Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯƠNG TÁC ĐẠI DƯƠNG – KHÍ QUYỂN

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày thành phần và cấu trúc của khí quyển
 Khí quyển hiện nay có chứa:
• Các chất khí (thường xuyên và biến đổi)
Các chất khí thường xuyên tạo thành một tỷ lệ không đổi của khí quyển, và có thời gian duy
trì lâu dài (hàng ngàn đến hàng triệu năm). Ví dụ: N2, O2, Ar, Ne,…
Các chất khí biến đổi (H2O, CO2, O3) làm thay đổi nồng độ khí quyển theo cả thời gian và
không gian.
+ Hơi nước (H2O) – Là chất khí biến đổi cực kỳ quan trọng với thời gian tồn tại ngắn (~10
ngày)
• Hơi nước là pha khí không nhìn thấy của nước (ta chỉ có thể nhìn thấy giọt nước lỏng!)
• Nồng độ hơi nước trong khí quyển cao nhất ở gần bề mặt đai dương nhiệt đới (~4%)
• Nồng độ hơi nước trong khí quyển thấp nhất ở các vùng sa mạc và ở các vĩ độ cao (~0%)
+ Carbon dioxide (CO2) là một khí nhà kính quan trọng có nồng độ 0.0386% (386 ppm) và
thời gian tồn tại khoảng 150 năm
Nguồn sinh: 1) Sự hô hấp của thực vật và động vật
2) Núi lửa
3) Phân huỷ hữu cơ
4) Đốt, cháy
Tiêu tán: 1) Quang hợp (thực vật)
2) Các đại dương
+ Ozone (O3) là chất khí biến đổi vừa có lợi vừa có hại
O3 có nồng độ ở tầng bình lưu (~15-50 km (10-30 miles) trên mực biển) tương đối cao (15
ppm), xuất hiện từ các phản ứng hoá học tự nhiên Hấp thụ bức xạ cực tím (UV)
O3 có nồng độ ở gần bề mặt đất thường gần bằng 0, nhưng có thể tăng lên đến 0.15 ppm
thông qua các phản ứng hoá học trong không khí ô nhiễm Chất gây kích thích
• Các giọt nước (mây và giáng thuỷ)
• Các hạt rắn vô cùng nhỏ (xon khí - aerosols)
 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển
• Có nhiều cách để mô tả cấu trúc thẳng đứng của khí quyển
+ Phân bố thẳng đứng của mật độ (Density profile)
Khối lượng là thuộc tính bên trong dựa trên cấu tạo phân tử của vật chất. Chừng nào
lượng vật chất được giữ nguyên thì khối lượng của nó không thay đổi. Đơn vị đo: g (gram),
kg (kilogram)
m
Mật độ được định nghĩa như là khối lượng trên thể tích: = V

Khí quyển có tính nén được. Mật độ giảm theo độ cao


+ Profile nhiệt độ (phổ biến nhất)
+ Profile hoá học
Homosphere (lớp đồng nhất): là lớp khí quyển dưới độ cao 80km (~50miles)
Các chất khí tồn tại thường xuyên có nồng độ ổn định, không đổi
Nói chung “khí quyển” là chỉ lớp đồng nhất này
Heterosphere (lớp bất đồng nhất): Phía trên lớp đồng nhất
Các khí nhẹ chiếm ưu thế (helium, hydrogen)
Không có các khí thường xuyên
+ Profile điện, từ
 Phần tầng khí quyển dựa vào nhiệt độ
• 4 tầng theo tính chất tăng giảm của nhiệt độ theo độ cao
Tầng đối lưu
• Tầng đối lưu (Troposphere): Lớp khí quyển dưới cùng, độ dày tầng đối lưu biến đổi theo
mùa và theo vĩ độ
• Nằm trong khoảng 0-11km (0-7.0 mi)
• Trên thực tế, tất cả các hiện tượng thời tiết xảy ra trong tầng đối lưu
• Nhiệt độ nói chung giảm theo độ cao (tỷ lệ giảm hay gradient nhiệt độ, giá trị điển hình =
6.5°C/km)
• Đỉnh tầng đối lưu có thể gọi là đối lưu hạn
