DẶN TRÒ bản cuối 05 - 06 - 2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

DẶN DÒ BẢN CUỐI

8. KHÁI QUÁT NỘI DUNG, Ý NGHĨA


CỦA MỘT SỐ ĐOẠN THƠ/ HÌNH TƯỢNG/
HÌNH ẢNH/ CHI TIẾT,… ĐỀ CÓ THỂ RA
ĐỂ LIÊN HỆ Ở DẠNG NÂNG
CAO MỚI NHƯ NĂM 2022
Stt KHÁI QUÁT NỘI DUNG – Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ ĐOẠN THƠ/ HÌNH TƯỢNG/
HÌNH ẢNH/ CHI TIẾT DÙNG ĐỂ LIÊN HỆ
1
Ở phần cuối của Bản “Tuyên ngôn Độc lập”, tác giả HCM đã thay mặt Chính
phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập; cũng như tinh thần đoàn kết, sức mạnh
tổng hợp, ý chí, quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam. Lời
tuyên bố trịnh trọng, đanh thép, hào hùng, tựa lời thề “quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh”, dựa trên 3 phương diện của một nước VN độc lập : Việt Nam có quốc hiệu;
VN có tư thế mới; VN có ý chí, quyết tâm bảo về nền độc lập dân tộc; Lời tuyên bố
có ý nghĩa chặn đứng âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch ,…
2 4 câu cuối của “Tây Tiến” là khúc vĩ thanh của thi phẩm thể hiện lời thề đinh
ninh của người lính Tây Tiến năm xưa mang tâm nguyện âm thầm mà thủy chung: dù
có rời xa không gian Tây Tiến, dù có lùi xa thời gian mùa xuân ấy (1948) nhưng tâm
hồn và tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những tháng
ngày, những địa điểm mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua; vẫn nhớ thương, gắn bó
máu thịt với đồng đội,…
3 2 câu thơ: “Anh bạn dãi dầu…Gục lên súng mũ bỏ quên đời”: Với việc sử dụng
tinh tế từ láy “dãi dầu” cùng với cách diễn đạt chủ động, lãng mạn qua biện pháp tu từ nói
giảm, nói tránh “không bước nữa…bỏ quên đời”,…đoạn thơ “Anh bạn…đời” đã thể hiện
xúc động, tinh tế nỗi nhớ của nhà thơ về chặng đường hành quân gian khổ, hào hùng đầy
những gian khổ, mất mát, hi sinh của người lính Tây Tiến. Dẫu thế, nhưng người lính TT
vẫn kiêu bạc, ngang tàng, dũng cảm, kiên cường,… sẵn sàng vượt lên trên khó khăn, đương
đầu với tất cả những thử thách gian truân để hoàn thành nhiệm vụ,…
4 Đoạn thơ: “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi/ Biết quý công cầm vàng
những ngày lặn lội/ Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ
dài lâu” lí giải, khẳng định tư tưởng: Đất Nước của Nhân dân - Nhân dân chính là những
người tạo ra văn hóa dân gian cho ĐN. Qua văn hóa dân gian, Nhân dân đã dạy cho chúng
ta những bài học đạo lí quý giá: biết yêu thương lãng mạn, đắm say, thủy chung; biết quý
trọng tình nghĩa; biết quyết liệt trong căm thù và chiến đấu trước cái xấu, cái ác; biết kiên
nhẫn, phục thù,…
5 Đoạn thơ: “Nhưng em biết không/ Có biết bao người con gái, con trai/ Trong
bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi/ Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/
Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước” đi vào lí giải, làm rõ,
khẳng định tư tưởng:“Đất Nước của Nhân dân” – Nhân dân (những người bình dị,
vô danh, đông đảo) đã thầm lặng, kiên cường, bền bỉ, hi sinh… để bảo vệ, giữ gìn, tạo ra
bề dày lịch sử của Đất Nước. Họ chính là những người anh hùng.
