Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1. Định nghĩa nào sau đây đúng nhất với Đông Dược?

C
a. Là những dược liệu có nguồn gốc từ cây cỏ, khoáng chất hoặc động vật.
b. Là những dược liệu có nguồn gốc từ phương Đông
c. Là những dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc
d. Là những dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc
2. Âm dược là những dược liệu dùng để điều trị? B
a. Âm chứng
b. Dương chứng
c. Cả âm chứng và Dương Chứng
d. Cả 3 câu đều sai
3. Các mục đích phối hợp của các vị thuốc trong bài thuốc thang trong Đông Dược gồm, Ngoại trừ? C
a. Tăng cường sức mạnh về tác dụng
b. Chế ngự hoặc tiêu trừ độc tính của thuốc
c. Rút ngắn thời gian điều trị
d. Thích ứng toàn diện với bệnh chứng phức tạp
4. Những vị thuốc có tác dụng chính trong bài thuốc Đông Dược gọi là? A
a. Vị Quân
b. Vị Thần
c. Vị Tá
d. Vị Sứ
5. Những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho các vị thuốc điều trị chính trong bài thuốc Đông Dược gọi là? B
a. Vị Quân
b. Vị Thần
c. Vị Tá
d. Vị Sứ
6. Tác dụng KHÔNg ĐÚNG của vị thuốc làm Tá lả? D
a. Điều trị các triệu chứng khác kèm theo bệnh chính
b. Điều trị các biến chứng
c. Loại bỏ các tác dụng phụ có hại
d. Làm phụ tá hỗ trợ cho vị Quân
7. Tác dụng nào sau đây là tác dụng của vị Sứ trong bài thuốc Đông Dược? B
a. Loại bỏ tác dụng phụ có hại của các vị thuốc khác
b. Đưa thuốc tới mô đích
c. Điều trị các biến chứng của bệnh
d. Hỗ trọ cho vị Thần
8. Cách phân chia dược liệu theo Đông Dược gồm, NGOẠI TRỪ? C
a. Phân chi theo Âm DƯơng: Âm dược và Dương dược
b. Phân chia theo ngũ hành, có ngũ vị: đắng, chua, ngọt, cay, mặn
c. Phân chia theo hợp chất thiên nhiên
d. Phân chia theo quy kinh
9. Trong các hợp chất thiên nhiên dưới đây hợp chất nào phải thận trọng khi sử dụng? A
a. Alkaloid
b. Flavon
c. Glycoside
d. saponin
10. Các tác dụng của Acid hữu cơ gồm, NGOẠI TRỪ? D
a. Sát trùng đường hô hấp
b. Lợi gan mật
c. Nhuận tràng
d. Chống xơ vữa mạch máu
11. Các tác dụng của Anthraquinon gồm, NGOẠI TRỪ: B
a. Tác động lên cơ trơn bang quang và tử cung
b. Làm tăng nhu động ruột nên khi dùng liều cao giúp kích thích tiêu hóa
c. Không dùng được cho phụ nữ có thai
d. Anthraquinon có 2 nhóm: nhóm màu vàng và nhóm màu đỏ
12. Rutin trong Hoa hòe thuộc nhóm hợp chất? A
a. Flavon
b. Saponin
c. Glycoside
d. tanin
13. Nhóm hợp chất Flavon gồm các chất sau đây, NGOẠI TRỪ? D
a. Wedelolacton trong Sài đất
b. Rutin trong Hoa hòe
c. Hesperidine trong vỏ quýt
d. Aucubine trong mã đề
14. Tác dụng nào đây đúng khi nói về hợp chất Glycoside? A
a. Trợ tim
b. Điều hòa nhu động ruột
c. Lợi gan mật
d. Hạ mỡ máu
15. Tác dụng nào sau đây đúng khi nói về hợp chất Heretoside? C
