Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 280

BÀI GIẢNG

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Nhóm GV giảng dạy:


1. Phạm Thị Hồng Vân_VLU
2. Nguyễn Thúy Quỳnh_VLU
3. Nguyễn Trần Thái Hà _VLU

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


Tổng quan về môn học
• Số đơn vị học trình: 03
• Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 2; đã
học các môn Kinh tế học, Thị trường TC và
các định chế Tài chính
• Phân bổ thời gian: lên lớp 100%
• Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: thang điểm 10
– Bài kiểm tra cuối chương: 30% (E-learning)
– Chuyên cần: 10%
– Cuối kỳ: 60% - SV được sử dụng tài liệu
2
Tài liệu tham khảo
– Tài liệu/giáo trình chính
[0] PPT bài giảng Tài chính doanh nghiệp (lưu hành nội bộ), Bộ
môn Tài chính doanh nghiệp (Phạm Thị Hồng Vân, Nguyễn
Thúy Quỳnh) biên soạn
[1] Brigham, E.F. & Houston, J.F. - Nguyễn Thị Cành và các
cộng sự dịch, Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Cengage, 2017.
– Tài liệu/giáo trình tham khảo
[2] Brealey, Myers & Allen (2017), Principles of Corporate
Finance, McGraw-Hill.
[3] Ross, Westenfield, & Jaffe, Vũ Việt Quảng và các cộng sự
dịch (2019), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Kinh tế
TP.HCM. 3
Nội dung môn học

TT Nội dung
1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DN - 3 giờ
2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH & DÒNG TIỀN – 6 giờ
3 PHÂN TÍCH BC TÀI CHÍNH DN - 9 giờ
4 THỜI GIÁ TIỀN TỆ - 12 giờ
5 ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN – 9 giờ

6 QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN - 6 giờ

4
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


Mục tiêu
• Hiểu khái niệm tài chính doanh nghiệp, phân biệt sự
khác nhau cơ bản của công tác kế toán và công tác tài
chính tại doanh nghiệp
• Nắm vững ba quyết định cơ bản của quản trị TCDN
và mối liên hệ giữa ba quyết định
• Hiểu được mục tiêu của quản trị TCDN, giải thích
được các xung đột giữa nhà quản trị, cổ đông & chủ
nợ
• Nắm được hệ thống tổ chức tài chính trong doanh
nghiệp và vị trí của CFO
6
NỘI DUNG
1.1. Tài chính doanh nghiệp và các quyết định
tài chính
1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp
1.3. Các loại hình doanh nghiệp
1.4. Bộ phận tài chính và CFO

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1.1. Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính
1.2. Mục tiêu của quản trị TCDN
1.3. Các loại hình doanh nghiệp
1.4. Bộ phận tài chính và CFO

1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp


và các quyết định tài chính

1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp

1.1.2. Các quyết định tài chính

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính

1.1.1. Khái niệm TCDN


• Ba hoạt động của một doanh nghiệp:
– Hoạt động chức năng (Operating Activities): sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
– Hoạt động đầu tư (Investment Activities): Mua sắm
MMTB, xây dựng nhà xưởng,…
– Hoạt động tài trợ (Financing Activities): Huy động
vốn cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh

9
1.1 Tài chính DN và các quyết định TC

1.1.1. Khái niệm TCDN


• Ba hoạt động làm phát sinh luồng tiền vào và ra khỏi
doanh nghiệp:
– Hoạt động chức năng: tiền vào từ thu tiền bán
hàng, tiền ra khi chi tiền mua vật tư, trả lương,
nộp thuế…
– Hoạt động đầu tư: tiền ra khi mua MMTB, xây
dựng nhà xưởng; tiền vào khi thanh lý TSCĐ
– Hoạt động tài trợ: tiền vào khi vay vốn, phát hành
cổ phiếu, trái phiếu; tiền ra khi trả nợ, lãi chia cổ
tức

10
1.1. Tài chính DN và các quyết định TC

1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp

• Hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp luôn


làm phát sinh các luồng tiền đi vào và đi ra khỏi
doanh nghiệp.
• Tài chính nói chung là quá trình tạo lập (vào)
và sử dụng (ra) quỹ tiền tệ.
• Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập (tăng
tiền) và sử dụng (giảm tiền) quỹ tiền tệ của doanh
nghiệp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp.

11
1.1 Tài chính DN và các quyết định TC

1.1.2. Các quyết định tài chính DN


• Quyết định về ngân sách vốn đầu tư: Là quyết
định liên quan đến việc tìm kiếm các cơ hội đầu
tư dài hạn và quản lý nguồn vốn đầu tư một
cách hiệu quả. (còn gọi là quyết định đầu tư)

• Quyết định tài trợ: Là quyết định liên quan đến


việc tìm kiếm nguồn vốn (bao gồm nợ và chủ sở
hữu) theo một tỷ lệ nhất định nào đó để tài trợ
cho các hoạt động đầu tư của DN

12
1.1. Tài chính DN và các quyết định TC

1.1.2. Các quyết định tài chính DN


• Quyết định về ngân sách vốn đầu tư
• Quyết định tài trợ
• Quyết định về quản lý vốn lưu động (hay vốn
luân chuyển): Là quyết định liên quan đến việc
tìm kiếm đủ nguồn vốn ngắn hạn (là nợ ngắn
hạn) với chi phí ít nhất để tài trợ cho các tài sản
ngắn hạn được đầu tư hợp lý của doanh nghiệp,
đồng thời quản lý việc sử dụng hiệu quả các tài
sản ngắn hạn được đầu tư.

13
1.1 Tài chính DN và các quyết định TC

1.1.2. Các quyết định tài chính DN


Quyết định quản lý vốn lưu động
TÀI SẢN NGUỒN VỐN

A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ


1. Tiền 1. Nợ ngắn hạn
2. Phải thu - Phải trả người bán
3. Hàng tồn kho - Phải trả khác
- Vay ngắn hạn Quyết
B. Tài sản dài hạn 2. Nợ dài hạn định
Quyết 1. TSCĐ B. Vốn chủ sở hữu Tài
định (MMTB, nhà xưởng,..) 1. Vốn góp cổ đông trợ
đầu tư 2. Đầu tư dài hạn 2. LN giữ lại
14
Các quyết định tài chính ảnh hưởng đến bảng CĐKT
1.1. Tài chính DN và các quyết định TC

1.1.2. Các quyết định tài chính DN


Chiến lược tài chính

Ràng buộc Ràng buộc


bên ngoài Quyết định tài chính bên trong
➢ Quyết định đầu tư
➢ Quyết định tài trợ
➢ Quyết định quản lý VLĐ Mức độ
Lợi nhuận
rủi ro

Giá trị doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa quyết định tài chính và giá trị doanh nghiệp
15
1.2. Tài chính doanh nghiệp và mục tiêu quản trị TCDN

1.2.1. Mục tiêu của quản trị TCDN

❖ Tối đa hóa giá trị hiện tại của cổ phần hiện


hữu (Mục tiêu cụ thể)
❖ Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Mục tiêu
chung)
❑ Giá trị DN = Giá trị nợ + Giá trị vốn chủ sở hữu
= Giá trị nợ + Số lượng CP x Giá CP
❑ Theo quan hệ trên thì Khi mục tiêu ngắn hạn
đạt thì mục tiêu dài hạn sẽ đạt được
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Mục tiêu của quản trị TCDN
Phân tích giá CP:
❑ Giá CP phụ thuộc vào mức Cổ tức kỳ vọng và tỷ suất
sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư.
• Mức sinh lời của NĐT thì theo thị trường và rủi ro của
chính DN
• Mức cổ tức thì phụ thuộc vào mức lợi nhuận sau thuế
và chính sách cổ tức của DN
• Chính sách cổ tức thường được DN thực hiện ổn định:
chia theo tỷ lệ ổn định, hay chia theo mức cổ tức ổn
định
• Vì vậy, mức cổ tức hầu như phụ thuộc vào mức lợi
nhuận sau thuế đạt được của DN
17
1.2.1. Mục tiêu của quản trị TCDN
Hai mục tiêu của Quản trị tài chính DN:
❑ Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (M/tiêu dài hạn)
❑ Tối đa hóa giá cổ phần hiện hữu. (M/tiêu ngắn
hạn)
❑ Theo phân tích trên thì rõ ràng việc điều hành
QTTC doanh nghiệp thì phải quan tâm đến:
• Lợi nhuận DN phải duy trì// tăng trưởng so với kỳ
trước
• Đảm bảo danh tiếng và uy tín DN trên thị trường
không bị ảnh hưởng bởi những vụ bê bối 18
1.2. Mục tiêu của quản trị TCDN

1.2.2. Xung đột nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ:


Cổ đông Nhà quản lý Chủ nợ
(nhà đầu tư) (người làm thuê) (nhà tài trợ)
- Hướng tới mục tiêu - Chủ yếu là mục tiêu - Mong muốn nhận
ngắn hạn và dài hạn ngắn hạn để tối đa hóa lại tiền lãi vay và
thu nhập nhận được nợ gốc đúng hạn .
- Sẵn sàng hy sinh lợi - Có thể sử dụng những - Được quyền yêu
ích trước mắt để có chiêu trò nhằm che đậy cầu phá sản DN
được lợi nhuận nhiều những tổn thất ở hiện tại theo luật khi DN ko
hơn trong trương lai nhằm đảm bảo thu nhập. trả nợ đúng hạn.
- Có quyền thay đổi - Có quyền điều hành và - Được đảm bảo
những nhà quản lý làm chịu trách nhiệm các hoạt quyền lợi trả nợ
việc không hiệu quả động của doanh nghiệp trước chủ sở hữu
theo mục tiêu. khi DN phá sản.
19
1.2. Mục tiêu của quản trị TCDN

1.2.2. Xung đột nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ:


❑ Mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý ?
▪ Nhà quản lý có xu hướng hành động vì lợi ích của họ
nhiều hơn lợi ích của cổ đông (nhà đầu tư).
▪ Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà quản
lý:
• Chính sách doanh nghiệp (nhà đầu tư) dành cho nhà
quản lý.
• Quyền can thiệp trực tiếp của nhà đầu tư
• Sự de dọa sa thải từ nhà đầu tư
• Sự đe dọa công ty bị mua lại (hay thâu tóm)
20
1.2. Mục tiêu của quản trị TCDN

1.2.2. Xung đột nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ:


❑ Mâu thuẩn giữa cổ đông và chủ nợ ?
▪ Cổ đông mạo hiểm chấp nhận rủi ro cao để đầu tư
vào những dự án có mức sinh lời cao; trong khi chủ
nợ thì muốn an toàn hơn với những dự án có mức
sinh lời thấp hơn.
▪ Chủ nợ đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng nợ bổ
sung (nợ mới huy động thêm) của doanh nghiệp.
▪ Chủ nợ cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách
đưa ra những ràng buộc trong thỏa thuận vay nợ
nhằm hạn chế việc sử dụng nợ mới của nhà quản lý.
21
1.1. Tài chính DN và các quyết định TC
1.2. Mục tiêu của quản trị TCDN
1.3. Các loại hình doanh nghiệp
1.4. Bộ phận tài chính và CFO

1.3. Các loại hình doanh nghiệp


❖ Công ty sở hữu một chủ - Proprietorship
(Doanh nghiệp tư nhân)
❖ Công ty hợp doanh - Partnership
❖ Công ty cổ phần - Corporation

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1.3. Các loại hình sở hữu doanh nghiệp

Proprietorship Partnership Coporation


- Một chủ sở hữu -Nhiều chủ sở hữu -Nhiều chủ sở hữu
- Dễ thành lập, chi - Chủ sở hữu gồm 2 - Tổ chức bộ máy
phí quản lý thấp. thành phần: Đối danh chặc chẽ: tách riêng
Quản lý theo kiểu tập và đối vốn. Nhóm đối chủ đầu tư (HĐQT) &
trung mọi quyết định danh tham gia quản lý nhà quản lý (BGĐ),
ở người chủ doanh nghiệp chi phí quản lý cao.
- Giữ đc bí mật kinh - Phải có sự đồng - Khó giữ bí mật trong
doanh, tuổi thọ ngắn. thuận từ nhà quản lý. kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm - Chịu trách nhiệm vô -Chịu trách nhiệm hữu
pháp lý vô hạn hạn (đối danh) hay hữu hạn đến hết phần vốn
hạn (đối vốn) góp của chủ đầu tư.
- Khó huy động vốn - Vốn huy động hạn - Dễ huy động vốn
chế
23
- Chịu thuế TN 1 lần - Chịu thuế TN 1 lần - Cổ hịu thuế TN 2 lần
1.1. Tài chính DN và các quyết định TC
1.2. Mục tiêu của quản trị TCDN
1.3. Các loại hình doanh nghiệp
1.4. Bộ phận tài chính và CFO

1.4. Bộ phận tài chính và CFO


1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính
1.4.2 Vai trò của Giám đốc tài chính - CFO

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1.4. Bộ phận tài chính và CFO

1.4.1.Cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính


Hội đồng quản trị Cổ đông

Tổng giám đốc - CEO

Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc


sản xuất tài chính nhân sự marketing

Bộ phận kế toán Bộ phận tài chính


Cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính trong DN 25
1.4. Bộ phận tài chính và CFO

1.4.2. Vai trò của Giám đốc tài chính


Tối đa hóa giá trị cổ phần

Quyết định Quyết định Quyết định


Đầu tư Tài trợ Quản lý VLĐ

Tài trợ:
Đầu tư: ➢ Xác định TSNH
➢ Nợ hay vốn CSH nào cần đầu tư ?
➢ Tài sản dài hạn
➢ Nợ ngắn hạn hay ➢ Sử dụng nguồn vốn
• Mua mới hay mua dài hạn ngắn hạn nào để tài
lại TS đã sử dụng
➢ Chia cổ tức hay giữ trợ ?
• TS đầu tư ở mức độ lại lợi nhuận ➢ Quản lý TSNH ?
nào ? 26
CHƯƠNG 2

BÁO CÁO TÀI CHÍNH - DÒNG TIỀN

2.1. Các báo cáo tài chính


2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


Mục tiêu chương 2
• Nắm vững cấu trúc và thông tin mà các
báo cáo tài chính (BCTC) có thể cung
cấp cho nhà quản lý doanh nghiệp và
nhà đầu tư.
• Hiểu rõ thành phần và tầm quan trọng
của dòng tiền tự do.

28
2.1.
2.2.

Bảng cân đối kế toán


• Bảng cân đối kế toán thể hiện “một bức ảnh”
về tình hình tài chính công ty tại 1 thời điểm.
TÀI SẢN NGẮN HẠN NỢ NGẮN HẠN
Tiền Phải trả nhà cung cấp
TỔNG TÀI SẢN

Phải thu khách hàng Phải trả CNV, NN


Hàng tồn kho Phải trả khác

TỔNG NGUỒN VỐN


Vay ngắn hạn
TÀI SẢN DÀI HẠN
Nhà xưởng. thiết bị
thuần NỢ DÀI HẠN
Tài sản dài hạn khác
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn góp ban đầu
Lợi nhuận giữ lại 29
Bảng cân đối kế toán
Quyết định quản lý vốn lưu động
TÀI SẢN NGUỒN VỐN

A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ


1. Tiền 1. Nợ ngắn hạn
2. Phải thu - Vay ngắn hạn
3. Hàng tồn kho - Phải trả người bán
- Phải trả khác Quyết
B. Tài sản dài hạn 2. Nợ dài hạn định
Quyết 1. TSCĐ B. Vốn chủ sở hữu Tài
định (MMTB. nhà xưởng...) 1. Vốn góp ban đầu trợ
đầu tư 2. Đầu tư dài hạn 2. LN giữ lại

Các quyết định tài chính ảnh hưởng đến bảng CĐKT 30
2.1.
2.2.

Bảng cân đối kế toán


❑Các quan hệ:
– Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

– Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

– Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

31
2.1.
Bảng cân đối kế toán 2.2.

• Kết cấu:
TÀI SẢN TÀI SẢN
NỢ NGẮN HẠN NỢ NGẮN HẠN
NGẮN HẠN NGẮN HẠN

TÀI SẢN NỢ DÀI HẠN TÀI SẢN NỢ DÀI HẠN


DÀI HẠN VỐN CSH DÀI HẠN VỐN CSH

Kết cấu 1 TSNH = Nợ NH


TÀI SẢN NỢ NGẮN HẠN
NGẮN HẠN
Kết cấu 2 TSNH < Nợ NH
NỢ DÀI HẠN
TÀI SẢN
VỐN CSH
DÀI HẠN Kết cấu 3 TSNH > Nợ NH

32
Ví dụ Bảng cân đối kế toán
Công ty AAN – đơn vị triệu đồng
TÀI SẢN 2020 2019
Tiền mặt 85.500 25.500
Khoản phải thu 878.000 600.000
Hàng tồn kho 1.716.500 1.200.500
Tài sản ngắn hạn 2.680.000 1.825.500
TSCĐ (nguyên giá) 1.197.250 1.200.950
Trừ Khấu hao 380.250 203.450
TSCĐ thuần 817.000 997.500
Đầu tư TC dài hạn 203.000 227.000
Tài sản dài hạn 1.020.000 1.224.500
Tổng tài sản 3.700.000 3.050.000 33
Ví dụ Bảng cân đối kế toán
công ty AAN – đơn vị triệu đồng
NGUỒN VỐN 2020 2019
Phải trả người bán 536.800 424.000
Phải trả CNV, NN 308.000 389.700
Vay ngắn hạn 800.000 530.800
Nợ ngắn hạn 1.644.800 1.344.500
Nợ dài hạn 400.200 520.500
Tổng nợ 2.045.000 1.865.000
CPT: Vốn góp 1.524.000 1.099.000
LN để lại 131.000 86.000
Vốn cổ phần thường 1.655.000 1.185.000
Vốn chủ sở hữu 1.655.000 1.185.000
Tổng nguồn vốn 3.700.000 3.050.000 34
2.1.

