Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Khổ 1:

“Không có kính không phải vì xe không có kính


Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồn lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”
(2) Xưa nay, những phương tiện giao thông vận tải khi được đưa vào trong thơ ca thì sẽ được mĩ
lệ hóa và lãng mạn hóa và mang nghĩa tượng trưng như những con thuyền đánh cá trong bài thơ
“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (3) Nhưng đi ngược lại với điều đó, những chiếc xe vận tải
trong tác phẩm của Phạm Tiến Duật lại không được mĩ lệ hay lãng mạn hóa mà lại được tác giả
khắc họa lên một cách rất thực, thực một cách trần trụi. (4) Thường thì những chiếc xe sẽ có
những tấm kính đề bảo vệ cho người lái xe và hàng hóa, nhưng mở đầu bài thơ lại là một hình ảnh
chiếc xe “không kính”, thực tế những chiếc xe “không kính” là biểu tượng của thời kì kháng chiến
chống Mĩ. (5) Điệp ngữ “không” được tác giả lặp lại ba lần kết hợp câu phủ định, lời thơ như đậm
chất khẩu ngữ, như lời ăn tiếng nói đầy sự vui tươi, hóm hỉnh pha chút ngang tàng của những
người lính trẻ đã khắc họa nên hình ảnh những chiếc xe không kính. (6) Tác giả đã lí giải vì sao xe
không có kính trong khổ thơ thứ hai, hình ảnh “bom” kết hợp với các động từ mạnh “giật” “rung”
đã gợi nên khung cảnh ác liệt và nguy hiểm nơi chiến trường. (7) Tính từ, từ láy ung dung được
đặt ở đầu câu thơ thứ ba làm cho ta cảm nhận được tư thế ung dung, thản nhiên của những người
lính được nhấn mạnh. (8) Đi trên xe không kính, các anh phải đối diện với nhiều khó khăn hơn
nhưng các anh vẫn tạo cho mình một thái độ ung dung, bình tĩnh. (9) Động từ “nhìn” kết hợp cùng
với phép liệt kê “đất”, “trời”, “thẳng” cùng với nhịp thơ 2/2/2 khiến cho tầm nhìn của những
người lính lái xe, của những người lính giải phóng quân dường như được mở rộng ra. (10) Ngồi
trên xe không có kính chắn, cả một bầu trời rộng lớn dường như đang mở ra trước mặt các anh,
tầm nhìn của các anh mở rộng hơn, bao quát hơn, người lính nhìn trực diện vào những khó khăn
thử thách trước mặt mà không hề lo sợ. (11) Những chiếc “xe không kính” nơi chiến trường
nhưng phải là hồn thơ tinh ngịch và hồn nhiên, thích cái độc, cái lạ như Phạm Tiến Duật thì mới
đưa hình ảnh của những chiếc xe ấy vào trong thơ, làm biểu tượng của bài thơ. (12) Về nghệ
thuật, …
Khổ 2:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
(2) Xưa nay thì những chiếc xe vận tải sẽ có những tấm kính đề bảo vệ cho người lái xe và hàng
hóa, nhưng trong thơ của Phạm Tiến Duật, những chiếc xe vận tải quân sự lại không có kính chắn,
điều đó giúp cho tầm nhìn của những người lính lái xe như được mở rộng hơn, quan sát rõ hơn
cảnh vật thiên nhiên. (3) Tác giả đã miêu tả một cách cụ thể, gợi ra những cảm giác tiếp xúc trực
tiếp của những người lính đối với thiên nhiên bên ngoài. (4) “Gió” là một vật thể vô hình, ta
không thể nhìn thấy, chỉ có thể cảm nhận được nhưng dường như các anh vẫn cảm nhận được gió
qua động từ “xoa” (5) Cùng với biện pháp nhân hóa “gió vào xoa mắt đắng”, ẩn dụ cho những
đêm lái xe không ngủ của những người lính qua cụm từ “mắt đắng” đã gợi ra cơn gió nhẹ nhàng
và dịu êm, cơn gió như xoa dịu đi “mắt đắng” của những người chiến sĩ khi phải lái xe đêm, làm
dịu đi trong các anh cảm giác buồn ngủ. (6) Điệp từ “thấy” được trở đi trở lại ba lần trong ba câu
thơ tạo nên nhịp điệu cho câu thơ, phép liệt kê “con đường”, “sao trời”, “cánh chim”, tác giả khắc
họa nên một khung cảnh thiên nhiên buổi đêm đẹp đẽ bên ngoài chiếc xe. (7) Câu thơ thứ hai đã
miêu tả cho ta tốc độ của những chiếc xe, nó đi nhanh, lao nhanh vào chiến trường, vào tuyến lửa
để tiếp ứng cho những người đồng đội, khiến cho con đường như đang chạy ngược vào tim người
chiến sĩ. (8) Nghĩa tả thực của con đường đã mờ đi trong đêm tối nhưng con đường mang tính ẩn
dụ biểu tượng, con đường đến với miền Nam luôn sáng lên trong tim của những người chiến sĩ.
