Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Kỹ thuật điều hòa không khí

Trần Văn Sáng


Sang.tv172112@sis.hust.edu.vn
Ngành Kỹ thuật nhiệt
Chuyên ngành Lạnh và Điều hòa không khí

Giảng viên hướng dẫn: Ts. Hồ Hữu Phùng


Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí


Viện: Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh

HÀ NỘI, /2020
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ
THIẾT KẾ
1.1 Giới thiệu công trình, lựa chọn hệ thống điều hòa không khí
1.1.1 Giới thiệu công trình
Công trình được thiết kế điều hòa không khí và thông gió là một xưởng
may đặt tại Cao Bằng, xưởng may có kích thước 104*72*4,2 m được chia làm 2
phân xưởng nhỏ với kích thước lần lượt là 104*35,4*4,2 m và 104*27,5*4,2 m
trong đó có 2 văn phòng và 4 nhà vệ sinh.
Kết cấu của xưởng được xây tưởng dày 220mm, chiều cao đến trần giả là
4,2m, nền nhà được đổ bê tông, mái che bằng tôn chống nóng, cửa cao 2,5m
1.1.2 Giới thiệu về địa điểm xây dựng
Cao Bằng nằm ở đông bắc Việt Nam, khí hậu ôn hòa dễ chịu với khí hậu
cận nhiệt đới ẩm địa hình đón gió nhiều nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt
không khí lạnh tư phương bắc, tuy nhiên nhiệt độ không xuống dưới 0°C, không
có băng tuyết.
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C
và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa
đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới,
nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28 °C, đỉnh điểm
vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C,
độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất
thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
1.2 Lựa chọn thông số tính toán
1.2.1 Lựa chọn cấp điều hòa và hệ số đảm bảo
Tùy theo tiêu chuẩn, mức độ quan trọng của công trình mà hệ thống điều
hòa không khí được chia làm 3 cấp:
Cấp 1: Hệ thống điều hòa phải duy trì được các thông số trong nhà ở mọi
phạm vi biến thiên độ ẩm ngoài trời cả mùa đông và mùa hè ngay cả khi những
thời điểm khắc nhiệt nhất trong năm. Phạm vi sai lệch là 35 giờ một năm, ứng
với hệ số bảo đảm Kbđ=0.996, dùng trong các công trình đặc biệt quan trọng.
Cấp 2: Hệ thống phải duy trì được các thông số trong nhà ở phạm vi sai
lệch là 200 giờ một năm tức 8 ngày một năm, ứng với hệ số bảo đảm Kbđ=0.983
đến 0.977 dùng trong các công trình tương đối quan trọng như nhà hàng, công sở,
nhà văn hòa nghệ thuật, nhà công nghiệp,…
Cấp 3: Hệ thống phải duy trì các thông số trong nhà trong phạm vi sai lệch
không quá 400 giờ một năm tương đương 17 ngày, ứng với hệ số bảo đảm
Kbđ=0.96 đến 0.954 dùng trong các công trình thông dụng như khách sạn, văn
phòng nhà ở,…
Với công trình của chúng ta là xưởng may các thông số không quá khắt
khe về độ ẩm cũng như nhiệt độ nên ta chọn điều hòa cấp 3 để giảm chi phí đầu
tư.
1.2.2 Lựa chọn các thông số trong nhà
Theo TCVN 5687-2010, các thông số vi khí hậu thích ứng với các trạng
thái lao động khác nhau của con người được giới thiệu trong phụ lục A (trang
47), trong đó t là nhiệt độ, φ là độ ẩm tương đối và ω là tốc độ của không khí
trong phòng. Đối với xưởng may ta chọn ở trạng thái lao động vừa, chọn nhiệt
độ tính toán mùa hè lấy trị số trong bảng là:
Bảng 1.1: Thông số không khí trong nhà

Nhiệt độ t °C Độ ẩm φ % Tốc độ gió 𝜔 m/s


25 65 1,3
Tra đồ thị I-d ta được IT= 52,87 kJ/kg, d= 11,03 g/kg. Dựa vào đồ thị vùng
tiện nghi nước ta hình 1.2 tài liệu [1] ta kiểm tra thấy thông số tính toán nhiệt độ
trong nhà vừa chọn trên thỏa mãn miền tiện nghi.
1.2.3 Lựa chọn thông số bên ngoài công trình
Theo tiêu chuẩn TCVN 5687:2010 không có tỉnh Cao Bằng tuy nhiên ta
có thể lấy thông số của Lạng Sơn để sử dụng cho Cao Bằng. Do vậy lấy thông số
ngoài công trình số giờ sai lệch 400 h/năm thì ta có:
Bảng 1.2: Thông số ngoài trời

