Bài thi nghiên cứu khoa học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu Số báo danh: 02
khoa học
Lớp: 2162SCRE0111
Mã số đề thi: 30
Họ và tên: Cao Thị Phương Anh
Ngày thi: 8/12/2021 Tổng số trang: 9

Điểm kết luận: GV chấm thi 1: …….


………………………......

GV chấm thi 2: …….


………………………......

Câu 1: Trình bày các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Lấy ví dụ minh họa và phân
tích ví dụ này.

Khái niệm: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu xác suất) là phương pháp
chọn mẫu mà trong đó các phần tử của đám đông có xác suất được chọn vào mẫu là như
nhau. Khi đó các tham số của mẫu có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm định các tham số
của đám đông.

Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

o Phương pháp ngẫu nhiên đơn giản


o Phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
o Phương pháp phân tầng
o Phương pháp chọn mẫu theo cụm
- Phương pháp ngẫu nhiên đơn giản:
Phương pháp này được thực hiện khi có khung mẫu hoành chỉnh. Để chọn mẫu ta
thực hiện lập danh sách các phần tử và đánh số thứ tự, sau đó chọn các phần tử ngẫu nhiên
thông qua rút thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính để chọn ra
từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu (hiện nay có các phần mềm thống kê hỗ trợ cho
việc lấy mẫu ngẫu nhiên khá thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu quy mô mẫu điều tra ngày

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 1/9
càng lớn). Phương pháp này tiện lợi, đơn giản, dễ thực hiện, có thể lồng các kỹ thuật chọn
mẫu khác; tuy nhiên do cách chọn ngẫu nhiên nên tính phân bố đồng đều trên đám đông có
thể bị vi phạm và cần phải có khung mẫu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản có
thể cho kết quả tốt nếu giữa các đơn vị của tổng thể không có khác biệt nhiều. Ngược lại,
nếu tổng thể các đơn vị có sự khác biệt nhau đáng kể thì cách chọn này khó đảm bảo tính đại
biểu.
Ví dụ: Cần chọn ra 50 trường trong tổng số 246 trường trung học cơ sở trong tỉnh
Thái Bình để làm khảo sát về tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh. Đầu tiên phải lập danh sách các
trường và đánh số thứ tự theo tên. Từ danh sách đó, tiến hành chọn mẫu các trường theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, có thể dùng cách rút thăm, bảng số ngẫu nhiên
hoặc random máy tính để chọn ra 50 trường.
- Phương pháp ngẫu nhiên hệ thống:
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là phương pháp chọn mẫu mà mỗi đơn vị mẫu được
chọn căn cứ vào từng khoảng cách nhất định từ danh sách đã được sắp xếp sẵn của tổng thể
chung.
Trong phương pháp này ta sắp xếp các phần tử của đám đông từ 1 đến N, sau đó xác
định bước nhảy SI = N/n (SI = sampling interval). Giá trị n/N được gọi là tỷ lệ chọn mẫu
(sampling fraction). Khi đó ta chia đám đông thành n nhóm, mỗi nhóm gồm N/n phần tử.
Phần tử đầu tiên của mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ một nhóm
nào đó. Giả sử phần tử đầu tiên có thứ tự a trong nhóm thì các phần tử tiếp theo được chọn
dựa trên thứ tự a + N/n, a + 2.N/n …
Phương pháp chọn mẫu này có thủ tục đơn giản, rút ngắn được thời gian cũng như
chi phí, khi các đơn vị rải đều ra trong toàn bộ tổng thể thì tính chất đại biểu của mẫu cao.
Nhưng ngược lại cũng có khả năng xảy ra sai số hệ thống, là sai số luôn lệch về một phía đối
với trị số thực tế, thấp hơn hoặc cao hơn so với giá trị đó.
Ví dụ: Chúng ta tiến hành chọn ra 156 doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Nam Định có
1000 doanh nghiệp để làm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận công nghệ
4.0 vào sản xuất. Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, đầu tiên chúng ta sẽ sắp
xếp danh sách các doanh nghiệp theo một tiêu thức nào đó (sắp xếp theo tên doanh nghiệp,
theo vị trí địa lý, theo mã số doanh nghiệp…). Sau đó, ta xác định bước nhảy SI:
SI = N / n = 1000 / 156 ≈ 6.41 = 6
Khi đó ta chia 1000 doanh nghiệp thành 156 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 phần tử. Trong
nhóm 6 doanh nghiệp đầu tiên ta sẽ lấy ngẫu nhiên một doanh nghiệp nào đó (ví dụ lấy được
doanh nghiệp thứ 2), tiến hành chọn các doanh nghiệp trong các nhóm tiếp theo là doanh

