Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

HỌC PHẦN: KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Chương 1
NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Câu 1. Nêu đối tượng nghiên cứu của môn học Kinh tế thương mại, ý nghĩa của việc nghiên cứu?
Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế thương mại là các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh (buôn bán) trong nước và
quốc tế. Cụ thể, nó nghiên cứu sự hình thành, cơ chế vận động, tính quy luật và xu hướng phát triển của hoạt động thương
mại nói chung và chủ yếu là của Việt Nam. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý các hoạt
động thương mại của nước ta phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước.
Ý nghĩa: để hiểu rõ hơn về cơ cấu và chúc năng của nền kinh tế từ đó đưa ra các quyết định hợp lý trong quản lý và phát
triển kinh tế. Ngoài ra khi nghiên cứu còn hiểu được cách thức hoạt động của thị trường, tìm hiểu về quy luật kinh tế
thương mại.
Câu 2. Bản chất của thương mại là gì? Việc nhận thức đúng bản chất của thương mại có ý nghĩa như thế nào?
Bản chất: Là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân với nhau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản
xuất. TM giúp đưa các sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng và cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp phát
triển và tăng trưởng.
Việc nhận thức đúng bản chất cảu thương mại giúp hiểu rõ cái nhìn tổng quan về hoạt động thương mại từ đó đưa ra quyết
định đúng đắn trong kinh doanh. Còn giúp chúng thức nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của TM trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế và xã hội, giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề, tìm cách giải quyết khi gặp khó khăn để kinh doanh được hiệu
quả hơn. Tạo tiền đề để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng các mối quan hệ kinh tế.
Câu 3. Nêu nội dung và phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Kinh tế thương mại bao gồm những nội dung gì?
Câu 4. Trình bày các lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, phân tích những hạn chế của lý thuyết này?
Theo Adam Smith - người được coi là cha đẻ của kinh tế học hiện đại, các quốc
gia chỉ nên sản xuất những mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối. Một cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia được cho là có
lợi thế tuyệt đối nếu nó có thể sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn so với một cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia
khác.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối được xây dựng với hai nội dung chính:
- Khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế dân doanh. Nếu như
các tác giả trọng thương cho rằng buôn bán chỉ có lợi cho một bên tham gia và họ
ủng hộ một chính sách bảo hộ mậu dịch, thì Adam Smith lại khẳng định rằng thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc
gia, và Chính phủ nên thực hiện chính sách “không can thiệp” vào hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và các hoạt động
kinh tế nói chung
- Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận làm cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt
đối. Theo Ông, hai quốc gia tham gia
mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều phải cùng có lợi. Có nghĩa là quốc gia A, xét trong tương quan với quốc gia B,
có thể tỏ ra có hiệu quả hơn (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất mặt hàng X, và kém hiệu quả hơn (có mức bất lợi
tuyệt đối) trong việc sản xuất mặt hàng Y. Khi đó B là quốc gia có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng Y, và bất lợi tuyệt đối trong
sản xuất mặt hàng X. Như vậy theo Ông, nếu mỗi quốc gia tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, và
xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia để đổi lấy mặt hàng mà mình có mức bất lợi tuyệt đối, thì sản lượng của cả hai
mặt hàng sẽ tăng lên và cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn.
Theo Smith, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế
tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có lao động mà thôi)

Hạn chế: Chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế giữa các nước đều phải có lợi thế tuyệt đối nhưng khác nhau về
mặt hàng có lợi thế (chủ yếu là các nước công nghiệp thời kì đầu của cuộc cách mạng công nghiệp) mà không giải thích
được quan hệ thương mại giữa các nước công nghiệp (có lợi thế tuyệt đối ở hầu hết các mặt hàng) với các nước đang phát
triển (hầu như không có lọi thế tuyệt đối ở mặt hàng nào hoặc có rất ít lợi thế tuyệt đối).
Học thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở thương mại hàng hóa: hàng đổi hàng giản đơn, trong khi thương mại quốc tế
ngày nay còn gồm cả thương mại dịch vụ. Học thuyết chưa tính toán hết được các yếu tố trong thương mại quốc tế như
vận tải, văn hóa, sở thích...

1
Câu 5. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh của David Ricardo? Ưu điểm của lý thuyết này so với lý thuyết lợi thế
tuyệt đối của Adam Smith.
Nội dung: Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế khoá, trong đó ông đã đề cập
tới lợi thế so sánh (Comparative advantage). Khái niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so
với sản xuất các sản phẩm khác. Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm làm cho vấn đề nghiên
cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn.
Các giả thiết của Ricardo
 Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định.
 Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia
 Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài
 Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động
 Công nghệ của hai quốc gia như nhau
 Chi phí sản xuất là cố định
 Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ)
 Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
 Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế
 Chi phí vận chuyển bằng không
 Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá
Ưu điểm: Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được coi là lý thuyết cơ bản, đặt cơ sở nền tảng cho thương mại quốc tế và
được coi là lý thuyết quan trọng nhất của Kinh tế quốc tế. Lý thuyết này đã vạch ra cơ sở khoa học của thương mại quốc tế
là sự khác biệt về lợi thế tương đối trong sản xuất một loại hàng hóa nào đó. Bên cạnh đó, lý thuyết lợi thế so sánh đã khắc
phục được hạn chế của lợi thế tuyệt đối mà Adam Smith đưa ra, đó là lý thuyết này đã giải thích được rằng tất cả các quốc
gia đều có lợi khi tham gia thương mại kể cả trong trường hợp một nước không có lợi thế tuyệt đối về nhiều mặt hàng. Do
vậy, lý thuyết lợi thế so sánh mang tính khái quát hơn. Dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh, một quốc gia sẽ chuyên môn hóa
vào sản xuất loại hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh chứ không phải chỉ căn cứ vào lợi thế tuyệt đối. Cuối cùng, lợi
thế so sánh đã chỉ ra được lợi ích của quá trình phân công lao động quốc tế (kế thừa lý thuyết của Adam Smith).
Câu 6. Giải thích thương mại quốc tế theo mô hình lợi thế so sánh? thực tế ở Việt Nam hiện nay.
David Ricardo tiếp tục sử dụng mô hình thương mại giản đơn tương tự như
Adam Smith để giải thích quan hệ thương mại giữa các quốc gia tham gia. Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số
giả thiết, nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn.
Trong mô hình của mình, ông vẫn giả thiết:
(1) Thế giới chỉ gồm hai quốc gia, chẳng hạn: Nhật Bản và Việt Nam.
(2) Các quốc gia trên chỉ sản xuất hai mặt hàng, chẳng hạn: lúa mỳ và rượu
vang.
(3) Không có chi phí vận tải
(4) Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các
ngành sản xuất trong quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.
(5) Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường
Thực tế ở Việt Nam:
Thứ nhất, từ sự phân tích và lập luận ở trên cho thấy: lợi thế mà Việt Nam đang có là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao
động dồi dào. Mặc dầu Việt Nam được coi là một đất nước phong phú về các loại khoáng sản, nhưng nếu tính theo mức
đầu người thì không phải là nước giàu khoáng sản. Về lao động, Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, tuy nhiên lực
lượng này lại chưa quen với lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế . Do đó chất lượng lao động
không cao, thế nhưng tiền công lao động lại quá cao nếu tính theo năng suất.
Thứ hai, so với các nước ASEAN, hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam vẫn ở trình độ thấp. Theo số liệu thống kê
năm 2007 của WTO, trong 50 nền kinh tế của thế giới được đưa ra phân tích thì Việt Nam được xếp thứ 50 cuối danh sách.
Đáng chú ý là các nước ASEAN 4: Singapore, Malaisia, Thái Lan và Indonêsia lần lượt theo thứ tự là 14,19, 25 và 32. Trong
điều kiện tương đồng về cấu tạo tài nguyên thì lợi thế dựa trên điều kiện sản xuất cấp thấp sẽ nhỏ bé. Nếu chỉ dựa vào lợi
thế này thì thương mại của Việt Nam trong ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và được coi là kém phát triển. Nguyên nhân
chính không phải ở chỗ có sự tương đồng về cấu tạo tài nguyên gây ra mà là ở chỗ các điều kiện sản xuất vốn có của các
quốc gia ASEAN hơn hẳn Việt Nam.

