Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CÔNG DÂN ÔN TẬP 001 (NĂM 2021-2022)

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung
của khái niệm về
A. Thế giới quan. B. Nhân sinh quan. C. Phương pháp luận. D. Tôn giáo.
Câu 02. Quan điểm nào dưới đây phù hợp với thế giới quan duy tâm?
A. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức.
C. Vật chất tồn tại khách quan. D. Vật chất là cái quyết định ý thức.
Câu 03. Quan niệm “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan?
A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Biện chứng. D. Siêu hình.
Câu 04. Quan niệm nào sau đây có yếu tố biện chứng về phương pháp luận?
A. Đánh bùn sang ao. B. Nhất nước nhì phân.
C. An cư lạc nghiệp. D. Nước chảy đá mòn.
Câu 05. Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi
xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng?
A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận siêu hình.
C. Phương pháp luận cụ thể. D. Phương pháp luận siêu nhiên.
Câu06. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật và
hiện tượng trong
A. giới tự nhiên và tư duy. B. giới tự nhiên và đời sống xã hội.
C. thế giới khách quan. D. thế giới vật chất.
Câu 07. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, phương thức tồn tại mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới vật chất là
A. chuyển động. B. phát triển. C. tăng trưởng. D. vận động.
Câu 08. Theo Triết học Mác - Lênin, phát triển là khái niệm dùng để khái quát những sự vận động theo chiều
hướng
A. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn.
Câu 9. Từ một nước thiếu lương thực. Hiện nay,Việt Nam là một trong số 15 quốc gia xuất khẩu nông nghiệp
hàng đầu trên thế giới. Có thể nói, nông nghiệp thực sự đã trở thành trụ cột của nền kinh tế, đóng góp tới 20%
vào GDP của Việt Nam, mang lại ¼ doanh thu xuất khẩu quốc gia và tạo việc làm cho một nửa lực lượng lao
động nông thôn trong 10 năm qua. Đoạn trích trên đề cập đến khái niệm triết học nào đã học?
A. Thế giới quan. B. Biện chứng C. Phát triển. D. Siêu hình.
Câu 10. Theo Triết học Mác – Lênin, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới vật chất là
A. chuyển động. B. phát triển. C. vận động. D. tăng trưởng.
Câu 11. Theo Triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập
A. vừa xung đột, vừa bài trừ nhau. B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
C. luôn xung đột và đấu tranh với nhau. D. liên hệ gắn bó và chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 12. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó làm tiền đề tồn tại cho nhau, trong triết học gọi là
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. sự phân biệt giữa các mặt đối lập. D. sự dung hòa giữa các mặt đối lập.
Câu 13. Theo Triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng
A. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. B. sự phân hóa giữa các mặt đối lập.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự phủ định giữa các mặt đối lập.
Câu 14. Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập trong kinh tế?
A. Tiến bộ – lạc hậu. B. Tăng trưởng – phát triển.
C. Sản xuất – tiêu dùng. D. Tài nguyên – chính sách.
Câu 15. Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm của Triết học là
sự đấu tranh giữa
A. cái thiện và cái ác. B. cái được và cái mất.
C. phong tục và tập quán. D. pháp luật và đạo đức.
Câu 16. Nhận định nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?
A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.
B. Các mặt đối lập của mâu thuẫn có sự đấu tranh với nhau.
C. Các mặt đối lập của mâu thuẫn có sự thống nhất với nhau.
D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập.
Câu 17. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả là
A. Sự vật, hiện tượng mới ra đời. B. Các mặt đối lập bị tiêu vong.
C. Sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn. D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
Câu 18. Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Trong Triết
học gọi là
A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội. D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 19. Trong Triết học, những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện
tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác là khái niệm về
A. chất. B. lượng. C. độ. D. điểm nút.
Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng với quy luật lượng – chất trong Triết học?
A. Chất đổi trước, diễn ra một cách dần dần. B. Lượng đổi trước, diễn ra một cách nhanh
C. Lượng đổi trước, diễn ra một cách dần dần. D. Chất đổi trước, diễn ra một cách nhanh chóng.
Câu 21. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà ở đó
A. lượng biến đổi. B. chất mới ra đời. C. chất chưa biến đổi. D. lượng không đổi.
Câu 22. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng – chất trong Triết học?