Vốn lưu động và vốn cố định 2.2.

• Vốn lưu động là số tiền ứng ra đầu tư vào


tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp.
• Vốn cố định là số tiền ứng ra đầu tư vào tài
sản dài hạn trong doanh nghiệp.
• Vốn ngắn hạn là khoản vốn được tài trợ từ
nợ ngắn hạn.
• Vốn dài hạn là vốn được tài trợ từ chủ sở
hữu và nợ dài hạn.

35
Báo cáo KQHĐKD (Báo cáo thu nhập)
2.1.
2.2.

• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay


báo cáo thu nhập trong 1 kỳ:
– Phản ánh tổng doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của DN trong một thời kỳ nhất
định.
– Cho thấy tình hình lãi lỗ trong một thời kỳ

36
Báo cáo KQHĐKD (Báo cáo thu nhập)
2.1.
2.2.

• EBIT là Lợi nhuận trước thuế và lãi vay, hay


Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động thì không bao gồm lãi vay
• EBITDA (Earning before interest, tax, depreciation and Amortization)
là thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao
EBITDA - khấu hao = EBIT
• EBT là lợi nhuận trước thuế
EBT = EBIT – I(lãi vay) + Lợi nhuận khác (nếu có)
37
Ví dụ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Công ty AAN – đơn vị triệu đồng
2020 2019
Doanh thu thuần 7.035.600 6.034.000
Chi phí h/động (ko KH) 6.225.200 5.270.500
Khấu hao 176.800 153.000
Tổng chi phí hoạt động 6.402.000 5.423.500
EBIT (LN hoạt động) 633.600 610.500
Lãi vay 73.600 70.500
EBT (LN trước Thuế) 560.000 540.000
Thuế TNDN (20%) 112.000 108.000
Lãi ròng (LN sau thuế) 448.000 432.000
Chia cổ tức 228.600 257.600
Lợi nhuận để lại 219.400 174.400
Số lượng CPT (triệu CPT) 152,4 109,9 38
2.1.
2.2.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tác động
lên dòng tiền của các hoạt động trong 1 kỳ:
– Hoạt động sản xuất kinh doanh
– Hoạt động đầu tư
– Hoạt động tài trợ

39
2.1.
2.2.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
– Hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm
thu nhập thuần, khấu hao và các thay đổi
của vốn lưu động ngoài tiền mặt và nợ ngắn
hạn.
– Hoạt động đầu tư: bao gồm việc mua bán tài
sản cố định.

40
2.1.
2.2.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:


– Hoạt động tài trợ: bao gồm việc huy động
tạo tiền bằng cách phát hành chứng chỉ nợ
ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành CP, dùng
tiền chi trả cổ tức, mua lại CP và TP đang
lưu hành.

41
2.1.

Báo cáo tài chính tại Việt Nam 2.2.

Bảng CĐKT: (Mẫu B01B-DNN, TT 133/2016/TT-BTC - 26/8/2016)


Tài sản Nguồn vốn
A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả
I. Tiền & các khoản tương đương tiền I. Nợ ngắn hạn
II. ĐT tài chính ngắn hạn II. Nợ dài hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn B. Vốn chủ sở hữu
IV. Hàng tồn kho I. Vốn chủ sở hữu
V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Vốn góp của chủ sở hữu
B. Tài sản dài hạn 2. Thặng dư vốn cổ phần
I. Các khoản phải thu dài hạn …
II. Tài sản cố định 11. LNĐL sau thuế chưa phân phối
III. Bất động sản đầu tư 12. Nguồn vốn đầu tư XDC
IV. Đầu tư tài chính dài hạn II. Nguồn kinh phí và quỹ khác:
V. Tài sản dài hạn khác 1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
42
2.1.
2.2.

Báo cáo tài chính tại Việt Nam


• Báo cáo KQHĐ: (Mẫu B02-DN, Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Chỉ tiêu Mã số
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. DTT về bán hàng và cung cấp d/vụ 10
4. Giá vốn hàng bán 11
5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20
6. Doanh thu hoạt động tài chính. 21
7. Chi phí tài chính 22
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý DN 25
43
2.1.
2.2.

Báo cáo tài chính tại Việt Nam


• Báo cáo KQHĐ: (Mẫu B02-DN, Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Chỉ tiêu Mã số
10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 30
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. LN khác 40
14. Tổng LN kế toán trước thuế (EBT) 50
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. LN sau thuế TNDN (EAT) 60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
44
2.1.
2.2.

Báo cáo tài chính tại Việt Nam


❑ Báo cáo LCTT: (Mẫu B03-DN, Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Chỉ tiêu Mã số
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70
45
2.1.
2.2.

Báo cáo tài chính tại Việt Nam


❑ Thuyết minh BCTC: (Mẫu B09-DN, Thông tư 200/2014/TT-BTC)
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh
doanh, đặc điểm hoạt động của DN trong năm.
II. Kỳ kế toán, đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng
III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng, chuẩn mực kế toán áp dụng, hình thức kế
toán áp dụng
IV. Các chính sách kế toán áp dụng
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong các báo
cáo: CĐKT, KQHĐKD, LCTT
VI. Những thông tin khác
46
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

2.2.1. Dòng tiền thuần (NCF)


❑ Dòng tiền thuần (NCF – Net Cash Flows) cho
biết dòng tiền DN tạo ra được từ kết quả hoạt
động kinh doanh của DN trong kỳ, bao gồm lãi
ròng và khấu hao trong kỳ.
❑ Công thức tính NCF
NCF = EBT (1-t) + Khấu hao = EAT + Khấu hao
❑ Trong đó:
EAT = EBT – T = EBT – t.EBT = EBT.(1-t)
EBT = EBIT - I
t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 3- 47
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

2.2.2. Dòng tiền hoạt động (OCF)


❑ Dòng tiền hoạt động (OCF – Operating Cash
Flows) cho biết dòng tiền công ty có thể tạo ra
được nếu toàn bộ tài sản của công ty được tài
trợ hoàn toàn từ vốn chủ sở hữu.
❑ Công thức tính OCF
OCF = EBIT (1-t) + Khấu hao
❑ Trong đó:
EBIT = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động
t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
3- 48
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

2.2.2. Dòng tiền hoạt động


❑ Phân tích: Với dòng tiền hoạt động được tạo ra cho
biết khả năng tối đa dòng tiền được tạo thành nếu toàn
bộ tài sản được đầu tư từ vốn chủ sở hữu.
❑ Tuy nhiên, nếu công ty có tài trợ từ nợ thì chi phí trả
nợ của công ty là lãi vay (I) được tính sau thuế (vì lãi
vay làm giảm bớt khoản tiền thuế thu nhập phải đóng
là txI). Vì vậy công ty phải chi trả cho số tiền này I(1-t).
Phần còn lại, chính là dòng tiền thuần của công ty.
❑ NCF = OCF – I.(1-t) = (EBIT – EBIT.t) + KH – I + I.t
❑ NCF = (EBIT– I) – t.(EBIT – I) + KH = EBT(1-t) + KH
3- 49
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

2.2.2. Dòng tiền hoạt động


❑ Ví dụ: EBIT = 100 triệu, Dep = 15 triệu đồng
❑ Nếu không vay nợ thì I = 0 nên EBT = EBIT = 100
❑ EAT = EBT – txEBT = 100 – 20%x100 = 100 – 20 = 80
❑ OCF = EBIT*(1-t) + KH = 100*(1-20%) + 15 = 95 triệu
❑ NCF = EAT + KH = 80 + 15 = 95 triệu
❑ NCF = OCF – I*(1-t) = 95 – 0 = 95 triệu đồng
❑ Nhận xét: Khi công ty không vay nợ thì dòng tiền hoạt
động = Dòng tiền thuần

3- 50
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

2.2.2. Dòng tiền hoạt động


❑ Ví dụ: EBIT = 100 triệu, Dep = 15 triệu đồng
❑ Nếu công ty vay nợ có khoản tiền lãi vay là 10 triệu thì
❑ EBT = EBIT – I = 100 – 10 = 90
❑ EAT = EBT – txEBT = 90 – 20%x90 = 90 – 18 = 72
❑ Khi vay nợ, tiền lãi vay phát sinh là 10 đã làm giảm bớt
khoản tiền thuế TNDN là 2 trđ (=20-18) = t.I. Vì vậy
chi phí lãi vay của công ty trong case này chỉ là I(1-t)
❑ OCF = EBIT*(1-t) + KH = 100*(1-20%) + 15 = 95
❑ NCF = EAT + KH = 72 + 15 = 87 triệu
3- 51
❑ NCF = OCF – I*(1-t) = 95 – 10*(1-20%) = 87 triệu
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

2.2.3. Dòng tiền tự do (FCF)

❑ Dòng tiền tự do (FCF – Free Cash Flows) là


dòng tiền thực tế có được có thể sử dụng
phân bổ cho các nhà tài trợ (chủ nợ và cổ
đông) sau khi công ty đã thực hiện tất cả các
khoản đầu tư vào tài sản cố định, sản phẩm
mới và vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt
động công ty.
3- 52
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

2.2.3. Dòng tiền tự do – FCF:

FCF = OCF – Nhu cầu vốn cần tài trợ


Trong đó: Nhu cầu vốn cần tài trợ = Nhu cầu vốn cần
đầu tư thêm về tài sản – Vốn chiếm dụng tăng thêm.
Nhu cầu vốn cần tài trợ = Δ Đầu tư TS dài hạn + Δ Đầu
tư tài sản ngắn hạn - Δ Vốn chiếm dụng
• Δ Đầu tư TS dài hạn = TSDH thuần cuối kỳ - đầu kỳ + KH
• or Δ Đầu tư TS dài hạn = TSDH nguyên giácuối kỳ - đầu kỳ
• Δ Đầu tư tài sản ngắn hạn = TSNHcuối kỳ - đầu kỳ
• Δ Vốn chiếm dụng = Vốn chiếm dụng cuối kỳ - đầu kỳ
53
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

Ví dụ về dòng tiền
Trích số liệu sau từ báo cáo tài chính của công ty AA:
✓ Δ Tài sản ngắn hạn = 2.680 – 1.825,5 = 854,5 tỷ đồng
✓ Δ Các khoản phải trả = 844,8 – 813,7 = 31,1 tỷ đồng
✓ EBIT (2020) = 633,6 tỷ đồng; I= 73,6 tỷ; EAT = 448 tỷ
✓ Δ Khấu hao lũy kế = KH = 380,25 -203,45 = 176,8 tỷ
✓ Δ Tài sản dài hạn thuần = 1.020 – 1.224,5 = -204,5 tỷ
đồng
• Yêu cầu: Với t = 20%, tìm NCF, OCF, FCF (2020) = ?

54
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

Ví dụ về dòng tiền
Trích số liệu sau từ báo cáo tài chính của công ty AAN:
✓ EBIT (2020) = 633,6 tỷ đồng; I= 73,6 tỷ; EAT = 448 tỷ
✓ Δ Khấu hao lũy kế = KH = 380,25 -203,45 = 176,8 tỷ
• Yêu cầu: Với t = 20%, tính NCF, OCF năm 2020 = ?
• GIẢI:
• NCF = EAT + KH = 448 + 176,8 = 624,8 tỷ đồng
• OCF = EBIT.(1-t) + KH
OCF = 633,6 x (1-20%) + 176,8 = 683,68 tỷ đồng

Liên hệ thêm: NCF = OCF – I.(1-t) = 683,68 – 73,6(1-20%)


55
2.2. Các chỉ tiêu về dòng tiền

Ví dụ về dòng tiền: Tìm FCF năm 2020 = ?


Trích số liệu sau từ báo cáo tài chính của công ty AAN:
✓ Δ TSNH = 854,5 tỷ đồng; Δ CKP trả = 31,1 tỷ đồng
✓ Δ Khấu hao lũy kế = KH trong kỳ = 176,8 tỷ
✓ Δ Tài sản dài hạn thuần = -204,5 tỷ đồng
✓ OCF = 683,68 tỷ đồng (đã tính được câu trước)
• Yêu cầu: Với t = 20%, tìm FCF (2020) = ?
• GIẢI: FCF = OCF – Nhu cầu vốn cần tài trợ
• NC vốn cần tài trợ = (-204,5 + 176,8) + 854,5 – 31,1
= -27,7 (ΔTSDH) + 854,5 (ΔTSNH) – 31,1 (ΔCKPTrả) = 795,7 tỷ
• FCF = 683,68 – 795,7 = -112,02 tỷ đồng
• Nhận xét: Dòng tiền tạo ra ko đủ đầu tư lại các TS h/động
56
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2
Câu số 1: Định thức xác định nào sau đây là sai?
a. EPS = EAT (Lợi nhuận sau thuế)/ Số lượng cổ phần thường đang lưu
hành
b. EPS = (EAT – Cổ tức cổ phần ưu đãi)/Số lượng cổ phần thường đang
lưu hành
c. DPS = EPS x Tỷ lệ thanh toán cổ tức.
d. Lợi nhuận để lại = EAT – Cổ tức cổ phần thường – Cổ tức cổ phần ưu
đãi.

Câu số 2: Định thức xác định nào sau đây là sai?


a. EBIT = DOANH THU – CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
b. Chi phí hoạt động không bao gồm lãi vay
c. EBITDA = EBIT – KHẤU HAO
d. EBITDA = EBIT + KHẤU HAO 57
BÀI TẬP
Câu số 3: Cho dữ liệu sau trong năm 201x:
EBIT = 40 tỷ đồng, thuế suất thuế thu nhập = 20%
Khấu hao trong kỳ = 12 tỷ đồng
Nhu cầu vốn cần tài trợ = 8 tỷ đồng
Yêu cầu: Xác định dòng tiền tự do (FCF) của doanh nghiệp
năm 201x là bao nhiêu ?
a. 50 tỷ đồng b. 36 tỷ đồng
c. 45 tỷ đồng d. 35 tỷ đồng

58
BÀI TẬP
Câu số 4: Cho dữ liệu sau trong năm 201x:
Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế = 40 tỷ đồng
Khấu hao trong kỳ = 12 tỷ đồng
Tài sản dài hạn tăng thêm = 10 tỷ đồng
Tài sản ngắn hạn tăng thêm = 2 tỷ đồng
Vốn chiếm dụng tăng thêm = 5 tỷ đồng
Yêu cầu: Xác định dòng tiền tự do (FCF) của doanh nghiệp
năm 201x là bao nhiêu ?
a. 60 tỷ đồng b. 26 tỷ đồng
c. 45 tỷ đồng d. 35 tỷ đồng

59
BÀI TẬP
Câu số 5: Cho dữ liệu sau từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh năm 201x:
Doanh thu thuần = 225 tỷ đồng
Chi phí hoạt động = 180 tỷ đồng
Khấu hao = 20 tỷ đồng
Lãi vay = 10 tỷ đồng
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Yêu cầu: Xác định OCF (dòng tiền hoạt động) của doanh
nghiệp năm 201x là bao nhiêu ?
a. 56 tỷ đồng b. 55 tỷ đồng
c. 48 tỷ đồng d. 65 tỷ đồng 60
BÀI TẬP
Câu số 6: Cho dữ liệu sau từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh năm 201x:
Doanh thu thuần = 125 tỷ đồng
Chi phí hoạt động = 80 tỷ đồng
Khấu hao = 15 tỷ đồng
Lãi vay = 5 tỷ đồng
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Yêu cầu: Xác định Lãi ròng của doanh nghiệp năm 201x
là bao nhiêu ?
a. 45 tỷ đồng b. 32 tỷ đồng
c. 60 tỷ đồng d. 40 tỷ đồng 61
BÀI TẬP
Câu số 7: Cho dữ liệu sau năm 201x:
Tiền mặt = 15 tỷ đồng Vay ngắn hạn = 10 tỷ đồng
CK phải thu = 28 tỷ đồng Phải trả NB = 15 tỷ đồng
Hàng tồn kho = 12 tỷ đồng Phải trả CNV = 5 tỷ đồng
ĐT TC ngắn hạn = 5 tỷ đồng Phải nộp NN = 3 tỷ đồng
Tài sản dài hạn = 40 tỷ đồng Vay dài hạn = 12 tỷ đồng
Khấu hao TSCĐ = 5 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu = 55 tỷ đồng
EBIT = 25 Tỷ đồng; Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp =
20%
Yêu cầu: Xác định OCF, TS ngắn hạn tăng thêm, TSDH tăng
thêm của DN năm 201x là bao nhiêu ? Nhu cầu vốn tài trợ tăng
thêm ? 62
BÀI TẬP
Câu số 8: Tính EBIT? Lãi ròng
Doanh thu thuần = 168 tỷ đồng
Chi phí hoạt động (chưa khấu hao) = 50% doanh thu.
Chi phí khấu hao = 34 tỷ đồng
Chi phí lãi vay = 2 tỷ đồng
Thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Tính:
EBIT = ? Lãi ròng = ?
OCF = ? 63
BÀI TẬP
Câu số 9 (3-3): Tìm khấu hao từ dữ kiện dưới
đây:
• EBITDA = 7,5 triệu USD
• EAT = 1,8 triệu USD
• I = 2 triệu USD
• t = 40%

64
BÀI TẬP
Câu số 10 (3-4):
• EATt = 50 triệu USD
• LNĐL (CĐKT)t = 810 triệu USD
• LNĐLt-1 = 780 triệu USD
• Hỏi:
• Công ty đã chi trả bao nhiêu tiền cổ tức cho cổ
đông thường
• Biết rằng công ty không có cổ phần ưu đãi.

