Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI AMOXICILLIN VÀ CLAVULANIC ACID TRONG THUỐC

KHÁNG SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ UV-VIS
KẾT HỢP CHEMOMETRICS

Trần Thúc Bình1, Lê Nữ Hoàng An1, Nguyễn Thị Quỳnh Trang2,


Trần Thị Ái Mỹ1
1
Trường đại học Khoa học, Đại học Huế
2
Đại học Sài Gòn

SUMMARY

In this paper, Amoxicillin (AMO) and Clavulanic acid (CLA) in tablet were simultaneous
determined by UV-Vis spectrophotoscopy and chemometrics without separation. The spectra of
standard and sample solutions were measured in the wavelengths from 210 nm to 250 nm at 0.2
nm intervals. Concentrations of AMO and CLA in sample solutions were computed by Kalman
filter algorithm written by Microsoft Excel 2016 và Visual Basic for Applications (VBA). Method
validation was proved via accuracy and repeatability of the results when analyzing PER and
IND in the sample of Klamentin tablet and compering the mean results of their contents in the
sample with that by HPLC method. The built process for analyzing tablet sample containing PER
and IND was not only simple to implement but also reduced the cost of analysis compared to the
standard method of high-performance liquid chromatography (HPLC).
Từ khóa: Amoxicillin, Clavulanic acid, Simultaneous spectrophotometry, Kalman filter method.

1. MỞ ĐẦU
Các phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis kết hợp chemometrics sử dụng dữ
liệu phổ toàn phần kết hợp các thuật toán, thống kê và sử dụng máy tính đã được nghiên cứu để
xác định đồng thời các cấu tử trong các hỗn hợp có phổ xen phủ nhau. Ưu điểm nổi bật của các
phương pháp này là quy trình phân tích đơn giản, qua ít công đoạn, không cần tách chiết nên tiết
kiệm được thời gian, hóa chất. Mặt khác, do sử dụng toàn bộ dữ liệu phổ để tính toán kết hợp với
các thuật toán nên làm tăng độ chính xác của phép xác định. Các thuật toán ở đây liên quan đến
các phương pháp xử lý số liệu như phương pháp bình phương tối thiểu cổ điển CLS, phương
pháp lọc Kalman, phương pháp hồi quy cấu tử chính (PCR), phương pháp mạng nơtron nhân tạo
(ANN), … Một số tác giả đã nghiên cứu ứng dụng các phương pháp này để phân tích các đối
tượng thực tế [1-4].
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu xác định đồng thời Amoxicillin (AMO) và
Clavulanic acid (CLA) trong thuốc viên nén Klamentin và các thuốc chứa hai thành phần AMO
và CLA. Amoxicillin (C16H19N3O5S, M = 365,40 g/mol) là một loại kháng sinh được sử dụng để
điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm: nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu
hóa và đường tiết niệu. Clavulanic acid (C8H9NO5 , M = 199,162 g/mol), là một loại thuốc có
chức năng như một chất ức chế lactamase. Mặc dù bản thân nó không có hiệu quả như một loại
kháng sinh, nhưng khi kết hợp với kháng sinh nhóm penicillin, nó có thể khắc phục tình trạng
kháng kháng sinh ở vi khuẩn tiết ra lactamase, làm mất hoạt tính của hầu hết các penicillin [5, 6].
Để phân tích các thành phần này, có thể sử dụng riêng lẻ hay kết hợp các phương pháp phân tích
khác nhau như phương pháp quang phổ[7, 8], phương pháp HPLC [9-11]. Các quy trình phân

