Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI TẬP

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Câu 1: Phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân? Liên hệ với đặc điểm giai cấp
công nhân Việt Nam?

1. Đặc điểm của giai cấp công nhân

Có thể thấy giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là
lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế
độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải
phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng
xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Không chỉ yếu thế về tư liệu sản xuất mà từ đó cũng khiến cho địa vị kinh tế xã
hội của họ thấp kém, những nó cũng giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp
cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng đoàn
kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống
chủ nghĩa đế quốc. Đặc điểm của giai cấp công nhân được thể hiện qua một số vấn
đề sau:

STT Nội Dung


1 Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là
chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có
những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì
thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã
hội.

C.Mác và Ph.Ăngghen dựa trên cơ sở địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp
công nhân để luận chứng cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp đó, chứ không
phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ một cá nhân hoặc một lực
lượng xã hội nào. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, chế độ TBCN đã từng
chiến thắng chế độ phong kiến bởi vì giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng
sản xuất hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất mới, đại diện cho nhân
tố mới trong thực tiễn xã hội đang mục ruỗng, lạc hậu của chế độ phong
kiến.

Và giai cấp công nhân chính là một lực lượng mới trong xã hội tư bản, là sản
phẩm của nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất tiên tiến đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
2 Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột,
giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp
bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó. Do vậy, giai cấp
công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa
có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với
dân tộc mình.

Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen viết,
“Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai
cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều
suy tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô
sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”(2). Chính vì
bị đẩy xuống đáy tận cùng của nấc thang xã hội, giai cấp công nhân trở
thành nơi hội tụ của những khao khát được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột
mà tất cả những người lao động có thể gửi gắm ủy thác.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân gắn liền với cuộc đấu tranh giải
phóng xã hội. Giai cấp công nhân có quyền nhân danh lợi ích toàn xã hội để
đứng ra tập hợp các giai cấp, các tầng lớp bị áp bức, bóc lột, những phần tử
tiên tiến trong cuộc đấu tranh đó. Cuộc đấu tranh ấy được bắt đầu ngay từ
khi giai cấp công nhân ra đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ tự phát
đến tự giác, cuối cùng kết thúc bằng cuộc cách mạng XHCN, trong đó giai
cấp công nhân lãnh đạo tất cả những người lao động dùng bạo lực lật đổ
quyền thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền.
3 Giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa
Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ
tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân
ở Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).

2. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam?

Giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một
nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp :

- GCCN Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX.
- Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp
liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra
cả nước. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng
số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người.

- Chính quyền thực dân Pháp thu lợi tức thuộc địa thông qua hệ thống các sắc
thuế, nhiều loại thuế được đặt ra một cách vô lý. Các loại thuế phân chia
theo hai loại : thu cho ngân sách Đông Dương ( thuế quan, thuế rượu, thuốc
phiện, ... ) và ngân sách địa phương và các tỉnh ( thuế thân, thuế ruộng, ... ).
Năm 1911, tổng số thuế Pháp thu về 4,8 triệu đồng, năm 1920 là 6,2 triệu
đồng, năm 1930 là 10 triệu đồng.

- Người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng không phải vì
mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người
Việt có thể giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài
nền thống trị thuộc địa của mình.

- Việc giảng dạy được thực hiện bằng tiếng Pháp và chương trình mang tính
nhồi sọ, nô dịch và ngu dân, làm sai lệch lịch sử dân tộc Việt Nam,nghiêng
hẳn về tuyên truyền cho nền văn hóa Pháp, phủ nhận sự tồn tại độc lập của
nền văn minh bản địa, nhằm làm lạc hướng, tạo ra trong thanh thiếu niên tư
tưởng lệ thuộc Pháp, khiến sợ trước sức mạnh vật chất của chính quốc, hàm
ơn đối với ‘ công khai hóa “ của chủ nghĩa thực dân và do đó sẵn lòng phục
tùng Pháp, biến họ thành những kẻ mất gốc, quên đi nguồn gốc dân tộc và
lịch sử của mình.

 Dù Pháp đô hộ đã giúp mình hình thành và phát triển giai cấp công nhân
nhưng chúng đã ra sức bóc lột, truyền bá những tư tưởng sai lệch để ngu
dân, mị dân làm người dân nói chung và công nhân Việt Nam nói riêng có
những suy nghĩ sai lệch, làm cạn kiệt tài nguyên đất nước.

Giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng
chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị
của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng.

- Dù lượng giai cấp công nhân Việt Nam ra đời còn ít nhưng đã sớm có tinh
thần đoàn kết, chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.

- Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ
chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước
mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương, chống
đánh đập.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức Công hội, của công nhân
trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, bóc lột, bảo vệ quyền lợi của công
nhân.