2
Thứ ba, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra chủ yếu dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp thấp
(nguyên liệu thô, gia công và sơ chế) luôn rẻ hơn so với các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản xuất cấp
cao hơn (lao động được đào tạo, công nghệ trung bình thích hợp). Hiện tại Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô, gạo, khoáng
sản… nếu không đi thẳng vào công nghệ hiện đại sử dụng lao động dồi dào để sản xuất hàng xuất khẩu thì Việt Nam sẽ phải
chịu thiệt thòi về giá hàng xuất khẩu (giá trị gia tăng thấp). Thực tế đó đã được chứng minh qua nhiều năm.
Câu 7. Có hai quốc gia A và quốc gia B cùng sản xuất hai loại sản phẩm lương thực và trái cây. Quốc gia A trong 1giờ công
lao động sản xuất được 1 đơn vị lương thực và 3 đơn vị trái cây. Trong khi đó ở quốc gia B trong 1giờ công lao động sản
xuất được 4 đơn vị lương thực và 2 đơn vị trái cây.
A, lương thực: 90h- trái cây: 30h [4 0,6]
B, lương thực 22,5h- trái cây: 45h [1 1,5 ]
Yêu cầu:
Hãy tìm lợi thế của mỗi quốc gia trong việc sản xuất các loại hàng hóa?
Quốc gia A: 3 đơn vị trái cây
Quốc gia B: 4 đơn vị lương thực
Mô hình thương mại của hai quốc gia sẽ diễn ra như thế nào?
Tại quốc gia B nếu so sánh giữa trái cây và lương thực, thì B lại có ít lợi thế so sánh về mặt hàng trái cây vì năng suất lao
động để sản xuất trái cây của B kém 2/3 lần so với năng suất lao động sản xuất trái cây của A;  trong khi đó năng suất lao
động đế sản xuất lương thực của B lại lớn gấp 4 lần so với năng suất lao động để sản xuất lương thực của A. Vậy, dù không
có lợi thế tuyệt đối ở cả hai mặt hàng, nhưng B sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng lương thực, vì lương thực là mặt hàng ít
bất lợi hơn so với mặt hàng trái cây
Tại quốc gia A nếu so sánh giữa trái cây và lương thực, thì A lại có lợi hơn về mặt hàng trái cây vì năng suất lao động để
sản xuất trái cây của A lớn hơn 3/2 lần so với B; trong khi đó năng suất lao động để sản xuất lương thực của A lại kém hơn
gấp 4 lần so với B. Vậy, dù không có lợi thế tuyệt đối ở cả hai mặt hàng, nhưng A sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng trái cây,
vì trái cây là mặt hàng có lợi hơn so với lương thực.

Nếu hai quốc gia tiến hành trao đổi 90 đơn vị lương thực lấy 90 đơn vị trái cây. Hãy xác định lợi ích của hai quốc gia.

Quốc gia A: lương thực: 90h- trái cây: 30h [4 0,6]


Quốc gia B: lương thực 22,5h- trái cây: 45h [1 1,5 ]
Vậy nếu đổi cho nhau thì B sẽ được lợi về lương thực vì B chỉ mất 22,5h để sản xuất còn A mất đến 90h để sản xuất. Còn về
trái cây thì A sẽ được lợi hơn vì A chỉ mất 0,6h để sản xuất còn B mất đến 1,5h để sản xuất

Câu 8. Giả sử quốc gia I để sản xuất 1 đơn vị thực phẩm cần 2 giờ công lao động và 1 đơn vị lương thực cần 3 giờ công lao
động. Trong khi đó ở quốc gia II để sản xuất 1 đơn vị thực phẩm cần 8 giờ công lao động và 1 đơn vị lương thực cần 6 giờ
công lao động.
Yêu cầu:
a. Tìm lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong việc sản xuất hai loại hàng hóa?
b. Chứng minh cả hai quốc gia đều có lợi khi hai quốc gia tiến hành trao đổi thương mại quốc tế theo mô hình lợi thế so
sánh.
Câu 9. Giả sử quốc gia I để sản xuất 1 đơn vị thực phẩm cần giờ công lao động và 2 đơn vị lương thực cần 3 giờ công lao
động. Trong khi đó ở quốc gia II để sản xuất 1 đơn vị thực phẩm cần 3 giờ công lao động và 1 đơn vị lương thực cần 4 giờ
công lao động.
Yêu cầu:
a. Phân tích lợi thế trong việc sản xuất 2 loại hoàng hóa ở mỗi quốc gia?
b. Tìm lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong việc sản xuất hai loại hàng hóa?
c. Chứng minh cả hai quốc gia đều có lợi khi hai quốc gia tiến hành trao đổi thương mại quốc tế theo mô hình lợi thế so
sánh.
d. Tính lợi ích thu được của mỗi quốc gia khi trao đổi 600 Thực phẩm – 600 Lương thực.

3
Chương 2
CHỨC NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI
Câu 1. Hãy phân tích cơ sở luận nghiên cứu tác động thương mại dưới góc độ Thương mại là khâu lưu thông trong quá
trình tái sản xuất xã hội ?
Thương mại là khâu lưu thông trong quá trình tái sản xuất xã hội vì:
- Thương mại là cầu nối giữa sản xuất- tiêu dùng và có liên hệ mật thiết với khâu phân phối
- Vì vậy bắt buộc phải xem xét tác động của thương mại đến cả 2 điểm: sản xuất- tiêu dùng cũng như tác động trở lại
- Thương mại tác động đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển của sản xuất- tiêu dùng xã hội
Câu 2. Trình bày những tiêu chí cơ bản để phân loại tác động thương mại. Ý nghĩa của việc nghiên cứa vấn đề này áp dụng
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay ?
- Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động:
+ Tích cực: kết quả của ảnh hưởng có thể là những lợi ích hoặc thúc đẩy quá trình kinh tế xã hội vận động theo chiều hướng
tiến bộ
+ Tiêu cực: kết quả là những tổn thất hoặc kìm hãm, đẩy lùi sự vận động của các quá trình kinh tế xã hội
- Theo phạm vi ảnh hưởng:
+ Tác động vi mô: ảnh hưởng trong phạm vi doanh nghiệp, hộ gia đình
+ Tác động vĩ mô: ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài khuôn khổ các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, những tác động
này có thể ở phạm vi toàn cầu hoặc 1 khu vực kinh tế ( ASEAN, EU,...) quốc gia hoặc địa phương trong mỗi quốc gia
- Theo lĩnh vực tác động:
+ Tác động kinh tế
+ Tác động xã hội
+ Tác động môi trường tự nhiên
- Ý nghĩa:
+ Đối với doanh nghiệp: giúp phát huy những tác động tốt từ hoạt động thương mại để thúc đẩy hoạt động kinh doanh
nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, từng bước hạn chế những tác động xấu của thương mại tới doanh nghiệp và tới
khách hàng
+ Đối với nhà nước: nhận định rõ ràng các tác động của thương mại để việc quản lí hoạt động thương mại ở phạm vi vĩ mô
một cách có kết quả và hiệu quả, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của thương mại cũng như đáp ứng những đòi
hỏi của sự phát triển kinh tế bền vững
Câu 3. Phân tích tác động của Thương mại đối với lĩnh vực Kinh tế? Liên hệ thực tiễn vấn đề này ở Việt Nam hiện nay?
- Đối với doanh nghiệp:
Nhờ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng
quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.
Thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường
trong nước mà còn tại thị trường quốc tế; giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏi kinh
nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng
hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất.

- Đối với quốc gia:


Thương mại quốc tế giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệu quả hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên
môn hóa và phân công lao động quốc tế.
Thương mại quốc tế làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia nói riêng cũng như của toàn thế giới nói
chung.
Thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó
tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.
- Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam:
+ Thương mại tạo các điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
+ Thương mại góp phần xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp từng bước xây dựng nề kinh tế thị trường
+ Thương mai thúc đẩy sản xuất phát triển cung ứng các nhu cầu cho nhân dân và đẩy mạnh quá trình CNH HDH đất nước
( xây dựng chủ nghĩa xã hội)
+ Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập
4
Câu 4. Đánh giá tác động của Thương mại đối với vấn đề xã hội? Liên hệ thực tiễn vấn đề này ở Việt Nam hiện nay?
- Một số tác động của thương mại:
Tác động đến các vấn đề về văn hóa:
+ Hội nhập thuơng mại quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, phạm vi ảnh huởng và cuờng độ tác động của thuơng mại
tới văn hoá cũng gia tăng rất nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.
+ Sự xâm nhập của các hàng hoá, dịch vụ nuớc ngoài cũng ảnh huởng tới văn hoá trong nuớc. Thuơng mại cũng mang lại
những yếu tố “ngoại lai”, thậm chí “độc hại” tới nền văn hoá các quốc gia, không loại trừ bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên,
ảnh huởng sâu sắc và đáng chú ý nhất về văn hoá của thuơng mại là đối với các nuớc đang phát triển và với các dân tộc lạc
hậu
Tác động đến các vấn đề về chính trị:
+ Kinh tế quyết định chính trị. Sự thịnh vuợng thuơng mại là yếu tố quan trọng đưa lại sự thịnh vuợng kinh tế cho các quốc
gia, các khu vực kinh tế. Do vậy thuơng mại là yếu tố tác động quan trọng đến sự ổn định chính trị.
+ Hội nhập thuơng mại quốc tế là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế - thương mại giữa nhiều quốc gia với các chế độ chính
trị khác nhau. Thuơng mại và sự phân chia lợi ích ngày càng bình đẳng, tôn trọng định huớng chính trị của nhau… chính là
các nhân tố quan trọng mang lại những lợi ích to lớn cho sự chung sống hoà bình giữa các quốc gia.
+ Thuơng mại là nhân tố tạo nên sự ổn định chính trị thế giới và khu vực. Tuy nhiên thuơng mại mà bản chất của nó là vì lợi
nhuận, luôn đi cùng với cạnh tranh khốc liệt, đó là những cuộc cạnh tranh không khoan nhuợng giữa các quốc gia nên cũng
là nguyên nhân trực tiếp hoặc sâu xa của nhiều mâu thuẫn và xung đột chính trị.
Tác động đến các vấn đề về luật pháp:
+ Các hoạt động kinh tế, hoạt động thƣơng mại không ngừng vận động và phát triển. Vì thế luật pháp cũng phải không
ngừng phát triển và hoàn thiện theo những thay đổi của các chuẩn mực và các giá trị của xã hội.
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế và thƣơng mại quốc tế, sự phát triển các mối quan hệ thuơng mại giữa các quốc gia
trong từng khu vực kinh tế và ở phạm vi toàn cầu đang hình thành nên một hệ thống đa dạng những định chế, những luật
lệ thuơng mại mới ở phạm vi toàn cầu, khu vực cũng nhƣ đối với các quốc gia để điều chỉnh những mối quan hệ thuơng
mại ngày càng đa dạng và phức tạp.
+ Tác động của thuơng mại tới luật pháp cũng thấy rõ đối với quốc gia như Việt Nam: Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa; Trong qúa trình đàm phán gia nhập WTO.
- Một số tác động đến các vấn đề XH khác như:
+ Đối với vấn đề việc làm: TM là lĩnh vưc tạo ra nhiều việc làm cho nền KT
+ Đối với chất lượng cuộc sống:
+ Đối với các vấn đề về dân số
+ Giúp giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các vùng trong 1 quốc gia
Câu 5. Trình bày những tác động của Thương mại đối với vấn đề môi trường trong việc phát triển thương mại theo hướng
bền vững ? Liên hệ thực tiễn vấn đề này ở Việt Nam hiện nay?
- Thuơng mại tác động tới môi truờng:
+ Thuơng mại và kinh tế càng phát triển thì quy mô sản xuất càng mở rông, điều đó làm giảm tổng luợng tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá vì mục đích thuơng mại.
+ Tài nguyên thiên nhiên thì luôn có giới hạn mà nhu cầu của con nguời thì vô hạn, hơn nữa dân số trong hành tinh của
chúng ta ngày càng gia tăng. Sự phát triển thuơng mại, phát triển kinh tế tự phát theo điều tiết của thị truờng, không có
quy hoạch trong khai thác có thể đưa đến sự khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn.
+ Sự phát triển thuơng mại không chỉ gia tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà đòi hỏi gia tăng sử dụng, khai thác yếu tố
thuộc kết cấu hạ tầng như: giao thông vận tải, buu chính viễn thông… Vì vậy, một mặt thuơng mại phát triển sẽ thúc đẩy sự
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, mặt khác nếu sự phát triển này thiếu quy hoạch có thể làm quá tải và
hƣ hỏng hệ thống hạ tầng, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển.
+ Phát triển thƣơng mại có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng sinh thái: nguồn nuớc, không khí, tiếng ồn… phá
huỷ hệ sinh thái, quần thể động thực vật. Vì vậy, cùng với sự phát triển thƣơng mại cần phải có hệ thống luật pháp, chính
sách khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chính sách bảo vệ môi truờng, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
sạch, tiêu dùng sản phẩm sạch nhằm đảm bảo yêu cầu của phát triển bền vững.
+ Phát triển thuơng mại cần chú ý đến vấn đề môi truờng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu những hàng hoá đáp
ứng yêu cầu về môi truờng của các tổ chức bảo vệ môi truờng trên thế giới, nhất là khi su bảo hộ của các nuớc ngày càng
nghiêng về hàng rào kỹ thuật.
5
CHƯƠNG 3
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
Câu 1. Trình bày bản chất của thương mại hàng hóa?
Bản chất của thương mại hàng hóa
Thương mại hàng hoá là một khái niệm để phân biệt với thương mại dịch vụ - lĩnh vực trao đổi các đối tượng vô hình.
Thương mại hàng hoá ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Hoạt động thương mại là sự phát triển cao nhất của hoạt động trao đổi
thông qua mua bán, gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ. Đến bây giờ nhiều khi nhắc đến thương mại người ta vẫn đồng
nhất với thương mại hàng hoá.
Xét về bản chất, thương mại hàng hoá là hoạt động thương mại mà đối tượng trao đổi của nó là sản phẩm hữu hình.
Thương mại hàng hoá là lĩnh vực hoạt động kinh tế khác với thương mại dịch vụ cần có định chế riêng để hướng dẫn, điều
chỉnh và kiểm soát cho phù hợp.
Câu 2. Anh/ chị hãy cho biết có những phương thức mua bán hàng hóa chủ yếu nào? Ví dụ minh họa?
Một số phương thức mua bán chủ yếu:
- Mua bán buôn và mua bán lẻ: các cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, kiôt, quán hàng, nhà ăn, xe hàng lưu động, vv.
- Mua bán trực tiếp và qua trung gian:
- Mua bán qua đại lý và môi giới:
Vdu: qua đại lý: Hợp tác xã mua bán hay thương nhân làm đại lý tiêu thụ những nông sản cho hợp tác xã nông nghiệp, hoặc
làm đại lý bán hàng cho một công ty, xí nghiệp quốc doanh hay tư nhân.
- Mua bán truyền thống và qua mạng internet
- Mua bán thanh toán ngay và mua bán chịu
- Mua bán bằng hợp đồng và mua bán miệng
Các phương thức mua bán khác như:
- Tạm nhập tái xuất
- Buôn bán đối lưu
- Xuất nhập khẩu tại chỗ
- Giao công thương mại
- Đấu giá
- Đấu thầu
Câu 3. Nêu nguyên tắc đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động kinh doanh hàng hóa trên thị trường?
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu chung 
- Mục tiêu
- Thiết lập liên hệ giữa những gì bạn có và những gì bạn muốn
- Tìm và điều chỉnh những thiếu sót
- Phân tích và sàng lọc
Câu 4. Hệ thống kinh doanh thương mại hiện nay của Việt Nam có những đặc trưng gì?
- Sự phức tạp và tính đa dạng: Hệ thống KD hiện đại là 1 cơ cấu rất phức tạp có nhiều khu vực, mỗi khu vực do nhiều ngành
tạo nên, mỗi ngành lại đc tạo thành từ nhiều tổ chức KD mà các tổ chức KD này thay đổi trong những giới hạn: hình thức sở
hữu, quy mô kinh doanh, cơ cấu vốn, phong cách quản trị và phạm vi hoạt động
- Sự phụ thuộc lẫn nhau: các tổ chức KD hợp tác trong hoạt động KD. Một cty mua nguyên liệu thô hay các chi tiết của công
ty khác, sau đó bán các sp hoàn thành cho nhà bán buôn, bán lẻ và đem đến cho người sử dụng cuối cùng
- Sự thay đổi và đổi mới: để đảm bảo thành công, các tổ chức KD phải đáp ứng kịp thời những thay đổi thị hiếu và nhu cầu
của người tiêu dùng
- Các yếu tố sản xuất: Hệ thống tổ chức kinh doanh cần đến nhiều yếu tố nhập lượng khác nhau để tạo ra các xuất lượng
cho xã hội. Các nhập lượng này được gọi là các yếu tố sản xuất, các nhập lượng căn bản gồm có lao động, tiền vốn, nguyên
vật liệu, đội ngũ các nhà kinh doanh
Câu 5. Theo anh/ chị thực trạng hoạt động thương mại hàng hóa hiện nay như thế nào? Những ưu điểm và nhược điểm?
Câu 6. Trình bày phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng hóa trong kinh tế thị trường?
Trong doanh nghiệp thương mại, kế hoạch kinh doanh chính là kế hoạch lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng.
. Các loại lưu chuyển hàng hoá
- Lưu chuyển hàng hoá là những tư liệu sản xuất, yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất. Loại lưu chuyển này do các
doanh nghiệp thương mại vật tư đảm nhiệm.
6
- Lưu chuyển hàng hoá là nông sản do hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh lương thực đảm nhiệm.
- Lưu chuyển hàng hoá là các tư liệu tiêu dùng cá nhân do các doanh nghiệp thương mại hàng tiêu dùng thực hiện
- Lưu chuyển hàng hoá là các sản phẩm xuất nhập khẩu tham gia vào thương mại quốc tế do các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu đảm nhiệm.
. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạch định lưu chuyển hàng hoá
- Đáp ứng kịp thời, tốt nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian giao hàng, tạo điều kiện
phân phối hợp lí hàng hoá và các kênh tiêu thụ.
- Khai thác tốt nguồn hàng để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
- Hình thành đầy đủ và đồng bộ lực lượng dự trữ hàng hoá ở các doanh nghiệp thương mại.
- Tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
. Các chỉ tiêu của kế hoạch lưu chuyển hàng hoá gồm:
+ Doanh số bán hàng.
+ Doanh số mua vào.
+ Dự trữ hàng hoá đầu kì và cuối kì kế hoạch.
+ Tỷ trọng các hình thức lưu chuyển hóa.
+ Tốc độ chu chuyển vốn lưu động kì kế hoạch.

