5 chủ đề viết tiểu luận- nhung - sửa 2.2023

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN CÁC CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN MÔN TTHCM

(GV. Nguyễn Mỹ Nhung)

Chủ đề 1. “Từ thái độ và phương pháp thực tiễn và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác vào cách mạng Việt Nam về vấn đề
dân tộc và giai cấp đã được học trong bài 2 hãy liên hệ với bản thân về phương
pháp học tập lý luận một cách đúng đắn”.
*Yêu cầu: dựa vào nội dung văn bản 7- bài 2 (Giáo trình) "Báo cáo về Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ" và văn bản 3-4-5- bài 1(giáo trình) “Diễn văn khai mạc lớp
học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc” (Ngoài ra có thể tham khảo các nguồn
tư liệu khác)
*Gợi ý
1. Thái độ thực tiễn và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác
- Nêu ra và phân tích ý nghĩa của các luận điểm thể hiện rõ trong VB 7- Bài 2)
- Nêu và phân tích hai luận điểm quan trọng mà Hồ Chí Minh đã nêu trong văn bản
(VB 7- bài 2)
2. Bài học cho bản thân về học tập lý luận (VB 3,4,5- bài 1) (theo HCM, chúng ta
cần phải học tập và vận dụng lý luận như thế nào cho đúng đắn và hiệu quả)

Chủ đề 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức. Liên hệ trong lĩnh vực
kinh doanh.
*Yêu cầu: Dựa vào các văn bản của bài 6 (giáo trình), đặc biệt là các văn bản: số
46-47 ( “Bài nói chuyện tại trường chính trị trung cấp quân đội”, “sửa đổi lối làm
việc”, và các tài liệu tham khảo số 1, 2, 3 (giáo trình) (Ngoài ra có thể tham khảo
các nguồn tư liệu khác)
*Gợi ý
1. Quan điểm của HCM về vai trò của đạo đức
- Trích nhận định
- Phân tích nhận định bằng lý lẽ và dẫn chứng thực tiễn (khi cá nhân hoặc xã
hội không có đạo đức thì có tác hại gì, có đạo đức thì đem lại giá trị gì, ví dụ…)
2. Vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh (Chú ý liên hệ với tình hình thực tế
trong thời gian gần đây)
2.1. Thực chất đạo đức của doanh nhân, doanh nghiệp
2.2. Doanh nhân, doanh nghiệp lấy đạo đức làm gốc
- Vì sao doanh nhân, doanh nghiệp phải lấy đạo đức làm gốc
- Ví dụ minh họa

Chủ đề 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của các phẩm chất đạo đức Cần,
Kiệm, Liêm, Chính qua nhận định: “Một dân tộc biết Cần, Kiệm, biết Liêm là một
dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ”.
*Yêu cầu: chủ yếu dựa vào nội dung bài 6 (giáo trình) đặc biệt là văn bản 48:
“Cần, Kiệm, Liêm, Chính” và các nguồn tư liệu khác.
Gợi ý:
1. Quan điểm của HCM về Cần, Kiệm, Liêm, Chính (C, K, L, Chính)
1.1. Định nghĩa: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
1.2. Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính
1.3. Biện pháp thực hiện C, K, L, Chính
2. Ý nghĩa của C, K, L, C trong xã hội hiện nay

2.1. Vai trò (C, K, L, C mang lại sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất như thế
nào cho cá nhân và cho xã hội, nêu ví dụ minh họa
2.2. Vai trò của C, K, L, C đối với sinh viên VN hiện nay (sv VN đã C, K, L,
Chính chưa? SV Có cần thiết phải tu dưỡng C, K, L, Chính không? Vì
sao?)

Chủ đề 4. Lý tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.


*Yêu cầu: Dựa vào các văn bản bài 6, trực tiếp là các văn bản: số 55, 56, 57, 58,
59, 60 và phần viết Về Việc riêng trong văn bản “Di chúc”; và các nguồn tư liệu
khác…
* Gợi ý:
1. Khái niệm Lý tưởng nhân văn HCM
- Lý tưởng nhân văn HCM là gì?
- Mối quan hệ giữa lý tưởng nhân văn và các khía cạnh nhân văn khác (tình cảm
nhân văn, hành động nhân văn...)
2. Lý tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
- Nêu và phân tích những nhận định thể hiện lý tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
- Minh họa bằng cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (HCM đã theo đuổi và
thực hiện lý tưởng nhân văn như thế nào?)
3. Bài học về lý tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
- Vai trò của lý tưởng nhân văn (đối với cá nhân và đối với xã hội: có cần có lý
tưởng nhân văn không, vì sao)
- Bạn có lý tưởng nhân văn không?...
Chủ đề 5. Vận dụng tư tưởng HCM về các đức tính Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng
để phân tích về một số biểu hiện trong văn hóa ứng xử của cộng đồng mạng
(CĐM) ở nước ta hiện nay.
Yêu cầu: Văn bản 47 “Sửa đổi lối làm việc”, và các nguồn tư liệu khác.
*Gợi ý:
1. Quan điểm HCM về các phẩm chất Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng
2. Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng trong văn hóa ứng xử của CĐM ở nước ta hiện nay
2.1. Đánh giá biểu hiện trong thực trạng từ phẩm chất Nhân
2.2. Đánh giá biểu hiện trong thực trạng từ phẩm chất Nghĩa
2.3. Đánh giá biểu hiện trong thực trạng từ phẩm chất Trí
2.4. Đánh giá biểu hiện trong thực trạng từ phẩm chất Dũng
3. Vai trò của Nhận, Nghĩa, Trí, Dũng trong xây dựng văn hóa ứng xử của CĐM ở
nước ta

You might also like