Ngan Hang CHTN CSKTNL 100 Cau TC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Câu : Trong nhiệt động kỹ thuật, Công được ký hiệu là?

A. P.
B. Q.
C. L.
D. F.
Câu : Trong nhiệt động kỹ thuật, Nhiệt lượng ký hiệu là?
A. L.
B. Q.
C. P.
D. F.
Câu : Nguyên lý làm việc của động cơ nhiệt là?
A. Chuyển đổi nhiệt năng sang cơ năng.
B. Chuyển đổi cơ năng sang nhiệt năng.
C. Chuyển đổi nhiệt năng sang động năng.
D. Chuyển đổi cơ năng sang động năng.
Câu : Công(l) do môi chất sinh ra mang dấu?
A. Chia.
B. Trừ.
C. Nhân.
D. Cộng.
Câu : Nhiệt(q) do môi chất nhận vào mang dấu?
A. Nhân.
B. Trừ.
C. Cộng.
D. Chia.
Câu : Một vật muốn tăng nhiệt độ(t) thì?
A. Nhận nhiệt vào.
B. Thảy nhiệt ra.
C. Nhận công vào.
D. Mất đi một công.
Câu : Một vật muốn giảm nhiệt độ(t) thì?
A. Nhận nhiệt vào.
B. Thảy nhiệt ra.
C. Nhận công vào.
D. Mất đi một công.
Câu : Vật chất khi mất nhiệt(q) thì?
A. Nhiệt độ tăng.
B. Nhiệt độ giảm.
C. Nhiệt độ không đổi.
D. Áp suất giảm.
Câu : Đơn vị đo: 1 Pascal tương đương?
A. 1 BTU.
B. 1 kg/m2.
C. 1 N/m2.
D. 1 kgf/cm.
Câu : Đơn vị đo: 1 at tương đương?
A. 10 PSI.
B. 14.2 PSI.
C. 10 BTU.
D. 10 bar.
Câu : Áp suất đọc được trên đồ hồ đo khi áp suất đo lớn hơn 0 gọi là?
A. Áp suất chân không.
B. Áp suất tuyệt đối.
C. Áp suất tương đối.
D. Áp suất khí quyển.
Câu : Áp suất đọc được trên đồ hồ đo khi áp suất đo nhỏ hơn 0 gọi là?
A. Áp suất chân không.
B. Áp suất tuyệt đối.
C. Áp suất tương đối.
D. Áp suất khí quyển.
Câu : Đồng hồ đo áp suất chỉ giá trị 5kgf/cm2. Áp suất tuyệt đối đo được có
giá trị là?
A. 4 kgf/cm2.
B. 6 at.
C. 5 at.
D. 5 kgf/cm2.
Câu : Đồng hồ đo áp suất chân không chỉ giá trị 0.4kgf/cm2. Áp suất tuyệt đối
đo được có giá trị là?
A. 1.4 kgf/cm2.
B. 0.6 kgf/cm2.
C. 0 kgf/cm2.
D. 1.4 at.
Câu : Công thức chuyển đổi giữa nhiệt độ Celcius và Farenheit?
A. toC = 5/9.(toF +32).
B. toF = 5/9.(toC -32).
C. toC = 5/9.(toF -32).
D. toC = 5/9.toF -32.
Câu : Nhiệt độ tuyệt đối Kelvin được tính theo các thang nhiệt độ khác như
sau?
A. T K = toC + 273.16.
B. T K = toC - 273.16.
C. T K = toF + 32.
D. T K = toF – 32.
Câu : Nhiệt độ bảo quản lạnh thường là?
A. Từ 7oC đến 15oC.
B. Từ 2oC đến 10oC.
C. Từ 10oC đến 20oC.
D. Từ -5oC đến 5oC.
Câu : Nhiệt độ bảo quản đông thường là?
A. -15oC.
B. -10oC.
C. -18oC.
D. – 30oC.
Câu : Nhiệt độ ngăn bảo quản đông tủ lạnh thường là?
