Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 184

LỜI MỞ ĐẦU

- Để sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về đấu nối, vận hành, kiểm tra các khí
cụ điện, các động cơ điện. Lắp ráp và kiểm tra sửa chữa được mạng chiếu sáng thông dụng
và mạch điện điều khiển động cơ điện đảm bảo đúng trình tự. Đáp ứng các yêu cầu về kỹ
thuật, mỹ thuật, kinh tế, thời gian, an toàn. Quấn hoàn thiện máy biến áp 1 pha đúng trình tự,
đảm bảo đúng yêu cầu. Tác giả đã biên soạn tập bài giảng môn học thực hành Kỹ thuật điện
làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên cao đẳng và đại học ngành Công nghệ tự động.
Bài giảng gồm các phần sau:
+ An toàn điện: Trang bị cho sinh viên tác hại của dòng điện đối với cơ thể con
người, các trường hợp điện giật, các phương pháp bảo vệ an toàn, các loại bảng báo và
các phương pháp sơ cấp cứu tai nạn về điện, sử dụng các dụng cụ an toàn và thao tác
đúng phương pháp sơ cứu tai nạn về điện.
+ Khí cụ điện: Trình bày được trình tự các bước công việc tháo lắp, kiểm tra các
khí cụ điện, thao tác vận hành và kiểm tra chất lượng các khí cụ điện hạ thế đảm bảo
đúng kỹ thuật
+ Điện cơ bản: Trang bị cho sinh viên kỹ năng vẽ và phân tích được sơ đồ mạch
điện điều khiển bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang, mạch điện đèn cầu thang, điều khiển
chuông điện, nắm trình tự các bước lắp ráp mạch điện. Lắp ráp, kiểm tra vận hành các
mạch điện điều theo đúng trình tự, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian.
+ Trang bị điện: Trang bị cho sinh viên trình tự công việc đấu nối, vận hành,
kiểm tra thông số kỹ thuật động cơ điện. Xác định được cực tính và đấu nối, vận hành
và kiểm tra thông số kỹ thuật động cơ điện. phân tích được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ
lắp ráp của mạch điện khởi động từ đơn, khởi đồng từ kép, mạch khởi động sao – tam
giác. Lắp ráp, kiểm tra vận hành các mạch điện điều theo đúng trình tự, đảm bảo kỹ
thuật, mỹ thuật và thời gian.
+ Quấn máy biến áp 1pha: Trang bị cho sinh viên cách tính toán các thông số
quấn máy biến áp 1 pha cảm ứng và tự ngẫu. Quấn hoàn thiện máy biến áp 1 pha, vận
hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật.
Với lần biên soạn đầu tiên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được
sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp, các bạn sinh viên để bài giảng được hoàn
thiệu hơn.
CÁC TÁC GIẢ

i
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. i


MỤC LỤC .................................................................................................................................. ii
BÀI 1: AN TOÀN ĐIỆN ............................................................................................................ 1
I. Mục tiêu học tập .................................................................................................................. 1
II. Lý thuyết liên quan ............................................................................................................ 1
1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người. ........................................................ 1
2. Các trường hợp gây ra tay nạn về điện ........................................................................... 4
3. Các phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện ......................................................... 5
4. Các loại biển báo ........................................................................................................... 9
5. Các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật...................................................... 11
III. Dự trù thiết bị, vật tư thực hành ..................................................................................... 15
IV. Thực hành ....................................................................................................................... 16
V. Phiếu kiểm tra đánh giá. .................................................................................................. 23
BÀI 2: THÁO LẮP, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN ................................ 26
I. Mục tiêu học tập ................................................................................................................ 26
II Lý thuyết liên quan. .......................................................................................................... 26
1. Khí cụ điện đóng cắt bằng tay ...................................................................................... 26
2. Khí cụ điện đóng cắt tự động........................................................................................ 32
3. Khí cụ điện điều khiển và bảo vệ ................................................................................. 35
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................... 45
IV. Thực hành ....................................................................................................................... 46
1. Công tắc. ....................................................................................................................... 47
2 Cầu dao. ............................................................................................................................. 48
3. Áp tô mát ...................................................................................................................... 49
4. Công tắc tơ .................................................................................................................... 50
5. Khởi động từ ................................................................................................................. 51
6. Rơ le trung gian ............................................................................................................ 51
7. Rơ le nhiệt .................................................................................................................... 52
8. Rơ le thời gian .............................................................................................................. 53
9. Nút ấn ........................................................................................................................... 53
V. Phiếu kiểm tra đánh giá. .................................................................................................. 56
BÀI 03: ĐẤU NỐI MẠNG ĐIỆN KHÍ CỤ ĐIÊN THÔNG DỤNG ...................................... 57
I. Mục tiêu học tập ................................................................................................................ 57
II. Lý thuyết liên quan. ......................................................................................................... 57
1. Kỹ thuật nối dây điện ................................................................................................... 57
2. Lắp ráp mạch điện đèn tròn .......................................................................................... 57
3. Lắp đặt và sửa chữa mạch điện đèn cầu thang ............................................................. 58
4. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang .................................................................................... 58

ii
5.Lắp đặt và sửa chữa mạch đèn tổng hợp ....................................................................... 60
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................... 60
IV. Thực hành ....................................................................................................................... 61
1. Thực hành nối dây ........................................................................................................ 61
1.1 Quy trình nối dây ........................................................................................................ 61
1.2 Những sai phạm thường gặp. ...................................................................................... 66
2. Lắp ráp mạch điện đèn tròn .......................................................................................... 67
3. Lắp ráp mạch điện cầu thang ........................................................................................ 70
4. Lắp ráp mạch đèn huỳnh quang .................................................................................... 72
5. Lắp ráp mạch điện tổng hợp ......................................................................................... 75
V. Phiếu kiểm tra đánh giá. .............................................................................................. 79
BÀI 04: VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA CÁC THÔNG SÔ KỸ THUẬT ................................ 80
ĐỘNG CƠ ĐIỆN ..................................................................................................................... 80
I. Mục tiêu học tập ................................................................................................................ 80
II. Lý thuyết liên quan. ......................................................................................................... 80
1. Động cơ điện 1 pha. ...................................................................................................... 80
2 Động cơ không đồng bộ 3 pha........................................................................................... 81
3. Động cơ đồng bộ 3 pha................................................................................................. 82
4. Động cơ 1 chiều ............................................................................................................ 84
5. Phương pháp xác định đầu đầu, đầu cuối cuộn dây động cơ điện xoay chiều 3 pha. .. 85
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................... 86
Dây điện đơn VINACAP 1x1.5 ................................................................................................ 86
IV. Thực hành ....................................................................................................................... 87
1. Động cơ điện không đồng bộ 1 pha. ............................................................................. 87
2. Vận hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật động cơ điện KĐB xoay chiều 3 pha ..... 95
V. Phiếu kiểm tra đánh giá. ................................................................................................ 109
BÀI 05: LẮP RẠP MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN ..................................... 110
I. Mục tiêu học tập .............................................................................................................. 110
II. Lý thuyết liên quan ........................................................................................................ 110
1. Mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện không đảo chiều quay động cơ dùng khởi
động từ đơn ..................................................................................................................... 110
2. Mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện đảo chiều quay động cơ dùng khởi động từ
kép .................................................................................................................................. 111
3. Mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo phương pháp
đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện) ........................................................................... 112
4. Mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo phương pháp
đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian) ...................................... 113
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .............................................................................. 114
IV. Thực hành ..................................................................................................................... 115

iii
1. Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện không đảo chiều quay động cơ
dùng khởi động từ đơn.................................................................................................... 115
2. Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện đảo chiều quay động cơ dùng khởi
động từ kép ..................................................................................................................... 118
3. Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo
phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện)................................................. 121
4. Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo
phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian) ................ 123
V. Phiếu kiểm tra đánh giá. ................................................................................................ 133
BÀI 06: LẮP RẠP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN ..................... 134
I. Mục tiêu học tập .............................................................................................................. 134
II. Lý thuyết liên quan ........................................................................................................ 134
1. Mạch điện khởi động Y/YY ....................................................................................... 134
2.Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ......................................................... 136
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. ...................................................................................... 137
IV. Thực hành ......................................................................................................................... 138
1. . Mạch điện khởi động Y/YY ......................................................................................... 138
2. Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ.................................................... 140
IV.Phiếu kiểm tra đánh giá. ................................................................................................ 147
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH ............................................................. 147
BÀI 07: QUẤN MÁY BIẾN ÁP 1 PHA ................................................................................ 148
I. Mục tiêu học tập .............................................................................................................. 148
II. Lý thuyết liên quan ........................................................................................................ 148
1. Máy biến áp cảm ứng ................................................................................................. 148
2. Máy biến áp tự ngẫu ................................................................................................. 150
3. Tính toán thông số quấn máy biến áp 1 pha cảm ứng ................................................ 152
4.Cách tính toán MBA TN :....................................................................................... 164
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành. .................................................................................. 169
IV. Thực hành. .................................................................................................................... 169
V.Phiếu kiểm tra đánh giá. ..................................................................................................... 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 180

iv
BÀI 1: AN TOÀN ĐIỆN
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng:
Kiến thức:
+ Trình bày được tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người, các trường hợp
điện giật, các phương tiện bảo vệ,
+ Các phương pháp sơ cấp cứu tai nạn về điện
Kỹ năng:
+ Sử dụng các dụng cụ an toàn;
+ Nhận biết được các loại biển báo
+ Thao tác đúng phương pháp sơ cứu tai nạn về điện.
Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo
trong thực hành.
+ Tổ chức nơi thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan
1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người.
Khi cơ thể chạm vào vật dẫn điện thì sẽ có khả năng chịu sự tổn thương gây ra
bởi dòng điện chạy qua. Khi dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụng:
- Tác dụng nhiệt: gây đốt nóng các mô và môi trường sinh học của cơ thể, dẫn
đến sự quá nhiệt của toàn bộ cơ thể và phá huỷ toàn bộ quá trình trao đổi chất. Sự tác
động nhiệt học gây bỏng ở các phần khác nhau của cơ thể.
- Tác dụng điện phân: gây phân huỷ máu, huyết tương và các dung dịch sinh
lý khác của cơ thể người dẫn đến sự phá huỷ trầm trọng các thành phần lý hoá của các
cơ quan trong cơ thể, làm cho chúng không còn khả năng thực hiện được nhiệm vụ của
mình được nữa.
- Tác dụng sinh học: gây sự phấn khích của các mô và phá huỷ các quá trình
nội điện sinh trong cơ thể.
Sự nguy hiểm do điện giật phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
a. Điện trở của người

Hình 1.1 Điện trở của người

1
Điện trở của người là một đại lượng rất không ổn định không chỉ phụ thuộc vào
trạng thái sức khoẻ của cơ thể từng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh,
điều kiện tổn thương …v..v… Điện trở của người có thể thay đổi trong phạm vi từ
600 đến vài chục K.
Giá trị điện trở của người phụ thuộc vào các yếu tố:
- Da ẩm ướt do tiếp xúc với nước hay do mồ hôi cũng làm cho điện trở người giảm.
- Diện tích tiếp xúc của da với điện cực tăng lên hay áp lực tiếp xúc tăng lên
khiến cho điện trở người giảm.
- Thời gian tồn tại dòng điện qua người lâu cũng làm cho điện trở của người
giải vì da bị đốt nóng sẽ đổ mồ hôi khiến điện trở cách điện của da sẽ giảm.
- Điện áp qua người tăng cũng làm cho điện trở của người giảm:
+ Với U ≥ 30V thì da người sẽ bị chọc thủng
+ Với U = 250V thì lớp da coi như bị bỏng hết
b. Đường đi của dòng điện
Về đường đi của dòng điện qua người có thể có rất nhiều trường hợp khác nhau,
tuy vậy có những đường đi cơ bản thường gặp là: dòng qua tay - chân, tay
- tay, chân - chân.
Bảng1.1 Tỷ lệ dòng điện đi qua tim.
TT Đường đi của dòng điện % dòng điện tổng

1 Tay -tay 3.3%

2 Tay trái- chân 3.7%

3 Tay phải- chân 6.7%

4 Chân- chân 0.4%

5 Đầu- tay 7%

6 Đầu- chân 6.8%

c. Cường độ dòng điện.


Dòng điện là nhân tố trực tiếp gây tổn thương khi bị điện giật. Cho tới nay vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị dòng điện có thể gây nguy hiểm chết người. Giá
trị của dòng điện càng cao thì sự nguy hiểm càng lớn. Dòng xoay chiều nguy hiểm hơn
dòng 1 chiều.

2
Bảng 1.2 Tác dụng của cường độ dòng điện đến cơ thể con người
Trị số dòng Tác dụng dòng điện xoay chiều Tác dụng của dòng điện
điện (mA) 50  60Hz một chiều
0,6  1,5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì
23 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì
3 7 Bặp thịt co lại và rung Đau như kim châm cảm
thấy nóng
8  10 Tuy đã khó rời khỏi vật có điện nhưng Nóng tăng lên
vẫn rời được.
Ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm
thay đau.
20  25 Tay không rời khỏi vật có điện, đau khó Nóng càng tăng lên, thịt co
thở. quắp lại nhưng chưa mạnh
50  80 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt đầu Cảm giác nóng mạnh. Bắp
đập mạnh thịt cở tay co rút, khó thở
90  100 Cơ quan hô hấp bị lê liệt kéo dài 3 giây Cơ quan hô hấp bị tê liệt
hoặc dài hơn, tim bị tê liệt đến ngừng
đập.
Ta có thể phân ra thành các ngưỡng:
+ Ngưỡng cảm nhận: I ≤ 1,5mA: Trị số tối thiểu mà con người cảm nhận được có
dòng điện đi qua người.
+ Ngưỡng buông thả: I ≤ 10mA: Trị số lớn nhất mà người có thể rời khỏi được
nguồn điện.
+ Ngưỡng rung cơ tim: Là trị số tối thiểu của dòng điện qua cơ thể người gây nên
hiện tượng rung cơ tim.
Ngưỡng rung cơ tim không chỉ phụ thuộc vào trị số của I mà còn phụ thuộc vào
thời gian tác động:
d. Tần số dòng điện
Dòng điện có tần số trong giới hạn 50 – 60 Hz là phổ biến nhất và tần số đó
nguy hiểm nhất về điện giật. Tần số càng tăng mức độ nguy hiểm càng giảm.
e. Ảnh hưởng của yếu tố thời gian
Thời gian tác động càng lâu thì càng nguy hiểm do thời gian tăng làm cho điện
trở giảm vì lớp da bị nóng dần, lớp sừng trên da bị tiêu huỷ, vì thế tác hại của dòng
điện đối với cơ thể người tăng.
Khi dòng tác động trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc nhịp
đập của tim. Mạch đập của người bình thường 60-80 lần/ phút, một chu kỳ co giãn của
tim khoảng 1 giây. Trong đó có khoảng 0,4s tim nghỉ làm việc, oqr thời điểm này tim

3
rất nhạy cảm với dòng điện chạy qua nó. Nếu t > 1s thì thế nào cũng trùng với thời
điểm nói trên dẫn đến nguy hiểm.
f. Điện áp
Khi hai vị trí trên cơ thể người tồn tại một điện áp, sẽ có Ungười
Ingười =
một dòng điện qua cơ thể người. Với một cơ thể nhất định thì ứng Rngười
với một điện trở nào đó, khi điện áp càng lớn (theo định luật ôm),
mặt khác như phần trên ta đã biết điện áp càng tăng thì điện trở càng giảm, làm cho
dòng điện càng lớn hơn và mức độ nguy hiểm cho người càng cao hơn. Dòng điện
gây tác hại đối với con người, nhưng để sinh ra dòng điện phải tồn tại một điện áp
trên cơ thể người. Vì vậy điện áp là nguồn gốc của tai nạn bị điện điện giật, trị số
điện áp càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng tăng.
g. Môi trường làm việc
* Môi trường đặc biệt nguy hiểm: Đặc biệt ẩm ướt (độ ẩm chiếm tới 100%), nơi
có tác dụng hoá học, nơi vừa có ẩm ướt vừa có bụi kim loại
* Môi trường nguy hiểm cao: Ẩm ướt (độ ẩm chiếm khoảng 75% trở lên), có bụi
kim loại dẫn điện
2. Các trường hợp gây ra tay nạn về điện
2.1. Tiếp xúc trực tiếp
Tai nạn dẫn đến do tiếp xúc các bộ phận của cơ thể người với các phần tử mang
điện. Khi làm việc với đường dây hay nhiều thiết bị điện người có thể chạm phải: Dây
dẫn trần mang điện (1 pha hay nhiều pha), dây điện có vỏ bọc cách điện bị hỏng vỡ,
dây điện đứt con người có thể chạm phải. Việc tiếp xúc với dây pha khi đứng trên nền
đất (như hình dưới) là rất nguy hiểm, nhưng còn nguy hiểm hơn khi đứng trên môi
trường nước (hình minh họa 1.2).

Tiếp xúc tay qua tay Tiếp xúc tay qua chân

Hình 1.2 Các tình huống tiếp xúc trực tiếp

4
2.2 Tiếp xúc gián tiếp
Tai nạn dẫn đến do tiếp xúc giữa bộ phận cơ thể người với các phần tử bình
thường không mang điện nhưng bất ngờ có sự rò điện do cách điện bị hư hỏng (như vỏ
thiết bị, bệ máy)

Hình 1.3 Tình huống tiếp xúc gián tiếp


2.3. Điện áp bước
Điện áp bước là điện áp đặt giữa hai chân người do dòng điện chạm đất gây nên
gọi là điện áp bước.
Khi có dòng điện chạy trong đất, trong vùng lãnh thổ bán kính khoảng 20m sẽ
hình thành điện thế có thể gây nguy hiểm cho con người
- Càng gần điểm chạm đất Ubước càng lớn (ngược với UTx)
- Càng xa điểm chạm đất Ubước càng bé. Với khoảng cách > 20 thì Ubước = 0
Để đảm bảo an toàn cho người, quy trình quy định khi có điểm chạm đất cấm người
đến gần điểm chạm với khoảng cách sau:
- Từ 4-5m với thiết bị trong nhà
- Từ 8-10m với thiết bị ngoài trời
3. Các phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện
3.1 Giới thiệu chung
Để bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng của dòng
điện, hồ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết.
Phương tiện bảo vệ chia làm hai loại: chính và phụ.

5
Bảng 1.2 Các phương tiện bảo vệ
Loại bảo vệ Điện áp cao hơn 1000V Điện áp thấp hơn 1000V
Sào, kìm, găng tay cách điện,
Chính Sào, kìm dụng cụ của thợ điện có cán
cách điện (10cm)
Găng tay cách điện, đệm, bệ, Giầy, đệm, bệ cách điện
Phụ
giầy ống ngắn và dài
Dụng cụ kiểm tra điện
+ Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện.
+ Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thời hàng rào, hàng báo hiệu.
3.2. Phương tiện bảo vệ cách điện
3.2.1 Sào cách điện
Sào cách điện dùng trực tiếp để điều khiển dao cách ly, đặt nối đất di động, thí
nghiệm cao áp.
Sào cách điện gồm 3 phần: phần cách điện, phần làm việc, phần cầm tay.
Độ dài của sào phụ thuộc vào điện áp.
Bảng 1.3 Điện áp định mức và độ dài cách điện của sào cách điện.
Điện thế định mức của Độ dài của phần cách điện
Độ dài tay cầm (m)
thiết bị (kV) (m)
Dưới 1kV Không có tiêu chuẩn Tuỳ theo sự liên hệ
Trên 1kV dưới 10kV 1,0 0,5
Trên 10kV dưới 35kV 1,5 0,7
Trên 35kV dưới 100kV 1,8 0,9
Trên 110kV dưới 220kV 3,0 1,0

Hình1.4 Sào cách điện

6
3.2.2. Kìm cách điện
- Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng cao su.
- Kìm là phương tiện bảo vệ chính dùng với điện áp dưới 35kV.
- Kìm cách điện gồm 3 phần: phần làm việc, phần cách điện và phần cầm tay.
- Kích thước tối thiểu của kìm.
Bảng 1.4 Thông số cần thiết của kìm cách điện
Điện thế định mức của Độ dài của phần cách
Độ dài tay cầm (m)
thiết bị (kV) điện (m)
10 0,45 0,15
35 0,75 0,2

Hình1.5 Kìm cách điện chuyên dùng


3.2.3 Găng tay điện môi, giầy ống, đệm lót, thảm cách điện
Dùng với thiết bị điện, các dụng cụ này được sản xuất riêng với cấu tạo phù hợp
với quy trình. Tuyệt đối không được xem là phương tiện bảo vệ nếu các vật trên
không phải là loại sản xuất riêng dùng cho thiết bị điện. Chú ý rằng cao su chịu ẩm,
ánh sáng, dầu mỡ, nhiệt độ cao, axit… thì độ bền cơ học và tính chất cách điện bị
giảm. Để bảo vệ ủng, gang tay cao su cần phải bỏ trong tủ hoặc thùng.

Hình 1.6 Ủng cách điện Hình 1.7 Gang tay cách điện

Hình 1.8 Thảm cách điện

7
Hình 1.9 Ứng dụng thảm cách điện
3.2.4 Bệ cách điện
Bệ cách điện có kích thước khoảng 75cm x 75cm nhưng không quá 150cm x
150cm, làm bằng tấm gỗ ghép hoặc sứ. Khoảng cách giữa các tấm gỗ không quá
2,5cm. Chiều cao bệ từ sàn gỗ đến nền nhà không nhỏ hơn 10cm.
3.2.5. Thiết bị thử điện di động
Thiết bị thử điện di động dùng để kiểm tra có điện áp hay không và để định pha.
Dụng cụ có bóng đèn neon, đèn sáng khi có dòng điện dung đi qua. Kích thước thiết bị
phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiếu như sau:
Bảng 1.5 Điện áp, kích thước của thiết bị thử điện.
Điện áp định mức Độ dài giá đỡ Độ dài
Độ dài chung
của thiết bị (kV) (mm) tay cầm (mm)
10 320 110 680

10 - 35 510 120 1060

Khi dùng thiết bị thử điện chỉ đưa vào thiết bị thử đến mức cần thiết để có thể thấy
sáng. Chạm vào thiết bị chỉ cần khi vật được thử không có điện áp.

Bút thử điện hiện thị đèn Bút thử điện hiện thị số
Hình1.10 Các loại bút thử điện

8
3.2.6 Một số các dụng cụ bảo vệ thông thường

Hàng rào Dây an toàn Kính bảo vệ


Hình 1.11Các dụng cụ bảo vệ
3.3 Biện pháp an toàn khi làm việc.
3.3.1 Các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện
- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi
tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
- Phải chịu đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính
các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng tiêu chuẩn.
- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.
- Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
- Phải thường xuyên kiểm tra các điện của các thiết bị cũng như của hệ thống điện.
3.3.2 Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện
* Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể
gây tai nạn
- Đảm bảo cách điện của thiết bị điện.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
- Sử dụng điện áp thấp, máybiến áp cách ly.
- Sử dụng tín hiệu, biển báo, khoá liên động.
* Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng
nguy hiểm
- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế.
- Sử dụng máycắt điện an toàn.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ dụng cụ phòng hộ
4. Các loại biển báo
Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến gần vật
mang điện, cấm thao tác những thiết bị gây ra tai nạn chết người, để nhắc nhở...
Phân loại:
- Căn cứ vào đối tượng cần báo hiệu, biển báo gồm:
+ Biển báo chung: Dùng ở nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện cũng
như người đến làm việc.
+ Biển báo riêng: Dùng ở những nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện làm
việc.

9
- Căn cứ vào thời gian sử dụng, biển báo gồm:
+ Biển báo cố định: Đặt trong một thời gian không quy định:
+Biển báo lưu động: Đặt trong một thời gian nhất định.
4.1 Biển báo cấm

Điện giật chết người Cấm phun nước vào nơi có


Cấm sử dụng nước gần
điện
điện
Hình 1.12 Các loại biển báo cấm
4.2 Biển báo cảnh báo nguy hiểm

Điện áp nguy hiểm Cẩn thận điện giật Điện giật chết người
Hình 1.13 Các loại biển báo cảnh báo nguy hiểm
4.3 Biển chỉ dẫn, yêu cầu

Hình 1.14 Các loại biển báo chỉ dẫn

10
5. Các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật
Khi có người bị tai nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và
đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Tỷ lệ nạn nhân
được cứu sống phụ thuộc vào thời gian sơ cứu theo số liệu thống kê như sau:
Bảng 1.6 Thời gian người bị điện giật có thể được cứu sống.
Thời gian, phút 1 2 3 4 5 6
Tỷ lệ cứu sống (%) 98 90 70 50 25 10
Từ số liệu bảng trên, ta thấy thời gian sơ cứu có ý nghĩa sống còn đối với các nạn
nhân. Để có thể tiến hành sơ cứu có hiệu quả, trước hết cần phải luôn ở trạng thái sẵn
sàng. Tất cả mọi người không trừ một ai đều phải nắm vững các thao tác sơ cứu cơ
bản. Nơi làm việc phải có đầy đủ các dụng cụ, phương tiện cứu chữa, tủ thuốc và các
phương tiện khác như bảng biểu, tranh ảnh áp phích .v.v. về vấn đề sơ cứu nạn nhân.
Các bước cứu người khi bị điện giật
Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, ta phải đảm bảo yêu cầu:
- Phải thận trọng và nhanh chóng
- Tùy theo từng tình huống để đề ra phương án tách nạn nhân ra khỏi nguồn
điện một cách thích hợp.
Giải phóng nạn nhân khỏi mạng điện hạ áp
a. Trường hợp có thể cắt mạch điện bằng các thiết bị điều khiển đóng cắt,
cần nhanh chóng cắt mạch điện bằng cầu dao hoặc Aptômát gần nhất.
b. Trường hợp không thể sử dụng các thiết bị đóng cắt cần:
Sử dụng các phương tiện an toàn cá nhân như: ủng cách điện, găng tay cách điện,
có thể dùng dìu cán gỗ chặt đứt dây dẫn, hoặc túm tóc, quần áo khô của nạn nhân để
lôi ra.
Giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cao áp
Việc tiến hành giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cao áp nhất thiết phải
dùng các phương tiện an toàn như sào, ủng, găng tay cách điện .v.v. Có thể dùng các
thiết bị ngắt mạch nhân tạo để cắt mạch đầu nguồn bằng cách ném lên đường dây 1
đoạn dây dẫn nhưng phải nối đất trước một đầu.

11
(a)
(b) (c)

(d)
Hình 1.15 Một số các hình ảnh khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
(a) Đóng cầu dao(b); Dùng sào cách điện; (c) Dung búa chặt đứt dây điện;
(d) Đeo gang tay túm vào áo nạn nhân,
Tình huống 1:
Một người đang đứng dưới đất, tay
chạm vào tủ lạnh bị rò điện.

Cách xử lý: - Rút phích cắm điện, nắp cầu chì hoặc
ngắt aptomat.

- Lót tay bằng vải khô đứng trên bệ cách

12
điện kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh

.
Tình huống 2: Trên đường đi học về,
em và các bạn bất chợt gặp tình huống:
một người bị dây điện trần (không bọc
cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị
đứt đè lên người.

Cách xử lý: Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ)
khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân.

Bước 2: Sơ cứu nạn nhân.


Sau khi đã giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cần nhanh chóng tiến hành áp
dụng các biện pháp sơ cứu. Trước hết cần xác định trạng thái của nạn nhân. Nạn nhân
cần được đặt xuống ở chỗ khô ráo, thoáng mát nhưng tránh gió, nhanh chóng cởi áo,
nới lỏng thắng lưng .v.v. để khỏi cản trở sự hô hấp.
Để nạn nhân nằm ngửa và kiểm tra nhịp tim, cơ quan hô hấp, đồng tử mắt, đồng
thời nhanh chóng cho gọi bác sỹ hoặc nhân viên y tế.
a. Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác, tim còn đập, còn thở: để nạn nhân nằm
yên tĩnh, nới rộng quần áo và cho gửi khí amoniac (NH3).
b. Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự, tim ngừng đập toàn thân co giật: Đưa nạn nhân
đến chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, moi miệng xem có gì vướng không, nhanh
chóng tiến hành các thao tác hà hơi thổi ngạt, kết hợp ấn lồng ngực cho đến khi nhân
viên y tế đến. Chỉ có nhân viên y tế mới có thể khẳng định nạn nhân đã chết hay còn
sống.

13
a) Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp

(a) (b)
Hình 1.16 Hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp
Đặt nạn nhân nằm sấp, mặt nghiêng về một phía. Người cấp cứu ngồi lên mông
nạn nhân và quì 2 đầu gối ép vào hai bên sườn nạn nhân, xoè hai bàn tay đặt lên lưng
phía dưới xương sườn cụt như hình 1.14a. Dùng sức nặng toàn thân đưa người về phía
trước, ấn hai bàn tây xuống theo nhịp thỏ miệng đếm 1,2,3... đều đặn, rồi lại ngẩng
người về phía sau tay không xê dịch... rồi lại ấn theo nhịp 1,2,3... như hình 1.14b.
Người cấp cứu phải bình tĩnh, kiên trì làm liên tục đến khi nào nạn nhân tự thở được
hoặc có lệnh của các y bác sỹ mới được thôi.
b) Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa

(a) (b)
Hình 1.17 Hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa
Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy quần áo kê dưới lưng, cho đầu hơi ngửa ra phía sau.
Một người lấy khăn sạch kéo lưỡi và giữ cho lưỡi khỏi tụt vào. Một người cấp cứu quì
hai đầu gối cách xa đầu nạn nhân khoảng 20 đến 30 cm, cầm hai cẳng tay nạn nhân từ
từ đưa hai tay lên phía trên đầu sao cho hai bàn tây gần chạm nhau và giữa ở vị trí này
2 đến 3 giây đồng hồ như hình 1.15a. Rồi đưa tay nạn nhân xuống lấy sức mình ép hai
khuỷ tay nạn nhân vào lồng ngực của họ. Cần làm cho thật điều hoà theo nhịp 1,2,3...
cho lúc hít vào (đưa tay lên) và 1,2,3 cho lúc thở ra (đưa tay xuống)... như hình 1.15b.
Người cứu phải thực hành liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của
y bác sỹ mới được dừng lại.
Chú ý: Người bị gãy xương ta không làm theo phương pháp này.

14
c) Phương pháp thổi ngạt

(a) (b)
Hình 1.18 Phương pháp thổi ngạt
Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau, hai tay ruỗi thẳng. Đặt một
miếng gạc lên mồm nạn nhân. Người cứu hít không khí đầy lồng ngực rồi thổi mạnh
vào mồm nạn nhân (chú ý phải bịt mũi và một tay đỡ cằm) cứ một phút thổi khoảng 10
lần như hình 1.16 a. Trong khi đó một người đứng cạnh làm động tác xoa tim bằng
cách lấy hai bàn tay chồng lên nhay và đặt vào lồng ngực bên trái nạn nhân (phía tim)
vừa ấn vừa day nhịp nhàng khoảng 60 đến 80 lần trong 1 phút phối hợp việc thổi, cứ
ấn 5 -> 6 lần thì thổi 1 lần. Người cứu phải làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở
được hoặc có lệnh của y, bác sỹ mới được dừng lại. Phương pháp hà hơi thổi ngạt có
hiệu quả rất cao và hiện được áp dụng rất rộng rãi.
Bước 3: Đưa đến bệnh viên hoặc mời nhân viên y tế.
Sau khi sơ cứu ban đầu xong thì nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để
bác sỹ kiểm tra. Chỉ có nhân viên y tế mới có thể khẳng định nạn nhân đã chết hay còn
sống.
III. Dự trù thiết bị, vật tư thực hành
Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên)
TT Tên vật tư Số lượng Đv tính Ghi chú
1 Sào cách điện 01 Cái
2 Thảm cách điện 01 Cái
3 Kìm cách điện 01 Cái
4 Ủng cách điện 01 Cái
5 Các loại biển báo 10 Cái
6 Bút thử điện 01 Cái
7 Dây an toàn 01 Cái
8 Khăn tay 01 Cái
9 Gối 01 Cái
10 Tấm ni lông 01 mét

15
IV. Thực hành
Bài tập 1: Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện .
Tùy vào tình huống tiếp xúc điện gián tiếp hay trực tiếp và cấp điện áp mà ta sử
dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện khác nhau.
Khi sử dụng thì cần thực hiện như sau:
+ Cầm vào phần tay cầm của sào cách điện hay kìm cách điện.
+ Đứng trên bệ cách điện hay thảm cách điện, chân mang giầy cao su, tay
đeo găng cao su, (nếu ở trên cao phải sử dụng đến dây an toàn để làm việc).
PHIẾU LUYỆN TẬP SỐ 1.1
Tên kỹ năng: Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Nhóm: ................................Lớp: ......................Ngày:...................................................
Giáo viên hướng dẫn:........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian Nội dung
Lần Họ và tên
yêu cầu thực hiện công việc
Sinh viên số 1 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng,
thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn...
1 15
Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn
2,3,4 quan sát điện đúng trình tự thực hiện.
Sinh viên số 2 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng,
thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn...
2 10
Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn
1,3,4 quan sát điện đúng trình tự thực hiện.
Sinh viên số 3 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng,
thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn...
3 7
Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn
2,1,4 quan sát điện đúng trình tự thực hiện.
Sinh viên số 4 - Kiểm tra kìm, sào cách điện, ủng,
thực hiện gang tay, thảm, dây an toàn...
4 5
Sinh viên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn
2,3,1 quan sát điện đúng trình tự thực hiện.