CÂU HỎI CHƯƠNG 4,5 CỦA TRANG

CHƯƠNG 4
Câu 1. Trình bày khái niệm và vai trò của Thương mại dịch vụ? (3 điểm)
Thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trường thông qua mua bán nhằm mục đích lợi
nhuận.
* Khẳng định: Trong thời đại ngày nay, thương mại dịch vụ có một vị trí ngày càng quan trọng trong buôn bán toàn cầu và
trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Ở nhiều nước,1 số ngành dịch vụ được xem
là ngành kinh tế có vị trí mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói, cần được đầu tư, phát triển.
* Vai trò cụ thể:
- Thương mại dịch vụ có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GNP của nền kinh tế các quốc gia.
- Thương mại dịch vụ có vai trò tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, cải thiện cán cân thương mại của các quốc gia
- Thương mại dịch vụ có vai trò thúc đẩy phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thương mại dịch vụ có vai trò tạo công ăn việc làm cho xã hội
- Thương mại dịch vụ có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
- Một số vai trò khác của thương mại dịch vụ
+ Tăng cường giao lưu văn hoá.
+ Chuyển giao công nghệ

Câu 2. Phân biệt sản phẩm trong thương mại dịch vụ và sản phẩm trong Thương mại hàng hóa để từ đó nâng cao hiệu quả
của hoạt động Thương mại dịch vụ?

Sản phẩm trong thương mại dịchSảnvụ phẩm trong Thương mại hàng hóa
Tính chất thường không thể nhìn thấy hoặclà chạm
nhữngđược.
đồ vật có thể nhìn thấy, chạm được
và có giá trị định lượng.
Khả năng cung cấp thường không thể sản xuất trướcđược
và lưu
tạotrữ,
ra và cung cấp ngay khi có yêu cầu
mà phải được tạo ra và cung cấp ngay khi có
yêu cầu

Đặc điểm Thường là phi vật chất, mang tính


Sản
chất
phẩm khônghàng hóa có thể sở hữu, trưng bày
lưu trữ, không thể sở hữu hoặc bán
và bán
lại. lại.
Chúng
Chúng thường có tính đồng nhất,
thường có tính không đồng nhất,tức
tứclàlàgiống
khôngnhau ở mỗi lần sản xuất.

7
giống nhau ở mỗi lần cung cấp

Dịch vụ tài chính, dịch vụ khách sạn,


Đồ điện
dịchtử,
vụ quần
tư áo, ô tô, đồ gia dụng.
vấn, dịch vụ vận chuyển.

Câu 3. Trình bày các loại dịch vụ thương mại ở nước ta hiện nay? Phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả của hoạt động thương mại dịch vụ?

Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều loại dịch vụ thương mại đa dạng và phong phú để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dưới
đây là một số loại dịch vụ thương mại phổ biến ở Việt Nam:
Dịch vụ tài chính:
Ngân hàng và dịch vụ ngân hàng: Cung cấp dịch vụ về tiền gửi, cho vay, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tư vấn tài chính và dịch
vụ khác.
Bảo hiểm: Cung cấp dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm du lịch và các
dịch vụ liên quan khác.

Câu 4. Phân tích đánh giá tình hình phát triển thương mại – dịch vụ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay?
Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã có những bước
phát triển đáng kể. Dưới đây là một số điểm phân tích và đánh giá về tình hình này:
Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây, góp phần thúc đẩy
hoạt động thương mại - dịch vụ. Tăng trưởng GDP đã được hỗ trợ bởi sự phát triển của các ngành kinh tế chủ chốt như du
lịch, tài chính, bất động sản và logistics.
Đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Các
công ty nước ngoài đã đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất, dịch vụ tài chính, bán lẻ, nhà hàng khách sạn và công
nghệ thông tin.
Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng: Việc phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các cảng biển, cầu đường và sân bay, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và dịch vụ. Điều này giúp tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và
tăng cường kết nối với các thị trường quốc tế.
Sự phát triển của thị trường tiêu dùng: Với sự gia tăng thu nhập và tiêu dùng của người dân, thị trường tiêu dùng trong
nước đã mở ra nhiều cơ hội cho các dịch vụ thương mại. Người dân Việt Nam ngày càng tăng nhu cầu về dịch vụ du lịch, ẩm
thực, giải trí, mua sắm và các dịch vụ tài chính.
Hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Đặc biệt ASEAN (RCEP) và Hiệp định EVFTA với
Liên minh Châu Âu

Câu 5. Anh /chị hiểu “ Thương mại dịch vụ” là gì? Nêu đặc điểm của “ thương mại dịch vụ”.
Thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trường thông qua mua bán nhằm mục đích lợi
nhuận.
Đặc điểm của thương mại dịch vụ:
Đặc điểm 1: Đặc điểm về đối tượng trao đổi của thương mại dịch vụ.
Đặc điểm 2: Đặc điểm về các phương thức cung cấp trong thương mại dịch vụ.
Đặc điểm 3: Đặc điểm về tính liên ngành của các dịch vụ.
Đặc điểm 4: Đặc điểm về tính đa dạng của các loại hình dịch vụ.
Đặc điểm 5: Đặc điểm về tác động nhạy cảm của dịch vụ đối với đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường.

Câu 6. Chứng minh hoạt động vận chuyển hàng hóa là một loại hình thương mại dich vụ.

8
Hoạt động vận chuyển hàng hóa là một loại hình thương mại dịch vụ quan trọng và không thể thiếu trong ngành kinh
doanh. Dưới đây là các điểm để chứng minh rằng vận chuyển hàng hóa là một loại hình thương mại dịch vụ:
Cung cấp dịch vụ: Vận chuyển hàng hóa là một hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Doanh nghiệp vận chuyển hàng
hóa đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, đảm bảo hàng hóa được chuyển đến đúng địa điểm và thời gian
mà khách hàng yêu cầu.
Khách hàng trả tiền: Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, khách hàng phải trả tiền cho dịch vụ vận chuyển. Chi phí vận
chuyển được tính dựa trên khoảng cách, loại hàng hóa, phương thức vận chuyển và các yếu tố khác. Khách hàng sử dụng
dịch vụ vận chuyển hàng hóa và trả tiền để đảm bảo hàng hóa của họ được chuyển đến đúng địa điểm và trong thời gian
hợp lý.
Hợp đồng dịch vụ: Thường thì, hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng dịch vụ
giữa nhà cung cấp vận chuyển và khách hàng. Hợp đồng này đặt ra các điều kiện, quyền và nghĩa vụ của cả hai bên trong
quá trình vận chuyển hàng hóa. Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng vận chuyển hàng hóa là một hoạt động thương mại dịch vụ.
Trải nghiệm khách hàng: Vận chuyển hàng hóa không chỉ đơn thuần là việc chuyển đổi vật chất từ nơi này đến nơi khác, mà
còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt. Chất lượng dịch vụ vận chuyển, đảm bảo an
toàn và thời gian giao hàng đúng hẹn là những yếu tố quan trọng giúp tạo niềm tin và hài lòng cho khách hàng.

Câu 8. Việc một số app có tiện ích thanh toán hóa đơn điện, nước, hóa đơn điện thoại… có phải là thương mại dịch vụ
không? Tại sao?
Một số app có tiện ích thanh toán hóa đơn điện, nước, hóa đơn điện thoại… được coi là thương mại dịch vụ vì chúng cung
cấp dịch vụ thanh toán và mang lại tiện ích cho khách hàng trong quá trình giao dịch tài chính.

