử lý tự động dữ liệu, cán bộ sẽ nâng
cao tầm kiểm soát số liệu báo cáo.
Kết quả xử lý thông tin đến hết năm 2017 được chỉ ra trong bảng số liệu dưới
đây:
7

Bảng 2.2: Bảng xử lý dữ liệu K1 theo khối các TCTD


Tổng HSKH HSKH
Tỷ lệ
STT Tên Ngân hàng thu thập được xử lý
(%)
(Hồ sơ) (Hồ sơ)
1 Ngân hàng Quốc doanh 8,648,709 8,325,055 96

2 Ngân hàng TMCP 571,631 555,253 97

3 Công ty Tài chính 70,205 65,292 93

4 Ngân hàng Liên doanh 6,973 6,376 91

5 CN NH Nước ngoài 24,493 21,693 89

Tổng 9,322,011 8,973,669 96


Nguồn: Báo cáo kết quả công tác tháng 6 năm 2017 của CIC

8%
2%
Ngân hàng Quốc
2%
doanh Ngân hàng

TMCP

Công ty Tài chính


35%
Ngân hàng Liên
53%

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ thu thập theo khối các TCTD


Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng
Theo bảng số liệu trên, hệ thống TCTD được phân chia thành 5 khối, trong đó
khối các ngân hàng quốc doanh chiếm tỷ lệ hồ sơ khách hàng và dư nợ cao nhất.
Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu cũng có thể đánh giá được khối TCTD có chất
lượng thông tin tốt, điều đó được thể hiện ở tỷ lệ HSKH được xử lý cũng như tỷ lệ
dư nợ được xử lý. Như vậy, khối các ngân hàng TMCP có tỷ lệ cập nhật cao nhất,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ cập nhật thấp nhất. Tỷ lệ cập nhật thấp có
8

thể do nhiều nguyên nhân như: TCTD gửi thiếu hồ sơ pháp lý của khách hàng hoặc
hồ sơ khách hàng gửi đủ nhưng thiếu các chỉ tiêu chính nhận dạng để cập nhật vào
kho… CIC cũng thường xuyên tạo và gửi lại danh sách các khách hàng này để
TCTD bổ sung hồ sơ thiếu hoặc hồ sơ thiếu chỉ tiêu.
* Phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: Dựa vào nguồn thu thập về
các thông tin tài chính của DN, cán bộ phòng Xếp hạng tín dụng – CIC sẽ tiến
hành phân tích, chuyển hoá các yếu tố định lượng đơn thuần thành các yếu tố
định lượng có tính khái quát cao hơn, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về
tình hình tài chính DN hoặc xem xét mối tương quan về ngành, qui mô DN trong
các điều kiện cụ thể. Phân tích xếp hạng tín dụng DN tại CIC sử dụng kết hợp cả
2 phương pháp: phương pháp xếp loại và phương pháp so sánh, và được thực
hiện thông qua 9 bước sau:
Bước 1- Thu thập thông tin: Các chỉ tiêu thông tin thu thập để sử dụng trong
quá trình phân tích bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả hoạt động kinh
doanh; Tình hình dư nợ ngân hàng; Các thông tin phi tài chính khác.
Bước 2 - Phân loại doanh nghiệp theo ngành: bao gồm 8 ngành: Ngành
trồng trọt chăn nuôi; Ngành chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; Ngành
Xây dựng; Ngành dịch vụ; Ngành công nghiệp chế tạo; Ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng; Ngành công nghiệp năng lượng; Ngành Thương mại hàng hoá.
Bước 3 - Phân loại doanh nghiệp theo quy mô: Dựa vào Thông tư số 03/BKH-
QLKT ngày 27/02/1996 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, CIC xây dựng thang điểm tính toán
qui mô DN. Việc xác định quy mô DN để đưa ra hệ số tài chính phù hợp là rất quan
trọng.
Qui mô DN được phân thành 3 loại: lớn, vừa và nhỏ. Tài chính tại kho dữ
liệu CIC cho thấy, DN có qui mô khác nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao
động... cũng khác nhau và có sự cách biệt tương đối rõ nét. Chính vì vậy, phân
loại DN theo qui mô là việc làm không thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ
tiêu tài chính để có thể đi đến xếp loại tín dụng DN. Hay nói cách khác, việc
phân tích, xếp loại tín dụng DN là việc so sánh DN này với DN khác để đưa ra
sự phân định thứ hạng chúng về tín dụng, việc so sánh đó phải được đặt trong
điều kiện quy mô cùng loại.
9

