Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÂU HỎI THAM KHẢO KIỂM TRA TUẦN 11

1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu
hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.
2. Phân biệt nhà nước và xã hội, phân tích tính chất đại diện xã hội của nhà
nước.
3. Phân tích mối liên hệ giữa việc nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ với
quá trình hình thành bộ máy nhà nước.
4. Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình
bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam
hiện nay.
5. Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước.
6. Phân tích vai trò xã hội của nhà nước CHXHCNVN hiện nay.
7. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
8. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm
thế nào để một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.
9. Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác
định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
10.Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước.
11.Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt Nam
hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện
chức năng).
12.Phân tích ý nghĩa của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với việc
thực hiện chức năng nhà nước.
13.Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước của nhà
nước Việt Nam hiện nay.
14.Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân biệt cơ quan nhà nước với bộ
phận khác của nhà nước.
15.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.
16.Phân tích mối liên hệ giữa chế độ chính trị với hệ thống chính trị.
17.Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
18. Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định: “Việc quá đề cao pháp luật
có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng pháp luật”.
19.Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với bộ máy nhà nước trong nhà nước
pháp quyền.
20.Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với đạo đức.
21.Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với tập quán.
22.Vì sao pháp luật không phải là công cụ duy nhất để điều chỉnh quan hệ xã
hội?
23.Tại sao cần phải kết hợp giữa pháp luật với các công cụ khác trong điều
chỉnh quan hệ xã hội?
24.Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật. Trình
bày ý nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp
luật ở nước ta hiện nay.
25.Phân tích tính chủ quan và tính khách quan của pháp luật. Theo anh/chị, làm
thế nào để ngăn ngừa hiện tượng duy ý chí trong xây dựng pháp luật.
26.Trình bày những hiểu biết của anh/chị về pháp luật dân chủ. Theo anh/chị,
làm thế nào để pháp luật thực sự dân chủ.
27.Phân tích các yếu tố quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
28.Phân tích luận điểm: “Xã hội không thể một ngày thiếu pháp luật”.
29.Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
30.Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật. Cho biết các phương thức tạo
nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay.
31.Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật. Việc thể hiện nội dung từng bộ
phận của qui phạm pháp luật có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện
pháp luật trên thực tế?
32. Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật. Nêu ý nghĩa của từng bộ phận
trong qui phạm pháp luật.
33.Nêu các cách trình bày qui phạm pháp luật trong văn bản qui phạm pháp
luật. Qua đó, phân biệt qui phạm pháp luật với điều luật, cho ví dụ.
34.Phân tích bộ phận chế tài của qui phạm pháp luật. Tại sao trên thực tế, bộ
phận chế tài thường không cố định.
35.Phân tích ý nghĩa của việc phân định thứ bậc hiệu lực của văn bản qui phạm
pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

You might also like