65
BÀI TẬP
Câu số 11 (3-2):
• EAT = 3 triệu USD
• EBIT = 6 triệu USD
• t = 40%
• Hỏi Lãi vay (I) = ?

66
BÀI TẬP
Câu số 12 (3-5):
• Số lượng CPT đang lưu hành = 500 triệu CPT
• MP = 60 USD/CPT
• MVA = 130 triệu USD
• Hỏi: Công ty có bao nhiêu CPT đang lưu hành? =
?

67
Chương tiếp theo

PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3.1. Phân tích tỷ số tài chính
3.2. Phân tích xu hướng & so sánh bình quân ngành
3.3. Phương trình Dupont

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


Mục tiêu
• Hiểu rõ về một số phương pháp phân tích báo
cáo tài chính (BCTC): phân tích tỷ số, phân tích
xu hướng và bình quân ngành.
• Giải thích được ý nghĩa của các tỷ số tài chính
và mối quan hệ giữa các tỷ số này với BCTC.
• Hiểu rõ tầm quan trọng của ROE và cách sử
dụng phương trình Dupont để cải thiện ROE.

70
3.1.
3.2.
3.3.

Phân tích tỷ số tài chính


• Tỷ số thanh toán
• Tỷ số quản lý nợ
• Tỷ số quản lý tài sản
• Tỷ số sinh lời
• Tỷ số giá thị trường

71
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số thanh toán
• Tài sản có tính thanh khoản cao: một tài sản có
thể chuyển thành tiền nhanh chóng mà giá không
bị giảm
• Tỷ số thanh toán phản ánh khả năng doanh
nghiệp trả nợ ngắn hạn bằng việc sử dụng tiền và
các TSNH khác.
• Tỷ số thanh toán bao gồm:
– Tỷ số thanh toán hiện hành
– Tỷ số thanh toán nhanh

72
3.1. Phân tích các tỷ số tài chính

3.1.1. Tỷ số thanh toán (Liquidity Ratio):


a. Tỷ số thanh toán hiện thời (Current Ratio)
Tài sản ngắn hạn
Current Ratio =
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết TS ngắn hạn đủ để trả nợ ngắn
hạn hay không?
b. Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
TS ngắn hạn – (HTK & TS ngắn hạn khác)
Quick Ratio =
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết các TS ngắn hạn chuyển đổi
thành tiền nhanh đủ để trả nợ ngắn hạn tới mức nào? 3- 73
Ví dụ Phân tích báo cáo tài chính công ty AAN
Bảng cân đối kế toán – đơn vị triệu đồng
TÀI SẢN 2020 2019 Tỷ số t2 hiện thời
Tiền mặt TSNH/NNH = ?
85.500 25.500
Khoản phải thu 878.000 600.000
Hàng tồn kho 1.716.500 1.200.500 Tỷ số t 2 hiện thời

2019 ?
Tài sản ngắn hạn 2.680.000 1.825.500
TSCĐ (nguyên giá) 1.197.250 1.200.950
Trừ Khấu hao Tỷ số t 2 nhanh
380.250 203.450
= (TSNH – HTK)
TSCĐ thuần 817.000 997.500 /NNH
Đầu tư TC dài hạn 203.000 227.000 Tỷ số t2 nhanh
Tài sản dài hạn 1.020.000 1.224.500 2019 ?
Tổng tài sản 3.700.000 3.050.000 74
Ví dụ Phân tích báo cáo tài chính công ty AAN
Bảng cân đối kế toán – đơn vị triệu đồng
TÀI SẢN 2020 2019 Tỷ số t2 hiện thời
Tiền mặt 85.500 25.500 = 2.680/1.644,8
= 1,63 lần (2020)
Khoản phải thu 878.000 600.000
Hàng tồn kho 1.716.500 1.200.500 Tỷ số t2 hiện thời
= 1.825,5/1.344,5
Tài sản ngắn hạn 2.680.000 1.825.500
= 1,36 lần (2019)
TSCĐ (nguyên giá) 1.197.250 1.200.950
Trừ Khấu hao Tỷ số t2 nhanh
380.250 203.450
= 963,5/1.644,8
TSCĐ thuần 817.000 997.500 = 0,58 lần (2020)
Đầu tư TC dài hạn 203.000 227.000 Tỷ số t2 nhanh
Tài sản dài hạn 1.020.000 1.224.500 = 625,5/1.344,5
Tổng tài sản 3.700.000 3.050.000 = 0,46 lần (2019)
75
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số quản lý nợ
• Tỷ số quản lý nợ phản ánh khả năng trả nợ
của doanh nghiệp từ các tài sản đầu tư và
hiệu quả sử dụng nợ của doanh nghiệp.
• Tỷ số quản ký nợ bao gồm:
– Tỷ số nợ
– Tỷ số thanh toán lãi vay

76
3.1. Phân tích các tỷ số tài chính

3.1.2. Tỷ số quản lý nợ
• Tỷ số nợ (%) Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Ý nghĩa: Tỷ số nợ cho biết nợ chiếm bao nhiêu %
trong tổng tài sản của công ty. Nợ càng nhiều thì
rủi ro càng cao.
Tỷ số thanh EBIT
❑ Tỷ số thanh toán lãi vay: =
toán lãi vay Lãi vay

Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết mức lợi nhuận hoạt


động của công ty tạo ra gấp bao nhiêu lần lãi vay
77
phải trả. Tỷ số này càng cao càng tốt cho DN.
Bảng cân đối kế toán: Nguồn vốn - trđ
NGUỒN VỐN 2020 2019
Tỷ số nợ 2020
Phải trả người bán 536.800 424.000
=
Phải trả CNV, NN 308.000 389.700
=
Vay ngắn hạn 800.000 530.800
Nợ ngắn hạn 1.644.800 1.344.500 Tỷ số nợ 2019
Nợ dài hạn 400.200 520.500 =
=
Tổng nợ 2.045.000 1.865.000 Nhận xét:
CPT: Vốn góp 1.524.000 1.099.000
LN để lại 131.000 86.000
Vốn cổ phần thường 1.655.000 1.185.000
Vốn chủ sở hữu 1.655.000 1.185.000
Tổng nguồn vốn 3.700.000 3.050.000 78
Bảng cân đối kế toán: Nguồn vốn - trđ
NGUỒN VỐN 2020 2019
Tỷ số nợ 2020
Phải trả người bán 536.800 424.000
= 2.045/3.700
Phải trả CNV, NN 308.000 389.700
= 55,27%
Vay ngắn hạn 800.000 530.800
Nợ ngắn hạn 1.644.800 1.344.500 Tỷ số nợ 2019
Nợ dài hạn 400.200 520.500 = 1.865/3.050
= 61,15%
Tổng nợ 2.045.000 1.865.000 Nhận xét:
CPT: Vốn góp 1.524.000 1.099.000 Khả năng t2 nợ
LN để lại 131.000 86.000 ngắn hạn tăng,
Vốn cổ phần thường 1.655.000 1.185.000 đảm bảo thanh
1.185.000 toán tốt NNH. Tỷ
Vốn chủ sở hữu 1.655.000
số nợ giảm, đảm
Tổng nguồn vốn 3.700.000 3.050.000 bảo t2 nợ tốt hơn
79
Báo cáo kết quả kinh doanh – đơn vị triệu đồng
2020 2019
Doanh thu thuần 7.035.600 6.034.000
Chi phí h/động (ko KH)6.225.200 5.270.500
Khấu hao 176.800 153.000
Tổng chi phí hoạt động 6.402.000 5.423.500
EBIT (LN hoạt động) 633.600 610.500
Lãi vay 73.600 70.500
EBT (LN trước Thuế) 560.000 540.000
Thuế TNDN (20%) 112.000 108.000
Lãi ròng (LN sau thuế) 448.000 432.000
Chia cổ tức 228.600 257.600
Lợi nhuận để lại 219.400 174.400
Số lượng CPT (triệu CPT) 152,4
80
109,9
Báo cáo kết quả kinh doanh – đơn vị triệu đồng
Tỷ số t2 lãi vay
2020 2019
= 633,6/73,6
Doanh thu thuần 7.035.600 6.034.000 = 8,61 (2020)
Chi phí h/động (ko KH)6.225.200 5.270.500
Khấu hao 176.800 153.000 Tỷ số t2 lãi vay
Tổng chi phí hoạt động 6.402.000 5.423.500 = 610,5/70,5
EBIT (LN hoạt động) 633.600 610.500 = 8,66 (2019)
Lãi vay 73.600 70.500
EBT (LN trước Thuế) 560.000 540.000 Nhận xét:
Năm 2020, tỷ số
Thuế TNDN (20%) 112.000 108.000
nợ giảm nhưng
Lãi ròng (LN sau thuế) 448.000 432.000 khả năng thanh
Chia cổ tức 228.600 257.600 toán lãi vay lại ko
Lợi nhuận để lại 219.400 174.400 được cải thiện
Số lượng CPT (triệu CPT) 152,4 109,9 hơn năm 2019.
81
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số quản lý tài sản


• Tỷ số quản lý tài sản đo lường hiệu quả quản
lý tài sản của công ty, tức đánh giá khả năng
tạo ra doanh thu từ các tài sản được đầu tư.
• Tỷ số quản lý tài sản bao gồm:
– Quản lý hàng tồn kho:
– Quản lý các khoản phải thu:
– Tỷ số vòng quay TSCĐ
– Tỷ số vòng quay tổng TS

82
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số quản lý tài sản


• Tỷ số quản lý tài sản bao gồm:
– Quản lý hàng tồn kho:
• Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
• Số ngày tồn kho bình quân
– Quản lý các khoản phải thu:
• Vòng quay các khoản phải thu
• Kỳ thu tiền bình quân (DSO)
– Tỷ số vòng quay TSCĐ
– Tỷ số vòng quay tổng TS
83
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số quản lý tài sản - Quản lý hàng tồn kho


• Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay Doanh thu GVHB
= hay =
hàng tồn kho Hàng tồn kho Hàng tồn kho

❑ Số ngày tồn kho bình quân: phản ánh khoảng


thời gian trung bình giữa hai lần dự trữ tồn kho
liên tiếp.
Số ngày trong kỳ
Số ngày tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
84
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số quản lý tài sản - Quản lý CKPT


• Tỷ số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay Doanh thu
=
Các khoản phải thu Các khoản phải thu

❑ Kỳ thu tiền bình quân (DSO): khoảng thời gian từ


khi bán hàng đến khi công ty thu được tiền.

Số ngày trong kỳ (n) Phải thu của khách hàng


DSO = =
Số vòng quay CKPT Doanh thu hàng năm/n
85
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số quản lý tài sản


• Tỷ số vòng quay TSCĐ
Vòng quay Doanh thu
=
tài sản cố định Tài sản cố định thuần

❑ Tỷ số vòng quay tổng tài sản

Vòng quay Doanh thu


=
tổng tài sản Tổng tài sản

86
Báo cáo kết quả kinh doanh – đơn vị triệu đồng
2020 2019
Doanh thu thuần 7.035.600 6.034.000
Chi phí h/động (ko KH)6.225.200 5.270.500
Khấu hao 176.800 153.000
Tổng chi phí hoạt động 6.402.000 5.423.500
EBIT (LN hoạt động) 633.600 610.500
Lãi vay 73.600 70.500
EBT (LN trước Thuế) 560.000 540.000
Thuế TNDN (20%) 112.000 108.000
Lãi ròng (LN sau thuế) 448.000 432.000
Chia cổ tức 228.600 257.600
Lợi nhuận để lại 219.400 174.400
Số lượng CPT (triệu CPT) 152,4
87
109,9
3.1. Phân tích các tỷ số tài chính

3.1.3. Tỷ số quản lý tài sản


❑ Chú ý: Chỉ tiêu bình quân = (cuối kỳ + đầu kỳ)/2
❑ Tuy nhiên, ở phạm vi môn học thì đơn giản lấy
chỉ tiêu này theo kiểu số liệu kỳ nào sử dụng cho
kỳ đó, bỏ qua bước tính trung bình. Kỳ nào cũng
tính toán như vậy nên việc so sánh trong phân
tích BCTC vẫn có ý nghĩa thống kê.

• Dựa trên dữ liệu đã cho, hãy tính tỷ số vòng


quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân,
vòng quay tổng TS năm 2020, 2019?
88
Ví dụ Phân tích báo cáo tài chính công ty AAN
Bảng cân đối kế toán – đơn vị triệu đồng
TÀI SẢN 2020 2019 Vòng quay HTK
Tiền mặt 85.500 25.500 = 7.035,6/1.716,5
= 4,1 vòng (2020)
Khoản phải thu 878.000 600.000
Hàng tồn kho 1.716.500 1.200.500 Vòng quay HTK
= 6.034/1.200,5
Tài sản ngắn hạn 2.680.000 1.825.500
= 5,0 lần (2019)
TSCĐ (nguyên giá) 1.197.250 1.200.950
Trừ Khấu hao 203.450 Kỳ thu tiền bq
380.250
= 360x878/7.035,6
TSCĐ thuần 817.000 997.500 = 44,9 ngày (2020)
Đầu tư TC dài hạn 203.000 227.000 Kỳ thu tiền bq
Tài sản dài hạn 1.020.000 1.224.500 = 360x600/6.034
= 35,8 ngày (2019)
Tổng tài sản 3.700.000 3.050.000
89
Báo cáo kết quả kinh doanh – đơn vị triệu đồng
Vòng quay TS
2020 2019
= 7.035,6/3.700
Doanh thu thuần 7.035.600 6.034.000 = 1,90 vòng
Chi phí h/động (ko KH) 6.225.200 5.270.500 (2020)
Khấu hao 176.800 153.000 Vòng quay TS
Tổng chi phí hoạt động 6.402.000 5.423.500 = 6.034/3.050
EBIT (LN hoạt động) 633.600 610.500 = 1,98 vòng
Lãi vay 73.600 70.500 (2019)
EBT (LN trước Thuế) 560.000 540.000 Nhận xét:
Thuế TNDN (20%) 112.000 108.000 Năm 2020, HTK
và CKPT quản lý
Lãi ròng (LN sau thuế) 448.000 432.000 kém hiệu quả,
Chia cổ tức 228.600 257.600 nhưng xét trên
Lợi nhuận để lại 219.400 174.400 tổng TS thì mức
Số lượng CPT (triệu CPT) 152,4 109,9 DT giảm không
90
nhiều
3.1.
3.2.
3.3.

Tỷ số khả năng sinh lời


• Tỷ số khả năng sinh lời cho thấy tác động kết hợp
của tính thanh khoản, quản lý tài sản và nợ lên kết
quả hoạt động.
• Tỷ số khả năng sinh lời bao gồm:
– Tỷ suất sinh lời căn bản (BEP)
– Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
– Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
– Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

91
3.1.
3.2.
3.3.

3.1.4. Tỷ số khả năng sinh lời


• Tỷ suất sinh lời căn bản (BEP- Basic earning
Power):
EBIT
BEP (%) =
Tổng tài sản
❑ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS –
Return on Sales) hay (Lợi nhuận biên –
Profit margin on sales)
Lãi ròng
ROS (%) =
Doanh thu
92
3.1.
3.2.
3.3.

3.1.4. Tỷ số khả năng sinh lời


• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA –
Return on Asset):
Lãi ròng
ROA (%) =
Tổng tài sản

❑ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


(ROE –Return on Equity):
Lãi ròng
ROE (%) =
Vốn chủ sở hữu 93
3.1. Phân tích các tỷ số tài chính

3.1.4. Tỷ số khả năng sinh lời


• Dựa trên dữ liệu đã cho, hãy tính ROS,
ROA và ROE năm 2020, 2019?