Bước 4 – Xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản: Các chỉ tiêu tài chính bao
gồm: các chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán
nhanh); các hỉ tiêu hoạt động (luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, chất
lượngsử dụng tài sản); các chỉ tiêu về cân nợ (nợ phải trả/tài sản, nợ phải trả/nguồn
vốn chủ sở hữu, nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng); các chỉ tiêu về tu thập (tổng lợi
tức sau thuế/doanh thu, tổng lợi tức sau thuế/tổng tài sản có, tổng lợi tức sau
thuế/nguồn vốn).
Bước 5 - Xây dựng bảng tính điểm theo ngành kinh tế, theo quy mô
Bước 6 - Tổng hợp kết quả tính điểm: Căn cứ vào hệ số của các chỉ tiêu, đối
chiếu với bảng điểm để tính điểm cho từng DN.
Bước 7: Đưa ra hệ thống xếp loại tín dụng doanh nghiệp.
Bước 8: Áp dụng kỹ thuật tin học để tính toán, xếp loại tín dụng doanh nghiệp:
Mã hoá các chỉ tiêu thu thập, phân tích thông tin; Lập chương trình phần mềm thích
hợp. Bước 9: So sánh kết quả phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp qua các năm;
đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, kiến nghị đề xuất.
2.2.2. Chất lượng lưu trữ thông tin
CIC đã chú trọng tới việc lưu trữ thông tin để tạo dựng kho dữ liệu lịch sử của
NHNN về thông tin các khách hàng có quan hệ với các NHTM. Tại đây hồ sơ
khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động và quan
hệ tín dụng...các thông tin đó thường xuyên được cập nhật bổ sung những thay đổi
mới nhất và được lưu trữ theo mã số và có thể tra cứu nhanh, chính xác. Đến nay,
phần lớn các CN NHTM đều báo cáo số liệu tập trung tại hội sở chính, từ đó hội sở
chính báo cáo số liệu cho đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của NHTM. Mặt khác, CIC
đã cải tiến mẫu file, quy định chỉ báo cáo file số liệu dạng text không nhận file số liệu
Excel như trước đây cũng tạo điều kiện cho việc báo cáo của các NHTM được thuận
tiện, chính xác, chuẩn hóa nên kết quả thu thập thông tin tại CIC đã có bước chuyển
biến tích cực.
Kho TTTD quốc gia thực sự đang là một cơ sở dữ liệu lớn trong hệ thống
NH và có thông tin sẵn sàng để cung cấp các báo cáo thông tin phục vụ công tác
chỉ đạo, điều hành của NHNN và cung cấp cho các NHTM theo yêu cầu.
10

Đến nay, có 122/122 đầu mối TCTD và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
1.108 quỹ TDND (chiếm 92,8% tổng số Quỹ TDND cả nước) và 30 tổ chức tự
nguyện gửi file báo cáo TTTD về cho CIC theo quy định của Thông tư 03/2013/TT-
NHNN. Ngoài ra, CIC tiếp tục phối hợp và cập nhật thông tin các khoản nợ xấu đã
mua từ Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC); cập nhật thông tin hồ sơ
doanh nghiệp và báo cáo tài chính từ Trung tâm hỗ trợ đăng ký kinh doanh - Bộ Kế
hoạch & Đầu tư, cụ thể như sau:
- Về thông tin nhận dạng khách hàng vay (K1): Tổng số khách hàng vay
trong kho dữ liệu TTTD quốc gia đến nay là trên 34 triệu. Riêng trong năm 2017,
CIC đã cập nhật được trên 9,3 triệu hồ sơ khách hàng và nâng tổng số khách hàng
trong kho lên trên 69,3 triệu (trong đó trên 1,6 triệu hồ sơ khách hàng pháp nhân,
trên 62,6 triệu hồ sơ khách hàng thể nhân và trên 5 triệu hồ sơ chủ thẻ tín dụng).
Đồng thời, CIC đã tiếp nhận và cập nhật trên 200.000 hồ sơ doanh nghiệp từ Bộ Kế
hoạch & Đầu tư.
- Về thông tin dư nợ (K3): Tính đến 10/11/2017, có hơn 21 triệu khách hàng
còn dư nợ tín dụng (tăng 1,5% so với năm 2016) với tổng dư nợ là 5.458 nghìn tỷ
đồng và 28.251 triệu USD.
- Về thông tin hợp đồng tín dụng: Tổng số hợp đồng tín dụng được cập nhật
trong kho dữ liệu đến nay là trên 24,3 triệu, trong đó 24,1 triệu hợp đồng thể nhân
và gần 220.000 hợp đồng pháp nhân.
- Về thu thập thông tin tài sản đảm bảo (K4): Đến ngày 10/11/2017, tổng số
hồ sơ K4 cập nhật được là trên 15 triệu hồ sơ (tăng 14% so với năm 2016); trong đó
hồ sơ không có TSĐB là 11,1 triệu hồ sơ, hồ sơ có TSĐB là 4,1 triệu hồ sơ.
- Về thu thập thông tin tài chính doanh nghiệp: Trong năm 2017, CIC đã thu
thập và cập nhật được 119.117 bản báo cáo tài chính (giảm 1% so với năm 2016),
trong đó có 69.475 báo cáo có lưu chuyển tiền tệ được cập nhật vào kho dữ liệu.
Tuy nhiên, CIC đã mở rộng được nguồn dữ liệu tài chính ngoài ngành từ Bộ KH &
Đầu tư, qua đó tiếp nhận 50.000 báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, CIC
đang khẩn trương cập nhật để phục vụ hoạt động XHTD doanh nghiệp.
11