Nhiệt độ t °C Độ ẩm Nhiệt độ điểm sương ts


°C
33,9 54 23,3
CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN NHIỆT ẨM CÔNG TRÌNH
Có rất nhiều phương pháp tính cân bằng nhiệt ẩm khác nhau để xác định
năng suất lạnh yêu cầu khác nhau. Hiện nay 2 phương pháp được dùng phổ biến
nhất là phương pháp truyền thống và phương pháp Carrier. Phương pháp truyền
thống được sử dụng nhiều ở giai đoạn trước, tuy nhiên khi mà tính toán cân bằng
nhiệt đang sử dụng hầu hết bằng các phần mềm như Heatload, TRACE 700,…
như hiện nay thì phương pháp Carrier lại là phương pháp chính mà các phần
mềm đang sử dụng. Vì vậy với đồ án môn học này em xin được sử dụng phương
pháp Carrier để tính toán cân bằng nhiệt.
2.1 Đại cương về phương pháp carrier
Phương pháp tính tải lạnh Carrier chỉ khác phương pháp truyền thống ở
cách xác định năng suất lạnh Qo mùa hè và năng suất lạnh mùa đông Qs bằng
cách tính riêng tổng nhiệt hiện thừa Qht và nhiệt ẩn thừa Qat của mọi nguồn nhiệt
tỏa và thẩm thấu tác động vào phòng điều hòa:
Q0= Qt= ∑Qht + ∑Qât
2.2 Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa
2.2.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11
Bức xạ mặt trời cực đại vào 8 đến 9 giờ ở hướng Đông và 4 đến 5 giờ
chiều ở hướng Tây. Các cửa kính hướng Bắc hay hướng Nam thì bức xạ sẽ hạn
chế hơn. Khi các cửa có rèm che, chớp, ô văng để che nắng thì rõ ràng bức xạ
vào phòng sẽ giảm đáng kể. Thật vậy, bức xạ qua kinh là rất phức tạp, không
đồng thời và khó xác định một cách chính xác. Biểu thức say đây chỉ để xác định
gần đúng theo kinh nghiệm nhiệt bức xạ qua kính:
Q11=nt.Q’11
nt – hệ số tác dụng tức thời
Q’11= F.RT.ε c.ε đs.ε mn. ε kh.ε m.ε r .W
F – Diện tích bề mặt kính cửa sổ có khung thép, m2, nếu là khung gỗ lấy
bằng 0,85F
RT – nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính vào trong phòng, W/m2

- hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển, được tính theo
công thức:

H – độ cao so với mặt nước biển

- hệ số kể đến ảnh hưởng của độ chênh giữa nhiệt độ đọng sương của
không khí quan sát được so với nhiệt độ đọng sương của không khí ở trên mặt
nước biển là 20oC, được xác định theo công thức:
- hệ số ảnh hưởng của mây mù, trời quang =1, trời mây mù

=0,85

- hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ lấy =1, khung kim loại
=1,17

- hệ số kính, phụ thuộc màu sắc và kiểu loại kính khác với kính cơ
bản.

- hệ số mặt trời, kể đến ảnh hưởng của kính cơ bản khi có màn che bên
trong kính, khi không có màn che =1. Nếu khác kính cơ bản thì tính:

Với:

- bức xạ mặt trời bên ngoài mặt kính.


RT – bức xạ mặt trời qua cửa kính vào trong không gian điều hòa.

, , , , : là các hệ số hấp thụ, xuyên qua, phản xạ của kính và


màn che
Từ các công thức trên ta áp dụng để tính bức xạ nhiệt qua kính cho xưởng
may như sau:
Diện tích cửa kính kể cả khung hướng Bắc là FB= 30 m2, hướng Đông FĐ=
20 m2, hướng Nam FN= 30 m2, hướng Tây FT= 20 m2, kính cơ bản.
Cao Bằng nằm ở bán cầu Bắc vĩ độ 21 tra bảng 4.2 được Rtmax-B= 82 W/m2,
Rtmax-Đ= 505 W/m2, Rtmax-N= 44 W/m2, Rtmax-T= 505 W/m2
Như vậy ta lấy Rtmax= Rtmax-Đ= 505 W/m2
Hiệu chỉnh nhiệt độ đọng sương:
ε đs= 1- .0,13= 1- .0,13= 0,923

Xét điều kiện trời quang không mây ε mm= 1


Khung bằng kim loại nên ε kh= 1,17
Do kính cơ bản nên ε m=1
Vì không có màn che nên ε r= 1 Vậy ta có:
Q’11= 20.505.1.0,923.1. 1,17.1.1= 10907 W
Giả sử hệ thống điều hòa hoạt động 24/24h, gs= 150 kg/m2, tra bảng 4.6 tài
liệu 1 ta tìm được nt lớn nhất vào lúc 8h sáng là:
nt= 0,8
Tải lạnh lớn nhất rơi vào lúc 8h sáng sẽ là:
Q11= 0,8. Q’11= 8726,4 W
Ta có bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả tính nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11

Stt Phòng F m2 RT W/m2 ∑‫ع‬ nt Q11 W


1 Xưởng 1 30 44 1.08 0.88 1255
2 Xưởng 2 30 82 1.08 0.99 2630
3 Vp 1 0 82 1.08 0.99 0
4 Vp 2 0 44 1.08 0.88 0
5 Hành lang 20 505 1.08 0.8 8726

2.2.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do ∆t: Q21
Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, mái dần nóng lên do hấp thụ nhiệt.
Một phần lượng nhiệt hấp thụ tỏa ngay vào không khí ngoài trời bằng đối lưu và
bức xạ. Một phần truyền qua kết cấu vào mái trong phòng điều hòa và tỏa vào
không khí trong phòng nhờ đối lưu và dẫn nhiệt.
Trong ký thuật điều hòa không khí việc tính toán lượng nhiệt này tương
đối là phức tạp vì vậy người ta tính toán gần đúng theo biểu thức sau:

Trong đó: Q - dòng nhiệt đi vào không gian điều hòa do tích nhiệt của các
kết cấu bên ngoài và chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và bên trong.
k - hệ số truyền nhiệt qua mái, phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu
làm mái
F - diện tích trao đổi nhiệt.

