Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

9.19.

HỆ THỐNG KHUYẾCH ĐẠI THUỶ-CƠ

Hình 9-25 trình bày một ví dụ về hệ thống lái ô tô có hệ thống khuếch đại thuỷ-cơ (hệ thống
điều khiển mạch kín). Hoạt động như sau:
1. Tín hiệu điều khiển hay đầu vào là quay vô lăng.
2. Điều này dịch chuyển thân van, thông dầu đến cơ cấu chấp hành (xy-lanh lái).
3. Cần piston di chuyển các bánh xe qua thanh lái.
4. Con trượt của van được gắn với thanh lái và di chuyển cùng thanh lái.
5. Khi con trượt của van di chuyển đủ, nó ngắt dòng dầu đến xy-lanh và dừng chuyển động
của cơ cấu chấp hành.
6. Vì thế, sự phản hồi (liên hệ ngược) cơ khí đưa van (thực tế là một van servo) trở về giữa
(không hoạt động) để dừng di chuyển tại điểm mong muốn được xác định bởi vị trí của vô lăng.
Nếu quay thêm vô lăng sẽ làm cho các bánh xe chuyển động tiếp.
Các hệ thống khuếch đại (servo) điện thuỷ được đưa ra ở Chương 17.

Vô lăng
Trục xe

Trục
xoay Ống trượt

Thanh lái Bánh xe


Xy-lanh
Con trượt Cần
Van servo piston

Hình 9-25. Ví dụ về hệ thống khuếch đại thuỷ - cơ của ô tô

9.20. CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

QP
Vận tốc duỗi của xy-lanh tái tạo: v Pext  (9-1)
Ar

1
QP
Vận tốc thu của xy-lanh tái tạo: v Pret  (9-2)
AP  Ar
v Pext AP
Tỷ số vận tốc duỗi và thu của xy-lanh tái tạo:  1 (9-3)
v Pret Ar
Khả năng mang tải khi duỗi của xy-lanh tái tạo: FLoad = pAr (9-4)
Tổng khả năng mang tải của hai xy-lanh
ghép nối tiếp và đang duỗi đồng bộ: p1Ap1 = F1 + F2 (9-5)
p
Lưu lượng chảy qua van điều khiển lưu lượng: QFCV  Cv (9-7)
SG
Vận tốc duỗi của xy-lanh có van điều khiển
Cv p PRV  Fload / Apiston
lưu lượng đặt ở đầu vào: v cyl  (9-9)
Apiston SG

BÀI TẬP

Câu hỏi, khái niệm, và định nghĩa


9.1 Khi phân tích hoặc thiết kế một mạch thuỷ lực, có ba vấn đề quan trọng cần phải xét đến là
gì?
9.2 Công dụng của mạch tái tạo là gì?
9.3 Vì sao khả năng mang tải của xy-lanh tái tạo nhỏ khi diện tích cần piston của nó nhỏ?
9.4 Mạch an toàn là gì?
9.5 Ở điều kiện nào thì cần có hệ thống hãm động cơ thuỷ lực?
9.6 Sự khác nhau giữa truyền động thuỷ tĩnh mạch hở và mạch kín là gì?
9.7 Hệ thống khí trên dầu là gì?
9.8 Hệ thống khuếch đại (servo) thuỷ-cơ là gì? Cho một ứng dụng.
9.9 Chức năng của van một chiều trong Hình 9-7 là gì?
9.10 Có thể thiết kế một xy-lanh thuỷ lực có vận tốc duỗi và thu như nhau với cùng một lưu
lượng bơm?
9.11 Trong hệ khuếch đại thuỷ-cơ, phần nào của van servo di chuyển cùng với tải? Phần nào di
chuyển cùng với đầu vào?
9.12 Đối với mạch của Hình 9-13, chuyển động của hai xy-lanh được đồng bộ trong hành
trình duỗi. Trong hành trình thu về, chuyển động của hai xy-lanh có đồng bộ không?
Hãy giải thích?