A. Kính trên nhường dưới. B. Đánh bùn sang ao. C. Ăn quả nhớ kẻ trông cây. D. Góp gió làm bão.
Câu 23. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì
A. mâu thuẫn ra đời. B. lượng mới hình thành.
C. chất mới ra đời. D. sự vật phát triển.
Câu 24. Giới hạn mà trong đó, giữa chất và lượng thống nhất với nhau làm cho sự vật vẫn còn là nó, được gọi

A. độ. B. điểm nút. C. điểm nhảy vọt. D. điểm khởi đầu.
Câu 25. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người để tạo nên những
hiểu biết về chúng, trong Triết học gọi là
A. khám phá. B. nhận thức. C. cảm thụ. D. tri thức.
Câu 26. Nội dung nào dưới đây khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là đặc trưng của nhận thức. B. Là bản chất của nhận thức.
C. Là động lực của nhận thức. D. Là biểu hiện của nhận thức.
Câu 27. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức bắt nguồn từ đâu?
A. Kinh nghiệm. B. Yếu tố bẩm sinh. C. Thực tiễn. D.Thần linh mách bảo.
Câu 28. Hồ Chí Minh đã từng nói "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Câu nói này thể
hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 29. Con người thám hiểm vòng quanh trái đất, chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh để chứng minh quả đất
hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 30. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của
những cái bình mà con người có tri thức về toán học. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận
thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
II. TỰ LUẬN.
Câu 1.Vì sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Cho ví dụ ?(2 điểm)4
Vì vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vật
chất mà không có vận động và ngược lại.Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động, nếu không vận
động sự vật sẽ không tồn tại nữa.
Ví dụ: Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Nếu quá trình trao đổi chất không diễn
ra thì sự sống sẽ không còn.
Câu 2. Dân gian có câu:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp.
Câu trên thể hiện quan điểm Triết học nào. Giải thích vì sao?
Quan điểm-Triết học duy vật biện chứng
Vì theo Mac và Anghen thì khoa học về những quy luật chung của sự vận động của thế giới bên ngoài cũng như
của tư duy con người. cũng như câu ca dao trên thiên nhiên có sự vận động là mưa mà mưa thì có quan hệ với
nhiều công việc như lấy nước để uống, có nước để ruộng ko bị khô và dẫn tới có nhiều của cải cho con người

Thế
____________________________
ĐỀ ÔN TẬP CÔNG DÂN 10-ĐỀ 002(NĂM 2021-2022)
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 01. Vấn đề cơ bản của Triết học là mối quan hệ giữa
A. pháp luật và đạo đức. B. vật chất và ý thức.
C. tư duy vả tinh thần. D. con người với con người.
Câu 02. Con người xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan trong sự vận động, phát triển
là quan điểm của
A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm.
C. phương pháp luận siêu hình. D. phương pháp luận biện chứng.
Câu 03. Quan niệm “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” mang yếu tố nào sau đây về phương pháp luận?
A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Biện chứng. D. Siêu hình.
Câu 04. Quan niệm nào sau đây có yếu tố biện chứng về phương pháp luận?
A. Cha nào con nấy. B. Chết vinh hơn sống nhục.
C. Sông có khúc, người có lúc. D. Sống chết có mệnh.
Câu 05. Hình ảnh “Ông Bụt” trong các câu truyện cổ tích Việt Nam thể hiện thế giới quan nào trong Triết học?
A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan thần thoại.
C. Thế giới quan cổ đại. D. Thế giới quan thần thánh.
Câu 06. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động
theo chiều hướng
A. tiến lên. B. tuần hoàn. C. thụt lùi. D. bất biến.
Câu 07. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống là phát triển thuộc lĩnh vực
nào dưới đây?
A. Tự nhiên. B. Xã hội C. Tư duy. D. Đời sống.
Câu 08. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?
A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
B. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.
C. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.
D. Cây khô héo mục nát theo thời gian.
Câu 09. Bài hát: “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn: và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội bùn sâu dưới
trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu…Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày. Và
bao cô gái đang ngồi máy cấy. Quá trình chuyển đổi từ cấy lúa bằng tay, sang cày bằng máy cấy là biểu hiện
nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Thế giới quan. B. Biện chứng C. Phát triển. D. Siêu hình.
Câu10. Theo Triết học duy vật biến chứng, nguồn gốc vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng là
A. khách quan. B. tất yếu. C. mâu thuẫn. D. quy luật.
Câu 11. Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.
C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập. D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.
Câu 12. Hai mặt đối lập nào sau đây là nguồn gốc của sự ra đời của nhà nước Phong kiến thay cho nhà nước
Chiếm hữu nô lệ?