- Về thu thập thông tin thẻ tín dụng: Đến nay có 43/43 TCTD phát hành thẻ
gửi báo cáo về CIC, tổng số thẻ tín dụng là hơn 4,4 triệu thẻ (tăng 26,5% so với
năm 2016), với tổng dư nợ là 27.112 tỷ đồng (trong đó số thẻ còn hiệu lực là trên
2,7 triệu thẻ).
- Về hợp đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD: Đến
10/11/2017, CIC thu thập và cập nhật được từ 37/37 TCTD có nghiệp vụ đầu tư trái
phiếu vào doanh nghiệp với tổng giá trị đầu tư là 201.503 tỷ đồng.
- Về thu thập báo cáo kết quả phân loại nợ theo Thông tư 02: Nhìn chung
trong năm, đa số đầu mối TCTD đã gửi file dữ liệu đúng quy định và cấu trúc về
cho CIC. Tuy nhiên, vẫn còn một số TCTD gửi báo cáo chưa đúng quy định, còn
nhiều sai sót, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng.
Bảng 2.3: Kết quả thu thập TTTD qua các năm
Đơn vị: tỷ VNĐ và triệu USD
Số lượng
+/- so với Tổng dư nợ Tổng dư nợ ngoại
Năm khách hàng
năm trước VNĐ tệ (USD)
vay
2015 24.998.824 +14% 3.547.000 22.298
2016 29.239.852 +17% 4.510.000 27.700
2017 34.014.912 +14% 5.458.000 28.251
Nhìn vào số liệu qua các năm ta thấy kho dữ liệu CIC tích luỹ được ngày càng
tăng, chứng tỏ rằng hoạt động CIC ngày càng mở rộng. Tăng trưởng đều, có khả
năng kiểm soát dữ liệu do tăng cường áp dụng sáng kiến, cải tiến, xây dựng quy
trình công nghệ tự động,đưa công nghệ tin học mới như kho dữ liệu (DataWare
House) vào ứng dụng. Dữ liệu lịch sử trong nghiệp vụ này theo thông lệ quốc tế là 5
năm. Năm 2017 Kho dữ liệu đã đạt hơn 69 triệu hồ sơ, tổng dư nợ đạt gần 90% tổng
dư nợ cho vay nền kinh tế. Thể hiện tiềm lực phát triển cao, do hội đủ khá nhiều
điều kiện, kể cả công nghệ, cơ chế nghiệp vụ, năng động, chủ động đổi mới cơ chế
hoạt động. Như vậy, kho dữ liệu có chất lượng tin cậy hơn, đến nay đã có thời gian
lưu trữ trên 5 năm, đạt chuẩn chung của quốc tế.
12

Với quy mô kho dữ liệu rất lớn, trên nền công nghệ tin học hiện đại, có thể
truy xuất thông tin tức thời và kho dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm, được kiểm soát
chất lượng đầu vào chặt chẽ, có phân tổ chi tiết theo chỉ tiêu thông tin và bổ sung
nhiều thông tin từ các nguồn khác trong và ngoài nước. Đây là một lợi thế to lớn
của hệ thống TTTD VN bước vào hội nhập quốc tế, hỗ trợ cho việc chấm điểm, xếp
hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các TCTD.
2.2.3. Chất lượng thông tin cung cấp phục vụ các TCTD
* Đối tượng được sử dụng thông tin: Theo quy định hiện hành của Thống đốc
NHNN, đối tượng được sử dụng thông tin của CIC bao gồm: Các Vụ, Cục, đơn vị
thuộc NHNN; NHNN CN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TCTD, tổ chức
khác có hoạt động ngân hàng; tổ chức và cá nhân có sử dụng TTTTD.
* Quy định về tra cứu thông tin: việc tra cứu thông tin thực hiện trên website của
CIC, đơn vị được sử dụng thông tin phải đăng ký danh sách người truy cập, được CIC
cấp quyền, cấp mật khẩu truy cập. Việc tra cứu thông tin có thể bằng 2 cách tạo phiếu
hỏi tin gửi CIC qua websit CIC hoặc tra cứu tự động trên website của CIC (việc tra
cứu tự động chỉ giới hạn ở một số thông tin nhất định và quy định đối với từng cấp
user truy cập như user truy cập của hội sở TCTD, user truy cập của CN TCTD).
* Các sản phẩm thông tin tín dụng:
Ngoài các thông tin có thể khai thác trên website của CIC (thông tin thường
xuyên); CIC có các sản phẩm dịch vụ khai thác từng lần sau:
(1) Báo cáo thông tin quan hệ tín dụng:
Khách hàng DN (Biểu R11 có thông tin; Biểu R12 chưa có thông tin)
Khách hàng cá nhân (Biểu R13 có thông tin; Biểu R14 chưa có thông tin)
(2) Báo cáo thông tin tài sản đảm bảo:
Khách hàng DN (Biểu R21 có thông tin; Biểu R22 chưa có thông tin)
Khách hàng cá nhân (Biểu R23 có thông tin; Biểu R24 chưa có thông tin)
(3) Báo cáo thông tin tài chính DN:
Báo cáo thông tin 1 năm tài chính (Biểu R31)
Báo cáo thông tin 2 năm tài chính (Biểu R32)
13

