Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

_Trong suy nghĩa của nhiều người Việt, Thiên Hậu vừa là thánh mẫu vừa là Phật Bà.

_Hình thức kiến trúc và nguyên vật liệu xây dựng cũng mang nhiều dấu ấn bản địa hóa. Theo thời gian,
những chất liệu bằng gỗ thay thế bằng chất liệu có sẵn tại địa phương.

_Những chi tiết trang trí ban đầu trên các di tích thường là những đồ án cổ điển của Trung Hoa (bát
tiên, bát bửu, long mã hà đồ, lưỡng long tranh châu, lưỡng long triều nhật, chồng thư ống bút, mâm
bồng lọ hoa, quả đào,quả lựu, quả phật thủ, hoa cúc, hoa mẫu đơn, rồng phượng, liên áp, lân giáo tử )
thay đổi hoặc có thêm nhiều môtíp trang trí mới, gắn liền với thiên nhiên, con người, động vật, thực
vật của miền đất Nam Bộ trù phú như cấy trái, chim muông, dây bầu, mãng cầu, hàng dừa, bụi tre,
khóm trúc, chiếc cầu tre, chiếc xuồng ba lá, cánh đồng, ao sen và cả bầy vịt trời v.v..

+ Miếu Quỳnh Phủ (Tp. Hồ Chí Minh), ngoài các hoa văn trang trí kể trên còn có 6 bức sơn mài
miêu tả hình ảnh Lục Vân Tiên cưỡi ngựa, tay cầm gậy giao chiến với Phong Lai, trên đó có 12 câu thơ lục
bát bằng tiếng Việt của Nguyễn Đình Chiểu (Võ Văn Hoàng 2009). Hình ảnh các anh hùng dân tộc như
Hai Bà Trưng, Lê Lợi cũng được đưa vào làm nền trang trí cho các ngôi miếu xưa như Nghĩa Nhuận hội
quán (quận 5, Tp. Hồ Chí Minh).

_Nội điện miếu Bà Kiến trúc xây theo hình ấn, là tổ hợp các ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng
giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Miếu có cấu trúc mặt bằng dạng chữ tam, gồm ba dãy nhà kết
cấu theo chiều dọc, từ ngoài vào trong gồm tiền điện, trung điện và chính điện .

+ Đặc điểm kiến trúc và trang trí :