Từ những thông công thức tính toán trên ta có thể áp dụng tính toán lượng
nhiệt truyền qua mái đối với xưởng may với các thông số sau:
Diện tích mái F= 7488 m2, mái tôn tối màu có trần giả bằng gỗ dầy 12mm
có có lớp cách nhiệt bông dầy 50 mm
Bức xạ nhiệt lớn nhất tác động vào mái Rtmax = 514 W/m2, tra tài liệu 1 ta
được α N= 20 W/m2K, k= 0,62 W/m2K, ε S= 0,86
=> RN= = = 584 W/m

= (33,9 – 25) + = 34 K
Ta có bảng sau:

Bảng 2.4: Kết quả tính nhiện hiện truyền qua mái Q21
Stt Phòng k W/m2K F m2 ∆t Q21 W
1 Xưởng 1 0.62 3621 34 76331
2 Xưởng 2 0.62 2859.8 34 60285
3 Vp 1 0.62 64.4 34 1358
4 Vp 2 0.62 64.4 34 1358
5 Hành lang 0.62 821.6 34 17319

2.2.3 Nhiện hiện truyền qua vách Q22


Nhiệt truyền qua vách cũng gồm 2 thành phần:
+ Do chênh lệch giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời
+ Do bức xạ từ mặt trời vào vách tuy nhiên phần nhiệt này được coi bằng
không khi tính toán
Nhiệt truyền qua vách cũng được tính toán bằng công thức quen thuộc:
Q22= ∑Q2i= ki. Fi. ∆t= Q22t+Q22c+Q22k
Trong đó:
Q22t là nhiệt truyền qua tường
Q22c là nhiệt truyền qua cửa ra vào
Q22k là nhiệt truyền qua cửa sổ
là hệ số truyền nhiệt của các loại vách: tường, cửa, …
2.2.3.1 Hệ số truyền nhiệt qua tường
Hệ số truyền nhiệt qua trường xác định bằng biểu thức:

, W/m2K
α N= 20 W/m2K – hệ số toải nhiệt phía ngoài tường khi tiếp xúc trực tiếp
với không khí bên ngoài, α N= 10 khi tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài
α T= 10 W/m2K – hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà

Ri – nhiệt trở dãn nhiệt lớp vật liệu thứ I của cấu trúc tường, m2K/W
δ i – độ dày vật liệu lớp thứ i của cấu trúc tường, m

𝜆i – hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, W/mK
Ta có các thông số sau:
Tra bảng 4.11 tài liệu 1 về gạch dày 220 mm với 2 lớp vữa dày 15 mm:
𝜆t= 0.81 W/mK, δ t= 0,22 m, 𝜆v= 0,93 W/mK, δ v= 0,015 m
=> k= 2,2 W/m2K
Thay vào công thức ta có bảng sau:
Bảng 2.5: Kết quả tính nhiệt truyền qua tường Q22t

Stt Phòng Ft m2 k W/m2K ∆t Q22t W

1 Xưởng 1 710.5 2.2 8.9 13912


2 Xưởng 2 637.8 2.2 8.9 12488
3 Vp 1 0 2.2 8.9 0
4 Vp 2 0 2.2 8.9 0
5 Hành lang 0 2.2 8.9 0

2.2.3.2 Nhiệt truyền qua cửa ra vào


Q22c= k. F.∆t, W
Trong đó:
F – diện tích cửa, m2
∆t – hiệu nhiệt độ trong ngoài nhà
k – hệ số truyền nhiệt qua cửa
Tra bảng 4.12 tài liệu 1, với cửa kính dầy 6 mm thì hệ số truyền nhiệt k=
5,89 W/m2K thay vào biê thức ta có bảng sau:

Bảng 2.6: Kết quả tính truyền nhiệt qua cửa ra vào Q22c

Stt Phòng Fc m2 k ∆t Q22c W


1 Xưởng 1 30 5.89 8.9 1573
2 Xưởng 2 30 5.89 8.9 1573
3 Vp 1 4.8 5.89 0 0
4 Vp 2 4.8 5.89 0 0
5 Hành lang 40 5.89 8.9 2097

2.2.3.3 Nhiệt truyền qua cửa sổ


Q22k= k. F. ∆t
Trong đó:
F – diện tích cửa sổ
k – hệ số truyền nhiệt qua kính
∆t – hiệu nhiệt độ trong ngoài nhà
Do không bố trí cửa sổ cho xưởng may nên nhiệt truyền qua cửa sổ Q 22k= 0
Ta có bảng tính tổng lượng nhiệt truyền qua vách Q22:
Bảng 2.7: Kết quả tính nhiệt hiện truyền qua vách Q22

