Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 317

Bài 1 :

Giới thiệu sơ lược về lịch sử Phong Thủy và Phong Thủy Lạc Việt

I - NHỮNG DẤU ẤN CÒN LẠI TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN

Phương pháp phong thuỷ đã tồn tại từ rất lâu trong văn minh Đông phương cổ. Những tư liệu khảo cổ
lâu nhất mà nhân loại tìm thấy được, mà người ta cho rằng mang dấu ấn của Phong thuỷ có từ 1500 năm
trước Công Nguyên, qua những di vật khảo cổ tìm thấy ở Ân Khư - Thủ đô của nhà Hạ Ân trong lịch sử
cổ đại Trung Hoa. Nhưng lý thuyết và phương pháp ứng dụng thực sự lưu truyền qua bản văn chữ Hán
thì lại gần 2000 năm sau mới xuất hiện, cuốn sách cổ nhất được ghi nhận của Quách Phác đời Tấn, tựa
là “Táng thư”. Từ đó về sau, những phương pháp ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở, dinh thự
và cả phương pháp chôn cất với mục đích làm phát vượng cho dòng tộc đời sau (Âmtrạch), tiếp tục xuất
hiện và nhiều nhất vào khoảng thời Đường Tống. Những phương pháp này - chủ yếu là dùng trong
Dương Trạch - gần như khác nhau và xuấ thiện ở những thời điểm khác nhau, nên người ta cho rằng nó
thuộc về những trường phái khác nhau. Hiện nay chúng ta ghi nhận được có bốn trường phái chính ứng
dụng theo sách Hán cổ, có thể tóm tắt như sau:
I - 1: Bát trạch.
Trường phái này lấy tuổi của gia chủ phối với tám hướng để định cát hung – tốt xấu giữa căn nhà với
người ở trong nhà. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng phía trước nhà và hướng sau nhà là
những yếu tố căn bản quyết định tốt xấu.

I - 2: Dương trạch tam yếu:

Trường phái này lấy bát quái là công cụ để biến quái trong việc phân phòng, buồng trong nhà định cát
hung, tốt xấu. Trường phái này quan niệm rằng chính hướng cửa, vị trí biến quái của phòng chính (Phòng
chúa) và vị trí biến quái của bếp là yếu tố chính quyết định tốt xấu.

I - 3: Loan đầu:

Trường phái này lấy cảnh quan môi trường của căn hộ yếu tố căn bản để nhận xét luận đoán cát hung,
tốt xấu cho căn hộ. Cảnh quan môi trường cũng dựa trên phương vị la kinh, để phân tích cát hung, như
đường nước chảy (Thủy Pháp), vị trí núi, sông, hồ cảnh quan ở phương vị khác nhau so với ngôi nhà sẽ
có tác dụng khác nhau.I - 4: Huyền Không:
Trường phái này căn cứ trên những quy ước về sự vận động của cửu tinh trên 9 phương vị (8 phương
và ở giữa – Trung cung), tùy theo thuộc tính quy ước của cửu tinh và vị trí của nó để luận cát hung cho
căn hộ.
Ngoài những sách vở chính thống thể hiện phương pháp của 4 trường phái nói trên thì phong thuỷ còn
được lưu truyền một số phương pháp có tính bí truyền và chỉ truyền miệng trong dân gian, qua các giang
hồ thuật sĩ. Như các phương pháp trấn (Đè lên) , yểm (Chôn)….vv….
Phong thuỷ cũng như Tử Vi, Bốc Dịch ....lưu truyền trong cổ thư chữ Hán chỉ là những phương pháp
ứng dụng với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bản thân lý thuyết này đã thất truyền
và rất mơ hồ. Bởi vậy – chính vì tính mơ hồ và thất truyền ấy – nên một thời rất dài khi tiếp xúc với nền
văn minh Phương Tây, trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại ở buổi đầu sơ khai -khoa Phong thuỷ
đã bị liệt vào loại “mê tín dị đoan”. Mặc dù hiệu quả của nó trên thực tế chính là nguyên nhân để nó tồn
tại trải hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương. Hiệu quả thực tế trải hàng ngàn năm và tính khách
quan, tính qui luật với khả năng tiên tri của phương pháp phong thuỷ đã chứng tỏ một thực tại được
nhân thức, tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết và tạo ra một phương pháp ứng dụng của nó.
Vậy bản chất của phong thủy là gì? Để làm sáng tỏ vấn đề này thì một trongnhững yếu tố quan trọng là
cội nguồn phong thủy từ đâu mà ra? Có đúng như quan niệm truyền thống theo cổ thư chữ Hán từ gần
2000 năm nay cho rằng xuất phát từvăn hóa Hán không? Trả lời vần đề này chính là nguyên nhân phục
hồi lại Phong Thủy Lạc Việt mà chúng ta nghiên cứu, học hỏi sau đây.

II - LỊCH SỬ PHONG THỦY LẠC VIỆT


Lịch sử huyền vĩ của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Người Việt tự hào là dòng dõi của
Cha Rồng - biểu tượng của sức mạnh vũ trụ - và Mẹ Tiên - biểu tượng của trí tuệ siêu việt. Trí tuệ vũ
trụ này chính là nội dung của danh xưng văn hiến Việt. Cùng với nền văn minh cổ đại huyền vĩ khác là
văn minh Ai Cập, nền văn hiến huyền vĩ của dân tộc Việt cũng bị sụp đổ ở thế kỷ thứ III trước CN ở bờ
Nam sông Dương Tử. May mắn cho văn minh Ai Cập đã để lại những chứng tích cho sự tồn tại của nó.
Đó chính là những kỳ quan của thế giới hiện nay. Một trong những di sản kỳ vĩ đó chính là Kim Tự tháp,
mà cho đến ngày nay, trí thực hiện đại đầy tự hào vẫn còn phải bàng hoàng chiêm ngưỡng. Nhưng văn
minh Việt huyền vĩ khi sụp đổ cách đây hơn 2000 năm trước, chỉ để lại những giá trị văn hoá phi vật
thể, trong nền văn minh Đông phương kỳ bí đến huyền vĩ mà người ta cũng không thể hiểu nổi bản chất
đích thực của nó, trải hàng thiên niên kỷ cho đến bây giờ. Một trong những sự kỳ vĩ huyền bí đó chính
là phương pháp ứng dụng trong Phong Thuỷ.
Khi nghiên cứu về Phong thuỷ, những nhà nghiên cứu lịch sử Phong thuỷ đều thống nhất cho rằng:
Phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ thuộc về văn minh Hoa Hạ cổ. Căn cứ này hoàn toàn chỉ dựa
vào những bản văn chữ Hán viết về phong thủy với những phương pháp ứng dụng của nó. Ngoài bản
văn chữ Hán cổ viết về Phong thủy, người ta không tìm thấy một bản văn nào khác trong quá khứ gần
2000 năm viết về phong thủy và đó là cơ sở để người ta tin rằng Phong thủy có xuất xứ từ văn minh
Hán. Và như phần trên đã trình bày, người ta cũng căn cứ vào thời điểm xuất hiện khác nhau trong thời
gian lịch sử của văn minh Hán, của các phương pháp ứng dụng khác nhau trong phương pháp phong
thuỷ mà họ gọi là trường phái. Nhưng vấn đề lại hoàn toàn không thể xuất phát từ một tư duy và cách
nhìn đơn giản như vậy.
Trên cơ sở những nghiên cứu mới nhất theo tiêu chí khoa học hiện đại thì không thể nào có với một đối
tượng duy nhất là con người và cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - mà lại
có những phương pháp khác nhau không liên quan đến nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau trong phương
pháp ứng dụng. Điều này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Phong thuỷ chính là một phương
pháp ứng dụng nhất quán và là hệ quả của một tri thức về thiên nhiên, cuộc sống, vũ trụ và con người
được lý thuyết hoá - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành . Một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh .
Học thuyết này đã thất truyền khi văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá
trị của nền văn minh này bị tan tác và lưu truyền trong dân gian. Chúng lần lượt bị Hán hoá và được
công bố tuỳ từng thời điểm, sau khi văn minh Việt bị sụp đổ trải hàng ngàn năm. Cách giải thích này
với thực tại trong ứng dụng phong thuỷ chỉ có đối tượng duy nhất và phương pháp luận duy nhất đã
chứng tỏ rằng: Bộ môn phong thuỷ này không thể thuộc về nền văn minh Hán , mà thuộc về nên văn
hiến kỳ vĩ của người Lạc Việt và là một phương pháp nhất quán, hoàn chỉnh. Những phương pháp riêng
phần gọi là trường phái trong văn minh Hán, thực chất là phương pháp ứng dụng những yếu tố tương
tác khác nhau qua những ứng dụng cụ thể khác nhau do tính chất tương tác khác nhau. Khởi nguyên của
học thuật phong thuỷ từ nên văn hiến Việt chính là sự tổng hợp của các yếu tố tương tác này.Cơ sở
chứng minh cho rằng cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt tôi đã trình bày
trong các sách đã xuất bản mà những cuốn chủ yếu là “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”; “Hà đồ trong văn
minh Lạc Việt”; “Định mệnh có thật hay không?”…đều đã đưa lên trang chủ của diễn đàn, anh chị em
có thể chép về tham khảo.

III - NỘI DUNG PHONG THUỶ LẠC VIỆT


III -1: Sự thống nhất các phương pháp trong Phong thuỷ Lạc Việt.

Nội dung ứng dụng của Phong thuỷ Lạc Việt về căn bản không khác các phương pháp ứng dụng rời rạc,
từng phần còn lưu truyền lại trong các cổ thư chữ Hán của Phong thuỷ (Mà các nhà nghiên cứu quen
gọi là trường phái). Điều khác nhau ở đây là:
III - 1 - 1: Phong Thuỷ Lạc Việt xuất phát từ nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Đây
chính là nguyên lý nền tảng của Phong thuỷ Lạc Việt để xác định và thống nhất mọi phương pháp ứng
dụng trong Phong thuỷ Lạc Việt.
III - 1 - 2: Tất cả các phương pháp ứng dụng trong Phong Thuỷ rời rạc từ cổ thư chữ Hán còn lưu lại và
xuất hiện trong văn hoá Hán vào những thời điểm khác nhau - quen gọi là trường phái - như: Hình lý
khí (Loan đầu); Dương trạch; Bát trạch; Huyền không và rất nhiều sách vở tản mát khác ...đều không
phải là những yếu tố riêng phần, mà là những yếu tố tương tác căn bản trong Phong thuỷ Lạc Việt để
quán xét một đối tương duy nhất của nó. Những yếu tố tương tác này thống nhất trong một nguyên lý
duy nhất: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.
III - 1 - 3: Điều quan trọng là Phong thuỷ Lạc Việt là một hệ thống nhất quán với nguyên lý của nó và
mọi hiện tượng được giải thích bằng nguyên lý này -Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Hay nói một cách
khác:
Phong thuỷ Lạc Việt là một hệ thống phương pháp luận có một nguyên lý hoàn chỉnh, nhất quán, giải
thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý, có tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên
tri.
Nhưng về phương pháp ứng dụng Phong thuỷ Lạc Việt không hề phủ định tri thức phong thuỷ truyền
thống mà chỉ là sự hiệu chỉnh một số vấn đề cụ thể liên quan và thống nhất với nguyên lý của nó.
Thí dụ:
Người mạng Khảm theo sách Hán thì Sinh Khí ở Đông Nam và Tuyệt Mạng ở Tây Nam . Nay theo
nguyên lýHậu thiên Lạc Việt (Đổi chỗ Tốn - Khôn) thì Đông Nam phạm Tuyệt Mạng và Tây Nam là
Sinh Khí. Mọi tương quan giữa bát quái với quái bản mệnh vẫn không đổi. Để có một hình ảnh so sánh
cụ thể: chúng ta có thể lấy lá số cho một người từ trình Tử Vi Lạc Việt (lyhocdongphuong.org.vn) và
một lá số lấy từ trình tử vi phi Lạc Việt để so sánh thì hoàn toàn không khác nhau là bao nhiêu. Phương
pháp luận đoán không thay đổi. Mọi vấn nạn của Tử Vi như sai giờ, đoán dở, vv...vẫn như nhau trên hai
lá số. Phương pháp luận và các ứng dụng về tương quan các sao không thay đổi . Chỉ khi Ngũ hành bản
mệnh, hoặc rơi vào trường hợp tương tác với các sao là tính tương tác sẽ gia giảm.

III - 1 - 4: Bản chất của Phong thuỷ Lạc Việt.

Từ hàng ngàn năm trôi qua, Phong thuỷ là một bộ môn cấu thành nền văn hóa Đông phương và góp
phần vào sự kỳ bí huyền vĩ của nền văn hóa này. Cho đến gần cuối thể kỷ 20. khi tri thức khoa học chưa
thực sự phát triển thì môn Phong thuỷ vẫn còn bị coi là mê tín dị đoan. Nhưng đến những năm cuối của
thế kỷ trước thì Phong thuỷ được coi là đối tượng nghiên cứu khoa học, chính vì hiệu quả ứng dụng của
nó. Có thể nói hầu hết các cuờng quốc trên thế giới đều có các bộ phận nghiên cứu về Phong thuỷ. Thậm
chí ở Đức – theo nguồn tin trên Tuổi Trẻ Online còn có cả viện nghiên cứu về Phong Thủy. Mặc dù vậy,
các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được bản chất của các phương pháp ứng dụng Phong Thuỷ phản ánh
một thực tại nào? Cho đến tận ngày hôm nay, tất cảc các phong thuỷ gia vẫn chỉ là những người ứng
dụng phương pháp có sẵn. Họ hoàn toàn không hiểu được vì sao lại có phương pháp đó. Đây lại là một
bằng chứng nữa chứng tỏ rằng: Môn Phong thuỷ không thể thuộc về văn minh Hoa Hạ. Bởi vì, khi chính
nền văn minh Hoa Hạ cũng không giải thích được những yếu tố có tính nguyên lý của nó và một thực
tại mà nó ứng dụng. Bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán cổ còn truyền lại
cũng không hề ghi nhận tính hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cho đến ngày hôm nay, khi
các bạn đang đọc những hàng chữ này thì vấn đề thuyết Âm Dương Ngũ hành có phải là một học thuyết
hoàn chỉnh và nhất quán hay không vẫn còn là một vấn đề tranh luận về mặt lý thuyết. Trong khi đó thì
môn phong thuỷ - cũng như Đông Y - lại ứng dụng một cách hoàn hảo phương pháp luận

IV - KẾT LUẬN

Phong thuỷ là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả trong văn minh Đông phương, trải hàng ngàn
năm. Đó là một thực tại không thể phủ nhận dù người ta nhìn nó với góc độ nào và kết luận nó là cái gì.
Trước sự tiến bộ ngày càng nhanh về tri thức khoa học hiện đại và nhất là khoa học lý thuyết, những giá
trị tồn tại trên thực tế của văn minh Đông phương đã được các khoa học gia hàng đầu nhìn nhận như
một đối tượng khoa học nghiêm túc. Phong thuỷ Lạc Việt chính là một hướng nghiên cứu phong thuỷ
nhằm tìm về cội nguồn đích thực và những thực tại còn chưa biết ẩn chứa đằng sau hiệu quả thực tế của
nó với những luận cứ đã trình bày ở trên. Đó là lý do chúng tôi mở lớp đào tạo phong thuỷ Lạc Việt để
có điều kiện thuận lợi cho hướng nghiên cứu này và đào tạo tầng lớp kế thừa nhằm gìn giữ những gía
trị học thuật thuộc văn hóa truyền thống Lạc Việt. Chúng tôi rất hy vọng được sự quan tâm của quí vị
học giả và những Phong thuỷ gia cùng tham gia nghiên cứu mở các bài viết trong lớp Phong Thuỷ Lạc
Việt, để chứng minh những giá trị đích thực của một thực tại còn huyến vĩ trong trí thức nhân loại hiện
đại. Khi mà những hiệu quả thực tế của phương pháp ứng dụng trong phong thuỷ trải hàng ngàn năm đã
chứng tỏ một thực tại mà nhân loại chưa biết đến ẩn chưa đàng sau phương pháp ứng dụng của nó.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh

• Chú thích: Cho đến ngày hôm nay, vẫn còn tiếp tục có sự tranh luận về tính thống nhất của thuyết Âm
Dương Ngũ hành. Đại đa số các nhà nghiên cứu lý thuyết cho rằng: Âm Dương Ngũ hành là hai học
thuyết riêng biệt và hoà nhập trong lịch sử văn minh Hoa Hạ vào khoảng đầu kỷ nguyên. Thậm chí trong
ứng dụng, có không ít người còn phủ nhận sự tương tác của Ngũ hành trong Tử vi.

NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT


Thiên Sứ

Trong khóa này tôi bổ sung một số bài giảng cho những anh chị em chưa nắm được những nguyên
lý căn bản về thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Mục đích
để anh chị em nhận thức được những nguyên lý căn để này và ứng dụng trong nghiên cứu phong
thủy.

I - Sơ lược về thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán :
Trong các bản văn chữ Hán lưu truyền lại hàng ngàn năm nay, nếu nói đến thuyết Âm Dương thì không
nói đến Ngũ hành và ngược lại. Những nhà nghiên cứu hiện đại có tên tuổi như Thiệu Vĩ Hoa cũng phải
dè dặt nhận xét rằng:
“Giới Dịch học cho rằng: Thuyết Âm Dương rất có thể ra đời cùng thời với thuyết Ngũ hành”.
Như vậy chứng tỏ rằng: Ngay trong giới các nhà nghiên cứu Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay cũng
đang hoài nghi chính những giá trị có tính nguyên lý của lý học Đông phương mà họ ngộ nhận là sản
phẩm của tổ tiên họ.
Thực tế ứng dụng đã cho thấy một sự tương phản ngược với thực trang lý thuyết. Trong Hoàng Đế
nội kinh tố vấn – Tương truyền ra đời 6000 năm cách ngày nay – Trước cả vua Đại Vũ (4000 năm cách
ngày nay) tìm ra con rùa trên sông Lạc để từ đó nghĩ ra thuyết Ngũ hành và Lạc thư theo truyền thuyết
Trung Hoa – Thì thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh qua phương
pháp luận ứng dụng của nó trong cuốn sách này.
Đó chính là một trong những dấu chứng quan trọng chứng tỏ rằng :

Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về nền văn minh Hoa Hạ.
II - Thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn minh Lạc Việt :
Nền văn minh Lạc Việt xác định rằng:Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất, hoàn
chỉnh và nhất quán.
Những di sản văn hóa phi vật thể còn lại từ nền văn minh này lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt
Nam và những bản văn cổ còn sót lại đã chứng tỏ điều này – Thí dụ như cuốn Hoàng đế nội kinh Tố
vấn. Thái Ất, Kỳ Môn….
Căn cứ vào những điều này quán xét nội dung của thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành chúng ta
cũng thấy nó phải là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán:
Âm Dương là hai khái niệm miêu tả sự phân biệt từ khởi nguyên vũ trụ đến mọi vật thể từ vi mô
đến vĩ mô trong vũ trụ và có trong vạn vật. Vậy sự phân biệt bản chất sự vật trong khái niệm Âm
Dương là gì? Sẽ hoàn toàn khập khiễng nếu trong vạn vật đều có thuộc tính Âm- Dương nhưng
lại không thể hiện bản chất riêng của nó. Bởi vậy phải có Ngũ hành trong cơ sở lý luận của học
thuyết này. Đó chính là lý do trong Ngũ hành cũng phân Âm Dương ngay từ những nguyên lý căn
để của học thuyết này – Nhân danh nền văn minh Việt.

III – Những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Lạc Việt:

Nền văn hiến Lạc Việt đã xác định bản thể khởi nguyên của vũ trụ (Giây 0 của vũ trụ) chính là Thái
Cực.
III – 1: Thái Cực:

Thái cực như tên gọi của nó là vượt ra mọi sự, mọi giới hạn. “Cực” là sự giới hạn; “Thái” là vượt
qua mọi giới hạn.
Bởi vậy Thái cực là một khái niệm mô tả thể bản nguyên của vũ trụ ở giây 0. Thái cực không lớn,
không nhỏ, không nhanh và không chậm. Thái cực không thời gian, không không gian và không lượng
số.
Trong Thái cực không có sự phân biệt nên không thể dùng mọi danh từ để nói về nó. Thái Cực là một
tính từ được sử dụng như một danh từ để thể hiện khởi nguyên của vũ trụ. Sự viên mãn và hoàn chỉnh
của Thái cực được Biểu tượng bằng vòng tròn. Trong không gian biểu tượng của Thái Cực là hình cầu.

Đây chính là hình tượng chiếc bánh dày trong nền văn hiến huyền vĩ Việt.

III – 2: Lưỡng Nghi:

Một suy luận rất đơn giản và mang tính lý thuyết là: Nếu đến nay trạng thái khởi nguyên ấy vẫn giữ
nguyên thì không có chúng ta. Chính sự hiện hữu của chúng ta đã cho thấy sự vận động của vũ trụ xuất
phát từ trạng thái khởi nguyên này:
Từ Thái Cực - Trạng thái tuyệt đối - đã xuất hiện trạng thái tương đối so với nó. Sự so sánh giữa cái
tuyệt đối và cái tương đối xuất hiện sau đó trong cổ thư gọi là “Lưỡng Nghi”. Nguyên câu này là: “Thái
cực sinh lưỡng nghi” và là câu thể hiện nguyên lý hình thành vũ trụ nổi tiếng trong Lý học Đông phương.
Hàng ngàn năm sau đó, các nhà lý học Hán khi tiếp thu nền văn hiến Việt đã không thể hiểu nổi nguyên
lý này và họ đã thêm vào một khái niệm mà họ gọi là “vô cực” để giải thích Thái cực. Đây là một sai
lầm rất căn bản về lý thuyết ! Bởi vì khi có khái niệm Vô cực bên cạnh Thái cực thì tự nó đã có sự phân
biệt giữa cực – Thái cực thì cần gì phải “Thái Cực sinh lưỡng nghi” nữa.
Như vậy giữa cái tuyệt đối – Thái Cực là cái có trước sinh ra cái tương đối có sau , thì Thái Cực trở
thành Dương và cái có sau là Âm – Ngay từ khởi nguyên vũ trụ.
Bởi vậy, nguyên lý căn để trong lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt mà anh chị em
phải có sự nhận thức xuyên suốt là:

1 - Dương tịnh – Âm Động.

2 - Dương trước Âm sau.


3 - Dương sinh Âm, Âm thuận tùng Dương.
4 - Âm Dương cân bằng - Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
4 - 1: Hệ quả là:
- Âm thinh thì Dương suy, hoặc Âm khắc Dương sẽ tắc loạn;
- Dương thịnh thì Âm suy, hoặc Dương khắc Âm sẽ tắc bế.

5 - 1: Dương thăng - Âm giáng trong tiên thiên là khi vũ trụ hình thành
5 - 2: Dương giáng Âm thăng trong Hậu thiên là do tương tác giữa vũ trụ và địa cầu - Liên quan trực
tiếp đến Phong thủy sẽ học sau.

Đây là nguyên lý căn bản anh chị em cần nhớ kỹ và trong nghiên cứu, hoặc ứng dụng sẽ là nguyên lý
xuyên suốt tất cả mọi luận cứ.

III – 3: Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng

Khi cái tương đối xuất hiên so với cái tuyệt đối từ khởi nguyên thì sự tương tác lập tức xuất hiện.
Khoa học hiện đại cũng đã xác nhận rằng:
“Bản chất của vũ trụ là tương tác. Tính chất của tương tác thế nào thì hình thành bản chất sự vật như
thế đó.”
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tứ tượng là khái niệm của 4 trạng thái tương tác trong vũ trụ.
Bốn trạng thái này được gọi là :Tương sinh, tương khắc, tường thừa, tương vũ.
III – 3 – 1: Tương sinh:
Sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác gọi là tương sinh.
III – 3 – 2: Tương khắc:
Sự khắc chế của trạng thái này đối với trạng thái khác gọi là Tương khắc.
III – 3 – 3: Tương thừa:
Là một dạng của tương sinh nhưng thái quá. Như thủy quá vượng, mộc quá suy thì mộc không sinh
được.
III – 3 – 4: Tương vũ:
Là một dạng của tương khắc ngược. Như Mộc quá vượng, Kim quá suy thì kim không khắc được.
III – 4: Thuyết Âm Dương ngũ hành:

Nền văn hiến Lạc Việt xác định Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và là
một học thuyết khoa học giải thích từ sự hình thành vũ trụ đến mọi hành vi của con người.

Thuyết này giải thích rằng:

Khi vũ trụ hình thành, Âm Dương phân biệt thì ngũ hành xuất hiện nằm trong Âm ở từ bản nguyên
vũ trụ. Sự tương tác qua ngũ hành làm nên vạn hữu trong vũ trụ hiện nay. Hình tượng chiếc bánh
chưng của nền văn hiến Lạc Việt chính là biểu tượng của Âm - Tứ tượng và ngũ hành tương sinh
trong vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Ngũ hành có tên gọi lân lượt là:

1 Thủy – 2 Hỏa – 3 Mộc – 4 Kim – 5 Thổ.


Khái niệm Thủy – Hỏa – Mộc …thể hiện năm dạng tồn tại của vật chất khởi nguyên của vũ trụ. Thủy
không hẳn là nước, nước chỉ là hình tượng của thủy. Cụ thể hơn: Tất cả hình tượng, trôi chảy đều là thủy
kể cả xe cô lưu thông trên đường lộ.

Dịch kinh viết: “Khảm là Thủy, là cây có lõi cứng và to…”. Điều này chứng tỏ rằng: Ngay cả cây cối
cũng phân biệt Ngũ hành. Bởi vậy khái niệm Ngũ hành chỉ mang tính khái quát cho việc phân biệt năm
dạng tồn tại cơ bản của vật chất.
III – 4 – 1: Ngũ hành tương sinh:
Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ và chu kỳ lặp lại. Những
ký hiệu biểu tượng này dùng vạch đứt biểu tượng Âm ( ) và dùng vạch liền biểu tượng Dương
( ) ; Ba vạch kết hợp với nhau thành một quái.

Có tám quái lần lượt với tên gọi và ký hiệu như sau:

CÀN

KHẢM

CẤN

CHẤN

KHÔN

LY

TỐN

ĐOÀI

Dưới đây là những đồ hình bát quái căn bản trong lý học Đông phương:

Độ số của các quái trong Tiên Thiên bát quái là:

Càn 1; Đoài 2; Ly 3; Chấn 4; Tốn 5; Khảm 6; Cấn 7; Khôn 8.


Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm rằng:

Tiên thiên bát quái là ký hiệu siêu công thức mô tả sự tương tác của vũ trụ có tính bao trùm.
HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm rằng:

Hậu Thiên bát quái Lạc Việt là ký hiệu siêu công thức mô tả sự tương tác của vũ trụ trực tiếp với
Địa cầu.

HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm rằng:Đồ hình Hậu thiên bát quái
Lạc Việt phối Hà đồ là đồ hình biểu lý căn để trong việc quán xét các tương tác vũ trụ lên địa cầu, cuộc
sống thiên nhiên, xã hội và con người.
Chính vì tính nguyên lý căn để của Hậu thiên bát quái Lạc Việt phối Hà đồ nên ứng dụng trong tất
cả mọi vấn đề liên quan đến lý học Đông phương và làm nên tính nhất quán, hoàn chính và có hệ thống
của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong đó có Phong Thủy Lạc Việt.

IV – 2: Phương vị, tính chất và độ số của Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ:

Càn – Âm Kim đới Thủy, Tây Bắc Âm Thủy, độ số 6. Xanh da trời.Khảm – Dương Thủy, chính
Bắc, độ số 1. Xanh đen.Cấn – Âm Mộc, Đông Bắc, độ số 8, Xanh lá cây nhạt.Chấn – Dương Mộc,
chính Đông, độ số 3, Xanh lá cây đậm.Khôn – Âm Hỏa đới Thổ, Đông Nam, độ số 2. Nâu đỏ.Ly –
Dương Hỏa, chính Nam, độ số 7, Đỏ.Tốn – Âm Kim, Tây Nam, độ số 4, Xám trắng.
Đoài – Dương Kim, chính Tây, độ số 9, trắng.

Chính sự tương tác của Ngũ hành và Âm Dương ở các phương vị và độ số như vậy là những khái
niệm căn bản để ứng dụng các môn trong Lý học Đông phương trong đó Phong Thủy Lạc Việt. Sự tương
tác của 8 phương vị này lấy căn bản quán xét chính là từ trung tâm của bát quái.

Khi ứng dụng trong phong thủy Dương trạch là đối tượng truyền đạt kiến thức chủ yếu của khóa
này chính là nhà ở của con người được xét từ tâm nhà.
Những khái niệm: Hướng, Sơn , Tọa và quan trọng nhất là tâm nhà được Phong Thủy Lạc Việt xác
định một cách nhất quán từ bài học tiếp theo đây.

NHẬP MÔN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

Bài này dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu lý học Đông phương như Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất,
Kỳ Môn, Độn Giáp, Lạc Việt Độn Toán, Luận Tuổi Lạc Việt, Phong Thủy Lạc Việt, Đông Y, Dịch Thái
Tố, Mai Hoa, Lục nhâm, Bát Môn...thì cũng cần phải biết qua những kiến thức cơ bản về Thiên Can,
Địa Chi, Dịch Quái...vì đây là những yếu tố cơ sở trong mọi vấn đề.

I. THẬP NHỊ ĐỊA CHI:

Địa Chi: Địa là đất, Chi là nhánh là cành lá. Cành lá ở đất. Phải chăng ý nói đây là những yếu tố khởi
sinh vạn hữu trên địa cầu? Dù gì thì gì trước tiên hãy nắm bắt quy luật tương tác của các yếu tố này.
1. Ngũ hành của Địa Chi:

12 Chi còn gọi là Thập nhị Thời Thần của từng tháng (Nguyệt), gọi là Lệnh tháng hay Nguyệt Lệnh.
Nếu mỗi một Chi nắm chủ của năm thì gọi là Thái Tuế (như là Vua). Nếu của ngày thì gọi là Nhật Lệnh.
Nếu chủ của giờ gọi là Thời Lệnh.
Quan sát trên tranh Ngũ Hổ thật kĩ mới thấy rằng hình Ngũ Hổ tượng trưng cho Ngũ hành, 5 trạng thái
vật chất vận động trong vũ trụ, bên cạnh đó, Hổ Vàng ở giữa giữ Ấn (Triện), bên tả có gươm, bên hữu
có cờ (Kỳ), 3 vật này tượng trưng đầy đủ của "Lệnh". Đây là tượng trưng cho uy lực và quy luật vận
động của Ngũ Hành. Do đó, sách cổ vẫn gọi là Nguyệt lệnh, Nhật lệnh, Thời lệnh là cơ sở hay dấu vết
còn xót lại trong ngôn ngữ mà khi quán xét trên văn hóa phi vật thể là tranh Đông hồ mới thấy được
rằng dấu vết đó thuộc nền Văn hiến Việt 5000 năm bên bờ Nam sông Dương Tử.

Một năm có 12 tháng, chia ra là 4 Quý, tức là 4 Mùa: Xuân Hạ Thu Đông. Mỗi Quý là 3 tháng, mỗi
tháng có 3 Kỳ: Mạnh - Trọng - Quý. Kỳ Mạnh là lúc vạn vật sinh sôi, đang tăng trưởng. Kỳ Trọng là
vạn vật trưởng thành cứng cáp và bắt đầu có xu hướng suy vi. Kỳ Quý là vạn vật suy vi và quy tàn,
chuyển hóa, khởi sinh sang trạng thái khác, đây là giai đoạn chuyển tiếp của tình trạng "Hóa".

Do vậy Kỳ Quý là thuộc tháng Thìn Tuất Sữu Mùi, thuộc hành Thổ, là giai đoạn tận tàn của tứ Thời (4
mùa) là sự chuyển tiếp và tiếp nối của trạng thái này sang trạng thái khác. Và như vậy nó là dư khí của
mùa trước và khởi lực của mùa sau.
2. Lục Hợp:

Dù vậy Dần Mẹo Thìn thuộc mùa Xuân, Tị Ngọ Mùi thuộc mùa Hạ, Thân Dậu Tuất thuộc mùa Thu,
Hợi Tý Sữu thuộc mùa Đông.
Lục hợp ý chỉ có 6 cặp Địa Chi hợp với nhau hay còn gọi là Nhị hợp, vì hai chi hợp nhau tạo thành một
cặp. Trên bàn tay, dể dàng thấy ra rằng nhị hợp diễn ra theo chiều ngang giữa hai Chi.

Ngọ hợp Mùi thành Thổ


Tị hợp Thân thành Thủy
Thìn hợp Dậu thành Kim
Mẹo hợp Tuất Thành Hỏa
Dần hợp Hợi thành Mộc
Sữu hợp Tý thành Thổ

3. Lục Xung

Từng cặp một đối nghịch với nhau về ngũ hành, Thủy Hỏa tương khắc, Kim Mộc giao tranh
Tị - Hợi, Tý Ngọ, Mão- Dậu, Thìn - Tuất, Sửu - Mùi, Dần - Thân tương xung
4. Lục Hại

Tị Dần tương hại, Thìn Mão tương hại, Ngọ Sữu đều hại, Mùi Tý đều hại, Thân Hơi hại nhau, Dậu Tuất
hại nhau.
5. Tam Hợp Cục
Thân Tý Thìn hợp thành Thủy cục.

Hợi Mẹo Mùi hợp thành Mộc cục.


Dần Ngọ Tuất hợp Thành Hỏa cục.
Tị Dậu Sữu hợp thành Kim cục.
6. Tam Tai
Thân Tý Thìn, từ Thìn lùi lại 2 cung thì Tam tai Thìn Mẹo Dần.
Hợi Mẹo Mùi, từ Mùi lùi lại 2 cung thì Tam tai Mùi Ngọ Tị.
Dần Ngọ Tuất, từ Tuất lùi lại 2 cung thì Tam tai Tuất Dậu Thân.
Tị Dậu Sữu, từ Sữu lùi lại 2 cung thì Tam tai Sữu Hợi Tý.

7. Tứ Mộ
Tị gặp Tuất thì Mộ, vì Tị là Lâm Quan, Tuất là Mộ chí.

Thân gặp Sữu thì Mộ, vì Thân là Lâm Quan, Sữu là Mộ chí.
Tương tự : Hợi gặp Thìn thì Mộ, Dần gặp Mùi thì Mộ.

8. Tứ Tuyệt

Tị gặp Tý thì Tuyệt


Ngọ gặp Hơi thì Tuyệt
Mão gặp Thân thì Tuyệt
Dần gặp Dậu thì Tuyệt
9. Tương Hình
Tý hình Mẹo, Mẹo hình Tý là hình do Vô lễ.

Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Tị là hình do Vong ân.
Sữu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sữu là hình do đặc quyền đặc thế.
Thìn Ngọ Dậu Hợi thì tự hình.

II. THẬP THIÊN CAN:

Bổ sung trong các bài tham khảo sau

(ngoài ra các bạn có thể tham khảo sách "Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt)

III. DỊCH QUÁI:

"Đạo của Dịch là Âm Dương" tức muốn nói tới sự vận động chuyển hóa của Âm Dương từ sự khởi
nguyên của vũ trụ đến khi trùng trùng duyên khởi, khởi sinh vạn hữu thì quái tượng là ký hiệu siêu công
thức phân loại nhỏ hơn chi tiết hơn các trạng thái vận động của vật chất là Ngũ hành, những kí hiệu này
diễn tả sử chuyển hóa của Âm Dương biểu hiện qua các hiện tượng tự nhiên và xã hội.1. Hào và Đơn
Quái

Trên trống đồng của người Việt xưa, các nhà nghiên cứu cho rằng những chấm liên tục tương trựng cho
Âm, sau cô động thành vạch đứt (- -), tức Hào Âm, những vạch dài liên tục là tượng trưng cho Dương,
sau viết gọn lại là vạch liền (-), sau gọi là hào Dương. Những vòng tròn có chấm ở giữa, gọi là "Mắt
dịch", là biểu tương hào Âm Dương, nhưng mắc xích tròn liên tục cũng biểu tượng Âm Dương.
3 hào tổ hợp lại thành một thể gọi là Quái hay Đơn Quái. Do tổ hợp của Hào Âm và Hào Dương để tạo
ra 1 quái gồm 3 hào nên có tất cả là 8 Đơn Quái.

Thứ tự từng Hào được đọc từ dưới lên trên, tương tự như đi lên bậc cầu thang.
Hào thứ nhất dưới thấp nhất là Hào sơ.
Hào thứ hai gọi là Hào Nhị hay hay Hào Trung, Hào giữa.
Hào thứ 3 gọi là hào tam hay Hào Thượng trong Đơn Quái.
Việt dịch trên bãi đá cổ Sapa

Trong Dịch học, để phân biệt hào âm hào dương, người ta có cách gọi khác nhau. Để gọi hài âm thì gọi
là hào Lục. Lục là con số 6, trong độ số Dịch học thì 6 gọi là Lão Âm, tức Âm cùng cực, Âm Lớn nên
được chọn là đại diện cho Âm. Để gọi là hào Dương thì người ta gọi là Cữu, vì độ số 9 trong dịch học
là Lão Dương, Dương cùng cực nên lấy làm đại diện cho Dương.

**Nói ngoài lề: Trong tác phẩm võ hiệp của Kim Dung, Anh Hùng Xạ Điêu, tất cả Hắc Bạch đạo võ
lâm đều tranh nhau sở hữu bí kiếp võ công Cữu Âm Chân Kinh. Đây là bí quyết võ công, nhưng thật ra
cũng nói về âm dương trong võ học. Thay vì đặt là "Dương Âm Chân Kinh", tác giả đã sửa lại một từ
Dương thành từ "Cữu", cũng ám chỉ là Dương.

Do vậy gọi tên các hào theo thứ tự, vì lẽ đó mà:


Hào Dương thứ nhất gọi là Sơ cữu.
Hào Dương thứ hai gọi là Cữu nhị.
Hào Dương thứ ba gọi là Cữu tam hay hào Thượng.
Hào Âm thứ nhất gọi là Sơ Lục.
Hào Âm thứ hai gọi là Lục nhị.
Hào Âm thứ ba gọi là Lục tam hay hào Thượng.

2. Trùng Quái
Trùng quái còn gọi là Quái kép, gồm 2 đơn quái chồng lên nhau, tổ hợp như vậy gồm 6 hào. Để phân
biệt đơn quái và trùng quái, đơn quái gọi là Quái, Trùng quái gọi là Quẻ.

8 Quái biểu thị cho 8 tương loại tổ hợp với nhau tao nên 64 quẻ Dịch, gồm 512 hào âm dương.
64 quẻ khởi đầu là bát thuần Càn, kết thúc là quẻ Hỏa Thủy Vị Tế tượng trưng cho vạn vật vẫn phát
triển mãi không ngừng, điểm đầu cũng là điểm kết thúc.Sau này có sách gọi là " Đại Diễn Tân Giải",
lấy 64 quẻ tổ hợp với nhau 64 x 64 tạo thành 4096 quẻ đôi (!), gọi là quẻ Đại Diễn.

Cách đọc tên các hào của trung quái cũng như đơn quái, từ thấp lên cao. Riêng hào thứ sáu trên cùng có
thể gọi là hào thượng hay thượng hào.

Trong Dịch quái 6 hào, người ta quan trọng ngôi hào thứ 5, vì hào thứ 5 tượng trưng cho vị trí của Vua,
của người lãnh đạo, hào 6 là quân sư hay cố vấn, hào 4 là quần thần, hào 3 quân sư của quan nhỏ, hào 2
là tiểu quan và hào sơ là thứ dân.
Trong dịch lý chú trọng là "đắc vị", tức hào 2 và 5 là vị trí người lãnh đạo thì phải là hào dương, gọi
"đắc chính", nếu là hào âm thì "thất vị", gọi là "bất chính". Vì hòa 2 và 5 là hai hào ở giữa của hai quái
đơn, là tượng của vị trí đứng đầu, nên gọi là "đắc trung"; cho nên bói hào 5 hay hào 2 là dương thì gọi
là đắc "trung chính". Do vậy hào 5 là hào dương thì gọi là Cữu Ngũ. Đây là vị trí tượng trưng cho vua
nên khi một ông vua lên ngôi thì gọi là "Lên ngôi cữu ngũ". Đấy là từ trong Dịch lý mà ra.3. Bát Quái

Tám quẻ đơn theo thứ tự thuận chiều kim đồng hồ: Càn Khảm Cấn Chấn, Khôn Ly Tốn Đoài, trên Hậu
Thiên lạc Việt.

Càn: trời, ông, cha, vua, đại nhân, phúc lộc, vàng, ngọc, rồng, ngựa tốt...
Khôn: đất, bà, mẹ, vợ, dân, tiểu nhân, nhà cửa, ruộng đất, bò, ngựa con...
Chấn: tổ, chủ, con trai cả, hươu lộc, đầu...
Tốn: phụ nữ, con gái cả, gà cá, giường, bắp đùi...
Khảm: mặt trăng, mương rảnh, con trai giữa, kẻ trộm, chè kem...
Ly: mặt trời, lửa, điện, con gái giữa, mũi tên, lưới, con mắt, tim...
Cấn: núi, đá, con trai út, tiểu nhân, trẻ thơ, con hổ...
Đoài: sông hồ, con gái út, em dâu, vợ, bạn, cái miệng, dê...
4. Con Gái Nhờ Đức Cha, Con Trai Nhờ Đức Mẹ

Đây là câu cửa miệng của người Việt Nam mà ai ai cũng đều biết. Nhưng đó lại là mật ngữ lý học lưu
truyền đến ngày nay trong dòng chảy Văn hiến Việt. Mật ngữ này đã được Thầy Thiên Sứ - Nguyễn Vũ
Tuấn Anh giải mã trong tác phẩm Thời Hùng vương qua truyền thuyết và Huyền Thoại, Tìm về côi
nguồn Kinh Dịch.v.v.

Quan sát sự biến quái, do sự biến đổi âm dương của hào thì sẽ thấy rỏ đều này.

Quái Càn khi hào sơ cữu động biến dương chuyển thành âm thì ra hào sơ lục trở thành quái Tốn, tượng
cho Trưởng Nữ.
Quái Càn khi hào cữu nhị động biến dương chuyển thành âm thì ra hào lục nhị trở thành quái Ly, tượng
cho Trung Nữ.
Quái Càn khi hào cữu tam động biến dương chuyển thành âm thì ra hào lục tam trở thành quái Đoài,
tượng cho Thiếu Nữ.

Như vậy nhóm quái Tốn, Ly, Đoài là tượng cho con gái. Ta dể dàng thấy rằng tổ hợp của từng đơn quái
thì mỗi quái gồm 2 hào dương 1 hào âm; dương lấn át, chính do sinh ra từ dương quái Càn. Đúng với
câu "Con gái nhờ đức cha".
Sự nhất quán còn rỏ ràng hơn nữa khi ta quan sét thấy rằng người nữ về thể chất, cơ thể có đường nét
uốn lượn, cong nhô, mượt mà...thể hiện dương về thể chất và âm về khí chất. Tượng quái Tốn Ly Đoài
thuộc nhóm quái dương, biểu tượng dương về chất âm khí.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Quái Khôn khi hào sơ lục động biến âm chuyển thành dương thì ra hào sơ cữu trở thành quái Chấn,
tượng cho Trưởng Nam.

Quái Khôn khi hào lục nhị động biến âm chuyển thành dương thì ra hào cữu nhị trở thành quái Khảm,
tượng cho Trung Nam.
Quái Khôn khi hào lục tam động biến âm chuyển thành dương thì ra hào cữu tam trở thành quái Cấn,
tượng cho Thiếu Nam.Như vậy nhóm quái Chấn, Khảm, Cấn là tượng cho con trai. Ta dể dàng thấy rằng
tổ hợp của từng đơn quái thì mỗi quái gồm 2 hào âm 1 hào dương; âm chủ đạo, chính do sinh ra từ
dương quái Khôn. Đúng với câu "Con trai nhờ đức mẹ".
Sự nhất quán còn rỏ ràng hơn nữa khi ta quan sét thấy rằng người nam về thể chất, cơ thể có đường nét
vuông vứt, phẳng trơn, cứng cáp, thô kệch...thể hiện âm về thể chất và dương về khí chất. Tượng quái
Chấn, Khảm, Cấn thuộc nhóm quái âm, biểu tượng âm về chất dương khí.

5. Bất Dịch và Điên Đão Dịch

Các nhà nghiên cứu Lý học phân chia thành hai nhóm quái trong 8 quái đơn thành nhóm Bất Dịch và
Điên Dẵo Dịch.
- Nhóm Bất Dịch: gồm 4 quái Càn - Khôn - Khảm - Ly. Các quái này khi lật 180 thì vẫn không biến
đổi thành quái khác, trừ phi các hào biến đổi âm dương.

- Nhóm Điên Đão Dịch: gồm quái Cấn - Chấn - Đoài - Tốn, các quái này khi lật 180 độ thì biến thành
quái khác và khi biến đổi âm dương hào thì biến thành một quái Điên Đão Dịch cùng tính chất.

Tham khảo bổ sung :THẬP THIÊN CAN


Bài học này nói về sự hợp - khắc về Thiên Can. Bài này chỉ dành cho anh chị em mới học. Nhưng
về mặt phân tích lý luận thì các anh chị em đã nghiên cứu lâu vẫn có thể xem qua , do có những
vấn đề nguyên lý và sự giải thích không có trong sách cổ chữ Hán.

Anh chị em thân mến.

Thiên Can nguyên nghĩa là: "Căn gốc ở trời". Theo lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành là cái có trước,
vì trời thuộc Dương . Nguyên lý Dương trước Âm sau. Đây là nguyên lý rất căn bản của thuyết Âm
Dương ngũ hành. Điều này được biểu tượng độc đáo trên hình tượng bánh chứng bánh dày và câu thành
ngữ nổi tiếng: "Mẹ tròn (Dương) - Con vuông(Âm)".
Bởi vậy sự tương tác của Thiên can là một yếu tố rất quyết định trong phương pháp dự báo Luận Tuổi
Lạc Việt

Thiên Can có nguồn gốc từ Ngũ hành. Nên chia theo Ngũ hành. Dưới sự chi phối của Âm Dương chia
làm 5 Âm Năm Dương. Bởi vậy có thập thiên can là:Giáp Mộc - Bính Hoả - Mậu Thổ - Canh
Kim - Nhâm Thuỷ Thuộc Dương, Thiên Can Dương.Ất Mộc - Đinh Hoả - Kỷ Thổ - Tân
Kim - Quý Thuỷ. Thuộc Âm, Thiên Can Âm.

Trên đây là thuận tự chu kỳ tương sinh của Thiên Can theo Ngũ hành :
Mộc => sinh Hoả => sinh Thổ => sinh Kim => sinh Thuỷ và Thuỷ lại sinh Mộc.
Chu kỳ tương khắc là:
Thuỷ = khắc Hoả = khắc Kim = Khắc Mộc= khắc Thổ và Thổ lại khắc Thuỷ

Nếu muốn tìm hiểu khái niệm ngũ hành từ đâu mà ra xin tham khảo thêm bài viết "Định mệnh có thật
hay không".

Lưu ý:
1) Dương sinh Dương và Âm sinh Âm là sinh thuân lý.
Thí dụ: Giáp Mộc sinh Bính Hoả.
2) Dương khắc Dương và Âm khắc Âm là khắc thuận lý.
Thí dụ: Đinh Hoả khắc Tân Kịm
3) Tuy xung khắc nhưng Âm Dương không khắc sát. Ngược lại vẫn có thể bổ trợ cho nhau.
Thí dụ A: Mộc khắc Thổ. Nhưng Giáp Mộc vẫn hợp Kỷ Thổ. Nhưng lưu ý : Về lý Mộc vẫn khắc Thổ.
Thí dụ B: Thổ sinh Kim. Nhưng Kỷ Thổ khắc Canh Kim. Nhưng lưu ý: Về Ly Thổ vẫn sinh Kim.
Trường hợp 1 & 2 là trường hợp nguyên lý chung. Trường hợp 3 là ứng dụng cụ thể. Nói là cụ thể ,
nhưng chúng ta phải hiểu cái cụ thể này chỉ là so với nguyên lý vũ trụ nói chung thì sự tương tác gần
gũi với địa cầu là cụ thể. Nhưng với chúng ta thì vẫn là một qui luật mang tính khái quát rất cao. Sự
tương quan giữa thiên can Âm và Dương mang tính khắc như Giáp Mộc và Kỷ thổ vẫn hợp nhau liên
quan đến một qui luật tương tác với địa cầu là Hà Đồ

Phần trên là trình bày về nguyên lý sinh khắc của Ngũ hành liên quan đến Thập Thiên Can. Nhưng trong
quá trình vận động của vũ trụ từ sự khởi nguyên cho đến khi hình thành Thái Dương hệ. Những mối
quan hệ tương tác có một sự tương quan mới. Trong cổ thư chữ Hán ghi nhận:Giáp hợp Kỷ phá Ất,
xung Canh...

Tại sao Giáp Mộc lại hợp Kỷ Thổ?


Những điều này trong cổ thư chữ Hán chỉ nói như một tiên đề trong ứng dụng và không chứng minh
được. Ta thấy rằng, quy luật vận động của các vì sao và hành tinh trong vũ trụ một thực tại làm nền tảng
cho khoa dự đoán Đông phương (vốn có đầy đủ những yếu tố theo tiêu chí khoa học hiện đại). Chính
một trong những quy luật cục bộ liên quan đến Địa cầu là thực tại làm nên đồ hình biểu lý lý thuyết cho
nó là Hà Đồ.

Hà Đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt là đồ hình biểu lý cho sự tương tác của vũ trụ với Địa cầu; đã
chứng tỏ tính hợp lý trong một số vần đề liên quan đến nó. Hay nói cách khác : Hà đồ đã chứng tỏ tính
hợp lý trong sự lý giải những hiện tượng và vấn đề trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng với quan
niệm cho rằng:Hà đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt là nguyên lý căn để cho tất cả mọi phương pháp
ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành; hay nói cách khác theo ngôn ngữ Lạc Việt: Pháp Đại uy nỗ

Do đó, vấn đề không thể dừng lại ở đây. Bài viết này là sự tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý của Hà Đồ trong
nguyên lý tương hợp của thập thiên can.Trong các cổ thư liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành
chúng ta thường thấy một tiền đề sau đây:

Giáp (Mộc) hợp Kỷ (Thổ)


Bính (Hỏa) hợp Tân (Kim)
Mậu (Thổ) hợp Quí (Thủy)
Canh (Kim) hợp Ất (Mộc)
Nhâm (Thủy) hợp Đinh (Hỏa).

Đây là một tiền đề của qui tắc lập cục trong Tử vi đẩu số và cũng là một tiền đề quan trọng của lý học
cổ Đông phương, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: y lý, lịch số, dự đoán… Tiền đề này chưa có
sự lý giải và cũng là sự bí ẩn đã trải hàng thiên niên kỷ trong các cổ thư chữ Hán lưu truyền. Chính vì
sự bí ẩn này khiến cho những nhà nghiên cứu và những người tìm hiểu về lý học Đông phương phải
chấp nhận một cách khiên cưỡng tiền đề nói trên:

Mộc khắc Thổ (lý tương khắc của Ngũ hành). Nhưng trong tiền đề nói trên thì Giáp – Mộc lại hợp Kỷ
– Thổ; thật khó hiểu!
Chưa hết, trong các sách ứng dụng phương pháp luận Âm Dương Ngũ hành vào các lĩnh vực Đông y,
Lý học hoặc dự đoán tương lai, thường gặp những định đề cũng không có sự lý giải mà bắt buộc phải
học thuộc lòng sau đây:

Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh; hoặc Mậu hợp Quí phá Giáp khắc Kỷ…

Sự bí ẩn của tiền đề này cũng xuất phát từ sai lầm căn bản tồn tại từ hàng ngàn năm nay, khi cho
rằng: Âm Dương và Ngũ hànhlà hai học thuyết riêng biệt không liên quan đến nhau. Từ sai lầm căn
bản này, sẽ không có cơ sở nào để liên hệ thập Thiên can (mang yếu tố Ngũ hành) với Lạc thư và Hà đồ
(Được nhắc đến đầu tiên trong kinh Dịch – nói đến Âm Dương, không có yếu tố Ngũ hành).

Điều quan trọng hơn cả là:Nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách sai lệch và không hoàn chỉnh thuyết
Âm Dương Ngũ hành từ văn minh Lạc Việt. Bởi vậy; tất cả các phương pháp ứng dụng của thuyết này
– trong cổ thư chữ Hán – cứ như từ trên trời rơi xuống; và trải hàng ngàn năm; tri thức của nhân loại
không thể nào chứng minh được một thực tại nào là cơ sở của học thuyết này.

Tuy nhiên với sự khẳng định cho rằng:Cội nguồn cũa thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh
Lạc Việt và là một học thuyết hoàn chỉnh, nhất quán. Tiền đề của học thuyết này chính là sự vận động
tương tác có qui luật trong vũ trụ; từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến các thiên hà khổng lồ. Và Hà đồ
chính là một đồ hình biểu lý và là nguyên lý căn để trong ứng dụng của khoa Thiên văn học Đông
phương; cũng như sự ứng dụng những hệ luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên thực tế; thì mọi sự
huyền bí của văn minh Đông phương sẽ sáng tỏ.
Hay nói một cách dân dã theo ngôn ngữ dân gian Lạc Việt:

Hà đồ chính là một Pháp Đại Uy Nỗ; là sự biểu lý cho một qui luật chủ yếu bao trùm mọi hiện tượng
trên Trái đất và con người.

Trên cơ sở này; chứng ta lý giải nguyên lý tương hợp của thập Thiên Can như sau:
Chúng ta sắp xếp thập Thiên can theo lý Âm Dương và Ngũ hành tương sinh, đánh số thứ tự từ 1 đến
10 từ Giáp đến Quí, ta sẽ được một bảng sau.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->Qua bảng trên bạn đọc cũng nhận thấy: Tất cả các số của thập
Thiên can vừa đúng 10 số có trên Hà đồ. Sự trùng hợp này không thể là một sự ngẫu nhiên, khi chúng
những nền tảng căn bản của một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh và là sản phẩm trí tuệ con người
phản ảnh sự nhận thức thực tại vũ trụ và điều kiện thiên nhiên. Bởi vậy; chúng phải có một sự liên hệ
chặt chẽ. Điều này được chứng tỏ khi chúng ta sắp xếp thập Thiên can trên cơ sở độ số theo thứ tự của
ở bảng trên vào vị trí có độ số tương ứng của Cửu cung Hà đồ ta được bảng sau:
Độ số Hà đồ phối độ số Thiên Can

Như vậy trên cơ sở độ số của Thiên can tương ứng với độ số của Cửu cung Hà đồ, ta sẽ có sự tương hợp
bởi cùng hành như sau:

Giáp (1) hợp Kỷ (6) trong hành Thủy;


Bính (3) hợp Tân (8) trong hành Mộc;
Mậu (5) hợp Quí (10) trong hành Thổ;
Canh (7) hợp Ất (2) trong hành Hỏa;
Nhâm (9) hợp Đinh (4) trong hành Kim.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Như vậy, mỗi một hành trên Hà đồ đi liền với hai Thiên can một Âm một Dương.

Điều này cũng lý giải một bài phú truyền bí ẩn, có nội dung như sau:Nhất lục cộng tông (1 – 6 cùng họ)/
Thuỷ
Nhị thất đồng đạo (2 – 7 cùng đi một đường)/ Hoả
Tam bát vi bằng (3 – 8 như nhau)/ Mộc
Tứ cửu vi hữu (4 – 9 là bạn bè)/ Kim
Ngũ thập đồng đồ (5 – 10 cùng một loại)/Thổ
Điều này không thể thực hiện trên Lạc thư vì trung cung Lạc Thư chỉ có một số; không có sự tương
thích hợp lý.

Với đồ hình đã trình bày ở trên. Chúng ta có thể lý giải những trường hợp bí ẩn khác, như: Giáp hợp Kỷ
phá Ất xung Canh và những trường hợp tương tự như sau:

Giáp (1) nằm ở vị trí Dương Thủy, khắc Ất (2) Canh (7) nằm ở vị trí Âm Dương Hỏa theo lý tương
khắc của Ngũ hành; hoặc Mậu (5) nằm ở vị trí Dương Thổ khắc Giáp (1) Kỷ (6) nằm ở vị trí Âm Dương
Thủy. Từ đó, suy ra một số định đề bí ẩn khác như: Bính là quí nhân của Kỷ, vì độ số của Bính (3) và
độ số của Kỷ (6) nằm trên cung tương sinh của Ngũ hành: Thủy sinh Mộc trên Hà Đồ v.v…
Qua đồ hình trên đã lý giải tất cả mọi trường hợp Sinh – Khắc – Thừa – Vũ của thập Thiên can, vốn là
sự bí ẩn đã trải nhiều thiên niên kỷ. Kể từ khi thần Kim Qui – một biểu tượng của nền văn minh Lạc
Việt – rẽ nước lặn xuống biển cùng với An Dương Vương, đã mang theo tất cả những bí mật của nó và
để lại một nền văn hóa Đông phương đầy huyền bí.
Như vậy, với sự chứng minh ở trên đã chứng tỏ rằng: Lạc thư Hà đồ (Hiểu theo nghĩa: Sách của
người Lạc Việt viết về Hà đồ) là tiền đề của khoa Thiên văn học cổ Văn Lang và là nguyên lý ứng
dụng căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành; từ đó tính toán các hiệu ứng vũ trụ tác động lên tự nhiên,
xã hội và đời sống con người.
Ngoài ra :
Cùng liên hệ tới thập Thiên Can còn một tiền đề bí ẩn khác không có sự lý giải và cũng là sự bí ẩn trải
hàng thiên niên kỷ; đó là:
Nguyên tắc Lục hợp trong sự tương quan hành khí và Thiên can qua bài khẩu quyết sau đây:
Giáp hợp Kỷ hóa Thổ
Ất hợp Canh hóa Kim
Bính hợp Tân hóa Thủy
Đinh hợp Nhâm hóa Mộc
Mậu hợp Quí hóa Hỏa.
Trong cuốn Dự đoán theo tứ trụ ông Thiệu Vĩ Hoa có đưa ra hai cách lý giải sau đây:1) * Giáp hợp
với Kỷ hóa Thổ là năm Giáp, năm Kỷ lấy Bính làm đầu, Bính Dần là tháng giêng của năm Giáp,
năm Kỷ. Bính là Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên Giáp hợp Kỷ hóa Thổ.
* Ất hợp với Canh hóa Kim là nói năm Ất, năm Canh lấy Mậu làm đầu, Mậu Dần là tháng giêng của
năm Ất, năm Canh. Mậu là Thổ, Thổ sinh Kim nên Ất hợp Canh hóa Kim.
* Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc là nói năm Đinh, năm Nhâm là lấy Nhâm làm đầu, tức Nhâm Dần *
Bính hợp với Tân hóa Thủy là nói năm Bính, năm Tân lấy Canh làm đầu, Canh Dần là tháng giêng của
năm Bính, năm Tân. Canh là Kim, Kim sinh Thủy nên Bính hợp với Tân hóa Thủy.
là tháng giêng của năm Đinh, năm Nhâm. Nhâm là Thủy, Thủy sinh Mộc nên gọi Đinh hợp với Nhâm
hóa Mộc.
* Mậu hợp Quí hóa Hỏa, tức là năm Mậu, năm Quí lấy Giáp làm đầu, Giáp Dần là tháng giêng của các
năm Mậu, năm Quí. Giáp là Mộc, Mộc sinh Hỏa nên Mậu hợp Quí hóa Hỏa.
2- Có ý kiến nói mười can hóa hợp với nhau là do phương vị của 28 ngôi sao trên trời quyết định.
Mười can hóa hợp là Dương hợp với Âm , Âm hợp với Dương, là Âm Dương hóa hợp. Sách “Chu dịch”
có câu: “Một Âm, một Dương gọi là một đạo.” Âm Dương hợp với nhau như nam nữ hợp với nhau để
thành đạo vợ chồng.

Trong sách Hoàng Đế Nội kinh với suy đoán vận khí, tác giả Đàm Thành Mậu cũng nhắc tới tiền đề
trên và ông đã ứng dụng trong việc suy đoán vận khí cho những vấn đề mang tính lý luận y học. Ông lý
giải như sau:
“Tại sao thuộc tính của Thiên can hóa năm vận lại không đồng nhất? Đó là bởi vì Thiên can ghép với
Ngũ hành là lấy quan hệ năm phương, năm mùa để xác định, mà năm vận thì căn cứ vào biến hóa tượng
Trời, cũng chính là sự biến hóa của các sao trên trời”.
Qua phần trích dẫn, bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
Cho đến tận bây giờ, các nhà lý học Trung Hoa cũng chưa lý giải được tiền đề nói trên. Hai sự lý giải
do ông Thiệu Vĩ Hoa đưa ra tuy chưa rõ ràng; nhưng còn chứng tỏ tinh thần nghiên cứu nghiêm túc.
Còn sự lý giải của ông Đàm Thành Mậu thì rất mơ hồ.

Hiện tượng bí ẩn trên cũng chỉ được lý giải một cách nhất quán và hợp lý trong các mối liênhệtương
quan với Hà Đồ.
ĐỊNH TÂM NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - Mục đích của định tâm nhà

Phương pháp xác định trọng tâm trong Phong thuỷ - cũng như trong các phương pháp tiên tri - là cực
kỳ quan trọng và làviệc đầu tiên phải làm. Bởi vì, xác định trọng tâm chính là xác định vị trí trong không
gian của vật chịu tương tác trong phong thuỷ vàcác yếu tố tương tác liên quan qua phương vị trong
phong thủy; hoặc sự kiện cần tiên tri.

Trong tiên tri, để định vị phương hướng xảy ra sự kiện, thì tâm chính là vị trí nơi ở của nhà tiên tri - nếu
sự kiện tiên tri xảy ra trong nước. Nếu ở ngoài nước thì chính là thủ đô của quốc gia mà nhà tiên tri đó
cư ngụ. Đây là phương pháp của tôi đề xướng và đã được ứng dụng có hiệu quả vì tính hợp lý và khoa
học của nó. Phương pháp này cho đến nay đã được những nhà nghiên cứu lý số thừa nhận. Vậy trong
phong thuỷ thì sự xác định vị trí tâm nhà là yếu tố cực kỳ quan trong. Vì trong phong thuỷ sự tương tác
từ không gian sẽ cần đến vị trí đúng trong không gian của vật chịu tương tác. Bởi vậy, định được tâm
nhà sẽ là cơ sở cho việc phân cung điểm hương trong các phương pháp ứng dụng của phong thủy lên
ngôi gia. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây
nguy hại khôn lường. Đó cũng là lý do mà tôi dành hẳn một bài riêng về vấn đề này.II - Các phương
pháp định tâm nhà trong phong thủy phi Lạc Việt từ xưa đến nay
Nhưng trong tất cả các sách vở về Phong Thuỷ lưu truyền từ xưa cho đến nay, đều không đặt ra vấn đề
này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những lý thuyết căn bản của phong
thuỷ Lạc Việt và phần nữa tôi cho rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông Phương cổ phần lớn đều
tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định. Nhưng
khi cuộc sống hiện đại ở các đô thi phát triển thì các căn hộ có hỉnh thể phức tạp và nhiều tầng. Do
thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấư
trúc cổ, đã khiến các phong thuỷ gia lúng túng về phương pháp ứng dụng. Những vấn nạn của Phong
thuỷ hiện đại chính là vấn đề định tâm nhà và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương
trạch tam yếu”).
Hình 1

Hình 2
Hình 3

Cách định tâm nhà ở trên là sai. Bởi vì khi dùng hình biểu kiến thì đó là tâm hình biểu kiến chứ không
phải tâm thực sự của mặt bằng nhà, hoặc tỷ lệ mặt bằng nhà.. Sự sai lệch này sẽ là không đáng kể nếu
các khối hình thể riêng liên quan đến hình thể nhà có sự chênh lệch không lớn (Như thí dụ ở hình 1),
nhưng sẽ rất nguy hiểm vì sự chệnh lệch lớn (Như thí dụ ở hình 2 và 3). Bởi vì, sự định tâm nhà sẽ quyết
định sự phân cung trong toàn bộ hình thể khu đất và căn nhà. Nếu cần trấn yểm thì sự định tâm nhà đúng
sẽ cho ta vùng phương vị đúng để trấn yểm; sự định tâm sai sẽ gây ra sự trấn yểm sai….

Định tâm nhà trong phong thủy nói chung hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải vì tính thất truyền của
Phong thủy Lạc Việt, kể từ khi nền văn hiến kỳ vĩ của người Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử.
Nhưng việc định tâm nhà là hết sức quan trong và là bước căn bản đầu tiên để ứng dụng tất cả các
phương pháp trong Phong Thủy nói chung và Phong Thủy Lạc Việt. Không định được tâm - kể cả trong
Âm trạch và Dương trạch – thì sẽ không xác định được phương vị. Không xác định được phương vị thì
căn cứ vào đâu để ứng dụng. Trong cổ thư chữ Hán không hề nói đến điều này và các phong thủy gia
hiện đại đã định tâm một cách rất tùy tiện. Bài tham khảo viết dưới đây của Phong Thủy sinh trên trang
web huyenkhong.com cho thấy sự nghiên cứu định tâm nhà vẫn là một điếu nan giải trong Phong thủy
nói chung, do không nắm bắt được bản chất của vấn đề.

Phương pháp định tâm trong Phong thủy hiện đại


Nguồn Huyenkhong.com

Tâm nhà cũng như hướng nhà là một căn bản mà người học phong thủy lẫn người muốn xem phong
thủy cần biết . Nếu lấy hướng sai thì xem phong thủy sẽ sai, nếu lấy tâm nhà sai thì xem phong thủy
cũng sai .

Đại đa số những thầy phong thủy đều dựa vào kinh nghiệm của mình và mức phán đoán của mình mà
chọn tâm nhà . Mức độ chính xác dựa theo cách này thì tùy theo kinh nghiệm của mỗi người .
Nhưng nếu dựa vào bản vẽ và toán học để tìm tâm nhà thì mức độ chính xác sẽ cao và không phân biệt
giữa người không có kinh nghiệm và người có kinh nghiệm .
Tâm nhà trong phong thủy gọi là thái cực và cũng có nhiều người gọi là thiên tâm. Thái cực là danh từ
dùng chung cho các tâm điểm chứ không riêng về tâm nhà. Mọi vật đều có thái cực và ý nghĩa của thái
cực là điểm giửa của các vật, nơi mà vật đó phụ thuộc vào để giử căng bằng .
Sau đây là cách tìm thái cực (hay tâm điểm) cho các vật có hình thức căn bản
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->Trường hợp nhà có hình dạng hổn tạp, kết hợp các hình thức đơn
giản tạo ra một hình thức hổn tạp như hình chử L, U, nhà có nhà xe lồi ra v.v. Thì có thể dùng toán học
để tìm tâm điểm của hình dạng đó .
Trước hết phải hiểu rỏ công thức tìm tâm điểm giửa hai vật dựa theo công thức trong lý học.
Một dạng nhà ta thường gặp là hình chử L và củng có nhiều người thắc mắc về cách tìm tâm điểm của
dạng nhà này . Sau đây là cách tìm dựa theo những căn bản ở trên :

1. Chia nhà ra thành hài hình,


2. Tính diện tích của mổi hình
3. Lấy tâm điểm của mổi hình
4. Tìm khoảng cách giửa hai tâm điểm
5. Dùng bài tính tâm điểm của hai vật trên để tìm thái cực

Phong Thủy Sinh

Qua bài viết trên của Phongthủysinh cho thấy nhà nghiên cứu này chỉ thay tên tâm nhà bằng từ Thái
Cực và cũng không hề đưa ra một khái niệm cụ thể về tâm nhà để từ đó định hướng được phương pháp
tính tâm nhà. Nếu các anh chị em tham khảo các sách xuất bản liên quan đến phong thủy có xuất xứ từ
cổ thư chữ Hán và hiện đại đều không hề có định nghĩa về tâm nhà. Vậy căn cứ vào đâu để định hướng?
Ngay điều tưởng như đơn giản này đã chỉ ra tính thất truyền của văn hiến Việt và sự thiếu hụt, sai lệch
trong sự tiếp thu của nền văn minh Hán từ hàng ngàn năm trước.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

III - Phương pháp định tâm theo Phong thuỷ Lạc Việt

III - 1: Định nghĩa tâm nhà theo Phong thủy Lạc Việt:

Phong thuỷ Lạc Việt quan niệm rằng: Vạn vật đều có sự tương tác. Đây là một nguyên lý được xác nhận
của khoa học hiện đại. Và Phong thuỷ chính là phương pháp hiệu chỉnh sự tương tác đó lên nơi ở của
con ngưởi, trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danmh
nến văn hiến huyền vĩ Việt. Xuất phát từ nguyên lý khoa học trên thì vị trí căn bản chịu tương tác mạnh
nhất chính là vị trí trọng tâm của hình thể chịu tương tác. Do đó, phong thuỷ Lạc Việt coi phương pháp
tính đúng trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc miếng đất là bước đầu tiên quan trọng
trong việc ứng dụng phong thuỷ. Định nghĩa trọng tâm của đồ hình diện tích căn nhà - hoặc miếng đât
theo Phong thuỷ Lạc Việt là:Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong phong
thuỷ Lạc Việt chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đồng dạng của nó trong không gian.

Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:

Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm
của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.III - 2: Phương pháp
tính trọng tâm hình thể nhà.

III - 2 - 1: Vẽ sơ đồ nhà theo tỷ lệ qui ước:

Khi tiến hành ứng dụng phương pháp phong thuỷ cho một ngôi nhà hoặc một cuộc đất, để biết trọng
tâm nhà, chúng ta phải vẽ lại sơ đồ hình thể diện tich ngôi nhà đó theo một tỷ lệ quy ước. Việc làm này
tương tự như một kỹ sư kiến trúc vẽ kiểu nhà.III - 2 - 2: Phương pháp căn bản trong tính trong tâm

III - 2 - 2 - 1: Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất nằm trong các hình thể kỷ hà tự nó đã mang tính cân
đối hình học như: Hình vuông, chữ nhật, lục giác, hình bình hành, tròn …vv… thì trong tâm là
giao điểm hai đường chéo. Trong trướng hợp là hình tam giác thì trọng tâm của hình tam giác
chính là giao điểm của ba đường trung tuyến.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

III - 2 - 2 - 2: Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất có hình thể phức tạp thì chúng ta phải làm từng bước sau đây:

a - Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
b -Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối trọng tâm của từng hình.Trọng tâm chung
của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
c - Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai
hình liên kết.
Thí dụ: hình đồng dạng tỷ lệ với nền nhà có hình thể và kích thước như hình dưới đây.

Tiến hành từng bước theo a – b – c ở trên, ta lần lượt có:

a – Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để có thể tính trọng tâm và diện tích từng hình

Trên cơ sở hai hình đã phân này, chúng ta dễ dàng có trọng tâm từng hình:
- Hình lớn có diện tích là: 6 x 20 = 120
- Hình nhỏ có diện tích là 5 x8 = 40.
b- Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối
liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
c -Trọng tâm nằm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích
hai hình liên kết.

Chúng ta có tỷ lệ diện tích hai hình trên là:


40 / 120 = 1/ 3. Cộng 1 với 3 = 4 .
Như vậy, chúng ta có trọng tâm nằm ở vị trí 1/ 4 chiều dài đường nối tâm – theo tỷ lệ nghịch như sau:
Dùng thước đo cụ thể chiều dài đường nối tâm trên hình vẽ. Sau đó chia làm 4 phần. Lấy điểm 1/ 4 chiều
dài về phía có diện tích lớn. Đây chính là trọng tâm của khối hình này

Trên đây, chúng ta đã quán xét phương pháp tính trọng tâm một hình tương đối đơn giản. Trong trường
hợp gặp những hình phức tạp như hình dưới đây thì chúng ta cũng tiến hành tường bước theo phương
pháp cơ bản trên.a - Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
Chúng ta phân thành các hình kỷ hà trong đồ hình trên là:* Hình chữ nhật ABEF có diện tích là 28 .

* Hình tam giác BCE có diện tích là 10.


* Hình tam giác CDE có diện tích là 5
* Tứ giác ABEF có diện tích 28
b - Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối
liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này. Chúng ta thực hiện từng bước như sau:

* Vẽ hai đường trung tuyến của tam giác BCE, ta có trọng tâm của tam giác này là “m”.
* Vẽ hai đường trung tuyến của tam giác CDE, ta có trọng tâm của tam giác này là “n”.

c - Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai
hình liên kết.

* Nối trọng tâm của hai tam giác , ta có đường nối tâm là “mn”. Tỷ lệ giữa hai hình là ½. Trọng tâm
nằm trên đường nối tâm có vị trí tỷ lệ nghịch với diện tích hình lien kết. Tức là nằm ở vị trí 1/ 3 chiều
dài của đường nối tâm “mn”. Như vậy, chúng ta có trọng tâm của hình tứ giác BCDE nằm ở vị trí S.

* Sau đó chúng ta lại lặp lại quy trình và c) để tiếp tục tìm trọng tâm của toàn khối hình.

* Tìm trọng tâm của hình chữ nhật ABEF bằng cách nối hai đường chéo AE và BF.

* Nối trọng tâm của ABEF với điểm S của BCDE.

* Chia tỷ lệ của diện tích ABEF cho BCDE, ta có:

28/ 15 = 1.87.

Cộng với 1 ta có 2.87.


* Dùng thước đo chiều dài thực tế của đường nối tâm chia cho 2.87 ta có một con số thực. Thí dụ: Thực
tế đo được là 57.4 mm (Chúng ta có thể lấy bất cứ đơn vị đo nào – cm , hay mm để làm số chia). Lấy
57. 4 mm chia cho 2. 87 ta được 20 mm. Như vậy 20 mm chính là khoảng cách từ trọng tâm hình ABEF
đến trọng tâm của toàn bộ hình cần tìm ABCDF.

<!--[endif]-->

Tương tự như vậy, chúng ta có thể tìm trọng tâm của bất cứ hình nào, mà chúng ta có thể phân ra các
hình kỷ hà để có thể lấy trọng tâm từng hình.

Lưu ý:
* Chúng ta không thể làm chính xác tuyệt đối. Bởi vậy, có thể gia giảm trong khả năng có thể và làm
tròn số trong khi làm các phép tính.
* Thông thường chúng ta hay gặp các trường hợp ứng dụng phong thuỷ nhà ở đô thị, nên thường có cấu
trúc theo hình hình học. Có thể dễ dàng ứng dụng theo phương pháp trên. Trường hợp ở nông thôn, hay
trang trại, chúng ta căn cứ trên hình thể miếng đất đã qui định trong sổ Địa chính (Sổ đỏ) để định tâm.Anh
chị em thân mến.
Định tâm trong phong thủy là yếu tố cực kỳ quan trong và là sự phục hổi của Phong Thủy Lạc Việt.
Anh chị em cần cố gắng nắm vững kiến thức cơ bản này.
Trên cơ sở xác định tâm trong ngôi gia và gia thổ, chúng ta sẽ quán xét tới việc phân cung điểm hướng
để xác định phương vị tốt xấu và ứng dụng các kiến thức phong thủy trong kiến trúc và cải tạo nhà ở.

ĐỊNH TÂM TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Phương pháp này do Kiến trúc sư Phạm Cương trình bày trong khóa I Phong Thủy Lạc Việt. Ứng dụng
phương pháp này chúng ta sẽ có một cách định tâm nhanh hơn và giản lược nhiều sự tính toán. Phương
pháp này chia một hình bất kỳ thành hai hình kỳ hà theo hai cách khác nhau. Khi chia lần thứ nhất ta
được đường nối tâm của hai hình theo cách chia thứ nhất. Khi chia lần thứ hai ta có đường nối tâm của
hai hình theo cách chia thứ hai. Đường nối tâm của hai cách chia chính là tâm hình định tìm.

Chúng ta quán xét hình dưới đây và ứng dụng phương pháp định tâm này.
Đây là hình một Cty đã từng được làm phong thủy và vẽ theo tỷ lệ với các kích thước sau:

Trên thực tế này ta chia diện tích trên làm hai cấu hình:

1 - NMLKIF
2 - ABCDEN
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->1 - Bây giờ ta chia hình NMLKIF lần thứ nhất thành hai hình là:
* NMLx - tìm tâm của hình này và YFxK với tâm của hình này. Ta nối tâm hai hình như hình vẽ dưới
đây (Đường màu xanh).

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->2 - Bây giờ ta chia hình NMLKIF lần thứ hai thành hai hình khác
là:
*NMyF tìm tâm của hình này và IyLK tìm tâm của hình này. Nối tâm hai hình lại với nhau (Đường màu
xanh). Đường nối tâm lần hai cắt đường nối tâm lần trước tại một điểm chính là tâm của toàn bộ hình
NMLKIF
Tương tự như vậy ta làm với hình ABCDEN
Nối tâm của hình ABCDEN với NMLKIF

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Sau đó ta tính diện tích của hai hình và chia đường nối tâm theo phương pháp tính đã trình bày ờ bài
trước.
MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÂM NHÀ - ĐẤT TRONG PHONG
THỦY
I - 1. Tầm quan trọng của việc định tâm đất trong phong thủy.

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định yếu tố thực tiễn và khách quan của phương
pháp ứng dụng trong phong thủy chính là sự tương tác. Sự nắm bắt qui luật tương tác của vũ trụ, thiên
nhiên, môi trường và cụ thể của những cấu trúc vật chất trong ngôi gia đã làm nên tính ứng dụng của
phong thủy. Nhận xét này của chúng tôi, bước đầu đã xóa bỏ bức màn huyền bí của môn phong thủy
Đông phương và đưa phong thủy vào đối tượng nghiên cứu khoa học một cách có căn cứ khoa học.
Lý thuyết khoa học hiện đại đã xác định rằng:Bản chất sự hình thành và phát triển trong vũ trụ chính là
sự tương tác. Tính chất tương tác như thế nào thì sự vật, sự việc thể hiện như thế đó.

Luận điểm này của chúng tôi được hầu hết những nhà nghiên cứu Lý số về bản chất của Phong Thủy
thừa nhận.
Trên cơ sở nhất quán của luận điểm này, chúng tôi xét trong mối tương tác của thế giới vật chất nói
chung thì việc định tâm nhà đất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì từ đó chúng ta mới có thể phân cung
điểm hướng là những thành tố mang tính dự kiện ban đầu chi phối hấu hết những phương pháp ứng dụng
trong phong thủy.
Trong ứng dụng phong thủy lưu truyền câu: “Nhất vị, nhị hướng” – vị ở đây quan trọng nhất chính là
tâm. Tâm nhà đất là nơi chịu tác động mạnh nhất và là nới tập trung các yếu tố tương tác.
Có thể khẳng định rằng: Định tâm nhà đất sai thì các phương pháp ứng dụng Phong Thủy cũng sai lệch.
Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại
khôn lường, thậm chí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia chủ.
Nhưng chính sự mơ hồ do thất truyền trong nguyên tắc định tâm đất trong phong thủy từ hàng ngàn năm
qua lại là một trong những yếu tố quan trong góp phần làm nên sự mơ hồ và huyền bí của Phong Thủy.
Do việc định tâm sai, sẽ dẫn đến phương pháp ứng dụng sai ở các phương vị cần phát huy , hoặc hạn
chế các quy luật tương tác tốt, hay xấu.

Từ mục đích làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đưa
ra một phương pháp định tâm nhà đất chính xác và hợp lý trong Phong thủy - mang tính nguyên lý, từ
đó có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng liên quan cũng như phát huy được tính ứng dụng hiệu
quả và thống nhất của các phương pháp ứng dụng Phong Thủy như Bát Trạch, Huyển Không, Loan đầu
hình lý khí… nhân danh Phong Thủy Lạc Việt.II - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG
PHONG THỦY CỔ.

II - 1. Định tâm đất - Sự thất truyền của lý thuyết căn bản trong phong thủy cổ.

Một điểu dể dàng nhận thấy rằng: trong tất cả các sách vở cổ về Phong Thuỷ lưu truyền đến nay, đều
không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những nguyên lý
thuyết căn bản của Phong thuỷ và một phần nữa có thể hiểu rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông
phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối như hình vuông hay chử nhật.
Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định.
Ngày nay, khi cuộc sống trở nên hiện đại, các đô thị, cao ốc, căn hộ dân cư phát triển rất nhiều so với
trước kia và các công trình kiến trúc đó lại mang nhiều hình thế phức tạp. Do thiếu một nguyên lý căn
bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấu trúc cổ, các phong thuỷ
gia trở nên lúng túng về phương pháp ứng dụng Phong Thủy. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại
thường thấy chính là vấn đề định tâm nhà đất và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp
“Dương trạch tam yếu”).II - 2. Sai lệch và khiếm khuyết của phương pháp định tâm nhà trong
phong thủy từ trước đến nay.
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các phong thuỷ gia mặc dù hiểu được tẩm quan trong của
việc định tâm nhà đất nhưng không thể đưa ra được phương pháp định tâm chính xác, hợp lý và lẽ dĩ
nhiên là không thể định tâm được những căn nhà hoặc miếng đất mang hình thể phức tạp.
Sau đây là những phương pháp địng tâm nhà đất thường thấy trong các sách dạy ứng dụng Phong Thủy
đang bày bán tại các nhà sách trong cả nước, cụ thể:a/ Nguồn tham khảo 1:

Trích: Thao tác và ứng dụng về Phong Thủy – tác giả Tống Thiệu Quang – NXB Hải Phòng

"Lập cực là một danh từ chuyên dùng để chỉ phương pháp xác định tâm của ngôi nhà. Muốn xem Phong
Thủy Dương Trạch cần phải tìm ra được điểm trung tâm. Một khi đã tìm ra được điểm trung tâm thỉ có
thể đoán được hung cát của nó từ tám hướng. Và có một số phương pháp tìm ra vị trí trung tâm của
ngôi nhà là:
- Lấy trọng tâm trong lực học vật lý làm trung tâm
- Loại bỏ những phần lồi ra và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Bổ sung thêm vào phần lõm và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Lấy bình quân của 2 phần lồi lõm, sau đó mới tìm được điểm trung tâm
Hinh1. Lấy bình quân của 2 phần lồi và lõm, lúc này nó sẽ giống như là diện tích của hình vuông, sau
đó ta lấy điểm giao nhau thì đây chính là điểm lập cực
Hinh2. Mặt bằng có 2 vị trí đểu lõm vào, ta tiến hành làm đầy hai phẩn này rổi dựa vào điểm giao nhau
của 4 góc rổi tÌm ra điểm lập cực.
Hinh3. Mặt bằng có 1 vị trí lồi ra, ta tiến hành loại bỏ phẩn này rổi tìm ra điểm lập cực từ điểm giao
nhau của 4 góc.
Hinh4. Mặt bằng có hình chữ L thì ta lấy một đường thẳng song song ở giữa của 2 đẩu, điểm giao nhau
trên đường thẳng chính là điểm lập cực"
b/ Nguồn tham khảo 2:

Trích: Cách sử dụng La Bàn trong Phong Thủy – Tác giả Tuệ Duyên – NXB Thanh Hóa
"Đối với các mặt bằng không theo hình thù nào cả thì có nhiều cách để tìm ra điểm trung tâm:
a) Phương pháp hình học: Đối với kiến trúc mà nói, đường mặt bằng cơ bản thường là hình chữ nhất
hợp thành, thường do một hình chữ nhật chủ yếu là chính, có chổ nào đó lồi lõm, như vậy phải dùng
cách kê bằng để biến chúng thành hình chữ nhật đúng quy cách thì sẻ tìm ra trung tâm mặt bằng (Hỉnh
5)
b ) Phương pháp trọng tâm: Đem một mặt bằng phức tạp cắt ra, đặt lên đầu cái Kim đài thì sẽ đo ra
trọng tâm của mặt bằng kiến trúc. Trọng tâm của mặt bằng có lúc không hoàn toàn trùng khớp với trung
tâm nhưng thông thường rất gần trùng hợp (hình 6)

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->c/ Nguồn tham khảo 3:

Các cách tính tâm thông thường hay gặp ở các tài liệu khác:
Dùng đường bao chung quanh hình biểu kiến mặt bằng nhà đất để xác định hình cơ bản, sau đó định
tâm nhà bằng cách xác định trọng tâm hình cơ bản đó. Tham khảo các trường hợp sau (Nét màu đen là
đồ hình mặt bằng nhà. Nét màu hồng / đỏ là hình biểu kiến bao quanh đồ hình mặt bằng nhà để định
tâm):
Hình. 7

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->Hình. 8

<!--[endif]-->

II - 3. Nhận xét về các phương pháp định tâm nhà đất nêu trên:
a/ Nguồn tham khảo 1.
- Chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng tâm nhà đất và cho đó là điểm lập cực.
- Phương pháp định tâm rất mơ hồ không có nguyên lý, thậm chí mâu thuẫn với cả tiêu chí ban đầu đưa
ra là lấy trọng trâm trong lực học vật lý làm trung tâm.
- Định tâm theo phương pháp ở Hình 3, Hình 4 dẫn đến sai lệch rất nhiều (sẽ có dẫn chứng cụ thể khi
so sánh với phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương)b/
Nguồn tham khảo 2.
- Cả 2 phương pháp đều không nêu được nguyên lý để định tâm trong các trường hợp mặt bằng phức
tạp: - Phương pháp hình học: cách định tâm rất cảm tính và mơ hồ, nếu xem tâm trọng tâm vật lý của
mặt bằng biểu kiến thì cách định tâm này cũng không chính xác.
- Phương pháp trọng tâm: trực tiếp thừa nhận không thể định tâm chính xác. Đồng thời phương pháp
này rất mất thời gian, không thực tế và mang sai số nhất định do đo bằng Kim đài.c/ Nguồn tham khảo
3.
- Cách định tâm nhà ở trên là sai. Bởi vì khi dùng hình biểu kiến thì đó là tâm hình biểu kiến chứ không
phải tâm thực sự của mặt bằng nhà, hoặc tỷ lệ mặt bằng nhà. Sự sai lệch này sẽ là không đáng kể nếu
các khối hình thể riêng liên quan đến hình thể nhà có sự chênh lệch không lớn (Như thí dụ ở hình 7),
nhưng sẽ rất nguy hiểm vì sự chệnh lệch lớn (Như thí dụ ở hình 8 và hình 9).II - 4. Nhận xét chung:
Tính đến thời điểm hiện tại
Chính do tính thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết, nên các phương pháp ứng dụng của
phong thủy hiện nay chưa có một định nghĩa hợp lý và phương pháp, có nguyên lý cụ thể cho việc định
tâm nhà đất một cách chính xác.
Các phương pháp định tâm nhà đất của các Phong thủy gia hiện tại tùy tiện, mơ hồ và chứa nhiều sai
lệch. Diện tích nhà đất càng lớn, càng phức tạp thì sự sai lệch càng lớn. Điều này cực kỳ nguy hiểm
trong Phong thủy, nhất là khi có liên quan đến sự trấn yểm.III. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ
ĐẤT CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT

DO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG (TTNCLHDP) PHỤC HỒI.
III - 1. Định nghĩa tâm nhà đất.

Phong thuỷ phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, quan niệm rằng: Vạn vật đều có sự tương tác. Đây
là một nguyên lý được xác nhận của khoa học hiện đại. Và Phong thuỷ chính là phương pháp hiệu chỉnh
sự tương tác đó lên nơi ở ảnh hướng tới con ngưởi. Xuất phát từ nguyên lý khoa học trên thì vị trí căn
bản chịu tương tác mạnh nhất chính là vị trí trọng tâm của hình thể chịu tương tác.
Do đó, phương pháp tính đúng trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc miếng đất là bước
đầu tiên quan trọng trong việc phân cung, điểm hướng - là một thành tố quan trọng trong ứng dụng
Phong thuỷ. Định nghĩa trọng tâm của đồ hình diện tích căn nhà - hoặc miếng đât theo Phong thủy Lạc
Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương là:
Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong Phong thủy chính là điểm tạo sự cân
bằng cho đồ hình đó trong không gian.
Hình minh họa

Hay nói một cách khác:


Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm
của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.
Trên cơ sở xác định tính khoa học bản chất của phong thủy là tính tương tác và sự ứng dụng quy luật
của sự tương tác, chúng tôi nhận thấy rằng:
Sự tương tác cân bằng chính là sự tương tác với trọng tâm biểu kiến của vật thể đó.
Đây chính là nguyên lý khoa học của việc định tâm nhà đất theo phong thủy Lạc Việt của Trung
Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Từ đó xác định mọi phương pháp định tâm trong Phong thủy
Lạc Việt, mà chúng tôi tiếp tục trình bày dưới đây.
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỌNG TÂM HÌNH THỂ NHÀ ĐẤT.
2-1. Vẽ sơ đồ nhà theo tỷ lệ qui ước:

Khi tiến hành ứng dụng phương pháp phong thuỷ cho một ngôi nhà hoặc một cuộc đất, để biết trọng
tâm nhà, chúng ta phải vẽ lại sơ đồ hình thể diện tich ngôi nhà đó theo một tỷ lệ quy ước. Việc làm này
tương tự như một kỹ sư kiến trúc vẽ kiểu nhà.2-2. Phương pháp căn bản trong tính trọng tâm:
2-2-1. Nhà đất có hình thể đơn giản:

Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất nằm trong các hình thể kỷ hà mà tự nó đã mang tính cân đối hình học như:
Hình vuông, chữ nhật, lục giác, hình bình hành, tròn …vv… thì trong tâm là giao điểm hai đường chéo.
Trong trường hợp là hình tam giác thì trọng tâm của hình tam giác chính là giao điểm của ba đường
trung tuyến.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->

2-2-2. Nhà đất có hình thể phức tạp:

A - Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất có hình thể phức tạp thì chúng ta phải làm từng bước sau đây:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối trọng tâm của từng hình. Trọng tâm chung
của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
c / Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai
hình liên kết.

B - Minh họa phương pháp tính tâm nhà đất:


Chúng sẽ tiến hành lấy một hình thể nhà đất phức tạp để làm ví dụ minh họa. Miếng đất hoặc căn nhà
hình chữ “L” thuộc hình thể nhà đất phức tạp, nhưng cũng rất thường gặp trong thực tế.
Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ thao tác định tâm hết sức cơ bản và chính xác để xác định tâm của loại cuộc
nhà đất này: Hình đồng dạng tỷ lệ với nền nhà có hình thể và kích thước như hình “L” dưới đây:

Tiến hành từng bước theo a/ b/ c ở trên, ta lần lượt có:


a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để có thể tính trọng tâm và diện tích từng hình.
Trên cơ sở hai hình đã phân này, chúng ta dễ dàng có trọng tâm từng hình:
- Hình lớn có diện tích là: 6 x 20 = 120
- Hình nhỏ có diện tích là 5 x8 = 40.

b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối
liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->c/ Trọng tâm nằm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch
của diện tích hai hình liên kết.
Chúng ta có tỷ lệ diện tích hai hình trên là:
40 / 120 = 1/ 3. Cộng 1 với 3 = 4 .
Như vậy, chúng ta có trọng tâm nằm ở vị trí 1/ 4 chiều dài đường nối tâm – theo tỷ lệ nghịch như sau:
Dùng thước đo cụ thể chiều dài đường nối tâm trên hình vẽ. Sau đó chia làm 4 phần. Lấy điểm 1/ 4 chiều
dài về phía có diện tích lớn. Đây chính là trọng tâm của khối hình này

Hình 13.

Bước c/ xác định chính xác trọng tâm của hình thể
Như vậy trọng tâm của hình thể này chính là tâm của cuộc nhà đất nói trên
H.14

Ta dễ dàng nhận thấy có một sai lệch rất lớn ở phương pháp định tâm của hiện tại của các Phong Thủy
gia so với phương pháp định tâm chính xác, mang tính nguyên lý của Trung tâm Nghiên cứu lý học
Đông Phương.2 - 2 - 4. Phương pháp tính trọng tâm có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài phương pháp định tâm nhà đất cơ bản trên,
chúng tôi còn đưa ra thêm 3 phương pháp với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính như Auto Cad,
Excel, phần mềm Phong Thủy chuyên dụng riêng của Nguyễn Như Kiên, kỹ sư thủy lợi, email:
kimkien@gmail.com. thành viên nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học
Đông Phương.
Phương pháp này được mô tả như sau:a/ Định tâm nhà đất bằng phần mềm AutoCAD:

Vẽ- hình tỉ lệ biểu kiến của nền nhà hay cuộc đất trong AutoCAD

- Tạo 1 region từ hình vừa tạo bằng lệnh Boundary.


- Xác định tâm của hình (centroid) qua lệnh massprop.

trong hình vẽ minh họa dưới tọa đây tâm hình có tọa độ X = 4.444; Y = 7.777

2-2-3. So sánh với các phương pháp định tâm ở mục II - a/.

Hình 16

Định tâm nhà đất bằng phần mềm Excel:

Vẽ hình trên 1 trục xOy bất kỳ.


- Gán tọa độ cho các điểm (Ví dụ hình trên điểm A có tọa độ (0, 0); điểm B(0, 15); điểm C(10, 10); điểm
D(0, 10)
- Tính tọa độ trọng tâm hình (trong hình là Xc và Yc) qua công thức:

(Công thức này tính bằng excel hoặc MathCAD thì rất nhanh & có thể lập công thức 1 lần dùng nhiều
lần)

c) Định tâm nhà đất bằng phần mềm Phong thủy chuyên dụng:

Tham khảo phần bài viết và trình bày của Nguyễn Kim Sơn – Thành viên Ban Nghiên cứu Phong Thủy
– TT Nghiên cứu lý học Đông Phương(*)IV. TÍNH NGUYÊN LÝ VÀ ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG
PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT
TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.
IV - 1. Định tâm chính xác
Phát huy hiệu quả của các phương pháp ứng dụng trong Phong Thủy.
Có thể nói, phương pháp định tâm nhà đất trên của Phong thủy Lạc Việt là một phương pháp hoàn chỉnh
và có tính nguyên lý. Từ việc định tâm nhà đất chính xác dẫn dến việc định phương vị sơn hướng chính
xác, các phương pháp ứng dụng Phong thủy sẽ phát huy tính hiệu quả của nó. Chúng ta dễ dàng nhận
thấy điều này qua hình minh họa dưới đây:
Hình a.
Kết quả định tâm theo Phong thủy Lạc Việt cho việc định vị các hướng như sau trên diện tích nhà.
Giả định nhà hướng Càn Tây Bắc và các phần màu vàng thể hiện các phương vị tốt trên mặt bằng
nhà.Hình b:

Kết quả định tâm trong phong thủy phổ biến hiện nay cho việc định phương vị tốt xấu khác hẳn.

Như vậy, nếu chúng ta giả định rằng:


Không có sự đổi chỗ Tốn Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt trong Phong thủy Lạc Việt thì việc định tâm
trên của phương pháp phổ biến hiện nay trong phong thủy, cũng tạo ra sự khác biệt lớn về phương vị tốt
xấu trên mặt bằng nhà so với phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt. Điều này sẽ quyết định
tính hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp phong thủy.IV - 2. Tính hợp lý trong định tâm nhà
theo Phong Thủy Lạc Việt và các vấn đề liên quan.
Qua hai đồ hình so sánh phương pháp định tâm trình bày ờ phần IV - 1, chúng ta thấy rằng:
Sự định tâm phổ biến hiện nay có một sai số rất lớn so với phương pháp định tâm được phục hồi từ
Phong thủy Lạc Việt. Sự định tâm đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng đúng. Trên cơ sở đó,
các phương pháp ứng dụng của phong thủy như bố trí phòng ốc, công trình phụ, cầu thang, bếp sẽ hoàn
toàn chính xác.
Ngược lại, với phương pháp định tâm phổ biến hiện nay trong phong thủy phi Lạc Việt rõ ràng có sai
số rất lớn. Từ đó các qui ước trong phương pháp ứng dụng nhưng tiêu chí của phong thủy sẽ bị sai.V.
KẾT LUẬN:

Như vậy, xuất phát từ một nguyên lý nhất quán và hoàn toàn khoa học là nguyên lý tương tác, đã xác
định tính cân bằng tương tác đối với một hình thể đơn vị diện tích, để xác định trọng tâm nhà đất trong
phong thủy Lạc Việt. Phương pháp định tâm chính xác này là tiền đề nòng cốt cho việc ứng dụng hiệu
quả và chính xác của các hàng loạt phương pháp khác như Bát trạch, Loan đầu, Dương trạch tam yếu,
Huyền không phi tinh… Và từ đó Phong Thủy Lạc Việt tiến tới làm sáng tỏ hoàn toàn những bí ẩn trài
hàng thiên niên ký trong phong thủy của nền văn hóa Đông phương. Đó là tính nhất quán, tính hệ thống,
tính quy luật, khách quan và tăng thêm khả năng dự báo của Phong thủy Lạc Việt phủ hợp với tiêu chí
khoa học.
Kết quả của phương pháp định tâm trong phong thủy Lạc Việt xuất phát từ một thực tại khách quan và
được khoa học thừa nhận. Đó chính là nguyên lý tương tác trong vũ trụ và minh định tính khoa học đích
thực của khoa phong thủy vốn thất truyền những nguyên lý lý thuyết của nó thể hiện trong các cổ thư
còn lại.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
KHÁI NIỆM SƠN, HƯỚNG VÀ TỌA TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Trịnh Phong
Như anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có nhận xét: Khoa Phong Thủy vốn được xem là khởi thủy tại
Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, chỉ là những mảnh vụn ít nhiều được hoàn chỉnh cục bộ, nên
không gắn bó với nhau và còn mâu thuẫn nhau.
I - Dẫn nhập
Suy nghĩ về khái niệm "Trạch" trong Dương Trạch

Xét riêng môn Bát Trạch, ta thấy các khái niệm chính được đưa ra không kèm theo một định nghĩa nhất
quán và do đó đã đưa đến những quan niệm trái ngược về Tả, Hữu, Sơn, Hướng, Trạch mệnh... Sau khi
căn cứ vào biến quái và quan hệ sinh khắc để định Bát Trạch du niên, người ta căn cứ vào vị trí các cung
cát hung để quy ra Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch phối hợp với Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh từ 8
Quái mệnh. Cách định danh Trạch không được quy định chặt chẽ nên sách này theo Hướng, sách kia
theo Sơn. Người học theo sách phối hợp Trạch và Mệnh quái không biết thế nào là đúng.

Với quan điểm Âm trạch có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ cháu con trong khi Dương trạch chẳng qua chỉ
thích nghi với một chủ gia đình, Khoa Phong Thủy Dương trạch hẳn chỉ là phần ngọn của trái núi băng
mà thôi. Vì người ta cho rằng khoa Âm Trạch dựa trên những đặc tính đảo chiều của Dương Trạch, nên
khó tin rằng Phong Thủy Âm Trạch có mức độ lý luận hoàn hảo hơn Phong Thủy của Dương Trạch.

Có lẽ Phong Thủy – như nhiều người đã khẳng định – là một thuật quý tộc, ban đầu chỉ dành cho vua
chúa và giới thượng lưu sử dụng. Những tầng lớp này dùng PT để chọn đất làm kinh đô, xây thành lũy,
đền đài, cung điện và dinh thự. Những công trình này bao giờ cũng có hình dáng có thể quy về hình
vuông, có tỷ lệ diện tích xây dựng trên chiều dài tường bao thuận lợi hơn cả. Những công trình này đặc
biệt thích hợp cho việc áp dụng các quan hệ Bát quái đơn thuần hoặc các quy tắc của thuật Bát Trạch.

Những tác giả sau này của giới Phong Thủy Trung Quốc cũng nhận thấy những nhược điểm trong hệ
thống lý thuyết của Phong Thủy, nhất là của Bát Trạch nên họ cố gắng đưa ra những định nghĩa cho các
khái niệm chủ yếu của Phong Thủy nói chung và Bát Trạch nói riêng như Eva Wong, Joey Yap... Sau
tham khảo những tư liệu của họ. Tôi có suy luận sau, có thể anh em cùng tham khảo, chỉnh lý.

Xuất xứ của Sơn và Hướng

Có tác giả đưa ra nhận định rằng, người xưa khi chọn chỗ xây nhà thường dựa trên quan điểm ghế bành,
tức là phải có Sơn để tựa lưng và hai bên Tả Hữu che chắn cho an toàn. Chính vì ưu tiên làm nhà tựa
lưng vào gò, núi nên mới có từ Sơn chỉ lưng nhà, chứng tỏ những người lập ra môn Phong Thủy vốn
sinh sống ở vùng nhiều núi, như Nam Trung Quốc ngày nay. Quan điểm tìm chỗ dựa lưng này cũng thể
hiện trong thuật tác chiến, tự vệ. Như Hồ Dzếnh đã nói đến trong tác phẩm của ông, cho đến giữa thế
kỷ trước TQ có hai loại người chính, một loại làm lụng kiếm ăn còn loại kia chuyên đi ăn cướp. Nếu lập
một gia trang có ba mặt được thiên nhiên bảo vệ trừ mặt trước, chắc chắn việc phòng vệ sẽ dễ dàng hơn
cho người trong nhà. Như vậy, chắc chắn sẽ có những học giả hoặc những người ứng dụng Phong Thủy
xuất phát từ thực tế đi chọn đất làm nhà mà xem Sơn quan trọng hơn Hướng.

Nếu những dân tộc du mục trên thảo nguyên lập ra môn Phong Thủy, chắc sẽ không có danh từ Sơn. Ta
có thể tin rằng họ sẽ xem Hướng quan trọng hơn vì phải bố trí cửa lều thích hợp tránh ảnh hưởng gió
mạnh. Nếu Phong Thủy là một học thuật ứng dụng được trên toàn cầu, nó sẽ phải trút bỏ những giới hạn
gây ra bởi ngôn ngữ như từ Sơn... hoặc những ảnh hưởng mang tính thực dụng phụ thuộc vào địa phương,
khu vực văn hóa...
Xác định Hướng

Theo nhiều tác giả và hợp với suy luận, Hướng hậu và Hướng tiền gọi chung là Hướng nhà phải nằm
trên một đường thẳng đi qua tâm nhà. Xác định được Hướng tiền sẽ biết Hướng hậu.
Xuất phát từ một căn nhà tiêu chuẩn hình vuông, Hướng nhà sẽ đi qua điểm giữa cạnh trước và cạnh sau
của nhà.

Ở đây lại nẩy ra một khái niệm mới: Trước (và Sau), thế nào là Trước.
Nếu ta quan niệm một người ngồi mặt, ngực, bụng bao giờ cũng hướng về phía trước thì một cái nhà
chắc cũng không thể khác. Nếu Hướng chính là phía mắt ta nhìn tới thì một căn nhà có chiều dài áp sát
một minh đường rộng rãi như bãi đá bóng chẳng hạn, ta cũng không thể theo "Thẩm thị Huyền Không
học“ mà quyết định rằng đó chính là mặt trước của nhà nếu như bờ tường nhà phía này không có cửa sổ
hoặc ít hơn hẳn so với các bờ tường phía khác. Đó là vì căn nhà ấy đang hướng về phía khác thông qua
những cặp mắt cửa sổ của nó. Một cửa ra vào có thể thường xuyên đóng kín, nhưng các cửa sổ đưa ánh
sáng, không khí vào nhà không mấy khi bị bịt kín.

Phong Thủy quan tâm đến Khí, phía tường có nhiều cửa sổ có lẽ là phía tiếp nhận Khí chính của căn
nhà. Người ta nói nhiều về thuộc tính của Khí. Kinh nghiệm cũng ít nhiều chứng minh là khi một vật
nhọn (tập trung ác khí) chĩa thẳng vào cửa sổ nguy hiểm với người trong nhà hơn là khi nó chĩa vào một
bờ tường kín. Ngược lại, một cái cửa ra vào trổ rất đúng cát hướng nhưng nhìn vào bờ tường hàng xóm
ở cự ly 1,5 thước thì cái Cát ấy cũng bằng không.

Các ngôi nhà, căn hộ trong thực tế có nhiều hình nhiều dạng, có lẽ trực quan người làm Phong Thủy có
kinh nghiệm sẽ nhận ra được đâu là Hướng nhà thực sự. Cũng theo quan điểm đã trình bầy trên, Hướng
tiền sẽ có ảnh hưởng chính yếu.

Thực ra, để tránh những xung đột của hai cách định danh Hai dạng cư xá theo Hướng hoặc theo Sơn ta
chỉ cần hiểu các khái niệm Đông Tứ Gia, Tây Tứ Gia căn cứ vào hai nhóm chính phân bố các cung Cát,
Hung của Nhà ở và của Mệnh để phối hợp sao cho hợp lý là đủ.
Điều quan trọng ở đây là phải xác định được Hướng hậu (Sơn) hay Hướng tiền (Hướng), yếu tố nào có
tác dụng mạnh hơn đối với con người cư ngụ trong căn nhà hay căn hộ đó.

Trạch là gì?

Theo Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ Trạch có nhiều nghĩa trong đó có một cách viết chữ Trạch
mang nghĩa là nhà ở, mồ mả. Từ đó có các từ ghép như trạch-khoán là khế ước bán nhà, trạch-ưu là nỗi
buồn trong nhà. Danh từ đặc trưng cho nhà ở chắc phải ra đời ít nhất là khi người ta thôi ở hang và biết
cất lều để cư trú. Do đó, nếu người Tàu không có từ nào thông dụng hơn từ Trạch để chỉ nhà ở bình
thường /(TP không sành Hán tự )/ thì chắc khó thể chứng minh từ Trạch xuất xứ từ tiếng Việt cổ.

Phong Thủy Lạc Việt đưa ra khái niệm Trạch – như anh Thiên Sứ đã giải thích – khái niệm này không
thể lẫn lộn với khái niệm Trạch trong từ Bát Trạch nói trên, vì khái niệm Bát Trạch này được xác định
dựa vào Hướng hậu (Sơn) hoặc Hướng tiền (Hướng) của một ngôi nhà.
Vì khái niệm Trạch trong Phong Thủy Lạc Việt có tương quan với long mạch, tức là mang yếu tố đường
truyền dẫn Khí.Nên ta có thể có nhận xét là:
Trạch của một căn nhà là phần nối tiếp của một chi (nhánh) dẫn Khí xuất phát từ một nguồn Khí nhất
định.

Do Khí tồn tại trong Hình, có những hình thể hiện Khí tụ, ngược lại những con đường là mạch khí vận
hành định hướng. Ngõ vào nhà xuất phát từ một con đường xa lộ chắc chắn không thu được Khí tốt như
khi xuất phát từ một khu vực tụ Khí. Với suy luận như vậy, Trạch sẽ là một thứ Khí mạch từ xa tới đi
qua cửa chính của ngôi nhà và ra khỏi cửa thoái khí trở về với tự nhiên - như anh Thiên Sứ cho rằng:
Thiết kế nhà nên tránh hiện tượng bế khí. Nếu vậy Trạch sẽ là con đường thuận tiện nhất để Khí sau khi
qua cửa vào trong nhà tìm cửa Thoái khí mà ra ngoài. Nếu nhận xét này là hợp lý ta sẽ thấy nên bố trí
nội thất sao cho Khí qua cửa chính đi vào trong nhà có thể qua hết các khu vực sinh hoạt chính để trục
hết tà khí đi rồi mới ra ngoài trời. Nhận xét này ít nhất cũng hợp lý ở kinh nghiệm phong thủy, tránh
không để cửa ra vào cùng các cửa trong và cửa sổ tường hậu hay cửa hậu thông nhau trên một đường
thẳng là đường Khí đi ngắn nhất (Những tai hại xẩy ra không phải chỉ thuần túy vì gió lồng).

Trong một cuốn sách Phong Thủy, tác giả tuy không nên khái niệm Trạch, nhưng nhấn mạnh việc phải
bố trí Khí khẩu sao cho Khí vào nhà không lưu thông với tốc độ quá cao không chỉ gây gió lồng ảnh
hưởng đến sức khoẻ mà còn gây các thiệt hại tài lộc khác. Tác giả đề nghị nên bố trí để dòng khí lưu
thông được dễ dàng lần lượt qua các khu vực chính trong nhà. Một cuốn sách khác nhấn mạnh rằng ,
đối với một tòa nhà thì xét Hướng tiền là quan trọng, nhưng trong nhà phải xét Khí khẩu theo Bát quái
du niên, vì phải chú ý đến đường khí lưu chuyển.

Nhiều nhà tuy có cửa chính, nhưng phần lớn thời gian trong ngày chỉ dùng cửa phụ. Như vậy Trạch của
họ chỉ mang tính lý thuyết. Khi xét cụ thể có lẽ phải xét Trạch của cửa phụ. Cũng qua cách suy luận trên
đây ta phải đi đến kết luận là dù Trạch được bố trí tốt đẹp đến đâu, nhưng nếu nó không có nguồn Khí
dồi dào nuôi cho thì cũng chỉ là Trạch giả. Thí dụ một căn nhà nhà cao cửa lớn nhưng lối vào phải lách
qua mấy cái ngõ nhỏ xuyên qua sân nhà khác. Như vậy ý nghĩa của Trạch theo quan điểm Phong Thủy
Lạc Việt không thể tách rời Hình Lý Khí của mội trường kiến trúc.

Trịnh Phong

-------------------------------* Anh Trịnh Phong là học viên Phong Thủy Lạc Việt khóa I
Bài viết trên cho chúng ta một ý niệm về tính thiếu nhất quán trên thực tế trong ứng dụng phong thủy
có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Đây cũng chính là lý do mà người ta khó có thể hệ thống hóa để dạy
môn phong thủy một cách có bài bản, có hệ thống trong một trường chính quy. Tôi khẳng định rằng:
Chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới có đầy đủ tính hệ thống, nhất quán để truyền đạt kiến thức một cách
chính quy với sự ứng dụng hiệu quả. Vậy những khái niệm này trong Phong thủy Lạc Việt là gì và căn
cứ vào đâu để định nghĩa những khái niệm này?
II – Hướng trong Phong thủy Lạc Việt

Như bài trên chúng tôi đã trình bày: Bản chất của Phong thủy là ứng dụng tính tương tác có quy luật
của môi trường lên cuộc sống con người trong ngôi nhà của họ. Vậy ngôi nhà phải là trọng tâm để xác
định hướng với môi trường xung quanh. Hay nói cách khác: Ngôi nhà và con người trong nhà chính là
mục đích quán xét những tương tác của môi trường. Vậy hướng chính là hướng tương tác chủ yếu tới
ngôi nhà và con người trong nhà. Qua đó, nếu căn nhà quay mặt về hướng nào thì đó chính là hướng
tương tác chủ yếu tác động đến căn nhà của chúng ta. Từ thực tế này, Phong thủy Lạc Việt qui định
rằng:Hướng của căn nhà chính là hướng mặt tiền nhà – tức là hướng cửa chính của ngôi nhà -
quay về hướng đó của la bàn – tính từ trong nhà ra phía ngoài.

Khái niệm này căn cứ vào vị trí của Cung quái bản mệnh gia chủ được đặt tại trung cung. Hướng tức là
hướng nhìn của Bản mệnh quái ra phía trước cửa. Khái niệm này hoàn toàn không thay đổi so với quan
niệm phổ thông.

Thí dụ: Mặt tiền nhà và cửa quay về hướng Đông thì gọi là nhà hướng Đông.III – Sơn trong Phong
Thủy Lạc Việt
Trong Phong thủy có hai khái niệm về sơn.III – 1: Khái niệm thứ nhất:
Hướng của lưng nhà gọi là sơn (“Tọa sơn, hướng Thủy”). Trong bài này, chúng ta xét khái niệm này.III
– 2: Khái niệm thứ hai:
Sơn là một đơn vị tính phương vị trên la kinh (Sẽ được giảng sau này).

Như vậy sơn theo khái niệm thứ nhất trong Phong Thủy Lạc Việt căn cứ thực tế là ranh phiá trước chính
là mặt tiền nhà, thì ranh phía sau chính là sau lưng nhà. Trước và sau, tả, hữu (Phải, trái) được xác định
bởi vị trí trung tâm. Bởi vậy phải là đường đi từ mặt trước, qua tâm nhà ra mặt sau.Đường thẳng nối
điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định
ranh phía sau chính là sơn nhà.

IV – Tọa trong Phong Thủy Lạc Việt:

Khái niệm tọa trong phong thủy thường hay dùng lẫn với sơn bởi tính chất của hình thể đất xây nhà
thường vuông hoặc chữ nhật. Nên sơn và tọa trùng nhau. Nhưng thực ra sơn và tọa khác nhau. Sơn nghĩa
là dựa lưng vào đấy và định nghĩa như trên. Nhưng tọa là ngồi lên hướng đó. Khi căn nhà hình vuông
chữ nhật thì sơn và tọa nhà trùng nhau, nên khó phân biệt, lâu ngày thành ra thất truyền. Phong Thủy
Lạc Việt định nghĩa “tọa” như sau:Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường
ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Trường hợp phổ biến do tính cân bằng trong hình thể đất lô gia là Sơn - Hương Tọa trùng. Đây chính là
một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự thất truyền của khái niệm Sơn - Hướng - Tọa - Trạch
trong phong thủy.

Trên đây là những khái niệm của Phong Thủy Lạc Việt trong việc ứng dụng phong thủy vào kiến trúc
và xây dựng để thiết kế và cải tạo nhà ở. Những định nghĩa và khái niệm này nhất quán và xuyên suốt
trong ứng dụng Phong thủy Lạc Việt.V - Ý nghĩa của Sơn - Hướng - Tọa trong Phong thủy Lạc Việt.
Như phần I đã trình bày: Do tính thất truyền, nên khái niệm Sơn - Hướng - Tọa - Trạch trong Phong
Thủy mà các phong thủy gia ứng dụng có nhiều khái niệm khác nhau và có khi mâu thuẫn nhau trong
việc giải thích khái niệm này. Tuy nhiên, do khi ứng dụng phương pháp Phong thủy, hầu như người ta
chỉ gặp những trường hợp hình cân đối như: Chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, bình hành nên nếu
ứng dụng ngay khái niệm Sơn Hương Tọa của Phong Thủy Lạc Việt mà tôi đã giảng ở trên thì chúng
hoàn toàn trùng nhau. Và người ta không cần quan tâm đến những khái niệm này.

Thí dụ:
Nhà hình chữ nhật sau đây

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Rõ ràng với hình này thì theo định nghĩa "Sơn" trong Phong Thủy Lạc Việt là:Đường thẳng nối điểm
giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau
chính là sơn nhà.

Theo định nghĩa này thì điểm tròn đỏ ở ranh phía sau chính là vị trí của sơn hướng (Vuông góc với ranh
phía sau tại điểm này - Ngược chiều với hướng).
Theo định nghĩa tọa trong Phong Thủy Lạc Việt là: Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà ,
cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của
nhà. Theo định nghĩa này thì điểm tròn đỏ ở ranh phía sau chính là vị trí của tọa hướng (Vuông góc với
ranh phía sau tại điểm này) Và cả tọa và sơn đều là một điểm duy nhất trong trường hợp nhà hình chữ
nhật minh họa ở trên.

Nhưng tại sao Phong Thủy Lạc Việt lại cần định nghĩa lại khái niệm này. Điều này cần thiết chính là vì
trên thực tế đôi khi chúng ta gặp phải những ngôi nhà có những hình thù đặc biệt như hình minh họa
dưới đây thì - theo khái niệm của Phong thủy Lạc Việt - Sơn và tọa không hoàn toàn chỉ đơn giản là
ngược chiều với hướng nhà. Phong Thủy Lạc Việt định nghĩa “tọa” như sau:

Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông
góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà.

Vì đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà trong trường hợp này - nhằm xác định ranh phía
sau nhà chính là cạnh xéo CD chứ không phải cạnh BC. Dù BC là cạnh vuông với hướng nhà.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->Trên cơ sở xác định ranh phía sau nhà là CD thì tọa nhà chính là hướng vuông góc với
ranh này. Trường hợp này tọa nhà không trùng với hướng ngược chiều hướng nhà.
Tương tự như vậy, Phong Thủy Lạc Việt xác định ranh phía sau để xác định sơn chính là đường nối tâm
ranh trước - được xác định bởi cửa chính (AE) là:Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước -
được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.
Qua hình trên thì ta thấy phương pháp này cũng xác định CD là ranh phía sau. Như vậy sơn nhà
chính là CD. Bây giờ chúng ta giả thiết: Đường đi qua điểm giữa AE và tâm nhà không cắt CD, mà cắt
BC thì BC chính là sơn nhà và tọa nhà là CD. Trường hợp này Sơn - tọa không trùng nhau và không
phải đơn giản là ngược chiều với hướng nhà.
Khái niệm của Phong thủy Lạc Việt về Sơn - Hướng - Tọa - Trạch (sẽ học trong bài sau), nhằm xác định
Sơn Hướng Tọa để tính toán ứng dụng các phương pháp trong phong thủy sau này. Tuy nhiên , do tính
rất phổ biến của các loại nhà hình chữ nhật....nên hầu như ít dùng.

TRẠCH NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - Khái niệm trạch trong Phong Thủy Lạc Việt

"Trạch" là một danh từ thuần Việt, nó xuất phát từ danh từ chỉ con "trạch" là một động vật lưỡng thê
cùng loài với "lươn" trong ngôn ngữ Việt. Con trạch gần giống con lươn nhưng có vây trên lưng và bụng,
sống trong bùn, sình lầy. Tất nhiên, đã là một sinh vật thì phải có đầu và có đuôi. Từ "trạch" trong ngôn
ngữ dân gian Việt ngoài dùng trong Phong Thủy còn để chỉ bờ đất đắp thêm trên mặt đê, trên mặt bờ
mương, khi cần tăng cường độ cao chống lũ hoặc ngăn nước. Bờ đất này, ông cha ta gọi là "đắp con
trạch". Khái niệm con trạch trên đê và bờ mương là dùng hình tượng của con trạch sinh vật trong tự
nhiên theo ngôn ngữ Việt. Con trạch trên mặt đê và mương tuy không có đầu, đuôi, nhưng nó định
hướng theo thế đất uốn lượn của bờ mương hoặc đê. Trong phong thủy, không phải chỉ có từ "trạch" có
gốc Việt mà còn nhiều thuật ngữ khác có gốc Việt cổ. Thí dụ như khi nói về thế đất dựng nhà có câu
"Tiền cái, hậu đê". Tức là : Mặt trước rộng rãi (Cái), mặt sau cao. Từ "cái" là từ thuần Việt chỉ sự bắt
đầu, tính bao trùm, như "Bố Cái đại vương", nhà "cái", cầm "cái" (Trong cờ bạc). Từ "cái" trong ngôn
ngữ Việt cận - hiện đại còn chỉ người nữ. Hiện vẫn có địa phương và vùng nông thôn Bắc Việt đang
dùng . Như - thay vì gọi cô Thoa - người ta có thể gọi: "Cái Thoa". Tương tự như vậy, từ "trạch" là dấu
tích ngôn ngữ Việt cổ trong Phong thủy bị Hán hóa.

Như vậy, chúng ta thấy rằng khái niệm "trạch" liên quan đến thế đất sở hữu trong phong thủy để định
hướng cho thế đất đó. Tương tự khái niệm "con trạch" trong việc trị thủy của nền nông nghiệp Việt cổ.
Vậy trạch nhà là gì?

Căn cứ theo ngôn ngữ Việt về khái niệm trạch đã dẫn chứng ở trên - thì - Trạch nhà chính là đường biểu
kiến nối trước và sau nhà. Con trạch thì phải có đầu có đuôi. Phía trước nhà (Được định vị bởi ranh
phái trước có vị trí tọa của cửa chính , nhưng không phải hướng cửa chính) chính là đầu trạch, sau nhà
chính là đuôi con trạch theo khái niệm chỉ "con trạch" của ông cha ta để lại. Chính vì sách Hán không
thể chỉ rõ điều này (Do khác biệt về âm ngữ giữa tiếng Việt và Hán trong quá trình Hán hóa nền văn
minh Việt), nên mới có sự mâu thuẫn nghiêm trong ngay từ khái niệm cơ bản trong Phong Thủy.

* Có người cho rằng hướng trạch là sơn nhà là hoàn toàn sai, nhưng có vẻ đúng, chính vì nó là một điểm
nối của trạch.
* Có người không dùng khái niệm "trạch nhà ", mà họ lại gọi là "long mạch". Đấy là một sai lầm rất căn
bản trong khái niệm phong thủy dương trạch (Kiến trúc thiết kế nhà cửa).
* Có người cho rằng: Hướng cửa là hướng trạch. Cũng sai luôn vì hướng trạch và hướng cửa hoàn toàn
khác nhau; nhưng có vẻ đúng vì thường hướng cửa trùng với hướng trạch (Trong xây dựng hiện đại -
nhà phố hình chữ nhật....). Khi hướng trạch xấu, người ta có thể xoay hướng cửa. Chúng ta giả thiết rằng:

Có một thế đất hình tròn, cửa có thể mở mọi hướng. Trạch nhà này như thế nào? - Lúc này ta lấy hướng
cửa làm hướng trạch. Chính bởi vậy, cũng nhiều người lầm hướng cửa là hướng trạch là vì vậy. Trong
trường hợp này, gọi là trạch cuộn (Cuốn tròn). Bởi vậy, khái niệm trạch nhà trong Phong Thủy Lạc Việt
được định nghĩa chính thức là: Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và ranh sau nhà, đi qua
tâm nhà gọi là trạch nhà. Hướng trạch được xác định tùy theo thế đất của căn nhà liên quan đến
hướng cửa chính và không phải hướng cửa chính. Nhưng có thể trùng với hướng cửa chính.

II - Minh họa trạch nhà trong một số thế đất.

Thực chất trạch nhà là một khái niệm tuy cụ thể theo định nghĩa, nhưng để xác định trạch nhà trên thực
tế thì lại rất trừu tượng. Chúng ta phải dùng tư duy trừu tượng để ý niệm về trạch nhà - theo sát định
nghĩa về trạch nói trên - trong những trường hợp cụ thể phức tạp.

Những hình minh họa sau đây cho anh chị em một khái niệm về trạch nhà

Với những thế đất có trục dối xứng như hình vuông, chữ nhật, thang cân, tam giác cân...như minh họa
ở trên thì việc xác địng trạch nhà rất dễ dàng.
Nhưng với những trạch nhà dạng đặc biệt do hình dạng bất thường của thế đất làm tâm nhà nằm ở vị trí
không ở trục đối xứng căn nhà thì sự xác định trạch nhà theo định nghĩa trên phải cần chúng ta một tư
duy trừu tượng để xác định theo cảm quan. Anh chị em quán xét những hình dưới đây để có một ý niệm
về việc xác định trạch.
* Thế đất hình L cho thấy tâm nhà lệch vào trong và Trạch nhà là đường biểu kiến đi qua điểm giữa
ranh phía trước - qua tâm tới điểm giữa ranh phía sau.
* Thế đất hình tròn trạch nhà có hình giống cái avata của tôi. Nhưng thực ra cũng chỉ là vẽ minh họa,
trạch nhà của thế đất hình tròn có thể nói chính là toàn bộ hình tròn này - do các vòng đi của trạch sát
nhau. Chứ không rộng và một chiều từ tâm như hình minh họa trên (Ngày mai tôi sẽ bổ sung hình vẽ
minh họa này).
* Hình dưới đây là một thế đất có hai mảnh sở hữu qua khoảng cách đường đi công cộng.

Qua hình minh họa trên thì trạch - hướng nhà và hướng cửa không phải lúc nào cũng trùng nhau. Mặc
dù đa phần là chúng trùng nhau. Sách Hán do không tiếp thu một cách hoàn chỉnh nền văn minh Việt,
nên đôi khi gặp những trường hợp đặc biệt đã không thể giải thích được bản chất của trạch nhà.

Sở dĩ phần lớn sự không hiểu biết về bản chất trạch nhà - không ảnh hưởng lắm đến việc thiết kế Phong
thủy vì chính tính phổ biến là trạch nhà và hướng cửa - sơn tọa trùng nhau. Hơn nữa, trong phong thủy
phần lớn là thiết kế, ít khi dùng trấn trạch. Những hiện tượng phổ biến phải trấn yểm, phần lớn cũng do
thiết kế lại, đặt các phương tiện hóa giải làm thay đổi tính tương tác của cấu hình nhà cho có lợi đến gia
chủ. Bởi vậy, việc trấn trạch gần như thất truyền.
Tuy nhiên, việc nắm bắt được khái niệm trạch và tìm trạch trong các thế đất đặc biệt rất quan trong trong
việc trấn trạch, mang lại bình yên cho gia chủ .
............................................................................................

BÀI GIẢNG BỔ SUNG


VỀ SƠN - TRẠCH - TỌA TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Anh chị em thân mến.


Khái niệm Sơn - Trạch - Tọa là một đặc trưng và là sự thể hiện tính ưu việt nhất quán của Phong
Thủy Lạc Việt. Những sách cổ chữ Hán không hề có định nghĩa về vấn đề này, Cho đến tận ngày
nay, những phong thủy gia hàng đầu vẫn lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt - mặc dù ở
những trường hợp phổ biến như nhà hình vuông, chữ nhật...thì họ không gặp trở ngại gì. Chính
bởi đặc thù này, nên tôi thấy cần có trách nhiệm trình bày kỹ hơn với hình minh họa cụ thể trường
hợp đặc thù này. Nắm vững được điều này, anh chị em mới có thể ứng dụng các phương pháp thể
hiện các yếu tố tương tác khác, như: Trấn trạch thì cần biết con trạch nhà nằm ở đâu và trạch
nhà có bị đứt hay không. Phải biết sơn ở đâu để biết phi tinh Huyền Không sao nào đáo Sơn (Học
sau). Phải biết tọa thế nào để biết tọa và hướng có đồng nhất khí hay không. ...vv..

Với những ngôi gia có hình kỷ hà cân đối như chữ nhật, vuông...thì sơn trạch tọa trùng nhau,
chúng ta sẽ khó có khái niệm cụ thể. Bởi vậy, tôi đưa lên đây trường hợp một ngôi gia có hình thể
đặc biệt và dẫn giải chu đáo để anh chị em quán xét.
Trên cơ sở hình thể căn nhà theo hình dưới đây anh chị em sẽ quán xét lại toàn bộ định nghĩa và
khái niệm về Sơn - Trạch - Tọa trong Phong thủy Lạc Việt.
Giả thiết rằng: Tâm nhà trong đồ hình dưới đây được xác định đúng.
1 - Tọa:

Trước hết chúng ta xem lại định nghĩa về tọa. Trong Phong Thủy Lạc Việt - Tọa được định nghĩa như
sau:

* Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường
vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà.

Trên cơ sở này, chúng ta có đường thẳng hiển thị màu xanh Xq là đường song song với hướng và đi qua
tâm nhà. Đường thẳngXq này cắt một đường ranh nào thì xác định định đó là ranh sau nhà (Đối xung
với hướng qua tâm), Cụ thể ở hình này thì đó là cạnh CD. Cạnh CD là cạnh đối xung với hướng qua
tâm vì vậy được xác định là cạnh sau nhà. Điểm cắt tại q.Từ q ta kẻ một đướng vuông góc qt với
canh CD. Đường vuông góc này xác định ranh CD tọa Tốn (Hình song song t tình từ tâm đi qua sơn
Tốn. Bởi vậy xác đinh CD tọa Tốn.
Xem hình vẽ dưới đây:

2 - Sơn:
Bây giờ cũng trên cơ sở hình này, chúng ta tìm sơn của chúng. Chúng ta cũng xem lại định nghĩa của
Phong thủy Lạc Việt về Sơn:

* Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua
tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.

Trên cở sở này, ta có điểm m là điểm giữa của ranh trước CF, nối qua tâm 0 cắt một ranh bất kỳ nào đó
- cụ thể trường hợp này vẫn là CD tại điểm n. Điềm n này xác định sơn của tòa nhà. Cụ thể sơn này nằm
vị trí kiêm Ngọ/ Đinh.

Xem hình dưới đây:

3 - Trạch.
Bây giờ chúng ta tiếp tục quán xét trạch của đồ hình cụ thể này. Chúng ta cũng xem lại định nghĩa về
trach - theo Phong thủy Lạc Việt. Phong thủy Lạc Việt định nghĩa trạch nhà như sau:

* Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và sau nhà đi qua tâm chính là trạch nhà.

Ranh sau của hình cụ thể này được xác định là CD. Điểm giữa là n. Ranh trước là AF với điểm giữa là
m. Ta có trạnh biểu kiến là đường cong đi qua ba điểm m0n và đó là trạch nhà.4 - Bàn về Sơn - Hướng
- Tọa.
Anh chị em thân mến,
Nhà mà Sơn - Hướng - Tọa đồng đẳng trên một đường thẳng, cũng ví như người ngồi trên chiếc ghế
ngay ngắn, nghiêm chỉnh, mặt nhìn thẳng ra phía trước. Nhà sơn một đằng, tọa một nẻo, hướng lêch
một phía như hình minh họa trên, cũng ví như người ngồi trên ghế ngả nghiêng. Tựa chỗ này, nhưng
lưng quay phía khác; hướng chỗ này, nhưng mặt lại nhìn về phía kia. Bởi vậy, ở trong những căn nhà
như vậy thường không thật tốt. Do yếu tố hình lý khí. Người trong nhà thường ba người bảy ý, không
hòa thuận.
Lý học Đông phương quan niệm rằng: Khí tụ thì thành hình. Nên qua hình thì đoán khí. Đây chính là
căn gốc của thuật xem tướng Đông phương. Trong Phong Thủy Lạc Việt đó chính là thuật xem tướng
nhà vậy (Sẽ học sau).
A+A-
PrintEmail
×

BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

Như đã trình bày ở trên: Phương pháp Bát trạch là một trong bốn yếu tố tương tác quan trọng
tác động đến ngôi gia và con người ở trong ngôi gia đó. Phương pháp Bát trạch tương đối phổ
biến trong ứng dụng phong thủy vào kiến trúc và xây dựng, sửa chữa phong thủy ngôi gia.
Bởi vậy, phuơng pháp ứng dụng Bát trạch Lạc Việt được giảng đầu tiên trong Phong thủy Lạc
Việt, không những vì tính phổ biến của nó mà còn là vì tính căn bản của tri thức phong thủy.

I - PHÂN CUNG TRONG BÁT TRẠCH

Phương pháp Bát trạch là một trong những phương pháp ứng dụng trong Phong thủy Lạc Việt. Phương
pháp Bát trạch nhằm ứng dụng sự tương tác giữa các phương vị trong phong thủy liên quan đến con
người, thông qua cấu trúc nhà. Trên cơ sở đã định tâm nhà và gia thổ trong Bát trạch.
Bắt đầu từ tâm nhà hoặc gia thổ mnà chúng ta đã xác định ở trên, người ta chia mặt phẳng tỷ lệ diện tích
làm 8 phương vị theo Bát trạch là:

1) Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ;

Quái Khảm quản.


2) Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.
3) Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ.
Quái Chấn quản.
4) Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.
Quái Khôn quản.
5) Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.
Quái Ly quản.
6) Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ.
Quái Tốn quản .
7) Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ.
Quái Đoài quản.
8) Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ.
Quái Càn quản.

Trong 8 phương vị trên đây - gọi là Bát Trạch - lại phân biệt làm hai loại là Tây Tứ trạch và Đông tứ
trạch.

I - 1: Đông trạch gồm 4 trạch sau:

KHẢM - CHẤN - LY - TỐN

Tức là gồm:
Chính Bắc - Chính Đông - Chính Nam và Tây Nam

I - 2: Tây trạch gồm 4 trạch sau:

ĐOÀI - CÀN - CẤN - KHÔN

Tức là gồm:
Chính Tây - Tây Bắc - Đông Bắc và Đông Nam

Xin xem hình minh họa dưới đây:


Anh chị em thân mến,

Qua bài giảng trên, anh chị em cũng nhận thấy rằng: Sự khác biệt của phân cung Bát Trạch Lạc Việt chỉ
khác sách cổ chữ Hán ở cung Đông Nam và Tây Nam. Đông Nam theo Bát trạch Việt là cung Khôn
thuộc Tây trạch. Nhưng Theo sách Hán cổ là cung Tốn thuộc Đông trạch. Tây Nam theo Bát trạch
Việt là cung Tốn thì sách Hán cổ là cung Khôn.

Sự khác biệt này chính là kết quả nghiên cứu, minh chứng cho lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm
văn hiến nhân danh tiêu chí khoa học. Sách Hán đã sai lầm ở điểm này. Đây cũng chính là sự ứng dụng
nhất quán nguyên lý căn để :"Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" . Tính khoa học của Hậu Thiên Lạc
Việt không chỉ dừng lại ở sự phù hợp với tiêu chí khoa học cho việc lý giải hợp lý hầu hết những yếu tố
liên quan mà còn là sự chính xác trên thực tế ứng dụng. Sau này khi đi sâu vào những bài học tiếp theo
và ngày càng nâng cao, anh chị em sẽ càng nhận thấy tính khoa học, tính hợp lý và tính thực tế của Bát
trạch Lạc Việt.
Phương pháp phân cung theo Bát trạch Lạc Việt này tiếp theo phương pháp định tâm , mà trong phong
thủy thường gọi là: Định tâm, phân cung, điểm hướng .

Trên cơ sở qui ước về phân cung như trên, chúng ta dùng La bàn, hoặc La kinh để xác định hướng nhà
và kết hợp với tâm nhà để phân cung trên diện tích nhà, hoặc đất. Chúng ta sẽ học những điều này trong
bài học tiếp theo đây.

II - CUNG PHI TRONG BÁT TRẠCH

Trong phong thủy - đặc biệt ứng dụng nhiều trong Bát trạch - người ta chia con người làm hai dạng
là Đông tứ cung và Tây tứ cung theo các quái ứng với Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.

Người Đông tứ cung ứng với Đông tứ trạch gồm các quái sau đây:
Khảm - Chấn - Ly - Tốn.

Người Tây tứ cung ứng với Tây tứ trạch gồm các quái sau đây:
Càn - Đoài - Cấn - Khôn.

Đối với người Đông tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Đông tứ trạch và xấu với Tây tứ trạch.
Ngược lại với người Tây tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Tây tứ trạch và xấu với Đông tứ
trạch.
Trong sách Bát trạch Minh cảnh từ nguồn gốc Hán có một bảng lập thành sẵn và người học theo
phương pháp này cứ thế ứng dụng, tra bảng để biết người sinh năm nào ứng với cung nào. Từ đó định
phương vị thích hợp cho gia chủ, mà không cần biết nguyên lý và phương pháp tạo nên bảng lập thành
đó.