A. -5oC đến -15oC.
B. -15oC đến -25oC.
C. 0oC đến -10oC.
D. 0oC đến -20oC.
Câu : Vật chất có thể tồn tại ở bao nhiêu trạng thái?
A. 2 trạng thái.
B. 3 trạng thái.
C. 4 trạng thái.
D. 5 trạng thái.
Câu : Trong nhiệt động kỹ thuật, chỉ xét các trạng thái của vật chất ở?
A. 2 trạng thái.
B. 3 trạng thái.
C. 4 trạng thái.
D. 5 trạng thái.
Câu : Quá trình chuyển pha từ rắn sang lỏng gọi là quá trình?
A. Đông đặc.
B. Tan chảy.
C. Ngưng tụ.
D. Bay hơi.
Câu : Quá trình chuyển pha từ lỏng sang hơi gọi là quá trình?
A. Đông đặc.
B. Tan chảy.
C. Ngưng tụ.
D. Bay hơi.
Câu : Quá trình chuyển pha từ rắn sang hơi gọi là quá trình?
A. Đông đặc.
B. Tan chảy.
C. Thăng hoa.
D. Bay hơi.
Câu : Quá trình chuyển pha từ lỏng sang rắn gọi là quá trình?
A. Đông đặc.
B. Tan chảy.
C. Thăng hoa.
D. Bay hơi.
Câu : Quá trình chuyển pha từ hơi sang lỏng gọi là quá trình?
A. Đông đặc.
B. Tan chảy.
C. Ngưng tụ.
D. Bay hơi.
Câu : Quá trình chuyển pha từ hơi sang rắn gọi là quá trình?
A. Đông đặc.
B. Ngưng kết.
C. Ngưng tụ.
D. Bay hơi.
Câu : Đặc điểm của quá trình chuyển pha?
A. Áp suất không đổi.
B. Nhiệt độ không đổi.
C. Áp suất không đổi, nhiệt độ không đổi.
D. Áp suất không đổi, nhiệt độ thay đổi.
Câu : Nhiệt hiện là nhiệt xảy ra trong điều kiện?
A. Nhiệt độ không đổi, trạng thái không đổi.
B. Nhiệt độ thay đổi, trạng thái không đổi.
C. Nhiệt độ thay đổi, trạng thái thay đổi.
D. Nhiệt độ không đổi, trạng thái thay đổi.
Câu : Nhiệt ẩn là nhiệt xảy ra trong điều kiện?
A. Nhiệt độ không đổi, trạng thái không đổi.
B. Nhiệt độ thay đổi, trạng thai không đổi.
C. Nhiệt độ thay đổi, trạng thái thay đổi.
D. Nhiệt độ không đổi, trạng thái thay đổi.
Câu : Quá trình gia nhiệt nước đá từ -2oC lên 70oC diễn ra theo các giai đoạn
gia nhiệt sau?
A. Nhiệt hiện -> Nhiệt hiện -> Nhiệt ẩn.
B. Nhiệt hiện -> Nhiệt ẩn -> Nhiệt hiện.
C. Nhiệt hiện - > Nhiện hiện - > Nhiệt hiện.
D. Nhiệt hiện - > Nhiệt ẩn -> Nhiệt ẩn.
Câu : Quá trình giải nhiệt hơi nước đá từ 130oC về 20oC diễn ra theo các giai
đoạn giải nhiệt sau?
A. Nhiệt hiện -> Nhiệt hiện -> Nhiệt ẩn.
B. Nhiệt hiện -> Nhiệt hiện -> Nhiệt hiện.
C. Nhiệt hiện -> Nhiệt ẩn -> Nhiệt hiện.
D. Nhiệt hiện -> Nhiệt ẩn -> Nhiệt ẩn.
Câu : Nước sôi ở nhiệt độ 100oC trong điều kiện nào?
A. Áp suất 0 at.
B. Áp suất 0.5 at.
C. Áp suất 1.0 at.
D. Áp suất 1.1 at.
Câu : Trong điều kiện áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi của nước sẽ?