Báo cáo thông tin 3 năm tài chính (Biểu R33)


(4) Báo cáo thông tin quan hệ tín dụng, tài chính và tài sản đảm bảo:
Báo cáo về DN có cả 3 loại thông tin R11, R21, R31 (Biểu R41)
Báo cáo về DN có cả 2 loại thông tin R11, R31 (Biểu R42)
Báo cáo về DN có cả 2 loại thông tin R11, R21 (Biểu R43)
Báo cáo về DN có cả 2 loại thông tin R13, R23 (Biểu R44)
(5) Bản tin TTTD:
(6) Báo cáo phân tích xếp hạng DN:
Báo cáo phân tích xếp hạng 1 năm tài chính (Biểu S51)
Báo cáo phân tích xếp hạng 2 năm tài chính (Biểu S52)
Báo cáo phân tích xếp hạng 3 năm tài chính (Biểu S53)
Báo cáo DN chưa phân tích xếp hạng (S54)
(7) Thông tin về khách hàng nước ngoài:
Các nước thuộc khu vực A (Biểu
S71) Các nước thuộc khu vực B (Biểu
S72) Các nước thuộc khu vực C (Biểu
S73) Các nước thuộc khu vực D
(Biểu S74)
(8) Báo cáo thông tin chủ thẻ tín dụng:
(9) Báo cáo chấm điểm tín dụng thẻ nhân:
(10) Báo cáo thông tin về các DN Việt Nam cho đối tác:
Kết quả hoạt động cung cấp TTTD tại CIC được khái quát qua bảng số liệu sau:
+ Báo cáo quan hệ tín dụng: năm 2017, tổng số bản tin quan hệ tín dụng của
CIC là 9.140.128 bản, tăng 43% so với năm 2016. Bình quân mỗi ngày CIC cung
cấp trên 4000 báo cáo thông tin về quan hệ khách hàng có quan hệ tín dụng của
khách hàng cho các TCTD; trong đó số bản tin khách hàng có quan hệ tín dụng luôn
đạt tỉ trọng cao ( khoảng 78%); TP HCM và Hà Nội vẫn là những khu vực tra cứu
thông tin nhiều nhất, chiếm 30% và 13.5% trong tổng số bản tin trả lời quan hệ tín
dụng khách hàng.
14

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp cung cấp thông tin cho các TCTD năm 2017
(Số liệu tính đến ngày 10/11/2017)
Số bản tin Số bản tin Tốc độ
STT Loại bản tin cung cấp cung cấp tăng
năm 2017 năm 2016 trưởng

Báo cáo QHTD cung cấp cho


9.140.128 6.401.924 +42,7%
TCTD (pháp nhân và thể nhân)
1
Tỷ lệ % có thông tin 82% 76,6%

Tỷ lệ trả lời tin tự động 84% 82%


Báo cáo thông tin về tài sản bảo
2 278.629 +40,9%
đảm tiền vay 392.776
Báo cáo thông tin chủ thẻ tín
3 863.621 799.051 +8,1%
dụng
4 Phân tích xếp hạng tín dụng 16.972 16.566 +2,5%

5 Các báo cáo khác 3.359 2.870 +14,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác qua các năm của CIC)
+ Về sản phẩm cảnh báo tín dụng: Năm 2017, CIC đã cập nhật 2.370 tin – bài
tổng hợp có liên quan đến cảnh báo tín dụng, 317 bài về phân tích cảnh báo tín dụng
đăng tải trên website của CIC. Tính đến thời điểm 10/11/2017, có thêm 63 đơn vị,
CNTCTD đăng ký sử dụng mới với 504 tài khoản khai thác, nâng tổng số các
TCTD đăng ký sử dụng thông tin cảnh báo là 1.478 CNTCTD với tổng cộng 5.751
tài khoản khai thác sản phẩm này.
+ Về cung cấp thông tin QHTD theo lô, cung cấp dữ liệu xây dựng mô hình:
Trong năm 2017, CIC đã cung cấp TTTD theo lô cho NH TMCP Ngoại thương VN,
NH TMCP Công thương VN, NH TNHH MTV Standard Chartered, NH TMCP
Phương Đông, NH TMCP Đông Á, NH TMCP Á Châu, NH TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, NH TMCP Kỹ thương VN,
15