6 Đoạn thơ: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng/ Họ chuyền lửa qua mỗi
nhà, từ hòn than qua con cúi/ Họ truyền giọng cho con mình tập nói/ Họ gánh
theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân/ Họ đắp đập be bờ cho người sau
trồng cây hái trái,…” đi vào lí giải, làm rõ, khẳng định tư tưởng: “Đất Nước của
Nhân dân” – Nhân dân chính là những người bảo vệ, duy trì, sáng tạo, phát triển, hòa
nhập từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần của ĐN để ĐN phát triển hùng cường, hòa
nhập mà không hòa tan cùng văn hóa Thế giới.
7 Ở đ oạn thơ: “Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân/ Đất Nước của Nhân
dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”, mạch cảm xúc, suy ngẫm của tác giả dồn tụ,
dẫn tới cao trào, từ đó, nổi bật tư tưởng cốt lõi của cả chương thơ: Đất Nước là của Nhân
dân, mãi mãi thuộc về Nhân dân vì ĐN được tạo dựng, được giữ gìn, bảo vệ... bởi tình yêu
và nỗi đau của Nhân Dân, bằng vô vàn những con người thần lặng, ... Tất cả được Nhân
Dân phản ánh một cách thấm thía, cảm động trong văn học dân gian – trong đó có ca dao
và thần thoại. Truyền thống văn hóa đẹp đẽ của ĐN được gửi gắm trong ca dao, thần thoại,…
8 Khổ thơ đầu của “Sóng”: “Dữ dội và dịu êm…Bồi hồi trong ngực trẻ”: diễn tả
những trạng thái tâm lí bí ẩn, thất thường, riêng tư, đầy nữ tính của trái tim người phụ nữ
đang say đắm trong tình yêu; cũng như khao khát được là chính mình, khao khát yêu và
được yêu, khao khát được nâng niu, trân trọng trong tình yêu của người phụ nữ,…trên cơ
sở những đặc điểm của sóng nơi biển khơi; trên cơ sở khám phá sự hòa hợp, tương
đồng giữa sóng và em,…Từ khổ thơ, độc giả thấy được vẻ đẹp hiện đại trong tâm hồn
của người phụ nữ khi yêu.
9 Các đoạn trong “NLĐSĐ” thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên:
- Đoạn tùy bút: “Hùng vĩ của SĐ không chỉ có …tắt phụt đèn điện” thể hiện vẻ
đẹp hung bạo của con Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên miền Tây
Bắc nói chung qua cảnh đá hai bên bờ sông phía thượng nguồn dựng vách thành,…
- Đoạn tùy bút: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lóong … ngửa bụng thuyền
ra” thể hiện vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp hùng vĩ của thiên
nhiên miền Tây Bắc nói chung qua sóng, gió, nước SĐ quãng mặt ghềnh Hát Lóong,…
- Đ oạn tùy bút: “Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La …bờ vực/
hoặc …ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào….” thể hiện vẻ đẹp hung bạo của con
Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên miền Tây Bắc nói chung qua những
cái hút nước trên mặt sông quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La,…
- Đoạn tùy bút: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới …đàn trâu da cháy bùng
bùng” thể hiện vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp hùng vĩ của thiên
nhiên miền Tây Bắc nói chung qua âm thanh của tiếng nước thác khi cảm nhận từ
xa,…
- Đoạn tùy bút: “Tới các thác rồi…Thế là hết thác” thể hiện vẻ đẹp hung bạo của
con Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên miền Tây Bắc nói chung qua
thạch trận (trùng vi) đá ở lòng Sông Đà khi cảm nhận ở khoảng cách gần,…
- Đoạn tùy bút: “Từ trên tầu bay mà nhìn xuống SĐ…. cuồn cuộn mù khói Mèo
đốt nương xuân” thể hiện vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp thơ mộng
của thiên nhiên miền Tây Bắc nói chung qua dáng sông và dòng chảy,…
- Đoạn tùy bút: “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân….rồi cứ thế mà phết
vào bản đồ lai chữ” thể hiện vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp thơ
mộng của thiên nhiên miền Tây Bắc nói chung qua màu nước biến ảo theo mùa,…
- Đoạn tùy bút: “Con Sông Đà gợi cảm….gắt gỏng, thác lũ ngay đấy” thể hiện
vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên miền
Tây Bắc nói chung qua cách nhà văn cảm nhận gặp lại con SĐ sau nhiều ngày đi
rừng đằm đằm ấm ấm như gặp lại “cố nhân”; qua cách nhà văn liên tưởng nhìn mặt
SĐ huyền ảo, rực rỡ, sáng láng,… tựa cái miếng lóe sáng lên một màu nắng tháng 3
Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”,…
- Đ oạn tùy bút: “Thuyền tôi trôi trên SĐ…. “Hỡi ông khách Sông Đà có phải
ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” thể hiện vẻ đẹp trữ tình của con
Sông Đà nói riêng, vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Bắc nói chung qua sắc
thái lặng tờ, hoang dại của cảnh bờ bãi ven sông.