A. Càng tăng.
B. Càng giảm.
C. Không thay đổi.
D. Có thể tăng hoặc giảm.
Câu : Trong điều kiện áp suất càng giảm thì nhiệt độ sôi của nước sẽ?
A. Càng tăng.
B. Có thể tăng hoặc giảm.
C. Không thay đổi.
D. Càng giảm.
Câu : Định nghĩa nhiệt dung riêng là?
A. Năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ vật chất lên 1 độ.
B. Năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ vật chất lên 10 độ.
C. Nhiệt lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ vật chất lên 10 độ.
D. Nhiệt lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ vật chất lên 1 độ.
Câu : Công thức tính toán nhiệt lượng theo nhiệt dung riêng khối lượng như
sau?
A. Q = M.C.(t2-t1).
B. Q = E.C.(t2-t1).
C. Q = G.C.(t2-t1).
D. Q = G.M.(t2-t1).
Câu : Đồ thị Mollier được chia làm các vùng?
A. Lỏng quá lạnh, hơi bão hòa ẩm, hơi bão hòa khô.
B. Lỏng quá lạnh, hơi quá nhiệt, hơi bão hòa ẩm.
C. Lỏng quá lạnh, hơi bão hòa khô, hơi quá nhiệt.
D. Lỏng quá lạnh, lỏng bão hòa, hơi bão hòa khô.
Câu : Môi chất trạng thái lỏng quá lạnh có nhiệt độ?
A. Bằng nhiệt độ bão hòa.
B. Lớn hơn nhiệt độ hơi bão hòa khô.
C. Bằng nhiệt độ hơi bão hòa khô.
D. Nhỏ hơn nhiệt độ bão hòa.
Câu : Môi chất trạng thái lỏng bão hòa có nhiệt độ?
A. Lớn hơn nhiệt độ hơi bão hòa khô.
B. Nhỏ hơn nhiệt độ bão hòa.
C. Bằng nhiệt độ hơi quá nhiệt.
D. Bằng nhiệt độ bão hòa.
Câu : Môi chất trạng thái hơi bão hòa ẩm có nhiệt độ?
A. Bằng nhiệt độ bão hòa.
B. Nhỏ hơn nhiệt độ bão hòa.
C. Bằng nhiệt độ hơi quá nhiệt.
D. Lớn hơn nhiệt độ hơi bão hòa khô.
Câu : Quá trình đẳng nhiệt là quá trình có đặc điểm sau?
A. P không đổi.
B. T không đổi.
C. V không đổi.
D. S không đổi.
Câu : Quá trình đẳng áp là quá trình có đặc điểm sau?
A. P không đổi.
B. T không đổi.
C. V không đổi.
D. S không đổi.
Câu : Quá trình tiết lưu là quá trình có đặc điểm sau?
A. P không đổi.
B. T không đổi.
C. H không đổi.
D. V không đổi.
Câu : Chu trình máy lạnh gồm có các quá trình sau?
A. Đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đa biến.
B. Đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt.
C. Đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt, đẳng entanpy.
D. Đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt, đẳng entanpy, đẳng tích.
Câu : Quá trình tiết lưu là quá trình?
A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
B. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
C. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
D. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ.
Câu : Chức năng của máy nén ?
A. Hút và nén môi chất, giúp cho môi chất tuần hòan trong hệ thống.
B. Nén không khí, giúp không khí ngưng tụ.
C. Nén môi chất lên áp suất bay hơi.
D. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ cho môi chất lạnh.
Câu : Chức năng của thiết bị ngưng tụ?
A. Trao đổi nhiệt, làm mát môi chất, giúp môi chất dễ ngưng tụ.
B. Trao đổi nhiệt, làm mát môi chất, giúp môi chất dễ bay hơi.
C. Trao đổi nhiệt, giúp môi chất dễ ép nén.
D. Trao đổi nhiệt, giúp môi chất dễ tiết lưu.
Câu : Chức năng của thiết bị bay hơi?