94
Báo cáo kết quả kinh doanh – đơn vị triệu đồng
2020 2019 ROS 2020 =
Doanh thu thuần 7.035.600 6.034.000 = 448/7.035,6
Chi phí h/động (ko KH) 6.225.200 5.270.500 = 6,37%
Khấu hao 176.800 153.000 ROS 2019 =
Tổng chi phí hoạt động 6.402.000 5.423.500 = 432/6.034
EBIT (LN hoạt động) 633.600 610.500 = 7,16%
Lãi vay 73.600 70.500
EBT (LN trước Thuế) ROA 2020 =
560.000 540.000
= 448/3.700
Thuế TNDN (20%) 112.000 108.000
= 12,11%
Lãi ròng (LN sau thuế) 448.000 432.000
Chia cổ tức 228.600 257.600 ROA 2019 =
Lợi nhuận để lại 219.400 174.400 = 432/3.050
Số lượng CPT (triệu CPT) 152,4 109,9 =14,16%95
Báo cáo kết quả kinh doanh – đơn vị triệu đồng
2020 2019 ROE 2020 =
Doanh thu thuần 7.035.600 6.034.000 = 448/1.655
Chi phí h/động (ko KH) 6.225.200 5.270.500 = 27,07%
Khấu hao 176.800 153.000 ROE 2019 =
Tổng chi phí hoạt động 6.402.000 5.423.500 = 432/1.185
= 36,45%
EBIT (LN hoạt động) 633.600 610.500 Nhận xét:
Lãi vay 73.600 70.500 Năm 2020, ROS,
EBT (LN trước Thuế) 560.000 540.000 ROA và ROE
Thuế TNDN (20%) 112.000 108.000 đều thấp hơn
Lãi ròng (LN sau thuế) 448.000 432.000 năm trước. Điều
Chia cổ tức 228.600 257.600 này cho thấy DT
Lợi nhuận để lại 219.400 174.400 giảm, CP tăng,
Số lượng CPT (triệu CPT) 152,4 109,9 làm LN sụt 96giảm
3.1.
3.2.
3.3.

3.1.5. Tỷ số giá thị trường


• Tỷ số giá thị trường liên quan đến giá thị
trường của cổ phiếu và thu nhập cổ phiếu hay
giá trị sổ sách của công ty.
• Tỷ số giá thị trường bao gồm:
– Tỷ số giá/thu nhập (P/E)
– Tỷ số giá thị trường/giá trị sổ sách (M/B)

97
3.1.
3.2.
3.3.

3.1.5. Tỷ số giá thị trường


• Tỷ số giá/thu nhập (P/E): cho biết nhà đầu tư sẵn sàng
trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập hiện tại.
Giá thị trường mỗi CP
P/E =
Thu nhập mỗi CP (EPS)

Giá thị trường (MP) Giá thị trường 1 CPT


=
Giá sổ sách (BP) Giá trên sổ sách 1 CPT

98
3.1. Phân tích các tỷ số tài chính

3.1.5. Tỷ số giá thị trường


• EPS: cho biết nhà đầu có được mức lời bao nhiêu cho
mỗi CPT từ kết quả hoạt động kinh doanh năm đó.
Lợi nhuận sau thuế thuộc về CPT
EPS =
Số lượng CPT đang lưu hành

❑ DPS: cho biết nhà đầu nhận được mức lời bao nhiêu
cho mỗi CPT từ kết quả hoạt động kinh doanh năm đó.
Tiền chia cổ tức
DPS =
Số lượng CPT đang lưu hành

DPS = EPS x tỷ lệ thanh toán cổ tức 99


3.2. Phân tích xu hướng

Cách thức phân tích: So sánh xu hướng


❑ So sánh xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so
sánh các tỷ số tài chính hiện tại với các tỷ số tài chính
của các kỳ trước đó và với các tỷ số bình quân ngành.
• Ví dụ: Số liệu ROE của Công ty BB giai đoạn 2016-2020

ROE 2020 2019 2018 2017 2016

Cty BB 17% 20% 18% 16% 15%

Bình quân 18% 25% 22% 18% 16%


ngành
100
3.2. Phân tích xu hướng

Phân tích xu hướng ROE


ROE giai đoạn (2016- 2020)
30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Cty BB BQ ngành 101
3.3. Phương trình Dupont
• Phương trình Dupont: phản ánh mối quan hệ tương
hỗ giữa các tỷ số tài chính.
• Phương trình Dupont cơ bản

Lãi ròng Lãi ròng Doanh thu TổngTS


ROE = = x x
Vốn CSH Doanh thu TổngTS Vốn CSH

Lãi ròng Doanh thu Lãi ròng Vòng quay


Mà: ROA = x = x tổng TS
Doanh thu TổngTS Doanh thu

Số nhân vốn TổngTS TS/TS 1


chủ sở hữu = = =
Vốn CSH (TS – Nợ)/TS 1 – D/A
102
3.3. Phương trình Dupont
• Phương trình Dupont cơ bản
Số nhân vốn 1
ROE = ROA x = ROA x
chủ sở hữu (1 – D/A)

❑ Phương trình Dupont mở rộng


Lãi ròng Số nhân vốn
ROE = x Vòng quay x
Doanh thu tổng TS chủ sở hữu

Vòng quay 1
ROE = ROS x x
tổng TS
( 1 – D/A) 103
Liên hệ phương trình DUPONT qua ví dụ
ROE = ROS x Vòng quay TS x {1/[1-(D/A)]}
Năm 2020:
ROE2020 = 6,37% x 1,90 x {1/(1 – 55,27%)} = 27,07%
= 12,11% x {1/(1 – 55,27%)} = 27,07%
ROE2019 = 7,16% x 1,98 x {1/(1- 61,15%)} = 36,45%
= 14,16% x {1/(1- 61,15%)} = 36,45%
Nhận xét: ROE năm 2020 giảm là do:
ROS giảm, Vòng quay TS giảm và D/A giảm.

3- 104
Liên hệ phương trình DUPONT qua ví dụ
ROE = ROS x Vòng quay TS x {1/[1-(D/A)]}
Năm 2020:
ROE2020 = 6,37% x 1,90 x {1/(1 – 55,27%)} = 27,07%
ROE2019 = 7,16% x 1,98 x {1/(1- 61,15%)} = 36,45%
Nhận định:
• ROS giảm để cạnh tranh giá bán, hạn chế sự giảm sút
của DT trong tình hình kd khó khăn. Chiến lược giảm
giá bán là phù hợp cho năm 2020.
• Tuy nhiên, việc lo ngại tình hình kinh doanh khó
khăn trong năm 2020 mà BGĐ đã giảm tỷ số nợ là có
ảnh hưởng giảm ROE. Nếu vẫn giữ cơ cấu vốn như
năm trước thì ROE sẽ đạt mức cao hơn hiện tại. 3- 105
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
Câu số 1: Cho dữ liệu sau từ báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 201x:
Doanh thu thuần = 155 tỷ đồng
Chi phí hoạt động = 125 tỷ đồng
Khấu hao = 15 tỷ đồng
Lãi vay = 5 tỷ đồng
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Yêu cầu: Xác định Lãi ròng của doanh nghiệp năm 201x là
bao nhiêu ?
a. 32 tỷ đồng b. 8 tỷ đồng
c. 24 tỷ đồng d. 20 tỷ đồng
106
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
Câu số 2: Cho số liệu sau từ bảng cân đối kế toán ngày
31/12/201x
Doanh thu thuần = 200 tỷ đồng
EBIT = 50 tỷ đồng
Lãi vay (I) = 15 tỷ đồng
Khấu hao = 20 tỷ đồng
Lợi nhuận khác không đáng kể
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Yêu cầu: Xác định lợi nhuận biên (ROS) của doanh nghiệp năm
201x ?
a. 10 % b. 20 %
c. 6 % d. 14 % 107
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
Câu số 3: Cho số liệu sau từ bảng cân đối kế toán ngày
31/12/201x
Tổng tài sản = 280 tỷ đồng; trong đó tổng nợ = 168 tỷ đồng
Doanh thu thuần = 200 tỷ đồng
EBIT = 50 tỷ đồng
Lãi vay (I) = 15 tỷ đồng
Khấu hao = 20 tỷ đồng
Lợi nhuận khác không đáng kể
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Yêu cầu: Xác định ROE của doanh nghiệp năm 201x ?
a. 10 % b. 20 %
c. 25 % d. 14 % 108
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG
Câu số 4: Cho số liệu sau từ bảng cân đối kế toán ngày
31/12/201x
Tổng tài sản = 280 tỷ đồng
Doanh thu thuần = 200 tỷ đồng
EBIT = 50 tỷ đồng
Lãi vay (I) = 15 tỷ đồng
Khấu hao = 20 tỷ đồng
Lợi nhuận khác không đáng kể
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Yêu cầu: Xác định ROA của doanh nghiệp năm 201x ?
a. 10 % b. 20 %
c. 6 % d. 14 % 109
CÂU HỎI
Câu số 5: Khi kỳ thu tiền bình quân giảm so với năm
trước thì phát biểu nào sau đây phù hợp cho đánh giá
về tình hình quản lý tài sản cuả doanh nghiệp?
a. Vốn của DN bị ứ đọng hơn năm trước
b. Vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng hơn năm
trước
c. Doanh nghiệp quản lý thu hồi công nợ tốt hơn năm
trước
d. Doanh nghiệp có mức doanh số thấp hơn năm trước

110
CÂU HỎI
Câu số 6: Khi vòng quay tồn kho giảm so với năm
trước thì phát biểu nào sau đây phù hợp cho đánh
giá về tình hình quản lý tài sản cuả doanh nghiệp?
a. Vốn của DN bị ứ đọng hơn năm trước
b. Vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng hơn năm
trước
c. Doanh nghiệp có mức dự trữ tồn kho hiệu quả
hơn năm trước
d. Doanh nghiệp có mức doanh số cao hơn năm
trước
111
CÂU HỎI
Câu số 7: Khi vòng quay tổng tài sản giảm so với năm
trước thì phát biểu nào sau đây phù hợp cho đánh giá
về tình hình quản lý tài sản cuả doanh nghiệp?
a. Tài sản của doanh nghiệp được đầu tư thấp hơn
năm trước
b. Vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng hơn năm
trước
c. Doanh nghiệp khai thác tài sản hiệu quả hơn năm
trước
d. Doanh nghiệp có mức doanh số thấp hơn năm trước
112
Chương tiếp theo

CHƯƠNG 4:
GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO
THỜI GIAN
Mục tiêu
• Xác định được giá trị tương lai, giá trị hiện tại của
một khoản tiền, của chuỗi tiền tệ.
• Nắm được điểm khác biệt cơ bản giữa lãi đơn và lãi
kép.
• Phân biệt được lãi suất ghép lãi hiệu dụng và lãi
suất công bố danh nghĩa. Từ đó xác định được lãi
suất ghép lãi trong các hoạt động đầu tư
• Vận dụng xác định được các khoản tiền phát sinh
trong đầu tư, lãi suất ghép lãi hay thời gian đầu tư
trong những tình huống cụ thể.
114
NỘI DUNG

4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền


4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ
4.3. Lãi suất ghép lãi
4.4. Ứng dụng

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


THỜI GIÁ TIỀN TỆ
• Các ký hiệu:
– FV – Future Value: Giá trị tương lai
– n – Number of period in invested : Thời gian đầu tư
– FVn : Giá trị tương lai sau n kỳ đầu tư
– CF – Cash Flow: Chuỗi tiền tệ phát sinh trong đầu tư
– t – times : lần đầu tư thứ t
– CFt : Là khoản tiền phát sinh ở lần thứ t trong đầu tư
– I – Interest: Tiền lãi Phản ánh số tiền
– i – Interset rate: Lãi suất Phản ánh theo tỷ lệ %
– PV – Present Value: Giá trị hiện tại
116
4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ
4.3. Lãi suất ghép lãi
4.4. Ứng dụng

4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

❖Giá trị tương lai (FVn = ?)


❖Giá trị hiện tại (PV = ?)

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.1 Giá trị tương lai – FV = ?


Sơ đồ dòng tiền

0 1 2 n

PV Sau 1 kỳ FV1

Với số tiền bỏ ra ban đầu là PV, sau 1 kỳ đầu tư:

FV1 = PV + I1 = PV + i x PV

Hay: FV1 = PV x (1+i)


118
4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.1. Giá trị tương lai – FV = ?


Sơ đồ dòng tiền

0 1 2 n

PV Sau 1 kỳ FV1
Sau 1 kỳ
Sau 2 kỳ đầu tư FV2

PV sau 2 kỳ đầu tư cũng chính bằng FV1 sau 1 kỳ đầu tư

FV2 = PV + I2 = FV1 + i x FV1 = FV1 x (1+i)

Hay: FV2 = FV1 x (1+i) = PV x (1+i)2 119


4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.1. Giá trị tương lai – FV = ?


Sơ đồ dòng tiền

0 1 2 n

PV Sau 1 kỳ FV1
Sau 1 kỳ
Sau 2 kỳ đầu tư FV2
FVn
Sau n kỳ đầu tư
Tương tự, PV sau n kỳ đầu tư :

FVn = PV x (1+i)n 120


4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.1. Giá trị tương lai – FV = ?


• Ví dụ 1:
Bạn bỏ ra số tiền 100 triệu đồng để đầu tư vào hoạt động
kinh doanh chứng khoán. Chứng khoán sẽ được bán và
chốt lời theo chu kỳ 3 tháng, toàn bộ tiền lời được tái
đầu tư trở lại. Thời gian bạn đầu tư là 2 năm, mức lãi
suất sinh lời từ hoạt động đầu tư chứng khoán trong
khoản thời gian này bình quân là 5%/quý.
Yêu cầu:
Hãy xác định số tiền mà bạn có được sau 2 năm đầu tư
vào chứng khoán ?

121
4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.1. Giá trị tương lai – FV = ?


• Tóm tắt:
– PV = 100 trđ
– i = 5%/Quý
– Kỳ đầu tư: theo quý
– n = 2 năm = 8 kỳ
– FV8 = ?

❑ Giải:
● Số tiền có được sau 2 năm đầu tư chứng khoán :
FV8 = 100 x (1+5%)8 = 147,745 trđ
122
4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.2. Giá trị hiện tại – PV = ?


Sơ đồ dòng tiền

0 1 2 n

PV Sau 1 kỳ FV1

Với số tiền nhận được sau 1 kỳ đầu tư là FV1, ta có :

FV1 = PV x (1+i)

Suy ra: PV = FV1 / (1+i) = FV1 x (1+i)-1


123
4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.2. Giá trị hiện tại– PV = ?


Sơ đồ dòng tiền

0 1 2 n

PV FV1
Sau 1 kỳ

Sau 2 kỳ đầu tư FV2

Với số tiền nhận được sau 2 kỳ đầu tư là FV2 , ta có:

FV2 = PV x (1+i)2

Suy ra: PV2 = FV2 / (1+i)2 = PV x (1+i)-2 124


4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.2. Giá trị hiện tại – PV = ?


Sơ đồ dòng tiền

0 1 2 n

PV Sau 1 kỳ FV1

Sau 2 kỳ đầu tư FV2


Sau n kỳ đầu tư FVn

Tương tự, xác định PV sau n kỳ đầu tư :

PV = FVn x (1+i) -n 125


4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.2. Giá trị hiện tại – PV = ?


Ví dụ 2:
Một hoạt động đầu tư tạo ra khoản thu nhập
2.000 triệu đồng sau 3 năm nữa. Thời gian đầu tư
là 3 năm, mức sinh lời nhà đầu tư mong đợi là
15%/năm. Vậy nhà đầu tư có thể bỏ ra số vốn
ban đầu tối đa là bao nhiêu cho hoạt động đầu tư
trên?

126
4.1. Thời giá tiền tệ của một khoản tiền

4.1.2. Giá trị hiện tại – PV = ?


• Tóm tắt:
– FV3 = 2.000 trđ
– i = 15%/năm
– Kỳ đầu tư: theo năm
– n = 3 năm = 3 kỳ
– PV = ?

❑ Giải:
● Giá bán của những lô đất ở thời điểm hiện tại:
PV = 2.000 x (1+ 15%) -3 = 1.315 trđ
127
4.1. Thời giá tiện tệ của một khoản tiền
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ
4.3. Lãi suất ghép lãi
4.4. Ứng dụng

4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ


❖Khái niệm chuỗi tiền tệ (Time
lines)
❖Phân loại chuỗi tiền tệ
❖Giá trị tương lai (FVn = ?)
❖Giá trị hiện tại (PV = ?)

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.1.Khái niệm chuỗi tiền tệ


Minh họa
0 1 Kỳ thứ 2 2 n-1 Kỳ thứ n
n
Kỳ thứ 1

CF1 CF2 CFn-1 CFn

❑ Hàng loạt các khoản tiền (có tính chất THU hoặc
CHI) phát sinh trong những khoảng thời gian đều
nhau hình thành chuỗi tiền tệ.