Nếu cứ theo cách này của Bát trạch minh cảnh từ cổ thư chữ Hán thì chúng ta chỉ cần theo bảng lập
thành của Bát trạch Lạc Việtsau đây. Trong bảng lập thành này khác với bảng có nguồn gốc Hán là sự
đổi chỗ của Đoài - Ly trong Đông Tây tứ cung.
Tức là:

Người cung Đoài trong sách Hán thành người cung Ly trong sách Việt và ngược lại. Còn hoàn toàn
giống nhau.
Nhưng với một mục đích hướng dẫn anh chị em trở thành những nhà nghiên cứu trong tương lai
về Phong Thủy Lạc Việt - nhằm phục hồi lại những giá trị văn hiến trải gần 5000 năm của tổ tiên - tôi
trình bày rõ về nguyên lý và phương pháp lập thành bản phân cung cho tuổi người ở bảng qui ước trong
bài sau đây.
III - NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA BẢNG LẬP THÀNH CUNG PHY TỪ PHONG
THỦY LẠC VIỆT

Như trong các bài giảng trước, tôi luôn khẳng định với anh chị em rằng:
Những cái gọi là "trường phái" trong Phong Thủy có nguồn gốc từ sách Hán cổ thực chất chỉ là sự phát
hiện rời rạc những giá trị của nền văn hiến Việt cổ, sụp đổ ở Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Cái
gọi là phái Bát trạch phát hiện từ đời Hậu Hán và cái gọi là Huyền Không thì từ đầu thời Đường và
phát triển mạnh vào Minh Thanh. Hay nói cách khác:
Phái Huyền Không ra đời sau Bát trạch tring lịch sử văn minh Hán.
Nhưng bài viết đưới đây minh chứng với anh chị em rằng: Nguyên lý tìm cung phi trong Bát trạch lại
chính là phương pháp của Phi tinh Huyền Không mà anh chị em sẽ học sau này.

Trong phương pháp phi tinh Huyền Không phong thủy thì tùy theo năm sinh của người Nam hay nữ
trong 60 hoa giáp sẽ ứng với một Quái do phương pháp phi tinh của Huyền Không tạo ra.

Trong sách có nguồn gốc Hán thì người ta phi cung trên Cửu Cung Lạc Thư.
Trong phong thủy Lạc Việt phi tinh trên Cửu cung Hà Đồ.

Trước hết chúng ta xem hình Hà Đồ cửu cung ứng với Bát quái Lạc Việt như sau:

Phương pháp phi tinh trên cửu cung ứng với 60 năm hoa giáp. Bởi vậy chúng có một chu kỳ là 180
năm. Đó chính là bội số chung của nhỏ nhất của 9 và 60. Trong 180 năm này lại chia làm thượng,
trung, hạ nguyên.

Người Nam thuộc Dương phi nghịch là Âm. Người nữ thuộc Âm phi thuận là Dương.

Phương pháp phi tinh như sau:


Người Nam phi nghịch:

* Bắt đầu năm Giáp tý thương nguyên 1864 là năm thứ nhất (*). Người nam sinh năm này nằm ở cung
Khảm số 1.
Gọi là: Phi cung Khảm. Thuộc Đông tứ cung.

* Năm Ất Sửu là năm thứ 2 . Phi tinh nghịch tới cung số 9 trên Hà Đồ, tức cung Đoài. Người Nam sinh
năm này nằm ở cung Đoài.
Gọi là: Phi cung Đoài. Thuộc Tây tứ cung

Lưu ý:
Trong sách Hán thì do phi cung trện Lạc Thư nên cung số 9 ứng với cung Ly. Vì vậy người sinh năm
này thuộc Đông tứ cung.

* Năm Bính Dần là năm thứ 3. Phi nghịch tới cung số 8 trên Hà Đồ, tức cung Cấn. Người nam sinh
năm này nằm ở cung Cấn.
Gọi là: Phi cung Cấn. Thuộc Tây Tứ cung.

* Năm Đinh Mão là năm thứ 4. Phi nghịch tới cung số 7 trên Hà đồ, tức cung Ly. Người nam sinh năm
này nằm ở cung Ly.
Gọi là: Phi cung Ly. Thuộc Đông tứ cung.

Lưu ý:
Trong sách Hán do phi cung trên Lạc thư nên cung số 7 ứng với cung Đoài. Vì vậy người sinh năm này
ứng với cung Đoài, thuộc Tây tứ cung.

* Năm Mậu Thìn là năm thứ 5. Phi nghịch tới cung số 6 trên Hà Đồ, tức cung Càn. Người Nam sinh
năm này nằm ở cung Càn.
Gọi là: Phi cung Càn, thuộc Tây tứ cung.

* Năm Kỷ Tỵ là năm thứ 6. Phi nghịch tới trung cung số 5 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này
thuộc cung Khôn.
Gọi là: Phi cung Khôn, thuộc Tây tứ cung.

Lưu ý đặc biệt:


Trong phong thủy tại trung cung ứng với hai quái là:
Khôn và Cấn .
Trong đó quái Khôn ứng với người nam và quái Cấn ứng với người nữ. Đây là điều đặc biệt khác với
tất cả mọi ứng dụng khác liên quan với bát quái là: Càn ứng với người nam và Khôn ứng với nữ. Điều
này tôi đã phân tích kỹ trong sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Anh chị em quan tâm có thể chép lại
từ trang chủ của web lyhocdongphuong.org.vn về tham khảo.

* Canh Ngọ là năm thứ 7. Phi nghịch tới cung số 4 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này thuộc cung
Tốn.
Gọi là: Phi cung Tốn, thuộc Đông tứ cung.

* Năm Tân Mùi là năm thứ 8. Phi nghịch tới trung cung số 3 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này
thuộc cung Chấn.
Gọi là: Phi cung Chấn, thuộc Đông tứ cung.

* Năm Nhâm Thân là năm thứ 9. Phi nghịch tới cung số 2 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này
thuộc cung Khôn.
Gọi là: Phi cung Khôn, thuộc Tây tứ cung.

Chú ý:
1) Năm Quí Dậu trở lại cung số 1 là cung Khảm và chu kỳ lặp lại.
2) Người nữ phi thuận (Phi tới cung tăng dần theo độ số), Năm Giáp Tý thương nguyên bắt đầu từ Cấn
trung cung tiến tới mỗi năm một cung: Ất Sửu - Càn 6......

Anh chị em thân mến.

Qua nguyên lý và phương pháp lập thành bảng cung phi ứng dụng trong bát trạch, chung ta thấy rất rõ
phương pháp Bát Trạchvà Huyền không có liên hệ với nhau rất chặt chẽ trong phương pháp ứng dụng.
Nếu không có phương pháp phi tinh này của Huyền Không thì không thể định tính phân loại cung phi
theo tuổi để ứng dụng trong Bát trạch. Nhưng trong cổ thư chữ Hán thì "Bát trạch" và "Huyền không"
lại là hai trường phái không liên quan gì đến nhau và được các thánh nhân Hán "trực ngộ tâm linh" "sáng
tạo" ở hai thời kỳ cách xa nhau trong lịch sử văn minh Hán. Các thầy theo phái Bát trạch thì chê Huyền
Không là mơ hồ (Nên mới gọi là Huyền), còn các thầy Huyền Không thì chê Bát trạch là ấu trĩ.
Điều này cho thấy Phong thủy chính là một phương pháp thống nhất các yếu tố tương tác, được
ứng dụng nhằm giúp ích cho con người và nguồn gốc thuộc về văn hiến Lạc Việt - một thời huyền
vĩ ở miền nam sông Dương tử. Tùy từng trường hợp cụ thể mà ứng dụng phương pháp thích hợp.

Nhiều người cho rằng:


Phong thủy Lạc Việt - dựa trên nguyên lý căn để là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ không thể
dung hòa với các phương pháp khác và sẽ mâu thuẫn giữa các phương pháp giảng của các giảng
viên khác không theo quan niệm này. Nhưng đó chỉ là những ý kiến sai lầm. Họ chỉ là những người
ứng dụng thuần túy và không hiểu nhiều về những nghiên cứu mang tính lý thuyết. Thực tế và lý
luận trong các bài học tiếp theo sẽ chứng tỏ điều này
-----------------------
* Chú thích:
Việc chọn năm 1864 là năm Giáp Tý thượng nguyên có liên quan nguồn gốc từ năm Giáp Tý thượng
cổ. Hiện nay trong các sách liên quan đến Thái Ất , người ta vẫn còn tranh luận về năm nào là năm Giáp
Tý thượng cổ - để làm mốc chuẩn tính Thái Ất .
Anh chị em nào nghiên cứu Thái Ất có thể lấy mốc chuẩn này của Phong thủy 1864 là năm Giáp Tý
thương Nguyên tính ngược lên để đối chiếu, minh xác năm Giáp Tý thượng cổ.

IV - PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHANH CUNG PHI THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

Ngoài cách tra bảng như tôi đã trình bày ở trên, bài viết dưới đây giúp anh chị em có một phương
pháp tính nhanh tìm cung phi cho gia chủ ứng dụng trong phương pháp "Bát trạch Lạc Việt".

Cách tính cung PHI :


Chúng ta lấy năm sinh Dương lịch của gia chủ

- Thí dụ I:

Gia chủ sinh 1949


Bước 1: Cộng tất cả các số có trong năm sinh: 1 + 9 + 4 + 9 = 23.
Bước 2: Tiếp tục cộng các số còn lại cho đến khi nhỏ hơn 10: 2 +3 = 5.
Bước 3: Lấy 5 - 1 = 4

I - 1: Đối với cung phi của người Nam:


Ta lấy 10 -4 = 6.
Số 6 trên Hà Đồ là cung Càn. Vậy người Nam sinh năm 1949 là có cung phi là Càn.

I - 2: Đối với cung phi của người Nữ:


Sau khi tính được cung phi của người nam, ta lấy 15 - số cung phi Nam = Số cung phi người Nữ.
Trong thí dụ trên cụ thể là:
15 - 6 = 9.
Số 9 trên Hà Đồ là cung Đoài.
Vậy người nữ sinh năm 1949 có cung phi là Đoài.

Thí dụ II:

Gia chủ sinh năm 1987 .


Theo công thức trên
Cung Phi Nam = 10 – [(1 + 9 + 8 + 7) – 1] = 10 – [25 - 1] = 10 – [2 + 4] = 10 – 6 = 4
Cung Phi Nữ = 15 – Cung Phi Nam = 15 – 4 = 11 = 1+1 = 2
Vậy số chủ vận của bạn nam là 4 (cung TỐN) , của bạn nữ là 2 (cung KHÔN)

Thí dụ III:

Gia chủ sinh năm 2001


Theo công thức trên
Cung Phi Nam = 10 – [(2 + 0 + 0 +1) - 1] = 10 – (3 - 1) = 10 – 2 = 8
Cung Phi Nữ = 15 – 8 = 7
Vậy số chủ vận của nam là 8 (cung CẤN trên Hà Đồ), của bạn nữ là 7 (cung LY)

Đến đây , khi các bạn đã biết số chủ vận của gia chủ rồi thì theo bảng sau sẽ biết mình thuộc nhóm Trạch
nào:

Các số 1 Khảm - 3 Chấn - 7 Ly - 4 Tốn thuộc Đông Tứ trạch


Các số 8 Cấn - 6 Càn - 2 Khôn - 9 Đoài thuộc Tây Tứ trạch.

Nếu kết quả cuối cùng là số 5 thì nam thuộc cung KHÔN, nữ thuộc cung CẤN

Đây cũng là 1 cách tính nhanh phi cung Thiên Luân hay áp dụng :

1975, chỉ lấy 2 số cuối : 7 + 5 = 12, 1+ 2 = 3

Nữ : 3 + 5 =8 -> Cấn
Nam : 10-3=7 -> Ly

Từ năm 2000 trở đi

vd : sn 2010, 1+0=1
Nam : 9-1=8 -> Cấn
Nữ : 1+6=7 ->Ly

Lưu ý: Trường hợp sinh đầu năm Dương lịch, nhưng chưa hết năm Âm lịch thì tính trừ đi một
Năm. Thí dụ:
Sinh đầu 1979. Nhưng còn trong tháng 12 Âm năm Mậu Ngọ thì tính năm 1978.

PHÂN 24 SƠN HƯỚNG TRONG BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

Trong Phong thủy ứng dụng chung cho cách phương pháp ứng dụng gồm: Bát trạch, Cấu trúc
hình thể (Dương trạch tam yếu), Huyền không, Loan đầu...đều có cùng một cách phân chia
phương hướng như nhau. Điều này là một bằng chứng nữa chứng tỏ chúng phải có cùng một
nguyên lý lý thuyết căn để và thống nhất. Đây chính là một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng: Phong
thủy là một phương pháp nhất quán và hoàn chỉnh từ một nguyên lý căn để duy nhất - Với chúng
ta đó là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - hoàn toàn không phải như những phương pháp rời
rạc, mâu thuẫn, mơ hồ và sai lệch như trong cổ thư Hán.

V-I - 24 SƠN HƯỚNG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Trong phong thủy Lạc Việt cũng chia phương vị gồm tám cung mà tôi đã trình bày ở trên. Tám cung đó
tính từ Càn thuận chiều kim đồng hồ là:

CÀN

KHẢM

CẤN

CHẤN

KHÔN

LY

TỐN

ĐOÀI
Mỗi cung như vậy quản 45 độ trên Địa bàn 360 độ.

Mỗi cung như vậy lại chia làm 3 sơn. Mỗi sơn quản 15 độ. Tên gọi của các sơn lần lượt như sau:

1: Càn gồm ba sơn Tuất - Càn - Hợi.

2: Khảm gồm ba sơn Nhâm - Tý - Quý.

3: Cấn gồm ba sơn Sửu - Cấn - Dần.

4: Chấn gồm ba sơn Giáp - Mão - Ất.

5: Khôn gồm ba sơn Thìn - Khôn - Tỵ.

6: Ly gồm ba sơn Bính - Ngọ - Đinh.

7: Tốn gồm ba sơn Mùi - Tốn - Thân.

8: Đoài gồm ba sơn Canh - Dậu - Tân.

Như vậy chúng ta thấy rằng:


Trong 24 sơn này gồm đủ 12 con giáp từ Tý đến Hợi bố trí thuận theo chiều kim đồng hồ - hoàn toàn
phù hợp với chiều tương sinh của Ngũ Hành trên Hà Đồ. Đây là một bằng chứng sắc sảo nữa để thấy sự
sai lệch trong cổ thư chữ Hán khi họ phối 12 sơn hương theo chiều tương sinh của ngũ hành trên Lạc
Thư vốn thể hiện ngũ hành tương khắc theo chiều ngược. Đây là một bằng chứng hiển nhiên minh chứng
một cách sắc sảo rằng:

Nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 văn
hiến chính là nguồn gốc đích thực của sự ứng dụng của tất cả các môn ứng dụng trong nguyên lý học
thuật cổ Đông phương và nền văn hiến Việt là cội nguồn của nền văn minh Đông phương.

Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:


Chúng ta đều biết rằng:
Hợi Tý Nhâm Quý thuộc Thủy - Màu xanh dương;
Giáp Ất Dần Mão thuộc Mộc - Màu xanh lá cây;
Tỵ Bính Ngọ Đinh thuộc Hỏa - Màu đỏ;
Thân Canh Dậu Tân thuộc Kim - Màu trắng,

V-II - NGUYÊN TẮC PHÂN SƠN HƯỚNG

Nguyên tắc phân sơn hướng như sau:

* Ở 4 phương chính

(Tứ chính) là Bắc (Khảm) - Đông (Chấn) - Nam (Ly) và Tấy (Đoaì) thì tứ chính quái là Khảm, Chấn,
Ly, Đoài đểu ẩn thay bằng tứ vượng của Đia chi là: Tý (Thủy thay cho Khảm), Mão (Mộc thay cho
Chấn); Ngọ (Hỏa thay cho Ly) và Dậu (Kim thay cho Đoaì). Đấy là các sơn chính hướng Bắc , Đông,
Nam, Tây. Các sơn phụ (Tả hưũ) của 4 sơn chính hướng này dùng Thiên Can cùng hành đi kèm theo
chiều thuận là:

1) Phương Khảm ẩn thay bằng Tý - chính Bắc .


Có hai sơn tả hữu là Thiên Can cùng hành Tý thủy, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Nhâm - Tý -
Quý.

2) Phương Chấn ẩn thay bằng Mão - chính Đông.


Có hai sơn tả hữu là Thiên can cùng hành Mão Mộc, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Giáp
- Mão - Ất .

3) Phương Ly ẩn thay bằng Ngọ - chính Nam


Có hai sơn tả hữu là Thiên Can cùng hành Ngọ Hỏa, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Bính - Ngọ -
Đinh

4) Phương Đoài ẩn thay bằng Dậu - chính Tây


Có hai sơn tả hữu là Thiên Can cùng hành Dậu Kim, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Canh
- Dậu - Tân.

* Ở 4 phương phụ (Tứ di) là:


Tây Bắc (Càn), Đông Bắc (Cấn); Đông Nam (Khôn); Tây Nam (Tốn). Tại bốn phương tứ di thì sơn
chính phương (Ở giưã) đều do tứ di quái quản, hai sơn Tả hữu chính là các địa chi đặt tiếp theo vào các
sơn tả hữu của tứ di quái - kể từ chi Tý chính Bắc thuận theo chiều kim đồng hồ - cho đến hết 12 địa chi.
Thí dụ Chính Bắc là : Nhâm - Tý - Quý . Tiếp theo sẽ địa chi Sửu - Dần phụ hai bên là:
1) Phương Cấn: Địa chi phụ hai bên là Sửu - Cấn - Dần . Đông Bắc. Địa chi tiếp theo là Giáp - Mão -
Ất.

2) Phương Khôn: Điạ chi phụ hai bên là Thìn - Khôn - Tỵ . Đông Nam. Địa chi tiếp theo chính Nam:
Bính - Ngọ - Đinh.

3) Phương Tốn: Địa chi phụ hai bên tiếp theo : Mùi - Tốn - Thân. Tây Nam. Địa chi tiếp theo là chính
Tây: Canh - Dậu - Tân.

4) Phương Càn: Địa chi phụ hai bên là Tuất - Càn - Hơị.

Như vậy đủ 12 Địa chi.

Trên đây là nguyên tắc lập thành và tên gọi của 24 sơn hướng . Có hai thiên can thuộc Thổ không tham
gia lập thành 24 sơn hướng trên là Mậu Kỷ . Sở dĩ vâỵ, vì Mậu Kỷ thuộc thổ ứng với thiên bàn nhập
trung cung ứng với hai số trên Hà Đồ là 5/ 10. Ứng với hai quái dùng trong phong thủy là Khôn (Dương
thổ) và Cấn (Âm thổ).
So sánh với hình Hà Đồ và Hậu Thiên Lạc Việt chúng đều trùng khớp một cách hoàn hảo. Nhưng với
Lạc Thư thì không thể.
PHÂN ĐỘ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Riêng trong phương pháp lý khí các phương còn được chia nhỏ thành phân độ. Mỗi phân độ chiếm chỉ
5 độ trên La bàn. Gọi là 72 phân kim ứng với 72 Địa sát trên toàn Thiên Bàn. Trong phương pháp Bát
trạch chỉ dùng 24 sơn hướng.

Ngoài ra các vòng La Kinh còn chia 60 phân mạch Bảo châu. Mỗi phân mạch Bảo châu chiếm 6 độ Địa
bàn.
PHÂN CUNG ĐỊNH HƯỚNG
I - Phương Pháp Đo La Bàn

Đây là phương pháp theo kinh nghiệm cá nhân tôi, anh chị em có thể tìm phương pháp giản tiện hơn để
định vị hướng nhà, hướng đất.
Chúng ta đều biết rằng: Kim La bàn luôn luôn chỉ hướng Bắc (Hoặc hướng Nam, nếu dùng La Kinh).
Bởi vậy, khi đo la bàn tìm hướng nhà hoặc đất, chúng ta tìm vật định vị chuẩn liên quan đến hướng đất
hoặc nhà.
Thí dụ:
Khi đo hướng nhà tôi thường dùng vạch kẻ tạo nên khi lót gạch nền nhà, hoặc một bên tường nhà, hoặc
vạch cửa làm vật định vị chuẩn.
Dưới đây là hình minh họa lấy vạch kẻ gạch lót nền làm định vị chuẩn của hướng nhà.
(Khi đo hướng đất, tôi dùng ranh đất được định vị trên bản đồ tương ứng với các vật liên quan như:
Đường giao thông, sông rạch….được vẽ trên bản đồ để định vị.
Khi xác định phương vị bằng la bàn chúng ta có độ hướng theo định vị. Từ đó ta có hướng nhà theo định
vị chuẩn.
Giả thiết hướng nhà trong hình dưới đây, chúng ta đo được là 335 độ (Trong phong thuỷ thiết kế nhà ở
được phép sai số 1 độ Âm Dương, tổng cộng là 2 độ).
Tạm thời chúng ta ứng dụng phương pháp đo căn bản này, sau này chúng ta sẽ có một chương nghiên
cứu kỹ có tính chuyên đề qua sách “La Kinh thấu giải”.II - Phân Cung - Định Hướng

Trên cơ sở hướng đã định bởi la bàn, chúng ta vẽ lại sơ đồ nhà, hoặc đất theo tỷ lệ quy ước (Thường là
1 cm = 1m), rồi định tâm nhà , hoặc đất theo bài giảng ở trên. Sau đó chúng ta lần lượt tiến hành từng
bước sau đây:II - 1: Định hướng.
Từ tâm nhà đã định, chúng ta kẻ đường thẳng song song (Tường nhà, dấu gạch nền…), hoặc vuông góc
(Bậc thềm nhà, ngạch cửa…) với vật thể định vị chuẩn qui ước. Phần lớn các trường hợp đây chính là
hướng nhà.
II - 2: Phân cung.

Trên cơ sở phân phương vị ở bài trên, chúng ta biết rằng:

* Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm quản.
* Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.
* Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn quản.
* Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản. (Theo Phong
Thủy Lạc Việt).
* Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly quản
* Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản (Theo Phong Thủy Lạc
Việt)
* Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài quản.
* Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.
Trở lại thí dụ trên – la bàn đo được 335 độ - ta thấy rằng hướng này thuộc Tây Bắc (Từ 292. 5 đến 337,5
độ).
II - 2 - 1:
Dùng thước đo độ, đặt tâm của thước đúng tâm nhà trên bản vẽ và định vị điểm 2, 5 độ sang phải (337,5
– 335 = 2,5 độ). Ta có đây chính là cạnh phân giới Tây Bắc - Bắc .
II - 2 - 2:
Từ cạnh phân giới Tây Bắc - Bắc, tiếp tục dùng thước đo độ định vị các phương vị, mỗi phương vị 45
độ.
II - 2 - 3:

Từ các điểm đã định vị ở trên chúng ta kẻ các đường xuyên tâm để phân tám cung. Xem hình minh họa
sau.
Thông thường sau khi phân 8 cung, tôi ghi phương vị từng cung và phân định Đông Trạch với Tây Trạch
bằng bút dạ quang màu vàng. Trong hình minh họa trên, giả thiết gia chủ có cung phi thuộc Tây tứ cung
thì 4 cung thuộc Tây trạch được phân biệt bằng bút dạ quang màu vàng để khỏi lầm lẫn.
II - 2 - 4:
Xác định Trung cung – đây chính là cung thứ 9 của căn nhà, ngoài tám phương vị đã nêu. Cung này có
ý nghĩa đặc biệt trong thiết kế theo Phong Thuỷ, kể cả âm trạch lẫn dương trạch (Chúng ta sẽ học sau).
Trung cung chính là phần đất nằm giữa nhà.
Trong Phong Thuỷ Lạc Việt, trung cung được định nghĩa như sau:
Hình đồng dạng với hình thể diện tích nhà có tỷ lệ 1/3 đặt đồng tâm với hình thể diện tích nhà chính là
phần trung cung của căn nhà.
Với diện tích nhà là hình chữ nhật, hay hình vuông, thang …. Thì chúng ta chỉ cần chia các cạnh thành
3 phần và kẻ các đường nối để định vị trung cung. Với các hình quá phức tạp thì chúng ta phải sử dụng
máy vi tính để thu nhỏ hình theo tỷ lệ để định trung cung. Hoặc trong trường hợp quá phức tạp mà anh
chị em không có khả năng dùng kỹ thuật vi tính để thu nhỏ 1/ 3 thì chúng ta tạm xác định trung cung
bằng một vòng tròn có bán kính bằng khoảng 1/3 chiều ngang nhà để định trung cung bằng compa. Sau
đó ước lượng vẽ bằng tay.
Trường hợp cụ thể ở hình thể chữ L trên, Trung cung bị khuyết hãm (Thiếu phần nằm ngoài diện tích ,
thể hiện bằng giới hạn chấm đỏ). Đây cũng là lý do mà nhà hình chữ L thường hay được coi là xấu trong
phong thủy (Sẽ học sau).HÌNH MINH HỌA TRUNG CUNG
KHI DIỆN TÍCH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG ...
Trung cung trong phong thuỷ do hai quái là Khôn - tượng nam giới và Cấn - tượng nữ giới quản.

Anh chị em thân mến .


Đến đây là những tri thức căn bản ban đầu, để từ đó chúng ta bước vào tìm hiểu các phương pháp ứng
dụng của Phong thủy Lạc Việt trong những bài tiếp theo. Anh chị em có sáng kiến gì để qui trình thực
hiện đơn giản hơn, xin đóng góp. Nếu có thắc mắc đưa ý kiến bàn trong Quán Cafe Online Phong thủy
Lạc Việt .

Bài Tham Khảo

Anh chị em thân mến.


Bài viết dưới đây của Langtu - học viên khóa II Phong Thủy Lạc Việt viết về phương pháp tính trung
cung một cách dễ hiểu cho mọi trình độ. Tôi biên tập lại và chính thức coi là bài học về phương pháp
tìm trung cung trong phong thủy cho mọi hình thể phức tạp, cũng ứng dụng phương pháp này. Việc
định vị phần trung cung rất quan trọng trong thiết kế và sửa chữa phong thủy mà anh chị em sẽ học
sau này. Nên anh chị em cần nắm vững khái niệm và phương pháp xác định Trung Cung.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRUNG CUNG NHÀ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT
Langtu

Để xác định được trung cung nhà - căn cứ vào phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt -
chúng ta có thể ứng dụng phương pháp sau đây, có thể vẽ rất nhanh, dễ dàng và chính xác trung
cung cho hầu hết các sơ đồ nhà mà chỉ cần thước thẳng cho những bạn không thông thạo kỹ thuật
máy tính.

I - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRUNG CUNG NHÀ :


Bước 1 :
Vẽ các đường thẳng nối từ tâm của căn nhà đến các đỉnh biểu kiến của sơ đồ nhà. (giao của các ranh
nhà). Chúng ta tham khảo hình sau đây:
Bước 2:
Chọn một trong số các đường thẳng đã vẽ ở bước 1, chia đoạn thẳng làm 3, theo hướng từ tâm nhà đến
đỉnh nhà, ở cung 1/3 đầu tiên ta sẽ xác định được một đỉnh của trung cung (cơ sở lý thuyết sẽ trình bày
sau). Trong hình dưới đây, nếu ta chọn OB làm đoạn thẳng cần chia thì đỉnh tìm được chính là B1.
Bước 3:
Từ B1, ta kẻ các đường thẳng song song các ranh nhà AB và BC cắt các đường nối tâm tới đỉnh, ta sẽ
tìm được các đỉnh tiếp theo của trung cung. Trong hình dưới đây là A1, C1:
Bước 4:

Từ các đỉnh mới tìm được, lặp lại bước 2, chúng ta lại kẻ các đường song song với các ranh nhà, chúng
ta sẽ tìm được các đỉnh tiếp theo của trung cung, quá trình cứ thế tiếp tục cho đến khi tìm được hoàn tất
trung cung của căn nhà:
II - CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP
Định lý Ta-lét: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh trong tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì
nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ. Định lý đảo: Nếu một đường thẳng cắt hai
cạnh của tam giác và định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song
song với cạnh còn lại của tam giác.

Theo định lý Ta-lét, nếu xét tam giác OBC, ta có:

OB1/ OB = OC1/OC = B1C1/BC = 1/3

Tương tự, ta có: OA1/OA = A1B1/AB = 1/3, OC1/OC = O1D1/OD = C1D1/CD = 1/3, …

Như vậy theo định lý Ta-lét và định lý đảo thì A1B1C1D1E1F1 chính là trung cung của căn nhà.

Lưu ý:

- Đối các sơ đồ nhà có dạng nhiều góc cạnh gấp khúc thì phương pháp này sử dụng rất tốt vì ta luôn có
thể chia nhỏ ngôi nhà thành các tam giác có một đỉnh là tâm O và hai đỉnh còn lại là hai đỉnh của 1 ranh
nhà.

- Nếu các sơ đồ nhà có các ranh dạng đường cong hoặc đường tròn thì phương pháp này vẫn sử dụng
được nhưng cần biến hóa tùy theo tình hình thực tế, thay vì kẻ các đường thẳng song song chúng ta vẽ
các cung tròn đồng dạng vẫn theo tỷ lệ 1/3 (Trong bài giảng có hướng dẫn).

III - MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI PHONG THỦY LẠC VIỆT:

Tối hôm qua khi đang xem hình vẽ La kinh của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong bài xác định hướng
nhà, đột nhiên tôi nghĩ đến một vấn đề như sau:

Người ta thường nói “Người Trung Quốc phát minh ra la bàn, nhưng chỉ biết dùng để xem phong thủy,
nhưng người Tây phương học lại cách làm la bàn của người Trung Quốc mà biết cách ứng dụng vào
hàng hải để đi thám hiểm, buôn bán khắp năm châu”.

Trong các bài giảng Phong thủy Lạc Việt cũng như trong các công trình nghiên cứu của tác già Nguyễn
Vũ Tuấn Anh đã công bố chứng minh rằng lý thuyết Phong thủy mà người Trung Quốc có hiện nay
chính là của nền Văn hiến Lạc Việt huyền vĩ trước kia. Nếu vậy, phải chăng la bàn (một dụng cụ quan
trọng trong Phong thủy) cũng là của nền văn hiến Lạc Việt để lại chứ không phải là người Trung Quốc
sáng tạo ra? Nếu tìm được chứng cứ chứng minh được điều này chúng ta sẽ có thêm một luận cứ quan
trọng khẳng định Phong thủy chính là di tích của Văn hiến Lạc Việt.
Tôi đã suy tư nhiều để thử liên hệ đến các câu chuyện lịch sử và dân gian Việt Nam và Trung Quốc, tìm
cơ sở liên hệ để chứng minh luận điểm trên. Nhưng do hiểu biết cá nhân còn nhiều hạn hẹp nên không
tìm được chứng cứ nào, tuy vậy tôi cũng có một số nhận xét như sau:

- Trong sử sách Hán cổ không ghi lại tác giả - người sáng tạo ra la bàn mặc dù để hiểu được tính chất
và quy luật của la bàn vào thời cổ đại (một tri thức khó của thời kỳ đó) thì người sáng tạo phải là người
có học thức cao và có địa vị quan trọng của xã hội. Điều này có vẻ không hợp lý. Như vậy, việc nói
người Trung Quốc sáng tạo ra la bàn chưa có bằng chứng chứng minh chính xác 100%.
- Vẫn câu nói trên: “Người Trung Quốc phát minh ra la bàn nhưng ...”, có thể giả định là vì người TQ
chỉ thừa hưởng la bàn từ một trong nhiều nguồn lưu truyền rời rạc – không được đầy đủ của Phong thủy
Lạc Việt nên chỉ dám ứng dụng máy móc trong Phong Thủy mà không dám sáng tạo thêm và dùng vào
việc khác như Phương Tây (cái này chỉ là giả định cá nhân của tôi dựa trên việc thiếu tư liệu lịch sử về
việc sáng chế la bàn và các nghiên cứu của Sư phụ về nguồn gốc thuật Phong thủy chứ hiện nay mặc
nhiên cả thế giới đều công nhận người Trung Quốc đã phát minh ra la bàn, giấy và thuốc nổ).
- Xem xét truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, ngoài nhận định của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh về
việc chọn người kế thừa (Sơn Tinh hay Thánh Tản Viên) chấp thuận lưu truyền Văn hiến Lạc Việt của
Hùng vương thứ 18 (Tham khảo bài Giấc mơ bí ẩn của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đăng trên Việt lý
số) thì tôi xin bổ sung thêm là:

Việc chọn Tản Viên làm người kế thừa cũng tương tự như việc chọn địa điểm để lưu lại những di sản
văn hóa vật thể thì các vua Hùng đã chọn các địa điểm trên núi cao (ví dụ như Bãi đá cổ Sapa) thay vì
miền đồng bằng ven sông vốn hay bị lũ lụt (các trận lũ thời cổ đại mới chính là những cuộc tàn phá
nặng nề nhất, hơn cả chiến tranh vì những trận lũ lớn có thể xóa sạch cả những bộ tộc người và cuốn
trôi, xóa sổ tất cả các di tích văn hóa của cả một vùng miền).
Trong lịch sử khảo cổ của nhân loại ngày nay cũng ghi nhận nhiều khám phá khảo cổ tìm thấy trong
các hang động thời tiền sử (Cận đại ngay trong lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận việc tìm thấy các hình
vẽ và chữ viết tượng hình của người Dao trong các hang động trên dãy núi Hoa Sơn). Bởi vậy, tôi hy
vọng rằng di tích văn hóa vật thể của Văn hiến Lạc Việt không chỉ có một bãi đá cổ Sapa mà còn đâu
đó trong các hang động miền núi phí Bắc mà các nhà thám hiểm và khảo cổ vẫn chưa tìm ra (Trang khoa
học của Vnexpress có đăng tin về việc Việt Nam mới tìm thấy thêm một hang động cổ ở vùng Phong
Nha – Kẻ Bàng).
- Lật lại lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, có rất nhiều lần đốt sách, phá hoại văn hóa ở Trung Quốc và
Việt Nam. Ở Việt Nam thì lần cuối cùng là vào thời giặc Ngô hay giặc Minh (theo hiểu biết của langtu,
có thể không chính xác), sách sử chỉ ghi chung chung là để đồng hóa dân ta nhưng không ghi cụ thể là
đốt sách để đồng hóa cái cái gì (lịch sử dân tộc hay tri thức, …), đồng hóa như thế nào…?

Theo diễn giải của tôi thì đến thời kỳ đó trong dân gian Việt Nam vẫn còn lưu truyền được những chứng
tích văn hóa, lịch sử và một số tri thức còn lại của nền Văn hiến Lạc Việt – niềm tự hào của dân tộc Việt.
Giặc Minh đốt

sách chính là để một lần nữa tìm cách đánh vào niềm tự hào dân tộc với những tri thức tiến bộ của người
Việt (nói tri thức tiến bộ là vì trước đó Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á chiến thắng oanh liệt cả 3
đợt xâm lăng của quân Mông Cổ, như vậy ngoài lòng yêu nước, chiến lược, chiến thuật chúng ta cũng
phải có một công nghệ chế tác vũ khí, phương tiện tương đương với người Mông Cổ lúc đó đã tiếp thu
phần lớn văn minh của người Hán, đồng hóa người Hán và bị người Hán đồng hóa chứ nếu chỉ tầm
vông với lòng yêu nước thì e rằng chưa đủ), hoặc quan trọng hơn có thể là giặc Minh một lần nữa tìm
cách chôn vùi hoàn toàn nền Văn hiến Lạc Việc hoàn vĩ (vì nói đốt sách là để đồng hóa dân ta thì thực
tế thời kỳ đó tuy người dân Việt Nam rất hiếu học, nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn thời đó thì tỉ
lệ người biết chữ so trên toàn bộ dân số là cực kỳ ít và số sách có được chắc chắn cũng không nhiều,
phần lớn tri thức được truyền lại cho đời sau qua phương pháp truyền miệng). Nếu các nhà sử học tìm
được các tài liệu, sách vở đời nhà Hồ (Hồ Quý Ly) trở về trước thì có thể chúng ta sẽ có được những
thông tin chính xác hơn về lịch sử và văn hiến Lạc Việt.

Nhận xét phụ: Có một quốc gia từng có một giai đoạn tồn tại và phát triển phồn vinh một thời gian ở
giữa Việt Nam và Trung Quốc, đó là nước Đại Lý. Tiếc thay, nó đã diệt vong hoàn toàn (Tôi chỉ biết là
lịch sử của Trung Quốc có ghi nhận sự tồn tại của nước Đại Lý chứ phần lớn kiến thức về nước Đại Lý
mà tôi có được lại từ các tiểu thuyết của Kim Dung). Có thể có khả năng trong các vết tích văn hóa còn
để lại của nước Đại Lý này còn có những thông tin về nền Văn hiến Lạc Việt cổ (mà hình như các dấu
tích văn hóa của nước này – phát triển song song với thời nhà Tống – cũng bị xóa sổ hoàn toàn trong
khi các di tích của nhà Tống thì còn nhiều?). Như vậy nếu có thể tìm được các sách cổ của nước Đại lý
này (tọa lạc tại miền đất cũ của tộc người Việt) thì chúng ta sẽ có thể có thêm các thông tin về nền Văn
hiến Lạc Việt xưa kia?

Trên đây là một vài ý kiến cá nhân xin được chia sẻ với các nhà nghiên cứu và anh chị em cùng lớp học.
Langtu
--------------------
Anh chị em học viên Phong Thủy Lạc Việt cơ bản thân mến.

Các bài trên tôi đã trình bày những phướng pháp định tâm và các định nghĩa, qui ước trong Phong
Thủy Lạc Việt. Đồng thời cũng khẳng định nguyên lý căn để và xuyên suốt của phong thủy Lạc Việt
mà anh chị em cần thuộc nằm lòng để từ đó triển khai phương pháp nghiên cứu, sáng tạo nhằm
củng cố tri thức và phát triển Phong Thủy Lạc Việt sau này. Đó chính là nguyên lý căn để "Hậu
Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Không ứng dụng nguyên lý này thì không thể gọi là Phong Thủy Lạc
Việt. Đây là nhưng kiến thức căn bản mà tôi đã truyền đạt.
Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta bắt đầu bắt đầu học đến các phương pháp ứng dụng cụ thể trong
Phong Thủy Lạc Việt. Một trong những yếu tố tương tác đầu tiên và cũng là ứng dụng phổ cập nhất
chính là Bát Trạch Lạc Việt. Đây là yếu tố tương tác của từ trường trái đất là chủ yếu mà mức độ
ảnh hưởng khác nhau qui định trên 8 hướng với căn hộ thông qua tuổi gia chủ. Từ kiến thức căn
bản này, anh chị em sẽ tiền tới học các phương pháp ứng dụng cao cấp nhất là Huyền không và
Hình lý khí trong Phong thủy Lạc Việt.

KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

I - NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN


Bát trạch Lạc Việt là một trong 4 yếu tố tương tác căn bản của phong thuỷ, tuy không có sự tính toán
phức tạp như việc ứng dụng các yếu tố khác, nhưng rất quan trọng trong phong thuỷ thiết kế nhà ở. Bát
trạch chủ yếu xét sự tương tác của 8 hướng trên Địa bàn ảnh hưởng tới con người. Như phần trên tôi đã
trình bày:
Trong Bát trạch chia con người là Đông và Tây Tứ cung hợp với Đông hoặc Tây Tứ trạch.

* Tuổi người tính theo năm sinh, căn cứ vào bảng Huyền Không phi tinh đã lập thành ở trên để
phân Đông Tây tứ cung.
* Đông Tứ Cung và Tây Tứ cung được ghi nhận như sau:
Các quái trạch thuộc Đông Tứ trạch là: Khảm - Chấn – Ly - Tốn .
Các quái trạch thuộc Tây Tứ trạch là: Đoài – Càn - Cấn - Khôn .
Dưới đây là hình biễu diễn tương quan 8 mệnh chủ thuộc Đông Tây trạch với 8 hướng:
I -1: Người Tây Tứ cung:
I - 1 -1: Người phi cung Càn:

I -1 - 2: Người phi cung Cấn:


I - 1 - 3: Người phi cung Khôn:

I - 1- 4: Người phi cung Đoài:

I - 2: Người Đông tứ cung


I - 2 - 1: Người phi cung Khảm:
I -2 - 2: Người phi cung Chấn

I - 2 - 3: Người phi cung Ly:


I - 2 - 4: Người phi cung Tốn.

Qua hình trên phân cung Đông Tây trạch thì các cung hướng tốt là được qui ước cụ thể theo thứu tự từ
Tốt nhất đến tốt ít nhất, và từ Xấu nhất đến xấu ít nhất là: Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị. Các
hương xấu là: Ngũ Quỉ, Tuyệt Mạng, Lục Sát, Họa Hại. Tính chất cụ thể của ý nghĩa tốt xấu từng
cung với gia chủ sẽ tiếp tục học trong các bài tiếp theo. Hương xấu của người Đông cung là hướng tốt
của người Tây cung và ngược lại. Lưu ý:

Về quái trạch liên quan Đông - Tây tứ trạch thì Phong thuỷ Lạc Việt và từ sách có gốc chữ Hán giống
nhau . Chỉ khác phương vịTốn/ Tây Nam - Khôn/ Đông Nam.
Tham khảo

QUI LUẬT HOÀN HẢO CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Trong tương quan quái mệnh và Bát Trạch Lạc Việt

Tính quy luật là một trong những yếu tố cần trong tiêu chỉ khoa học cho một phương pháp và lý
thuyết khoa học.

Hình dưới đây biểu diễn tương quan quái mệnh và Bát trạch trong Bát trạch Lạc Việt. Các quái
mệnh và tám phương vị tương quan được biểu diễn theo thuận tự chiều kim đồng hồ - qui luật của
Hà Đồ - bắt đầu từ Càn Kim. Quí vị quan tâm cũng sẽ nhận thấy tính quy luật hoàn hảo của mối
tương quan này.
Điều này không thể có trong Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư dù được sắp xếp như thế nào.

ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN QUÁI MỆNH VÀ BÁT TRẠCH

VinhL
Hkeikun thể hiện
Học viên khóa II Phong Thủy Lạc Việt.
II - PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐẤT CẤT NHÀ THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

II - 1: Trong điều kiện diện tích đất đã ổn định cần chọn vị trí cất nhà.
Có nhiều yếu tố để chọn vị trí:
* Theo Hình lý khí.
* Theo Huyền Không
* Theo Bát trạch.
Ở mục này chúng ta xét chủ yếu theo phương pháp Bát trạch (Sau này khi học đến các phương pháp
Huyền không và hình lý khí thì chúng ta sẽ nghiên cứu tính phối hợp của các phương pháp này trong
Phong Thủy Lạc Việt).
Thông thường, trong diện tích đất đã chọn, người ta chọn vị trí cao ráo, sạch sẽ để làm nền nhà. Điều
này có liên quan đến phương pháp ứng dụng hình lý khí như sau:II - 2: Khái niệm căn bản về Âm
Dương trong ứng dụng theo Phong Thủy Lạc Việt.
Khái niệm chuyên sâu về khí chúng ta sẽ học sau phần Dương Trach Lạc Việt (Cấu trúc hình thể trong
Phong thủy Lạc Việt). Ở bài này, tôi chỉ phân tích cổ thư và khẳng định tính đúng đắn trong mớ hỗn độn
tranh cãi hiện nay của các phong thủy gia.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành viết liên quan đến phong thủy cho rằng:
* “Âm thăng. Dương giáng”
Điều này được diễn tả như sau: Khí Âm thăng (Bay lên) - tức toả ra theo quan niệm hiện đại – và Dương
giáng, tức hút vào hành tinh. Khí Âm, tức khí của các hành Tinh (Âm tụ thành hình) trong đó có Trái
Đất của chúng ta. Khí Dương là khí trong vũ trụ tương tác với Địa cầu.* "Âm nhô cao, Dương trũng
thấp".
Điều này được diễn tả như sau: Đây là hệ quả của nguyên nhân trên. Bởi vì trong cấu trúc địa hình trái
đất có chỗ trũng thấp như ao hồ, chỗ cao như núi non. Vì Âm khí - khí của địa cầu tỏa ra - nên tỏa cực
đại ở núi cao, cực tiểu ở ở trũng thấp. Dương khí giáng xuống nên tụ ở trũng thấp.
Nhưng hiện nay, do căn cứ vào cổ thư viết:"Khi hỗn độn đã phân, Khí Dương nhẹ và trong bay lên
thành trời. Khí Âm đục và nặng, tụ xuống thành đất". Cho nên, các phong thủy gia hiện đại đã hiểu sai
và rất nhiều phong thủy gia cho rằng nhô cao là Dương và trũng thấp là Âm. Thậm chí có những bài viết
gần đây trên báo mạng trong nước - khi phân tích về phong thủy Hà Nội - nhiều phong thủy gia vẫn lý
luận như vậy. Thực chất câu "Khí Âm tụ lại" và "khí Dương bay lên" là sự hiểu sai sự hình thành vũ
trụ do không hiểu biết về sự lý giải hình thành vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong sự hình
thành vũ trụ thì Âm tụ lại thành các thiên thể, và Dương khí tỏa ra (Bay lên). Nhưng khi vũ trụ hình
thành thì Âm khí tỏa ra từ các thiên thể và Dương khí tương tác - như tôi đã trình bày ở trên.
Phong thủy Lạc Việt xác định rằng:
Trong phân tích về hình thể thì "Âm thăng, Dương Giáng" và "Âm nhô cao, Dương trũng thấp".
Hay nói cụ thể hơn: Núi đồi, mô đất là Âm. Ao hồ, thấp trũng là Dương.
Chính vì khí Âm thăng, nên ở các nơi đất cao, gò cao, núi cao – trong phong thuỷ qui ước thuộc Âm –
vì Âm khí tụ ở đó. Chính vì khí Dương giáng, nên ở những nơi ao, hồ, khuyết lõm… - trong phong thuỷ
qui ước thuộc Dương – vì khí dương tụ ở đó. Người ta chọn nơi cao ráo trên diện tích đất chính vì khí
âm tụ ở đó. Nhưng tôi nói cao thấp là phân biệt tương đối . Nếu cao quá , như ngọn đồi và thấp quá như
đất sình lầy đếu bất cập . Vấn đề này sẽ học, khi vào chuyên sâu Hình Lý khí.
Trong Bát trạch - nếu chọn chỗ đất cao nhưng không thuộc phương vị tốt hoặc thỏa mãn các tiêu chí tốt
trong Phong Thủy cũng sẽ bất lợi. Tất nhiên, nếu chỗ đất cao và hợp phương vị tốt là tốt nhất. Trong
trường hợp chỗ đất cao không hợp phương vị thì chọn chỗ đất cao ở phương vị tốt của gia chủ (có thể
nó thấp hơn chỗ khác , nhưng thuộc phương vị xấu). Sau khi đã chọn đất , ta tiến hành chọn hướng nhà.
II -3: Chọn đất theo Bát trạch Lạc Việt:

Giả thiết chúng ta có một miếng đất đã ổn định với diện ích 30x 50 mét như dưới đây. Gia chủ thuộc
Tây tứ cung. Các phương vị tốt sẽ là Tây (Đoài) - Tây Bắc (Càn) - Đông Bắc (Cấn) và Đông Nam
(Khôn). Hình thể miếng đất cao ở phía Đông và Đông Nam . Nhưng phần Đông Nam hơi thấp hơn
phần phía Đông. Tôi lưu ý là tính cao thấp chỉ tương đối - không chênh lệch nhau quá lớn . Nếu theo
phương pháp hình lý khí thì sẽ chọn vùng đất phía Đông để cất nhà. Nhưng theo Bát Trạch và cân đối
với phương pháp hình lý khí thì Bát trạch Lạc Việt sẽ chọn miếng đất phía Đông Nam. Tôi cũng lưu
ý là đây thuần túy ứng dụng Bát trạch, các phương pháp khác ko tính tới trong trường hợp này.

Xin xem hình minh họa sau đây:


II - 2 - 1:
HÌNH THỂ ĐẤT

II - 2 - 2:

VỊ TRÍ CẤT NHÀ THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT


Anh chị em cũng lưu ý rằng:
Trong điều kiện miếng đất tương đối bằng phẳng thì vị trí tối ưu chính là phương Tây Bắc, Tây của
miếng đất này. Nhưng nếu đặt ở đây mà quay về hướng Tây (như căn nhà minh họa trên) thì phía trước
nhà hướng Tây, sẽ có diện tích hẹp (Minh Đường hạn hẹp) và đây là điều không tốt theo phương pháp
hình lý khí ( Sẽ học sau). Bởi vậy, Phong thủy Lạc Việt là sự kết hợp tối ưu tất cả các phương pháp (Các
nhà nghiên cứu gọi là "Trường phái").

DƯƠNG TRƯỚC ÂM SAU VÀ ÂM THUẬN TÙNG DƯƠNG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Anh chị em thân mến,

Trong ứng dụng phong thủy, vì một nguyên lý lý thuyết đã thất truyền khi nền văn minh Lạc Việt sụp
đổ ở miền nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước nên tất cả các phương pháp ứng dụng của lý học
Đông phương đều thiếu hẳn một lý thuyết nền tảng phản ánh một thực tại tạo ra nó. Bởi vậy những
phương pháp luận của nó và phương pháp ứng dụng đều mơ hồ và một thời bị coi là mê tín dị đoan. Khi
cuộc sống hiện đại phát triển, những phương pháp ứng dụng - do thiếu một nền tảng lý thuyết căn bản -
nên không phát triển theo kịp cuộc sống hiện đại. Từ đó, các phong thủy gia đưa ra các quan niệm về
khả năng ứng dụng mới, không hề có cơ sở hợp lý trong phong thủy. Những quan niệm này cho rằng:

* Bếp phải theo tuổi vợ mà không theo tuổi chống. Vì bếp là nội gia thuộc về người vợ.
* Họ cũng quan niệm rằng: Ngày xưa dưới chế độ phong kiến thì làm nhà theo tuổi đàn ông. Bây giờ
nam nữ bình đẳng thì ai là người làm ra kinh tế trong gia đình thì lấy cung phi người đó làm căn bản.
Hoặc giả những phương pháp rời rạc như Dương Trạch Tam Yếu thì lúng túng trong việc phiên tinh
tầng nhà, khi những nhà cao tầng xuất hiện. Phương pháp Huyền Không thì lúng túng khi giải thích
một loạt những căn nhà phố cùng sơn hướng và kiến trúc giống hệt nhau. Phương pháp Loan Đầu Thủy
Pháp thì không liên hệ được những căn nhà trong các khu phố hiện đại khi mà hình thể sông ngòi, thế
đất đều được qui hoạch bằng phẳng.
Chính những điều này sẽ cho chúng ta thấy được tính ưu việt của Phong thủy Lạc Việt, vốn là sự tổng
hợp của những yếu tố tương tác một cách nhất quán trong một nguyên lý căn để là "Hậu Thiên Lạc
Việt phối Hà Đồ" và thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán , hoàn chỉnh. Trên cơ
sở này, Phong Thủy Lạc Việt sẽ giải quyết một cách hợp lý các tình trạng nói trên.

Nguyên tắc nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt là:
"Dương trước Âm sau" và "Âm thuận tùng Dương".
Nguyên lý này được phát biểu nhân danh thực trạng từ khởi nguyên vũ trụ mà tôi đã nói ngay từ phần
mở đầu khi giải thích "Thái cực sinh lưỡng nghi".
Chúng ta không nên hiểu một cách máy móc rằng "Dương là đàn ông" và "Âm là phụ nữ". Nam Dương,
Nữ Âm chỉ là sự phân biệt đồng đẳng cùng loại. Trong cùng loại thì Đực Cái phân Âm dương theo tính
đồng đẳng không gian. Nhưng theo chiều thời gian cùng đẳng hướng thì "Dương trước Âm sau".
Giống cái cũng có thể là Dương ,trong trường hợp mẹ con. Vì mẹ trước con sau theo trục thời
gian và đẳng hướng.
Đây chính là lý do mà cần phải có cung phi nữ. Việc cần có cung phi nữ trong phi cung Bát trạch thể
hiện tính bình đẳng nam nữ trong nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ. Đó chính là thể hiện sự quan tâm đến
phụ nữ khi họ là: mẹ góa con mồ côi. Khi họ góa chồng và sống một mình ....
Trên nguyên lý này: Thì bất luận nhà có chủ quyền của ai, ai làm ra kinh tế gia đình, ai là người sở hữu
nhà thì Phong Thủy Lạc Việt vẫn lấy nguyên lý: "Dương trước Âm sau" làm nền tảng để quán xét.
Dương có thể là nam hoặc nữ theo nguyên lý trên.

Thí dụ:

1) Trong ngôi gia của một cặp vợ chồng trẻ. Ngôi nhà do chính hai vợ chồng này mua và đứng tên chủ
quyền. Nhưng họ nuôi thêm một bà chị vợ tật nguyền. Theo nguyên lý "Dương trước Âm sau" thì người
chị này chính là Dương và hai vợ chồng người em là Âm. Dù người chồng đứng chủ quyền nhà và thậm
chí lớn tuổi hơn chị vợ. Nhưng tính đồng đẳng của người chồng thì là ngang hàng với vợ và là thuộc về
thế hệ có sau so với bà chị vợ. Theo nguyên lý Âm thuận tùng Dương thì căn nhà này phải được định
hướng theo phi cung Bát trạch của người chị.

2) Trong một ngôi gia của một cặp vợ chồng bỏ tiển mua và đứng chủ quyền, có nuôi một ông bố (hoặc
bà mẹ) về hưu và cùng chung sống trong đó là một bà vú (osin), ngày xưa đã từng từng bế ẵm chính ông
bố này. Tất nhiên bà vú này đã già và rất lớn tuổi. Trong trường hợp này thì ông bố (hoặc bà mẹ) mới
chính là Dương và phải tính bát trạch theo tuổi ông bố (hoặc bà mẹ) này. Bà vú tuy lớn tuổi nhưng không
thuộc trục thời gian đẳng hướng. Tức là không cùng huyết thống.
Trên cơ sở này thì hướng bếp cũng phải phù hợp với hướng cung phi bản mệnh của người được qui ước
là Dương (Bất luận nam nữ). Điều này cũng phù hợp với tính nhất quán hợp lý trong kiến trúc nhà cửa
chính là:
Đông trạch thì đông trù, Tây trạch thì Tây trù. (trù = bếp)

Một trường hợp khác:

Một người nữ có chồng và có một cơ sở kinh doanh. Sẽ những trường hợp phải giải quyết về cung phi
liên quan đến trạch nhà như sau:

1) Người nữ này kinh doanh một mình không có chồng tham gia.
1- 1: Cơ sở này chung với nhà ở: Vẫn theo tuổi người chồng.
1 - 2: Cơ sở này do vợ thuê không dùng làm nhà ở: Theo tuổi người vợ.
2) Hai vợ chồng cùng kinh doanh, dù người chồng không đứng tên, hoặc chỉ đóng vai trò phụ.
Trường hợp này lấy cung phi người chồng.
Đây là tính nhất quán của Phong thủy Lạc Việt có cơ sở nhận thức thực tế từ khởi nguyên vũ trụ cho
đến mọi vấn đề liên quan đến con người của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.

ĐẠI MÔN (chánh)

Trích:

Sách Thông Thiên Chiếu Thủy kinh viết:


1) Quỷ nhập lôi môn thương trưởng tử.
2) Hỏa kiến Thiên môn thương Lão ông.
3) Ly xâm Tây Đoài phương thương nữ,
4) Tốn nhập khôn vị mẫu ly ông.
5) Đoài phòng Chấn, Tốn trưởng nhi nữ.
6) Cấn Ly âm phụ hoai gia phong.
7) Cấn Khảm tiêu khẩu đa tật bệnh,
8) Khôn Khảm trung Nam mạng tảo chung.

Hiệu chỉnh và lý giải theo Bát trạch Lạc Việt

Câu 1: Quỷ nhập lôi môn thương trưởng tử.


Quỷ là Ngũ quỷ thuộc Liêm trinh Hỏa, lôi môn, lôi là Chấn Mộc. Chấn phạm Ngũ quỷ tức Chấn phối
với Càn. hoặc gia trạch chủ Càn tu tạo cửa phương Chấn, đều gọi phạm Ngũ quỷ là đại hung.
Đại môn phương Càn, khởi tạo phòng ốc hướng Đông Chấn cũng là hung. Bởi Càn thuộc Âm Kim đới
Thủy xung Chấn Mộc, do thuộc Đông - Tây trạch, Chấn thuộc trưởng nam nên ứng hại trưởng tử (xem
lại Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt).

Càn cung thuộc Tây tứ trạch. Chấn cung thuộc Đông tứ trạch, Tây phối Đông không hạp, bất cứ người
mạng nào ở đó cũng hung. An trang (lập bàn thờ) hướng Chấn cũng kỵ người mạng Càn, cửa bếp hướng
Chấn cũng hại trưởng tử, cưới tuổi Chấn sanh con cũng khó khăn, hoặc tạo phòng hướng Chấn đến ngày
tháng ứng hung với trưởng tử ( xem niên ngoại ứng kiết hung sau đây) . Nam nữ mạng Càn đường ra
vào hướng Chấn cũng hung.

Câu 2: Hỏa kiến thiên môn thương Lão Ông


Hỏa là cung Ly (Ly vi Hỏa) Thiên môn, Thiên là cung Càn (Càn vi Thiên) Càn phối Ly phạm Tuyệt
mạng là cung khắc cung Đại môn, hướng Ly Hỏa khắc phòng trang Càn phương thuộc Âm Kim đới
Thủy. Càn thuộc Cha tức là hại đến lão ông vậy (Xem niên ngoại ứng kiết hung)
Câu 3: Ly xâm Tây Đoài phương thương thiếu nữ.

Đại môn chánh Nam, Ly Hỏa khắc Tây Đoài Kim trang phòng (Dựng phòng) cũng khắc như câu 2. Trên
nhưng đây lại là Tây Đoài, Đoài thuộc thiếu nữ nên hại đến cho thiếu nữ.Câu 4: Tốn nhập Khôn vị
Mẫu ly Ông.

Đại môn phương Tốn cũng như môn phương Chấn, bởi Tốn hay Chấn cũng thuộc Đông tứ trạch khắc
Khôn Thổ, phòng trang (Trang là sắp đặt mỗi món nào đó) Khôn vi Mẫu tất nhiên lão mẫu thọ hại lìa
lão ông. Câu 5: Đoài phòng Chấn Tốn trưởng nhi nữ.
Đại môn phương Đoài Kim dụng trạch Chấn, Chấn vi trưởng nam. Chấn Mộc bị Đoài Kim khắc ứng
tổn trưởng nam, dụng Tốn vi trưởng nữ thuộc Đông trạch vẩn bị khắc tất hại trưởng nữ.Câu 6: Cấn Ly
Âm phụ hoai gia phong

Đại môn phương Cấn Đông Bắc thuộc Tây Trạch, phòng trang (dựng phòng) an Ly Hỏa. Cấn phối Ly
phạm Họa hại - Lộc tồn tinh. Phương Cấn chủ nữ mạng trong Phong thủy Lạc Việt sinh phạm Họa hại,
do Hỏa sinh (Ly Hỏa phòng thuộc Âm, Đại Môn Cấn thuộc Dương) là Âm vượng, Dương suy mà Âm
phụ làm hoai gia phong vậy. (Nói nôm na là đàn bà sanh chứng).Câu 7: Cấn Khảm tiểu khẩu đa tật
bệnh.

Đại môn phương Cấn, ốc trạch phương Khảm. Cấn phối Khảm phạm Ngũ quỷ Liêm trinh Hỏa, mắc
phải tai tiếng nhẹ lại sanh nhiều bệnh tật.Câu 8: Khôn Khảm trung nam mạng tảo chung.

Đại môn phương Khôn Thổ khắc Khảm Thủy phòng ốc. Khảm Khôn phạm Tuyệt mạng - Phá quân.
Khôn Thổ khắc Khảm Thủy, Khảm thuộc trung nam, ứng hại trung tử (con giữa) vậy.

Như vậy, anh chị em thấy rằng: Ngay trong Bát trạch, cũng đặt vấn đề tính nhất quán trong kiến trúc
nhà ở. Đông trạch thì Đông trù, Phòng ốc liên quan đến trạch nhà và hướng nhà cũng rất cần xem xét.
Thông thường nhà ở hiện nay là nhà ống, Hướng nhà khó chọn thì chúng ta dùng hướng bếp thay thế và
cân nhắc trong việc đặt hành lang, cửa phòng, hướng cửa phòng....
Qua đây một lần nữa chúng ta thấy rằng: Trong Dương trạch tam ỵếu có quan điểm cho rằng: Bất luận
gia chủ phi cung mạng gì thì tính nhất quán trong nhà ở vẫn phải coi trong. Thì ở đây - Bát trạch - chính
là bước đầu khởi tạo chọn hướng phù hợp với gia chủ để sau đó tiếp tục ứng dụng Dương trạch tam yếu
(Cấu trúc hình thể theo cách gọi của Phiong Thủy Lạc Việt - sẽ học sau các yếu tố Bát trạch Lạc Việt).

CỬU TINH SINH KHẮC NGŨ HÀNH


Sinh khí thuộc Tham Lang tinh, Dương mộc Thượng kiết.

Thiên y thuộc Cự Môn tinh, Dương thổ, Thượng kiết.

Phức Đức thuộc Vũ Khúc tinh, Dương kim, Thứ kiết.

Phục vị thuộc Tả Phù tinh (Có sách chép là Tả Bồ), Âm thủy, Thứ kiết.

Ngũ quỷ thuộc Liêm Trinh tinh, Âm hỏa, Đại hung.

Tuyệt mạng thuộc Phá Quân tinh, Âm kim, Đại hung.

Lục sát thuộc Văn Khúc tinh, Dương thủy, Thứ hung.
Họa hại thuộc Lộc Tồn tinh, Âm thổ, Thứ hung.
Tham - Cự - Vũ - Văn thuộc Dương tinh.

Lộc - Tả - Liêm - Phá thuộc Âm tinh.


Càn Khảm Cấn Chấn thuộc dương cung (Phía trên của Hà Đồ tương quan Địa cầu).
Tốn Ly Khôn Đoài thuộc âm cung (Phía dưới Hà Đồ tương quan Địa cầu).

Cung Phi của gia chủ ở giữa; Tinh tám hướng ở ngoài. Sách viết:
Trích:
Nội khắc ngoại bán hung. Ngoại khắc nội toàn hung. Duơng tinh khắc âm cung bất lợi nữ. Âm tinh khắc
dương cung bất lợi nam. Ví dụ: Có người day cửa hướng Khảm mà phạm Lộc tồn. Lộc tồn là thổ tinh
và âm tinh tức nó khắc dương Khảm cung, thuộc thủy. Cung Khảm là trung Nam thì bất lợi cho trung
Nam.
Đoạn này rất quan hệ nên hiểu rỏ.Giải nghĩa: Người hướng Khảm phạm Lộc tồn tức là gia chủ thuộc
Tây tứ cung - phi cung Đoài nhà hướng Bắc - phạm Họa Hại, thuộc Lộc tồn tinh. NIÊN NGOẠI KIẾT
HUNG ỨNG
Sách viết:

Trích:

* Sanh khí, Phục vị Hợi, Mẹo, Mùi . Hai vị này ứng năm và tháng Hợi Mẹo Mùi.

Diên Niên, Tuyệt Mạng Tỵ, Dậu, Sửu. Ứng năm và tháng Tỵ Dậu Sửu.

Thiên Y, Lộc Tồn tứ thổ cung, ứng năm và tháng Thìn Tuất Sửu Mùi.

Ngũ Quỷ hung niên Dần Ngọ Tuất, ứng năm tháng Dần Ngọ Tuất.

Lục Sát ứng tại Thân Tý Thìn. Dùng phạm Lục Sát ứng năm vào tháng Thân Tý Thìn.

Đến tháng và năm ứng thì kiết ứng kiết, hung ứng hung.
NGHIỆM QUÁI CÁT HUNG

Sách viết (Lược dịch)

Trích:

Đệ nhứt cát tinh là Sinh khí.

Gia chủ phi cung được phương Sinh Khí khả năng sinh 5 con, đều có quan chức , phú quý. Gia đinh dồi
dào, nhiều khách đến nhà đến năm và tháng Hợi, Mẹo, Mùi rất vượng.

Đệ nhị cát tinh là Thiên Y.

Gia chủ phi cung được phương Thiên y sinh ba con. Giầu thiên kim ít bệnh tật. Gia đinh , chăn nuôi đều
rất tốt. Đến các năm tháng Thìn, Tuất, Sữu, Mùi có tài lộc.Đệ tam cát tinh là Phúc Đức:

Gia chủ phi cung được hướng Phúc Đức, trong nhà hòa thuận. Nếu bếp quay hướng này thì có 4 con,
gia đình khá giả, sống lâu, tiền bạc dồi dào. Gia đinh và chăn nuôi đều phát triển.Ứng vào năm và tháng
Tị Dậu Sửu Đệ tứ cát tinh là Phục vị:
Gia chủ phi cung được hướng Phục Vị. Đắc chí một thời, tương đối khá giả , ngày ngày có tiểu lợi ,
thuộc hạng trung bình . Nhà con gái đông hơn con trai. Hướng bếp quay về Phục Vị - năm Thiên Ất quí
nhân đáo hướng khả năng sinh con quí tử.

Trích:

Tối hùng duy thượng 4 kiết nghi an trang, khai đại môn phòng môn, an hương hỏa, Thổ địa, Từ đường,
Thương phố đăng loại cụ nghi hiệp tứ kiết phương, kỵ tứ hung phương.Sách viết:

Đệ nhứt hung tinh viết:

Tuyệt mạng. Trạch nội phương hướng. Bổn mạng phạm thử, chủ tuyệt tự, thương tử (hại con cái), vô
thọ (không sống già), tật bệnh, thối tài bại điền súc, thương nhơn khẩu (bị người mưu hại). Ứng vào năm
và tháng Tị Dậu Sửu.

Đệ nhị hung tinh viết:

Ngủ Quỷ, Giao chiến. Phạm thử chủ: Nô bộc đào tẩu (tôi tớ phản trốn) thất tặc, ngủ thứ (bị 5 lần trộm
cướp) hựu kiến hỏa tai hoạn bệnh, khẩu thiệt, thối tài, bại điền súc, tổn nhơn khẩu. Lâm nạn vào năm và
tháng Dần Ngọ Tuất.Đệ tam hung tinh viết:

Lục sát, Du hồn. Phạm chi chủ: thất tài, khẩu thiệt. Bại điền súc (tiêu mòn ruộng vườn, súc vật)thương
nhơn khẩu. Ứng hại vào năm và tháng Thìn Tuất Sửu Mùi.Đệ tứ hung tinh viết:

Họa hại, Tuyệt thể. Phạm chi chủ hửu quang phi (thị phi quang sự) bệnh tật, bại tài (suy sụp), thương
nhơn khẩu. Ứng bại vào năm tháng Thìn Tuất Sửu Mùi.

NHẬN XÉT:

Phàm bổn mạng 4 Kiết tinh nên trang nghi để cửa ngỏ dừng buồng, chổ thờ phượng, đặt kho đụng là tốt.
Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xý, hầm phân, cối xay giả đá mài, giặt rửa để yểm trấn hung thần thì khỏi
lo tai nạn, lại đặng may mắng đến. Nên tin lấy mà dè dặt.Anh chị em lưu ý:

Trên đây là dẫn nguyên văn sách Bát Trạch Minh Cảnh. Bởi vậy tính chất Ngũ hành của các sao
sẽ có phần sai biệt sau khi chúng ta học tới yếu tố tương tác của "Cấu trúc hình thể trong Phong
thủy Lạc Việt" (Cách gọi khác cho Dương trạch Tam yếu). Bài này, chú yếu là giới thiệu với anh
chị em về cách tính năm tháng ngày giờ ứng với việc hung cát do các sao tạo ra. Sự nghiệm ứng
này tùy tính ngũ hành của sao. Nguyên tắc là: Thuộc Hỏa thì Dần Ngọ Tuất, Thuộc Kim thì Tỵ
Dậu Sửu, thuộc Mộc thì Hợi Mão Mùi, thuộc Thủy thì Thân Tý Thìn. Sau này khi đổi lại một số
hành của sao, anh chị em cũng cứ theo nguyên tắc này mà luận.