a. Nhuận tràng
b. Che chở niêm mạc dạ dày
c. Kích thích tiết dịch vị
d. Chống xơ vữa mạch máu
16. Các hợp chất dưới đây đều có tính nhuận tràng tẩy xổ, NGOẠI TRỪ? D
a. Pectin
b. Resine
c. Anthraquinon
d. Tanin
17. Hợp chất saponin tan trong dung môi nào sau đây? C
a. Ether
b. Cloroforme
c. Cồn
d. Nước muối
18. Hợp chất Tanin có tinh chất nào sau đây? D
a. Có vị chat
b. Khô, se niêm mạch
c. Gây tủa Protein
d. Cả 3 câu trên đều đúng
19. Các tác dụng của tinh dầu bao gồm, NGOẠI TRỪ? D
a. Có tính kháng khuẩn
b. Chống co thắt cơ trơn
c. Ức chế thần kinh trung ương
d. Ức chế trung tâm thực vật
20. Rotundine có nhiều trong củ Bình Vôi thuộc nhóm hợp chất nào sau đây? B
a. Flavon
b. Alkaloide
c. Glycoside
d. Tinh dầu
21. Cấu tạo của một thang thuốc theo dược lý YHCT gồm? D
a. Quân, Quan, Thần Sứ
b. Vua, quan, Tá Sứ
c. Quân, Quan , Tá, Sứ
d. Quân, Thần, Tá, Sứ
22. Trong một thang thuốc, vị thuốc làm Tá có vai trò? B
a. Hỗ trợ cho vị Quân và loại bỏ các tác dụng phụ có hại trong thuốc
b. Điều trị các triệu chứng đi kèm
c. Đưa thuốc đến đúng mô đích
d. Hỗ trợ cho vị sứ
23. Để sử dụng thuốc thang một cách an toàn, cần chú ý kỹ vấn đề nào sau đây? A
a. Phân biệt rõ được tính chất dược lý của từng vị thuốc.
b. Hiểu được tình trạng kinh tế của bệnh nhân
c. Nắm bắt được khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân
d. Tình trạng bào chế và giá tiền của từng thang thuốc
24. Kiêng kỵ đúng khi uống thuốc thang là? A
a. Uống thuốc ôn trung khu hàn không nên ăn đồ sống lạnh
b. Uống thuốc tiêu đạo kiện tỳ không nên ăn thức ăn ngọt chua
c. Uống thuốc an thần không cần tránh các chất gây hung phấn
d. Uống thuốc giải biểu lúc nguội giúp thuốc tác dụng tốt hơn
25. Thuốc giải biểu là nhóm thuốc có tính chất: C
a. Gồm các thuốc có tính chất: phát tán phong hàn, phát tán phong nhiệt, phát tán phong táo.
b. Đa số vị thuốc có vị ngọt, tinh bình, có công dụng phát hãn, ngăn không cho hàn ta xâm nhập vào bên
trong.
c. Thường chỉ dùng khi tà khí mới chỉ xâm nhập phần biểu
d. Là những thuốc có tác dụng đưa ngoại tà ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu
26. Thuốc thường có vị cay, tính ôn hoặc lương, giúp đẩy tà khí ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi, chỉ dùng
khi ngoại tà mới xâm phạm phần biểu là? B
a. Thuốc thanh nhiệt
b. Thuốc giải biểu
c. Thuốc nhuận tràng
d. Thuốc tá hạ
27. Một số lưu ý khi dùng thuốc giải biểu cần nhớ là? C
a. Uống lúc nguội giúp thuốc tác dụng hơn
b. Sắc thuốc cần đun lâu để ra hết nước thuốc
c. Không nên dùng lâu vì sẽ gây mất tân dịch
d. Liều thuốc cố định cho người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai
28. Không nên dùng thuốc giải biểu trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ? D
a. Sốt do âm hư, triều nhiệt
b. Tự hãn, đạo hãn
c. Thiếu máu, mất máu
d. Mất ngủ, lo âu
29. Ma hoàng, tế tân là vị thuốc tiêu biểu cho nhóm thuốc giải nhiệt nào dưới đây? A
a. Thuốc phát tán phong hàn
b. Thuốc phát tán phong nhiệt
c. Thuốc phát tán phong thấp
d. Thuốc phát tán phong thấp
30. Những vị thuốc có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm, hạ sốt theo y học hiện đại thuộc nhóm thuốc nào
sau đây? C
a. Thuốc giải biểu
b. Thuốc khử hàn
c. Thuốc thanh nhiệt
d. Thuốc tiêu đạo
31. Thuốc thanh nhiệt giải thử có tác dụng an thần, khứ ứ, chi huyết là? D
a. Ma hoàng
b. Quế chi
c. Tây qua
d. Liên diệp
32. Phụ tử và nhục quế có độc, vị cay ngọt, tính đại nhiệt thuộc nhóm thuốc? A
a. Hồi dương cứu nghịch
b. Ôn trung tán hàn
c. Thanh nhiệt giải độc
d. Phát tán phong hàn
33. Hoàng liên, Hoàng Bá, Hoàng Cầm với tác dụng thanh nhiệt, làm khô ráo nhưng ẩm thấp trong cơ thể, trị
các chứng sốt, miệng khô, bứt rứt, tiểu tiện khó, kiết lị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt nào sau đây? C
a. Thanh nhiệt lương huyết
b. Thanh nhiệt giáng hoà
c. Thanh nhiệt táo thấp
d. Thanh nhiệt giải độc
34. Đinh hương có vị cay, mùi thơm, tác dụng làm ấm trung tiêu khi nội hàn quá thịnh, kiện tỳ, hành khí, chữa
nất cục, nôn ói, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy? B
a. Hồi dương cứu nghịch
b. Ôn trung tán hàn
c. Thanh nhiệt giải độc
d. Phát tán phong hàn
35. Các vị thuốc sau đây thuộc nhóm thuốc tiêu đạo, NGOẠI TRỪ? A
a. Quế chi
b. Sơn tra
c. Nhục đậu khấu
d. Ô dược
36. Thuốc bổ khí gồm? D
a. Nhân sâm, Quế chi, Ma hoàng
b. Nhân sâm, Đảng sâm, Quế chi
c. Nhân Sâm, Quế chi, Hoàng kỳ
d. Nhân sâm, Đảng sâm, Hoàng kỳ
37. Thục địa, Đương qui, Hà thủ ô đỏ là thuốc thuộc nhóm? B
a. Thuốc bổ khí
b. Thuốc bổ huyết
c. Thuốc bổ âm
d. Thuốc bổ dương
38. Thuốc bổ dương gồm các vị? B
a. Thục địa, Tục đoạn, Đỗ trọng
b. Tục đoạn, Đỗ trọng, Ba kích
c. Đỗ trọng, Ba kích, Thục địa
d. Ba kích, Thục địa, Hà thủ ô đỏ
39. Thuốc bổ khí có tác dụng chính là? A
a. Kiện tỳ, bổ phế
b. Dưỡng huyết, bổ phế
c. Bổ thận, dưỡng huyết
d. Bổ phế, Dưỡng huyết
40. Có tác dụng bổ dung tân dịch, gồm các vị như Câu kỳ tử, thiên môn, bách hợp là? B
a. Thuốc thanh nhiệt
b. Thuốc bổ âm
c. Thuốc bổ dương
d. Thuốc sinh tân dịch
41. Một số chú ý khi sử dụng nhóm thuốc bổ gồm, NGOẠI TRỪ? C
a. Thường dùng khi bệnh đã lui giai đoạn cấp
b. Thường dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, suy nhược thể chất
c. Nên dùng liều cao ngay để nâng đỡ nhanh tổng trạng, hồi phục chính khí
d. Nếu bệnh còn nặng mà chinh khí đã suy thì vẫn có thể dùng để nâng đỡ tổng trạng.