(9) Dường như cái “không” về mặt vật chất đã tạo nên cho các anh cái “có” về mặt tinh thần ở hai
câu thơ cuối. (10) Các anh được hòa mình với thiên nhiên, ngắm nhìn sao trời lấp lánh trên đỉnh
núi hay những cánh chim bay lượn, chao liệng trên bầu trời. (11) Tất cả như đang sa vào buồn lái,
đồng hành cùng các anh chiến sĩ trong con đường tiến tới thống nhất đất nước, bằng tâm hồn lãng
mạn, những người lính đã biến những cái khó khăn trở thành những điều lí thú và đầy thi vị. (12)
Về nghệ thuật, ….
Khổ 3:
“Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
(2) Xưa nay thì những chiếc xe vận tải sẽ có những tấm kính đề bảo vệ cho người lái xe và hàng
hóa, nhưng trong thơ của Phạm Tiến Duật, những chiếc xe vận tải quân sự lại không có kính chắn.
(3) Cũng chính vì không có kính chắn nên các anh đã gặp rất nhiều khó khăn trên suốt chặng
đường lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đi vào miền Nam với mục đích thống nhất đất nước.
(4) Bụi Trường Sơn đặc biệt là vào mùa khô có thể gây ra rất nhiều khó khăn và cản trở đối với
người lính, khói bụi dày đặc vốn đã là một thử thách với những chiếc xe có kính khi mà nó che lấp
đi tầm nhìn của các anh. (5) Vậy mà bây giờ đây khi mà những chiếc xe vận tải của các anh còn
không có kính chắn khiến cho những khói bụi làm mờ mắt của những người lính, bụi biến những
chàng lính trẻ tuổi đời mười tám, đôi mươi thành những cụ già, những ông già với làn tóc bạc
phơ. (6) Nhưng với lời thơ hóm hỉnh, đậm chất khẩu ngữ cùng với câu nói phủ định “Chưa cần
rửa phì phèo châm điếu thuốc”, tác giả đã khắc họa rõ nét sự coi thường gian khổ của những
người lính. (7) Trải qua khói bụi, khó khăn và thử thách, họ vẫn đứng lên trên hoàn cảnh, họ vẫn
lạc quan trên con đường vào tới miền Nam, khói bụi có thể làm mờ mắt những người lính lái xe
nhưng lại không thể làm mờ đi con đường của những người lính vào với miền Nam. (8) Họ coi
thường hoàn cảnh, lấy những khó khăn thử thách ấy làm cơ sở để tạo nên niềm vui, tạo nên tiếng
cười cho mình. (9) Dường như cái “không” về mặt vật chất đã tạo nên cho học cái “có” về mặt
tinh thần, đi trên con đường Trường Sơn ác liệt đầy bom đạn nhưng trên khuôn mặt họ vẫn rạng
lên một tiếng cười vui vẻ: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. (10) Tiếng cười của các anh cất lên
một cách sảng khoái, hồn nhiên và vui tươi, vô tư của những người lính đã gợi lên cho chúng ta
tâm hồn lạc quan của những người lính. (11) Nếu đến với “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê
Minh Khuê, ta thấy được lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của những
cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, thì trên cùng một tuyến đường,
những chàng lính lái xe cùng với nét ngang tàng, kiêu bạc nhưng lại có tâm hồn hồn nhiên và lạc
quan lại được khắc họa nên một cách rõ nét trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm
Tiến Duật. (12) Về nghệ thuật, …
Khổ 4:
“Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”
(2) Xưa nay thì những chiếc xe vận tải sẽ có những tấm kính đề bảo vệ cho người lái xe và hàng
hóa, nhưng trong thơ của Phạm Tiến Duật, những chiếc xe vận tải quân sự lại không có kính chắn.