- Đoạn tùy bút: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông… “của một người
tình nhân chưa quen biết?” (Tản Đà) thể hiện vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà
nói riêng, vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Bắc nói chung qua qua âm
thanh thật khẽ khàng, dịu nhẹ của “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông … đập nước
sông đuổi mất đàn hươu vụt biến” ở lòng SĐ quãng hạ lưu,…
10 Các đọan trong “NLĐSĐ” thể hệ vẻ đẹp ông lái đò:
- Đ oạn tùy bút: “Tới các thác rồi…Vậy là phá xong trùng vây thạch trận vòng
thứ nhất” thể hiện vẻ đẹp ANH HÙNG, TRÍ DŨNG của ông lái đò trong công cuộc
chinh phục dòng Đà Giang hung bạo nói riêng, chinh phục thiên nhiên miền Tây Bắc
hùng vĩ nói chung.
- Đ oạn tùy bút: “Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòn vây thứ
hai…tiu nghỉu cái mặt xan lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng cửa sinh
nó trấn lấy” thể hiện vẻ đẹp ANH HÙNG, TRÍ DŨNG, DÀY DẶN KINH NGHIỆM
SÔNG NƯỚC của ông lái đò trong công cuộc chinh phục dòng Đà Giang hung bạo
nói riêng, chinh phục thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ nói chung.
- Đ oạn tùy bút: “Còn một trùng vây thứ ba nữa…Thế là hết thác” thể hiện vẻ
đẹp TÀI HOA của ông lái đò trong công cuộc chinh phục dòng Đà Giang hung bạo
nói riêng, chinh phục thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ nói chung.
- Đ oạn tùy bút: “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá…Họ nghĩ thế lúc ngừng
chèo” thể hiện vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường của ông lái đò sau CÔNG CUỘC
vượt thác, sau khi chinh phục dòng Đà Giang hung bạo nói riêng, chinh phục thiên
nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ nói chung. ĐÓ LÀ CHẤT VÀNG MƯỜI ĐÃ QUA
THỬ LỬA Ở CON NGƯỜI MIỀN TÂY BẮC MÀ NHÀ VĂN SAY MÊ KIẾM
TÌM VÀ NGỢI CA.
11 - Hình ảnh Mị “quen khổ, tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa, lùi
lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” được miêu tả trong truyện thể hiện
xúc động, chân thực hình ảnh Mị - cô con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra - hiện thân
cho những đau khổ, tủi cực, cam chịu của người phụ nữ nói riêng, người dân ở miền
Tây Bắc nói chung dưới chế độ cũ, trước khi được giải phóng. Hình ảnh vừa giầu
giá trị hiện thực, vừa thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
 Hình ảnh thể hiện sự thay đổi trong nhận thức ở Mị - từ một cô gái yêu tự do,
yêu cuộc sống, xinh đẹp, tài năng nhưng bị thần quyền, cường quyền áp chế trở
nên cam chịu, vô cảm, mất hết ý niệm về thời gian, không gian, chấp nhận kiếp
sống ngựa trâu.
