Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH
DOANH ĐẠI LÍ MÁY MÓC, THIẾT BỊ “POM-
TeC (POWER OF MACHINES TECHNOLOGY)”

Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN DUY PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THÁI HÒA

MSSV: 2003110042

Lớp: K14DCTN01

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


Khoa/Viện: …………………………

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN


TIỂU LUẬN MÔN: ………………………………………..
1. Họ và tên sinh viên: ………………………………………………………………
2. Tên đề tài: ...................................................................................................................
...........................................................................................................................
3. Nhận xét:
a) Những kết quả đạt được:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
b) Những hạn chế:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
4. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến 0.5):
Sinh viên:…………………………………………………………………………
Điểm số:……….……Điểmchữ: …………………………………………………

TP. HCM, ngày … tháng … năm 20……


Giảng viên chấm thi
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
NỘI DUNG ..........................................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH HOANH ..........2
I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG.........................................................................2
1. Khái niệm ............................................................................................2
2. Các loại hình khởi sự kinh doanh .....................................................3
II. Khái lược về kế hoạch kinh doanh .......................................................6
1. Khái niệm lập kế hoạch kinh doanh .................................................6
2. Vai trò và phân loại lập kế hoạch kinh doanh .................................6
III. Các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh ...............................8
3. Nội dung cơ bản ..................................................................................8
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐẠI LÍ ...........15
I. TỔNG QUAN .......................................................................................15
1. Giới thiệu về việc thành lập công ty................................................15
2. Các sản phẩm đại lí sẽ kinh doanh .................................................16
3. Địa điểm thành lập ...........................................................................17
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG..............................................................17
1. Phân tích môi trường .......................................................................17
2. Phân tích ma trận .............................................................................19
3. Đánh giá thị trường ..........................................................................20
4. Phân khúc thị trường .......................................................................21
5. Đối thủ cạnh tranh ...........................................................................21
IV. KẾ HOẠCH MARKETING............................................................21
1. Chiến lược marketing tổng thể........................................................21
V. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ...................................................................24
1. Dự toán tài chính ..............................................................................25
2. Kế hoạch tài chính ............................................................................28
VI. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ ...................................................................30
1. Giới thiệu về kế hoạch nhân sự .......................................................30
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................32
MỞ ĐẦU

Thị trường luôn có những thời kì khó khăn cực độ gần như sụp đổ vậy mà vẫn có thể
hồi phục một cách thần kì sau một khoảng thời gian chiến đấu với nền kinh tế của nhân
loại. Và những người biết nắm bắt cơ hội đó luôn là những người gan dạ được ví như
những chiến binh.

Từ những kiến thức theo thời gian đúc kết qua các nền kinh tế gặp khó khăn và hồi phục
mạnh mẽ, nhiều nhà kinh tế cùng với nhà đầu tư đã nắm bắt cơ hội tuyệt đối để làm giàu
từ đó. Kéo theo đó sẽ là sự phát triển mạnh mẽ trở lại của nền kinh tế, cùng với sự phát
triển của nhiều doanh nghiệp lớn.

Nhận thấy sự cạnh tranh to lớn khi thị trường đang hồi phục như vậy. Việc tạo ra một
bản kế hoạch xây dựng một chiến lược đúng đắn trong việc lập kế hoạch kinh doanh,
với chiến lược tạo được sự khác biệt sẽ tạo nên sự thành công cho hoạt động kinh doanh
trong tương lai của doanh nghiệp

Có thể thấy việc khởi nghiệp kinh doanh vừa giúp chúng ta ổn định kinh tế của
gia đình và tạo nên sự bình ổn cho nền kinh tế nước nhà. Và để việc khởi nghiệp kinh
doanh thuận lợi rõ ràng chúng ta cần có một bảng kế hoạch kinh doanh để có thể giám
sát tiến độ cũng như độ hoàn thiện của doanh nghiệp. Do đó tôi đã chọn đề tài “ Phát
triển xây dựng mô hình kinh doanh Đại lí máy móc, thiết bị POM-TeC (power of
machines technology)”

1
NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH HOANH


I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm
- Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh
doanh mới
- Từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận :
• Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề
nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình" hoặc “Khởi
sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ
công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”. Làm thuê
được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác
làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với
đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.
• Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới Wortman định nghĩa "Khởi sự kinh
doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm
chủ nhằm mục đích làm giàu", hoặc "Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một
công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh".
Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp
mới có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ
chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ
hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị
trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi
làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều
đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc
kinh doanh mới.

2
2. Các loại hình khởi sự kinh doanh
- Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các đặc điểm,
mục đích, phạm vi khác nhau. Có thể phân biệt các dạng khởi sự khác nhau theo các
tiêu chí khác nhau.
- Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự có thể phân biệt khởi sự theo hai loại:
Doanh nghiệp hoạt động vì kế sinh nhai (khởi sự thiếu kiến thức nghề nghiệp)
và doanh nghiệp khởi sự trên cơ sở tận dụng cơ hội thị trường (khởi sự có kiến thức
nghề nghiệp).
 Thứ nhất, khởi sự vì kế sinh nhai. Loại khởi sự này thường gắn với việc cá
nhân bị bắt buộc phải khởi sự do yếu tố môi trường, hoàn cảnh như bị thất
nghiệp, bị đuổi việc, gia đình khó khăn... Khởi sự không phải để nắm bắt cơ
hội làm giàu do thị trường mang lại mà khởi sự là phương thức duy trì sự
sống, thoát nghèo, chống đói. Doanh nghiệp do những người này tạo lập về
cơ bản có thể cung cấp cho người chủ của nó thu nhập tương tự với thu nhập
họ có thể kiếm được khi làm một công việc thông thường.
 Thứ hai, khởi sự kinh doanh trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp. Công ty
này sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách sáng tạo
và tận dụng tất cả những nguồn lực mà họ đang có. Khởi sự kinh doanh
nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội để kiếm lợi nhuận. Doanh
nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh mới đưa ra thị trường những sản
phẩm và dịch vụ mới. Sứ mệnh của một doanh nghiệp là tạo ra giá trị mới
và mang giá trị đó đến đông đảo người tiêu dùng
- Theo mục đích khởi sự :
Có thể phân biệt khởi sự theo hai loại với mục đích của người tạo lập doanh nghiệp
khác nhau: tạo lập doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận (kiếm tiền) và thành lập
doanh nghiệp không vì mục đích lợi nhuận (xã hội).
 Thứ nhất, khởi sự tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận. Chủ doanh
nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân, kiếm lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khởi sự kinh doanh thường bắt
nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc

3
 Thứ hai, người khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu khởi sự của
chủ doanh nghiệp là không vì lợi nhuận mà vì xã hội. Những người này phát
triển kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ nhưng không vì lợi ích cá nhân mình
mà nhằm mục đích nhân đạo – các doanh nghiệp này được gọi là các doanh
nghiệp xã hội . Khác với doanh nhân kinh doanh, doanh nhân xã hội không
có mục đích lợi nhuận mà họ hoàn toàn tự nguyện cống hiến cuộc đời mình
cho hoạt động mang tính nhân đạo. Xã hội đánh giá thành công của họ
không phải qua lợi nhuận mà bằng những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp
cho cộng đồng
- Theo phạm vi kinh doanh sau khởi sự :
 Thứ nhất, khởi sự kinh doanh ở phạm vi quốc tế. Khởi sự kinh doanh ở
phạm vi quốc tế nếu chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khởi sự tạo
lập doanh nghiệp đáp ứng cầu của thị trường nước ngoài. Các hoạt động của
doanh nghiệp mới thành lập đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
mục tiêu trên thị trường ngoài nước. Doanh nghiệp được thành lập trong
nước nhưng doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu, mở chi nhánh nước ngoài,
quảng cáo trên báo chí nước ngoài…
 Thứ hai, khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường trong nước. Theo cách này
doanh nghiệp mới thành lập thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ tại thị trường trong nước. Hiện nay,
do tư duy và khả năng của người khởi sự dẫn đến ở nước ta số đông người
tạo lập doanh nghiệp khởi sự theo cách này.
 Thứ ba, khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường cả trong nước và quốc tế.
Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới còn cho phép và đòi hỏi doanh nhân có tư
duy không phân biệt thị trường trong hay ngoài nước: khởi sự kinh doanh
tạo lập doanh nghiệp ngay từ đầu hướng đến cả thị trường trong và ngoài
nước.
- Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh
 Thứ nhất, khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới. Khởi sự
kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới là hình thức mà người tạo lập

4
doanh nghiệp trên cơ sở sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ hoàn
toàn mới, chưa hề có trước đó.
Hiểu đúng nghĩa phải có quan niệm toàn cầu, sản phẩm/dịch vụ mới là sản
phẩm mà thị trường thế giới chưa có. Đây là cách quan niệm hiện đại, chỉ
coi phẩm/dịch vụ chưa bao giờ có là sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới.
 Thứ hai, khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ đã có. Khởi sự kinh
doanh sản phẩm/dịch vụ đã có là hình thức mà người tạo lập doanh nghiệp
trên cơ sở sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ đã có trên thị
trường. Nếu xét tại một thị trường hẹp, người ta hay quan niệm sản
phẩm/dịch vụ đã có là sản phẩm/dịch vụ mà thị trường đang có rồi. Như thế,
mọi sản phẩm/dịch vụ đang có được người tạo lập doanh nghiệp sản xuất và
cung cấp cho thị trường.
- Theo nguồn gốc người khởi sự :
 Thứ nhất, khởi sự bằng cách tạo doanh nghiệp mới độc lập.
Doanh nghiệp mới được tạo dựng bởi một hoặc nhiều cá nhân độc lập,
không bị kiểm soát hoặc tài trợ bởi các doanh nghiệp đang hoạt động khác.
Như vậy doanh nghiệp độc lập thuộc sở hữu của cá nhân các sáng lập viên
và các nhà đầu tư.
 Thứ hai, khởi sự trong doanh nghiệp (intrapreneurship). Theo cách này sẽ
tạo dựng một doanh nghiệp mới từ việc khai thác các cơ hội phát sinh từ
doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Khởi sự doanh nghiệp mới phát sinh do:
▪ Ý tưởng mới được hình thành trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
▪ Do doanh nghiệp hiện tại không khai thác hiệu quả một nguồn lực nào đó.
Hoạt động khởi sự trong doanh nghiệp này lại được hỗ trợ và sở hữu (một
phần) bởi các công ty hiện đang hoạt động. Khởi sự doanh nghiệp trong
doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp đang hoạt động có môi trường, văn
hóa và cơ chế khuyến khích việc nhân viên theo đuổi các ý tưởng cơ hội
kinh doanh.

5
II. Khái lược về kế hoạch kinh doanh
1. Khái niệm lập kế hoạch kinh doanh

- Kế hoạch nói chung là một văn bản xác định mục tiêu cần đạt và các giải pháp
đảm bảo thực hiện mục tiêu đó. Một tổ chức hay cá nhân bất kỳ, nếu hoạt động có ý
thức và muốn đạt kết quả như mong muốn, đều cần lập những kế hoạch nhất định cho
các khoảng thời gian hay công việc nhất định nào đó. khác với các kế hoạch cho từng
giai đoạn phát triển cụ thể khác, kế hoạch kinh doanh thường được lập ra khi người khởi
nghiệp chuẩn bị khởi sự một công việc kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh được hiểu là
một văn bản trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó của
người khởi sự kinh doanh.

2. Vai trò và phân loại lập kế hoạch kinh doanh


2.1 .Vai trò
- Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào. Kế hoạch kinh
doanh là một trong những công cụ quan trọng nhất mà những doanh nghiệp thành công
đã sử dụng. Vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh trong các doanh
nghiệp được thể hiện thông qua các mục tiêu cơ bản:
 Bản kế hoạch trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng mà người tạo lập
doanh nghiệp dự tính khởi sự. Bản kế hoạch phải chứng minh được là có
một cơ hội tiềm năng rất có triển vọng mà doanh nghiệp đang dự định đầu
tư.
 Kế hoạch kinh doanh trình bày các công việc kinh doanh dự tính khởi sự để
khai thác các cơ hội. Một kế hoạch kinh doanh giải thích các biến quan
trọng cho sự thành công hay thất bại, nó có thể giúp người khởi sự dự đoán
các tình huống khác nhau có thể xảy đến trước khi trở nên quá muộn, do vậy
người khởi sự có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi
có thể xảy ra.
 Giúp người khởi sự định hình tầm nhìn ban đầu cho doanh nghiệp bằng cách
đưa ra những câu hỏi then chốt và nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thỏa
đáng.

6
2.2 . Phân loại
- Có ba loại kế hoạch kinh doanh, mỗi loại sẽ có quy tắc khác nhau về chiều dài và
mức độ chi tiết.
 Thứ nhất, bản kế hoạch tóm tắt
Bản kế hoạch tóm tắt có độ dài khoảng 10 – 15 trang và được sử dụng trong giai đoạn
rất sớm của người khởi nghiệp. Viết một bản kế hoạch tóm tắt có thể nhằm kêu gọi tài
trợ để từ đó có thể tiến hành các phân tích cần thiết nhằm viết một kế hoạch hoàn
chỉnh
 Thứ hai, bản kế hoạch hoàn chỉnh
Bản kế hoạch hoàn chỉnh có độ dài khoảng 25 – 35 trang. Loại kế hoạch này nêu rõ
các hoạt động của doanh nghiệp và được viết chi tiết hơn so với kế hoạch kinh doanh
tóm tắt và thường được sử dụng để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cho nhà đầu tư
 Thứ ba, bản kế hoạch tác nghiệp
Một số doanh nghiệp chuẩn bị thành lập sẽ viết một kế hoạch kinh doanh tác nghiệp,
thường được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh tác nghiệp
thường được viết chi tiết về các hoạt động của doanh nghiệp. Có độ dài từ 40 đến 100
trang, các phần trong bản kế hoạch này thường rõ ràng và chi tiết.
2.3 . Kết cấu
- Kế hoạch kinh doanh thường có mức độ chi tiết khác nhau, tùy vào mục đích và đối
tượng phục vụ. Do đó, kết cấu của bản kế hoạch kinh doanh cũng có thể thay đổi cho
phù hợp.
Bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm những nội dung chính sau:
 Luận chứng về quy mô và triển vọng của cơ hội kinh doanh trên thị trường.
 Luận chứng về mô hình kinh doanh nên được khởi sự để hiện thực hoá cơ
hội kinh doanh nói trên thành tỷ suất lợi nhuận cao. Mô hình kinh doanh bao
gồm các thông tin về tên gọi, hình thức pháp lý, địa điểm trụ sở của doanh
nghiệp; phương thức sản xuất - kinh doanh; các nguồn lực cần huy động (số
lượng, cơ cấu) và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; mô hình doanh thu
- chi phí - lợi nhuận và phương thức hoàn trả các khoản nợ vay cũng như
giải quyết quan hệ sở hữu của các đối tượng hữu quan đối với doanh nghiệp.