16
Bài tập 2. Nhận biết biển báo.
- Đối với biển báo cấm.
+ Khung biển báo hình chữ nhật hoặc tròn viền khung màu đỏ.
+ Chữ màu đen và các hình ảnh ký hiệu phù hợp.

- Đối với biển cảnh báo nguy hiểm


+ Khung biển hình tam giác viền màu đen, nền mà vàng.
+ Chữ màu đen và các hình ảnh biểu tượng phù hợp

- Đối với biển chỉ dẫn, yêu cầu


+ Khung biển hình chữ nhật hay hình vuông nền khung màu xanh.
+ Chữ màu trắng hoặc đen và hình ảnh phù hợp với biển chỉ dẫn

PHIẾU LUYỆN TẬP SỐ 1.2


Tên kỹ năng: Đọc các loại biển báo
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian Nội dung
Lần Họ và tên
yêu cầu thực hiện công việc
- Sinh viên 1 đưa đúng biển báo
Sinh viên 1
1 10 - Sinh viên 2 đọc đúng các biển
Sinh viên 2
báo đưa ra
Sinh viên 2 - Đưa đúng biển báo
2 7
Sinh viên 1 - Đọc đúng các biển báo đưa ra

17
Bài tập 3. Cứu người khi bị điện giật.
a. Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Các bước thực
Tiêu chuẩn thực hiện Hình ảnh
hiện
1. Chọn vị trí đặt Bằng phẳng
nạn nhân
2. Đặt nạn nhân Nằm sấp đúng tư thế
nằm sấp
3. Moi rớt dãi và Sạch rớt dãi, lưỡi không bị
kéo lưỡi ra thụt vào
4. Ngồi lên lưng Đúng vị trí, đúng tư thế
nạn nhân - Quỳ trên lưng nạn nhân.
Đặt hai lòng bàn tay vào hai
mạng sườn (tại xương sườn
cụt), ngón cái trên lưng.
5. Thực hiện Đúng động tác, đúng thời
động tác hô hấp gian, nạn nhân thở được
Động tác 1: Đẩy hơi ra
Nhô toàn thân về phía trước.
Dùng sức nặng toàn thân ấn
vào lưng nạn nhân. Bóp các
ngón tay vào chỗ xương
Đẩy hơi ra
sườn cụt. Miệng đếm 1, 2, 3
Động tác 2: Hút khí vào
Nới tay, ngả người về phía
sau. Nhấc nhẹ lưng nạn nhân
lên để lồng ngực dãn rộng,
phổi nở ra hút khí vào.
Miệng đếm 4, 5, 6. Hút khí vào

6. Nhận xét kết Đầy đủ, đúng các ưu,


quả trong nhóm khuyết điểm các thành viên
trong nhóm

18
PHIẾU LUYỆN TẬP SỐ 1.3
Tên kỹ năng: Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian Nội dung
Lần Họ và tên
yêu cầu thực hiện công việc
Sinh viên 1 đóng vai nạn nhân bị
điện giật.
Sinh viên 1
1 10 Sinh viên 2 đóng vai người sơ cứu
Sinh viên 2
nạn nhận thực hiện thao tác đúng
kỹ thuật.
Sinh viên 2 đóng vai nạn nhân bị
điện giật.
Sinh viên 2
2 7 Sinh viên 1 đóng vai người sơ cứu
Sinh viên 1
nạn nhận thực hiện thao tác đúng
kỹ thuật.

19
b. Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa

Các bước thực Hình ảnh


Tiêu chuẩn thực hiện
hiện

1. Chọn vị trí đặt Bằng phẳng


nạn nhân

2. Đặt nạn nhân Nằm ngửa đúng tư thế


nằm ngửa

3. Kéo lưỡi nạn Lưỡi kéo ra khỏi hàm


nhân răng, ngồi giữ lưỡi đúng
vị trí và tư thế (do người
thứ nhất thực hiện)

4. Chọn vị trí Đúng vị trí, đúng tư thế


ngồi (người cứu
thứ hai)

5. Thực hiện Đúng động tác, đúng


động tác hô hấp nhịp điệu, đúng thời
gian, nạn nhân thở được
đủ , đúng các ưu,6.khuyết
Nhận xét
điểm
kếtcác Đầy đủ, đúng các ưu,
quả trong nhóm khuyết điểm các thành
viên trong nhóm

20
PHIẾU LUYỆN TẬP SỐ 1.4
Tên kỹ năng: Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian Nội dung
Lần Họ và tên
yêu cầu thực hiện công việc
Sinh viên 1 đóng vai nạn nhân bị
Sinh viên 1 điện giật.
1 Sinh viên 2 10 Sinh viên 2,3 đóng vai người sơ
Sinh viên 3 cứu nạn nhận thực hiện thao tác
đúng kỹ thuật.
Sinh viên 2 đóng vai nạn nhân bị
Sinh viên 2 điện giật.
2 Sinh viên 3 7 Sinh viên 1,3 đóng vai người sơ
Sinh viên 1 cứu nạn nhận thực hiện thao tác
đúng kỹ thuật.
Sinh viên 3 đóng vai nạn nhân bị
Sinh viên 3 điện giật.
Sinh viên 1 5 Sinh viên 1,2 đóng vai người sơ
Sinh viên 2 cứu nạn nhận thực hiện thao tác
đúng kỹ thuật.
c.Thực hành hà hơi thổi ngạt

Hình ảnh
Các bước thực hiện Tiêu chuẩn thực hiện

1. Chọn vị trí đặt nạn Bằng phẳng


nhân

2. Đặt nạn nhân nằm Nằm ngửa đúng tư thế

3. Vệ sinh miệng Lưỡi kéo ra khỏi hàm


nạn nhân răng, ngồi giữ lưỡi
đúng vị trí và tư thế
(do người thứ nhất
thực hiện)

21
4. Phủ gạc lên mồm Đúng vị trí, đúng tư
nạn nhân thế

5.Thực hiện các Đúng động tác, đúng


động tác hô hấp: nhịp điệu, đúng thời
gian, nạn nhân thở
được
- Lấy hơi, ngậm mũi
- Thổi qua mũi nạn nhân, thổi mạnh.
Làm khoảng 16-20
lần/phút cho đến khi
nạn nhân hồi tỉnh hẳn.
- Cách lấy hơi thổi
- Thổi qua mồm nạn tương tự như thổi vào
nhân mũi.

6. Nhận xét kết quả Đầy đủ , đúng các ưu,


trong nhóm khuyết điểm các thành
viên trong nhóm

PHIẾU LUYỆN TẬP SỐ 1.5


Tên kỹ năng: Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian Nội dung
Lần Họ và tên
yêu cầu thực hiện công việc
Sinh viên 1 đóng vai nạn nhân bị
điện giật.
Sinh viên 1
1 10 Sinh viên 2 đóng vai người sơ cứu
Sinh viên 2
nạn nhận thực hiện thao tác đúng
kỹ thuật.
Sinh viên 2 đóng vai nạn nhân bị
điện giật.
Sinh viên 2
2 7 Sinh viên 1 đóng vai người sơ cứu
Sinh viên 1
nạn nhận thực hiện thao tác đúng
kỹ thuật.

22
V. Phiếu kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tên kỹ năng: Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần YÊU CẦU ĐIỂM
yêu cầu thực hiện
- Lựa chọn đúng dụng cụ
1 15 phút - Thao tác đúng kỹ thuật
- Đảm bảo thời gian
- Lựa chọn đúng dụng cụ
10 phút - Thao tác đúng kỹ thuật
2
- Đảm bảo thời gian
- Lựa chọn đúng dụng cụ
3 7 phút - Thao tác đúng kỹ thuật
- Đảm bảo thời gian
- Lựa chọn đúng dụng cụ
4 5 phút - Thao tác đúng kỹ thuật
- Đảm bảo thời gian

Điểm trung bình: ( Điểm làn 1+Điểm lần2+Điểm lần 3+Điểm lần 4)/4 =
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


Tên kỹ năng: Đọc các loại biển báo
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần YÊU CẦU ĐIỂM
yêu cầu thực hiện
- Đưa đúng biển báo
1 10 phút - Đọc đúng các biển báo đưa ra
- Đảm bảo thời gian
- Đưa đúng biển báo
7 phút
2 - Đọc đúng các biển báo đưa ra
- Đảm bảo thời gian
Điểm trung bình: ( Điểm lần 1+Điểm lần2 )/2 =
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

23
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tên kỹ năng: Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần YÊU CẦU ĐIỂM
yêu cầu thực hiện
Thao tác đúng kỹ thuật
1 10 phút Đảm bảo thời gian thực hiện

7 phút Thao tác đúng kỹ thuật


2 Đảm bảo thời gian thực hiện

Điểm trung bình: ( Điểm lần 1+Điểm lần2 )/2 =


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tên kỹ năng: Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần YÊU CẦU ĐIỂM
yêu cầu thực hiện
Thao tác đúng kỹ thuật
1 10 phút Đảm bảo thời gian thực hiện

7 phút Thao tác đúng kỹ thuật


2 Đảm bảo thời gian thực hiện

Thao tác đúng kỹ thuật


3 5 phút Đảm bảo thời gian thực hiện

Điểm trung bình: ( Điểm lần 1+Điểm lần2 )/2 =


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

24
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tên kỹ năng: Thực hành theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần YÊU CẦU ĐIỂM
yêu cầu thực hiện
Thao tác đúng kỹ thuật
1 10 phút Đảm bảo thời gian thực hiện

7 phút Thao tác đúng kỹ thuật


2 Đảm bảo thời gian thực hiện

Điểm trung bình: ( Điểm lần 1+Điểm lần2 )/2 =

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

25
BÀI 2: THÁO LẮP, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng:
Kiến thức:
+ Trình bày các bước công việc tháo lắp, kiểm tra các khí cụ điện.
Kỹ năng:
+ Thành thạo thao tác vận hành và kiểm tra chất lượng các khí cụ điện hạ thế
đảm bảo đúng kỹ thuật
Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong
thực hành. Tổ chức nơi thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II Lý thuyết liên quan.
1. Khí cụ điện đóng cắt bằng tay
1.1. Công tắc
Khái niệm
Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và có
dòng điện định mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh sự phóng
điện khi đóng mở. Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500v.
Phân loại
- Công tắc đóng ngắt trực tiếp.
- Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng),
dùng để đóng ngắt chuyển mạch điện, đổi nối sao tam giác cho động cơ.
- Công tắc hành trình loại công tắc này được áp dụng trong các máy cắt gọt
kim loại để điều khiển tự động hóa hành trình làm việc của mạch điện.
Ký hiệu

Tieáp ñieåm
thöôøng hôû

Tieáp ñieåm thöôøng


ñoùng
Coâng taéc haønh trình Coâng taéc ba Coâng taéc ba pha hai
pha ngaû

Hình 2.1 Ký hiệu công tắc


Cấu tạo: tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế nhựa và có lò xo để thao tác chính xác.

26
Hình dáng

Hình 2.2 Các loại công tắc thường dùng


Thông số định mức:
+ Uđm điện áp định mức của công tắc, Uđm>Utt (Utt điện áp tính toán)
+ Iđm dòng điện định mức của công tắc, Iđm>Itt (Itt dòng điện tính toán)
1.2. Cầu dao.
Khái niệm
- Cầu dao là loại khí cụ điện đóng cắt bằng tay mạng điện có điện áp đến 500V.
- Cầu dao thường dùng để đóng cắt mạng điện gia đình hoặc máy sản xuất công
suất nhỏ mà khi làm việc không cần thao tác nhiều.
- Nếu mạng điện có điện áp cao hơn 500V hoặc công suất lớn hơn thì cầu dao
chỉ làm nhiệm vụ đóng cắt không tải, vì trong trường hợp này khi đóng cắt hồ quang
sinh ra rất lớn làm hỏng thiết bị, nguy hiểm cho người thao tác.

27
Phân loại
- Cầu dao 1 pha, cầu dao 3 pha
- Cầu dao có cầu chì, cầu dao không có cầu chì.
- Cầu dao có lưỡi dao phụ, cầu dao không có lưỡi dao phụ.
Kyù hieäu caàu dao khoâng coù caàu chì baûo veä:

moät cöïc hai cöïc ba cöïc boán cöïc


Kyù hieäu caàu dao coù caàu chì baûo veä:

moät cöïc hai cöïc ba cöïc boán cöïc

Hình 2.3 Ký hiệu cầu dao


Cấu tạo
5
5
2
6
1

7 3

4 7
6

Cầu dao 3 cực Cầu dao có lưỡi dao phụ

Hình 2.4 Cấu tạo cầu dao


1. Ngàm tĩnh. 2. Lưỡi dao động. 3. Lưỡi dao phụ.
4. Dây chảy. 5. Tay cầm. 6. Cực đấu dây.
7. Đế (sứ).

Phần chính của cầu dao là ngàm tĩnh và lưỡi dao động, khi đóng lại lưỡi dao sẽ
ăn khớp với ngàm, dòng điện chạy qua, từ nguồn qua lưỡi dao cấp cho phụ tải nhờ hai
cực đấu dây trên và dưới.

28
Cầu dao thường có dây chảy đi kèm để vừa đóng cắt và bảo vệ ngắn mạch cho
mạch điện.Do cầu dao không có bộ phận dập hồ quang nên có loại còn dùng thêm lưỡi
dao phụ để hạn chế hồ quang sinh ra khi đóng cắt.
Hình ảnh

Các loại cầu dao thông thường

Dao caùch ly ngoaøi trôøi Dao caùch ly 630A(tieáp ñaát)


Hình 2.5 Các loại cầu dao thực tế
Tính chọn cầu dao
Trong thực tế, các cầu dao ngoài nhiệm vụ đóng cắt còn bố trí dây chảy để bảo
vệ ngắn mạch. Việc tính toán dây chảy chúng ta phải quan tấm đến cả dòng khởi
động.Tuy nhiên, giá trị dòng khởi động chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chưa đủ điều
kiện để phá hỏng cầu dao nên khi lựa chọn cầu dao chúng ta không cần quan tâm đến
dòng khởi động mà chỉ quan tâm đến dòng điện định mức của phụ tải. Điều kiện lựa
chọn cầu dao như sau:
n
Iđm cầu dao ≥ Itt = ksd.  I dmi .
i 1

Uđm cầu dao ≥ Unguồn.

29
ksd - Hệ số tính đến sự hoạt động đồng thời của các thiết bị ( Giá trị này phải căn cứ
vào hiện trạng làm việc thực tế của các thiết bị trong mạch điện, ta không thể áp đặt
một giá trị kinh nghiệm nào để tính toán) ksd ≤ 1. Nếu các phụ tải đồng thời hoạt động(
chỉ có một cầu dao chính, không có cầu dao nhánh) thì ksd = 1.
1.3 Áp tô mát
Khái niệm
- Áp tô mát là khí cụ dùng để đóng ngắt có vỏ bảo vệ. Khi đóng thì đóng bằng
tay, khi ngắt thì có thể ngắt bằng tay, khi sự cố thì ngắt tự động.
- Các áptômát thường được dùng làm thiết bị đóng ngắt trong mạch điện động
lực và dùng để bảo vệ mạch điện khi có các sự cố quá dòng điện, kém điện áp hoặc
quá công suất.
Phân loại
+ Áptômát bảo vệ quá dòng ( ngắn mạch hoặc quá tải )
+ Áptômát bảo vệ quá điện áp
+ Áptômát bảo vệ kém áp
+ Áptômát bảo vệ chống giật (áptômát vi sai )
+ Áptômát bảo vệ vạn năng
Cấu tạo

Hình 2.6 Cấu tạo Áptômát


1- Cần gạt 2- Bộ truyền động cơ khí. 3- Các tiếp điểm. 4- Các đầu nôi.
5- Thanh lưỡng kim nhiệt. 6- Vít điều chỉnh7- Cuộn cắt từ 8- Buồng dập hồ quang
Ta xét 2 dạng chính:
+ Áp tô mát quá dòng điện:
5 1- Tiếp xúc động
3 4
2- Móc kéo
1
3- Móc kéo- đòn bẩy
6 4-5- Lò xo
2 6- Cuộn dây dòng điện

Hình (a)
30
+ Áp tô mát thấp điện áp:
6 1- Tiếp xúc động
5 2- Móc kéo
1 3- Móc kéo- đòn bẩy
4
4-5- Lò xo
6- Cuộn dây điện áp
2 3

Hình 2.7 Cấu tạo áp tô mát


Nguyên lý làm việc
Đóng điện bằng tay móc (2) và (3) ngàm vào nhau.
+ Áptômát quá dòng hình 2.7a
Khi dòng điện còn nhỏ thì nam châm điện (6) có lực hút nhỏ hơn lực kéo của lò
xo (4), đòn bẩy (3) vẫn giữ nguyên trạng thái. Trường hợp mạch bị quá tải hoặc ngắn
mạch dòng điện qua cuộn dây tăng lên rất lớn, lực hút của nam châm lớn hơn lực kéo
của lò xo, đòn bẩy (3) bị hút về phía dưới, ngàm (2) và (3) bị tách ra. Dưới tác dụng
của lò xo (5) tiếp xúc động bị mở ra, cắt mạch điện.
+ Áptômát thấp áp hình 2.7b
Lúc bình thường ở điện áp định mức lực hút của nam châm (6) bằng lực kéo của
của lò xo (4), đòn bẩy (3) giữ nguyên trạng thái. Vì một lý do nào đó điện áp giảm
thấp (ngắn mạch hoặc quá tải) lực hút của nam châm(6) giảm nhỏ hơn lực kéo của lò
xo, đòn bảy (3) bị kéo về phía dưới, ngàm (2) và (3) tách ra. Dưới tác dụng của lò xo
(5) tiếp xúc bị mở ra ngắt mạch điện.
Sau khi ngắt muốn làm việc thì ta phải đóng bằng tay để ngàm (2) và (3) móc
vào nhau, đóng tiếp điểm.
Cách lựa chọn áptômát
Chọn áp tô mát dựa vào 3 yếu tố:
+ Dòng điện tính toán Itt là dòng điện chạy trong mạch qua áp tô mát ở điều
kiện bình thờng (dòng phụ tải)
+ Dòng điện quá tải là dòng điện qua áp tô mát khi bị quá tải, áptômát phải tự
cắt được.
Tuỳ theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải ta thường chọn
IđmATM = (1,25 ÷1,5) Itt
+ Tính chọn lọc: Chọn áp tô mát tác động tức thời hay tác động có thời gian.
Hiện nay xuất hiện nhiều áp tô mát có trang bị cả 2 cơ cấu tự ngắt nhằm mục
đích vừa bảo vệ quá tải vừa bảo vệ ngắn mạch. Giá trị dòng tác động (bảo vệ ngắn
mạch) của áp tô mát này lớn hơn nhiều so với dòng định mức của áptômát.
Điều kiện lựa chọn:

31
- Dòng định mức: IđmATM > Ittqt.
- Dòng điện điều chỉnh bảo vệ quá tải: Iđcqt = (1,1 ÷ 1,2).Ittqt
Ittqt - Dòng điện tính toán đối với trường hợp áptômát nhiệt điện.
n
Itt = ksd.  I dm (ksd là hệ số sử dụng phụ thuộc vào mức độ hoạt động đồng thời
i 1

của các thiết bị. Khi có 1 hoặc khi các thiết bị hoạt động đồng thời thì ksd = 1).
- Dòng điện điều chỉnh bảo vệ ngắn mạch: Iđcnm = (1,1 ÷ 1,2).Ittnm
Ittnm - Dòng điện tính toán đối với bảo vệ ngắn mạch.
Hình dáng :

(a) Áp tô mát 1 pha (b) Áp tô mát 3 pha


Hình 2.8 Các loại áp tô mát
2. Khí cụ điện đóng cắt tự động.
2.1 Công tắc tơ
Khái niệm
Công tắc tơ là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện động lực bằng tay
(thông qua bộ nút ấn) hoặc tự động. Công tắc tơ có thể dùng cho các mạch động lực có
điện áp lên tới 500V, dòng điện định mức đến 600A
Trong mạch điện công nghiệp công tắc tơ thường được dùng để đóng cắt động cơ
điện với tần số đóng cắt lớn, có thể lên tới 1800 lần/ giờ. Công tắc tơ làm việc với điện
áp cho phép trong khoảng (+10 đến 20 % Uđm)
Phân loại
Theo số cực người ta chia thành các loại sau:
- Công tắc tơ 1 cực, 2 cực,3 cực
Theo điện áp làm việc của công tắc tơ người ta chia thành các loại sau:
- Công tắc tơ 1 chiều – DC, công tắc tơ xoay chiều – AC
Theo kết cấu của công tắc tơ người ta chia thành các loại sau:
- Công tắc tơ đơn (sử dụng để điều khiển động cơ quay 1 chiều)
- Công tắc tơ kép: loại này gồm 2 công tắc tơ gắn liền với nhau và có liên
động cơ khí với nhau (chuyên dùng để điều khiển động cơ quay 2 chiều).

32
Cấu tạo
Hệ thống tiếp điểm có hai loại:
- Tiếp điểm chính: còn gọi là tiếp điểm động lực, ở dạng thường mở, cho
phép dòng điện lớn đi qua (đến 600A) giữa các tiếp điểm có buồng dập hồ quang.
- Tiếp điểm phụ: Còn gọi là tiếp điểm điều khiển, có cả thường mở và thường
kín, chỉ chịu được dòng điện rất nhỏ, không có bộ phận dập hồ quang.
- Ngoài chức năng đóng cắt, công tắc tơ còn bảo vệ được sụt áp và cho phép
thao tác với tần số đóng cắt lớn. 6 7




5 

4
1

3
2

Hình 2.9: Cấu tạo công tắc tơ đơn giản


Trong đó: 1. Cuộn dây Rơle
2. Mạch từ cố định.
3. Mạch từ di động.
4. Lò xo.
5. Tiếp điểm chính (thường mở).
6. Tiếp điểm phụ thường đóng.
7. Tiếp điểm phụ thường mở.
Kết cấu công tắc tơ bao gồm các bộ phận: tiếp điểm động chế tạo kiểu bắc cầu có
lò xo nén tiếp điểm để tăng lực tiếp xúc và tự phục hồi trạng thái ban dầu. Giá đỡ tiếp
điểm làm bằng đồng thau, tiếp điểm thường làm bằng bột gốm kim loại.
Nam châm điện chuyển động thường có mạch từ hình E gồm lõi thép tĩnh và lõi
thép phần ứng (động) nhờ có lò xo, công tắc tơ tự về được vị trí ban đầu. Vòng chập
mạch được đặt ở hai đầu mút mạch rẽ của lõi thép tĩnh. Lõi thép phần ứng của nam
châm điện được lắp liền với giá đỡ động, cách điện, trên đó có mang các tiếp điểm
động và lo xo tiếp điểm. Giá đỡ cách điện thường làm bằng bakêlít chuyển động tromg
rãnh dẫn hướng ở trên thân nhựa đúc của công tắc tơ.
Nguyên lý làm việc

33
Khi đặt điện áp U vào hai đầu cuộn dây (1), sẽ có dòng điện chạy trong cuộn dây
sinh ra từ thông móc vòng từ lõi thép cố định (2) sang lõi thép động (3) làm cho lõi
thép bị thút chặt lên lõi thép cố định, tiếp điểm (5), (7) đóng lại, tiếp điểm (6) mở ra.
Đóng hoặc ngắt mạch điện.
Tính chọn:
Iđm ≥ Itt
Uđm ≥ Unguồn
Uch = Umđk
Itt: Dòng điện tính toán, nếu công tắc tơ chỉ đóng ngắt cho một động cơ thì.
Itt = Iđmđc (Iđmđc: Dòng điện định mức của động cơ).
Uđm: Điện áp cách điện an toàn giữa cực tiếp điện với vỏ của công tắc tơ.
Uch: Điện áp cuộn hút của công tắc tơ.
Umđk: Điện áp mạch điều khiển.
Hình dáng :

Hình 2.10 Công tắc tơ thường dùng


2.2 Khởi động từ
Khái niệm
- Là một thiết bị dùng để điều khiển từ xa việc đóng cắt đảo chiều và bảo vệ quá
tải (nếu có mắc thêm rơ le nhiệt) cho các động cơ 3 pha roto lồng sóc.
Khởi động từ khi có một công tắc tơ và rơ le nhiệt gọi là khởi động từ đơn,
thường dùng đóng cắt động cơ điện.
Khởi động từ khi có hai công tắc tơ và rơ le nhiệt gọi là khởi động từ kép, thường
dùng khởi động và điều khiển đảo chiều quay động cơ điện.
Các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu
Động cơ điện không đồng bộ ba pha có thể làm việc liên tục được hay không
tùy thuộc đáng kể vào định mức tin cậy của khởi động từ.

34
Do đó khởi động từ cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Tiếp điểm phải chịu được độ mài mòn, va đập;
- Khả năng đóng cắt cao;
- Thao tác đóng, cắt dứt khoát;
- Tiêu thụ công suất nhỏ nhất;
- Bảo vệ tin cậy động cơ điện khỏi bị quá tải lâu dài;
- Chịu được dòng khởi động của động cơ lớn từ 5÷7 dòng định mức .
Cách lựa chọn khởi động từ
Hiện nay động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc có công suất từ 0,6 đến
100 kW ở nước ta thông dụng hơn cả. Để điều khiển vận hành chúng, người ta thường
dùng khởi động từ. Do đó, để thuận tiện cho việc lựa chọn khởi động từ, nhà sản xuất
thường không những chỉ cho dòng điện định mức của khởi động từ mà còn cho cả
công suất của động cơ điện (mà khởi động từ có thể phục vụ được) ứng với các điện áp
khác nhau. Đôi khi còn hướng dẫn cả công suất lớn nhất và công suất nhỏ nhất của
động cơ điện mà công suất có thể làm việc được ở các điện áp định mức khác nhau.
Khi điện áp lưới tăng, công suất của động cơ điều khiển được cũng tăng. Đó là
do dòng điện ngắt của khởi động từ giảm tương đối ít so với mức độ tăng điện áp,
công suất của động cơ điện làm việc với khởi động từ đã cho tăng theo với mức độ
tăng của điện áp định mức. Điện áp làm việc lớn nhất là 500 V.

Hình 2.11 Khởi động từ


3. Khí cụ điện điều khiển và bảo vệ
3.1 Rơ le trung gian
Công dụng.
- Rơ le trung gian làm nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu điều khiển, trong sơ đồ
mạch điều khiển rơ le trung gian thường nằm ở vị trí trung gian giữa hai rơ le khác
nhau.
- Phân loại thường theo điện áp hút :
+ Loại một chiều thường điện áp 12V, 24V.
+ Loại xoay chiều 24V, 110V, 220V.

35
Cấu tạo
1. Cuộn dây
2. Lõi thép mạch từ
3. Hệ thống tiếp điểm 3
4. Lò xo nhả

4 4

1
2

Hình 2.12 Cấu tạo của rơ le trung gian


Nguyên lý hoạt động.
Khi cho dòng điện vào cuộn dây 1 của rơ le, sẽ tạo ra từ trường trong mạch
chính. Lực hút điện từ sinh ra thắng được lực hút lò xo phản lực và hút nắp mạch từ về
phía lõi. Tiếp điểm thường mở thì đóng lại, tiếp điểm thường đóng thì mở ra.
Khi mất nguồn cuộn dây thì tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Hình ảnh

Hình 2.13 Rơ le trung gian


3.2 Rơ le nhiệt
Khái niệm
Rơle nhiệt là khí cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để bảo vệ quá tải
động cơ điện
Rơle nhiê ̣t là loại rơle có đại lượng tác đô ̣ng đầ u vào là nhiê ̣t đô ̣, đại lượng đầ u ra
là sự thay đổ i các thông số điê ̣n hay trạng thái đóng mở tiế p điể m của rơle.
Thường dùng để bảo vệ quá nhiệt cho động cơ, khống chế nhiệt độ cho các thiết
bị trong gia đình như lò sấy, bình đun nước nóng, bàn là, và các thiết bị công nghiệp
khác, thường dùng kèm với khởi đô ̣ng từ, công tắ c tơ. Dùng ở điê ̣n áp xoay chiề u đế n
500 V, tầ n số 50Hz, loa ̣i mới Iđm đế n 150A điê ̣n áp mô ̣t chiề u tới 440V. Rơle nhiê ̣t
36
không tác đô ̣ng tức thời theo tri ̣ dòng điê ̣n vì có quán tiń h nhiê ̣t lớn phải cầ n thời gian
để phát nóng.
Cấu tạo
Phần chính là một phiến kim loại kép gồm có 2 tấm kim loại: Tấm kim loại có
hệ số giãn nở dài bé và tấm kim loại có hệ số giãn nở dài lớn.
1. Phần tử đốt nóng
2. Phiến kim loại kép (bimêtan)
3. Vít bắt dây mạch động lực
4 và 7. Trục quay
5. Giá nhựa cách điện
6. Vít điều chỉnh trị số dòng bảo vệ
8. Lò xo
9. Đòn bẩy
10. Nút ấn phục hồi
11. Tiếp điểm động
12. Tiếp điểm tĩnh

Hình 2.14 Cấu tạo rơle nhiệt


Nguyên lý làm việc:
Nguyên lý chung của rơle nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện.
Khi bị đốt nóng, phiến kim loại kép uốn cong về phía tấm kim loại có hệ số giãn
nở nhỏ. Phần tử đốt nóng được đặt bao quanh phiến kim loại kép, đấu với mạch động
lực qua vít (3).
Khi có quá tải, dòng điện chạy trong phần tử đốt nóng tăng lên làm cong phiến
kim loại kép, ấn vào vít 6 làm xoay giá 5 để mở ngàm đòn bẩy (9), đòn bẩy (9) xoay
quanh trục (7) nhờ lò xo (8) làm tiếp điểm (11) và (12) mở ra cắt điện ở mạch điều
khiển dẫn đến mạch động lực tắt điện và thiết bị được bảo vệ. Muốn tác động lại phải
cho toả nhiệt hết ở phần tử 1 và phần tử 3 sau đó ấn nút (10).
Hiệu chỉnh - Lựa chọn.
* Lựa chọn:
Rơ le nhiệt chủ yếu để bảo vệ quá tải, có tác động chậm vì thế khi chọn cần chú
ý các thông số:
- Dòng điện định mức của phụ tải phải nằm trong giới hạn điều chỉnh của rơ le
nhiệt. (chọn dòng điện đốt nóng ).
- Dòng điện cho phép của tiếp điểm rơ le nhiệt.
Iđm ≥ Itt. (Itt dòng điện tính toán lấy bằng dòng điện định mức của động cơ)
Iđc = (1,1 ÷ 1,2).Itt. (Iđc dòng điện điều chỉnh của rơle nhiệt

37
Uđm ≥ Unguồn
* Hiệu chỉnh:
Hiệu chỉnh dòng điện tác động của rơ le bằng cách điều chỉnh lực kéo của lò xo
(8). Nằm trong phạm vi (80% - 120%) Idm.
Thời gian làm viê ̣c từ khoảng vài giây đế n vài phút, nên không dùng để bảo vê ̣
ngắ n ma ̣ch đươ ̣c. Muố n bảo vệ ngắ n ma ̣ch thường dùng kèm cầ u chảy.

Hình 2.15 Rơ le nhiệt


3.3. Rơ le thời gian
Khái niệm: Rơle thời gian là khí cụ điện tạo thời gian mở chậm hoặc đóng chậm
của hệ thống tiếp điểm so với thời điểm đưa tín hiệu tác động vào rơle.
Rơle thời gian được dùng để giới hạn thời gian quá tải, tự động mở máy qua
điện trở phụ các động cơ điện; khống chế thời gian hãm của các mạch điều khiển;
đóng cắt tuần tự các mạch điện phụ tải…
Yêu cầu kỹ thuật:
- Duy trì thời gian ổn định, chính xác, không phụ thuộc vào dao động điện áp
nguồn cung cấp, tần số, nhiệt độ và các điều kiện môi trường;
- Dòng điện qua hệ thống tiếp điểm đủ lớn; công suất tiêu thụ nhỏ; kết cấu, sử
dụng đơn giản.
Cấu trúc chung của rơle thời gian gồm:
Khối tạo
Tín hiệu vào Khối nhận Khối chấp Tín hiệu ra
thời gian
tín hiệu trễ hành

Hình 2.16 Sơ đồ khối của rơ le thời gian


- Khối nhận tín hiệu: Có chức năng nhận tín hiệu vào là năng lượng điện, biến
đổi thành năng lượng thích hợp cho bộ phận tạo thời gian hoạt động. Khối nhận tín
hiệu có thể là nam châm điện, động cơ điện, bộ biến đổi điện: biến áp, chỉnh lưu . . .
- Khối tạo thời gian trễ: Có chức năng kéo dài thời gian trễ của rơle. Bộ phận này làm
việc theo nhiều nguyên lý khác nhau như: Điện tử, cơ khí, khí nén, thuỷ lực, điện từ.
- Khối chấp hành: Khi khối tạo trễ thực hiện xong, khối chấp hành sẽ thay đổi
trạng thái mở, đóng các tiếp điểm.