- Hành động “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cởi trói giải
phóng cứu AP được miêu tả trong truyện thể hiện xúc động, chân thực hình
ảnh Mị - cô con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra - hiện thân cho những sức sống tiềm
tàng mãnh liệt và sức mạnh vùng lên tự giải phóng chính cuộc đời của mình khỏi
những giam hãm, bủa vây, áp chế bởi thần quyền, cường quyền của người phụ nữ nói
riêng, người dân ở miền Tây Bắc nói chung dưới chế độ cũ, trước khi được giải
phóng. Hành động vừa giầu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ
(Nhà văn tin vào khả năng cải tạo hoàn cảnh của đồng bào ở miền núi cao Tây Bắc).
 Hành động thể hiện sự thay đổi trong nhận thức ở Mị - từ một cô con dâu gạt
nợ cam chịu, vô cảm, mất hết ý thức về sự sống, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu,
bị áp chế nặng nề bởi thần quyền, cường quyền, giờ đây trái tim nhân hậu ở Mị
hồi sinh: Mị đồng cảm với người cùng cảnh ngộ, không sợ thần quyền, cường
quyền, khao khát được tự do,…
- Mị “băng đi … nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: “AP cho tôi
đi …ở đây thì chết mất” thể hiện xúc động, chân thực hình ảnh Mị - cô
con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra - hiện thân cho những sức sống tiềm tàng mãnh
liệt và sức mạnh vùng lên tự giải phóng chính cuộc đời của mình khỏi những giam
hãm, bủa vây bởi thần quyền, cường quyền của người phụ nữ nói riêng, người dân ở
miền Tây Bắc nói chung dưới chế độ cũ, trước khi được giải phóng. Hành động và
đối thoại của Mị vừa giầu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ
(Nhà văn đồng cảm với khát vọng tự do, khát vọng sống và tin vào khả năng cải tạo
hoàn cảnh của đồng bào ở miền núi cao Tây Bắc).
 Hình ảnh thể hiện sự thay đổi trong nhận thức ở Mị - từ một cô con dâu
gạt nợ cam chịu, vô cảm, mất hết ý thức về sự sống, chấp nhận kiếp sống ngựa
trâu, bị áp chế nặng nề bởi thần quyền, cường quyền, giờ đây Mị nhận ra bộ mặt
thật của kẻ thù, không còn sợ thần quyền, cường quyền, khao khát được tự do,
khao khát được sống, được giải thoát,…
- Mị ước “có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay” trong đêm
tình mùa xuân thể hiện xúc động, chân thực hình ảnh Mị - cô con dâu gạt nợ nhà thống lí
Pá Tra – hiện thân cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của những người phụ nữ nói riêng,
người dân miền Tây Bắc nói chung dưới chế độ cũ, trước khi được giải phóng. Hành động
và đối thoại của Mị vừa giầu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
 Hình ảnh thể hiện sự thay đổi trong nhận thức ở Mị - từ một cô con dâu gạt nợ cam
chịu, vô cảm, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu bao giờ chết thì thôi, không còn muốn
chạy trốn, không còn muốn chết kể cả khi cha Mị đã chết; giờ đây – trong đêm tình
mùa xuân - Mị nhận ra hiện tại đau khổ, tủi cực, không tương lai của mình: Mị với A
Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Mị muốn giải thoát hiện tại ấy
bằng giải pháp tiêu cực nhưng thể hiện sức sống tiềm tàng mãn liệt,…
12
- Bà cụ Tứ trong buổi sáng ngày hôm sau khi Tràng có vợ: cùng cô
con dâu dọn dẹp (nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường; cái mặt bủng
beo, u ám rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa) (1)
- Bà cụ Tứ được miêu tả trong bữa cơm ngày đói (Bà cụ vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn
chuyện sung sướng về sau này,…); (2)
- Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra nồi chè khoán, vừa
khuấy khuấy vừa cười “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”,…; (3)
- B à lão ngoảnh vội ra ngoài, bà lão không để con dâu nhìn thấy bà
khóc,… (4)
 (1,2,3,4) thể hiện hình ảnh bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo nhưng bao
dung, vị tha, hướng các con tin vào tương lai tươi sáng của cuộc sống.