129
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.2.Phân loại chuỗi tiền tệ


a. Căn cứ vào thời điểm phát sinh:

❑ Chuỗi tiền tệ cuối kỳ: Thường phản ánh các khoản tiền
mang tính chất THU HỒI

0 Kỳ thứ 1
1 Kỳ thứ 2 2 n-1 Kỳ thứ n
n

CF1 CF2 CFn-1 CFn


❑ Chuỗi tiền tệ đầu kỳ: Thường phản ánh các khoản tiền
mang tính chất ĐẦU TƯ
0 Kỳ thứ 1 1 Kỳ thứ 2 2 n-1 Kỳ thứ n n

CF1 CF2 CFn 130


4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.2.Phân loại chuỗi tiền tệ:


b. Căn cứ vào số tiền phát sinh :

❑ Chuỗi tiền tệ đều: Các khoản tiền phát sinh trong suốt
thời gian đầu tư là bằng nhau
Ví dụ: Tiền lãi nhận được mỗi kỳ khi đầu tư vào trái phiếu

❑ Chuỗi tiền tệ bất kỳ: Các khoản tiền phát sinh trong
suốt thời gian đầu tư là không bằng nhau
Ví dụ: Tiền cổ tức nhận được mỗi kỳ khi đầu tư vào cổ
phiếu thường 131
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.2.Phân loại chuỗi tiền tệ:


c. Căn cứ vào số kỳ phát sinh chuỗi tiền tệ:
❑ Chuỗi tiền tệ hữu hạn: Các khoản tiền phát sinh
trong một khoảng thời gian xác định
Ví dụ: Tiền lãi nhận được trong n kỳ khi đầu tư vào trái phiếu.
Với n là thời gian đáo hạn của trái phiếu

❑ Chuỗi tiền tệ vô hạn: Các khoản tiền phát sinh trong


một khoảng thời gian không xác định (xem là vô hạn)
Ví dụ: Tiền cổ tức nhận được mỗi kỳ khi đầu tư vào cổ
phiếu thường một DN. Vì không xác định thời gian tồn tại
của DN nên chuỗi tiền cổ tức này được xem là vô hạn 132
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.3.Giá trị tương lai chuỗi tiền tệ:


a. Chuỗi cuối kỳ:
❑ Chuỗi tiền tệ bất kỳ:

0 1 2 n-1 n

CF1 CF2 CFn-1 CFn


= CF1 x (1+i) n-1
= CF2 x (1+i) n-2
= CFn-1 x (1+i) 1
FVn = ∑
FVn = CF1(1+i)n-1 + CF2(1+i)n-2 + ….+ CFn-1(1+i)1 + CFn
133
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.3.Giá trị tương lai chuỗi tiền tệ:


a. Chuỗi cuối kỳ:
❑ Chuỗi tiền tệ đều:

0 1 2 n-1 n

CF1 CF2 CFn-1 CFn

FVn = ?

(1+i)n - 1 Với: n là số kỳ đều


FVn = CF x
i CF là số tiền đều mỗi kỳ
134
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.3. Giá trị tương lai chuỗi tiền tệ:


Ví dụ 3:

❑ Cho chuỗi tiền tệ cuối kỳ như sau:


CF1 = CF2 = CF3 = 30 trđ
CF4 = CF5 = CF6 = 50 trđ ]
CF7 = CF8 = CF9 = CF10 = 40 trđ
i = 10%/kỳ
Tìm FV10 = ?
Yêu cầu: Giải theo chuỗi tiền bất kỳ và chuỗi tiền đều

Đáp án: 621,456 trđ135


Giải ví dụ

136
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.3.Giá trị tương lai chuỗi tiền tệ:


b. Chuỗi đầu kỳ:

❑ Chuỗi tiền tệ bất kỳ:

0 1 2 n-1 n
CF1 CF2 CFn
= CF1 x (1+i) n
= CF2 x (1+i) n-1
= CFn x (1+i) 1
FVn = ∑
FVn = CF1(1+i)n + CF2(1+i)n-1 + ….+ CFn(1+i)1
Quan hệ: FVn đầu kỳ = FVn cuối kỳ x (1+i) 137
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.3. Giá trị tương lai chuỗi tiền tệ:


Ví dụ 4:

❑ Cho chuỗi tiền tệ đầu kỳ như sau:


CF1 = CF2 = CF3 = 30 trđ
]
CF4 = CF5 = CF6 = 50 trđ
CF7 = CF8 = CF9 = CF10 = 40 trđ
i = 10%/kỳ
Tìm FV10 = ?
Yêu cầu: Giải theo chuỗi tiền bất kỳ và chuỗi tiền đều
Đáp án: 683,6 trđ 138
Giải ví dụ

139
Giải ví dụ

140
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.4.Giá trị hiện tại chuỗi tiền tệ:


a. Chuỗi cuối kỳ:
❑ Chuỗi tiền tệ bất kỳ:

0 1 2 n-1 n
CF1 CF2 CFn-1 CFn
CF1 x (1+i) -1 =
CF2 x (1+i) -2 =
CFn x (1+i) –n =
PVn = ∑
PVn = CF1(1+i)-1 + CF2(1+i)-2 + …. + CFn x(1+i)-n
141
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.4.Giá trị hiện tại chuỗi tiền tệ:


a. Chuỗi cuối kỳ:
❑ Chuỗi tiền tệ đều:

0 1 2 n-1 n

٧ CF1 CF2 CFn-1 CFn

PVn = ?

1 - (1+i) -n Với: n là số kỳ đều


PVn= CF x
i
CF là số tiền đều mỗi kỳ
142
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.4.Giá trị hiện tại chuỗi tiền tệ:


a. Chuỗi cuối kỳ:
❑ Chuỗi tiền tệ đều vô hạn:

0 1 2 n-1 n ∞

٧ CF1 CF2 CFn-1 CFn …..


PVn = ?

CF Với:
PVn =
i CF là số tiền đều mỗi kỳ
143
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.4. Giá trị hiện tại chuỗi tiền tệ:


Ví dụ 5:

❑ Cho chuỗi tiền tệ cuối kỳ như sau:


CF1 = CF2 = CF3 = 30 trđ
]
CF4 = CF5 = CF6 = 50 trđ
CF7 = CF8 = CF9 = CF10 = 40 trđ
i = 10%/kỳ
Tìm FV10 = ?
Yêu cầu: Giải theo chuỗi tiền bất kỳ và chuỗi tiền đều
Đáp án: 239,6 trđ 144
Giải ví dụ

145
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.4.Giá trị hiện tại chuỗi tiền tệ:


b. Chuỗi đầu kỳ:
❑ Chuỗi tiền tệ bất kỳ:

0 1 2 n-1 n
CF1 CF2 CF3 CFn
CF2 x (1+i) -1 =
CF3 x (1+i) -2 =
CFn x (1+i) –(n-1) =
PVn = ∑
PVn = CF1 + CF2(1+i)-1 + CF3(1+i)-2 + …. + CFn x(1+i)-(n-1)
Quan hệ: PVn đầu kỳ = PVn cuối kỳ x (1+i) 146
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.4.Giá trị hiện tại chuỗi tiền tệ:


b. Chuỗi đầu kỳ:
❑ Chuỗi tiền tệ đều:

0 1 2 n-1 n

CF1 CF2 CF3 CFn

PVn = ?

PVn= CF x(1+i) 1 - (1+i) -n


Với: n là số kỳ đều
i
CF là số tiền đều mỗi kỳ
147
4.2. Thời giá tiền tệ của chuỗi tiền tệ

4.2.4. Giá trị hiện tại chuỗi tiền tệ:


Ví dụ 6:

❑ Cho chuỗi tiền tệ đầu kỳ như sau:


CF1 = CF2 = CF3 = CF4 = 30 trđ
CF5 = CF6 = CF7 = 50 trđ
CF8 = CF9 = CF10 = 20 trđ
i = 10%/kỳ
Tìm PV10 = ?
Yêu cầu: Giải theo chuỗi tiền đều bằng nhiều cách khác nhau

Đáp án: 226,101 trđ148


Giải ví dụ

149
Giải ví dụ

150
151
4.3. Lãi suất ghép lãi

4.3.1 Lãi suất danh nghĩa (nominal rate):


❑ Lãi suất danh nghĩa (iNOM) là lãi suất được niêm yết
hay được công bố. Kỳ công bố thường theo năm, không
tính tác động của việc ghép lãi.
● Ví dụ: Trong hợp đồng vay nợ: Lãi suất khoản vay là
12%/năm, trả lãi hàng tháng. Vậy iNOM = 12%/năm
❑ Lãi suất theo kỳ (iPER): là mức lãi suất tính cho mỗi kỳ
không phải là năm.
Công thức: iPER = iNOM /M
Với M là số lần ghép lãi trong 1 năm
● Ví dụ (tt) itháng = 12%/12 = 1% , lãi ghép hàng tháng152
4.3. Lãi suất ghép lãi

4.3.2. Lãi suất hiệu dụng (EFF - effective rate)


❑ Lãi suất hiệu dụng/tương đương (EFF/EAR – effective
annual rate) là mức lãi suất năm thực sự nhận được, đã
tính tác động của việc ghép lãi.
• EAR = (1+ iNOM/M)M – 1
• EAR = (1+ iPER)M – 1
Ví dụ:
● EAR của khoản lãi suất danh nghĩa 4%/năm tính lãi
theo kỳ 6 tháng
EAR = (1+4%/2)2 - 1 = 4,04%

153
4.3. Lãi suất ghép lãi

4.3.2. Lãi suất hiệu dụng (EFF - effective rate)

❑ Tại sao phải quan tâm EAR?


Trong hợp đồng vay nợ: Lãi suất khoản vay là
12%/năm. Hãy xác định lãi suất hiệu dụng (EAR) trong
các trường hợp sau:
● Lãi vay tính theo năm Đáp án = 12%
● Lãi vay tính theo quý Đáp án = 12,55 %
● Lãi vay tính theo tháng Đáp án = 12,68 %
● Lãi vay tính theo ngày Đáp án = 12,75 %
154
Ví dụ đánh giá phần Lãi suất
Bài số 1: Kỳ hạn ghép lãi 3 tháng, lãi suất
công bố 12%/năm. Hỏi lãi suất bao nhiêu
%/kỳ 3 tháng ?

Bài số 2: Lãi suất ghép lãi 3 tháng là 5%/kỳ,


lãi tính trên dư nợ đầu kỳ. Hỏi lãi suất ghép
lãi tương đương theo năm là bao nhiêu % ?
155
Giải ví dụ

156
4.4. Ứng dụng

4.4.1. Xác định lãi suất, thời gian đầu tư, FV, PV, CF:
a. Cơ sở xác định:
0 1 2 n
Vốn gốc = PV Sau 1 kỳ FV1
Vốn gốc = PV= Quy về hiện tại = Vốn gốc
+ Lãi FV2
Sau 2 kỳ đầu tư
Quy về hiện tại
Vốn gốc = PV= = Vốn gốc
Sau n kỳ đầu tư + Lãi FVn
Quy về hiện tại
Vốn gốc = PV=
Kết luận: Cùng một số vốn đầu tư, quy về tương lai chứa vốn gốc
và tiền lãi, quy về hiện tại chỉ còn chứa vốn gốc 157
4.4. Ứng dụng

4.4.1. Xác định lãi suất, thời gian đầu tư, FV, PV, CF:
b. Cách xác định:

✓ Phân loại các khoản tiền phát sinh thành 2 dòng tiền trái
ngược nhau về bản chất. Chẳng hạn: Thu/Chi; Gửi/Rút; Đầu
tư/Thu hồi; Giá bán trả ngay/Giá bán trả góp; Nhận nợ/Trả
nợ,….
✓ Phản ánh 2 dòng tiền này lên cùng một sơ đồ thời gian đầu tư.
✓ Lập phương trình bằng cách: Quy 2 dòng tiền này về cùng
một thời điểm (Hiện tại/ hay tương lai) theo mức lãi suất hiệu
dụng i thì chúng bằng nhau.
✓ Giải phương trình, ra nghiệm số cần tìm.
158
4.4. Ứng dụng

4.4.1. Xác định lãi suất, thời gian đầu tư, FV, PV, CF:
b. Cách xác định:
Ví dụ 9: Một tài sản bán trả góp :
➢ Giá bán tài sản: 120 triệu
➢ Trả ngay: được chiết khấu 5% giá bán
➢ Trả góp:
✓ Trả ngay tại thời điểm mua: 50 triệu
✓ Số tiền còn lại (70 triệu) góp đều trong 7 tháng, lần trả đầu
tiên cách ngày mua hàng 1 tháng
Yêu cầu: Xác định lãi suất trả góp ?
159
Giải ví dụ

160
4.4. Ứng dụng

4.4.2. Bán hàng trả góp:


a. Lãi tính trên dự nợ đầu kỳ, lãi trả cuối kỳ:
● P: Giá bán trả ngay của tài sản
● T: số tiền trả trước tại thời điểm mua hàng trả góp
● P0 : số tiền còn nợ mà khách hàng phải tiếp tục trả
góp
● i: lãi suất trả góp mỗi kỳ (là lãi suất hiệu dụng)
● CFt: số tiền trả vào cuối kỳ thứ t
● CF: số tiền trả đều mỗi kỳ
● n: số kỳ (hay lần) trả đều
161
4.4. Ứng dụng

4.4.2. Bán hàng trả góp:


a. Lãi tính trên dư nợ đầu kỳ, lãi trả cuối kỳ:

❑ Trả theo dòng tiền đều:

0 1 2 n-1 n
Trả ngay: P
T CF1 CF2 CFn-1 CFn
Trả góp
{
1 - (1+i) -n
Phương trình cân bằng: P = T + CF x
i
Vậy : CF = P0 x i / {1 – (1+i)-n } 162
4.4. Ứng dụng

4.4.2. Bán hàng trả góp:


a. Lãi tính trên dự nợ đầu kỳ, lãi trả cuối kỳ:

❑ Trả nợ theo cách truyền thống: Gốc trả đều, lãi trả
giảm dần
CFt = P0 /n + i . Pt-1
(nợ gốc) (lãi vay)

Hay CFt = CFt-1 – {P0 /n} . i

163
4.4. Ứng dụng

4.4.2. Bán hàng trả góp:


a. Lãi tính trên dự nợ đầu kỳ, lãi trả cuối kỳ:

Ví dụ 7: Xe máy SH được mua bán trả góp với thông tin sau:
❑ Giá bán trả ngay 100 triệu đồng
❑ Mua trả góp thì khách hàng phải trả trước 10 triệu đồng,
số tiền còn lại được trả góp sau 1 tháng theo 2 cách:
● Trả theo dòng tiền đều trong 5 tháng, lãi suất 1%/tháng, lãi
tính trên dư nợ đầu kỳ. Yêu cầu tìm CF = ?
● Trả theo cách truyền thống trong 5 tháng, lãi suất
1%/tháng, lãi tính trên dư nợ đầu kỳ. Yêu cầu tìm CFt = ?
164
4.4. Ứng dụng

4.4.2. Bán hàng trả góp:


b. Lãi tính trên nợ gốc ban đầu, lãi trả cuối kỳ:
● P: Giá bán trả ngay của tài sản
● T: Là số tiền trả trước tại thời điểm mua hàng trả góp
● P0 : Là số tiền còn nợ mà khách hàng phải tiếp tục trả
góp
● r là lãi suất trả góp tính trên nợ gốc ban đầu (là lãi
suất danh nghĩa)
● n là số kỳ (hay lần) trả đều
● CF là số tiền trả đều mỗi kỳ : CF = P0 /n + r . P0
165
4.4. Ứng dụng

4.4.2. Bán hàng trả góp:


b. Lãi tính trên nợ gốc ban đầu, lãi trả cuối kỳ:

Ví dụ 8: Xe máy SH được mua bán trả góp với thông tin


sau:
❑ Giá bán trả ngay 100 triệu đồng
❑ Mua trả góp thì khách hàng phải trả trước 10 triệu đồng,
số tiền còn lại được trả góp sau 1 tháng theo 2 cách:
● Trả theo dòng tiền đều trong 12 tháng, lãi suất 1%/tháng,
lãi tính trên dư nợ đầu kỳ. Yêu cầu tìm CF = ?
● Trả theo dòng tiền đều trong 12 tháng, lãi suất 0,8%/tháng,
lãi tính trên nợ gốc ban đầu. Yêu cầu tìm CF = ? 166
4.4. Ứng dụng

4.4.2. Bán hàng trả góp:


b. Lãi tính trên nợ gốc ban đầu, lãi trả cuối kỳ:

Giải ví dụ 8: Xe máy SH được mua bán trả góp: P = 100


triệu đồng; T = 10 triệu đồng, n = 12 kỳ; CF1 tại cuối kỳ 1:
❑ Trả theo dòng tiền đều trong 12 tháng, lãi suất 1%/tháng, lãi
tính trên dư nợ đầu kỳ. Yêu cầu tìm CF = ?
100 = 10 + CF x {1-(1+1%)-12 }/1%
Suy ra CFI = 7,996 trđ == 8 trđ
❑ Trả theo dòng tiền đều trong 12 tháng, lãi suất 0,8%/tháng, lãi
tính trên nợ gốc ban đầu. Yêu cầu tìm CF = ?
CFII = (100-10=90)/12 + 0,8% x 90 = 8,22 trđ 167
4.4. Ứng dụng

4.4.3.Định giá tài sản, định giá chứng khoán:


❑ Định giá chứng khoán: được nghiên cứu trong 2
chương tiếp theo

❑ Sơ đồ minh họa dòng tiền định giá tài sản:

0 1 2 n-1 n

Thu nhập kỳ vọng CF1 CF2 CFn-1 CFn


Giá tài sản: P0 =? Mức lãi suất kỳ vọng

1 - (1+i) -n
❑ Phương trình xác định: P0 = CF x 168
i
4.4. Ứng dụng

4.4.3.Định giá tài sản, định giá chứng khoán:


• Định giá tài sản:
Ví dụ 10: Một căn hộ đang được cho thuê với mức
giá 60 triệu đồng/năm (= 5 triệu đồng/tháng), tiền
thuê được thu hằng năm, thu vào đầu mỗi năm,
thời gian thuê 10 năm. Sau khi kết thúc hợp đồng
thuê, căn hộ này được thỏa thuận bán lại với giá
500 triệu đồng. Với mức sinh lời kỳ vọng là
10%/năm, vậy ở thời điểm hiện tại bạn sẵn lòng
mua giá căn hộ này với giá là bao nhiêu ?

