Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUANG HỌC

Giảng viên: ThS.Trần Minh Anh


NỘI DUNG BÀI HỌC

• Sự hội tụ ánh sáng ở mắt


• Các thành phần quang học của mắt
• Chiết suất của các môi trường trong mắt
• Các mô hình của mắt
• Ảnh hưởng của sự thay đổi các hằng số quang học
• Tật khúc xạ
• Khái niệm về biên độ điều tiết
SỰ HỘI TỤ ÁNH SÁNG Ở MẮT

• Ánh sáng đi từ một vật ở xa thì song song

• Ánh sáng từ một vật ở gần cho các tia sáng phân kì
− Vật càng gần mắt, các tia sáng càng phân kì nhiều hơn
SỰ HỘI TỤ ÁNH SÁNG Ở MẮT
SỰ HỘI TỤ ÁNH SÁNG Ở MẮT

Ở mắt bình thường, ánh sáng đi vào mắt được hội tụ ở võng
mạc là do:

− Giác mạc và thể thủy tinh có hình dạng bình thường

− Nhãn cầu có độ dài trục trước - sau bình thường


SỰ HỘI TỤ ÁNH SÁNG Ở MẮT

• Giác mạc và thể thủy tinh hội tụ ánh sáng tới để ánh sáng hội
tụ đúng võng mạc
• Giác mạc cung cấp 2/3 tổng công suất hội tụ của mắt
• Thể thủy tinh cung cấp 1/3 tổng công suất hội tụ của mắt
• Thể thủy tinh cũng có thể “điều chỉnh” tổng công suất hội tụ
của mắt bằng cách thay đổi hình dạng.
CÁC THÀNH PHẦN QUANG HỌC CỦA MẮT

Để miêu tả mắt dưới dạng sơ đồ, cần có 2 giả định:


- Mắt là một hệ thống các mặt khúc xạ cầu đồng trục, tức là tâm
độ cong của tất cả các mặt khúc xạ nằm trên một trục chung. Hệ
quang học đồng trục đôi khi được gọi là hệ quang học đồng tâm
(homocentric).
- Chiết suất của các môi trường bao quanh các mặt khúc xạ là
đồng nhất (tức là giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh và dịch kính
có chiết suất khác nhau, nhưng đồng nhất).
CÁC THÀNH PHẦN QUANG HỌC CỦA MẮT
CÁC THÀNH PHẦN QUANG HỌC CỦA MẮT

Để tính tất cả các điểm chính của mắt “trung bình”, cần xác định 3
thông số quang học của mỗi mặt khúc xạ:

- Bán kính cong của mặt khúc xạ


- Vị trí của mỗi mặt khúc xạ
- Các chiết suất ở xung quanh các mặt khúc xạ.

Các ảnh phản xạ của mắt được gọi là ảnh Purkinje-Sanson (hoặc
ảnh Purkinje).
CHIẾT SUẤT CỦA CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG MẮT

• Chiết suất của các môi trường của mắt không thể đo được chính
xác ở mắt người sống
• Các giá trị chiết suất đã được dùng để phát triển các mô hình mắt
giản đồ đều dựa trên các kết quả đo được trong các nghiên cứu ở
tử thi
• Khi một tia sáng rọi vào mặt phân cách ở góc tới hạn thì góc khúc
xạ sẽ là 90°, tức là tia khúc xạ sẽ trùng với mặt phân cách
• Do đó, sin của góc tới hạn của một môi trường đã cho thay đổi theo
tỉ số giữa chiết suất của chất đang được xem xét và chiết suất của
lăng kính (nkhông biết/nlăng kính)
CHIẾT SUẤT CỦA CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG MẮT

