Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 30

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG

MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN IMB-145,245

MỤC LỤC

Trang

Chương I : Đặc điểm kỹ thuật 2


I. Giới thiệu chung 2
II. Cấu tạo chung của máy biến dòng IMB 3
III. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của máy biến dòng 4
Chương II : Vận chuyển, tiếp nhận, lắp đặt và bảo quản 15
I. Vận chuyển 15
II. Theo dõi sự di chuyển 15
III. Nâng và hạ 15
IV. Việc tiếp nhận máy biến dòng 16
V. Lắp đặt 17
VI. Kiểm tra lần cuối sau khi lắp đặt 18
VII. Bảo quản 18
Chương III : Vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng máy biến dòng 19
I. Kiểm tra máy biến dòng trước khi đưa vào vận hành 19
II. Kiểm tra trong vận hành 19
III. Bảo dưỡng 19
IV. Các hạng mục kiểm tra, bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà
sản xuất 21
Chương IV : Quy định về thí nghiệm 26
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
Biến dòng điện cao áp loại IMB145, 245 do hãng ABB Ấn Độ sản
xuất năm 2008 của theo tiêu chuẩn IEC 60044-1. Nó được thiết kế để biến đổi
dòng điện xoay chiều 50Hz từ trị số lớn xuống trị số dòng điện tiêu chuẩn
(1A) cung cấp tín hiệu dòng cho các mạch bảo vệ, đo lường.
Biến dòng gồm có khối cảm ứng điện từ đặt ở phía dưới và chứa trong
vỏ bằng nhôm, trụ sứ cách điện bên trong chứa đầy dầu. Liên kết giữa đầu
nhôm, sứ và đế bằng EPÔXY.
Cách điện bên trong bằng giấy tẩm dầu và dầu cách điện được làm kín
hoàn toàn. Phía trên cùng của máy biến dòng là ngăn dãn nở dầu, trong ngăn
này chứa lớp đệm khí.
Vỏ sứ được làm bằng gốm C110 có độ bền, độ cách điện cao và chịu
được các tác động của môi trường.
Phía ngoài, trên hộp đấu biến dòng có các đầu cực bằng nhôm để đấu
dây sơ cấp và có thể thay đổi đấu nối sơ cấp nhằm tạo ra các tỷ số biến khác
nhau, có cửa thăm dầu ở bên cạnh, có chỗ bổ sung dầu ở trên đỉnh, phía trên
cùng có nắp chụp đậy.
Bên trong trụ sứ chứa đầy dầu cách điện và có các đầu dây thứ cấp nối
từ các cuộn dây thứ cấp tới hộp đấu dây thứ cấp ở phần đế biến dòng.
Ở khoang đế biến dòng có hộp đấu dây thứ cấp, chỗ bắt tiếp đất, van
xả (lấy mẫu) dầu, các chỗ móc cẩu biến dòng.
Trong hộp đấu dây thứ cấp có các hàng kẹp để đầu dây ra, cũng có thể
thay đổi cách đấu dây thứ cấp biến dòng để tạo ra các tỷ số biến khác nhau.

2
II. CẤU TẠO CHUNG MÁY BIẾN DÒNG KIỂU IMB

1. Đệm khí
2. Khối nạp dầu
3. Thạch anh
4. Giấy cách điện cuộn sơ cấp
5. Lõi và cuộn dây nhị thứ
6. Hộp đấu dây nhị thứ
7. Đầu đo tổn hao điện môi
8. Ngăn giãn nở
9. Kính báo mức dầu
10. Đầu nhất thứ
11. Đầu nối đất

Hình 1: Hình dạng và các bộ phận của máy biến dòng loại IMB:

III. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MBD.


A. Biến dòng điện kiểu IMB-145:

3
Máy biến dòng IMB – 145 do hãng ABB Ấn Độ sản xuất năm 2008 của
theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 với điều kiện làm việc ngoài trời.
1. Sơ đồ máy biến dòng kiểu IMB-145.

P1 P2

1S1 1S2 1S3 1S4 1S5 2S1 2S2 2S3 2S4 2S53S1 3S2 3S3 3S4 3S54S1 4S2 4S3 4S4 4S5 NA

Biến dòng điện IMB-145 gồm có cuộn dây sơ cấp, lõi thép và 5 cuộn
dây thứ cấp ( trong đó thực tế chỉ lấy 4 cuộn và 01 cuộn không lien ).Dòng
điện chạy trong cuộn sơ cấp tạo từ lien4 trong lõi thép và cảm ứng sức điện
động thứ cấp ở các cuộn thứ cấp. Biến dòng điện làm việc ở chế độ ngắn
mạch thứ cấp, tức là cuộn dây thứ cấp phải có phụ tải trở kháng nhỏ hoặc
được nối tắt. Nếu cuộn thứ cấp bị hở mạch, dòng I µ lớn, lõi từ của biến dòng
bị bão hoà từ tạo ra các xung dạng nhọn đầu ở phía thứ cấp có biên độ lớn sẽ
gây cháy lõi thép và phá huỷ cách điện của biến dòng.
Khi thay đổi cách đấu dây thứ cấp ta cũng được các tỷ số biến khác
nhau. Mỗi cuộn thứ cấp có 4 tỷ số biến, tỷ số biến dòng phụ thuộc vào cách
đấu nối được thể hiện trong bảng sau:

* Biến dòng điện kiểu IMB-145 cho các ngăn lộ đường dây và MBA T3:

Đầu ra thứ cấp Tỷ số Công suất (VA) Cấp chính xác


1S1-1S2 200/1 30 0,5
1S1-1S3 400/1
1S1-1S4 600/1

4
1S1-1S5 800/1
2S1-2S2 200/1
2S1-2S3 400/1
30 5P20
2S1-2S4 600/1
2S1-2S5 800/1
3S1-3S2 200/1
3S1-3S3 400/1
30 5P20
3S1-3S4 600/1
3S1-3S5 800/1
4S1-4S2 200/1
4S1-4S3 400/1
30 5P20
4S1-4S4 600/1
4S1-4S5 800/1

* Biến dòng điện IMB-145kV cho ngăn lộ tổng MBA AT1 và liên lạc –
vòng:

Đầu ra thứ cấp Tỷ số Công suất( VA) Cấp chính xác


1S1-1S2 600/1
1S1-1S3 800/1
30 0,5
1S1-1S4 1200/1
1S1-1S5 2000/1
2S1-2S2 600/1
2S1-2S3 800/1
30 5P20
2S1-2S4 1200/1
2S1-2S5 2000/1
3S1-3S2 600/1 30 5P20
3S1-3S3 800/1
3S1-3S4 1200/1

5
3S1-3S5 2000/1
4S1-4S2 600/1
4S1-4S3 800/1
30 5P20
4S1-4S4 1200/1
4S1-4S5 2000/1

2. Cấu tạo và thông số kỹ thuật.


a: Thông số kỹ thuật MBD kiểu IMB - 145.

STT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị


1 Điện áp định mức kV 123
Chịu được điện áp ở tần số kV 230
2
công nghiệp trong 1 phút
3 Chịu điện áp xung sét kV 550
4 Dòng điện bền nhiệt kA 31,5
5 Dòng điện bền cơ kA 80
Tỉ số biến A
- Ngăn lộ đường dây, T3 200-400-600-800/1
6
- Ngăn lộ tổng AT1, liên 600-800-1200-2000/1
lạc
7 Dòng bền nhiệt liên tục A Iđm x 1.2
Dòng sơ cấp định mức A
- Ngăn lộ đường dây, T3 800
8
- Ngăn lộ tổng AT1, liên 2000
lạc
9 Dòng thứ cấp định mức A 1
10 Khối lượng dầu kg 130
11 Khối lượng tổng kg 650
12 Tiêu chuẩn IEC: 60044-1
b. Cấu tạo và hình dạng của máy biến dòng IMB – 145

6
Hình 2: Cấu tạo máy biến dòng kiểu IMB - 145

* Ghi chú:
1. Đầu nối sơ cấp
2. Hộp đấu nối nhị thứ
3. Lỗ luồn dây đấu nhị thứ
4. Đầu nối đất.
7
5. Kính báo mức dầu.
6. Bảng tên MBD.
7. Móc cẩu MBD.
8. Tâm của MBD.
9. Núm xả dầu.
10. Khoang đế MBD
11. Sứ cách điện.
12. Dầu cách điện.
13. Đầu nối.
14. Buồng giãn nở.
15. Núm nạp dầu và khí Nitơ

c. Hộp đấu dây nhị thứ máy biến dòng:

* Ghi chú:
B. Lỗ thông hơi.
8
E. Nối đất.
S. Đầu đấu ra nhị thứ.
R. Dây đấu nhị thứ từ đầu S đến hàng kẹp G.
H. Hàng kẹp.
G. Hộp và lỗ luồn cáp.
D3. Đầu đo tgб.

B. Biến dòng IMB-245:


Máy biến dòng IMB – 245 do hãng ABB Ấn Độ sản xuất năm 2008 của
theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 với điều kiện làm việc ngoài trời.
1. Sơ đồ máy biến dòng kiểu IMB – 245.

P1 P2

1S1 1S2 1S3 1S4 1S5 2S1 2S2 2S3 2S4 2S53S1 3S2 3S3 3S4 3S54S1 4S2 4S3 4S4 4S5 NA

Biến dòng điện IMB – 245 gồm có cuộn dây sơ cấp, lõi thép và 5 cuộn
dây thứ cấp ( trong đó thực tế chỉ lấy 4 cuộn và 01 cuộn không dùng ). Dòng
điện chạy trong cuộn sơ cấp tạo từ thông trong lõi thép và cảm ứng sức điện
động thứ cấp ở các cuộn thứ cấp. Biến dòng điện làm việc ở chế độ ngắn
mạch thứ cấp, tức là cuộn dây thứ cấp phải có phụ tải trở kháng nhỏ hoặc
được nối tắt. Nếu cuộn thứ cấp bị hở mạch, dòng I µ lớn, lõi từ của biến dòng
bị bão hoà từ tạo ra các xung dạng nhọn đầu ở phía thứ cấp có biên độ lớn sẽ
gây cháy lõi thép và phá huỷ cách điện của biến dòng.