42. Nhóm thuốc có tính chất lạnh, thể chất nhầy nhớt, dễ sinh nên trệ khí dung kéo dài? D
a. Thuốc bổ huyết, thuốc bổ khí
b. Thuốc bổ khí, thuốc bổ âm
c. Thuốc bổ dương, thuốc bổ huyết
d. Thuốc bổ huyết, thuốc bổ âm
43. Nhóm thuốc có tính chất ôn táo, không nên dùng kéo dài do sẽ làm tổn hao tân dịch là? D
a. Thuốc bổ âm
b. Thuốc bổ huyết
c. Thuốc bổ khí
d. Thuốc bổ dương
44. Khi dung lâu ngày vị thục địa để tránh đầy bụng nên sử dụng kèm với thuốc hành khí nào dưới đây? C
a. Tế tân
b. Bạch thược
c. Trần Bì
d. Long nhãn
45. Thuốc nam có tác dụng tân ôn giải biểu giúp trị các chứng cảm mạo phong hàn gồm? B
a. Cúc hoa, Sắn dây, Bạc hà
b. Tía tô, Kinh giới, Quế
c. Sắn dây, Tía tô, Kinh giới
d. Gừng, Quế, Bạc Hà
46. Nhóm Thuốc nam có tác dụng làm hạ nhiệt , chống nhiễm trùng, giúp an thần là? A
a. Thuốc trị trúng thử
b. Thuốc giải biểu
c. Thuốc tiêu độc
d. Thuốc trị vết thương, nhiễm trùng
47. Thuốc nam có tác dụng tẩy xổ là? B
a. Gừng, Tía tô, Mồng tơi
b. Lô hội, Muồng trâu, Mồng tơi
c. Thục địa, Đương quy, Bạch Thược
d. Muồng trâu, Bạc Hà, Thục địa
48. Nghệ có tác dụng? D
a. Kích thích tiết mật
b. Trợ tiêu hoá, trị tiêu chảy
c. Trị sạm da, chữa nôn ói
d. Giúp tống mật xuống ruột
49. Bài thuốc PT5 thường được dung trong điều trị bệnh lý nào dưới đây? C
a. Tăng huyết áp
b. Đái tháo đường
c. Thoái hoá khớp
d. Viêm dạ dày
50. Trong bài thuốc PT5, vị chủ dược có tác dụng làm quân là? D
a. Hà thủ ô, sinh địa
b. Thổ phục linh, sài đất
c. Cỏ xước, thiên niên kiện
d. Lá lốt, mắc cỡ.
51. Thuốc cổ truyền có đặc điểm là: A
a. Các vị thuốc có thể ở dạng sống hoặc chín hoặc dạng chế phẩm.
b. Có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay các hợp chất hóa học.
c. Được thu thập hoàn toàn từ tự nhiên, không qua chế biến.
d. Quá trình bào chế tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc của y học hiện đại.
52. Việc bào chế thuốc theo phương pháp y học cổ truyền có đặc điểm: C
a. Bào chế cần tuân theo các quy tắc của dược lý học hiện đại.
b. Phụ liệu dùng trong bào chế luôn các tác dụng giúp hạn chế tác dụng không mong muốn của vị thuốc.
c. Là quá trình làm thay đổi tính chất của dược liệu thô theo nguyên lý y học cổ truyền.
d. Dược liệu thu thập về cần được bào chế ngay không cần thong qua khâu sơ chế.
53. Cám gạo được dùng khi chế biến nhằm mục đích: B
a. Làm giảm tính hành khí, kiện tỳ của dược liệu.
b. Làm giảm tính khó chịu của dược liệu.
c. Làm cho các vị thuốc chậm khô và giảm bớt mùi thơm cho dược liệu.
d. Làm cho dược liệu có màu trắng đều.
54. Phụ liệu có màu vàng nhạt, thơm, thường dùng để chế cho Thương truật, Bạch truật, Xương bồ giúp dược
liệu nhanh khô và có màu đều đẹp là: C
a. Giấm nuôi.
b. Mật ong rừng.
c. Cám gạo mới xay.
d. Gạo nếp hoặc gạo tẻ.