Câu 7. So sánh sự khác biệt giữa sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ. Lấy ví dụ minh họa
Sản phẩm hàng hóa Sản phẩm dịch vụ
Tính chất vật chất Là các sản phẩm có tính chất vật Là các sản phẩm không có tính
chất rõ ràng, có thể nhìn thấy, chất vật chất rõ ràng, thường là
chạm vào và sở hữu. Đây là các hoạt động hoặc công việc
những đối tượng có thể được sản được thực hiện để đáp ứng nhu
xuất, vận chuyển, bán và mua cầu của khách hàng. Sản phẩm
bằng tiền . Ví dụ: ô tô, điện dịch vụ không thể sở hữu hoặc
thoại di động, quần áo. nhìn thấy trực tiếp. Ví dụ: dịch
vụ du lịch, dịch vụ tư vấn tài
chính, dịch vụ spa.

Khả năng thể hiện Có khả năng thể hiện và trải Không có khả năng thể hiện vật
nghiệm trực tiếp thông qua các chất trực tiếp. Sản phẩm dịch vụ
giác quan như thị giác, xúc giác thường là những hoạt động, trải
và khứu giác. Khách hàng có thể nghiệm hoặc kỹ năng được cung
kiểm tra, chạm vào và cảm nhận cấp cho khách hàng.
trực tiếp sản phẩm. Ví dụ: Khi sử dụng dịch vụ spa,
Ví dụ: Khi mua một chiếc điện khách hàng không thể sở hữu
thoại di động, khách hàng có thể hoặc nhìn thấy trực tiếp các dịch
cầm nắm, kiểm tra các tính vụ, nhưng họ có thể trải nghiệm
năng, và thấy được màu sắc và các liệu pháp massage và cảm
kích thước của sản phẩm. nhận các lợi ích của nó.

Khả năng lưu trữ Có thể lưu trữ và tồn tại trong Không thể lưu trữ
thời gian dài mà không bị thay
đổi hoặc mất giá trị quá nhanh.
Ví dụ: thực phẩm đóng hộp, đồ
gia dụng.
9
Câu 9. Theo anh/chị 1 hoạt động được gọi là thương mại dịch vụ cần có những yếu tố nào? Lấy ví dụ minh họa.
Một hoạt động được gọi là thương mại dịch vụ cần có các yếu tố sau:
Cung cấp dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ đòi hỏi việc cung cấp một dịch vụ cho khách hàng. Dịch vụ có thể là một
hoạt động, trải nghiệm hoặc kỹ năng được thực hiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Dịch vụ sửa chữa ô tô, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Giao dịch tài chính: Hoạt động thương mại dịch vụ thường liên quan đến giao dịch tài chính giữa nhà cung cấp dịch vụ và
khách hàng. Khách hàng trả tiền hoặc trao đổi giá trị tài chính để sử dụng dịch vụ được cung cấp.
Ví dụ: Khách hàng trả tiền cho dịch vụ sửa chữa ô tô, khách hàng trả phí cho dịch vụ tư vấn tài chính, khách hàng trả tiền
cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Tương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng: Trong hoạt động thương mại dịch vụ, tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp giữa
nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng là cần thiết. Điều này có thể diễn ra thông qua các cuộc họp, trao đổi thông tin, tư vấn,
hỗ trợ sau bán hàng và các hình thức liên lạc khác.
Ví dụ: Nhân viên sửa chữa ô tô giao tiếp với khách hàng để hiểu về vấn đề sửa chữa, nhà tư vấn tài chính tương tác với
khách hàng để đưa ra giải pháp tài chính phù hợp, hướng dẫn viên du lịch tương tác với khách hàng trong quá trình tham
quan.
Hợp đồng hoặc thỏa thuận: Trong nhiều trường hợp, hoạt động thương mại dịch vụ đòi hỏi việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa
thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Hợp đồng này đặt ra các điều kiện, quyền và nghĩa vụ của cả hai bên trong
quá trình cung cấp

Câu 10. Lấy một số ví dụ để chứng minh tính đa dạng của các hoạt động thương mại dịch vụ ở nước ta hiện nay
Dưới đây là một số ví dụ để chứng minh tính đa dạng của các hoạt động thương mại dịch vụ ở Việt Nam hiện nay:
Dịch vụ du lịch: Cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch như tour du lịch, vé máy bay, đặt khách sạn, hướng dẫn viên du
lịch, dịch vụ vận chuyển và cung cấp thông tin du lịch.
Dịch vụ nhà hàng và khách sạn: Bao gồm các hoạt động như nhà hàng, quầy bar, dịch vụ phục vụ bữa sáng, đặt phòng
khách sạn và các dịch vụ đi kèm khác như spa, phòng tập thể dục.
Dịch vụ y tế: Bao gồm dịch vụ của các cơ sở y tế như bác sĩ, nha sĩ, bệnh viện, phòng khám, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá
nhân và các dịch vụ chăm sóc tại nhà.
Dịch vụ tài chính: Bao gồm dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán, dịch vụ thanh toán và
chuyển tiền, dịch vụ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.
Dịch vụ giáo dục: Bao gồm các hoạt động giảng dạy, đào tạo và hướng dẫn như trường học, trung tâm đào tạo ngoại ngữ,
trung tâm tin học, dịch vụ tư vấn học vấn và nghề nghiệp.
Dịch vụ thể thao và giải trí: Bao gồm các hoạt động thể thao như câu lạc bộ thể thao, sân golf, trung tâm thể dục, và các
dịch vụ giải trí như rạp chiếu phim, công viên giải trí, karaoke, trò chơi điện tử.
Dịch vụ công nghệ thông tin: Bao gồm các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin như phát triển phần mềm, dịch vụ hỗ
trợ kỹ thuật, lưu trữ dữ liệu, dịch vụ truyền thông, thiết kế website.
Dịch vụ mua sắm và bán lẻ: Bao gồm các hoạt động mua sắm như siêu thị, cửa hàng, trang web thương mại điện tử, dịch vụ

Câu 11. Tại sao có thể kết luận rằng “Dịch vụ thương mại là một loại sản phẩm vô hình, không thể sở hữu cũng như chuyển
quyền sở hữu”
Câu 12. Theo anh/chị có những yếu tố nào để tạo nên một sản phẩm thương mại dịch vụ du lịch chất lượng? lấy ví dụ minh
họa
Câu 13. Có những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng dịch vụ?
Câu 14. Phân tích chất lượng dịch vụ viễn thông của 1 nhà mạng ở nước ta hiện nay để chứng minh rằng “mức độ tin cậy”
là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ
Câu 15. Câu hỏi đúng sai có giải thích? (3 điểm/6 câu)
Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản
mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu
Dịch vụ tồn tại dưới hình thái vật thể. Khách hàng, người sử dụng các dịch vụ có thể nhìn thấy, sờ mó, thử mùi vị… trước khi
tiêu dùng chúng. Họ có thể cảm nhận kết quả, chất lượng hoạt động cung ứng chúng
10
Sai. Vì Dịch vụ là những sản phẩm tồn tại dưới hình thái phi vật thể, vô định hình. Khách hàng và người sử dụng các dịch vụ
không thể nhìn thấy, sờ mó, thử mùi vị... trước khi tiêu dùng chúng. Họ chỉ có thể cảm nhận được kết quả, chất lượng dịch
vụ khi tiếp nhận và tiêu dùng các dịch vụ đó.( 4.1.2)

Có bộ tiêu chuẩn chung để đánh giá được chất lượng của dịch vụ
Dịch vụ có thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem ra bán.
Sai. Vì dịch vụ mang tính vô hình, khó xác định chất lượng, không lưu giữ được, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời
(4.1.1)

Thương mại dịch vụ bao gồm những hoạt động mua bán và trao đổi nhằm vào mục đích lợi nhuận
Đúng. Vì thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trường thông qua mua bán nhằm mục
đích lợi nhuận. (4.1.1)

Các ngành dịch vụ liên kết chặt chẽ với nhau, ngành dịch vụ này coi ngành dịch vụ kia là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh
doanh, phát triển. Có nhiều loại nhu cầu dịch vụ đòi hỏi thoả mãn không chỉ là những dịch vụ riêng lẻ mà chúng như là 1 tổ
hợp gồm nhiều dịch vụ có tính chất bổ sung lẫn nhau

Thương mại dịch vụ có vai trò tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, cải thiện cán cân thương mại của các quốc gia.
Đúng. Vì theo 4.2.1.2

Thương mại dịch vụ có vai trò thúc đẩy phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đúng. Vì theo 4.2.1.3

Thương mại dịch vụ có vai trò tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, cải thiện cán cân thương mại của các quốc gia.
Đúng. Vì theo 4.2.1.2

Chất lượng dịch vụ là việc bảo đảm cung cấp dịch vụ theo đúng kịch bản với kỹ năng nghiệp vụ cao của nhân viên cung ứng
và đội ngũ cán bộ quản lý.
Chất lượng dịch vụ không có tiêu chuẩn cố định
Một trong những yếu tố làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của doanh nghiệp đó là sự tận tâm của nhân
viên đối với khách hàng trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ
Yếu tố “Độ tin cậy” là nhân tố đầu tiên quyết định khách hàng sự dụng dịch vụ của công ty
Chất lượng dịch vụ biến động theo thời gian, địa điểm, và đặc điểm văn hóa của khách hàng tiêu dùng dịch vụ đó
Dịch vụ trung gian thương mại là một loại dịch vụ thương mại

Chương 5
THƯƠNG MẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THƯƠNG MẠI
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ
Câu 1. Tài sản trí tuệ là gì? Lấy ví dụ minh hoạ?
Tài sản trí tuệ là sản phẩm của óc sáng tạo của con người, tri thức của nhân loại.
VD: phát minh ra bóng đèn điện, bài hát, bí mật kinh doanh,....