9
Khi thay đổi cách đấu dây thứ cấp ta cũng được các tỷ số biến khác
nhau. Mỗi cuộn thứ cấp có 4 tỷ số biến, tỷ số biến dòng phụ thuộc vào cách
đấu nối được thể hiện trong bảng sau:

Đầu ra thứ cấp Tỷ số Công suất( VA) Cấp chính xác


1S1-1S2 400/1
1S1-1S3 600/1
30 0,5
1S1-1S4 800/1
1S1-1S5 1200/1
2S1-2S2 400/1
2S1-2S3 600/1
30 5P20
2S1-2S4 800/1
2S1-2S5 1200/1
3S1-3S2 400/1
3S1-3S3 600/1
30 5P20
3S1-3S4 800/1
3S1-3S5 1200/1
4S1-4S2 400/1
4S1-4S3 600/1
30 5P20
4S1-4S4 800/1
4S1-4S5 1200/1
5S1-5S2 400/1
5S1-5S3 600/1
30 5P20
5S1-5S4 800/1
5S1-5S5 1200/1

2. Cấu tạo và thông số kỹ thuật.


a: Thông số kỹ thuật MBD kiểu IMB - 245.

10
STT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Điện áp định mức kV 245
2 Chịu được điện áp ở tần số kV 460
công nghiệp trong 1 phút
3 Chịu điện áp xung sét kV 1050
4 Dòng điện bền nhiệt kA 31,5
5 Dòng điện bền cơ kA 80
6 Tỉ số biến A 400-600-800-1200/1
7 Dòng sơ cấp định mức A 1200
8 Dòng thứ cấp định mức A 1
9 Dòng bền nhiệt liên tục A Iđm x 1.2
10 Khối lượng dầu kg 270
11 Khối lượng tổng kg 1700
12 Tiêu chuẩn IEC: 60044-1

b. Hình dạng và cấu tạo chung của máy biến dòng IMB – 245
* Ghi chú:

1. Đầu nối sơ cấp. 8. Tâm của MBD.

2. Hộp đấu nối nhị thứ. 9. Núm xả dầu.

3. Lỗ luồn dây đấu nhị thứ. 10. Khoang đế MBD.

4. Đầu nối đất. 11. Sứ cách điện.

5. Kính báo mức dầu. 12. Dầu cách điện.

6. Bảng tên MBD. 13. Đầu nối.

7. Móc cẩu MBD. 14. Buồng giãn nở.

15. Núm nạp dầu và khí Nitơ.

11
Hình 3: Cấu tạo máy biến dòng kiểu IBM - 245

12
c. Hộp đấu dây nhị thứ máy biến dòng:

* Ghi chú:
B. Lỗ thông hơi.
E. Nối đất.
S. Đầu đấu ra nhị thứ.
R. Dây đấu thừ đầu S đến hang kẹp G.
H. Hàng kẹp.
G. Hộp và lỗ luồn cáp.
D3. Đầu đo tgб.

13
CHƯƠNG II:
VẬN CHUYỂN, TIẾP NHẬN, LẮP ĐẶT VÀ BẢO QUẢN
1. Vận chuyển
- Máy biến dòng có thể được vận chuyển theo phương thẳng đứng hoặc
nằm ngang. Trong quá trình vận chuyển phải hết sức cẩn thận, vì bất cứ việc
va chạm, xô đổ cũng có thể gây hư hại cho các bộ phận của biến dòng như:
nứt vỡ cách điện, cong vênh đầu cốt…
- Khi cẩu phải luôn nâng biến dòng bằng câch dùng dây mềm mắc ở hai
tai móc cẩu (hai tai móc cẩu cùng ở vị trí nằm ngang hoặc thẳng đứng, hoặc
một ở đầu và một ở đế). Nếu cần đặt lại máy biến dòng theo phương nằm
ngang, cần chú ý khi vận chuyển hộp đáu dây nhị thứ phải được để quay lên
phía trên và đặt các tấm kê cố định theo yêu cầu.
2. Theo dõi sự di chuyển:
Khi vận chuyển, thùng gỗ phải được kiểm tra sự hỏng hóc, kiểm tra sự rò
rỉ dầu.
Khi MBD vận chuyển theo phương thẳng đứng, không được tác động tới
nó. Nếu có hư hỏng, chúng phải được đặt theo phương nằm ngang để tránh
tình trạng khí Nitơ có thể lọt vòa trong hệ thống cách điện và làm cho MBD
không an toàn.
3. Nâng và hạ.

- MBD được nâng ra khỏi


thùng gỗ như chỉ dẫn trình
bày trong hình 1. Chú ý
rằng dây phải buộc ở chỗ
cao nhất của sứ, không bao
giờ buộc ở những tán sứ.

- Không được dùng dây cáp


Hình 1
điện hoặc dây xích buộc lên
bề mặt sứ. Không được

14
nâng nhanh quá.

- MBD được dựng lên vị


trí thẳng đứng bằng việc
nâng nó lên bởi dây da
mềm buộc ở chỗ cao nhất
của sứ. Hình 2

Hình 2

- Nâng MBD bằng 4 sợi dây buộc ở đế


như hình 3.
- Vòng các sợi dây qua đầu nối sơ cấp
- Buộc chắc phần trên của MBD vào 4 sợi
dây nâng bằng một vòng dây hoặc tương
tự để MBD không bị lật.