• Khoảng 80% khối lượng không khí chứa trong tầng đối lưu
Tầng bình lưu
• Tầng bình lưu (Stratosphere) là lớp khí quyển phía trên tầng đối lưu. Chỉ có những cơn
dông mới có thể xuyên lên đến tầng bình lưu
• Lớp Ozone nằm trong tầng bình lưu
• Nhiệt độ tăng theo độ cao (nghịch nhiệt) – do O3 hấp thụ UV
• Tầng bình lưu nằm trong khoảng 11-50 km
• Đỉnh tầng bình lưu có thể gọi là bình lưu hạn
• Khoảng 19.9% khối lượng khí quyển chứa trong tầng bình lưu
Tầng trung quyển và nhiệt quyển
• Tầng trung quyển (mesosphere) và nhiệt quyển (thermosphere) chỉ chứa khoảng 0.1% khối
lượng khí quyển
• Trung quyển nằm trong khoảng 50-80km
• Trong tầng trung quyển nhiệt độ giảm theo độ cao, áp suất thấp, không khí loãng
• Nhiệt quyển nằm phía trên độ cao 80km
• Trong tầng nhiệt quyển nhiệt độ tăng theo độ cao do hấp thụ các tia bức xạ mặt trời
Đặc tính khí quyển dựa trên tính chất điện
• Tầng điện ly (ionosphere) là lớp khí quyển nằm trong khoảng phía trên tầng trung quyển
lên tầng nhiệt quyển
• Tầng điện ly có chứa các hạt tích điện được gọi là ion do bức xạ UV
• Tầng điện ly ảnh hưởng đến sóng vô tuyến AM, hấp thụ chúng vào ban ngày và phản xạ
chúng vào ban đêm
• Tầng điện lý tạo ra ánh sáng ở cực Bắc và cực Nam (cực quang) thông qua sự tương tác
giữa tia nắng và từ trường của trái đất
Câu 2: Lý thuyết Ekman về dòng chảy do gió? Hiện tượng nước biển dâng do bão là gì,
tác động của nước biển dâng do bão?
 Lý thuyết Ekman về dòng chảy do gió
Ecman cho rằng ma sát của gió trên mặt biển là lực duy nhất tạo nên dòng chảy và ma
sát các lớp nước là nguyên nhân chính dẫn đến việc các lớp nước dưới chuyển động theo. Từ
phương trình chuyển động rối giả thiết giải cho trường hợp biển đồng nhất sâu vô hạn và
không giới hạn theo phương nằm ngang, gió và ứng suất gió ổn địng hoàn toàn.

Dòng chảy thu được trên mặt biển hướng một góc 45 so hướng gió và quay về bên
phải theo sự gia tăng của độ sâu tạo nên đường xoắn ốc Ecman của các vị trí đầu tốc. Hướng
của vescto dòng chảy nước vận chuyển tổng cộng tạo một góc 90° so với hướng gió.
Đối với dòng chảy trong lớp đáy thì vận tốc giảm theo hàm số mũ e của độ sâu và
dòng chảy toàn phần quay dần về bên trái. Lý thuyết Ecman cũng giải thích được hiện tượng
chuyển hướng gió trong lớp biên khí quyển
 Nước dâng do bão:
- Định nghĩa: Nước dâng tổng cộng trong bão (Storm Tide) là hiện tượng mực nước
biển dâng cao hơn mức bình thường (mực nước thủy triều, Astronomical Tide) dưới tác
động tổng hợp của nhiều nhân tố khi có bão. Mặc dù tần suất xuất hiện không nhiều nhưng
nó lại rất nguy hiểm do mực nước thường dâng cao và bất ngờ gây ngập lụt cho khu vực ven
biển. Nước dâng xẩy ra ở phía bên phải của tâm bão theo hướng đổ bộ vào đất liền, nước
dâng cao nhất thường cách tâm bão từ 30 đến 70km. Phạm vi nước dâng phụ thuộc phạm vi
của cơn bão. Ven biển phía bắc Việt Nam có thể có nước dâng từ 2 – 3cm, cá biệt có thể có
mức cao hơn; ở phía nam có thể có nước dâng từ 1 - 2m.