38
Ngoài ra còn có các bộ phận điều chỉnh thời gian tác động, báo hiệu trạng thái
tác động, hiển thị thời gian tác động ở dạng kim chỉ hay chữ số.
Phân loại: Căn cứ vào bộ tạo thời gian trễ có:
Rơle thời gian điện tử; rơle thời gian điện từ; rơle thời gian kiểu thuỷ lực; rơle thời
gian kiểu đồng hồ.
Ký hiệu rơle thời gian trong sơ đồ mạch điện
Rth Rth Rth Rth

a) b) c) d)
Hình 2.17 Ký hiệu cuộn dây và tiếp điểm của rơle thời gian
a) Cuộn dây; b) Tiếp điểm thường mở đóng chậm; c) Tiếp điểm thường đóng mở
chậm; d) Tiếp điểm kép (thướng đóng mở chậm, thường mở đóng chậm)
Rơle thời gian điện tử
+ Sơ đồ mạch điện (hình 2.18)
+ Giới thiệu thiết bị:
R1, VR1, C1: khâu tạo hàm thời gian.
Transistor Q: đóng mở cho rơle RL-DC tác động.
Điện trở R2 = R3 tạo cầu phân áp.
RL-DC: rơle điện từ một chiều 12V có tiếp điểm (thường đóng - NC; thường mở -
NO) cho phép đóng ngắt dòng tới 5A..
OPAMP 741 làm nhiệm vụ so sánh, tín hiệu đầu ra so với đầu vào ở mức cao.
Bé nguån

CL
R
UAC =220
+

DZ12
C1

A +12v
RL-DC

R1 R2

VR
in1 + UA741
B Q
in2 out
+

C
R3

Hình 2.18 Mạch điện rơle thời gian điện tử

39
Nguyên lý làm việc:
Giả sử tại thời điểm ban đầu tụ C có điện áp bằng 0V, đầu ra OPAMP mức cao,
Transitor Q khoá, đầu ra giữ nguyên trạng thái.
Cấp nguồn 220V cho mạch điện, tại A có nguồn +12 V, tại B có U B = 1/2UA=
6V. Đầu ra của UA 741 ở mức cao làm Q khoá, rơle không tác động. Tụ C bắt đầu nạp
điện, khi điện áp trên tụ C lớn hơn điện áp tại điểm B thì OPAMP lật trạng thái, đầu ra
mang dấu “–“ làm cho Q dẫn, khi Q mở bão hoà thì điện áp 12VDC đặt hoàn toàn vào
2 đầu cuộn dây rơle làm cho rơle tác động thay đổi trạng thái tiếp điểm thường đóng,
thường mở.

Nguån Më T¾t Më
4 5
3 6 NC1-4

2 7 NO 1-3
1 8
NO 8-6

UAC 220V NC 8-5


t1
Thêi t2 t3 t4 Thêi t5 t6
gian gian
®Æt ®Æt

Hình 2.19 Sơ đồ nối dây (sơ đồ chân) và biểu đồ thời gian của rơle

(a) Rơ le hiển thị kim (b) rơ le hiển thị số


Hình 2.20 Các loại rơ le thời gian thông dụng
3.4 Nút ấn
Khái niệm
Nút ấn hay còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển
đóng cắt từ xa các thiết bị điện khác nhau. Các dụng cụ báo hiệu và dùng để chuyển
đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu, liên động.

40
Nút ấn thông dung dùng để khởi động dừng động cơ và đảo chiều quay động cơ
bằng cách đóng và ngắt các cuộn dây hút của công tắc tơ, khởi động từ mắc ở mạch
động lực của động cơ. Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, tử điện, trên
hộp nút ấn.
Phân loại :
+ Theo hình dáng bên ngoài chia làm 4 loại : loại hở, bảo vệ chống nước, chống
bụi, loại bảo vệ chống nổ.
+ Theo yêu cầu điều khiển : loại 1 nút, 2 nút, 3 nút.
+ Theo kết cấu bên trong nút ấn có loại có đèn báo và loại không có đèn báo.
Kí hiệu :

ON
hoaëc ON OFF hoaëc OFF

Tieáp ñieåm thöôøng hôû Tieáp ñieåm thöôøng ñoùng

Hình 2.21 Ký hiệu nút ấn


Cấu tạo
Nút bấm gồm các bộ phận chính sau: Tiếp điểm động, tiếp điểm tĩnh, lò xo, vỏ
(hình 2.22).

Hình 2.22. Cấu tạo nút bấm


1. Tiếp điểm động; 2. Tiếp điểm tĩnh; 3. Lò xo
Thông số kỹ thuật lựa chọn nút bấm
Điện áp định mức tiếp điểm chính: Uđm > Ulưới
Dòng điện định mức tiếp điểm chính: Iđm> Itải
Tần số lưới điện: 50Hz
Tuổi thọ: số lần thao tác:  100.000 lần
Khả năng đóng và cắt (tiếp điểm chính chịu được dòng đóng cắt >1,5 Iđm

41
Hình ảnh

Hình 2.23 Các loại nút ấn thông dụng


3.5 Cầu chì
Khái niệm
Cầu chì là khí cụ điện dùng bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh khỏi dòng
điện ngắn mạch. Cầu chì là loại khí cụ điện bảo vệ phổ biến và đơn giản nhất được
dùng bảo vệ cho đường dây, máy biến áp, động cơ điện, mạng điện gia đình . . .
Trường hợp mạch điện bị quá tải dài hạn cầu chì cũng tác động, nhưng không
nên phát huy tính năng này của cầu chì, vì khi đó thiết bị sẽ bị giảm tuổi thọ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đường dây
Cấu tạo:
Cầu chì có loại đặt hở, có loại đặt kín, có loại có thiết bị dập tắt hồ quang…
*Loại hở:
Không có vỏ bọc thường chỉ gồm dây chảy bằng những phiến chì, kẽm, hợp
kim, chì, nhôm hoặc đồng mỏng được dập cắt thành các dạng như hình vẽ sau đó bắt
chặt vào các đầu cực dẫn điện đặt trên tấm cách điện bằng đá, sứ…
Dây chảy cũng có dạng tiết diện tròn làm bằng chì cỡ 5A, 10A, 20A.
*Loại vặn:
Dây chảy đợc đặt trong ống sứ 2 đầu được nối với nắp kim loại. Nút có dạng
răng vít để vặn chặt vào đế. Dây chảy bằng đồng, có khi dùng bạc với các trị số định
mức 6- 10-15-20-25-30-60-100
*Loại kín:
+Không có cát thạch anh:
Vỏ làm bằng chất hữu cơ. Có dạng hình ống. Dây chảy đợc đặt trong ống kín
bằng phíp, 2 đầu có nắp bằng đồng, có ren vặn chặt. Dây chảy đợc nối với các trục tiếp
xúc. Dây chảy bằng kẽm có tiết diện không đều.

42
Khi xảy ra ngắn mạch dây chảy sẽ bị chảy đứt ở chỗ có tiết diện hẹp và phát sinh
hồ quang. Dới tác dụng của nhiệt hồ quang, vỏ phít bị đốt nóng sinh khí thổi tắt hồ
quang.
+Có cát thạch anh:
Vỏ làm bằng ống sứ hình hộp chữ nhật.
Sau khi đặt dây khí bằng đồng lá có dập lỗ dài để tạo tiết diện hẹp, ống đợc đổ
đầy cát thạch anh.
Khi dây chảy đứt cát tràn vào chiếm chỗ dập tắt hồ quang.
Nguyên lý:
Dòng điện trong mạch đi qua dây chảy sẽ làm dây chảy nóng lên theo định luật
Jeunle-Lenx. Nếu dòng điện qua mạch bình thường, nhiệt lượng sinh ra còn trong
phạm vi chịu đựng của dây chảy thì mạch phải hoạt động bình thường.
Khi ngắn mạch (hoặc bị quá tải lớn) dòng điện tăng rất cao, nhiệt lượng sinh ra
sẽ làm dây chảy bị đứt và mạch điện bị cắt, thiết bị được bảo vệ.

(a) (b) (c)


Hình 2.24 Các loại cầu chì
(a) Một cầu chì ống sử dụng trong các thiết bị điện, đạt 3/10 ampe tại 250
vôn. dài khoảng 32 mm.
(b) Cầu chì công nghiệp
(c) Cầu chì thường
Các kí hiệu sử dụng trong bản vẽ

Kí hiệu Tên thiết bị Kí hiệu Tên thiết bị

Tiếp điểm chính


Cầu chì
của Côngtắctơ
Cuộn hút
Áptômát một pha, Côngtắctơ, Rơle
hai pha, ba pha
Cuộn hút Rơle

43
Nút bấm thường thời gian ( Trễ thời
mở điểm có điện)

Cuộn hút Rơle


Nút bấm thường thời gian ( Trễ thời
đóng điểm mất điện)
Tiếp điểm thường Tiếp điểm thường
đóng mở đóng chậm

Tiếp điểm thường Tiếp điểm thường


mở đóng mở chậm

Công tắc hành Ổ cắm ba pha


trình

Máy biến áp tự
Cuộn kháng
ngấu
Động cơ xoay Động cơ xoay
M chiều KĐB ba pha M3~
4/2p chiều 3 pha hai cấp
rôto dây quấn tốc độ

Động cơ xoay
chiều KĐB ba pha
Đèn tín hiệu
M rôto lồng sóc

Tiếp điểm thường


đóng tác động bởi ĐC
Động cơ một chiều
hiệu ứng nhiệt
Cuộn hút Rơle thời
gian ( trễ thời điểm
Nút bấm kép( liên
mất điện và có
động )
điện)
Dạng kí hiệu khác

Tiếp điểm thường


Tiếp điểm thường
đóng
mở
Nút bấm thường Nút bấm thường
mở đóng

44
Tiếp điểm thường
Not Out mở đóng chậm

Tiếp điểm thường


Công tắc ba pha mở đóng mở chậm

Tiếp điểm thường


Công tắc xoay
đóng mở đóng
thường mở
chậm
Tiếp điểm thường
Công tắc xoay đóng tác động bởi
thường đóng hiệu ứng nhiệt
(trực tiếp)
Tiếp điểm thường
Tiếp điểm thường mở tác động bởi
đóng mở chậm hiệu ứng nhiệt(
trực tiếp
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành.
Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên)
TT Tên thiết bị Số lượng Đv tính Ghi chú
1 Cầu dao 1 pha 01 cái
2 Cầu dao 3 pha 01 cái
3 Công tắc 2 cực 01 cái
4 Công tắc 3 cực 01 cái
5 Áp tô mát 1 pha 01 cái
6 Áp tô mát 3 pha 01 cái
7 Công tắc tơ 01 cái
8 Rơ le trung gian 01 cái
9 Rơ le thời gian (On Delay, Off Delay) 01 cái
10 Rơ le nhiệt 01 cái
11 Cầu chì các loại 10 cái
12 Công tắc điện tử 01 cái

45
IV. Thực hành
Việc tháo lắp, kiểm tra chất lượng khí cụ điện là công việc phải làm thường
xuyên khi sử dụng khí cụ điện để đấu nối vận hành mạch điện. Khi có sự cố hư hỏng
người ta dựa trên quan sát và đo đạc để xác định chất lượng khí cụ điện.
Trên đây là trình tự tháo một khí cụ điện điển hình
Trình tự tháo lắp công tắc tơ.
Nội dung
TT Thao tác thực hiện Yêu cầu đạt được
công việc
1 Tháo vỏ Dùng tô vít tháo các Phải nhẹ nhàng cẩn thận tránh làm
móc gài giữa phần gẫy móc gài.
nắp vỏ và phần thân Tách riêng 2 phần nắp và thân
công tắc tơ công tắc tơ ra.

2 Tháo cuộn dây Dùng tay nhấc phần Tách cuộn dây ra khỏi mạch từ
cuộn dây ra khỏi tĩnh.
mạch từ tĩnh Không được làm đứt cuộn dây.

3 Tháo mạch từ tĩnh Dùng tay nhấc phần Tách được mạch từ tĩnh ra khỏi
mạch từ tĩnh ra khỏi vỏ.
thân công tắc tơ. Không được làm cong vênh lõi
thép.
4 Tháo tiếp điểm Dùng tô vít gỡ móc Tách phần tiếp điểm phụ ra khỏi
phụ gài giữa phần tiếp thân công tắc tơ.
điểm phụ với thân Tránh làm gẫy móc gài
công tắc tơ.

5 Tháo hệ thống Nhấc bộ phận dập hồ Tách bộ phận dập hồ quang ra


dập hồ quang quang ra khỏi ngăn khỏi ngăn dập hồ quang.
dập hồ quang Tránh làm cong vênh hệ thống
dập hồ quang.

46
1. Công tắc.
a. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại công tắc thường dùng.
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú

1 Công tắc trực tiếp

2 Công tắc chuyển mạch

…………………..

3 Công tắc hành trình

…………………

b. Quy trình lắp đặt vận hành

Ghi các
Tên các bước Công việc phải
TT Kết quả đạt được thông số kỹ
công việc làm
thuật
Lấy mẫu kích Dán mác ký
Lắp đặt công
1 thước, khoan lỗ Gá lắp vững chắc hiệu tên thiết
tắc
để bắt vít bị theo sơ đồ

Thao tác đóng Đóng cắt dẽ dàng không


2 Vận hành
cắt công tắc vướng các thiết bị khác

c. Quy trình sửa chữa thiết bị

Tên các Ghi các


Kết quả đạt
TT bước công Công việc phải làm thông số kỹ
được
việc thuật
Đóng công tắc dùng
Kiểm tra má Điện trở đo
đồng hồ đo thông
1 tiếp xúc của được rất nhỏ và
mạch đầu vào đầu ra
công tắc bằng không
của công tắc
Kiểm tra bộ Các khe dập hồ
Tháo ngăn dập hồ
phận dập hồ quang đúng
2 quang, vệ sinh các khe
quang (Nếu hướng để phân
hở
có) chia hồ quang

47
2 Cầu dao.
a. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại cầu dao thường dùng.
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú
1 Cầu dao 1 pha
………………
2 Cầu dao 3 pha
…………………..
b. Quy trình lắp đặt vận hành
Ghi các
Tên các bước Kết quả đạt
TT Công việc phải làm thông số kỹ
công việc được
thuật
Dán mác ký
Lắp đặt cầu Lấy mẫu kích thước, Gá lắp vững
1 hiệu tên thiết
dao khoan lỗ để bắt vít chắc
bị theo sơ đồ
Đóng cắt dẽ
Thao tác đóng cắt cầu dàng không
2 Vận hành
dao vướng các thiết
bị khác

c. Quy trình sửa chữa thiết bị


Tên các Ghi các
Kết quả đạt
TT bước công Công việc phải làm thông số kỹ
được
việc thuật
Đóng cầu dao dùng
Kiểm tra má Điện trở đo
đồng hồ đo thông
1 tiếp xúc của được rất nhỏ
mạch đầu vào đầu ra
cầu dao và bằng không
của công tắc
Kiểm tra cầu Pha nào có
Kiểm tra dây chì của
chì và thay điện trở vô
2 từng pha, dùng đồng
thế khi hư cùng thì phải
hồ thông mạch
hỏng thay thế.
Các khe dập hồ
Kiểm tra bộ Tháo ngăn dập hồ
quang đúng
3 phận dập hồ quang, vệ sinh các khe
hướng để phân
quang hở
chia hồ quang

48
3. Áp tô mát
a. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại Áp tô mát thường dùng.

TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú


1

b. Quy trình lắp đặt vận hành


Tên các
Công việc phải Ghi các thông
TT bước công Kết quả đạt được
làm số kỹ thuật
việc
Lấy mẫu kích Dán mác ký
Lắp đặt Áp tô
1 thước, khoan lỗ Gá lắp vững chắc hiệu tên thiết bị
mát
để bắt vít theo sơ đồ
Đóng cắt dẽ dàng
Thao tác đóng
2 Vận hành không vướng các thiết
cắt Áp tô mát
bị khác
c. Quy trình sửa chữa thiết bị
Ghi các
Tên các bước Kết quả đạt
TT Công việc phải làm thông số kỹ
công việc được
thuật
Đóng Áp tô mát dùng
Kiểm tra má Điện trở đo
đồng hồ đo thông mạch
1 tiếp xúc của được rất nhỏ và
đầu vào đầu ra của Áp tô
Áp tô mát bằng không
mát
Kiểm tra tác Áp tô mát nhẩy
Thử nút tác động của Áp
2 động của Áp cần đóng phải ở
tô mát
tô mát vị trí nằm ngang
Kiểm tra các
cuộn dòng áp
3
của Áp tô mát
hỗn hợp

49
4. Công tắc tơ
a. Lập bảng ghi các thông số của các loại công tắc tơ thường dùng
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú

b. Cách nhận biết các phần tử của contactor:


+ Bằng kí số:
- Ba tiếp điểm chính thường kí số là 1, 3, 5 và 2, 4, 6 (hoặc L1, L2, L3 và
T1, T2, T3 hoặc R, S, T và U, V, W)
- Tiếp điểm phụ: có hai kí số, mỗi đầu nối có một đôi kí số làm kí hiệu. Số
thứ nhất chỉ vị trí, thứ tự. Số thứ hai chỉ chức năng nhiệm vụ.
 Tiếp điểm thường đóng: có số thứ nhì 1 – 2 (hoặc NC)
 Tiếp điểm thường hở: có số thứ nhì 3 – 4 (hoặc NO)
- Hai đầu cuộn dây có kí hiệu A1 và A2
+ Bằng cách đo:
Dùng đồng hồ VOM để thang đo ohm ()
- Hai đầu tiếp điểm thường đóng có trị số là 0
- Hai đầu tiếp điểm thường hở có trị số là 
- Hai đầu cuộn dây có trị số  nhất định
c. Đấu nối vận hành
- Quan sát và đo kiểm để xác định các phần tử của contactor.
- Sau khi xác định được các đầu tiếp điểm, cuộn dây. Vẽ bằng kí hiệu lên
sơ đồ hình 1.1 ; 1.2 ; 1.3 ; 1.4 dưới đây.
- Tháo lắp và quan sát các phần tử bên trong contactor.
- Cấp điện vào 2 đầu cuộn dây A1, A2. Dùng ohm kế kiểm tra các tiếp
điểm.

50
A1 A2 A1
NO NO NO

1 3 5 1 3 5

NC NC
NC

NC NC
NC

2 4 6
2 4 6
NO NO
NO
A2

Hình 2.29 Contactor LG Hình 2.30 Contactor Mitsubishi

d. Quy trình sửa chữa thiết bị


- Kiểm tra má tiếp xúc, các tiếp điểm mạch động lực, mạch điều khiển
- Kiểm tra mạch từ công tắc tơ.
- Kiểm tra bộ phận dập hồ quang của công tắc tơ.
5. Khởi động từ
a. Lập bảng ghi các thông số của các loại khởi động từ thường dùng
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú

b. Quy trình sửa chữa thiết bị


- Kiểm tra má tiếp xúc, các tiếp điểm mạch động lực, mạch điều khiển
- Kiểm tra mạch từ khởi động từ.
- Kiểm tra bộ phận dập hồ quang của khởi động từ.
6. Rơ le trung gian
a. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại rơle trung gian thường
dùng.
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú

b. Đấu nối vận hành

- Quan sát và đo kiểm để xác định các chân của rơle trung gian.
- Sau khi xác định được các chân của rơle. Vẽ bằng kí hiệu lên sơ đồ đế cắm của
rơle hình 2.31 dưới đây.
- Cấp điện vào 2 đầu cuộn dây rơle. Dùng ohm kế kiểm tra các tiếp điểm.

51
6 5 4 3 8 7 6 5

9 3

7 8 1 2 10 11 1 2

a)

a) b)
Hình 2.31 Sơ đồ chân đế cắm Rơle trung gian

c. Quy trình sửa chữa thiết bị


- Kiểm tra phần đế cắm chân rơle trung gian.
- Kiểm tra các tiếp điểm thường đóng, thường mở của rơle trung gian.
- Kiểm tra tác động hút, nhả của rơle trung gian.
7. Rơ le nhiệt
a. Lập bảng ghi thông số kỹ thuật của các loại rơ le nhiệt thường dùng.
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú

b. Đấu nối vận hành

- Quan sát và đo kiểm để xác định các chân của rơle nhiệt.
- Sau khi xác định được các chân của rơle. Vẽ bằng kí hiệu lên sơ đồ hình 2.32
dưới đây.

96 NC

2 T1 4 T2 6 T3
95 Com 98 NO

Hình 2.32: Rơle nhiệt

52
c. Quy trình sửa chữa thiết bị
- Kiểm tra phần tử đốt nóng
- Kiểm tra mạch khởi động từ
- Kiểm tra các thiết bị dập hồ quang của các cầu dao có ngăn dập hồ quang.
8. Rơ le thời gian
a. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại rơle thời gian
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú

b. Cách nhận biết các phần tử của Rơ le thời gian:


+ Nhận biết dựa vào sơ đồ chân:
- Bộ tiếp điểm thứ nhất: Đầu dây chung (com) chân số 1, chân số 3 là tiếp
điểm thường hở, chân số 4 là tiếp điểm thường đóng.
- Bộ tiếp điểm thứ hai: Đầu dây chung (com) chân số 8, chân số 5 là thường
đóng, chân số 6 là thường hở.
- Hai đầu cuộn dây là chân số 2 và 7.
Ngoài ra ON DELAY có loại chỉ có một bộ tiếp điểm đóng mở chậm có bộ tiếp
điểm thứ nhất gồm các chân 1, 3, 4 là tiếp điểm đóng nhanh có công dụng giống như
tiếp điểm phụ của contactor)
Để biết được rơle thời gian thuộc loại nào thì xem sơ đồ được thể hiện trên vỏ rơle.
+ Bằng cách đo: Dùng đồng hồ VOM để thang đo ohm ()
- Hai đầu tiếp điểm thường đóng có trị số là 0
- Hai đầu tiếp điểm thường hở có trị số là 
c. Quy trình sửa chữa thiết bị
- Kiểm tra phần đế cắm chân rơle thời gian .
- Kiểm tra các tiếp điểm thường đóng, thường mở của rơle thời gian.
- Kiểm tra các tiếp điểm có tính thời gian
- Kiểm tra, điều chỉnh phần tử điều chỉnh thời gian tác động.
9. Nút ấn
a. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại nút ấn thường dùng.
TT Tên thiết bị, mã hiệu Thông số kỹ thuật Ghi chú

b.Cách nhận biết:


+ Bằng kí hiệu và màu sắc:
- Nút nhất thường đóng: OFF, STOP. Có màu đỏ

53
- Nút nhấn thường hở: ON, START. Có màu xanh. (ngoài ra để điều
khiển động cơ quay thuận: FWD (hoặc FOR). quay nghịch: REV)
+ Bằng cách đo:
Dùng đồng hồ VOM để thang đo ohm ()
- Hai đầu nút nhấn thường đóng có trị số là 0
- Hai đầu nút nhấn thường hở có trị số là 
c. Kiểm tra, đấu nối.
- Quan sát và đo kiểm để xác định các đầu ra của nút nhấn.
- Sau khi xác định được các đầu ra. Vẽ bằng kí hiệu lên sơ đồ hình 2.33 c dưới đây.

FWD FWD
FWD

REV REV
REV

STOP STOP
STOP
(a) c)
b)
Hình 2.33 Nút nhấn đảo chiều quay động cơ
d. Quy trình sửa chữa thiết bị
- Kiểm tra các tiếp điểm thường đóng, thường mở của nút ấn.
- Kiểm tra tác động của nút bấm có chốt cơ khí.
Ghi chú: Sinh viên thực hành lần lượt các khí cụ điện: cầu dao, công tắc, nút bấm, áp tô
mát, công tắc tơ, khởi động từ, rơ le trung gian, rơ le thời gian, rơ le nhiệt.

54
PHIẾU LUYỆN TẬP SỐ
Tên kỹ năng: Tháo lắp, kiểm tra vận hành công tắc tơ
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian Nội dung
Lần Họ và tên
yêu cầu thực hiện công việc
- Sinh viên 1 tháo lắp công tắc tơ,
Sinh viên 1 sinh viên 2 quan sát sinh viên 1.
1 10
Sinh viên 2 - Sinh viên 2 kiểm tra, vận hành
công tắc tơ, sinh viên 1 quan sát.
- Sinh viên 2 tháo lắp công tắc tơ,
Sinh viên 2 sinh viên 1 quan sát sinh viên 2.
2 7
Sinh viên 1 - Sinh viên 1 kiểm tra, vận hành
công tắc tơ, sinh viên 2 quan sát.

55
V. Phiếu kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tên kỹ năng: Tháo lắp, kiểm tra vận hành công tắc tơ
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần YÊU CẦU ĐIỂM
yêu cầu thực hiện
- Tháo lắp công tắc tơ đúng
trình tự
1 10 phút - Kiểm tra, vận hành công tắc tơ
đúng trình tự
- Đảm bảo thời gian
- Tháo lắp công tắc tơ đúng
trình tự
7 phút
2 - Kiểm tra, vận hành công tắc tơ
đúng trình tự
- Đảm bảo thời gian
Điểm trung bình: ( Điểm lần 1+Điểm lần2 )/2 =

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Ghi chú: Các khí cụ điện khác thực hiện các phiếu luyện tập và phiếu đánh giá
tương tự các phiếu trên.

56
BÀI 03: ĐẤU NỐI MẠNG ĐIỆN KHÍ CỤ ĐIÊN THÔNG DỤNG
Thời gian: Lý thuyết 1 giờ 30 phút
Thực hành 8 giờ 30 phút
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng:
Kiến thức :
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch điện điều khiển bóng đèn tròn,
đèn huỳnh quang, mạch điện đèn cầu thang, điều khiển chuông điện, trình bày được
trình tự các bước lắp ráp mạch điện.
Kỹ năng :
+ Lắp ráp, kiểm tra vận hành các mạch điện điều theo đúng trình tự, đảm bảo kỹ
thuật, mỹ thuật và thời gian.
Thái độ :
+ Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình lắp rạp mạch điện chiếu sáng, thái độ
học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong thực hành đấu nối mạng điện. Tổ chức
nơi thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan.
1. Kỹ thuật nối dây điện
Trong quá trình sử dụng điện năng, người ta tổng kết được 70% những hư hỏng
là do bị đứt dây. Vì vậy cho nên việc nối dây là rất quan trọng và rất nhiều khi ta phải
sử dụng các phương pháp nối dây. Tuỳ từng trường hợp mà ta sử dụng các kiểu nối
dây khác nhau như: nối thẳng, nối rẽ, nối đuôi chuột, nối bằng dinomo, nối bằng hàn
nối, nối bằng bộ siết dây.
2. Lắp ráp mạch điện đèn tròn
2.1 Sơ đồ mạch điện
0
A U =220v

CC
Ổ cắm

Công tắc Bóng đèn

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn tròn


2.2 Nguyên lí làm việc cơ bản:
- Công tắc: CT hở mạch đèn Đ không sáng.

57
CT kín mạch có dòng điện chạy qua đèn.
=> Đèn sáng.
- Từ sơ đồ nguyên lí không thể lắp ráp được phải thông qua loại sơ đồ thứ 2, sơ đồ
đi dây.
3. Lắp đặt và sửa chữa mạch điện đèn cầu thang
3.1 Sơ đồ mạch điện.
- Do yêu cầu 1 bóng đèn điều khiển 2 nơi nên dùng 2 công tắc 3 cực.
* Sơ đồ chỉ cần 1 cầu chì bảo vệ:

0
A
CD
CC Bóng đèn
2
2

0 0
1 1
CT1 CT2
a
* Sơ đồ 2 cầu chì bảo vệ (2 dây nguồn đấu vào 2 tiêu điểm không thường trực.)

0
A

CC

1 Bóng đèn 1

0 0
2
CT1 CT2 2
b
Hình 3.2.a b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện cầu thang
4. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
Sơ đồ sử dụng ballast hai dây

58
BALLAST
P N
S1

STARTER

Hình 3.3 Sơ đồ sử dụng ballast hai dây


Sơ đồ sử dụng ballast ba dây

BALLAST
P
S1

N
STARTER
Hình 3.4 Sơ đồ sử dụng ballast ba dây
Sơ đồ sử dụng ballast điện tử

P
N
BALLAST ÑIEÄ
N TÖÛ

Hình 3.5 Sơ đồ sử dụng ballast điện tử

59
5.Lắp đặt và sửa chữa mạch đèn tổng hợp
U= 220V AC
5.1 Sơ đồ nguyên lý
CT1 Đèn sợi đốt
CC1

CT2 Ổ cắm

Đèn huỳnh quang


Nút ấn
Chuông

CT3

Quat trần

Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý mạch điện tổng hợp


III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành.
Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên)
TT Vật tư Số lượng Đv tính Ghi chú
1 Cầu chì 5A 01 cái
2 Công tắc 2 cực 02 cái
3 Công tắc 3 cực 02 cái
4 Ổ cắm 02 cái
5 Áp tô mát 02 cái
6 Bảng điện (200x150) 02 cái
7 Ghen cách điện 02 Mét
8 Bóng đèn tròn 220v 100W 01 cái
9 Bóng đèn huỳnh quang 220V, 60W 01 cái
10 Quật trần
11 Chuông điện
TT Dụng cụ Số lượng Đv tính Ghi chú
1 Kìm điện 01 cái
1 Kìm tuốt dây 01 cái
2 Khoan tay 01 cái
3 Bút thử điện 01 cái
4 Dao con 01 cái

60
IV. Thực hành
1. Thực hành nối dây
1.1 Quy trình nối dây
Bước 1: Bóc vỏ cách điện

Hình 3.7 Bóc bằng dao. Hình 3.8 Bóc bằng kìm tuốt dây
- Cắt chéo góc - Cắt thẳng góc
(1) Đặt dao (1) Đặt dao
+ Đặt phần dây cần tuốt lên đầu ngón + Cầm phần dây gần với vị trí
tay trỏ cắt và đặt vuông góc với dây.
+ Đặt dao chếch 1 góc khoảng 200
(2) Gọt lớp cách điện
+ Không làm hỏng dây. (2) Khía một vệt hình chữ V lên vỏ
+ Di chuyển ngón tay theo vị trí cắt cách điên
(3) Tuốt lớp cách điện Không cắt vào lõi dây.
+ Chỉ gọt riêng vở cách điện thành Cắt một vòng quang lớp cách điện
hình giống như bút chì (3) Tuốt lớp cách điện
+ Dùng tay hoặc kìm tuốt dây để lấy Dùng tay hoặc kìm tuốt dây rút lớp
vỏ. cách điện.

Hình 3.9 Bóc cắt vát Hình 3.10 Bóc phân đoạn

Bóc vỏ cách điện bằng kìm tuốt dây.


- Đặt dây vào đúng cỡ dây: Cầm kìm sao cho có thể nhần thấy lỗ cỡ dây.Kiểm tra
cỡ dây cần tuốt đã phù hợp với cõ dây của kìm tuốt dây chưa.
- Tuốt dây: Bấm kìm, nới lỏng tay khi lớp cách điện đã bị đứt.
- Rút vở cách điện: Dùng tay rút bỏ lớp cách điện.

61
Bước 2: Làm sạch lõi
Làm sạch lõi bằng giấp ráp (giấy nhám) để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện

Hình 3.11 làm sạch lõi


Bước 3: Nối dây:
a. Nối dây dẫn theo đường thẳng ( nối nối tiếp ) _ Dây dẫn lõi 1 sợi

A
B

Hình 3.12Nối dây theo đường thẳng - Dây dẫn lõi 1 sợi
- Bắt chéo 2 dây A và B(đã chuốt và làm sạch vỏ) cần nối lại với nhau. Chú ý:
Nhớ chừa phần để quấn A lên B và B lên A
- Quấn dây A lên thân dây B (sát nhau khoảng 10 vòng)
- Quấn dây B lên thân dây A (sát nhau khoảng 10 vòng)
- Dùng kìm siết chặt lại mối nối.

62
Nối dây dẫn theo đường thẳng ( nối nối tiếp ) _ Dây dẫn lõi nhiều sợi

Hình 3.13 Nối dây dẫn theo đường thẳng- Dây dẫn lõi nhiều sợi
- Tách cáp ra từng sợi riêng rẽ rồi nắn thẳng thành hình nón ( Chừa phần quán A
lên B và ngược lại)
- Cắt bỏ sợi ở giữa, dùng sợi cắt bỏ đo buộc cố định phần chừa lại của đầu dây A
- Đan 2 đầu cáp đã tách sát lại với nhau.
- Quấn từng sợi A lên B. Khi quán xong, gỡ bỏ phần dây buộc ra quấn lần lượt
từng sợi B lên A.
- Dùng kím siết chặt mối nối lại.
b. Nối rẽ ( nối phân nhánh ) _ Dây dẫn lõi 1 sợi

A B

Hình 3.14 Nối rẽ ( nối phân nhánh ) _ Dây dẫn lõi 1 sợi
- Đặt đầu dây A vuông góc với thân dây B(đã được chuốt vỏ và làm sạch)
- Quấn đầu dây A quanh thân dây B về phía sau đầu dây A quanh dây A ra phía
trước dây A rồi quấn lên thân dây B khoảng 7 đến 10 vòng sát nhau.
- Dùng kìm siết chặt lại mối nối.