● Đo chiết suất của giác mạc (1.376), thủy dịch (1.336), và dịch
kính (1.336) rất đơn giản bởi vì các môi trường này tương đối
đồng nhất
● Thể thủy tinh thì không đồng nhất, nó gồm nhiều lớp trong đó
chiết suất tăng dần từ mặt ngoài đi vào phía trung tâm
● Ở người nhiều tuổi, do thể thủy tinh chín, chiết suất của các
phần thể thủy tinh trở thành tách biệt rõ ràng khỏi phần xung
quanh tạo thành các mặt đồng chiết suất có thể quan sát được
bằng đèn khe
MÔ HÌNH THỂ THUỶ TINH NHÂN TƯƠNG ĐƯƠNG
MẮT GIẢN ĐỒ CHÍNH XÁC GULLSTRAND (SỐ 1)

Các đặc điểm chính:


- Sáu mặt khúc xạ
- Thể thủy tinh nhân tương đương
- Viễn thị (+1D)
- Các phiên bản có điều tiết
và không điều tiết.
- Xấp xỉ các kích thước của
con mắt trung bình.
MẮT GIẢN ĐỒ CHÍNH XÁC GULLSTRAND (SỐ 2)

Các đặc điểm chính:


- Ba mặt khúc xạ
- Mắt chính thị
- Chiết suất của thể thủy tinh tăng
(1.416 bù trừ chênh lệch chiết suất)
MẮT RÚT GỌN EMSLEY

Các đặc điểm chính:


- Một mặt khúc xạ
- Nằm sau giác mạc 1.67
mm
- Chính thị
- Tổng công suất = +60 D.
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CÁC HẰNG SỐ
QUANG HỌC
1. Bán kính độ cong: Đối với tất cả các mặt, trừ mặt sau giác mạc,
giảm bán kính cong (hoặc tăng độ cong của mặt, tức là làm cho mặt
vồng hơn) sẽ tăng công suất khúc xạ của mắt.
2. Vị trí của các thành phần khúc xạ: Di chuyển 2 thành phần khúc
xạ dương lại gần nhau làm tăng công suất khúc xạ của mắt, thí dụ di
chuyển thể thủy tinh lại gần giác mạc.
Được dự tính theo công thức:
Feq = F1 + F2 -[(t/n) (F1) (F2)]
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CÁC HẰNG SỐ
QUANG HỌC
3. Chiết suất
Tăng chiết suất sẽ làm tăng hoặc giảm tổng công suất khúc xạ của
mắt tùy thuộc vào tác dụng khúc xạ của cấu trúc ở trong không khí là
dương hay âm
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CÁC HẰNG SỐ
QUANG HỌC

Giả sử giác mạc có các thuộc tính sau:


– Bán kính mặt trước = 7.8 mm
– Bán kính mặt sau = 6.8 mm
– Chiết suất (giác mạc) = 1.376
– Chiết suất (thủy dịch) = 1.336
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CÁC HẰNG SỐ
QUANG HỌC
● Tăng chiết suất làm cho mặt sau giác mạc có thêm một công
suất âm −1.47 D
● Sự thay đổi tổng công suất khúc xạ của toàn bộ giác mạc do
chiết suất tăng 0.01 sẽ là khoảng −0.2 D
● Sự giảm tổng công suất cộng này sẽ làm cho mắt trở thành viễn
thị hơn hoặc cận thị ít hơn
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CÁC HẰNG SỐ
QUANG HỌC
Ảnh hưởng quang học của sự thay đổi độ sâu tiền phòng là rất nhỏ.
Thí dụ, dịch chuyển thể thủy tinh 1mm về phía trước làm tăng tổng
công suất của mắt khoảng 1.4 D
TẬT KHÚC XẠ

• Người có tật khúc xạ cần kính gọng hoặc kính tiếp xúc để nhìn
được rõ

• Mắt có kích thước và hình dạng không bình thường, do đó ánh


sáng không hội tụ đúng.