Hình 3

4. Việc tiếp nhận máy biến dòng

- Khi nhận hàng phải kiểm tra xem xét bằng mắt xem các kiện hàng còn
nguyên đai nguyên kiện. Tháo bỏ một phần đóng gói, kiểm tra bằng mắt tình
15
trạng bên ngoài biến dòng có bị sứt mẻ, biến dạng, cong vênh…Số lượng và
chất lượng đúng chủng loại và số lượng theo bảng kê vận chuyển, đúng nguồn
gốc xuất xưởng.
- Ghi lại các hư hỏng nếu có ( tốt nhất là chụp ảnh ) và liên hệ với công
ty bảo hiểm để giải quyết.
- Kiểm tra máy biến dòng: Không bị dò rỉ dầu, hư hỏng sứ, mức dầu
trong chiều cao mức dầu cho phép.
- Với máy biến dòng ở vị trí thẳng đứng, kính báo mức dầu sẽ tối màu.
Nếu kính báo mức dầu sáng màu hoặc mức dầu trong kính quá thấp, có khả
năng máy biến dòng bị rỉ dầu cần kiểm tra kỹ lưỡng.
* Chú ý: Liên hệ với hãng ABB về hướng dẫn trước khi sửa chữa
những hư hỏng của máy biến dòng.
5. Lắp đặt
- Kiểm tra bệ đỡ là bằng phẳng và nằm ngang trước khi đặt máy biến
dòng vào bệ đỡ. Việc đặt không cân bằng máy biến dòng có thể gây nên sự dò
rỉ dầu. Có thể dùng các tấm đệm cao su chèn giữa bệ đỡ và máy biến dòng để
điều chỉnh độ bằng phẳng của máy biến dòng.
- Cẩu máy biến dòng bằng 4 dây cẩu tại chân đế của vỏ máy và đặt máy
biến dòng lên bệ đỡ.
* Chú ý: Không kéo máy biến dòng tại các đầu nối sơ cấp.
- Xiết chặt các bu lông để cố định máy biến dòng với bệ đỡ.
- Mô men xiết phụ thuộc vào vật liệu và kích thước của bu lông để đạt
được lực ép cần thiết.
- Việc nối các đầu thứ cấp phải làm cẩn thận, các đầu nối này được
đánh dấu trên hộp đấu nối. Xem sơ đồ mạch trên tấm biển nhãn máy của máy
biến dòng.
- Cuộn dây nhị thứ không dùng phải được nối tắt và nối đất.
* Lưu ý: Không bao giờ để hở mạch cuộn nhị thứ. Điện áp cảm ứng rất
cao được tạo ra qua các đầu nối sẽ gây nguy hiểm cho người vận hành và
thiết bị máy biến dòng.
16
- Mỗi cuộn nhị thứ phải được nối đất.
- Cực nối đất được đặt trong hộp đấu nối.
- Nhánh điện dung ( đầu sứ đo lường ) phải được nối tới vỏ nếu không
dùng cho mục đích nào.
- Lắp đặt đầu sơ cấp theo chỉ dẫn 1HSE 96002-31.
- Việc nối đầu sơ cấp được làm sao cho lực đè cơ khí tĩnh lên đầu nối là
nhỏ nhất. Điều này đạt được là nhờ việc uốn cong thanh dẫn khi nối đầu sơ
cấp. Tất cả việc nối phải được thực hiện rất cẩn thận. Việc nối không đủ lực
xiết chặt có thể gây quá nhiệt và hư hỏng máy biến dòng.
- Lực đè tĩnh lớn nhất cho phép lên mỗi đầu nối là 4000N theo tất cả
các hướng.
6. Kiểm tra lần cuối sau khi lắp đặt:
Sau khi việc lắp đặt hoàn tất, cần kiểm tra lại máy biến dòng như sau:
- Mức dầu.
- Dấu hiệu rò rỉ dầu.
- Hư hỏng sứ.
- Việc đấu nối phải đúng.
- Không cuộn nhị thứ nào bị hở mạch.
7. Bảo quản máy biến dòng:
- Để bảo quản máy biến dòng kiều IMB, các khối sẽ được mở bao bì,
kiểm tra sự hư hỏng trong vận chuyển và sau đó được bảo quản ở vị trí thẳng
đứng. Vị trí thẳng đứng là rất quan trọng đối với việc đỡ lớp cách điện thạch
anh bên trong mỗi khối máy biến dòng.
- Việc bảo quản máy biến dòng phải được thực hiện trên bề mặt phẳng
và ổn định tốt nhất là bê tông.
- Nếu việc bảo quản lâu hơn 6 tháng, tốt nhất là bảo quản ở trong nhà.
Lý do là bề mặt tiếp xúc của đầu nối sơ cấp sẽ bị hư hỏng nếu bảo quản ở
ngoài trời. Cũng như vậy, hộp đấu nối nhị thứ khi không có cáp nối tới sẽ

17
không được vặn chặt và sẽ hư hỏng trong các tình trạng biến đổi khí hậu nếu
bảo quản ở ngoài trời.
CHƯƠNG III:
VẬN HÀNH, KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN DÒNG

I. Kiểm tra máy biến dòng trước khi đưa vào vận hành:
1. Kiểm tra độ bắt chặt của các đầu nối nhất thứ, đạt yêu cầu kỹ thuật
2. Kiêm tra các đấu nối nhị thứ đảm bảo chắc chắn, đúng sơ đồ đấu nối,
không hở mạch.
3. Kiểm tra mức dầu đủ ở điều kiện vận hành qua kính báo mức dầu.
4. Kiểm tra độ kín của van lấy mẫu dầu
5. Kiểm tra các đầu nối đất đảm bảo an toàn và chắc chắn.
6. Kiểm tra độ kín của nắp hộp đấu nối nhị thứ
7. Kiểm tra các điểm bắt bu-long đế trụ đảm bảo chắc chắn
8. Kiểm tra bên ngoài: bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại có sạch
không.
9. Kiểm tra trụ đỡ, máy biến dòng có bị nghiêng, có chắc chắn và đã
được nối đất tốt với hệ thống tiếp đất an toàn.
10. Các hạng mục thí nghiệm biến dòng điện đạt tiêu chuẩn vận hành.
II. Kiểm tra trong vận hành:

1. Định kỳ hàng ngày kiểm tra tại trung tâm vận hành
- Quan sát từ xa qua hệ thông Camera tại trạm (nếu có)
- Kiểm tra tín hiệu giá trị dòng điện trên máy tính HMI.
- Kiểm tra tín hiệu trên HMI xem có các cảnh báo mạch dòng bảo vệ và
đo lường.
2. Định kỳ hàng tuần kiểm tra trực tiếp tại trạm
- Nghe tiếng kêu của TI có âm thanh lạ hay to khác thường không
- Kiểm tra độ kín của nắp hộp đấu dây nhị thứ, hộp đấu nhị thứ có hiện
tượng rò dầu hay không.
- Kiểm tra bằng mắt độ tiếp xúc của các hàng kẹp mạch dòng của tủ
trung gian, tủ điều khiển bảo vệ.

18
- Trong quá trình vận hành phải theo dõi mức dầu của TI. Mức dầu phải
nằm ở giữa các vạch chỉ thị dầu. Nếu mức dầu tụt thấp xuống dưới mức cho
phép phải báo ngay cho người có trách nhiệm.
Trong trường hợp không nhìn thấy dầu thì phải xin ý kiến tách TI ra
khỏi vận hành.
- Phải kiểm tra tình trạng tiếp xúc của các đầu cốt nhất thứ có phát nhiệt
hay phóng điện không? Nếu có cần báo ngay cho ngưòi cho trách nhiệm để có
biện pháp khắc phục.
- Kiểm tra tình trạng bề mặt sứ cách điện không bị rạn nứt hay chảy
dầu.
- Kiểm tra trụ đỡ máy biến dòng có bị nghiêng, có chắc chắn, nó phải
nối với hệ thống tiếp đất.
- Kiểm tra phụ tải của TI có bị quá tải hay không, TI không được vận
hành lâu dài trong trường hợp quá tải 120%.
- 01 tháng phải kiểm tra phát nhiệt một lần tại các đầu cốt của TI. Nếu
phát hiện có hiện tượng phát nhiệt phải báo với Trưởng trung tâm vận hành,
B0, A1 xin cắt điện và cô lập TI đó ra để siết lại các đầu cốt.
- Ghi kết quả kiểm tra vào sổ kiểm tra.
III. Bảo dưỡng
Khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa, máy BDĐ phải được tách ra khỏi
lưới cao áp bằng việc cắt máy cắt, dao cách ly hai phía và đóng tiếp địa lên
cuộn sơ cấp. Các công việc tiến hành như sau:
1- Kiểm tra các đầu nối nhất thứ xem có chắc chắn không.
2- Kiểm tra các đầu nối nhị thứ đảm bảo chắc chắn, không có hiện
tượng hở mạch.
3- Vệ sinh bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại
4- Kiểm tra sự rạn nứt bề mặt và đáy của biến dòng
5- Kiểm tra độ kín của nắp hộp đấu nối nhị thứ
6-Kiểm tra mẫu dầu :
- Sau chu trình vận hành dài ( 15-20 năm ) hoặc khi có hư hỏng, phải
kiểm tra mẫu dầu để kiểm tra độ ẩm và hàm lượng ga.

19
- Việc lấy mẫu dầu chỉ được thực hiện sau khi máy biến dòng được
tách khỏi lưới và chỉ trong tình trạng thời tiết khô ráo.

- Bình thường máy biến dòng ở trong môi trường chân không yếu, do
vậy 1 lượng nhỏ không khí sẽ lọt vào trong. Điều này hoàn toàn bình thường,
không gây nguy hiểm cho máy biến dòng.

- Mẫu dầu được lấy bằng cách: Mở nắp mặt bích trên đỉnh của buồng
phòng nổ của máy biến dòng và đưa ống lấy mẫu qua đó.

- Trước khi mở máy biến dòng phải kiểm tra:

+ Các gioăng dự phòng vẫn còn.


+ Ống ( vòi ) dùng để lấy mẫu là sạch và khô.
+ Tất cả dụng cụ tháo lắp là đầy đủ.
+ Có đủ lọ, bình để thu dầu thừa. Yêu cầu tránh làm tràn dầu xuống
mặt đất.
* Việc lấy mẫu dầu được thực hiện theo 3 bước:
Bước 1: Mở mặt bích nạp dầu như trong hình 1. Kiểm tra ống lấy mẫu.
Chú ý rằng van của ống lấy mẫu có 3 vị trí: đóng, mở qua ống mềm và mở
qua nhánh bên cạnh. Chắc chắn chốt đẩy không di chuyển gây nguy hiểm để
lọt khí. Sau đó cẩn thận đưa ống mềm qua mặt bích nạp dầu xuống dưới sâu
bề mằt mức dầu.
Bước 2: Vòi để lấy mẫu phải được rửa bằng dầu của máy biến dòng.
Điều này chắc chắn chỉ có dầu của máy biến dòng được lấy, không bị lẫn
không khí và dầu cặn từ trước. Từ từ đẩy chốt, kiểm tra dầu được hút ra
không có không khí.
Bước 3: Đặt lại vị trí van và nạp đầy dầu từ máy biến dòng vào ống lấy
mẫu 1 lần nữa, vẫn rất cẩn thận không để lọt khí. Đây là mẫu dầu thí nghiệm.
Trong trường hợp có 1 lượng nhỏ khí lọt vào trong ống lẫy mẫu, giữ ống lấy
mẫu sao cho vời ở phía trên và từ từ ấn chốt đẩy để nén khí ra ngoài. Phải ghi
và báo cáo về việc lọt khí vào trong ống lấy mẫu.
20
- Làm sạch dầu tràn vãi và bệ mặt làm kín. Kiểm tra vòng chữ O và
thay thế nếu hư hỏng. Lắp lại nắp đậy và xiết bu lông M8 bằng lực 22,5Nm.
- Đánh dấu ống lấy mẫu bằng số chế tạo máy biến dòng, hoàn thành
bản báo cáo việc lấy mẫu.