7
 Thông tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm
thực tiễn của nhóm đồng sáng lập/điều hành doanh nghiệp.
 Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung thông tin đi kèm với bản kế hoạch.
III. Các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh
3. Nội dung cơ bản
3.1. Trang bìa
- Trang bìa ngoài của bản kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích chỉ cho người đọc thấy
họ sắp đọc gì và làm sao để liên lạc được với người viết. Trang bìa ngoài thường bao
gồm các thông tin như: • Tên doanh nghiệp; • Biểu tượng của doanh nghiệp (nếu có); •
Tên người, địa chỉ và số điện thoại liên lạc, địa chỉ hộp thư điện tử.
3.2. Mục lục
- Phần mục lục liệt kê các đề mục cơ bản nhất của bản kế hoạch kinh doanh. Mục lục
giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm các đề mục mà họ quan tâm đặc biệt cũng như dễ
dàng theo dõi và tra cứu khi cần thiết.
3.3. Tóm tắt
Phần tóm tắt là một trong những nội dung quan trọng nhất của bản kế hoạch kinh
doanh. Nội dung của phần tóm tắt phải truyền tải một hình ảnh rõ ràng và ngắn gọn về
công việc kinh doanh dự kiến, đồng thời tạo ra một cảm giác phấn khích về tiềm năng
của nó. Mặc dù phần tóm tắt sẽ xuất hiện ở mục thứ ba của bản kế hoạch kinh doanh
nhưng nó chỉ được viết ra sau khi đã hòan thành toàn bộ bản kế hoạch. Chỉ trên cơ sở
có cái nhìn tổng quan chính xác của toàn bộ kế hoạch kinh doanh thì mới có thể viết
được phần này. Phần tóm tắt là rất quan trọng để có được sự chú ý của các nhà đầu tư.
Phần này thông báo cho người đọc một số thông tin như:
 Cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp;
 Ý tưởng kinh doanh xuyên suốt của doanh nghiệp;
 Bối cảnh ngành;
 Thị trường mục tiêu;
 Lợi thế cạnh tranh;
 Mô hình kinh doanh và các mục tiêu kinh tế;
 Nhóm sáng lập, nguồn huy động vốn và sử dụng vốn
3.4. Nội dung

8
3.4.1. Phác họa bối cảnh
 Phân tích ngành
- Mục đích của phần này là trình bày cơ hội kinh doanh và cách thức mà người
khởi sự sẽ nắm bắt được cơ hội đó. Sử dụng mô hình 3M – cầu thị trường
(market demand), quy mô thị trường (market size), và phân tích biên lợi nhuận
(margin analysis) – sẽ giúp lượng hoá ý tưởng kinh doanh và đánh giá cơ hội
kinh doanh hấp dẫn đến mức nào.
 Phân tích khách hàng
- Sau khi đã xác định khoảng trống thị trường mà người khởi sự dự định đầu tư
vào, nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ được xem xét chi tiết.
Người khởi sự cần xác định rõ khách hàng là ai bằng cách sử dụng các thông
tin nhân khẩu học và việc càng xác định rõ khách hàng cụ thể bao nhiêu thì
càng có khả năng cung ứng sản phẩm mà khách hàng thực sự mong muốn bấy
nhiêu.
 Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Phân tích cạnh tranh được tiến hành ngay sau khi phân tích khách hàng. Yếu
tố cơ bản khởi đầu phân tích cạnh tranh là sản phẩm hay dịch vụ cụ thể mà
khách hàng mong muốn. Các đặc tính của sản phẩm hình thành cơ sở cạnh
tranh với các đối thủ trực tiếp và gián tiếp. Ma trận hình ảnh cạnh tranh không
chỉ cho thấy một cách trực quan những điểm đáng lưu tâm mà còn truyền đạt
thông tin về lợi thế cạnh tranh và cơ sở của chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp của người khởi sự

3.4.2. Mô tả sản phẩm và doanh nghiệp


 Mô tả doanh nghiệp
- Phần này chủ yếu dành để mô tả rõ ràng lịch sử phát triển của doanh nghiệp.
Để viết phần này người viết cần xác định rõ sứ mệnh của doanh nghiệp và làm
cách nào doanh nghiệp đạt được sứ mệnh đó. Biết một cách chính xác doanh
nghiệp làm gì, hoạt động như thế nào sẽ giúp người khởi sự hoạch định một
cách tốt nhất. Điều này có nghĩa người khởi sự phải xác định một cách rõ ràng
mục tiêu cho công việc kinh doanh ngay từ lúc bắt đầu. Mục tiêu càng chặt chẽ

9
và kỹ lưỡng chừng nào thì người khởi sự sẽ càng mất ít thời gian và tiền bạc
chừng ấy.
 Hình thức pháp lý của doanh nghiệp mà dự định sẽ thành lập là gì?
 Loại hình kinh doanh: bán buôn, bán lẻ, sản xuất hay dịch vụ?
 Phương thức thành lập doanh nghiệp: lập doanh nghiệp mới, mua lại
hay nhượng quyền thương hiệu?
 Khi nào doanh nghiệp sẽ dự định được thành lập?
 Ai đứng đầu doanh nghiệp và đã có những kinh nghiệm phù hợp nào?
 Thị trường sẽ hướng đến? Sản phẩm sẽ bán cho ai?
 Cách thức bán hàng hóa/dịch vụ và thực hiện dịch vụ khách hàng?
 Hệ thống hỗ trợ nào sẽ được doanh nghiệp tận dụng?
3.4.3. Kế hoạch marketing
- Kế hoạch marketing dự kiến các cách thức hợp lý mà doanh nghiệp cần thực hiện
trong tương lai để đạt được các mục tiêu kinh doanh; trong đó có các mục tiêu mở
rộng thị trường, sản xuất và tài chính. Kế hoạch marketing phải trình bày dự kiến các
giải pháp thích hợp về giá cả, xúc tiến, kênh phân phối,... giúp doanh nghiệp có thể
kiểm soát và quản trị hoạt động của mình; đồng thời có được những tác động tích cực
đến quyết định mua của khách hàng mục tiêu. Khi xây dựng kế hoạch marketing cần
chú ý các bộ phận sau:
 Đánh giá thị trường
- Xác định thị trường mục tiêu
- Xác định nhu cầu của khách hàng hoặc xác định lợi ích mang lại cho khách
hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
 Kế hoạch xúc tiến hỗn hợp
- Xúc tiến hỗn hợp là tất cả các hoạt động nhằm truyền bá những thông tin về
sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua; bao
gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp và thiết lập mối
quan hệ với công chúng. Tùy vào mỗi loại hình sản phẩm/dịch vụ và kiểu thị
trường (mức độ và tính chất cạnh tranh) và ngân quĩ dành cho hoạt động
khuyếch trương mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nào là thích hợp
nhất.