NH TMCP Quân Đội, Công ty TNHH MTV Mirae Asset, Qũy đầu tư phát triển Đà
Nẵng, Ngân hàng UOB….với tổng số khách hàng được cung cấp là 407.395 khách
hàng.
+ Về cung cấp thông tin kết quả phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-
NHNN: Trong năm 2017, CIC đã cung cấp các sản phẩm định kỳ hàng tháng (R18)
và sản phẩm định kỳ hàng tuần (R19) cho 120 TCTD với tổng số hồ sơ khách hàng
vay phải điều chỉnh nhóm nợ tại các TCTD là 120.208 hồ sơ với tổng dư nợ phải
điều chỉnh nhóm nợ là khoảng 68.632 tỷ đồng.
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của trung tâm
thông tin tín dụng
Tác giả luận văn có gửi phiếu điều tra chất lượng thông tin tín dụng tới 50 cán
bộ tín dụng tại các ngân hàng thương mại và kết quả trả về cũng phản ánh đúng
thực trạng chất lượng thông tin tín dụng tại CIC như sau:
2.3.1. Hiệu quả đạt được
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, hoạt động TTTD tại CIC đã đạt được những
kết quả đáng kể, khẳng định sự phát triển đúng hướng và mang lại hiệu quả rất lớn
trong hoạt động ngân hàng và phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Những kết quả
chính dưới đây làm tiền đề thuận lợi lớn cho cơ hội phát triển CIC.
◦ Hoạt động TTTD bao gồm sự chia sẻ cả thông tin tích cực và thông tin tiêu
cực, là nguồn thông tin rất quan trọng, đối với NHNN đã giúp ích rất nhiều trong
quản lý vĩ mô, giám sát hoạt động của TCTD và trong việc hoạch định, thực thi
chính sách tiền tệ. Đối với TCTD nó một mặt góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín
dụng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, mặt khác với thông tin tích cực nó góp phần
mở rộng thị phần, lựa chọn khách hàng tốt, giảm chi phí điều tra thông tin, từ đó
nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng. Có thể nói đến nay không còn hiện
tượng khách hàng có vấn đề nhưng vẫn đi vay ở nhiều ngân hàng cùng một lúc với
số tiền lên hàng nghìn tỷ đồng như trường hợp “Epco - Minh Phụng” năm 1994.
◦ Đối tượng thu thập thông tin mở rộng đến khách hàng cá nhân đã góp phần mở
rộng tín dụng với DNN&V, phân bổ nguồn tín dụng một cách hợp lý. Từ đó góp phần
mở rộng thị trường tín dụng chính thức và thu hẹp thị trường tín dụng không chính
thức (tín dụng chợ đen, cho vay nặng lãi…) mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
16

◦ Hoạt động TTTD giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Thực tế chứng
minh tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần là thấp hơn so với các NHTM nhà nước
một phần là do các NHTM cổ phần thực hiện nghiêm túc việc cung cấp và khai thác
sử dụng TTTD trong thời gian vừa qua.
◦ Hoạt động TTTD góp phần làm thay đổi dần văn hóa tín dụng và nâng cao
đạo đức kinh doanh của cả người vay và người cho vay. Vì người vay có ý định lừa
đảo đã biết rằng ngân hàng có một hệ thống TTTD nên khó mà lừa đảo được. Thực
tế hiện tượng lừa đảo, dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi, vay TCTD này để
trả TCTD khác đã bị phanh phui từ đó làm nản lòng những ý định xấu trong thị
trường tín dụng. Về phía người cho vay, cũng có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng
vay ké, hoặc giúp khách hàng lập chứng từ khống, khai gian số chứng minh thư và
địa chỉ để chia nhỏ khoản vay, nhằm trốn tránh sự phát hiện. Nhưng thông qua hoạt
động TTTD đã phanh phui nhiều vụ việc, từ đó đã làm thay đổi dần ý thức, giảm
bớt rủi ro tín dụng.
◦ Đã thiết lập được hệ thống thông tin ngày càng mở rộng với đầu mối là CIC,
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD. Hệ thống TTTD đến nay đã theo
dõi được khoảng 95% số dư nợ cho vay nền kinh tế với gần 25 triệu HSKH đang có
quan hệ tín dụng tại các TCTD trong đó có khoảng trên 300 ngàn hồ sơ pháp nhân.
◦ Chất lượng thông tin ngày càng được nâng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2016
cung cấp được 306.630 bản trả lời tin trong nước, cung cấp 3.483 bản thông tin
XLTD DN, 53 bản báo cáo thông tin về các DN nước ngoài cho các đơn vị có yêu
cầu. Chất lượng thông tin cung cấp ngày càng phong phú hơn, số liệu dư nợ chính
xác hơn, thời gian cung cấp nhanh hơn so với năm trước.
◦ Xây dựng một kho thông tin tín dụng quốc gia quy mô lớn. Việc xây dựng
kho dữ liệu chuyên ngành có tầm quan trọng trong việc đảm bảo kênh thông tin ổn
định, từng bước đa dạng, phong phú loại thông tin, đáp ứng tăng các chỉ tiêu thông
tin để các TCTD đưa vào việc phân tích đánh giá xếp hạng, chấm điểm tín dụng, áp
dụng được quy trình rủi ro tín dụng.
17