Khi vận tốc gió vượt quá 33 m/s, thường xảy ra trong bão lớn cuồng phong) độ cao
nước dâng rất đáng kể và gọi là nước dâng do bão. Nước dâng do bão là sự dâng mực nước
thời đoạn ngắn để phản ứng với trường áp suất và trường ứng suất gió bão trên mặt biển.
Nước dâng do bão xảy ra trong thời kỳ triều cường trên nền nước cao là nguyên nhân gây ra
những thiệt hại to lớn về người và của cải tại các khu vực bão đổ bộ và vùng lân cận. Khi
nước rút thường tạo vận tốc dòng chảy lớn gây xói lở bờ. Nước dâng/ hạ do bão là một trong
những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm, nhưng người ta quan tâm đến nước dâng vì nó quyết
định đến quy mô công trình.
 Tác động của nước biển dâng do bão: gây ngập lụt vùng ven bờ
- Bão đổ bộ vào thời kỳ triều cường sẽ trở nên rất nguy hiểm do làm gia tăng khả năng ngập
lụt và xói lở vùng ven bờ.
- Những cơn bão cấp 8 trở lên đã có thể gây nước dâng tới 0.5m.
- Việt Nam đã ghi nhận nước dâng do bão cao tới 3,5m tại Quảng Trị.
- Nước dâng bão lớn nhất xuất hiện lúc nước lớn (triều cường) -> Nguy cơ ngập lụt cao
- Nước dâng bão lớn nhất xuất hiện lúc nước dòng (triều kiệt) -> Nguy cơ ngập lụt thấp
Độ cao và thời điểm xuất hiện triều cường rất được quan tâm khi bão đổ bộ
Câu 3: Trình bày lớp xáo trộn rối? Hoàn lưu nhiệt muối nước sâu?
- Trong biển luôn có sự xáo trộn theo phương thẳng đứng và nằm ngang bởi các đặc
trưng …..của nước. Bao gồm các quá trình: hấp thụ và bức xạ nhiệt, bốc hơi, giáng thủy,
dòng nước lục địa, kết băng và tan băng, sóng gió,….làm xuất hiện các gradient nằm ngang
và thẳng đứng của chúng gọi là sự hỗn hợp (xáo trộn)
- Độ sâu lớp xáo trộn phụ thuộc vào tốc độ hình thành lực nổi và tốc độ tại đó động
năng được cung cấp cho bề mặt đại dương từ gió
- Nếu bề mặt bị làm lạnh mạnh, như ở các vĩ độ cao trong mùa thu và mùa đông, thì
nước lạnh đậm đặc được hình thành gần bề mặt với tốc độ nhanh và lực nổi sẽ chi phối đối
lưu với sự chìm xuống của nước lạnh và nổi lên của nước ấm hơn trong lớp xáo trộn
- Khi bề mặt chỉ bị lạnh ít hoặc thực tế là bị đốt nóng, như trong mùa hè khi đốt nóng
bức xạ bề mặt lớn nhất, thì sự hình thành xáo trộn do lực nổi là nhỏ và lớp xáo trộn sẽ mỏng
hơn và ấm hơn
- Mật độ tăng liên quan với độ mặn nước mặt tăng có thể cân bằng hoặc thắng được
phân tầng nhiệt và thúc đẩy xáo trộn. Mưa làm giảm mật độ nước mặt
- Gió thổi truyền động năng cho nước thông qua sóng dẫn đến chuyển động rối cũng
như chuyển động của các dòng chảy biển. Sự cung cấp động năng rối cho lớp trên đại dương
bởi gió có thể gây xáo trộn ngay cả khi phân tầng mật độ ổn định
- Nếu cường độ rối trong lớp xáo trộn đủ lớn, nước mát, đậm đặc có thể được đưa vào
lớp xáo trộn từ phía dưới. Điều đó có nghĩa vận chuyển nhiệt đi xuống làm mát và sâu thêm
lớp xáo trộn
- Tại một số nơi, dòng nhiệt được mang đến hoặc mang đi nhờ xáo trộn rối, thăng
giáng đối lưu và chuyển động thẳng đứng trung bình (nước trồi – upwelling và nước chìm -
downwelling). Xáo trộn rối lớp bề mặt được tăng cường đáng kể bởi nguồn cơ năng do gió
và sự tương tác giữa gió với sóng trên bề mặt nước
- Trong lớp xáo trộn, sự vận chuyển nhiệt bởi đối lưu và xáo trộn rối mạnh đến mức
nhiệt độ, độ muối và các tính chất khác của nước biển hầu như không phụ thuộc vào độ sâu
(trong tầng xáo trộn rối thì nhiệt độ sẽ ko giảm mạnh theo độ sâu, chỉ ở mức độ nào đấy còn
qua khỏi lớp xáo trộn thì mới giảm tuyến tính theo độ sâu, tương tự với độ muối)
 Lớp xáo trộn ấm nhất và mỏng nhất vào cuối mùa hè (gần kết thúc thời kì độ chiếu
nắng mạnh nhất và cường độ xáo động do gió nhỏ nhất). Sau tháng 8, bề mặt bắt đầu bị lạnh
đi, sự xáo động tăng lên, và lớp xáo trộn bắt đầu sâu xuống và lạnh dần. Lớp xáo trộn tiếp
tục sâu xuống và lạnh đi trong suốt mùa đông và cuối mùa đông có thể lan rộng tới độ sâu
vài trăm mét.