HƯỚNG KHÔNG VONG

Anh Chị Em thân mến,

Phương pháp Bát Trạch chú trọng đến Cung và Hướng, Cung gồm khoản rộng 45 độ, Hướng là chỉ phân
độ cụ thể mà sách xưa gọi là "Tuyến". Tuy nhiên, dân gian thường không phân biệt được Cung và Hướng,
chính xác là những phân độ cụ thể, cho nên dễ lầm lẫn phạm phải những tuyến gọi là "Bất khả lập tuyến",
tức là hướng mà theo đó không thể chọn làm hướng nhà hay hướng mộ.
Cũng vì lẽ thường như đã nói, trên thực tế, khi nói đến chọn hướng nhà thì cụ thể chỉ quan tâm đến Cung
hợp Mênh chủ mà không hoặc hiếm khi xét đến một cách chi tiết hơn, rằng hướng bao nhiêu phân độ
và thuộc Sơn nào, thuộc Cung nào. Do đó, có những trường hợp tưởng rằng chọn nhà "đúng hướng",
nhưng lại chọn nhầm hướng phạm phải tiêu chí xấu, đó là Không Vong.

Vì lẽ đó bài nhỏ này để nêu ra một trong những tiêu chí của Bát Trạch Lạc Việt mà theo đó ta cần nên
tránh, là Hướng Không Vong. Tiêu chí này không phải chỉ riêng dùng trong Bát Trạch mà trong Huyền
Không lại còn quan tâm sâu sát hơn, bởi đó là một yếu tố cực xấu xét trên hai yếu tố Bát Trạch và Huyền
Không Phi Tinh.
I. ĐẠI KHÔNG VONG:

1 Xác Định Phân Độ:

Ta khảo lại sự phân độ trong Bát Trạch lạc Việt sau đây:

* Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm quản.

* Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.

* Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn quản.

* Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản. (Theo Phong
Thủy Lạc Việt).

* Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly quản


* Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản (Theo Phong Thủy Lạc
Việt)
* Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài quản.
* Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.
Quan sát đồ hình sau đây:

Dễ dàng nhận thấy rằng hướng (hay tuyến) 22,5 độ, 67,5 độ, 112,5 độ, 157,5 độ, 202,5 độ, 247,5 độ,
292,5 độ và 337,5 là tất cả 8 tuyến biên của hai Cung khác nhau, nghĩa là tuyến giáp ranh, tuyến biên
giữa hai Cung khác nhau, thế thì 8 tuyến này gọi là Hướng (hay Tuyến) Đại Không Vong. Nói một cách
chính xác hơn là hướng Chính Đại Không Vong.
Nhưng, bên cạnh đó, thuộc Tuyến Đại Không Vong lại có thêm quy định rằng
từ Chính Đại Không Vong, nếu nghiêng qua trái 1,5 độ hay nghiêng qua phải 1,5 độ thì vẫn thuộc
phạm hướng Đại Không Vong.

Ta lấy ví dụ sau:
Một hướng nhà được dùng la bàn đo, cho biết là hướng 157,5 độ.
Xét trên đồ hình 24 Sơn Bát Trạch, ta thấy rằng đó là biên của hai Cung Khôn và Ly. Cụ thể hơn nữa là
biên, giáp ranh giữ hai sơn: Sơn Tị và sơn Bính. Vậy nhà này đã phạm hướng Đại Không Vong.

Giả thuyết, nhà này không ở hướng 157,5 độ mà lại là hướng 159 độ thì ta vẫn thấy rằng, từ hướng
Chính Đại Không Vong 157,5 độ đánh qua phải 1,5 độ là 156 độ thì theo tiêu chí trên, nhà này vẫn phạm
Đại Không Vong.
Cũng như vậy, nếu ở hướng 159 độ thì vẫn thuộc Đại Không Vong.
Cuối cùng, một điều hiển nhiên rằng nếu hướng nhà rơi vào trong một biên độ từ 156 độ đến 159 độ, thì
đó là đã phạm hướng Đại Không Vong. Các hướng Đại Không Vong đều theo đó mà suy ra.

2. Ảnh Hưởng Của Đại Không Vong:


Nhà phạm hướng Đại Không Vong thì người trong nhà thường ngủ gặp ác mộng, ma quái, tinh thần dễ
bất an, tâm lý hay xáo động, cáu gắt, nóng giận vô cớ, dễ liên quan chuyện thị phi, kiện cáo, hình ngục,
nếu phạm nặng (thêm các yếu tố cực xấu khắc) thì nhà có kẻ chia ly, thân thuộc ly tán, gia đạo bất an,
biến động... II. TIỂU KHÔNG VONG:
Cũng giống như Đại Không Vong, nhưng đây lại là tuyến biên hay tuyến giáp của hai Sơn trong
cùng một Cung.
1. Âm Dương Sai Thố:
Theo quy định từ lâu, 24 Sơn Bát Trạch được phân định Âm Dương. Một cung gồm 3 sơn trong 3 sơn
đó có một sơn Dương 2 sơn Âm hoặc 1 sơn Âm 2 sơn Dương. Vì vậy, khi chọn hướng, nếu chọn nhầm
hướng là biên của hai sơn thì đã phạm Tiểu Không Vong; mặt khác, nếu hai sơn đó, một sơn Âm và một
sơn Dương, thì gọi là "Âm Dương sai thố", tức là Âm Dương tạp loạn.
Xét ví dụ sau:
Nhà gia chủ được hướng 172,5 độ. Xét trên đồ hình 24 sơn Bát Trạch, 172,5 độ là ranh giới giữa hai sơn
Bính và Ngọ trong cùng một Cung Ly. Hơn nữa, sơn Bính dương, còn sơn Ngọ âm, như vậy rỏ ràng
phạm cách Tiểu Không Vong và âm dương sai thố.
Giả thuyết rằng nhà đó không phải hướng 172,5 độ mà là 174 độ thì sao? Vẫn thuộc Tiểu Không Vong
Tuyến vì từ biên Tiểu Không Vong 172,5 đánh qua phải hay qua trái 1,5 độ thì vẫn thuộc phạm Không
vong. Do vậy trong biên độ 3 độ 171 đến 174 độ, hướng nhà rơi vào một trong những biên độ đó thì đều
phạm Tiểu Không Vong.
2. Đồng Âm Đồng Dương:
Trong cùng một cung nếu hướng nhà là biên giáp ranh của hai sơn mà hai sơn đó đều là Âm hay đều là
Dương thì theo sách xưa, không phạm Không Vong mà gọi là được hướng.
Ví dụ: hướng 187,5 độ là biên của hai sơn Ngọ và Đinh, đều là hai sơn Âm; tuyến 142,5 độ là biên của
hai sơn Khôn và Tị là hai sơn Dương nên các hướng này đồng Âm đồng Dương nên , theo sách xưa,
không coi là Không Vong.
3. Ảnh Hưởng Của Tiểu Không Vong:
Cũng như Đại Không Vong, nhưng mức độ thấp hơn, người trong nhà đó mọi sở cầu đều bất như ý,
công danh, tài lộc đều không thuận, sức khỏe và tình cảm gia đình đều có vấn đề, hay ngủ mơ thấy điềm
gở, tinh thần không thông suốt...

III. HÓA GIẢI KHÔNG VONG:

khi nhà phạm hướng "Bất khả lập tuyến", tức phạm Không Vong, thường là xấu, do vậy có cách hóa
giải hướng này bằng những phương pháp trấn yểm của phong thủy. Có nhiều giải pháp, nhưng thường
thì phương pháp phổ thông nhất vẫn được biết đến là xây xéo, tức chuyển xéo hướng Đại môn, hay
hướng cửa cộng thêm việc thiết kế số đo Thông thủy cửa nhà sao cho vào cung tốt, còn gọi là thước Lỗ
Ban. Tuy nhiên kích thước phổ thông thường dùng trên thị trường có vài điểm chưa ổn, do vậy Sư Phụ
Thiên Sứ - Nguyện Vũ Tuấn Anh đã hiệu chỉnh lại kích thước Thông Thủy trên cơ sở "tỉ lệ Vàng" theo
toán học và đã đưa ra và áp dụng từ lâu, gọi là "Thước Phong Thủy Lạc Việt".
IV. PHẢN ĐỀ:
Theo quan điểm cá nhân tôi, nhận thấy rằng có sự mâu thuẩn, không nhất quán từ những tiêu chí hay
quy định từ sách xưa ghi lại. Sự không nhất quán trong quy định rằng biên giáp giữa hai sơn Âm Dương
thì gọi là Không Vong và Âm Dương sai thố, còn biên giáp giữa hai sơn đồng âm đồng dương thì lại
không xem là Không Vong. Tuy nhiên quán xét thấy rằng tất cả 8 tuyến Đại Không Vong, các tuyến
này đều là biên giáp ranh giữa hai sơn đều đồng Âm hoặc đồng Dương, nhưng (tại sao) không vẫn cho
là Không Vong mà lại là phạm nặng...Đại Không Vong (?).
Điều này kéo theo sự hoài nghi, có sự phân định Âm Dương cho sơn được quy định từ xưa đến nay có
thực vậy không? hay có cần thiết phải phân định Âm Dương cho sơn không?
Hay lý do nào cái đồng âm đồng dương gọi là Đại Không Vong và cái lý do của đồng âm đồng dương
nào cho là phạm Tiểu Không Vong, ngoài hai lý do quá đơn thuần là đồng Cung và khác Cung?
Do vậy theo tôi, có 8 hướng Đại Không Vong và 16 hướng Tiếu Không Vong, nếu cho rằng biên, giáp
ranh sơn đều là Không Vong, bỏ qua quán xét yếu tố Âm Dương.
Điều này cũng cần các Anh Chị Em tra khảo và nghiên cứu thêm để rông đường khảo nghiệm.

HÌNH THỂ ĐẤT TRONG BÁT TRẠCH LẠC VIỆT


Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:I. HÌNH THỂ
Phàm trạch cơ tối kị tham đa chí hữu dinh khuyết.
Lược dịch: Nhà cửa tối kỵ chỗ đầy, chỗ lõm.
Bát trạch Lạc Việt cũng xác định điều này và quan niệm rằng:
Khi phân cung, phương vị nhà thì phương vị nào khuyết hãm sẽ xấu cho phương vị đó. Thí dụ:
Khuyết cung Sinh Khí thì sức khỏe tổn hại. Nhưng với 4 phương vị xấu bị khuyết thì sự hung họa do
tính chất phương vị đó giảm nhiều. Đó cũng là lý do tại sao nhà hình chữ L bị coi là xấu vì trung cung
thường bị khuyết hãm.Kinh văn:
Ốc thiểu nhơn đa vị nhơn khắc trạch kiết, trạch đa nhơn thiểu vi trạch thắng nhơn, hung.
Lược dịch: Đất chật, người đông, nhân thắng trạch. Tốt.
Đất rộng, người thưa, trạch thắng người. Hung.
Bát trạch Lạc Việt cũng thống nhất với kệt luận này. Nhưng lý giải như sau:
Người đông chứng tỏ sinh khí tụ, trạch vượng. Người thưa chứng tỏ sinh khí tán. Tuy nhiên, quý nhất
là hài hòa giữa nhu cầu không gian tồn tại, không quá chật và quá rộng. Mọi cái đều phải cân đối, mọi
sự thái quá đều bất cập.II. QUYẾT VĂN
1) Càn trạch ốc cơ (nền nhà) nhược khuyết Ly, Trung phòng (con giữa) hửu nữ âm vô nghi.
Ld: Nhà trạch Càn, khuyết phương Ly. Thứ nữ vô nghĩa.

2) Khảm trạch ốc cơ nhược khuyết Tốn(*), trưởng phòng (con lớn) đã tử (chết) thiếu niên nhơn (chết
nhỏ)
Ld: Nhà trạch Khảm. khuyết phương Tốn, Con gái lớn chết yểu.

3) Cấn trạch ốc cơ nhược khuyết Khôn, Trưởng phòng vô tử (không con lớn) thì nhơn gian.
Ld: Nhà trạch Cấn, khuyết phương Khôn, vợ lớn không con.

4) Chấn trạch cơ chỉ (bìa thềm) nhược khuyết Càn, Trưởng phòng di phúc (để bụng) bất tu ngôn.
Ld: Nhà Chấn trạch, khuyết cung Càn. Trưởng nam khó tính không thể nói.5) Tốn trạch cơ chỉ nhược
khuyết Chấn. Trưởng phòng nhứt định yểu vô nhơn (Yếu cả).
Ld: Nhà trạch Tốn khuyết phương Chấn. Trưởng nam sức khỏe rất kém.6) Lỵ trạch cơ chỉ nhược
khuyết Càn. Trưởng phòng tử (Không con) bất đãi ngôn.
Ld: Nhà trạch Ly khuyết Càn. Con trưởng không con.7) Khôn trạch cơ chỉ nhược khuyết Cấn. Trung
phòng yểu tử thiếu niên nhơn.
Ld: Trạch Khôn khuyết phương Cấn. Thứ nam chết hồi còn nhỏ.8) Đoài trạch cơ chỉ khuyết vô cùng,
(lỏm khắp chổ), chủ phòng tiêu diệt nhứt tràng không.
Nhà trạch Đoài, nền nhà khuyết lõm, chung quanh diện tích không bằng phẳng. Chủ nhà phút chốc
trắng tay(?).
III. HỰU VÂN
Khảm trạch cơ chỉ nhược dinh Càn (dinh là đầy), Lảo Ông hoa tửu bất tu ngôn. (Ông sa đấm tửu sắc).
Có sách viết:Nhà trạch Khảm, phương Càn nhô cao, đầy đặn. Chủ nhà tửu sắc vô độ.

Anh chị em thân mến.

Qua phần trích dẫn ở sách Bát trạch Minh Cảnh trên, chúng ta thấy rằng:
Những yếu tố không nhất quán và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta nhận xét thấy rằng:
Nếu xét các cung Đông trạch (Câu 4 - 6) thì dù khuyết cung Tây trạch là cung Càn đều bất lợi.
Bởi vậy, Bát trạch Lạc Việt quan niệm rằng:

1 - Cung Càn không thể khuyết lõm về hình thể khi phân cung nói chung. Vì Càn ở Hậu Thiên là
phương chủ sinh ra các cung khác. Nhà nào cung Càn khuyết lõm đều khắc hại gia chủ. Kể cà khuyết
lõm do đào hầm, hố cũng nên hạn chế tránh cung Càn - Khôn.
2 - Với trạch nhà Tây - hoặc Đông cung - mà khuyết các phương Tây hoặc Đông cung đều bất lợi.

Bát trạch Lạc Việt quan niệm rằng:

Phàm thiết kế nhà ở .A) Người Tây cung khuyết phương Tây trạch, khuyết cung nào xấu cung đó.
Thí dụ: Khuyết Thiên Y - Tài lộc , may mắn giảm. Nếu Thiên Y là phương Càn thì cha dễ tổn hại.
Ngược lại, người Đông cung khuyết phương Đông trạch . Xấu.B ) Người Tây Cung đầy phương Đông
trạch thì đầy cung nào xấu cung đó....và ngược lại.
Thí dụ: Như trạch Khảm đầy cung Càn, theo hình minh họa trên .C) Nhưng phương đầy, khuyết liên
quan đến Bát quái, như:
Càn = Cha; Khôn = Mẹ, Chấn = Trường Nam; Tốn = Trưởng Nữ; Đoài = Thiều Nữ; Ly = Trung Nữ;
Khảm = Trung Nam; Cấn = Thiếu Nam sẽ liên hệ xấu tốt với thành phần đó trong gia đình.
Ý NGHĨA 24 SƠN HƯỚNG
Và Qui Luật phân 24 sơn Hướng Trong Bát Trạch Lạc Việt
Anh chị em cũng biết rằng: Cùng một phương trong Bát trạch, nhưng lại chia làm 3 sơn khác
nhau. Mỗi sơn quản 15 độ lại có tính chất khác nhau về tính tốt xấu. Trong Bát trạch, tổng có 24
sơn hướng và người ta lần lượt đặt tên và định tính cho 24 sơn hướng như sau:
I - Ý NGHĨA 24 SƠN TRONG BÁT TRẠCH MINH CẢNH:

1.PHƯỚC ĐỨC
(Kiết o)
Phước đức khai môn đại kiết xương, niên niên tấn hữu đắc điền viên. Chủ tăng điền địa kim ngân khí.
Hựu sanh quý tử bất tầm thường.
Thủ vị an Môn đại cát chi triêu. Chủ: tấn ngưu mã, lục…. cốc vượng tướng, hữu tấn đông phương
Giáp âm …..khiếc thơ, kim ngân đồng thiếc hoạnh tài. Ứng 3 niên nội tấn nhơn khẩu, sanh quý tử, đa
thăng gian chức, tấn sản nghiệp bà sự kiết.Diễn nghĩa:
Mở cửa ngay sơn này thì rất ư là tốt. Nhiều năm tăng tiến về điền sản. Gia chủ cũng vượng phát tiền
vàng, kim ngân, trân bảo. Lại còn thêm sanh con quý tử, không phải là hạng tầm thường đâu. đượ cửa
hướng này tức nhiên gia súc, trâu bò, ngũ cốc, lúa gạo...phát triển và dồi dào, trồng trọt, chăn nuôi
thuận lợi, vàng bạc đột nhiên khởi phát. Lợi cho người nữ về ở nhà này thì sau 3 năm liền sanh quý tử,
người trong nhà cũng tốt về đường thăng quan tiến chức.

2. ÔN HOÀNG
(Hung •)
Ôn hoàng chi vị mạc khai môn 3 niên 5 tải nhiểm thới ôn. Cánh hữu ngoại nhơn lai tự ải; Nữ nhơn
sanh sãn mạng nan thồn. Thử vị an môn chiêu thời khí, ma đậu, lợi tật, đại tiểu khẩu sanh bạo bệnh,
lạc thủy, xà trương, thủy hỏa lôi thương chi ách, nữ nhơn sảng ách, phi hoành, tảo hình, ngoại nhơn tự
ải, quan sự, thối tài phá hao bất lợi.

Diễn nghĩa:
Hướng Ôn Hoàng là hướng mạc, suy; mở cửa hướng này thì sau 3 năm người trong nhà mắc bệnh sốt
rét, dịch ôn. Người họ hàng xa (không biết là bao xa?) có người chết vì tự vẫn. Người nữ sanh sản khó
khăn, khó mà an toàn tính mạng. Lập cửa hướng này thì người trong nhà mắc bệnh thời khí, bệnh đậu
mùa, người lớn trẻ con đều dể sanh bệnh, té nước, bị thú cắn, bệnh liên quan nước lửa, người nữ sanh
sản dể gặp nguy nan; bên ngoài có người tự vẫn, dính liếu đến chuyện hình sự, thưa kiện tài sản thất
thoát, quả là không lợi.

3: TẤN TÀI
(Kiết o)
Tấn tài chi vị thị tài tinh, Tại thiên an môn bá sự thành. Lục súc điền viên nhơn khẩu vượng. Đa quan
tấn tước hữu thành danh.
Thử vị an môn tấn tài cốc, thiêm nhơn khẩu, 4 phương điền trạch khiếc thơ, da quan tấn bửu, ngưu mã
điền trang hương nhơn ký vật, kiết Triệu.Diễn nghĩa:
Tấn Tài đích thị là sao "Tài". Lập cửa hướng này thì trăm việc thành công. Vật nuôi, điền sản, nhân sự
trong nhà đều vượng phát và tăng tiến. Thăng quan tiến chức lại thành danh. Lập cửa ngay hướng thì
tiền tài, lúa gạo, nhân đinh càng thêm đông. Điền sản rộng rãi bốn phương trời, tài lộc tới ào ào, trâu
bò, điền sản thêm phú phát, tốt lành.
4.TRƯỜNG BỆNH
(Hung •)
Trường bệnh chi vị tật bệnh truong, Thử vị an môn lập kiến hung. Gia Trưởng hộ đỉnh mục tật hoạn,
thiếu niên bạo tử lao ngục trung.
Thử vị an môn gia Trưởng thủ túc bất nhân, nhản manh, tâm thống nhơn khẩu, tật ách, thiếu niên tử
tôn bạo tốt, khẩu thiệt quan phi bại tài, gia tài cân liêng, ngoại nhơn thảm hại, nhơn khẩu bất an.Diễn
nghĩa:
Trường Bệnh là bệnh dai dẵn. Lập cửa hướng này là xấu. Người trên hay con trưởng bị bệnh, bị tật ở
mắt, người trẻ bạo ngược hoặc bị ngục tù. Lập cửa hướng này thì người trên hay con trưởng mang tính
bất nhân, gian manh, người trong nhà tâm trang khốn khổ, bệnh tật, con cháu ngang ngược, vạ miệng
vạ lây, liên quan luật pháp, tiền bạc tổn tán, gia tài tán tận, người ngoài thảm hại, gia đình bất an.5.
TỐ TỤNG
(Hung •)
Tố tụng chi phương đáng bất thường. An môn chiêu họa nặc phi ương. Điền viên tài vật âm nhơn hoai.
Thời tao khẩu thiệt nảo nhơn trường.
Thử vị an môn tranh quang sản nghiệp, phi tài hoành hoai, phá bại lục súc, đền tàm bất lợi, tiểu nhân
tà bại, hao tán bất an.
Diễn nghĩa:
Tố Tụng là một phương đáng thật bất thường. Lập cửa thì rước họa vào nhà ngay. điền sản, nhà cửa bị
người nữ phá hoại. Gây nhiều chuyện khẩu thiệt, gia đạo khốn khổ não nề. Lập cửa tại hướng trong
nhà sẽ có người tranh giành tài sản, tiền tài tiêu hoại, vật nuôi tiên tán tùng, tiểu nhân làm hai, người
nhà không yên.

6.QUAN TƯỚC
(Kiết o)
An môn quan tước tối cao cường. Sỉ quan cao quyền nhập đế hương. Thứ nhơn đền địa tiền tài vượng
Thiên bang kiết khánh tổng tương đương.
Thử vị an môn đa quan tấn tước, tăng thêm nhơn khẩu, hướng thiện phát đạt. Thứ nhơn điền tàm, lục
súc đa bội, nhơn tài đại vượng.Diễn nghĩa:
Lập cửa sơn Quan Tước là cực kỳ tốt. Quan nhỏ được thăng quan lên quan to. Người bình thường hạn
được trời ban phúc mà điền sản, tiền tài phát đạt như kẻ đại gia. Lập cửa tại hướng thì thăng quan, tăng
nhân khẩu, tâm hướng thiện. Người bình thường cũng giầu có điền sản, vật nuội gia tăng, nhân khẩu
sinh sôi.7. QUAN QUÝ
(Kiết o)
Quan quý vị thượng hảo an môn. Định chủ danh vang vị tước tôn. Điền địa thử tài nhơn khẩu vượng.
Kim ngân tài vật bất tu luận.
Thử vị an môn sanh quý tử, sỉ vị cao thiên, tấn điền trạch, khiếc thơ, lục súc hoạnh tài tệ bạch điền tàm
phát phước.Diễn nghĩa:
Quan Quý là hướng tuyệt vời để làm cửa nhà. Gia chủ sẽ vang danh, nhanh có quyền chức. Vàng bạc,
của cải nhiều khỏi phải bàn. Lập cửa tại hướng sinh quý tử, có uy với đời, giầu có điền sản, vật nuôi
tăng trưởng,

8.TỰ ẢI
(Hung •)
Tự ải vị thường bất tương đương, an môn lập kiến hữu tai ương. Đao binh hoàng họa tảo hoành sự. Ly
hương tự ải nữ nhơn thương.
Thử vị an môn tự ải, lạc thủy tổn nhơn, quan sự phá hao, nam ly hương nữ sảng ách, lục súc hoá tài
bất lợi.Diễn nghĩa:
Tự Ải là hướng bất thường, xấu. làm cửa thì gặp tai ương ngay. Họa binh đao, chiến tranh loạn lạc.
Người nữ bỏ quê hương mà đi biệt xứ hoặc tự tử. Mở cửa hướng này có người tự vẫn, chết đuối,
đường quan nghiệp bị phá bại, nam thì bỏ xứ, nữ thì dể gặp tai nạn trong khi sinh sản, vật nuôi khánh
tận, bại hao.
9.VƯỢNG TRANG
(Kiết o)
Vượng trang an môn tối kiết lợi. Tấn tài, tấn bửu cập điền trang.
Bắc nhơn thủy âm nhơn tấn khiếc. Đại hoạch tàm tơ lợi thắng thường.
Thử vị an môn tấn điền địa, lương nhơn sản nghiệp chiêu thử phương, phụ nhơn điền địa khiếc thơ
hoạnh tài, tấn nhơn, khẩu phát bổn mạng nhơn.Diễn nghĩa
Lập cửa hướng Vược trang là đại kiết. Tiền tài, điền sản, của quý tiến tới. Người trên kẻ dưới đều tốt
lành, gặp điều lợi bất ngờ. Lập cửa thì điền sản tăng, sản nghiệp phát triển, điền địa phì nhiêu, tăng
nhân khẩu.

10.HƯNG PHƯỚC
(Kiết o)
Hưng phước an môn thọ mạng trường. Niên niên tứ quý thiểu tai ương. Sỉ nhơn tấn chức đa quan lộc;
Thứ nhơn phát phước tấn điền trang.
Thử vị an môn phước thọ miêng trường, nhơn khẩu bình an, nam thanh nữ khiếc, sỉ nhơn tấn quyền,
thứ nhơn phát phước, lục súc đại vượng, xuất nhập trung hiếu.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng này thì người nhà thọ mạng lâu dài, bốn mùa ít gặp tai ương, thăng quan tiến chức
nhiều tài lộc; người thường cũng phát phước, rộng điền trang.
Lập cửa hướng này thì sống thọ dài lâu, người nhà bình an, nam nữ tốt lành, kẻ làm quan thăng quan,
người bình thường cũng có phước, vật nuôi cực phát, mọi sự vẹn toàn.
11. PHÁP TRƯỜNG
(Hung •)
Pháp trường vị thượng đại hung ương. Nhược an thử vị thọ thương trường. Phi tai lao ngục Phi đa sảo.
Lưj đồ phát phối xuất tha hương.
Thử vị an môn, chủ: Tào bất minh, nhơn mạng quang tư, lưu đồ tha hương, phụ nhơn câu liêng bất
lợi.Diễn nghĩa:
Đây là hướng đại hung. Nếu mở cửa hướng này thì chịu nhiều thương tổn trong trường đời. có khi
chịu ngục tù. Đến cả tôi tớ cũng mang họa lư đày biệt xứ.

12. ĐIÊN CUỒNG


(Hung •)
Điên cuồng chi vị bất khả khoá, sanh ly tử biệt cập điên tà. Đoạn địa tiêu thối nhơn khẩu bại, Thủy
Hỏa ôn hoàng tuyệt diệt gia.
Thử vị an môn, chủ nhân phong tà, đảm loạn, nữ nhơn sảng ách, nam tửu, nữ sắc thiếu niên bạo tốt,
phụ nam tử bắc, nhơn khẩu bất an, tài vật hao tán.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Điên Cuồng thì không thoát khỏi họa, sống chia lỳ chết mất biệt, hoặc bệnh điên tà.
Đất đai nhân khẩu đều lụm bại. Nạn thủy hỏa tai ương phá diệt cửa nhà.
Lập cửa, chủ nhân bị bệnh phong tà, dâm loạn, người nữ gặp họa trong lúc sinh,đàn ông rượu chè, đàn
bà vô độ, người trẻ bạo ngược, cha con xa lìa, người nha bất an, tiền tài của cải đội nón ra đi.
13.KHẨU THIỆT
(Hung •)
Khẩu thiệt an môn tối bất tường, thường chiêu vô hảnh hoạnh tai ương. Phu thê tương tiếng nhựt trực
hửu. Vô đoan huynh đệ đấu tranh cường.
Thử vị an môn: Khẩu thiệt bất ly, quang phi thường hửu, ngổ nghịch bất hiếu, tức phụ (vợ) trị ô, lục
súc vô thâu, phàm sự bất lợi.
Diễn nghĩa:
Lập cửa hướng Khẩu Thiệt thiệt là bất lành, tự dưng hay bị tai ương. Vợ chồng chửi nhau như chó với
mèo. Anh em đoản hậu đấu đá nhau như thù.
Lập cửa ở hướng này, mạnh vạ khẩu thị phi, quan lộc cũng bại, con cái ngổ nghịch bất hiếu, vợ nhà
chả ra gì, vật nuôi hao tổn, chả ra tích sự gì.
14. VƯỢNG TÂM
( Kiết o)
Vượng tàm vị thượng bảo tu phương, thử vị an lai gia đạo xương. Lục súc tàm tơ giai đại lợi. Toạ thâu
mể cốc mảng tương thương.
Thử vị an môn đại vượng điền sản, tài bạch thắng thuờng tăng thiêm tử tôn, can kiệm hảo thiện. Hỏa
mạng nhơn khởi da tàm tơ bội vượng.
Diễn nghĩa:
Hướng thượng hảo. Gia đạo an lành, vật nuội lợi lớn. Chỉ ngồi mà thu lúa gạo vào đến mỏi tay chưa
thôi. Lập cửa, phát lớn về điền sản, tiền tài không những tăng hơn mà con cái thêm đùm đề, cần kiệm
và tốt lành. Người mạng Hỏa thì chăn nuôi tằm rất vượng phát.

15. TẤN ĐIỀN


(Kiết o)
Tấn điền vị thượng phước miên miên, thuờng chiêu tài bửu tử tôn hiền. Cánh hữu ngoại nhơn lai ký
vật, kim ngân tài bạch phú điền viên.
Thử vị an môn chiêu điền sản, khiếc thơ, xuất nhập thân hiền lạc thiện. Bổn mạng ký vật phát đạt, lục
súc đa bội.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Tấn Điền thì phúc liên tục đến, thường của cải phát đạt, con cái ngoan hiền. Người họ
xa cũng phát phú quý kim ngân, tài lộc điền sản. Lập cửa tại hướng là kiếm được nhiều điền sản, đủ
đầy. Tài của bội thu, vật nuội phát triển.

16. KHỐC KHẤP


(Hung •)
Khốc khấp chi vị bất khả khai, niên niên tai họa đáo gia lai; Uổng tữ thiếu vong nam tốn nữ; bị để lưu
lụy viết đinh tai.
Thử vị an môn thường khốc thinh, ôn dịch đổng thống đậu lợi, ma chẩn, nam nữ thiếu vong, âm nhơn
đa bệnh, phá hại tiền tài lục súc bất lợi.Diễn nghĩa:
Khốc Khấp thì không nên lập cửa, tai họa luôn luôn ập đến; Con chết non, nam nữ chết trẻ, nhân sự
gặp nhiều bi lụy. Lập cửa thường bị khốn khổ, dể bị bệnh dịch ôn, đậu mùa, nam nữ chết yểu, người
nữ bệnh nhiều, tài tiền, vật nuôi đều bại hoại.
17. CÔ QUẢ
(Hung •)
Cô quả chi phương tai đại hung, tu chi quả phụ toạ đường trung. Lục súc điền tàm củ tổn bại; Cánh
liêm nhơn táng tẩu tây đông.
Thử vị an môn, quả phụ vô ỷ, tẩu xuất tha hương, phá gia hao tàng, lục súc bất lợi.Diễn nghĩa:
Hướng đại hung, nhà sẽ có người góa chồng. Vật nuôi tổn hại; người họ cũng tha phương. Lập cửa tại
hướng, quả phụ chẳng còn ai dựa dẫm, bỏ xứ mà đi, gia đình lụm bại, vật nuôi kiệt huệ.

18. VINH PHÚ


(Kiết o)
Vinh phú vị thượng tối kham tu, An môn đương đích vượng nhơn châu. Phát tích gia đình vô tai họa,
Phú quí vinh huê sự tối thâu.
Thữ vị an môn dinh thiên đa chuyển, điền tàm vượng tưởng, tài bạch bội thâu, lục súc thắng thường.
Hỏa mạng phát vượng.Diễn nghĩa:
Vinh Phú là hướng rất tốt cho việc mở cửa, mọi vật, mọi người tụ về. gia đình không tai họa. Phú quý
vinh hoa cùng cực. Lập cửa thì có nhiều thay đổ tốt, ruộng tằm phát vượng, tài lộc bội thu, vật nuôi
nhiều lắm. Người mạng Hỏa thì rất vượng.19. THIẾU VONG
(Hung •)
Thiếu vong chi vị bất khả đàm, nhứt niên chi nội khốc thinh quê. Háo tửu âm nhơn tự ải tữ; Lôi môn
thương tử (con)tử (chết) thiên khê.
Thử vị an môn tổn tiểu khẩu, chiêu thệ uổng tử, đầu hà tự ải, âm nhơn đa bệnh, Tửu sắc phá gia.Diễn
nghĩa:
Hướng Thiếu Vong thì khỏi nói, chỉ một năm thôi thì trong nhà có tiếng khóc, người nữ bê tha rượu
mà tự tử, con cái chết yểu. Lập cửa tại đây thì có người chết trẻ, vợ chết, có người nhảy sông tự tử,
người nhà mê tửu sắc mà phá bại cửa nhà.

20.XƯƠNG DÂM
(Hung •)
Xương dâm chi vị bất kham tu, tu chi dâm loạn sự vô hưu. Thất nữ hoài thai tùy nhập định: Nhứt gia
đại tiểu bất tri tu. Thử vị an môn, Nam tửu nữ sắc, xương dâm vô sỷ, tối hoại gia phong, phụ nhơn nhủ
loạn, lục lúc bất thâu, thất nữ hoài thai.Diễn nghĩa:
Hướng Xương Dâm thì không thể làm cửa, trong nhà có người dâm loạn, người nữ bị sảy thai, kẻ lớn
người nhỏ chẳng được đàng hoàng. Mở cửa tại hướng, nam nữ tửu sắc vô độ, dâm loạn không biết
liêm dĩ, bại hoại gia phong, cha con loạn cào cào, vật nuôi thất thu, nữ nhân dể bị sảy thai.
21. THÂN HỒN
(Kiết o)
Thân hôn vị thượng hảo tu phương, tu chi thân việc chúng hiền lương. Đương thời lai vảng đa kiết
khánh; kim ngân tài bửu mãng dinh thương.
Thử vị an môn chiêu tài tấn nhơn khẩu, lục súc đại vượng. Hỏa mệnh nhơn phát đạt.Diễn nghĩa:
Thân Hôn là hướng tuyệt tốt, người trong gia đình hiền lương, đi về đều mang lại điều tốt lành, của cải
vàng bạc đầy nhà. Lập cửa tại hướng tiền tài đưa tới, tăng vượng nhân khẩu, vật nuội rất tăng triển,
ngường mạng hỏa hợp lắm, phát đạt.

22. HOAN LẠC


(Kiết o)
Hoan lạc môn tu cánh tấn tài, thường hữu vi âm nhơn tống lai. Điền tâm lục súc giai hưng vượng; Phật
phước thỉnh danh thọ tợ lôi.
Thử vị an môn chiêu nam phương môn hộ, ngân tiền tệ bạch, lục súc hưng vượng. Aâm nhơn tống
bạch, thủy mạng nhơn phát đạt.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Hoan Lạc là tiền tài đưa tới, lợi cho người nữ. Điền sản, vật nuôi gia tăng. Nhanh phát
phước, phát công danh. Người mạng thủy rất phát.23. TUYỆT BẠI
(Hung *)
Tuyệt bại chí phương bất khả tù, Tu chi lịch lạc bất kham sầu. Nhơn đinh tổn việc vô tông chiếc. Phụ
tử đông tây các tự cầu. (cha con mỗi người 1 nơi ai làm nấy ăn.)
Thử vị an môn phá bại gia tài, tảo hoàng hạo tốt (chết ngang) tự ải, lạc thủy, phong hỏa thủy ách bất
lợi.Diễn nghĩa:
Tuyệt Bại là hướng không thể dùng lập môn. Dù có là người đường hoàn thanh cao cũng không chịu
nổi sầu khổ. Người nhà chả làm được tích sự gì. Cha con mổi người mổi nơi, ai làm nấy ăn. Lập cửa
tại hướng là phái bại gia tài, chết đột ngột, té sông, bị tại nạn nước lửa.24. VƯỢNG TÀI
(Kiết o)
Vượng tài môn thượng yếu quân tri, Phú quý lủng thương nhậm phát uy Hiếu đạo nhơn đinh gia
nghiệp thắng. Nhứt sanh phong hậu thọ my tề.
Thử vị an môn tấn thương, âm nhơn tài vật thỏa, hựu vinh thọ. Hỏa mạng nhơn phát đạt.

Diễn nghĩa:
Hướng vượng Tài là hướng quan trọng, kẻ trí phải rỏ hướng này, phú quý ngầm phát uy, người trong
nhà có lòng hiếu đạo, cơ nghiệp gia đạo tề my, an ổn. Lập cửa hướng này gia đình tấn tới, người trên
kẻ dưới của cải đủ đầy, sống thọ dài lâu. Người mạng hỏa rất phát đạt.Anh chị em lưu ý:

Tính chất của sơn trong cung hướng chỉ có ý nghĩa phân biệt sự tốt xấu so với tính chất với sơn khác
trong chính cung đó. Không có ý nghĩa vì sơn xấu mà cung đó là xấu.Thí dụ:
Người mang Càn được hướng Đông Nam là Phước Đức dù gặp sơn xấu nhưng không có nghĩa là
phạm cung hướng Tuyệt Mạng nhưng gặp sơn tốt sẽ tốt hơn. Tính chất của ba sơn trong cung hướng
chỉ là những phần tử trong một tập hợp. Tập hợp tốt là yếu tố căn bản. Gặp hướng tốt, lại được sơn tốt
là tốt nhất.
Trong hoàn cảnh kiến trúc hiện đại, những ngôi gia thường đã định hướng trước, lúc đó ta có thể chọn
hướng để mua nhà, cất nhà. Sau đó mới xét đến sơn để điều chỉnh hướng bếp thích hợp.II - PHƯƠNG
PHÁP PHÂN BỔ SƠN HƯỚNG TRONG BÁT TRẠCH MINH CẢNH
Qui luật phân bổ 24 sơn theo định danh trong Bát trạch như trên, có phương pháp của nó. Trước khi
anh chi em tìm hiểu qui luật phân bố 24 sơn theo Bát trạch Lạc Việt, chúng ta nghiên cứu bản văn
sau đây trong cuốn Bát Trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán.II - 1: Sách Bát trạch
Minh Cảnh viết:
MÔN LẦU NGỌC BỐI KINH
* Càn (*) Hợi Tuất sơn tùng “Tị" khởi,
* Khảm Quý Nhâm địa hướng “Thân” cầu.
* Đoài Canh Tân vị phòng “Xà” tẩu.
* Khôn Mùi Thân sơn “Giáp” thượng tầm.
* Ly Bính Đinh vị thị “Hổ” đầu,
* Tốn Tị Long thân “Hầu” vi thủ.
* Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị;
* Chấn Mão Ất vị hứơng “Trư” Du.
Bát quái Trường sanh khởi phước đức,
Vô nghĩa chi nhơn bất khã cầu.
(Người vô nghĩa khó cầu mong)

GIẢI CÂU 1:
Càn Hợi Tuất sơn tùng “Tỵ” khởi. Nhà trạch Ly thuộc Càn Hợi và Tuất sơn khởi "Phước đức" tại “Tỵ”
sơn thuận mỗi sơn 1 vị đến tại cửa ngỏ ngừng lại xem được kiết hung. 24 vị ghi số thứ tự, biết cửa ngỏ
vị nào số mấy xem bài giải số đó từ trương này để định vị trường sanh bát quái.Lần lượt là:
[/left]
1. Phước đức; 2. Ôn hoàng; 3. Tấn tài; 4. Trường bệnh; 5. Tố tụng; 6. Quan tước; 7. Quan quý; 8. Tự
ải; 9. Vượng trang;
10. Hưng phước; 11. Pháp trường; 12. Điên cuồng; 13. Khẩu thiệt; 14. Vượng tâm; 15. Tấn điền; 16.
Khốc khấp; 17. Cô quả; 18. Vinh phú; 19. Thiếu vong; 20. Xương dâm; 21. Thân hôn; 22. Hoan lạc;
23. Bại tuyệt; 24. Vương tài.

LƯU Ý:
Các bộ Bát trạch Minh Cảnh khởi Phước đức đúng nhau ở 3 cung Càn Khảm Cấn mà thôi ,còn 5 trạch
nọ khác nhau, nên soạn giả an theo bài của "Môn Lầu Ngọc Bối kinh" trên đây.

Bây giờ chúng ta sắp xếp lại thứ tự bài phú trên theo 8 cung bắt đầu từ Càn để quán xét:

1) Tuất Càn Hợi sơn tùng “Tị" khởi,


2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu.
3) Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị.
4) Giáp Mão Ất vị hướng “Trư” du.
5) Thìn Tốn Tỵ thân "Hầu" vi thủ.
6) Bính Ngọ Đinh vị thị “Hổ” đầu.
7) Mùi Khôn Thân sơn “Giáp” thượng tầm.
8) Canh Dậu Tân vị phòng “Xà” tẩu,
Bài phú trên cho biết phương pháp khởi sơn Phúc Đức so với sơn tọa của nhà, theo Bát trạch Minh
Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán.
Thí dụ:
Hướng Nhà thuộc Khảm (Bắc) thì tọa (Sau lưng nhà) của căn nhà là Nam (Ly), có ba sơn là: Bính
Ngọ Đinh.
Bính Ngọ Đinh thị vị "Hổ " đầu.
Tức là với vị trí tọa nằm một trong ba sơn là "Bính Ngọ Đinh " thì sơn "Phúc Đức" khởi từ sơn "Dần"
(Hổ). Xin xem hình minh họa dưới đây:

Sau đó, thuận theo chiều kim đồng hồ, mỗi sơn an một vị thuận tự là:
1) Phúc Đức ; 2) Ôn Hoàng .....cho đến hết 24 sơn.
Như vậy, qua bài phú trên, anh chị em cũng nhận thấy: Sách Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ
thư chữ Hán không mang tính qui luật và tạp loạn. Chính nhà biên soan Thái Kim Oanh cũng phải
viết:
Trích:
Nội dung trích dẫn
LƯU Ý:
Các bộ Bát trạch Minh Cảnh khởi phước đức đúng (như) nhau (ở) 3 cung Càn Khảm Cấn mà thôi còn
5 trạch nọ khác nhau, nên soạn giả an theo bài của "Môn lầu Ngọc Bối kinh" trên đây.

Nhưng ngay cả phương pháp an theo sách "Môn Lầu Ngọc Bối kinh" cũng không hề có tính quy luật
và rất tạp loạn.
Tôi phân tích để anh chị em nhận thấy tính tạp loạn của sách "Ngọc Bối Kinh" mà tác giả Thái kinh
Oanh chép lại, như sau:
1 - Anh chị em cũng nhận thấy rằng các danh từ như: "Hổ, Xà, Trư, Hầu" thực chất là cách gọi khác
của Dần, Tỵ, Hợi và Thân là tên 12 con giáp Địa chi mà các câu trước nói đến. Nhưng trong đó lại nảy
ra một anh Thiên Can là "Giáp":"7) Mùi Khôn Thân sơn “Giáp” thượng tầm" (?).
Anh chị em nghiên cứu hoặc hành nghề có thể mua cuốn Bát trạch minh cảnh về tham khảo.
Cũng qua đó anh chị em cũng nhận thấy rằng tính tam sao thất bản và thiếu nhất quán trong
quá trình Hán hóa nền văn minh Lạc Việt trải hàng ngàn năm.
Nhưng Bát trạch Lạc Việt khởi Phúc Đức hoàn toàn mang tính qui luật, nhất quán và hợp lý
trên cơ sở nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", khi hiệu chỉnh lại sai lầm này.
III - QUI LUẬT PHÂN BỐ 24 SƠN THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT
[left]Anh chị em thân mến .
Để dễ nhớ, tôi viết lại bài phú trên theo cách an sơn của Bát trạch Lạc Việt. Sự khác biệt so với sách
Tàu ghi trong ngoặc, bên cạnh.

Bát Trạch Lạc Việt an sơn phú


1) Tuất Càn Hợi sơn tùng “ Thân" khởi, (Sách Tàu: Tỵ)
2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu.
3) Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị;
4) Giáp Mão Ất vị hướng “Trư” du.
5) Thìn Khôn Tỵ thân " Dần" vi thủ.(Sách Tàu: Hầu/ Thân)
6) Bính Ngọ Đinh vị thị “Hổ” đầu,
7)Mùi Tốn Thân sơn “ Tỵ" thượng tầm.(Sách Tàu: Giáp)
8) Canh Dậu Tân vị phòng “Xà” tẩu,
Dưới đây là 8 hình minh họa cho việc an 24 sơn theo Bát trạch Lạc Việt.
1) Tuất Càn Hợi sơn tùng “ Thân" khởi

2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu


3) Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị

4) Giáp Mão Ất vị hướng “Trư” du

5) Thìn Khôn Tỵ thân " Dần" vi thủ


6) Bính Ngọ Đinh vị thị “Hổ” đầu

7) Mùi Tốn Thân sơn “ Tỵ" thượng tầm


8) Canh Dậu Tân vị phòng “Xà” tẩu

Anh chị em thân mến.


Qua tính quy luật của việc phân bố 24 sơn trong Bát trạch Lạc Việt, chúng ta lại càng nhận thấy tính
quy luật của việc đối chỗ Tốn Khôn trong Hậu Thiên Lạc Việt so với Hậu Thiên Văn Vương. Tính quy
luật này cho ta thấy rằng: Những cặp cùng hành trên Hà Đồ - thí dụ như: Cặp cùng hành Thủy1) Tuất
Càn Hợi sơn tùng “ Thân" khởi, (Sách Tàu: Tỵ)
2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu.

Như vậy, theo Bát trạch Lạc Việt thì các cặp cùng hành sẽ an Phúc Đức từ cung tương sinh ra nó.
Trong ví dụ trên - Cặp cùng hành Thủy - Phúc đức xuất phát từ cung Thân Kim, chính là cung tương
sinh ra nó. Từ đó anh chị em suy ra các cặp cùng hành khác.
Anh chị em lưu ý rằng:
Những điều tôi truyền đạt lại với anh chị em - dù rất kỹ - những cũng là những kiến thức căn
bản mở rộng đến chi tiết ứng dụng. Nhưng chưa phải đã tập hợp được hết những sách vở và
kiến thức về Phong thủy do tiền nhân để lại. Nên sau này anh chị em cần xem rộng các sách, sưu
tầm tài liệu, chiêu thức còn lưu truyền trong dân gian để bổ sung kiến thức của mình. Nhưng
nhất thiết phải tỉnh táo dùng nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và tiêu chí
khoa học làm kim chỉ nam để đối chiếu hiệu chỉnh.
Những hình trên định tính 24 sơn hướng theo Bát trạch Lạc Việt phối Mệnh quái gia chủ trong
Bát trạch Lạc Việt tôi vẽ sẵn cho biết các sơn hướng tốt xấu sau khi định tâm nhà. Căn cứ vào
các sơn hướng tốt xấu này, anh chị em sẽ đối chiếu để sẽ tìm được các hướng tốt xấu cho các vấn
đề liên quan đến cấu trúc nhà để đặt cửa, phòng, bếp...vv - sẽ tiếp tục tìm hiểu về sau.

BÁT TRẠCH TU TẠO TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Anh chị em thân mến .


Những chữ hiển thị màu xanh dương, kèm dấu hoa thị * là nguyên văn trong cuốn Bát trạch Minh
Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Tôi để nguyên văn , để anh chị em cùng tham khảo. Các
phần khác có sửa chữa cho phù hợp với Bát trạch Lạc Việt. Phần chữ đen và xanh lá là chính văn
của tôi.

TRẠCH CÀN

(Nhà hướng Tây Bắc)


Nhà trạch Càn.
Tuổi Càn được Phục Vị.
Tuổi Khảm phạm Lục Sát.
Tuổi Đoài được Sanh Khí
(Kỵ tuổi này /* ).
Tuổi Ly phạm Tuyệt Mạng.
Tuổi Khôn được Diên Niên.
Tuổi Chấn phạm Ngủ Quỷ.
Tuổi Cấn được Thiên Y.
Tuổi Tốn phạm Hoạ Hại.

......................................

Tuổi Đoài tuy được Sinh Khí , nhưng kỵ chớ nên dùng(*).

Sinh Khí Tham Lang mộc tinh bị Đoài là Vũ Khúc Kim tinh khắc. Tức là nội khắc ngoại, bán hung. Đã
giảng ở trên.

Anh chị em lưu ý:

Đây là phần thuộc về sự ứng dụng trong sách - được coi là trường phái - Dương Trạch Tam yếu của
Triệu Cửu Phong đời Đường Tống. Qua đây anh chị em cũng thấy mối liên hệ - dù mơ hồ giữa Bát trạch
và Dương trạch. Hiện tượng này khẳng định lại một lần nữa rằng: Bản chất của phong thủy là một hệ
thống ứng dụng nhất quán, hoàn chỉnh và thuộc về văn minh Lạc Việt. Nền văn minh Hán chỉ tiếp thu
một cách rời rạc khi nền văn minh Việt bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử.

TRẠCH KHẢM

(Nhà hướng Bắc)


Giả như nhà quay cửa hưởng Bắc, đường ra vào tại Nhâm sơn, phạm Xương dâm hung; tại Tý sơn, được
Thần hôn kiết và tại Quý sơn, được Hoan lạc kiết…vv….
Nhà trạch Khảm:

Tuổi Khảm được Phục Vị


Tuổi Khôn phạm Tuyệt Mạng
Tuổi Ly được Phúc Đức.
Tuổi Cấn phạm Ngủ Quỷ
Tuổi Chấn được Thiên Y.
(Kị tuổi này)
Tuổi Càn phạm Lục Sát

Tuổi Tốn được Sanh Khí

Tuổi Đoài phạm Hoạ Hại


----------------

Tuổi Chấn được Thiên y, nhưng kị chớ nên dùng (*).

Chấn phối Khảm là Thiên y Cự Môn Thổ tinh (Chính xác là Hỏa đới thổ - Khôn Cung). Vì vậy Chấn
Mộc khắc- Nội khắc ngoại bán hung. Nhưng ở đây còn là tinh ngoại khắc đại môn Khảm Thủy. Sau này
anh chị em học đến phần: Cấu trúc hình thể (Dương trạch Tam yếu) sẽ hiểu phần này. Điều này một lần
nữa cho thấy tính liên hệ xuyên suốt của cái gọi là "trường phái" được các "kỳ nhân " dị thánh" Tàu phát
minh. Thực ra chỉ là người dịch lại từng phần, tam sao thất bản những di sản còn lại của nên văn minh
Việt.

TRẠCH CẤN

(Nhà hướng Đông Bắc)


Giả như quay cửa Đông Bắc, đường ra vào tại Sửu sơn Cô quả, xấu. Bằng ra vào được Cấn sơn là Vinh
phú.

Nhà trạch Cấn:

Tuổi Cấn được Phục Vị


Tuổi Khảm phạm Ngủ Quỷ
Tuổi Càn được Thiên Y
Tuổi Ly phạm Hoạ Hai
Tuổi Đoài được Diên Niên
Tuổi Chấn phạm Lục Sát
Tuổi Khôn được Sinh Khí
(Kị tuổi này)
Tuổi Tốn phạm Tuyệt Mạng °
----------------------------
Tuổi Khôn trạch Cấn tuy được Sanh khí. Nhưng tinh khắc cung đại hung chớ dùng (*)
Hướng Sinh Khí là Tham Lang Mộc tinh. Người phi cung Khôn là Cự Môn Hỏa đời Thổ tinh Tức là
ngoại khắc nội. Đại hung.
Chuồng gia súc có sừng, hoặc móng như trâu bò - thuộc Khôn - Khôn vi Ngưu (Dịch Lý) cũng không
nên quay hướng Cấn. Đây chính là trường hợp của "Ngôi làng ma ám" nổi tiếng tện báo chí.

TRẠCH CHẤN

(Nhà hướng Đông)


Giả như nhà quay cửa hướng Đông này, đường ra vào hướng Mão được thần Hôn ; hướng Ất được Hoan
lạc kiết. Gặp Giáp sơn là Xương dâm hung.

Nhà trạch Chấn:

Tuổi Chấn được Phục Vị


Tuổi Khôn phạm Họa Hại
Tuổi Tốn được Phúc Đức.
(Kỵ tuổi này)
Tuổi Cấn phạm Lục Sát.
Tuổi Khảm được Thiên Y
(Kỵ tuổi này)
Tuổi Càn phạm Ngũ Quỷ.
Tuổi Ly được Sinh Khí.
Tuổi Đoài phạm Tuyệt Mạng
------------------------
Tuổi Tốn được Phúc Đức, Tuổi Khảm được Thiên Y, nhưng 2 tuổi này vì kị chớ nên dùng.(*)
- Tốn là Phá Quân Âm Kim. Phúc Đức là Vũ Khúc Dương Kim thuộc Đoài. Nên rơi vào cách "Lưỡng
kim, kim khuyết".
- KHảm là Văn Khúc Thủy , gặp Thiên Y Cự Môn Hỏa đới thổ thuộc Khôn cung nên tai họa, Ngoại
khắc nội - Đại Hung.
NHÀ TRẠCH KHÔN

(Nhà hướng Đông Nam)

Giả như nhà quay cửa hướng Đông Nam, đường ra vào nhằm Khôn sơn được Vinh Phú, hoặc Tị sơn
Thiếu Vong cũng được. Nhược bằng phạm Thìn sơn Cô Quả, hoặc Bính sơn Xương Dâm hung.

Nhà trạch Khôn:

Tuổi Khôn được Phục Vì o

Tuổi Khảm phạm Tuyệt Mạng *


Tuổi Cấn được Sinh Khí o
(Kỵ tuổi này*)
Tuổi Ly phạm Lục Sát °
Tuổi Càn được Phúc Đức.
Tuổi Chấn phạm Hoạ Hại °
Tuổi Đoài được Thiên Y o
Tuổi Tốn phạm Ngủ Quỷ °
-------------------------
(Tuổi Khôn được Phục vì và tuổi Cấn đặng sanh khí, nhưng 2 tuổi này kị chớ nên dùng/*).
Vì hai tuổi này kỵ nhau do Phục Vị là Âm Kim đới Thủy và Khôn là Âm Hỏa đới thổ - Cự môn Thiên
y tinh . Tương khắc.

NHÀ TRẠCH LY

(Nhà hướng Nam)


Giả như quay cửa hướng Nam. Đường ra vào Ngọ sơn Thân hôn, hoặc Đinh sơn Hoan lạc đều kiết. Bằng
phạm Bính sơn Xương dâm hung.

Nhà trạch Ly :

Tuổi Ly được Phục Vị.o


Tuổi Khôn phạm Lục Sát °
Tuổi Chấn được Sanh Khí o
Tuổi Cấn phạm Hoạ Hại °
Tuổi Tốn được Thiên Y o
Tuổi Càn phạm Tuyệt Mạng °
Tuổi Khảm được Phúc Đức.
Tuổi Đoài phạm Ngũ Quỷ °

NHÀ TRẠCH TỐN


(Nhà hướng Tây Nam)
Giả như nhà quay cửa Tây Nam. Đường ra vào Tốn sơn được Vinh phú kiết. Bằng phạm Mùi sơn cô
quả. Đinh sơn là Khốc khấp, hung.
Nhà trạch Tốn:
Tuổi Tốn được Phục Vì o
Tuổi Khôn phạm Ngủ Quỷ °
Tuổi Khảm được Sinh Khí o
Tuổi Cấn phạm Tuyệt Mạng °
Tuổi Ly Thiên Y o
(Kỵ tuổi này/*)
Tuổi Càn phạm Hoạ Hại
Tuổi Chấn được Phúc Đức o
(Kỵ tuổi này*)
Tuổi Đoài phạm Lục Sát °
-----------------------
Tuổi Ly được Thiên Y, tuổi Chấn đặng Phúc Đức, nhưng 2 tuổi này kị chớ dùng/ *.

- Tuổi Ly là Liêm Trinh Hỏa tinh - gặp Thiên Y là Hỏa Đới thổ , nên lưỡng hỏa , hỏa tuyệt. Ngoại khắc
nội. Đại hung.
- Tuổi Chấn là Lộc Tồn Mộc Tinh gặp Phúc Đức Vũ Khúc Kim Tinh. Ngoại khắc nội. Đại hung.

NHÀ TRẠCH ĐOÀI


(Nhà hướng Tây)
Giả như nhà day cửa hướng Tây này, đường ra vào ngay Vinh phú, thân hôn, hoan lạc đều tốt, phạm cô
quả, thiếu vong, xương dâm, tuyệt bại..vv….v toàn xấu.
Nhà trạch Đoài:

Tuổi Đoài được Phục Vị o


Tuổi Khảm phạm Hoạ Hại
Tuổi Khôn được Thiên Y o
Tuổi Ly phạm Ngủ Quỷ
Tuổi Cấn được Diên Niên o
Tuổi Chấn phạm Tuyệt Mạng
Tuổi Càn được Sanh Khí o.
Kỵ tuổi này/*
Tuổi Tốn phạm Lục Sát °
--------------------
Tuổi Càn trạch Đoài tuy được Sanh Khí mà kị chớ dùng/*.

Tuổi Càn thuộc Tả phù Kim đới Thủy tinh, gặp Sinh Khí là Tham Lang Mộc tinh. Nội khắc ngoại. Bán
hung.

Anh chị em thân mến.

Nguyên tắc biến cung thành sao sẽ học trong phần "Cấu trúc hình thể trong Phong Thủy Lạc
Việt" (Tức tương đương "Dương trạch Tam yếu " có nguồn gốc từ bản văn chữ Hán).
Qua sự xác nhận của cái mà sách Hán gọi là "trường phái Bát trạch" về sự khắc chế của các và
hướng trong cùng Đông hoặc Tây trạch. Nhưng lại được giải thích bằng phân cung tinh và sao
của "Dương trạch" , cho thấy chúng hoàn toàn liên quan và có tính hệ thống. Và điều này đã góp
phần khẳng định tính chân lý của nền văn hiến Việt một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử.
Sau khi bị sụp đổ, nền văn minh Hán đã sao chép rời rạc, sai lệch và thiếu tính hệ thống. Từ đó
đẻ ra những cái gọi là "Trường phái". Thực ra nó cũng như "Cửu Âm Chân Kinh" vốn là một hệ
thống, nhưng bị xé ra thành trường phái vậy.
Nhưng qua đây anh chị em cũng thấy mối liên hệ chặt chẽ và tính nhất quán, có hệ thồng, có tính
quy luật của Phong thủy Lạc Việt. Sự triển khai của nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ"
trong phong thủy đã xác định tính phát triển khoa học và ưu việt khi thống nhất tất cả các yếu tố
trong việc phục hồi trên những nguyên tắc căn bản của Phong thủy Lạc Việt.
KIẾN TRÚC CÁC KHU CHÍNH - PHỤ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

I. HƯỚNG NHÀ - HƯỚNG BẾP - HƯỚNG CỬA PHÒNG THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

1: Hướng nhà và hướng bếp

Nói chung, người Đông cung thì các hướng tốt của họ thuộc Đông Tứ trạch, Người Tây cung thì các
hướng tốt của họ thuộc Tây Tứ trạch. Khi biết tuổi gia chủ theo Âm lịch, chúng ta tra bảng cung phi
theo năm sinh; Hoặc cách tính đã trình bày ở trên để biết tuổi gia chủ tương quan với cung phi.
Thí dụ:
Người sinh năm 1974 - Giáp Dần . Có cung phi là Cấn. Cấn thuốc Tây Tứ cung hợp với Tây Tứ trạch.
Xem bảng minh họa Đông -Tây Tứ trạch ta thấy người phi cung Cấn tương quan phương vị với 8 phương
cụ thể như sau:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:

Nội dung trích dẫn


Nhận xét: Phàm bổn mạng 4 Kiết tinh nên trang nghi để cửa ngõ dựng buồng, chổ thờ phượng, đặt kho
đụn là tốt. Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xí, hầm cầu, xây lò bếp, cối xay giả đá mài, giặt rửa để yểm trấn
hung thần thì khỏi lo tai nạn, lại đặng may mắng đến. Nên tin lấy mà dè dặt.
Theo Dương Trạch Tam yếu thì thống nhất với Bát trạch Minh Cảnh ở chỗ

Nội dung trích dẫn


bếp phải quay về hướng tốt

nhưng cho rằng bếp phải đặt (Tọa) ở vùng phương vị tốt.

Bát trạch Lạc Việt trên cơ sở thực tế chứng nghiệm và tìm hiểu về căn bản nguyên lý tương tác,
quan niệm rằng:
Khi cất nhà cần chọn vị trí đất tốt (Tọa tốt) thì tất yếu tọa bếp cũng cần phương vị tốt của gia chủ. Đây
là điểm khác nhau giữa Bát trạch Lạc Việt với Bát trạch Minh cảnh có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán và
thống nhất với Dương Trạch tam yếu về lý thuyết. Nhưng có sự khác biệt về quan niệm phương vị tọa
trong Bát trạch và ngăn phòng tốt theo Dương trạch (Sẽ học sau).
Bởi vậy, Bát trạch Lạc Việt quan niệm rằng:

Bếp phải đặt ở phương vị tốt của gia chủ.

Bát trạch Lạc Việt quan niệm vị trí bếp tối ưu là: Tọa bếp (Tức vị trí đặt bếp) tại phương vị tốt; Hướng
bếp ở phương vị tốt và lưng bếp (Danh từ Phong thủy gọi là sơn) cũng thuộc hướng tốt.
HÌNH MINH HỌA HƯỚNG NHÀ -CỬA VÀ VỊ TRÍ BẾP TỐI ƯU THEO BÁT TRẠCH LẠC
VIỆT
Trên đây cũng là hình minh họa về tính tối ưu trong một căn nhà theo Bát trạch Lạc Việt:

Giả thiết gia chủ Tây Tứ cung:


Cửa hướng Tây - Tốt . Bếp tọa tại Đông Nam - Tốt. Sơn bếp Đông Nam - Tốt . Hướng Bếp Tây Bắc -
Tốt . Gọi là Phúc Đức trù. Trên thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng gặp một căn nhà hướng tốt.
Và chúng ta phải sáng tạo những giải pháp trên nguyên lý và những phương pháp căn bản.

II. BẾP TRONG BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

Anh chị em lưu ý:


Trong sách cổ liên quan đến Phong Thủy thì ngôn ngữ hay dùng đôi khi gặp các thuật ngữ lạ, nhưng
phản ánh nội dung giống nhau là: Ngũ quỷ và Giao chiến, Diên niên và Phước đức. Lục sát với Du hồn.
Hoạ hại và Tuyệt thể, Phục vị và Qui Hồn - vẫn là một nghĩa.
Nhưng cổ thư có nguồn gốc Hán thì cho rằng Cung phi bản mệnh nam nữ dùng trong phong thủy mà tôi
đã trình bày ở trên liên quan đến hôn nhân, nên còn dùng để xem hôn nhân. Trong trường hợp này họ
gọi là:
Giao chiến (Ngũ Quỷ), Diên niên (Phúc Đức) , Du hồn (Lục Sát), Tuyệt thể (Họa Hại) và Quy
hồn (Phục vị). Nhưng chúng ta khảo sát về Phong Thủy nên không cần quan tâm đến những từ
này. Tuy nhiên cũng xin trình bày để biết nguyên do vì sao lại có danh từ khác nhau vậy.
Quan điểm của tôi và cũng thống nhất trong nhóm giảng viên là: Phân cung Bát trạch trong Phong thủy
không thể là yếu tố quyết định hạnh phúc trong hôn nhân. Bởi vì - Với nguyên lý "Âm thuận tùng
Dương" - thì dù cung phi của chồng và vợ khác biệt do người Tây, người Đông trạch thì vẫn xem theo
cung phi của người chồng. Phong thủy là một yếu tố mạng lại hạnh phúc gia đình và có nguyên lý của
nó thì không thể vì phi cung khác nhau mà ảnh hưởng tối hạnh phúc được. Điều này tôi đã phân tích rõ
trong "Luận tuổi Lạc Việt".

1. Khái Niệm Căn Bản.

Trong các sách cổ, người ta còn gọi tính chất các phương theo tên Sao qui ước. Bởi vậy, để tiện việc
tham khảo của anh chị em sau này. Bởi vậy tôi trình bày các tính chất phương vị được gọi theo tên sao
- điều này còn phục vụ cho các bài sau khi chúng ta nghiên cứu về "Cấu trúc hình thể trong phong thủy
Lạc Việt" (Dương trạch tamm yếu).
Tương ứng tính chất phương vị gọi theo tên sao như sau:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết;
BÁT TINH SINH KHẮC NGŨ HÀNH:

1 - Sinh Khí thuộc Tham lang tinh, Dương mộc Thượng kiết.
2 - Thiên Y thuộc Cự môn tinh, Dương thổ, Thượng kiết.
3 - Phức Đức thuộc Vũ Khúc tinh, Dương kim, Thứ kiết.
4 - Phục vị thuộc Tả Phù tinh (Có sách chép là Tả Bồ), Âm thủy, Thứ kiết.
5 - Ngũ quỷ thuộc Liêm Trinh tinh, Âm hỏa, Đại hung.
6 - Tuyệt mạng thuộc Phá quân tinh, Âm kim, Đại hung.
7 - Lục sát thuộc Văn khúc tinh, Dương thủy, Thứ hung.
8 - Họa hại thuộc Lộc Tồn tinh, Âm thổ, Thứ hung.

Tham - Cự - Vũ - Văn thuộc Dương tinh. Lộc - Tả - Liêm - Phá thuộc âm tinh. Càn Khảm Cấn
Chấn thuộc dương cung (Phía trên của Hà Đồ tương quan Địa cầu). Tốn Ly Khôn Đoài thuộc âm
cung (Phía dưới Hà Đồ tương quan Địa cầu).

2. Bếp Trong Bát Trạch Lạc Việt.

2.1. Sách Bát trạch Minh cảnh viết:

Phàm bổn mạng 4 Kiết tinh nên trang nghi để cửa ngỏ dừng buồng, chỗ thờ phượng, đặt kho đụn là tốt.
Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xý, hầm phân, xây Lò Bếp, cối xay giã, đá mài, giặt rửa để yểm trấn hung
thần thì khỏi lo tai nạn, lại đặng may mắng đến. Nên tin lấy mà dè dặt.

Như vậy, Bát trạch Minh Cảnh từ cổ thư chữ Hán cho rằng:
Trích:
Nội dung trích dẫn "Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xý, hầm phần, xây lò bếp....".
Đây là một quan niệm sai. Theo Bát trạch Lạc Việt, bếp phải đặt tại phương vị tốt (Vị trí tọa tốt), hướng
tốt và sau lưng tốt (Sơn tốt). Đây là điểm khác nhau giữa Bát trạch Lạc Việt và Bát trạch Minh
Cảnh có nguồn gốc Hán. Điều này tôi đã phân tích và trình bày ở bài trên

2.2 Bát Tinh Chế Phục.


Trong Phong thủy bát trạch, quan niệm rằng: Khi hướng cửa phạm bốn phương xấu so với cung phi của
gia chủ thì dùng hướng bếp để khắc chế.
Sách viết:

Sanh Khí giáng Ngũ Quỷ.


Thiên Y chế Tuyệt Mạng.
Phúc Đức yểm Lục Sát.
Chế phục yên bài định.

Giả như nhà ở để cửa phạm phương Ngũ Quỷ, nên để miệng lò, bếp quay hướng Sanh Khí thì trừ
được.Phạm Tuyệt Mạng quay huớng Thiên Y hoặc phạm Lục Sát hãy quay hướng Phúc Đức.

Anh chị em cũng nhận thấy rằng trong cổ thư chữ Hán không nói đến sự khắc chế hướng Họa
Hại. Nhưng đồng thời cũng không nhắc đến phương Phục Vị. Bởi vậy tạm thời chúng ta có thể
suy ra rằng: Phục Vị khắc Họa hại.