 Tổng thể các cơ sở chính và phụ của miếu tạo cho cấu trúc có hình cái ấn
 tổ hợp bốn dãy nhà liên kết nhau thành hình chữ khẩu
 Nóc miếu được trang trí hoa văn hoa lá, quần thể tiểu tượng bằng gốm
 Các cụm tiểu tượng được bố trí trên dưới gồm: một dãy hậu cảnh là các lâu đài hai ba
tầng, toà ngang dãy dọc, có người đứng ở khung cửa và tiền cảnh được bố trí xen kẽ
những ô trang trí nối tiếp nhau .
1. Gốm nóc số 1 : Giống nhau ở cả hai mặt trước sau, họa tiết gốm trang trí ở tầng
trên của nóc số 1 là đồ án “lưỡng long tranh châu”. Hai bên đối xứng với nhau là
hình lưỡng long men xanh đồng nằm trải dài uốn lượn trong mây, cũng hướng lên
chầu viên ngọc.
Kế tiếp, ở hai đầu của dãy trang trí là cặp tượng “Cá hóa long”.
Trang trí tầng dưới mặt trước: hình thầy trò đường tăng, ba tiêu động, thiết phiến
cung.
Trang trí tầng dưới mặt sau: trung tâm là quần thể tiểu tượng miêu tả cảnh sinh
hoạt của một đại gia đình giàu có, bề thế, trên vòm cửa ở phần cuối của phân
cảnh này có chữ “Đông Viên” , tuốt trên phần đầu phân cảnh, trên vòm cửa có
chữ “Tây tương”.
Quần thể tiểu tượng bên phải diễn tả cảnh hai võ tướng cùng quân sĩ, vị tướng
trẻ,( cờ chữ “Vũ An Quân – Bạch”) phía trên vị tướng già râu bạc (cờ chữ “ Vũ
Lăng Quân – Liêm”), khung viền trang trí bên dưới có hàng chữ: ‘Trinh tường”.
Kế là ô trang trí dây hoa lá, trên có chữ Thọ, bên trong chạm nổi chữ “Bửu
Nguyên diêu tạo”. Phía trái, bên cạnh ô trang trí tương tự như trên, bên trong có
chữ “Mậu Thân niên lập”
Quần thể tiểu tượng kế bên miêu tả cảnh hai võ tướng để râu dài năm chòm cùng
quân sĩ, trên vách núi phía sau có chữ “Nhân thủ dụ” và “Diệt Ngạn sơn”, đối
diện, bên vị tướng trẻ có chữ “Cửu Gia than”. Hai đầu phải và trái của nóc tượng
“Thổi tiêu dẫn phụng”.
2. Gốm nóc số 3 : Chi tiết góc trái và góc phải của họa tiết nóc 3 là hình “ Hòa hợp
nhị tiên”.
Trang trí tầng dưới mặt trước: quần thể tiểu tượng trung tâm cảnh các quan văn
võ được phân thành từng nhóm nhỏ :nhóm trò chuyện , nhóm cười đùa , nhóm
quan văn từ chối kim ngân , nhóm mỹ nhân bên tướng võ , trên lầu có công tử,
văn nhân,tiểu đồng, ngọc nữ, người ngắm, kẻ nhìn, lại có người đang thổi sáo.
Bên trái là ô trang trí bình hoa, đỉnh trầm, khung viền bổ ô hình tròn và hình
khánh chạm nổi hoa trên nền dây hoa lá, bên trên hoa văn chạm nổi hình cuốn
thư trong có chữ “Lân thố ngọc thư” , .
Bên cạnh là quần thể tiểu tượng miêu tả cảnh một vị tướng mặc giáp phục trên
lưng ngựa ô, phía sau: lính cầm cờ có chữ “Yên” đối diện một vị tướng cưỡi trên
lưng bạch mã đang lao từ trên cao xuống, bên dưới có một vị quan quỳ gối ra
chiều hoảng hốt. Sau lưng cảnh cây cối, núi non hiểm trở.
Bên phải quần thể trang trí trung tâm là ô trang trí bình hoa.
Ô trang trí chạm nổi chữ “Đồng Hòa diêu tạo”
Hai đầu phải và trái của nóc là tượng “Hòa Hợp nhị tiên”.
Trang trí tầng dưới mặt sau: quần thể tiểu tượng trung tâm diễn tả các quan văn,
quan võ và các phu nhân (thường đứng bên trong lan can) trong các tư thế khác
nhau .
Bên phải quần thể tiểu tượng là ô trang trí bình hoa mẫu đơn, men trắng, bên
cạnh dĩa ba chân đựng phật thủ, khung viền bổ ô chạm nổi hoa trên nền hoa văn
dây hoa lá, trên có cuốn thư trong chạm nổi chữ “Lân thố ngọc thư”.
Kế bên là quần thể tiểu tượng diễn tả cảnh đang giao chiến giữa hai vị tướng.
Bên trái quần thể tiểu tượng trung tâm vẫn là ô trang trí có chữ “Lân thố ngọc
thư”
Bên cạnh là quần thể tiểu tượng diễn tả một vị tướng cưỡi bạch mã chạy, lính
cầm cờ phía trước chữ “Tây Lương – Mã”, phía sau một vị tướng cưỡi xích thố
chạy theo, lính cầm cờ phía sau chữ “Yên Nhân – Trương”, phía sau cảnh rừng núi
hiểm trở.
Ô trang trí kế tiếp có chữ “Quang Tự Mậu Thân” trên nền hoa văn.
Hai đầu phải và trái của nóc là tượng “Hòa hợp nhị tiên”.