 Hoàn lưu nhiệt muối nước sâu (thermohaline circulation)
Thuật ngữ này được dùng để biểu thị một bộ phận của hoàn lưu đại dương được điều
khiển bởi sự biến động của mật độ nước mà nó liên quan với sự tăng giảm nhiệt độ (thermo)
và độ muối (haline).
– Gió ảnh hưởng đến sự tăng giảm của nhiệt độ và độ muối của đại dương thông qua
sự vận chuyển nước bề mặt từ nhiệt đới đến các vĩ độ mà ở đó quá trình làm lạnh và bốc hơi
có thể làm tăng mật độ nước đến các giá trị rất lớn
– Vận chuyển nhiệt liên quan với hoàn lưu nhiệt muối ảnh hưởng đến gradient SST là
nhân tố chi phối gió khí quyển. Do đó, hoàn lưu điều khiển bởi gió và mật độ nói chung
không dễ tách biệt
Hoàn lưu chậm phía dưới nêm nhiệt được điều khiển chủ yếu bới gradient mật độ
trong đại dương dưới sâu. Các hoàn lưu này rất khó đo trực tiếp, vì dòng chảy liên quan đến
chúng rất yếu.
Xáo trộn rối dưới sâu đại dương rất yếu và gần như đoạn nhiệt. Dòng nước sâu một
cách gần đúng cần phải chảy dọc theo đường đẳng mật độ thế (isopycnals). Dòng chảy mạnh
nhất là dòng vòng quanh Nam Cực
- Dòng khối lượng của hoàn lưu nhiệt muối dưới sâu được quyết định bởi tốc độ tại đó
nước dưới sâu có thể được tạo thành ở các vĩ độ cao.
- Ở bắc bán cầu, nước dưới sâu chỉ được hình thành Đại Tây dương tại các vĩ độ cao,
và tốc độ hình thành rất chậm, vì phải mất vài thế kỷ để thay thế nước sâu ở Đại Tây dương.
- Tốc độ trung bình hình thành nước sâu ở bắc Đại Tây dương là 1.5–2×10 10 kg/s và ở
biển Nam Cực khoảng 1x1010 kg/s.
- Hoàn lưu nhiệt muối dưới sâu rất quan trọng đối với khí hậu ở bắc Đại Tây dương và
đối với sự tích lũy nhiệt của nước dưới sâu, và nó có thể là nhân tố đóng góp quan trọng vào
dòng năng lượng đi qua vĩ do 20°N
Câu 4: Trình bày tương tác nhiệt biển – khí quyển – lục địa: Nguyên nhân hình
thành và biến đổi của hoàn lưu khí quyển và đại dương
Nguyên nhân chủ yếu hình thành hoàn lưu khí quyển và đại dương là năng lượng của
mặt trời cung cấp cho quả đất, nguồn năng lượng này phân bố không đồng đều trên các khu
vực và đới địa lý khác nhau của quả đất.
Sự biến đổi theo thời gian của các quá trình hấp thụ và trao đổi nguồn năng lượng này
là nguyên nhân của các biến động và nhiễu động của hoàn lưu. Tuy nguyên nhân trực tiếp
hinh thành chuyển động gió và dòng chảy trong khí quyển và biển là chênh lệch áp suất thể
hiện qua các gradient ngang, nhưng nguồn gốc của chúng lại là chế độ nhiệt.
