Baocao - KIEMTOAN - BD 6-2010

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN KIỂM SOÁT


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
ooooOoooo

BÁO CÁO KIỂM TOÁN NỘI BỘ


Chi nhánh Bình Dương

Tháng 07/2010

1
Ngày 15 tháng 07 năm 2010

Kính gửi: Ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Chi nhánh Bình Dương.

Đồng kính gửi: Ban Kiểm soát,


Ông Nguyễn Hùng Mạnh,
Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình.

Kính thưa: Ông Trần Văn Hùng,

Căn cứ theo kế họach kiểm toán nội bộ năm 2010 được phê duyệt bởi Ban Kiểm soát và Hội
đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, Nhóm kiểm toán nội bộ đã tiến hành
kiểm toán hoạt động Chi nhánh Bình Dương từ ngày 21 tháng 06 đến ngày 30 tháng 06 năm
2010. Các phát hiện và khuyến nghị trong báo cáo này đã được trao đổi qua thư (mail) với Giám
đốc Chi nhánh và Các chuyên viên thừa hành.

Mục tiêu chính của cuộc kiểm toán là thực hành các qui trình kiểm toán nội bộ, đánh giá qui
trình kiểm soát và quản lý rủi ro của Chi nhánh trong phạm vi công việc lựa chọn. Do giới hạn
về thời gian và không gian của cuộc kiểm toán nên chúng tôi có một số các phát hiện và khuyến
nghị cơ bản trong phần B của bản báo cáo này.

Phạm vi kiểm toán tập trung vào các lĩnh vực hoạt động:
 Tính đầy đủ và phù hợp của quy trình nghiệp vụ mà Chi nhánh đang thực hiện.
 Tình hình hoạt động nghiệp vụ kho quỹ, kế toán giao dịch, kế toán tài chính, tín dụng, thanh
toán quốc tế.
 Tình hình tổ chức nhân sự, máy móc thiết bị.
 Tính hiệu quả của hoạt động tại Chi nhánh.

Đối với mỗi lĩnh vực hoạt động trên, chúng tôi kiểm tra tình hình thực tế hoạt động từ năm
2009 đến 31/05/2010.
Báo cáo này gồm hai phần chính, phần A tóm tắt các thông tin cơ bản về Chi nhánh và Phòng
giao dịch, phần B là các khuyến nghị cụ thể cần phải kiểm tra và có biện pháp khắc phục. Các
khuyến nghị nêu ra được trình bày cụ thể gồm 5 phần: mức độ ưu tiên, ghi nhận thực tế, ảnh
hưởng của vấn đề, khuyến nghị của nhóm kiểm toán và phần tiến độ thực hiện khuyến nghị.
Mức độ ưu tiên của các khuyến nghị cụ thể được bộ phận kiểm toán nội bộ xếp hạng theo ba cấp
độ:
 Rủi ro cao: Những rủi ro có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động, việc hoàn thành mục
tiêu của doanh nghiệp và cần phải xử lý ngay.
 Rủi ro Trung bình: Những rủi ro không có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động,
việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp và cần phải xử lý trong vòng 3 tháng.
 Rủi ro thấp: Những rủi ro có ảnh hưởng nhẹ đối với hoạt động, việc hoàn thành mục tiêu
của doanh nghiệp và cần phải xử lý trong vòng 6 tháng.
Nhóm kiểm toán đề nghị Ban Điều hành và Chi nhánh; Phòng giao dịch xem xét các vấn đề
được nêu trong báo cáo này và có các quyết định phù hợp khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Nếu Chi nhánh và Phòng giao dịch cần bất kỳ giải thích nào thêm, đề nghị liên hệ với chúng tôi.

2
Nhân đây, chúng tôi xin cảm ơn Ban Điều hành và toàn thể Chi nhánh và Phòng giao dịch đã hỗ
trợ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện công việc.

