Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phạm Quang Huy

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta mà Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Thơ Bác
thường hướng đến vẻ đẹp của thiên nhiên với tình cảm thân thương, trìu mến. Tiêu biểu trong đó là bài
thơ “Ngắm trăng”, một trong những thi hẩm xuất sắc nhất của tập “Nhật kí trong tù”. Bài thơ được viết
khi Bác bị chính quyền Quảng Tây bắt giam và đày đọa. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ nhưng
đã thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê của Bác, phong thái ung dung, chất thép của người chiến sĩ
trong chốn lao tù:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Bằng những cụm từ “trong tù”,
“không rượu”, “không hoa”, Bác đã khắc họa hoàn cảnh khắc nghiệt của mình. Cụm từ “trong tù” gợi
liên tưởng đến không gian chật hẹp, ẩm thấp, tối tăm, không gian ấy giam hãm và đày đọa tinh thần
người chiến sĩ. Câu thơ đã dùng điệp ngữ từ “không” cùng với phép liệt kê đã nhấn mạnh sự thiến thốn
của người tù, nơi tuyệt đối không có “rượu và hoa”- những cái đẹp, nhẹ nhàng, êm dịu mà chỉ có sự khổ
sai, xiềng xích, gông cùm. Trong hoàn cảnh khốn khổ, cùng cực như vậy, người đọc thắc mắc rằng tại sao
tác giả lại nhắc đến “rượu và hoa”? Như ta đã biết, “Vọng nguyệt” là đề tài phổ biến trong thơ xưa.
Ngắm trăng, thưởng hoa, rượu còn là một trong những thú vui tao nhã của các thi nhân , họ ngắm trăng
trong tâm trạng thư thả, thảnh thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ rượu và hoa giúp cuộc thưởng trăng
trở nên đầy đủ, trọn vẹn. Nhưng khác với các tao nhân mặc khách, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh vô
cùng đặc biệt: trong tù, một hoàn cảnh đầy thiếu thốn, vô cùng khốc liệt, tàn bạo. Như vậy, việc nhớ đến
rượu, hoa hoa trong cản tù khắc nghiệt cho thấy Người không hề vướng bận những ách nặng nề vật
chất, tâm hồn lẫn tự do, vẫn ung dung tận hưởng đến trăng đẹp.

Nếu như ở câu thơ thứ nhất, tác giả đã giới thiệu về hoàn cảnh tù ngục thì đến câu thơ thứ hai, tâm
hồn của Bác được thể hiện một cách trọn vẹn nhất: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Vầng trăng tòn,
sáng, đẹp nên thơ, làm cho lòng Bác xốn xang, bối rối. Thật trớ trêu thay trước cảnh đẹp đêm trăng sáng
nhưng lại không có rượu, hoa, không thể thưởng thức trọn vẹn hết đêm trăng. Điều này càng thể hiện
bản lĩnh cách mạng phi thường của Bác, không bị những gông cùm xiềng xích trói buộc. Chính câu thơ
này cho ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đến say mê, sự hòa hợp giữa chất chiến sĩ- thi sĩ trong
tâm hồn Bác.

Nếu hai câu đầu thể hiện sự bối rối khi không thể ngắm trăng một cách trọn vẹn thì hai câu thơ cuối,
ta đã cảm nhận được sự vượt ngục về tinh thần của Bác:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Giờ đây, người chiến sĩ ấy đang ngắm vầng trăng bên ngoài cửa sổ. Ngược lại, qua ke cửa nhà tù vầng
trăng ấy đang ngắm nhìn nhà thơ.Câu thơ dùng kết cấu đối xứng “người – trăng” và phép nhân hóa cho
thấy sự gắn bó, tình bạn tri kỉ của Người và trăng. Song sắt nhà tù lạnh lẽo không thể giam cầm được ý
chí, tinh thần của Bác bất chấp hoàn cảnh tù đày, không còn rượu và hoa, người và trăng như giao hòa
trọn vẹn cùng nhau. Chính vì thế, đây là một cuộc “vượt ngục tinh thần” ngoạn mục, bay bổng: phía này
là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là bầu trời tự do, lãng mạn
say người; ở giữa hai thế giới ấy là cửa sắt nhà tù. Phải có một tình cảm dành cho thiên nhiên, dành cho
vầng trăng thì mới có thể viết được những vần thơ trữ tình và sâu lắng đến thế. Chính sự vượt ngục về
tình thần còn cho chúng ta cảm nhận phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Xiềng xích gông cùm chỉ có
thể giam hãm được thân thể của người nhưng không ngăn được niềm tin. Khát khao tự do và tình yêu
của Người dành cho thiên nhiên và cuộc đời.

Tóm lại, bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Với giọng thơ trữ tình, nhẹ nhàng và sâu lắng,
tác phẩm đã cho người đọc cảm nhận tình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung của Bác,
chất chiến sĩ-thi sĩ. Qua đó, ta càng trân quí những giá trị trong những bài thơ của Bác - những viên ngọc
lấp lánh thuộc làn thơ cách mạng Việt Nam.

You might also like