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 2/9
nghiệp thứ 8 (2+6=8), doanh nghiệp thứ 14 (2+2*6=14), doanh nghiệp thứ 20 (2+3*6=20)…
cho đến khi lấy đủ 156 doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tầng
Để thực hiện chọn mẫu theo phương pháp này ta thực hiện chia đám đông thành các
nhóm nhỏ (stratum), các nhóm này chính là các đơn vị chọn mẫu. Các nhóm này thỏa mãn
điều kiện các phần tử của nhóm có tính đồng nhất cao và các phần tử giữa các nhóm có tính
dị biệt cao. Để chọn phần tử cho mẫu trong từng nhóm ta có thể sử dụng phương pháp hệ
thống hoặc ngẫu nhiên đơn giản.
Phương pháp chọn mẫu phân tầng có thể thực hiện theo tỉ lệ (số phân tử chọn cho
mẫu trong mỗi nhóm tỉ lệ với số phần tử của nhóm) hoặc không theo tỉ lệ (số phân tử chọn
cho mẫu trong mỗi nhóm không tỉ lệ với số phần tử của nhóm).
Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng sẽ luôn đạt được độ chính xác cao hơn so với
mẫu ngẫu nhiên đơn giản, với điều kiện là các phân tầng đã được chọn sao cho các phần tử
của cùng một phân tầng càng giống nhau càng tốt về đặc tính quan tâm. Sự khác biệt giữa
các tầng càng lớn thì độ chính xác càng lớn. Tuy nhiên, việc lấy mẫu phân tầng là có thể khó
xác định các địa tầng thích hợp cho một nghiên cứu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn tiến hành nghiên cứu về sự quan tâm của người tiêu
dùng đối với các sản phẩm công nghệ điện tử tại địa bàn tỉnh Lai Châu. Doanh nghiệp sẽ lập
danh sách các đối tượng trong tỉnh Lai Châu, sau đó căn cứ vào các đặc điểm như giới tính,
nhóm tuổi, thu nhập… để chia đám đông thành các nhóm nhỏ, đảm bảo giữa các nhóm
không có sự chồng chéo. Trong mỗi nhóm, ta quyết định số cá thể được lựa chọn làm mẫu.
Chẳng hạn dựa vào nhóm tuổi ta biết được có 1000 người dưới 18 tuổi, 1500 người có tuổi
từ 18 – 30, 2000 người có tuổi từ 30 – 45 và 2500 người trên 45 tuổi. Trong nhóm dưới 18
tuổi, ta chọn ngẫu nhiên đơn giản được 100 người, nếu chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ thì
nhóm từ 18 – 30 tuổi sẽ có 150 người được lựa chọn, nhóm từ 30 – 45 tuổi có 200 người
được lựa chọn và nhóm trên 45 tuổi có 250 người được lựa chọn. Nếu ta chọn mẫu phân
tầng không theo tỉ lệ thì có thể tùy ý quyết định số người được lựa chọn trong mỗi nhóm
(mỗi phân tầng).
- Phương pháp chọn mẫu theo cụm
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm (chọn mẫu nhiều giai đoạn) là phương pháp chọn
mẫu trong đó trước tiên tổng thể được chia thành các cụm (cụm là một tập hợp con không
đồng nhất của quần thể). Sau đó, một mẫu ngẫu nhiên đơn giản của các cụm được lấy. Tất
cả các phần tử của các cụm được chọn cùng nhau tạo thành mẫu.