◦ Xây dựng Hệ thống TTTD điện tử tiên tiến, hiện đại, hiệu quả: Hệ thống
TTTD điện tử được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2001, nhanh chóng mang lại hiệu
quả, tạo khả năng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, mở rộng hệ thống tới tất cả các chi
nhánh TCTD trên cả nước; hàng triệu thông tin được cập nhật hàng ngày; hơn 99%
giao dịch thu thập, khai thác thông tin tự động. Web-CIC đã cấp quyền sử dụng cho
8.452 người. Đối tượng là lãnh đạo, cán bộ tín dụng, quản trị rủi ro, cán bộ chuyên
nghiệp về TTTD. Từ hệ thống này, người sử dụng khai thác trực tiếp những sản
phẩm thông tin tin cậy. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hệ thống hiện
đại, các TCTD đã và đang khai thác thông tin tức thời, từng giờ, từng phút để xem
xét cấp tin dụng cho khách hàng vay.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Nghiên cứu thực trạng chất lượng TTTD tại CIC cho thấy cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của hoạt động tín dụng ngân hàng, thì chất lượng TTTD tại CIC cũng không
ngừng đổi mới, phát triển cả về quy mô tổ chức, số lượng và chất lượng của từng dịch
vụ TTTD. Tuy nhiên, để đẩy mạnh tính chất lượng của từng hoạt động, thì cần phải
đánh giá chất lượng hoạt động TTTD thông qua các tiêu chí chuẩn, qua những kết quả
đạt được và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân để khắc phục.
2.3.2.1. Hạn chế
Mặc dù chất lượng Thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng - Ngân
hàng nhà nước Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể sau gần 20 năm
thành lập, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn bất cập, tồn tại cả về phía các chủ thể
thực hiện và cả đối với từng dịch vụ. Chúng ta sẽ xem xét các tồn tại và nguyên
nhân theo từng dịch vụ và chủ thể như sau:
* Đối với Thông tin tín dụng đầu vào
- Một số NHTMCP có chi nhánh ở nhiều địa bàn, nhưng chưa thực hiện tốt vai
trò đầu mối chỉ đạo thực hiện TTTD, nên các chi nhánh tự thực hiện, chưa đảm bảo
được yêu cầu báo cáo TTTD. Một số ngân hàng (chi nhánh, đơn vị trực thuộc) đã báo
cáo nhưng chưa gửi hết hồ sơ khách hàng đang có dư nợ. Có một số ngân hàng mới
chỉ báo cáo những khách hàng là DN, chưa báo cáo khách hàng tư nhân, cá thể.
18

- Về thời gian báo cáo thông tin còn chưa đều, chưa thực hiện đúng qui định là
phải báo cáo chậm nhất sau 3 ngày làm việc khi có phát sinh quan hệ tín dụng.
- Về thực hiện số lượng các biểu báo cáo chưa thực hiện đầy đủ theo Thông tư 03.
- Về chất lượng báo cáo thông tin “Hồ sơ khách hàng” báo cáo còn thiếu một
số chỉ tiêu (như mã số thuế, tổng số lao động, vốn điều lệ); hoặc có chỉ tiêu không
chuẩn xác (như loại hình khách hàng, ngành kinh tế, ngành nghề kinh doanh);
không có font tiếng Việt. “Tình hình tài chính khách hàng” còn chưa đầy đủ, thiếu
chính xác, cùng 1 DN nhưng số liệu của các NHTM báo cáo khác nhau.
- Việc mua thông tin ngoài ngành chưa thường xuyên nên chưa có đủ các
thông tin về tài chính của DN ngoài quốc doanh; DN có vốn đầu tư nước ngoài;
thông tin về DN nhà nước giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá; thông tin về DN có vấn
đề; thông tin kinh tế khác và phân tích về đầu tư theo ngành nghề, vùng, miền...
- Thu thập dữ liệu đầu vào chưa tốt, chủ yếu mới thu thập được thông tin dư
nợ, còn các thông tin về tài chính, phi tài chính, tình hình tài sản đảm bảo, bảo lãnh,
tình hình tài chính của khách hàng vay thì thu thập chưa bảo đảm yêu cầu. Việc
phối hợp với các bộ, ngành như cơ quan cấp phép thành lập DN, cơ quan thuế, cơ
quan tư pháp...chưa tốt nên chưa có đủ dữ liệu đầu vào cần thiết cho TTTD. Về
thông tin pháp lý của khách hàng cũng gặp nhiều sai sót khi 1 khách hàng có thể có
2 số CMND hoặc 1 số CMND và 1 CCCD dẫn đến việc cấp mã CIC sai cho khách
hàng dẫn đến chất lượng thông tin bị ảnh hưởng.
- Chưa xây dựng được chương trình kiểm soát báo cáo thông tin từ các ngân
hàng và các tổ chức có hoạt động ngân hàng, các thông tin khai thác từ các nguồn
khác nhau chưa được kiểm định tính chính xác.
- Sản phẩm cung cấp chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù phục vụ
riêng cho yêu cầu của từng loại hình TCTD.
- Chưa triển khai đầy đủ, đúng nghĩa báo cáo TTTD tiêu dùng.
- Đối tượng được phép sử dụng TTTD bị thu hẹp trong phạm vi ngành ngân hàng,
ngoài ra các tổ chức và cá nhân khác có nhu cầu chưa dễ dàng tiếp cận sử dụng
TTTD.
19