63
Nối rẻ ( nối phân nhánh ) _ Dây dẫn lõi nhiều sợi

Hình 3.15 Nối rẻ ( nối phân nhánh ) _ Dây dẫn lõi nhiều sợi
Cách 1:
- Tách A đã tuốt thành 2 phần, nắn thẳng từng sợi
- Đặt thân dây B vào giữa dây A(đã tách đôi)
- Quấn lần lượt từng phần đầu A lên thân dây B ra thành 2 bên.
- Dùng kìm siết chặt lại mối nối.
Cách 2:
- Chuốt vỏ thân B một đoạn. Chiều dài (L) bằng 10 lần đường kính dây (D).
- Tách thân B ra thành 2 phần
- Nắn thẳng đầu dây A
- Luồn đầu dây A vào thân B
- Tách dây A thành 2 phần một phần quấn bên trái, một phần quấn bên phải
- Dùng kìm siết chặt lại mối nối.
c. Nối dây dùng phụ kiện _ Nối bằng vít
Làm khuyên:
- Tuốt lớp vỏ cách điện 1 khoảng ( tuỳ theo đường kính vít bắt khoen) và làm
sạch bề mặt dây. Chiều dài L= Đường kính vít + 5 đường kính dây
- Xoắn dây lại thành vòng tròn và xoắn chặt dây lại.
- Dùng kìm siết chặt lại những vòng xoắn.

Hình 3.16 Cách làm khuyên kín


64
Sử dụng thay cho đầu khuyên thông thường, dùng để nối đầu dây dẫn vào một trạm
tiếp điện của thiết bị điện. Làm khuyên hở
Làm
Có hai loại: khuyên
Đầu kínvà đầu code hở
code kín
Nối dây bằng ốc vít.

Hình 3.17 Nối dây dùng phụ kiện _ Nối bằng vít
Nối bằng đai ốc nối dây

Hình 3.18 Nối dây dùng phụ kiện _ Nối bằng đai ốc
- Tuốt lớp vỏ cách điện một khoảng, làm sạch cách điện.
- Xoắn 2 dây cần nối lại với nhau, dùng kìm siết chặt.
- Đưa đai ốc vào đầu nối
- Dùng kìm bấm chặt giữa đai ốc và nối
d. Hàn nối
Hàn nối có tác dụng tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt, không dỉ

Hình 3.19 Hàn nối

65
Cách hàn:
- Cắm mỏ hàn cho đạt tới nhiệt độ tối đa.
- Làm sạch bề mặt nối bằng giấy nhám.
- Chấm mỏ hàn vào nhựa thông ( làm sạch đầu mỏ hàn nhờ axit có trong nhựa
thông).
- Đặt đầu mỏ hàn nghiêng một góc 45 độvới mối nối khoảng 3 đến 5 phút (tùy theo
loại mỏ hàn 40W hay 60W) để cho mối nối nóng lên.
- Đặt chì hàn cách mỏ hàn 1 đến 2 mm để chì tự chảy quanh mối nối.
Bước 4: Cách điện mối nối.
Cách điện mối nối bằng cách quấn băng cách điện, dùng băng dính cuốn lần lượt
từ trái sang phải sao cho mối nối kín
Nối dây dẫn theo đường thẳng

Hình 3.20 Băng cách điện dây nối theo đường thẳng
Nối rẽ nhánh

Hình 3.21 Băng cách điện dây nối rẽ


1.2 Những sai phạm thường gặp.
SAI PHẠM NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Mối nối dẫn điện - Các vòng dây siết không - Dùng kìm siết chặt các vòng
kém chặt. dây.
- Diện tích tiếp xúc 2 dây - Cắt bỏ mối nối đó, tạo mối nối
không đủ lớn. khác đúng kỹ thuật.
- Mặt tiếp điện không sạch - Tháo mối nối ra, nắn lại dây
cho thẳng, vệ sinh dây sạch sẽ

66
rồi nối lại đúng kỹ thuật.
Mối nối bị đứt, - Gây vết cắt trên dây khi bóc Cắt bỏ mối nối đó, tạo mối nối
khi có sức kéo, vỏ cách điện. khác đúng kỹ thuật.
sức căng hoặc - Siết kìm quá mạnh khi tiến
rung chuyển hành nối dây.
Bọc cách điện - Quấn lớp băng sau không Bóc băng cách điện ra quấn lại.
không kín mối đè lên lớp băng trước.
nối - Không quấn băng cách điện
ra ngoài phần lõi dây hở của
mối nối.
- Đầu dây dẫn có cạch sắc
chọc thủng băng cách điện.
2. Lắp ráp mạch điện đèn tròn
2.1 . Sơ đồ đi dây.
0 A

CD
CC
Bóng đèn

Công tắc
Ổ cắm

Bảng điện

Hình 3.22 Sơ đồ đi dây mạch điện đèn tròn


2.2 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu.
* Thiết bị:
Lắp đặt trên bảng thực tập (1,2 x 2)m.
2 cầu chì (cầu chì loại hộp).
1 cầu dao (cầu dao 2 pha).
1 ổ cắm (I = 5A, Uđ = 250V).
1 công tắc (công tắc đơn).
1 bảng điện (20 x 25cm).
1 bóng đèn (25w-220V).

67
2.3 Kiểm tra dụng cụ, thiết bị vật tư
- Cầu chì (CC): Dây chảy cầu chì, bộ bắt chặt và tiếp xúc giữa thân và nắp, các vít
bắt còn không.
- Cầu dao (CD): Kiểm tra độ ăn khớp tiếp xúc giữa lưỡi dao và ngâm, tiếp xúc tĩnh
và độ chắc chắn khi thực hiện thao tác đóng cắt.
- Ổ cắm (ÔC): Kiểm tra má tiếp điện có còn bắt chặt với rắc cắm và độ tiếp xúc
điện, nếu han ta lấy lưỡi dao hoặc giấy ráp cạo sạch.
- Công tắc (CT): Kiểm tra lò xo còn tốt không khi thao tác và tiếp xúc giữa tiếp
điểm động và tiếp điểm tĩnh.
Bóng đèn: Kiểm tra bóng đèn đúng điện áp, công suất quy định không, đui đèn và
bóng có còn gắn chặt, dây tóc bóng đèn còn không.
* Dụng cụ:
- Kìm điện, kéo, dao, đồng hồ vạn năng, tovít (4 cạnh, 2 cạnh), bút thử điện.
* Nguyên vật liệu.
Dây dẫn (2 màu khác nhau) ống gen vuông, đinh vít, băng dính cách điện.
2.4. Trình tự lắp ráp.
Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt.
- Khảo sát nguồn cung cấp: đặt vị trí nào, điện áp là bao nhiêu, xoay chiều hay
ngược chiều.
(Bài thực tập này vị trí nguồn lấy ngay bảng điện Uđm = 220V~).
- Xác định vị trí đặt thiết bị.
Bảng điện:
+ Đặt các thiết bị CD, CT, CC theo đúng sơ đồ đã vẽ sao cho các thiết bị cân ngay
ngắn, gọn đẹp.
+ Đặt bảng điện thực tập theo các kích thước sau:

15- 20cm 25- 30cm

20cm
Bảng thực tập
15cm Bảng điện

Hình 3.23 Sơ đồ bố trí thiết bị mạch điện đèn tròn

68
Thực tế bảng điện đặt ngay ở cửa ra vào, cách mặt đất từ (1,2 ÷ 1,5 )m cách từ mép
cửa (20 ÷ 30)cm để thuận tiện khi thao tác tránh tầm tay của trẻ em. Đối với bóng thì
tuỳ độ cao của mái nhà, trần nhà mà đặt cách mặt đất là bao nhiêu, thường (2 ÷ 5)m và
tuỳ yêu cầu sử dụng đặt xuôi ngược hay ốp lát tường.
- Tuyến đường đi dây bên trên thiết bị nằm trong ống gen hoặc tròn sâu trong
tường.
Bước 2: Thi công mạch điện.
- Bảng điện: Thực hiện gá, bắt chặt và đấu dây vào thiết bị theo đúng sơ đồ.
- Đi gen: Do đoạn dây đi từ bảng điện đến bóng cắt và đi gen trên bảng thực tập
phải thẳng thắn chắc chắn.
- Cắt dây và đi dây: Đoạn dây cắt bằng số đo đoạn gen đi + (10 ÷ 15)cm.
- Đấu dây: Đấu hoàn chỉnh mạch theo sơ đồ.
Bước 3: Kiểm tra nguội
- Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở các đoạn:
+ (CT vị trí kín mạch) có 1 giá trị điện trở nào đó.
+ (CT vị trí hở mạch) đồng hồ chỉ giá trị   .
- Dùng bút thử điện, đóng điện kiểm tra các cầu chì bút thử phải sáng.
Bước 4: Vận hành mạch điện.
- Bất công tắc đèn sáng, tắt công tắc đền tắt
2.5 Một số hư hỏng thông thường, cách kiểm tra sửa chữa.
STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách sửa chữa
1. Tác động CT đèn - Mất nguồn, dây chảy, cầu - Kiểm tra nguồn, kiểm
không sáng chí đứt, tx 2 đầu không tốt. tra dây chảy, nắn, làm
- Tiếp điểm công tắc bị cong, sạch tiếp điểm của
vênh hoặc không tiếp xúc. công tắc.
2. Bóng bật sáng - Điện áp nguồn quá cao do - Dùng biến áp hạ áp
được 2÷3 phút mắc nhầm bóng có điện áp để tăng U phù hợp.
(sáng trắng) thấp sang nguồn có điện áp - Thay bóng phù hợp
cao. với điện áp.
Bóng quá đỏ nhìn - U nguồn quá thấp. - Dùng biến áp tăng áp.
thấy dây tóc.
3. Ổ cắm không có - Mất nguồn, đứt cầu chì. - Kiểm tra lại nguồn
nguồn ra. - Dây nối đến mạch phải của ổ - Kiểm tra CC2, dây
cắm tiếp xúc không tốt. nối từ 0 đến 2.

69
3. Lắp ráp mạch điện cầu thang
3.1 Sơ đồ đi dây:

CC

Bóng đèn

CT1 CT2

(a)

CC

Bóng đèn

CT1 CT2
(b)
Hình 3.24 a- b Sơ đồ đi dây mạch điện cầu thang
3.2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ, nguyên vật liệu.
* Thiết bị:
2 công tắc,1 đèn,1 cầu dao
* Dụng cụ:
- Kìm, kéo, bút thử điện, đồng hồ vạn năng.
* Nguyên vật liệu:
- Dây dẫn, gen vuông, băng dính cách điện.
3.3 Kiểm tra dụng cụ, thiết bị vật tư
- Cầu chì (CC): Dây chảy cầu chì, bộ bắt chặt và tiếp xúc giữa thân và nắp, các vít
bắt còn không.

70
- Cầu dao (CD): Kiểm tra độ ăn khớp tiếp xúc giữa lưỡi dao và ngàm, tiếp xúc tĩnh
và độ chắc chắn khi thực hiện thao tác đóng cắt.
- Ổ cắm (ÔC): Kiểm tra má tiếp điện có còn bắt chặt với giắc cắm và độ tiếp xúc
điện, nếu han ta lấy lưỡi dao hoặc giấy ráp cạo sạch.
Công tắc (CT): Kiểm tra lò xo còn tốt không khi thao tác và tiếp xúc giữa tiếp điểm
động và tiếp điểm tĩnh.
Bóng đèn: Kiểm tra đúng điện áp, công suất quy định không, đui đèn và bóng có
còn gắn chặt, dây tóc bóng đèn còn không.
* Dụng cụ:
- Kìm điện, kéo, dao, đồng hồ vạn năng, tôvít (4 cạnh, 2 cạnh), bút thử điện.
* Nguyên vật liệu.
Dây dẫn (2 màu khác nhau) ống gen vuông, đinh vít, băng dính cách điện.
3.4 Trình tự lắp đặt:
Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt
- Nguồn CC
- Vị trí đặt bóng đèn, CT, CD, tuyến đường đi gen.
Bước 2: Thi công mạch điện.
- Giá bắt chặt CT, CD vào bảng điện và thực tập ở vị trí đã quy định.
- Đi dây: + Đi nổi trong ống gen vuông.
+ Đi ngầm trong tường.
Bước 3: Kiểm tra nguội.
Mạch CT cùng bật lên, cùng bật xuống => Đèn sáng.
CT cái bật lên, cái bật xuống là tắt.
Bước 4: Vận hành chạy thử.
3.5 Một số hư hỏng thông thường.
STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

1. Bật CT1, CT2 đèn - Mất nguồn CC. - Kiểm tra nguồn.
không sáng. - CC đứt dây hoặc do má - Kiểm tra CC.
CC không tiếp xúc. - Kiểm tra CT1, CT2,
- Tiếp điểm công tắc kiểm tra bóng.
không tiếp xúc.
- Đui đèn bị hỏng không
tiếp xúc.

71
2. Bóng sáng chập chờn. - Nguồn CC không ổn - Kiểm tra nguồn.
định. - Kiểm tra CT, CC.
- Tiếp điểm CT, CC tiếp - Kiểm tra đui bóng.
điểm không tốt. - Kiểm tra bóng.
- Đui và bóng bị lỏng, tiếp
xúc không tốt, dây tóc
bóng.
4. Lắp ráp mạch đèn huỳnh quang
4.1 Sơ đồ đi dây.

0 A

CD
CC CL Bóng đèn

Starter

Công tắc
Hình 3.25 Sơ đồ đi dây mạch điện đèn huỳnh quang
4.2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị.
* Dụng cụ:
- Kìm cắt, tovít, kìm điện, kìm mỏ nhọn.
*. Dụng cụ thử.
- Bút điện, đồng hồ vạn năng.
*. Vật liệu gồm:
- Dây súp đơn  1,5 , dây xúp 2 x 0,75. cầu chì, công tắc, chấn lưu, bóng đèn, đui,
state, vít ...
4.3 Kiểm tra dụng cụ, thiết bị vật tư

TT Công việc Thực hiện kiểm tra


1 Lắp đặt ,đầu mối mạch đèn Thiết lập bản vẽ sơ đồ, đấu nối
chiếu sáng huỳnh quang Cố định giá đèn,đui đèn ,chấn lưu
Lựa chon thiết bị
Kiểm tra đáu nối theo sơ đồ nguyên lý

72
2 Kiểm tra thông số mạch cuộn Dùng đồng hồ đo vạn năng kiểm tra
dây chấn lưu thông mạch cuộn dây chấn lưu, sợi tóc 2
đầu bóng đèn huỳnh quang và đèn cao
áp thủy ngân kim đồng hồ chỉ =0 liền
mạch
3 Kiểm tra liền mạch sợi tóc bóng Để thang đo đồng hồ × 1 đặt 2 que đo
đèn vào cực chần lưu đo R thuận cuộn dây
4 Kiểm tra 2 cực và tụ C , của Kiểm tra giữa 2 bản cực của stacte ,đăt
starter 2 que đo của đồng hồ vạn năng vào 2
cực stacte kim đồng hồ phải đứng yên ở
trị số ∞→starter tốt
- nếu kim đồng hồ chỉ một trị số R nào
đó huặc =2 bản cực starter thông nhau
starter không tốt
4.4 Trình tự lắp đặt
Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt
- Khảo sát nguồn cung cấp: đặt vị trí nào, điện áp là bao nhiêu, xoay chiều hay
ngược chiều.
(Bài thực tập này vị trí nguồn lấy ngay bảng điện Uđm = 220V~).
- Xác định vị trí đặt thiết bị.
Bảng điện:
+ Đặt các thiết bị CD, CT, CC theo đúng sơ đồ đã vẽ sao cho các thiết bị cân ngay
ngắn, gọn đẹp.
+ Đặt bảng điện thực tập theo các kích thước sau:

15- 20cm 25- 30cm

15cm

20cm

Bảng thực tập


Bảng điện

Hình 3.26 Sơ đồ bố trí thiết bị mạch điện đèn huỳnh quang


Thực tế bảng điện đặt ngay ở cửa ra vào, cách mặt đất từ (1,2 ÷ 1,5 )m cách từ mép
cửa (20 ÷ 30)cm để thuận tiện khi thao tác tránh tầm tay của trẻ em. Đối với bóng thì
tuỳ độ cao của mái nhà, trần nhà mà đặt cách mặt đất là bao nhiêu, thường (2 ÷ 5)m và
tuỳ yêu cầu sử dụng đặt xuôi ngược hay ốp lát tường.

73
- Tuyến đường đi dây bên trên thiết bị nằm trong ống gen hoặc tròn sâu trong
tường.
Bước 2: Thi công mạch điện
- Bảng điện: Thực hiện giá bắt chặt và đấu dây vào thiết bị theo đúng sơ đồ.
- Đi gen: Do đoạn dây đi từ bảng điện đến bóng cắt và đi gen trên bảng thực tập
phải thẳng thắn chắc chắn.
- Cắt dây và đi dây: Đoạn dây cắt bằng số đo đoạn gen đi + (10 ÷ 15)cm.
- Đấu dây: Đấu hoàn chỉnh mạch theo sơ đồ.
Bước 3: Kiểm tra nguội
- Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở các đoạn: (CT vị trí kín mạch) có 1 giá trị
điện trở nào đó. CT vị trí hở mạch) đông hồ không chỉ giá trị.
- Dùng bút thử điện, đóng điện kiểm tra các cầu chì 1. 3. 5 bút thử phải sáng.
Bước 4: Vận hành chạy thử
4.5 Những sai hỏng thường gặp
TT Hiện tượng Nguyên nhân Dụng cụ Kiểm tra
sửa chữa
1 Bật công tắc Mất nguồn Bút điện , đồng Kiểm tra cầu chì
đèn không sáng hồ vạn năng , nguồn vào áp tô
mát
2 Khi tăt công tăc Do đấu đầu Trực quan bằng Đấu lại công tắc
đèn vẫn nhấp nháy dương không qua mắt thường
công tăc

74
5. Lắp ráp mạch điện tổng hợp
5.1 Sơ đồ đi dây.

CD CC

Bóng Bóng Quạt


đèn Chuông
đèn trần
huỳnh điện
tròn
CT2 quang
Nút
CT1 bấm

Hộp
số

Ổ cắm

Hình 3.27 Sơ đồ đi dây mạch điện tổng hợp

5.2 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu.


* Thiết bị: + 1 Ổ cắm
+ 1 CC
+ 1 CD
+ 2 CT
+ Nút bấm
+ 1 BĐ sợi đốt.
+ 1 Bóng đèn huỳnh quanh.
* Dụng cụ:
- Kìm, kéo, dao, đồng hồ vạn năng, bút thử điện, tô vít (4 cạnh, 2 cạnh).
* Nguyên vật liệu.
- Dây dẫn, ống gen vuông.
5.3 Kiểm tra dụng cụ, thiết bị vật tư
- Cầu chì (CC): Dây chảy cầu chì, bộ bắt chặt và tiếp xúc giữa thân và nắp, các vít
bắt còn không.
- Cầu dao (CD): Kiểm tra độ ăn khớp tiếp xúc giữa lưỡi dao và ngàm, tiếp xúc tĩnh
và độ chắc chắn khi thực hiện thao tác đóng cắt.

75
- Ổ cắm (ÔC): Kiểm tra má tiếp điện có còn bắt chặt với rắc cắm và độ tiếp xúc
điện, nếu han ta lấy lưỡi dao hoặc giấy ráp cạo sạch.
- Công tắc (CT): Kiểm tra lò xo còn tốt không khi thao tác và tiếp xúc giữa tiếp
điểm động và tiếp điểm tĩnh.
Bóng đèn: Kiểm tra điện áp, công suất đúng quy định không, đui đèn và bóng có
còn gắn chặt, dây tóc bóng đèn có còn không. đúng kích thước tiêu chuẩn.
* Dụng cụ:
- Kìm điện, kéo, dao, đồng hồ vạn năng, tovít (4 cạnh, 2 cạnh), bút thử điện.
* Nguyên vật liệu.
Dây dẫn (2 màu khác nhau) ống gen vuông, đinh vít , băng dính cách điện.
5.4 Trình tự lắp đặt.
Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt
Bố trí thiết bị trên bảng điện
Bước 2: Thi công mạch điện
Lắp đặt thiết bị theo đúng sơ đồ lắp đặt.
Bước 3: Kiểm tra nguội
Dùng đồng hồ vạn năng đển thang đo điện trở đo thông mạch giữa các đoạn
mạch.
Bật công tắc thấy đồng hồ lên, tắt công tắc thấy đồng hồ không lên.
Bước 4: Vận hành chạy thử.
Bật tắt công tắc 1 đèn tròn sáng tắt.
Bật tắt công tắc 2 đèn huỳnh quang sáng tắt.
5.5 Những sai hỏng thường gặp
STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách sửa chữa
1 Bật CT1, CT 2, đèn Đ, - Một nguồn CC. - Kiểm tra nguồn.
HQ không sáng. - Đứt cầu chì CC hoặc do - Kiểm tra cầu chì.
má cầu chì không tiếp xúc.
2 Bật CT1, Đ sáng, CT2, - Do tắc te hỏng, chấn lưu - Kiểm tra starter,
HQ không sáng cháy. chấn lưu.
- Do tiếp xúc starter và - Kiểm tra độ tiếp xúc
bóng đèn không tốt. giữa bóng và đề đèn.
- Do đoạn dây nối bên
trong bóng.
3 Ổ cắm không có điện, - Do ổ cắm tiếp xúc không - Kiểm tra độ tiếp
CT1, CT2 đèn vẫn sáng tới, hoặc đoạn dây nối từ xúc.
CC đến ÔC bị đứt, hay tiếp - Kiểm tra đoạn dây.
xúc không tốt

76
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Lăp ráp mạch điện chiếu sáng
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian Nội dung
Lần Họ và tên
yêu cầu thực hiện công việc
- Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
kiểm tra khí cụ điện.
- Sinh viên 2 Khảo sát vị trí lắp đặt và
Sinh viên 1 đánh dấu vị trí và lắp đặt khí cụ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 3 Đấu nối mạch điện theo
1 30 phút
Sinh viên 3 sơ đồ lắp ráp.
Sinh viên 4 - Sinh viên 4 Đo kiểm tra nguội mạch
điện và vận hành mạch điện.
Sinh viên ghi thời gian thực hiện của
mình vào phiếu luyện tập.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
kiểm tra khí cụ điện.
- Sinh viên 3 Khảo sát vị trí lắp đặt và
Sinh viên 1 đánh dấu vị trí và lắp đặt khí cụ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 4 Đấu nối mạch điện theo sơ
2 25 phút
Sinh viên 3 đồ lắp ráp.
Sinh viên 4 - Sinh viên 1 Đo kiểm tra nguội mạch
điện và vận hành mạch điện.
Sinh viên ghi thời gian thực hiện của
mình vào phiếu luyện tập.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1
kiểm tra khí cụ điện.
Sinh viên 2
3 20 phút - Sinh viên 4 Khảo sát vị trí lắp đặt và
Sinh viên 3
đánh dấu vị trí và lắp đặt khí cụ điện.
Sinh viên 4
- Sinh viên 1 Đấu nối mạch điện theo sơ
đồ lắp ráp.

77
- Sinh viên 2 Đo kiểm tra nguội mạch
điện và vận hành mạch điện.
Sinh viên ghi thời gian thực hiện của
mình vào phiếu luyện tập.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
kiểm tra khí cụ điện.
- Sinh viên 1 Khảo sát vị trí lắp đặt và
Sinh viên 1 đánh dấu vị trí và lắp đặt khí cụ điện.
Sinh viên 2 15 phút - Sinh viên 2 Đấu nối mạch điện theo sơ
4
Sinh viên 3 đồ lắp ráp.
Sinh viên 4 - Sinh viên 3 Đo kiểm tra nguội mạch
điện và vận hành mạch điện.
Sinh viên ghi thời gian thực hiện của
mình vào phiếu luyện tập.
Đảm bảo đúng thời gian.
Ghi chú: Khi một sinh viên thực hiện thao tác thì các sinh viên còn lại quan sát các
thao tác thực hiện.

78
V. Phiếu kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: .................................................................................................................
Họ và tên sinh viên:…………….............. MSSV:.......................................................
Nhóm…………Lớp………..................... Ngày..........…tháng........…năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
Điểm Điểm
TT Tiêu chí đánh giá Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
chuẩn đánh giá
1 Trình tự thực hiện 3
- Thực hiện đầy đủ thao tác. 2
- Thực hiện không đử thao tác 1
2 Kết quả đạt được 3
- Hoàn thành sản phẩm 3
- Chưa hoàn thành sản phẩm. 1
3 An toàn 2
- Trang bị đầy đủ bảo hộ 0.4
- Sử dụng đúng các dụng cụ 0.4
và đồ nghề 0.4
- Nơi làm việc gọn gàng ngăn 0.4
nắp 0.4
- Có các điểm nối đất
- An toàn cho người và thiết
bị
4 Thời gian 2
- Đảm bảo an toàn, hoàn 2
thành trước hoặc đúng thời
gian quy định.
- Quá giờ 0
Tổng điểm 10

79
BÀI 04: VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA CÁC THÔNG SÔ KỸ THUẬT
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Thời gian: Lý thuyết 1 giờ 30 phút
Thực hành 8 giờ 30 phút
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng:
Kiến thức:
+ Trình bày được trình tự công việc đấu nối, phương pháp vận hành, kiểm tra
thông số kỹ thuật động cơ điện.
Kỹ năng:
+ Xác định được cực tính và đấu nối, vận hành và kiểm tra thông số kỹ thuật
động cơ điện.
Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình kiểm tra, vận hành động cơ, thái độ
học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong thực hành. Tổ chức nơi thực hành gọn,
sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan.
1. Động cơ điện 1 pha.
1.1 Cấu tạo: gồm hai phần chính
Roto
+ Rotor lồng sóc
+ Rotor dây quấn

Hình 4.1 Roto lồng sóc


Stator
+ Gồm các lõi thép được tạo bởi các lá thép KTĐ
+ Dây quấn: gồm 2 cuộn
- Cuộn làm việc: Ax
- Cuộn khởi động: By
2 cuộn dây này đặt lệch nhau 1 góc 90O

Hình 4.2 Lõi thép Stator


1.2 Nguyên lý làm việc
Khi ta cho điện vào dây quấn stato động cơ không tự quay được. Để cho động cơ
làm việc được, trước hết ta phải quay rôto của động cơ điện theo chiều nào đó, rôto sẽ
tiếp tục quay theo chiều ấy và động cơ làm việc.

80
Vì thế ta phải có biện pháp mở máy, nghĩa là phải tạo cho động cơ 1 pha mômen
mở máy. Ta thường dùng cuộn dây phụ và tụ điện.
* Động cơ dùng dây quấn phụ mở máy
Khi có hai cuộn dây đặt lệch nhau 90 độ sẽ tạo ra từ trường quay giống nhau.
Để tạo ra sự lệch pha về dòng điện chúng ta dùng 2 cuộn dây có các đặc tính về
điện khác nhau và nối chúng song song với nhau.
Một cuộn (A) có điện trở thấp và điện cảm cao là cuộn chính(cuộn làm việc).
Cuộn còn lại (B) có điện trở cao và điện cảm thấp là cuộn phụ(cuộn khởi động).
*Động cơ dùng tụ điện
Để tăng mô men khởi động người ta sử dụng 1 tụ điện mắc nối tiếp với cuộn dây
khởi động.
Nhằm tăng góc pha giữa các cuộn dây gần tới 90 độ.
Tụ điện và cuộn phụ có thể thiết kế để làm việc khi mở máy hoặc làm việc lâu
dài.
Loại động cơ tụ điện có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt nên được sử dụng nhiều
trong dân dụng hoặc trong các thiết bị của hệ thống tự động…
2 Động cơ không đồng bộ 3 pha.
2.1 Cấu tạo:
Gồm 2 phần chính
* Phần tĩnh (Stator)
+ Lõi thép: Gồm các thép KTĐ ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ
rỗng, mặt trong của hình trụ có phay rãnh để đặt dây quấn, lõi thép đợc ép vào vỏ máy
+ Dây quấn: Gồm 3 cuộn dây AX; BY ; CZ .đặt lệch nhau 1 góc 120O điện.
Khi cho dòng xoay chiều 3 pha chạy trong dây quấn Stator tạo thành từ trường
quay có tốc độ n1
+ Vỏ máy: làm bằng gang dùng để giữ chặt lõi thép và cố định trên bệ

Hình 4.3 Lõi thép Stator


* Phần động (Rotor): Là phần quay gồm dây quấn, lõi thép, trục máy
+ Lõi thép: Gồm các lá thép KTĐ ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ có
phay rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lồng trục của máy

81
+ Dây quấn: Gồm 2 kiểu:
- Roto ngắn mạch (Roto lồng sóc) (Hình5-2a, b,c) dây quấn là những thanh
dẫn đặt trong các rãnh của roto 2 đầu đợc nối ngắn mạch bằng 2 vòng đồng tạo thành
lồng sóc
- Roto dây quấn: trong rãnh roto đợc đặt dây quấn 3 pha, đợc nối với Y ba
đầu dây ra đợc nối với 3 vòng tiếp xúc và nối với chổi than để đa ra mạch ngoài nối
vơí biến trở để khởi động máy

Hình 4.4 Hình ảnh về rô to


2.2 Nguyên lý hoạt động
Khi cho dòng điện xoay chiều 3 pha tần số f vào 3 pha dây quấn Starto động cơ sẽ
tạo ra từ trường quay với tốc độ n1 = 60f/p
Từ trường quay này cắt các thanh dẫn của Roto cảm ứng ra trên dây quấn Roto 1 sức
điện động cảm ứng. Vì dây quấn Roto nối ngắn mạch(mạch khép kín) nên sinh ra dòng
điện trong thanh dẫn của rôto . Dòng điện này nằm trong từ trường của stato nên dây
quấn roto chịu tác dụng 1 lực sinh ra momen quay làm cho Roto quay cùng chiều với
chiều quay từ trường Stator với vận tốc n
n ≠ n1
Nếu n = n1 => thì không có sự chuyển động tương đối giữa Roto và Stator => SĐĐ
cảm ứng trong dây quấn Roto = 0 => Fđt = 0 động cơ không quay
n2 = n1 - n n2 gọi là tốc độ trượt
n
s 2 s gọi là hệ số trượt tốc độ
n1
Nếu n = 0 => S = 1
Ứng dụng: Biến đổi điện năng thành cơ năng truyền chuyển động cho hệ thống
truyền động.
3. Động cơ đồng bộ 3 pha.
3.1 Cấu tạo
Gồm 2 phần chính:
- Stator:
+ Lõi thép (1)

82
+ Dây quấn (2)
- Rotor: Gồm 2 phần
+ Lõi thép (3)
+ Dây quấn (4)
Có hai loại rotor: Rotor cực ẩn (hình 4-6b) :
Dùng trong máy có tốc độ cao 3000v/p => Dây
quấn kích từ đợc đặt trong các rãnh
Cực lồi (hình 4.6c): Dùng ở các máy có tốc độ
thấp có nhiều đôi cực dây quấn kích từ đợc quấn
xung quanh thân cực từ
Hình 4.5 Cấu tạo của động cơ đồng bộ

Hình 4.6 a) Cấu tạo Stato, b) Cấu tạo roto cực ẩn, c) Cấu tạo roto cực lồi
3.2 Nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ
Cho dòng điện kích từ (dòng điện không đổi) vào dây quấn kích từ sẽ tạo nên từ tr-
ờng Rotor, khi quay Rotor bằng động cơ sơ cấp (hoặc bằng ngoại lực) từ trường của
Rotor sẽ cắt qua dây quấn phần ứng Stator và cảm ứng Suất điện động xoay chiều hình
sin có trị số hiệu dụng
EO = 4,44 f W1 kdq O
Trong đó
EO : Suất điện động 3 pha
W1 : Số vòng dây trong 1 pha
kdq: Hệ số dây quấn
O : Từ thông cực từ Rotor
Nếu Rotor có P đôi cực khi Rotor quay đợc 1 vòng Suất điện động phần ứng sẽ
biến thiên P chu kỳ
f =Pn (n đo bằng vòng/S)
f = Pn/60 (n đo bằng vòng/phút)

83
4. Động cơ 1 chiều
4.1 Cấu tạo
* Stator (hình 4.10): Gồm một khối thép đúc hình trụ rỗng mặt trong hình trụ có
phay rãnh để đặt dây quấn gọi là dây quấn cực từ
Stator được ép vào vỏ máy

Hình 4.7 Cấu tạo máy điện một chiều


* Rotor (hình 5-7): Gồm các lá thép KTĐ ghép cách điện với nhau tạo thành hình
trụ giữa hình trụ có đặt trục chính là trục của máy
+ Dây quấn Rotor: Gồm các phần tử được nối với nhau theo một qui luật nhất
định thông qua các phiếu góp
+ Phiếu góp: làm bằng các phiến đồng ghép cách điện với nhau đợc gắn đồng
trục với trục rotor
+ Chổi điện(chổi than): Làm bằng than Graphit và được gắn cố định vào vỏ máy
4.2 Nguyên lý làm việc:
Chế độ động cơ:
Đa điện áp 1 chiều vào phần ứng nhờ chổi than A và B vào thanh dẫn abcd, thanh
dẫn mang dòng điện nằm trong từ trường Stator nên chịu tác dụng một lực điện từ có
chiều được xác định bằng qui tắc bàn tay trái. Kết quả là thanh dẫn quay theo chiều
như hình 4.11 => Roto quay => động cơ làm việc