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 3/9
Phương pháp này thường áp dụng khi tổng thể có quy mô quá lớn hoặc địa bàn
nghiên cứu quá rộng. Trước tiên ta phân chia tổng thể thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các
đơn vị mẫu cấp I. Sau đó chia đơn vị mẫu cấp I đã chọn thành các đơn vị mẫu cấp II … Việc
chọn mẫu ở mỗi cấp có thể áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn hệ thống
hoặc chọn mẫu phân tầng.
Ví dụ: Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ gia đình từ một thành phố có 10 khu phố để làm
nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình Việt Nam”, mỗi
khu phố có 80 hộ. Cách tiến hành như sau:
Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên trong đó 5 khu
phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra 10 hộ/80 hộ
trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ số mẫu cần thiết.
Câu 2: Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tích trữ hàng hoá của
dân chúng trong thời kì dịch bệnh”.
Bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy:
a. Nếu cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kì
dịch bệnh.
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng
trong thời kì dịch bệnh.
- Đưa ra các hàm ý cho người dân, chính quyền và các cửa hàng về việc mua bán và tích trữ
hàng hóa thời kì dịch bệnh.
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu khái quát:
 Nhân tố nào tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kì
dịch bệnh?
 Mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
 Yếu tố tâm lý có tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời
kì dịch bệnh không?
 Yếu tố tình hình dịch bệnh có tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân
chúng trong thời kì dịch bệnh không?

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 4/9
 Yếu tố dự đoán có tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong
thời kì dịch bệnh không?
 Yếu tố nhà nước có tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong
thời kì dịch bệnh không?
 Yếu tố quy chuẩn chủ quan có tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân
chúng trong thời kì dịch bệnh không?
Mô hình nghiên cứu:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tích
trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kì dịch bệnh.
Trong đó:
Biến độc lập: Tâm lý, Tình hình dịch bệnh, Dự đoán, Nhà nước, Quy chuẩn chủ quan
Biến phụ thuộc: Quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kì dịch bệnh
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết (H1): Tâm lý có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân
chúng trong thời kì dịch bệnh.
Giả thuyết (H2): Tình hình dịch bệnh có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tích trữ hàng
hóa của dân chúng trong thời kì dịch bệnh.
Giả thuyết (H3): Dự đoán có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tích trữ hàng hóa của
dân chúng trong thời kì dịch bệnh.

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 5/9
Giả thuyết (H4): Nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tích trữ hàng hóa của
dân chúng trong thời kì dịch bệnh.
Giả thuyết (H5): Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tích trữ hàng
hóa của dân chúng trong thời kì dịch bệnh.
Đối tượng nghiên cứu: Quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kì dịch
bệnh.
Phạm vi nghiên cứu:
o Nội dung: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa
của dân chúng trong thời kì dịch bệnh.
o Không gian: tại Việt Nam
o Thời gian: 10 – 12/2021
b. Thiết kế 1 bảng hỏi khảo sát (định lượng) nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài.
Hoặc: Xây dựng một bảng hỏi phỏng vấn (định tính) để tiến hành điều tra cho đề tài.

PHIẾU KHẢO SÁT


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÍCH TRỮ HÀNG
HÓA CỦA DÂN CHÚNG TRONG THỜI KÌ DỊCH BỆNH
Kính chào anh/chị!
       Hiện tại, tôi – Cao Thị Phương Anh đang nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu các yếu
tố tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kì dịch bệnh.”. Rất
anh/chị dành chút thời gian tham gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời phiếu này.
       Tôi cam đoan những thông tin anh/chị cung cấp chỉ dùng với mục đích nghiên cứu.
Mọi đóng góp của anh/chị sẽ góp phần vào sự thành công của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! 
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính của anh/chị là gì?                A. Nữ                 B. Nam  
2. Nơi ở hiện tại của anh/chị?
A. Cầu Giấy – Hà Nội  B. Đống Đa – Hà Nội  
C. Hai Bà Trưng – Hà Nội     D. Khác
3. Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào?
A. Dưới 18 tuổi                     B. Từ 18 – 30 tuổi
C. Từ 30 – 45 tuổi                          D. Trên 45 tuổi            