A. Trao đổi nhiệt, làm mát môi chất, giúp môi chất dễ ngưng tụ.
B. Trao đổi nhiệt, môi chất nhận nhiệt bay hơi.
C. Trao đổi nhiệt, giúp môi chất dễ ép nén.
D. Trao đổi nhiệt, giúp môi chất dễ tiết lưu.
Câu : Hệ thống máy lạnh hấp thụ gồm có các thiết bị?
A. Thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, thiết bị tiết lưu, máy nén.
B. Thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, thiết bị tiết lưu, bơm dung dịch, bình sinh
hơi, bình dãn nỡ, tiết lưu dung dịch.
C. Thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, thiết bị tiết lưu, bơm dung dịch, bình sinh
hơi, bình hấp thụ, tiết lưu dung dịch.
D. Thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, thiết bị tiết lưu, bơm dung dịch, bình sinh
hơi, bình dãn nỡ.
Câu : Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt?
A. Qua môi trường chất lỏng.
B. Qua môi trường chất khí.
C. Trong cùng chất rắn hoặc hai chất rắn tiếp xúc nhau.
D. Qua môi trường chân không.
Câu : Nhiện lượng dẫn qua vách phẳng và hệ số dẫn nhiệt?
A. Khô phụ thuộc vào hệ số dẫn nhiệt.
B. Tỉ lệ nghịch với hệ số dẫn nhiệt.
C. Tỉ lệ thuận với hệ số dẫn nhiệt.
D. Tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
Câu : Vật liệu có hệ số dẫn nhiệt thấp dùng làm?
A. Dùng làm thiết bị trao đổi nhiệt.
B. Dùng làm vật liệu cách âm.
C. Dùng làm vật liệu cách nhiệt.
D. Dùng làm vật liệu cách điện.
Câu : Vật liệu có hệ số dẫn nhiệt cao dùng làm?
A. Dùng làm vật liệu cách điện.
B. Dùng làm vật liệu cách âm.
C. Dùng làm vật liệu cách nhiệt.
D. Dùng làm thiết bị trao đổi nhiệt.
Câu : Đối lưu nhiệt là sự truyền nhiệt?
A. Qua môi trường chất rắn.
B. Qua môi trường chất khí, hoặc môi trường chất lỏng.
C. Trong cùng chất lỏng.
D. Qua môi trường chân không.
Câu : Đối lưu nhiệt và hệ số trao đổi nhiệt?
A. Tỉ lệ thuận với hệ số trao đổi nhiệt.
B. Tỉ lệ nghịch với hệ số trao đổi nhiệt.
C. Không phụ thuộc vào hệ số trao đổi nhiệt.
D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu : Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt có thể qua môi trường?
A. Qua môi trường chất rắn.
B. Qua môi trường chất khí, hoặc môi trường chất lỏng.
C. Qua môi trường chất rắn, chất lỏng.
D. Qua môi trường chân không, chất khí.
Câu : Trong bức xạ nhiệt, hệ số hấp thụ A là?
A. Tỉ số giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tổng.
B. Tỉ số giữa năng lượng phản xạ và năng lượng tổng.
C. Tỉ số giữa năng lượng xuyên qua và năng lượng tổng.
D. Tỉ số giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng phản xạ.
Câu : Trong bức xạ nhiệt, hệ số phản xạ R là?
A. Tỉ số giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tổng.
B. Tỉ số giữa năng lượng phản xạ và năng lượng tổng.
C. Tỉ số giữa năng lượng xuyên qua và năng lượng tổng.
D. Tỉ số giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng phản xạ.
Câu : Trong bức xạ nhiệt, hệ số xuyên qua D là?
A. Tỉ số giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tổng.
B. Tỉ số giữa năng lượng phản xạ và năng lượng tổng.
C. Tỉ số giữa năng lượng xuyên qua và năng lượng tổng.
D. Tỉ số giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng phản xạ.
Câu : Truyền nhiệt qua vách phẳng 4 lớp gồm bao nhiêu quá trình?