3. Gốm nóc số 5 :Tạo hình con giống theo cốt truyện cổ điển trong “Tam Quốc”,
“Tây Du Ký”, “Thủy Hử”, “Hồng Lâu Mộng” với các điển cố thầy trò đượng tăng.
Gốm nóc phía trái: bên phải là hình biểu tượng “Tam Hiệp Sĩ” có dòng chữ “Thiên
Cung Tứ Phúc”, “Tử Khí Đông Khởi”, “Bửu Nguyên Diêu Tạo”, “Đề Ngạn Lò Gốm
giai”, ở giữa là phù điêu điển cố “Thôi Tiêu Dẫn Phượng”, và dòng chữ “Khổng Tử
đản sinh 2459 chu niên, Trần Hoa Sinh vẽ”.
____Trang trí tầng dưới mặt trước: chính diện quần thể tiểu tượng trung tâm,
ngồi giữa là một vị vương, xung quanh quần thần và bá quan văn võ hai bên, trên
vòm cửa cung điện trang trí một con đại bàng sải rộng cánh, hai bên là hai con sư
tử, phía trên lầu ở cột bên trái của cung điện có chữ “Đế tử tụng thi thư”, đối
xứng cột phải có hàng chữ “Cung nga điệu nhã nhạc”. Trên một vòm cửa bên phải
có hai chữ “Long bàn” trên một vòm cửa bên trái có hai chữ “Hổ cứ”.
Bên trái(1) quần thể tiểu tượng trung tâm là ô trang trí dơi ngậm chữ Thọ, bên
dưới có tượng nai và dơi ngậm vòng đầu hướng về nhau, giữa có hai đồng tiền
vàng. Phía trên đỉnh có tượng “lưỡng long tranh châu”.
Ô kế tiếp diễn tả một vị vương râu trắng mặc trường bào vàng ngồi bạch mã, tay
cầm quạt giơ cao trên đầu ,bên cạnh là vị tướng mặc võ phục hướng nhìn về một
người áo khoác một bên vai, xung quanh có lính, cận thần và người chăn dê bên
hai con dê chạy túa ra sau ngoái cổ nhìn.
Ô kế tiếp, đối xứng nhau chạm nổi một cành mẫu đơn, trên có chim phượng uốn
mình, phía dưới có dơi cánh giang rộng.
Bên trong bổ ô hình chữ nhật có chữ “Bửu nguyên diêu tạo”.
Bên dưới có hoa văn hình chữ Thọ.
Bên phải quần thể tiểu tượng trung tâm, ô trang trí tương tự như bên trái(1) ,
khác ở chỗ vị trí của nai và dơi đổi chỗ cho nhau.
Ô kế tiếp diễn tả cảnh Tào Tháo đầu đội mão đen, trường bào xanh đồng đang
cưỡi trên lưng bạch mã phóng nước đại, bên cạnh có lính cầm lọng, các quân sĩ
theo sau vừa chạy vừa ngoái lại nhìn ,phía sau Trương Phi chạy theo lên cầu,
tướng sĩ và con bạch mã theo sau. Xung quanh cây cối um tùm, dưới cầu có chữ
“Trường bản kiều”.
Ô Kế tiếp là khung trang trí hoa lá dây bên trong có chữ “Mậu Thân niên lập”.
Bên phải và trái dãy trang trí có tượng một vị thần , tượng bên phải tay cầm bình
hoa men trắng có chữ “Hoa khai phú quý”, tượng bên trái tay cầm bình hoa có
chữ “Trúc báo bình an”.
____Trang trí tầng dưới mặt sau: quần thể trung tâm diễn tả cảnh sáu nước tụ
họp, với các võ tướng, kẻ hầu người hạ cùng các phu nhân, trên cờ của mỗi nước
có chữ, tuần tự là “Hàn”, “Yên”, “Nguy”, “Triệu”, “Sở”, “Tề”.
Chính giữa, trên vòm cửa trang trí “song phụng triều dương”
Đối xứng hai bên phải, trái là ô trang trí chạm nổi “trúc – tước” bên trái, “mai –
điểu”.
Bên phải, bên trên là tiểu tượng “lân hí cầu”, bên dưới hoa văn chữ Thọ.
Kế tiếp là Quần thể tiểu tượng diễn tả cảnh “Thầy trò Đường Tăng” ,Đường Tam
Tạng cưỡi bạch mã, bên cạnh là Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không, theo sau là Sa Ngộ
Tĩnh vai vác bảo trượng. Nhóm bên cạnh là Đại Lực Ngưu Ma Vương cưỡi trên
con thú , tay trái giơ cao quạt ba tiêu, bên cạnh là Thiết Phiến công chúa và Ngọc
Diện công chúa, phía sau là người hầu cận ở trần, bốn mắt, đầu có sừng. Trên
vách đá phía sau có chữ “Ba Tiêu Động”
Ô kế tiếp có chữ “Bửu Nguyên diêu tạo”, xung quanh trang trí hoa lá dây.
Bên trái quần thể tiểu tượng trung tâm là quần thể trang trí tả cảnh hai vị tướng
cưỡi trên hai con thú, một người tay cầm bình hồ lô, và người tay cầm cây kiếm
ngắn, người hầu cận phía sau cầm cờ có chữ “Lộc Mục Đại Vương”, vách đá có
chữ “:Ngân Khanh Động” và cờ có chữ “Mạnh”.
Ô kế tiếp bên trong có chữ “Mậu Thân niên lập”, khung viền trang trí hoa lá dây.
Bên phải và trái dây trang trí có tượng một vị thần.