Trân trọng,

Nguyễn Ngọc Nhân


Phó Trưởng Kiểm Toán Nội Bộ

3
Phần A: Thông tin chung:
1. Tổng quát:
 Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.695,54
km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có
toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 10o51' 46" - 11o30', kinh độ Đông:106o20'- 106o58'.
 Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, Đông giáp
tỉnh Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
 Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 9 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ là
Thị xã Thủ Dầu Một - Trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình
Dương.
2. Tổ chức & nhân sự.
 Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình Chi nhánh Bình Dương thành lập và
hoạt động theo:
a. QĐ 1492/QĐ-NHNN ngày 27/07/2006. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4613000205 ngày 14/08/2006. Phòng
đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Bình Dương.
c. QĐ 62/QĐ-HĐQT ngày 03/08/2006. Hội đồng Quản trị Ngân Hàng Thương
mại Cổ phần An Bình.
 Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình Chi nhánh Bình Dương có 06 Phòng
giao dịch thành lập và hoạt động :
a. Phòng giao dịch Đồng Xoài theo QĐ 60/QĐ-HĐQT ngày 15/03/2007 do Hội
đồng quản tri Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình ban hành và Văn
bản chấp thuận 19/CV-BPH5 ngày 08/05/2007 của Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh Bình Phước.
b. Phòng giao dịch Bến Cát theo QĐ 110/QĐ-HĐQT.08 ngày 05/05/2008 do Hội
đồng quản tri Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình ban hành và Văn
bản chấp thuận 148/NHNN-BDU2 ngày 19/05/2008 của Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh Bình Dương.
c. Phòng giao dịch Thuận An theo QĐ 280/QĐ-HĐQT.08 ngày 20/10/2008 do
Hội đồng quản tri Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình ban hành và
Văn bản chấp thuận 459/NHNN-BDU2 ngày 27/10/2008 của Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh Bình Dương.
d. Phòng giao dịch Phú Giáo theo QĐ 145/QĐ-HĐQT.09 ngày 04/09/2009 do
Hội đồng quản tri Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình ban hành và
Văn bản chấp thuận 1002/NHNN-BDU2 ngày 17/09/2009 của Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh Bình Dương.
e. Phòng giao dịch Tân Uyên theo QĐ 151/QĐ-HĐQT.09 ngày 10/09/2009 do
Hội đồng quản tri Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình ban hành và
Văn bản chấp thuận 1003/NHNN-BDU2 ngày 17/09/2008 của Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh Bình Dương.
f. Phòng giao dịch Dầu Tiếng theo QĐ 230/QĐ-HĐQT.09 ngày 08/12/2009 do
Hội đồng quản tri Ngân Hàng Thương mại Cổ phần An Bình ban hành và
Văn bản chấp thuận 1263/NHNN-BDU2 ngày 10/12/2008 của Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh Bình Dương.
 Nhân sự: 88 nhân viên chính thức và 10 nhân viên thử việc.

4
3. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu:

CHI TIÊU 31/12/2009 31/05/2010


Chi nhánh Chi nhánh
1. CHO VAY BINH DUONG Chi nhánh + PGD BINH DUONG Chi nhánh + PGD
Dư nợ cuối kỳ 462.412.779.987 646.997.172.644 493.856.287.226 714.858.490.172
Tổng số LD 871 1.545 809 1.532
Tổng số KH 463 1.068 424 1.079
Doanh nghiệp 42 68 39 71
Cá nhân 421 1.000 385 1.008
2. HUY ĐỘNG 326.318.020.105 435.867.923.410 422.598.226.602 639.374.881.125
Tiền gửi KH trong nước = VND 254.116.922.555 298.366.073.005 380.153.589.469 467.267.235.649
TG KKH 238.395.395.158 282.144.545.608 371.995.179.724 453.963.825.904
TG CKH 15.721.527.397 16.221.527.397 8.158.409.745 13.303.409.745
Tiền gửi KH trong nước = ngoại tệ 2.088.971.167 4.215.731.036 1.746.139.148 2.661.570.941
TG KKH 2.088.971.167 4.215.731.036 1.746.139.148 2.661.570.941
T/gửi T/Kiệm KH trong nước = VND 65.836.897.340 124.818.575.040 35.965.330.255 157.372.568.552
T/gửi T/kiệm KH trong nước = ngoại tệ 954.891.425 4.425.760.156 1.729.569.024 9.029.276.471
Ký quỹ bằng VND 5.040.000 330.822.201 2.411.316 2.411.316
Ký quỹ bằng ngoại tệ 3.130.064.223 3.167.202.093 2.994.178.318 3.034.233.358
3. THU NHẬP 46.258.962.624 62.602.477.979 27.421.063.937 41.569.734.886
4. CHI PHÍ 31.981.460.042 45.373.834.266 22.308.196.058 34.421.755.827
5. LỢI NHUẬN TRƯƠC THUẾ 14.277.502.582 17.228.643.713 5.112.867.879 7.184.987.544

THỰC HIỆN ĐẾN 31/05/2010 VÀ KẾ HOẠCH 2010

Đơn vị triệu đồng.