10
 Kế hoạch giá cả
- Trong các công cụ marketing, giá cả là công cụ trực tiếp tác động tới doanh
thu và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp.
o Xác định phương thức định giá;
o Xác định mục tiêu định giá;
o Xác định lượng cầu trên thị trường mục tiêu. Trong phần này, các
doanh nghiệp nên cố gắng xác định (hoặc ước tính) hệ số co dãn của cầu
theo giá;
o Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh và khả năng dao động giá của họ.
Khi phân tích những nội dung này, cần đối chiếu với những yếu tố của
môi trường chính trị – xã hội, đặc biệt là những chính sách và quy định
tạm thời liên quan tới sản phẩm của doanh nghiệp;
o Lựa chọn các mô hình định giá;
o Xác định mức giá cuối cùng và mức dao động giá mà doanh nghiệp có
thể chấp nhận được (thậm chí mức dao động trong từng thời kỳ, đặc biệt
là thời kỳ cao điểm).
3.4.4. Kế hoạch phân phối
- Kế hoạch phân phối là một bộ phận quan trọng của kế hoạch marketing, nhằm giải
quyết vấn đề hàng hoá, dịch vụ được phân phối tới khách hàng bằng cách nào, bởi ai,
vào thời gian nào và chi phí phân phối ra sao cũng như các vấn đề về phương thức
thanh toán, giao nhận. Loại hình kênh phân phối mà bạn có thể chọn là trực tiếp (thẳng
đến người tiêu dùng) hoặc gián tiếp (thông qua trung gian, người bán sỉ, người cung
cấp, hoặc từ người bán buôn đến bán lẻ).
o Thị trường và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp;
o Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ;
o Đặc điểm của các trung gian phân phối;
o Đặc điểm kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh;
o Đặc điểm của doanh nghiệp (quy mô, nguồn lực);
o Đặc điểm của môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động (tăng
trưởng kinh tế, chính sách pháp luật,…)

11
3.4.5. Kế hoạch phát triển
- Kế hoạch phát triển nhấn mạnh tư duy chiến lược phát triển doanh nghiệp gắn liền
với lịch trình thời gian chi tiết. Nhiều doanh nghiệp mới bỏ ra nhiều thời gian và công
sức để phát triển sản phẩm hay dịch vụ.

3.4.6. Kế hoạch nhân sự


- Phần này của kế hoạch kinh doanh có trách nhiệm mô tả điểm chủ yếu cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp, những chức danh cơ bản và dự kiến nhân lực cho các chức danh đó.
Đồng thời cần mô tả phương thức vận hành của tổ chức, mối quan hệ giữa các cấp, các
bộ phận và các cá nhân trong bộ máy quản trị.

3.4.7. Rủi ro cơ bản và biện pháp


- Rủi ro là một khái niệm phản ánh tình trạng những biến cố không lường trước có thể
sẽ xảy ra trong mỗi hoạt động, ảnh hưởng tới hoạt động đó ở những mức độ, theo
những cách thức, có những kết quả, tác động mà ta không dự kiến được
 Rủi ro chính trị, liên quan đến tình hình chính trị trong và ngoài nước và
sự ổn định của nước chủ nhà, quan điểm chính phủ đối với việc cho phép
khu vực tư nhân kinh doanh các dự án cơ sở hạ tầng, giá phí trong chế độ
tài chính của nước sở tại, bao gồm cả thuế, rủi ro về trưng thu và quốc
hữu hoá dự án của nước chủ nhà, chấm dứt đặc quyền và các yếu tố
khác.
 Rủi ro về kinh tế (biến động của thị trường, thu nhập, thanh toán, biến
động không dự kiến trước được của tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất...).
Ví dụ nhu cầu thấp hơn dự kiến, giá bán thấp, xuất hiện hàng hóa thay
thế, cung tăng lên... Hậu quả là doanh thu giảm đi trong điều kiện chi phí
giảm với tốc độ thấp hơn (do định phí không thay đổi).
 Rủi ro về cung cấp đầu vào, mà biểu hiện là các tình huống không đảm
bảo được các đầu vào quan trọng theo số lượng, giá cả, chất lượng đã dự
kiến gây khó khăn trong việc vận hành, thanh toán các khoản nợ,...
 Rủi ro về kỹ thuật và vận hành khi các công nghệ và thiết bị không thể
vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu…

12
Để hạn chế tác động của rủi ro, người ta thường áp dụng một số biện pháp sau
đây:
 Phân bổ và quản lý rủi ro trong các phương án kinh doanh. Tất cả các rủi
ro đề cập trên đây cần phải được phân bổ và quản lý một cách có hiệu
quả để đảm bảo sự thành công của phương án kinh doanh.
 Đa dạng hoá các quan hệ kinh doanh, không lệ thuộc quá nhiều vào một
khách hàng, một nhà cung cấp hoặc một đối tác nhất định. Điều này cho
phép doanh nghiệp có được nhiều nguồn hỗ trợ khi gặp rủi ro hoặc chỉ bị
tác động một phần khi một đối tác gặp bất trắc.
 Thiết lập các nguồn dự trữ cần thiết để đề phòng rủi ro. Trong vấn đề
này, cần tránh một quan niệm sai lầm là để một phần ngân sách (lượng
tiền xác định) làm dự trữ. Thực ra, đây phải là để dành ra một lượng
nguồn lực vật chất cần thiết, mà để đảm bảo tính linh hoạt của nó, người
ta dự trữ dưới dạng tiền. Chính vì thế, để xác định lượng tiền cần thiết,
cần xuất phát từ chỗ lượng tiền đó dành để làm việc gì. Tuy nhiên, do
khó xác định trước được các nguồn lực vật chất cần thiết, người ta hay
xác định dự trữ trên cơ sở tỷ lệ phần trăm so với doanh thu hoặc nhu cầu
vốn lưu động cho một khoảng thời gian nhất định, thường tính bằng số
ngày theo thống kê kinh nghiệm.

3.4.8. Kế hoạch tài chính


- Kế hoạch tài chính nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của doanh
nghiệp và của dự án kinh doanh trong hiện tại và tương lai trên các khía cạnh vốn, tài
sản, dòng tiền, chi phí, doanh thu, lợi tức đầu tư... qua đó thể hiện khả năng tài chính
của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh và tính khả thi của dự án đầu tư được
lựa chọn
 Chỉ ra nhu cầu cụ thể về lượng vốn và cơ cấu vốn cần thiết để tiến hành hoạt
động đầu tư, xác định các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư, khả năng đảm
bảo vốn từ mỗi nguồn về số lượng, cơ cấu và kế hoạch thời gian doanh nghiệp
cần sử dụng những khoản tài trợ đó.