Hình 4.8 Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều

84
5. Phương pháp xác định đầu đầu, đầu cuối cuộn dây động cơ điện xoay chiều 3
pha.
Cực tính là sự quy ước khi ta chọn một đầu dây làm cực tính thì một đầu còn nào
đo của một cuộn dây còn lại sẽ có cùng cực tính. Cực tính cuộn dây có ý nghĩa tương
đối. Hai cuộn dây (hay nhiều cuộn dây) có liên hệ hỗ cảm sẽ có khái niệm cực tính
tương đối so với nhau. Các cuộn dây “có cùng cực tính” khi vectơ điện áp cảm ứng
trong từng cuộn dây đều “cùng phương cùng chiều”
Phương pháp xác định cự tính dùng nguồn xoay chiều:

Hình 4.9 Phương pháp các định cực tính dùng nguồn xoay chiều.
Khi nối dây động cơ 3 pha theo hình a, ta có thể coi đó như một máy biến áp cảm ứng
có cuộn sơ cấp được tạo bởi hai cuộn dây pha nối tiếp cùng chiều, khi cho dò điện
xoay chiều chạy qua cuộn dây sơ cấp thì trên cuộn AX và BY se sinh ra từ thông có
chiều được các định theo quy tắc vặn nút trai.
Vậy 2 từ thông này cùng chiều, móc vòng xuyên qua cuộn dây CZ đóng vai trò là
cuộn thứ cấp nên từ thông tổng qua CZ là lớn nhất. Theo định luật cảm ứng điện từ
trong cuộn dây CZ sinh ra một sức điện động cảm ứng Ecư=1,7Uthử . Khi đó các đầu
dây A,B cùng cực tính, X,Y cùng cực tính. Việc xác định đầu dây còn lại làm tương
tự.
Khi nối dây động cơ 3 pha theo hình b do hai cuộn dây đấu ngược chiều nhau
nên khi cho dòng xoay chiều chạy qua cuộn sơ cấp thì trên cuộn AX và BY sẽ sinh ra
từ thông có chiều ngược nhau được xác định theo quy tắc vặn nút chai.
Vậy 2 từ thông này ngược chiều, móc vòng xuyên qua cuộn dây CZ đóng vai trò
là cuộn thứ cấp nên từ thông tổng qua CZ bị triệt tiêu. Theo định luật cảm ứng điện từ
trong cuộn dây CZ không có sức điện động cảm ứng Ecư=0. Khi đó các đầu dây A,B
ngược cực tính, X,Y ngược cực tính. Việc xác định đầu dây còn lại làm tương tự.
Phương pháp xác định cực tính dùng nguồn một chiều:

85
Hình 4.10 Phương pháp các định cực tính dùng nguồn một chiều.
Khi nối dây như hình 4.10 ta thấy: Khi đóng khóa K, từ thông do cuộn dây pha
A sinh ra được xác định theo quy tắc vặn nút chai. Nếu K chuyển trạng thái từ đóng
sang mở thì từ thông qua cuộn BY suy giảm, theo định luật cảm ứng điện từ trong
cuộn BY sinh ra một sức điện động cảm ứng Ecư cùng chiều với chiều từ thông để
chống lại suy giảm của từ thông.
Kết luận: Nếu K chuyển trạng thái từ đóng sang mở mà điện áp cảm ứng có giá
trị dương ( Kim đồng hồ Vônmet theo chiều dương của thang chia) thì đầu nối với cực
(+) của vônmet có cùng cực tính với đầu nối với cực( +) của nguồn thử, thì đầu nối với
cực - của vônmet có cùng cực tính với đầu nối với cực( -) của nguồn thử,
Chú ý:
+ Do sức điện động cảm ứng rất nhỏ nên đồng hồ thử sử dụng loại milivon có giá
trị “0” nằm giữa.
+ Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, cần chú ý đến nguồn Pin trong đồng hồ.
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành.
Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên)
Số Ghi
TT Tên thiết bị Đv tính
lượng chú
1 Động cơ 1 pha quạt bàn 01 cái
2 Động cơ 1 pha quạt trần 01 cái
3 Động cơ 3 pha 6 đầu dây 01 cái
4 Động cơ 3 pha 9 đầu dây 01 cái
5 Động cơ 3 pha 12 đầu dây 01 cái
6 Động cơ 1 chiều 01 cái
7 Đồng hồ vạn năng 01 cái
8 Pin 1,5 vol 01 cái
9 Dây điện đơn VINACAP 1x1.5 02 mét

86
Số Ghi
TT Dụng cụ Đv tính
lượng chú
1 Cơ lê 10x12 01 cái
2 Kìm vạn năng 01 cái
3 Tô vit các loại 01 bộ
IV. Thực hành
1. Động cơ điện không đồng bộ 1 pha.
1.1. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại động cơ thường dùng với các
loại khác nhau.
Tên thiết bị, Thông số
TT Ghi chú
mã hiệu kỹ thuật

1.2. Phương pháp xác định đầu đầu, đầu cuối cuộn dây động cơ điện xoay chiều 1
pha.
1.2.1 Động cơ 1 pha không chạy tụ
Động cơ chỉ có một cuộn dây làm việc. Việc xác định cực tính đơn giản ta chỉ
cần xác định đầu và đầu cuối cuộn dây.
Có thể dùng đèn thử hoặc đồng hồ vạn năng đo tín hiệu cuộn dây và điện trở
cách điện pha với vỏ.
Loại động cơ này thường dùng thêm 1 cuộn dây khởi động để khởi động trong thời
gian rất ngắn khoảng vài giây sau đo được cắt ra khỏi mạch điện, chủ yếu dùng trong
trường hợp đặc biệt. Còn lại được dùng hầu hết trong loại động cơ roto dây quấn công
suất nhỏ như động cơ có tải trọng nhỏ.
1.2.2 Động cơ 1 pha chạy tụ
Đây là loại động cơ thông dụng hiện nay được sử dụng rộng rãi như quạt bàn,
quạt trần. Việc xác định cực tính cuộn dây ta làm như sau:
a. Khi động cơ có 3 mối dây ra
+ Dùng đèn thử:
- Đo sự thông mạch của cuộn dây làm việc và khởi động và so sánh sự khác
nhau, nếu cuộn nào đèn sáng hơn thì đó là cuộn làm việc còn cuộn nào tối
hơn là cuộn khởi động.
- Đặt 2 đầu que đo thử và 2 đầu làm việc, khởi động ta cũng đo được sự thông
mạch của 2 cuộn dây làm việc và khởi động nối tiếp nhau và đèn thử tối
nhất so với 2 lần trước ta xác định được 2 đầu này cố định với 2 đầu tụ điện.

87
Chú ý: Trong phương pháp xác định trên nếu cuộn dây bị đứt thì đèn không sáng còn
nếu sáng bình thường (đèn không tối đi) thì cuộn dây bị chạm chập.
+ Dùng đồng hồ vạn năng.
Người ta thường kí hiệu 3 mối dây ra là C (dây chung), R (dây chạy), S (dây khởi
động). Việc của chúng ta là xác định trong 3 mối dây đó, dây nào là C, dây nào là R, là
S.
Vì điện trở của cuộn dây chạy nhỏ hơn điện trở cuộn dây chạy, nên: Điện trở đo
giữa R và C là nhỏ nhất, giữa R và S là lớn nhất, giữa S và C ở khoảng giữa hai trị số
trên.
Cách xác định như sau (hình 4-14):

1 2 3 1 2 3 1 2 3

  
Hình 4.11 Đo điện trở để xác định các đầu dây C, R, S
Bước 1: Đánh số các đầu dây.
- Đánh số 1, 2, 3 một cách tuỳ ý ba đầu dây ra,
Bước 2: Đo thông mạch các cuộn dây.
- Dùng ômmét với thang đo Rx1 đo điện trở ở từng cặp đầu dây: 1-2; 1-3;
2-3 và ghi các kết quả đo để có cơ sở kết luận.
Bước 3: Xác định cuộn dây
- Cặp nào có trị số điện trở lớn nhất thì cặp đó là R và S, đầu còn lại sẽ là C.
Khi biết được C, đo giữa C và hai đầu dây kia, nếu đầu nào có điện trở lớn là S, còn lại
là R
b. Khi động cơ có 6 đầu dây ra
1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6

C KĐ CKĐ
NĐLT NĐLT
110V 110V

a) b)
Hình 4.12 Xác định cực tính cuộn dây pha chính
a. Thử lần 1; b. Thử lần 2

88
Trong 6 đầu dây ra có 4 đầu là của cuộn dây chính, 2 đầu là của cuộn phụ.
Cách xác định như sau:
Bước 1: Đo thông mạch các cuộn dây.
- Dùng đồng hồ vạn năng thang đo R x 1 đo từng cặp đầu dây, có ba cặp dây
liên lạc từng đôi.
Bước 2: Đánh số các đầu dây.
- Đánh số các đầu dây: cuộn chính là 1 - 2; 3 - 4, cuộn phụ 5 - 6.
- Đánh dấu từng cặp đầu dây liên lạc với nhau và trị số điện trở của chúng.
Bước 3: Xác định cuộn dây.
- Hai cặp nào có điện trở bằng nhau thì đó là hai cặp của cuộn dây chính (4 đầu
dây), hai đầu còn lại sẽ là của cuộn phụ.
+ Xác định cực tính của các đầu dây của cuộn dây chính:
Để xác định các đầu dây ra của động cơ một pha ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định sự liên lạc của cuộn dây (sử dụng đồng hồ vạn năng ở thang đo
điện trở).
- Chọn tầm đo R10 hoặc R100.
- Đo lần lượt các cặp đầu dây ra của động cơ để xác định các cuộn dây.
- Ở cặp đầu dây nào, kim đồng hồ lên chỉ một số Ohm nhất định thì hai đầu
đó là hai đầu của một cuộn dây.

Hình 4.13 Sơ đồ đo các cuộn dây liên lạc


Bước 2: Xác định cuộn dây làm việc, cuộn dây khởi động của động cơ:
- Sử dụng đồng hồ mA và nguồn điện một chiều (PIN) để xác định cuộn dây làm
việc - khởi động của các động cơ.
- Khi ta nhấp pin vào một cuộn dây và đo ở các cuộn dây còn lại, sẽ có thể xảy ra
một trong hai trường hợp sau:
 TH1: Ta nhấp pin vào một trong hai cuộn làm việc thì khi đo ở
hai cuộn còn lại sẽ có một cuộn kim lên và một cuộn kim không lên hoặc lên ít. Cuộn
nào kim đồng hồ lên là cuộn làm việc còn lại, và cuộn nào kim đồng hồ không lên là
cuộn khởi động.

89
 TH2: Ta nhấp pin vào cuộn khởi động thì khi đo ở hai cuộn còn
lại kim đồng hồ sẽ không lên hoặc lên ít. Cuộn nhấp pin vào là cuộn khởi động.

_
+

A1 X1 A2 X2

B Y
Hình 4.14 Sơ đồ xác định cuộn làm việc, khởi động
Bước 3: Xác định cực tính của các cuộn dây:
- Ta nhấp pin vào một cuộn làm việc và dùng mA- kế đo ở hai cuộn còn lại, ta
thấy:
- Nếu kim đồng hồ không lên hoặc lên ít thì cuộn đó chính là cuộn dây khởi động.
- Ta tiếp tục đo cuộn dây còn lại. Nếu kim đồng hồ nên thuận thì ta kết luận :
+ Gọi đầu dương của pin chính là đầu đầu của cuộn dây1 (A1). Đầu âm của pin
chính là đầu cuối của cuộn dây 1 (X1).
+ Thì đầu âm của đồng hồ là đầu đầu của cuộn dây 2 (A2). Và dương của đồng
hồ cũng là đầu cuối của cuộn dây 2 (X2).
- Chú ý: Nếu nhấp pin vào cuộn dây ta thấy đo vào các cuộn còn lại kim đồng hồ
không lên hoặc lên ít thì cuộn dây nhấp pin chính là cuộn dây khởi động. Để kiểm tra
lại, ta phải đổi nguồn điện một chiều (pin) sang cuộn dây khác và đo đồng hồ trên
cuộn dây đó.
1.3 Đấu dây vận hành cho động cơ.
 Đối với điện áp cao 220V:
- Đối với điện áp cao ta đấu như sau đấu cuối cuộn lamg việc 1 (R1) vớí đầu đầu
cuộn làm việc 2(R2).
- Một đầu dây khởi động (S) nối vào điểm chung giữa hai đầu cuộn dây chạy,
đầu còn lại đấu vào tụ và một đầu dây của tụ đấu vào đầu đầu của cuộn làm việc một
(R1). Nếu muốn đảo chiều quay của động cơ ta chỉ cần đưa một đầu dây của tụ từ đầu
đầu của cuộn làm việcmột sang đầu cuối của cuộn làm việc 2 thì động cơ sẽ quay
ngược.

90
220V
R1 R2
+ -
- +

Hình 4.15 Sơ đồ đâu dây động cơ điện 1 pha chạy điện áp 220V
 Đối với điện áp thấp (110V):
Để cho động cơ chạy với điện áp thấp, ta đấu tụ nối tiếp với cuộn dây để sau đó
đấu song song với các cuộn dây chạy, nếu muốn đảo chiều quay của động cơ, ta chỉ
cần đảo hai chiều của cuộn dây khởi động.

R1

R2

Hình 4.16 Sơ đồ đáu dây động cơ điện 1 pha chạy điện áp 110V
1.4. Qui trình kiểm tra thiết bị trước khi vận hành.
* Công việc này bao gồm:
- Dùng đồng hồ ômmét hoặc đèn thử để thử thông mạch từng cuộn dây.
- Kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây với nhau và cách điện giữa các cuộn dây
với vỏ máy. Điện trở cách điện đối với các động cơ hạ thế Rcđ ≥ 0,5M.
Lưu ý: Các động cơ hạ thế khi kiểm tra cách điện chỉ dùng mêgômmét có điện áp
500V hoặc 1000V, không được dùng loại 2500V vì có thể làm hỏng động cơ.
- Xem xét vỏ máy, quan sát, kiểm tra xem các chi tiết trên động cơ có được gắn
chặt chẽ không, phần cánh quạt và nắp che phải được định vị chắc chắn. Thử quay
xem rôto có thể quay tự do nhẹ nhàng không.

91
- Kiểm tra mạch bảo vệ cho động cơ: cầu chì, ổ cắm, áptômát, nối đất an toàn.
- Kiểm tra mạch tín hiệu, đèn báo…
- Đấu dây động cơ.
- Kiểm tra điện áp nguồn xem có phù hợp với điện áp của động cơ hay không.
- Chạy thử không tải.
1.5 Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
1.5.1 Những hư hỏng về cơ khí
Hiện tượng Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Trục động cơ bị kẹt; Khi thấy hiện tượng động cơ bị kẹt trục hoặc chạy yếu,
Động cơ chạy bị sát phát ra tiếng va đập mạnh, sát cốt thì phải kiểm tra các
cốt; bu lông giữ nắp xem có chặt không, nếu không chặt sẽ
làm cho rôto mất đồng tâm gây kẹt trục. Nếu các ốc đã
chặt mà trục bị kẹt cứng thì phải kiểm tra vòng bi (hay
bạc) xem có bị vỡ bi (vỡ bạc) gây kẹt hoặc khô dầu mỡ
bối trơn. Nếu không phải các nguyên nhân trên thì do
trục động cơ đã bị cong, cần đưa rôto lên máy tiện để rà
và nắn trục.
Động cơ chạy bị Trường hợp thấy máy chạy lắc rung, có tiếng ồn, hoặc
rung, lắc; lúc động cơ không chạy, lấy tay lắc nhẹ thấy trục bị rơ,
hiện tượng này có thể do mòn bi, mòn bạc hoặc mòn
trục. Nếu mòn bi, mòn bạc hoặc mòn trục thì phải thay
mới. Riêng bạc có thể chuốt lại để dùng thêm một thời
gian nữa.
Trục mòn thì phải đắp mạ, sau đó đưa lên máy tiện rà lại
cho tròn đều, nếu trục mòn ít có thể dùng giấy ráp mịn
đánh nhẹ cho tròn đều, sau đó chọn bạc mới cho vừa
trục để thay.
Động cơ chạy có Khi máy chạy có tiếng kêu “o… o” hoặc có tiếng gõ
tiếng kêu “o… o”. nhẹ, cần kiểm tra ốc vít ép lõi thép stato xem có chặt
không, ốc nắp có bị lỏng không, hoặc có thể do vòng
đệm hai đầu trục bị mòn, cần thay thế.
1.5.2. Những hư hỏng về phần điện
Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
a) Đóng điện - Không có nguồn vào động Dùng vônmét kiểm tra điện
động cơ không cơ; áp nguồn ở cầu dao, áptômát;
chạy - Dây quấn của động cơ bị hở kiểm tra cầu chì; kiểm tra dây
mạch (đứt). nối nguồn cho động cơ; kiểm

92
tra sự đấu dây ở hộp đấu dây.
Nếu kết quả kiểm tra tốt thì
cuộn dây của động cơ bị đứt
ở bên trong.
b) Khi đóng - Điện áp nguồn quá thấp; - Kiểm tra điện áp nguồn;
điện động cơ - Tụ điện bị hỏng; - Kiểm tra tụ điện, nếu hỏng
không khởi - Đứt (hở mạch) một trong hai thì thay tụ mới;
động được và dây quấn; - Kiểm tra tiếp điểm của rơle
phát ra tiếng ù - Tiếp điểm của rơle khởi khởi động, nếu bần hoặc có
động không tiếp xúc muội thì dùng giấy ráp mịn
- Ổ bi (bạc) bị mòn nhiều nên làm sạch, hoặc điều chỉnh lại
khi có điện rôto bị hút vào vị trí tiếp xúc.
stato. - Kiểm tra vòng bi, ổ trục;
- Nếu kết quả kiểm tra trên
thấy vẫn tôt thì một trong hai
dây quấn bị đứt. Dùng đèn
hoặc ômmét để kiểm tra tìm
ra bối dây bị đứt và khắc
phục.
c)Đóng điện, - Điện áp nguồn thấp; - Kiểm tra điện áp nguồn;
động cơ khởi - Đấu dây không thích hợp với - Kiểm tra lại cực tính và đấu
động yếu, quay điện áp nguồn; lại cuộn dây;
chậm và phát - Tụ khởi động nhỏ hoặc bị rò; - Thay tụ mới.
ra tiếng ù
d) Đóng điện - Cuộn dây bị cháy hay ngắn - Kiểm tra điện trở các cuộn
vào động cơ, mạch; dây, nếu ngắn mạch điện trở
thiết bị bảo vệ - Đấu dây không thích hợp rất bé hoặc bằng không;
tác động, cầu với điện áp nguồn; - Kiểm tra lại cách đấu các
chì đứt, - Thiết bị bảo vệ chọn không bối dây;
áptômát nhảy đúng. - Kiểm tra lại tham số của các
thiết bị bảo vệ.
e) Động cơ vận - Quá tải thường xuyên; - Kiểm tra phụ tải của động
hành phát nóng - Điện áp nguồn quá lớn hoặc cơ (kiểm tra dòng điện);
quá cho phép quá thấp; - Kiểm tra điện áp nguồn;
- Ngắn mạch một số vòng - Điều chỉnh lại dây đai;
dây; - Không thay đổi được khe hở
- Dây đai quá căng; không khí, chỉ có cách là làm

93
- Khe hở giữa stato và rôto mát cưỡng bức;
lớn; - Làm sạch động cơ, kiểm tra
- Thiếu sự thông gió hoặc làm lại quạt gió;
mát không đủ; - Làm mát cưỡng bức nếu
- Nhiệt độ môi trường quá nhiệt độ môi trường quá cao;
cao; - Sửa chữa lại bộ dây quấn
- Có thể do điện dung của tụ nếu bị ngắn mạch một số
thường trực lớn hơn yêu cầu. vòng;
- Thay tụ mới đúng trị số điện
dung và điện áp làm việc.
f) Sau khi quấn - Thay đổi số vòng của cuộn Thay tụ mới.
lại, cho động phụ làm cho điện áp đặt lên tụ
cơ hoạt động lớn hơn điện áp làm việc của
thì tụ thường tụ;
trực bị đánh - Thay tụ có điện dung bé nên
thủng điện áp đặt lên tụ lớn hơn điện
áp làm việc của tụ.
g) Động cơ - Hư hỏng ở mạch khởi động Dùng ômmét kiểm tra từng
không khởi - Hở mạch ở dây quấn phụ; phần, nếu hở mạch dây quấn
động được, nếu - Tụ khởi động hỏng; phụ thì hàn lại hoặc quấn lại,
quay mồi thì - Tiếp điểm khởi động không nếu hỏng tụ thì thay tụ mới,
động cơ tiếp tiếp xúc. nếu tiếp điểm không tiếp xúc
tục quay thì chỉnh lại hoặc sửa chữa và
thay thế.

94
h, Điện rò ra vỏ Hiện tượng điện rò ra vỏ là do - Quan sát đánh giá, phán
dây quấn động cơ bị hỏng đoán sơ bộ điểm chạm vỏ;
cách điện dẫn đến chạm vào - Dùng đèn hoặc ômmét hoặc
lõi thép, hoặc do cách điện bút thử điện để xác định chỗ
các mối nối xấu dẫn đến chạm chạm vỏ. Muốn xác định bối
chạm vỏ cần tháo rời các mối
vỏ.
hàn giữa các bối dây. Khi thử
cần kết hợp lắc nhẹ các đầu
bối dây vì nhiều khi chỗ
chạm điện không thường
xuyên (chập chờn). Nếu điểm
chạm vỏ ở đầu dây thì có thể
kê, bọc lại cách điện, lót cách
điện rồi tẩm sấy. Khi điểm
chạm vỏ nắm sâu bên trong
thì phải tháo bối dây ra quấn
lại
2. Vận hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật động cơ điện KĐB xoay chiều 3
pha
2.1. Lập bảng ghi các thông số kỹ thuật của các loại động cơ thường dùng với các
loại khác nhau.
Tên thiết bị, Thông số
TT Ghi chú
mã hiệu kỹ thuật

2.2 Thực hành kiểm tra xác định cực tính cuộn dây
a. Xác định cực tính động cơ 3 pha 6 đầu dây.
Bước 1: Xác định cuộn liên lạc:
Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở đo từng cặp đầu dây ra của động cơ,
ở cặp dây nào kim đồng hồ lên thì đó là 1 cuộn dây liên lạc. Các cuộn dây còn lại làm
tương tự.
A B C

X Y Z
Hình 4.17 Xác định cuộn liên lạc
95
Bước 2: Xác định cực tính các cuộn dây:
Dùng phương pháp nhắp pin để xác định cực tính các cuộn dây:
A B C

- -

+ +

X Y Z
Hình 4.18 Xác định cực tích cuộn dây
- Nhắp pin vào một trong 3 cuộn dây (giả sử nhắp pin vào cuộn dây A-X).
- Dùng đồng hồ vạn năng thang đo mA đo ở các cuộn dây còn lại.
- Nếu kim lên thuận thì que đỏ đồng hồ sẽ là đầu cuối cuộn dây, que đen là đầu
đầu.
b. Xác định cực tính động cơ 3 pha 9 đầu dây.
Động cơ không đồng bộ 3 pha 9 đầu dây có cấu tạo gồm 6 cuộn dây quấn. Trong
đó, mỗi pha được chia thành 2 cuộn dây và đã được đấu sao 3 cuộn dây nhỏ trong 3
pha. 1
1 2 3

4 4 5 6
7 8
7 9
12 10
9 11
5
8
6
3 2

Hình 4.19 Sơ đồ cấu tạo động cơ 6 cuộn dây quấn


Bước 1: Xác định cuộn liên lạc:
Dùng đồng hồ vạn năng thang đo điện trở Rx1 hoặc Rx10 đo từng cặp đầu dây
ra của động cơ, ở cặp dây nào kim đồng hồ lên thì đó là 1 cuộn dây liên lạc. Riêng đối
với 3 đầu dây 7,8,9 thì đo ở từng cặp 2 trong 3 đầu, kim đồng hồ đều lên (do đã được
chụm sao trong máy). 1 2 3

4 5 6

7 8 9

Hình 4.20 Xác định cuộn liên lạc

96
Bước 2: Xác định cuộn dây cùng pha:
1

4
7

12 10
9 11
5
8
6
3 2

Hình 4.21 Xác định cuộn dây cùng pha


- Nhắp pin vào đầu 7 – 8 với dương 7, âm 8 và dùng mA đo ở những cuộn dây
còn lại.
- Sẽ có 2 cuộn dây lên mạnh và 1 cuộn lên yếu, qua đó ta được cuộn lên yếu (3 –
6) là cuộn cùng pha với cuộn không nhắp pin (9–12).
- Tương tự ta nhắp pin vào đầu 7 – 9 với dương 7, âm 9 và dùng mA đo ở những
cuộn dây còn lại.
- Sẽ có 2 cuộn dây lên mạnh và 1 cuộn lên yếu, qua đó ta được cuộn lên yếu (2 –
5) là cuộn cùng pha với cuộn không nhắp pin (8–10).
- Hai cuộn còn lại cùng pha với nhau.
Bước 3: Xác định cực tính các cuộn dây:
1
+

4 -
7

12 10
9 11
6 5
+ 8
+
3 - - 2

Hình 4.22 Xác định cực tính cuộn dây


- Nhắp pin vào đầu 7 – 8 với dương 7, âm 8 và dùng mA đo ở những cuộn dây
còn lại.
- Khi đo ở cuộn (1-4) và (2-5) nếu kim lên thuận thì dương đồng hồ là đầu đầu,
âm đồng hồ là đầu cuối.
- Khi đo ở cuộn (3-9) do khác pha nên nếu kim lên thuận thì dương đồng hồ là
đầu cuối, âm đồng hồ là đầu đầu.

97
c) Xác định cực tính động cơ 3 pha 12 đầu dây.
Động cơ không đồng bộ 3 pha 12 đầu dây có cấu tạo gồm 6 cuộn dây quấn.
Trong đó, mỗi pha được chia thành 2 cuộn dây quấn.
1

1 2 3 7
4
7 4 5 6 10
8 11 9 12
12 10
9 11
8
6 5
3 2

Hình 4.23 Sơ đồ cấu tạo động cơ 3 pha 12 đầu dây


Bước 1: Xác định cuộn liên lạc:
Dùng đồ hồ đo vạn năng thang đo  (R10 hoặc R100) đo từng cặp cọc ra dây
bất kỳ, nếu ở cặp cọc nào đó, kim đồng hồ lên thì đó là 1 cuộn dây của động cơ. Lần
lượt với các cặp còn lại. Khi đã xác định xong, đánh dấu các cuộn liên lạc lại để tránh
nhầm lẫn trong quá trình thao tác.
1 2 3 7 8 9

4 5 6 10 11 12
Hình 4.24 Xác định cuộn liên lạc
Bước 2: Xác định cùng pha:
Ta xác định cùng pha bằng phương pháp nhắp pin:
- Nối cực âm của pin với 1 đầu cuộn dây, đầu còn lại nối với 1 công tắc, nối với
cực dương pin.
- Dùng đồng hồ đo vạn năng thang đo mA DC đo ở những cuộn còn lại.
1 2 3 7 8 9

4 5 6 10 11 12
Hình 4.25 Xác định cuộn dây cùng pha

98
- Mỗi lần bật tắt công tắc, kim đồng hồ sẽ chỉ một số mA nào đó (nếu kim lên
ngược, ta đảo chiều que đo). Nếu ở cuộn dây nào, kim đồng hồ chỉ số mA lớn nhất thì
cuộn đó cùng pha với cuộn nhắp pin.
- Làm tươmg tự với những cuộn còn lại.
Bước 3: Xác định cực tính:
- Khi đã biết những cuộn cùng pha với nhau, ta nhắp pin vào một cuộn và dùng
đồng hồ mA.DC đo ở cuộn cùng pha với nó.
- Nếu kim lên thuận thì que đỏ của đồng hồ là đầu đầu, que đen là đầu cuối,và
đầu nối với dương pin là đầu đầu, âm pin là đầu cuối.
- Vẫn tiếp tục nhấp pin vào cuộn dây đó, ta đo ở những cuộn khác pha còn lại,
nếu kim lên thuận thì dương pin là đầu cuối cuộn dây, âm pin là đầu đầu.

- -

+ +

4 5 6
7 8 9

+ - -

- + +

10 11 12
Hình 4.26 Xác định cực tính cuộn dây

99
2.3 Vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha.
2.3.1 Khởi động và ngừng động cơ điện
a. Chuẩn bị kiểm tra trước khi khởi động
* Đối với động cơ mới đưa vào vận hành
Khi có sẵn một động cơ, muốn cho động cơ đó hoạt động để tạo nguồn động lực
cho một máy công tác nào đó (ví dụ : lắp đặt động cơ trong các máy tiện, máy phay,
máy mài, ... ), nên thực hiện theo các bước sau :
Bước 1: Đọc thẻ máy.
Ghi nhận các số liệu định mức cơ bản nhất, gồm : công suất, điện áp, dòng điện,
tần số nguồn điện, tốc độ quay định mức, cách đấu dây, ...
Sau khi đọc các số liệu trên thẻ máy, căn cứ vào điện áp nguồn xoay chiều 3 pha từ đó
xác định là động cơ được đấu sao hay đấu tam giác.
Bước 2: Kiểm tra tổng quát động cơ.
• Kiểm tra dây quấn stato:
- Kiểm tra thông mạch từng pha, đo điện trở một chiều của các pha, trị số điện trở
của ba pha phải bằng nhau, nếu trị số điện trở các pha chênh lệch nhau nhiều thì dây
quấn đã có sự cố như: cháy một pha nào đó hoặc ngắn mạch một số vòng dây.
- Kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, cách điện giữa các pha với vỏ máy.
Muốn kiểm tra điện trở cách điện chính xác phải dùng Mêgômmet, cách kiểm tra như
sau:
+ Kiểm tra Mêgômmet: Để hai que đo hở mạch, quay Mêgômmet với tốc độ
khoảng 120 vg/ph, kim phải về vị trí vô cùng, sau đó chập hai que đo lại với nhau rồi
quay Mêgômmet, kim phải chỉ ở vị trí 0.
+ Đặt que đo âm vào vỏ động cơ (chú ý tạo sự tiếp xúc tốt), que còn lại đặt vào
dây quấn các pha, quay Mêgômmet với tốc độ đều khoảng 120 vg/ph và chờ cho kim
giữ ở vị trí ổn định rồi mới đọc trị số điện trở cách điện. Điện trở cách điện đối với các
động cơ được qui định như ở phần trên.
Lưu ý :
+ Các động cơ điện hạ thế thì chỉ được dùng Mêgômmet 500V hoặc 1000V,
không được dùng loại 2500V vì điện áp cao do Mêgômmet phát ra có thể làm hỏng
động cơ.
+ Trong quá trình đo không được chạm vào mạch đo, nếu chạm vào sẽ bị điện
giật, nguy hiểm.
• Xem xét vỏ máy:
Kiểm tra, quan sát xem các chi tiết trên động cơ có được gắn chặt không, nhất là
phần cánh quạt và nắp che cánh quạt phải được định vị chắc chắn. Thử quay rôto xem
rôto có quay tự do nhẹ nhàng không.

100
Bước 3: Đấu dây động cơ dựa vào kí hiệu trên nhãn máy (Y/ - 380/220 V).
Trong trường hợp các đầu dây ra của động cơ không còn kí hiệu thì phải tiến
hành xác định đầu đầu, đầu cuối của các pha (còn gọi là xác định cực tính của cuộn
dây), sau đó mới có thể tiến hành đấu dây.
Bước 4: Kiểm tra dòng điện không tải.
Cho động cơ quay không tải với điện áp định mức, nếu động cơ quay nhanh, êm,
không phát ra tiếng ù, ... thì dây quấn đã được đấu đúng. Dùng ampe kìm để đo dòng
điện đi vào các pha của động cơ và so sánh với dòng điện định mức ghi trên nhãn máy.
Tỉ số giữa dòng không tải và dòng điện định mức (I0/Iđm) tuỳ thuộc vào công suất và
tốc độ quay và cả công nghệ chế tạo động cơ, thường được cho trong lí lịch máy. Nếu
tỉ số I0/Iđm lớn hơn trị số cho trong lí lịch thì nguyên nhân có thể do : trở kháng của
dây quấn bé do quấn thiếu vòng dây, do ma sát cơ lớn vì vòng bi hỏng hoặc khô mỡ
bôi trơn, hoặc do lắp ráp các nắp máy vào thân máy không tốt, hoặc do khe hở giữa
rôto và stato lớn,... cần phải xem xét lại toàn bộ động cơ, nếu không khi làm việc động
cơ sẽ bị quá nhiệt.
Trường hợp dòng điện đo được ở ba pha không đều thì nguyên nhân có thể do :
điện áp ba pha không cân bằng, dây quấn ba pha không đối xứng (số vòng không bằng
nhau, ngắn mạch một số vòng ở một pha nào đó).
Bước 5: Lắp động cơ vào máy công tác,
Nối mạch điện điều khiển động cơ, nối trung tính bảo vệ hoặc tiếp đất bảo vệ,
cho động cơ vận hành thử, kiểm tra sự thích hợp của chiều quay động cơ. Kiểm tra
dòng điện khi động cơ mang tải.
* Đối với động cơ lâu ngày chưa làm việc
- Trước lúc khởi động phải kiểm tra cách điện, trị số điện trở cách điện đo được
phải ghi vào sổ nhật kí vận hành. Điện trở cách điện phải đạt tiêu chuẩn qui định thì
mới được phép đưa động cơ vào vận hành.
- Kiểm tra toàn bộ một lần các thiết bị có liên quan đến động cơ như : dây cáp
dẫn điện đến động cơ, cầu dao, cầu chì, aptômat, khởi động từ, công tắc tơ, mạch đo
lường, tín hiệu, các đầu cốt đấu dây đã sẵn sàng làm việc chưa, đã hoàn chỉnh chưa ?
- Kiểm tra xem động cơ đã sạch sẽ chưa, có vật gì rơi rớt gần đó hoặc rơi vào
trong máy không ? Đậy tấm che bảo hộ ở bộ nối trục lại, đậy các hộp bảo vệ đầu cốt
của động cơ.
- Kiểm tra các đầu dây tiếp địa vỏ cáp, tiếp địa vỏ máy, chúng phải chắc chắn và
tốt.
- Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn gối trục, dùng tay quay thử xem động cơ quay có trơn
không, rôto có chạm vào stato không.