* Đối với sản phẩm Thông tin tín dụng đầu ra


Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần hạn chế rủi ro, nhưng thực
tế trong quá trình thực hiện cũng còn hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
các sản phẩm TTTD đầu ra như sau:
- Đối với sản phẩm xếp loại tín dụng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng cá
nhân, điểm của các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở thống kê bình quân số lớn,
nhưng thực tế số liệu thống kê chưa đủ, nên điểm đưa ra chưa sát thực. Hơn nữa
điểm này phải được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong
từng thời kỳ nhưng các cơ quan xếp loại tín dụng chưa làm được.
- Yêu cầu của việc xếp loại tín dụng doanh nghiệp phải đáp ứng những đòi hỏi
khắt khe để đảm bảo kết quả xếp loại đạt chất lượng cao, chính xác và trung thực.
Tuy nhiên trong thực tại, những yêu cầu này chưa thực sự đáp ứng đúng theo như
đòi hỏi, ví dụ như tính chính xác của báo cáo tài chính của các DN VN thường
không cao, số đã được kiểm toán rất ít. Đối với thông tin phi tài chính: thông tin phi
tài chính rất cần thiết cho việc xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thu thập các
thông tin phi tài chính còn gặp nhiều khó khăn do CIC không có đủ điều kiện tiếp
xúc trực tiếp với doanh nghiệp (khó khăn về nhân lực, cơ sở pháp lý)
- Chưa có đội ngủ chuyên trách làm công tác điều tra, thăm dò, lấy ý kiến từ
phía các đơn vị sử dụng sản phẩm
- Phương pháp dùng trong xếp loại tín dụng doanh nghiệp vẫn còn đơn điệu,
chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh mà ít sử dụng kết hợp với các phương pháp
đánh giá, xếp loại khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp chi tiết.
Trong khi đó các chỉ tiêu để đối chiếu và so sánh lại được cố định, không thay đổi
cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Điều này thể hiện ở
bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc các ngành
kinh tế và các chỉ số trung bình ngành thường là cố định. Hiện nay, do môi trường
kinh doanh luôn luôn biến động, do vậy khi xếp hạng doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực và xếp hạng doanh nghiệp hàng năm nên căn cứ vào tình hình phát
triển chung của ngành để đánh giá. Các tiêu chuẩn đánh giá theo các bảng chỉ tiêu
tài chính phân theo ngành chưa tính đến môi trường hoạt động khó khăn khi các
doanh nghiệp trong một ngành gặp phải.
20