13
 Phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp để có thể tiến hành các hoạt động
đầu tư và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
 Lập các báo cáo tài chính dự kiến của dự án đầu tư để chỉ ra bức tranh về tình
hình hoạt động tài chính của dự án đầu tư và làm cơ sở cho phân tích và tính
toán các chỉ tiêu tài chính của hoạt động đầu tư.
 Tính toán các chỉ tiêu tài chính của hoạt động đầu tư để quyết định lựa chọn hay
bác bỏ dự án kinh doanh.
 Phân tích điểm hoà vốn của hoạt động đầu tư để làm căn cứ cho việc đánh giá
mức độ hợp lý của các quyết định kinh doanh có liên quan đến sản lượng, giá
cả, chi phí, lợi nhuận.
 Tính toán và xây dựng các phương án thu – chi, đảm bảo cân đối luồng tiền mặt
nhằm đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Phân tích hiệu quả tài chính (hiệu quả tổng hợp) của sản xuất kinh doanh phục
vụ quá trình ra quyết định và lựa chọn phương án hoạt động của doanh nghiệp.

14
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐẠI LÍ
I. TỔNG QUAN
1. Giới thiệu về việc thành lập công ty
1.1. Sơ lược về ý tương thành lập đại lí
- Tên đại lí : POM-TeC
- Địa điểm : 63 Hùng Vương, TT.Hòa Thành, Tây Ninh
- Ngành nghề kinh doanh : Kinh doanh máy móc, thiết bị
- Mô hình : Đại lí
1.2. Mục tiêu của đại lí
- Xây dựng tên tuổi của đại lí đến mọi khách hàng trong khắp Tây Ninh
- Xây dựng được nguồn khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết
- Tạo ra được lợi nhuận sau 3 tháng hoạt động
- Chất lượng trên từng mặt hàng bán ra được khách hàng tin tưởng
- Tìm được nguồn hàng chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền khách hàng

1.3. Tính khả thi của ý tưởng thành lập đại lí


- Nhu cầu khách hàng ở Tây Ninh vẫn đang còn phát triển nông nghiệp, việc cung cấp
máy móc thiết bị hỗ trợ người dân vẫn rất cấp thiết.
- Việc sửa chữa các máy mọc thiết bị cũ cũng cần được quan tâm, nên vẫn cần một đại
lí cung cấp các linh kiện thiết bị phù hợp.
- Mỗi khi người dân cần đến linh kiện hoặc thiết bị máy móc phù hợp đều phải đặt
hàng từ rất xa
- Thành phố Tây Ninh vẫn đang trên đà phát triển nên phần trăm hòa vốn và tạo lợi
nhuận cho việc kinh doanh là rất cao

1.4. Tầm nhìn


- Từ lúc đại lí đi vào hoạt động đến 2 năm sẽ tạo được nguồn khách hàng thân thiết
trên cả thành phố Tây Ninh tin tưởng vào mặt hàng kinh doanh của đại lí
- Sau quý 1 kinh doanh sẽ hòa vốn và tạo ra lợi nhuận
1.5. Sứ mệnh
- Tạo được nguồn cung cấp các máy móc thiết bị chất lượng, phù hợp giá cả.

15
- Giảm bớt gánh nặng tiền bạc, công sức, thời gian đặt hàng cho nông dân và các hiệu
sửa chữa
1.6. Giá trị cốt lỗi
- Chất lượng: Luôn đặt chất lượng sản phẩm đi đầu
- Thành thật: Kinh doanh bằng đạo đức con người
- Đổi mới: Chủ động thay đổi để bắt kịp xu thế và nhu cầu đời sống
- Khách hàng: Luôn tôn trọng, lắng nghe, hỗ trợ khách hàng khi khách hàng cần
2. Các sản phẩm đại lí sẽ kinh doanh
1. Máy nông 2. Máy móc – 3. Máy xây 4. Liên kiện
nghiệp thiết bị dựng thiết bị
Máy cắt cỏ Máy xịt rửa Máy đầm cóc Phụ tùng máy cắt
cỏ các loại
Máy sạ lúa – phun Máy bơm nước Máy đầm dùi chạy Phụ kiện máy phun
hạt xăng thuốc các loại
Bình xịt điện Củ phát điện Bàn cắt gạch Phụ kiện máy xới
đất các loại
Đầu bơm cao áp Máy phát điện Máy cắt bê tông Phụ kiện máy
khoan đất các loại
Dây phun áp lực Máy hàn điện tử Máy cân mực laser Phụ kiện máy sạ
phúa các loại
Ống dẫn nước Máy nén khí
Máy cưa xích Dụng cụ dùng pin
Động cơ nổ Dụng cụ dùng điện
Máy phun thuốc Thiết bị nâng
Máy thổi bụi Thiết bị hàn - cắt
Máy xới đất Mô tơ
Máy bơm chạy
xăng

16
3. Địa điểm thành lập
- Địa điểm thành lập ngay tại khung đông dân cư gần chợ và các khu vực huyện có
nông nghiệp đang đi lên để tạo được sự thành công khi đại lí đi vào hoạt động
- Giao thông thuận lợi, rộng rãi
- Mặt bằng kinh doanh giá cả thấp tối ưu chi phí cố định
- Do đó tôi đã lựa chọn địa điểm đại lí tại 63 Hùng Vương, TT.Hòa Thành, Tây Ninh.
Địa điểm này phù hợp với những điều kiện nêu trên và dự kiến sẽ hoàn thành và khai
trương trong tháng 1 năm 2024
- Địa điểm 63 Hùng Vương, TT.Hòa Thành, Tây Ninh nằm gần chợ và tiếp giáp gần
với các huyện như Bến Cầu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân
Châu,... là những nơi nông nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng đầy đủ các
điều kiện thuận lợi cho việc tạo lập đại lí tại đây
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích môi trường
1.1. Môi trường vi mô
 Đối thủ tiềm năng
- Hiện tại nền kinh tế đang suy giảm cần phát triển nhiều hơn tạo nhiều nguồn cung
hơn nên đây sẽ là ngành hứa hẹn tạo ra nhiều cạnh tranh trong tương lai
 Khách hàng
- Khách hàng của đại lí nhắm đến các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ về máy móc nông
nghiệp, tiệm sửa chữa và tậm trung mạnh vào người nông dân
- Các yếu tố khiến việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng hiệu quả cần nhắc đến:
+ Chất lượng
+ Uy Tính
+ Giá thành rẻ
+ Thái độ phục vụ khách hàng
 Đối thủ cạnh tranh
- Các đối thủ hiện tại đã có mặt lâu đời ở thành phố nên chất lượng và giá thành đều
thuộc thị trường. Khi chúng ta xâm nhập thị trường hiện tại sẽ tạo ra chất lượng mới và
giá trị mới.