7- Kiểm tra Tgδ%


* Góc tổn hao điện môi Tgδ% của chất cách điện đo tính dẫn điện của
chất cách điện. Cách điện tốt- tính dẫn tốt, Tgδ% thấp. Cách điện xấu- tính
dẫn điện xấu - Tgδ% cao.
*Sự thay đổi giá trị Tgδ% báo tín hiệu tính cách điện bị thay đổi.
* Cả sự già hoá và sự xâm nhập hơi ẩm sẽ ảnh hưởng đến cách điện và
giá trị Tgδ%.
* Quy định tại 200C:
+ Với máy biến dòng 130kV: Tgδ% <1,5%
+ Với máy biến dòng 230kV: Tgδ% <1%
* Sự tăng đột ngột của Tgδ% có thể báo tín hiệu của sự bắt đầu hư
hỏng nặng tính cách điện.
* Việc đo Tgδ% được thực hiện với khoảng cách thời gian từ 3-5 năm,
hoặc nếu giá trị Tgδ% quá cao thì phải thực hiện đo Tgδ% hàng năm.
* Tuỳ theo yêu cầu, máy biến dòng có thể được cung cấp thêm nhánh
điện dung, nhánh này được lấy ra từ lá ngoài cùng của lớp EKARAN ( tấm
chắn ) của cuộn sơ cấp. Nhánh này được đưa ra vỏ và được lót ÊPÔXI, bình
thường nó được nối đất tại vỏ.
- Nhánh này có thể được dùng để kiểm tra Tgδ% phần ngoài của cách
điện sơ cấp.
* Chú ý: Máy biến dòng phải được ngắt điện trước khi mở nhánh điện
dung.
* Đừng quên nối đất nhánh điện dung sau khi đo. Điện áp khoảng 3-5
kV sẽ xuất hiện trên nhánh điện dung nếu không nối đất nó.

21
IV. Các hạng mục kiểm tra bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất
1. Các nội dung kiểm tra:

A Kiểm tra nối đất đạt yêu cầu

B Kiểm tra các vị trí đấu nối tốt

C Kiểm tra các cuộn dây nhị thứ không dùng đến đã được nối tắt

D Kiểm tra dòng nhị thứ đúng tính toán

E Kiểm tra mức dầu qua chỉ thị lồng xếp

F Kiểm tra hiện tượng dò rỉ dầu

G Đảm bảo hộp đấu nối nhị thứ sạch sẽ và kín

H Kiểm tra sứ cách điện đảm bảo sạch sẽ

I Kiểm tra sự ăn mòn các chi tiết bằng kim loại

J Kiểm tra nhiệt độ

K Kiểm tra dầu

L Phân tích khi trong dầu

Chi tiết các nội dung thực hiện:


A- Kiểm tra nối đất đạt yêu cầu:
Kiểm tra độ bắt chặt của các bulong nối đất đến thiết bị.
Khi thiết bị đang vận hành, chân đế máy máy biến dòng phải luôn được nối
đất; điểm nối đất trong hoặc trên hộp nối nhị thứ được sử dụng để nối đất
trong trường hợp này.
Chú ý: mỗi cuộn dây nhị thứ chỉ được phép nối đất tại một điểm.
B- Kiểm tra các vị trí đấu nối:
Các vị trí đấu nối cần đảm bảo được bắt chặt va đảm bảo điện trở tiếp xúc đạt
yêu cầu, không bị ăn mòn.
C- Kiểm tra các cuộn dây nhị thứ không dùng đến đã được nối tắt
Các phụ tải (bao gồm cả trở kháng) của cuộn nhị thứ không được vượt quá giá
trị định mức. Những cuộn nhị tứ không dùng đến phải được nối tắt trong hộp
22
đấu dây nhị thứ của máy biến dòng. Việc không tuân thủ đúng yêu cầu trên có
thể dẫn đến hư hỏng cách điện phía nhị thứ, điện áp xuất hiện khi hở mạch
nhị thứ có thể lên đến hơn 10kV.