- Phương pháp xếp hạng, chấm điểm hiện tại của CIC chưa đưa ra được những
mô hình dự báo thời gian tới của doanh nghiệp mà điều này là rất hữu ích đối với
người sử dụng thông tin. Bên cạnh đó, trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp, chấm
điểm tín dụng cá nhân, CIC đã đề cập đến phương pháp trọng số, tuy nhiên phương
pháp này được áp dụng hoàn toàn theo chủ quan đánh giá, chưa có sự khảo sát,
thống kê thực tế.
- Sản phẩm đầu ra về xếp hạng doanh nghiệp hiện nay của CIC còn đơn điệu
chưa phong phú, chủ yếu là bản báo cáo xếp hạng doanh nghiệp cho từng doanh
nghiệp đơn lẻ. Báo cáo tổng hợp về kết quả xếp hạng doanh nghiệp cũng đã có
nhưng chưa được chuẩn hoá và phổ dụng. Chưa đưa ra mô hình phương pháp xếp
hạng đối với các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn.
- Thời gian đáp ứng nhu cầu thông tin là từ 3 đến 5 ngày làm việc, vì vậy đôi
khi ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin nhanh của khách hàng.
- Thông tin tổng hợp theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế chưa có.
- Sản phẩm thông tin cung cấp ra chưa phong phú, chưa có thông tin thích hợp
phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay với DNN&V.
- Giá bán sản phẩm TTTD chưa thật hợp lý. Ví dụ bản tin chấm điểm tín dụng
thể nhân là 120.000đ, chi phí thông tin lớn đôi khi cũng làm nản lòng đối với các
chi nhánh TCTD.
* Đối với việc khai thác sử dụng Thông tin tín dụng
Công tác khai thác sử dụng thông tin tại CIC của các TCTD và các tổ chức có
hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả, mang nặng tính chấp hành, thủ tục, nhiều đơn
vị, chi nhánh chưa biết đến CIC, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác ngăn ngừa
rủi ro tại chính đơn vị
* Hoạt động tăng cường hợp tác, hội nhập thông tin quốc tế còn yếu kém.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi việc tăng cường hợp tác thông
tác và hội nhập thông tin quốc tế là tất yếu. Đối với việc nâng cao chất lượng hoạt
động Thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng chưa có nhiều các mối quan
hệ và hợp tác với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín dụng trên thế giới.
21

2.3.2.2. Nguyên nhân


Có nhiều nguyên nhân làm cho chất lượng Thông tin tín dụng còn nhiều bất
cập, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:
- Chưa có sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc chia sẻ thông tin dẫn đến
khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng thông tin đầu vào.
- Tính công khai, minh bạch hóa hoạt động của các DN VN chưa cao, chế độ
báo cáo tài chính DN còn nhiều bất cập, chưa có chế tài cụ thể cho những trường
hợp vi phạm, hoạt động kiểm toán,kiểm soát nội bộ chưa phát triển,ý thức của DN
trong việc báo cáo tài chính chưa cao, có khi DN có tới 2 hoặc nhiều hơn bảng cân
đối kế toán để sử dụng cho những mục đích khác nhau. Để dễ tiếp cận với nguồn
tín dụng, các DN đã lập các báo cáo tài chính ma, có số liệu sai lệch thực tế và chưa
được kiểm toán.
- Chưa chú trọng đến khâu tuyên truyền, quảng bá sản phẩm TTTD, đặc biệt là
lợi ích hoạt động TTTD trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
- Các TCTD chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin và khai thác
sử dụng thông tin góp phần hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng.
- Chưa chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm TTTD dựa vào
nhu cầu của người sử dụng.
- Chưa có một chế tài cụ thể về mặt pháp lý với những trường hợp vi phạm
chế độ báo cáo, khai thác và sử dụng TTTD.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa CIC và các đơn vị cung cấp thông tin phi
tài chính như Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thuế, Bộ công an,… trong việc cung cấp
các thông tin liên quan đến doanh nghiệp,
- Trong hoạt động tín dụng thì chưa thực hiện đồng bộ tại tất cả các NHTM,
mới chỉ có một số ngân hàng đi tiên phong, nên khi khách hàng bị xếp loại thấp sẽ
sang vay ở ngân hàng chưa chưa áp dụng XLTD, hoặc ở ngân hàng đã áp dụng
nhưng bỏ qua kết quả XLTD để cạnh tranh dành khách hàng.
- Chất lượng thông tin cung cấp ra đôi khi chưa thật đảm bảo, thông tin dư nợ
của CIC còn thấp hơn so với số dư thực tế, do chưa thu thập được hết các khoản vay
tại nhiều NHTM. Thông tin về tình hình tài chính DN, thông tin về tài sản bảo đảm
tiền vay cũng còn chưa đầy đủ.
22

- Một số cán bộ chuyên trách của các NHTM chưa nắm rõ được quy trình và
nghiệp vụ chưa vững dẫn đến những sai sót trong việc báo cáo thông tin của khách
hàng vay với bên CIC không đảm bảo được tính chính xác của thông tin.
- Sự phối kết hợp giữa chi nhánh NHNN và CIC ở một số tỉnh chưa được
thường xuyên, nhận thức về quá trình đổi mới và trách nhiệm, chức năng của bộ
phận TTTD trên địa bàn chưa đầy đủ.
- Công tác khai thác sử dụng thông tin tại CIC của các TCTD kém là do
công tác quảng bá của CIC còn chưa hiệu quả, chưa có tính chuyên nghiệp. CIC
vẫn còn quen tác phong làm việc theo cơ chế cũ, thụ động trong công tác thu
thập thông tin cũng như đưa các sản phẩm của mình đến gần với các ngân hàng.

You might also like