3.3. Những kiêng kỵ khi đặt bếp:


Trong việc đặt bếp theo Phong thủy Lạc Việt thì dù hướng tốt nhưng không được phép:
3.3.1. Quay lưng bếp ra cửa (Tức mặt người nấu bếp nhìn ra cửa).
Bếp đốt ra cửa

3.3.2.Trước mặt bếp chật hẹp (Trước mặt bếp phải rộng rãi thoáng đãng).

3.3.3.Trước mặt bếp không có nước hoặc bất cứ đồ dùng có nước (Kể cả máy giặt, tủ lạnh, vòi nước...)

3.3.4.Trước mặt bếp không có cột, vật nhọn như cạnh tường , đầu võng....đâm vào.

3.3.5. Cửa buồng (phòng) bếp không nhìn thẳng vào bếp.

Cửa đâm vào bếp

3.3.6. Bếp đặt dưới gầm cầu thang.

3.3.7.Hướng cầu thang lên xuống đâm thẳng vào bếp.


Cấu thang đâm vào bếp

3.3.8.Cửa sổ quá gần mặt bếp.

3.3.9. Bếp đặt dưới phòng WC của thầng trên.

3.3.10. Hông bếp đâm vào nhà WC.

Hông bếp đâm vào WC


11) Cửa bếp đối diện của WC.

12) Không đặt gương sau lưng bếp.

13) Sau lưng bếp không có vật nhọn, hình thể nhọn đâm vào (Thí dụ như bếp đặt xéo và bị cạnh
cột đâm vào).

14) Nền bếp phải bằng hoặc cao hơn nền nhà.

15) Đà (xà nhà) không được đè lên mặt bếp, hoặc đâm thẳng vào vào hướng bếp.

Đà đè lên bếp và đâm vào hướng bếp

16) Lưng bếp không đốt vào phòng phía sau.

Trên đây là những quy ước, những sẽ được giải thích theo quan niệm khí trong Phong Thủy Lạc Việt sẽ
học sau.
3.4 Tính tương tác tốt xấu của các sơn hướng nhà liên quan đến bếp

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:


Trích:
KHAI TÁO MÔN LỆ AN ĐỒNG TÁO VỊ

3.4.1 - Táo nhập Càn cung hiệu diệt môn. ° (Kị trạch Ly).
Nhà nào để cửa hướng Bính thuộc Ly. Táo tại Càn thì tổn trạch chủ, hoặc cửa hướng Đinh cũng thuộc
cửa Ly trạch, để táo tại Càn ắt trưởng tử trọng bệnh. Nếu trạch Đoài (Nhà hướng Đoài) táo tại Càn cũng
tổn Trưởng Nữ.
Cổ thư viết "Hỏa thiêu Thiên môn, Thuỷ ủng địa hộ". Câu này ngaòi nghĩa hình thể dùng trong Âm trạch,
trong Dương trạch còn có nghĩa: Bếp không đặt - tọa - tại phương vị Càn; nước không để ở phương vị
Khôn (Bể nước, hầm cầu).

3.4.2 - Nhâm, Hợi nhị vi tổn như tôn. ° (Kị trạch Khôn).
Cửa hướng Khôn Thổ, Bếp tại Nhâm, Hợi thủy kỵ. (Sơn Hợi thuộc Tây Bắc - Tuất Càn Hợi)

3.4.3 - Giáp, Dần đắc tài, Thìn Mẹo phú. o (Khảm Ly trạch kiết).
Bếp đặt tại các vị trí sơn Giáp, Dần, Thìn , Mão (Mẹo) phát tài.

3.4.4 - Cấn, Ất thiêu hoả tức tao ân. °


Bếp đặt tại sơn Cấn Ất xấu.

3.4.5 - Tý Quý - Khôn phương gia khốn khổ. ° (Kị Khôn trạch).
Bếp hướng Tý Quý nhà hướng Khôn kỵ. Do Tây trạch - Đông trù.

3.4.6 - Sửu thương lục súc gia hoạ ương. ° (Kị Càn trạch)
Bếp đặt tại cung Sửu xấu cho chăn nuôi.
3.4.7 - Tị Bính phát tài, Canh đại phú. o (Chấn trạch hỷ kiết)
3.4.7 - 1: Bếp tọa hay hướng tại Tỵ, Bính nhà hướng Chấn, phát tài.
Chú thích: Hướng Tỵ Bính thuộc Hỏa gặp hướng Chấn Mộc thì hướng Mộc sinh Bếp Hỏa được coi là
tốt. Tuy nhiên - theo tôi - sơn Tỵ thuộc Tây trạch (Phong thủy Lạc Việt - Cung Khôn - Thìn Khôn Tỵ)
mà nhà hướng Chấn thuộc Đông trạch thì không tốt, ngoại trừ gia chủ phi cung Tây Trạch.
3.4.7 - 2: Bếp tọa Canh (Cung Đoài phương Tây), nhà hướng Đông phát phú.

3.4.8 - Ngọ phương vượng vị phú phi tôn. o


Bếp tọa Ngọ hoặc hướng Ngọ thì giàu nhưng con cháu ít.
Điều này chỉ đúng với gia chủ Đông tứ cung.

3.4.9 - Tân Dậu định phương đa tật bệnh. ° (Kị Khảm trạch)
Bếp hướng Tây (Tân Dậu) nhà trạch Khảm hay bệnh tật.

3.4.10 - Thân Tốn Mùi Tuất trạch hanh thông. o


Bếp đặt Mùi Tốn Thân, nhà hướng Tuất (Cung Càn - Tuất Càn Hơi) tốt.
Chú thích: Nhà hướng Tuất tức phương Càn thuộc Tây tứ trạch, bếp đặt tại Tây Nam thuộc Đông Trạch.
Bởi vì theo quan niệm của Bát trạch Minh Cảnh cho rằng bếp phải tọa cung xấu. Quan niệm này không
đồng nhất với Phong thủy Lạc Việt. Nhưng tôi vẫn ghi nhận để anh chị em tham khảo.

3.4.11 - Tác táo thiếc kị dụng phấn thổ. Tân nghiến cận thủy thiếc an ninh.
Bếp được chế tạo bằng đất có nhiều tạp chất, không sạch sẽ (Phấn thổ) rất xấu. Nên dùng đất nên dùng
đất sâu gần ao đầm.
Chú thích: Ngày xưa người ta dùng đất nặn bếp, nên có câu này. Bây giờ bếp ga thì không cần quan tâm.
Nhưng cũng ghi nhận để nghiên cứu, tham khảo.

Qua lời viết trên cho ta thấy:

Nhà Đông trạch (Và gia chủ phi cung Đông trạch) thì bếp phải Đông Trù, Nhà Tây Trạch (Và gia chủ
phi cung Tây trạch thì bếp phải Tây trù) . Đây là một yếu tố cần yếu thuộc phương pháp Dương Trạch
tam yếu mà chúng ta sẽ tham khảo sau này. Qua đó, một lần nữa chúng ta lại thấy mối liên quan lẫn
nhau của các phương pháp trong Phong Thủy . Qua phần trích dẫn ở sách Bát trạch Minh Cảnh đã chứng
tỏ rõ nét rằng:
Khi ngay trong phần trích dẫn trên chúng ta thấy ảnh hưởng của cái mà nền văn minh Hán gọi là trường
phái "Dương trạch tam yếu" (Sẽ học sau). Trường phái này và Huyền Không phủ nhận vai trò cung phi
của gia chủ và quan niệm rằng: Nhà Đông trạch thì bếp phải có hướng cũng thuộc Đông tứ cung (Đông
trù). Trong khi Bát trạch Minh cảnh đề cao mới tương quan của hướng nhà, bếp thông qua tương quan
với cung phi của gia chủ. Nhưng qua phần trích dẫn trên, chúng ta lại thấy Bát trạch Minh Cảnh có
những quan niệm liên quan đến Dương trạch tam yếu. Đó là các câu trên hầu như không nói gì đến cung
phi của gia chủ.

Chúng ta càng thấy rằng: Phong Thủy là một phương pháp ứng dụng hoàn chỉnh nhất quán, hệ quả của
thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt. Những cái gọi là trường phái trong sách Hán
thực chất chỉ là sự Hán hóa một cách rời rạc những mảnh còn sót lại của nền văn minh Việt, một thời
huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Và chúng ta , nếu có duyên tiếp tục nghiên cứu thì tôi hy vọng
anh chị em sẽ tiếp tục chọn lọc, hệ thống hóa và kếp hợp tất cả các ứng dụng rời rạc hiện này trong môn
phong thủy đã tán lạc của tổ tiên Lạc Việt từ khi nền văn minh của ông cha thất truyền từ hàng ngàn
năm trước.

4.Tính tương tác tốt xấu của cấu trúc nhà với vị trí đặt bếp:

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:


4.1 - Phòng hậu Táo tiền gia đạo phá.
Có hai tính hướng liên quan đến câu này:
4.1 - 1: Bếp đặt phía trước, phòng phía sau gia đạo không yên.
Chú thích: Đây chính là cách thiết kế phần lớn cáccc căn hộ chung cư hiện nay. Sau này khi học đến
hính lý khí tôi sẽ giải thích điều này nhân danh Phong thủy Lạc Việt. Anh chị em nhớ nhắc tôi.
4.1 - 2: Bếp đặt phía trước nhưng đốt về phía sau nhà (Mặt người nấu bếp quay về phía sau). Trướng
hợp này cực xấu.

4.2 - Táo hậu phòng tiền tử tôn bất hiếu, tai họa liên miên.
Bếp để phía sau, phòng ở phía trước và bếp đốt về phía trước (Hướng bếp về phía sau)]

4.3 - Phòng tiền hữu Táo tại Mùi Khôn (Tốn theo Lạc Việt) Sửu Cấn thượng, sanh tác quái chi họa.
Bếp đặt ở phía trước nhà tọa bên phải tại Mùi Tốn Sửu Cấn hay bị tai họa bất ngờ, khó lường.
Chú thích: Như vậy nhà phải thuộc hướng Tây Bắc, Đông Nam và bếp hướng về bên trái.
Thí dụ:
Nhà hướng Đông Nam Cung Khôn theo Bát trạch Việt, nhưng bếp tọa Mùi Tốn và hướng bếp quay về
Sửu Cấn - Sứu Cấn Dần là phương Đông Bắc Tây Trạch. Theo quan niệm từ cổ thư Hán thì là Đông
Trạch, bếp quay về hướng thuộc Tây trạch là xấu.

4.4 - Phòng tiền hữu Táo tâm thống khước tật.


Phỏng trước nhà đặt bếp, tâm tán, đau yếu.

4.5 - Đông hạ hữu Táo Chủ âm lao kiếp.


Không đặt bếp vào mùa Đông hoặc mùa Hạ. Hoặc cũng có thể hiểu là cuối Đông không nên đặt bếp.

4.6 - Khai môn đối Táo tài súc đa hao.


Cửa xông thăng vào bếp. Bất cứ cửa gì: Cửa chính, cửa phòng. Đã nói ở trên.

4.7 - Thanh ham nhược đối Táo, chủ nhản tật (hư mắt) phòng bệnh tà sự đa đoan.
Vật nhọn, xà đâm vào bếp, chủ mắt yếu, bệnh khó chữa.

4.8 - Táo hậu phòng khanh tuyệt tự cô quả.


Bếp để sau phòng của vợ khó có con.
Chú thích: Ngày xưa , những nhà vương giả, quý tộc vợ có phòng riêng.

4.9 - Tỉnh (giếng) Táo tương liên, cô sưu bất hiền (mẹ chồng nàng dâu không hiền).

4.10 - Táo tại Mẹo phương mạng phụ yểu vong.


Bếp tọa sơn Mão không tốt cho vợ.

4.11 - Táo tại hậu đầu dưỡng tử bất thân.


Bếp tọa phía dưới hàng hiên phía sau con nuôi không hòa.
Chú thích: Trường hợp này chỉ xảy ra ở nhà cổ. Nhưng nhà hiện đại cơi nới cũng dễ bị.

4.12 - Táo tại can biên gia đạo bất diên.


Bếp để gần hành lang gia đình không hạnh phúc.

5 Tính tương tác tốt xấu với gia đình với hướng bếp.
TÁC TÁO NGHI KỴ
(Miệng Lò Bếp)

1 - Cầu tử nghi tác Sanh khi Táo, o (Cầu con day phía Sanh khí)

2 - Giải bệnh trừ tai nghi tác Thiên y Táo. o

3 - Khước bệnh tăng thọ nghi tác Diên niên Táo(Phúc Đức). o

4 - Tranh đấu cừu thù do tác Họa hại Táo. •

5 - Hao tán đạo thát do tác Lục sát Táo. •

6 - Quan tụng khẩu thiệt do tác Tuyệt mạng Táo. •

7 - Tật bệnh tử vong do tác Tuyệt mạng Táo. •

8 - Cầu vi như ý do tác Phục vì Táo. o

6. Ngày tốt xấu liên quan đến đặt bếp:


Bát trạch Minh cảnh viết:

TU TÁO, DI TÁO.

Đại kỵ ngày Bính, ngày Đinh, mùng 1 va 25.

(Trực/ * ) - Kiên phá gia, trưởng bệnh.

(Trực/*) - Trừ nguy phụ mẫu vong.

Mành (Trực/*) - Thành đa phú quý.

(Trực/ *) - Chấp (Và/*) Bế tổn ngưu Dương.

(Trực/ *) - Bình (Và/ *) Định hưng nhơn khẩu.

(Trực/ *)Thu (Và? *) Khai vô hoạ ương.

KIẾN TRÚC CÁC KHU CHÍNH - PHỤ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

III. HƯƠNG HỎA


Hương hòa là phương pháp đặt bàn thờ. Bất luận theo hoặc không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào, nhưng
có bàn thờ gia tiên, hoặc bàn thờ nói chung thì phương pháp đặt bàn thờ như thế nào là một nhu cầu
thực tiễn ở các ngôi gia tại Việt Nam và quốc tế.
Phong thủy Lạc Việt quan niệm rằng:
Bàn thờ là nơi tập trung ý thức rất mạnh của những con người sống trong ngôi gia. Bởi vậy ngược lại
chính ban thờ sẽ có sự tương tác rất mạnh trở lại với con người trong ngôi gia đó. Sự thành kính càng
cao thì tính tương tác càng mạnh.
Phong thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Bàn thờ, Bếp...chính là những ngôi gia nhỏ trong ngôi gia. Bởi
vậy đặt bàn thờ bếp cũng phải tuân thủ những phương pháp ứng dụng như đối với một ngôi gia.
Những sách cổ liên quan đến phong thủy cũng ghi nhận phương pháp lập bàn thờ. Chúng ta xem xét sự
ghi nhận của sách Bát Trạch Minh Cảnh trong khuôn khổ Bát trạch Lạc Việt.

III - 1:Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa.


Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:

Nội dung trích dẫn

HƯƠNG HOẢ

Sự thờ phượng Thổ địa, Tài Thần, Tổ Tiên từ đường đều an hướng bổn mạng kiết thì đặng phước, an
phạm lầm hung phương ắc mắc tội. Không nhang khói lửa hương, có tai họa không đặng phước.

Bát trạch Lạc Việt cho rằng:


Bàn thờ Thổ Địa (Thần Tài)... đều phải quay về hướng tốt, sơn tọa tốt. Bàn thờ không nhất thiết quay ra
cửa, miễn quay về hướng tốt là được.
Những điều kiêng cữ khi lập bàn thờ theo Phong Thủy Lạc Việt:
- Nếu hướng cửa xấu thì bàn thờ phải quay về hướng tốt của gia chủ. Thậm chí bàn thờ có thể đặt xéo
miễn là hướng tốt và vượng khí (Học sau). Trường hợp bàn thờ đặt xéo thì phía sau bàn thờ cần có một
điểm tựa hợp lý, như: Bình hoa cao, đôn sứ trên đặt một hòn non bộ nhỏ....
- Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa không được đặt đối diện với cửa đi vào, mặc dù có thể quay về hướng cửa.
- Phía trước bàn thờ Thần Tài Ông Địa phải có không gian rộng - minh đường sáng sủa.
- Không có những vật khí đâm vào bàn thờ Thần tài , Ông Địa thí dụ như võng xếp...hoặc như chỗ để
xe trong nhà thì đường dẫn xe trong nhà lao vào bàn thờ ông Địa, Thần Tài.
- Lối đi trong nhà không đi thẳng vào bàn thờ Thần Tài , Ông Địa.
Anh chị em lưu ý rằng:
- Lối đi đâm thẳng vào bàn thờ Ông Địa Thần Tài thì tiền bạc hao tán, tiền nhiều cũng không giữ được.
- Mặt tiền hạn hẹp thì tiền kiếm ít ỏi, thiếu thốn.
III - 2: Bàn thờ Táo quân.

- Hướng bếp phía nào thì hướng bàn thờ ông Táo phía đó. Bếp một hướng bàn thờ Táo quân một hướng
thì trong nhà bất hòa.
- Lửa bếp không xông thẳng lên bàn thờ ông táo (Không để bàn thờ Táo Quân trên mặt bếp). Nếu bàn
thờ trên mặt bếp vợ con bất hòa. Gia đình hiu quạnh. dễ bị bệnh viêm nhiệt.

III - 3: Bàn thờ Gia tiên.


- Bàn thờ gia tiên phải quay về hướng tốt của gia chủ. Nếu hướng cửa tốt thì quay ra cửa.
- Có nhiều lớp bàn thờ thì bàn thờ sau phải cao hơn bàn thờ trước

III -4: Lưu ý:


- Tất cả bàn thờ đều kỵ đà (xà) nhà đè lên.
- Kỵ trước bàn thờ có đà, cột, hoặc vật nhọn đâm vào.

IV. HẦM HỐ.


Bát trạch Minh Cảnh viết:

IV - 1: KHANH
Trích: (Hầm)

Nội dung trích dẫn

Chẳng luận thôn quê thành thị, đào hầm phạm hướng lai long, ắc hại trạch chủ từ

quan phi đến nhơn mạng

Hướng Lai long tức là hướng có thủy khí đến (Sẽ học trong phần Hình - Lý - Khí - "Thủy pháp Trường
sinh"). Thí dụ: Thủy từ hướng Dần tới thì không được đào hướng Dần).

IV-2:
Đào phạm phương Cấn không phát đạt văn tài, đào phạm Khôn, Đoài lão mẫu và ấu nữ mang bệnh.
IV - 3:
Hầm phương Khảm, Ly sanh hư con mắt.

IV -4:
Phạm Mẹo (Mão/ Chấn), Dậu sanh cô quả.

IV - 5:
Phạm Càn Lão ông mang tai, nữ, nam hư hỏng.

IV -6:
Khanh tác Khôn, Ly tổn đính thương thê.

IV -7:
Đoài võ tài khi bần cũng đáo để.

IV- 8:

Phạm Càn mục tật đầu dừng.

IV- 9:
Khảm thượng khai khanh yểu vong tử tôn.

IV- 10:
Nhược khai Cấn vị bệnh tật ôn hoàng.

IV-11:
Bát trạch Lạc Việt:
Anh chị em cũng thấy rằng:

Trong 8 phương thì đến 7 phương kỵ đào hầm, trừ phương Tốn. Nhưng nếu Tốn phạm lai long thì khỏi
đào hầm luôn. Rõ ràng đây là điều thậm vô lý theo Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ
Hán. Như tôi đã nhiều lần nói rằng: Từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử,
văn minh Hán tiếp thu không hoàn chỉnh, nên mới nhiều cái thậm vô lý như vậy.
Nhưng trong thiết kế nhà ở theo Bát trạch Lạc Việt, thì hầm không được đào ở phương vị tốt của gia
chủ. Cụ thể là người Tây trạch thì các phương: Tây Bắc, Tây, Đông Bắc, Đông Nam không được đào
hầm và kỵ phạm hướng lai long sẽ học sau.
- Không đào hầnm phương Đông Nam, dù tốt hay xấu theo Đông Tây trạch cũng không được đào hầm.
Vì như vậy sẽ phạm: "Thủy ủng Địa hộ".
- Đào hầm không phạm Trung cung, nếu phạm sẽ hại vợ và trưởng nữ,
- Không đào hầm trên trên hành lang di chuyển trong nhà. Dễ mắc chứng bệnh đường ruột.

V. HẦM CẦU (BỀ PHỐT).


Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:

V-1:
Nội dung trích dẫn

Trích: TÁC XÝ

(Cầu tiêu, rút trong Trần Tử Tánh)


Phàm xuất uế nơi bổn mạng hung phương để trấn trụ hung thần. Nên đào trên Giáp, Ất, Bính, Đinh,
Canh, Tân, Nhâm, Quý và Thìn Tuất , Sửu, Mùi được đại kiết.

Khi chọn được hung phương để đào hầm cầu, nhà WC thì nên chọn 14 sơn nói trên trong hung phương.
Sách Bát trạch Minh cảnh cho rằng: Dù hung phương chỉ nên đào hầm cầu trong 14 phương nói trên,
Tuy nhiên điều này cần tham khảo. Bởi vì thực tế, nhà đất hiện nay một ngôi nhà trung bình chỉ khoảng
100m2, ngay cả tính phương xấu (gồm ba sơn xấu) cũng có thể chưa đủ rộng để đào hầm cầu. Nến nếu
theo đúng sách Bát trạch Minh Cảnh thì trên thực tế không thể đào hầm cầu được. Trên thực tế, khi chọn
phương đào hầm cầu, tôi chỉ chú trọng đến phương vị xấu mà không chú trong sơn. Tuy nhiên, tôi vẫn
nhắc lại rằng: Vẫn cần chú ý kiêng đào hầm cầu như trường hợp đào hầm nói chung đã trình bày ở trên.

V -2: Những sơn cần kiêng đào hầm cầu và WC

Bát trạch Minh cảnh viết:


Nội dung trích dẫn

Càn thì đại kỵ. Tý, Ngọ vi thiên tung . Mẹo, Dậu vi Thiên hoành, Dần, Thân, Tỵ, Hợi vị tứ sanh.

Tử ngung: Càn vị Thiên môn, Khôn (Sách viết làTốn) vị địa Hộ. Tốn (Sách viết là Khôn) vi nhơn
môn. Cấn vị quý lộ hựu vi tứ. Ly lập chi đại hại. Bất khả đối tiền môn, hậu môn cập trung đồng lai
long, giữ bất khả cận tỉnh.

Tạm dịch:
Không nên đào ở sơn Tý Ngọ là trục của trời, Mão Dậu là đường đi của trời, Dần , Thân, Tỵ, Hơi, Hợi
là 4 cửa sinh .
Hiệu chỉnh và lược dịch:
Có 4 chỗ thiết yếu là:
-Càn là Thiên Môn, Khôn là Địa hộ, Tốn là cửa của người, Cấn là đường nối kết của 4 phương (Càn –
Khôn - Cấn - Tốn là Tứ di). Ở cung Ly đại hại.
-Hầm cầu không để đối xứng với cổng , cửa trước và cửa sau.
-Không cùng đường với long mạch( nên tránh TRẠCH NHÀ) và không để gần giếng.

Anh chị em thân mến.


Có một số đoạn trong sách Bát trạch Minh Cảnh tôi bỏ không dùng, nhưng sẽ đưa vào trong Tài
liệu tham khảo để anh chị em tìm hiểu và so sánh với Bát trạch Lạc Việt.

Thiên Sứ

VI. ĐÀO GIẾNG

Cuộc sống hiện đại ở những đô thị đã khiến cho những ngôi gia ngày càng xa lạ với Giếng nước. Nhưng
hình ảnh Cây đa - Giếng nước trong các làng quê Việt vẫn thực sự là một đặc thù của Việt Nam. Tôi có
một tài liệu cổ (Bản dịch - Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong cuốn "Cội nguồn trăm họ" của giáo sư Bùi
Văn Nguyên - hình như Ngài đã mất) trong đó Hoàng Đế Lạc Long Quân khuyên con dân Việt (Đại ý)
rằng:
Những người Lạc Việt dù đi đâu, ở đâu thì cũng đào giếng và trồng cây đa bên cạnh để làm dấu hiệu
nhận ra người đồng bào của mình.
Cây đa - Giếng nước đã trở thành một đặc thù của văn hóa làng xã Việt Nam. Bởi vậy, phong thủy Lạc
Việt rất chú trọng đến vị trí đào giếng trải hàng ngàn năm qua, dù với bao thăng trầm của lịch sử. Những
di sản còn lại tuy bị Hán hóa vẫn còn ghi nhận những phương vị đào giếng như Bát trạch Minh cảnh
miêu tả dưới đây:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:

Nội dung trích dẫn

XUYÊN TỈNH

(Đào giếng)
Tý thượng xuyên tỉnh xuất hạng nhân.
Sửu thượng huynh đệ bất tương thân.
Dần, Mão, Thìn, Tị giai bất kiết.
Bất lợi Ngọ, Tuất địa cầu tân.
Đại hung Mùi, Mão, Hợi phương khai tỉnh.
Thân, Dậu tiền hung hậu kiết luân.
Tuy hửu Càn hung ứng hoại chiếu.
Giáp Canh Nhâm Bính tá tuyền thâm.
Tỉnh-Táo tương khán nữ nam dâm loạn .
Xuyên tỉnh bất nghi tại Đoài phương. (Đoài vi thiếu nữ chủ đại dâm).

Nói nôm na theo nội dung của Bát trạch Minh Cảnh là:
1) Các sơn thuộc Địa chi và hai sơn Giáp Canh với phương Càn - Đoài không được đào giếng.
2) Giếng và bếp không được đối nhau.
Riêng Bát trạch Lạc Việt tiếp thu di sản trên và bổ xung thêm là:
1) Không được đào giếng ở các phương tốt của gia chủ.
(Riêng phần này sẽ tham khảo thêm khi anh chị em học đến hình lý khí).

2) Không được đào giếng ở Trung cung.

3) Không được đào giếng trong phòng chủ (Phòng chúa. Sau này khi học đến Cấu trúc hình thể (Dương
trạch Tam yếu) sẽ tìm hiểu thêm.

4) Không đào giếng cung Khôn.

5) Không tiến hành đào giếng các cung bị phạm Thái Tuế trong Năm.

Thí dụ:
Năm Sửu - Thái Tuế cư hai sơn Sửu Cấn. Sơn Sửu kiêng đào giếng đã đành. Nhưng vào năm Sửu không
đào giếng cung Cấn.
Ngoài ra cung đối xung Thái Tuế là cung Mùi Tốn cũng không được đào.
Về việc này đã có chứng nghiệm:
Cách đây hai năm, tôi và các anh Linh Trang, Hahùng, Phạm Cương và Nhosonla xuống Thanh Hóa sửa
phong thủy từ thiện cho một người. Anh này khi làm nhà mới đã phát điên, đâm chết cha và chị ruột,
bệnh viện trả về sau hai năm điều trị. Căn nhà này rất xấu và đã được chúng tôi hóa giải. Nhưng nguyên
nhân sâu xa là anh này khi làm nhà đào giếng đã phạm sơn - tôi không nhớ rõ lắm và phạm Thái Tuế.
Thực ra việc phạm tất cả những thứ đó cũng sẽ không phát tác ngay. Nhưng khi đào giếng, anh ta gặp
một hòn đá đã cho nổ mìn phá đá để tiếp tục đào. Đất đào giếng dùng để làm nền nhà.
Trên đây tuy chỉ là một hiện tượng thực tế mà cá nhân tôi và anh em chứng nghiệm trùng khớp với
những điều kiêng cữ được ghi nhận trong phong thủy, nhưng chúng ta nên thân trọng.
Dưới đây là hình minh họa những cung kiêng cữ khi đào giêng, theo Phong Thủy Lạc Việt.

VII. PHÂN CUNG PHÒNG

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết

TRANG TÒA

Thiên Sứ biên soạn lại


An trang theo 4 phương pháp:
VII - 1. Nên hạp mạng kiết phương.
Tức là phải chọn hướng tốt cho mạng gia chủ. Tậy cung thì Tây trạch, Đông cung thì Đông trạch.
VII - 2. Phân phòng hạp kiết.
Trong một ngôi gia luôn có 4 cung thuộc phương vị tốt và 4 cung thuộc phương vị xấu. Sau khi định
tâm, phân cung bát trạch, chúng ta chọn những phương vị tốt để phân phòng định dạng thiết kế nhà. Với
những phòng quan trọng như: Phòng khách, phòng gia chủ, phòng bếp phải đặt ở những phương vị tốt,
cửa quay về hướng tốt và tọa ở phương vị tốt.
VII - 3. Hạp tọa sơn kiết.

Tức là hướng hợp thuộc Đông trạch thì sơn tọa phải Đông trạch và ngược lại.

Phía sau lưng nhà, phòng, bếp....cần có sơn tốt theo phương vị tốt của tuổi gia chủ. Tất nhiên chúng ta
cũng hiểu rằng: Không thể thỏa mãn cho tất cả các phòng ốc đều được - Hướng tốt, Tọa tốt và sơn tốt.
Nhưng chúng ta cần biết về điều này để chọn thứ tự ưu tiên cho những phòng quan trọng, và trấn yểm
những nơi xấu (Sẽ học sau).

Anh chị em lưu ý:


Trong Bát Trạch Minh Cảnh quan niệm riêng vị trí tọa của bếp thì phải ở phương vị xấu.
Bát trạch Lạc Việt quan niệm bếp phải bảo đảm các yếu tố: Hướng, sơn tọa đều tốt. Riêng vấn đề
khí vượng sẽ học sau.

VII- 4. Hạp chiếu Thủy kinh.


Xem lại bài "Đại môn" dưới đây:

Nội dung trích dẫn

ĐẠI MÔN

(Cửa chánh)
Trích:
Sách Thông Thiên Chiếu Thủy kinh viết:

1) Quỷ nhập lôi môn thương trưởng tử.


2) Hỏa kiến Thiên môn thương Lão ông.
3) Ly xâm Tây Đoài phương thương nữ,
4) Tốn nhập khôn vị mẫu ly ông.
5) Đoài phòng Chấn, Tốn trưởng nhi nữ.
6) Cấn Ly âm phụ hoai gia phong.
7) Cấn Khảm tiêu khẩu đa tật bệnh,
8) Khôn Khảm trung Nam mạng tảo chung.
Hiệu chỉnh và lý giải theo Bát trạch Lạc Việt
Bát Trạch Minh Cảnh viết
* Dùng cửa luận phòng được kiết sanh con phát phước. Nếu chánh ốc (nhà chánh) tọa sơn không hạp
sanh mạng, hảy dọn bên chái , (Tức chọn phòng lệch sang một bên có phương vị tốt), hoặc nhà nhỏ hạp
mạng an trang mà ở, để chánh ốc, chánh phòng cho con cái đứa hạp mạng dọn ở cũng khỏi tai nạn, đặng
phước.

Đoạn này có những ý chính như sau:


- Cửa phòng tọa ở cung tốt thì phòng tốt. Căn cứ vào ngũ hành của cửa chính để luận đoán tính chất ngũ
hành của phòng. Từ đó suy luận tính tương tác ngũ hành với mệnh (Theo cung phi của gia chủ).
- Nếu phòng chính trong nhà , hoặc nhà không hợp mạng (Theo cung phi) hãy dọn sang phòng hợp mạng
để ở. Nhường lại cho con cái - đứa nào hợp mạng ở.
Anh chị em lưu ý: Trên thực tế ý này không đúng hoàn toàn. Vì trong nhà khi gia chủ đã không hợp thì
toàn bộ các thành viên chịu ảnh hưởng theo. Thí dụ theo ý đoạn trên là:
Phòng tọa phương không hợp gia chủ, nhưng hợp cung mệnh con thì cho đứa con nào hợp ở phòng đó.
Nhưng hướng tọa của cửa phòng vẫn phải hợp với gia chủ mới tốt. Nếu không sẽ phải trấn yểm thôi.

* Thềm sau thuộc Âm an trang sanh sự mộng mị cần trấn ếm. Thềm trước thuộc Dương, sanh chứng ói
lừng lên, no hơi, nấc cục.
Đoạn này trong sách cho rằng: Nếu an phòng ở thềm phía trước hoặc phía sau (Tức là cơi nới nhà) đều
xấu.
Sách viết thất truyền, chỉ nửa chừng đứt đoạn khó hiểu. Nhưng tổng hợp cách sách và quán xét của tôi
thì :
Nếu thểm trước ngắn mà không rộng rãi; hoặc nhà xây lấn thêm khuất thềm trước - khí tù không thoát
được.
Nếu thểm (Sân sau) sau quá rộng - so với tương quan nhà - thì Âm khí vượng, sinh nhiều điều bất tường.
Sân trước , sân sau cần cân đối với cảnh quan của nhà.

*An trang gồm có phòng môn làm chủ, tọa phương Sanh khí từ nhiên sanh con phát tài. Đổi dữ ra lành,
biến oán làm ơn đại kiết.
Phòng nên sáng không nên ám, ám sanh ra chuyện phiền đau, khóc hận. Nếu cửa phòng không tiện có
ánh dương quang thì an mặt tiền gần ánh dương quang cũng đặng, kị tương xung may màn che lại.
Phòng ở mà u tối - không có ánh dương quang (Anh chị em lưu ý: Không có ánh dương quang chứ
không phải vô khí). Nhưng đoạn trên nhắc nhở rằng: Dù có ánh dương quang nhưng từ hướng xấu thì
phải may màn che lại. Sau này anh chị em học về khí thì sẽ biết rằng: Mọi sự chuyển động từ hướng xấu
lại thì sẽ mang lại khí xấu. Tất nhiên mức độ nặng nhẹ khác nhau. Kể cả ánh sáng, âm thanh ..vv....
* Sách Đẩu Linh kinh văn viết:
Phàm định phương hướng chỉ luận gia trưởng niên mạng. Nhược gia trưởng một hậu (thác mất) du
trưởng tử sanh mạng định chi. Nhược chỉ hửu chủ mẫu đương gia, dỉ chủ mẫu vi chủ".

Chính sự mập mờ của đoạn này khiến các phong thủy gia hiện nay lúng túng trong việc định người đứng
gia chủ. Có người theo phương pháp luận kinh tế học cho rằng "Ai làm ra kinh tế đứng cung mạng gia
chủ, bất luận nam, nữ". Có người lấy phương pháp luận xã hội học lấy ai đứng tên sổ đó làm chủ". Bát
trạch Lạc Việt đã chỉ rõ nguyên lý "Âm thuận tùng Dương - Dương trước Âm sau" và đồng đẳng.
BÁT TRẠCH LẠC VIỆT TU TẠO

Anh chị em thân mến.


Bắt đầu từ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp ứng dụng cụ thể của Bát trạch Lạc Việt
trong việc mưu cầu hạnh phúc.
Trong suốt qua trình học Phong thủy Lạc Việt, tôi sẽ luôn luôn lưu ý anh chị em rằng: Bản chất của các
yếu tố ứng dụng trong phong thủy là một hệ thống nhất quán và hoàn chỉnh và thuộc về nền văn hiến
Lạc Việt huyền vĩ. Những gì ghi chép lại và truyền đến ngày nay trong các bản văn cổ chữ Hán chỉ là
sự cóp nhặt rồi bị Hán hóa không hoàn chỉnh và sai lệch những di sản của nền văn minh này, khi sụp đổ
ở miền nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước. Những bài giảng sẽ luôn luôn kèm theo sự minh
chứng này.
Trong Phong Thủy Lạc Việt có những cái chưa thể giải thích cho anh chị em một cách hoàn hảo và thỏa
mãn về bản chất đích thực của nó. Điều này không phải tôi dấu nghề - mà chính là những thực tại vũ trụ
chưa nhận biết được từ trí thức của nhân loại hiện đại - nhưng lại được tổng hợp và qui ước hóa trong
những tri thức Phong thủy. Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chỉ có thể tổng hợp những trí
thức của cổ nhân trong các văn bản cổ hoặc còn lưu truyền trong dân gian để hiệu chỉnh trong mối tương
quan hợp lý có tính định tính cho những vấn đề liên quan, có thể chưa xác định được về định lượng.
Tôi rất hy vọng trong khóa này sẽ đào tạo được các nhà nghiên cứu nhiều hơn là những nhà phong thủy
ứng dụng. Trong các bài giảng của tôi, tôi sẽ xen kẽ cả những phương pháp nghiên cứu và định hướng
để cùng chia sẻ, thảo luận.
Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.

I - THIÊN ẤT QUÍ NHÂN

I - 1: Phương pháp cầu con của Bát trạch Minh cảnh.

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:


Khôn giả cầu con
Duy tài đinh, Táo khẩu nghi hướng phục vì, mị kì niên Thiên Ất quý nhơn đào mạng tắc sanh tử tôn
việc nghiệm.
Như thượng ngươn Canh Thìn niên (1880) Tam bích trị, tức dỉ tam bích nhập cung ngủ trung, tứ lục tại
Càn, ngủ huỳnh tại Đoài, lục bạch tại Cấn, thất xích tại Ly, bát bạch tại Khảm, cửu tử tại Khôn, nhứt
bạch tại Chấn, nhì hắc tức Khôn tức Thiên Ất quý nhơn tại Tốn. Nhược Tốn mạng nhơn phục vì, Táo
tức Thiên Ất Khôn đáo mạng đã tất sanh tử tôn

Lược dịch:
Trong việc đặt hướng bếp. Cửa bếp quay về hướng Phục Vị, gặp năm có Thiên Ất Quý nhân đáo hướng
cửa bếp, tất sanh con.
Thí dụ: Năm Canh Thìn Thượng Nguyên 1880. Sao Tam Bích nhập trung. Sao Tứ Lục tại Càn, Ngũ
Hoàng tại Đoài, Lục Bạch tại Cấn, Thất Xích tại Ly, Bát Bạch tại Khảm, Cửu Tử tại Khôn, Nhất Bạch
tại Chấn, Nhị Hắc tức Khôn - Thiên Ất Quí nhân tại Tốn . Nếu Tốn Mạng là Phục Vị và hướng Bếp thì
khi Thiên Ất Quí Nhân chiếu tất sinh con, cháu.Anh chị em thân mến.
Qua đoạn trích dẫn trên từ Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, chúng ta lại một lần
nữa thấy rằng:
Chính phương pháp phi tinh của môn Huyền không, được ứng dụng cùng phương pháp Bát trạch để
nhằm mục đích sinh con trong ứng dụng phong thủy.

Đoạn văn cổ trên cho thấy:


Vào năm 1880 - tức cách ngày nay 128 năm - một thí dụ về Huyền không (Phi tinh sao Nhị Hắc - trên
cửu cung nguyên thủy cùng phương vị quái Khôn - Dù sách Tàu Lạc Thư hay sách Việt Hà Đồ thì cũng
có độ số 2 - Nhị Hắc) đã được ứng dụng phối hợp cùng phương pháp Bát trạch để cầu sinh con trong
phong thủy.
Bởi vậy, Phong Thủy Lạc Việt - cội nguồn của các phương pháp phong thủy Đông phương, chính là sự
tổng hợp một cách nhất quán, hoàn chỉnh có tính qui luật, khách quan và khả năng tiên tri , chính là căn
nguyên của các phương pháp ứng dụng gọi là môn phái phong thủy từ cổ thư chữ Hán, khi nền văn minh
Việt bị sụp đổ ở miền Nam Dương Tử và lần lượt bị Hán Hóa. Căn nguyên này chính là "Hậu Thiên
Lạc Việt phối Hà Đồ".

Đây là một bằng chứng sắc sảo minh chứng cho tính tổng hợp và thống nhất của Phong Thủy Lạc Việt
- nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ.
Vì liên quan đến vấn đề huyền không - sẽ học sau - nên tôi phải trình bày sơ qua để anh chị em nào quan
tâm sẽ tìm hiểu và không phải nội dung chính của bài này:
Chúng ta hãy xem hình ảnh minh họa dưới đây về vận tam nguyên - "Tam Bích nhập trung cung"trong
phương pháp phi tinh Huyền không để thấy rõ điều này:
Hình bên trái là phi tinh trên cửu cung Hà Đồ theo phương pháp Huyền không Lạc Việt - sẽ học sau.
Hình bên phải là phương pháp phi tinh Huyền không trên Lạc Thư có nguồn gốc từ sách Hán , minh họa
cho ví dụ trên.

Thí dụ: Năm Canh Thìn Thương Nguyên 1880. Sao Tam Bích nhập trung. Sao Tứ Lục tại Càn, Ngũ
Hoàng tại Đoài, Lục Bạch tại Cấn, Thất Xích tại Ly, Bát Bạch tại Khảm, Cửu Tử tại Khôn, Nhất Bạch
tại Chấn, Nhị Hắc tức Khôn - Thiên Ất Quí nhân tại Tốn . Nếu Tốn Mạng là Phục Vị và hướng Bếp thì
khi Thiên Ất Quí Nhân chiếu tất sinh con, cháu.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Qua hình bên phải - Phi tinh Huyền Không trên Lạc Thư - chúng ta thấy hoàn toàn trùng khớp với thí
dụ trong sách Bát trạch Minh Cảnh của soạn giả Thái Kim Oanh.

Khi sao Nhị Hắc nhập cung Tốn (Đông Nam theo sách Tàu), gặp người Tốn Mạng theo quan niệm của
sách Tàu thì hướng Đông Nam Phục Vị thì năm đó sẽ có con.

Như vậy, chúng ta thấy rằng:


Theo Bát trạch Minh Cảnh thì bất kể tuổi nào, nếu cửa bếp quay về hướng Phục Vị kết hợp được với
sao Nhị Hắc phi tinh đến hướng đó thì năm đó sẽ dễ sinh con. Nhưng bây giờ, chúng ta quán xét lại cách
giải thích của Bát trạch Minh Cảnh trên xem có đúng trong trường hợp cụ thể này không?
Trong phương pháp Huyền Không lưu trữ từ cổ thư chữ Hán chúng ta thấy họ coi sao Nhị Hắc và Ngũ
Hoàng (Sẽ học sau) là hai ngôi sao xấu nhất trong phương pháp Huyền không. Vậy tại sao họ lại nói
Nhị Hắc đáo hướng bếp Tốn Phục vị lại có con?
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Thực ra đây là một sai lầm và cách giải thích gượng ép của sách Tàu. Bây giờ chúng ta xét theo Bát
trạch và Huyền không Việt thì thực ra sao Nhị Hắc lúc ấy mới đúng là nằm ở Tây Nam (Do đổi chỗ Tốn
Khôn) - Hướng bếp Đông nam khôn là xấu - Họa Hại với người cung Tốn - nhưng do sao Cửu Tử Kim
(Vũ khúc theo Cấu trúc Phong thủy) đến, Họa Hại bị sinh xuất, nên giảm xấu. Cộng với nhiều yếu tố
khác - chúng ta sẽ học tiếp tục để kết hợp các yếu tố sau. Hơn nữa theo quy luật huyền không thì 9 năm
sao mới đáo hướng một lần. Nếu chẳng may vào năm thứ nhất thì xoay bếp đúng phục vị phải đợi....9
năm sau. Rõ ràng đây là điều vô lý.
I -2: Cầu con theo Bát trạch Lạc Việt:

Nhưng theo Phong Thủy Lạc Việt thì việc cầu con nói chung không nhất thiết chỉ dùng hương bếp.
Hướng bếp chỉ là một yếu tố quan yếu mà thôi và không phải duy nhất.
Thông thường một gia đình muộn con, ngoài tình trạng cơ chế sinh lý không thể sinh như: Già cả; vô
sinh bẩm sinh, giải phẫu các bộ phận liên quan đến sinh nở...thì sự hiếm muộn theo quan niệm Á Đông
chính là khí tuyệt hoặc hãm.

Bởi vậy, phong thủy Lạc Việt chữa vô sinh thì việc đầu tiên trong nhà phải là khí vượng và thông thoáng
- những hướng tốt, phương vị tốt của gia chủ được phát huy tối đa. Cấu trúc nhà hợp lý theo Phong thủy
Lạc Việt và Huyền không Lạc Việt (Tức là gồm nhiều yếu tố kết hợp - Các môn này học sau). Riêng về
hướng bếp phải là Phúc Đức trù - tức là Sơn hướng tọa đề tốt: Tây trạch là Đông Nam - Tây Bắc, Đông
trạch là Bắc - Nam.
Như trên tôi đã trình bày:

Hướng Phúc Đức trù là cực tốt. Nhưng khi hạn xấu tới cũng chỉ hạn chế. Trường hợp gặp những năm
hạn xấu với gia chủ (*) - chúng ta phải có phương pháp hóa giải. Gọi là các chiêu thức trong phong thủy
- sẽ học sau.
Tóm lại - theo Bát trạch Lạc Việt, cách giải thích và thí dụ trên không đúng. Muốn cầu con - trong điều
kiện đã nói ở trên thì phải không rơi vào các trường hợp "tình trạng cơ chế sinh lý không thể sinh như:
Già cả; vô sinh bẩm sinh, giải phẫu các bộ phận liên quan đến sinh nở..." . Bát trạch Lạc Việt ứng dụng
liên quan đến việc cầu con phải gồm những yếu tố sau:
* Bếp phải Phúc Đức trù và không vô khí (Về khí sẽ học sau).
* Vượng khí trong nhà (Sẽ tiếp tục học liên quan đến Hình lý khí)
* Cung Sinh Khí vượng (Liên quan đến trấn yểm trong phong thủy ở cung này- sẽ học sau)
* Các cung tốt không bị khuyết hãm, xâm phạm bởi wc, hầm cầu (Bể phốt) - sẽ tiếp tục học trong phương
pháp Bát trạch Lạc Việt. Những cung tốt phải được phát huy.
Trên đây là những yếu tố cần trong phương pháp cầu con của Bát Trạch Lạc Việt và phải phối hợp với
các yếu tố khác trong Phong thủy Lạc Việt.

II - CẦU TÀI LUẬN


Phần này nói về phương pháp cầu tài lộc theo quan niệm của Bát trạch Lạc Việt. Anh chị em cũng lưu
ý rằng: Bát trạch Lạc Việt cũng như Phong thủy Lạc Việt nói chung - trên nguyên tắc - là sự tiếp thu,
hiệu chỉnh những di sản còn lại của ông cha bị Hán Hóa sai lệch từ hàng ngàn năm trước, chứ không
phải là sự phủ định hoàn toàn những giá trị truyền thống. Bởi vậy, vẫn rất nhiều phương pháp ứng dụng
trong cổ thư truyền lại được ứng dụng nguyên si. Chúng ta chỉ hiệu chỉnh khi phát hiện những sự sai
lệch, phi quy luật so với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".Sách Bát trạch Minh Cảnh
viết:
II - 1:
Nội dung trích dẫn
* Phạm cưỡng cầu, bại đức giả tất suy.
Là những kẻ ngổ nghịch, bại luân, tổn đức gượng cầu vô ích. Cầu tại miệng Táo hảy hạp mạng hướng
kiết.

Câu: "Phạm cưỡng cầu, bại đức giả tất suy", chúng ta không nên hiểu một cách đơn giản rằng: Những
kẻ thất đức, vô phúc không xứng đáng được hưởng, nhưng cũng cố gắng cầu tài lộc thì dù có vượng lên
nhất thời sau đó cũng sẽ suy bại. Chúng ta cần hiểu một cách nhất quán và khoa học là:
Phong thủy - theo quan niệm của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - cũng chỉ là một
yếu tố tương tác, cần, nhưng không phải đủ. Còn nhiều yếu tố tương tác khác để dẫn đến sự hoàn thiện
cho cuộc sống con người. Những yếu tố đó là: Môi trường sống lành mạnh về tự nhiên và văn hóa, cuộc
sống gia đình lành mạnh. Hoàn cảnh khu vực cũng tốt theo quan niệm phong thủy...Chúngvv ta hãy
tưởng tưởng tượng một ngôi nhà hoàn hảo, nhưng ở giữa sa mạc, hoặc tại một xóm nghèo với những
ngôi nhà ổ chuột với xóm đèn đỏ thì cũng không thể hoàn mỹ về cuộc sống.

II - 2:
Nội dung trích dẫn

* Hiệp Sanh khí Tham Lang tinh được đại phú, ký ngoặt đắc đại tài là hạp Sanh khí.
Mộc tinh, ứng tại Hợi, Mẹo, Mùi niên ngoặt là ứng vào những tháng và những năm Hợi, Mẹo, Mùi. Phải
biết tháng giêng là tháng Dần, tháng 2 là Mẹo, tháng 3 là Thìn, 4 Tị, 5 Ngọ, 6 Mùi, 7 Thân, 8 Dậu, 9
Tuất, 10 Hợi, 11 Tý, tháng chạp là Sửu. Trên đây nói ứng những năm Hợi, Mẹo, Mùi thì để biết, còn
những tháng Hợi, Mẹo, Mùi là tháng 10, tháng 2 và tháng 6 ứng phát tài....v.v…

II - 3:
Nội dung trích dẫn

* Hiệp đặng Thiên Y Cự Môn tinh.


Thổ tinh ứng tại Thân, Tý, Thìn niên ngoạt phát tài dư ngàn, vạn.

II - 4:
Nội dung trích dẫn

* Hiệp Phúc đức - Diên niên Vũ khúc Kim tinh.


Ngày tháng đắc tài trung phú.

II - 5:
Nội dung trích dẫn

* Hiệp Phục Vị - Tả Phủ Thủy tinh.


Đặng tiểu phú, ngày ngày có tiểu tài tấn ích phát giàu ứng tại Hợi, Mẹo, Mùi niên ngoạt.

Trên đây là bốn yếu tố đặt bếp theo 4 hướng tốt của Đông hoặc Tây trạch. Theo sách Bát Trạch Minh
cảnh thì phát từ đại phú đến tiểu phú. Nhưng anh chị em cũng biết rằng: Trên thực tế đã không xảy ra
như vậy. Bởi vì, bếp xấu hay tốt chỉ là một yếu tố cần trong Phong Thủy Lạc Việt. Một cái bếp tốt hoặc
xấu không phải yếu tố duy nhất làm nên sự thịnh suy của gia chủ. Ngay trong việc đặt bếp, chúng ta cần
lưu ý các mối tương quan đã trình bày ở trên: Bếp không được quay ra cửa.....
III - TU TẠO LUẬN
Phần này nói về tu tạo tức là xây dựng, sửa chữa, cơi nới. Phần này giảng về các phương vị tọa tốt xấu
của nhà cửa, phòng ốc.
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Nội dung trích dẫn

Phàm các việc thay đổi tu bổ thêm phòng ốc, cả đến sự trồng hoa lập vườn cứ phương hướng kiết mà
làm, kị tạo hung phương. Trong nửa năm hoạ phước có thấy ứng.
Mỗi cung mạng phương hướng kiết hung khác nhau. Kẻ này Sanh khí hướng Tây Đoài, người nọ Sanh
khí lại nơi Đông, Chấn....v.v.....
Có người dùng phương Sanh khí thì phát tài hưng vượng còn ngừơi sao lại dùng phương Sanh khí mà
điêu linh, suy hại.
Bởi vì:
1. Sanh khí thuộc Mộc tinh lập tại Thủy, Mộc, Hỏa vi đắc vị, bất nghi Kim, Thổ phương.
2. Thiên y thuộc Thổ lập tại Hỏa, Thổ Kim vi đắc vị, bất nghị Mộc, Thủy phương.
3. Diên niên thuộc Kim lập tại Kim, Thổ, Thủy vi đắc vị bất nghị Mộc, Hỏa phương.

Câu 1: Sanh khí thuộc Mộc tinh lập tại Thủy, Mộc, Hỏa vi đắc vị, bất nghi Kim, Thổ phương.
Trên nói: Những người tu tạo nhà cửa dùng phương Sanh khí Tham Lang Mộc tinh nhằm hướng Thủy,
Mộc, Hỏa mới đắc vị và tốt. Bởi Sanh khí thuộc Tham Lang Mộc tinh. Mộc tinh gặp Thủy được sinh
sôi nẩy nở, gặp Mộc thêm rườm rà vượng phát, gặp Hỏa được tương sinh (xem lại ngũ hành tương sanh
ngũ hành tương khắc). Gặp Kim, Thổ bị khắc thì dùng sinh khí cũng không tốt.
Ví dụ:
Nội dung trích dẫn

Người mạng Càn tức Sanh khí hướng Đoài, Đoài thuộc Kim khắc Mộc tinh hung.
Người Khảm - Sanh khí hướng Tốn Mộc vượng phát Mộc tinh kiết.
Người Cấn - Sanh khí hướng Khôn Thổ bị Mộc tính khắc hung.
Người Chấn - Sanh khí hướng Ly Hoả đặng tương sanh kiết.
Người Tốn - Sanh khí hướng Khảm Thủy sanh Mộc kiết.
Người Ly - Sanh khí hướng Cấn Mộc đặng Mộc vượng.
Người Khôn - Sanh khí hướng Cấn Thổ bị tương khắc.
Người Đoài - Sanh khí hướng Cấn Thổ bị tương khắc.
Người Đoài - Sanh khí hướng Càn Kim khắc Mộc tinh hung.

Câu 2. Thiên Y Cự Môn tinh thuộc Thổ lập tại Hỏa, Thổ Kim vi đắc vị, bất nghị Mộc, Thủy phương.
Câu 3. Diên niên thuộc Kim lập tại Kim, Thổ, Thủy vi đắc vị bất nghị Mộc, Hỏa phương.
Chứng minh tương tự như hai câu trên, chúng ta suy lý ngủ hành sinh khắc để xét thấy tuổi nào phương
Sanh khí lợi thì dùng, bằng bất lợi thì dùng Phúc Đức (Diên niên) hoặc Thiên y cũng rất tốt.
(Xem kỹ lại cửu tinh ngũ hình tới cửu tinh chế phục cho kỹ mới khỏi sai lầm).
Anh chị em lưu ý:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Nội dung trích dẫn
Người Khảm - Sanh khí hướng Tốn Mộc vượng phát Mộc tinh kiết..
Hoặc:
Nội dung trích dẫn
Người Tốn - Sanh khí hướng Khảm Thủy sanh Mộc kiết..
Theo Bát trạch Lạc Việt thì hướng Tốn thuộc Âm Kim - Kim sinh Thủy (Khảm) nên tốt. Kết quả giống
nhau, nhưng cách giải thích khác nhau.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI XÂY CẤT NHÀ

Anh chị em thân mến .

Dưới đây là nội dung của sách Bát trạch Minh Cảnh có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán và lược dịch,
mục đích để anh chị em tham khảo - hiển thi màu xanh Bleux. Nhưng những điều dẫn giải là quan
điểm chính thức của Phong thủy Lạc Việt. Đoan nào không có dẫn giải thì có nghĩa là Phong Thủy
Lạc Việt thừa nhận ứng dụng của cổ thư.
Sách này không phải xuất phát từ nguyên bản gốc của Phong thủy Lạc Việt – có xuất xứ từ văn
minh Lạc Việt, mà do các phong thủy gia đời sau viết lại, khi nền văn minh Việt lần lượt bị Hán
hóa. Điều quan trọng chính yếu, anh chị em cần nắm được là: Người Đông cung thì mọi vấn đề
liên quan đến nhà cửa đều thuộc Đông trạch và ngược lại. Những yếu tố bệnh tất, tại họa liên quan
như sách Bát trạch miêu tả sau đây, chỉ là do cái nhìn của các phóng thủy gia viết với kinh nghiệm
tích lũy được ở hoàn cảnh xã hội thời đó. Tất cả những yếu tố, bệnh tật, tai nạn, cát hung ..v.v…
sẽ được phân tích, lý giải trên cở sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, thông
qua nguyên lý căn để phục hồi từ văn minh Lạc Việt - “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”.

Bát trach Minh cảnh viết:


(Theo sách lịch đời Tống)
1. Phàm nhơn gia khởi ốc:Ốc nội mạc khai trì đàng, Chủ gia tài thối, tuyệt nhơn định, vô tử tôn; hựu
danh vi: “Nhược thai tửu khí”.
Lược dịch: Phàm người xây nhà, trong nhà có chỗ khuyết lõm như ao, chủ gia tài thoái, không sinh sản
phát triển, khó có con. Gọi là cách: Nhược thai tửu khí”.
2. Phàm nhơn gia khởi ốc:Môn tiểu bất khả khai đàng. Chủ tuyệt vô tử, danh vì: (Tứ bồn chiếu
cảnh). Nhược viển khả khai nguyệt đàng.
Lược dịch:Phàm người xây nhà, không có cửa nhỏ mở ra đường (Thoát khí – Anh chị em nhớ phân biệt
thoát khí/ Thoái khí. Sẽ học sau). Chủ tuyệt vô tử. Gọi là cách: “Tử bôn chiếu cánh”.
Chú ý:
Thường nhà phố hiện đại, bốn bề tường vây và đất hàng xom, nên không thể mở cửa nhỏ thoát khí.
Trong trường hợp này, chỗ thoát khí trong nhà chính là chỗ thoát nước trong bồn rửa hoặc WC.
3.Phàm nhơn gia trú ốc:Chiếc khứ bán nhứt biêng cập trung môn chiếc khứ, danh vi “Phá gia
sát”. Chủ nhơn bất vượng bần cùng.
Đoạn này khó hiểu, không biết chữ phiên âm có bị sai không. Nếu câu này là: “Chiết khứ bán nhất biên,
Cập trung môn chiết khứ”– thì có thể hiểu là: Nhà bị khuyết một bên, sát cạnh cửa (cửa lồi ra , mặt bên
nhà thụt xuống cạnh cửa). Chủ về khó khăn, bần cùng. Gọi là cách: “Phá gia sát”.
Hiện tượng này tương tự như nhà mặt lồi mặt thụt. Mặt thụt sát cạnh cửa.
4. Phàm nhơn gian khai môn:Lộ cập xa môn, bất yếu trực xạ, danh vị: (Xuyên tâm sát) Chủ gia
trưởng hoành tử (thác) chi hoạn.
Lược dịch: Phàm người xây nhà, cửa chính mở ngay đường đâm vào cửa. Hành lang chay xuyên giữa
nhà. Gọi là cách “Xuyên tâm sát”. Gia trưởng bị nạn chết.
Chú ý:
Không cần cửa chính bị đường đâm vào, chỉ cần hành lang xuyên tâm nhà cũng rất tai hại. Do trung
cung động. Nhiều nhà khốn khổ vì kiến trúc kiểu hành lang xuyên tâm. Một trong những điển hình của
loại kiến trúc này chính là khu nhà Thuận Kiều Plaza
5. Phàm nhơn gia ốc:Hậu mạc khai xa môn, chủ: Bị đạo thối tài. Nhuợc tại trắc biêng bất phòng.
Bắc phương khai môn việc phòng.
Lược dịch:Phía sau nhà có đường xe chay. Nhà dễ bị trộm cướp, hao tài. Đặc biệt là cửa sau thuộc phía
Bắc càng cần kiêng cữ.
Chú ý:
Hầu hết những nhà dãy phố hiện nay phía sau thường có hẻm thoát hiểm thông suốt cả dãy nhà. Nhưng
chính nhờ hẻm này mà khí lưu thông phía sau nhà rất mạnh. Do đó có tác dụng thu hút Dương Khí từ
mặt trước nhà ra phía sau, khiến gia chủ thịnh vượng. Bởi vậy, anh chị em cần phân biệt rất kỹ giữa
đường xe chạy phía sau và ngõ hẻm thoát hiểm. Tuy nhiên thường những nhà như vậy, người ăn kẻ ở
không trung thành. Những điều này liên quan đến các bài học sau về Hình Lý Khí - từ từ anh chị em sẽ
hiểu sau.
6. Phàm nhơn gia môn tiền:Bất nghi kiến thạch khối cao nhị, tam xích thị dã (Hồng nhựt xích tinh)
Chủ: Hung Âm (tiếng dữ).
Lược dịch:Trước cửa nhà, nên kiêng đặt hoặc có khối đá cao 2/ 3 Xích (Đơn vị đo lường cổ). Gọi là
“Hồng Nhật xích tinh”. Dễ gặp điều tiếng.
Chú ý:
Trong phong thủy đôi khí phải trấn núi phía trước nhà để tránh họa tai hoặc xung sát khí. Tuy nhiên anh
chị em lưu ý tránh trấn núi cao quá 60 cm trước nhà và phải đúng chỗ, đúng hướng. Núi (Giả sơn - Non
bộ phải dùng đá trắng). Sẽ học sau.
7) Phàm nhân gia môn tiền:
Bất nghi kiến hồng, hắc xích thạch. Chủ “Ma phong vô nhãn”. Danh vi “Hỏa Ốc hựu chủ hỏa nghi”.
Lược dịch:Mặt trước nhà, không để đá, hoặc trông thấy đá có màu hồng, hoặc đen. Chủ “Ma phong vô
nhãn”. Gọi là cách “Hỏa Ốc hựu chủ hóa nghi”.
8) Phàm nhân gia hậu:Bất yểu tuyệt quang. Nê địa. Chủ tuyệt nhân đinh. Môn tiền ốc hậu phương
viên khả vi kiết triệu.
Lược dịch:Phía sau nhà không nên tối tăm, sình lầy. Chủ tuyệt nhân đinh. Trước cửa và phía sau nhà,
vuông tròn đầy đặn đó là điều kiện tốt đẹp.
Chú ý: Riêng về vấn đề ánh sáng, anh chị em cần lưu ý tuyệt đối như sau:
Phong Thủy Lạc Việt không bao giờ coi ánh sáng và không khí đồng nghĩa với khái niệm "Khí" trong
lý học Đông phương. Ánh sáng mặt trời - chứ không phải ánh sáng nói chung - trong phong thủy Lạc
Việt gọi là "Dương Quang". Dương quang ít -Âm thịnh dương suy. Dương quang quá mạnh - Dương
thịnh Âm suy. Đặc biệt giường ngủ có dương quang chiếu vào - bất kể hướng nào đều không tốt. Giường
ngủ vợ chồng thì xích mích, con cái thì khó bảo.
9) Phàm nhân gia khởi ốc:
Khởi bị hiếu ốc liên bị thị giả. Chủ: Hoành tử nhân đinh, thối điền tàm vô thâu.
* Đoạn này khó dịch. Do không có mặt chữ Hán tra cứu.
10) Phảm nhân gia khởi ốc:Ốc hậu mạc khởi tiểu ốc viên chi. Danh vi: “Đinh tan ốc”, tổn nhân
khẩu, bất lợi.
Lược dịch:Trong nhà ở mà phía sau còn căn nhà nhỏ. Gọi là cách “Đinh tán ốc”. Tổn nhân khẩu, bất lợi.
Lưu ý: Nhà nhỏ và nhà dưới xây cách biệt với nhà ngang phía trên mới xảy ra hiện tượng này.Ông
cha ta ngày xưa thường xây nhà chữ Đinh_ Một nhà ngang phía trên và một nhà nhỏ liền kề dọc
phía dưới. Bởi vậy khi nhà nhỏ không liền kế mới gọi là "Đinh tán ốc".

11) Phảm nhân gia khởi ốc:Mạc yếu tiên nhiễm (Sơn phết) tường viên chi “Khổn tự”. Chủ: Nhân
bất hưng phát, việc bất khởi thành”.
Lược dịch:Nghĩa đen là vậy, nhưng nghĩa bóng là: Nếu trang trí kiến trúc, hoặc sơn vẽ trên tường , trông
như chữ “Khốn”, chủ công việc khó thành, không phát được.
Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Phàm trang trí họa tiết, sơn phết...nhiều chi tiết vụn vặt, ma quái
thảy đều không tốt.
12) Phàm nhân gia trú trạch:Bất nghi ốc dác, thâm xạ, cập đương điếu xạ lai. Chỉ xuất: “Lủng á
chi nhơn”.
Lược dịch:Hính dáng nhà nghiêng vẹo, dài sâu. Dáng như con chim bị bắn. Gọi là cách “Lủng á chi
nhân”. Không tốt.
Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng:
Hính thức nhà cửa cầu kỳ, nghiêng vẹo, nhiều xà cột trang trí vô ý...thường xảy ra cho những ngôi nhà
có kiến trúc model làm khí tạp loạn rất xấu. Khi học về hình lý khí - cấu trúc tướng nhà anh chị em sẽ
biết thêm nhiều về điều này

13) Phàm nhân gia chánh ốc:hậu bất nghi thương viên chi “kho dựa”. Danh viết: “Long khoảnh trạch”.
Chủ: “Gia tài bất giữ”.

Lược dịch:Nhà ở chính thức, phía sau vườn nhà không nên làm kho chứa. Gọi là cách: “Long khoảnh
trạnh” Gia tài hao tán.
Chú ý:
Câu này có nội dung giống câu 10. Anh chị em chú ý. Nên thân trọng khi thiết kế biệt thự với những
căn nhà nhỏ tách rời nhà chính ở phía sau thì cần đặc biệt cân nhắc và thận trong. Sau này các kiến thức
tiếp tục học sẽ làm sáng tỏ điều này.
14) Phàm nhân gia ốc:
Hậu hoặc thái giảo trị đạo lộ, hoặc tiền chỉ hậu xạ. Chủ xuất tặc đạo chi nhân.
Lược dịch:Phía sau nhà gần đường lộ quanh co, hoặc đâm thẳng vào sau nhà. Trong nhà có người sinh
trộm cướp.
15) Phàm nhơn gia ốc:
Môn tiền bất khả ốc tiểu chiếu xa, chủ: xuất tử tôn ngổ nghịch bất hiếu.
Lược dịch:Phía trước cửa nhà đối môn với căn nhà nhỏ hơn. Sinh con ngỗ nghịch, bất hiểu.
16) Phàm nhơn gia:Tiền hửu thâm đầu sơn, tứ thời phòng nhược tại ốc. Xuất quân tắc nhơn.
Lược dịch:Bên phải - phía trước nhà nhìn ra, có núi, hoặc nhà cao che khuất. Trong nhà lúc nào cũng
gặp chuyện chẳng lành. Ra đường bị coi thường.
Lưu ý:
Bên phải phía trước nhà nhìn ra mới rơi vào trường hợp này.
17) Phàm nhơn gia khởi ốc:
Mạc yếu phi tẩu, tứ chủ ngổ nghịch, huynh đệ bất hòa chi nhơn.
Câu này khó dịch. Có thể hiểu là: Nhà nghiêng ngửa như người đang chay thì chủ nhà là người ngỗ
nghịch, con cái bất hòa.

18) Phàm nhơn gia khởi đinh tự ốc (nhà chữ đinh) chủ:
Vô gia thất, trụ tuyệt nhơn đinh.
Trên thực tế nhà chữ Đinh khá phổ biến ngày xưa. Hiện nay còn một số Đình chùa làm nhà chữ Đinh.
Nhận xét của tôi thì đúng là những ngôi đình chủa này hương tàn khói lạnh. Sau này khi học về hình lý
khí, anh chị em sẽ được giải thích.