KHOẢN MỤC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN %
Dư nợ 1.000.000 714.858 71,49
Huy động 840.000 639.374 76,12
Thu nhập thuần từ lãi 35.371 11.037 31,20
Thu nhập thuần dịch vụ 4.405 2.334 52,99
Ngoại hối 698 275 39,40
Chi phí hoạt động 17.000 5.911 34,77
Chi phí DPRR 5.087 1.314 25,83
Lợi nhuận trước thuế 20.170 7.185 35,62

5
Phần B: Các khuyến nghị cụ thể:

1. Việc không sử dụng Sổ quỹ tiền mặt.

Mức độ ưu tiên: Trung bình.

Thực tế

- Tại Kho quỹ Chi nhánh Bình Dương không sử dụng Sổ quỹ tiền mặt, các Phòng giao dịch
trực thuộc sử dụng Sổ quỹ tiền mặt viết tay.

Ảnh hưởng

- Không quản lý tiền mặt theo QĐ 129, rủi ro có thể phát sinh khi chưa có Quy trình
nghiệp vụ này. Thay nhật ký quỹ sau khi đã điều chỉnh.

Khuyến nghị

- Bộ phận kho quỹ Chi nhánh nên nhập/xuất dữ liệu theo nghiệp vụ phát sinh và theo trình
tự thời gian.
- Đề nghị Bộ phận kho quỹ Hội sở có Quy định về việc không sử dụng Sổ quỹ tiền mặt
trên toàn hệ thống ABBANK, việc sử dụng, lưu trữ Nhật ký quỹ; thao tác trên Chương
trình quản lý quỹ tiền mặt: nhập theo nghiệp vụ phát sinh, xuất dữ liệu ra giấy theo thời
gian phát sinh.

Ý kiến của Chi nhánh

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

6
2. Tồn quỹ tiền rách với số lượng lớn.

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế

- Đến 31/05/2010 tồn quỹ tiền rách 302.327.700 đồng.

Ảnh hưởng

- Tiền tồn đọng, phải trả lãi tiền huy động, không hiệu quả.

Khuyến nghị

- Chi nhánh nên hạn chế lượng tiền rách tồn tại Quỹ đến mức thấp nhất có thể.

Ý kiến của Chi nhánh

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

7
3. Việc lập Bảng cân đối tài khoản tổng hợp toàn Chi nhánh chưa được tự động hóa từ
T24, Kế toán viên tổng hợp Chi nhánh lập bằng tay trên phần mềm Excel.

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế
- Số liệu từ Chi nhánh và các Phòng giao dịch:

ĐƠN VỊ Tiền gửi không Tổng


Tiền gửi có KH Tiền ký quỹ
KH huy động
Bình 373.748.555.462 45.853.081.506 2.996.589.634 422.598.226.602
Dương
Đồng Xoài 75.915.033.693 34.260.487.302 40.055.040 110.215.576.035
Bến Cát 1.832.467.475 20.168.398.082 22.000.865.557
Thuận An 3.408.132.636 31.881.337.644 35.289.470.280
Phú Giáo 1.605.432.001 20.537.173.242 22.142.605.243
Tân Uyên 101.399.784 24.215.509.914 24.316.909.698
Dầu Tiếng 22.428.480 2.789.039.560 2.811.468.040
Tổng 456.633.449.531 179.705.027.250 3.036.644.674 639.375.121.455

- Số liệu do Kế toán viên thực hiện tổng hợp bằng tay


o Tổng huy động: 639.374.881.125

Ảnh hưởng

- Có sự chênh lệch không nên có – Tổng huy động lệch 240.330


do Tài khoản 4211 lệch 240.329đ và Tài khoản 4221 lệch 1đ (Phòng giao dịch Bến Cát).

Khuyến nghị

- Đối với Chi nhánh: việc tổng hợp số liệu các Phòng giao dịch để lập Bảng cân đối tài
khoản tổng hợp toàn Chi nhánh: nên tìm nguyên nhân chênh lệch để có thể phản ảnh được
100% nghiệp vụ phát sinh trên toàn Chi nhánh.
- Đối với khối công nghệ thông tin: T24 nên có chức năng tự động tạo ra Bảng cân đối tài
khoản tổng hợp toàn Chi nhánh, từ việc tổng hợp số liệu từ Chi nhánh các Phòng giao
dịch trực thuộc.

Ý kiến ban lãnh đạo

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

8
4. Bảng khấu hao Tài sản cố định chưa được lập và theo dõi phù hợp.