- Ngày 28/07/1929, Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, tiền thân chủ
Công đoàn Việt Nam ngày nay.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam thực sự là trung tâm đoàn
kết của công nhân lao động Việt Nam. Với trên 20 vạn người trong năm
1945, các đoàn viên Công đoàn trở thành lực lượng nòng cốt làm nên cuộc
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa – Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt
Nam luôn giương cao ngọn cờ tiền phong, có nhiều đóng góp hết sức to lớm
trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc do sớm được tôi luyện trong
đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh
chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục cách
mạng.

Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân
trong xã hội.

- Đại bộ phận công nhân Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động
khác, chung lợi ích, chung nguyện vọng, và khát vọng đấu tranh độc lập tự
do.

- Đó cũng là cơ sở thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, thực hiện
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay :

1. Về kinh tế :

Thực hiện khối liên minh công – nông – trí thức để tạo ra những động lực phát
triển nông nghiệp – nông thôn và nông dan ở nước ta theo hướng phát triển bền
vững, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế,
bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.
Bước vào thời kỳ đổi mới, các ngành kinh tế nước ta, nhất là lĩnh vực công
nghiệp gặp nhiều khó khăn. Giai cấp công nhân kiên trì khắc phục khó khăn, duy
trì và phát triển hoạt động sản xuất, dần thích ứng với cơ chế quản lý mới, nâng
cao năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp, đóng góp chủ yếu
vào ngân sách Nhà nước. Công nhân là lực lượng lao động trực tiếp thúc đấy “ Sản
xuất công nghiệp từng bước phục hồi, giá trị gia tăng ngành công nghiệp, xây dựng
tăng bình quân 6,9%/ năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu
công nghiệp tăng... Giá trị ngành công nghiệp, xây dựng năm ( 2011 tăng 6,68% )
– ( 2012 tăng 5,75% ) – (2013 tăng 5,43% ) – ( 2014 tăng 7,14% ) – ( 2015 tăng
9,29% ). Giá trị công nghiệp hàng năm tăng cao, trong đó có công sức, trí tuệ của
giai cấp công nhân, đóng góp chủ yếu vào giá trị tổng sản phẩm trong nước
( GDP ), góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 35
năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.

Dưới tác động của hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự phát
triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề, trình độ
chuyên môn nghề nghiệp không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh
thần ngày càng được cải thiện...

2. Về chính trị - xã hội.

Đội ngũ cán bộ Đảng viên trong giai cấp công nhân phải nêu cao trách nhiệm
tiên phong, đi đầu, góp phần củng cố và phát triển cơ sở chính trị - xã hội quan
trọng của Đảng thực sự trong sạch vững mạnh.

Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa theo mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, giai cấp công nhân nước ta có đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đảng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp mọi
hoạt động. Bởi vậy, giai cấp công nhân rất thuận lợi khi tham gia vào công tác xây
dựng Đảng. Đồng thời, với xu hướng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng,
giai cấp công nhân là nguồn lực dồi dào cung cấp cho Đảng ngày càng nhiều đảng
viên là công nhân, góp phần khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

3. Về văn hóa tư tưởng

Giai cấp công nhân tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận
để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống
lại những quan điểm sai trái, những sự xuyên tạc của thế lực thù địch, kiên định lý
tưởng, mục tiêu và con đường cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong công nhân, viên chức,
lao động về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết
của công đoàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Công đoàn luôn coi trọng
việc nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức,
lao động để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước nghiên cứu, giải
quyết.

Câu 2: Phân tích nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và
cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử
Sứ mệnh lịch sử là sự tổng quát của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiền
phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ
các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công
nhân nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, nghèo nàn, lạc hậu xây dựng xã hội
cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước.

Bước thứ nhất Giai cấp công nhân biến thành giai cấp thống trị và giành lấy
chính quyền nhà nước vào tay mình.
Bước thứ hai Giai cấp công nhân dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt
lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả
những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước từ đó tiến hành tổ
chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Hai bước này quan
hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp công nhân không thực hiện được
bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng
bước thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành
sứ mệnh lịch sử của mình.
Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân bắt nguồn từ địa vị kinh tế-xã hội
khách quan:

Giai cấp công nhân ra đời Giai cấp công nhân không Địa vị kinh tế xã hội giúp
và phát triển dưới chủ có tư liệu sản xuất nên cho giai cấp công nhân trở
nghĩa tư bản, là bộ phận buộc bán sức lao động của thành giai cấp cách mạng
quan trọng nhất, cách mình cho nhà tư bản để triệt để và có khả năng
mạng nhất của lực lượng sống. Họ bị giai cấp tư thực hiện sứ mệnh lịch sử,
sản xuất có trình độ xã hội sản bóc lột giá trị thặng đó là khả năng đoàn kết
hóa cao. dư mà họ đã tạo ra trong toàn thể giai cấp công
thời gian lao động. nhân và các dân tộc bị áp
bức trên quy mô quốc tế
chống chủ nghĩa đế quốc.