Bài tập

2
Chú ý: Chữ E đi sau số bài nghĩa là sử dụng đơn vị hệ Anh. Tương tự, chữ M chỉ đơn vị hệ mét.
Các mạch tái tạo (hồi tiếp)
9.14. Một xy-lanh tác động hai phía được lắp vào một mạch tái tạo của Hình 9-4a. Van an toàn
được đặt áp suất là 1500 psi. Diện tích piston là 20 in2 và diện tích cần là 10 in2. Nếu lưu
lượng bơm là 25 gpm, tính vận tốc và khả năng mang tải của xy-lanh đối với:
a. Hành trình duỗi ra.
b. Hành trình thu về.
9-14M. Một xy-lanh tác động hai phía được lắp vào một mạch tái tạo của Hình 9-4a. Van an toàn
được đặt áp suất là 105 bar. Diện tích piston là 130 cm2 và diện tích cần là 65 cm2 . Nếu lưu
lượng bơm là 0,0016 m3/s, tính vận tốc và khả năng mang tải của xy-lanh đối với:
a. Hành trình duỗi ra.
b. Hành trình thu về.
Xử lý sự cố của các mạch
9-15. Hoàn thành đúng sơ đồ mạch của Hình 9-26. Xy-lanh bàn kẹp được duỗi ra trước và sau đó,
xy-lanh công tác duỗi ra nhờ tác động của van điều khiển hướng (DCV). Bằng tác động tiếp
của DCV, xy-lanh công tác thu về, sau đó xy-lanh bàn kẹp thu về.
9-16. Tìm lỗi sai trong mạch của Hình 9-27?

Xy lanh bàn kẹp


Xy-lanh
công tác

Hình 9-26. Mạch riêng rẽ từng phần tử cho bài tập 9-15

3
Van giảm tải

Hình 9-27. Mạch cho bài tập 9-16

Hoạt động của các mạch


9-17. Các chức năng đặc biệt nào mà mạch ở Hình 9-28 đưa ra trong hoạt động của xy-lanh thuỷ lực?
9-18. Đối với mạch của Hình 9-29, nêu hoạt động tuần tự của các xy-lanh 1 và 2 khi mở bơm.
Giả sử ban đầu cả hai xy-lanh thu về hoàn toàn.
9-19. Ngoài van an toàn, đặc tính an toàn nào của mạch ở Hình 9-30 có được ?

Hình 9-28. Mạch cho bài tập 9-17

4
Hình 9-29. Mạch cho bài tập 9-18

Hình 9-30. Mạch cho bài tập 9-19

5
9-20. Giả sử rằng hai xy-lanh có cần hai phía là như nhau như Hình 9-31, mạch này có chức năng
đặc biệt gì?
9-21. Cho hệ thống ở Bài tập 9-30 như chỉ ra trên Hình 9-32, nếu tải của xy-lanh 1 lớn hơn tải
của xy-lanh 2, các xy-lanh sẽ di chuyển như thế nào khi DCV được chuyển sang vị trí để
thu hoặc duỗi xy-lanh? Giải thích?

Hình 9-31. Mạch cho bài tập 9-20

Phân tích các mạch


9-22E. Cho hệ thống của Hình 9-13 (đối với hành trình duỗi của các xy-lanh), áp suất yêu cầu của
bơm là bao nhiêu nếu tải tác dụng lên mỗi xy-lanh là 5000 lb và xy-lanh 1 có diện tích
piston là 10 in2?
9-23E. Lặp lại Bài tập 9-22 đối với hành trình thu về của các xy-lanh (tải kéo sang phải). Diện tích
piston và diện tích cần của xy-lanh 2 tương ứng bằng 8 in2 và 2 in2.
9-24E. Giải Bài tập 9-22, dùng đối áp p3 bằng 50 psi thay cho bằng không. Diện tích piston và diện
tích cần của xy-lanh của xy-lanh 2 tương ứng bằng 8 in2 và 2 in2.
9-25M. Cho hệ thống ở Hình 9-13 (đối với hành trình duỗi của các xy-lanh), áp suất yêu cầu của
bơm là bao nhiêu nếu tải tác dụng lên mỗi xy-lanh là 22000 N và xy-lanh 1 có diện tích
piston bằng 65 cm2?
9-26M. Lặp lại Bài tập 9-25 đối với hành trình thu về của các xy-lanh (tải kéo sang phải). Diện tích
piston và diện tích cần của xy-lanh 2 tương ứng bằng 50 cm2 và 15 cm2.
9-27M. Giải Bài tập 9-25, dùng đối áp p3 bằng 300 kPa thay cho bằng không. Diện tích piston và
diện tích cần của xy-lanh 2 tương ứng bằng 50 cm2 và 15 cm2.
9-28M. Cho hệ thống bơm kép của Hình 9-7, áp suất đặt của van giảm tải và van an toàn là bao
nhiêu dưới các điều kiện sau:
a. Nguyên công đột tấm kim loại cần lực 8000 N.
b. Xy-lanh thuỷ lực có đường kính piston là 3,75 cm và đường kính cần là 1,25 cm.
c. Trong khi duỗi nhanh xy-lanh, tổn thất áp suất do ma sát bằng 675 kPa xảy ra trong đường
ống dẫn từ bơm lưu lượng cao đến khoang không có cần của xy-lanh. Trong thời gian đó,