Đáp án: 598,312 trđ 169


Giải ví dụ

170
4.4. Ứng dụng

4.4. Ứng dụng


4.4.4. Xác định chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ
đó ra quyết định tài trợ vốn.

Sẽ được nghiên cứu trong chương sau

4.4.5. Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, từ
đó ra quyết định đầu tư.

Sẽ được nghiên cứu trong chương sau


171
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 1: Kỳ hạn ghép lãi 3 tháng, lãi suất
công bố 12%/năm. Hỏi lãi suất bao nhiêu
%/kỳ 3 tháng ?

Bài số 2: Lãi suất ghép lãi 3 tháng là 5%/kỳ,


lãi tính trên dư nợ đầu kỳ. Hỏi lãi suất ghép
lãi tương đương theo năm là bao nhiêu % ?
172
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 1: GIẢI

Bài 2: GIẢI

173
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 3: Có 10 khoản tiền đều 20 triệu đồng,
đầu tư liên tục trong 10 kỳ, lãi suất ghép lãi
5%/kỳ. Số tiền nhận được một lần sau 10 kỳ
đầu tư là bao nhiêu ?
Bài số 4: Có khoản 6 tiền đều 20 triệu đồng,
đầu tư liên tục trong 6 kỳ đầu, sau đó không
đầu tư, lãi suất ghép lãi 5%/kỳ. Số tiền nhận
được một lần sau 10 kỳ đầu tư kể từ lần đầu
tiên là bao nhiêu ? 174
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 3: GIẢI

Bài 4: GIẢI

175
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 5: Mua trả góp tài sản:
- Giá bán tài sản 100 triệu
- Mua trả ngay: Chiết khấu 8%
- Trả góp: trả trước 10% giá bán, số tiền còn lại trả
đều hàng tháng, trả trong 15 lần liên tục. Lần trả
góp đầu tiên cách ngày mua tài sản 3 tháng.
Hỏi:
Nếu mua trả góp, số tiền khách hàng phải trả góp
hàng tháng là bao nhiêu ?
176
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 5: Mua trả góp tài sản:
- Giá bán tài sản 100 triệu
- Mua trả ngay: Chiết khấu 8%
- Trả góp: trả trước 10% giá bán, số tiền còn lại trả đều
hàng tháng, trả trong 15 lần liên tục. Lần trả góp đầu
tiên cách ngày mua tài sản 3 tháng.
Hỏi: CF = ? GIẢI
Số tiền còn lại phải trả góp: 100 – 10%.100 = 90 trđ
Số tiền này trả đều trong 15 lần, vậy CF = 90/15 = 6 trđ
177
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 6: Mua trả góp tài sản:
- Giá bán tài sản 100 triệu
- Mua trả ngay: Chiết khấu 8%
- Trả góp: trả trước 10% giá bán, số tiền còn lại trả
đều hàng tháng, trả trong 15 lần liên tục. Lần trả
góp đầu tiên cách ngày mua tài sản 3 tháng.
Hỏi:
Nếu mua trả góp, khách hàng trả hết nợ sau bao
nhiêu tháng?
178
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 7: Mua trả góp tài sản:
- Giá bán tài sản 100 triệu
- Mua trả ngay: Chiết khấu 8%
- Trả góp: trả trước 10% giá bán, số tiền còn lại trả
đều hàng tháng, trả trong 15 lần liên tục. Lần trả
góp đầu tiên cách ngày mua tài sản 3 tháng.
Hỏi:
Nếu mua trả góp, lãi suất trả góp khách hàng phải
chịu là bao nhiêu %/tháng ?
179
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 6: GIẢI

Bài 7: GIẢI

180
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 8: Hợp đồng vay nợ:
- Khách hàng nhận nợ 1 lần, số tiền 150 triệu đồng
tại thời điểm ký hợp đồng
- Lãi suất vay nợ: 12%/năm, trả lãi hàng tháng, lãi
tính trên dư nợ đầu kỳ
- Thời hạn nợ: 36 tháng kể từ ngày ký HĐ. Lần trả
nợ đầu tiên cách ngày ký HĐ 3 tháng.
Hỏi:
Khách hàng có bao nhiêu lần trả nợ ? 181
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 8: GIẢI

182
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 9: Hợp đồng vay nợ:
- Khách hàng nhận nợ 1 lần, số tiền 150 triệu đồng
tại thời điểm ký hợp đồng
- Lãi suất vay nợ: 12%/năm, trả lãi hàng tháng, lãi
tính trên dư nợ đầu kỳ
- Thời hạn nợ: 36 tháng kể từ ngày ký HĐ. Lần trả
nợ đầu tiên cách ngày ký HĐ 3 tháng.
Hỏi:
Số tiền khách hàng phải trả đều nhau mỗi tháng là
bao nhiêu ? 183
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 9: GIẢI

184
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 10: Mua trả góp:
- Giá bán trả ngay của tài sản: 200 triệu đồng
- Mua trả góp thì: trả ngay khi mua 20 triệu đồng.
Số tiền còn lại trả góp đều trong 36 tháng, lãi suất
9%/năm, lãi trả hàng tháng, lãi tính trên nợ gốc
ban đầu, lần trả đầu tiên cách ngày mua tài sản 1
tháng.
Hỏi:
Số tiền khách hàng phải trả đều nhau mỗi tháng là
bao nhiêu ? 185
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 10: GIẢI

186
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 11: Mua trả góp:
- Giá bán trả ngay của tài sản: 200 triệu đồng
- Mua trả góp thì: trả ngay khi mua 20 triệu đồng.
Số tiền còn lại trả góp đều trong 36 tháng, lãi suất
9%/năm, lãi trả hàng tháng, lãi tính trên nợ gốc
ban đầu, lần trả đầu tiên cách ngày mua tài sản 1
tháng.
Hỏi:
Lãi suất thực của cách trả góp trên mà khách hàng
phải chịu là bao nhiêu %/tháng ? 187
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 11: GIẢI

188
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 12:
- Giá bán trả ngay của tài sản: 200 triệu đồng
- Mua trả góp thì: trả ngay khi mua 20 triệu đồng.
Số tiền còn lại trả góp 36 tháng, lãi suất 9%/năm,
lãi trả hàng tháng, lãi tính trên dư nợ đầu kỳ. Lần
trả đầu tiên cách ngày mua tài sản 1 tháng.
Hỏi: Lãi suất thực của cách trả góp trên mà khách
hàng phải chịu là bao nhiêu %/tháng ?

189
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài số 13: Mua trả góp:
- Giá bán trả ngay của tài sản: 200 triệu đồng
- Mua trả góp thì: trả ngay khi mua 20 triệu đồng.
Số tiền còn lại trả góp 36 tháng, lãi suất 9%/năm,
lãi trả hàng tháng, lãi tính trên dư nợ đầu kỳ. Lần
trả đầu tiên cách ngày mua tài sản 1 tháng.
Hỏi:
Số tiền khách hàng phải trả đều nhau mỗi tháng là
bao nhiêu ?
190
Tổng kết dạng bài tập cuối chương:
Bài 13: GIẢI

191
Tổng kết dạng bài tập cuối chương (15 câu)
Bài số 14: Xây dựng kế hoạch cho tương lai:
- Cần số tiền 250 triệu đồng cho ngày lập gia
đình.
- Số tiền tích lũy hàng tháng: Gửi đều hàng tháng
từ tiền thu nhập
- Hình thức tích lũy: gửi NH lãi suất 1%/tháng.
- Thời gian thực hiện kế hoạch: 3 năm sau
Hỏi:
Số tiền phải tích lũy là bao nhiêu mỗi tháng ? 192
Tổng kết dạng bài tập cuối chương:
Bài 14: GIẢI

193
Tổng kết dạng bài tập cuối chương (15 câu)
Bài số 15: Định giá tài sản:
Một căn hộ đang được cho thuê với mức giá 50
triệu đồng/năm, thu vào cuối mỗi năm, thời
gian thuê 6 năm. Sau khi kết thúc hợp đồng
thuê, căn hộ này được thỏa thuận bán lại với
giá 1.000 triệu đồng. Với mức sinh lời kỳ vọng
là 10%/năm, vậy ở thời điểm hiện tại bạn sẵn
lòng mua giá căn hộ này với giá là bao nhiêu ?
194
Tổng kết dạng bài tập cuối chương:
Bài 15: GIẢI

195
Chương tiếp theo

CHƯƠNG 5:
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
Mục tiêu

• Hiểu được các đặc tính quan trọng của trái


phiếu và cổ phiếu, như: đơn vị phát hành, lãi
suất trái phiếu, thời gian đáo hạn, quyền lợi
của cổ đông thường, những bất lợi khi công
ty phát hành thêm cổ phần thường mới.
• Xác định được giá chứng khoán (trái phiếu,
giá cổ phiếu), lợi suất đầu tư trái phiếu, cổ
phiếu
197
NỘI DUNG

5.1. Định giá trái phiếu

5.2. Định giá cổ phiếu

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


5.1. Định giá TP

5.1.1. Các đặc tính của trái phiếu:


• Khái niệm: Trái phiếu được xem như một giấy chứng
nhận nợ dài hạn giữa đơn vị phát hành (là người đi vay)
cam kết với người sở hữu trái phiếu (người cho vay) về
trách nhiệm chi trả khoản tiền lãi phát sinh mỗi kỳ và số
tiền nợ gốc (mệnh giá) khi đến hạn thanh toán.

199
5.1. Định giá TP

5.1.1. Các đặc tính của trái phiếu:


❑ Tổ chức phát hành trái phiếu:
● Chính phủ phát hành, bao gồm Công trái
(Government Bond) và Trái phiếu Kho bạc
(Treasury bonds)
● Chính quyền địa phương phát hành, như: Trái
phiếu Thành phố, Trái phiếu Địa phương
(Municipal bonds)
● Công ty cổ phần & công ty TNHH: phát hành Trái
phiếu công ty (Corporate bonds)
200
5.1. Định giá TP

5.1.1. Các đặc tính của trái phiếu:


• Mệnh giá trái phiếu là số tiền được in nổi trên bề mặt
trái phiếu (mặt chính). Mệnh giá phản ánh số tiền mà
đơn vị phát hành có trách nhiệm phải hoàn trả cho
người nắm giữ trái phiếu khi trái phiếu đến hạn thanh
toán.

❑ Trái phiếu có nhiều mệnh giá khác nhau và được


quy định theo mỗi quốc gia
● Việt Nam: Mệnh giá trái phiếu thấp nhất là
100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của
100.000
201
5.1. Định giá TP

5.1.1. Các đặc tính của trái phiếu:


• Lãi suất coupon là lãi suất được ghi nhận ở mặt chính
của tờ trái phiếu. Đây là mức lãi suất mà đơn vị phát
hành phải chi trả cho người nắm giữ trái phiếu dưới
dạng trả tiền lãi vay trái phiếu mỗi kỳ.

❑ Lãi vay trái phiếu mỗi kỳ


= Lãi suất trái phiếu x Mệnh giá TP
❑ Trái phiếu có lãi suất thả nổi thường phải sau một
khoảng thời gian nhất định, sau khoảng thời gian
này lãi suất trái phiếu sẽ được điều chỉnh theo một
mức tăng nào đó. 202
5.1. Định giá TP

5.1.1. Các đặc tính của trái phiếu:


• Ngày đáo hạn trái phiếu là ngày trái phiếu đến hạn
thanh toán. Khi đó, đơn vị phát hành sẽ trả lại số tiền
bằng mệnh giá cho người nắm giữ trái phiếu.

❑ Ngày phát hành trái phiếu (Issue date): là ngày trái


phiếu phát hành. Đây là cơ sở để xác định ngày đáo
hạn trái phiếu.
● Ví dụ: Ngày phát hành trái phiếu là ngày
10/10/2010, thời hạn trái phiếu là 5 năm. Vậy ngày
đáo hạn thanh toán trái phiếu sẽ là ngày
10/10/2015 203
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.2. Tổng quan về định giá chứng khoán:


– Định giá chứng khoán là xác định giá trị nội tại của
chứng khoán, tức là giá trị được hình thành trên
những khoản lợi ích bằng tiền mà nhà đầu tư sẽ có
được trong tương lai kể từ khi bắt đầu sở hữu
chứng khoán đó.
– Từ giá trị chứng khoán được xác định, nhà đầu tư
sẽ so sánh với giá thị trường để ra quyết định nên
mua hay nên bán chứng khoán.
– Giá chứng khoán ghi nhận theo sổ sách gọi là Thư
giá
204
6.2. Định giá trái phiếu

6.2.1. Tổng quan về định giá


chứng khoán (Trái phiếu, cổ
phiếu):
– Định giá chứng khoán là xác định giá trị nội
tại của chứng khoán, tức là giá trị được hình
thành trên những khoản lợi ích bằng tiền mà
nhà đầu tư sẽ có được trong tương lai kể từ
khi bắt đầu sở hữu chứng khoán đó.
– Từ giá trị chứng khoán được xác định, nhà
đầu tư sẽ so sánh với giá thị trường để ra
quyết định nên mua hay nên bán chứng
khoán.
– Giá chứng khoán ghi nhận theo sổ sách gọi là
Thư giá 205
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.3. Định giá trái phiếu coupon:


• Ký hiệu:
– P0 là giá trái phiếu ở thời điểm hiện tại (nội giá)
– iTP là lãi suất trái phiếu
– M là mệnh giá trái phiếu
– INT là tiền lãi trái phiếu. Vậy INT = M . iTP
– n: là thời gian đầu tư trái phiếu, được xác định kể từ
khi mua trái phiếu đến khi trái phiếu đáo hạn
– rd là lãi suất thị trường của trái phiếu hay mức sinh lời
kỳ vọng của nhà đầu tư trái phiếu

206
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.3. Định giá trái phiếu coupon:


• Công thức:

0 1 2 n

INT1 INT2 INTn

{
P0 = ? M

P0 = INT x + M (1+rd) -n
1 – (1+ rd)-n
rd
207
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.3. Định giá trái phiếu coupon:


• Ví dụ 1: Trái phiếu công ty Allied Foods, thời hạn 15
năm, mệnh giá 1.000 USD, lãi suất trái phiếu cố định
là 10%/năm. Hãy định giá trái phiếu sau 5 năm phát
hành, biết rằng nhà đầu tư kỳ vọng mức sinh lời
12%/năm khi đầu tư vào trái phiếu này ?
• Giải:

208
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.3. Định giá trái phiếu coupon:


• Ví dụ 2:
Trái phiếu ngân hàng ACB phát hành vào ngày 21 tháng 6
năm 2016 với thời hạn 5 năm, mức lãi suất là lãi suất bình
quân (ngân hàng VCB và Agribank) cộng biên độ 2%,
mệnh giá 1 tỷ đồng. Hãy xác định giá trái phiếu sau 2 năm
phát hành. Biết rằng lãi suất trái phiếu trong năm đầu tiên
(21/6/2016-21/6/2017) là 8,5%, năm thứ hai là (21/6/2017 –
21/6/2018) là 8,55%, dự kiến 3 năm còn lại sẽ là 9%, 9,5%
và 10%. Khi đầu tư vào trái phiếu này nhà đầu tư kỳ vọng
mức sinh lời là 12%/năm. (Nguồn: vietstock.vn)
Yêu cầu: Định giá trái phiếu sau 2 năm phát hành?
209
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.3. Định giá trái phiếu coupon:


• Ví dụ 2 GIẢI:

210
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.4. Trái phiếu zero coupon (hay TP chiết khấu).

• Công thức:
0 1 2 n

M
P0 = ?
P0 = M (1+rd) –n
• Ví dụ 3: Trái phiếu chiết khấu của công ty ABC phát
hành có mệnh giá bằng 1 triệu đồng, thời hạn 5 năm.
Hãy xác định giá trái phiếu này ở thời điểm phát hành,
biết rằng lãi suất thị trường hiện hành là 10%/năm

211
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.5.Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity-YTM).


• Khái niệm: YTM là tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư
đạt được từ việc đầu tư trái phiếu nếu nhà đầu tư nắm
giữ trái phiếu này đến ngày đáo hạn thanh toán.
• Ví dụ 4: Một nhà đầu tư mua lại trái phiếu công ty AA
trên thị trường với mức giá 95.000. Thời gian còn lại của
trái phiếu này là 3 năm, mức lãi suất trái phiếu là
10%/năm. Trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng. Nhà đầu
tư này nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn thanh toán.
Khi đó nhà đầu tư nhận được 3 lần tiền lãi và số tiền
mệnh giá vào ngày đáo hạn trái phiếu.

212
5.1 Định giá trái phiếu

5.1.5.Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity - YTM).


• Công thức:

0 1 2 n

INT1 INT2 INTn


P0 = { YTM = ? M
P0 = INT x + M (1+YTM) -n
1 – (1+ YTM)-n
YTM

213
5.1. Định giá trái phiếu

5.1.5.Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity - YTM).