Câu 2. Nêu các đặc trưng của tài sản trí tuệ? Lấy ví dụ ?
- Tài sản trí tuệ có 4 đặc trưng cơ bản sau:
+ Tính vô hình: không thể cầm nắm, sờ vào được
VD: bí mật kinh doanh, bài hát...
+ Mang đặc tính của hàng hoá, dịch vụ công: sẽ có nhiều người hưởng thụ, sử dụng
VD: giống bưởi Năm Roi, bài hát..
+ Tính phái sinh: được sử dụng nhiều lần, nhiều đối tượng sử dụng, tồn tại tương đối lâu...
VD: phát minh ra bóng đèn điện, phát minh ra xe đạp...
11
+ Tính tương đối: vì đó là sản phẩm do con người sáng tạo ra và do nhiều người sử dụng nên có thể không có sự chính xác
tuyệt đối, dập khuôn được.
VD: bài hát, bài thơ - mỗi người hát, ngưòi ngâm lại 1 giọng, 1 cảm xúc khác..

Câu 3. Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Lấy ví dụ minh hoạ?


+ Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:
-> Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tác hoặc sở hữu. VD: Quyền
tác giả của bài hát, vở kịch...
-> Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
VD: Quyền của Saigon Audio đối với bản ghi âm giọng hát của Thanh Thanh Hiền...
+ Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế, bố trí mạch
tích hợp, bán dẫn; nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và: quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh.
+ Quyền đối với người gây giống: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và
phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Câu 4. Nêu đặc điểm và tính chất của quyền sở hữu trí tuệ? lấy ví dụ?
- Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ:
+ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp đối với kết quả của các hoạt động trí óc trong các lĩnh vực KH – CN và VHNT.
Quyền sở hữu trí tuệ được trao cho các chủ sở hữu về ý tưởng, phát minh và những biểu hiện có đặc điểm sáng tạo mang
tính chất của tài sản(tài sản trí tuệ)
+ Quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu quyền lựa chọn ai có thể tiếp cận và sử dụng tài sản của mình và bảo vệ nó
trước việc sử dụng không được phép.(VD: chủ sở hữu có thể cho phép ai sử dụng tài sản trí tuệ của mình khi người đó trả
giá cao và có quyền kiện khi có người sử dụng tài sản trí tuệ của mình mà chưa được phép hoặc chưa trả tiền)
- Tính chất của quyền sở hữu trí tuệ:
Mang tính chất đặc biệt.
+ Vừa là một quyền lợi về tài sản
Người sở hữu tài sản trí tuệ sẽ được trả 1 khoản tiền tương xứng với tài sản trí tuệ mà họ sáng tạo ra.
+ Vừa là một quyền lợi phi tài sản.
Người sở hữu tài sản trí tuệ sẽ thu được quyền lợi phi tài sản - quyền lợi tinh thần và quyền lợi này mang tính trội hơn
Bao gồm:
-> Quyền lợi đối vật(được hành xử trên các vật hữu hình): quyền sử dụng, quyền hưởng dụng, quyền định đoạt đối với 1 tài
sản trí tuệ.
-> Quyền lợi đối nhân: thực hiện nghĩa vụ dân sự(kê khai, đóng thuế...)
-> Quyền lợi tinh thần: quyền được bảo vệ danh dự, quyền đối với bí mật đời tư...
=¿Các quyền lợi này có tính chất phi tài sản, không thể có giá trị bằng tiền bạc và đương nhiên chúng không thể đem ra
trao đổi

Câu 5. Nêu ý nghĩa của quyền sở hữu trí tuệ ?


+ Những quyền sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trong nền kinh tế thị trường. Những quyền này tạo ra 1 cơ chế cho những vật
không thể sờ thấy được(sản phẩm vô hình) để được buôn bán trên thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường sẽ quyết
định giá trị của tài sản trí tuệ.
+ Việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc thúc đẩy sự
sáng tạo, phổ biến và sử dụng kết quả của hoạt động trí óc và khuyến khích sự trao đổi công bằng.

Câu 6. Thương mại quyền sở hữu trí tuệ là gì? lấy ví dụ?
Thương mại quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là toàn bộ những hiện tượng, hoạt động và những quan hệ kinh tế phát
sinh gắn với việc mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ mang tính thương mại trên thị trường.
VD: 1 tổ chức thuê người nghiên cứu ra phát minh sáng chế thì người phát minh sáng chế là tác giả nhưng chủ sở hữu tài
sản trí tuệ lại thuộc về tổ chức thuê nghiên cứu

12
Câu 7. Nêu các chủ thể trong hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ? Lấy ví dụ?
+ Người bán. VD: 1 tổ chức thuê người nghiên cứu ra phát minh sáng chế thì người phát minh sáng chế là tác giả nhưng chủ
sở hữu tài sản trí tuệ lại thuộc về tổ chức thuê nghiên cứu
+ Người mua. VD: mua bản quyền phần mềm

Câu 8. Nêu các lĩnh vực thương mại quyền sở hữu tài sản trí tuệ ? lấy ví dụ?
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ các tác phẩm VHNT.
VD: chuyển nhượng quyền sở hữu đối với bài thơ, bài hát, vở kịch...
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
VD: chuyển nhượng quyền sở hữu đối với máy gặt đập liên hợp...
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng.
VD: chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giống bưởi Diễn..
Câu 9. Nêu yêu cầu đối với người nhận chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ?
+ Phải tôn trọng các quyền nhân thân(quyền phổ biến, quyền về sự tôn trọng tên tuổi, quyền về sự tôn trọng các tác phẩm)
của tác giả.
+ Phải nêu rõ tên hoặc bút hiệu của tác giả trên tác phẩm.
+ Phải tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, không được thay đổi, thêm bớt, sửa chữa tác phẩm nếu không được tác giả
đồng ý.
+ Phải trả thù lao(mức giá cả) cho tác giả tài sản trí tuệ:
-> theo một tỷ lệ phần trăm trên thu nhập từ việc khai thác tài sản trí tuệ.
-> hoặc là một khoản tiền khoán nhất định.

Câu 10. Nêu đặc điểm liên quan đến điều kiện chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ?
- Lý do cần có điều kiện chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ:
+ Tài sản trí tuệ mang đặc tính của hàng hoá, dịch vụ công.
+ Quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ dễ bị gian lận, xâm hại.
- Điều kiện chuyển nhượng trong thưuơng mại quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
+ Môi trường pháp lý có thực thi nghiêm túc sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nước.
+ Hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản với những điều khoản chủ yếu như:
-> quyền lợi được chuyển nhượng(quyền sao chép, in ấn, trình diễn...)
-> thời hạn khai thác
-> hành vi vi phạm phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.

Câu 11. Kể tên các vai trò của thương mại quyền sở hữu trí tuệ? lấy ví dụ?
Vai trò kích thích các hoạt động sáng tạo của con người.
Vai trò thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ về công nghệ, giống cây trồng và phổ biến các tác phẩm nghệ thuật.
Vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hoá
Các vai trò khác
+ giải quyết việc làm;
+ thúc đẩy phát triển văn minh nhân loại;
+ hội nhập, cạnh tranh và phát triển;
+ phát hiện thêm các giá trị của các tài sản trí tuệ...
Câu 12. Nêu mục tiêu của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on
Trade Related Aspects of Interllectual Property Rights - TRIPs)?
+ Là nhằm xoá bỏ các biện pháp đầu tư gây cản trở đến thƣơng mại.
+ Mong muốn thúc đẩy việc mở rộng và tự do hoá hơn nữa thương mại thế giới và tạo thuận lợi cho đầu tư qua biên giới
quốc tế nhằm mục đích tăng mức tăng trƣởng kinh tế của tất cả các đối tác tham gia thƣơng mại, đặc biệt là của các Thành
viên đang phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo đƣợc cạnh tranh tự do

Câu 13. Nêu phạm vi điều chỉnh của TRIPs?


Chỉ áp dụng các biện pháp liên quan đến thương mại hàng hoá của các daonh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp.