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế

- Bảng khấu hao Tài sản cố định chưa được phân loại hợp lý theo từng tiểu khoản (Nhà
cửa. vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải. truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ
quản lý; Tài sản cố định hữu hình khác…). Ngoài ra, các Tài sản cố định đã được điều
chuyển giữa Chi nhánh và Các phòng giao dịch (Tivi LCD…) vẫn còn theo dõi trong
Bảng khấu hao Tài sản cố định của Chi nhánh; Các xe Ô tô chỉ phân bổ chi phí về các
PGD lại theo dõi nguyên giá tại Bảng tính khấu hao của cả Chi nhánh và các PGD.

Ảnh hưởng

- Việc lập và theo dõi Bảng khấu hao Tài sản cố định chưa phù hợp sẽ dễ dẫn đến tính toán
và hạch toán sai, khó đối chiếu và quản lý tài sản cố định.

Khuyến nghị

- Bảng khấu hao Tài sản cố định nên được phân loại hợp lý theo từng tiểu khoản để hạch
toán, đối chiếu được chính xác và thuận tiện. Tài sản cố định đã được điều chuyển giữa
Chi nhánh và Các phòng giao dịch (Tivi LCD…) nên bỏ ra khỏi Bảng khấu hao Tài sản
cố định của Chi nhánh. Các xe Ô tô chỉ phân bổ chi phí về các PGD không nên theo dõi
nguyên giá tại Bảng tính khấu hao của các PGD mà chỉ theo dõi tại Bảng tính khấu hao
của Chi nhánh để tính toán, đối chiếu thuận tiện và thể hiện đúng nguyên giá Tài sản cố
định trên Bảng khấu hao tài sản cố định và sổ sách kế toán.

Ý kiến ban lãnh đạo

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

9
5. Không thu phí khi chuyển tiền.

Mức độ ưu tiên: Cao

Thực tế

- Một số phiếu chuyển tiền không tính phí chuyển tiền (đối với một số nhân viên của Chi
nhánh).

Ảnh hưởng

- Việc không tính và thu phí chuyển tiền đối với một số trường hợp là chưa đúng quy định
và làm thiếu đi một khoản thu tương ứng.

Khuyến nghị

- Đề nghị đơn vị thu tiền khi thực hiện chuyển tiền phù hợp với quy định của ngân hàng và
hạch toán đầy đủ.

Ý kiến ban lãnh đạo

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 15/7/2010

10
6. Thực hiện Quy trình thế chấp hàng hóa tồn kho và các khoản phải thu.

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế

- Việc theo dõi hàng hóa tồn kho, xuất nhập tồn kho: không theo từng phiếu luân chuyển.
- Kho chứa hàng hóa cầm cố là của khách hàng.
- Biện pháp quản lý kho chưa theo quy định.
- Quản lý hàng hóa cầm cố trên giấy tờ, báo cáo của khách hàng theo quý.

Ảnh hưởng

- Ngân hàng không kiểm soát, quản lý được hàng hóa tồn kho của khách hàng.

Khuyến nghị

- Chi nhánh Bình Dương nên thực hiện đầy đủ theo Quy trình thế chấp hàng hóa tồn kho
đối với các khách hàng vay.
- Ban điều hành Chi nhánh nên có những đề xuất cụ thể để thực hiện nghiệp vụ quản lý
hàng hóa cầm cố phù hợp.

Ý kiến của Chi nhánh

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

11
7. Việc sử dụng Hợp đồng ngoại là Tài sản thế chấp/cầm cố.

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế

- Trước khi giải ngân, Chuyên viên Quản lý tín dụng nhập giá trị tài sản thế chấp/cầm cố là
giá trị Hợp đồng ngoại thương (Hợp đồng xuất khẩu).

Ảnh hưởng

- Không kiểm soát, quản lý được giá trị tài sản thế chấp/cầm cố thực tế của khách hàng.
- Giá trị tài sản thế chấp/cầm cố sẽ bị trùng lắp với con số giải ngân lần đầu.

Khuyến nghị

- Hợp đồng xuất khẩu chưa thể hiện là giá trị hàng hóa. Do đó, Chi nhánh Bình Dương
không nên thực hiện nghiệp vụ này.

Ý kiến của Chi nhánh

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

12
8. Tài sản thế chấp/cầm cố là tài sản hình thành từ vốn vay

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế

- Tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai, khi đã hoàn thành công trình, đã đi
vào sử dụng nhưng chưa lập hồ sơ hoàn công kịp thời, chưa lập thủ tục chứng nhận sở
hửu tài sản, chưa tiến hành lập Hợp đồng thế chấp bổ sung.