 Màu men ở quần thể tiểu tượng gốm với bốn màu chủ đạo: màu xanh lục đậu, xanh
cobalt, trắng ngà và nâu.
Tiền điện đặt hai trang thờ ở hai bên cửa vào. Bên trái thờ Môn Thần, bên phải thờ Phúc
Đức Chính Thần
 Trung điện đặt bộ ngũ sự (một lư hương + hai chân đèn + hai bình hoa), niên hiệu Quang
tự thứ 12 , tại đây, cũng đặt kiệu lớn, dành rước Bà trong ngày vía.
 Trên nóc miếu phần trung điện có treo bức hoành (Hàm hoằng quang đại) cho biết năm
trùng tu xưa nhất của miếu (1800).
 Gian chính thờ Bà, khám giữa đặt ba tượng: tượng cao nhất dùng vào dịp vía Bà; cung
nghinh ra sân cho Bà ngự lãm lễ hội. Tượng giữa đặt trên khám thờ và tượng dưới cùng
dùng đặt vào kiệu, đưa Bà đi du ngoạn.Tượng được tạc từ gỗ.
 Gian chính điện còn đặt ba chiếc đại hồng chung cổ. Một chiếc bằng gang, một được đúc
bằng đồng. Tại “Thiên Hậu Cung” có đặt một chiếc thuyền gỗ, với lá cờ nhỏ có 4 chữ “Phổ
độ chúng sinh”.
 Hai bên khám thờ Bà là khám thờ Long Mẫu Nương Nương và Kim Huê Nương Nương.
 Gian phụ hai bên chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân và Tài Bạch Tinh Quân.
 miếu còn có một lư Hương bằng đồng, dưới đế có ghi: Đại Minh Tuyên Đức niên chế, chế
tác năm Canh Tuất, đời vua tuyên Đức nhà Minh (1430).
 Toàn miếu có 23 cặp đối, Một hệ thống phù điêu chạm khắc gỗ được tạo tác tại các bàn
thờ Thiên Hậu Hậu, Long Mẫu, Kim Huê,…

You might also like