19) Phàm nhơn gia khởi ốc:


Yếu tiền đê hậu cao. Chủ: Phát tài hưng vượng.
Chú ý:Nguyên nghĩa câu này là phía trước thấp, phía sau cao là tốt . Nhưng trong dân gian lưu truyền
là “Tiền Cái. Hậu đê”. Tức là mặt trước rộng rãi sáng sủa, phía sau, nền nhà cao, hoặc có vùng đất cao
thì tốt.
19) Phàm nhơn gia ốc:
Bất nghi chiêu không. Chủ: Tiểu thối tài bất lợi.
Lược dịch:Trong nhà trống trải, tiểu hao, bất lợi.
20) Phàm nhơn gia:
Môn tiền ốc hậu, kiến lưu biên thủy. Chủ: Nhãn tật (hư mắt).
Lược dịch:Phía trước và phía sau nhà nếu có đường nước chảy qua, dễ bị bệnh về mắt.
Chú ý:
Trên thực tế thì nhà phố hiện nay hầu hết đều có nước chảy qua phía trước và sau nhà. Câu này nên để
suy ngẫm, so sánh, liên hệ.
21) Phàm nhơn gia:Môn tiền kiến thủy bị thinh hướng. Chủ: Thối tài.
Lược dịch:Phía trước nhà có đường nước chảy đến từ phương xấu. Hao tài.
Nhận xét:
Câu này nằm trong sách Bát trạch Minh Cảnh - mà chủ yếu nội dung cuốn này chỉ bàn về tương quan
mệnh chủ với tám hướng - Nhưng với nội dung câu trên thì nó lại liên hệ với yếu tố Loan đầu hình lý
khí - Cụ thể là phương pháp gọi là Thủy pháp trường sinh (Sẽ học sau). Điều này càng chứng tỏ tính
thất truyền của nền văn minh Việt khi bị Hán hóa và Phong Thủy thực chất là một phương pháp nhất
quán gồm 4 yếu tố - mà đối với văn minh Hán thì chúng là những phát minh rời rạc, không liên quan
thậm chí mâu thuẫn.
22) Phàm nhơn gia ốc:
Hậu kiến ” Bá cước sơn”. Chủ: Xuất dâm phụ (vợ ngoại tình dâm đảng).
Lược dịch:Phía sau nhà có dãy núi nghiêng đổ vào, như bàn chân đá. Vợ ngoại tình.
Nhận xét:Câu này nói về mối liên quan giữa hình thể môi trường với căn nhà - mà nội dung của
hình thể lại không thuộc về nội dung của Bát trạch. Qua đây chúng ta lại một lần nữa thấy tính
tạp loạn của sách Hán , khi tiếp thu không hoàn chỉnh nền văn hiến Việt.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Anh chị em thân mến .

Cái vốn chữ Nho của tôi đã ít ỏi lại thêm bó phế vì không sử dụng gần 20 năm. Đã vậy lại còn phải dịch
từ phiên âm sai chính tả (Sách in từ năm 57). Nên không tránh khỏi sai sót. Nếu anh chị em nào quen
bậc túc Nho, có thể nhờ dịch lại và đưa lên đây để cùng tham khảo.

Anh chị em chú ý:

Hầu hết những cách trên và v/d nhà khuyết lõm ở bài trước đều liên quan đến Hình Lý Khí - sẽ
học sau này. Bây giờ chúng ta tiếp tục tham khảo chuyên sâu về từng Mệnh trạch trong Bát trạch
Lạc Việt thông qua một văn bản còn sót lại bị Hán hóa của Phong Thủy Lạc Việt.
MỆNH TRẠCH TRONG BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

I. CÀN MẠNG ĐỊNH CỤC

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:Sau đây nói về đại cuộc, mỗi việc làm mỗi người, do định luật sanh –
hạp hoặc xung khắc của ngũ hành mà ra. Mạng Càn được nói đầy đủ hơn, nên nhận xét kỹ mạng Càn để
đoán các cung khác cho đầy đủ.

CÀN MẠNG.
Phạm Đông phương ngủ quỷ. Như Táo – hướng dữ lai lộ phạm chi, trưởng tử nan chiêu hậu hửu, nhị tử.
Phạm Bắc phương Lục sát, thương trung tử nhi hửu nhứt tử.
Phạm Tốn phương Họa hại, thương trưởng tử, trưởng nữ nhi chung vô tử. Nhược cải Sanh khí phương,
hựu đương ngủ tử hỹ… Sinh khí Tham lang giáng Ngủ quỷ. Như phạm Ngủ quỷ nghi tu Sanh khí tắc
tiêu họa hỷ. Tu kỳ sở sanh dĩ chế kỳ hung dả.
Thiên y Cự Môn bại Tuyệt mạng, Phúc đức Vũ khúc chế Lục sát . Cửu tinh chế phục tử an nhiên. (Phạm
Tuyệt mạng, dụng Thiên y, phạm Lục sát dùng Phúc đức, trừ chế đặng tốt). Xem 8 bát quái Phi cung
phối hiệp thì biết tuổi hạp kỵ hướng nào…
Lược dịch: Càn mạng – nhà phương Đông phạm Ngũ Quỷ. Hoặc làm đường từ hướng Đông hướng về.
Khó có con trai đầu, chỉ có hai con. Nếu nhà hướng Bắc phương phạm Lục sát. Con thứ bị hại.

Phạm Tốn phương là Họa Hại – theo Phong Thủy Lạc Việt là hướng Tây nam – Con trưởng là nữ sẽ
gặp những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng nếu hướng nhà quay về Sinh khí – Chính Tây sẽ sinh 5
con, đều thành đạt vui vẻ. Sinh khí là sao Tham Lang giáng Ngũ quỷ, tôt. Nếu nhà phạm hướng Ngũ
Quỷ, chỉnh sửa bếp quay về hướng Sinh Khí sẽ tiêu trừ được. Thiên Y/ Cự Môn bại Tuyệt Mạng. Phúc
Đức / Vũ khúc chế Lục sát. Cửu tinh chế phục bốn phương sẽ bình an.
HÔN NHƠN
Nhứt Càn mạng nhơn vấn, Dương công viết:
Cầu hôn nan tựu hà pháp khả tốc? - Công vi chi, cải Táo hướng Diên niên Khôn phương hựu ư phụ mẫu
thân sàng chi. Khôn phương an trang hựu hiệp Diên niên phân thê phòng quả bán tải đắc thê. An hệ
Diên niên Khôn phương chi nữ dả.

Lược dịch: Người Càn mạng hỏi. Dương công trả lời: Khi cầu hôn gặp khó khăn, giải pháp tốt nhất là
xoay miệng lò về phía Phúc Đức – Khôn cung. Đó là cung của cha mẹ. Nếu dùng phương Khôn để xây
phòng cho vợ chồng mới cưới sẽ rất tốt. Đây là phương cát lợi cho người nữ.
Chú ý:
* Khôn phương theo Phong thủy Lạc Việt ở phía Đông Nam.
TỬ TỨC
Nhứt Càn mạng nhơn nan đắc tử? Công vi chi cải Táo khẩu hướng Sanh khí Đoài, hậu sanh (5) ngủ tử.
Giả như di Táo khẩu hướng Diên niên Khôn hửu tứ tử. Hướng Thiên y Cấn hửu 3 tử. Dư kiến công vi
Càn mạng nhơn di Táo hướng Cấn – phương sanh 3 tử, hậu cải Táo khẩu hướng Đoài hựu sanh 5 tử,
cộng sanh 8 tử. Tổng đắc Sanh khí phương hướng trùng phát tử tôn nải tối nghiệm dả. Nhiên dạng La
kinh tu tồn lưu đắc miên. Nhược Táo khẩu Dần hướng ngộ (lầm) dụng Giáp hướng thị Ngủ quỷ. Sửu
hướng, ngộ dụng (Làm sai) Tý Quý tắc phạm lục sát, Càn mạng nhơn đại hung Tý phương, Tý hung.
Kiến Càn mạng nhơn di Tây Bắc Càn phương, lại lộ, Táo khẩu hướng Càn chỉ sanh nữ, vô tử dỉ Bồ chúc
tinh vô nam dả. Càn mạng Táo khẩu phạm Ly. Chủ: Thương tử hoặc bất sanh tử nhi tự bệnh yểu. Thử
tuyệt mạng, hung. Chủ: Bệnh yểu, tuyệt tự dả, hựu kiến Càn mạng nhơn nam phương tu Hỏa ốc tam
gian nhi thứ niên tử tuyệt, tôn thương, thả tự hoạn bệnh thổ diệt nhi tữ (Những chữ tữ dấu ngã là chết,
để dấu hỏi là con cái). Hửu Càn mạng nhơn khách di Nam phương khoan bất sanh hườn (đi không về).
Tổng chi Càn mạng nhược phạm ly phương Tuyệt mạng, tác táo khẩu, di cư, lai lộ, xuất hành, tu tạo,
xuất giá tất đại hung, Nhứt Càn mạng nữ giá di Sanh khí phương… Sanh đắc 5 tử, hậu cải Ly phương
Táo khẩu triều Nam, tiên thương trung tử tật hoạn, đàm lục chứng bệnh kỳ nguyệt bệnh chung, 3 niên
nội trưởng tử cập 3, 4, 5 tử cụ vong. Hựu Càn mạng nữ - giá di Nam – phương, tuy Táo khẩu hướng Ly
nhi sanh 5 tử hậu giai yểu vong, dỉ phạm lai lộ chi tuyệt mạng dả. Nhược năng cải Táo khẩu hướng Sanh
khí tắc vô thương nhi hửu tử hỷ. Phân phòng, tu phương, lai lộ đồng nghiệm. Hựu tu môn phòng, Táo
sàng năng yểm hung phương hướng kiết hung thử vi tận thiện, bán ngoạt tức kiến ứng nghiệm. Sanh khí
giả Đoài phương dả.

Lược dịch: Có người Càn Mạng khó sinh con hỏi. Dương Công khuyên nên quay miệng lò về hướng
sinh khí phía chính Tây, sau đó sinh 5 con. Nếu quay về hướng Phúc Đức Khôn sẽ sinh 4 con. Hướng
Thiên Y Cấn sẽ sính 3 con. Sau đó lại quay bếp về phía Sinh khí Đoài phương, sẽ tiếp tục sinh 5 con
cộng là 8 đứa (Khiếp! <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> ).
Như vậy là trùng phát tử Tôn. Rất nghiệm.
Việc dung La kinh phải rất thận trọng.
Nếu muốn để để miệng bếp về hướng Dần, nhưng lầm về hướng Giáp. Tức là phạm Ngũ Quỉ.
Nếu muốn để miệng bếp hướng Sửu, nhưng lầm về hướng Tý, Quý tức là phạm Lục sát.
Người Càn mạng rất kỵ phương Tý. Đại hung.
Người phi cung Càn, chọn nhà hướng Tấy Bắc, sát lộ. Miệng bếp cũng hướng Càn sanh con gái nhiều.
(Người phi cung Càn) - Đặt bếp vào phương vị của sao Tả Phù (Phương Phục Vị - Tức Hỏa Thiêu Thiên
Môn), khó có con trai.
Người Càn cung , nếu miệng bếp quay về phương Ly, dễ hại cho con cái, hoặc con cái yểu tử. Kế đến
là bếp quay về hướng Tuyệt mạng, rất xấu. Chủ về việc, bệnh tật, sức khoẻ kém, khó có con. Người Càn
mạng mà nhà quay sang hương Nam gọi là Hỏa ốc. Nhà xây ba gian, chỉ qua năm là tử tuyệt, thương
tôn, bệnh tật mà chết. Người Càn mạng chuyển nhà ở phương Nam, như người đi không trở lại.
Kết luận: Người Càn mạng không nên dùng phương Nam. Đó là hướng Tuyệt Mạng cho mọi việc
lien quan đến nhà như: hướng bếp. làm lộ vào nhà, đặt phòng, đi xa, đều xấu.
Người Càn mạng là nữ chuyển về phương Sinh Khí, sẽ sinh 5 con. Nhưng nếu quay bếp về hướng Ly
thì con giữa sẽ gặp bệnh tật. Bản thân dễ mắc bệnh đàn bà. Chỉ trong vòng ba năm cái xấu sẽ xảy ra.
Nếu nhà lỡ làm hướng Ly, nên làm lộ vào nhà, xoạy lại hướng nhà, hướng phòng, hướng bếp quay về
Sinh khí mọi sự đều tốt.*Chú ý:
- Theo Bát trạch Minh Cảnh từ cổ thư chữ Hán thì bếp phải đặt ở phương xấu. Bởi vậy, với Phục vị là
cung tốt , nên quan niệm của Bát trạch Minh Cảnh là khó có con trai. Thực ra sự việc ngược lại. Quan
niệm đặt bếp ở cung xấu của Bát trạch Minh Cảnh là một sai lầm. Anh chị em tuyệt dối không nên theo.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

- Lớp Phong thủy Lạc Việt đưa nguyên văn sách lưu truyền có nguồn gốc Hán để anh chị em tham
khảo. Trong sách có nhiều cái nói hơi quá đáng, nhưng đại để là người Tây tứ cung thì hợp Tấy tứ trạch
trong mọi vấn đề liên quan là: Hướng nhà, hướng lộ dẫn vào nhà, hướng bếp, phân phòng, đều chọn Tây
Tứ trạch.- Đặc biệt lưu ý:

Bát trạch Lạc Việt: Trong nhà ít khi đồng nhất người nhà thuần Tây hoặc Đông Tứ Cung. Anh chị em
chú ý sắp xếp sao cho người Đông cung ở phòng tọa phương vị Đông cung, người Tây cung ở phòng
tọa phương vị Tây cung. Nhưng hướng nằm, hướng cửa – nếu có thể được – hướng ngồi làm việc phải
theo gia chủ.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

TẬT BỆNH

* Nhứt Càn mạng nam ngộ dụng Táo khẩu hướng Lỵ, nhi thương Càn mang Kim, tâm Hỏa thiêu khắc
phế Kim, tiên tâm thống đàm Hỏa, hậu khái thấu lao siểng, thổ huyết, phế nam, đau thống nảo thang tỷ
(đau óc, sổ mũi, thường khát nước).
Lược dịch: Người mạng Càn nam lỡ để bếp hướng Ly. Ly hỏa khắc Càn Kim (Theo quan niệm của cổ
thư chữ Hán . Nguyên lý Việt: Càn là Âm Kim đới Thủy). Tim thuộc Hỏa sẽ vương thiêu đốt phổi thuộc
Kim. Do tim đầy Hỏa khí. Dẫn đến lao phổi, thổ huyết.
* Dương công hiệp kỳ mạc thực triều nam tạp Táo, tân thiêm nhứt tiểu Táo hoặc phong lư khẩu triều
Đông Bắc Cấn Thiên Y, phương lư yểm bổn mạng ốc nội chi Tuyệt mạng Ly phương, di trừ Ly quái chi
hung. Thực ngoại dư nhi bệnh toàn thang trừ căn bất phát. Cái Thiên Y nải. Chủ: Trừ bệnh chi kiết thần
dả.
Lược dịch: Sách Dương công nói về phương pháp đặt bếp. Nên đặt ở phương Ly, cửa bếp quay về hướng
Đông Bắc Thiên y. Bếp đặt ở phương Ly sẽ trừ được tà khí của Ly quái với người Càn mạng. Đây là
một phương thuốc tổng hợp có khả năng diệt trừ mọi bệnh tật. Hướng Thiên Y trừ bệnh tật như Thần Y.
Chú ý:
Bát trạch Lạc Việt xác định bếp phải tọa phương vị tốt.
* Hửu nhứt Càn mạng nhơn phạm Chấn Tốn, 2 phương chi: Lai lộ, Táo khẩu…..hoạn sanh phế khí, mục
tật, trạch thương thủ túc, ma phong ám. Chủ: năng hoán đẳng chứng. Hựu nhứt Càn mạng nhơn phạm
ngủ quỷ phương, huớng hoạn thương hàn, ngược tật, khước sang (rét, ghẻ lở) thận hư chư tật. Hựu nhứt
Càn mạng nữ phạm Khảm lục sát, chứng phạm: Xích, bạch đái hạ, kinh kỳ đình trở, tích thử tiểu sản.
Nhược tương lai lộ, Táo khẩu đẳng cải hướng Cấn phương Thiên Y vị tức trừ bịnh căn. Hướng Khôn
Diên niên thả đa thọ hỷ.

Lược dịch:Nếu người mạng Càn phạm hai phương Chấn - Tốn. Dùng làm lộ vào nhà, hướng bếp sẽ sinh
tà khí ở Phổi, bệnh ở mắt, chây tay yếu, thành tật. Thần kinh yếu. Chủ về bệnh tật thất thường khó chữa.
Người Càn mạng phạm hướng Ngũ Quỷ (Chính Đông) sẽ dễ bị bệnh thương hàn, dị tật, người ớn lạnh,
hay ghẻ lở, do Thận khí suy.
Nếu người Nữ Càn mạng phạm hướng Bắc Khảm – Lục Sát, dễ mắc các bệnh phụ nữ như: Xích, bạch
đái hạ. Kinh kỳ chậm hoặc những bệnh liên quan đến sinh nở.
TAI HOẠ
Nhứt Càn mạng nhơn phạm Táo khẩu hướng Lỵ, tức hửu quang phi, khẩu thiệt, Hỏa tai, trung tử ngỗ
nghịch, thương thê nữ. Hựu nhứt Càn mạng nhơn Táo giữ đại môn cụ triều Lỵ kỳ thê dâm loạn. Dư sư
hiệp kỳ cải Táo khẩu hướng Đoài, nhi Táo toà yêu đạo (khói) yểm đại môn hậu Bính Ngọ đinh phương
dỉ trừ Ly hung, hậu quả bất dâm.
Hựu Càn mạng phạm Bắc phương lai lộ. Táo hương hửu nhơn mạng du liêng phong ba chi sự. Phạm
Chấn phương Tắc nô bộc thiếc thủ phi tẩu (bị tớ cấp trốn đi) thất tặc. Hỏa tai, liêm thương trưởng tử.
Phạm Tốn phương hửu Đông Nam, phu nhơn tuan tụng, hựu thương mẫm thê cập trưởng tử, nữ.
Cụ chiều bệnh tật môn giải trừ chi pháp, đụng chi đại kiết (phạm lầm thì dùng phép trừ được đại kiết)

Lược dịch:Người Càn mạng, miệng bếp quay hướng Nam, dễ bị khẩu thiệt, thị phi. Hỏa hoạn, con giữa
ngỗ nghịch, khổ vợ và con gái. Đặc biệt mở của chính cũng hướng Ly thì vợ dâm loạn. Bởi vậy, nên sửa
bếp theo hướng Đoài, yểm hướng cửa phương Ly, sẽ thay đổi tính nết của vợ. Người Càn cung mà lộ
vào nhà đi từ hướng Bắc, bếp cũng quay hướng Bắc, sinh mạng không an, cuộc sống gặp nhiều khó
khăn. Phạm phương Chấn Đông, dễ bị dày tớ không trung thành, trộm cắp, bỏ việc. Hay mất mát của
cải vì trộm cắp. Hướng Đông còn gọi là hương Liêm Trinh Ngũ quỉ, trai trưởng dễ gặp tai nạn. Phạm
hướng Tốn – Tây Nam theo Phong Thủy Lạc Việt – vợ và con gái trưởng gặp điều chẳng lành.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Anh chị em thân mến .

Trên đây là nội dung của sách Bát trạch Minh Cảnh có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán và lược dịch,
mục đích để anh chị em tham khảo. Sách này không phải xuất phát từ nguyên bản gốc của Phong
thủy Lạc Việt – có xuất xứ từ văn minh Lạc Việt, mà do các phong thủy gia đời sau viết - hoặc
dịch lại từ sách Việt cổ, khi nền văn minh Việt lần lượt bị Hán hóa. Điều quan trọng chính yếu,
anh chị em cần nắm được là: Người Đông cung thì mọi vấn đề liên quan đến nhà cửa đều thuộc
Đông trạch và ngược lại. Những yếu tố bệnh tất, tại họa liên quan như sách Bát trạch miêu tả ở
trên, chỉ là do cái nhìn của các phóng thủy gia viết với kinh nghiệm tích lũy được ở hoàn cảnh xã
hội thời đó. Tất cả những yếu tố, bệnh tật, tai nạn, cát hung ..v.v… sẽ được phân tích, lý giải trên
cở sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, thông qua nguyên lý căn để phục hồi
từ văn minh Lạc Việt - “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Sẽ học trong các bài tới đây.
II. KHẢM MẠNG ĐỊNH CỤC
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:Khảm mạng đắc Tốn phương lai lộ. Táo hướng Sanh khí hửu 5 tử. Đắc
Lỵ Diên niên hửu sanh 4 tử. Đắc Chấn Thiên Y hửu 3 tử. Đắc Khảm phương Phục vì chỉ hửu nữ. Phạm
Khôn tuyệt mạng thương trưởng tử hậu tuyệt tự. Phạm Cấn Ngủ quỷ thương quý tử hậu hửu 2 tử. Phạm
Càn lục sát thương trưởng tử hậu hửu 1 tử. Phạm Đoài hoai hại thương quý tử, nữ, nhi vô tử. Nhược cải
sanh khí phương tắc hựu hửu tử hỷ. Thú Đoài mạng thê, chủ bất hoà. Phạm Lộc tồn Thổ tinh tuy vô tử
nhi hửu thọ.

Lược dịch (Có sửa chữa theo Bát trạch Lạc Việt):
Người mạng Khảm đường vào nhà từ hướng Tây Nam đến rất tốt. Bếp quay về phương Sinh Khí con
cái khỏe mạnh. Gặp Thiên Y - Chấn phương có 3 con. Quay về hướng Khôn (Đông Nam) phạm Tuyệt
mạng, con cái chia lìa. Phạm phương Cấn (Đông Bắc) hai trung nam, phương Càn (Tây Bắc) hại trường
Nam hoặc chủ gia. Phạm phương Đoài (Tây) hại con gái út. Xấu. Bếp và nhà quay hướng Đoài (hướng
Tây) hại cho người vợ, thường gây bất hòa. Nếu phạm Họa hại thì khó có con, nhưng con (hoặc bản
thân?) sống thọ
HÔN NHƠN
Bát Trạch Minh Cảnh viết:
Khảm mạng nghi phối Tốn thê, Táo khẩu nghi hướng Tốn. Cầu hôn nghi Táo khẩu hướng Ly, cập an
trang ư phụ mẫu thân trang chi Ly phương, phân phòng, lai lộ, tu phương đồng Khảm mạng phu phối
Tốn mạng thê hửu 5 tử hựu hoá lục tức phu thành gia.

Lược dịch (Có sửa chữa theo Bát trạch Lạc Việt):Người mạng Khảm lấy vợ phi cung Tốn. Miệng
bếp quay về hướng Tốn (Tây Nam); cầu hôn quay miệng bếp về hướng Ly (Hướng Nam). Khi có
con và làm cha mẹ nên quay cửa hướng Ly. Chọn phòng, làm lộ nên chọn hướng cùng Đông trạch
với Khảm mạng. Người Khảm mạng lấy vợ phi cung Tốn có từ 5 đến 6 con, yên bề gia thất.
TỬ TỨC
Bát Trạch Minh Cảnh viết:Khảm mạng nam đắc Tốn lai lộ, táo khẩu, hựu giữ Tốn mạng thê tượng đồng
giai đắc sanh khí tắc hửu 5 tử hậu phú quý dả. Nhứt Khảm mạng nhơn sơ niên vô tử hậu thiêm tạo Đông
phân phòng nhi sanh 5 từ.
Hựu kiến Khảm mạng nhơn đắc Tốn mạng thê quả đắc 5 tử, hậu lai ngộ cải Táo khẩu hướng Khôn thực
(that) chi 10 niên nhi tử (con cái) giai tử (đều chết).

Lược dịch:
Người Khảm mạng lấy vợ Tốn có 5 con. Nhưng nếu miệng lò quay về hướng Khôn thì trong vòng 10
năm con cái ly tán, hoặc có người chết yểu.
Có sách viết:
Hựu kiến Khảm mạng thê phối Tốn mạng phu sanh 5 tử, hậu niên lảo phu vong (sau chồng chết) ngộ
cải Táo khẩu hướng Khôn, thực 8 niên tử việc giai tử (con chết ráo).
Lược dịch:
Người Khảm mạng vợ Tốn, xoay miệng bếp hướng Khôn thành quả phụ, sau 8 năm các con ly tán, hoặc
chết yểu.
Phong Thủy Lạc Việt cho rằng:
Các sách Tàu phóng to quá đáng yếu tố bếp đến mức con chết thì kinh quá. Phòng thủy Lạc Việt cho
rằng đó chỉ là một yếu tố xấu cần quan tâm thôi.
Hựu Khảm mạng nhơn vấn sư viết:
Ngã Khảm mạng quyết thú Đoài mạng thê Họa hại Lộc tồn Thổ hựu mạng phạm cô dương vô tử hà
pháp hoán chi (chửa đổi bằng cách nào?)
Sư viết:
Tương đại môn cải triều nhử Khảm mạng chi Đông Nam Tốn hướng đắc sanh khí đương hửu 5 tử, tuy
mang phạm cô việc đương hửu tử (dầu phạm cô thần vẩn có con), hựu tương tiểu Táo hoặc phong lư,
điếu dỉ khẩu triều Càn hướng sử thê thục (thuộc cung vợ hạp), thực nải thê mạng Sanh khí kiết
hướng việc đương hửu tử, kỳ nhơn tùng chi hậu quả sanh 5 tử. Khả kiến dương trạch chi Táo khẩu
phương hướng năng hoán hoai Tạo hoá thân nghiệm như thử.
Lược dịch:
Người Khảm mạng tìm thày hỏi:
Tôi Khảm mạng nhưng đã lấy vợ cung Đoài – Họa Hại Lộc tồn, phạm cách đơn độc không con, có
phương pháp nào để khắc phục?
Thày nói:
Nên quay cửa chính về phía Đông Nam (Là hướng Tốn theo sách Tàu. Nhưng anh chị em lưu ý: sách
Tàu sai đúng hướng này/Thiên Sứ). Hoặc quay miệng bếp về hướng Càn là hướng hạp với vợ. Đó là
hướng Sinh Khí của vợ vẫn có 5 con. Đấy là cách dùng hướng của miệng bếp để thay đổi qui luật của
Tạo hóa.

Anh chị em lưu ý:


Hiện nay có mấy quan niệm khá phổ biến trong phương pháp Bát trạch - có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán
- như sau:
- Không căn cứ vào tuổi chủ gia, mà do quan niệm sai lầm căn cứ vào người làm ra kinh tế nhiều trong
gia đình để định hướng nhà.
- Khi đặt bếp thì căn cứ theo tuổi vợ - như trong đoạn văn trên (In đậm, nghiêng) từ sách Bát trạch
Minh Cảnh, là một sai lầm khá nghiêm trọng.
Tôi đưa các đoạn văn nguyên bản từ sách Bát trạch Minh Cảnh để anh chị em tham khảo, chứ không
phải để anh chị em thực hành.
- Sách cổ chữ Hán thường quan niệm vợ chồng phải hợp cung Mạng trong cả phi cung trong phong thủy,
hay hợp tuổi mới lấy nhau được. Đây là quan niệm sai và vô lý theo ngay chính phương pháp luận của
thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi đã chứng minh trong tiểu luận "Luận
tuổi Lạc Việt".
Trong Phong thủy Lạc Việt nguyên lý tiên quyết là:
- Âm phải thuận tùng Dương.
Bất luận nam, nữ, giàu nghèo, chức quyền ..vv...Người lớn tuổi nhất cùng huyết thống ở trong nhà thì
phải dùng phi cung của người đó làm bản trạch. Thí dụ:
Mẹ già (Nữ) là người lớn tuổi nhất trong nhà , thì bản trạch phải theo phi cung của mẹ. Chị gái là người
lớn tuổi nhất trong nhà thì bản trạch phải theo chị gái. Nếu chị có chồng phải theo anh rể.
Sinh trước là Dương, sinh sau là Âm. Mẹ là Dương , con là Âm. Chồng là Dương vợ là Âm. Anh / chị
là Dương, em là Âm.- Bếp phải thuận theo người có mệnh làm bản mệnh trạch.
Bất luận vợ phi cung gì, bếp phải xoay theo hướng người có phi cung là bản mệnh trạch.

TẬT BỆNH
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Nhứt Khảm mạng thê phạm tỳ trệ (đau tỳ) nhi phu khai phạm bỉ sư quá chi vấn nhiên dạ vấn văn bệnh
thinh. Sự viết: Dỉ tiều Tao cải Chấn Thiên y phương giữ tha ẩm thực tứ vủ (Dùng Bếp riêng hướng Thiên
y ăn uống tự lành mạch).Điểm chủ viết: “ Lão thê tù trệ ngọa sàng bán niên số nhựt bất thực tương nguy
nan cứu”. Sư viết: “ Tân táo thí giả thang hoàn chi cập ẩm bán trảng”. Bệnh thê viết: Hương kim hảo
dược dả tuan dư nhi chẩn” (Bếp mới sắc nửa chén thuốc thơm ngon dư tuần đã mạnh). Cải kỳ Táo khẩu
hướng Không tuyệt mạng phương cố hoạn tỳ trệ.Sư viết: “Tân táo cải hướng Chấn Thiên y dã”.

Lược dịch:Người Khảm mạng có vợ bị đau tỳ, hỏi thày. Thày nói: Quay bếp về phương Chấn là
Thiên Y phương, tự khắc sẽ khỏi bệnh. Lại hỏi tiếp: Vợ tôi đã nhiều tuổi, nằm liệt giường đã hơn
nửa năm nay, nhiều ngày không ănh ước gì được. Bệnh rất nguy kịch, làm sao cứu được?”. Thày
nói: “Dùng bếp mới hướng Chấn – Thiên Y để sắc thuốc cho uống,quá nửa tuần sẽ khỏi. (Sau đó)
Người vợ xác nhận là đúng, nói: “Dùng bếp mới uống thuốc quả nhiên khỏi bệnh”. Bởi vậy, nếu
người mạng Khảm bếp hướng Khôn là Tuyệt Mạng (Đông Nam theo Phong thủy Lạc Việt), vợ dễ
mắc bệnh liên quan đến bụng (tỳ vị), nền quay bếp về hướng Thiên Y sẽ khỏi bệnh.
Anh chị em lưu ý:
Các sách có nguồn gốc từ bản văn chữ Hán để lại chỉ có phần ứng dụng và không có phần lý thuyết liên
hệ giải thích. Tôi đưa lên đây để anh chị em tham khảo là chính. Anh chị em cũng ghi nhớ là: Bát trạch
chỉ là một yếu tố tương tác trong phong thủy. Bản thân môn Phong thủy cũng chỉ là một trong nhiều yếu
tố tương tác tạo nên cuộc sống. Cho nên không thể chỉ quay bếp sai hoặc đúng hướng là bệnh phát sinh
hoặc tự khỏi được.
Tuy nhiên chúng ta phải khẳng định rằng:Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng tương tác
đến cuộc sống của chúng ta, nhưng không phải là yếu tố duy nhất.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

III. CHẤN MẠNG ĐỊNH CỤC

Bát trạch Minh cảnh viết:


Chấn mạng đắc Nam phương Sanh khí lai lộ Táo khẩu hữu 5 tử. Đắc Diên niên hữu 4 tử. Đắc Khảm
Thiên Y hữu 3 tử. Phục vì chỉ hữu nữ. Phạm Đoài tuyệt mạng tiên thương quý tử, nữ, ma đậu lao khái
nhi tuyệt. Phạm Cấn lục sát thương quý tử hậu hửu 2 tử.
Lược dịch:
Phàm ngườì phi cung Chấn, nếu đặt bếp hướng Nam có 5 con. Hướng Phúc Đức (Diên Niên) được 4
con. Hướng Thiên Y được 3 con. Đặt bếp hướng Phục vị khả năng sinh con một bề toàn nữ. Nhược bằng
đặt bếp hướng Đoài phạm Tuyệt Mang, tổn hại con gái, dễ bị bệnh đậu, hoặc lao mà chết lúc còn nhỏ.

Sách viết:
HÔN NHƠN
Chấn mạng nghi phối Ly mạng thê, Tốn Khảm thứ kiết. Cầu hoá nghi an trang Tốn phương tắc việc
thành. Phối Đoài thê hoặc Táo khẩu hướng Tây chủ: Thê ải (có hại cho vợ).

Lược dịch:
Người phi cung Chấn lấy vợ cung Ly, hoặc Tốn, Khảm thì tốt. Nếu dùng hướng Tốn làm nhà mọi việc
hanh thông. Lấy vợ Đoài hoặc quay bếp về phương Đoài thì người vợ đau yếu, bệnh tật.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Chú ý:

Trên thực tế cho chúng ta thấy rằng: Nam Nữ yêu nhau cứ lấy vì đó là luật tương hợp Âm Dương.
Trường hợp vợ chồng đồng Tây hoặc Đông Tứ cung thì rất thuận lợi cho việc làm phong thủy. Nhưng
nếu không đống thuận Đông Tây tứ cung thì nhất thiết theo nguyên tắc Âm Thuận tùng Dương để thực
hiện và lấy tuổi con để hóa giải xung khắc vợ chồng.
Anh chị em cũng lưu ý rằng: Xem Phong Thủy giỏi thì trên phải tường Thiên Văn - Huyền không Thái
Ất, Dưới phỉa tỏ Địa lý - Khí mạch trong Âm trạch phải biết thì càng tốt, không thì phải giỏi Thủy Pháp
(Sẽ học sau).
Sách viết:
TỬ TỨC
Chấn mạng Táo khẩu hướng Ly tắc hửu 5 tử, nhược lảo niên bất năng sanh giả, đắc hướng việc hữu thôi
công 5 nhơn, hoặc nô bộc 5 nhơn, tặng đạo việc hữu tẩu đệ 5 nhơn, quang khả đại đắc tài, hựu khả hoán
tử qui gia.
Lược dịch:
Người phi cung Chấn, bếp hướng Ly có 5 con.Về già sức khỏe suy yếu nhưng do được hướng nhà cũng
có 5 người phụ việc. Khi có việc ốm đau, bệnh nặng hoặc chết cũng có năm người anh em bên cạnh
giúp đỡ. Gia đình khá giả. Con cái đi xa cũng về.

Sách viết:
Tăng kiến nhứt lão ông vấn sư viết: Tử cửu các qui hữu hà pháp khả hạp kỳ ghi.
Sư vi chi cải Táo tọa, phẩn xí yểm kỳ nhơn chi tuyệt mạng phương hựu Táo khẩu triều Sanh khí dỉ chiêu
tử quy gia. Thực chi tuần dư kỳ tử tại ngoại mộng kiến. Phong bào huyền khắc Táo thần ngữ viết: “Mộng
thấy thần Táo bảo”. Nhử phụ hoán cấp hà bất tảo hoai. Kỳ tử vu qui. Dư phòng thử pháp vi nhơn hoán
tử hươn gia tuy minh linh việc nghiệm dả.
Lược dịch:
Một ông lão gặp thày Phong thủy hỏi: Nếu chẳng may khi sắp mất, muốn các con ở xa về kịp thì làm
thế nào?
Thày khuyên nên sửa lại hướng bếp quay về hướng Sinh khí, Nhà vệ sinh trấn phương Tuyệt Mang. Chỉ
khoảng ngoại một tuần thì con ở bên ngoài sẽ mộng thấy thần nhân mách bảo "Phải về ngay!". Con sẽ
về. Đây l;à phương pháp hoán đổi để con ở xa về nhà rất hiệu nghiệm.
Sách viết:
Sự tăng vi nhơn hoán đào bộc (tớ trốn) việc dỉ Táo khẩu triệu chủ nhơn sanh khí phương hựu tương Táo
toạ yểm chủ nhơn ngủ quỷ phương kỳ bộc tức lai. Cái dỉ ngủ quỷ tắc kỳ bộc bất đào hướng sanh khí tắc
kỳ bộc lai dả.
Lược dịch:
Trường hợp đày tớ trong nhà bỏ việc thì chuyển Táo khẩu theo hướng Sinh Khí của chủ nhà và để bếp
tọa tại phương Ngũ Quỷ thì đầy tớ sẽ quay về. Khi bếp trấn phương Ngũ Quỷ thì đày tớ không bỏ đi ,
hướng bếp Sinh Khí sẽ cón thêm người đến làm việc.Lưu ý:
Sách Bát trạch Minh Cảnh cho rằng bếp phải tọa hung phương. Điều này sai. Phong Thủy Lạc Việt quan
niệm rằng: Vì bếp cũng như nhà: Tọa tốt, sơn tốt và hướng tốt mới cực tốt. Điều này cũng phủ hợp với
quan niệm của Dương trạch tam yếu.Sách viết:
Hựu nhứt Chấn mạng nhơn bán lảo vô tử, bào châu tuế Tốn mạng minh linh thủ danh yểm tử, chi 3 tuế
thời Thần phụ quận tọa ngử viết. Mạc danh yểm tử nghi cánh danh khánh thọ kỳ hậu lão chủ 100 tuế
thượng kiên. Dỉ chấn mạng đắc Tốn Diên niên hữu tử nhi hữu thọ dả.
Nhơn vấn sư viết: Hài nhi sang đậu dạ khốc hà giả? Thử phân phòng Táo khẩu chi quyết dả, khả tương
thử Đông mạng tử, ư phụ mẫu thân sàng chi Tốn phương xích cơ chi ngọa tắc trừ phân phòng chi hung
nhi cập đắc kiết hựu thiêm tiểu Táo dỉ Táo khẩu hướng Tốn tiện nhủ mẫu thực chi trừ tạp Táo chỉ hung
kỳ hậu quả an thế chi vi phụ mẫu giả. Bất tri kỳ pháp nhi ngộ tử dỉ (con) Thổ tả kinh cam chủ chứng, bi
tai. Nhược luận Tây mạng hoài tắc nghi ư phụ mẫu thân sàng chi Tây phương ngọa tắc kiết, nhi Đông
tắc hung dà. Táo khẩu việc nghi hướng Tây nhi hạp nhủ mẫu thực chi kiết. Dư thường khuyển hữu (bạn)
nhơn: Y sỉ tri kỳ pháp dỉ trị tiểu nhi đậu sang chi loại thập hài cửu hượt (10 đứa chữa khỏi 9 đứa) bá vô
nhứt thất. Thượng đế hảo sanh chi đức quảng nhơn thế tự thục chi mỹ. Tại Ngô thường ốc tích âm đức
ư minh minh hậu nhơn tất xương, khởi tùng tăng thủ lợi lộc hồ tai.

Lược dịch:
Người mạng Chấn có con mạng Tốn, lên ba tuổi là con quí tử. Có người bảo: Đó là cách trường thọ.
Nhân hỏi thầy, nói rằng:
Phàm hài nhi khóc đêm hoài thì phân táo lại và phòng thuộc Đông mạng cho con ở. Giường nằm của
cha mẹ cũng quay về phương Tốn thì tránh hung tìm kiết. . Cửa bếp cũng quay về hướng Tốn thì tốt cho
cả cha mẹ. Các bệnh khác như thổ ta, kinh phong, cam sài cũng hết. Tóm lại người Tây mạng giường
năm thuộc Tây trạch tất kiết, ngược lại sẽ hung. Với cách này thì trị bệnh con trẻ rất hữu hiệu. Với người
thường tu nhân tích đức việc rất nghiệm cho sự tốt đẹp.
Chú ý: Đây chỉ là tài liệu tham khảo. Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Bản thân phong thủy chỉ là
một yếu tố tương tác hỗ trợ đắc lực cho sức khỏe, chứ không phải yếu tố duy nhất trừ mọi tai họa.
Sách viết:
TẬT BỆNH
Chấn mạng Táo khẩu phạm Đoài hướng tắc khai thấu, thổ huyết, thương phế, phúc cách chư chứng.
Phạm Cấn tắc dương mai, lậu độc, tỳ vị lợi ngược đối khẩu ác thư (ung thư) Phạm Càn: Thương phế,
thổ huyết, khái thấu. Phạm khôn. Ngược lợi, thang huyết, lậu bệnh.
Lược dịch:
Người Chấn cung, nhưng bếp quay phía Tây sẽ bị ho lao thổ huyết, bụng to chướng như bụng lơn (Heo).
Táo khẩu cung Cấn sẽ bị các bệnh Phong tình như HIV, Giang mai...Khí tỳ vị uất, sinh ung thư. Táo
khẩu hướng cung Càn, Khôn cũng vậy.
Chú ý: Người Đông trạch thì bếp phải trông trù. Tây trạch bếp Tây trù.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Sách viết:

TAI HỌA
Chấn mạng phạm Đoài phương, uý tử bất hiếu, tiên thương tử nữ, hậu thương trưởng tử, trưởng nữ, tiểu
tỷ (cô) tuyệt tự, hựu khủng tự ải. Nhược nữ phạm thủ Chủ: Lao khái bất tư thực hoặc lai lộ kiết giả hữu
cứu.
Phạm Cấn hửu Đông bấc huỳnh hủy (hoai) nhơn vu liêng nhơn quang phi. Thương quý tử, tiểu bộc.
Phạm Càn phương thiên thương lão phụ (cha) hậu thương trưởng tử, lão bộc hựu tư tự ải, tán tặc, hựu
hỏa tai, bộc phi đào.
Phạm Khôn hửu Tây Nam phương huỳnh hủy nhơn toan tụng phá tài hựu thê bất hoà, lão mẫu bất an
ninh, liêm thương mẫu thê, đại nữ, lão tỷ (Cô bà).
Lược dịch:
Người Chấn mạng nhà trạch Đoài con cái bất hiếu. Trước là con gái út bị, sau đến con trai và con gái
lớn trở thành bà cô , không con cái, dẫn đến khủng hoảng tinh thần, yếm thế. Nếu nữ mạng phạm phải
dễ bị lao hoặc phải đi tu mới cứu giải được. Nhược phạm Cấn hướng bị bệnh về mắt và tinh thần hoảng
loạn. Hại cho con thứ và nô bộc nhỏ. Nhược phạm Càn trạch thì trước là hại cho cha, sau đến con
trưởngm người quản gia đau buồn, tinh thân hoảng loạn. Nếu phạm Khôn trạch là phương hoàng họa
thì trong nhà mắc lo toan kiện tụng , tán gia bại sản. Vợ chồng bất hòa, đàn bà trong nhà bệnh hoạn, ốm
đau, tai họa.
ANH CHỊ EM LƯU Ý:
Trên đây là tài liệu tham khảo. Chúng ta cần biết rất rõ rằng: Bát trạch chỉ là một yếu tố tương tác trong
Phong Thủy Lạc Việt và không phải là yếu tố duy nhất trong Phong Thủy, Và bản thân phong Thủy
cũng không phải yếu tố tương tác duy nhất trong cuộc sống, nhưng là phương tiện hữu hiệu gây ảnh
hưởng tốt xấu lên cuộc sống. Càng học về sau anh chị em sẽ càng biết rõ điều này .

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
(còn tiếp)

II. KHẢM MẠNG ĐỊNH CỤC

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:Khảm mạng đắc Tốn phương lai lộ. Táo hướng Sanh khí hửu 5 tử. Đắc
Lỵ Diên niên hửu sanh 4 tử. Đắc Chấn Thiên Y hửu 3 tử. Đắc Khảm phương Phục vì chỉ hửu nữ. Phạm
Khôn tuyệt mạng thương trưởng tử hậu tuyệt tự. Phạm Cấn Ngủ quỷ thương quý tử hậu hửu 2 tử. Phạm
Càn lục sát thương trưởng tử hậu hửu 1 tử. Phạm Đoài hoai hại thương quý tử, nữ, nhi vô tử. Nhược cải
sanh khí phương tắc hựu hửu tử hỷ. Thú Đoài mạng thê, chủ bất hoà. Phạm Lộc tồn Thổ tinh tuy vô tử
nhi hửu thọ.

Lược dịch (Có sửa chữa theo Bát trạch Lạc Việt):
Người mạng Khảm đường vào nhà từ hướng Tây Nam đến rất tốt. Bếp quay về phương Sinh Khí con
cái khỏe mạnh. Gặp Thiên Y - Chấn phương có 3 con. Quay về hướng Khôn (Đông Nam) phạm Tuyệt
mạng, con cái chia lìa. Phạm phương Cấn (Đông Bắc) hai trung nam, phương Càn (Tây Bắc) hại trường
Nam hoặc chủ gia. Phạm phương Đoài (Tây) hại con gái út. Xấu. Bếp và nhà quay hướng Đoài (hướng
Tây) hại cho người vợ, thường gây bất hòa. Nếu phạm Họa hại thì khó có con, nhưng con (hoặc bản
thân?) sống thọ
HÔN NHƠN
Bát Trạch Minh Cảnh viết:
Khảm mạng nghi phối Tốn thê, Táo khẩu nghi hướng Tốn. Cầu hôn nghi Táo khẩu hướng Ly, cập an
trang ư phụ mẫu thân trang chi Ly phương, phân phòng, lai lộ, tu phương đồng Khảm mạng phu phối
Tốn mạng thê hửu 5 tử hựu hoá lục tức phu thành gia.

Lược dịch (Có sửa chữa theo Bát trạch Lạc Việt):Người mạng Khảm lấy vợ phi cung Tốn. Miệng
bếp quay về hướng Tốn (Tây Nam); cầu hôn quay miệng bếp về hướng Ly (Hướng Nam). Khi có
con và làm cha mẹ nên quay cửa hướng Ly. Chọn phòng, làm lộ nên chọn hướng cùng Đông trạch
với Khảm mạng. Người Khảm mạng lấy vợ phi cung Tốn có từ 5 đến 6 con, yên bề gia thất.
TỬ TỨC
Bát Trạch Minh Cảnh viết:Khảm mạng nam đắc Tốn lai lộ, táo khẩu, hựu giữ Tốn mạng thê tượng đồng
giai đắc sanh khí tắc hửu 5 tử hậu phú quý dả. Nhứt Khảm mạng nhơn sơ niên vô tử hậu thiêm tạo Đông
phân phòng nhi sanh 5 từ.
Hựu kiến Khảm mạng nhơn đắc Tốn mạng thê quả đắc 5 tử, hậu lai ngộ cải Táo khẩu hướng Khôn thực
(that) chi 10 niên nhi tử (con cái) giai tử (đều chết).

Lược dịch:
Người Khảm mạng lấy vợ Tốn có 5 con. Nhưng nếu miệng lò quay về hướng Khôn thì trong vòng 10
năm con cái ly tán, hoặc có người chết yểu.
Có sách viết:
Hựu kiến Khảm mạng thê phối Tốn mạng phu sanh 5 tử, hậu niên lảo phu vong (sau chồng chết) ngộ
cải Táo khẩu hướng Khôn, thực 8 niên tử việc giai tử (con chết ráo).

Lược dịch:
Người Khảm mạng vợ Tốn, xoay miệng bếp hướng Khôn thành quả phụ, sau 8 năm các con ly tán, hoặc
chết yểu.
Phong Thủy Lạc Việt cho rằng:
Các sách Tàu phóng to quá đáng yếu tố bếp đến mức con chết thì kinh quá. Phòng thủy Lạc Việt cho
rằng đó chỉ là một yếu tố xấu cần quan tâm thôi.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Hựu Khảm mạng nhơn vấn sư viết:

Ngã Khảm mạng quyết thú Đoài mạng thê Họa hại Lộc tồn Thổ hựu mạng phạm cô dương vô tử hà
pháp hoán chi (chửa đổi bằng cách nào?)
Sư viết:
Tương đại môn cải triều nhử Khảm mạng chi Đông Nam Tốn hướng đắc sanh khí đương hửu 5 tử, tuy
mang phạm cô việc đương hửu tử (dầu phạm cô thần vẩn có con), hựu tương tiểu Táo hoặc phong lư,
điếu dỉ khẩu triều Càn hướng sử thê thục (thuộc cung vợ hạp), thực nải thê mạng Sanh khí kiết
hướng việc đương hửu tử, kỳ nhơn tùng chi hậu quả sanh 5 tử. Khả kiến dương trạch chi Táo khẩu
phương hướng năng hoán hoai Tạo hoá thân nghiệm như thử.

Lược dịch:
Người Khảm mạng tìm thày hỏi:
Tôi Khảm mạng nhưng đã lấy vợ cung Đoài – Họa Hại Lộc tồn, phạm cách đơn độc không con, có
phương pháp nào để khắc phục?
Thày nói:
Nên quay cửa chính về phía Đông Nam (Là hướng Tốn theo sách Tàu. Nhưng anh chị em lưu ý: sách
Tàu sai đúng hướng này/Thiên Sứ). Hoặc quay miệng bếp về hướng Càn là hướng hạp với vợ. Đó là
hướng Sinh Khí của vợ vẫn có 5 con. Đấy là cách dùng hướng của miệng bếp để thay đổi qui luật của
Tạo hóa.

Anh chị em lưu ý:


Hiện nay có mấy quan niệm khá phổ biến trong phương pháp Bát trạch - có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán
- như sau:
- Không căn cứ vào tuổi chủ gia, mà do quan niệm sai lầm căn cứ vào người làm ra kinh tế nhiều trong
gia đình để định hướng nhà.
- Khi đặt bếp thì căn cứ theo tuổi vợ - như trong đoạn văn trên (In đậm, nghiêng) từ sách Bát trạch
Minh Cảnh, là một sai lầm khá nghiêm trọng.
Tôi đưa các đoạn văn nguyên bản từ sách Bát trạch Minh Cảnh để anh chị em tham khảo, chứ không
phải để anh chị em thực hành.
- Sách cổ chữ Hán thường quan niệm vợ chồng phải hợp cung Mạng trong cả phi cung trong phong thủy,
hay hợp tuổi mới lấy nhau được. Đây là quan niệm sai và vô lý theo ngay chính phương pháp luận của
thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi đã chứng minh trong tiểu luận "Luận
tuổi Lạc Việt".
Trong Phong thủy Lạc Việt nguyên lý tiên quyết là:
- Âm phải thuận tùng Dương.
Bất luận nam, nữ, giàu nghèo, chức quyền ..vv...Người lớn tuổi nhất cùng huyết thống ở trong nhà thì
phải dùng phi cung của người đó làm bản trạch. Thí dụ:
Mẹ già (Nữ) là người lớn tuổi nhất trong nhà , thì bản trạch phải theo phi cung của mẹ. Chị gái là người
lớn tuổi nhất trong nhà thì bản trạch phải theo chị gái. Nếu chị có chồng phải theo anh rể.
Sinh trước là Dương, sinh sau là Âm. Mẹ là Dương , con là Âm. Chồng là Dương vợ là Âm. Anh / chị
là Dương, em là Âm.- Bếp phải thuận theo người có mệnh làm bản mệnh trạch.
Bất luận vợ phi cung gì, bếp phải xoay theo hướng người có phi cung là bản mệnh trạch.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

TẬT BỆNH

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:


Nhứt Khảm mạng thê phạm tỳ trệ (đau tỳ) nhi phu khai phạm bỉ sư quá chi vấn nhiên dạ vấn văn bệnh
thinh. Sự viết: Dỉ tiều Tao cải Chấn Thiên y phương giữ tha ẩm thực tứ vủ (Dùng Bếp riêng hướng Thiên
y ăn uống tự lành mạch).Điểm chủ viết: “ Lão thê tù trệ ngọa sàng bán niên số nhựt bất thực tương nguy
nan cứu”. Sư viết: “ Tân táo thí giả thang hoàn chi cập ẩm bán trảng”. Bệnh thê viết: Hương kim hảo
dược dả tuan dư nhi chẩn” (Bếp mới sắc nửa chén thuốc thơm ngon dư tuần đã mạnh). Cải kỳ Táo khẩu
hướng Không tuyệt mạng phương cố hoạn tỳ trệ.Sư viết: “Tân táo cải hướng Chấn Thiên y dã”.

Lược dịch:Người Khảm mạng có vợ bị đau tỳ, hỏi thày. Thày nói: Quay bếp về phương Chấn là
Thiên Y phương, tự khắc sẽ khỏi bệnh. Lại hỏi tiếp: Vợ tôi đã nhiều tuổi, nằm liệt giường đã hơn
nửa năm nay, nhiều ngày không ănh ước gì được. Bệnh rất nguy kịch, làm sao cứu được?”. Thày
nói: “Dùng bếp mới hướng Chấn – Thiên Y để sắc thuốc cho uống,quá nửa tuần sẽ khỏi. (Sau đó)
Người vợ xác nhận là đúng, nói: “Dùng bếp mới uống thuốc quả nhiên khỏi bệnh”. Bởi vậy, nếu
người mạng Khảm bếp hướng Khôn là Tuyệt Mạng (Đông Nam theo Phong thủy Lạc Việt), vợ dễ
mắc bệnh liên quan đến bụng (tỳ vị), nền quay bếp về hướng Thiên Y sẽ khỏi bệnh.
Anh chị em lưu ý:
Các sách có nguồn gốc từ bản văn chữ Hán để lại chỉ có phần ứng dụng và không có phần lý thuyết liên
hệ giải thích. Tôi đưa lên đây để anh chị em tham khảo là chính. Anh chị em cũng ghi nhớ là: Bát trạch
chỉ là một yếu tố tương tác trong phong thủy. Bản thân môn Phong thủy cũng chỉ là một trong nhiều yếu
tố tương tác tạo nên cuộc sống. Cho nên không thể chỉ quay bếp sai hoặc đúng hướng là bệnh phát sinh
hoặc tự khỏi được.
Tuy nhiên chúng ta phải khẳng định rằng:Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng tương tác
đến cuộc sống của chúng ta, nhưng không phải là yếu tố duy nhất.

III. CHẤN MẠNG ĐỊNH CỤC


Bát trạch Minh cảnh viết:
Chấn mạng đắc Nam phương Sanh khí lai lộ Táo khẩu hữu 5 tử. Đắc Diên niên hữu 4 tử. Đắc Khảm
Thiên Y hữu 3 tử. Phục vì chỉ hữu nữ. Phạm Đoài tuyệt mạng tiên thương quý tử, nữ, ma đậu lao khái
nhi tuyệt. Phạm Cấn lục sát thương quý tử hậu hửu 2 tử.
Lược dịch:
Phàm ngườì phi cung Chấn, nếu đặt bếp hướng Nam có 5 con. Hướng Phúc Đức (Diên Niên) được 4
con. Hướng Thiên Y được 3 con. Đặt bếp hướng Phục vị khả năng sinh con một bề toàn nữ. Nhược bằng
đặt bếp hướng Đoài phạm Tuyệt Mang, tổn hại con gái, dễ bị bệnh đậu, hoặc lao mà chết lúc còn nhỏ.
Sách viết:
HÔN NHƠN
Chấn mạng nghi phối Ly mạng thê, Tốn Khảm thứ kiết. Cầu hoá nghi an trang Tốn phương tắc việc
thành. Phối Đoài thê hoặc Táo khẩu hướng Tây chủ: Thê ải (có hại cho vợ).

Lược dịch:
Người phi cung Chấn lấy vợ cung Ly, hoặc Tốn, Khảm thì tốt. Nếu dùng hướng Tốn làm nhà mọi việc
hanh thông. Lấy vợ Đoài hoặc quay bếp về phương Đoài thì người vợ đau yếu, bệnh tật.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Chú ý:

Trên thực tế cho chúng ta thấy rằng: Nam Nữ yêu nhau cứ lấy vì đó là luật tương hợp Âm Dương.
Trường hợp vợ chồng đồng Tây hoặc Đông Tứ cung thì rất thuận lợi cho việc làm phong thủy. Nhưng
nếu không đống thuận Đông Tây tứ cung thì nhất thiết theo nguyên tắc Âm Thuận tùng Dương để thực
hiện và lấy tuổi con để hóa giải xung khắc vợ chồng.
Anh chị em cũng lưu ý rằng: Xem Phong Thủy giỏi thì trên phải tường Thiên Văn - Huyền không Thái
Ất, Dưới phỉa tỏ Địa lý - Khí mạch trong Âm trạch phải biết thì càng tốt, không thì phải giỏi Thủy Pháp
(Sẽ học sau).
Sách viết:
TỬ TỨC
Chấn mạng Táo khẩu hướng Ly tắc hửu 5 tử, nhược lảo niên bất năng sanh giả, đắc hướng việc hữu thôi
công 5 nhơn, hoặc nô bộc 5 nhơn, tặng đạo việc hữu tẩu đệ 5 nhơn, quang khả đại đắc tài, hựu khả hoán
tử qui gia.
Lược dịch:
Người phi cung Chấn, bếp hướng Ly có 5 con.Về già sức khỏe suy yếu nhưng do được hướng nhà cũng
có 5 người phụ việc. Khi có việc ốm đau, bệnh nặng hoặc chết cũng có năm người anh em bên cạnh
giúp đỡ. Gia đình khá giả. Con cái đi xa cũng về.

Sách viết:
Tăng kiến nhứt lão ông vấn sư viết: Tử cửu các qui hữu hà pháp khả hạp kỳ ghi.
Sư vi chi cải Táo tọa, phẩn xí yểm kỳ nhơn chi tuyệt mạng phương hựu Táo khẩu triều Sanh khí dỉ chiêu
tử quy gia. Thực chi tuần dư kỳ tử tại ngoại mộng kiến. Phong bào huyền khắc Táo thần ngữ viết: “Mộng
thấy thần Táo bảo”. Nhử phụ hoán cấp hà bất tảo hoai. Kỳ tử vu qui. Dư phòng thử pháp vi nhơn hoán
tử hươn gia tuy minh linh việc nghiệm dả.
Lược dịch:
Một ông lão gặp thày Phong thủy hỏi: Nếu chẳng may khi sắp mất, muốn các con ở xa về kịp thì làm
thế nào?
Thày khuyên nên sửa lại hướng bếp quay về hướng Sinh khí, Nhà vệ sinh trấn phương Tuyệt Mang. Chỉ
khoảng ngoại một tuần thì con ở bên ngoài sẽ mộng thấy thần nhân mách bảo "Phải về ngay!". Con sẽ
về. Đây l;à phương pháp hoán đổi để con ở xa về nhà rất hiệu nghiệm.
Sách viết:
Sự tăng vi nhơn hoán đào bộc (tớ trốn) việc dỉ Táo khẩu triệu chủ nhơn sanh khí phương hựu tương Táo
toạ yểm chủ nhơn ngủ quỷ phương kỳ bộc tức lai. Cái dỉ ngủ quỷ tắc kỳ bộc bất đào hướng sanh khí tắc
kỳ bộc lai dả.
Lược dịch:
Trường hợp đày tớ trong nhà bỏ việc thì chuyển Táo khẩu theo hướng Sinh Khí của chủ nhà và để bếp
tọa tại phương Ngũ Quỷ thì đầy tớ sẽ quay về. Khi bếp trấn phương Ngũ Quỷ thì đày tớ không bỏ đi ,
hướng bếp Sinh Khí sẽ cón thêm người đến làm việc.Lưu ý:
Sách Bát trạch Minh Cảnh cho rằng bếp phải tọa hung phương. Điều này sai. Phong Thủy Lạc Việt quan
niệm rằng: Vì bếp cũng như nhà: Tọa tốt, sơn tốt và hướng tốt mới cực tốt. Điều này cũng phủ hợp với
quan niệm của Dương trạch tam yếu.
Sách viết:
Hựu nhứt Chấn mạng nhơn bán lảo vô tử, bào châu tuế Tốn mạng minh linh thủ danh yểm tử, chi 3 tuế
thời Thần phụ quận tọa ngử viết. Mạc danh yểm tử nghi cánh danh khánh thọ kỳ hậu lão chủ 100 tuế
thượng kiên. Dỉ chấn mạng đắc Tốn Diên niên hữu tử nhi hữu thọ dả.
Nhơn vấn sư viết: Hài nhi sang đậu dạ khốc hà giả? Thử phân phòng Táo khẩu chi quyết dả, khả tương
thử Đông mạng tử, ư phụ mẫu thân sàng chi Tốn phương xích cơ chi ngọa tắc trừ phân phòng chi hung
nhi cập đắc kiết hựu thiêm tiểu Táo dỉ Táo khẩu hướng Tốn tiện nhủ mẫu thực chi trừ tạp Táo chỉ hung
kỳ hậu quả an thế chi vi phụ mẫu giả. Bất tri kỳ pháp nhi ngộ tử dỉ (con) Thổ tả kinh cam chủ chứng, bi
tai. Nhược luận Tây mạng hoài tắc nghi ư phụ mẫu thân sàng chi Tây phương ngọa tắc kiết, nhi Đông
tắc hung dà. Táo khẩu việc nghi hướng Tây nhi hạp nhủ mẫu thực chi kiết. Dư thường khuyển hữu (bạn)
nhơn: Y sỉ tri kỳ pháp dỉ trị tiểu nhi đậu sang chi loại thập hài cửu hượt (10 đứa chữa khỏi 9 đứa) bá vô
nhứt thất. Thượng đế hảo sanh chi đức quảng nhơn thế tự thục chi mỹ. Tại Ngô thường ốc tích âm đức
ư minh minh hậu nhơn tất xương, khởi tùng tăng thủ lợi lộc hồ tai.

Lược dịch:
Người mạng Chấn có con mạng Tốn, lên ba tuổi là con quí tử. Có người bảo: Đó là cách trường thọ.
Nhân hỏi thầy, nói rằng:
Phàm hài nhi khóc đêm hoài thì phân táo lại và phòng thuộc Đông mạng cho con ở. Giường nằm của
cha mẹ cũng quay về phương Tốn thì tránh hung tìm kiết. . Cửa bếp cũng quay về hướng Tốn thì tốt cho
cả cha mẹ. Các bệnh khác như thổ ta, kinh phong, cam sài cũng hết. Tóm lại người Tây mạng giường
năm thuộc Tây trạch tất kiết, ngược lại sẽ hung. Với cách này thì trị bệnh con trẻ rất hữu hiệu. Với người
thường tu nhân tích đức việc rất nghiệm cho sự tốt đẹp.
Chú ý: Đây chỉ là tài liệu tham khảo. Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Bản thân phong thủy chỉ là
một yếu tố tương tác hỗ trợ đắc lực cho sức khỏe, chứ không phải yếu tố duy nhất trừ mọi tai họa.
Sách viết:
TẬT BỆNH
Chấn mạng Táo khẩu phạm Đoài hướng tắc khai thấu, thổ huyết, thương phế, phúc cách chư chứng.
Phạm Cấn tắc dương mai, lậu độc, tỳ vị lợi ngược đối khẩu ác thư (ung thư) Phạm Càn: Thương phế,
thổ huyết, khái thấu. Phạm khôn. Ngược lợi, thang huyết, lậu bệnh.
Lược dịch:
Người Chấn cung, nhưng bếp quay phía Tây sẽ bị ho lao thổ huyết, bụng to chướng như bụng lơn (Heo).
Táo khẩu cung Cấn sẽ bị các bệnh Phong tình như HIV, Giang mai...Khí tỳ vị uất, sinh ung thư. Táo
khẩu hướng cung Càn, Khôn cũng vậy.
Chú ý: Người Đông trạch thì bếp phải trông trù. Tây trạch bếp Tây trù.
Sách viết:
TAI HỌA
Chấn mạng phạm Đoài phương, uý tử bất hiếu, tiên thương tử nữ, hậu thương trưởng tử, trưởng nữ, tiểu
tỷ (cô) tuyệt tự, hựu khủng tự ải. Nhược nữ phạm thủ Chủ: Lao khái bất tư thực hoặc lai lộ kiết giả hữu
cứu.
Phạm Cấn hửu Đông bấc huỳnh hủy (hoai) nhơn vu liêng nhơn quang phi. Thương quý tử, tiểu bộc.
Phạm Càn phương thiên thương lão phụ (cha) hậu thương trưởng tử, lão bộc hựu tư tự ải, tán tặc, hựu
hỏa tai, bộc phi đào.
Phạm Khôn hửu Tây Nam phương huỳnh hủy nhơn toan tụng phá tài hựu thê bất hoà, lão mẫu bất an
ninh, liêm thương mẫu thê, đại nữ, lão tỷ (Cô bà).
Lược dịch:
Người Chấn mạng nhà trạch Đoài con cái bất hiếu. Trước là con gái út bị, sau đến con trai và con gái
lớn trở thành bà cô , không con cái, dẫn đến khủng hoảng tinh thần, yếm thế. Nếu nữ mạng phạm phải
dễ bị lao hoặc phải đi tu mới cứu giải được. Nhược phạm Cấn hướng bị bệnh về mắt và tinh thần hoảng
loạn. Hại cho con thứ và nô bộc nhỏ. Nhược phạm Càn trạch thì trước là hại cho cha, sau đến con
trưởngm người quản gia đau buồn, tinh thân hoảng loạn. Nếu phạm Khôn trạch là phương hoàng họa
thì trong nhà mắc lo toan kiện tụng , tán gia bại sản. Vợ chồng bất hòa, đàn bà trong nhà bệnh hoạn, ốm
đau, tai họa.
ANH CHỊ EM LƯU Ý:
Trên đây là tài liệu tham khảo. Chúng ta cần biết rất rõ rằng: Bát trạch chỉ là một yếu tố tương tác trong
Phong Thủy Lạc Việt và không phải là yếu tố duy nhất trong Phong Thủy, Và bản thân phong Thủy
cũng không phải yếu tố tương tác duy nhất trong cuộc sống, nhưng là phương tiện hữu hiệu gây ảnh
hưởng tốt xấu lên cuộc sống. Càng học về sau anh chị em sẽ càng biết rõ điều này .