1
tích riêng lẻ đòi hỏi nhiều thời gian, phức tạp, phương pháp HPLC có ưu điểm nổi bật nhưng giá
thành cao. Theo [5, 6] phổ hấp thụ của AMO và CLA xen phủ nhau nên chúng tôi chọn phương
pháp lọc Kalman sử dụng phổ toàn phần [4] để xác định đồng thời chúng trong thuốc viên nén.
Phương pháp đề xuất mở ra khả năng phân tích nhanh, rẻ tiền và có thể được áp dụng trong thực
tiễn phân tích và kiểm nghiệm dược.
2. THỰC NGHIỆM
2.1.Thiết bị và hóa chất
2.1.1. Thiết bị
(1) Máy quang phổ UV - VIS hiệu V-630+UV/VIS Spectrometer của phòng thí nghiệm Hóa
học Ứng dụng, Khoa Hóa, Đại học Khoa Học - Đại học Huế, có khả năng quét phổ nhanh trong
khoảng bước sóng từ 190 – 990 nm, kết nối với máy tính và phần mềm UV Spectra Manager có
khả năng Import/ Export Data dưới dạng file “*.txt” hoặc “*.dat” ở dạng 2 cột (bước sóng và độ
hấp thụ).
(2) Các thiết bị và dụng cụ khác: Cân phân tích hiệu Precisa XB 2204 độ chính xác 0,0001 g;
Máy cất nước hai lần bằng thạch anh, hiệu Fistreem Cyclon và Aquatron; Micropipet 100 l,
1000 l của hãng HTL; Các dụng cụ thuỷ tinh: pipet, bình định mức, cốc, bình tam giác nút
nhám, đũa thủy tinh, giấy lọc, phễu thủy tinh,...
2.1.2. Hóa chất
- Chất chuẩn amoxicillin trihydrate (AMO).3H2O công thức phân tử C16H25N3O8S có hàm
lượng AMO là 87,2% từ Viện kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế.
- Chất chuẩn kali clavulanat C8H8KNO5 quy ra hàm lượng CLA C8H9NO5 83,97% từ Viện
kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế
- Potassium dihydrogen phosphate KH2PO4 , Potassium hydrogen phosphate K2HPO4.H2O
(Trung Quốc)
- Pha chế dung môi đệm Phosphate pH = 6, 0,1 mol/L. Cân chính xác 12,82 g KH 2PO4 và
1,324 g K2HPO4.3H2O, cho vào cốc 250 mL và thêm 200 mL nước cất hai lần, khuấy tan. Cho
vào bình định mức 1L và thêm nước cất vào đến vạch, lắc đều.
- Pha chế các dung dịch chuẩn gốc AMO, CLA:
+ Pha dung dịch AMO 25 μg/mL: Cân chính xác 11,5 mg chất chuẩn Amoxicillin trihydrat,
cho vào cốc 100 mL, cho dung môi vào khoảng 30 mL, khuấy tan, chuyển định lượng vào bình
định mức 100 mL và thêm dung môi đến vạch mức, được dung dịch AMO 100 μg/mL. Lấy 25
mL dung dịch AMO 100 μg/mL này cho vào bình định mức 100 mL và thêm dung môi đến vạch
mức, lắc đều.
+ Pha dung dịch CLA 25 μg/mL: Cân chính xác 11,9 mg chất chuẩn kali clavulanat, cho vào
cốc 100 mL, cho dung môi vào khoảng 30 mL khuấy tan, cho vào máy siêu âm khoảng 1 giờ.
Lọc và rửa qua giấy lọc băng xanh, lấy dung dịch cho vào bình định mức 100 mL và thêm dung
môi đến vạch mức. Được dung dịch CLA 100 μg/mL. Lấy 25 mL dung dịch CLA 100 μg/mL
vào bình định mức 100 mL và thêm dung môi đến vạch mức, lắc đều.
2.2. Phương pháp phân tích
Để xác định đồng thời AMO, CLA trong các dung dịch hỗn hợp chúng tôi sử dụng
phương pháp lọc Kalman cải tiến sử dụng phổ toàn phần và chương trình tính được viết trên
Microsoft Excel 2016 và Visual Basic for Applications (VBA) [4] để xác định đồng thời AMO,
CLA.
Quy trình đo và tính nồng độ AMO, CLA theo các bước như sau:

2
- Bước 1: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn của mỗi cấu tử cần xác định và các dung dịch hỗn
hợp của chúng.
- Bước 2: Quét phổ các dung dịch trong khoảng bước sóng thích hợp, lưu và truy xuất số liệu
đo được (Export data) với file dạng “*.txt” hoặc “*.dat”.
- Bước 3: Chạy chương trình Kalman –Excel [4] để tính toán nồng độ các cấu tử trong dung
dịch hỗn hợp và sai số tương đối của chúng.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Độ đúng và độ lặp lại của phương pháp phân tích
Từ các dung dịch chuẩn của AMO và CLA có nồng độ 25 μg/mL, pha các dung dịch
trong bình định mức 25 mL: Các dung dịch chuẩn của AMO và CLA nồng độ 10 μg/mL và các
dung dịch hỗn hợp có nồng độ của AMO và CLA trong dung dịch theo các tỷ lệ nồng độ khác
nhau. Mỗi dung dịch hỗn hợp đo 3 lần. Tiến hành quét phổ các dung dịch trong khoảng bước
sóng từ 210 – 250 nm, bước đo 0,2 nm. Tính nồng độ của AMO, CLA trong các dung dịch hỗn
hợp theo chương trình Kalman - Excell và chương trình Simula dùng thuật toán bình phương cực
tiểu cố điển (CLS), sai số và độ lệch chuẩn tương đối (RSD%) tương ứng của các kết quả phân
tích. Phổ hấp thụ của các dung dịch được biểu diễn ở hình 1. Kết quả phân tích CLA và AMO
trong các dung dịch hỗn hợp pha chế ở phòng thí nghiệm cùng các đại lượng thống kê được trình
bày ở bảng 1.

Wavelength (nm)
Hình 1. Phổ của các dung dịch hỗn hợp chứa hai chất AMO và CLA pha ở PTN với các tỉ lệ
nồng độ khác nhau.
HH1: CLA 2,00 g/mL; AMO 8,00 g/mL; HH2: CLA 3,00 g/mL; AMO 7,00 g/mL;
HH3: CLA 4,00 g/mL; AMO 6,00 g/mL; HH4: CLA 5,00 g/mL; AMO 5,00 g/mL;
HH5: CLA 6,00 g/mL; AMO 4,00 g/mL; HH6: CLA 7,00 g/mL; AMO 3,00 g/mL;
HH7: CLA 8,00 g/mL; AMO 2,00 g/mL;
Bảng 1. Kết quả phân tích AMO, CLA trong hỗn hợp phòng thí nghiệm theo phương
pháp lọc Kalman và bình phương cực tiểu cổ điển CLS cùng các đại lượng thống kê

Ký CLA AMO
Tỉ lệ Lần
hiệu CCLA RE Đại lượng thống CCLA Đại lượng
nồng độ đo RE (%)
mẫu (g/mL) (%) kể (g/mL) thống kể
1 1,882 -4,90 Ctb = 1,918 8,136 1,70 Ctb = 8,105
HH1 2:8 2 -3,50 RSD(%) = 1,67 1,30 RSD(%)= 0,38
1,930 8,104
REtb(%) = -3,75 REtb(%)=1,31
3 1,943 -2,85 8,075 0,94