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 6/9
4. Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị là gì?
A. Học sinh, sinh viên B. Nhận viên văn phòng
C. Công nhân D. Khác
PHẦN 2: NỘI DUNG
Câu 1: Anh/chị có đã/đang tích trữ hàng hóa trong thời kì dịch bệnh không?
A. Có (vui lòng trả lời các câu hỏi bên dưới)
B. Không (vui lòng dừng tại đây, cảm ơn anh/chị đã tham gia)
Câu 2: Nếu có, sản phẩm tích trữ của anh/chị là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
A. Thực phẩm          B. Khẩu trang             C. Thuốc             D. Khác    
Câu 3: Lượng hàng hóa mà anh/chị tích trữ có khả năng đủ dùng trong bao lâu?
A. Dưới 3 ngày B. Từ 3 – 5 ngày C. Từ 5 – 7 ngày D. Trên 7 ngày 
Vui lòng tích vào mức độ đồng ý với các phát biểu dưới đây. Theo thang đo Likert 5 điểm,
quy ước từng mức độ như sau:
1 - Rất không đồng ý      2 - Không đồng ý       3 - Trung lập       
4 - Đồng ý       5 - Rất đồng ý

Các nhân tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5


H1. Tâm lý

H11 Tôi lo sợ sẽ hết hàng hóa.     


H12 Tôi nghĩ giá cả hàng hóa sẽ tăng cao nên phải dự trữ hàng     
hóa trước.

H13 Tôi thấy mọi người tích trữ hàng hóa nên tôi tích trữ theo.     
H14 Tôi sợ sẽ dãn cách xã hội không ra ngoài mua được nên     
tích trữ hàng hóa.

H2. Tình hình dịch bệnh


H21 Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến tôi tích trữ     
hàng hóa.
H22 Khu vực tôi sinh sống có dịch bệnh nên tôi tích trữ hàng     
hóa để đảm bảo an toàn.

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 7/9
H23 Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến tôi mua các sản phẩm     
hàng hóa sử dụng lâu dài.

H3. Dự đoán
H31 Tôi dự đoán dịch bệnh còn kéo dài và diễn biến phức tạp.     
H32 Tôi dự đoán Nhà nước sẽ ra chỉ thị dãn cách xã hội.     
H33 Tôi dự đoán chi phí hàng hóa sẽ tăng đột biến.     
H34 Tôi dự đoán hàng hóa sẽ nhanh hết nên tôi tích trữ trước.     
H4. Nhà nước

TK1 Nhà nước ra chỉ thị cách ly toàn xã hội nên tôi tích trữ     
hàng hóa để dùng dần.

TK2 Nhà nước khuyến nghị người dân hạn chế đi chợ nên tôi     
tích trữ trước hàng hóa.

TK3 Nhà nước hạn chế các địa điểm tập trung đông người nên     
tôi phải dự trữ hàng hóa.

H5. Quy chuẩn chủ quan


H51 Bố mẹ bảo tôi tích trữ hàng hóa.     
H52 Anh chị khuyên tôi tích trữ hàng hóa.     
H53 Bạn bè rủ tôi tích trữ hàng hóa.     
H54 Mọi người xung quanh tôi tích trữ hàng hóa nên tôi cũng     
tích trữ hàng hóa theo.
H6. Quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kì dịch bệnh

H61 Tôi hài lòng với quyết định tích trữ hàng hóa của bản thân.     
H62 Tôi thấy quyết định tích trữ hàng hóa của tôi là hoàn toàn     
đúng đắn.

H63 Tôi sẽ khuyên bạn bè, người thân của tôi tích trữ hàng hóa     
trong thời kì dịch bệnh.

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 8/9
H64 Trong tương lai nếu còn dịch bệnh, tôi sẽ tiếp tục tích trữ     
hàng hóa.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn! Chúc bạn gặp nhiều may mắn trong học tập
và cuộc sống!

---Hết---

Họ tên SV/HV: Cao Thị Phương Anh - Mã LHP: 2162SCRE0111 Trang 9/9

You might also like