17
- Do đã có mặt trước và tạo được lượng khách hàng ổn định quen thuộc. Nên việc lôi
kéo khách hàng của đối thủ sang chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn
- Do đó chúng tôi tạo sự khác biệt với các đối thủ khác bằng cách giảm giá, đưa ra
những giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng để khách hàng có được cái họ cần và đẩy
đối thủ ra xa
 Nguồn cung cấp
- Nguồn hàng là một vấn đề rất quan trọng để quyết định sự thành công của việc kinh
doanh. Tìm kiếm một nguồn hàng uy tính, chất lượng, giá thành rẻ sẽ giúp đại lí phát
triển một cách vượt bậc. Qua đó chúng tôi lựa chọn nhập khẩu các máy móc thiết bị
hoàn toàn từ nước ngoài, từ các khu hội chợ thương mại quốc tế, đến các doanh nghiệp
sản xuất máy móc thiết bị nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Canada,..

1.2. Môi trường vĩ mô


 Môi trường công nghệ
- Sự phát tiển vượt bậc của nền khoa học công nghệ hiện nay, đã và đang đưa con
người tiến đến một xã hội hiện đại hơn đòi hỏi sự phát triển, không ngừng học hỏi, đổi
mới đất nước
 Môi trường tự nhiên
- Trong năm 2022 tuy đã thu hoạch được những kết quả nhất định nhưng nền kinh tế
Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, như: Rủi ro, thách thức từ
bên ngoài như đại dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác diễn biến phức tạp, khó
lường, rủi ro địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn còn hiện hữu;
kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, suy thoái. Giải ngân vốn đầu tư công, các
chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
dù đã có cải thiện nhưng còn chậm
 Môi trường xã hội
- Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 3.219,8 nghìn
tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước, mức tăng này phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực
hiện tại Việt Nam đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước, đạt mức cao
nhất từ năm 2018 đến nay.

18
- Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt
188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với
năm 2021)
 Môi trường chính trị
- Chính phủ cùng với Quốc hội, cùng với nhiều chính sách, giải pháp đã được ban
hành và triển khai đúng thời điểm. Nhờ đó, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ,
kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, nền kinh tế được đảm bảo. Môi
trường đầu tư kinh doanh được cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh
nghiệp.
 Môi trường kinh tế
- GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu
đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021
- Năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải
thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1
điểm phần trăm so với năm 2021).

2. Phân tích ma trận


1.1. Mô hình SWOT
 Điểm mạnh ( S )
- Nhân viên chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức hỗ trợ khách hàng nhiệt tình
- Chất lượng sản phẩm hiện đại, giá thành phù hợp
- Cửa hàng rộng rãi đa dạng mặt hàng, sạch sẽ
- Nhiều dịch vụ kèm theo khi mua hàng: Ship hàng tận nơi, bảo hành chất lượng hàng
hóa, sửa chữa miễn phí khi phát hiện lỗi do bên cửa hàng cung cấp
 Điểm yếu ( W )
- Chưa có lượng khách hàng trung thành
- Mới thành lập nên kinh nghiệm kinh doanh còn yếu
- Phụ thuộc giá cả từ bên phía nhà cung cấp
- Rủi ro về thay thế mặt bằng
- Luôn phải tìm kiếm nguồn hàng từ nước ngoài

19
 Cơ hội ( O )
- Cửa hàng hiện đại được thành lập mới
- Chất lượng hàng hóa mới
- Địa điểm tập chung đông dân cư, tiếp giáp các vùng lân cận
- Nhiều ưu đãi và chiết khấu hấp dẫn
 Thách thức ( T )
- Đối thủ cạnh tranh có sẳn trên thị trường khu vực
- Khả năng thanh toán của khách hàng
- Sự tin tưởng của khách hàng với hàng hóa
- Giá cả luôn phải cạnh tranh
- Tạo ra sự mới mẻ trong việc bán hàng
- Quảng bá thương hiệu đến thị trường khu vực
1.2. Chiến lược SWOT
 Chiến lược SO
- Gửi thư mời đến các khách hàng mục tiêu trong khu vực
- Lập trang web của đại lí
- Phát tờ rơi nhấn mạnh ưu đãi và chiết khấu
 Chiến lược WO
- Nâng cao cạnh tranh giá cả, chất lượng sản phẩm, phục vụ khách hàng
- Tối ưu chi phí cố định
- Tăng doanh thu theo kế hoạch
 Chiến lược ST
- Đẩy mạnh công tác hình ảnh đến khu vực và khách hàng mục tiêu
- Cho khách hàng thấy được chất lượng sản phẩm
 Chiến lược WT
- Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng để có thêm lượng khách hàng trung thành
- Nắm bắt xu hướng sản phẩm tại khu vực

3. Đánh giá thị trường

20
- Để tăng khả năng sản xuất, phát triển và nâng cao sản phẩm nông nghiệp. Nhiều
công ty và doanh nghiệp đang nhập khẩu rất nhiều máy móc thiết bị từ nước ngoài về
Việt Nam.
- Nhiều doanh nghiệp hiện nay cho biết máy móc thiết bị có độ chính xác và chất
lượng cao đang được sử dụng trong sản xuất ở Việt Nam là nhập khẩu từ nước ngoài.
- Nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA),
doanh nghiệp có thể nhập khẩu nhiều loại thiết bị, máy móc với mức thuế thấp. Ông
Đinh Văn Hiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn
DKNEC cho biết, doanh nghiệp đang có 23 đối tác ở Đức, Pháp, Thụy Điển, Đan
Mạch… Nếu như vào giai đoạn trước EVFTA, thuế suất nhập các linh kiện và thiết bị
lắp ráp (IKD) rất cao thì nhờ việc giảm thuế từ EVFTA, giá linh kiện và thiết bị IKD
xuống thấp, giảm từ 1 - 10% thuế nhập khẩu, giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh,
chế tạo nhiều sản phẩm rồi xuất ngược sang một số quốc gia.
- Theo nhiều đánh giá hiện nay việc nhập khẩu thiết bị máy móc không chất lượng đạt
yêu cầu, công nghệ lạc hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến sản phẩm của Việt Nam tạo nên việc
cạnh tranh trở nên khó khăn dần dần sẽ bị loại khỏi thị trường quốc tế

4. Phân khúc thị trường


- Theo tình hình thực tế thì đại lí sẽ nhắm đến các nông dân, của hàng nhỏ lẻ và các
tiệm sửa chữa và các sản phẩm được sản xuất xung quanh thành phố Tây Ninh để xác
định phân khúc thị trường
5. Đối thủ cạnh tranh
- Địa điểm của đại lí nằm ngần chợ và thông với các huyện xung quanh nên sẽ xuất
hiện rất nhiều các cửa hàng bán lẻ khác khoảng 9-10 cửa hàng. Các cửa hàng đó đã có
mặt từ rất lâu và có được lượng khách hàng nhất định. Nhưng dù vậy đại lí trước khi đi
vào hoạt động đã xác định rõ sẽ lôi kéo khách hàng bằng cách mang đến giá trị khách
hàng cần với chất lượng tốt và giá rẻ hơn .
IV. KẾ HOẠCH MARKETING
1. Chiến lược marketing tổng thể
1.1. Chiến lược sản phẩm
- Về sản phẩm : Đại lí sẽ kinh doanh 4 loại sau:

21
1. Máy nông 2. Máy móc – 3. Máy xây 4. Liên kiện
nghiệp thiết bị dựng thiết bị
- Dựa vào các như cầu thực tế sản xuất ra sản phẩm cùng với đó là sửa chửa các thiết
bị hư hỏng đại lí đã nhận định cần kinh doanh những mặt hàng này để lôi kéo được đại
da số khách hàng mục tiêu đã được nhận định.
- Cùng với đó chất lượng sản phẩm cũng là tiêu chí của đại lí nên 4 loại sản phẩm này
đều được kiểm tra kỹ càng trước khi được đưa đến tay khách hàng .
1.2. Chiến lược giá
- Đại lí khi được đưa vào hoạt động trong thời gian đầu sẽ tạo những ưu đãi để lôi kéo
khách hàng vì đặt thù các mặt hàng kinh doanh tại đại lí đều có giá > 1 triệu VND trừ
các loại linh kiện phụ kiện sẽ có giá thấp hơn. Nên các ưu đãi đại lí có thể cung cấp
như sau:
+ Cho khách hàng trả chậm hoặc trả góp thông qua bên thứ ba
+ Khách hàng sẽ được ưu đãi giảm giá 20% nếu đặt trên 5 sản phẩm cùng lúc
+ Bảo hành 2 tháng sửa chữa miễn phí
+ Cam kết nếu phát hiện hàng lỗi do bên đại lí cung cấp sẽ được đổi máy mới

1. Máy nông nghiệp Giá


Máy cắt cỏ 1.456.000đ
Máy sạ lúa – phun hạt 4.614.000đ
Bình xịt điện 741.000đ
Đầu bơm cao áp 416.000đ
Dây phun áp lực 520.000đ
Ống dẫn nước 2.000.000đ-
14.000.000đ
Máy cưa xích 2.860.000đ
Động cơ nổ 1.800.000đ –
12.000.000đ
Máy phun thuốc 2.900.000đ

22
Máy thổi bụi 3.000.000đ –
7.000.000đ
Máy xới đất 11.960.000đ
Máy bơm chạy xăng 2.900.000đ
2. Máy móc – thiết
bị
Máy xịt rửa 2.790.000đ –
20.000.000đ
Máy bơm nước 1.500.000
Củ phát điện 18.000.000đ –
25.000.000đ
Máy phát điện 22.000.000đ –
93.000.000đ
Máy hàn điện tử 6.000.000đ –
22.087.000đ
Máy nén khí 2.874.000đ –
5.577.000đ
Dụng cụ dùng pin 500.000đ –
2.500.000đ
Dụng cụ dùng điện 1.040.000đ –
2.795.000đ
Thiết bị nâng 246.000đ –
11.000.000đ
Thiết bị hàn - cắt 680.000đ –
2.977.000đ
Mô tơ 930.000đ –
6.487.0000đ
3. Máy xây dựng
Máy đầm cóc 24.000.000đ –
36.400.000đ

23
Máy đầm dùi chạy 6.043.000đ
xăng
Bàn cắt gạch 1.487.000đ
Máy cắt bê tông 16.834.000đ –
30.834.000đ
Máy cân mực laser 1.456.000đ
4. Liên kiện thiết bị
Phụ tùng máy cắt cỏ 500.000đ –
các loại 2.000.000đ
Phụ kiện máy phun 50.000 – 800.000đ
thuốc các loại
Phụ kiện máy xới đất 1.000.000đ –
các loại 20.000.000đ
Phụ kiện máy khoan 1.000.000đ –
đất các loại 15.000.000
Phụ kiện máy sạ lúa 800.000đ –
các loại 9.000.000đ

1.3. Chiến lược phân phối


- Đại lí sẽ sẽ bán trực tiếp sản phẩm qua 2 kênh phân phối :
+ Bán trực tiếp tại cửa hàng
+ Bán online qua trang web của đại lí

1.4. Chiến lược truyền thông marketing


- Trong ngày khai trương sẽ gửi lời mời tới các khách hàng mục tiêu đến tham dự và
giới thiệu về các sản phẩm với họ
- Đại lí sẽ thông qua nhân viên sale đến trực tiếp và tư vấn cho các đối tượng khách
hàng mục tiêu
- Quảng bá rộng rãi trang web của đại lí cùng với các ưu đãi hấp dẫn

V. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

24
1. Dự toán tài chính
1.1. Tổng vốn đầu tư ban đầu
1. Máy nông Giá
nghiệp
Máy cắt cỏ 1.456.000
Máy sạ lúa – phun hạt 4.614.000
Bình xịt điện 741.000
Đầu bơm cao áp 416.000
Dây phun áp lực 520.000
Ống dẫn nước 14.000.000
Máy cưa xích 2.860.000
Động cơ nổ 12.000.000
Máy phun thuốc 2.900.000
Máy thổi bụi 7.000.000
Máy xới đất 11.960.000
Máy bơm chạy xăng 2.900.000
2. Máy móc – thiết
bị
Máy xịt rửa 20.000.000
Máy bơm nước 1.500.000
Củ phát điện 25.000.000
Máy phát điện 93.000.000
Máy hàn điện tử 22.087.000
Máy nén khí 5.577.000
Dụng cụ dùng pin 2.500.000
Dụng cụ dùng điện 2.795.000
Thiết bị nâng 11.000.000
Thiết bị hàn - cắt 2.977.000
Mô tơ 64.870.000
3. Máy xây dựng

25
Máy đầm cóc 36.400.000
Máy đầm dùi chạy
6.043.000
xăng
Bàn cắt gạch 1.487.000
Máy cắt bê tông 30.834.000
Máy cân mực laser 1.456.000
4. Liên kiện thiết bị
Phụ tùng máy cắt cỏ
2.000.000
các loại
Phụ kiện máy phun
800.000
thuốc các loại
Phụ kiện máy xới đất
20.000.000
các loại
Phụ kiện máy khoan
15.000.000
đất các loại
Phụ kiện máy sạ lúa
9.000.000
các loại
TỔNG CỘNG 354.326.000
5. Chi phí sử dụng
vốn
Cáp truyền quốc tế 600.000
Lắp đặt internet và
1.500.000
wifi
Điện,đèn, nước 35.000.000
Máy tính tiền CASIO
6.970,000
TK- T200
Máy vi tính 40.000.000
Chi phí bảng hiệu và
20.000.000
hộp đèn

26
Chi phí PANO vải
1.500.000
quảng cáo
Chi phí đặt cọc 2
80.000.000
tháng mặt bằng
Chi phí hổ trợ bồi
thường xây dựng cho 60.000.000
chủ đất
TỔNG CỘNG 245.570.000

- Do số lượng đặt hàng mỗi mặt hàng là 3 sản phẩm nên :

354.326.000 x 3 = 1.062.978.000

- Vậy tổng cộng nguồn vốn ban đầu :