101
- Đối với động cơ rôto dây quấn phải kiểm tra thêm : sự tiếp xúc của biến trở
khởi động, biến trở khởi động phải ở vị trí điện trở lớn nhất, tay quay khởi động để ở
vị trí “khởi động”, vòng chập ở các đầu dây rôto phải tách ra. Ngoài ra còn phải kiểm
tra chổi than và vành trượt : chổi than không được nứt vỡ, quá ngắn, áp lực tiếp xúc
phải tốt, vành trượt, chổi than và khung đỡ chổi than phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Đối với động cơ cao thế, cần phải kiểm tra thêm : Dầu máy ngắt có đầy đủ
không, có bị biến màu không, sứ có bị rạn nứt không, nếu có bụi bẩn phải vệ sinh sạch
sẽ. Kiểm tra máy cắt ở vị trí thí nghiệm: đóng cắt thử xem còn tốt không, kiểm tra
mạch nhị thứ xem có bị đứt, lỏng hay không, kiểm tra mạch bảo vệ, nếu có thể thì làm
thí nghiệm lại. Sau khi kiểm tra xong, nếu tất cả không có gì trở ngại thì đưa máy ngắt
vào vị trí công tác.
* Đối với động cơ sau khi sửa chữa
Động cơ điện sau khi sửa chữa, trước lúc khởi động, ngoài những nội dung kiểm
tra như trên còn phải :
- Khoá phiếu công tác sửa chữa động cơ đó.
- Giải trừ các biện pháp an toàn (nếu trước lúc đưa ra sửa chữa có đặt).
Cuối cùng, báo cho những người ở gần đó biết động cơ sắp khởi động, điều này phải
đặc biệt chú ý đối với những động cơ điều khiển từ xa.
b. Khởi động động cơ
Quá trình khởi động động cơ là quá trình kể từ lúc đóng điện vào động cơ đến lúc
động cơ đạt được tốc độ làm việc ổn định. Dòng điện chạy vào dây quấn stato khi vừa
đóng điện vào động cơ gọi là dòng điện mở máy Imm. ở điện áp định mức, phụ tải
định mức, Imm có trị số rất lớn, có thể đạt 4 - 7 lần dòng điện định mức. Với trị số lớn
như vậy, nếu công suất nguồn điện nhỏ sẽ gây sụt áp trên đường dây làm cho thời gian
khởi động bị kéo dài, thậm chí động cơ không khởi động được, đồng thời sự sụt áp sẽ
gây ảnh hưởng đến sự làm việc của các thiết bị điện khác dùng chung mạng điện đó.
Vì vậy khi khởi động cần phải tìm cách hạn chế dòng điện Imm.
Chọn một phương pháp khởi động nói chung cần xét đến những yêu cầu cơ bản
sau:
+ Mômen mở máy (Mmm) phải đủ lớn thích ứng với đặc tính cơ của tải.
+ Dòng điện mở máy (Imm) càng nhỏ càng tốt.
+ Thiết bị sử dụng đơn giản, chắc chắn, rẻ tiền. Thao tác đơn giản.
+ Tổn hao công suất trong quá trình mở máy càng ít càng tốt.
Tuy nhiên những yêu cầu trên thường không thể thoả mãn đồng thời, vì vậy phải căn
cứ vào điều kiện cụ thể mà chọn phương pháp mở máy thích hợp nhất.
Những qui định chung khi khởi động động cơ:

102
- Khi khởi động động cơ điện, phải chú ý theo dõi đồng hồ ampemét, các hiện
tượng cơ khí, cọ sát, nếu thấy dòng điện khởi động vọt lên cao mà thời gian dài không
phục hồi hoặc thấy hiện tượng khác thường thì phải ngừng ngay để kiểm tra lại. Sau
khi khởi động xong (tốc độ ổn định) dòng điện không được vượt quá trị số định mức.
Nếu máy do động cơ kéo không cho phép quay ngược chiều thì phải thử chiều quay
trước khi nối trục.
- Đối với động cơ rôto lồng sóc: ở trạng thái lạnh, cho phép khởi động liên tiếp
không quá 2 lần (mỗi lần cách nhau 3 - 5 phút). Động cơ khởi động lần thứ 2 không
được thì chỉ cho phép khởi động lần thứ 3 sau khi đ• kiểm tra phát hiện và loại trừ
nguyên nhân sự cố. Nếu động cơ đang ở trạng thía nóng, không cho phép khởi động
quá một lần (khi nhà máy đang có sự cố thì cho phép khởi động động cơ một lần nữa
sau khi khởi động lần đầu không được). Cấm liên tiếp khởi động động cơ.
- Đối với động cơ rôto dây quấn: Biến trở khởi động để ở vị trí lớn nhất, đóng
điện khởi động động cơ. Theo sự tăng tốc độ của động cơ mà đưa dần biến trở từ vị trí
khởi động (lớn nhất) sang vị trí vận hành (nhỏ nhất) hoặc sau khi tốc độ động cơ đạt
định mức thì chuyển tay gạt biến trở từ vị trí khởi động sang vị trí vận hành, chập vòng
chập và nâng chổi than của rôto động cơ.
c. Ngừng động cơ điện
Quá trình ngừng động cơ điện thực hiện theo các bước sau :
- Giảm tải của động cơ về không, sau đó ngừng động cơ bằng khoá điều khiển
(hoặc nút bấm). Nếu động cơ có ampemét, đèn tín hiệu thì kiểm tra xem ampemét đã
về không chưa, đèn xanh (báo cắt) đã sáng chưa.
- Nếu động cơ ngừng lâu thì phải cắt cầu dao cách li, tháo cầu chì nguồn điều
khiển.
- Đối với động cơ điện rôto dây quấn, phải đưa biến trở về vị trí khởi động, vòng
chập rôto phải mở ra.
Chú ý: Khi ngừng động cơ điện rôto dây quấn không được để hở mạch rôto trước khi
cắt điện mạch stato.
- Với các động cơ có thông gió làm mát từ bên ngoài, sau khi ngừng động cơ
phải đóng ngay cửa gió vào để tránh hút ẩm. Đối với động cơ làm việc nơi ẩm ướt, sau
khi ngừng phải tiến hành sấy cách điện. Đối với các động cơ quan trọng nếu ngừng lâu
dài thì sau khi ngừng phải đo cách điện.
- Nếu ngừng động cơ để đưa ra sửa chữa thì cần phải làm thêm :
+ Đối với động cơ cao thế: cắt máy cắt của động cơ, tháo cầu chì điều
khiển, tín hiệu, kéo máy cắt ra vị trí sửa chữa, làm các biện pháp an toàn cho đội sửa
chữa (tiếp địa các đầu dây vào động cơ, treo biển “sửa chữa”).

103
+ Đối với động cơ hạ thế : sau khi ấn nút điều khiển cắt thì tháo cầu chì
điều khiển, tín hiệu, cắt cầu dao cách li nguồn xoay chiều, gỡ cầu chì 3 pha xoay chiều
và làm các biện pháp an toàn để sửa chữa (tiếp đất các đầu dây vào động cơ, treo biển
“sửa chữa”).
Nếu ngừng động cơ để sửa chữa có tháo cáp khỏi hộp nối dây của động cơ thì
các đầu cáp đưa đến động cơ phải chập lại với nhau và tiếp đất an toàn, cần đánh dấu
thứ tự pha để đảm bảo động cơ đúng chiều quay khi đấu lại.
2.3.2 Kiểm tra động cơ trong lúc đang vận hành
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn và liên tục, trong lúc động cơ
điện đang vận hành, nhân viên trực vận hành bên máy phải thường xuyên kiểm tra.
Ngoài ra, nhân viên trực bên điện cũng phải kiểm tra : trong một ca kiểm tra 2 lần đối
với những động cơ có công suất bằng 50 kW trở lên, đối với những động cơ có công
suất dưới 50 kW mỗi ca kiểm tra ít nhất 1 lần. Việc kiểm tra tiến hành vào lúc giao
nhận ca và lúc kiểm tra giữa ca.
Nội dung kiểm tra như sau:
- Kiểm tra dòng điện stato bằng ampemét, không được quá trị số qui định.
- Kiểm tra tiếng kêu của động cơ, động cơ không được có tiếng kêu khác thường,
độ rung không được vượt quá trị số qui định.
- Kiểm tra nhiệt độ của cuộn dây, lõi thép, gối trục, chúng không được quá trị số
cho phép tối đa, động cơ không có mùi khét, khói hay hiện tượng phát nóng cục bộ.
- Xung quanh động cơ phải sạch sẽ, khô ráo, bulông bệ máy, dây tiếp đất phải
chắc chắn không bị đứt, lỏng.
- Gối trục phải sạch sẽ, không rỉ dầu làm hỏng cách điện của cuộn dây. Dầu mỡ
bôi trơn gối trục phải đầy đủ, sạch. Nhiệt độ gối trục không được tăng quá trị số qui
định.
- Kiểm tra các đầu cáp có bị chảy dầu không(nếu dùng cáp dầu), tiếp địa đầu cáp
tốt không, hộp đấu dây có chắc chắn, không bị nước vào không,...
- Đối với động cơ cao thế còn phải kiểm tra thêm tình trạng làm việc của máy cắt
đóng điện cho động cơ.
- Kiểm tra đóng chặt các tủ điều khiển của động cơ.
Kiểm tra dòng điện không tải.
- Cấp nguồn cho động cơ làm việc chế độ không tải, dùng ampe kế hay Ampe
kìm đo lần lượt vào các pha của động cơ. Nếu dòng điện ở các pha đều bằng nhau thì
động cơ hoạt động tốt, nếu dòng điện 3 pha không bằng nhau thì động cơ làm việc có
tiếng kêu rít
2.4 Những hư hỏng nguyên nhân và cách khắc phục.
Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

104
Động cơ không chạy khí - Mất nguồn lưới điện. - Ngắt động cơ ra khỏi lưới
đóng Áp tô mát hoặc cầu - Cầu dao, áp tô mát bị hư điện
dao hỏng. - Dùng đồng hồ vạn năng
- Dây quấn động cơ bị hư để thang đo điện áp đo điện
hỏng. áp lưới điện.
- Tiếp xúc của các đầu dây - Dùng đồng hồ vạn năng
ra động cơ không tốt để thang đo điện trở đo
thông mạch các cuộn dây.
Kiểm tra tiếp xúc của các
má tiếp điểm của cầu dao,
áptomat.
Động cơ có chạy nhưng có Mất pha cung cấp vào dây Dùng đồng hồ vạn năng đo
tiếng gầm lạ. cuốn động cơ. nguồn cung cấp cho động
cơ tại cầu dao, áp tô mat.

105
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Kiểm tra vận hành động cơ điện 1pha
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
- Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1 kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 2, 3 Quan sát đấu nối, vận
1 30 phút
Sinh viên 3 hành điện động cơ 1pha.
Sinh viên 4 - Sinh viên 4 Đo kiểm tra thông số
động cơ 1 pha.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1 kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 3, 4 Quan sát đấu nối, vận
2 25 phút
Sinh viên 3 hành điện động cơ 1pha.
Sinh viên 4 - Sinh viên 1 Đo kiểm tra thông số
động cơ 1 pha.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1 kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 4, 1 Quan sát đấu nối, vận
3 20 phút
Sinh viên 3 hành điện động cơ 1pha.
Sinh viên 4 - Sinh viên 4 Đo kiểm tra thông số
động cơ 1 pha.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1
kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 15 phút
4 - Sinh viên 1, 2 Quan sát đấu nối, vận
Sinh viên 3
hành điện động cơ 1pha.
Sinh viên 4
- Sinh viên 3 Đo kiểm tra thông số
động cơ 1 pha.

106
Đảm bảo đúng thời gian.

Điểm trung bình: ( Điểm lần 1+Điểm lần2+Điểm lần 3+ Điểm lần 4 )/4 =
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

107
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Kiểm tra vận hành động cơ điện 3 pha
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
- Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1 kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 2, 3 Quan sát đấu nối, vận
1 30 phút
Sinh viên 3 hành điện động cơ 3pha.
Sinh viên 4 - Sinh viên 4 Đo kiểm tra thông số
động cơ 3 pha.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1 kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 3, 4 Quan sát đấu nối, vận
2 25 phút
Sinh viên 3 hành điện động cơ 3pha.
Sinh viên 4 - Sinh viên 1 Đo kiểm tra thông số
động cơ 3 pha.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1 kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 4, 1 Quan sát đấu nối, vận
3 20 phút
Sinh viên 3 hành điện động cơ 3pha.
Sinh viên 4 - Sinh viên 4 Đo kiểm tra thông số
động cơ 3 pha.
Đảm bảo đúng thời gian.
- Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng
cụ trang thiết bị thực hành, lựa chọn và
Sinh viên 1 kiểm tra cực tính động cơ điện.
Sinh viên 2 15 phút - Sinh viên 1, 2 Quan sát đấu nối, vận
4
Sinh viên 3 hành điện động cơ 3 pha.
Sinh viên 4 - Sinh viên 3 Đo kiểm tra thông số
động cơ 3 pha.
Đảm bảo đúng thời gian.

108
V. Phiếu kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: .................................................................................................................
Họ và tên sinh viên:…………….............. MSSV:.......................................................
Nhóm…………Lớp………..................... Ngày..........…tháng........…năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
Điểm Điểm
TT Tiêu chí đánh giá Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
chuẩn đánh giá
1 Trình tự thực hiện 3
- Thực hiện đầy đủ thao tác. 2
- Thực hiện không đử thao tác 1
2 Kết quả đạt được 3
- Hoàn thành sản phẩm 3
- Chưa hoàn thành sản phẩm. 1
3 An toàn 2
- Trang bị đầy đủ bảo hộ 0.4
- Sử dụng đúng các dụng cụ và 0.4
đồ nghề 0.4
- Nơi làm việc gọn gàng ngăn 0.4
nắp 0.4
- Có các điểm nối đất
- An toàn cho người và thiết bị
4 Thời gian 2
- Đảm bảo an toàn, hoàn thành 2
trước hoặc đúng thời gian quy
định.
- Quá giờ 0
Tổng điểm 10

109
BÀI 05: LẮP RẠP MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Thời gian: Lý thuyết 1 giờ 30 phút
Thực hành 8 giờ 30 phút
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng:
Kiến thức:
+ Phân tích được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp của mạch điện khởi động từ đơn,
khởi đồng từ kép, mạch khởi động sao – tam giác.
Kỹ Năng:
+ Lắp ráp, kiểm tra vận hành các mạch điện điều theo đúng trình tự, đảm bảo kỹ
thuật, mỹ thuật và thời gian.
Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình lắp đặt vận hành mạch điện động cơ 3
pha, thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong thực hành. Tổ chức nơi
thực hành gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan
1. Mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện không đảo chiều quay động cơ dùng
khởi động từ đơn
1.1 Sơ đồ nguyên lý
~380V

A B C
CD

CC
C1 9 RN
B1
A1 3
KD

A2 3 M 5 KD
B2 RN D
C2 3
7
3
KD

ĐC

Hình 5.1 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển động cơ dùng khởi động từ đơn
1.2 Nguyên lý hoạt động:
a) Mở máy:
- Đóng áptômát AP1, AP2 cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển

110
- Bấm nút bấm M, côngtắctơ K có điện tác động và tự duy trì bằng tiếp điểm
K(3- 5), các tiếp điểm thường mở của côngtắctơ K(A1-A2, B1-B2,C1-C2) ở mạch
động lực đóng lại, cấp nguồn cho động cơ M làm việc, kết thúc quá trình mở máy.
b) Dừng máy:
- Để dừng máy bấm nút bấm dừng D, côngtắctơ K mất điện, mở các tiếp điểm
côngtắctơ K ở mạch động lực ngắt nguồn cấp cho động cơ M, động cơ M dừng.
- Ngắt áptômát AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
c) Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển bằng áptômát AP1, AP2
- Bảo vệ quá tải cho động cơ M bằng rơle nhiệt RN, khi xảy ra quá tải rơle nhiệt
RN tác động, tiếp điểm RN(2- N) ở mạch điều khiển mở ra ngắt nguồn cấp cho
côngtắctơ K, mở các tiếp điểm ở mạch động lực của côngtắctơ K ngắt nguồn cấp cho
động cơ M, động cơ dừng
- Bảo vệ cực tiểu bảo vệ điểm không bằng tiếp điểm công tắc tơ K
2. Mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện đảo chiều quay động cơ dùng khởi
động từ kép
2.1 Sơ đồ nguyên lý.
~380V

A B C M1 KN
CD 5
KT
KT 7
RN
CC 3
4
B1 C1 D 11
A1 M2 KT
9 KN
KN

KN
KT

B2 C2
A2
RN

ĐC
Hình 5.2 Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển động cơ dùng khởi động từ kép
2.2 Nguyên lý hoạt động:
a / Mở máy:
- Đóng AP1, AP2: Cấp nguồn cho mạch động lực và điều khiển

111
+ Quay thuận: Ấn nút MT( 3-5 ), Công tắc tơ KT có điện, tác động và tự duy
trì bằng tiếp điểm KT ( 3-5 ), các tiếp điểm ở mạch động lực KT (A1-A2; B1-B2; C1-
C2) đóng lại cấp nguồn cho động cơ M quay theo chiều thuận.
+ Quay ngược: Muốn đảo chiều quay động cơ ta ấn nút D(1-3) ngắt điện cấp
cho côngtắctơ KT mất điện.Ấn nút MN( 3-9 ), Côngtắctơ KN có điện, tác động và tự
duy trì bằng tiếp điểm KN( 3-9 ), các tiếp điểm ở mạch động lực KN(A1-C2; B1-B2;
C1-A2) đóng lại cấp nguồn cho động cơ M quay theo chiều ngược.
b / Dừng máy:
- Ấn nút D( 1-3) ngắt điện cấp cho côngtắctơ KT ( hoặc KN ) để cắt nguồn
cấp cho động cơ
- Ngắt áptômát AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
c) Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch động lực và điều khiển bằng AP1, AP2
- Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơle nhiệt RN
- Bảo vệ tránh làm việc đồng thời khi đảo chiều quay bằng các tiếp điểm
thường kín của các Côngtắctơ KT(9-11), KN( 5-7 )
- Bảo vệ cực tiểu bảo vệ điểm 0 ( không tự mở máy ) bằng các tiếp điểm của các
côngtắctơ KT( 3-5 ), KN( 3-9 )
3. Mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo
phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện)
3.1. Sơ đồ nguyên lý
~3fa/380V - 50Hz
L1
L2
L3
N

AP1
A1 B1 C1
K1
A2 B2 C2
~ 220 V K2 11
RN K1 0
N
K1

A B C AP2 M1 Y RN
D 3 5 7 K3 9 2
1 K2
K3
K2
Z X Y
M2 13 K2 15
K3

K2 K3

Hình 5.3 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng
bộ 3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện)

112
3.2 Nguyên lý hoạt động:
a / Mở máy:
- Đóng AP1, AP2: Cấp nguồn cho mạch động lực và điều khiển
+ Khời động Y: Ấn nút M1, Côngtắctơ K2 có điện, tác động và tự duy trì
bằng tiếp điểm K2 ( 3-5 ), tiếp điểm thường mở K2 (3- 11) đóng lại, côngtắctơ K1 có
điện tác động và duy trì bằng tiếp điểm K1(3-11), các tiếp điểm ở mạch động lực K2,
K1 đóng lại động cơ M khởi động ở chế chế độ đấu Y
+ Làm việc  : Sau khi khởi động Y ta bấm nút bấm M2 tiếp điểm (5-7) mở
ra, công tắc tơ K2 mất điện, đồng thời côngtắctơ K3 có điện tác động và tự duy trì
bằng tiếp điểm K3(3-13), các tiếp điểm động lực của côngtắctơ K2 mở ra, của
côngtắctơ K3 đóng lại động cơ được đổi nối Y sang chế độ  và làm việc ở chế độ 
b / Dừng máy:
- Ấn nút D ( 1-3) ngắt điện cấp cho côngtắctơ K1 để cắt nguồn cấp cho động
cơ M, mở các tiếp điểm ở mạch động lực của K1 ( A1-A2, B1-B2, C1-C2 ), ngắt
nguồn cấp cho động cơ, động cơ dừng
- Ngắt áptômát AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
c) Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch động lực và điều khiển bằng AP1, AP2. Bảo vệ quá tải
cho động cơ bằng rơle nhiệt RN. Bảo vệ tránh làm việc đồng thời của côngtắctơ K2 và
K3 trong quá trình dổi nối bằng tiếp điểm thường đóng K2(13-15), K3(7-9). Bảo vệ
cực tiểu bảo vệ điểm 0 ( không tự mở máy ) bằng các tiếp điểm của các côngtắctơ
K2(3-5) và K3(3-13)
4. Mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha theo
phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian)
4.1 Sơ đồ nguyên lý
~3fa/380V - 50Hz
L1
L2
L3
N

~ 220 V
AP1 0
N
A1 B1 C1
K1
A2 B2 C2 AP2
M1 RN
RN D 3 5 K3 7 Rth 9 2
1
K2

A B C Rth

K3 K2 11 K2 13
K3

Z X Y
K1
K1

K2

Hình 5.4 Sơ đồ mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha
theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian)

113
4.2 Nguyên lý hoạt động:
a / Mở máy:
- Đóng AP1, AP2: Cấp nguồn cho mạch động lực và điều khiển
+ Khời động Y: Ấn nút M1, Côngtắctơ K2 có điện, tác động, tiếp điểm
K2 (5-11) đóng lại cấp nguồn cho côngtắctơ K1 tác động và duy trì nguồn cho
côngtắctơ K1 và K2 bằng tiếp điểm K1(3-11), các tiếp điểm ở mạch động lực của
côngtắctơ K1, K2 đóng lại động cơ M được khởi động Y, Rơle thời gian Rth có điện
khi bấm M1
+ Làm việc  : Sau khoảng thời gian khởi động t ta đặt ở Rth thì rơle thời gian
tác động tiếp điểm thường đóng mở chậm Rth(7-9) mở ra ngắt nguồn cấp cho
côngtắctơ K2, tiếp điểm K2(5-11) đóng lại cấp nguồn cho côngtắctơ K3 tác động, các
tiếp tiểm ở mạch động lực của côngtắctơ K2 mở ra, của côngtắctơ K3 đóng lại thực
hiện đổi nối Y sang  , động cơ chuyển sang chế độ làm việc 
b / Dừng máy:
- Ấn nút D ( 1-3) ngắt điện cấp cho côngtắctơ K1 để cắt nguồn cấp cho động
cơ M, mở các tiếp điểm ở mạch động lực của K1 ( A1-A2, B1-B2, C1-C2 ), ngắt
nguồn cấp cho động cơ, động cơ dừng
- Ngắt áptômát AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
c) Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch động lực và điều khiển bằng AP1, AP2
- Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơle nhiệt RN
- Bảo vệ tránh làm việc đồng thời của côngtắctơ K2 và K3 trong quá trình dổi
nối bằng tiếp điểm thường đóng K2(11-13), K3(5-7)
- Bảo vệ cực tiểu bảo vệ điểm 0 ( không tự mở máy ) bằng tiếp điểm của các
côngtắctơ K1(3-11)
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành.
Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên)
Số Ghi
TT Tên thiết bị Đv tính
lượng chú
1 Aptomat 3 pha (AP1), 1pha (AP2) 02 cái
2 Contacto: K1 02 cái
3 Rơle nhiêt: RN 02 cái
4 Nút bấm mở máy: MT 01 cái
5 Nút bấm dừng máy: D 01 cái
6 Động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha 01 cái
rôto lồng sóc hai cấp tốc độ Y/YY

114
7 Kìm tuốt dây 01 cái
8 Dây súp đơn 10 mét
Số Ghi
TT Tên thiết bị Đv tính
lượng chú
1 Tô vít các loại 01 Bộ
2 Đinh vít 30 cái
3 Băng cách điện 01 Cuộn
4 Đồng hồ vạn năng 01 cái
IV. Thực hành
1. Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện không đảo chiều quay động
cơ dùng khởi động từ đơn
1.1 Sơ đồ đi dây ~380V- 50Hz

A B C
CD

CC
A1 B1 C1

1 D

5 5
3
KD KD
A2 B2 C2 3 7 5 M

RN

9
A B C
§/C

z x y

Hình 5.5 Sơ đồ đi dây mạch điều khiển động cơ dùng khởi động từ đơn

115
1.2 Sơ đồ lắp ráp

L1 L2 L3
C1

ATM1 ATM2

A1 B1 C1 1

2 5

A1 B1 C1 5

KD

A B C
RN
2 N

5 D
1 3

L1 L2 L3 N A B C 5 3 1
5 3 1

L1 L2 L3 N

Hình 5.6 Sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển động cơ dùng khởi động từ đơn

116
1.3 Quy trình thực hiện.
TT Tên các bước Công việc phải làm Kết quả đạt được
1 Lựa chọn Cấp nguồn thử tác động Hút không kêu, đo các
kiểm tra của công tắc tơ, khở động tiếp điểm liền mạch
thiết bị từ rơ le các loại.
2 Gá lắp bộ trí Lắp thiết bị trên bo đúng vị Thiết bị chắc chắn
thiết bị trí bằng vít
3 Lắp mạch Gia công đầu cốt, bắt vào Đi dây theo máng nhựa ,
điều khiển thiết bị tránh chồng chéo.
4 Thử mạch Cấp nguồn điều khiển và Mạch tác động theo đúng
điều khiển tác động đóng, mở máy yêu cầu điều khiển
bằng các nút điều khiển
5 Lắp mạch Gia công đầu cốt lắp dây Dây động lực phải đúng
động lực động lực. Đấu dây vào chủng loại, đi dây theo
động cơ máng nhựa tránh chồng
chéo
6 Vận hành Kiểm tra đủ nguồn điện 3 Động cơ quay, chạy êm
động cơ pha, đóng nguồn và khởi theo đúng yêu cầu điều
động máy khiển

1.4 Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục


Kiểm tra, sửa Kết quả
TT Hiện tượng Nguyên nhân dự đoán
chữa đạt được
1 Khi đóng cấp nguồn Chưa có nguồn tới Kiểm tra lại dây
mạch điều khiển cuộn hút công tắc tơ K cấp nguồn cho
không làm việc mạch điều khiển
2 Khi tác động mở Mất duy trì Kiểm tra tiếp điểm
máy động cơ quay, duy trì của công
bỏ ra thì dừng tắc tơ, hoặc dây nối
tới nó.
3 Công tắc tơ làm việc Thiếu một pha nguồn Kiểm tra tiếp điểm
nhưng động cơ quay cấp cho động cơ động lực của công
chậm tắc tơ, hoặc dây
dẫn đấu tới động
cơ, kiểm tra nguồn
cung cấp 3 pha.

117
2. Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện đảo chiều quay động cơ
dùng khởi động từ kép
21 Sơ đồ đi dây
~380V

A B C

CD

A1 B1 C1
1
D
A1 B1 C1
11
3
3 4 7 A1 B1 C1 3 7
M1
KT KN
5 9 4 C2 B2 A2 9 5 4 3
M2
A2 B2 C2

4
RN
A1

A B C
§/C
z x y

Hình 5.7 Sơ đồ đi dây mạch điện điều khiển động cơ dùng khởi động từ kép

118
2.2 Sơ đồ lắp ráp

L1 L2 L3
C1

ATM1 ATM2

A1 B1 C1 1

2 7 11 2

A1 B1 C1 5 A1 B1 C1 9
11 17 5

KT KN

9 19 7
3 3

A B C
RN
2 N

MN

9 3
MT

5 D
1 3

L1 L2 L3 N A B C 9 5 3 1
9 5 3 1

L1 L2 L3 N

Hình 5.8 Sơ đồ lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ dùng khởi động từ kép

119
2.3 Quy trình thực hiện
TT Tên các bước Công việc phải làm Kết quả đạt được
1 Lựa chọn Cấp nguồn thử tác động Hút không kêu, đo các
kiểm tra của công tắc tơ, khởi tiếp điểm liền mạch
thiết bị động từ rơ le các loại.
2 Gá lắp bộ trí Lắp thiết bị trên bo đúng Thiết bị chắc chắn
thiết bị vị trí bằng vít
3 Lắp mạch Gia công đầu cốt, bắt vào Đi dây theo máng nhựa ,
điều khiển thiết bị tránh chồng chéo.
4 Thử mạch Cấp nguồn điều khiển và Mạch tác động theo đúng
điều khiển tác động đóng, mở máy yêu cầu điều khiển
bằng các nút điều khiển
5 Lắp mạch Gia công đầu cốt lắp dây
Dây động lực phải đúng
động lực động lực. Đấu dây vào chủng loại, đi dây theo
động cơ máng nhựa tránh chồng
chéo
6 Vận hành Kiểm tra đủ nguồn điện 3 Động cơ quay, chạy êm
động cơ pha, đóng nguồn và khởi theo đúng yêu cầu điều
động máy khiển
2.4 Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Nguyên nhân dự Kiểm tra, sửa Kết quả
TT Hiện tượng
đoán chữa đạt được
1 Khi đóng cấp nguồn Chưa có nguồn tới Kiểm tra lại dây
mạch điều khiển cuộn hút công tắc tơ cấp nguồn cho
không làm việc KT, KN mạch điều khiển
2 Khi tác động mở Mất duy trì Kiểm tra tiếp điểm
máy động cơ quay, duy trì của công
bỏ ra thì dừng tắc tơ KT và KN,
hoặc dây nối tới
nó.
3 Không đảo được Chưa đảo pha nguồn Đảo lại dây nguồn
chiều quay động cơ động lực vào công tắ động lực vào công
tơ KN tắc tơ KN
4 Công tắc tơ làm việc Thiếu một pha nguồn Kiểm tra tiếp điểm
nhưng động cơ quay cấp cho động cơ động lực của công
chậm tắc tơ, hoặc dây
dẫn đấu tới động
cơ, kiểm tra nguồn
cung cấp 3 pha.