D- Kiểm tra dòng nhị thứ đúng tính toán:


Tỉ số biến dòng có thể được đo kiểm tra bằng cách bơm dòng điện với tần số
định mức có giá trị khoảng 5% dòng định mức ở phía sơ cấp máy biến dòng.
Chú ý: tháo bỏ đấu nối phía sơ cấp với đường dây cấp nguồn đến trước khi thí
nghiệm.
Dùng Ampemet thang đo thấp phù hợp nối với đầu ra cuộn dây thứ cấp cần
đo trong khi đang nối tắt các cuộn dây thứ cấp khác.
Tỉ số biến đổi đo được cần đúng giá trị theo thiết kế của biến dòng. Nếu có sự
sai khác nhiều, nguyên nhân cần được đánh giá bằng các thí nghiệm khác
trước khi đưa máy biến dòng trở lại vận hành.
E- Kiểm tra mức dầu qua chỉ thị lồng xếp
Chỉ thị vị trí lồng xếp cần nằm trong khoảng “Min” và “Max” trên ô kính
quan sát trong mọi điều kiện môi trường và nhiệt độ xung quanh. Chỉ thị mức
dầu của 3 biến dòng trong cùng ngăn lộ phải giống nhau. Nếu chỉ thị mức dầu
trên mức “Max” hoặc dưới mức “Min”, biến dòng cần đực tách ra khỏi vận
hành để kiểm tra.
F- Kiểm tra hiện tượng dò rỉ dầu
Các vị trí kiểm tra:
- Đầu biến dòng
- Các đầu ra thứ cấp
- Hộp nối nhị thứ
- Van xả dầu
- Sứ đỡ cách điện tại vị trí nối với hộp đầu và chân đế máy biến dòng.
Nếu phát hiện có hiện tượng dò rỉ dầu, biến dòng cần được tách khỏi vận
hành để kiểm tra xử lý.
G- Đảm bảo hộp đấu nối nhị thứ sạch sẽ và kín
Hộp nối nhị thứ cần đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo và tránh côn trùng xâm
nhập. Lỗ luồn cáp ở đáy hộp cần được làm kín. Nếu nước mưa lọt vào trong
hộp, cần kiểm tra kỹ gioăng cao su nắp hộp và vặn chặt bulong bắt nắp hộp.
23
H- Kiểm tra sứ cách điện đảm bảo sạch sẽ
Một tác động hư hại nhỏ đến bề mặt sứ có thể dẫn đến hiện tượng rạn nứt.
Hiện tượng có thể rất nhỏ và khó quan sát phát hiện ra và dẫn đến dò rỉ dầu,
do đó cần được kiểm tra thật kỹ lưỡng.
Việc nhiểm bẩn nặng bề mặt sứ có thể dẫn đến hiện tượng phóng điện bề mặt
(vầng quang), sứ cần được kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ để tránh hiện tượng
này.
I- Kiểm tra sự ăn mòn các chi tiết bằng kim loại
Kiểm tra phát hiện các vị trí bị ăn mòn, đặc biệt tại vị trí tiếp xúc của các bề
mặt kim loại có chất liệu khác nhau. Nếu cần thiết có thể dùng sơn bảo vệ
chống ăn mòn.
J- Kiểm tra nhiệt độ
Hư hỏng nội bộ có thể dẫn đến hiện tượng phát nóng bên ngoài bộ phận điện
từ đến hơn 60OC so với nhiệt độ môi trường. Trong thời gian đóng điện
khoảng 20 giờ sẽ đạt đến mức tăng nhiệt tối đa, kiểm tra nhiệt độ hộp đầu
biến dòng sau 5 phút tách ra, mức nhiệt độ trên 100 OC có thể kiểm tra bằng
nước nhỏ lên bề mặt bị phát nóng. Máy soi phát nhiệt được sử dụng khi máy
biến dòng đang trong vận hành.
K- Kiểm tra dầu cách điện
Dầu cách điện trong máy biến dòng được làm kín, ngăn cách hoàn toàn với
môi trường bên ngoài. Việc kiểm tra dầu được thực hiện sau 10 năm vận
hành, mẫu dầu cần được lấy trong điều kiện thời tiết khô ráo để thí nghiệm.
Mỗi lần lấy mẫu dầu, mức dầu hao hụt cần được bổ sung bằng dầu mới cùng
chủng loại và chất lượng.
Giá trị Tgδ đo được ở 90OC (tiêu chuẩn IEC 60250), điện áp chọc thủng UD (IEC 60156) và
hàm lượng nước trong dầu (IEC 60814) cần được thí nghiệm kiểm tra, giá trị đo được tham khảo
theo tiêu chuẩn nhà sản xuất như sau:

Giá trị tới hạn cần


Giá trị bình thường
tách ra khỏi vận hành

Tgδ ở 90OC < 0.1 > 0.2

UD (kV) > 60 < 50

H20 theo tỉ lệ % ở 20oC < 10 > 20

24
L- Hàm lượng khí trong dầu:
Các thành phần khí trong dầu cần thí nghiệm được cho theo bảng sau:

Hàm lượng khi theo tỉ Giá trị tới hạn cần


Giá trị bình thường
lệ %, µl/l tách ra khỏi vận hành
H2 < 300 > 1000
CO < 330 > 1000
CO2 < 900 > 2000
CH4 < 30 > 75
C2H6 < 25 > 70
C2H4 <4 > 25
C2H2 <1 > 10

2. Chu kỳ kiểm tra:

Chu kỳ kiểm tra A B C D E F G H I J K L

Trước khi đóng điện, sau


khi di chuyển máy biến x x x x x x x x
dòng

Kiểm định x x x

Sau 10 năm vận hành x x x x x x x x

Sau khi có quá tải hoặc


khi mức dầu 3 pha x x x x
không bằng nhau

Trước khi đóng điện lại,


sau khi có sự thay đổi
của dòng tải yêu cầu x x x x x
hoặc thay đổi về đấu nối
dây