3
1 2,927 -2,43 Ctb = 1,918 7,073 1,04 Ctb = 7,062
HH2 3:7 2 2,916 -2,80 RSD(%)= 1,67 7,088 1,26 RSD(%)= 0,47
3 2,967 -1,10 REtb(%)= -4,10 7,025 0,36 REtb%)= 0,89
1 3,911 -2,22 Ctb = 3,886 6,008 0,13 Ctb = 5,991
HH3 4:6 2 3,872 -3,20 RSD(%)= 0,55 5,999 -0,02 RSD(%)= 0,36
3 3,876 -3,10 REtb(%)= -2,85 5,967 -0,55 REtb(%)= -0,15
1 5,051 1,02 Ctb = 5,041 4,805 -3,90 Ctb = 4,817
HH4 5:5 2 5,042 0,84 RSD(%)= 0,21 4,851 -2,98 RSD(%)= 0,62
3 5,030 0,60 REtb (%)= 0,82 4,795 -4,10 REtb(%)= -3,66
1 5,995 -0,08 Ctb = 6,001 3,819 -4,52 Ctb = 3,795
HH5 6:4 2 5,997 -0,05 RSD(%)= 0,15 3,801 -4,98 RSD(%)= 0,71
3 6,012 0,20 REtb(%)= 0,02 3,766 -4,85 REtb(%)= -4,78
1 7,006 0,09 Ctb = 7,015 2,911 -2,97 Ctb = 2,888
HH6 7:3 2 6,995 -0,07 RSD(%)= 0,37 2,907 -3,10 RSD(%)= 1,26
3 7,045 0,64 RE (%) = 0,21 2,846 -5,13 REtb(%) = -3,73
1 7,975 -0,31 Ctb = 7,984 4,805 -3,90 Ctb = 4,817
HH7 8:2 2 7,984 -0,20 RSD(%)= 0,12 4,851 -2,98 RSD(%)= 0,62
3 7,994 -0,08 REtb(%)= -0,20 4,795 -4,10 REtb(%)= -3,66
Bảng 1 cho thấy với các tỉ lệ nồng độ khác nhau, các sai số của các nồng độ xác định
được theo phương pháp lọc Kalman đều nhỏ hơn 5% với AMO và CLA, đồng thời các giá trị
RSD% đều rất nhỏ (RSD% max = 1,67). Do đó phương pháp đảm bảo độ đúng và độ lặp lại.
3.2. Xây dựng quy trình phân tích mẫu thực tế
3.2.1. Xử lý mẫu
Cân 20 viên thuốc, tính khối lượng trung bình của mỗi viên (M), nghiền thành bột mịn và
trộn đều. Cân 1 khối lượng bột thuốc bằng 1/5 khối lượng trung bình của 1 viên trên cân phân
tích, cho vào cốc 250 mL, thêm khoảng 150 mL dung môi đệm photphat, sau đó cho vào máy
siêu âm rung khoảng 1 giờ, lọc, rửa qua giấy lọc băng xanh, toàn bộ nước lọc và nước rửa cho
vào bình định mức 250 mL, định mức bằng dung môi đến vạch mức (dung dịch 1). Lấy 5 mL
dung dịch 1 cho vào bình định mức 100 mL và thêm dung môi đến vạch mức (dung dịch 2), lắc
đều ta được dung dịch mẫu.
Để đối chiếu kết quả, lấy 20 viên thuốc ( cùng số lô, NSX và HSD) gửi đến Trung tâm
kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm Thừa Thiên Huế phân tích.
3.2.2. Tính toán hàm lượng các chất
Hàm lượng các hoạt chất trong một viên:
mg/viên = Cm.100.(250/5).(M/m).(1/1000) = 5.Cm.(M/m) (1)
Trong đó : Cm (µg/mL): nồng độ của từng chất xác định được trong dung dịch mẫu.
m: khối lượng mẫu được cân đem phân tích (mg)
M: khối lượng trung bình của một viên thuốc.
3.2.3. Định lượng đồng thời Amoxicillin và Clavulanic acid trong mẫu thuốc
Chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng của AMO và CLA trong thuốc viên nén Klamentin
500/125 (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang) với hàm lượng ghi trên nhãn là 500 mg AMO và
125 mg CLA trên một viên. Số lô sản xuất: 500319, ngày sản xuất: 28/03/2019, hạn sử dụng:
28/03/2021. Khối lượng trung bình của một viên là: M = 1077,3 mg. Xử lý mẫu như quy trình đã

4
trình bày ở 3.4.1. Cân chính xác 215,5 mg bột thuốc rồi tiến hành xử lý mẫu thành dung dịch
mẫu. Quét phổ của dung dịch mẫu trong khoảng bước sóng từ 210 – 250 nm, mỗi nm ghi một
điểm. Dùng chương trình Kalman-Excel để xác định nồng độ của AMO và CLA trong các dung
dịch mẫu. Tính hàm lượng của AMO và CLA trong thuốc Klamentin theo công thức (1).
Phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu thuốc Klamentin ở hình 2. Kết
quả phân tích thuốc Klamentin được trình bày ở bảng 2.

Hình 2. Phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu thuốc Klamentin
- CLA10: Phổ của dung dịch chuẩn CLA 10 µg/mL;
- AMO10: Phổ của dung dịch chuẩn AMO 10 µg/mL;
- KLA1: Phổ của dung dịch mẫu thuốc Klamentin

Bảng 2. Nồng độ của AMO, CLA trong các dung dịch mẫu và hàm lượng của chúng trong thuốc
Klamentin
AMO CLA
Mẫu Hàm lượng Hàm lượng
CAMO (µg/mL) CCLA (µg/mL)
(mg/viên) (mg/viên)
KL1 19,871 496,78 4,996 124,90
KL2 19,903 497,58 5,011 125,28
KL3 20.008 500,20 5,109 127,73
Kết quả Ctb =19,93 Htb= 498,19 C tb = 5,038 Htb = 125,97
SD = 0,07 SD = 1,79 SD = 0,061 SD = 1,54
Kết quả thu được khi định lượng đồng thời AMO và CLA trong thuốc viên nén
Klamentin cho thấy phương pháp phân tích có độ lặp lại cao với cả hai thành phần AMO (SD =
1,81), CLA (SD = 1,53). Hàm lượng của mỗi chất trong thuốc viên nén Klamentin: AMO:
497,72 mg ± 4,49 mg, CLA: 125,95 ± 3,80 mg. Kết quả này phù hợp với hàm lượng các thành
phần thuốc ghi trên nhãn, đồng thời phù hợp tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế cho phép hàm
lượng của các thành phần trong loại viên nén này: AMO: 500 mg ± 5 % (475 mg ÷ 525 mg),
CLA: 118,75 mg ± 5% (112,5 mg ÷ 131,25 mg).

