Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

“Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc.

Khi chúng ta có lòng


biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc trong từng giờ” Thật vậy, trong cuộc sống để có
được hạnh phúc thì điều đầu tiên ta cần làm đó chính là nhớ và biết ơn những
người đã giúp đỡ ta vượt qua khó khăn, nghịch cảnh trên đường đời. Qua đó, ta
thấy được rằng lòng biết ơn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Hiểu
được tầm quan trọng của lòng biết ơn, ông cha ta đã đúc kết ra câu tục ngữ “ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chỉ vỏn vẹn trong sáu chữ nhưng lại
hàm chứa những tầng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Câu tục ngữ trên có nghĩa rằng, khi
chúng ta ăn quả ngọt, chúng ta phải biết trân trọng những người đã không ngại
nắng, ngại mưa để trồng, chăm sóc, mang lại cho chúng ta quả ngọt như thế. Tuy
nhiên, câu tục ngữ này không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa như vậy, trong câu nói ấy,
tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ý muốn nói rằng: “Ăn quả” là …
hưởng thụ những thành quả. Còn “kẻ trồng cây” là những người đã tạo ra và giúp
ta gặt hái những thành quả ấy. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, tác giả dân
gian đã gửi gắm những thông điệp sâu sắc rằng: Sống ở đời phải biết ghi nhớ công
ơn những người đã không ngại khó khăn, vất vả mà hỗ trợ, giúp đỡ ta vượt qua thử
thách, khó khăn trong cuộc sống.
Quả thật đúng thế, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời khuyên
hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ lòng biết ơn có vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình quá trình xây dựng nên một xã hội văn minh, phát triển. Vậy tại sao lòng biết
ơn lại quan trọng đến như thế? Lòng biết ơn không đơn thuần chỉ là câu cảm ơn
cửa miệng, là lời chúng ta cần nói khi có ai giúp đỡ mình mà lòng biết ơn còn là
việc ta ghi nhận, trân trọng mọi điều tốt đẹp quanh ta. Chính lòng biết ơn khiến ta
nhận ra cuộc sống đã ban tặng cho ta quá nhiều đặc ân. Nhờ đó mang lại nguồn
năng lượng tích cực và cả sức mạnh để ta vận hành guồng quay náo nhiệt của cuộc
đời mình. Không chỉ vậy, sự biết ơn còn mang đến cho ta những cảm xúc tươi tắn,
tích cực, cuộcs sống vì thế mà trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn biết bao nhiêu.
Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn mang lại cho ta tinh thần lạc quan, cảm xúc tích cực
để tiếp thêm cho ta ý chí, nghị lực, giúp ta có thể vững bước mà chống chọi với
những giống tố, thử thách trên đường đời. Lòng biết ơn như đoá hoa thơm toả
hương cho người nhận và cả người trao tặng nó. Chính vì thế, lòng biết ơn là sợi
dây giúp gắn kết, thắt chặt các mối quan hệ lại với nhau. Nhờ vậy làm nên một xã
hội văn minh, nhân ái. Quả thật, trên đời này chẳng có phép màu của bà tiên nhưng
chúng ta cũng có thể tự tạo phép màu kì diều cho bản thân bằng lòng biết ơn chân
thành.
Từ xưa đến nay, lòng biết ơn vẫn luôn là những “đoá hoá hồng” rực rỡ trong
khu vườn nhân cách của dân tộc ta. Qua biết bao thế hệ sau này, ta vẫn có thể thấy,
lòng biết vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Tiêu biểu như việc nhà nước lấy
Nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11, Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm
lịch), Quân đội nhân dân Vn,… ngày 30 tháng 4 để tưởng nhớ công ơn các vị vua
Hùng trong quá trình dựng nên đất nước và ngày 20 tháng 10 làm ngày Nhà giáo
Việt Nam như một sự ghi nhớ công ơn của thầy cô - người “lái đò thầm lặng” giúp
cho các thế hệ học sinh phát triển để xây dựng, phát triển xã hội. Lòng biết ơn
không chỉ có ở đất nước Việt Nam mà nó còn được hiện hữu trên toàn thế giới.
Tiêu biểu như tỷ phú Trần Sinh, người Trung Quốc sinh ra trong một gia đình
nghèo khó. Ông đỗ đại học nhưng không đủ tiền để đóng học phí. Biết được
chuyện đó, dân làng đã kéo đến, gom góp tiền cho ông. Cầm số tiền đó trong tay,
ông tự hứa sẽ trả ơn cho dân làng khi thành cônh. Khi trở thành tỷ phú, ông đã xây
258 biệt thự và giúp cải thiện đời thiện đời sống sinh hoạt cho dân làng như một sự
biết ơn sâu sắc.
Dẫu hiểu được lòng biết ơn quan trọng đến nhường nào nhưng trong thực tế
hiện nay, không phải ai cũng mang trong mình giá trị của lòng biết ơn mà sẽ có
những người chỉ biết sống trong sự vô ơn. Họ giống như biển chết, chỉ biết dang
tay đón nước từ các nguồn suối nhưng lại không biết phân phát, chia sẻ cho những
nhánh nước khác. Dần dần, những người ấy sẽ bị cô lập, tách rời khỏi xã hội.
Những người như thế, suốt cả đời của họ tuy đạt được thành công nhưng sẽ rất khó
để họ có thể cảm nhận được sự nhẹ nhõm, thoải mái sâu bên trong tâm hồn. Qua
đó, ta cần phê phán những con người, những hành động vô ơn bội nghĩa để có thể
giúp cho xã hội ngày một phát triển, văn minh hơn.
Bên cạnh đó, ta không chỉ bày tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ,
mang lại cho ta những điều tốt đẹp nhất mà ta còn cần phải bày tỏ lòng biết ơn với
những người đã mang đến những thử thách, khó khăn, cú sốc cho ta. Bởi lẽ chúng
ta phải hiểu rằng chính những cú sốc, khó khăn ấy mới khiến người kia bừng tỉnh
sau những thất bại, chính những khó khăn, thử thách ấy sẽ là chiếc lò xo giúp họ
tiến xa hơn trong cuộc sống mà không ngã gục trước những nghịch cảnh của cuộc
sống.
Trước những ý nghĩa to lớn mà lòng biết ơn mang lại, mỗi người chúng
ta cần phải nhận thức được những giá trị tích cực và cùng nhau xây dựng một thế
giới đoàn kết, văn minh được tạo bởi lòng biết ơn chân thành nhất - chiếc cầu nối
mọi người lại với nhau. Với tư cách là một học sinh, để nuôi dưỡng lòng biết ơn,
tôi sẽ biết trân trọng những mình đang có dù là nhỏ nhất. Luôn chủ động giúp đỡ
những người đã hỗ trợ mình trong cuộc sống. Biết nói lời “cảm ơn” với những
người đã giúp đỡ mình.
Tóm lại câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã trở thành một triết lí
sống tốt đẹp của ... Câu tục ngữ này chính là lời nhắc nhở chân thành, sâu sắc mà
ông cha ta muốn gửi gắm về đạo lí của lòng biết ơn giữa người với người. Chính vì
thế, mỗi chúng ta nên học cách mở rộng tấm lòng và đưa tay giúp đỡ những người
khác để xã hội này trở nên tốt đẹp, văn minh hơn bao giờ hết.

You might also like