55. Phụ liệu có nguồn gốc từ gạo có tác dụng làm giảm vị chát, giúp dược liệu dễ uống hơn là: D
a. Giấm nuôi.
b. Cơm gạo mới nấu.
c. Cám gạo mới xoay.
d. Nước vo gạo.
56. Giấm là phụ liệu thường dùng để ngâm tẩm dược liệu nào dưới đây: A
a. Bạch thược.
b. Bạch truật.
c. Nhân sâm.
d. Hà thủ ô trắng.
57. Dấm là phụ liệu thường dùng có các tác dụng sau, NGOẠI TRỪ: D
a. Dẫn thuốc vào kinh can, hòa hoãn tinh dược, hạn chế tác dụng phụ.
b. Làm giòn các dược liệu có thể chất rắn cứng.
c. Khử mùi tang hôi của các dược liệu có nguồn gốc từ động vật.
d. Làm giảm tinh hoạt huyết, khử ứ của dược liệu.
58. Đặc tính của rượu trong chế biến dược liệu là: B
a. Có thể dùng rượu hóa học, không quá 45% ethanol
b. Có tác dụng dẫn thuốc hướng lên (làm thăng dương khí)
c. Thường được chưng cất từ gạo, lúa mì hoặc yến mạch
d. Giúp tăng cường tính hành khí kiện tỳ cho dược liệu
59. Phụ liệu có tác dụng giúp làm cho dược liệu như Mã tiền hay Tam thất trở nên giòn hơn, dễ nghiền nát là:
B
a. Dầu thực vật
b. Dầu vừng (dầu mè)
c. Nước vo gạo
d. Cám gạo mới rang
60. Phụ liệu giúp làm giảm tính hàn của dược liệu là: D
a. Dầu vừng
b. Nước vo gạo
c. Mật ong
d. Rượu
61. Phụ liệu giúp tăng tính ấm (tính dương), tăng tác dụng chi ho hóa đờm, làm sạch và thơm các vị thuốc từ
xương động vật là: C
a. Giấm
b. Rượu
c. Nước gừng
d. Nước vo gạo
62. Mật ong được dùng khi chế biến với mục đích: A
a. Kiện tỳ tăng tác dụng nhuận phế, chỉ ho, hóa đờm.
b. Tăng tác dụng tán hàn thanh nhiệt.
c. Tăng vị thơm và màu vàng đặc trưng cho dược liệu.
d. Làm mềm các dược liệu khô cứng.
63. Hoạt thạch hoặc bột vãn cáp thường khi sao khô các dược liệu là: D
a. Các loai rễ củ to cứng
b. Các quả hạt có vỏ dày
c. Các loại đá khoáng sản
d. Các loại cao chế từ động vật
64. Ngâm với dung dịch nước muối là giúp dẫn dược liệu vào kinh: C
a. Kính tâm
b. Kinh tỳ
c. Kinh thận
d. Kinh phế
65. Nhằm tăng tác dụng tư âm giáng hòa, nhuận hạ lợi tiểu và bổ can thận, phụ liệu thường dùng là: A
a. Nước muối
b. Nước gừng
c. Nước vo gạo
d. Rượu
66. Phèn chua có cấu tạo từ: B
a. Muối kép của natri
b. Muối kép của nhôm
c. Muối kép của kali
d. Muối kép của magie
67. Phụ liệu giúp tẩy rửa bớt chất độc, giảm các chất gây dị ứng và giúp định hình các vị thuốc như Bán hạ,
Hoài sơn, Thiên nam tinh là: C
a. Nước gừng
b. Vôi tôi
c. Phèn chua
d. Giấm
68. Phụ liệu giúp diệt men nấm mốc giúp bảo quản dược liệu lâu hơn là: D
a. Vôi tôi
b. Phèm chua
c. Mước muối
d. Diêm sinh
69. Dịch sinh khương có đặc điểm: C
a. Thường dùng gừng tươi, gừng non tốt hơn gừng già
b. Làm tăng tính mát cho vị thuốc
c. Làm tăng tác dụng chi ho hóa đờm thông họng
d. Làm giảm tính độc và tăng màu vàng cho vị thuốc
70. Đồ là phương pháp: A
a. Làm mềm và chín dược liệu bằng hơi nước
b. Đun trực tiếp dược liệu trong nước hoặc trong dịch phụ liệu
c. Tán hoặc nghiền dược liệu trong nước
d. Đun cách thủy dược liệu cùng với nước hoặc dịch phụ liệu
71. Tán hoặc nghiền dược liệu trong nước là phương pháp bào chế nào sau đây: B
a. Ngâm
b. Thủy phi
c. Chưng
d. Nấu
72. Phương pháp phơi âm can là cách phơi dược liệu: C
a. Phơi trực tiếp dưới nắng đến khô
b. Phơi trong nhà có mái che, kín gió
c. Phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió.