A. 4 quá trình.
B. 5 quá trình.
C. 6 quá trình.
D. 7 quá trình.
Câu : Truyền nhiệt qua vách trụ 5 lớp gồm bao nhiêu quá trình?
A. 5 quá trình.
B. 7 quá trình.
C. 6 quá trình.
D. 8 quá trình.
Câu : Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với thực phẩm?
A. Nhiệt độ thấp làm tăng tốc độ phân hủy thực phẩm.
B. Nhiệt độ thấp làm giảm tốc độ phân hủy thực phẩm.
C. Nhiệt độ thấp không ảnh hưởng đối với thực phẩm.
D. Nhiệt độ thấp làm cho thực phẩm không bị phân hủy.
Câu : Các yêu cầu cơ bản đối với môi chất lạnh?
A. Không làm ô nhiễm môi trường, độc hại đối với môi trường.
B. Không làm ô nhiễm trường học, phòng xưởng.
C. Không sinh ra khí CO2.
D. Sản sinh ra khí O2 cho con người.
Câu : Các yêu cầu cơ bản đối với môi chất lạnh?
A. Áp suất ngưng tụ cần phải cao.
B. Áp suất ngưng tụ không được quá cao.
C. Áp suất ngưng tụ bình thường.
D. Áp suất ngưng tụ phải thấp hơn 10 at.
Câu : Các yêu cầu cơ bản đối với môi chất lạnh?
A. Nhiệt độ tới hạn của môi chất thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ.
B. Nhiệt độ tới hạn của môi chất bằng nhiệt độ ngưng tụ.
C. Nhiệt độ tới hạn của môi chất cao hơn nhiều so với nhiệt độ ngưng tụ.
D. Nhiệt độ tới hạn của môi chất phải hơn 1000oC.
Câu : Các yêu cầu cơ bản đối với môi chất lạnh?
A. Không dẫn điện.
B. Dẫn điện càng ít càng tốt.
C. Dẫn điện càng nhiều càng tốt.
D. Dẫn điện.
Câu : Các yêu cầu cơ bản đối với chất tải lạnh?
A. Hệ số trao đổi nhiệt phải lớn hơn 200W/mK.
B. Hệ số trao đổi nhiệt càng nhỏ càng tốt.
C. Hệ số trao đổi nhiệt phải lớn hơn 200W/m2K.
D. Hệ số trao đổi nhiệt càng lớn càng tốt.
Câu : Hãy chọn chất tải lạnh có đặc điểm tốt nhất trong các chất tải lạnh sau
sử dụng cho nhiệt độ lớn hơn 0oC?
A. C3H4N2.
B. NaCl.
C. CaCl2.
D. H2O.
Câu : Chu trình khô của máy lạnh 1 cấp là chu trình có?
A. Nhiệt độ môi chất ngưng tụ là nhiệt độ khô.
B. Nhiệt độ môi chất bay hơi là nhiệt độ khô.
C. Nhiệt độ môi chất hút vào máy nén là hơi bão hòa khô.
D. Nhiệt độ môi chất sau khi nén là hơi bão hòa khô.
Câu : Chu trình quá nhiệt hệ thống lạnh 1 cấp nén có các thiết bị sau?
A. Máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu, thiết bị làm khô.
B. Máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu, bình chứa cao áp.
C. Máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu.
D. Máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu, bình tách lỏng.
Câu : Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi đối với hệ thống lạnh?
A. Nhiệt độ bay hơi thấp thì năng suất lạnh giảm.
B. Nhiệt độ bay hơi thấp thì năng suất lạnh tăng.
C. Nhiệt độ bay hơi thấp thì áp suất bay hơi tăng.
D. Nhiệt độ bay hơi thấp thì áp suất ngưng tụ giảm.
Câu : Ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ đối với hệ thống lạnh?