6
tổn thất áp suất 350 kPa xảy ra trong đường hồi từ khoang có cần của xy-lanh về thùng dầu.
Các tổn thất áp suất do ma sát trong các đường này nhỏ nên bỏ qua trong quá trình đột.
d. Giả sử rằng áp suất đặt của van giảm tải và van an toàn (cho toàn bộ lưu lượng bơm) lớn
hơn 50% áp suất yêu cầu để khắc phục các tổn thất áp suất tương ứng do ma sát và tải xy-
lanh khi đột.
9-29E. Một van an toàn có lõi van với diện tích 0,60 in2 chịu tác dụng của áp suất hệ thống. Lõi van
phải dịch chuyển 0,15 in từ vị trí đóng hoàn toàn để cho toàn bộ lưu lượng bơm chảy qua ở
áp suất đặt của PRV (áp suất toàn bộ lưu lượng bơm). Áp suất cần thiết để khắc phục tải là
1000 psi. Giả thiết rằng giá trị đặt ở PRV lớn hơn 50% áp suất yêu cầu để khắc phục tải.
Nếu áp suất mở van cao hơn 10% áp suất yêu cầu để khắc phục tải, tìm:
a. Hằng số lò xo của lò xo chịu nén ở trong van.
b. Độ nén ban đầu của lò xo từ trạng thái chiều dài tự do của nó khi điều chỉnh bằng cơ cấu
điều chỉnh lò xo của PRV (nắp được tỳ vào đế nhờ lò xo).
9-30E. Cho hệ thống truyền động thuỷ lực ở Hình 9-32, xác định tải trọng (F1 và F2) mà mỗi
xy-lanh thuỷ lực có thể chịu được trong khi duỗi. Tính đến tổn thất áp suất do ma sát. Bơm
tạo ra sự tăng áp từ cửa vào đến cửa ra là 1000 psi và lưu lượng là 40 gpm. Cho các số liệu
sau:
Độ nhớt động học của dầu= 0,001 ft2/s
Trọng lượng riêng của dầu= 50 lb/ft3
Đường kính piston= 8 in
Đường kính cần= 4 in
Tất cả các cút cong 90o có hệ số K = 0,75

Xy-lanh 1
Van phân phối
(K = 5)

Van một chiều

Khuỷu
Cút chữ T(K=1,8)
Bơm Cút chữ T(K=1,8)
Khuỷu
Van an
toàn

Xy-lanh 2

Hình 9-32. Hệ thống cho Bài tập 9-21 và 9-30

Chiều dài và đường kính trong của các đoạn ống cho như sau:
Ống số Chiều dài (ft) Đường kính (in) Ống số Chiều dài (ft) Đường kính (in)

7
1 6 2,0 6 1 1,0
2 30 1,25 7 10 1,0
3 20 1.25 8 40 1,25
4 10 1,0 9 40 1,25
5 10 1,0