A. Nông dân – địa chủ. B. Tư sản – vô sản. C. Chủ nô – nô lệ. D. Tư hữu – công hữu.
Câu 13. Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập của vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
A. Bão – lũ lụt. B. Hạn hán – mưa lũ.
C. Sông ngòi – biển cả. D. Bốc hơi – ngưng tụ.
Câu 14. Theo quan điểm của Triết học, kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn làm cho
A. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. B. cái mới ra đời thay thế cái cũ.
C. sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái. D. cái chủ quan thay thế cái khách quan.
Câu 15. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ
chết. Trong Triết học gọi là
A. quy luật tồn tại của sinh vật. B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.
C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. D. quy luật đấu tranh sinh tồn của sinh vật.
Câu 16. Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau là trong Triết học gọi là
A. sự tương đồng giữa hai mặt đối lập. B. sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.
C. sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập. D. sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập.
Câu 17. Quá trình thực hiện bình đẳng giới trong xã hội hiện nay, xét đến cùng là sự đấu tranh giữa
A. cái tiến bộ và cái lạc hậu. B. quá khứ và hiện tại.
C. niềm tin và lương tâm. D. cái chung và cái riêng.
Câu 18. Theo quan điểm của Triết học, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều có mặt chất và
mặt lượng
A. thống nhất với nhau. B. đấu tranh với nhau. C. bài trừ nhau. D. gạt bỏ nhau.
Câu 19. Cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác là dựa vào yếu tố nào dưới đây?
A. Chất. B. Lượng. C. Độ. D. Điểm nút.
Câu 20. Theo quan điểm của Triết học, điều kiện để chất mới ra đời khi
A. lượng đổi đạt tới điểm nút. B. lượng đổi nhanh chóng.
C. lượng mới xuất hiện. D. lượng đổi trong giới hạn cho phép.
Câu 21. Vận dụng quy luật lượng – chất trong triết học cho ta đức tính gì trong cuộc sống?
A. Năng động, sáng tạo. B. Kiên trì, nhẫn nại. C. Cần kiệm, liêm chính. D. Hòa nhập, hợp tác.
Câu 22. Cách giải thích nào dưới đây đúng khi bàn về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng
trong Triết học?
A. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất. B. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động.
C. Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đối về lượng. D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển.
Câu 23. Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì
A. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng. B. lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.
C. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ. D. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 24. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo
tự nhiên và xã hội được gọi là
A. thực tiễn. B. thực tế. C. sản xuất. D. sáng tạo.
Câu 25. Xét đến cùng, mục đích của nhận thức là
A. cải tạo hiện thực khách quan. B. trãi nghiệm hiện thực khách quan.
C. khám phá thế giới khách quan. D. kiểm tra thế giới khách quan.
Câu 26. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm
nghiệm qua
A. thực tiễn. B. thói quen. C. hành vi.   D. hành động.
Câu 27. Nhờ quan sát thời tiết, con người có tri thức về thiên văn. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn
đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 28. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của
những cái bình mà con người có tri thức về toán học. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận
thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
II. TỰ LUẬN.
Câu 1. Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức, cho 2 ví dụ minh họa? Học bài thực tiễn và vai trò của nó
em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 2. (1 điểm) Câu tục ngữ “ Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
Hỏi: Câu trên đề cập đến phương pháp luận nào của Triết học. Giải thích vì sao?
_____________________________________
ĐỀ ÔN TẬP CÔNG DÂN 10 - ĐỀ 003
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 01. Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật?
A. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức.
C. Vật chất tồn tại khách quan. D. Vật chất là cái quyết định ý thức.
Câu 02. Con người xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan một cách phiến diện cô lập là
quan điểm của
A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm.
C. phương pháp luận siêu hình. D. phương pháp luận biện chứng.
Câu 03. Quan niệm nào sau đây có yếu tố siêu hình về phương pháp luận?
A. Rút dây động rừng. B. Cha nào, con nấy.
C. Tre già măng mọc. D. Môi hở răng lạnh.
Câu 04. Không vội vàng phán xét những người có nền văn hóa khác, không máy móc chê bai họ không văn
minh vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược mình. Nhận định trên thể hiện quan điểm nào sau đây trong
Triết học?
A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật.
C. Phương pháp luận biện chứng. D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 05. Hiểu được khái niệm về vận động, phát triển của Triết học duy vật biện chứng giúp con người tránh
được quan niệm nào dưới đây khi xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan?
A. Tiến bộ. B. Khách quan. C. Bảo thủ. D. Công bằng.
Câu 06. Theo triết học Mác-Lênin, mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của sự vật và hiện tượng trong giới tự
nhiên và đời sống của xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn. B. Vận động. C. Xung đột. D. Thực tiễn.