Stt Phòng Q22t Q22c Q22k Q22 W


1 Xưởng 1 13912 1573 0 15484
2 Xưởng 2 12488 1573 0 14061
3 Vp 1 0 0 0 0
4 Vp 2 0 0 0 0
5 Hành lang 0 2097 0 2097

2.2.4 Nhiệt hiện truyền qua nền Q23


Nhiệt truyền qua nền được tính qua biểu thức:
Q23= k.F.∆t, W
Trong đó:
F- diện tích sàn
∆t – tN – tT hiệu nhiệt độ bên ngoài và bên trong
k – hệ số truyền nhiệt qua sàn hoặc nền
Do sàn đặt ngay trên mặt đất t chọn dàn bê tông dầy 300 mm có lớp vữa
25 mm ở trên sàn có lát gạch vinyl ta tra bảng 4.15 tài liệu 1 ta được k= 2,15
W/m2K
Ta có bảng sau:
Bảng 2.8: Kết quả tính nhiệt hiện truyền qua nền Q23

Stt Phòng F m2 k W/m2K ∆t Q23 W


1 Xưởng 1 3621 2.15 11.4 88751
2 Xưởng 2 2859.8 2.15 11.4 70094
3 Vp 1 64.4 2.15 11.4 1578
4 Vp 2 64.4 2.15 11.4 1578
5 Hành lang 821.6 2.15 11.4 20137

2.2.5 Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31


Có 2 loại bóng đèn dùng cho chiếu sáng là đèn dây tốc và đèn huỳnh
quang
Đối với đèn dây tóc:
Q= ∑N, W
Đối với đèn huỳnh quang phải nhân hệ số 1,25 với công suất ghi trên đèn:
Q= ∑1,25. N, W
Nhiệt tỏa ra từ đèn cũng gồm 2 thành phần là bức xạ và đối lưu. Bức xạ
cũng được kết cấu bao che hấp thụ nên tải lạnh sẽ nhỏ hơn trị số tình toán ở trên:

,W
Trong đó:
Q là nhiệt tỏa ra do chiếu sáng
là hệ số tác động tức thời, ánh sáng đèn dùng 24h tra tài liệu 1 bảng 4.8
ta được =1
là hệ số tác dụng đồng thời, theo tài liệu 1 ta chọn được =1
Chọn công suất đèn chiếu sáng 12 W/m2 sàn
Ta có bảng sau:

Bảng 2.9: Kết quả tính nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31

A
Stt Phòng F m2 NW nt nđ Q31 W
W/m2
1 Xưởng 1 3621 12 43452 1 1 43452
2 Xưởng 2 2859.8 12 34318 1 1 34318
3 Vp 1 64.4 12 773 1 1 773
4 Vp 2 64.4 12 773 1 1 773
5 Hành lang 821.6 12 9859 1 1 9859

2.2.6 Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q32


Với xưởng may các thiết bị trang bị gồm: máy cắt và máy khâu, … Các
nguồn nhiệt này được tính như nguồn nhiệt tỏa của đèn chiếu sáng:
Q32= ∑Ni, W
Các thiết bị đều có động cơ điện và máy móc nằm trong phòng điều hòa
nên nhiệt hiện tỏa ra do máy móc được tính theo công thức:
Q32= ,W
Ta có bảng sau:
Bảng 2.10: Kết quả tính nhiệt hiện tỏa ra do máy móc
Cutting machine Hand sewing
Q32,
Stt Phòng N,
SL N, W Model η, % SL Model η, % W
W
Xưởng 0.6
1 96 2.2 KD-P3 0.82 654 0.25   502
1 7
Xưởng 0.6
2 64 2.2 KD-P4 0.82 486 0.25   353
2 7
3 Vp 1 0 0   0 0 0   0 0
4 Vp 2 0 0   0 0 0   0 0
Hành
5 0 0   0 0 0   0 0
lang

2.2.7 Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4


2.2.7.1 Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng
Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức xạ, được
xác định theo biểu thức:

,W
Trong đó:
n – số người ở trong phòng điều hòa. Nếu không biết chính xác, lấy các
giá trị định hướng theo tài liệu 2

- nhiệt hiện tỏa ra từ 1 người, W/người, tra tài liệu 1


2.2.7.2 Nhiệt ẩn do người tỏa ra
Nhiệt ẩn do người tỏa ra được xác định theo biểu thức sau đây:

,W
Trong đó:
n – số người ở trong phòng điều hòa. Nếu không biết chính xác, lấy các
giá trị định hướng theo tài liệu 2

- nhiệt ẩn tỏa ra từ 1 người, W/người, tra tài liệu 1


Tra bảng 4.18 tài liệu 1 ở nhiệt độ 25 °Cta được qh= 77,5 W/ng, qâ= 142,5
W/ng với 2 xưởng; qh= 65 W/ng, qâ= 65 W/ng với văn phòng, wc và hành lang
nên ta có bảng sau:
Bảng 2.11: Kết quả tính nhiệt hiện và ẩn do người tỏa Q4

n
St
Phòng ngườ qh W/ng qâ W/ng Q4h W Q4â W Q4 W
t
i
1 Xưởng 1 750 77.5 142.5 58125 106875 165000
2 Xưởng 2 550 77.5 142.5 42625 78375 121000
3 Vp 1 10 65 65 650 650 1300
4 Vp 2 10 65 65 650 650 1300
5 Hành lang 5 65 65 325 325 650