A. Nhiệt độ ngưng tụ cao thì năng suất lạnh giảm.
B. Nhiệt độ ngưng tụ cao thì năng suất lạnh tăng.
C. Nhiệt độ ngưng tụ cao thì áp suất bay hơi giảm.
D. Nhiệt độ ngưng tụ cao thì áp suất ngưng tụ giảm.
Câu : Chu trình 2 cấp 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn gồm các thiết
bị sau?
A. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1, van
tiết lưu 2, bình trung gian.
B. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1.
C. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1, van
tiết lưu 2, bình chứa cao áp.
D. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1, bình
trung gian.
Câu : Chu trình 2 cấp 2 tiết lưu bình trung gian có ống xoắn gồm các thiết bị
sau?
A. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1, van
tiết lưu 2, bình trung gian.
B. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1.
C. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1, van
tiết lưu 2, bình chứa cao áp.
D. Nén cao áp, nén thấp áp, thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu 1, bình
trung gian.
Câu : Máy nén lạnh được chia làm các loại sau?
A. Máy nén hở.
B. Máy nén hở, máy nén kín.
C. Máy nén hở, máy nén bán kín.
D. Máy nén hở, máy nén bán kín, máy nén kín.
Câu : Máy nén hở là loại máy nén có?
A. Động cơ và máy nén đặt chung 1 vỏ có thể tháo rời sửa chữa.
B. Động cơ và máy nén riêng biệt.
C. Động cơ và máy nén đặt chung 1 vỏ không thể tháo rời sửa chữa.
D. Động cơ và máy nén đặt chồng lên nhau.
Câu : Máy nén bán kín là loại máy nén có?
A. Động cơ và máy nén đặt chung 1 vỏ có thể tháo rời sửa chữa.
B. Động cơ và máy nén riêng biệt.
C. Động cơ và máy nén đặt chung 1 vỏ không thể tháo rời sửa chữa.
D. Động cơ và máy nén đặt chồng lên nhau.
Câu : Máy nén kín là loại máy nén có?
A. Động cơ và máy nén đặt chung 1 vỏ có thể tháo rời sửa chữa.
B. Động cơ và máy nén riêng biệt.
C. Động cơ và máy nén đặt chung 1 vỏ không thể tháo rời sửa chữa.
D. Động cơ và máy nén đặt chồng lên nhau.
Câu : Theo phương pháp làm mát, thiết bị ngưng tụ được phân chia theo các
loại sau?
A. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước.
B. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước muối.
C. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng glycol.
D. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng hơi nước.
Câu : Theo phương pháp làm mát, thiết bị ngưng tụ được phân chia theo các
loại sau?
A. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng glycol.
B. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng hơi nước.
C. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí.
D. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước muối.
Câu : Trong hệ thống lạnh công nghiệp, thường sử dụng thiết bị ngưng tụ
loại?
A. Thiết bị ngưng tụ làm mát nước.
B. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước kết hợp không khí.
C. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí.
D. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước muối.
Câu : Bình ngưng ống chùm là thiết bị ngưng tụ làm mát bằng?
A. Nước.
B. Không khí.
C. Nước và không khí.
D. Hơi lạnh.
Câu : Thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi là thiết bị ngưng tụ làm mát bằng?
A. Nước.
B. Không khí.
C. Nước kết hợp không khí.
D. Hơi lạnh.
Câu : Theo môi trường cần làm lạnh, thiết bị bay hơi được phân chia theo các
loại sau?
A. Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng.
B. Thiết bị bay hơi làm lạnh môi chất.
C. Thiết bị bay hơi làm lạnh thực phẩm.
D. Thiết bị bay hơi làm lạnh chất rắn.
Câu : Bình bay hơi là thiết bị bay hơi làm lạnh?
A. Nước muối.
B. Không khí.
C. Nước và không khí.
D. Nước .
Câu : Dàn lạnh xương cá là thiết bị bay hơi làm lạnh?