(3) Cũng chính vì không có kính chắn nên các anh đã gặp rất nhiều khó khăn trên suốt chặng
đường lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đi vào miền Nam giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. (4) Tác giả tiếp tục sử dụng nghệt thuật điệp từ, điệp cấu trúc câu “Không có … ừ thì …” để
khắc họa tiểu đội xe không kính đang hành quân trong những khó khăn, mưa gió của con đường
Trường Sơn ác liệt. (5) Điệp ngữ “mưa” được trở đi trở lại hai lần trong một câu thơ tạo nhịp điệu
cho câu thơ kết hợp cũng với những động từ mạnh như “tuôn”, “xối” đã gợi ra một cơn mưa to,
những hạt mưa dày đang xối vào mặt của những người lính, cản trở tầm nhìn của các anh. (6) Tuy
tầm nhìn bị cản trở, trang phục các anh thì ướt sũng nhưng họ vẫn “chưa cần thay”, không màng
gian khổ mà quyết tâm “lái trăm cây số nữa. (7) Trăm cây số đường rừng với địa hình phức tạp
cùng với những mối nguy hiểm, đường dốc, bom nổ chậm, … nhưng các anh vẫn sẵn sàng đánh
đổi bằng cả xương máu của mình, họ sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để đổi lấy hòa bình
cho đất nước. (8) Câu thơ cuối cùng của khổ của khổ thơ thứ bốn có bảy tiếng nhưng lại có đến
sáu tiếng mang thanh bằng, riêng duy nhất chỉ có một tiếng “gió” mang âm điệu của thanh trắc,
diễn tả cảm giác nhẹ nhàng, ung dung và thanh thản của những người lính. (9) Họ đứng cao hơn
hoàn cảnh, họ coi thường hoàn cảnh, họ coi những khó khăn gian khó là cơ hội để thử thách, rèn
luyện lòng kiên trì, dũng cảm của bản thân, họ lấy khó khăn làm niềm vui cho mình. (10) Đến với
“Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê, ta thấy được lòng dũng cảm và tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn. (11) Thì trên cùng một tuyến đường, những chàng lính lái xe cùng với nét ngang
tàng, kiêu bạc nhưng lại có tâm hồn hồn nhiên và lạc quan lại được khắc họa nên một cách rõ nét
trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (12) Về nghệ thuật, …
Khổ 5:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu dội
(2) Ôi, sự khốc liệt nơi chiến trường đã tạo nên tiểu đội xe không kính! Nếu ở phần trên tác giả chỉ
khắc hoạ một chiếc xe, thì đến khổ năm, tác giả đã khắc hoạ thành một tiểu đội xe không kính. (3)
Những chiếc xe đã vượt qua bom rơi đạn nổ với một tư thế kiêu hãnh để tìm về bên nhau. Sự sum
vầy, đoàn tụ, quây quần đã được biểu tượng qua từ “họp”. “Tiểu đội xe không kính” không phải
tên chính thức của một đơn vị trong quân đội. (4) Đó là tên do các anh tự đặt để tạo nên một tiểu
đội mới, một gia đình mới, những người đồng chí mới.
“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới”
(5) Con đường Trường Sơn dường như trở thành con đường hội ngộ của thế hệ trẻ Việt Nam trong
những năm tháng đánh Mỹ cứu nước.
“Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
(6) Cái bắt tay ở đây thật đặc biệt, cái bắt tay đã thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, nó
như lời chào, lời chúc, truyền cho nhau lời động viên chiến thắng. (7) Đọc những câu thơ của
Phạm Tiến Duật, ta lại nhớ tới “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu; đó là những
bàn tay tìm đến nhau, truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, đồng đội một cách thâm trầm, ý
nhị, sâu lắng, đồng cam cộng khổ, cùng nhau vượt qua gian khó của cuộc sống thời chiến. (8) Còn
cái bắt tay trong thơ của Phạm Tiến Duật thì lại hồn nhiên, trẻ trung, tinh nghịch. (9) Cái “không”
về mặt vật chất đã tạo cho các anh cái “có” về mặt tinh thần. (10) Tóm lại, khổ năm của “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) đã cho ta thấy được tình đồng chí đồng đội của
những người lính bộ đội cụ Hồ trên tuyến đường vận tải Trường Sơn đầy gian lao, thử thách. (11)
Nếu đến với “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê, ta thấy được lòng dũng cảm và
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn, thì trên cùng một tuyến đường, những chàng lính lái xe cùng với nét ngang
tàng, kiêu bạc nhưng lại có tâm hồn hồn nhiên và lạc quan lại được khắc họa nên một cách rõ nét
trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (12) Về nghệ thuật, …
Khổ 6:
(1) Cách hình thành nên tình đồng chí của các anh lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thật
đơn giản qua khổ sáu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật). (2) Tình đồng
chí, đồng đội được thể hiện qua giây phút sinh hoạt, một cách giản dị và chân thành nơi tuyến lira.
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”
(3) Bếp Hoàng Cầm là loại bếp dã chiến mang tên người anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm, bếp
được đặt dưới mặt đất khi đun khói tản ra, tránh cho máy bay địch khó mà phát hiện được. (4) Câu
thơ đã tái hiện lại hiện thực nơi chiến trường, cụm từ “ta dựng giữa trời” cất lên một cách hiên
ngang kiêu hãnh. Đại từ “ta” vừa là số ít vừa là số nhiều, vừa chính là Phạm Tiến Duật nhưng
cũng đồng thời là đồng đội của ông, vừa là “tôi” mà cũng vừa là “anh”.
“Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
(5) Cả bài thơ chỉ có một từ “chung” duy nhất nhưng đã thể hiện một cách định nghĩa về gia đình,
một cách giản đơn mà sâu sắc của người lính; các anh chỉ ăn với nhau một bữa cơm vội vàng ở
trạm dừng chân dã chiến nhưng đã coi nhau như anh em, chung bát đũa nghĩa là gia đình của nhau
đấy.
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
(6) Những lúc nghỉ ngơi, người lính đã mắc võng bên lề đường, nhưng dù vậy, họ vẫn có cảm giác
“chông chênh” – một từ láy tượng hình gợi nên sự không thăng bằng, không chắc chắn, không có
chỗ dựa vững chắc. (7) Dù thức hay ngủ, dù tỉnh hay mơ, tâm trí người lính vẫn luôn hướng về
những cung đường ra mặt trận; trên chiếc võng ở trạm dừng chân dã chiến, dưới những tán cây
rừng, người lính có những giấc ngủ ngắn, không sâu, cái chợp mắt của các anh có phần vất vả. (8)
Câu kết đã được dùng phép điệp ngữ:
“Lại đi lại đi trời xanh thêm”
Từ “lại đi” hai lần gợi ra những vòng quay liên tục của bánh xe lăn. (9) Mặc dù hiện thực chiến
trường gian khổ, khốc liệt, nhưng các anh không hề ngần ngại, chùn bước; hình ảnh “trời xanh
thêm” là một hình ảnh mang tính ẩn dụ biểu tượng cho hoà bình. (10) Nhìn chiếc xe lăn bánh trên
khắp nẻo đường mặt trận sẽ mang niềm vui và hoà bình đến cho mọi nhà, cho những cơ hội cho
từng người đồng đội của các anh, cho quê hương và xứ sở. (11) Câu thơ đã thể hiện hi vọng, niềm
lạc quan chiếc thắng của những người lính giải phóng quân, hay đó chính là niềm hi vọng cả dân
tộc. (12) Đoạn thơ đã sử dụng nhịp thơ 2/2/3 như nhịp đều đặn của bánh xe lăn, âm hưởng câu thơ
thanh thản nhẹ nhàng như tâm hồn của người chiến sĩ, như khát vọng và tình yêu họ gửi lại cho
đời.
Khổ 7:
Vẻ đẹp của người lính đã được khắc họa, miêu tả đẹp đẽ trong khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội
xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hai câu thơ đầu nói về cái không về mặt vật chất. Với giọng thơ sôi nổi, ngang tàn, đậm chất khẩu
ngữ, tác giả sử dụng điệp ngữ “không có” ba lần kết hợp với câu phủ định, phép liệt kê. Những
chiếc xe càng cào sâu trong tuyến lửa càng bị tàn phá nặng nề, trải qua bao nhiêu trận mưa bom
bão đạn, lúc đầu xe không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe thì bị biến dạng, trần
trụi. Có người cho rằng thùng xe xước đã làm giảm đi sự khốc liệt nơi chiến trường nhưng đối với
người lính vận tải, thùng xe chính là phần quan trọng nhất của chiếc xe bởi thùng xe chở những
người đồng chí, đồng đội, đạn dược, vũ khí, lương thực chi viện cho tiền tuyến nên nhưng người
lính sẵn sàng lấy tính mạng của mình để bảo vệ thùng xe. Hai câu thơ sau nói về cái có về mặt
tinh thần. Những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy thương tích chiến tranh, tưởng chừng như
không thể hoạt động được nữa, nhưng kì diệu thay, những chiếc xe vẫn băng băng ra chiến
trường. Phó từ “vẫn” chỉ sự tiếp diễn của sự vật. Hai tiếng “miền Nam” vô cùng thiên liêng với cả
dân tộc ta lúc bấy giờ. Bác Hồ đã từng khẳng định rằng: “Nam Bộ là máu của máu của miền Nam,
là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay
đổi”, miền Nam chính là thành đồng, là mục đích chiến đấu cao đẹp của những người lính. Tác
giả đã tạo nên sự đối lập giữa hai câu thơ trên và dưới, giữa cái không về mặt vật chất với cái có
về mặt tinh thần. Dấu hai chấm đặt trước phần giải thích lý giải vì sao chiếc xe vẫn có thể hoạt
động được: “Chí cần trong xe có một trái tim”. Ôi, “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, là từ hay nhất
của bài thơ, “trái tim cầm lái”! Tác phẩm sử dụng thể thơ tự do đậm chất văn xuôi, hình tượng thơ
vừa quen vừa lạ, ngôn ngữ thơ đậm chất tự nhiên, giọng điệu thơ ngang tàn, khỏe khoắn, hài
hước, dí dỏm.

You might also like