2.2.8 Nhiệt ẩn và hiện do gió tươi mang vào QhN và QâN


Phòng điều hòa ta luôn phải cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ
oxy cần thiết cho người ở trong phòng. Do gió tươi có trạng thái ngoài trời N với
entanpy IN, nhiệt độ tN và dung cẩm là dN lớn hơn không khí trong nhà do đó
khi đưa vào phòng, gió tươi sẽ tỏa một lượng nhiệt hiện QhN và một lượng nhiệt
ẩn QaN. Ta có biểu thức tổng quát:

,W

,W
Trong đó:

, - dung ẩm, g/kg


n – số người trong phòng điều hòa
L = n.l – lưu lượng không khí
l – lượng không khí tười cần cho 1 người trong 1 giây, l/s
Ta có các thông số sau:
tN= 33,9 °C φ N= 65 %; tT= 25 °C;φ T= 54 % ; dN= 24,4g/kg; dT= 11,93 g/kg
ta có bảng sau:

Bảng 2.12: Kết quả tính nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào
l
Stt Phòng L l/s tN tT dN dT QhN QâN QN
l/s.ng
1 Xưởng 1 10 7500 33.9 25 24.4 11.03 80100 300825 380925
2 Xưởng 2 10 5500 33.9 25 24.4 11.03 58740 220605 279345
3 Vp 1 7.5 75 33.9 25 24.4 11.03 801 3008.3 3809.3
4 Vp 2 7.5 75 33.9 25 24.4 11.03 801 3008.3 3809.3
5 Hành lang 20 100 33.9 25 24.4 11.03 1068 4011 5079

2.2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â


Không gian điều hòa được làm kín để chủ động khiểm soát được lượng
gió tươi cấp cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn có hiện tượng rò
lọt không khí qua khe cửa sổ, cửa ra vào và khi mở cửa do người ra vào. Hiện
tượng này xảy ra càng mạnh khi chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng
lớn. Khí lạnh có xu hướng thoát ra ở dưới cửa và khí nóng bên ngoài lọt vào phía
trên cửa. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do rò lọt được tính như sau:

,W

,W
Trong đó:
V – thể tích phòng, m3

- hệ số kinh nghiệm, xác định ở bảng 4.20 tài liệu 1


Tra bảng 4.20 tài liệu 1 ta tìm được hệ số kinh nghiệm ꝣ thay vào công
thức ta có bảng sau:

Bảng 2.13: Kết quả tính nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5


Stt Phòng V m3 ꝣ tN tT dN dT Q5h Q5â Q5
Xưởng 0.3
1 15208 33.9 25 24.4 11.03 18475 59779 78255
1 5
Xưởng 0.3
2 12011 33.9 25 24.4 11.03 14592 47213 61804
2 5
3 Vp 1 270.5 0.7 25 25 24.4 11.03 0 2127 2127
4 Vp 2 270.5 0.7 25 25 24.4 11.03 0 2127 2127
Hành 0.3
5 3450.7 33.9 25 24.4 11.03 4192 13564 17756
lang 5

2.2.10 Xác định phụ tải lạnh


Thông thường sau khi xác định các phụ tải lạnh thành phần thì phụ tải
lạnh chính là tổng các phụ tải lạnh thành phần:
Q0= Qt= ∑Qht + ∑Qât= Q1+Q2+Q3+Q4+Q5+Q6+QN, W
Từ đó ta có bảng thống kê phụ tải lạnh sau:
Bảng 2.14: Kết quả tính phụ tải xưởng may
St Q11 Q21 Q22 Q31 Q32
Phòng Q23 W Q4 W QN W Q5 W ∑Q W
t W W W W W
Xưởn 125 7633 1548 8875 4345 16500 7825 84995
1 502 380925
g1 5 1 4 1 2 0 5 3
Xưởn 263 6028 1406 7009 3431 12100 6180 64388
2 353 279345
g2 0 5 1 4 8 0 4 9
3809.2
3 Vp 1 0 1358 0 1578 773 0 1300 2127 10945
5
3809.2
4 Vp 2 0 1358 0 1578 773 0 1300 2127 10945
5
Hành 872 1731 2013 1775
5 2097 9859 0 650 5079 81624
lang 6 9 7 6
CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