Người ta sử dụng khái niệm “máy nhiệt” để mô tả, nghiên cứu và lý giải các dạng
hoàn lưu quy mô khác nhau trong đó có quy luật hình thành và biến đổi của các nhiễu động
hoàn lưu. Trong các máy nhiệt này các “bếp lò – nồi hơi” nằm tại các khu vực đốt nóng
mạnh quanh năm của lớp mặt, trong đó có vùng biển nhiệt đới và các lục địa trong mùa hè.
Các “buồng lạnh” tương ứng sẽ là các vùng vĩ độ cao hay các lục địa trong mùa đông.
Biến đổi chế độ nhiệt độ giữa xích đạo và cực có chu kỳ chung nửa năm. Sự khác biệt
trong tính chất nhiệt của bề mặt biển và lục địa dẫn đến chênh lệch mật độ không khí giữa
hai vùng và gây nên hiện tượng gió mùa trên quy mô lớn. Có một dạng hoàn lưu tương tự
nhưng với quy mô nhỏ hơn mang tính khu vực đó là hiện tượng gió đất – gió biển.
Tác động của lực Coriolis làm cho hoàn lưu bị lệch khỏi đường pháp tuyến so với
đường bờ - giới hạn giữa hai vùng nóng lạnh.
Hoàn lưu chung của khí quyển có nguồn gốc nhiệt và động lực bao gồm các chuyển
động đối lưu trong dạng các ổ xoáy quy mô khác nhau, có thể phân chia chúng thành 2 loại:
hoàn lưu kinh hướng và vĩ hướng.
+ Hoàn lưu kinh hướng bao gồm hoàn lưu Hadley nằm 2 phía xích đạo với dòng nhiệt
đi lên nhờ đối lưu trong mây tích tại khu vực hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và đi xuống
tại khu vực vĩ tuyến 30°N(S). Hoàn lưu này liên kết với tín phong NE ở bắc bán cầu và SE ở
nam bán cầu tại phần dưới của tầng đối lưu và gặp nhau tại dải tụ nhiệt đới.
Vị trí của dải hội tụ nhiệt đới biến đổi tương đối mạnh do quá trình tương tác biển –
lục địa và hoạt động của gió mùa. Dải hội tụ nhiệt đới đóng một vai trò quan trọng trong
biến động hoàn lưu gió mùa, vì nó là giới hạn phân cách giữa hai bán cầu nhiệt của quả đất
Hoàn lưu Ferrel với dòng đi lên tại khu vực 60°N(S) và đi xuống ở phía ngoài vĩ
tuyến 30°, trên khu vực phân cách giữa hoàn lưu Hadley và Ferrel là các luồng gió tây cận
nhiệt đới. Trên dải phân cách giữa các hoàn lưu Ferrel và các xoáy vùng cực tồn tại một
dòng gió tây.
+ Bên cạnh các hoàn lưu dọc kinh tuyến kéo theo các dòng gió đông và gió tây cơ bản
kể trên, việc lục địa và biển xen kẽ nhau theo vĩ tuyến cũng đã hình thành các trung tâm
nhiệt và lạnh khác nhau trên cùng một đới vĩ tuyến và các ổ xoáy quy mô khác nhau theo
mặt cắt vĩ tuyến. Tại vùng xích đạo có dạng hoàn lưu đặc trưng là hoàn lưu Walker.
Câu 5: Các chu kì dao động trong hệ thống khí quyển – đại dương
- Phản ứng của đại dương lên các tác động của khí quyển và dao động với chu kỳ nhỏ hơn 1
năm
Các chu kỳ dao động nhỏ hơn một năm có vai trò rất đáng kể.
Sự chuyển đổi mùa do hiệu ứng nhiệt áp làm biến đổi hệ thống gió kéo theo biến đổi
hướng dòng chảy trên biển và đại dương, trong đó các hoàn lưu ven bờ chịu tác động mạnh
mẽ liên quan tới hoạt động của nước trồi.