3.3. Chứng minh độ đúng của phương pháp


3.3.1. Độ thu hồi của phương pháp
Mẫu thuốc Klamentin được xử lý theo quy trình phân tích như đã được trình bày ở phần
3.2.1. Lấy mỗi lần 15 mL dung dịch mẫu cho vào 4 bình định mức 25 mL được đánh số từ 0

5
đến 3. Pha chế dung dịch hỗn hợp làm việc thêm chuẩn chứa C AMO = 12,5 µg/mL, CCLA = 6,25
µg/mL. Dùng pipet hút dung dịch hỗn hợp làm việc thêm chuẩn vào các bình từ 0 đến 3 theo
thứ tự 0, 2, 4, 6 mL và thêm dung môi đến vạch mức 25 mL. Nồng độ thêm chuẩn cuối cùng
được tính toán. Đo phổ hấp thụ UV-Vis của dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu trước và sau
khi thêm chuẩn ở bước sóng 210-250 nm, bước đo 0,2 nm. Phổ của dung dịch mẫu và mẫu
thêm chuẩn được biểu diễn ở hình 3. Sử dụng số liệu phổ đo được để tính nồng độ của AMO và
CLA trong các dung dịch mẫu và mẫu đã thêm chuẩn, từ đó tính ra độ thu hồi Rev%. Kết quả
xác định nồng độ của AMO và CLA trong các dung dịch mẫu thêm chuẩn và độ thu hồi được
biểu diễn ở bảng 3.

Hình: 2 Phổ của các dung dịch chuẩn, dung dịch mẫu được thêm chuẩn

1. Dung dịch chuẩn AMO 10 g/mL;


2. Dung dịch chuẩn CLA 10 g/mL;
3. Dung dịch mẫu chưa thêm chuẩn (15 mL mẫu cho vào bđm 25 mL, định mức bằng
dung môi đệm photphat đến vạch mức);
4. Dung dịch mẫu thêm chuẩn 2 mL dung dịch chuẩn hỗn hợp (Ct(AML) = 1,0 g/mL;
Ct(CLA) = 0,5 g/mL)
5. Dung dịch mẫu thêm chuẩn 4 ml dung dịch chuẩn hỗn hợp (Ct(AML) = 2,0 g/mL;
Ct(CLA) = 1,0 g/mL)
6. Dung dịch mẫu thêm chuẩn 6 ml dung dịch chuẩn hốn hợp (Ct(AML) = 3,0 g/mL;
Ct(CLA) = 1,5 g/mL)

Bảng 3. Độ thu hồi của phương pháp đối với mẫu thuốc viên Klamentin
Ký AMO CLA
hiệu
Ct C1 C2 Rev Ct C1 C2 Rev
mẫu
(µg/mL) (µg/mL) (µg/mL) (%) (µg/mL) (µg/mL) (µg/mL) (%)
1 1,00 13,002 99,9 0,50 3,494 99,6
2 2,00 12,003 13,934 96,55 1,00 2,996 3,972 97,6
3 3,00 14,924 97,34 1,50 4,538 102,8