A. Nước và không khí.
B. Không khí.
C. Nước và không khí.
D. Nước muối.
Câu : Van tiết lưu có các loại sau?
A. Kapile (ống mao).
B. Van tiết lưu tự động, Kapile (ống mao).
C. Van tiết lưu tay.
D. Van tiết lưu tay, van tiết lưu tự động, Kapile(ống mao).
Câu : Van tiết lưu có các loại sau?
A. Van tiết lưu tay.
B. Van tiết lưu tự động, van tiết lưu tay.
C. Van tiết lưu điện tử.
D. Van tiết lưu điện tử, van tiết lưu tự động, van tiết lưu tay.
Câu : Chức năng của bình chứa cao áp?
A. Chứa môi chất lỏng ở áp suất cao.
B. Giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ.
C. Chứa môi chất lỏng ở áp suất cao và giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết
bị ngưng tụ.
D. Chứa môi chất ở nhiệt độ cao.
Câu : Chức năng của bình trung gian có ống xoắn?
A. Làm quá lạnh môi chất trước khi tiết lưu, làm mát môi chất đến từ máy nén
thấp áp.
B. Chứa môi chất lỏng ở áp suất trung gian.
C. Chứa hơi môi chất ở áp suất trung gian.
D. Làm mát hơi môi chất đến từ máy nén cao áp.
Câu : Chức năng của bình tách dầu?
A. Tách dầu ra khỏi máy nén.
B. Tách dầu ra khỏi môi chất lạnh.
C. Tách dầu ra khỏi thiết bị ngưng tụ.
D. Tách dầu ra khỏi thiết bị bay hơi.
Câu : Chức năng của bình tách lỏng?
A. Tách môi chất lỏng ra khỏi máy nén.
B. Tách môi chất lỏng ra khỏi hơi môi chất.
C. Tách môi chất lỏng ra khỏi thiết bị ngưng tụ.
D. Tách môi chất lỏng ra khỏi thiết bị bay hơi.
Câu : Chức năng của bình tách khí không ngưng?
A. Tách khí không ngưng ra khỏi thiết bị ngưng tụ.
B. Tách khí không ngưng ra khỏi thiết bị bay hơi.
C. Tách khí không ngưng ra khỏi hệ thống.
D. Tách khí không ngưng ra khỏi các bình chứa.
Câu : Tháp giải nhiệt dùng để?
A. Giải nhiệt cho dàn nóng.
B. Giải nhiệt cho nước.
C. Giải nhiệt cho dàn lạnh.
D. Giải nhiệt cho gas lạnh.
Câu : Không khí ẩm bao gồm các thành phần nào?
A. Không khí khô.
B. Hơi nước.
C. Không khí khô và hơi nước.
D. Không khí khô và nước.
Câu : Trong không khí khô, thành phần khí nào chiếm tỉ lệ cao nhất trong
các khí sau?
A. Oxy.
B. Nito.
C. Cacbonic.
D. Argon.
Câu : Không khí ẩm bão hòa là không khí ẩm?
A. Không thể nhận thêm hơi nước.
B. Có thể nhận thêm hơi nước.
C. Có thể nhận thêm nước.
D. Không thể nhận thêm nước.
Câu : Nhiệt độ đọng sương là nhiệt độ mà khi không khí gặp nhiệt độ này
thì?
A. Nước trong không khí đọng lại thành sương.
B. Hơi nước trong không khí đọng lại thành sương.
C. Khí Oxy trong không khí đọng lại thành sương.
D. Nước và hơi nước trong không khí đọng lại thành sương.
Câu : Thông gió trong kỹ thuật điều hòa không khí nhằm mục đích gì?
A. Thải khí độc hại trong không khí ra khỏi môi trường điều hòa.
B. Cung cấp hơi nước cho môi trường điều hòa.
C. Cung cấp hơi lạnh cho môi trường điều hòa.
D. Cung cấp khí Nito cho môi trường điều hòa.

You might also like