Trong suốt những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định
được vai trò của mình, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp
tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng.
Ngày nay, công nhân Việt Nam chủ động tham gia giải quyết các vấn đề là thu hút
sự quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các vấn đề đó
có tính thời sự cao như dân số, môi trường, văn hóa, năng lượng, lương thực,…
Giai cấp công nhân là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, không chấp nhận chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị. Giai cấp công
nhân tham gia đông đảo vào các thành phần kinh tế, lấy mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu. Giai cấp công nhân là lực
lượng tiên phong trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội,
là lực lượng chính trị – xã hội quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là xóa bỏ chế độ tư bản
chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và
toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Và phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh
chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng
cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và
hiệu quả làm việc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.
Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân. Giai cấp công nhân có những nội dung sứ mệnh lịch sử nêu trên là do những
điều kiện khách quan sau đây quy định:
Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản :
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, lực Trong chủ nghĩa tư bản, do không có
lượng sản xuất là yếu tố động nhất và hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, giai cấp
luôn vận động phát triển do sự thay đổi công nhân buộc phải bán sức lao động
không ngừng của công cụ lao động ở trở thành người làm thuê cho giai cấp tư
trình độ ngày càng cao. Nhưng trình độ sản và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.
của công cụ lao động thay đổi được là Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản
kết quả của hoạt động sáng tạo của con chỉ có thể bóc lột được giai cấp công
người.Trong chủ nghĩa tư bản và chủ nhân khi họ nắm giữ, chi phối tư liệu
nghĩa xã hội với nền sản xuất đại công sản xuất của xã hội. Do vậy, bằng mọi
nghiệp ngày càng phát triển, giai cấp giá, giai cấp tư sản phải duy trì chế độ
công nhân trở thành bộ phận quan trọng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặt
nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố khác, giai cấp công nhân cũng chỉ được
cấu thành lực lượng sản xuất. Lao động giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột
sống của giai cấp công nhân tạo ra phần khi xoá bỏ được chế độ sở hữu tư nhân
lớn của cải vật chất cho xã hội và đóng về tư liệu sản xuất và thay thế vào đó là
vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
tồn tại và phát triển của xã hội.

Câu 3: Phân tích đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa ?

Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không
phải theo phương thức trực tiếp, mà phải đi qua các bước trung gian, phải bắc
những “chiếc cầu nhỏ” đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, về cơ bản, chính là: “bỏ qua việc xác lập vị
trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất,
xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên chủ nghĩa xã
hội, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản
và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội đang định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có
những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng
chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng.
Quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển nhất định
của lực lượng sản xuất. Một khi lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa còn thấp, đa dạng, cần xây dựng quan hệ sản xuất phù
hợp, nghĩa là cần có các quan hệ sản xuất đa dạng để tạo điều kiện khai thác các
nguồn lực và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Trên phạm vi quốc gia, chúng ta bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, song trong phạm vi cụ thể như doanh nghiệp, hay các
đặc khu kinh tế, quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa, cách thức quản lý theo kiểu tư
bản chủ nghĩa vẫn tồn tại, vận hành theo các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Sự vận hành và chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn diễn ra trong
quá trình sản xuất, song với không gian và thời gian nhất định. Phạm vi không gian
và thời gian này được quy định bởi các luật và quy định của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa.

Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội không chỉ là bỏ
qua xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa, mà còn là bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất của nông
dân, cũng như việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, đẩy những người
lao động trở thành người làm thuê. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công
nhân và những người lao động trở thành những người chủ của xã hội mới, thực
hiện xã hội hóa tư liệu sản xuất, từng bước xây dựng và đưa quan hệ sản xuất mới
ngày càng chiếm vị trí chi phối trong nền sản xuất xã hội. Do vậy, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa cũng còn là việc bỏ qua tạo dựng giai cấp thực hiện sự thống trị, bóc
lột giai cấp công nhân và những người lao động trong tư bản chủ nghĩa. Song,
trong thời kỳ quá độ cùng với xây dựng giai cấp công nhân là việc hình thành tầng
lớp doanh nhân, cùng với những người lao động cùng làm chủ xã hội, cùng xây
dựng xã hội mới.

Vậy bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là việc bỏ qua sự xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, đồng thời bỏ qua
việc tước đoạt ruộng đất và tư liệu sản xuất của người lao động, bỏ qua việc tạo
dựng giai cấp thống trị, bóc lột người lao động, và đương nhiên tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

You might also like