120
3. Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha
theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện)
3.1. Sơ đồ lắp ráp

L1 L2 L3
L3

ATM1 ATM2

A1 B1 C1 1

2 11 9 2

A1 B1 C1 11 11 5
15

KD1 KD2

13

A B C 3 3 Z X Y 3

A B C 15 2

RN 9 Z X Y 3
N 2
9

A B C KD3

7
11 13
A B C
M2
5 7

13 M1

1
D 3

L1 L2 L3 N A B C X Y Z 13 7 5 3 1
13 7 5 3 1

L1 L2 L3 N

Hình 5.9 Sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3
pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện)

121
3.2 Quy trình thực hiện
TT Tên các bước Công việc phải làm Kết quả đạt được
1 Lựa chọn kiểm tra thiết Cấp nguồn thử tác động Hút không kêu, đo các
bị của công tắc tơ, khở động tiếp điểm liền mạch
từ rơ le các loại.
2 Gá lắp bộ trí thiết bị Lắp thiết bị trên bo đúng Thiết bị chắc chắn
vị trí bằng vít
3 Lắp mạch điều khiển Gia công đầu cốt, bắt vào
Đi dây theo máng nhựa
thiết bị , tránh chồng chéo.
4 Thử mạch điều khiển Cấp nguồn điều khiển vàMạch tác động theo
tác động đóng, mở máy đúng yêu cầu điều
bằng các nút điều khiểnkhiển
5 Lắp mạch động lực Gia công đầu cốt lắp dây
Dây động lực phải
động lực. Đấu dây vào đúng chủng loại, đi dây
động cơ theo máng nhựa tránh
chồng chéo
6 Vận hành động cơ Kiểm tra đủ nguồn điện 3 Động cơ quay, chạy êm
pha, đóng nguồn và khởi theo đúng yêu cầu điều
động máy khiển
3.3 Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Kiểm tra, sửa Kết quả
TT Hiện tượng Nguyên nhân dự đoán
chữa đạt được
1 Khi đóng cấp nguồn Chưa có nguồn tới Kiểm tra lại dây
mạch điều khiển cuộn hút công tắc tơ K cấp nguồn cho
không làm việc mạch điều khiển
2 Khi tác động mở Mất duy trì Kiểm tra tiếp điểm
máy M1 động cơ duy trì của công
quay, bỏ ra thì dừng tắc tơ K2, hoặc dây
nối tới nó.
3 Khi tác động mởi Công tắc tơ K3 chưa Kiểm tra tiếp điểm
máy M2 động cơ tác động K2 ; các dây nối
không chạy được tới cuộn hút K3
chế độ tam giác ()
4 Động cơ chạy ở chế Đấu dây mạch động lực Kiểm tra và đấu lại
độ tam giác kêu to tới công tắc tơ K2 K3 các đầu dây A,B,C
hơn chưa đúng và X,Y,Z vào công
tắc tơ K2, K3

122
4. Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha
theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian)
4.1 Sơ đồ lắp ráp

L1 L2 L3 L1

AP1 AP2

A1 B1 C1 1

11 2 9 2 13 2

A1 B1 C1 11 11 X Y Z Z X Y
11 7

K1 K2 K3

13 5
A2
A2 B2
B2 C2
C2 3 5 A B C

A2 B2 C2 9
RN 6 5 4 3

N 2

A B C 7 8 1 2

5 7 2

M1

L1 L2 L3 N A B C X Y Z 5 3 1 3 5

3 D 1

A B C

X Y Z

L1 L2 L3 N

~ 3fa 380V

Hình 5.10 Sơ đồ bố trí thiết bị mạch điện mở máy động cơ xoay chiều không đồng bộ
3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le thời gian)

123
4.2 Quy trình thực hiện
TT Tên các bước Công việc phải làm Kết quả đạt được
Lựa chọn Cấp nguồn thử tác động
Hút không kêu, đo các
1 kiểm tra của công tắc tơ, khởi
tiếp điểm liền mạch
thiết bị động từ, rơ le các loại.
Gá lắp bộ trí Lắp thiết bị trên bo
2 Thiết bị chắc chắn
thiết bị đúng vị trí bằng vít
Lắp mạch Gia công đầu cốt, Đi dây theo máng nhựa,
3
điều khiển bắt vào thiết bị tránh chồng chéo.
Cấp nguồn điều khiển và
Thử mạch Mạch tác động theo đúng
4 tác động đóng, mở máy
điều khiển yêu cầu điều khiển
bằng các nút điều khiển
Gia công đầu cốt Dây động lực phải đúng
Lắp mạch lắp dây động lực. chủng loại, đi dây theo
5
động lực Đấu dây vào động cơ máng nhựa tránh chồng
chéo
Kiểm tra đủ nguồn điện Động cơ quay, chạy êm
Vận hành
6 3 pha, đóng nguồn và theo đúng yêu cầu điều
động cơ
khởi động máy khiển
4.3 Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Kết quả
TT Hiện tượng Nguyên nhân dự đoán Kiểm tra, sửa chữa
đạt được
1 Khi đóng cấp nguồn Chưa có nguồn tới cuộn Kiểm tra lại dây cấp
mạch điều khiển hút công tắc tơ K2 nguồn cho mạch điều
không làm việc khiển
2 Khi tác động mở Mất duy trì Kiểm tra tiếp điểm
máy M1 động cơ duy trì của công tắc
quay, bỏ ra thì dừng tơ K1, hoặc dây nối
tới nó.
3 Động cơ không chạy Rơ le thời gian không Kiểm tra tác động
được chế độ tam làm việc. của rơ le thời gian.
giác () Công tắc tơ K3 chưa tác Kiểm tra tiếp điểm
động K2, K3 ; các dây nối
tới cuộn hút K3
4 Động cơ chạy ở chế Đấu dây mạch động lực Kiểm tra và đấu lại đầu
độ tam giác kêu to tới công tắc tơ K2 K3 dây A,B,C X,Y,Z vào
hơn chưa đúng công tắc tơ K2, K3

124
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện không đảo chiều
quay động cơ dùng khởi động từ đơn
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
- Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 2 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2
1 30 phút - Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
- Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
2 25 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 4 khiển, kiểm tra vận hành mạch điều khiển.
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
- Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 4 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2
3 20 phút - Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện

125
- Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 1 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2 15 phút
4 - Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
Ghi chú: Khi một sinh viên thao tác công việc, sinh viên còn lại quan sát theo dõi bạn
thao tác.

126
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Lắp ráp mạch điện mở máy trực tiếp động cơ điện đảo chiều quay
động cơ dùng khởi động từ kép
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
- Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 2 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2
1 30 phút - Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
- Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
2 25 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 4 khiển, kiểm tra vận hành mạch điều khiển.
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
- Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 4 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2
3 20 phút - Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện

127
- Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 1 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2 15 phút
4 - Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
Ghi chú: Khi một sinh viên thao tác công việc, sinh viên còn lại quan sát theo dõi bạn
thao tác.

128
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng
bộ 3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện)
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
- Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 2 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2
1 30 phút - Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
- Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
2 25 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 4 khiển, kiểm tra vận hành mạch điều khiển.
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
- Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 4 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2
3 20 phút - Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện

129
- Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, động cơ điện.
- Sinh viên 1 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 1
bo thực hành đúng vị trí
Sinh viên 2 15 phút
4 - Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 4
khiển.
- Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
Ghi chú: Khi một sinh viên thao tác công việc, sinh viên còn lại quan sát theo dõi bạn
thao tác.

130
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Lắp rạp mạch điều khiển mở máy động cơ xoay chiều không đồng
bộ 3 pha theo phương pháp đổi nối Y/ (đổi nối ở trạng thái có điện dùng rơ le
thời gian)
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
Sinh viên 1 - Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ trang
thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm tra khí cụ
điện, động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 2 thực hiện gá lắp thiết bị lên bo
thực hành đúng vị trí
1 30 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch điều khiển
và kiểm tra vận hành mạch điều khiển.
- Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch động lực và
kiểm tra, vận hành đo thông số mạch điện
Sinh viên 4
Sinh viên 1 - Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ trang
thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm tra khí cụ
điện, động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 3 thực hiện gá lắp thiết bị lên bo
2 25 phút thực hành đúng vị trí
- Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch điều khiển,
Sinh viên 3 kiểm tra vận hành mạch điều khiển.
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch động lực và
Sinh viên 4 kiểm tra, vận hành đo thông số mạch điện
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ trang
thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm tra khí cụ
điện, động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 4 thực hiện gá lắp thiết bị lên bo
thực hành đúng vị trí
3 20 phút
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch điều khiển
Sinh viên 3 và kiểm tra vận hành mạch điều khiển.
- Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch động lực và
kiểm tra, vận hành đo thông số mạch điện
Sinh viên 4
Sinh viên 1 15 phút - Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ trang
4 thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm tra khí cụ

131
điện, động cơ điện.
Sinh viên 2 - Sinh viên 1 thực hiện gá lắp thiết bị lên bo
thực hành đúng vị trí
- Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch điều khiển
Sinh viên 3 và kiểm tra vận hành mạch điều khiển.
- Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch động lực và
kiểm tra, vận hành đo thông số mạch điện
Sinh viên 4
Ghi chú: Khi một sinh viên thao tác công việc, sinh viên còn lại quan sát theo dõi bạn
thao tác.

132
V. Phiếu kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng: ..............................................................................................................
Họ và tên sinh viên:…………….............. MSSV:.......................................................
Nhóm…………Lớp………..................... Ngày..........…tháng........…năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
Điểm Điểm
TT Tiêu chí đánh giá Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
chuẩn đánh giá
1 Trình tự thực hiện 3
- Thực hiện đầy đủ thao tác. 2
- Thực hiện không đử thao tác 1
2 Kết quả đạt được 3
- Hoàn thành sản phẩm 3
- Chưa hoàn thành sản phẩm. 1
3 An toàn 2
- Trang bị đầy đủ bảo hộ 0.4
- Sử dụng đúng các dụng cụ 0.4
và đồ nghề 0.4
- Nơi làm việc gọn gàng ngăn 0.4
nắp 0.4
- Có các điểm nối đất
- An toàn cho người và thiết
bị
4 Thời gian 2
- Đảm bảo an toàn, hoàn 2
thành trước hoặc đúng thời
gian quy định.
- Quá giờ 0
Tổng điểm 10

133
BÀI 06: LẮP RẠP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Thời gian: Lý thuyết 1 giờ 30 phút
Thực hành 8 giờ 30 phút
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng:
Kiến thức:
+ Phân tích được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp của mạch điện khởi động
Y/YY và mạch chạy 2 cấp tốc đô Y/YY.
Kỹ năng:
+ Lắp ráp, kiểm tra vận hành các mạch điện điều theo đúng trình tự, đảm bảo kỹ
thuật, mỹ thuật và thời gian.
Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình lắp đặt vận hành động cơ điện 3 pha,
thái độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong thực hành. Tổ chức nơi thực hành
gọn, sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan
1. Mạch điện khởi động Y/YY
1.1 Sơ đồ nguyên lý

~3fa/380V - 50Hz
L1
L2
L3
N

AP1 ~ 220 V 0
A2 B2 C2 L1 N

K1
A3 B3 C3 AP2 K1
MT RN
1 D 3 5 2
RN
A4 K1
B4 C4
KY
A
2KYY KY
B 1KYY 7 Rth 9
C

1KYY Rth

1KYY
A1 KY 11 Rth 13
B1
C1

2KYY
1KYY 15

Mạch động lực Mạch điều khiển


Hình 6.1 Sơ đồ nguyên lý mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ

134
1.2 Nguyên lý hoạt động:
a) Mở máy:
- Đóng áptômát AP1, AP2 cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển
- Bấm nút bấm MT, côngtắctơ K1 có điện tác động và tự duy trì bằng tiếp điểm
K1(3- 5), Công tắc tơ KY có điện tác động, các tiếp điểm ở mạch động lực của
côngtắctơ K1, KY đóng lại động cơ chạy ở chế độ Y
- Khi K1 có điện, đồng thời Rth có điện, sau khoảng thời gian t đặt ở rơle thời
gian , rơle tác động tiếp điểm thường đóng mở chậm Rth( 7-9) mở ra ngắt nguồn cấp
cho công tắc tơ KY, tiếp điểm thường mở đóng chậm Rth( 11-13) đóng lại, côngtắctơ
1KYY cón điện, tiếp điểm 1KYY (13-15) đóng lại, cấp nguồn cho côngtắctơ 2KYY có
điện, các tiếp điểm ở mạch động lực của côngtắctơ KY mở ra, của côngtắctơ 1KYY, 2
KYY đóng lại động cơ chạy ở chế độ YY
b) Dừng máy:
- Để dừng máy bấm nút bấm dừng D, côngtắctơ K1 mất điện, mở các tiếp điểm
côngtắctơ K1 ở mạch động lực ngắt nguồn cấp cho động cơ M, động cơ M dừng.
- Ngắt áptômát AP1, AP2 ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
c) Các khâu liên động và bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển bằng áptômát AP1,
AP2
- Bảo vệ quá tải cho động cơ M bằng rơle nhiệt RN, khi xảy ra quá tải rơle nhiệt
RN tác động, tiếp điểm RN(2, N) ở mạch điều khiển mở ra ngắt nguồn cấp cho
côngtắctơ K, mở các tiếp điểm ở mạch động lực của côngtắctơ K ngắt nguồn cấp cho
động cơ M, động cơ dừng
- Bảo vệ cực tiểu bảo vệ điểm không bằng tiếp điểm K (3- 5)
- Bảo vệ liên động tránh làm việc đồng thời hai côngtăctơ KY và 1KYY bằng
tiếp điểm thường đóng KY(5- 11), 1KYY(1-7)

135
2.Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ
2.1 Sơ đồ nguyên lý
~380V

A B C
CD

CC1

A1 B1 C1

KY
1KY

RN

2KYY
ĐC
z y
x

Hình 6.2 a Mạch động lực


0 A

(Y) RN
(YY) D M1
1 3 1
5 7 KD2 9 4 2
KY

KY

M2 D2
11 13 KD1 15 1KY

1KY

2KY
19
2KYY

b mạch điều khiển


Hình 6.3 Sơ đồ mạch động lực, mạch điều khiển mạch điện chạy 2 cấp tốc độ Y/YY

136
2.2 Nguyên lý hoạt động:
a) Mở máy:
- Đóng áptômát cấp nguồn cho mạch điều khiển
- Bấm nút bấm M1, công tắc tơ KY có điện tác động và tự duy trì bằng tiếp điểm
KY, công tắc tơ KY có điện tác động, các tiếp điểm ở mạch động lực của công tắc tơ
KY, KY đóng lại động cơ chạy ở chế độ Y
Bấm nút M2 Công tắc tơ 1KY tác động các tiếp điểm ở mạch động lực của công
tắc tơ 1KY, KY bị ngắt đi, Các tiếp điểm của 1KY tác động đóng điện cấp cho 2KY
làm công tắc tơ 2KY tác động và tự duy trì lúc này động cơ chạy ở chế độ YY
b) Dừng máy:
- Để dừng máy bấm nút bấm dừng D, công tắc tơ KY, 1KY, 2KY mất điện, mở
các tiếp điểm công tắc tơ KY, 1KY ở mạch động lực ngắt nguồn cấp cho động cơ M,
động cơ M dừng.
- Ngắt cầu dao CD thì ngắt nguồn cấp cho mạch động lực và điều khiển
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành.
Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên)
TT Tên thiết bị Số Đv Ghi
lượng tính chú
1 Aptomat 3 pha (AP1), 1pha (AP2) 02 Cái
2 Contacto: K1 02 Cái
3 Contacto KY : điều khiển động cơ làm việc 02 Cái
chế độ Y
4 Congtacto 1KYY, 2KYY: điều khiển động 02 Cái
cơ làm việc ở chế độ YY
5 Rơle nhiêt: RN 02 Cái
6 Nút bấm mở máy: MT 01 Cái
7 Nút bấm dừng máy: D 01 Cái
8 Động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha 01 Cái
rôto lồng sóc hai cấp tốc độ Y/YY
9 Băng cách điện 01 Cuộn
Số Đv Ghi
TT Tên thiết bị
lượng tính chú
1 Kìm tuốt dây 01 Cái
1 Dây súp đơn 1x1.5 10 mét
2 Tô vít các loại 01 Bộ
3 Đinh vít 30 Cái

137
IV. Thực hành
1. . Mạch điện khởi động Y/YY
1.1 Sơ đồ lắp ráp: (Sinh viên tham khảo)

Hình 6.4 Sơ đồ bố trí thiết bị mạch điện khởi động Y/YY

138
1.2 Quy trình thực hiện
TT Tên các bước Công việc phải làm Kết quả đạt được
1 Lựa chọn kiểm tra thiết bị Cấp nguồn thử tác động Hút không kêu, đo
các công tắc tơ , khởi động các tiếp điểm liền
từ, rơ le các loại mạch
2 Gá lắp bố trí thiết bị Lắp thiết bị trên bo đúng Thiết bị chắc chắn
vị trí bằng vít
3 Lắp mạch điều khiển Gia công đầu cốt, bắt vào Đi dây theo máng
thiết bị nhựa, tránh chồng
chéo
4 Thử mạch điều khiển Cấp nguồn điều khiển và Mạch tác động theo
tắc động đóng , mở máy đúng yêu cầu điều
bằng các nút điều khiển khiển
5 Lắp mạch động lực Gia công đầu cốt lắp dây Dây động lực phải
động lực. Đấu dây vào đúng chủng loại, đi
động cơ dây theo máng
nhựa tránh chồng
chéo
6 Vận hành động cơ Kiểm tra đủ nguồn điện 3 Động cơ quay,
pha, đóng nguồn và khởi chạy êm theo đúng
động máy yêu cầu điều khiển
1.3 Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Nguyên nhân dự Kết
TT Hiện tượng Kiểm tra, sửa chữa
đoán quả
1 Khi đóng cấp Chưa có nguồn tới Kiểm tra lại dây cấp
nguồn mạch cuộn hút côngtắctơ nguồn cho mạch điều
điều khiển K1 khiển
không làm việc
2 Khi tác động ấn Mất duy trì Kiểm tra tiếp điểm duy
nút mở máy M trì của công tắc tơ K1 (
động cơ quay, 3-5 ),
bỏ ra thì mất hoặc dây nối tới nó
3 Khi tác động mở Rơ le thời gian Rth Kiểm tra nguồn cấp cho
máy M động cơ không tác động Rth , các dây nối tới
quay chế độ Y cuộn hút Rth
không chạy
được YY

139
2. Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ
2.1 Sơ đồ đi dây.

~380V

A B C
CD

A1 B1 C1
D

KY 1KY 2KYY M1
YY
M2
Y

A B C

x y z

Hình 6.5 Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ

140
2.2 Sơ đồ lắp ráp

L1 L2 L3
L3

ATM1 ATM2

A1 B1 C1 1

A B C
RN
N 2

9 2 15 2 17 2

5 11 17
15 9

KY 1KYY 2KYY

13 7
3 3 3

MYY
7

11

MY
13

5 D
1 3

L1 L2 L3 N A B C a1 b1 c1 13 11 7 5 3 1
13 11 7 5 3 1

L1 L2 L3 N

Hình 6.6 Sơ đồ bố trí thiết bị mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ

141
2.3 Quy trình thực hiện
TT Tên các bước Công việc phải làm Kết quả đạt được
Lựa chọn Cấp nguồn thử tác động
Hút không kêu, đo các
1 kiểm tra của công tắc tơ, khởi
tiếp điểm liền mạch
thiết bị động từ, rơ le các loại.
Gá lắp bộ trí Lắp thiết bị trên bo
2 Thiết bị chắc chắn
thiết bị đúng vị trí bằng vít
Lắp mạch Gia công đầu cốt, Đi dây theo máng nhựa,
3
điều khiển bắt vào thiết bị tránh chồng chéo.
Cấp nguồn điều khiển và
Thử mạch Mạch tác động theo đúng
4 tác động đóng, mở máy
điều khiển yêu cầu điều khiển
bằng các nút điều khiển
Dây động lực phải đúng
Gia công đầu cốt
Lắp mạch chủng loại, đi dây theo
5 lắp dây động lực.
động lực máng nhựa tránh chồng
Đấu dây vào động cơ
chéo
Kiểm tra đủ nguồn điện Động cơ quay, chạy êm
Vận hành
6 3 pha, đóng nguồn và theo đúng yêu cầu điều
động cơ
khởi động máy khiển
2.4 Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Nguyên nhân Kiểm tra, Kết quả
TT Hiện tượng
dự đoán sửa chữa đạt được
1 Khi đóng cấp nguồn Chưa có nguồn tới Kiểm tra lại dây
mạch điều khiển cuộn hút công tắc tơ cấp nguồn cho
không làm việc K2 mạch điều khiển
2 Khi tác động mở Mất duy trì Kiểm tra tiếp điểm
máy M1, M2 động duy trì của công
cơ quay, bỏ ra thì tắc tơ K1, K2, K3
dừng hoặc dây nối tới
nó.
3 Động cơ không Công tắc tơ K3 chưa Kiểm tra tiếp điểm
chạy được chế độ tác động K2, K3 ; các dây
YY Mạch động lực đấu nối tới cuộn hút
sai. K3
Kiểm tra lại dây
nối mạch động lực

142
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Mạch điện khởi động Y/YY
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
Sinh viên 1 - Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn loại động cơ điện.
- Sinh viên 2 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
1 75 phút - Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3 khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
khiển.
- Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
Sinh viên 4 điện
Sinh viên 1 - Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn động cơ điện.
- Sinh viên 3 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
2 60 phút - Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch điều
khiển, kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 3 khiển.
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch động lực
Sinh viên 4 và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn động cơ điện.
- Sinh viên 4 thực hiện gá lắp thiết bị lên
3 45 phút
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch điều
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 3 khiển.

143
- Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
Sinh viên 4 điện
Sinh viên 1 - Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn động cơ điện.
- Sinh viên 1 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
30 phút
4 - Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch điều
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 3 khiển.
- Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
Sinh viên 4 điện
Ghi chú: Khi một sinh viên thao tác công việc, sinh viên còn lại quan sát theo dõi bạn
thao tác.

144
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ chạy 2 cấp tốc độ
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
Sinh viên 1 - Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn động cơ điện.
- Sinh viên 2 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
1 75 phút - Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch điều
Sinh viên 3 khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
khiển.
- Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
Sinh viên 4 điện
Sinh viên 1 - Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn động cơ điện.
- Sinh viên 3 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
2 60 phút - Sinh viên 4 thực hiện lắp mạch điều
khiển, kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 3 khiển.
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch động lực
Sinh viên 4 và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
điện
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn động cơ điện.
- Sinh viên 4 thực hiện gá lắp thiết bị lên
3 Sinh viên 2 45 phút bo thực hành đúng vị trí
- Sinh viên 1 thực hiện lắp mạch điều
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 3 khiển.
- Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch động lực

145
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
Sinh viên 4 điện
Sinh viên 1 - Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra khí cụ điện, chọn động cơ điện.
- Sinh viên 1 thực hiện gá lắp thiết bị lên
Sinh viên 2 bo thực hành đúng vị trí
30 phút
4 - Sinh viên 2 thực hiện lắp mạch điều
khiển và kiểm tra vận hành mạch điều
Sinh viên 3 khiển.
- Sinh viên 3 thực hiện lắp mạch động lực
và kiểm tra, vận hành đo thông số mạch
Sinh viên 4 điện
Ghi chú: Khi một sinh viên thao tác công việc, sinh viên còn lại quan sát theo dõi bạn
thao tác.

146
IV.Phiếu kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng:
Họ và tên sinh viên:…………….............. MSSV:.......................................................
Nhóm…………Lớp………..................... Ngày..........…tháng........…năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
Điểm Điểm
TT Tiêu chí đánh giá Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
chuẩn đánh giá
1 Trình tự thực hiện 3
- Thực hiện đầy đủ thao tác. 2
- Thực hiện không đử thao tác 1
2 Kết quả đạt được 3
- Hoàn thành sản phẩm 3
- Chưa hoàn thành sản phẩm. 1
3 An toàn 2
- Trang bị đầy đủ bảo hộ 0.4
- Sử dụng đúng các dụng cụ 0.4
và đồ nghề 0.4
- Nơi làm việc gọn gàng ngăn 0.4
nắp 0.4
- Có các điểm nối đất
- An toàn cho người và thiết
bị
4 Thời gian 2
- Đảm bảo an toàn, hoàn 2
thành trước hoặc đúng thời
gian quy định.
- Quá giờ 0
Tổng điểm 10

147
BÀI 07: QUẤN MÁY BIẾN ÁP 1 PHA
Thời gian: Lý thuyết 2 giờ 15 phút
Thực hành 12giờ 45 phút
I. Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng:
Kiến thức:
+ Tính toán các thông số quấn máy biến áp 1 pha cảm ứng và tự ngẫu
Kỹ năng:
+ Quấn hoàn thiện máy biến áp 1 pha, vận hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật
Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hiện tính toán thông số và quấn dây biến áp, thái
độ học tập nghiêm túc, phát huy trí sáng tạo trong thực hành. Tổ chức nơi thực hành gọn,
sạch, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Lý thuyết liên quan
1. Máy biến áp cảm ứng
1.1 Định nghĩa
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh làm việc trên nguyên lý cảm ứng từ dùng
để biến đổi biến đổi điện áp của hệ thống điện xoay chiều nhng vẫn giữ nguyên tần số
Ký hiệu:

Hình 7.1 Ký hiệu máy biến áp


Hình dáng:

Hình 7.2 Máy biến áp 1 pha


1.2 Phân loại và công dụng của máy biến áp.
* Phân loại:
- Theo số pha
+ MBA 1 pha, MBA 3 pha
- Phân loại theo dung lượng
+ MBA điện lực, MBA dân dụng
- Phân loại theo nguyên lý làm việc và chế tạo
+ MBA cảm ứng, MBA hàn, MBA đo lường
148
*Công dụng:
- Dùng để phân phối và truyền tải điện năng
- Sử dụng trong các máy công cụ, thiết bị lò nung, trong hàn điện, làm
nguồn cho các thiết bị điện tử…
1.3. Các tham số cơ bản của máy biến áp
- Điện áp định mức:
U1đm: là điện áp định mức của cuộn sơ cấp
U2đm: là điện áp định mức của cuộn thứ cấp
- Dòng điện định mức:
I1đm; I2đm là dòng định mức cho mỗi dây quấn của MBA ứng với điện áp định mức
- Công suất định mức: là cơ sở biểu kiến định mức
Sđm= U2đmI2đm = U1đmI1đm
Ngoài ra trên vỏ MBA ngời ta còn ghi fđm, số pha, sơ đồ nối dây, điện áp ngắn
mạch và chế độ làm việc
1.4. Cấu tạo:
Cấu tạo của MBA gồm hai phần cơ bản là mạch từ và dây quấn.
+ Mạch từ:
Được ghép bởi các lá thép kỹ
thuật điện, có chứa hàm lượng silic từ
1% đến 4% và có bề dày từ 0,35 đến
0,5 mm.
Có hai dạng mạch từ chính là
mạch từ kiểu bọc có dạng EI (dùng
trong MBA 1 pha công suất nhỏ), và
mạch từ kiểu trụ có dạng U (do nhiều
lá thép chữ I ghép lại, dùng cho các
MBA có công suất trung bình trở lên). Hình 7.3 Cấu tạo máy biến
Mạch từ gồm 2 phần: áp
+ Trụ: là nơi để quấn cuộn dây
+ Gông: Nối liền mạch từ giữa các trụ quấn dây với nhau

Hình 7.4 Các loại lõi thép thông dụng

149
+ Dây quấn:
- Dây quấn có nhiệm vụ tăng giảm điện áp, gồn có cuộn sơ cấp và thứ câp. Dây
quấn phải là dây đồng điện phân hoặc dây nhôm, có bọc lớp vỏ e-may hoặc coton để
cách điện. Gồm 2 cuộn dây:
Cuộn sơ cấp: Có W1; U1; i1; d1; E1 Nối // nguồn vào
Cuộn thứ cấp: Có W2; U2; i2; d2; E2. Nối // tải
1.5. Nguyên lý làm việc:
- Máy biến áp làm việc dựa trên cơ sở cảm ứng điện từ. Mắc cuộn sơ cấp vào
nguồn điện, lấy điện áp ra ở cuộn thứ cấp.
Đặt vào dây quấn sơ cấp 1 điện áp xoay chiều u1 sẽ có dòng điện sơ cấp i1 chạy
trong dây quấn sơ cấp w1. Dòng điện i1 sinh ra từ thông biến thiên  khép mạch trong
lõi thép móc vòng (xuyên qua) đồng thời với cả hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp gọi là
từ thông chính
 = mSint
Vì từ thông qua dây quấn sơ cấp có số vòng W1 biến thiên nên theo định luật
cảm ứng điện từ trong dây quấn thứ cấp xuất hiện một sức điện động (Sđđ) cảm ứng
d 
e1  W1  E1 2Sin(t  )
dt 2
Và cảm ứng ra dây quấn thứ cấp 1 SĐĐ là:
d 
e2  W2  E2 2Sin(t  )
dt 2
W1 và W2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp nhìn vào công thức e1 và e2 ta
thấy e1 và e2 có cùng tần số nhng có trị hiệu dụng khác nhau
E1 W1
  k gọi là hệ số máy biến áp
E 2 W2
k > 1 => W1 > W2 gọi là máy giảm áp
k < 1 => W1 < W2 gọi là máy tăng áp
2. Máy biến áp tự ngẫu
2.1 Giới thiệu chung
Máy biến áp tự ngẫu(MBA TN) có một số vòng chung giữa dây quấn sơ cấp và thứ
cấp Nếu so sánh MBA TN Với MBA cách ly cung cấp công suất thì nó một số đặc
điểm sau :
- Lõi thép nhỏ hơn, số vòng dây ít hơn
- Đường kính dây quấn nhỏ hơn
- Từ tản và ∆U% nhỏ hớn
- Dễ chế tạo, giá thành hạ
- Không an toàn bằng MBA cách ly

150
2.2 Các dạng sơ đồ thông dụng

Hình 7.5 : MBA TN 1 cấp điện thế vào, ra (thường U1 = 70 ÷ 110V, U2 = 110 V)

Hình 7.6: MBA TN 2 cấp điện thế vào và ra (thường U1=60÷110V hay
U1=160÷220V và U2=110/220V)

Hình 7.7 : MBA TN 4 cấp điện áp vào và 2 cấp điện áp ra

151
3. Tính toán thông số quấn máy biến áp 1 pha cảm ứng
• Bước 1 : Xác định các số liệu ban đầu
- Điện áp định mức phía sơ cấp (U1) và phía thứ cấp (U2)
- Dòng điện định mức phía thứ cấp I2
- Nếu không biết rõ I2 cần xác định công suất biểu kiến phía thứ cấp S2
S2 = U2 . I2 trong đó S[VA]; U[V] ; I[A]
- Tần số nguồn điện f
- Chế độ làm việc : ngắn hạn hay dài hạn
• Bước 2 : Xác định tiết diện tính toán At cần dùng cho lõi thép
Căn cứ vào điều kiện tản nhiệt và giữ độ sụt áp tại thứ cấp lúc mang tải ta có :
S
A  1, 432.K 2 At[cm2]; Bm [T]; S2 [VA]
t
Bm
At : Tiết diện tính toán của lõi thép
S2 : Công suất biểu kiến tại thứ cấp MBA
K : Hệ số hình dạng lõi thép
- Lõi thép E, I : K = 1 ÷ 1,2
- Lõi thép U-I : K = 0,75 ÷ 0,85
Bm Mật độ từ thông trong lõi thép (Chọn)
- Với lõi thép dẫn từ không định hướngBm = 0,8 ÷ 1,2T
- Với lõi thép dẫn từ có định hướng Bm = 1,2 ÷ 1,6T
• Bước 3 : Chọn kích thước cho lõi thép, tính khối lượng lõi thép
Gọi Ag là Tiết diện thực của lõi thép ta có
Ag = a . b (6.3) At ≠ Ag do :
- Bề dày cách điện tráng trên lõi thép
- Độ ba via có trên biên lá thép do công nghệ dập định hình lá thép,
độ chênh lệch giữa At và Ag xác định bảng hệ số ép chặt Kf
At
Ag  (Kf tra bảng 7.1)
Kf
Bảng 7.1 : Xác định hệ số ép chặt Kf
Kf
Bề dày lá thép Lá thép ít ba via Lá thép nhiều ba via

0,35 0,92 0,8


(mm)
0,5 0,95 0,85

152
Khi biết được At , chọn Kf suy ra Ag từ đó chọn các kích thước của lõi thép a, b. Để
dễ thi công quấn dây, thường giữa a, b có quan hệ về kích thước như sau :
b = a ÷ 1,5a
Suy ra : Ag = a . b = a2 ( khi a = b ) hoặc Ag = 1,5a2 ( khi 1,5a = b) tóm lại ta có
thể xác định dãy giá trị cho a, khi biết Ag như sau :

Ag
amin  amax  Ag
amin ≤ a ≤ amax với 1,5 ;
Phối hợp các giá trị cho sẵn của a trong thực tế, Chọn a thích hợp cho lõi thép, từ đó
tính lại giá trị chính
Khi định được a và b áp dụng các phép tính hình học ta suy ra khối lượng cần
dùng cho lõi thép.
a) Trường hợp lõi thép dạng EI :
Gọi :
c : bề rộng cửa sổ lõi thép;
h : bề cao cửa sổ lõi thép
Thể tích lõi thép (trừ đi khoảng không gian ở 2 cửa sổ) được tính như sau :
V = 2ab ( a + c + h )

Hình 7.8 : Các kích thước cơ bản của lõi thép


Khối lượng riêng của lá thép kỹ thuật điện γ = 7,8 Kg/dm3
- Khối lượng lõi thép là
Wth = γ . Vth = 7,8 x 2ab ( a + c + h ) = 15,6 ab ( a + c + h ) Wth [kg]; a,b,c [dm]
- Trường hợp lõi thép EI đúng dạng tiêu chuẩn ta có
Lúc đó Vth = 46,8 a2b
b) Trường hợp lõi thép dạng UI :
Tương tự: c, h là bề rộng và bề cao cửa sổ lõi thép
- Thể tích lõi thép đã trừ đi cửa sổ là

153
V = 2ab (a + c + h)
- Khối lượng lõi thép là : Wth =15,6ab (2a + c + h)
• Bước 4 : Xác định số vòng tạo ra 1 volt sức điện động trong mỗi bối dây sơ và thứ
cấp.
1
n 
v 4, 44. f .B . A
m t
• Bước 5 : Xác định độ sụt áp phía thứ cấp lúc mang tải định mức
Gọi U20, U2 ; là điện áp phía thứ cấp lúc chưa mang tải và có tải .
Độ sụt áp phần trăm:
U20  U2 U
U %  .100  ( 20 1).100
U2 U2
U U U
U % 20 2 .100( 20 1).100
U2 U2
Hoặc U 20 =Ch*U2 Ch có thể tra từ Bảng 3.2 như sau :
Bảng 7.2 bảng quan hệ số Ch theo S2 (199)
S2 (VA) Ch S2 (VA) Ch S2 (VA) Ch S2 (VA) Ch
5 1,35 50 1,12 180 1,060 700 1,032
7,5 1,28 60 1,11 200 1,058 800 1,030
10 1,25 70 1,10 250 1,052 900 1,028
15 1,22 80 1,09 300 1,048 1000 1,025
20 1,18 90 1,085 350 1,045 1500 1,020
25 1,16 100 1,08 400 1,042 2000 1,016
30 1,14 120 1,075 500 1,038 3000 1,009
40 1,13 150 1,065 600 1,035
• Bước 6 : Xác định số vòng dây quấn tại sơ và thứ cấp
Căn cứ vào nv, U1, U20, gọi N1 và N2 lần lượt là số vòng dây quấn phía sơ và
thứ cấp, ta có :
N1 = U1 . nv
N2 = U20 . nv
• Bước 7 : Ước lượng hiệu suất η của máy biến áp, tính dòng điện phía sơ cấp
Trong giai đoaïn tính sơ bối biến thế hay trong các phép tính đơn giản, tra
hiệu suất η theo các bảng sau :

154
Bảng 7.3 : Theo Robert Kuhn (200)
S2 (VA) 3 10 25 50 100 1000
η% 60 70 80 85 90 > 90
Bảng 7.4 : Theo Anten hopp (200)
S2 (VA) 3 50 100 150 200 300 500 750 1000
η% 86,4 87,6 89,6 90,9 91,3 93 93 95,3 94
Chọn được η% từ đó tính dòng điện phía sơ cấp:
S
I1 
.U1
• Bước 8 : Chọn mật độ dòng điện J suy ra Tiết diệnvà đường kính dây quấn phía
sơ và thứ cấp.
Các căn cứ để chọn mật độ dòng điện J
- Cấp cách điện vật liệu ;
- Điều kiện giải nhiệt dây quấn
- Chế độ vận hành liên tụ chay ngắn hạn
Khi biến thế vận hành liên tục, điều kiện giải nhiệt kém chọn J theo Bảng 7.5.
Bảng 7.5 Mật độ dòng điện, khi biến thế vận hành liên tục
S2 (VA) 0 - 50 50 – 100 100 – 200 200 – 500 500 – 1000

J(A/mm2) 4 3,5 3 2,5 2

Với vật liệu cách điện cấp A (nhiệt độ tối đa cho phép 1050C) máy làm
việc ngắn hạn, không liên tục (6 – 10 liên tiếp) có thể Chọn J theo Bảng 7.6
Bảng 7.6 Mật độ dòng điện khi biến thế làm việc ngắn hạn.
S2 (VA) 0 - 50 50 – 100 100 – 200 200 – 500 500 – 1000

J(A/mm2) 5 – 6 4,5 – 5,5 4 – 5 3,5 – 4,5 3– 4


Ngoài ra ta cũng có thể chọn J theo nhiệt độ phát nóng cho phép theo Bảng 7.7.
Bảng 7.7 Mật độ dòng điện theo nhiệt độ phát nóng
At J (A/mm2) Độ J (A/mm2) Độ At J (A/mm2) Độ J (A/mm2) Độ
(cm2) gia nhiệt gia nhiệt (cm2) gia nhiệt gia nhiệt
400C 600C 400C 400C
1,0 4,6 5,5 6,0 2,3 2,8
1,4 4,0 4,9 6,5 2,25 2,7
2,0 3,5 4,3 7,0 2,2 2,6
2,4 3,3 4,0 7,5 2,15 2,6
2,8 3,1 3,7 8,0 2,1 2,5

155
3,0 3,0 3,6 9,0 1,9 2,4
3,5 2,8 3,4 10 1,8 2,3
4,0 2,7 3,3 15 1,6 1,9
4,5 2,6 3,2 20 1,4 1,8
5,0 2,4 3,0 30 1,25 1,5
5,5 2,35 2,8 40 1,15 1,4
Chọn được J suy ra đướng kính dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
Gọi d1, d2 là đường kính dây dẫn tròn, chưa kể lớp cách điện của sơ và thứ cấp ta
có:
I1
I1  1,13 ;
J
I2
I 2  1,13
J
Bước 9: Chọn bề dày cách điện làm khuôn quấn dây (ec) và bề cao hiệu dụng
quấn dây Hhd :
aK

Hhd
Hhd

Ec
bK

Hình 7.9 Kích thước lõi thép


Để dễ thi công quấn dây thường ta chọn :
ak = a + (1 đến 2mm )
bk = b + (1 đến 2mm )
Hhd = h – ( 2ec + 1 đến 2mm )
Để đảm bảo độ bền cơ học, ec chọn theo cấp công suất của biến thế..
Bảng 7.8 Công suất của biến thế theo độ bền cơ học.
S2 (VA) 1 - 10 10 – 200 200 – 500 500 – 1000 1000 – 3000
ec (mm) 0,5 1 2 3 4

• Bước 10 : Xác định số vòng cho một lớp dây quấn sơ và thứ cấp
Gọi SV1 và SV2 lần lượt số vòng 1 lớp dây quấn sơ và thứ cấp.

