Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP DỊCH TỄ HỌC

Câu 1: Nguyên nhân trong dịch tễ học được định nghĩa là:
Nguyên nhân là một hay nhiều sự kiện, tình trạng hay đặc tính phối hợp, tương tác với nhau
và đóng vai trò cơ bản trong việc gây bệnh cho một người

Câu 2: Test có độ nhạy cao nhưng kém đặc hiệu sẽ đem lại:
Nhiều kết quả dương tính sai (được chẩn đoán lại sau đó, pp có độ nhạy cao để phát hiện
bệnh)

Câu 3: Các tiêu chí nào sau đây dung để đánh giá nguyên nhân, NGOẠI TRỪ:
Mối quan hệ theo thời gian, tính hợp lí, tính nhất quán, độ mạnh của sự kết hợp, mối quan hệ
liều - đáp ứng, tính thuận - nghịch, thiết kế nghiên cứu

Câu 4: Các tiêu chí về bệnh cần thực hiện sàng tuyển trong cộng đồng, NGOẠI TRỪ:
- Là căn bệnh có mối đe dọa thực sự cho sức khỏe cộng đồng (mức độ phổ biến, mức
độ trầm trọng)
- Bệnh có time dài giữa dấu hiệu đầu tiên và bệnh toàn phát, người bệnh pb rõ ràng
với người bth
- Bệnh trầm trọng nếu kh được chẩn đoán sớm. Điều trị ở thời kỳ tiền lầm sàng ->
giảm tính nặng của bệnh, giảm tỉ lệ chết do với giai đoan lâm sàng
- Bệnh có rối loạn trầm trọng về y học cần biện pháp điều trị hiệu quả
- Bệnh có khả năng điều trị, điều trị theo phát đồ, có hiệu quả, giám sát được trên
mức độ cộng đồng

Câu 5: Thành phần của quá trình nhiễm trùng gồm:


- Tác nhân gây NT: VSV (loài thuộc họ virut, vk, clamydia, ricketsia, đơn bài, nấm,
ký sinh vật đa bào
- Cơ thể vật chủ cảm nhiễm: body người chứa toàn bộ đặc tính sinh học để hoàn tất
quá trình (nhiệt độ body, độ ẩm, độ nhớt, độ kiềm toàn của nội môi, thành phần dinh
dưỡng, các men và chất chuyển hóa trung gian, dạng năng lượng của tb chủ, yếu tố
miễn dịch đặc hiệu và kh đặc hiệu
- Yếu tố của môi sinh: toàn bộ yếu tố tự nhiên (khí hậu, thời tiết, ẩm độ, thành phần
kk, bức xạ thiên nhiên,…

Câu 6: Các biện pháp sau đây được thực hiện để phòng cấp 2 bệnh lây qua đường hô hấp
truyền từ động vật:
Câu 7: Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cho cộng đồng cần giám sát phát hiện và điều
trị những người mang trùng nào sau đây:
-> Người có thải VK trong phân mà chưa bao giờ mắc bệnh

Câu 8: Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường máu là:
Sốt dengue/ SXH Dengue, sốt rét, viêm gan B và C, nhiễm HIV/AIDS

Câu 9: Đối với bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất là:
Người bệnh ở thời kì phát bệnh
(Lỵ trực khuẩn: người bệnh là nguồn truyền nguy hiểm nhất ở giai đoạn cấp tính)

Câu 10: Bệnh lây qua da, niêm mạc có nguồn truyền nhiễm từ vật vô sinh là:
- Đồ dùng bẩn, đất có nha bào trực khuẩn than và nha bào uốn ván
- Nhiễm khuẩn khi tác nhân gây bệnh rơi vào vết thương cùng đất or đồ dùng bẩn

Câu 11: Nguồn truyền nhiễm của bệnh sởi là:


Người bệnh (nặng, nhẹ)

Câu 12: Những người có thể mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
Mọi người

Câu 13: Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống các bệnh lây qua đường máu là:

Câu 14: Để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue thì biện pháp cần tác động vào đường truyền
là:
- Khử trùng tẩy uế chất thải bệnh nhân, đồ dùng sinh hoạt và dụng cụ y tế
- Xử lý nước, phân, đất, kk ô nhiễm
- Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: muỗi
- Giáo dục vệ sinh, thực hiện tốt các khâu vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường

Câu 15: “Một quá trình theo dõi, khảo sát tỉ mỉ, liên tục để đánh giá được bản chất của bệnh
cùng với những nguyên nhân xuất hiện, lưu hành và lan tràn của bệnh đó, nhằm tìm ra được
những biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu quả đối với bệnh đó”, đó là định nghĩa về:
-> Giám sát dịch tễ học