13
Câu 14. Nêu nội dung cơ bản của TRIPs?
+ Bao gồm 9 điều và Phụ lục
+ Nội dung chủ yếu là yêu cầu các nƣớc phải xoá bỏ các biện pháp đầu tƣ gây cản trở đến thƣơng mại. Cụ thể:
-> Cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc hƣởng nguyên tắc đối xử quốc gia(NT) trong hoạt động đầu tƣ sang các nƣớc
thành viên thuộc WTO.
-> Loại bỏ(không áp dụng) các biện pháp thƣơng mại gây cản trở cho hoạt động đầu tư.

Câu 15. Nêu thương mại liên quan đến đầu tư? Lấy ví dụ?
Thương mại liên quan đến đầu tƣ là toàn bộ những hiện tƣợng, hoạt động và các mối quan hệ kinh tế mang tính thƣơng
mại phát sinh và gắn liền với các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.

CÂU HỎI- CHƯƠNG 6


HỌC PHẦN: KINH TẾ THƯƠNG MẠI

TỔ HỢP 1

Câu 1:Khái niệm nguồn lực thương mại là gì? lấy ví dụ? phân loại nguồn lực thương mại như thế nào?
+ Nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và nhân lực, là những yếu tố
và điều kiện khách quan để tạo ra các yếu tố và những điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá
và dịch vụ ở phạm vi vi mô cũng như quá trình tổ chức và quản lý hoạt động thương mại trong nền kinh tế diễn ra trên thị
trường một cách liên tục, thông suốt và ngày càng phát triển.
+ Theo nghĩa rộng, nguồn lực thương mại còn bao gồm các nguồn lực của nền kinh tế, được khai thác và sử dụng nhằm
phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý Nhà nước trên tầm vĩ mô đối với lĩnh vực thương mại. Như vậy, nguồn lực thương
mại cũng chính là những bộ phận của sức sản xuất được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực lưu thông và cung ứng dịch vụ trên
thị trường.
Phân loại:
Theo hình thái biểu hiện: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình
Theo nguồn hình thành: nguồn lực trong nước và nguồn lực quốc tế
Theo đặc điểm các nguồn lực: Nguồn lực vật chất tồn tại dưới dạng vật thể hữu hình, nguồn vốn trong thương mại và
nguồn nhân lực thương mại.
Nguồn lực có khả năng tái tạo
Vd: Kỹ sư, nhân viên bán hàng,....
Câu 2:Hãy cho biết vai trò của nguồn lực thương mại với sự phát triển thương mại? Lấy ví dụ và phân tích?
Thúc đẩy mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu thương mại và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Nguồn lực có tác động nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của thương mại.
Nguồn lực có tác động nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của ngành/doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Câu 3:Hãy cho biết khái niệm chi phí nguồn lực thương mại? Lấy ví dụ? cho biết công thức tính hiệu quả thương mại? Lấy ví
dụ?
Chi phí nguồn lực thương mại đó là sự biểu hiện bằng tiền những hao phí cần thiết về vật chất(như hao mòn tài sản,
phương tiện) và hao phí sức lao động cũng như chất xám của thương nhân, các chủ thể kinh doanh và các nhà quản lý
thương mại trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ trên thị trường.
VD:
Công thức tính hiệu quả thương mại H = K/C
VD:
Câu 4:Hãy cho biết hiệu quả thương mại được phần chia theo những loại nào? Lấy ví dụ và phân tích?
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả chung và hiệu quả bộ phận
Hiệu quả thương mại theo cấp độ KTQD, ngành và doanh nghiệp

Câu 5: Hãy nêu các quan điểm phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại? Lấy ví dụ và phân tích?

14
Câu 6: Hãy cho biết các phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại?
Phương pháp so sánh
Phương pháp chỉ số. VD: đưa ra chỉ số giá trị gia tăng trên vốn trong thương mại, tỷ phần thương mại của quốc gia so với
khu vực của thế giới.
Phưuơng pháp khác(đồ thị, mô hình hoá, sử dụng phần mềm, chuyên gia)

Câu 7: Hãy cho biết yêu cầu phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại? Lấy ví dụ và phân tích?

Câu 8: Hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thương mại?
Môi trường vĩ mô: Các nhân tố môi trường trong nước và các nhân tố môi trường quốc tế.
Nhân tố về thị trường:
+ Dung lượng thị trường
+ Khách hàng
+ Các nhà cung cấp
+ Đối thủ cạnh tranh
Sự phát triển của ngành và các doanh nghiệp: Sự phân công chuyên môn hoá, liên kết và hợp tác của ngành thương mại,
chiến lược và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và trình độ, năng lực của đội ngũ doanh nhân

Câu 9: Hãy cho biết con đường nâng cao hiệu quả thương mại? Lấy ví dụ và phân tích?
Chủ động mở cửa thị trường và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng, phát triển vững chắc thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất nội địa
VD: Sử dụng công nghệ thông tin: Áp dụng hệ thống quản lý thông tin, phần mềm quản lý khách hàng (CRM), hệ thống đặt
hàng trực tuyến và các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và blockchain để tăng cường quản lý, tối ưu hóa quy trình và
nâng cao tốc độ và chính xác trong các hoạt động thương mại.
Câu 10: Hãy cho biết thế nào là phát triển bền vững? những tiêu chí cơ bản của phát triển bền vững?
+ Theo cách tiếp cận về khái niệm phát triển nói trên, phát triển bền vững là một khái niệm mới của sự phát triển.
+ Trước đây, quan niệm về phát triển bền vững là khái niệm lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn thiên nhiên và lầm
tốt hơn về môi trường. Đến nay phát triển bền vững mang một nội dung rộng hơn, vượt ra khỏi khuôn khổ bảo vệ môi
trường.
+ Bản thân khái niệm “phát triển” không chỉ đơn thuần với ý nghĩa “tăng trưởng kinh tế”. Mà, phát triển còn bao hàm cả
việc “phân phối lại” để đảm bảo 3 tính công bằng xã hội nhằm thoả mãn những “nhu cầu cơ bản” của con người về dinh
dưỡng, sức khoẻ, nhà ở, giáo dục và việc làm..
Những tiêu chí cơ bản của phát triển bền vững:
Sự phát triển bền vững về kinh tế được thể hiện ở:
-> sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh nền kinh tế;
-> đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân;
-> tránh được sự suy thoái hay đình trệ trong tương lai;
-> đặc biệt là không bị thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán(xem lại khái niệm về CCTM và CCTT của một
quốc gia)
Sự phát triển bền vững về xã hội. được đánh giá qua các chỉ tiêu:
+ Chỉ số phát triển con người(HDI)
+ Hệ số bình đẳng thu nhập
+ Các chỉ số về giáo dục(tỷ lệ phổ cập giáo dục, tỷ lệ người biết đọc, biết viết, trình độ dân trí...) + Các chỉ số về dịch vụ y
tế(bác sĩ/100 dân, các dịch vụ y tế công cộng,...) + Các chỉ số về hoạt động văn hoá...
Sự phát triển bền vững về môi trường phải đáp ứng yêu cầu:
-> sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên –
> bảo tồn được sự đa dạng sinh học -> hạn chế ô nhiễm
-> cải thiện được môi trường
Sự kết hợp hài hoà và hợp lý ba mặt lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển.

Câu 11: Hãy nêu những lý do cần thiết và những nguyên tắc cơ bản việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo
hướng phát triển bền vững?
15
a, Nguyên tắc thứ nhất: Khai thác mọi nguồn lực có thể, đặc biệt là nguồn lực vô hình để phát triển thương mại.
-Lý do:
+ nhu cầu về nguồn lực cho sự phát triển luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế và các nguồn lực
luôn luôn có hạn đối với nhu cầu của con người.
+ trong thời đại ngày nay, bên cạnh các nguồn lực vật chất, các nguồn lực vô hình là vô hạn và đem lại những đóng góp
đặc biệt cho con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có phát triển thương mại.
b, Nguyên tắc thứ hai: Kết hợp sử dụng hợp lý nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài.
- Lý do: các nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động lẫn nhau. Đây là
những nguồn lực thường có vai trò tạo ra sự đột phá quan trọng trong quá trình phát triển của thương mại, đặc biệt là sự
phát triển về mặt quy mô và chất lượng.
c, Nguyên tắc thứ ba: Khai thác các nguồn lực không gây cạn kiệt và suy thoái môi trường.
- Lý do: ngày nay việc khai thác các nguồn lực đang diễn ra rất mạnh mẽ. Nhiều nguồn lực trong thực tế nếu việc khai thác
không có quy hoạch và kế hoạc có thể đe doạ đến nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên vfa suy thoái môi trường, gây trở
ngại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai, đặc biệt là các nguồn lực liên quan đến sử dụng các điều kiện tự nhiên, địa
lý, nguồn nước...

d, Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sử dụng các nguồn lực.
- Thực chất là đòi hỏi về mặt chất lượng sử dụng nguồn lực, mỗi đơn vị giá trị nguồn lực tạo ra được khối lượng kết quả
cao nhất cho nền kinh tế và xã hội.