Khi có sự quá tải về cơ x x

25
khí tác động lên máy
biến dòng (do giông bão,
động đất, bị đổ rơi …)

CHƯƠNG IV:

QUY ĐỊNH VỀ THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG

I. Các hạng mục thí nghiệm theo quy định của nhà sản xuất:
- Đo điện trở 1 chiều các cuộn dây thứ cấp
- Đo cách điện của các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp với đất
- Đo điện trở cách điện của cuộn sơ cấp với đất
- Đo điện trở cách điện giữa các cuộn thứ cấp với đất
- Đo điện trở cách điện giữa tấm chắn tiếp địa và các cuộn thứ cấp với
đất
- Kiểm tra sai số
- Kiểm tra phóng điện cục bộ
- Kiểm tra điện áp chịu được ngắn hạn ở tần số công nghiệp
- Đo tỉ số biến
- Kiểm tra cực tính
- Kiểm tra đặc tính V-A
- Kiểm tra điện áp chọc thủng dầu cách điện
II. Thí nghiệm sau lắp đặt và định kỳ:

Thí Thí nghiệm định


Thí
nghiệm kỳ
nghiệm
khi lắp GHI
TT HẠNG MỤC sau
đặt 1 3 6 CHÚ
năm
mới/khi năm năm năm
lắp đặt
đại tu

1 Kiểm tra bên ngoài x x x x

26
Đo điện trở cách điện
2 của cuộn dây sơ cấp x x x
đối với vỏ

Đo điện trở cách điện


3 của cuộn dây sơ cấp x x x
đối với cuộn thứ cấp

Đo điện trở cách điện


4 của cuộn dây thứ cấp x x x
đối với vỏ

Đo điện trở cách điện


5 của cuộn dây thứ cấp x x x
đối với nhau

Không
Đo tổn hao điện môi đo với
6 x x x
tgδ cuộn dây sơ cấp TI có
U≤35kV

Kiểm tra đặc tính từ


7 x x x
hóa V-A

8 Kiểm tra cực tính x

9 Đo tỉ số biến x x

Đo điện trở 1 chiều


10 x x x
các cuộn hạ áp

Theo
quy
Thí nghiệm dầu cách
11 * định
điện
nhà chế
tạo

12 Kiểm tra đo lường x x x x

Chú ý:
- Mục (*) chỉ thực hiện khi TI mất độ kín; hoặc phát hiện có sự cố bất
27
thường các số liệu cách điện ở mục 2,3,4,5; hoặc theo quy định của nhà sản xuất.
- Nếu đã làm hạng mục 12 thì không cần làm hạng mục 7,8,9.

- Đo điện trở cách điện cuộn dây sơ cấp, giá trị điện trở cách điện đối với TI kiểu sứ, tuân
thủ theo bảng sau:

Điện trở cách điện cuộn dây sơ cấp TI (MΩ)

Nhiệt độ dầu TI
20oC 30oC 40oC 50oC 60oC
Điện áp danh định

Cao hơn 66kV 1200 600 300 150 75

20-35kV 1000 500 250 125 65

10-15kV 800 400 200 100 50

Thấp hơn 10kV 400 200 100 50 25

- Không cần thiết phải đo điện trở cách điện của cuộn dây sơ cấp đối
với loại TI kiểu sứ xuyên
- Đo điện trở cách điện của mạch thứ cấp và mạch điều khiển với đất
bằng mêgômmet 500V, các giá trị phải lớn hơn 2MΩ
- Đo tổn hao điện môi Tgδ phải được đo cho TI với điện áp 110kV hoặc
lớn hơn. Giá trị Tgδ, nếu không có quy định của hãng chế tạo thì quy đổi về
20oC không được vượt quá các giá trị trong bảng sau:

Giá trị Tgδ %

Điện áp danh 35 110 150-220


định (kV)

TI có dầu 2,5 2 1,5


(cách điện giấy)

- Thiết bị có số năm vận hành quá 5 năm tối thiểu mỗi năm phải được
thử nghiệm đo Tgδ một lần. Tùy thuộc vào quy định của từng hãng chế tạo
mà định kỳ lấy mẫu dầu thử nghiệm độ ẩm và hàm lượng khí trong dầu.

28
- Kiểm tra đặc tính từ hóa V-A nâng điện áp vào một cuộn dây làm việc
nhị thứ đến khi bắt dầu bão hòa nhưng không quá 1800V. Trong thí nghiệm
định kỳ kiểm tra 3 điểm của đường bão hòa, Giá trị đo được không được lệch
quá 10% so với giá trị xuất xưởng.
- Độ lệch giá trị điện trở 1 chiều quy về cùng nhiệt độ so với giá trị xuất
xưởng và giá trị đo được của các pha khác không được lệch quá 2%.
- Thí nghiệm dầu cách điện thực hiện theo quy định của nhà sản xuất,
khi có phát hiện TI mất độ kín (đối với TI kiểu kín), rỉ dầu hoặc có sự biến
đổi bất thường các số liệu thí nghiệm cách điện ở mục 2,3, đồng thời tuân thủ
các hạng mục thí nghiệm dầu cách điện theo quy định chung.

Hình 7: Đo Tgδ và điện dung

29
30

You might also like