• Giải ví dụ 4:

0 1 2 3

10.000 10.000 10.000

95.000 = { YTM = ? 100.000


95.000 = 10.000 x + 100.000 (1+YTM) -3
1 – (1+ YTM)-3
YTM = 12,085 % YTM

214
5.2. Định giá cổ phần thường

5.2.1. Các đặc tính cổ phần thường:


• Cổ phần thường là phần vốn góp nhỏ nhất vào một
công ty cổ phần, nó xác minh quyền sỡ hữu một phần
vốn góp của nhà đầu vào công ty cổ phần.

• Giấy xác nhận cổ phần thường gọi là cổ phiếu thường,


người mua cổ phiếu thường gọi là cổ đông thường.

• Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có quyền kiểm soát


công ty, quyền ưu tiên mua cổ phiếu thường mới phát
hành và là người cuối cùng được chia phần khi công ty
phá sản.
215
5.2. Định giá cổ phần thường

5.2.1. Các đặc tính cổ phần thường:


a. Quyền kiểm soát công ty.
• Các cổ đông phổ thông (sỡ hữu cổ phần thường) có quyền
bỏ phiếu bầu hay ủy quyền cho cổ đông khác để bỏ phiếu
bầu các thành viên của HĐQT theo số phiếu bầu tương
ứng phần vốn góp của họ vào công ty.
• Các cổ đông phổ thông khi đạt một tỷ lệ nhất định trong
phần vốn góp của công ty cổ phần sẽ có quyền đề cử trong
HĐQT.
• Các thành viên HĐQT sẽ bổ nhiệm Ban giám đốc của công
ty cổ phần. Khi các thành viên Ban Giám đốc làm việc
không hiệu quả thì bị các cổ đông phổ thông bãi nhiệm
trong đại hội cổ đông thường niên hay bất thường. 216
5.2. Định giá cổ phần thường

5.2.1. Các đặc tính cổ phần thường:


b. Quyền ưu tiên mua CPT mới phát hành (Preemptive Right).
• Các cổ đông thường hiện hữu có quyền ưu tiên mua lại
cổ phiếu thường mới phát hành theo một tỷ lệ nhất
định theo số cổ phần đã có trước đó với một mức giá
ưu đãi căn cứ theo điều lệ công ty cổ phần.
• Quyền ưu tiên mua CPT mới phát hành nhằm 2 mục
tiêu: Ban giám đốc phát hành mới CPT & mua lại với số
lượng lớn nhằm thay đổi quyền kiểm soát công ty.

217
5.2. Định giá cổ phần thường

5.2.1. Các đặc tính cổ phần thường:


b. Quyền ưu tiên mua CPT mới phát hành (Preemptive Right).
• Quyền ưu tiên mua CPT mới phát hành nhằm 2 mục
tiêu:
• Ban giám đốc phát hành mới CPT và mua lại với số
lượng lớn nhằm thay đổi quyền kiểm soát công ty.
• Bảo vệ các cổ đông hiện hữu không bị loãng giá CPT do
việc phát hành mới CPT thấp hơn giá thị trường. Việc
phát hành CPT mới thấp hơn giá thị trường sẽ làm pha
loãng giá trị cổ phiếu, và khi đó một phần giá trị tài sản
của cổ đông hiện hữu chuyển sang cho các cổ đông mới.

218
5.2. Định giá cổ phần thường

5.2.2. Định giá CPT theo phương pháp DCF:


• Ký hiệu:
• P0 là giá cổ phiếu thường ở thời điểm hiện tại (nội giá).
• D0 là mức cổ tức được chia trong năm gần nhất
• Dt là mức cổ tức dự kiến được chia ở năm thứ t
• gt là tốc độ tăng trưởng cổ tức (dự kiến) ở năm thứ t
• D1 = D0 + g1 . D0 = D0 . (1 + g1)
• Tổng quát: Dn = Dn-1 . (1+gn)
• Pn là giá cổ phiếu thường vào năm thứ n
• rs là mức sinh lời đòi hỏi/kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ
phiếu thường hay lãi suất thị trường của cổ phiếu thường.

219
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


Chiết khấu dòng cổ tức:

0 1 2 n n+1 n+2
D1 D2 Dn Dn+1 Dn+2
P0 = ? {
Pn
Hay P0 = ? {
❑ Cổ tức tăng trưởng đều - Mô hình Gordon:
Khi đó Dn = D0 (1+g)n . Kết quả chứng minh được:
P0 = D1 /(rs – g) = D0 . (1+g) /(rs – g)
220
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


Chiết khấu dòng cổ tức:

0 1 2 n n+1 n+2
D1 D2 Dn Dn+1 Dn+2
P0 = ? {
Pn
Hay P0 = ?{
❑ Cổ tức không tăng trưởng: g = 0 (Giai đoạn bão hòa):
Khi đó D0 = D1 = D2 = ….= Dn
P0 = D0 /rs Giống CPƯĐ
221
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


Chiết khấu dòng cổ tức:

0 1 2 n n+1 n+2
D1 D2 Dn Dn+1 Dn+2
P0 = ? {
Hay P0 = ?{ Pn

❑ Cổ tức tăng trưởng bất kỳ:


Giả sử cổ tức tăng trưởng bất kỳ trong n năm đầu, sau năm n,
cổ tức tăng trưởng theo quy luật (hoặc đều, hoặc bảo hòa)
P0 = D1(1+rs)-1 + D2(1+rs)-2 +…+Dn(1+rs)-n + Pn(1+rs)-n222
7.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

7.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


Chiết khấu dòng cổ tức:

0 1 2 n n+1 n+2
D1 D2 Dn Dn+1 Dn+2
P0 = ? {
Hay P0 = ? { Pn

❑ Cổ tức tăng trưởng bất kỳ:


Nếu sau năm n, cổ tức tăng trưởng đều với tốc độ g = gn+1 thì
Pn = Dn+1/(rs - gn+1)
Nếu sau năm n, cổ tức không tăng trưởng thì Pn = Dn/rs223
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Ví dụ 1:
Cổ phiếu công ty An An năm qua có mức chia cổ tức là
2.500 đồng/CP. Dự kiến năm nay được chia 3000
đồng/CP, tăng trưởng 20% trong 2 năm tiếp theo, sau đó
tăng trưởng ổn định ở mức 15%/năm. Nhà đầu tư mong
đợi mức sinh lời 20% khi đầu tư vào cổ phiếu này.
Yêu cầu:
1. Xác định giá cổ phiếu của công ty An An ở thời điểm hiện
tại ?
2. Xác định giá cổ phiếu của công ty An An sau 2 năm đầu
tư ?
224
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Tóm tắt:
• D0 = 2.500 đồng
• D1 = 3.000 đồng
• g2 = 20% D2 = 3.000 (1+20%) = 3.600 đồng
• g3 = 20 % D3 = 3.600 (1+20%) = 4.320 đồng
• g4 = g5 = ….= gđều = 15% D4 = 4.320 (1+15%) = 4.968 đ
Với rs = 20%, Tìm:
1. P0 = ? 2. P2 = ?
Nhận xét: Cổ tức tăng trưởng bất kỳ trong 3 năm đầu, sau năm
thứ 3, cổ tức tăng trưởng đều với tốc độ 15%/năm

225
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:

• Giải:
Tìm: 1. P0 = ?
Áp dụng công thức cổ tức tăng trưởng bất kỳ trong 3 năm
đầu, sau năm thứ 3 tăng trưởng đều:
P0 = D1(1+rs)-1 + D2(1+rs)-2 + D3(1+rs)-3 + P3(1+rs)-3

P0 = 3.000(1+20%)-1 + 3.600(1+20%)-2 + 4.320(1+20%)-3 +


{ 4.968/(20%-15%) }. (1+20%)-3 = 65.000 đồng
Vậy giá cổ phiếu An An ở thời điểm hiện tại là 65.000 đ

226
7.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

7.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:

• Giải:
Tìm: 2. P2 = ?
Sau 2 năm đầu tư, cổ tức tăng trưởng bất kỳ 1 năm rồi
sau đó tăng trưởng đều với tốc độ 15%/năm, áp dụng
công thức
P2 = D3(1+rs)-1 + P3(1+rs)-1

P2 = 4.320(1+20%)-1 + {4.968/(20%-15%) }. (1+20%)-1


P2 = 86.400 đồng
Vậy giá cổ phiếu An An sau 2 năm đầu tư là 86.400
đồng 227
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Ví dụ 2:
Cổ phiếu công ty NN năm qua có mức chia cổ tức là
2.000 đồng/CP. Dự kiến cổ tức năm nay thêm 1.000
đồng/CP, năm sau tăng 20%, sau đó tăng trưởng ổn định
ở mức 15%/năm. Nhà đầu tư mong đợi mức sinh lời
20% khi đầu tư vào cổ phiếu này.
Yêu cầu:
1. Xác định giá CP của công ty NN ở thời điểm hiện tại ?
2. Nếu nhà đầu tư mua lại CP này trên thị trường với giá
50.000 đồng/CP. Hỏi NĐT kỳ vọng mức sinh lời là bao
nhiêu?
228
7.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

7.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Ví dụ tương tự:
Cổ phiếu công ty NN năm qua có mức chia cổ tức
là 2.000 đồng/CP. Dự kiến cổ tức năm nay thêm
1.000 đồng/CP, năm sau tăng 20%, sau đó tăng
trưởng ổn định ở mức 15%/năm. Nhà đầu tư mong
đợi mức sinh lời 20% khi đầu tư vào cổ phiếu này.
Yêu cầu:
1. Xác định giá CP của công ty NN ở thời điểm hiện
tại ?
2. Nếu nhà đầu tư mua lại CP này trên thị trường với
giá 30.000 đồng/CP. Hỏi NĐT kỳ vọng mức sinh lời
là bao nhiêu? 229
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Ví dụ 2 GIẢI:

230
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Ví dụ 2 GIẢI:

231
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Ví dụ 3:
Cổ phiếu công ty MM năm nay có mức cổ tức được chia
là 3.000 đồng/CP, năm sau tăng trưởng đều ở mức 20%.
Nhà đầu tư mong đợi mức sinh lời 25% khi đầu tư vào
cổ phiếu này.
Yêu cầu:
1. Xác định giá CP của công ty MM ở thời điểm hiện tại ?
2. Nếu nhà đầu tư mua lại CP này trên thị trường với giá
60.000 đồng/CP. Hỏi NĐT kỳ vọng mức sinh lời là bao
nhiêu?

232
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Giải ví dụ 3:
Tóm tắt: D0 = 3.000đ, g1 = gđều = 20%; r s= 25%
Tính D1 = 3.000x(1+20%) = 3.600đ .
Giải:

233
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Ví dụ 4:
Cổ phiếu công ty MN năm qua có mức cổ tức được chia
là 2.500 đồng/CP, năm nay dự kiến cổ tức tăng thêm
1.000 đồng/CP. Sau đó cổ tức tăng trưởng đều ở mức
15%. Nhà đầu tư mong đợi mức sinh lời 25% khi đầu tư
vào cổ phiếu này.
Yêu cầu:
1. Xác định giá CP của công ty MN ở thời điểm hiện tại ?
2. Nếu nhà đầu tư mua lại CP này trên thị trường với giá
30.000 đồng/CP. Hỏi NĐT kỳ vọng mức sinh lời là bao
nhiêu?
234
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Giải ví dụ 4:
D0 = 2.500 đồng/CP; D1 = 2.500 + 1.000 = 3.500 đồng/CP.
g2= gđều= 15%; rs = 25%. Vậy D2 =3.500(1+15%)=4.025 đ
GIẢI:

235
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.1. Trường hợp công ty chia cổ tức:


• Giải ví dụ 4:
D0 = 2.500 đồng/CP; D1 = 2.500 + 1.000 = 3.500 đồng/CP.
g2= gđều= 15%; rs = 25%. Vậy D2 =3.500(1+15%)=4.025 đ
GIẢI:

236
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.2. Trường hợp công ty không chia cổ tức:


(SV tham khảo tài liệu)
Chiết khấu dòng tiền tự do (FCF):
• FCF = EBIT (1-t) + De – Vốn đầu tư vào hoạt động
• Cách xác định giá CPT:
• Xác định giá trị (nội tại) của doanh nghiệp (PV) bằng cách
chiết khấu dòng tiền tự do về thời điểm hiện tại.
• Xác định giá trị (nội giá) của toàn bộ CPT bằng cách lấy
giá DN trừ giá trị nợ và giá CPUĐ:
Từ quan hệ PDN = Pnợ + PCPUD + PCPT
PV all CPT = PVDN – Debt – VCPUD
• Xác định giá (nội giá) CPT= PV all CPT/Số lượng CPT 237
5.2.2. Định giá cổ phần thường theo p2 DCF

5.2.2.2. Trường hợp công ty không chia cổ tức:


(SV tham khảo tài liệu)
• Ví dụ 5:
• Công ty MM có 40 tỷ USD là nợ và vốn CPUĐ, số lượng
CPT là 10 triệu CPT. Dòng tiền tự do như sau: FCF1 = -5
tỷ; FCF2 = 10 tỷ; FCF3 = 20 tỷ, sau đó tăng trưởng đều ở
mức 6%/năm. Chi phí sử dụng vốn công ty là 10%/năm.
Hãy xác định giá CPT của công ty MM ở thời điểm hiện
tại ?
• Giải (gợi ý):
• Xác định giá trị doanh nghiệp PV = 416,942 tỷ USD
• Xác định giá trị vốn CPT = 416,942 – 40 = 376,94 tỷ USD
• Giá 1 CPT = 376,94.106 / 10.106 = 37,69 USD 238
5.2.3. Định giá cổ phiếu ưu đãi

5.2.3.1. Khái niệm Cổ phiếu ưu đãi:


• Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu được chia cổ tức trước cổ
phiếu thường và được chia theo mức cố định; Cổ đông
sở hữu cổ phiếu ưu đãi không có quyền kiểm soát công
ty, không có quyền ưu tiên mua cổ phiếu thường mới
phát hành và là người được chia phần trước cổ đông
thường khi công ty phá sản.
• Cổ phiếu ưu đãi có thể được nhận lãi vô thời hạn hay có
thời hạn. Một số trường hợp cổ phiếu ưu đãi sau một
khoảng thời gian nhất định sẽ được chuyển đổi sang cổ
phiếu thường theo một tỷ lệ nhất định.

239
5.2.3. Định giá cổ phiếu ưu đãi

5.2.3.2. Định giá cổ phiếu ưu đãi:


• Ký hiệu:
• P0 là giá cổ phiếu ưu đãi ở thời điểm hiện tại (nội giá).
• ip là mức cổ tức cổ phiếu ưu đãi
• Mp là mệnh giá cổ phiếu ưu đãi
• Dp là cổ tức cổ phiếu ưu đãi
• Dp = ip x Mp
• rp là mức sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu ưu
đãi hay lãi suất thị trường của cổ phiếu ưu đãi.

❑ Công thức:
P0 = Dp /rp
240
5.2.3 Định giá cổ phiếu ưu đãi

5.2.3.2. Định giá cổ phiếu ưu đãi:


• Ví dụ 6:
• Cổ phiếu ưu đãi công ty MM có mệnh giá 1.000.000
đồng/CP. Mức cổ tức 12%năm. Nhà đầu tư muốn mua
lại CP này trên thị trường với mức sinh lời kỳ vọng là
20%/năm. Vậy nhà đầu tư có thể mua CP này với mức
giá (cao nhất) là bao nhiêu ?

❑ GIẢI:

241
5.2.3. Định giá cổ phiếu ưu đãi

5.2.3.2. Định giá cổ phiếu ưu đãi:


• Ví dụ 7: Cổ phiếu ưu đãi công ty MN có mệnh giá
1.000.000 đồng/CP. Mức cổ tức 12%năm. Nhà đầu tư
mua lại CP này trên thị trường với mức giá 975.000
đồng/CP. Vậy nhà đầu tư mức sinh lời là bao nhiêu khi
mua lại CP này?

❑ GIẢI:

242
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG:
Bài tập 1:
Trái phếu công ty MM phát hành có thời hạn 5 năm. TP
có mệnh giá 100.000 đ; lãi suất 10%/năm, trả lãi theo kỳ
6 tháng. Sau 2 năm phát hành, nhà đầu tư mua lại TP
này trên thị trường với giá 94.000 đồng. Hỏi nhà đầu tư
kỳ vọng mức sinh lời bao nhiêu khi đầu tư vào TP này ?

243
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG:
Giải Bài tập 1:
M = 100.000 đ; iTP = 10%/năm = 5%/kỳ 6 tháng; n = 5 – 2
= 3 năm = 6 kỳ 6 tháng. Ptt = P0 = 94.000 đồng. Hỏi rd =?
GIẢI:

244
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG:
Bài tập 2:
Trái phếu công ty MM phát hành có thời hạn 5 năm. TP
có mệnh giá 100.000 đ; lãi suất 10%/năm, trả lãi theo kỳ
6 tháng. Sau 2 năm phát hành, lãi suất thị trường là
12%/năm. Hỏi nhà đầu tư có thể chấp nhận mua lại TP
này với giá (tối đa) là bao nhiêu ?

245
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG:
Giải Bài tập 2:
n = 5 – 2 = 3 năm = 3x2 = 6 kỳ (6 tháng). M = 100.000 đ;
iTP = 10%/năm = 5%/kỳ 6 tháng, rd = 12%/năm, suy ra rd
= 12%/2 = 6%/kỳ 6 tháng. P0 = ?