3.1 Sơ đồ tuần hoàn một cấp

1 - Cửa lấy gió, 2 – Buồng hòa trộn, 3 – Phin lọc, 4 – Giàn lạnh
5 – Giàn sưởi, 6 – Quạt, 7 – Miệng thổi, 8 – Không gian điều hòa
9 – Cửa thải, 10 – Miệng hồi, 11 – Cửa gió hồi
Hình 3.1: Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp
Nguyên lý làm việc của sơ đồ một cấp:
Không khí ngoài trời có trạng thái N (tN, φN) qua cửa lấy gió đi vào buồng
hoà trộn 2. Ở đây diễn ra quá trình hoà trộn giữa không khí ngoài trời qua van 1
và không khí tuần hoàn 11 có trạng thái T (tT, φT). Không khí sau khi hoà trộn 2
có trạng thái H (tH, φH) được đi qua phin lọc 3 sau đó được xử lí trong thiết bị xử
lí nhiệt ẩm, cho đến trạng thái O ≡ V và được quạt 6 thổi không khí vào trong
phòng qua miệng thổi 7. Không khí ở trong phòng 8 có trạng thái T được quạt
hút qua thiết bị lọc bụi, một phần không khí được tái tuần hoàn 10 trở lại buồng
hòa trộn, phần còn lại được thải ra ngoài qua cửa thải 9
Đồ thị i-d lấy điểm I O và t = 0oC trên trục tung làm điểm gốc cho các tia
quá trình thì ẩm đồ lấy điểm gốc G ở t = 24oC, φ =50% thang chia hệ số nhiệt
hiện đặt ở bên phải ẩm đồ
Hình 3.2: Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp
3.2 Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor) ε hf
Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF ¿hf ) là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện trên
tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phòng chưa tính tới thành phần nhiệt hiện và ẩn
do gió tươi và gió lọt đem vào không gian điều hòa
Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn tia quá trình tự biến đổi không khí trong
buồng lạnh V-T
Hệ số nhiệt hiện phòng được tính theo biểu thức:
ε hf=

Trong đó:
Qhf - Tổng nhiệt hiện của phòng, W (không có nhiệt hiện của gió tươi)
Qaf - Tổng nhiệt ẩn của phòng, W (không có nhiệt ẩn của gió tươi)
3.3 Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand sensible Heat Factor) ε ht
ε ht = = =

Trong đó:
Qh - Thành phần nhiệt hiện, kể cả phần nhiệt hiện do gió tươi đem vào, W
Qa - Thành phần nhiệt ẩn, kể cả phần nhiệt ẩn do gió tươi đem vào, W
Qt – tổng nhiệt thùa dùng để tính năng suất lạnh Q0= Qt, W
3.4 Hệ số đi vòng ε BF (Bypass Factor)
Hệ số đi vòng là tỉ số giữa lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không
trao đổi nhiệt ẩm với dàn với tổng lượng không khí thổi qua dàn, ký hiệu là ε BF :
Trong đó:
GH – lưu lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm
với dàn
GO – lưu lượng không khí qua dàn lạnh trao đổi nhiệt ẩm với dàn
G – tổng lưu lượng không khí qua dàn
Hệ số đi vòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng là bề mặt
trao đổi nhiệt của dàn, cách sắp xếp bố trí bề mặt trao đổi nhiệt ẩm, số hàng ống,
tốc độ không khí
Tra bảng 4.22 tài liệu 1, ứng dụng khi lượng nhiệt hiện lớn hoặc cần lượng
không khí tươi nhiều thì hệ số ε BF = 0,05 ÷ 0,1. Ở đây ta lấy ε BF = 0,1 với xưởng
may và ε BF = 0,05 với hành lang và văn phòng
3.5 Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor) ε hef
Là hệ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt tổng hiệu dụng của
phòng:
ε hef = =

Trong đó:
Qhef – nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH (Effective Room Sensible
Heat):
Qhef = Qhf + ε BF.qhN
Qaef – nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH (Effective Room Latent Heat):
Qâef = Qhf + ε BF.QhN
εBF – hệ số đi vòng (Bypass Factor);
QhN – hiện hiện do gió tươi mang vào, W
QâN – nhiệt ẩn do đó tươi mang vào, W
3.6 Nhiệt độ đọng sương của thiết bị
Nhiệt độ đọng sương của thiết bị là nhiệt độ mà khi ta tiếp tục làm lạnh
hỗn hợp không khí tái tuần hoàn và không khí tươi (có trạng thái hòa trộn H) qua
điểm V theo đường ht thì không khí đạt trạng thái bão hòa =100% tại điểm S.
Điểm S chính là điểm đọng sương và nhiệt độ ts là nhiệt độ đọng sương của thiết
bị.
Tra bảng 4.24 tài liệu 1 với nhiệt độ phòng tT = 25 oC, độ ẩm φT = 55 % ta
tìm được nhiệt độ đọng sương theo hệ số εhef của các phòng điều hòa.
3.7 Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh
Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh t0≡ tV có thể xác định qua biểu thức:
ε BF =
t0 = tS + ε BF.(tH – tS) = tV
Nhiệt độ điểm hòa trộn tH có thể xác định qua biểu thức:
tH = =
Trong đó:

, - nhiệt độ ngoài nhà và nhiệt độ trong nhà, oC

, , G, LN, LT, L– lưu lượng khối lượng và lưu lượng thể tích không
khí tươi, không khí tuần hoàn, và không khí tổng, kg/s, l/s
3.8 Xác định lưu lượng không khí
Lưu lượng không khí qua dàn lạnh được tính qua biểu thức:

, l/s
Trong đó:
Qhef - nhiệt hiện hiệu dụng của phòng, W
tT – nhiệt độ trong nhà, ° C
ts – nhiệt độ đọng sương,° C
BF - hệ số đi vòng (Bybass Factor)
Lượng không khí tái tuần hoàn:
, l/s
Trong đó:
L – lưu lượng không khí qua dàn lạnh, l/s
LN – lưu lượng gió tươi đưa vào, l/s
3.9 Kiểm tra nhiệt độ thổi vào
,K
Tiêu chuẩn vệ sinh cần ∆ t VT ≤10 K . Nếu không đạt yêu cầu cần sử dụng
các biện pháp để giảm ∆ t VT (dùng sơ đồ tuần hoàn 2 cấp hoặc sưởi bổ sung) vì
nhiệt độ thổi vào quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
3.10 Tính toán sơ đồ tuần hoàn 1 cấp
Từ các công thức trên, ta áp dụng tính toán sơ đồ 1 cấp cho xưởng may 1:
Nhiệt hiện phòng: Qhf= Q11 + Q21 + Q22 + Q23 + Q31 + Q32 + Q4h
Qhf = 1255+76331+15484+88751+43452+502+58125= 283899 W
Nhiệt ẩn phòng: Qâf = Q4â= 106875 W
=> ε hf = = 0,73
Tra bảng 4.22 tài liệu 1 ta tra được hệ số đi vòng với xưởng may 1 là ε BF=
0,1
Nhiệt hiện hiệu dụng: Qhef = 283899 + 0,1.80100= 291909 W
Nhiệt ẩn hiệu dụng: Qâef = 106875 + 0,1.300825= 136958 W
=> ε hef = = 0,68
Hệ số nhiệt hiện tổng: ε ht = = 0,47
Tra bảng 4.24 tài liệu 1 ta được nhiệt độ đọng sương ở tT= 25 °C và φ T=
65%, ε hef = 0,68 là tS = 15,8 °C
Lượng không khí thổi qua dàn lạnh là:
L= = 29379 l/s
Lưu lượng không khí tái tuần hoàn: LT= L – LN= 29379 – 7500= 21879 l/s
Nhiệt độ điểm hòa trộn H:
tH = = 27,3 °C
Nhiệt độ điểm thổi vào:
t0 = tS + ε BF.(tH – tS)= 15,8+ 0,1.(27,3-15,8)= 16,9 °C
Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ điểm thổi và nhiệt độ phòng:
∆t= 25 – 16,9= 8,1 °C < 10K
Như vậy đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh
Tương tự với các phòng con lại ta được bảng sau:

Bảng 3.15: Kết quả tính hệ số nhiệt hiện phòng, nhiệt hiện tổng, đi vòng, nhiệt
hiện hiệu dụng
GSH
RSHF ESHF
Stt Phòng F BF
Qhf, W Qâf, W hf ht Qhef, W Qâef, W hef
1 Xưởng 283899 106875 0.73 0.47 0.1 291909 136958 0.68
1
Xưởng
2 224365 78375 0.74 0.49 0.1 230239 100436 0.70
2
3 Vp 1 4359 650 0.87 0.59 0.05 4399 800 0.85
4 Vp 2 4359 650 0.87 0.59 0.05 4399 800 0.85
Hành
5 58464 325 0.99 0.93 0.05 58518 526 0.99
lang