• Mắt trông bình thường, nhưng không nhìn được rõ mà không


có kính chỉnh.
TẬT KHÚC XẠ
• Sự có mặt của 1 hoặc nhiều yếu tố trên làm cho ánh sáng
không hội tụ đúng trên võng mạc
• Khi ánh sáng của vật ở xa không hội tụ ở võng mạc thì gọi là
mắt có tật khúc xạ
TẬT KHÚC XẠ
• Mắt có thể có:
- Viễn thị và loạn thị
- Viễn thị và lão thị
- Viễn thị, loạn thị và lão thị
- Cận thị và loạn thị
- Cận thị và lão thị
- Cận thị, loạn thị và lão thị.

• Một mắt không thể có CẬN THỊ và VIỄN THỊ đồng thời.
TẬT KHÚC XẠ

• Khám mắt để xác định tật khúc xạ được gọi là đo khúc xạ.

• Đo khúc xạ cho biết


- Loại tật khúc xạ của bệnh nhân
- Mức độ tật khúc xạ của bệnh nhân.
CẬN THỊ

Ánh sáng từ một vật ở xa hội tụ trước võng mạc


VIỄN THỊ

Ánh sáng từ một vật ở xa hội tụ ở


sau võng mạc
LOẠN THỊ

Ánh sáng từ một vật ở xa hội tụ ở 2 vị trí khác nhau


thay vì ở một điểm
LÃO THỊ

Ánh sáng từ vật ở gần hội tụ sau võng mạc


KHI MẮT ĐIỀU TIẾT
Cơ thể mi co làm cho thể thủy tinh dày hơn
• Làm tăng công suất hội tụ của mắt
• Mắt nhìn được rõ các vật ở gần
KHI MẮT KHÔNG ĐIỀU TIẾT

Cơ thể mi giãn làm cho thể thủy tinh mỏng hơn


• Làm giảm công suất hội tụ của mắt
• Các vật ở xa có thể nhìn rõ
• Các vật ở gần nhìn bị mờ
BIÊN ĐỘ ĐIỀU TIẾT

Là tổng mức độ điều tiết sẵn có để làm thay đổi công suất hội
tụ của mắt và giảm theo tuổi
• Trẻ em điều tiết được 15D, có thể nhìn rõ vật ở cách 7 cm
f = 100/15 = 7 cm
BIÊN ĐỘ ĐIỀU TIẾT
Lão thị thường bắt đầu xuất hiện ở người khoảng 40 tuổi
• Nguyên nhân là do giảm biên độ điều tiết.
• Ở người 40 tuổi, mắt chỉ điều tiết được 5D, nhìn gần chỉ rõ
nếu vật cách mắt 20cm trở lên
f = 100/5 = 20 cm
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1: Cơ thể mi co gây ra hiện tượng nào sau đây:


A. Thể thuỷ tinh dày hơn
B. Làm giảm công suất hội tụ của mắt
C. Mắt nhìn được rõ các vật ở mọi khoảng cách
D. Mắt được giãn điều tiết hết mức
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1: Cơ thể mi co gây ra hiện tượng nào sau đây:


A. Thể thuỷ tinh dày hơn
B. Làm giảm công suất hội tụ của mắt
C. Mắt nhìn được rõ các vật ở mọi khoảng cách
D. Mắt được giãn điều tiết hết mức

→ Đáp án: A
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất


A: Giảm bán kính cong giác mạc sẽ làm giảm công suất khúc xạ của
mắt
B: Giác mạc cung cấp 2/3 tổng công suất hội tụ của mắt
C: Bán kính mặt trước của giác mạc là 6.8 mm
D: Cả A và B đều đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất


A: Giảm bán kính cong giác mạc sẽ làm giảm công suất khúc xạ của
mắt
B: Giác mạc cung cấp 2/3 tổng công suất hội tụ của mắt
C: Bán kính mặt trước của giác mạc là 6.8 mm
D: Cả A và B đều đúng

→ Đáp án: B
Xin chân thành cảm ơn!!

You might also like