d. Phơi trực tiếp dưới nắng sáng sớm.
73. Hỏa chế gồm các cách chế biến dược liệu nào dưới đây: D
a. Sao, nướng, nấu nung
b. Rang, nướng, nung, sao
c. Nung, rang, hỏa phi, chiên
d. Nướng, hỏa phi, nung, sao
74. Sao vàng hạ thổ là phương pháp có đặc điểm: A
a. Tạo sự cân bằng về âm dương cho dược liệu
b. Tạo sự cân bằng về hàn nhiệt cho dược liệu
c. Sauk hi dược liệu được sao đen cháy cạnh, được chon xuống đất 15 phút rồi mới lấy ra, để nguội và
đóng gói.
d. Sau khi dược liệu được sao vàng, được chôn xuống đất 15 phút rồi lấy ra để nguội, rang lại 1 lần nữa
rồi để nguội và đóng gói
75. Kỹ thuật sao cháy (thán sao, sao tồn tính) thường dùng ngọn lửa với nhiệt độ: B
a. Từ 1600c đến 1800c
b. Từ 1900c đến 2200c
c. Từ 1600c đến 2200
d. Từ 1900 đến 2500c

76. Nhằm tăng tác dụng cầm máu (chi huyết) của Hoa hòe, Trắc bách diệp, Bồ hoàng, Chi tử; người ta dùng
phương pháp hòa chế nào sau đây: D
a. Sao vàng
b. Sao đen
c. Sao vàng hạ thổ
d. Sao tồn sinh
77. Nhằm tạo mùi thơm cho vị thuốc; làm khô dược liệu hạn chế mốc, mọt nhằm bảo quản thuốc; phương pháp
hỏa chế được dùng là: B
a. Sao vàng
b. Sao qua
c. Sao đen
d. Sao cháy
78. Mục đích của việc sao vàng chay cạnh dược liệu là để: A
a. Tăng tác dụng dẫn thuốc vào Tỳ vị, làm giảm mùi vị khó chịu của vị thuốc.
b. Nhằm tạo mùi thơm cho vị thuốc; làm khô dược liệu hạn chế mốc, mọt
c. Tăng tác dụng tiêu thực, kiện tỳ, giảm tinh hàn của vị thuốc
d. Nhằm tạo sự cân bằng âm- dương của vị thuốc
79. Để loại bớt các chất gây ngứa, hạn chế hư hỏng cho các dược liệu nhiều tinh bột và loại hết phần thịt, tủy,
mỡ trước khi nấu cao động vật thì cần dùng loại phụ liệu nào dưới đây: C
a. Giấm
b. Nước gừng
c. Vôi tôi
d. Phèn chua.
80. Bột vỏ hàu, hến được dùng trong chế biến dược liệu với mục đích: B
a. Làm cho vị thuốc khô đều, vàng đều, và có mùi thơm.
b. Để sao khô các vị thuốc là cao chế từ động vật tránh dính vào nhau hoặc chạm đáy chảo.
c. Làm chín từ từ các vị thuốc dễ chảy nhựa trong quá trình sấy hoặc các vị thuốc có cấu trúc mỏng manh.
d. Làm giòn các dược liệu có thể chất cứng rắn, khử mùi hôi, tanh như xương động vật

You might also like