Việc tồn tại một lớp hoạt động trên mặt biển và đại dương với độ dày hàng trăm mét,
kèm theo giá trị lớn của nhiệt dung nước đã gây nên hiện tượng chậm pha trong biến đổi
nhiệt biển so với bức xạ mặt trời. Như vậy trong khí quyển và đại dương đồng thời tồn tại
các chu kỳ dao động khác nhau. Sự xuất hiện các chu kỳ đó làm nẩy sinh các dao động chu
kỳ phức tạp trong đó các chu kỳ 1 năm, nửa năm và 1/3 năm là đáng kể.
Bên cạnh các hiệu ứng nhiệt – áp, vai trò của độ ẩm cũng quan trọng. Độ ẩm làm cho
bức xạ sóng ngắn bị suy giảm đáng kể, nhưng lại làm tăng bức xạ sóng dài đi xuống mặt
biển – chúng làm các cán cân nhiệt biển bị biến đổi. Mặt khác, khi cán cân nhiệt biển biến
đổi, lượng nước bốc hơi từ mặt biển cũng biến đổi theo và dẫn biến đổi lượng mây.
Bằng các mô hình đơn giản, có thể tính được chu kỳ biến đổi lượng mây và tương
quan nhiệt – áp giữa mặt biển và đất liền. Kết quả tính toán cho thấy chu kỳ này vào khoảng
7-8 tháng, trong đó dị thường lượng mây thường xuất hiện trước dị thường nhiệt độ.
Về phương diện lý thuyết, tất cả mọi dao động kể cả chu kỳ ngắn lẫn chu kỳ dài đều
đợc giải thích theo hai hướng: dao động cưỡng bức và dao động tự do.
Dao động cưỡng bức được hình thành do các tác động từ bên ngoài như các chu kỳ
năm, chu kỳ ngày do bức xạ. Dao động tự do, hay tự dao động liên quan tới các quá trình
chu kỳ do bức xạ. Dao động tự do, hay tự dao động liên quan tới các quá trình tương tác
giữa các yếu tố khí tượng và hải dương và cấu trúc nội tại của vùng nghiên cứu, có thể liên
hệ tới quá trình tương tác giữa hướng hoàn lưu khí quyển và dị thường nhiệt lượng trao đổi
giữa đại dương khí quyển.
Tại vùng Bắc Đại Tây Dương, dị thường dòng nhiệt biển – khí quyển xuất hiện khi
trong khí quyển có dòng hoàn lưu tây, đưa không khí lạnh từ lục địa Bắc Mỹ ra biển. Đồng
thời trong dạng hoàn lưu tây, với sự tác động của hiệu ứng tà áp lại gây nên sự cường hóa
của hoàn lưu giữa các đới. Điều này lại làm cho hoàn lưu tây bị suy yếu kéo theo sự suy yếu
của dị thường của dòng nhiệt biển – khí quyển. Sự lặp lại này xảy ra với chu kì 8 – 9 tháng,
trong đó khí quyển đóng vai trò chủ đạo.
- Các dao động có chu kỳ lớn hơn 1 năm
Trong hệ thống đại dương – khí quyển – lục đại tồn tại các chu kỳ dao động gần 2
năm và từ 3 đến 8 năm.
Chu kỳ gần hai năm được phát hiện lần đầu khi nghiên cứu dòng khí trên thượng tầng
khí quyển nhiệt đới. Người ta nhận thấy rằng tại khu vực này, trong vòng một năm nếu có xu
thế dòng tây áp đảo thì năm tiếp theo sẽ chuyển sang dòng đông.
Trên khu vực Đại tây dương, dòng tây gây tác động tăng cường các quá trình theo
kinh tuyến, trong đó có việc dịch chuyển vùng cao áp cận nhiệt đới Đại tây dương về phía
đông – bắc dẫn tới biến đổi tăng cường hoàn lưu nước Bắc Đại tây dương kéo theo sự gia
tăng dòng nước ấm về phía đông bắc. Gió tây làm nước trồi ven bờ tây Phi bị suy yếu, nhiệt
độ nước tăng lên, từ đây gradient nhiệt độ xích đạo – cực bị biến đổi kéo theo biến đổi hoàn
lưu kinh tuyến yếu đi, nước trồi lại được tăng cường, hiệu nhiệt độ nươc xích đạo – cực
giảm gây nên biến đổi hoàn lưu khí quyển.