1.062.978.000 + 245.570.000 = 1.308.548.000

1.2. Các khoản đầu tư vào đại lí


Tổng chi phí đầu tư ban đầu 1.308.548.000
Vay Ngân hàng 200,000,000
Vốn đóng góp 800,000,000
Vốn chủ sở hữu 400,000,000
Dự phòng 91.452.000
STT Số cổ phần góp vốn Thành tiền
1 Trần Văn Út Mót 200,000,000
2 Nguyễn Văn Trường 200,000,000
3 Võ Hoài Thương 200,000,000
4 Nguyễn Thị Thúy duy 200,000,000
Tổng cộng 800,000,000

27
1.3. Chi phí lương nhân viên

Số Tiền lương Thành tiền


Chỉ tiêu
lượng (ngàn đồng) (ngàn đồng)

Kế toán 1 8,000,000 8,000,000

Quản lí 1 12.000.000 12.000.000

Lao công 1 4,000,000 4,000,000

Bảo vệ 1 4,500,000 4,500,000

Bán hàng 3 6,500,000 19,500,000

Nhân viên
1 7,500,000 7,500,000
kho

Nhân viên
1 8,000,000 8,000,000
nhập hàng

Tổng 55,500,000

1.4. Doanh thu từ kinh doanh


- Dự tính doanh thu quý 1 sẽ đạt khoảng 800.000.000đ
- Từ quý 2 trở đi doanh thu sẽ hòa vốn và bắt đầu tao ra lợi nhuận

2. Kế hoạch tài chính


2.1. Kế hoạch khấu hao
Thời gian Khấu hao
STT Hạng mục Nguyên giá Khấu hao tháng
KH năm
Máy móc –
1 1.062.978.000 6 177.163.000 14.763.583
Linh kiện

28
Các khoản
2 cố đinh 80.000.000 5 16.000.000 1.333.334
khác

TỔNG
193.163.000 16.096.916
CỘNG

- Chi phí khấu hao cho năm đầu tiên là 193.163.000


- Chi phí khấu hao này có thể giảm theo từng nằm từ 5% - 10% do đã được bán. Và
con số này cũng có thể tăng theo số lượng đặt hàng mới của đại lí do nhu cầu phát
triển đại lí hơn trong hoạt động kinh doanh

2.2. Kế hoạch trả nợ và lãi vay


STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2
1 Dư nợ đầu kỳ 200,000,000 100,000,000
2 Trả nợ gốc và lãi 130,000,000 115,000,000
2.1 Lãi phát sinh trong kỳ 30,000,000 15,000,000
Nợ gốc đến hạng phải
2.2 100,000,000 100,000,000
trả
3 Dư nợ cuối kỳ 200,000,000 100,000,000 0
Lãi suất 15% 15% 15%
- Khoản nợ ngân hàng 200.000.000đ trả đều trong 2 năm với lãi xuất ngân hàng là
15%

29
VI. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
1. Giới thiệu về kế hoạch nhân sự
1.1. Sơ đồ
Nhân viên
bán hàng
Nhân viên
Kế toán
kho
Chủ đại lí
Nhân viên
Quản lí
nhập hàng

Lao công

Bảo vệ

1.2. Công việc nghĩa vụ


- Chủ đại lí : Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật với mọi hoạt động của đại lí
- Kế toán là : Là người chịu trách nhiệm về vấn tài chính như thu – chi, lương, thưởng
trong đại lí lấy số liệu từ quản lí và báo cáo lên chủ đại lí
- Quản lý : Là người sẽ quản lí toàn bộ nhân viên lập kế hoạch và sắp xếp nhân viên
phù hợp với mô hình của đại lí và báo cáo lên chủ đại lí
- Nhân viên bán hàng : Là người trực tiếp trao đổi tư vấn và bán hàng giữa khách hàng
và đại lí
- Nhân viên kho : là người sẽ quản lí kho ghi chép số liệu nhập kho và xuất kho
- Nhân viên nhập hàng : Là người chịu trách nhiệm nhập hàng và ghi chép số liệu nhập
hàng trước khi nhập kho và báo cáo lại với quản lí
- Lao công : Là người dọn dẹp vệ sinh
- Bảo vệ : là người trông coi xe của khách hàng và bảo vệ tài sản của đại lí
1.3. Yêu cầu nhân viên
- Kế toán : Trình độ cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán
- Quản lý : Trình độ cao đẳng trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh
- Nhân viên bán hàng : Trình độ THPT trở lên
- Nhân viên kho : Trình độ trung cấp trở lên biết sử dụng máy tính cơ bản
- Nhân viên nhập hàng : Trình độ cao đẳng trở lên biết sử dụng máy tính
- Lao công : Không yếu cầu kinh nghiệm
- Bảo vệ : Không yêu cầu kinh nghiệm có sức khỏe tốt

30
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khi bắt tay vào xây dựng, việc lựa chọn bản kế hoạch kinh doanh cần phải được
suy nghĩ một cách cẩn thận. Khi viết cần phải tạo ra một cái nhìn sắc nét để những người
đọc bản kế hoạch kinh doanh biết rằng người khởi sự hiện có nguồn lực hạn chế và
mong nhận được sự giúp đỡ từ họ. Khi viết bản kế hoạch, tránh đưa vào một số yếu tố
thuộc về thiết kế như chương trình xử lý văn bản, chẳng hạn như loại in đậm, in nghiêng,
cỡ chữ khác nhau và màu sắc, clip nghệ thuật,… Lạm dụng những công cụ này làm cho
bản kế hoạch kinh doanh sẽ có hình thức không mang tính chuyên nghiệp. Có nhiều
nguyên nhân khiến người khởi sự thất bại khi lập kế hoạch, ngoài lý do về sự bất định
trong tương lai, và các sự kiện xảy ra ngoài mong đợi. Nguyên nhân dẫn đến những
những kế hoạch kinh doanh bị thất bại :

 Thiếu sự đầu tư vào việc lập kế hoạch.


 Lẫn lộn giữa các nghiên cứu về kế hoạch với các kế hoạch
 Thiếu việc xây dựng và triển khai những chiến lược đúng đắn
 Thiếu mục đích và các mục tiêu có ý nghĩa
 Xu thế đánh giá thấp những tiền đề quan trọng cho việc lập kế hoạch
 Thiếu việc xét đến phạm vi của các kế hoạch
 Không coi việc lập kế hoạch và ra quyết định như một quá trình hợp lý
 Quá tin vào kinh nghiệm
 Không sử dụng nguyên tắc hạn chế yếu tố
 Thiếu sự hỗ trợ của ban quản trị cấp cao
 Thiếu việc giao phó quyền hạn rõ ràng
 Thiếu biện pháp kiểm soát thích hợp và thiếu thông tin
 Sức ì, không chịu thay đổi

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (Chủ biên) (2014), Giáo trình Khởi
sự kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Robert D Hisrich; M. Peter, Entrepreneurship, 8th edition, Mc Graw Hill
International Edition 2010.
3. Bruce R. Baringer và R. Duane Ireland, Entrepreneurship: Successfully
Launching New Ventures, 4th Global Edition, Pearson Education Limited,
2012

https://app.kiemtratailieu.vn/result-viewer/document/xay-dung-ke-hoach-kinh-doanh-
ai-li18865670492WW9l

32

You might also like