IV. TỐN MẠNG ĐỊNH CỤC

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:Tốn mạng đắc chánh Bắc Khảm sanh khí Táo hướng lai lộ hửu 5 tử, đắc
Khảm Phân phòng tu khảm phương việc đồng. Đắc Đông hướng Chấn Diên niên hửu 4 tử. Đắc nam
môn Ly Thiên y an trang hương hỏa. Táo hướng hửu 3 tử. Nhược Đông Nam Tốn phục vì hữu nữ. Phạm
Đông bắc Cấn tuyệt mạng chủ: Sang độc, thương quý tử tuyệt tự. Phạm Đoài Lục sát chữ ế ma đậu
thương quý tử, nữ nhi hữu 1 tử. Phạm Khôn ngủ quỷ thương trưởng tử, trưởng nữ nhi hửu 2 tử. Phạm
Càn hoai hại thương trường tử nhi chung vô tử.
Lược dịch:
Người mạng Tốn xây nhà, làm bếp hướng Bắc được Sinh Khí có 5 con. Nhà và bếp hướng Bắc, hoặc
phòng chủ tọa Bắc phương cũng vậy. Nếu hướng Đông được Phúc Đức có 4 con, hướng Nam được
Thiên Y có 3 con.Nếu quay về hướng Đông Nam nhà toàn con gái. Phạm Đông Bắc Cấn là Tuyệt Mạng,
rất xấu, con trai tuyệt tự.Phạm hướng Đoài là Lục Sát, chủ về bệnh tật cho con trai, con gái có một người
mắc bệnh. Phạm hướng Khôn gặp Ngũ quỉ sẽ xấu cho trưởng nam và cả trưởng nữ.
Chú ý:
Trong đoạn trên nói đến Đông Nam và cung Khôn, chúng ta phải hiểu theo nguyên lý Hậu Thiên phối
Hà Đồ: Khôn Đông Nam và Tốn Tây nam.
HÔN NHƠN
Tốn mạng nhơn nghi phối Khảm mạng thê. Ly Chấn thứ chi. Cầu hồn nghi an trang Chấn phương diệc
thành phối Càn hoai hại thê nghi ải.
Lược dịch:
Người mạng Tốn lấy vợ Khảm cung là nhất. Nhì đến lấy vợ mạng Ly, Chấn. Muốn cầu hôn thuận lợi
chuyển về phòng ở phương Chấn thì tốt. Phương Càn hại cho vợ.
Chú ý:
Cổ thư có nguồn gốc Hán cho rằng vợ chồng lấy nhau theo tuổi tốt xấu. Trong sách Bát Trạch Minh
cảnh các đoạn nói về hôn nhân là một biến tướng nói trên. Minh triết Việt phủ nhận điều này - Yêu nhau
cứ lấy - hạnh phúc vợ chồng tùy thuộc rất lớn với tuổi con út - Các cụ đã dậy: "Giàu con út, khó con út".
TỬ TỨC
Tốn mạng Táo khẩu hướng Khảm hữu 5 tử. Hướng Tốn phục vì chỉ hữu nữ. Phạm Cấn thương quý tử
tiểu bộc.
Lược dịch:
Người Tốn cung nếu bếp quay về hướng Bắc Khảm thì có 5 con, tốt. Nếu quay về hướng Tốn chỉ toàn
con gái. Phạm hướng Cấn tổn thương cho con train và người làm công.
HỌA HẠI
Tốn mạng phạm Cấn tiên thương quý tử hậu tự bệnh yểu tuyệt. Phạm Đoài nhơn mạng quang phi thương
quý tử, nữ Phạm Càn thương Lão phụ ải, thương trưởng tử bộc nhơn, đại tử bất hiếu, mẫu thê lao tữ thọ
hào thê nhục, hựu Tây Bắc phương hữu đại đầu hầu hướng nhơn tuan tụng đắc thắng thương tài. Phạm
Khôn mẫu thê thiếc tài, hựu mẫu tranh náo, phu thê bất hoà, thương mẫu thê cập đại tử, nữ, tức (con
dâu) lão tỷ hựu thất tặc, tỷ bộc đào khứ cập hỏa tai.
Lược dịch:
Người cung Tốn hướng nhà Cấn trước tiên hai người con trai trong gia đình, yểu tử tuyệt mạng. Phạm
hướng Đoài hại con gái yêu. Phạm hướng Càn hại người chủ gia, con trai trưởng, người quản gia, hoặc
con trưởng bất hiếu. Người cung Tốn mà phạm hướng Tây Bắc là rất xấu, gọi là cách "Đại đầu nhân
quan tụng" vì kiện cáo mà hao tài tốn của. Phạm cung Khôn thì mẹ và vợ hao tổn, mẹ chồng nàng dâu
tranh chấp, hỗn loạn trong nhà. Vợ chồng khômng thuận ý. Nói chung nếu phạm hướng này thì trước
hại cho mẹ, vợ cùng con gái hoặc dâu trưởng, người gia trở chứng khó tính, nô bộc bỏ đi, khi vận xấu
đến có thể còn bị cháy nhà.V. LY MẠNG ĐỊNH CỤC
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:Ly mạng đắc Chấn lại lô. Táo khẩu hữu 5 tử. Đắc Khảm Diên niên hữu
4 tử. Đắc Tốn Thiên Y hữu 2 tử. Phạm Khôn Lục sát nhi thương trưởng tử, nữ hậu hữu 1 tử. Nhược
phạm tuyệt mạng phương Táo khẩu, lai lộ, tuy tử tai thiên lý chi ngoại (dâu con xa ngàn dậm) việc ứng
thương tử (cùng ứng hai con) tuyệt tự nhi tự thân việc bất thọ (không sống già).
Lược dịch:
Người phi cung Ly, nhà và bếp quay hướng Chấn có 5 con. Hướng Bắc có 4 con. Hương Tốn có 2 con.
Phạm hướng Khôn sẽ hại cho con trưởng. Con gái chỉ có 1 người. Nếu bếp và nhà quay về hướng Tuyệt
Mang, con cái phải làm dâu nhà người xa ngàn dậm. Khi vận hạn đến hại cho con cái sẽ tuyệt tự và bản
thân không sống lâu.
Chú ý:
Hướng Ly khí ứng dụng theo Bát trạch Lạc Việt (Tra sách Tàu sẽ là hướng Đoài). Các hướng Tốn và
Không đều theo nguyên lý Phong Thủy Lạc Việt.
HÔN NHƠN.
Ly mạng phu nghi phối Chấn mạng thê, phối Tốn Khảm thứ kiết. Cầu hôn nghi an trang Khảm phương
diệc thành (dễ thành).
Lược dịch:
Người phi cung Ly lấy vợ cung Chấn rất tốt. Thứ đến vợ cung Tốn, Khảm. Muốn việc cầu hôn được
thuận lợi nên dọn về phòng tọa phương Khảm.
TỬ TỨC
Ly mạng Táo khẩu hướng Chấn hữu 3 tử. Hướng Càn tuyệt tự. Hướng Khảm 4 tử. Hướng Tốn 3 tử.
TẬT BỆNH
Ly mạng phạm Càn: Thương phế, khái thấu thổ huyết. Phạm Khôn, ngược lợi, khước thúng. Phạm Đoài,
phế hư, khái thấu, đàm đa, tâm thống tổn mục. Phạm Cấn, tiểu trường ngư khẩu, dương mai, Dương
loạn, ngược lợi. Trừ bệnh cụ y tiền pháp. (Chữa bệnh theo cách nói trước).
Lược dịch:
Người phi cung Ly phạm Càn phương cả bếp lẫn hướng dễ bị bệnh phổi, ho lao thổ huyết. Phạm Khôn
khí uất, bệnh phù thũng. Phạm Khôn bị ho nhiều, hại phổi, hỏa khí hại tim làm mờ mắt. Phạn Cấn bệnh
ở ruột, miệng, dương khí loạn, hay bị bệnh phong tình. Nhưng bệnh này bị thì khoa phong thủy nói trước
cho biết cách trị (Tức là xem có phong thủy có phạm các điều trên thì sửa lại).
TAI HOẠ
Ly mạng phạm Càn tai tuyệt hữu Tây bất tranh dả phá đầu lưu huyết. Lai lộ kiết dả bất tử, thương phụ,
cập trưởng tử, đại bộc. Nhược nữ mạng phạm chi thọ ông trách mạ lao dã (riềng tõi mắng chưỡi). Phạm
Khôn tất náo phu thê bait lục, Tây Nam huỳnh diện lão phụ (bà) tấu tụng phá gia thương mẫu thê, đại
tử, nữ, tức giá hung quái đa. Nhi Táo khẩu hựu hướng Khôn, cửu (lâu) tất tự hoạn độc dược phụ nhơn
phạm chi thọ ông trách mạ hựu hửu khước thủng thống tật. Phạm Đoài thương mẫu thê thiếp, quý tự nữ,
hựu thê thiếc tài, tiểu tỷ bộc đạo tài đào tẩu, thất tắc hựu hỏa tai. Phạm Cấn hửu Đông bấc huỳnh đồng
(trẻ nhỏ) tranh tụng phá tài, hựu thương thiểu nữ, tử, tỳ bộc.
Lược dịch:Người cung Ly phạm Càn hướng thì tai nạn từ hướng Tây lại, có thể gây đổ máu. Nếu làm
đường từ hướng Càn khó có con, con cái bất hiếu, trước tổn hại cho cha, sau là quản gia, thứ đến con
trưởng. Nếu Nữ mạng phạm cung Càn thì suốt ngày bị cha, hoặc đàn ông mắng chửi vô cớ. Phạm hướng
Khôn tất vợ chồng tranh cãi, làm ăn không khá nổi. Mẹ bị kiện cáo đến hao tài tốn của. Trong nhà mẹ,
con gái lớn, gặp nhiều chuyện xấu có tính quái dị. Nếu hướng bếp quay về hướng Khôn thì không khác
cho cha uống thuốc độc khiến bệnh tật phù thũng. Phạm hướng Đoài thì me, vợ, con gái đều hao tài, tỳ
nữ bỏ trốn, gặp vận xui nhà dễ bị hỏa hoạn. Nếu phạm hướng Cấn thì vì trẻ con mà mất lòng người lớn
sinh kiện tung hao tốn, con gái và nô bộc bị gặp nhiều chuyện không hay.
VI. KHÔN MẠNG ĐỊNH CỤC
Sách Bát Trạch Minh Cảnh viết:Khôn mạng đắc Cấn sanh khí hữu 5 tử. Đắc Càn Diên niên hữu 4 tử.
Đắc Đoài Thiên y hữu 3 tử. Đắc Khôn phục vì chỉ hữu nữ. Phạm Khảm tuyệt tự.
Hữu nhứt Khôn mạng khách dỉ Khảm phương nhất niên gia hoạn tử vong, giai thương hàng mạnh kinh,
lợi đậu dỉ Khảm Thận dả. Hựu nhứt quả phụ Khôn mạng, Táo khẩu hứng Khảm 3 niên nội 2 tôn nhược
thủy. Phạm Ly thương trung tử, nữ nhi hữu 2 tử. Phạm Chấn trưởng tử thương dỉ hậu cảnh tuyệt tử.
PhạmTốn thương trưởng tử, trưởng nữ nhi hữu 2 tử.
Lược dịch:
Người cung Khôn làm nhà phương Cấn được Sinh khí, có 5 con. Hướng Càn là Phúc Đức có 4 con.
Hướng Đoài được Thiên Y có 3 con. Nếu là hướng Khôn được Phục Vị chỉ sinh toàn con gái. Nếu phạm
hướng Khảm sẽ tuyệt tự.
Nếu người cung Khôn phạm hướng Khảm chỉ sau một năm sẽ hoạn nạn mà tử vong. Gặp bệnh tật nặng
khó chữa. nhất là những bệnh liên quan đến thận. Đàn bà cung Khôn là quả phụ rất kỵ phương Khảm.
Nếu bếp quya hướng Khảm thì không quá ba năm có hai cháu chết vì ngạt nước. Nếu phạm cung Ly thì
hại trung nữ, hai người. Phạm Chấn về già không có con trưởng nối dõi. Phạm Tốn thì hại trưởng nữ hai
người.
HÔN NHƠN
Khôn mạng nghi phối Cấn mạng thê. Càn Đoài thứ kiết . Cầu hôn nhi an trang hướng Càn diệc tựu (dễ
nên).
Lược dịch:
Người Khôn mạng lấy vợ Cấn là tốt nhất. Vợ mạng Càn Đoìa tốt nhì. Cầu hôn thì nên dọn phòng về
hướng Càn sẽ thuận lợi.
TỬ TỨC
Khôn mạng nhơn Táo khẩu hướng Cấn sanh khí hữu 5 tử. Hướng Đoài Thiên y hữu 3 tử. Hướng Càn
Diên niên 4 tử.
Lược dịch:
Người Khôn mạng có bếp hướng Cần Sinh Khí sinh 5 con. Hướng Đoài sinh 3 con. Hướng Càn Phúc
Đức sinh 4 con.
TẬT BỆNH
Khôn mạng nam nữ phạm Ly hữu tâm thống, đàm hỏa thổ huyết đẳng chứng, dụng Đoài phương Thiên
y lai lộ trừ chi. Phạm Chấn Tốn hữu ngược lợi sang độc đẳng chứng. Phạm Khảm tuyệt mạng, nam tắc
thương hàn, ngược lợi, thận nhu, vô thọ, nữ tắc bế kinh, huyết băng, lao ế, trừ bệnh khả dụng Thiên y
Đoài hướng 5 nhựt kiến hiệu, 11 nhựt khởi sàng, nội ngoại trừ căng. Dụng diên niên Càn hướng 25 nhựt
kiến hiệu. Khởi trang tuy hữu 3 phân toàn tật nhi Diên niên hửu thọ dả. Táo hướng Thiên y tắc dụng lai
lộ Diên niên phương, như lai lộ Thiên y tắc táo hướng nghi dụng Diên niên. Dư phòng thử.
Lược dịch:
Người Khôn mạng bất luận nam nữ, phạm hướng Ly sẽ bị hỏa bốc sinh chứng thổ huyết; phải dùng
hướng Đoài xây đường dẫn vào nhà để trị. Phạm Chấn Tốn sẽ có hại và dễ bị ngộ độc. Phạm hướng
Khảm là Tuyệt mạng, người nam dễ mắc bệnh Thương hàn, yếu thận và tổn thọ. Nữ kinh nguyệt không
đều, băng huyết, yếu sức. Muốn trừ bệnh do phạm hướng Khảm gây ra dùng bếp hướng Đoài là Thiên
y sẽ khỏi. Hoặc dùng hướng Càn là Phúc Đức cũng rất hiệu nghiệm. Xây nhà có ba hướng phạm gây
bệnh tật, đều dùng hướng Phúc Đức, Thiên y làm hướng đi vào nhà và hướng bếp khắc chế. Hướng Bếp
Thiên y thì đường đi lại hướng Diên niên, bằng Bếp hướng Diên niên thì đường đi lại hướng Thiên y
tuổi nào cũng thế.

TAI HỌA
* Khôn mạng nhơn nhược phạm Khảm phương tắc hữu đầu hà phong ba nịch tử hậu thương trưởng tử
tuyệt tự tiểu hài (con nít nhỏ) tắc mạng kinh phong bích yểu. Phạm Ly tắc hữu nhơn mạng, quang phi
hựu tâm hỏa, tâm thống, trung tức ngổ nghịch, nhược hữu mẫu tắc vi trung nữ dỉ 1 gia chi niên tuế
trưởng ấu phân trung, quý dả. Phạm Chấn hữu đắc thắng quang phi phá tài, trưởng tử bất hiếu, lảo bộc
bất nhân.
Lược dịch: Người Khôn mạng phạm Khảm hướng là cách " Đầu Hà phong ba nịch tử". Sau này con
trưởng khó có con, trẻ con dễ bị bệnh kinh phong mà chết yểu. Phạm hướng Ly sẽ thiệt về người. là
cách "Quang phi hựu tâm hỏa" - Sáng rực như lửa cháy trong tim. Tâm hỏa bốc, con trai thứ ngỗ nghịch.
Nếu không phải mẹ thì con gái trưởng có người ra đi chỉ sau một năm. Phạm Chấn sẽ phá tán nhanh
chóng, Con trưởng bất hiếu, Quản gia phản chủ,
* Hựu hữu thiếp Khôn mạng nhơn, thiêm tạo Chấn phân phòng 1 gian. Dư sư hướng y trở chi viết: Thử
phương bất khả thiêm tạo, nhược tu tạo bất xuất 1 niên hậu; nhử phụ tất cáo nhử ngổ nghịch. Kỳ nhơn
bất tín thả viết: Ngô phụ tố tánh ái ngã nhỉ thâm ác ngộ đệ, an hữu thử sự cảnh thiêm tạo chi, vị cập kỳ
niên, kỳ phụ quã cáo chi phá tài.
Lược dịch:
Có người làm một phòng riêng phương Chấn cho vợ nhỏ phi cung Khôn ở. Thấy phong thủy chê hướng
đó nói: Phương đó không ở được. Nếu cố tình ở thì không quá một năm sau thì cha cô ta sẽ tố cô ta phá
tán hao tài. Người vợ nhỏ đó không tin nói: Cha tôi rất thương tôi, chỉ ghét em tôi. Nhưng sau một năm
thì đúng là cha cô ta đã mắng người vợ nhỏ tội phá tán tài sản.
* Kỷ nhơn hựu vấn sự viết: Bắc phương đại ốc ngả dục cư trú hà như? Sư viết: Bắc phương chi ốc tuy
mỹ, nhi nhữ Khôn mệnh, phạm Khảm phương vị chi tuyệt mạng. Nghi tiên ư Khôn phương hoặc Cấn
phương xuất hướng cư số nguyệt nhiên hậu phương tấn thử đại ốc bất đáng vô tai vô họa nhi thả hữu
phước thọ. Kỳ nhơn hựu bất thính toạ cư chi hậu quả niên dư nhi tử.
Lược dịch:Có người hỏi thầy: Tôi muốn làm nhà lớn hướng Bắc để ở được không? Thày nói: Bắc
phương xây nhà dù lớn và đẹp thì cũng không thể ở hướng đó. Nhất là đối với người Khôn mạng như
ông. Sẽ phạm vào Tuyệt Mạng. Sao không dùng Khôn phương hoăc Cấn Phương vừa không bị tai họa
mà lại sống yên ổn thọ lâu. Người đó không nghe, cứ làm nha 2hướnngg Bắc, Quả nhiên sau đó chết.
* Hựu Khôn mạng tử tu Chấn phương ốc bị kỳ phu (Chồng nó) trách mạ bất dỉ. Sư hạp chiết chi nhi an.
(Bị chồng đánh mắng không nghĩ nghe thầy sửa cải mà an).
Lược dịch:
Có người Khôn nữ mạng ở phòng hướng Chấn, thường bị chồng mắng chửi, sau nghe thấy chọn chỗ
khác ở nên được bình an.
* Nhược Khôn mạng nam phạm Tốn phương. Lão mẫu thê thiếp thiết tài, tỷ bộc đào tẩu, thất tài hựu
hỏa tai, thương mẫu thê hựu thương đại tử, đại thê, đại tức.
Lược dịch:
Nếu người Nam Khôn Mạng phạm hướng Tốn, Mẹ và vợ con đều thương tổn, nô bộc đào tẩu. Đã tán
tài lại còn bị hỏa tai. Mẹ, vợ, con trưởng đều buồn.
VII. ĐOÀI MẠNG ĐỊNH CỤC

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:Đoài mạng đắc Càn phương lai lộ. Táo hướng hữu 5 tử.
Cấn 4 tử. Khôn 3 tử. Đoài chi hữu nữ.
Phạm Chấn tuyệt mạng tắc tữ ngược lợi kinh cam tuyệt tự.
Phạm Tốn thương trưởng tử, nữ nhi hữu 2 tử.
Phạm Khảm thương trung tử, nữ nhi chung vô tử.
Phạm Táo hướng hung chi nhi thế (hình thế) bất năng cải giả, tắc ngã bất thực chi, hoặc gia trung hữu
hạp mạng giả thực chi (hướng Táo hung, không thể sửa đổi, thì chớ nên cam, hãy để người nào trong
nhà hạp mạng làm chủ lấy).
Ngã tắc tạo thiêm tiểu Táo hoặc phong tư việc khả. Chỉ luận Táo khẩu hướng, 3 phương kiết vi nghiệm.

Lược dịch:
Người mệnh cung Đoài, nhà và bếp phương Càn có 5 con. Cấn 4 con, Khôn 3 con. Nếu hướng Đoài thì
chỉ có 2 con gái. Nếu phạm hướng Chấn sẽ Tuyệt tự. Phạm Tốn hại trưởng nữ. Phạm Khảm hại trung
nữ. Con gái trong nhà khó có con. Nếu bếp phạm hướng xấu mà không thể sửa được thì không nên cố
giữ. Hãy đổi nhà cho người hạp mạng với bếp đó vào ở. Nếu không thì làm thêm một bếp nữa, hoặc trấn
yểm lại trong nhà. Bếp có ba phương tốt dùng sẽ nghiệm.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

HÔN NHƠN

Đoài mạng nghi phối Càn mạng thê hữu 5 tử. Phối Cấn Khôn thứ kiết. Cầu hôn nghi an trang
Cấn phương diệc thành (dễ thành).

TỬ TỨC
Đoài mạng Đắc Càn thê hữu 5 tử. Cấn 4 tử. Khôn 3 tử. Đoài chỉ hữu nữ. Phạm Chấn tuyệt tự.

TẬT BỆNH
Đoài mạng phạm Ly: Đoài hỏa, huyết quang đẳng chứng. Phạm Chấn tổn mục, ngược lợi trạch thượng
yêu giai thủ túc.
Phạm Tốn ưu khổn thương mục, thương thụ túc. Phạm Khảm thương hàn ủy nhu đẳng chứng, thê tắc
kinh bế tiểu sảng đẳng chứng. Giai nghi dụng Thiên y Diên niên phương dỉ giải trừ chi tắc kiết.
Lược dịch: Người mạng Đoài phạm hướng Ly, tất bị bệnh máu huyết. Phạm Chấn hại mắt, chân tay và
lưng dễ mắc bệnh. Phạm Tốn mắt kém, chân tay yếu. Phạm Khảm hay mắc chứng thương hàn, vợ mắc
bệnh phụ nữ. Phải dùng hướng Phúc Đức, Thiên y đặt làm hướng bếp để hóa giải.
TAI HỌA
Đoài mạng phạm Chấn thương trưởng tử, bộc trạch thương thủ túc, áp chỉ thiểu an (ngón tay).
Hữu nhứt Đoài mạng phú ông thiêm tạo Chấn phương đạt ốc số gian. 3 niên hậu 2 tôn giai tử tuyệt, dỉ
hậu tự tah6n việc tử (sau chết trơ trội 1 mình).
Phạm Tốn hữu đông nam trưởng thân á phụ tuan tụng hoặc mẫu thân nào, tỉnh thê dâm hựu thương đại
tử tổn mục trạch thương thủ túc.
Phạm Ly chủ thất tài hỏa tai, thê thiếp thiếc tài, tỷ bộc đào tẩu hửu thê thiểu nảo thương phụ mẫu, trung
nữ tỷ.
Phạm Khảm thường hữu đắc thắng quan phi (hay có sự thị phi đến quan làng) phá tài thủy tai, thương
trung tử, nữ bộc, nhược trung tử mạng hạp trạch kiết phương tắc thương quý tử. (có hại cho con giữa
bằng con giữa hạp mạng ắt hại con út)
Tương kiến nhứt đoản mạng phụ phạm Khảm phương tắc hữu huyết băng chi tật, trung tử nịch tữ (con
giữa chết chìm).Lược dịch:
Người cung Đoài phạm hướng Chấn hại con trường nam, người tâm phúc trong nhà không điều khiển
được. Nếu người mạng Đoài, dùng Chấn phương xây phòng để ở thì ba năm sau con cháu chết hai người.
Khi chết chỉ có một mình, không con cháu thăm viếng.
Phạm Tốn làm hại cho cha mẹ buồn lo. Vợ dâm loạn, con lớn hư mắt và chân tay.
Phạm Ly chủ tán tài, hỏa tai, thê thiếp hao tổn, người làm chểnh mảng, vợ buồn, cha mẹ lo lắng. Chết
con gái giữa.
Phạm Khảm có chuyên thị phi quan tụng liên quan đến làng xóm. lụt lội làm tán tài. Con trai giữa gặp
nạn, đầy tớ gái hoặc con giữa gặp chuyện buồn, nếu họ hạp mạng - với phương Khảm - thì hại con út.
Đã có một trường hợp vợ chết do băng huyết vì phạm phương Khảm, con gái giữa chết đuối.
Anh chị em thân mến.
Theo nội dung của Bát trạch Minh Cảnh mà tôi lược dịch ở trên thì chúng ta có cảm giác rằng:
Bát trạch Minh cảnh đưa ra vấn đề có vẻ như phương pháp Bát trạch chỉ là yếu tố duy nhất quyết
định số phận con người. Thí dụ như câu: "Phạm Ly chủ thất tài hỏa tai, thê thiếp thiếc tài, tỷ bộc
đào tẩu hửu thê thiểu nảo thương phụ mẫu, trung nữ tỷ".
Thực tế đã không xảy ra như vậy. Bởi vì Bát trạch không phải yếu tố duy nhất quyết định hiện
tương. Nhưng đó là những yếu tố mà Bát trạch gây ảnh hưởng xấu hoặc tốt.
Anh chị em chú ý điều này.

B : GIÁO TRÌNH PTLV NÂNG CAO II

Sự phục hồi những giá trị khoa học đúng đắn của môn Phong Thủy nhân danh nền văn hiến
huyền vĩ Việt đã có những khởi đầu đáng khích lệ qua kết quả học tập của khóa đầu tiên, khoá
I Phong Thủy Lạc Việt tại diễn đàn Lyhocdongphuong.

Sau một thời gian, nghiên cứu tìm tòi bổ sung, chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục phổ biến kiến
thức - những thành tựu mới đạt được - để đào tạo những tầng lớp kế thừa những giá trị khoa
học đích thực của môn Phong thủy. Mục đích và cũng là tham vọng của chúng tôi là đào tạo
những nhà nghiên cứu để tiếp tục khám phá và phục hưng nền văn hiến Việt 5000 năm và
nền lý học Đông phương. Chứ không thuần túy là những phong thủy gia biết ứng dụng.

Tôi chủ quan cho rằng:


Trong khóa Phong Thủy Lạc Việt này, nếu anh chị em nào có thiên hướng bẩm sinh tốt và
nhậy bén trong tiếp thu sẽ nhanh chóng trở thành những nhà nghiên cứu kế thừa và phát triền
nền văn hiến huyền vĩ Việt. Những anh chị em nào do hoàn cảnh bận rộn, không thể chuyên
tâm theo học thì ít nhất cũng đủ tri thức nhận xét được sự tốt xấu cho căn nhà của mình và
giúp mọi người.
Nhưng tôi hy vọng rằng các anh chị em sẽ nhanh chóng tiếp thu một cách nhanh nhất và tốt
nhất những giá tri tri thức của tôi và anh chị em giảng viên sẽ tận tình giảng dạy để trở thành
những nhà nghiên cứu trong tương lai.
Chúc anh chị em tiếp thu một cách sáng suốt và thành đạt trong khóa học này.

CẦU THANG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

I. CẦU THANG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Trong kiến trúc hiện đại có một thành tố không thể thiếu góp phần cấu thành ngôi nhà , đó là
cầu thang. Cầu thang góp phần tạo nên hiệu quả thẩm mĩ của nội thất ngôi nhà. Xét dưới góc
nhìn Phong thủy, thì cầu thang chiếm một phần diện tích trong nhà mang tính động. Cầu thang
có xu hướng vươn lên cao. Bởi vậy trong phong thủy quan niệm cầu thang thuộc Mộc. Trong
phong thủy cầu thang còn là đường dẫn khí lên các tầng trên. Bởi vậy, cầu thang đóng một
vai trò rất quyết định cho sinh khí của ngôi nhà, nhất là những nhà nhiều tầng.

Do tính chất dẫn khí lên các tầng lầu, cho nên cầu thang không được thoát khí và phải bảo
đảm tính chứa và dẫn khí. Hai bên các bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn.
Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang không có thành
chắn đều không được tốt theo quan niệm phong thủy. Hình minh họa dưới đây cho thấy những
loại cầu thang xấu theo quan niệm phong thủy.

Trên đây là loại cầu thang hở xương cá (h.1và 2) hoàn toàn vô khí và không có tính dẫn khí
lên các lầu trên theo quan niệm phong thủy.

Đặc biệt không dùng cầu thang xoắn quanh cột như hình minh họa dưới đây:
Đó là hình 2 và 3 tính từ trái sang. Loại cầu thang này sẽ tạo một khí xoắn quanh cột khiến
Dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà - Tùy vị trí cầu thang với các phương
vị:

Trung cung hại gia chủ.


Đoài - con út; Cản - Cha mẹ, Khảm - Trung Nam, Chấn Trưởng nam, Cấn - Thiếu Nam, Khôn
- Mẹ, Ly - Trung Nữ, Tốn - Trưởng nữ.
Trong phong thủy quan niệm rằng cầu thang nên tránh đặt giữa nhà. Trong trung cung lại chia
làm 9 phần như phương pháp tìm trung cung của diện tích đất. Phần giữa của Trung cung gọi
là biệt cung, đặc biết cấm kỵ đặt bậc cầu thang ở đây. Các trường hợp bất khả kháng thì cũng
cố tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà . Bởi vì anh chị em cũng biết rằng Trung
Cung thuộc hành thổ, sẽ bị cầu thang thuộc Mộc khắc.
Nên tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Do tính dẫn khí của cầu thang nên
cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
Theo quan niệm của phong thủy số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1.
Lưu ý hành lang, bậc nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh
thoái khí. Anh chị em có thể xem lạihình 2 ở trên là điển hình của một hàng lang cầu thang
không có gờ bao. Điều này không tốt theo quan niệm phong thủy.
Quan niệm của phong thủy cũng cho rằng cầu thang không được đâm thẳng vào bếp hoặc
cửa nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào.(h3). Đồng thời cũng cần phải rất lưu ý không để đà (xà)
ngang đè lên cầu thang.
Cầu thang nên đặt ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào ở trong căn nhà. Như vậy sẽ
bảo đảm được các tầng trên thu được khí tốt của căn nhà.
Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên - dù sau nhà là hướng tốt của gia
chủ. Bởi vì, khí Trong Phong thủy cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người.
Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn. Cụ thể là: Tầng một thì cầu thang đặt ở đầu hành lang,
lên tầng 2 - 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác. Trường hợp này phải khắc
phục bằng cách trải thảm nối các bậc và các vị trí cầu thang lại.
Trong trường hợp nhà không vượng khí , Khí không đủ để dẫn lên các tầng trên qua cầu thang,
thì nên đặt hồ nước phun dưới gầm cầu thang và có đèn chiếu sáng, để tắng cướng sinh khí.
Điều kiện để hồ nước dưới cầu thang khi hồ nước không phạm trung cung và phương Đông
Nam ("Thủy ủng địa hộ").
Cầu thang luôn phải đi lên từ hướng tốt của gia chủ - là điều kiện tối thiểu. Nếu được cầu
thang hai chiều đều là hướng tốt của gia chủ thì cực tốt - Thí dụ như - Tấy Bắc Đông Nam với
người Tấy trạch; Bắc Nam với người Đông trạch.

Một ví dụ cho cầu thang có gờ bao hông theo tiêu chí Phong Thủy Lạc Việt.
Lưu ý:

Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên - dù sau nhà là hướng tốt của gia
chủ. Bởi vì, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía
sau nhà đi lên thì các tầng trên sẽ lần lượt suy khí. Người ở trong nhà sức khỏe, tài lộc sẽ suy
giảm. Thậm chí khi dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng sẽ dễ mắc các bệnh hoang tưởng
và thần kinh.

Vị trí tọa cầu thang cũng cần đặt ở phương vị tốt của gia chủ.
Minh họa hướng cầu thang theo hai hướng lên xuống đều tốt.
HÌNH THỂ TRONG PHONG THUỶ LẠC VIỆT
XEM TƯỚNG NHÀ

Các Anh Chị Em thân mến,


Trong lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nhắc đến : “Khí tụ thành hình” và “Hình nào
khí đó”, đây là tiên đề cho từ lúc khởi nguyên của vũ trụ. Tiên đề này được ứng dụng
trong phương pháp Hình Lý Khí của Phong Thủy Lạc Việt.

Phần học “ Cấu trúc Hình thể” trong Phong thủy Lạc Việt là một phần rất phong phú
trong việc quán xét một kiến trúc xây dựng theo tiêu chí phong thủy. Chúng ta sẽ lần
lược đi vào từng phần “Cấu trúc” mà tương đương với cổ thư gọi là “Dương trạch”.
Còn phần “Hình thể”, cổ thư, nhất là “Dương trạch thập thư”, cũng thường đề cặp đến
và chỉ ra những tốt xấu trong việc xem xét từng công trình kiến trúc, nhà ở hay dinh
thự và thường lẫn, đan xem với yếu tố Loan đầu.
Người có tướng người, nhà có tướng nhà, đó là phần Hình thể. Do vậy, qua những gì
từ lý thuyết và thực hành, học được từ Sư Phụ Thiên Sứ, tôi mạo muội đưa ra đây một
cách khái quát về phần quán xét Hình thể trong Phong thủy Lạc Việt và tạm gọi nôm na
là “Xem Tướng Nhà”. Cùng với mục đích đó, tôi trích dẫn từ những điều được nhắc
đến trong dân gian Việt và cổ thư lưu truyền rồi liên hệ đến thực tế hiện thời nhằm làm
sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu.

I. NHÀ KHÔNG MÁI


Dân gian Việt Nam có câu lưu truyền “con không cha như nhà không nốc” thường được hiểu
theo nghĩa xã hội, nhưng đây lại là một câu mang hàm nghĩa trong phong thủy. Theo Phong
thủy Lạc Việt, mái nhà là tượng trưng cho người cha, ông, người đứng đầu, người lãnh đạo…,
nếu một ngôi nhà có mái hẳn hoi, chỉnh chu, không bị khuyết phạm thì chứng tỏ sức khỏe, tinh
thần của người chủ nhà, người cao nhất được tốt đẹp và bình an, ngược lại là xấu.

II - 1: Lộ Trữu Phòng.
Sách “Địa Lý Toàn Thư” viết:
Lộ trữu phòng: Phòng ốc bốn góc tề chỉnh hoặc chỉ có xà gỗ mà không lợp mái.
Hung trạch: Trong nhà nam nhân gặp nhiều khó khăn, chiêu nạp kiên tụng.
Lưu ý: trong cổ thư, khái niệm “phòng” được dùng phổ biến nhằm chỉ “nhà” theo cách gọi hiện
nay.

Trong kiến trúc hiên đại ngày nay, với sự “sáng tạo” của các trào lưu kiến trúc hoặc nhằm thể
hiện cái “tôi sáng tạo” hay làm phong phú hoặc “đẹp” theo quan niệm thẩm mỹ thông thường
hoặc theo các “trường phái kiến trúc”, đôi khi ta lại nhận ra những kiến trúc hay nhà ở phạm
phải cách Lộ Trữu phòng như trong cổ thư đề cặp nhưng phải bằng sự quán xét, liên hệ với
điều cổ thư diễn tả.
Một tòa nhà ở trung tâm thành phố.
Hình cận cảnh.
Một hình ảnh thuộc dạng Lộ trữu phòng.

II – 2: Nhà Không Nốc:

Một kiến trúc đôi khi trơ ra khung sườn bên trên hoặc tệ hơn là giơ cột chơ vơ lên trời, nhà
như thế hẳn nhiên là không nốc.
Nhà Không mái (nốc)
Hình ảnh này rỏ ràng là lộ cột, lộ trụ chơ vơ chĩa thẳng lên trời, rỏ ràng là không có nốc, mái
nào cả.

Lời nhận định của Thiên Đồng: Nơi đây sẽ là nơi hoạt động không hiệu quả những
phòng ban hay cơ quan chủ quản tại nơi đây. Các cấp lãnh đạo của các cơ quan tại đây
đều gặp nhiều khó khăn trong quyết định và luôn có sự không thống nhất trong các
quyết định quan trọng. Lãnh đạo năng lực kém.
Một nhà dân cũng thuộc dạng không nốc, không mái.
Một nhà trơ khu sườn giữa trời, không mái, không nốc như vẫn thường thấy nhan nhãn trong
từng khu phố.

Chung lại: Nhà không nốc hay Lộ trữu, thường ở những nơi này, người cha không đúng
vai trò người cha, người lãnh đạo bất lực kém uy quyền, không ra người lãnh đạo.

II. HÌNH THỂ MÁI NHÀ


II – 1: Thổ Hình.
Nhà mái bằng thì gọi là thổ hình. Thổ hình mang tính bình ổn chắc chắn, nhưng chậm chạp,
bảo thủ và ì ạch.
Mái bằng thổ hình.
Mái bằng cũng thuộc thổ hình.

II – 2: Hỏa Hình:
Nhà mái nhọn thì thuộc hỏa hình. Hỏa hình trọng về danh, về ý chí vượt lên. Vì vậy đối với
những nhà mái nhọn vút cao được gọi là “Hỏa khí xung thiên” thể hiện ý chí cấp tiến hay tham
vọng lớn lao.
Nhà có mái hỏa hình.
Hỏa khí xung thiên, tham vọng lớn lao.
Hỏa khí xung thiên.
Hỏa khí xung thiên

II – 3: Thủy Hình:
Mái nhà cong lượn hay lô nhô bất ổn thì thuộc thủy hình. Thủy hình thể hiện cho nguy khốn,
những chìm đắm khó khăn không thể vượt qua.
Công trình khách sạn 5 sao Lotus tại Mễ Trì là sự hoài vọng của các chủ đầu tư. Nhưng đã
không đi vào hoạt động đúng như ý định nhà đầu tư, ngược lại ngay từ lúc đầu đã có những
thất bại.

Và hiệu quả của nó được kiểm chứng qua các thông tin liên quan sau:

Công ty CP phát triển Đô thị Kinh Bắc sẽ là chủ đầu tư dự án khách sạn Hoa Sen

Theo Kinh tế đô thị - 23/10/2009

KTĐT - Chiều ngày 21/10, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Tổng công ty CP XNK Xây dựng
VN (Vinaconex) và Công ty Sản xuất thương mại và xây dựng Thiên Thanh đã xin rút lui khỏi
dự án khách sạn 5 sao Lotus (Hoa Sen).

Như vậy, chỉ còn lại Công ty CP phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là nhà đầu tư duy nhất được
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội lựa chọn để trình UBND Thành phố Hà Nội quyết định.

Dự án khách sạn Hoa Sen (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà
Nội) có diện tích khoảng 4,3 ha với thiết kế gồm 550 phòng sang trọng. Vốn đầu tư dự kiến
khoảng 500 triệu USD. Đây là dự án khách sạn lớn nhất tại Hà Nội.

Theo yêu cầu của thành phố Hà Nội, nhà đầu tư cần phải chứng minh được tài chính. Cụ thể,
phải nộp bảo lãnh thực hiện dự án bằng 10% tổng mức đầu tư (25 triệu USD) trong vòng 15
ngày kể từ khi nhận được quyết định lựa chọn chủ đầu tư; 30 ngày sau khi nhận giấy chứng
nhận đầu tư - chủ đầu tư nộp 5,5 triệu USD tiền ủng hộ không hoàn lại cho ngân sách TP Hà
Nội.

Trước đó, Tổng công ty CP Kinh Bắc đã làm việc với nhà đầu tư Nhật Bản để nhận lại tài liệu
thiết kế và các tài liệu liên quan và có nhiều cam kết trong đó có cam kết về nộp ngay tiền bảo
lãnh và tiền thuê đất.

Đây là dự án qui mô đầu tư lớn, thuộc lĩnh vực Thành phố chủ trương khuyến khích kêu gọi
đầu tư, thuộc danh mục đăng ký khuyến khích hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng
Long - Hà Nội, có vị trí thuận lợi, giá trị thương mại cao vào bậc nhất hiện nay tại khu vực cửa
ngõ phía Tây vào trung tâm Thủ đô - nếu trì hoãn lâu không triển khai sẽ lãng phí tài nguyên
đất đai.

II – 4: Kim Hình:
Những mái vòm hình cong hay những mái nốc nhà hình tròn thuộc kim hình. Kim hình phù
hợp với những công trình mà ở đó hoạt động liên quan đến kinh tế, tài chính, nghiêng cứu,
thực thi, quyết đoán, tòa án…

một nhà ở phố Tràng Tiền, những năm của thế kỷ XX.
Thánh đường St peter ở Roma.
Một công trình ở trung tâm Tp HCM.

II – 5: Mộc Hình.
Mái nhà vút cao thể hiện tính mộc vương cao , ít gặp trong kiến trúc nhà ở dân dụng, nhưng
lại có thể thấy ở công trình mang tính tôn giáo, thờ tự.
Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, mái vươn cao hình mộc.

Tóm lại: Cấu trúc hình thể của bản thân ngôi nhà do được kết cấu bởi những góc vuông
nên bản thân ngôi nhà đương nhiên là thổ hình. Mái nhà với kế cấu của nó là nơi tụ khí
của toàn bộ ngôi nhà nên có vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự thịnh suy,
thành bại tốt xấu đến từng con người trong căn nhà như sự giáo dục hay ảnh hưởng
của người cha đối với con cái, cho nên mái nhà trong Phong thủy Lạc Việt, với phương
pháp luận Âm Dương Ngũ Hành thì sự tương quan giữa mái nhà và hình thể nhà phải
tương sinh là tốt nhất và phải chỉnh chu, hài hòa Âm dương.

III. TƯỚNG NHÀ

Trong Phong thủy Lạc Việt, thường gặp khái niệm “Khí tựu thành hình”, “Hình nào khí đó”, có
thể nói Hình và Khí là không thể tách rời, có Hình là có Khí, có Khí là có Hình. Từ hai yếu tố
này để đi đến những nhận định gọi là Lý, nhằm quán xét sự thịnh suy, tốt xấu của đối tượng.
Đây là cơ sở của quan sát hình thể, tức xem tướng nhà.
III – 1: Lộ Cốt Phòng
Lộ cốt nghĩa là trơ xương. Một người trơ xương thì không thể là người khỏe mạnh. Do vậy
hình thể trơ xương là một hình thể cực kỳ xấu. Trong phong thủy mà ngày nay với kiến trúc
hiện đại, rất dễ dàng nhìn thấy xung quanh ta.
Những hình thể Lộ cốt mang ý nghĩa của sự khó khăn, nghèo túng, nguy khốn, thậm chí suy
sụp cho một sự nghiệp mà hình thể đó “báo trước”.

Hình thể Lộ cốt nổi tiếng ở nước ta thường đề cặp đến là Dinh độc lập, nay gọi là Dinh thống
nhất.

trích tư liệu:

Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt
trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của
các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh
sáng mặt trời.

Ý tưởng là thể hiện những đốt trúc thanh tao, nhưng thực tế hình tượng khi quan sát thực thị
của phong thủy thì đó rỏ ràng là hình tượng của sự trơ xương, nhưng đốt xương cẳng chân
hay cẳng tay hàng hàng lớp lơp như một thay ma nằm ngay ra đó.
Tào cao ốc Tân Hoàng Minh ở 290 NKKN cũng thuộc dạng lộ cốt rỏ ràng.
Sân vận động Bắc Kinh.

Đây là một công trình điển hình cho hình tượng “lộ cốt” (trơ xương) mà Phong thủy Lạc Việt
thường đề cập. Một hình tượng hoàn toàn xấu về mặt hình thể kiến trúc theo quan niêm Phong
thủy Lạc Việt. Có lẽ vì thế báo chí Trung Quốc khi đề cập đến sân động tổ chim này thường
gọi nôm na là “cái bát trống rỗng”. Nếu nhìn với một cảm quan khác thì công trình như chiếc
nón chẳng những thủng ở đỉnh đầu mà còn bị rách bươn hay có đường chỉ vá chằn vá đụp.
Công trình này lúc đầu gây được sự chú ý của dư luận và công chúng cả nước, thu hút khách
tham quan, nhưng sau đó và cho đến nay lượng khách tham đã không được như mong muốn
của nước chủ nhà tưởng tượng và hy vọng như ban đầu.

“Sân vận động Tổ chim - với chi phí xây dựng 450 triệu USD - giờ cần đến 15 triệu USD bảo
trì hàng năm. Tuy nhiên, nguồn thu duy nhất là từ khách du lịch, với 9 USD/người cho mỗi lần
vào chụp ảnh chiếc "bát" trống rỗng. Số du khách tới đây đã giảm từ 80.000 người/ngày trong
tháng 10/2008 xuống chỉ còn 10.000 vào tuần cuối tháng 3.

Với tình trạng này, các nhà chức trách ở Bắc Kinh khó có thể đạt được doanh thu 30 triệu
USD/năm như mục tiêu đã đề ra đối với sân vận động này.” Trích báo điện tử baomoi.com
(11/4/2009)
Một viện bảo tàng thuộc dạng lộ cốt.
III – 2: Thập tự

Một khối nhà có hình thập tự hay thánh giá là một hình thể cực kỳ xấu về mặt cấu trúc hình
thể phong thủy. Nếu chữ thập, thánh giá là biểu tượng của sự cáo chung cho một vấn đề gì
đó thì hình thể chữ thập thể hiện cho ý nghĩa không phát triển, suy thoái hay chấm dứt một
hiện tồn.

Ảnh chụp trên Virtual Earth hiển thị rõ 6 khối nhà hình chữ thập xếp chéo nhau như các cánh bướm.

Nằm trên đường Microsoft Way, đại bản doanh của hãng phần mềm số một thế giới Microsoft bao gồm
127 khối nhà được "bày binh bố trận" theo nhiều hình dáng độc đáo: dấu thập rời và dấu thập gắn với
nhau, hình chữ L tạo thành thế gắn kết như trò chơi xếp hình Tetris...

Giai thoại:

Trong một lần Thiên Đồng đi cùng với Sư Phụ Thiên Sứ tư vấn cho gia chủ là một chủ một công ty có
văn phòng trên một cao ốc trong thành phố, trong một phút thư giản để tim giải pháp cho gia chủ, từ
trên tầng cao Sư Phụ chiêm ngưỡng quan cảnh bao quát phía dưới, chợt phát hiện ra một khối nhà theo
kiểu kiến trúc của Pháp, mái ngối đỏ tọa lạc trong một khuôn viên rộng rãi., Sư Phụ bảo : “Đây là một
hình tượng rất xấu trong phong thủy.”. Gia chủ liền cho biết thông tin: “Thưa thầy, đó là bệnh viện Nhi
Đồng 2, xây từ thời Pháp.”. “Vậy thì tôi khẳng định, tỉ lệ tử vong của trẻ em bệnh mà vào đây là cao
nhất so với các bệnh viện khác và nghiệp vụ y tế ở đây có vấn đề.”. Người gia chủ xác nhân ngay:
“ Vâng, ở đây tỷ lệ của bệnh nhân trẻ em chết là rất nhiều như thầy nói.”. Tôi nghe qua mà …rùng mình,
ái ngại.
(Tìm chưa ra hình)
III – 3: Nhị Quỷ Đài Kiện
Với cấu trúc hai bên trái phải nhô cao thì người xưa gọi là “Nhị quỷ đài kiện”, tức hai quỷ cãi nhau, nhà
có hình tướng này thường hay vướn mắc chuyện thị phị, tai bay vạ gió, kiện tụng hay hình phạt, liên
quan đến pháp luật và cũng là một hình tượng của sự thoái trào hay suy thoái.

Một Casino ở Việt Nam.

Lời tiên tri của Sư Phụ:

- Khu này sẽ xảy ra kiện cáo um xùm


- Trụ tiền sanh không cân đối với tòa nhà. Nên ???? cái này quên mất Sư Phụ tiên tri cái gì???
( Nhân viên làm việc bị áp lực lớn )

Trích báo:

Đóng cửa casino lớn nhất Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo dừng hoạt động kinh doanh casino, khách sạn
của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silvershore Hoàng Đạt.

Công ty chỉ được hoạt động trở lại khi đã bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh
theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. UBND Thành phố Đà Nẵng cần nghiêm túc kiểm
điểm rút kinh nghiệm về quản lý đối với những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của công
ty này. Thành phố phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong việc chỉ đạo, giám sát công
ty này khắc phục những sai phạm mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo.
Cùng với đó, các Bộ: Tài chính, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể
thao và Du lịch, Ngoại giao phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tiếp tục xem xét, xử lý
những vấn đề cần được chấn chỉnh đối với hoạt động kinh doanh của khu casino, khách sạn
này.
Casino chỉ được hoạt động khi có giấy phép đầu tư.
Ảnh minh họa: Wayfaring.
Khu du lịch quốc tế Silver Shores khai trương ngày 26/1 tại đường ven biển Sơn Trà - Điện
Ngọc, gồm tổ hợp khách sạn 5 sao và khu casino vui chơi giải trí lớn nhất Việt Nam. Năm
2006, đây cũng là dự án đầu tư nước ngoài được Đà Nẵng đánh giá là có quy mô vốn lớn
nhất năm, 86 triệu USD.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị theo
dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án Silver Shores Hoàng Đạt. Khu vui chơi có
thưởng của Silver Shores Hoàng Đạt vi phạm một số quy định như có tới trên 10 bàn chia bài
trong khi theo giấy phép, đơn vị này chỉ được phép đặt không quá 8 bàn.
Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã sử dụng một lượng khá lớn lao động phổ thông
nước ngoài. Trong khi theo quy định của Bộ luật Lao động, các doanh nghiệp chỉ được phép
tuyển người nước ngoài trong một thời hạn nhất định đối với các công việc đòi hỏi kỹ thuật
cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được.
Hai khối công trình này thuộc dạng Nhị Quỷ Đài Kiện.

Lời nhận định của Thiên Đồng cho hai khối nhà này là những hoạt động của các con người trong
hai khối nhà này dễ đính dáng đến pháp luật hay kiện tụng, các quan hệ trong công việc đều yếu
kém.
Cao ốc Vincom cũng thuộc dạng "nhị quỷ đài kiện".

III - 4: Phủ Sát


Phủ sát là hình thể như bị búa chém. Hình thể này cũng là một dạng cực xấu trong phong
thủy.

Mô hình kiến trúc của Vinashin thuộc dạng Phủ sát, như khúc củi bị chẻ đôi.
Có thể đây là một hình tượng, là một trong những đềm báo trước sự suy sụp của một trong
những cơ quan lớn nhất tại Việt Nam.
Một mô hình ở Hàn Quốc thuộc dạng Phủ sát. Hình thể tòa nhà như một khuôn ngực ưỡng ra
và bị một nhát búa chém từ trên xuống, rách toạt ra hai phần, cũng có thể liên hệ đó là một
cái đầu hay cơ thể bị chẻ đôi từ trên xuống.

Kết: Hình thể của một kiến trúc, công trình rất quan trọng, vì đó là một trong những yếu
tố tương tác trong Phong thủy Lạc Việt. Với cơ sở quán xét "Hình nào khí đó" thì mỗi
một hình tướng đều thể hiện sự tương tác tế vi, sự tương tác đó đều mang đến một sự
dự báo ctrước cho một ý nghĩa thành - bại, tốt - xấu mà nó được thể hiện một cách có
ý thức hay không ý thức của người sáng tạo ra hình tượng đó. Vì vậy Hình Lý Khí trong
Phong thủy Lạc Việt là một trong các yếu tố không thể bỏ qua và xem nhẹ.

CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
(Phần thứ I)
(Tương đương với nội dung Dương trạch tam yếu từ bản văn chữ Hán cổ)

Anh chị em thân mến.


Chúng ta đã tiếp thu phần căn bản của Bát Trạch Lạc Việt - là một trong 4 yếu tố tương
tác quan trọng trong phong thủy. Bắt đầu từ bài này, chúng ta tìm hiểu về yếu tố quan
trong thứ 2 trong phong thủy Lạc Việt. Đó là cấu trúc hình thể nhà. Chúng ta cần lưu ý
rằng: "Bát trạch" và "Cấu trúc hình thể" là hai phương pháp ứng dụng khá phổ biến
trong Phong thủy Dương trạch. Bởi vì, so với các phương pháp khác, như Loan Đầu và
Huyền Không, chúng dễ tiếp thu hơn. Chúng ta cũng biết rằng: Trong bản văn chữ Hán
thì Bát Trạch Minh Cảnh và Dương trạch Tam yếu được coi là hai trường phái khác
nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng được "phát minh" ở hai thời kỳ khác nhau
và với tác giả khác nhau. Phái Bát Trạch thì được cho rằng phát minh vào đầu đời
Đường - nhưng cũng rất mơ hồ. Phái Dương trạch thì được cho rằng vào cuối thời
Đường, đầu Tống. Nhưng thực tế cả hai phương pháp này đều chỉ thuần túy ứng dụng
và không có một nguyên lý căn bản tổng hợp từ nhận thức thực tế. Những khái niệm
đều rất mơ hồ, chỉ học thuộc lòng và ứng dụng cụ thể.
Ngược lại, Phong Thủy Lạc Việt là sự tổng hợp những yếu tố tương tác và nhất quán
với nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Đồng thời những khái niệm là rõ
ràng và thống nhất. Ngoài ra phong thủy Lạc Việt còn giải thích rõ ràng về khí - sẽ học
sau ngay phần này - là một thực tại tương tác mà con người có thể nhận thức được.

II. CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Cổ thư gọi là Dương Trạch tam yếu - tức ba yếu tố căn bản trong Dương trạch. Người đời sau
gọi tắt là phái Dương trạch. Nhưng như tôi đã trình bày, để thống nhất về danh từ vì Phong
Thủy Lạc Việt là sự tổng hợp của các yếu tố tương tác, nên chúng ta cần phải chính danh
trong các khái niệm liên quan. Bởi vậy nếu chúng ta vẫn theo cách gọi cũ là Dương trạch tam
yếu thì sẽ lẫn với khái niệm Dương trạch là quan niệm chung về các phương pháp phong thủy
liên quan đến nhà ở. Bởi vậy, tôi đã chính thức định danh là yếu tố: "Cấu trúc hình thể" - dùng
trong Phong thủy Lạc Việt. Khái niệm này phong phú và bao trùm hơn nhiều khái niệm Dương
trạch tam yếu và cũng nói lên tính liên quan với các yếu tố khác, thí dụ như yếu tố Hình Lý
Khí mà chúng ta sẽ tham khảo sau này.

A- PHÂN LOẠI CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN.

Trong cấu trúc hình thể theo bản văn chữ Hán cổ chia nhà làm 4 loại. Lần lượt có tên gọi là:

1: Tịnh trạch:
Nhà xây chỉ có một phòng, trong nhà không có tường ngăn.

2: Động trạch:
Là từ mặt tiền tới mặt hậu được chia làm từ 2 ngăn tới 5 ngăn bởi tường vách chặn ngang có
chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong và màn trướng không kể là phòng, ngăn.

3: Biến trạch:
Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 6 ngăn tới 10 ngăn bởi tường vách chặn
ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn trướng không được kể là phòng, ngăn.

4: Hóa trạch:
Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 11 ngăn tới 15 ngăn bởi những tường vách
chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn giăng không được kể là tường vách.

Cách phân chia này, anh chị em cũng thấy sẽ khó có câu giải đáp trong kiến trúc hiện đại. Bởi
vì nó không giải quyết được các hiện tượng sau đây:

* Những nhà có nhiều tầng, nhưng nếu mỗi tầng chỉ 1 phòng từ trước ra sau thì thuộc loại nào
trong 4 loại trên?
* Nhà thuộc tịnh trạch, nhưng người ta ngăn bằng tường lửng nhôm kính - như các văn phòng
hiện đại thì các vách ngăn này sẽ coi như tường vách , hay chỉ coi như tủ và bình phong.
Lưu ý:
Các vách này không có chôn xuống nền mà chỉ bắt vít.
* Trên 15 ngăn thì gọi là gì?
Bởi vậy, với kiến trúc hiện đại, 4 khái niệm trên thực tế không dùng được. Do đó, cùng chung
số phận với các phương pháp ứng dụng Phong thủy khác - do tính không thich ứng với sự
phát triển của môi trường, sự thất truyền của một nguyên lý lý thuyết và sự mơ hồ, không nhất
quán của những khái niệm, mà môn phong thủy cũng như các môn học khác của nền học
thuật cổ Đông phương có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán ngày càng đi đến chỗ bế tắc về mặt
lý thuyết. Bởi vậy căn cứ trên nhưng lý thuyết về vận khí, phong thủy Lạc Việt định nghĩa lại
về khái niệm cấu trúc hình thể nhà.

B. PHÂN LOẠI CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT.

1: Tịnh trạch.
Nhà chỉ có một tầng, một cửa vào và một phòng duy nhất. Dương khí vào nhà theo một
đường cong đẳng hướng (Chúng ta sẽ học sau về bản chất của Khí).
Lưu ý: Trường hợp nhà này trùng khớp với loại nhà theo khái niệm tịnh trạch cổ.

HÌNH MINH HỌANếu nhà này chỉ có một phòng duy nhất là tịnh trạch.

2: Động trạch:
Nhà có một của vào duy nhất, trong nhà có phân phòng và có tầng nhà. Tầng lửng tính là
tầng. Dương khí lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (do nhà nhiều ngăn, phòng
và các tầng).

Lưu ý: Trường hợp này nhà có cấu trúc gần giống với các trường hợp 2 - 3 -4 của cổ thư.

HÌNH MINH HỌA


Động trạch với một cửa vào duy nhất, cho dù tầng dưới từ trước ra sau chỉ một
phòng.Nhưng có nhiều tầng.
3: Biến trạch:
Nhà có một hoặc nhiều tầng, nhưng cấu trúc thành một khối kiến trúc duy nhất. Có ít
nhất hai cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa
vào nhà lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (Do nhà nhiều ngăn phòng).
HÌNH MINH HỌA
Nhà chỉ gồm một khối kiến trúc duy nhất và có từ hai cửa trở lên gọi là "biến trạch".

Cao ốc Lawrence S.Ting - Trụ sở chính Công ty LD Phú Mỹ Hưng


4: Hóa trạch:

Nhà có một hay nhiều tầng, nhưng cấu tạo gồm nhiều khối kiến trúc. Có ít nhất hai hay
nhiều cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa và
nhà lan tỏa ra nhiểu vị trí khác nhau của căn nhà.
HÌNH MINH HỌA
Nhà gồm ít nhất hai khối kiến trúc và có hai hay nhiều cửa gọi là Hóa trạch

Đây là định nghĩa chính thức của phong thủy Lạc Việt và anh chị em ghi nhớ điều này.

Như vậy, căn cứ vào định nghĩa này thì hấu hết các căn hộ ở thành phố đều rơi vào biến trạch
hoặc động trạch. Các căn hộ chung cư và cao ốc có cấu trúc hình khối duy nhất sẽ rơi vào
biến trạch. Các nhà cao tầng và căn hộ chung cư có cấu trúc kết nối nhiều hình khối sẽ rơi
vào hóa trạch.

Anh chị em cũng nhận thấy rằng: Sự phân loại cấu trúc hình thể nhà theo Phong thủy
Lạc Việt không lấy căn cứ ngăn phòng để phân loại. Mà căn cứ vào cấu trúc hình thể -
gồm nhiều khối hay một khối kiến trúc, căn cứ vào số cửa vào nhà. Trên cơ sở phân
loại này chúng ta sẽ ứng dụng để giải thích và tính toán được những vấn đề mà cổ thư
chữ Hán không lý giải được hoặc lúng túng trong cách lý giải; như: Phiên tinh cho các
tầng nhà - là điều lúng túng theo sách cổ chữ Hán (Sẽ học tới đây).
II - ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM KHÍ THUỘC NỀN VĂN HIẾN VIỆT TRONG VIỆC LÝ GIẢI CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.

II - 1: Khái niệm Âm và Dương Khí.


Trong cổ thư chữ Hán ghi nhận rất nhiều các danh tính của khí trong nhiều lĩnh vực, như: Hỏa
khí, Mộc khí, Sinh khí, sát khí, tử khí, vượng khí, suy khí, Âm khí, Dương khí, tà khi..vv...Nhưng
lại không có định nghĩa cụ thể về khí. Bởi vậy, người ta chỉ có thể cảm nhận một cách mơ hồ
về khái niệm này. Sự bí ẩn của khái niệm "Khí' khó hiểu cho đến tận ngày hôm nay.
Nhưng, trong những bài viết và sách đã xuất bản của tôi, đã nhiều lần khẳng định rằng: Những
khái niệm trong Lý học Đông phương phải là những qui ước, ký hiệu phản ánh thực tại. Thực
tại đó bao gồm cả những thực tại mà tri thức nhân loại hiện đại chưa biết đến. "Khí" chính là
một thực tại mà tôi đã định nghĩa ở trên:

Khí là một dạng tồn tại của vật chất được hình thành do sự tương tác của vật chất và tác động
trở lại với vật chất.

Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì khái niệm Âm Dương bao trùm tất cả mọi vật thể từ vô
cùng nhỏ, đến vô cùng lớn mà con người có thể tìm thấy, hoặc chưa tìm thấy nhưng có thể
tưởng tượng ra trong thế giới - vũ trụ - tương đối này. Khái niệm "Khí" cũng không nằm ngoài
phạm trù Âm Dương. Bởi vậy, chúng ta sẽ xét đến khái niệm đầu tiên thế nào là "Âm khí" và
thế nào là "Dương khí"?

II - 1 - 1: Khái niệm Dương Khí trong văn minh Lạc Việt:


Khái niệm Dương khí nhân danh nền văn hiến Việt là:

Khí hình thành do sự tương tác giữa hai hay nhiều vật thể

MINH HỌA DƯƠNG KHÍ

Chúng ta giả định rằng có hai thực thể vật chất là A và B tương tác lẫn nhau. Thì khí hình
thành bởi hai vật thể tương tác này và tương tác trở lại với A&B là Dương Khí.
II - 1 - 2: Khái niệm Âm khí trong văn minh Lạc Việt:
Sự phục hồi của khái niệm Khí trong Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, định
nghĩa về Âm khí như sau:

Khí hình thành do sự tương tác của những thực thể có trong cấu trúc của một dạng tồn tại vật
chất nào đó là Âm khí.

Định nghĩa này được minh họa bởi hình sau đây:

Chúng ta giả thiết rằng cấu trúc M là một thực thể vật chất được cấu tạo bởi hai thực thể có
trong nó và tạo nên nó là A&B. Thì sự tương tác của A& B chính là Âm khí theo định nghĩa
trên. Và tất nhiên Khí tạo nên do sự tương tác giữa hai thực thể M&N lại là Dương Khí. Từ
định nghĩa này, chúng ta ứng dụng vào một thực tế như sau:

Ví dụ 1:
- Khí hình thành do sự tương tác giữa địa cầu với các hành tinh chung quanh trái đất tạo ra
Dương Khí. Nhưng toàn bộ sự tương tác giữa các tinh tú và hành tinh của nó bên trong giải
Ngân Hà của chúng ta so với Thiên Hà khác lại được coi là Âm khí. Vì lúc này, khi xem xét sự
tương tác của Ngân Hà với các Thiên Hà khác thì thì tương tác của Ngân Hà với các Thiên
Hà khác là Dương khí với Ngân hà của chúng ta.

Ví dụ 2:
- Tương tác giữa phân tử Sắt (Fe) này với một hay nhiều phân tử sắt khác là tương tác tạo
thành Dương Khí giữa hai hay nhiều phân tử sắt. Nhưng toàn bộ sự tương tác của các phân
tử sắt (Fe) trong một thanh sắt so với một vật thể vật chất khác - thí dụ như một thanh gỗ
chẳng hạn - thì lúc này tương tác giữa các phân tử sắt trong thanh sắt đó lại gọi là tương tác
Âm và tạo thành Âm khí so với tương tác giữa thanh sắt với thanh gỗ.

Ví dụ 3:
Hai người ngồi uống Café trong quán, Sự tương tác giữa hai người là Dương khí. Nhưng so
với sự tương tác của cả quán café - trong đó có hai người ngồi - với một người - hay bất cứ
đối tượng nào bên ngoài quán - thì tương tác bên trong quán là Âm khí.

II - 1 - 3: Kết luận:
Khí hình thành do tương tác giữa các cấu trúc vật chất bên trong một vật thể được quán xét
là Âm khí .Khí hình thành do tương tác bên ngoài các vật thể được quan xét gọi là Dương khí.
Định nghĩa này dùng cho mọi cấu trúc vật chất dù vô cùng nhỏ, hoặc vô cùng lớn mà trí thức
nhân loại hiện đại đã tìm ra hoặc có thể sẽ tìm ra và tùy theo đối tượng quán xét.

II - 2: Ứng dụng khái niệm Âm Dương khí từ văn minh Lạc Việt lý giải các vấn đề liên quan
Qua định nghĩa trên thì anh chị em thấy rằng: Khái niệm Âm Dương khí chỉ là một
khái niệm - về nguyên tắc - là sự phân biệt giữa khí hình thành bên trong vật thể
quán xét, hay bên ngoài vật thể khi nó tương tác với vật thể khác. Tóm lại nó tùy
theo đối tượng quan sát. Chính bởi vậy mà trong các cổ thư còn sót lại chúng ta
thấy khái niệm Âm Dương khí ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Nếu chúng ta không
có một khái niệm đúng đắn thì chúng ta sẽ không thể hiểu được tại sao lại lúc gọi
là Âm khí, lúc cũng gần giống như vậy lại là Dương. Từ đó tạo ra một sự nhận thức
hỗn loạn khí nghiên cứu Lý Học Đông phương , mà giang hồ thuật sĩ vẫn gọi là
"Tẩu hỏa nhập ma". Nhưng với định nghĩa như trên - nhân danh nền văn hiến Việt
- thì mọi chuyện đều rõ ràng. Và chúng ta ứng dụng vào việc quán xét các trường
hợp liên quan, theo tiêu chí khoa học.

II - 2 - 1:
Căn cứ trên những khái niệm về khí ở trên, chúng ta lý giải những hiện tượng bí ẩn sau đây
đã tồn tại trên thực tế qua các cổ thư truyền lại.
Cổ thư viết:
"Khi hỗn độn mới phân. Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành Trời. Khí Âm nặng và đục tụ
xuống thành Đất"

Nhưng trong phong thủy, cổ thư lại viết:


"Âm thăng Dương Giáng".
"Âm cao, Dương thấp".
"Chỗ trũng thấp là Dương, nhô cao là Âm".

Nếu so sánh hai tiêu chí trên chúng có vẻ như mâu thuẫn. Và chính mâu thuẫn này khiến
không ít phong thủy gia đã lấy quan niệm của cổ thư khi lý giải "Trời đất mới phân" làm tiêu
chí chính trong phong thủy (*). Và đây là một sai lầm. Điều này xảy ra vì họ chưa hiểu bản
chất của khí.
Thực chất câu trong cổ thư ghi: "Khi hỗn độn mới phân. Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành
Trời. Khí Âm nặng và đục tụ xuống thành Đất" là thể hiện tình trạng tương tác ban đầu của vũ
trụ - gọi là giai đoạn "lưỡng nghi". Sự tương tác này là giữa bản thể vũ trụ là Thái Cực với cái
động ra đời đối đãi với nó và xuất hiện cái có Âm - mà cổ thư biểu tượng là Đất - so với cái
khởi nguyên - Thái Cực - do xuất hiện cái Âm đối đãi với nó nên trở thành Dương. Khí tụ thành
hình nên vật chất thuộc Âm - vật chất luôn động nên Âm Động theo quan niệm của thuyết Âm
Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Khác hẳn cổ thư chữ Hán quan niệm ngược
lại. Sự tương tác của toàn thể vật chất trong vũ trụ - từ hạt nhỏ nhất đến các thiên hà khổng
lồ là Âm so với sự khởi nguyên là Dương - tức Thái Cực. Do đó nói " Khí Dương bay lên, khí
Âm tụ" là so sánh sự đối đãi giữa tồn tại của vật chất với toàn thể vũ trụ.
Nhưng khi vũ trụ đã hình thành - với khái niệm Âm Dương khí như trên thì sự tương tác nội
tại của bản thể qủa Đất của chúng ta là tương tác Âm và tạo thành Âm khí. Chúng ta cũng
biết rằng trái Đất tự quay quanh trục. Trong khí theo định nghĩa về khí là miộtt thực thể vật
chất tất yếu phải theo những quy luật vật lý căn bản. Đó là lực ly tâm và Âm khí có xu hướng
tụ ở vùng ngoài vỏ trái đất. Ở nới càng cao bên ngoài vỏ trái Đất như núi, gò....thì Âm khí càng
tụ. Đó là lý do mà trong Phóng thủy coi nhưng nơi Cao là Âm. Ngược lại tương tác giữa trái
đất và các thiên thể bên ngoài là tương tác Dương. Dương khí tương tác bên ngoài sẽ có xu
hướng xuống đến chỗ trung nhất trên vỏ quả đất. Nên Phong thủy coi trũng thấp là Dương.
Chúng ta xem hình minh họa sau đây:

HÍNH MINH HỌA VẬN ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA ÂM - DƯƠNG KHÍ TRÊN ĐỊA CẦU

* Âm khí - hình thành do tương tác cấu trúc nội tại của trái Đất - thể hiện bằng những mũi tên
xanh có xu hướng lan tỏa ra những chỗ cao trên bề mặt địa cầu: Âm nhô cao.

* Dương khí - hình thành do sự tương tác giữa trái Đất và các thiên thể gần gũi - thể hiện bằng
những mũi tên đỏ có xu hướng tràn xuống chỗ trũng thấp - Dương trũng thấp.

Qua đó chúng ta thấy rằng: Núi càng cao thì Âm khí càng cực. Khe càng sâu thì Dương càng
vượng. Nếu Âm Dương hài hòa thì "thiên nhất sinh thủy - nên nơi núi cao có suối thác chảy.
Khe càng sâu mà Âm Dương hài hòa thì thế nước trong khe huyền vĩ. Núi cao không có suối
thác là cô Âm. Khe sâu mà nước không tràn đầy là cô dương.

Qua sự giải thích trên , chúng ta thấy rằng, sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân
danh nền văn hiến Việt đã giải thích một cách hoàn hảo những bí ẩn của cổ thư và ngày càng
chứng tỏ chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng sự minh chứng chưa dừng ở đây.