Câu 12: Tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp X trong năm 2021 được cho trong bảng sau:
ĐVT: triệu đồng
Tổng vốn kinh doanh
Lợi nhuận ròng Chi phí kinh doanh Doanh số bán hàng
Tổng số lao động bình quân (người)

Từ bảng số liệu trên, hãy tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (có thể tính được) cho Doanh nghiệp?
Giải
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của DN là:
Hiệu quả kinh doanh:
LNR 1640
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán = = = 0,078 (triệu đồng)
DT 21020
LNR 1640
+ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí KD = = = 0,084 (triệu đồng)
CP 19380
Hiệu quả sử dụng vốn = Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD
LNR 1640
= = = 0,167 (triệu đồng)
Vốn 9800
Hiệu quả sử dụng nguồn lao động (NSLĐ bình quân)
DT 21020
= = = 70,06 (triệu/ người)
Tổng số LĐ 300

Câu 13: Tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp Y trong năm 2021 được cho trong bảng sau:
ĐVT: triệu đồng
Tổng vốn kinh doanh
Lợi nhuận ròngChi phí kinh doanh Doanh số bán hàng
Tổng số lao động bình quân
(người)

Từ bảng số liệu trên, hãy tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (có thể tính được) cho Doanh nghiệp?

Giải
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của DN là:
Hiệu quả kinh doanh:

16
LNR 1960
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán = = = 0,082 (triệu đồng)
DT 23900
LNR 1960
+ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí KD = = = 0,0893 (triệu đồng)
CP 21940
Hiệu quả sử dụng vốn = Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD
LNR 1960
= = = 0,183 (triệu đồng)
Vốn 10700
Hiệu quả sử dụng nguồn lao động (NSLĐ bình quân)
DT 23900
= = = 53,11 (triệu/ người)
Tổng số LĐ 450

Câu 14: Tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp Z trong năm 2021 được cho trong bảng sau:
ĐVT: triệu đồng
Tổng vốn kinh doanh
Lợi nhuận ròngChi phí kinh doanhDoanh số bán hàng
Tổng số lao động bình quân ( người)

Từ bảng số liệu trên, hãy tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (có thể tính được) cho Doanh nghiệp?
Giải
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của DN là:
Hiệu quả kinh doanh:
LNR 1300
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán = = = 0,073 (triệu đồng)
DT 17810
LNR 1300
+ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí KD = = = 0,078 (triệu đồng)
CP 16510
Hiệu quả sử dụng vốn = Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD
LNR 1300
= = = 0,1485 (triệu đồng)
Vốn 8750
Hiệu quả sử dụng nguồn lao động (NSLĐ bình quân)
DT 17810
= = = 44,525 (triệu/ người)
Tổng số LĐ 400

Câu 15: Tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp A trong năm 2021 được cho trong bảng sau:
ĐVT: triệu đồng
Tổng vốn kinh doanh
Lợi nhuận ròng Chi phí kinh doanhDoanh số bán hàng
Tổng số lao động bình quân ( người)

Từ bảng số liệu trên, hãy tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (có thể tính được) cho Doanh nghiệp?
Giải
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của DN là:
Hiệu quả kinh doanh:
LNR 1425
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán = = = 0,075 (triệu đồng)
DT 19000
LNR 1425
+ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí KD = = = 0,081 (triệu đồng)
CP 17575
Hiệu quả sử dụng vốn = Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD
LNR 1425
= = = 0,74 (triệu đồng)
Vốn 1925
Hiệu quả sử dụng nguồn lao động (NSLĐ bình quân)
DT 19000
= = = 54,285 (triệu/ người)
Tổng số LĐ 350

17
TỔ HỢP 2
Câu 1:Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nguồn lực thương mại là những bộ phận của sức lao động
xã hội được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực lưu thông và cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Đúng. Vì theo khái niệm 6.1.1.1

Câu 2: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Phân loại các nguồn lực thương mại có ý nghĩa quan trọng
trên tầm vĩ mô đối với quản lý nhà nước cũng như trên tầm vi mô đối với các nhà kinh doanh và người tiêu dùng.
Đúng. Dựa vào phần ý nghĩa 6.1.1.2

Câu 3: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nguồn lực thương mại có thể được biểu hiện dưới 2 hình
thái: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình
Đúng. Vì theo a phần 6.1.1.2

Câu 4: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nguồn lực nước ngoài: bao gồm nguồn tài nguyên sẵn có
từ nhiên nhiên, các nguồn lao động xã hội, các tài sản tích luỹ của quốc gia, của các tổ chức, cá nhân được sử dụng trong
thương mại, các tài sản do các doanh nghiệp sáng tạo ra và các đầu tư của chính phủ, các yếu tố vô hình khác có ý nghĩa
như nội lực trong thương mại.
Sai. Vì Nguồn lực nước ngoài bao gồm: nguồn tài trợ tài chính và đầu tư quốc tế, các nguồn lực KH-CN và chất xám thể hiện
ở sự chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng thương hiệu, bản quyền... và những thiện chí và sự ủng hộ quốc tế đối với
thương mại của quốc gia.
( mục b phần 6.1.1.2)

Câu 5:Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nguồn lực trong nước: bao gồm nguồn tài trợ tài chính và
đầu tư quốc tế, các nguồn lực khoa học-công nghệ và chất xám thể hiện ở sự chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng
thương hiệu, bản quyền, sự thu hút các chuyên gia kinh tế, thương mại và kinh nghiệm kinh doanh, quản lý quốc tế. Ngoài
ra, còn phải kể đến những thiện chí và sự ủng hộ quốc tế đối với thương mại của quốc gia.
Sai. Vì nguồn lực trong nước: bao gồm nguồn tài nguyên sẵn có từ nhiên nhiên, các nguồn lao động xã hội, các tài sản tích
luỹ của quốc gia, của các tổ chức, cá nhân được sử dụng trong thương mại, các tài sản do các doanh nghiệp sáng tạo ra và
các đầu tư của chính phủ, các yếu tố vô hình khác có ý nghĩa như nội lực trong thương mại.
( mục b phần 6.1.1.2)

Câu 6: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nguồn vốn trong thương mại bao gồm vốn cố định và vốn
lưu động được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp, từ
hệ thống ngân hàng thương mại từ quỹ hỗ trợ phát triển, xúc tiến thương mại, từ các nguồn vốn vay và tài trợ, đầu tư quốc
tế.
Đúng. Theo mục c phần 6.1.1.2

Câu 7: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nguồn nhân lực thương mại chính là bộ phận nguồn nhân
lực trong nền văn hoá đến độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ và được đưa vào làm việc trong lĩnh vực thương mại
Đúng. Theo mục c phần 6.1.1.2

Câu 8: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Vai trò của nguồn lực thương mại làm thúc đẩy mở rộng
quy mô, thay đổi cơ cấu thương mại và nâng cao chất lượng tăng trưởng
Đúng. Vì theo mục 6.1.2.1

Câu 9: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nguồn lực có tác động nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
của thương mại
Đúng. Vì 6.1.2.2

18
Câu 10: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Chi phí nguồn lực thương mại đó là sự biểu hiện bằng tiền
những hao phí cần thiết về vật chất (như hao mòn tài sản, phương tiện) và hao phí sức lao động cũng như chất xám của
thương nhân, các chủ thể kinh doanh và các nhà quản lý thương mại trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá và cung
ứng dịch vụ trên thị trường.
Đúng. Vì theo 6.1.3.1

Câu 11: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Đúng. Vì theo 6.2.1.1

Câu 12: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Mục tiêu trong thương mại có nhiều loại như mục tiêu
kinh tế và xã hội, mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu số lượng và chất lượng, mục tiêu về quy mô và cơ cấu, mục
tiêu duy trì và đổi mới phát triển, các mục tiêu tăng trưởng.
Đúng. Vì theo 6.2.1.1

Câu 13: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất
của hiệu quả thương mại. Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí về các
nguồn lực tài chính, lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác trong quá trình tổ chức trao đổi hàng hóa và cung cấp
dịch vụ trên thị trường.
Đúng. Vì theo mục a 6.2.1.2

Câu 14: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Hiệu quả xã hội là bộ phận hiệu quả thương mại phản ánh
kết quả đạt được theo mục tiêu hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạt mục tiêu đó.
Đúng. Vì theo mục a 6.2.1.2

Câu 15: Hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Hiệu quả thương mại liên quan đến nhiều vấn đề nên chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau.
Đúng. Vì theo mục 6.2.3

19

You might also like