6
Kết quả ở bảng 3 cho thấy phương pháp có độ thu hồi tốt với cả hai thành phần AMO và
CLA trong mẫu thuốc phân tích Klametin. Độ thu hồi Rev% của AMO từ 96,55%  99,9%, của
CLA từ 97,6%  102,8%. Do đó phương pháp phân tích có độ đúng tốt.
3.3.2. So sánh kết quả phân tích của phương pháp nghiên cứu với phương pháp HPLC
Để đánh giá thêm độ đúng của phương pháp đang nghiên cứu, chúng tôi so sánh kết quả
của phương pháp phân tích với kết quả của phương pháp tiêu chuẩn HPLC do Trung tâm kiểm
nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm Thừa Thiên Huế phân tích. Chúng tôi tiến hành đánh giá kết
quả phân tích của hai phương pháp bằng thống kê [13]. Kết quả được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. So sánh kết quả phân tích mẫu thuốc Klamentin của phương pháp lọc Kalman
với phương pháp HPLC
Hàm lượng của AMO trong thuốc được Hàm lượng của CLA trong thuốc được xác
xác định theo hai phương pháp (mg/viên) định theo hai phương pháp (mg/viên)
Phương pháp lọc Phương pháp Phương pháp lọc Phương pháp
Kalman cải tiến HPLC Kalman cải tiến HPLC
496,78 493,10 124,90 128,82
497,58 494,16 125,28 128,58
500,20 496,73 127,73 128,71
H1=489,19 H2=494,66 H1= 125,95 H2= 128,70
S1= 1,789 S2 = 1,867 S1= 1,526 S2 = 0,120
RSD% = 0,36 RSD% = 0,38 RSD% = 1,21 RSD% = 0,09
Ftính = 1,089 Ftính = 163,46
Flt(0,05; 2; 2)= 39,00 Flt(0,05; 2; 2)= 39,00
ttính = 2,36 ttính = 3,07
tlt(0,05; 4) = 2,78 tlt(0,05; 2) = 4,30

Các kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy các giá trị t tính đều nhỏ hơn tlt , do đó kết quả phân
tích 2 hoạt chất AMO và CLA trong thuốc Klamentin theo phương pháp nghiên cứu và phương
pháp HPLC là đồng nhất về mặt thống kê với mức ý nghĩa  = 0,05. Các kết quả này cho phép
khẳng định phương pháp đạt được độ đúng tốt khi so sánh với phương pháp tiêu chuẩn HPLC.
4. Kết luận
Với mục tiêu đặt ra là nghiên cứu áp dụng phương pháp trắc quang dùng phổ toàn phần
kết hợp chemometrics sử dụng phương pháp lọc Kalman cải tiến để xác định đồng thời
Amoxicillin (AMO) và Clavulanic acid (CLA) trong thuốc viên nén, chúng tôi đã đạt được
những kết quả như sau:
1. Đã nghiên cứu và lựa chọn các điều kiện thích hợp để xác định đồng thời AMO, CLA
trong hỗn hợp của chúng, cụ thể là: Chọn dung môi đệm Phosphate, pH = 6, 0,1mol/L làm dung
môi hòa tan; Khoảng bước sóng thích hợp để quét phổ: từ 210 nm đến 250 nm với bước đo 0,2
nm. Với các tỉ lệ nồng độ khảo sát khác nhau của AMO và CLA trong dung dịch hỗn hợp của
chúng, các sai số của phương pháp nhỏ hơn hoặc bằng 5% với AMO và nhỏ hơn 4% với CLA,
đồng thời các giá trị RSD% đều rất nhỏ. Do đó phương pháp đảm bảo độ đúng và độ lặp lại. Mẫu
ổn định trong 100 phút từ lúc pha chế.
2. Đã xây dựng được quy trình phân tích đồng thời AMO, CLA trong thuốc viên nén theo
phương pháp quang phố hấp thụ phân tử dùng phổ toàn phần kết hợp thuật toán lọc Kalman và
đã áp dụng thành công quy trình phân tích để xác định đồng thời AMO, CLA trong thuốc viên
Klamentin.
7
3. Đã chứng minh độ tin cậy của quy trình phân tích AMO và CLA trong mẫu thuốc viên
Klamentin. Kết quả phân tích theo quy trình có độ lặp lại rất tốt với RSD% nhỏ ( 1,21). Kết quả
hàm lượng của AMO, CLA trong thuốc Klamentin được phân tích bằng phương pháp lọc
Kalman đồng nhất với kết quả phân tích của phương pháp HPLC ở mức ý nghĩa  = 0,05.