 Hình ảnh (1,2,3,4) thể hiện sự thay đổi ở bà cụ Tứ, khi Tràng – con
trai của bà – bỗng nhiên nhặt được vợ. Từ một người già cả, điếc lác, hỗn
độn trong tâm trạng ở buổi chiều hôm trước khi nghe Tràng giới thiệu
người đàn bà là “nhà tôi”: ngạc nhiên, không biết nên buồn nay nên vui,
nên mừng hay nên lo; Thế nhưng buổi sáng hôm sau, khi chứng kiến hạnh
phúc của hai con bà cụ Tứ đã thay đổi: nhanh nhẹn, tươi tỉnh, nhẹ nhõm,
nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng,…bà bao dung, vị tha, chủ động
gieo vào lòng các con và hướng con tin vào tương lai tươi sáng của cuộc
sống.
 Hình ảnh vừa giầu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo
sâu sắc, mới mẻ.
13
- Hình ảnh Tràng ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ khi nghĩ đến hình ảnh
đoàn đi phá kho thóc của Nhật ầm ầm kéo nhau trên đê Sộp và lá cờ
đỏ bay phấp phới phía trước thể hiện sự thay đổi ở Tràng khi có vợ - có trong
tay hạnh phúc đời mình – Từ một người ngộc nghệch, vô tâm; Tràng thay đổi: trân
trọng hạnh phúc gia đình, quan tâm đến xã hội, khi có một gia đình phải chăm lo, chắc
chắn Tràng sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội đến với cách mạng, đi theo cách mạng để lo miếng
cơm, manh áo cho vợ con.
 Hình ảnh vừa giầu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ (nhà văn
tin, những người nông dân như Tràng sẽ đến với Cách mạng một cách tự nhiên nếu có
cơ hội)
14 - H ình ảnh Thị được miêu tả khi gặp Tràng lần 2 ở ngoài cổng chợ tỉnh
(sầm sập chạy đến... sưng sỉa…áo quần rách như tổ đỉa,…) thể hiện nỗi xót xa của
nhà văn trước thân phận của người nông dân trong nạn đói Ất Dậu – 1945: cái đói
đã khiến cho người nông dân biến đổi cả về vẻ bề ngoài cũng như tính cách: tiều tụy,
thê thảm như ma đói; cong cớn, chao chát, chỏng lỏn, sưng sỉa, táo bạo đến trơ
trẽn chỉ vì miếng ăn, chỉ vì muốn vượt qua cái đói,…
 Hình ảnh vừa giầu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ. Thị chính
là biểu tượng thê thảm của nạn đói Ất Dậu – 1945.
 Thế nhưng sau khi có gia đình, thị thay đổi: dịu dàng, nữ tính, phép tắc, vén
khéo, ý nhị, tự trọng, khao khát hạnh phúc gia đình và luôn hướng về tương lai
tươi sáng của cs.
15
- Câu thoại của Trương Ba với Đế Thích : “Không thể bên trong một đằng,
bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
 Thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của Trương Ba: Nếu như trong cuộc đối
thoại với Xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba khẳng định, nếu tách khỏi Xác anh hàng
thịt, Hồn vẫn có “một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…” – nghĩa
là Hồn và Xác vẫn có đời sống riêng, ý nghĩa nếu tồn tại riêng biệt. Thế nhưng giờ
đây, khi đối thoại với Đế Thích, Hồn bừng ngộ nhận ra: Hồn và Xác phải là một,
phải hài hòa, không thể tồn tại riêng biệt, càng không thể Hồn này, Xác nọ, bên ngoài
một đằng, bên trong một nẻo,…
 Câu thoại thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về cuộc sống: Được sống
đã là điều quý giá; nhưng cs ấy sẽ ý nghĩa biết bao nếu như được sống hài hòa
giữa thể xác và tâm hồn; được là chính mình trong mọi hoàn cảnh, được theo
đuổi những giá trị mà mình trân quý,…không sống giả, sống hai mặt,…
…….HẾT……

Những điều quan trọng cô đã


gan ruột chắt chiu, tổng hợp, dặn dò; mong
chúc các chú Gà vàng học, ôn, làm bài thi tỏa
rạng rực rỡ như những Chiến binh quả cảm,
như những Chiến thần!!! Hãy mang thật
nhiều điểm 9 + về để cô thưởng to nhé!!! Trân
trọng!!!!

You might also like