246
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG:
Bài tập 3:
Trái phếu công ty MM phát hành có thời hạn 5 năm. TP
có mệnh giá 100.000 đ; lãi suất 10%/năm, trả lãi theo kỳ
6 tháng; thời hạn TP là 5 năm. Vào thời điểm phát hành,
nhà đầu tư mua TP này với giá 96.000 đ. Nhà đầu tư nắm
giữ TP này được 3 năm thì bán lại với giá 105.000 đ. Hỏi
mức sinh lời mà nhà đầu tư này đạt được là bao nhiêu
khi đầu tư vào TP này?

247
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG:
Giải Bài tập 3:
M = 100.000 đ; iTP = 10%/năm = 10%/2 = 5%/kỳ 6 tháng.
P0 = 96.000 đ; P3 = 105.000 đ; n = 3 năm = 3x2 = 6 kỳ (6
tháng). Hỏi YTC = ?
GIẢI:

248
Chương 6: Quyết định đầu tư dài hạn
6.1. Tổng quan về ngân sách vốn đầu tư
6.2. Các tiêu chí thẩm định hiệu quả tài chính
của dự án đầu tư
6.2.1. Hiện giá thuần (NPV)
6.2.2. Suất sinh lời nội tại (IRR)
6.2.3. Thời gian hoàn vốn (PP)

9-249
6.1.1. Ngân sách đầu tư là gì?
Lập ngân sách vốn (hay thẩm định đầu tư) là quá
trình lập kế hoạch để xác định liệu các đầu tư dài hạn
của một DN như máy móc thiết bị mới, máy móc thay
thế, các nhà máy mới, sản phẩm mới, và các dự án
nghiên cứu phát triển có đáng theo đuổi hay không.
➢ Ngân sách vốn đầu tư có liên quan đến:
• Quyết định đầu tư: liên quan đến việc đầu tư
TSCĐ như mua mới hay mua lại, đtư mở rộng
hay thay thế.
• Quyết định tài trợ: Liên quan đến việc tìm kiếm
nguồn vốn tài trợ với chi phí rẻ hơn 9-250
6.1.3. Phân loại dự án đầu tư

• Các dự án độc lập: Dòng tiền của dự án này


không bị ảnh hưởng bởi quyết định chấp nhận
hay từ chối dư án kia.
• Ví dụ?
• Các dự án loại trừ lẫn nhau: dòng tiền dự án
này có thể bị ảnh hưởng nếu chấp nhận dự án
khác.
• Ví dụ?

9-251
6.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV – The net present value)

6.2.1.1. Bản chất: NPV là hiện giá thu nhập thuần


của dự án (ở thời điểm hiện tại) sau khi đã bù đắp
đủ mức sinh lời tối thiểu.
• NPV xác định bằng tổng giá trị hiện tại PVs của
các dòng tiền thu và dòng tiền chi của dự án:
N
CFt
NPV = 
t =0 ( 1 + r )
t

• Với r là suất chiết khấu dự án,


CF là dòng tiền thuần = Dòng Thu – Dòng Chi 9-252
Ví dụ
Cùng xem xét dự án sau:

Dòng tiền CF (ngàn USD)


Năm Dự án L Dự án S CF
0 -100 -100 0
1 10 70 -60
2 60 50 10
3 80 20 60
ΔCF là chênh lệch giữa CFL và CFS.
9-253
VD (tt) Tính NPV của dự án L?
Lưu ý: CF0 là giá trị âm.

NPVL = -100 + 10 x (1+10%)-1 + 60 x (1+10%)-2


+ 80 x (1+10%)-3 = 18,78 ngàn $

NPVS = -100 + 70 x (1+10%)-1 + 50 x (1+10%)-2


+ 20 x (1+10%)-3 = 19,98 ngàn $

9-254
6.2.1.2. Ý nghĩa của phương pháp NPV

NPV= PV(dòng tiền thu) – PV(dòng tiền chi)


= Gia tăng ròng trong tài sản
• Dự án độc lập, chấp nhận nếu dự án có NPV > 0.
• Các dự án loại trừ lẫn nhau, chấp nhận dự án có
giá trị NPV dương cao nhất (dự án đóng góp
nhiều giá trị nhất).
• Trong ví dụ này, chấp nhận dự án S nếu các dự
án loại trừ lẫn nhau (NPVS > NPVL), và chấp
nhận cả hai nếu các dự án độc lập.
9-255
6.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội tại
(IRR – Internal Rate of Return )

6.2.2.1. Bản chất: IRR là suất chiếu khấu mà


tại đó NPV = 0, tức là giá trị hiện tại của các
dòng tiền thu bằng dòng tiền chi.
N
CFt
0=
t = 0 (1 + IRR)
t

•Với CF là dòng tiền thuần = Dòng thu – Dòng chi


•VD (tt): Tính IRR của 2 dự án L và S ?
Đáp số: IRRL = 18,13%; IRRS = 23,56%
9-256
6.2.2.2. Ý nghĩa của phương pháp IRR

• Nếu IRR > WACC, lợi ích dự án thu về lớn


hơn chi phí bỏ ra và có một phần lợi nhuận
được tích lũy để tăng lợi nhuận cho cổ đông.
Nếu IRR > WACC, chấp nhận dự án.
Nếu IRR < WACC, từ chối dự án.
• VD (tt):
– Nếu các dự án độc lập, chấp nhận cả hai dự án
vì IRR > WACC = 10%.
– Nếu các dự án loại trừ lẫn nhau, chấp nhận dự
án S vì IRRs > IRRL. 9-257
6.2.2.4. So sánh IRR với NPV
• Đồ thị NPV minh họa NPV dự án tại các mức
chi phí vốn khác nhau
WACC(%) NPVL NPVS
0 $50 $40
5 33 29
10 19 20
15 7 12
20 (4) 5

9-258
So sánh IRR với NPV của các dự án độc lập

NPV và IRR luôn dẫn đến cùng một quyết định chấp
nhận hoặc từ chối cho bất cứ dự án độc lập nào.

NPV ($)
IRR > r r > IRR
và NPV > 0 và NPV < 0.
CHẤP THUẬN. TỪ CHỐI

r = 18,1%

IRRL = 18,1% r (%)


9-259
So sánh IRR với NPV của các dự án loại trừ

NPV Nếu r < 8,7%: NPVL > NPVS


IRRS > IRRL
L Mâu thuẩn

Nếu r > 8,7%: NPVS > NPVL ,


IRRS > IRRL
Phù hợp, không mâu thuẩn
S

%
r 8,7 r
IRRL IRRs
9-260
So sánh IRR với NPV - Giả định lãi suất tái đầu tư

• Phương pháp NPV giả định dòng tiền dự án


sẽ được tại đầu tư với tỷ suất WACC.
• Phương pháp IRR giả định dòng tiền sẽ được
tái đầu tư với mức IRR.
• Sẽ thực tế hơn khi giả định dòng tiền được tái
đầu tư theo mức chi phí cơ hội của vốn, vì vậy
sử dụng NPV là tốt nhất. Nên sử dụng
phương pháp NPV để lựa chọn các dự án loại
trừ lẫn nhau.
9-261
6.2.3. Thời gian hoàn vốn (PP – Payback period)

6.2.3.1. Bản chất: PP là số năm cần thiết để thu


hồi đủ chi phí đầu tư cho dự án.
“Bao lâu để lấy lại được tiền”?”
• Được tính bằng cách cộng các dòng tiền của
dự án vào chi phí đầu tư cho đến khi dòng
tiền tích lũy dương.
𝐶𝐹𝑡
PP = 𝑚 + σ𝑚
𝑡=0 𝐶𝐹𝑚+1

9-262
6.2.2.2.Tính thời gian hoàn vốn (PP)

Tính thời gian hoàn vốn của dự án L


0 1 2 3
CFt -100 10 60 80
Tích lũy -100 -90 -30 50

PPL = 2 + 30 / 80
= 2,375 năm
PPS = 1,6 năm
9-263
Ưu điểm và nhược điểm của thời gian hoàn vốn

•Ưu điểm
–Cung cấp chỉ số về rủi ro và thanh khoản dự án.
–Dễ hiểu, dễ tính toán.
•Nhược điểm
–Bỏ qua giá trị tiền tệ theo thời gian.
–Bỏ qua dòng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn.
–Không có mối quan hệ giữa thời gian hoàn vốn nhất
định và mục tiêu tối đa hóa sự tài sản của nhà đầu tư.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu có tính đến giá trị tiền tệ
theo thời gian nhưng 2 nhược điểm còn lại vẫn chưa được
khắc phục.
9-264
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 1: Dự án chế biến thủy sản của AVF có bảng thông số
dòng tiền như sau (Đơn vị: triệu đồng):
Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng thu 0 150 170 200 210 20
Dòng chi 500 30 20

Biết tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư là 11%/năm.
Hãy tính NPV, IRR, PP và đưa ra quyết định lựa chọn dự án
?

265
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 1: Dự án chế biến thủy sản của AVF có bảng thông số
dòng tiền như sau (Đvt: triệu VNĐ):

Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng tiền thuần -500 150 170 170 190 20

i = 11%/năm. NPV, IRR, PP, DPP = ? Cho quyết định?


NPV = - 500 + 150(1+11%)-1 + 170(1+11%)-2 +
170(1+11%)-3 + 190(1+11%)-4 + 20(1+11%)-5 = 34,44 trđ
500 = 150(1+IRR)-1 + 170(1+IRR)-2 + 170(1+IRR)-3 +
190(1+IRR)-4 + 20(1+IRR)-5
Suy ra IRR = 14% 266
Tổng kết dạng bài tập cuối chương

Năm 0 1 2 3 4 5
NCF -500 150 170 170 190 20
∑ NCF -350 -180 -10 180

PP = 3 + //-10//:190 = 4 – 180/190 = 3,05 năm

267
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 2: Dự án gia công hàng may mặc của TNG có bảng
thông số dòng tiền như sau (Đơn vị: triệu đồng):
Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng thu 0 450 520 530 510 100
Dòng chi 1.500 20 20

Công ty TNG chỉ đầu tư vào dự án khi dự án mang lại mức


hoàn vốn tối thiểu là 13%/năm và thời gian hoàn vốn không
chiết khấu kỳ vọng là từ 3,5 năm trở xuống.
Hãy đưa ra quyết định lựa chọn dự án ?
Đáp án: nên đầu tư dự án 268
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 2:
Năm 0 1 2 3 4 5
NCF -1.500 450 500 530 490 100
∑ NCF -1.050 -550 -20 470

• Tìm IRR:
• 1.500 = 450(1+IRR)-1 + 500(1+IRR)-2 + 530(1+IRR)-3
+ 490(1+IRR)-4 + 100(1+IRR)-5 , suy ra IRR = 13,36%
Tìm PP = 3 + //-20//:490 = 4 – 470/490 = 3,04 năm
Nhận xét: IRR = 13,36% > 13%,
PP = 3,04 năm < PPcho phép = 3,5 năm. Vậy DA nên đầu269tư
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 3: Cho bảng dòng tiền của 02 dự án độc lập gồm dự án
sản xuất nước uống A và dự án kinh doanh cho thuê xe tải B
(Đơn vị: triệu đồng):

Năm 0 1 2 3 4 5
NCF (A) -500 200 250 150 50
NCF (B) -600 125 125 125 125 500

Chủ đầu tư sẽ đầu tư vào dự án nào mang lại mức hoàn vốn
tối thiểu là 15%/năm. Vậy chủ đầu tư đưa ra quyết định lựa
chọn dự án như thế nào?
Đáp án: nên đầu tư dự án B, loại bỏ dự án A. 270
Tổng kết dạng bài tập cuối chương
Bài 3:Tìm IRRA và IRRB, Mức sinh lời tối thiểu là 15%
Năm 0 1 2 3 4 5
NCF (A) -500 200 250 150 50
NCF (B) -600 125 125 125 125 500
• 500 = 200(1+IRRA)-1 + 250(1+IRRA)-2 + 150(1+IRRA)-3
+ 50(1+IRRA)-4
• suy ra IRRA = 13,84%; Có thể tính NPV của dự án!
• 600 = 125(1+IRRB)-1 + 125(1+IRRB)-2 + 125(1+IRRB)-3
+ 125(1+IRRB)-4 + 500(1+IRRB)-5
• suy ra IRRB = 15,30% Kết luận: đầu tư B, loại bỏ A.
271
Bài tập cuối chương
❑ Bài tập 4: Cho 2 dự án đầu tư với thông tin sau
WACC = 10%, tìm NPV, IRR, PP ? Nhận xét?
Dự án 0 1 2 3 4 5
VỐN ĐẦU TƯ - X 600 100
THU NHẬP - X 200 250 250 200 200
VỐN ĐẦU TƯ - Y 500 200
THU NHẬP - Y 150 250 250 250 250
❑ Bài tập 4: Với WACC = 10%, tìm NPV, IRR,
PP của dự án X
Dự án 0 1 2 3 4 5
VỐN ĐẦU TƯ - X 600 100
THU NHẬP - X 200 250 250 200 200
DÒNG TIỀN THUẦN - X -600 200 150 250 200 200

❑ PPX = 3 + //-600+200+150+250//:200 = 3 năm


❑ NPVX = - 600 + 200(1+10%)-1 + 150(1+10%)-2 +
250(1+10%)-3 + 200(1+10%)-4 + 200(1+10%)-5 =
❑ NPVX = 154,40 trđ
❑ 600 = 200(1+IRR)-1 + 150(1+IRR)-2 + 250(1+IRR)-3 +
200(1+IRR)-4 + 200(1+IRR)-5
❑ IRRX = 19,43%
❑ Bài tập 4: Với WACC = 10%, tìm NPV, IRR,
PP của dự án Y
Dự án 0 1 2 3 4 5
VỐN ĐẦU TƯ - Y 500 200
THU NHẬP - Y 150 250 250 250 250
DÒNG TIỀN THUẦN - Y -500 -50 250 250 250 250

❑ PPY = 3 + //-500-50+250+250//:250 = 3,2 năm


❑ NPVY = - 500 - 50(1+10%)-1 + 250(1+10%)-2 +
250(1+10%)-3 + 250(1+10%)-4 + 250(1+10%)-5 =
❑ NPVY = 174,97 trđ
❑ 500 = -50(1+IRR)-1 + 250(1+IRR)-2 + 250(1+IRR)-3 +
250(1+IRR)-4 + 250(1+IRR)-5
❑ IRRY = 19,84%
❑ Bài tập 4: Với WACC = 10%, tìm NPV, IRR,
PP của dự án Y
Dự án 0 1 2 3 4 5
VỐN ĐẦU TƯ - Y 500 200
THU NHẬP - Y 150 250 250 250 250
DÒNG TIỀN THUẦN - Y -500 -50 250 250 250 250

❑ PPY = 4 - //-500-50+3x250//:250 = 3,2 năm


❑ NPVY = - 500 - 50(1+10%)-1
+ 250x[{1-(1+10%)-4}/10%}] (1+10%)-1 =
❑ NPVY = 174,97 trđ
❑ 500 = 50(1+IRR)-1 + 250x[{1-(1+IRR)-4}/IRR}]
(1+IRR)-1
❑ IRRY = 19,84%
ÔN TẬP THI CUỐI KỲ

1. Kết cấu đề thi:


• 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 10 điểm
• Thời gian làm bài: 60 phút
2. Đề thi: Được sử dụng tài liệu
3. Các nội dung ôn tập:

16-276
ÔN TẬP THI CUỐI KỲ
3. Các nội dung ôn tập:
Chương 1:
(1) Các vấn đề đọc hiểu về các quyết định tài chính:
phân biệt, nhận diện
(2) Mục tiêu quản trị tài chính
Chương 2:
(1) Hiểu được ý nghĩa, phân biệt được, nắm được các
quan hệ chính trong bảng CĐKT, bảng KQKD
(2) Thuộc các công thức về dòng tiền, vốn lưu động,…
16-277
ÔN TẬP THI CUỐI KỲ
Chương 3:
(1) Hiểu được ý nghĩa, các chỉ tiêu, công thức tính các tỷ
số tài chính
(2) Nhận định được 1 vấn đề của DN khi cung cấp dữ
liệu
(3) Vận dụng được phương trình Dupont tính ROE
Chương 4:
(1) Dạng toán tính lãi suất theo kỳ bất kỳ (iper) hay theo
năm (EAR)
(2) Dạng toán tìm số tiền tích lũy (FVn) 16-278
ÔN TẬP THI CUỐI KỲ
Chương 4:
(1) Dạng toán tính lãi suất theo kỳ bất kỳ (iper) hay theo
năm (EAR)
(2) Dạng toán tìm số tiền tích lũy (FVn)
(3) Dạng toán tìm số tiền đầu tư (PVn)
(4) Dạng toán tìm số tiền trả đều (CF)
Chương 5:
(1) Hiểu về bản chất khác biệt giữa cổ phiếu &trái phiếu
(2) Xác định giá cổ phiếu hay trái phiếu
(3) Xác định mức sinh lời của cổ phiếu hay trái phiếu
16-279
ÔN TẬP THI CUỐI KỲ
Chương 6:
(1) Tính được các chỉ tiêu thẩm định hiệu quả tài chính
của dự án, như NPV, IRR, PP ko chiết khấu
(2) Nhận biết được dự án độc lập và dự án loại trừ

HẾT

16-280

You might also like