Câu 07. Theo triết học Mác – Lênin, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại
A. của các sự vật, hiện tượng. B. của riêng động vật bậc cao.
C. chỉ thuộc về các mặt đối lập. D. chỉ có ở quy luật mâu thuẫn.
Câu 08. Những sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn. B. Phát triển. C. Tiến hoá. D. Điểm nút.
Câu 09. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, quan điểm nào sau đây thể hiện nội dung về phát
triển?
A. Mọi sự vận động của tự nhiên đều là phát triển.
B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.
C. Phát triển là những vận động theo chiều hướng tiến lên.
D. Bất kỳ sự vận động nào cũng là phát triến.
Câu 10. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải
A. thống nhất biện chứng với nhau. B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
C. liên tục đấu tranh với nhau. D. liên hệ gắn bó và chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 11. Theo Triết học duy vật biến chứng, nguồn gốc vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng là
A. sự ra đời giữa các mặt đối lập. B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.
C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập. D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 12. Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập trong mỗi sinh vật?
A. Đồng hóa – dị hóa. B. Sinh trưởng – phát triển.
C. Bay hơi – ngưng tụ. D. Hô hấp – quang hợp.
Câu 13. Cách xử sự nào sau đây phù hợp với quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
A. Có mới nới cũ. B. Phê bình và tự phê bình.
C. Có trăng quên đèn. D. Ganh đua và triệt tiêu nhau.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa hai mặt đối lập của mâu thuẫn?
A. Cùng tồn tại trong một SV,HT. B. Gạt bỏ, bài trừ nhau.
C. Làm tiền đề tồn tại cho nhau. D. Liên hệ gắn bó với nhau.
Câu 15. Theo quan điểm của Triết học, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập
A. khác biệt nhau, không có mối quan hệ với nhau. B. đấu tranh lẫn nhau, không tồn tại cùng nhau được
C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
D. chỉ có điểm khác biệt, không có điểm tương đồng.
C. sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập. D. sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập.
Câu 16. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về mâu thuẫn trong Triết học duy vật biện chứng?
A. Các mặt đối lập luôn tác động lẫn nhau. B. Các mặt đối lập tồn tại độc lập với nhau.
C. Các mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau. D. Các mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Câu 17. Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng quy luật lượng – chất trong triết học?
A. Lượng đổi làm chất đổi. B. Chất và lượng luôn thống nhất trong một sự vật.
C. Chất mới lại có một lượng mới tương ứng. D. Lượng luôn đổi nhưng chất không đổi.
Câu 18. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi chất đổi trong Triết học?
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Môi hở răng lạnh.
C. Khôn ba năm, dại một giờ. D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Câu 19. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về
chất trong Triết học?
A. Lượng đổi nhanh hơn chất. B. Lượng đổi làm chất đổi.
C. Chất đổi trước lượng đổi sau. D. Chất và lượng đổi cùng lúc.
Câu 20. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, điều kiện để chất mới ra đời là khi lượng
A. tăng liên tục. B. biến đổi nhanh chóng.
C. biến đổi đạt tới điểm nút. D. dừng biến đổi.
Câu 21. Thuộc tính nào sau đây của tam giác nói về chất?
A. Có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau. B. Có đường cao chia đôi 2 đáy.
C. Có 2 góc đáy bằng nhau. D. Có đường cao vuông góc với cạnh đáy.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Là cơ sở của nhận thức. B. Là tiền đề của nhận thức.
C. Là nguồn gốc của nhận thức. D. Là nền tảng của nhận thức.
Câu 23. Câu nào sau đây phù hợp với quan điểm của triết học về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Học đi đôi với hành. B. Tiên học lễ, hậu học văn.
C. Trường học thân thiện, học sinh tích cực. D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 24. Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy nhận thức phát triển. Điều
này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 25. Nhiều căn bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, con người phải tìm ra thuốc phòng và chữa bệnh mới. Điều này
thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
II. TỰ LUẬN.
Câu 1.(2 điểm) Cho ví dụ về vận động và ví dụ về phát triển mà em biết? Qua đó phân biệt sự giống và khác
nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng?
ví dụ về vận động: vận động cơ học: đi học từ nhà đến trường
cí dụ về phát triển: sự biến hóa của sinh vật từ đơn bàoddeensns đa bào
Câu 2. (1 điểm) Các câu tục ngữ, thành ngữ: Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.
Hỏi: Câu trên đề cập đến phương pháp luận nào của Triết học. Giải thích vì sao?
__________________________________________

You might also like