Lời xác nhận (Acknowledgment)


Các tác giả cảm ơn sự tài trợ của Bộ GD&ĐT từ đề tài KHCN cấp Bộ theo mã số B2020-DHH-
16.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Thúc Bình (2002), Nghiên cứu phương pháp xác định đồng thời các chất có phổ hấp thụ xen
phủ nhau sử dụng vi tính, Luận án Tiến sĩ Hóa học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Tran Thuc Binh, Nguyen Thi Quynh Trang, Vo Thi Kim Truc, Ngo Van Tu (2017).
Simultaneous spectrophotometric determination of telmisartan and hydrochlorothiazide in
pharamaceutical product by least-square method using full spectra. Conference proceeding,
The 5th Analytica Vietnam Conference 2017, pp. 14-21.
3. Mai Xuân Trường (2014). Xác định dextromethorphan HBr, chlopheniramin maleat và
guaifenesin trong thuốc methorphan theo phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-VIS sử dụng
thuật toán lọc Kalman. Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 19, Số 1, tr.32-37.
4. Nguyen Thi Quynh Trang, Nguyen Van Hop, Nguyen Dang Giang Chau and Thuc Binh
Tran* (2019). “Simultaneous Determination of Amlodipine, Hydrochlorothiazide, and
Valsartan in Pharmaceutical Products by a Combination of Full Spectrum Measurement and
Kalman Filter Algorithm”. Advances in Materials Science and Engineering, Vol. 2019,
Article ID 5719651, 9 pages, https://doi.org/10.1155/2019/5719651.
5. Dược điển Việt Nam IV (2009).
6. Bristish pharmacopoeia, 2009.
7. Rajinder Singh Gujral and Sk Manirul Haque (2010). Simultaneous Determination of
Potassium Clavulanate and Amoxicillin Trihydrate in Bulk, Formulations and in Human
Urine Samples by UV Spectrophotometry. Int J Biomed Sci.; 6(4): 335–343.
8. Khaleda H. Al-Saidi, Sarah S. Abdulameer, (2011). Simultaneous determination of
amoxicillin and potassium clavulanate antibiotics in pharmacueutical sample using derivative
spectrophotometric method. Journal of Biotechnology Research Center, Vol.5 No.3, 49-60.
9. Mohammed Radi*1, Youssef Ramli*2, Miloud El Karbane1, Aziz ElAlami1, Kalid
Karrouchi1, Saadia Issmaili1and Karima Bakhous1 (2015), Optimization and Validation of a
Method for Simultaneous Determination of Amoxicillin and Clavulanic acid by HPLC in
Different Pharmaceutical Forms. Radi & al. / Mor. J. Chem. 3 N°1 58-64
10. Wenyuan Xi,Limin He,Chunna Guo,Qinren Cai &Zhenling Zeng (2012). Simultaneous
Determination of Amoxicillin and Clavulanic Acid in Dog Plasma by High-Performance
Liquid Chromatography Tandem Mass Spectrometry. Journal Analytical Letters,Volume 45,
2012 - Issue 13,Pages 1764-1776
11. Seyed Mohsen Foroutan,Afshin Zarghi, Alireza Shafaati, Hooman Movahed (2007).
Simultaneous determination of amoxicillin and clavulanic acid in human plasma by isocratic
reversed-phase HPLC using UV detection. Journal of Pharmaceutical and Biomedical
Analysis 45(3):531-4
12. Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8
13. David Harvey (2000), Morden analytical chemistry, 1st ed McGraw Hill, pp 80-93.

TÓM TẮT
Trong bài báo này, Amoxicillin (AMO) và Clavulanic acid (CLA) trong thuốc viên nén
được xác định đồng thời bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis kết hợp phương
pháp chemometrics mà không cần tách trước. Phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn và mẫu
được đo trong khoảng bước sóng từ 210 đến 350 nm với bước đo 0,2 nm. Nồng độ của PER và
IND in các dung dịch mẫu được tính bằng thuật toán lọc Kalman được viết trên Microsoft Excel
2016 và Visual Basic for Applications(VBA). Độ tin cậy của phương pháp được chứng minh qua
độ đúng và độ lặp lại của kết quả khi phân tích AMO và CLA trong mẫu thuốc viên Kalmentin và
so sánh các giá trị trung bình hàm lượng của chúng trong mẫu với kết quả nhận được bằng
phương pháp HPLC. Quy trình phân tích mẫu thuốc viên chứa PER và IND được xây dựng
không chỉ thực hiện đơn giản mà còn giảm chi phí phân tích khi so sánh với phương pháp tiêu
chuẩn sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

You might also like