Câu 15: Theo dõi người đã tiếp xúc người bệnh xem có phát triển bệnh hay không là:
Câu 16: Một trong những mục tiêu của giám sát dịch tễ học là xác định quy mô của bệnh về:
Theo dõi liên tục thường xuyên về bệnh với các tỷ lệ cần thiết và những yếu tố môi
trường xung quanh với những diễn biến tương ứng của chúng là nhằm xác định được
quy mô lan tràn của bệnh đang khảo sát dưới 3 góc nhìn của dịch tễ học.
- Ai: Quần thể nào, tuổi, giới, nghề nghiệp...như thế nào ?
- Không gian: Ở đâu, theo thời gian như thế nào ?
- Khi nào: Bệnh xảy ra bao giờ, trước đây, hiện nay ? với con người và không gian
tương ứng.

Câu 17: Giám sát chủ động là:


->Tiến hành thu thập dữ kiện về bệnh quy ước khai báo định kỳ cả khi không có dịch.

Câu 18: Mục tiêu tổng quát của dịch tễ học là:
- Tìm hiểu nguồn gốc của tình trạng bệnh
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng
cuộc sống
- Đề xuất biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để phòng ngừa và thanh toán tếu tố nguy
cơ có hại đến sức khỏe con người

Câu 19: Định nghĩa Dịch tễ học theo John Last là “khoa học nghiên cứu sự phân bố và các
yếu tố xác định của các tình trạng hay sự kiện liên quan đến sức khỏe trong các quần thể xác
định và việc ứng dụng nghiên cứu này vào… phòng ngừa và kiểm soát …các vấn đề sức
khỏe”.

Câu 20: Quần thể đích của dự phòng ban đầu là:
Toàn bộ quần thể hay các nhóm chọn lọc, thực hiện thông qua chính sách y tế cộng đồng và
nâng cao sức khỏe
-> toàn bộ quần thể và nhóm đặc biệt

Câu 21: Trong 4 cấp độ dự phòng thì cấp độ dự phòng cấp II là:
- Giảm tỷ lệ hiện mắc, giảm thời gian mắc của bệnh thông qua phát hiện sớm (bệnh mới có
dấu hiệu sinh học, chưa có biểu hiện lâm sàng) và điều trị sớm
- Giai đoạn sớm của bệnh
- Đối tượng đích là bệnh nhân

Câu 22: Tỷ lệ được tính theo công thức:


- Tỷ lệ giữa các cá thể có một tính chất nào đó (đang care) trong một quần thể nhất định với
tổng số cá thể trong quần thể đó
a
Tỷ lệ =
a+b
Câu 23: Tỷ lệ hiện mắc được tính theo công thức:
- Số hiện mắc của một bệnh tại một thời điểm hay 1 khoảng thời gian chia cho tông số người
trong 1 quần thể tại 1 thời điểm hay 1 khoảng thời gian xác định rồi nhân với 10^n
- Tỷ lệ hiện mặc tại 1 thời điểm:
só ℎiện mắc /quầntℎể /vào 1tℎời điểm
P= x10^
tổng số cá tℎể của quầntℎể ở tℎời điểm đó
- Tỷ lệ hiện mắc khoảng:
số ℎiện mắc/quần tℎể /tℎời kìngℎiên cứu
P= x10^n
tổng số cá tℎể trung bìnℎ/quần tℎể /tℎời kì đó

Câu 24: Tỷ lệ mới mắc được tính theo công thức:


- Số mới mắc một bệnh trong một khoảng thời gian, chia cho tổng số người có nguy cơ mắc
bệnh đó trong một quần thể ở giữa thời kì nghiên cứu và nhân với 10^n
số mới mắc bệnℎ/quầntℎể /tℎời gian NC
I= x10^n
tổng số cá tℎể /quần tℎể có nguy cơ /giữa tℎời điểm NC

Câu 25: Để có được số hiện mắc phải tiến hành:


-> điều tra cắt ngang

Câu 26: Để có được tỷ lệ hiện mắc ta phải tiến hành:


-> Điều tra cắt ngang

Câu 27: Quần thể nguy cơ là:


-> Tất cả những người có khả năng bị mắc một bệnh (trên cơ sở yếu tố nhân khẩu, địa lý or
môi trường)
Vd: chấn thương nghề nghiệp xảy ra ở người đang làm việc
-> quần thể nguy cơ: nhóm người lao động

You might also like