Ảnh hưởng

- Không kiểm soát, quản lý được tài sản và giá trị tài sản thế chấp/cầm cố thực tế của
khách hàng.

Khuyến nghị

- Đối với những tài sản thế chấp hình thành trong tương lai nên thực hiện nghiệm thu hoàn
công khi đã đưa vào sử dụng và tiến hành lập Hợp đồng thế chấp thay thế. Bên cạnh đó,
cần bổ sung Đăng ký giao dịch đảm bảo.

Ý kiến của Chi nhánh

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

13
9. Việc theo dõi, đối chiếu định kỳ Tài sản thế chấp/cầm cố.

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế

- Tổng giá trị tài sản thế chấp/cầm cố trong sao kê và trên tài khoản ngoại bảng chưa được
phù hợp.

Ảnh hưởng

- Chi nhánh chưa kiểm soát, quản lý được tổng số lượng tài sản và giá trị tài sản thế
chấp/cầm cố thực tế của khách hàng.

Khuyến nghị

- Chi nhánh nên thực hiện định kỳ việc kiểm kê đối chiếu giữa thực tế với tài khoản ngoại
bảng về Tài sản thế chấp/cầm cố theo quy định.

Ý kiến của Chi nhánh

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

14
10. Việc sắp xếp, lưu trữ Hồ sơ tín dụng.

Mức độ ưu tiên: Trung bình

Thực tế

- Một số hồ sơ tín dụng chưa lưu đầy đủ những thông tin cần thiết: cho vay cá nhân chưa
lưu thông tin về tình trạng hôn nhân, thông tin người hôn phối, ….; cho vay pháp nhân:
Biên bản họp Ban Quản trị HTX chưa thể hiện việc vay Ngân Hàng Thương mại Cổ phần
An Bình số tiền? Thời gian vay? Thế chấp gì? Của ai?, hay độ tuổi người chủ sở hữu Tài
sản thế chấp vượt quy định. Biên bản giao nhận giấy tờ (tài sản thế chấp/cầm cố) nên có
họ tên người giao, nhận; Tờ trình phê duyệt tín dụng chưa đủ chử ký; Giấy nhận nợ chưa
ghi thời hạn vay, chưa ghi ngày tháng năm, .…; Hồ sơ bảo hiểm chưa ghi đầy đủ các
thông tin cần thiết; Biên bản kiểm tra đảm bảo nợ vay và Biên bản kiểm soát sau khi cho
vay còn nặng tính hình thức, nội dung biên bản chưa phản ảnh tình trạng kinh doanh của
khách hàng, …. Hồ sơ tín dụng của những khách hàng lâu năm, lưu tất cả những Hợp
đồng, Giấy nhận nợ đã thanh lý, ... cũng như hồ sơ không còn tính hiệu lực pháp lý.

Ảnh hưởng
- Chuyên viên Quan hệ Khách hành, Chuyên viên Quản lý Tín dụng không kiểm soát, quản
lý được hồ sơ khách hàng đầy đủ về hình thức cũng như nội dung.

Khuyến nghị

- Nên lập danh mục hồ sơ trong từng hồ sơ lưu, lưu theo thứ tự quy định. Trên danh mục
hồ sơ phải có chữ ký của nhân viên quản lý tín dụng và chữ ký của người kiểm tra việc
lưu hồ sơ này (có thể là Trưởng phòng).
- Rà soát lại tòan bộ hồ sơ tín dụng của Chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc, bổ
sung những thiếu sót (nếu có).
- Việc quản lý hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng nên chấn chỉnh lại có biện pháp khắc
phục nhược điểm đã thể hiện. Ban điều hành Chi nhánh có thể tổ chức hoán chuyển việc
quản lý hồ sơ giữa các cán bộ quản lý, tạo ra hình thức tự kiểm tra lẫn nhau.
- Đề nghị Chi nhánh Bình Dương bổ sung thành viên Ban tín dụng Chi nhánh.
- Đối với những hồ sơ khách hàng lâu năm: nên tách phần hồ sơ không còn tính hiệu lực
pháp lý ra, và lưu riêng.
- Ban điều hành Chi nhánh nên có biện pháp kiểm tra nghiệp vụ kiểm soát khi cho vay đối
với các Chuyên viên tín dụng, nâng cao nội dung Biên bản kiểm soát sau đối với khách
hàng có quan hệ tín dụng.

Ý kiến của Chi nhánh

Người thực hiện


Người giám sát
Thời gian hoàn thành 14/10/2010

15
16

You might also like