9-31M. Cho hệ thống ở Bài tập 9-30, như đã trình bày ở Hình 9-32, chuyển các số liệu sang đơn vị
hệ mét và giải đối với tải mà mỗi xy-lanh có thể chịu được trong khi di chuyển theo chiều
thu về.
9-32E. Cho hệ thống ở Bài tập 9-30, như đã trình bày ở Hình 9-32, xác định tốc độ sinh nhiệt do
tổn thất áp suất.
9-33E. Cho hệ thống ở Bài tập 9-30, như đã trình bày ở Hình 9-32, xác định tốc độ duỗi và thu của
cả hai xy-lanh. Giả thiết rằng tải trọng thực tế của xy-lanh bằng và nhỏ hơn tải được duy trì
trong khi chuyển động.
9-34M. Cho hệ thống ở Bài tập 9-31, như đã trình bày ở Hình 9-32, xác định tốc độ sinh nhiệt do
tổn thất áp suất.
9-35M. Cho hệ thống ở Bài tập 9-31, như đã trình bày ở Hình 9-32, xác định tốc độ duỗi và thu của
cả hai xy-lanh. Giả thiết rằng tải trọng thực tế của xy-lanh bằng và nhỏ hơn tải được duy trì
trong khi chuyển động.
9-36E. Hình 9-33 cho một hệ thống tái tạo, trong đó một động cơ điện 25 hp dẫn động bơm có hiệu
suất 90%. Xác định tải trọng F mà xy-lanh thuỷ lực có thể chịu được ở chế độ hồi tiếp (vị
trí giữa của DCV). Áp suất ra của bơm là 1000 psi. Có tính đến tổn thất áp suất do ma sát.
Cho các số liệu sau:
Độ nhớt động học của dầu= 0,001 ft2/s
Trọng lượng riêng của dầu= 50 lb/ft3
Đường kính piston= 8 in
Đường kính cần= 4 in
Tất cả các cút cong 90o có hệ số K = 0,75
Chiều dài và đường kính các ống dẫn cho như sau:
Ống số Chiều dài (ft) Đường kính (in)
1 2 2
2 20 1,75
3 30 1,75
4 30 1,75
5 20 1,75

8
Xy lanh

Bơm Cút cong

Cút cong Cút cong

Van phân phối


(K = 5)

Bộ lọc thô
trong bể
(K=10)

Hình 9-33. Hệ thống cho Bài tập 9-36

9-37M. Với hệ thống của Bài tập 9-36, như đã cho ở Hình 9-33, chuyển các số liệu sang đơn vị hệ
mét và xác định tải trọng F mà xy-lanh thuỷ lực có thể chịu được ở chế độ hồi tiếp.
9-38M. Với hệ thống của Bài tập 9-36, như đã cho ở Hình 9-33, xác định tốc độ sinh nhiệt (hệ đơn
vị Anh) do tổn thất áp suất trong chế độ hồi tiếp.
9-39M. Với hệ thống của Bài tập 9-37, như đã cho ở Hình 9-33, xác định tốc độ sinh nhiệt (hệ đơn
vị mét) do tổn thất áp suất trong chế độ hồi tiếp.
9-40E. Với hệ thống của Bài tập 9-36, như đã cho ở Hình 9-33, xác định tốc độ xy-lanh cho mỗi vị
trí của DCV.
9-41M. Với hệ thống của Bài tập 9-37, như đã cho ở Hình 9-33, xác định tốc độ xy-lanh cho mỗi
vị trí của DCV.
9-42E. Với hệ thống có van điều khiển lưu lượng ở đầuvào của Hình 9-34, cho các số liệu sau:
Vận tốc yêu cầu của xy-lanh = 10 in/s
Đường kính piston của xy-lanh = 2 in (diện tích = 3,14 in2)
Tải của xy-lanh = 3000 lb
Tỷ trọng của dầu = 0,90
Áp suất điều chỉnh ở van an toàn = 1000 psi
Xác định hệ số lưu lượng yêu cầu của van điều chỉnh lưu lượng.

9
Hình 9-34. Hệ thống cho bài tập 9-42

9-43M. Thay đổi các số liệu trong Bài tập 9-42 sang đơn vị hệ mét và xác định hệ số lưu lượng yêu
cầu của van điều chỉnh lưu lượng.

10

You might also like