Hiện tượng El Nino ở khu vực ven bờ Chilê – Pêru cũng có chu kỳ hai năm (thoe
Bierknes). Tín phong ở phía bờ đông Thái bình dương tạo ra upwelling ven bờ làm giảm
nhiệt độ nước trong lớp mặt tại khu vực này. Điều này làm kéo theo chênh lệch nhiệt độ giữa
hai bờ đông và tây đại dương. Chính chênh lệch này tạo nên hoàn lưu Walker trên mặt cắt
khí quyển dọc xích đạo. Tồn tại hoàn lưu Walker làm tăng cường tín phong vì chúng cùng
hướng, một cách gián tiếp làm tăng cường upwelling ven bờ đông đại dương. Như vậy, trong
giai đoạn đầu tín phong tự tăng cường hoạt động của mình. Dần dần dải nước lạnh theo dòng
chảy lan truyền khắp dải xích đạo tới bờ tây làm cho hiệu nhiệt độ nước tây – đông cũng
giảm theo và đặc biệt làm giảm hiệu nhiệt độ xích đạo – cực. Điều này về phần mình làm
giảm suy giảm tín phong cũng như hoàn lưu Walker và từ đây upwelling tại vùng bờ cũng bị
giảm theo. Kết quả của hiện tượng này dẫn đến hậu quả vùng nước lạnh bị thay thế bởi
nước nóng hơn cùng với những hậu quả vùng nước lạnh bị thay thế bởi nước nóng hơn cùng
với những hậu quả thời tiết khí hậu đặc biệt khong những thay đối với vùng ven biển mà còn
có quy mô tác động toàn cầu. Dòng tín phong yếu cùng với upwelling và tăng nhiệt độ nước
làm cho hiệu nhiệt độ giữa xích đạo và cực tăng làm tăng cường lại tín phong và mọi chuyện
lại bắt đầu theo chu kỳ mới.
Các hoàn lưu Walker cũng có sự biến động lớn, đặc biệt các vùng nước nóng với dòng khí đi
lên, sự dịch chuyển vị trí các vùng này kèm theo sự dịch chuyển tính chất thời tiết hạn hán
sang mưa hoặc ngược lại.
Trong số các chu kỳ nhiều năm, chu kỳ 4 đến 7 năm được phát hiện và nghiên cứ
nhiều nhất như một chu kỳ tự dao động trong hệ thống đại dương và khí quyển, song hiện
nay ý nghĩa vật lý của dao động này vẫn chưa đực sáng tỏ.
Có nhiều ý kiến khác nhau về chu kỳ dao động này, song mọi người đều nhất trí với
một số nhân tố quan trọng sau đây:
+ Dao động xuất hiện trên nền khung dao động là hoàn lưu đại dương,
+ Khung dao động này có bộ phận điều chỉnh thông qua quan hệ nghịch lên gió và
phụ thuộc và gradient nhiệt,
+ Hệ thống dao động hoạt động do lực tuần hoàn bên ngoài đó là chu kỳ năm của bức
xạ mặt trời,
+ Hệ dao động này có tính phi tuyến, nên có thể có các tần số và biên độ khác với các
lực tác động.
Tuy nhiên, điều kiện kiên quyết là các dị thường nhiệt biển phải tồn tại tương đối lâu,
tối thiểu cũng từ 2 – 3 tháng trở lên.
Sự gia tăng hoàn lưu kinh tuyến làm giảm tín phong và gây nên quá trình quay nhah
của vòng hoàn lưu nước Bắc Đại tây dương. Sự quay vòng nhanh làm cho thời gian nước
lưu lại trên các vùng biển nóng (lò nhiệt) giảm vfa khi chúng đạt tới vùng Gulf Stream trở
lên không đủ nóng. Trong trường hợp này hiệu nhiệt độ giữa 2 bờ đông – tây giảm và hoàn
lưu cũng giảm, gió yếu đi kéo theo hoàn lưu nước cũng giảm, thời gian nước lưu lại tại vùng
lò nhiệt tăng dị thường nhiệt và gradient đông – tây, điều này dẫn tới tăng hoàn lưu kinh
tuyến và bắt đầu chu kỳ mới. Chu kỳ vòng quay này trong khoảng từ 3 đến 5 năm.

You might also like