Bảng 3.16: Kết quả các thông số trạng thái sau khi tính toán trên ẩm đồ

tS L LN LT tH t0 tT ∆t
Stt Phòng
°C l/s l/s l/s °C °C °C °C
1 Xưởng 1 15.8 29379 7500 21879 27.3 16.9 25 8.1
2 Xưởng 2 16.1 23172 5500 17672 27.1 17.2 25 7.8
3 Vp 1 17.3 419 75 344 26.6 17.8 25 7.2
4 Vp 2 17.3 419 75 344 26.6 17.8 25 7.2
Hành
5 18 5579 100 5479 25.2 18.4 25 6.6
lang
CHƯƠNG 4 : CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ
4.1 Giới thiệu hệ thống điều hòa không khí
Đối với các công trình có tải lạnh lớn, người ta thường sử dụng các hệ
thống điều hòa trung tâm như VRV, Chiller, … Các hệ thống này có công suất
lớn, độ thẩm mỹ cao, hệ thống điều khiển tập trung, …
4.1.1 Hệ thống điều hòa không khí VRF (Variable Refrigerant Flow)
Hệ thống điều hòa không khí VRF là hệ thống điều hòa không khí gồm
một tổ hợp dàn nóng kết nối với nhiều dàn lạnh, làm lạnh phòng trực tiếp bằng
các dàn bay hơi
Hệ thống VRF thường chỉ sử dụng cho điều hòa tiện nghi ở các công trình
cỡ nhỏ, trung bình và lớn như các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trường học,
bệnh viện, cửa hàng, siêu thị, nhà hàng,… VRF đặc biệt thích hợp và tiết kiệm
năng lượng cho các ứng dụng lạnh cục bộ, phân tán, không ổn định như tòa nhà
văn phòng cho thuê và cần tính tiền điện riêng biệt
Hệ VRF có một số nhược điểm như sau:
+ Có khả năng rò rỉ môi chất lạnh, khó khăn trong việc tìm ra chỗ rò và
tốn chi phí để thay thế lượng tác nhân lạnh bị rò ra
+ Không thể thích hợp với tiêu chuẩn chất lượng không khí khi mà
các quạt FCU là loại có áp suất thấp. Cần phải thêm các AHU xử lý gió tươi để
có thể đạt được chất lượng không khí theo yêu cầu
+ Khó khăn trong việc bảo trì lại hiệu suất thiết kế do có nhiều dàn nóng
nằm rải rác và sự ăn mòn các cánh giải nhiệt dàn nóng
4.1.2 Hệ thống điều hòa trung tâm nước Water Chiller
Hệ thống điều hòa trung tâm nước là hệ thống sử dụng nước lạnh để làm
lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU. Hệ điều hòa trung tâm
nước chủ yếu gồm:
Máy làm lạnh nước (Water Chiller) hay máy sản xuất nước lạnh, thường
nước được làm lạnh từ 12oC xuống 7oC;
+ Hệ thống dẫn nước lạnh;
+ Hệ thống nước giải nhiệt
+ Nguồn nhiệt để sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưởi ấm mùa
đông, thường do nước nóng hoặc thanh điện trở cung cấp
+ Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm không khí bằng nước
FCU (Fan Coil Unit) hoặc AHU (Air Handling Unit)
+ Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí;
+ Hệ thống tiêu âm và giảm âm
+ Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và diệt khuẩn cho không khí;
+ Bộ rửa khí
+ Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi,
gió hồi và phân phối khí, điều chỉnh năng suất lạnh và điều khiển cũng như báo
hiệu và bảo vệ toàn bộ hệ thống
Ưu điểm của hệ thống trung tâm nước:
+ Có vòng tuần hoàn an toàn vì chất tải lạnh đi tới các không gian là nước
nên không sợ độc hại do rò rỉ môi chất ra ngoài
+ Có thể khống chế nhiệt ẩm trong không gian điều hòa theo từng phòng
riêng rẽ, ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt nhất
+ Thích hợp cho các tòa nhà như các khách sạn, văn phòng, hoạt động với
mọi chiều cao và mọi kiểu kiến trúc, không phá vỡ cảnh quan
+ Có khả năng xử lí độ sạch không khí cao, đáp ứng mọi yêu cầu về công
nghệ đề ra cả về độ sạch bụi bẩn, tạp chất hóa chất và mùi
+ Ít phải bảo dưỡng, sửa chữa, tuổi thọ Chiller cao
+ So với hệ thống VRF vòng tuần hoàn môi chất lạnh đơn giản hơn nhiều
rất dễ kiểm soát
4.1.2.1 Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước
Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước thường là một tổ hợp hoàn chỉnh
nguyên cụm, cùng hệ thống bơm thường được bố trí phía dưới tầng hầm hoặc
tầng trệt, tháp giải nhiệt đặt trên tầng thượng. Để tiết kiệm nước giải nhiệt người
ta sử dụng nước tuần hoàn với bơm và tháp giải nhiệt nước
Nước lạnh được làm lạnh trong bình bay hơi xuống 7oC rồi được bơm đưa
nước lạnh đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHU. Ở đây nước thu nhiệt của
không khí nóng trong phòng, nóng lên đến 12oC và lại được bơm đẩy trở về bình
bay hơi để tái làm lạnh đến 7oC, khép kín vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối với hệ
thống nước lạnh kín (không có dàn phun) cần thiết phải có thêm bình giãn nở để
bù nước trong hệ thống giãn nở khi thay đổi nhiệt độ
Ưu điểm: Dễ dàng điều chỉnh năng suất lạnh theo nhiều bậc, có tính dự
phòng cao khi chọn hệ thòng thích hợp
Nhược điểm: Hệ thống có thể tốn thêm chi phí, diện tích sử dụng vì bao
gồm cả tháp giải nhiệt thường được đặt trên mái
4.1.2.2 Máy làm lạnh nước giải nhiệt gió
Kiểu giải nhiệt gió có ưu điểm là không cần nước làm mát nên giảm được
toàn bộ hệ thống nước làm mát như bơm, đường ống và tháp giải nhiệt. Máy đặt
trên mái cũng đỡ tốn diện tích sử dụng nhưng vì trao đổi nhiệt ở dàn ngưng khá
kém nên dẫn đến nhiệt độ ngưng tụ sẽ cao dẫn tới công nén cao hơn và năng
lượng tiêu thụ sẽ lớn hơn cho một đơn vị lạnh so với máy làm mát bằng nước
4.2 Phân tích lựa chọn máy cho hệ thống
Với phân tích bên trên với công trình là xưởng may với hệ thống có công
suất lạnh khoảng 1500 kW, thời gian hoạt động liên tục, sự thay đổi về tải lạnh
không quá lớn vì thế nên ta chọn hệ thống Chiller giải nhiệt nước cho công trình
này
4.3 Tính chọn máy
4.3.1 Tính chọn Chiller
Ta có công thức sau:
Q0TC = αα , W
Trong đó :
Q0TC – năng suất lạnh hiệu chỉnh, W
Q0 – năng suất lạnh thực, W
α1 – hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ không khí ngoài nhà
Với nhiệt độ ngoài trời là tN = 33,9 °C, độ ẩm φ N = 54 % ta có tư = 26 °C
=> Ta chọn được nhiệt độ nước ra khỏi tháp giải nhiệt là 30 °C, nhiệt độ nước
vào tháp giải nhiệt là 35 °C
Tra hình 5.15 tài liệu 1 ta được α 1= 1,02
α 2 – hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ nước lạnh ra t12

Với nhiệt độ nước lạnh bằng 7 °C tra hình 5.16 tài liệu 1 ta được α2 = 1
Q0TC = = 1566 kW

You might also like