156
Hhd H
SV1  Kq; SV2  hd Kq
d1cd d2cd
d1cđ và d2cđ : đường kính dây quấn của phía sơ và thứ cấp, có tính cả lớp
cách điện.
Kq : Hệ số quấn và sắp xếp dây quấn với dây đồng học catton Kq = 0,9 ÷ 0,93,
dây đồng tráng email : Kq = 0,93 ÷ 0,95
• Bước 11 : Số lớp cho mỗi phần dây quấn sơ và thứ cấp
Gọi SL1 và SL2 là số lớp của bối dây sơ và thứ cấp ta có :
N N
SL1  1 ;SL2  2
SV1 SV2

Bề dày cách điện giữa các lớp của của dây quấn sơ và thứ cấp
SV1 SV2
ecd1 0,0624 ;ecd 2 0,0624
nv nv

ecđ1,ecđ2 [mm]; SV1,2 [vòng/lớp]; nv [vòng/vôn]


• Bước 12 : Tính bề dày mỗi phần dây quấn
Gọi BD1 và BD2 là bề dày cuộn dây quấn sơ và thứ cấp ta có :
BD1 = SL1 ( e1cđ + ecđ1 ); BD2 = SL2 ( e2cđ + ecđ2 )
Bề dày tổng cả bối dây quấn : BD
BD = BD1 + BD2 + ec + ecđ3
ecđ3 : cách điện giữa dây quấn sơ và thứ cấp

U1  U 2 ecd
ecd 3  1, 4
1000

ec

BD2 BD1

Hình 7.10 Bề dày mỗi phần dây quấn

157
+ Kiểm tra hệ số lấp đầy Klđ1 theo bề dày choán chỗ cuộn dây so với bề rộng cửa
BD
sổ lõi thép ta có : Kld1 
C
Klđ1 max cho phép bỏ lọt cuộn dây vào cửa sổ là Klđ1 = 0,7 – 0,8. Nếu Klđ1 tính
được không thỏa, thì phải điều chỉnh lại kết cấu để bỏ lọt cuộn dây.
Chú ý: Đểgiảm các Bước điều chỉnh, ta có thể kiểm tra Klđ bảng cách tính khác, thực
hiện ngay sau Bước 8, gọi Klđ2 là hệ số lấp đầy tính theo tiết diện choán chỗ của dây
quấn so Với tiết diện cửa sổ mạch từ lõi thép.
Kld2= Tổng diện tích choán chỗ của dây quấn/ diện tích của rãnh
Gọi Scđ1và Scđ2 là tiết diện dây quấn sơ và thứ cấp kể cả lớp cách điện ta có:
N1.S1cđ  N 2 .S 2cđ
Kld 2 
c.h
Nếu Klđ2 = 0,4 ÷ 0,46 thì bối dây bỏ lọt vào cửa sổ, giá trị này tướng ứng với
Klđ1=0,7÷0,75.
• Bước 13 : Xác định chiều dài trung bình cho một dòng dây quấn sơ và thứ cấp,
suy ra tổng chiều dài cho bối dây sơ và thứ cấp.
Tùy thuộc vào bối dây quấn sơ và thứ cấp lắp đặt theo dạng nào để tính chiều
dài cuộn dây. Thường MBA 2 quấn được bố trí theo các dạng sau :

Sơ cấp Sơ cấp

Thứ cấp

Thứ cấp

Thứ cấp
Sơ cấp

Sơ cấp
Thứ cấp
Hình 7.11 Sơ đồ bố trí dây quấn máy biến áp.

158
Giả sử dây quấn bố trí như H.6.5a, dây quấn sơ cấp quấn bên trong, thứ cấp quấn
bên ngoài, Tính Ltb1 , Ltb2 như sau :
- Đặt a’ = a + 2ec ; b’ = b + 2ec ta có
Ltb1 = 2 ( a’ + b’ ) + π.BD1
Ltb2 = 2 ( a’ + b’ ) + π [ 2(BD1 + ecđ ) + BD2 ]
- Chiều dài dây quấn sơ và thứ cấp
L1 = N1 . Ltb1 ; L2 = N2 . Ltb2
• Bước 14 : Tính khối lượng dây quấn cuộn sơ và thứ cấp
d2
W  K .L 1 .8,9.104
1 dp 1 4
d2
W  K .L 2 .8,9.104
2 dp 2 4
Kdp : Hệ số dự phòng sai số do thi công thực tế so với tính toán với dây êmail
Kdp = 1,1 ÷ 1,5, dây bọc cotton Kdp = 1,2 ÷ 1,3

ec
BD1
a
ecd
BD2

Ltb1
Ltb2

Hình 7.12
Ví dụ1 :
Tính toán, thiết kế MBA 1 pha 2 dây quấn biết các số liệu : U1 = 110V, U2 = 15V,
I2= 5A, f = 50Hz chế độ làm việc ngắn hạn, cách điện sử dụng cấp A.

159
Giải
Bước 1 : Xác định các số liệu ban đầu
- Hiệu thế định mức : U1 = 110V ; U2 = 75V
- Dòng điện định mức phía thứ cấp : I2 = 5A
- Tần số dòng điện f = 50Hz, chế độ làm việc ngắn hạn
- Công suất biểu kiến phía thứ cấp
- S2 = U2 . I2 = 15 . 5 = 75VA
Bước 2 : Xác định tiết diện tính toán At cần dùng cho lõi thép
Chọn lõi thép EI đúng tiêu chuẩn, mật độ từ của lõi thép Bm = 1,2T
Tiết diện tính toán của lõi thép:
S2
At  1, 423.(1 1, 2)  1, 423.(1 1, 2)1, 2  (10,269-12,32)cm2
Bm
Bước 3 : Chọn kích thước cho lõi thép, tính khối lượng lõi thép
- Chọn Hệ số ép chặt lõi sắt : Kf = 0,95 ( Bảng 3.1)
(10,27 12,32) At
Ag    (10,81 12,97)cm2
0,95 Kf
- Tiết diện thực của lõi thép là :
- Tính giá trị amin và amax theo Ag = (10,81 ÷ 12,97) cm2

Ag 10,81
Amin    2,68  2,7cm
1,5 1,5

AMax  Ag  12,97  3,6cm


- Để thực hiện MBA có công suất 75VA ta chọn a từ 2,7 ÷ 3,6 cm
Ag
b
Áp dụng công thức : a
Và Wtb = 46,8a2b ta Xác định được một dãy giá trị cho phép đạt được công suất
trên như sau :
Bảng 7.9
a (cm) 2,7 2,8 3 3,2 3,4 3,5 3,6
10,81– 10,81– 10,81– 10,81– 10,81– 10,81– 10,81–
Ag (cm2)
12,97 12,97 12,79 12,97 12,97 12,97 12,97
b (cm) 4 – 4,8 3,86 – 4,63 3,6 – 4,32 3,37 – 4,05 3,18 – 3,81 3,09 – 3,77 3 – 3,6
1,36 –
Wth (Kg) 1,42 – 1,7 1,52 – 1,82 1,62 – 1,94 1,72 – 2,06 1,77 – 2,12 1,82 – 2,18
1,64
Căn cứ vào bảng tính toán trên ta chọn :
160
a = 3,2 cm ; Wth = 1,63 kg ; At = 10,336 cm2 ;

b = 3,4 cm ; Ag = 10,88 cm2 ; Kf = 0,9


- Bề dày lá thép tiêu chuẩn là 0,5mm và b = 34mm. Vậy tổng số lá thép chữ E,
I cần dùng là 34/0,5=68 lá thép
- Kích thước lá thép:
a=32mm

b=68mm
16mm

64mm 16mm h=48mm

96mm

Hình 7.13 Kích thước lõi thép ban đầu


Bước 4 : Xác định số vòng tạo ra 1 volt sức điện động trong mỗi bối dây sơ và thứ
cấp
1 37,54
nv    3,63vòng / vôn
4,44. f .At .Bm 10,336
Bước 5 : Xác định độ sụt áp phía thứ cấp lúc mang tải định mức
Với S2 = 75 VA, từ các bảng số 44% và Ch theo S2 (Bảng 3.2 – 23) Chọn Ch
= 1,1 => U20 = U2.Ch = 1,5 . 1,1 = 16,5 V
Bước 6 : Xác định số vòng dây quấn tại sơ và thứ cấp
Với U1 = 100V; U20 = 16,5 V, nv = 3, 632 vòng/vôn
Suy ra số vòng phía sơ và thứ cấp như sau : N1 = U1 . nv = 110 . 3,632 =
399,52 vòng N2 = U20 . nv = 16,5 . 3,632 = 59,928 vòng
Lấy tròn số : N1 = 400 vòng ; N2 = 60 vòng
Bước 7 : Ước lượng hiệu suất η của máy biến áp, tính dòng điện phía sơ cấp
Chọn η% = 88% ưùng Với S2 = 75 VA ( Bảng 3.3 – 24 )
S2 75
Dòng điện phía sơ cấp : I1   0,775 A
.U1 0,88.10
Bước 8 : Chọn mật độ dòng điện J suy ra tiết diện và đường kính dây quấn phía sơ

161
và thứ cấp.
MBA làm việc ngắn hạn (10h/ngày) cách điện sử dụng cấp A Từ Bảng 3.5 (25)
chọn mật độ dòng điện J = 5,5 A/mm2
Suy ra đường kính dây quấn sơ và thứ cấp như sau :
I1 0,775
d1  1,13  1,13  0,424mm
J 5,5
Chọn d1 = 0,45mm
I2 5
d2  1,13  1,13  1,07mm
J 5,5
Chọn d2 = 1,1mm
- Sơ và thứ cấp dùng dây dẫn tiết diện tròn bọc Email, đường kính dây kể cả
bọc cách điện là :
d1 0, 45mm d2 1,1mm
 ; 
d1cd 0,5mm d2cd 1,15mm
Kiểm tra sơ bộ hệ số lấp đầy : Klđ2 (Để giảm khối lượng tính toán)
Kiểm tra sơ bộ hệ số lấp đầy Klđ2 theo tiết diện choán chỗ dây quấn trên tiết diện
cửa sổ lõi thép.

 .d 2  .0,5 2
S  1cd   0,196mm2  0, 2mm2
1cd 4 4
 .d 2  .1,152
S  2 cd   1,038mm2  1,04mm2
2cd 4 4
- Diện tích cửa sổ lõi thép : Acs = C.h = 16 . 48 = 768 mm2
N .S  N .S 400.0,2  60.1,04 142,4
K  1 1cd 2 2cd    0,185
ld 2 A 768 768
cs
- Với Klđ2 = 0,185 quá thấp so với tiêu chuẩncho phép, do Vậy ta phải điều
chỉnh lại kích thước lõi thép, nhưng vẫn giữ nguyên tiết diện lõi thép đã được tính
ban đầu Để duy trì các tham số khác không đổi.
- Chọn Klđ2 tăng lên khoảng 0,36 và giả sử số liệu dây quấn sơ và thứ cấp
không đổi, diện tích cửa sổ là :

A  ( K )1.( N .S ) 
142, 4
 395,55mm2
cs ld 2 1 1cd 0,36
- Căn cứ Acs ta tính được a

162
a 3a 3a2
c  và h   A 
2 2 cs 4
4. A
Vậy a  cs  4.395,55  22,96
3 3
- Đối chiếu bước 3 ta có thể chọn a tại mức thấp nhất là a = 24mm
- Để có số vòng như cũ, cần giữ nguyên Ag = 10,88 cm2

At = 10,336 cm2 vậy : b=Ag/a=10,48/2,4=4,45cm


- Tóm lại : ta điều chỉnh lại kích thước lõi thép để giảm khối lượng thép và khối
lượng dây, đồng thời nâng cao Klđ, lợi dụng tối đa khoảng trống cửa sổ lõi thép
ta
Chọn : a = 2,4 cm; b = 4,5 cm ; Wth = 46,8 a2b = 1,21 kg ≈ 1,2 kg
2,4cm

4,5cm

3,6 cm
1,2 cm

Hình 7.14 kích thước lõi thép điều chỉnh


- Với kết cấu mới điều chỉnh
Ta có : Ag = 10,8cm2; Kf = 0,95; At = 10,26cm2; Acs = 432 cm2; Bm = 1,2T;
nv=3,66vòng/vôn; N1 = 402 vòng ; N2 = 60 vòng.
d1 0, 45mm d2 1,1mm
 ; 
d1cd 0,5mm d2cd 1,15mm
- Hệ số lấp đầy rãnh (tính theo tiết diện) là :
N .S + N .S
K = 1 1cd 2 2cd = 400.0,2 + 60.1,04 = 142,4 = 0,33
ld2 A 432 432
cs
Tóm tắt: Các tham số chính của MBA đã tính được như sau :
U1 = 110v, U2 = 15v , I2 = 5ª, S2 = 75V, Aa = 24 mm, b = 45 m, mh = 36 mm, Ag =
2
10,8 cm2 C = 12 mm, At = 10,26 cm Bm = 1,2 Tnv = 3,66 vòng/vônN1 = 402
vòngN2 = 60 vòng

163
4.Cách tính toán MBA TN :
• Bước 1 : Xác định điện áp sơ cấp U1, thứ cấp U2 , dòng điện định mức thứ cấp I2
(hoặc S2). Ta có : S2 = U2 . I2
- Năng lượng điện chuyển từ sơ cấp sang thứ cấp, đến phụ tải theo 2 đường :
qua cuộn dây chung và môi trường từ của lõi thép.
- Công suất biểu kiến chuyển từ sơ cấp sang thứ cấp nhờ lõi thép là :
U cao  U thâp
Sth  S2 ( )
U cao
U2
Sth  S2 (1  )
- Trường hợp MBA giảm áp U2 < U1 U1
U1
Sth  S2 (1  )
- Trường hợp MBA tăng áp U2 > U1 U2

• Bước 2 : Xác định tiết diện tính toán At cho lõi thép.

Sth
At  1, 423K
Bm
K là hệ số hình dạng lõi thép
Chú ý: Các Bước tính toán còn lại tính như MBA cách ly, tuy nhiên cần chú ý
thêm các đặc điểm sau :
a) Khi định ∆U% cho MBA TN, tham chiếu Bảng ∆U% cho theo MBA cách
ly, rồi chuyển sang cho MBA TN theo công thức quy đổi.
∆U%MBATN = ∆U%MBACL . Kbđ
Kbđ : Hệ số biến đổi

U cao  U thâp
Kbd  ( )
U cao
b) Khi xác định dòng điện qua các phần dây quấn, cần Chú ýđến hướùng và
các thaønh phần dòng điện qua mỗi bối dây, tùy theo MBA ở traïng thaùi tăng hay
giảm áp.
Trường hợp MBA giảm áp (Hình 7.13)

I2 dòng đi qua tải từ thứ cấp và không đi qua bất cứ phần nào của bối
dây. I1 dòng từ nguồn vào dây quấn từ a->b, I2 > I1; U2 < U1.
Ic dòng điện qua phần dây chung từ c->b

164
Áp dụng định luật Kirchhff tại nút b và c có : I1 + Ic = I2 => Ic = I2 - I1

I1

I2
I1
I2

U U2

Ic U U1 Ic

Hình 7.15 Sơ đồ máy biến áp hạ áp Hình 7.16 sơ đồ máy biến áp tăng áp


Như vậy :
I1 quyết định tiết diện dây quấn từ a – b
Ic quyết định tiết diện dây quấn từ b – c
Ví dụ : Tính toán lõi thép và dây quấn MBA TN như hình vẽõ. Biết điện áp ngõ
vào là 80V và 250V; điện áp ngõ ra là 220V, dòng điện tải là 10A, f=50Hz. Lõi
thép dạng E và I Với Bm = 1T, J = 4A/mm2, ηba = 0,9.

Giải
Bước 1: Xác định điện áp sơ cấp U1, thứ cấp U2 , dòng điện định mức thứ cấp I2
(hoặc S2).
Ta có : S2 = U2.I2 = 220 . 10 = 2200VA

Công suất của lõi thép :

U cao  U thâp
Sth  S2 ( )
U cao

Ta có hai trường hợp:


*TH1 : U1 = 80V; U2 = 220V

U  U thâp 220  80
Sth  S2 ( cao )  2200.( )  1400VA
U cao 220

165
*TH2 : U1 = 250V; U2 = 220V

U  U thâp 250  220


Sth  S2 ( cao )  2200.( )  264VA
U cao 250

Chọn Sth = 1400VA : Trường hợp cần công suất lõi thép cao nhất
Bước 2 : Xác định tiết diện tính toán lõi thép At

Sth 1400
At  1, 423K  1, 423.(1 1, 2)  53, 24cm2  63,89cm2
Bm 1
At
Ag 
Kf
Chọn Kf = 0,95 suy ra Ag = 56cm2 đến 67,25cm2
A 56
b g   10cm
Chọn a = 5,5cm, suy ra : a 5,5

Xác định lại chính Xác : Ag = 55cm2 và At = 52,25cm2


Bước 3 : Tính nv

1
nv   0,862 vòng/vôn
4,44.50.52,25.104.1

Phân bố số vòng dây cho mỗi phần dây quấn :

- Đoạn cd : Ncd = 80V.nv = 80. 0,862 = 69 vòng.

- Đoạn bc (220 - 80 = 140V) : Nbc = 140. 0,862 = 120 vòng.

- Đoạn ab (250 – 220 = 30V) : Nab = 30. 0,8467 = 26 vòng.

Bước 4 : Xác định dòng điện qua mỗi phần dây quấn :
*TH1 : Ngõ vào U1 = Uvào =80V, Ura

166
= 220V I2 = I2đm = 10A;
S 2200
I  2  30,55 A
1 .U 0,9.80
1

Hình 7.18
Dòng điện qua phần dây chung là : IC = I1 – I2 = 20,55A IC = Icd = 20,55A
Iab = 0

Ibc = I2 = 10A
*TH2 : Ngõ vào U1 = Uvào(ad) = 250V, Ura = 220V
S 2200
I2 = Iđm = 10A, I  2  9,78 A
1 .U 0,9.250
1
⇒ IC = Ibc = Icd = 10 – 9,78 = 0,22A
Iab = I1 = 9,78 A

Hình 7. 19
Ta có bảng tóm tắt như sau :
Bảng 7.10
TH Dòng điện (A)
Điện áp (V) Iab Ibc Icd
Uvào cd = 80V
1
Ura bd = 220V 0 10 20,55
Uvào ad = 250V
2 Ura bd = 220V 9,78 0,22 0,22

Dòng điện tối đa (A) 9,78 10 20,55

Để dễ thi công và biến áp dùng đủ công suất cho cả2 trường hợp trên. Ta Chọn
167
biến áp có cung 1 cỡ dây từ a đến c có dòng điện để tính đường kính dây quấn là
10A; đoaïn từ c đến d có cung một cỡ dây Với dòng điện Để tính đường kính dây
quấn là 20A.
Bước 5 : Tính đường kính dây quấn BA
+ Đoạn từ a đến c:
I1 10
d1  1,13  1,13  1,78mm chọn d1= 1,8mm
J 4
d1cđ = d1 + 0,05 = 1,85mm

+ Đoaïn từ c đến d:
I2 20
d1  1,13  1,13  2,53mm chọn d2= 2,5mm
J 4
d2cđ = d2 + 0,05 = 2,55mm
Tiết diện dây kể cả cách điện :

+ Đoạn từ a đến c :
 .d2 2
S = 1cd = 3,14.1,85 = 2,69mm2
1cd 4 4
+ Đoaïn từ c đến d:
 .d2 2
S = 2cd = 3,14.2,55 = 5,68mm2
2cd 4 4
Bước 6 : Kiểm tra sơ bộ klđ
Adq
Kld 
Acs
Adq  Ncd .S2cd  Nbc .S1cd  69.5,68  120.2,69  26.2,69  784,66mm2
 a   3a  3 3
Acs  c.h    .    a 2  552  2268,75
2  2  4 4
784,66
Kld   0,346
2268

168
III. Dự trù vật tư, thiết bị thực hành.
Thiết bị, vật tư cho một nhóm thực tập (4 sinh viên)
Số Đv Ghi
TT Dụng cụ
lượng tính chú
1 Bàn quấn dây 01 cái
2 Bộ đồ nghề điện 01 Bộ
3 Đồng hồ VOM, Volt kế Ampere kế 01 Bộ
Megohmmeter
Số Đv Ghi
TT Vật tư
lượng tính chú
1 Lõi thép máy biến áp 01 kg
2 Dây điện từ 02 kg
3 Ống gen 01 mét
4 Giấy cách điện 01 mét
5 Chỉ đai, băng vải 01 Cuộn
6 Băng keo 01 Cuộn
7 Gỗ cây, ván ép. 01 cái
8 Dao tre 01 cái

IV. Thực hành.


1. Quấn máy biến áp.
Bước 1
1. Chuẩn bị
1/ Dụng cụ
- Bàn quấn dây
- Bộ đồ nghề điện
- Đồng hồVOM, Volt kế Ampere kế Megohmmeter
2/ Vật liệu dùng để quấn dây :
- Lõi thép máy biến áp - Dây điện từ - Ống gen
- Giấy cách điện - Chỉ đai, băng va - Ba keo
- Gỗ cây, ván ép.
Bước 2 Tính toán số liệu dây quấn (đã trình bày trên)
Bước 3 Làm khuôn quấn dây
- Khuôn quấn dây có nhiệm vụ cách điện giữa bối dây và lõi thép. Khuôn quấn
dây có tai giữ không cho dây bung ra , học sinh quấn dây dễ dàng hớn (khuôn
169
quấn dây không có tai thường dùng trường hợp quấn dây bằng máy tự động). Khuôn
quấn dây thường làm bảng bìa presspahn dày 0,3 ÷ 1mm tùy theo nhu cầu sử dụng
và công suất của MBA
- Qui trình làm khuôn như sau :
+ Chế tạo lõi gỗ

Hình 7.20 Kích thước lõi gỗ


+ Cắt giấy làm khuôn

Hình 7.21 Cắt bìa làm khuôn


+ Gấp giấy cách điện quanh lõi gỗ

Hình 7.22Gấp giấy cách điện quang lõi gỗ


+ Lồng tấm cách điện che cạnh dây quấn

170
Hình 7.23 Lồng tấm cách điện che cạnh dây quấn
*Chú ý:
• Kích thước của lõi gỗ: a’ = a + 0,5mm b’ = b; h = h.
• Bề rộng của tấm giấy cách điện dùng làm “tai” của khuôn quấn dây che
các cạnh dây quấn chống xây xát với lá thép trong quá trình lắp ghép phải có bề rộng
bằng bề rộng c của lõi thép.
+ Sau khi thực hiện, chờ keo dãn khô hẳn, cho lõi gỗ ra khỏi khuôn giấy,
và dùng lá thép E ướm kiểm tra lại điều kiện bộ lót lá thép, và chiều cao của khuôn
phải bằng hay thấp hơn bề cao h của cửa sổ lõi thép.
Bước 4: Lắp lõi gỗ và khuôn quấn dây vào bàn quấn.

Hình 7.24 Lắp lõi gỗ và khuôn quấn dây vào bào quấn
*Chú ý:
- Cần của tay quay ở vị trí thấp nhất
- Mép của khuôn quấn dây tại phía ra dây phải được định vị nằm ở trên.

Bước 5: Cố định đầu dây ra trước khi tiến hành quấn dây sơ cấp

171
Hình 7.25 Cố định đầu dây ra

Bước 6: Quấn dây và lót giấy cách điện lớp sau khi thực hiện đủ số vòng dây
quấn 1 lớp

Hình 7.26 Lót giấy cách điện sau khi quấn


Chú ý: thao tác dùng búa nhựa định hình được thực hiện liên tục khi quấn được 1
hoặc 2 lớp.

172
Bước 7: Đưa đầu dây ra khi hoàn tất cuộn dây quấn
Khi dây quấn coøn khoảng 10 vòng dây, ta dưøng lại và bố trí băng vải (hay băng dính
cách điện) Để giữ đầu ra dây.

Hình 7.27 Đưa đâu dây ra khi quấn hoàn tất


Chú ý: đầu dây ra phải cung phía với đầu dây vào
Bước 8: Hoàn chỉnh các đầu ra dây trước khi ghép lõi thép vào dây quấn :

Hình 7.28 Khuôn quấn được quấn hoàn chỉnh.


- Qui trình thao tác các bối dây coøn lại thực hiện tương tự theo các Bước đã
trình bày
- Sau khi quấn xong các bối dây, cần hàn các dây mềm nối các đầu dây ra. Nên
dùng mã màu cho các dây nối Để đánh dẫu cực tính hay các cấp điện áp. Hàn chì

173
mối nối, xỏ ghen bọc cách điện quan mối hàn.
- Sắp sếp các đầu ra dây song song, dùng băng keo dán giữ chặt.
- Sau cùng, dùng giấy cách điện bọc quanh phía ngoài cuộn dây quấn
Bước 9: Lắp ghép các lá thép vào cuộn dây quấn.

Hình 7.29 Lắp lõi thép vào cuộn dây quấn


Bước 10: Đo đạc và thử nghiệm
- Đo nguội : + Đo cách điện cuộn dây với lõi thép
+ Đo cách điện cuộn dây với nhau
+ Đo thông mạch
- Đo nóng : + Đo dòng điện không tải
+ Đo điện áp vào và

174
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Thực hành quấn máy biến áp cảm ứng 1pha
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
Sinh viên 1 - Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 2 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
bìa làm khuôn..
1 75 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 3 thực hiện quấn dây theo
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 4 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.
Sinh viên 1 - Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 3 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
bìa làm khuôn..
2 60 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 4 thực hiện quấn dây theo
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 1 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
3 45 phút thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 4 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
bìa làm khuôn..
Sinh viên 3 - Sinh viên 1 thực hiện quấn dây theo

175
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 2 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.
Sinh viên 1 - Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 1 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
30 phút bìa làm khuôn..
4
Sinh viên 3 - Sinh viên 2 thực hiện quấn dây theo
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 3 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.

176
PHIẾU LUYỆN TẬP
Tên kỹ năng: Thực hành quấn máy biến áp tự ngẫu 1pha
Nhóm: .........Sinh viên:........................................Lớp: .................Ngày:..........................
Giáo viên hướng dẫn:...........................................Ca thực tập:..........................................
Thời gian Thời gian
Lần Họ và tên YÊU CẦU
yêu cầu thực hiện
Sinh viên 1 - Sinh viên 1 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 2 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
bìa làm khuôn..
1 75 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 3 thực hiện quấn dây theo
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 4 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.
Sinh viên 1 - Sinh viên 2 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 3 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
bìa làm khuôn..
2 60 phút
Sinh viên 3 - Sinh viên 4 thực hiện quấn dây theo
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 1 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.
Sinh viên 1 - Sinh viên 3 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
3 45 phút thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 4 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
bìa làm khuôn..
Sinh viên 3 - Sinh viên 1 thực hiện quấn dây theo

177
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 2 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.
Sinh viên 1 - Sinh viên 4 thực hiện chuẩn bị dụng cụ
trang thiết bị thực hành, lựa chọn và kiểm
tra lõi thép, dây quấn, thực hiện tính toán
thông số máy biến áp
Sinh viên 2 - Sinh viên 1 thực hiện chế tạo lõi gỗ, cắt
30 phút bìa làm khuôn..
4
Sinh viên 3 - Sinh viên 2 thực hiện quấn dây theo
thông số tính toán.
Sinh viên 4 - Sinh viên 3 thực hiện lắp ghép các lá
thép vào khuôn dây quấn, hoàn thiện kiểm
tra đo đạc, vận hành máy biến áp.
- Đảm bảo đúng thời gian.

178
V.Phiếu kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên kỹ năng:....................................................................................................................
Họ và tên sinh viên:…………….............. MSSV:........................................................
Nhóm…………Lớp………..................... Ngày..........…tháng........…năm...................
Giáo viên hướng dẫn...................................Ca thực tập....................................................
Điểm Điểm
TT Tiêu chí đánh giá Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
chuẩn đánh giá
1 Trình tự thực hiện 3
- Thực hiện đầy đủ thao tác. 2
- Thực hiện không đử thao tác 1
2 Kết quả đạt được 3
- Hoàn thành sản phẩm 3
- Chưa hoàn thành sản phẩm. 1
3 An toàn 2
- Trang bị đầy đủ bảo hộ 0.4
- Sử dụng đúng các dụng cụ 0.4
và đồ nghề 0.4
- Nơi làm việc gọn gàng ngăn 0.4
nắp 0.4
- Có các điểm nối đất
- An toàn cho người và thiết
bị
4 Thời gian 2
- Đảm bảo an toàn, hoàn 2
thành trước hoặc đúng thời
gian quy định.
- Quá giờ 0
Tổng điểm 10

179
TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Giáo trình, tài liệu chính:


1. Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh. Kỹ thuật điện. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật -
2001.
2. Trương Sa Sanh, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Quang Nam. Kỹ thuật điện đại
cương.
3. Sơ đồ các bài thực tập trang bị điện. Trường ĐHSPKT Nam Định.
4.Bài giảng thực hành máy điện. Trường ĐHSPKT Nam Định.
+ Tài liệu tham khảo
[5]. Phạm Văn Chới, Bùi Tín Hữu, Nguyễn Tiến Tôn. Khí cụ điện. Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật-2002.
[6] Nguyễn Văn Tâm. An toàn điện. NXB KHKT - 1989 .
[7]. R.Bourgeois; P.Dalle; B.Maizieres; E.Esvan; E. Seuillot. Người dịch: Lê
Văn Doanh. Cẩm nang Kỹ thuật điện tự động hoá và tin học công nghiệp. Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật -1999

180

You might also like