Anh chị em lưu ý:


Phát hiện về khí chính là một phát hiện rất quan trọng của Phong thủy Lạc Việt, nhân danh
nền văn hiến huyền vĩ Việt. Ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở môn phong thủy mà còn giải
thích hầu hết mọi vấn đề liên quan đến những bí ẩn trong học thuật cổ Đông phương, như:
Tướng pháp, Đông y.....
Bởi vậy, anh chị em phải nắm vững và hiểu rõ loạt bài ngày như là một nguyên lý căn để trong
ứng dụng Phong thủy Lạc Việt. Đây cũng là cơ sở rất quan trọng trong việc khám phá bí ẩn
của Lý học Đông phương - tức bí ẩn của vũ trụ nhân danh nền văn hiến ViệtCòn tiếp
------------------
* Chú thích: Có một phong thủy gia viết bài trên Vietnamnet.vn có quan niệm sai lầm
khi cho rằng: "Âm thấp, Dương cao" vì chỉ theo một vế của cổ thư khi nói về sự hình
thành vũ trụ. Qua đó chúng ta thấy rằng: Phong thủy Lạc Việt chỉ là sự hiệu chỉnh những
sai lầm có tính nguyên lý và ứng dụng nguyên lý đó để hiệu chỉnh những di sản bị thất
truyền. Trong nhiều trường hợp Phong Thủy Lạc Việt chính là sự lý giải hợp lý những
bí ẩn của lý học Đông phương, nhằm phục hồi những di sản của tổ tiên Lạc Việt.
II - ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM KHÍ THUỘC NỀN VĂN HIẾN VIỆT TRONG VIỆC LÝ GIẢI CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.
Tiếp theo
II - 2 - 2: Phép xem tướng và khái niệm khí.

Với định nghĩa về khí được phục hồi từ nền văn minh Lạc Việt, chúng ta thấy bên trong mỗi
con người chúng ta đều có sự tương tác của các cấu trúc vật chất trong cơ thể mỗi chúng ta.
Cấu trúc trong cơ thể người chúng ta đều có những cái chung như: Gan, phổi, dạ dày, tim óc,
xương cốt ..vv..Cái chung này của con người khác các sinh vật khác. Bởi vậy khí chất của con
người cũng khác sinh vật khác. Nhưng mỗi con người lại có cấu trúc riêng rất khác nhau - mà
cụ thể sẽ có những tế bào phân tử gen di truyền khác nhau. Cấu trúc khác nhau thì hình tướng
tất khác nhau. Tất nhiên - theo khái niệm khí nhân danh nền văn hiến Việt - thì sẽ tùy thực tại
cấu trúc cơ thể của mỗi con người mà mỗi người đều có khí chất riêng. Và khí chất ấy sẽ thể
hiện qua hình tướng ấy.
Khí chất khác nhau tất sự tương tác của khí chất với môi trường sẽ khác nhau và tạo nên số
phận khác nhau mang tính quy luật. Thuật xem tướng bắt đầu từ nguyên lý này.
Anh chị em lưu ý là tôi chỉ lý giải nguyên lý của thuật xem tướng xuất phát từ khái niệm Khí
nhân danh nền văn hiến Việt, nhằm chứng tỏ khả năng lý giải một cách hợp lý theo tiêu chí
khoa học cho khái niệm khí được phục hồi. Chứ không cho rằng khái niệm khí là yếu tố duy
nhất cấu thành nên thuật xem tướng. Nhưng ít nhất - cho đến ngày hôm nay - khoa học hiện
đại đã hình thành môn "Phục hồi nhân dạng" dựa trên cốt người để lại. Điều này đã chứng tỏ
một cách sắc sảo nhân danh khoa học về mối liên hệ có quy luật giữa cấu trúc bên trong và
hình thức bên ngoài. Mà chúng ta biết rằng: Cấu trúc bên trong con người không phải chỉ gồm
có cốt, mà còn là các cấu trúc khác trong một cơ thể sống. Mà - với khái niệm khí - nhân danh
nền văn hiến Việt - thì tất cả các cấu trúc bên trong một cơ thể sống tạo nên khí chất qua hình
thức bên ngoài của nó.
Thực tế của khoa xem tướng đã đạt đến mức tinh vi: Xem tướng có thể biết được bệnh tật,
thể trạng và cả số phận. Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Kiến thức của người xưa
phải rất sâu sắc về mối tương tác trong mọi sự liên hệ giữa cấu trúc cơ thể và điều kiện môi
trường thì cổ nhân mới ứng dụng được vào khoa xem tướng qua hình thức bên ngoài chi tiết
cho từng con người và diễn biến của nó.
Nguyên lý của phép xem tướng qua sự lý giải về khái niệm khí này - sẽ dẫn đến thuật xem
tướng nhà , mà chúng ta sẽ tiếp thu sau này. Nguyên lý này từ "tiên thiên" là - khí khi hình
thành vũ trụ thì "Khí tụ thành hình" và "hình nào khí đó". Nên xem hình sẽ biết được khí.

Anh chị em cần nắm vững nguyên lý này khi học về "Hình Lý Khí" trong Phong thủy
Lạc Việt, để không bị "tầu hỏa nhập ma' khí luận tướng nhà. Nói cho giống ngôn ngữ
khoa học là: Qua hình thức ngôi nhà luận ra kết quả của những người sống trong ngôi
nhà đó. Chính bởi khí chất bên trong được hình thành của ngôi nhà đó tương tác với
họ.

II - 2 - 3: Sự hình thành Âm Dương Khí trong các mối quan hệ của Phong thủy Lạc Việt

Trong Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm
khác hẳn sự ghi nhận trong cổ thư chữ Hán là: Dương Tịnh - Âm Dộng (Cổ thư chữ Hán cho
rằng Âm Tịnh và Dương Động). Nhất quán (*) với nguyên lý của nền văn hiến Việt. Phong
thủy Lạc Việt thì Động thuộc Âm, nên khí thuộc Dương. Tịnh thuộc Dương nên khí thuộc Âm.
Một hình ảnh minh họa cho nguyên lý trên là: Người nữ hình tướng thuộc Dương (Các đường
cong, tròn, mềm mại) nên khí chất thuộc Âm. Người nam hình tướng thuộc Âm (Các cấu trúc
vuông và rắn chắc), nên khí thuộc Dương. Ứng dụng vào Phong Thủy ta thấy:
* Trong căn nhà không người ở - tĩnh Dương - thì sinh Âm khí. Trong căn nhà có người ở -
động - thì sinh Dương khí.
* Khí chất trong nhà là Âm so với môi trường là Dương - (Nguyên lý đã học ở trên) . Vậy nhà
ở cần môi trường động thì âm dương cân bằng. Đó là lý do mà những ngôi gia ở các đường
phố lớn, người đi, xe cộ tấp nập thường phát tài, phát lộc hơn ở vùng hẻo lánh.

Anh chị em cần lưu ý rằng:


Âm Dương phân biệt tuyệt đối chỉ có ở sự khởi nguyên của vũ trụ. Vì chỉ có ở khởi nguyên vũ
trụ mới có cái tĩnh tuyệt đối so với cái động tuyệt đối. Khái niệm phi vật chất duy nhất chỉ có ở
trạng thái khởi nguyên và là dương tuyệt đối. Vì vật chất là Động nên tất cả những cái gì Động
trên thế gian này - kể cả ý thức - đều thuộc Âm và có thuộc tính vật chất (**).
Còn trong tất cả mọi lĩnh vực thì khái niệm Âm Dương chỉ là trạng thái đối đãi tương đối và là
sự so sánh phân biệt. Thí dụ: Người nữ là Âm, nhưng tư duy của họ lại là Dương....vv...
Bởi vậy, khi nói cấu trúc nhà là Âm so với môi trường , nhưng điều đó không có nghĩa trong
ngôi nhà không có khái niệm Dương - bởi sự đối đãi với nhau trong cấu trúc liên quan. Điều
này giải thích câu của cổ nhân "Trong Âm có Dương , trong Dương có Âm", chính là vì tính
đối đãi trong thế giới tương đối này.

Muốn trở thành một nhà nghiên cứu về bất cứ lĩnh vực nào trong Lý học Đông phương
- bao gồm cả Phong thủy Lạc Việt. Anh chị em phải hiểu sâu sắc các bài giảng về Khí.

II - ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM KHÍ THUỘC NỀN VĂN HIẾN VIỆT TRONG VIỆC LÝ GIẢI CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.

Tiếp theo

II - 2 - 4: Khí trong các mối quan hệ của Phong thủy Lạc Việt

Khí trong môi trường đô thị


Trong bài trên, tôi đã giảng về tính chất Âm Dương của khí. Tóm tắt lại thì tính Âm Dướng có
những đặc điểm là:
- Quan hệ không gian thì tùy theo vị trí quán xét.
- Quan hệ thời gian thì tùy theo Động tĩnh:
- Động thuộc Âm, nên khí thuộc Dương.
- Tịnh thuộc Dương nên khí thuộc Âm.
Anh chị em lưu ý:
Khái niệm động tĩnh cũng chỉ là tương đối.
Trên cơ sở này, chúng ta bắt đầu quán xét đến sự vận động của khí trong môi trường liên
quan đến nhà ở.
Căn cứ vào khái niệm trên thì chúng ta thấy rằng:
Dương khí là khí do tương tác của các vật thể đang vận động tạo ra. Từ đó suy ra,
vận động cành nhanh thì tạo khí dương càng mạnh.
Sự tương tác của khí dù Dương hay Âm - Theo nguyên lý trong "Dương có Âm,
trong Âm có Dương", cũng phân loại tiếp tục căn cứ theo chiều của khí:
* Chiều từ trái sang phải - thuận chiều Kim đồng hồ - là chiều Dương. Đây chính
là chiều tương tác thuận trên Hà Đồ (Hà Đồ thuộc Âm so với Lạc Thư, phản ánh sự
tương tác thuận thuộc Dương).
* Chiều từ phải sang trái thuộc Âm.
Hay nói cách khác: Chiều ngược là Âm, chiều thuận là Dương.
Căn cứ vào định nghĩa khái niệm này, chúng ta sẽ thấy rằng: Trên một con đường
hai chiều thì sẽ tạo ra hai dòng khí ngược chiều bởi hai dòng xe cộ. Dương khí tạo
ra mạnh nhất chính bởi xe chạy trên lộ, còn Dương khí do người đi bộ tạo ra trên
vỉa hè là không đáng kể (Trong trường hợp lưu lượng người đi bộ không nhiều).
Chúng ta xem hình minh họa dưới đây:

* Mũi tên xanh trong hình trên biểu diễn đường đi của một vật thể chuyển động
với tốc độ chậm hoặc trung bình. Khí tạo ra tương tác sang hai bên của chiều
chuyển động, đẳng hướng và không gây tạp khí.

* Mũi tên đỏ trong hình trên biểu diễn đường đi của một vật thể chuyển động
nhanh, khí tạo ra có hình thái chuyển động phức tạp. Dễ tạo ra tạp khí.

Từ phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chúng ta thấy rằng:
Nếu Âm Dương hài hòa, lưu lượng xe cộ tương đối cân bằng và tốc độ tương thích,
Xe bên Dương không lấn sang bên Âm thì mọi chuyện tương đối suông sẻ.
Nhưng nếu chỉ cần một chiều xe rất đông và một chiều xe rất vắng, thì sự mất cân
bằng Âm Dương sẽ xảy ra. Đương nhiên đây là một trong những yếu tố xảy ra tai
nạn xe cộ. Như vậy trong môi trường đô thì, thì mọi sự vận động tạo ra Dương khí.

Hướng tương tác của khí trên đường lộ và vấn đề liên quan.
Trong Phong Thủy Lạc Việt và phong thủy nói chung thì:
Con đường với lưu lượng xe cộ được tính như một dòng sông trong kiến trúc phong
thủy.
Cái khác nhau ở đây là: Dòng sông chỉ có một chiều, còn con đường thì hai chiều.
Bởi vậy, khi tính sự tương tác của con đường với nhà ở, hoặc đối tượng nào đó thì
tính theo chiều xe đi tới gần đối tượng hoặc căn nhà đó. Xem hình dưới đây:
Giả thiết qua hình vẽ trên: Dãy nhà phía dưới có vị trí tọa Nam, hướng Bắc (Đông
trạch) thì tương tác vận khí màu đỏ của con đường từ Tây (Bên phải) sang Đông
(Bên trái). Nhà thuộc Đông Trạch mà chịu sự tương tác của khí thuộc Tây trạch thì
không tốt. Nếu gia chủ thuộc Đông Tứ cung thì đỡ xấu vì nhà được hướng. Nhưng
nếu gia chủ lại thuộc Tây tứ cung thì nghịch hướng nhưng cũng đỡ xấu hơn.
Ngược lại, dãy nhà phía trên có vị trí tọa Bắc, hướng Nam Đông trạch, vận khí màu
xanh đi từ Đông sang Tây, nhà lại thuộc Đông trạch (Tọa Bắc hướng Nam), nên sẽ
tốt hơn vì được hưởng khí phù hợp với căn nhà. Nếu gia chủ lại thuộc Đông tứ cung
thì hoàn toàn tốt. Tây tứ cung thì đã xấu lại càng xấu thêm.
Bởi vậy, chúng ta có thể suy luận tổng quát căn cứ vào một yếu tố tương tác rất
quan trọng là: Dãy nhà phía trên làm ăn phát, còn phía dưới làm ăn không tốt lắm.
Đi vào chi tiết từng nhà thì còn nhiều yếu tố, như cấu trúc từng nhà, tuổi gia
chủ..v.v...
Hướng tương tác cụ thể của con đường còn liên quan đến các sơn, hướng theo Bát
trạch, Huyền không, Hoàng tuyền, Thái tuế...(Sẽ học sau).
Do đó, khi trấn yểm, hoặc ứng dụng cácphương pháp phong thủy khác, chúng ta
phải chú ý đến chiều của khí tạo ra bởi hướng di chuyển trên con đường, để phát
huy cái tốt và hạn chế cái xấu.
Sự tương tác của Dương khí liên quan đến dãy phố còn tùy lưu lượng dòng chảy
(Đường rộng hay hẹp) , tốc độ dòng chảy. ...Và còn một yếu tố rất quan trọng nữa
là vỉa hè rộng hay hẹp. Nếu vỉa hẻ hẹp thì tương tác dù mạnh hay yếu của Dương
khí sẽ gần như trực tiếp. Vỉa hè rộng, thì lực tương tác giảm. Những qui luật vật lý
thuộc tri thức hiện đại, vẫn được ứng dụng trong hoàn cảnh này.
Từ đó, chúng ta sẽ suy ra rằng:
Nếu vỉa hè quá hẹp, thì Dương khí sẽ dội trở lại sau khi tương tác với mặt tiền nhà.
Hướng của Dương khí khi dội lại sẽ tùy theo cấu trúc mặt tiền nhà - nếu cấu trúc
mặt tiền nhà càng phức tạp, đa dạng do tính cách kiến trúc khác nhau của mỗi
nhà (Đây là yếu tố thường thấy ở các căn nhà Việt Nam trên dãy phố) thì hướng
dội lại của Dương khí sẽ càng phức tạp. Tạp khí xuất hiện trên con đường và tác
động trở lại dòng chảy. Dòng chảy càng mạnh thì tạp khí càng mạnh. Tất nhiên
đây là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo ra tai nạn. Trong trường hợp này
thì sẽ khả năng làm rộng con đường do tính tương tác của nó với ý thức - vấn đề
này có mối liên hệ khá phức tạp - anh chị em tham khảo tiểu luận "Định mệnh
có thật hay không?". Ở đây tôi chỉ xin lấy hình ảnh thực tế để minh họa: Với một
con sông nước chảy xiết thì về lý thì sẽ phải lở hai bên bờ.
Về việc này tôi xin kể một giai thoại phong thủy như sau:

Giai thoại phong thủy:


Một lần tôi đi với một người ban để quyết định đầu tư vào một khu đất rất lớn. Đến
nơi, xem địa thế xong tôi mô tả tương lai qui hoạch của khu vực liên quan đến khu
đất đó. Một người trong đoàn có chức vị liên quan, thừa nhân tôi dự báo hoàn toàn
đúng với dự án qui hoạch vùng này. Họ ngạc nhiên cứ tưởng tôi là cán bộ qui hoạch
sở Địa chính (Ấy là giải thích theo khoa học) - hoặc là từ cõi trên rơi xuống (Ấy là
giải thích theo "mê tín dị đoan), Thực ra chẳng có cái gì là huyền bí cả, chẳng qua
chúng ta chưa biết mà thôi. Những anh chị em nào tiếp thu nhanh, chịu khó suy
nghiệm, sau những bài giảng này , đều có thể suy luận và dự báo được. Có khi còn
hay hơn tôi vì khả năng sáng tạo.
Cuối cùng do thời hạn để thực hiện dự án quá lâu - theo sự tính toán của tôi - nên
bạn tôi quyết định không đầu tư.

Sự tương tác của khí với vị trí cửa và nhà ở trong khu phố.
Trên cơ sở phân tích về Dương khí ở trên thì mỗi căn nhà của chúng ta ở đô thị,
đều chịu sự tương tác của khí do ảnh hưởng của vận động xe cộ. Ở nơi thôn quê,
giữa đồng không mông quạnh thì ảnh hưởng của Dương khí là do trực tiếp từ tương
tác vũ trụ và do cấu trúc cảnh quan môi trường. Thường ở vùng sâu, vùng xa âm
khí nặng hơn do cây cối...là những vật tĩnh.
Trong đô thị, chính sự tương tác của Dương khí sẽ có ảnh hưởng xấu, tốt đến căn
nhà tùy theo vị trí của nó. Khí lực đi thẳng theo dòng chảy và tỏa ra tương tác với
hai bên đường cùng chiều, tùy theo chiều tốt xấu mà ảnh hưởng tăng giảm độ số
tốt xấu của hướng nhà theo bát trạch, huyền không. Trường hợp đường đi có ngả
rẽ thì theo các qui luật vật lý , khí sẽ có chiều tương tác theo hình vẽ minh họa
dưới đây:
Qua hình trên, chúng ta thấy rằng - dòng khí từ trái qua phải (Màu đỏ, phía dưới
hình, dòng khí rẽ sang phải vào đường ngã ba) - do quán tính của khí lực mà dòng
khí tương tác thẳng vào ngôi nhà B, phía ngôi nhà A vô khí. Hay nói rõ thêm hơn,
khí tự nhiên của ngôi nhà A (loại trừ sự tương tác của dòng khí trên đường) bị cuốn
theo sang ngôi nhà B. Trường hợp này ngôi nhà B sẽ hấp thụ vượng khí và nhà A
thì không. (Nếu ở các nước qui định đường xe chạy bên trái thì ngược lại).

Đây là một trường hợp khá phổ biến trong cấu trúc đô thi. Anh chị em có thể quán
xét điều này ở các đô thị Việt Nam, thể hiện rất rõ ở các ngã ba và các con hẻm
(Ngõ). Những tai nạn giao thông - nếu có - sẽ thường xảy ra ở khúc cua nhà bên
A nhiều hơn B chính vì tính vô khí của nó.
Trường hợp này (A) , hướng tốt , huyền không tốt, cấu trúc tốt ....cũng không
dùng được. Dù được coi là nhà hai mặt tiền vì tính vô khí của nó.
Nhưng nếu ở Ngã tư thì vấn đề lại có sự tương tác khác, Vì thoái khí của đường
này lại là vượng khí của đường vuông góc với nó. Bởi vậy, những nhà ở ngã tư
thường có sự hài hòa về khí do đó thịnh vượng hơn so với các căn nhà chung con
đường. Ngã tư đường càng lớn thì khí lực càng dồi dào.

Khí trên lộ và nhà ở


Qua hình minh họa ở trên, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Nếu trên trục đường xe
chạy càng nhanh thì xung khí càng mạnh, gặp những ngã ba cua gấp và hẹp - Thí dụ như một
ngõ (hẻm) cắt ngang - các góc vỉa hè và kiến trúc nhà đều vuông - ( không vát cạnh
như vỉa hè minh họa như hình vẽ trên ) - thì xung khí theo quán tính; hầu hết sẽ
đi thẳng và khí vào con hẻm sẽ rất ít. Trường hợp này không những chỉ nhà A vô
khí mà cả con hẻm cũng vô khí. Những nhà trong hẻm sẽ không khá. Đây là trường
hợp dễ xảy ra tai nạn giao thông nhiều nhất trong thành phố. nhẹ thì cũng gây kẹt
xe. Điều này - giải thích theo phương pháp luận về Dương khí xuất phát từ văn
minh Lạc Việt- là tính Âm dương xung khắc.
Ngay ở những ngã ba lộ lớn, nếu một chiều xung khí mạnh và đường rẽ xung khí
yếu, tính phân biệt mạnh yếu của xung khí càng rõ - tức tạo thành sự phân biệt
Âm (Khí lực yếu) và Dương (Khí lực mạnh). Trường hợp này cũng rất dễ xảy ra tai
nạn do xung khắc Âm Dương. Sự xung khắc càng mạnh, nếu một con đường một
(Hoặc hai) chiều thuộc Tây trạch và một con đường hai (Hoặc một) chiều thuộc
Đông trạch và ngược lại.
Tuy nhiên, ở ngã ba lộ lớn trong đô thị tai nạn lại ít xảy ra, vì ở những khu vục này
thường có đèn xanh/ đỏ, hoặc cảnh sát giao thông, có tác dụng cản khí , nên không
xảy ra tương tác giữa vô khí và xung khí. Nhưng ở các vùng xa khu đô thị, không
có đèn xanh đỏ, hoặc cảnh sát giao thông, thì đây là một trong những yếu tố rất
dễ xảy ra tai nạn. Điều này tương tự như một con đường xe lửa - xung khí mạnh
- chạy qua một con lộ nhỏ vắt ngang.

Giai thoại phong thủy:


Có một giám đốc xí nghiệp lớn phàn nàn rằng: Xí nhiệp của ông ta tọa lạc bên một
đường quốc lộ làm ăn không khá. Tôi hỏi: "Có phải đường đó xe chạy tốc độ nhanh
và xí nghiệp sát mặt đướng không?". Ông ta rất ngạc nhiên hỏi tại sao tôi biết và
thừa nhận là đúng. Tất nhiên là tôi không có thời gian để giải thích lòng vòng từ
khái niệm khí thuộc văn minh Việt cho đến tính xung sát ....Nên chỉ nói lơ lửng
một câu :"Vậy mới gọi là thầy chứ!"
Đây là điển hình của trường hợp xung khí mạnh và cuốn hút sinh khí của xí nghiệp.
Trường hợp thiết kế, nên đẩy lùi xí nghiệp vào trong, có khoảng cách với xa lộ.
Nếu đã xây dựng thì trồng những loại cây lớn, nhiều lá bên tường trái của cổng xí
nghiệp từ trong nhìn ra (Do xe ở Việt Nam chạy từ trái qua), để cản bớt lực của
xung khí.

Tương quan của khí trên lộ và vị trí cửa chính:


Anh chị em xem hình minh họa sau đây:

Trong hình trên thì chúng ta thấy rằng: Căn nhà thiết kế cửa bên phải sẽ nhận được khí nhiều
nhất, so với căn nhà bên trái (Với điều kiện ở những quốc gia qui định xe đi lề bên phải). Trong
Phong Thủy Lạc Việt và phong thủy nói chung, vị trí tọa của cửa còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Thí dụ như tọa bên phải đón được nhiều khí, nhưng phương vị hoặc sơn không tốt, phạm
không vong..vv...Tuy nhiên - ở đô thị - chúng ta phải ưu tiên yếu tố khí Dương do tương tác
vận động của xe cộ là quan trọng bậc nhất. Ở nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa - hoặc ở các
con lộ tuy cũng trong đô thị nhưng vắng người, ít xe - thì do yếu tố Dương khí không mạnh,
thì các yếu tố khác như: Phạm không vong, sơn hướng ..vv..mới có tác dụng mạnh.

Cầu và tương quan vị trí nhà ở.


Trong Phong thủy nói chung, các sách đều khuyến cáo không nên làm nhà dưới chân cầu,
hoặc sát cầu. Nhưng do không hiểu bản chất về khí nên họ không thể giải thích vì sao. Phong
thủy Lạc Việt - căn cứ theo quan niệm về khí giải thích như sau - Anh cghị em xem hình vẽ
dưới đây:

Anh chị em cũng thấy mũi tên đỏ biểu hiện của Dương khí do xe cộ vận động trên cầu. Nhưng
Dương khí này không lan tỏa được tới các căn nhà dưới gần cầu. Do độ cao của cầu với căn
nhà gần cầu. Ngược lại, nó lại có tác dụng hút hết âm khí và phần Dương khí ít ỏi tự thân của
những ngôi nhà này. Bởi vậy, những ngôi nhà sát cầu, hoặc gần sát cầu bị vô khí hoàn toàn.
Đó là nguyên nhân để những người sống trong những ngôi nhà này không khá được. Nhà ở
dưới đê mà mặt đê xe cộ chạy nhiều cũng có lý giải tương tự; hoặc nhà mà mặt đường quá
cao xe cộ chạy nhanh như đường cao tốc cũng có tình trạng tương tự. Tùy theo mức độ mà
ảnh hưởng khác nhau.

Hiện tượng tham khảo.

* Ở Hanoi, trên đường từ sân bay Nội Bài về, tôi thấy có một khu biệt thư cao cấp
sát mặt đường, đang được qui hoạch nham nhở đã nhiều năm nay. Hỏi thăm người
đồng hành thì khu này ế chẳng có người mua. Đây là một trong những thí dụ điển
hình về công trình sát mặt lộ cao tốc. Khu biệt thự này còn một yếu tố riêng thất
bại bổ xung cho sự điêu tàn của nó là: Mặt bằng của khu qui hoạch biệt thự cao
cấp này thấp hơn mặt lộ.
Sau này anh chị em thiết kế dự án , cần lưu ý vấn đề này.
III. KHÍ TRONG 4 LOẠI TRẠCH

III - 1.TỊNH TRẠCH


Định nghĩa Tịnh trạch theo Phong Thủy Lạc Việt:
Nhà chỉ có một tầng, một cửa vào. Dương khí vào nhà theo một đường cong đẳng
hướng.

Lưu ý: Trường hợp nhà này trùng khớp với loại nhà theo khái niệm tịnh trạch cổ.
Đây cũng là mô hình nhà đầu tiên của loài người từ nguyên thủy. Bởi vậy, nó là mô hình chuẩn
để chúng ta quán xét về các tác động của khí trạch và các sự vận động của khí, giải thích một
số vấn đề liên quan còn bí ẩn trong Phong thủy còn tồn tại trong văn hóa Đông phương, khi
chúng đã thất truyền về nguyên lý lý thuyết và một thực tại mà chúng ta chưa biết.
Do chỉ có một ngăn, một cửa, nên nếu hướng tốt, tọa cửa tốt thì khí trạch tốt. Ngược lại là xấu.
Nhưng xấu tốt sẽ rõ ràng. Nên tôi đặt tên là "Nhất quán khí" (Dù xấu hay tốt).
Trên cơ sở này chúng ta xem hình minh họa về đường đi của "khí" trong Tịnh trạch để anh chị
em cảm nhận và hiểu được vì sao cột giữa nhà , hoặc hầm, giếng giữa nhà sẽ nguy hiểm.

ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG CỦA KHÍ TRONG TỊNH TRẠCH.


Sự vận động căn bản và là cơ sở để quán xét sự vận động của khí trong Dương trạch.
Mặt bằng nhà Tịnh trạch
Lưu ý: Tính chất của khí là lan tỏa, cong và đẳng hướng.

HÌNH THÁI LAN TỎA CỦA KHÍ TRONG TỊNH TRẠCH

Căn cứ theo hình thái lan tỏa này, chúng ta thấy rằng:

1. a: Nếu có cột giữa nhà thì Dương khí xoắn và không lan tỏa được. Hại Dương.
(Dương có thể là người mẹ nhưng đứng đầu trong căn hộ), nhưng đặc biệt tác hại cho
người đàn ông chủ gia đình. Do Dương khí suy và Âm khí vương từ cột cao vút thẳng
lên.
Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:

MINH HỌA ĐƯỜNG ĐI CỦA KHÍ KHI CÓ CỘT GIỮA NHÀ TRONG TỊNH TRẠCH.

1. b: Nếu có hầm, giếng giữa nhà thì Âm khí không tụ do khuyết Âm. Dương khí bị hút
xuống và trở thành Cô Dương. Dương khí vượng. Trung cung phần Âm khuyết lõm do
có giếng. Vợ con gái hoặc mẹ trong nhà trong nhà bị tổn hại.
Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:

MINH HỌA ĐƯỜNG ĐI CỦA KHÍ KHI CÓ GIẾNG HẦM GIỮA NHÀ TRONG TỊNH TRẠCH.
Lưu ý:Xuất phát từ tình chất vận động của Khí: Cong - Đẳng hướng ( khí không bao giờ gẫy
góc dù bán kính đường cong cực nhỏ), nên chúng ta cần lưu ý khi thiết kế nhà như sau:.

*Người Đông trạch thuộc Dương nên cửa vào nên ở bên trái từ trong nhìn ra, và khí trạch đi
ngược kim đồng hồ thuộc Âm. Cân bắng Âm Dương. Tốt.* Người Tây trach thuộc Âm , nên
cửa để bên phải từ trong nhìn ra và khí trạch đi thuận kim đồng hồ thuộc Dương. Cân bằng
Âm Dương. Tốt.
Trong hai trường hợp này cũng chỉ là một trong nhiều yếui tố cần xem xét khí thiết kế cửa nhà,
chứ không phải yếu tố duy nhất. cần phải chọn ví trị tọa của cửa.
Điều quan trong và là yếu tố cần chính là cửa chính thường ở bên phải , do đường xe cộ ở
Việt Nam – từ trong nhà nhìn ra – đi từ trái qua phải. Nên cửa bên phải đón dương khí được
nhiều nhất. Ngoìa ra cần cân nhắc xem xét các yếu tố khác mà hai yếu tố trên chỉ là những
yếu tố phụ mang tính bổ xung.Trên cơ sở mô hinh chuẩn về khí này, chúng ta xem xét các
loại trạch khác.
III - 2. ĐỘNG TRẠCH.Định nghĩa:Nhà có một hay nhiều tầng, mỗi tầng gồm 2 phòng trở
lên và chỉ có một cửa vào duy nhất. Dương khí lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong
nhà (do nhà nhiều ngăn, phòng và các tầng).Lưu ý:Trường hợp này nhà có cấu trúc gần
giống với các trường hợp 2 - 3 -4 của cổ thư.Trong "Cấu trúc hình thể nhà" khi có nhiều
ngăn - phòng thì mỗi phòng lại mang một khí theo Ngũ Hành khác nhau, do việc phiên
tinh phòng. (Sẽ học sau) bởi vậy, khí trong nhà động trạch sẽ có nhiều tạp khí. Tùy theo
nhiều ngăn hay ít. Tuy nhiên vì chỉ có một cửa cho nên chỉ có một loại khí chủ đạo.
Nhưng khi phiên phòng thì nếu phòng cuối là xấu thì nhà vẫn phạm hậu xấu. Vì vậy gọi
là Động trạch. Trong trưuờng hợp quán xét về khí thuộc nhà Động trạch gọi là “Động
trạch khí”.
III- 3. BIẾN TRẠCHNhà có một hoặc nhiều tầng, nhưng cấu trúc thành một khối kiến trúc
duy nhất. Có ít nhất hai cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương
khí từ các cửa vào nhà lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (Do nhà nhiều ngăn
phòng).
Phong thủy Lạc Việt định nghĩa biến trạch như trên.Anh chị em còn nhớ khái niệm
"Trạch" trong phong thủy Lạc Việt là:

Trạch NhàLà đường biểu kiến xuất phát từ điểm giữa của ranh xác định sơn nhà, đi qua tâm
và điểm đến là điểm giữa của ranh xác định mặt tiền nhà (Có vị trí tọa của cổng chính). Trạch
nhà có thể là đường cong.

Khái niệm trạch - như tôi đã trình bày - bắt nguồn từ danh từ riêng chỉ một con vật có thật
trong ngôn ngữ Việt:"Con trạch". Cũng như khái niệm "Long mạch" thì danh từ Long là bắt
nguồn từ một con vật huyền thoại là Rồng. "Trạch" và "Long" đều làĐộng vật - tức là người
xưa đã muốn diễn tả tính yển chuyển của một thực tại trong phong thủy.Sự suy nghiệm này
ta có thể thấy rằng: Hướng nhà có thể tốt - do con người lựa chọn hướng cửa. Nhưng "Trạch"
vẫn có thể xấu. "Trạch vận" , tức là vận chiếu sơn và hướng trạch. Hướng quyết định sự tốt
xấu của trạch và ảnh hướng tới trạch. Như người ta quay cửa sang hướng khác thì trạch sẽ
thay đổi. Nhưng trạch và hướng không đồng nghĩa.

Với định nghĩa "Trạch" như trên thì nhà có hai cửa trở lên sẽ có hai trạch nhà thay đổi tùy theo
người chủ hay dùng cửa nào. Do đó gọi là biến trạch. Chính vì cửa xác định trạch, nên có hai
cửa trở lên gọi là “Biến Trạch khí”.
Đặc điểm của nhà "Biến trạch khí" rất có thể xảy ra hai trạch khác nhau: Do một cửa Đông
trạch, một cửa Tây Trạch. Trường hợp này khí trạch rối loạn, trong nhà thường không nhất
quán, kình chống nhau. Ngược lại, hai cửa cùng Đông hoặc cùng Tây trạch thì tốt.
Nhưng tốt nhất là nhà tư nhân, nên hạn chế nhiều cửa. Nếu làm hai cửa thì tốt nhất nên có
cửa chính và cửa phụ.
Lưu ý:
Nhà hai cửa, nhiều phòng, nhiều tầng thì gọi là Biến trạch khí. Nhưng hai cửa lại nằm
chung một vách tường và cùng hướng thì không có biến trạch. Mà chỉ coi là Động trạch
mà thôi.
III - 4. HÓA TRẠCH
Định nghĩa:
Nhà có một hay nhiều tầng, nhưng cấu tạo gồm nhiều khối kiến trúc. Có ít nhất hai hay nhiều
cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa và nhà lan tỏa
ra nhiểu vị trí khác nhau của căn nhà.
Chính vì tính chất của hai khối nhà trở lên trong quần thể kiến trúc, mỗi khối nhà có một hay
nhiều cửa và có trạch khác nhau, nên gọi là Hóa Trạch. Tất nhiên trong đó có một trạch chính
của toàn bộ khối nhà. Trạch chính này được xác định bởi cửa chính của toàn bộ khối kiến trúc
và sơn của nó.

Nhưng trạch phụ này về định nghĩa "trạch" không đổi. Nhưng phải nối hoặc đi qua với tâm của
toàn bộ tổng thể kiến trúc. Đây là một đặc điểm riêng của Hóa trạch.
HÌNH MINH HỌA NHÀ HÓA TRẠCH

Dưới đây là một mô hình giả thiết nhà ít nhất hai cửa, nhiều tầng và gồm nhiều khối kiến trúc.
Mặt bằng nhà được diễn tả như sau:
Hình trên cho thấy nhà này có hai cửa chính (Không tính các cổng phụ). Ba khối nhà, phần
còn lại là hành lang, sân trời ..vv......Tâm đất được xác định là vòng tròn màu xanh. Như vậy,
nhà này có hai trạch nhà là cho cả khối nhà là:

I - 1: Trạch thứ nhất:


Từ giữa tường của cửa bên trái, đi qua tâm đất đến giữa tường phía sau so với cửa bên trái
là cửa chính.
IV - 2: Trạch thứ hai:
Từ tường có cửa phía dưới đi xuống tường sau so với cửa này (Đường chấm vạch đỏ cong)
qua tâm đất.
IV - 3: Mỗi khối nhà lại có trạch riêng của từng khối (Vạch đỏ thẳng) và qua tâm của khối
đó. Trạch riêng từng khối không liên kết với tâm đất chung.
IV - 4: Mỗi khối nhà lại có trạch riêng, nhưng đi qua tâm đất và liên kết với tâm đất của
cả khu nhà (Vạch chấm đỏ)
Chính vì bởi tính chất phức tạp của nhà nhiều cửa, gồm nhiều khối liên kết, nên mỗi khối có
trạch riêng, trạch liên kết qua tâm đất và trạch liên quan đến cửa chính , tùy theo hai hay nhiều
cửa. Bởi vậy gọi là Hóa trạch khí.

Nhà "Hóa trạch" thì phạm các nguyên tắc phong thủy đã học ở khối nào thì khối ấy suy tàn,
phạm trạch chung thì suy tàn cả căn nhà.
IV. VẬN ĐỘNG CỦA DƯƠNG KHÍ TRONG NHÀ.

IV - 1: ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG CĂN BẢN CỦA KHÍ.


Tôi đã trình bày với anh chị em rằng:
Khí không bao giờ đi theo đường gẫy góc. Suy cho cùng: Từ sự khởi nguyên của vũ trụ, không
bao giờ có đường gẫy góc mà chỉ có đường cong. Đường cong vô cùng nhỏ (R vô cùng nhỏ),
khiến người ta tưởng là đường gẫy góc mà thôi. Về đại thể, khí cũng như vậy.
Chúng ta lấy một căn nhà tịnh trạch dưới đây làm hình biểu kiến căn bản của khí, để từ đó
quán xét đường đi căn bản của khí trong các loại trạch nhà liên quan.

MÔ HÌNH KHÍ CĂN BẢN


Khí trong tịnh trạch

Anh chị em đã biết rằng: Chính sự vận động của con người trong nhà tạo ra Dương khí. Nhà
không có người ở, hoặc rất ít người ở - so với diện tích ở - thì do tính chất tịnh Dương của
căn nhà thì tạo ra Âm khí. Như vậy, cửa vào phòng, hoặc nhà chính là nơi để sự vận động bắt
đầu mang Dương khí vào trong nhà; hoặc căn phòng đó. Chính vì không hiểu nguyên lý của
khí, nên rất nhiều Phong Thủy gia đã lấy hướng ban công, hướng cửa sổ căn nhà chung cư
làm hướng nhà. Họ viện dẫn sách: "Lấy Dương làm hướng" và họ cho rằng trong căn nhà
chung cư thì Ban công, cửa số lấy ánh sáng và không khí vào là Dương. Nhưng bản chất của
Dương chính là Dương khí do sự vận động của con người, và nguồn gốc của Dương khí chính
là từ cửa vào nhà, hoặc phòng chứ không phải cửa sổ.

Từ cửa, con người có thể vận động theo nhiều hướng vào nhà. Nhưng chính Dương khí -
(không chỉ gồm sự tương tác của người đi như thế nào từ cửa, tạo ra Dương khí cục bộ của
sự di chuyển cụ thể) - mà Dương khí vào nhà còn gồm các sự vận động khác trong môi trường
căn nhà: Như xe cộ ngoài đường..vv...
Hình minh họa trên đây, cho thấy, bất luận trong nhà ngườii ta di chuyển thế nào thì về căn
bản khí cũng từ cửa đi vào và tạo một vòng xoáy quanh nhà.
Do tính chất của khi không di chuyển vuống góc, nên về căn bản, các góc nhà sẽ không có
Dương khí tụ ở đó và Âm khí dần tụ lại ở đây - Được minh họa bằng những tam giác màu nâu.
Âm khí tụ lâu ngày sẽ có tác dụng làm ảnh hưởng đến ý thức của con người trong nhà. Và
ngày xưa, các cụ giải thích đơn giản là "Ma xó". Chính vì cách giải thích này mà một thời, bị
các nhà khoa học coi là "mê tín dị đoan". Thực ra chúng có nguyên lý khoa học của nó. Để
hóa giải "ma xó" - do tính chất của khí tương tác với các vật thể, người ta để một bình gốm
sứ trong góc. Một bộ phận khí sẽ đi vào góc nhà và xoay quanh bình gốm sứ lôi theo khí tụ ở
đấy.
Qua hình trên thì chúng ta cũng thấy rằng: Tại các góc nhà, bao giờ cũng có một dòng khí
xoáy sau đó mới tiếp tục di chuyển. Đây là nguyên lý của việc tạo Huyệt trong long mạch của
Phong thủy Âm trạch. Và chúng ta thấy rằng - Phía góc đối diện với cửa thì tôi minh họa bằng
chữ "Sinh". Chúng ta hãy tưởng tượng rằng: Nếu ta đổ nước vào một cái lọ thì nước sẽ tụ ở
đáy lọ trước và đầy lên. Tương tự như vậy, khí từ cửa sẽ tụ ở góc phòng đối diện xéo vì đó là
nơi xa nhất tính từ cửa do tính lan tỏa của khí.
Như vậy nếu xét theo thứ tự tụ khí thì:
Ngoài cửa là nơi dẫn khí; góc tụ khí thứ nhất thẳng đối diện với cửa sẽ hưởng khí "Sinh". Góc
thứ hai đối diện xéo với của chính là khí "Vượng" và góc cuối cùng bên phải (Hoặc bên trái)
cửa sẽ là khí "Mộ" của dòng khí này. Do đó, khi chúng ta đặt các vật thể quan trọng trong một
căn phòng thì tất nhiên phải đặt ở nới "Vương khí" tức là góc đối diện xéo với cửa.

Cũng như thế, với trường hợp nhà mở cửa giữa thì đường khí sẽ chia đôi và cong đẳng hướng
theo mỗi bên.

IV - 2: QUÁN XÉT SỰ VẬN ĐỘNG CỦA KHÍ TRONG NHÀ.

Trên cơ sở của đướng đi căn bản của khí mà ta đã quán xét ở mô hình chuẩn là nhà Tịnh
trạch, chúng ta sẽ xem, xét những cấu trúc nhà khác nhau sẽ có sự lan tỏa khác nhau của khí.
Hay nói một cách khác: Chúng sẽ tạo ra sự tương tác khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến con
người sống trong căn nhà đó khác nhau. Đây chính là bản chất của tương tác ttrong phong
thủy.

MÔ HÌNH THỨ NHẤT


Ở mô hình này, chúng ta có một căn nhà mà ngoài cửa chính thì các cửa hành lang thông
suốt ra đằng sau. Như vậy, chúng ta cũng thấy rằng: Chỉ có ở phòng khách là có khí tụ, do khí
vào từ cửa bị chắn bởi bức tường. Còn luồng khí khi vào cửa hành lang thì sẽ phóng thẳng ra
phía sau. Như vậy các căn phòng phía sau phòng khách sẽ không tụ khí (Mặc dù có khí cục
bộ, nhưng rất ít). Trường hợp này gọi là "Thoái khí". Dương khí suy, tất âm khí vượng. Tùy
theo Âm khí vượng ở phòng nào - mang sao gì (Sẽ học sau), hoặc phương vị tọa như thế nào
(Bát trạch) sẽ ảnh hưởng xấu khác nhau với chủ nhà...

MÔ HÌNH THỨ HAI


Ở mô hình này, chúng ta thấy chỉ có phòng thứ hai là thoái khí. Nhưng tổng thể căn nhà thì tụ
khí, và sau đó - một thời gian thì khí sẽ có ở phòng thứ hai. Do cửa các cửa sau của căn nhà
này không thông suốt như mô hình thứ nhất. Quán xét mô hình này chúng ta thấy rằng: Âm
khí tụ nhiều ở phòng hai (Hình tam giác nâu to hơn). Đặc biệt dưới chân cầu thang, thường
tạo thành một hốc nhân tạo trong nhà, khiến âm khí tụ ở đây rất nhiều. Đó chính là lý do mà
người ta thường làm một tiểu cảnh nước ở đây, với dòng nước chuyển động để hóa giải Âm
khí.

Đặc biệt ở mô hình này, chúng ta thấy có một cầu thang. Do tính đi thẳng của khí thì khí lên
cầu thang sẽ rất ít. Đây là trường hợp tương tự như một căn nhà ở góc phố có hẻm bên phải
mà đường xe đi từ bên trái sang như tôi đã trình bày ở trên. Bởi vậy, để tránh thoái khí cho
cầu thang, nếu hướng chiếu là hướng tốt, cần đặt một chiếc gương chiếu vào cầu thang có
tác dụng đẩy dòng khí lên các tầng trên. Và cửa hậu nên làm một bậu (Ngạch cửa) để chống
thoái khí cho căn nhà.

CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀTRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT(Phần II)Anh chị em thân
mến.
Đây chính là phần được các sách cổ và các phong thủy gia gọi là "Trường phái Dương
trạch" và cho là do Triệu Cửu Phong thời Đường - Tống khởi xướng. Nhưng, như tôi
đã trình bày:
Tất cả những phương pháp ứng dụng trong mọi lĩnh vực thuộc học thuật cổ Đông
phương - có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán - đều thiếu hẳn một nguyên lý lý thuyết căn
bản của nó. Chúng chỉ có phương pháp luận giải thích những phương pháp ứng dụng
và rất mơ hồ. Chúng thiếu một nền tảng trí thức là tiền đề cần có của một sự sáng tạo
những phương pháp ứng dụng đó. Hệ quả của những vấn đề trên khiến cho ngay cả
những khái niệm liên quan cũng không rõ ràng. Điều này chính chúng ta cũng đã tìm
hiểu qua khái niệm trạch, sơn, hướng trong cách hiểu khác nhau của các phong thủy
gia hiện đại. Phong thủy Lạc Việt đã phải định nghĩa lại toàn bộ những khái niệm
trên.Bởi vậy, trước khi chúng ta tìm hiểu phương pháp ứng dụng một yếu tố tương tác
trong phong thủy - thuộc chương trình Phong Thủy Lạc Việt - mà sách Tàu quen gọi là
"trường phái Dương trạch" - thì chúng ta cũng cần định danh lại chính cái tên gọi
này.Bởi vì, trong phong thủy đã chia đối tượng quan sát và ứng dụng làm hai phần là
Dương trạch (Nhà cửa, đô thị) và Âm trạch (Mồ mả, khí mạch của đất), thì không thể lại
có một khái niệm trùng lặp là một bộ phận của Dương trạch cũng gọi là "Dương trạch".
Phong thủy Lạc Việt - như tôi đã trình bày - là sự tổng hợp tất các yếu tố tương tác và
phương pháp ứng dụng những yếu tố đó, còn rải rác lưu truyền trong cổ thư chữ Hán.
Do đó nó phải có tên gọi khác để phân biệt.Tôi đề nghị chính thức đặt tên phương pháp
ứng dụng - trước đây vẫn quen gọi là "Dương trạch"; hoặc "Dương trạch tam yếu" -
nay trong phong thủy Lạc Việt gọi là "Cấu trúc - hình
thể".

Anh chị em thân mến.

Trong các phương pháp ứng dụng những yếu tố tương tác của Phong thủy Lạc Việt thì
phương pháp Bát trạch và Huyền không chịu ảnh hưởng thay đổi nhiều nhất bới sự ứng dụng
nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Trong phương pháp ứng dụng "Cấu trúc
hình thể" sự ảnh hưởng này rất ít. Bởi vậy hầu hết các sách viết về phương pháp này trong
cổ thư chữ Hán, hoặc sách tiếng Việt có nguồn gốc Hán đều có thể ứng dụng trong phong
thủy Lạc Việt. Anh chị em có thể tìm hiểu rộng trong các sách liên quan.Sự khác nhau căn bản
ở đây là:Trong cổ thư chữ Hán thì phương pháp ứng dụng yếu tố "Cấu trúc - hình thể", như
một phương pháp độc lập, không liên quan đến các phương pháp ứng dụng khác (Gọi là
"trường phái") . Và những người theo học trường phái này phủ định các phương pháp ứng
dụng khác trong phong thủy, theo kiểu "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm". Nhưng
trong Phong Thủy Lạc Việt thì đây là một yếu tố quan trọng , phối hợp với các yếu tố tương
tác khác để dẫn đến sự hoàn hảo trong kiến trúc nhà ở cho con người.

Bởi vậy, sự trình bày phương pháp này của tôi, chỉ là sự tổng hợp những tri thức của phương
pháp "Cấu trúc hình thể", sự hiểu chỉnh căn cứ theo nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt
phối Hà Đồ" sẽ thực hiện trong khi trình bày.Phần căn bản và cũng là tính ưu việt của phong
thủy Lạc Việt chính là sự phối hợp với các phương pháp khác trong phong thủy.
Tôi nhắc lại những điều này để bài giảng được liền mạch.
Phần dưới đây là sách Dương trạch được Phong Thủy gia Việt Hải biên soạn. Đây là sách quí
hiếm, có nội dung tổng hợp rất cao. Không có ngoài thị trường.
-----o0o-----

I. TÁC DỤNG CỦA CẤU TRÚC HÌNH THỂ

Anh chị em thân mến .

Phần dưới đây là của tác giả Việt Hải - tôi biên soạn lại - anh chị em nghiên cứu, thấy chỗ nào
khó hiểu tôi sẽ trả lời. Trong này có một số từ liên quan đến Âm trạch cần giải thích rõ khái
niệm, tôi sẽ giảng sau.

Coi đất làm nên nhà ở miền núi đồi thì cần phải có mạch, lấy mạch trọng dụng hơn là thuỷ(*).
Ở miền đồng bằng thì lấy thuỷ làm trọng hơn mạch(*). Sự hưng suy của dương trạch là do sự
lưu hành của khí mạch. Được mạch to, thế lớn, khí nhiều là điềm đất lớn, hưởng phúc lộc lâu
dài ngàn năm chưa nghỉ (*). Nếu có một lần sa, một lần thuỷ, mà khí mạch nhỏ thì hưởng phúc
độ (60) năm, hoặc trăm năm thôi. Vậy nên nói sự tác dụng, phải lấy mạch khí làm bản (thể),
lấy sa, thuỷ là dụng, cả khí và cục đều hoàn toàn mới là phúc địa(*).
Có cục mà không có khí thì nhân đinh không vượng tiến, có khí mà không cục thì tiền tài khó
giữ (cục là 8 cung - quẻ).

Thiên Sứ: Trong Phong thủy Lạc Việt lấy khí làm trọng.

Lấy thiên can phối hợp với ngũ hành thành 4 đại cục là kim cục, mộc cục, thuỷ cục, hoả cục ).
Mạch, hướng hợp với cục, mà thuỷ khấu đắc vị là cát địa, thì được thịnh vượng (**). Nếu long
thân phân ra chi trước (như chân tay ) mà hiềm đất ở chật hẹp đào xẻ, mở rộng thêm thì bị
đoạn thương long mạch, sẽ sinh ra tai hoạ. Những người lập giếng, ao lạch để dựng nhà cửa,
thì khó mà giữ được lâu dài. Nếu muốn đặt ống cống để tiêu nước đi, thì phải chọn lựa phương
nào hợp phép mới được an cư, đằng trước hoặc đằng sau có chỗ cao chổ thấp, không được
làm càn ra chỗ khác, phải theo chiều thuỷ phóng hợp lý (Đây là phương pháp ứng dụng Thủy
Pháp), đây là phép tác dụng của dương trạch, đại khái là như vậy.

I-1: NẠP KHÍ CỦA DƯƠNG TRẠCH


Về phần nạp khí trong ngôi dương trạch, không những chỉ cần địa khí, mà còn cần cả môn khí
(Khí vào cửa) nữa, khí đi ngang từ cửa vào, sức trọng cũng tương đương với khí dưới đất dần
tới. Xưa nay về dương trạch phần nhiều nhà chỉ thu được một cái khí tốt thôi, cái địa khí vượng
thì bị cái môn khí suy, được môn khí vượng thì bị địa khí suy, vì vậy mà phúc hoạ tương trừ
giảm. Được cả 2 cái khí cùng vượng thì phúc lộc mới được hưng thịnh hoàn hảo.

Thiên Sứ: Đoạn này tác giả muốn nói tới Âm Khí và Dương khí. Đã giảng.
Người ta dùng cửu cung, bát quái, ngũ hành, thì nhà cũng bị khắc và những người ở trong
nhà nấy cũng bị ảnh hưởng về khí xấu. Khí từ phương sinh dần đến nhà thời cái nhà được là
khí sinh, những người ở trong nhà được hấp thụ cái khí tốt. Bởi vậy đường sát cửa nhà rất
liên quan đến sự tốt hay xấu của ngôi nhà. Những con đường thẳng vào nhà cửa, gọi là lai
khí ( khí dần lại), như là ngôi nhà, mà ở phưong Khôn có con đường chạy thẳng vào là nhà
ấy thụ khí của phương Khôn, các phương khác cũng vậy.
Các con đường chạy ngang trước cửa nhà là chỉ khí ( khí đứng ở đây) như là nôi . Con đường
chạy thẳng vào ví như lai mạch, đường chạy ngang ví như giới thuỷ ( ranh giới của nước ).

Ở đằng trước, đằng sau, hoặc bên tả, bên hữu nhà, nên có những chỗ cao thì có thể giúp việc
giữ lại khí.Ví dụ: Phương Cấn có ngôi nhà cao thì khí có thể bị chậm lại, thì khí từ Cấn đó quay
lai về nhà mình, các phương khác cũng vậy. Những khí này thường từ cao xuống thấp, người
ta gọi là: “ hồi phong phản khí”. Do đó người ta quen lệ thường xây bức tường cao lớn để chắn
gió, nhất là những ngôi đền; từ; miếu vũ đều hay có là lẽ đó. Tuy nhiên cần phải theo phương
sinh vượng lại, kỵ phương quan sát phản hồi. Phương sinh, vượng có nhiều nóc nhà cao thì
khí hậu, ít nhà cao thì bạc( mỏng ). Tại sao người ta đã chọn những cái tốt để làm nhà cửa ,
mà vẫn chỉ ở một ngôi nhà ấy thôi, mà lại có khí vượng, khi suy? Đó là vì địa mạch với thiên
vận cùng một khí hoá. Theo phép cửu cung phi tinh, của tam nguyên vận chuyển mà hoá ra
có khi bại, khí hung như vậy. Nhưng sự xét đoán về lưu niên quái lệ này ( từng năm, mỗi năm
một cung ), chỉ lấy vị chủ niên tinh là thân sát của năm ấy để đoán cát hung 1 năm qua thì hết,
chứ không liên quan gì đến phúc hoạ lâu dài của căn nhà đó cả. Nếu căn nhà ấy được cả địa
khí, môn khí là vượng, thì vận niên có gặp tuyệt mạng, hay ngũ quỷ cũng không sao. Trái lại,
nếu khí của căn nhà ấy xấu ! Vì vậy xem về dươmg trạch cũng phải lấy Tam nguyên mà định
đoán suy vượng. Đất là một vật cố định, khi gặp vận khí cùa tam nguyên suy, thì không thể
sửa đổi được, chỉ có thể sửa đổi được cái cửa, phải tuỳ chổ có chổ đổi được sẽ làm. Đổi một
cái cửa hợp với khí vận của tam nguyên có thể đổi suy thành vượng, bất hợp với tam nguyên
sẽ đổi vượng ra suy. Ví dụ: Như người không sinh con thì nên mở một cái cửa không hợp với
khí vận của tam nguyên thì lại chuyển phúc thành hoạ! Cửa thay đổi thường chỉ cách nhau
gang tấc mà tốt xấu khác hẳn, nên phải cẩn thận.

Cửa thông ra đường lớn rất quan trọng, không khí vận nối đi ngang ở trên đường, khi mở cửa
ra là khí theo xông vào cửa đi vô trong phòng nhà ngay, không kể là cửa chính, cửa ngách,
cửa sổ đều phải nghinh tiếp được nguyên vận khí sinh hay vượng mới là tốt, nếu hưóng cửa
đón tiếp khí sát tiết của tam nguyên thì tất cả mọi sự xấu sẽ tụ tập lại ở đó.
Cửa buồng của vợ chồng chủ nhà là quan trọng nhất, vì sinh con đẻ cái cháu chắt nối dõi tông
đường, hay dỡ cũng ở đây mà ra cả, nên cần phải đón nhận được sinh khí. Nếu trong nhà mà
từ cửa này đến cửa khác đều là phương hướng tốt để dẫn khí tới buồng ở, mà đặt giường nằm
đón lấy thì sẽ thừa tiếp được ngũ phúc hoàn toàn.
Làm nhà ở nơi đồng không cô quạnh, thì địa khí tán đãng, nhà ở cần phải quy tụ gần lại thì khí
mới tập hợp lại, không khoáng thì phong khí phi du tẩu khứ. những căn nhà nhỏ thấp hẻo lánh
lâu năm không thấy, phát đạt gì cả, bỗng nhiên thấy thi đậu, đinh tài đều hưng vượng là tại
sao ?

Đó là vì sau 60 năm gặp nguyên khí suy hết vận suy, sang nguyên khí vượng mới phát.
Thấy cây cỏ tốt tươi, xanh đẹp đó là tú khí cung đúc, vì vậy đôi khi thấy chặt cây phá rừng, dỡ
nhà đi, làm cho gió thổi khí tan, mà khiến cho suy bại ! Địa khí thì chìm dưới đất sâu, giúp cho
người ta còn lâu chậm, thiên khí còn ở trên không, nuôi ngay bản thế, hấp thụ đêm ngày không
thể thiếu vắng trong giây phút, nên sự hung, cát, linh ứng rất là mau chóng. Ngôi nhà nào mà
dưới nền nhà thu được quý khí của địa, trên cửa nhà nạp được vượng khí của thiên, tất nhiên
là những người được ở trong ngôi nhà ấy hưởng phú quý song toàn, lâu dài kế tiếp.

II-2: KHÍ SẮC CỦA DƯƠNG TRẠCH

Nhìn khí sắc của ngôi nhà ta có thể biết xét đoán được cái hoạ phúc của gia đình người ở
trong nhà đó. Mặc dầu ngôi nhà cũ, nhưng khí sắc sáng sủa, trông có vẻ tươi tắn, thì nhà ấy
nhất định hưng thịnh. Căn nhà tuy mới, nhưng khí sắc ảm đạm, có vẻ u ám thì gia đình của
nhà đó sẽ suy bại không sai!
Khi bước vào phòng khách, mặc dầu không có người, nhưng có vẻ ấm cúng như là có người
đang nói chuyện ồn ào, náo nhiệt, thì biết nhà ấy thịnh vượng. Còn khi bước vào phòng khách
tuy có người, nhưng có vẻ lạnh lẽo như không người ở, ta biết là nhà ấy suy tàn, bước vào
cửa như có ánh sang chói lọi, biết là nhà đó sắp giáu lớn; có hoạnh tài hoặc tiến chức cao,
hay có quý tử chào đời.
Thấy có ánh sáng hồng, nhưng có vẻ đượm màu khói, là nhà đó sẽ bị hoả tai. Không khí trong
nhà có vẻ hắm ám, lờ mờ như sương, như khói trong nhà ấy có tai hoạ. Không khí trong nhà
lờ mờ, trong trắng như khói mỏng là nhà đó có tang. Trong không khí vui mừng nhưng lại lẫn
vẻ hắc ám, là sự thịnh vượng sắp tàn, mà tai hoạ sẽ tới. Trong bầu không khí hắc ám, lại thấy
lẫn chút sáng sủa là tai hoạ sắp hết.
Trong sắc trong trắng lờ mờ mà có điểm sáng sủa là điềm sắp có sự vui mặc dầu trong thời
kỳ cư tang. Những đêm trời quang, mây tĩnh mà nhìn thấy trên nóc nhà có màu sắc sáng rực,
đón là điềm sẽ sinh quý tử; và giàu sang sắp đến. Vào khoảng đêm khuya, lúc trăng sáng, sao
thưa mà thấy khí có ngũ sắc bay lên trời rồi rũ xuống như cái dù, cái lọng ở chổ nào là biết ở
dưới đó có ngôi dương trạch rất quý, nếu có khí sắc như thế mà hình dạng dưới lớn trên nhọn,
hoặc ở ngoài đi ngang qua, hoặc bay phân tán là không phải nơi ấy có, phải phân biệt kẻo
nhân họa.

Thiên Sứ: Trên đây là phép xem khí sắc của ngôi nhà. Phép này rất khó giảng trên mạng
hoặc offline. Tôi chỉ đưa vào đây để anh chị em có khái niệm và tự nghiên cứu. Hoặc
phải có lần họp lớp lấy ngay nhà ai đó làm thí dụ giảng trực tiếp. Chỉ người có mặt mới
cảm nhận được. Còn không thì anh chị em phải tự chiêm nghiệm.

II. PHÉP XEM HÌNH CƠ DƯƠNG TRẠCH

Hình dạng về nhà cửa có nhiều kiểu khác nhau, vậy sự hung cát cũng khác nhau biệt, nên
phép xem dạng nhà cũng phải tuỳ đó mà xét đoán, có nhiều cách xem; có cái nhà nhiều căn
cùng một dãy, có cái tóm vẹn cả vào một toà mà xem. Có cái phải xem chiều nằm ngang, có
cái phải xem chiều đứng, đều phân biệt rõ mà xem xét.Tuỳ rằng khác nhau, nhưng cũng không
ngoài cái phép lấy ngũ hành sinh, khắc để phân biệt cát, hung. Nhưng hiềm là ý nghĩa của
ngũ hành quái sao sâu sắc, chứ không dễ dàng như hình ngôi nhà mà ngưòi ta dùng con mắt
thông thường của mọi người mà ai ai cũng có thể phân biệt được tốt xấu được đâu!
Nay tôi (Tác giả Việt Hải) phiên âm bài thi ca vẫn 5 chữ một câu và giải nghĩa rõ ra như dưới
đây để các độc giả cùng xem xét và nghiên cứu.II. PHÉP XEM HÌNH CƠ DƯƠNG TRẠCH

Hình dạng về nhà cửa có nhiều kiểu khác nhau, vậy sự hung cát cũng khác nhau biệt,
nên phép xem dạng nhà cũng phải tuỳ đó mà xét đoán, có nhiều cách xem; có cái nhà
nhiều căn cùng một dãy, có cái tóm vẹn cả vào 1 toà, mà xem. Có cái phải xem chiều
nằm ngang, có cái phải xem chiều đứng, đều phân biệt rõ mà xem xét.Tuỳ rằng khác
nhau, nhưng cũng không ngoài cái phép lấy ngũ hành sinh, khắc để phân biệt cát, hung.
Nhưng hiềm là ý nghĩa của ngũ hành quái sao sâu sắc, chứ không dễ dàng như hình
ngôi nhà mà ngưòi ta dùng con mắt thông thường của mọi người mà ai ai cũng có thể
phân biệt được tốt xấu được đâu!
Nay tôi (Tác giả Việt Hải) phiên âm bài thi ca vẫn 5 chữ một câu và giải nghĩa rõ ra như dưới
đây để các độc giả cùng xem xét và nghiên cứu.

II - 1:DƯƠNG TRẠCH CA QUYẾT


1_ Làm nhà theo hình chữ tứ, sẽ phát nhiều tài lộc.
2_ Làm kiểu nhà chữ kim, thì giàu của nhiều con.
3_ Làm nhà hình chữ bát, thì bị cô hàn bịnh tật!
4_ Làm nhà hình chữ hoả, thì bị bịnh đờm siên bế tắc.
5_ Hình nhà như chữ nhân thì chỉ có một con thôi. Lại bị bệnh vàng, bủng, ôm yếu, chân tay
thường co quắp.
6_ Nhà cất như hình mộc tinh dài thì khắc vợ và chết non !
7_ Nhà như hình kim tinh thấp, sẽ bị cô quả và bị đau mắt.
8_ Nhà làm như hình thổ tinh vuông, được giàu sang nổi tiếng.
9_ Nhà làm như hình thuỷ tinh, không bằng nhau, tức so le cái cao cái thấp, cái ra cái vào,
con cahú ngỗ nghịch, nghèo hèn.
10_ Nhà như hình hoả tinh tam giác, thì sinh mục nhọt ở miệng, lưỡi và , mắt v.v…
11_ Cách khoảng 5 bước có 2 lân nhà, được giàu sang phú quý.
12_ Hình nhà hợp với sao thái dương, có nhiều người làm quan to.
13_ Thế nhà đấu tinh, sẽ phát hoạnh tài và vượng đinh.
14_ Nhà như hình cái quạt, sẽ bị mắc bịnh lao và phiêu bạt xứ người.
15_ Nhà thì lớn rường cột lại nhỏ, thì người này hay ôm yếu không thọ lâu.
16_ Nhà nhỏ rường cột quá to lớn, thì người bị mắc bệnh ung sủng khó mà sống lâu được.
17_ Cây thượng lương nhỏ, cột nhà lại to hơn là nô bộc khinh chủng, nhà hèn.
18_ Rường nhà ( cây thượng lương ) lớn, cột nhà lại nhỏ quá, bị người hà hiếp.
19_ Bên dưới ( cánh tay ) có nhà ngang, nhiều con vượng lục sát.
20_ Ở dưới vách có nhà nhỏ tiên, có nhiều ruộng thóc, lúa cũ mục nát chưa dùng đến.
21_ Nhà có nhiều cột mà không mái che ngang, sinh bịnh ôn hoàng, đứng lên té ngã xuống.
22_ Nhà quá lớn sẽ không kín gió, thì của cải tán, người không.
23_ Nhà ở mà trông thấy như thùng hố chôn người, thì sẽ bị cô quả, ít đinh số (đàn ông).
24_ Trong nhà nền đất một mặt bằng phẳng, thì giàu sang nổi tiếng tăm khắp vùng gần xa.
25_ Nhà mà ở đằng trước cao, đằng sau thấp, sẽ bị tổn con khắc vợ.
26_ Đằng sau nhà cao, đằng trước nhà lại thấp, thì người già kẻ trẻ phân nhiều đều bị u mê
tối tăm.
27_ Nhà ở giữa cao, đằng trước, đằng sau thấp, thì vợ chồng mày mặt không hoà thuận.
28_ Nhà ở giữa cao, bên tả, bên hữu thấp, thì trong nhà cãi cọ chông ngoảnh phía đông, vợ
trông phía tây.
29_ Nhà ở đằng trước hiên sánh ( công sở ) ở đằng sau, thì tiền của như bèo trôi, mây nổi
tức hao tán mau chóng.
30_ Cột nhà bị gãy lấy cây chống xiên tréo, thì đồn đại, huyên náo là gia nghệp nghiêng đổ.
31_ Mái hiên ( tức mái tranh ) nhà rộng rãi thì được tốt lành, nếu chật hẹp thì người trong nhà
phần nhiều hay tật bịnh.
32_ Nước đầu giọt tránh bắn vào trong phòng, đến năn vận xấu thời bị tội thương đau.
33_ Trong phòng nhà có cây cỏ mọc cao, thì nạn đẻ khó tránh.
34_ Tường vách dưới chân nhà vỡ lở, thì tán tài tai ương!
35_ Nhà ở bốn phía có thuỷ phản vào, thì nhà bị mọt, kiến mối gặn đục rỗng cột.
36_ Đằng trước nhà có bậc thềm thè ra, thì đời đời sinh sản ra người hiền tài.
37_ Mái tranh đằng sau chìa ra như đuôi cá, thì bị bệnh ôn dịch tổn hại trẻ con.
38_ Nhà ở cột vách không liên tiếp nhau, thì bị bệnh tật, biệt vợ xa con.
39_ Bên tả khuyết thì con trai bị tổn thương.
40_ Bên hữu không khuyết, thìcon gái bị bại vong.
41_ Chỗ gà đậu hướng vào nhà, thì sinh ra bệnh tật nhiều.
42_ Cột vách bị mối mọt rỗng không, thì sinh đau răng điếc.
43_ Trong nhà đất lỡ vỡ, thì xảy nhiều sự phức tạp hao tổn.
44_ Ở đằng trước cửa nhà, mà có cái nhà đổ nát, thì sinh ra khẩu thiệt, kiện cáo lôi thôi liên
tiên.
45_ Nhà mà ở lạnh lẽo như nhà giam gọi là” thiên lao” thì tiêu xơ xác như long cháy mau
chóng.
46_ Có lạnh nước chảy ngầm xuyên trong nền nhà, thì hay sinh ra bệnh trĩ hoặc phong sang
đỗ máu mũi.
47_ Trên nóc nhà lại làm them cái nóc nhà nhỏ nữa, thì trẻ con khó giữa toàn tánh mạng.
48_ Nhà như hình miệng sọt dúm lại, thì bán hết ruộng mương rồi bỏ làng đi nơi khác.
49_ Đằng trước nhà có nóc nhà cao quá, thì bị cô quả, kêu khóc đêm ngày.
50_ Đằng trước nhà là nhà lầu, đằng sau là nhà chính thì chồng chết, vợ ở goá, không con
trai.
51_ Nhà phụ tùng cao hơn nhà chính, thì thoái bại của để cho người khác ăn.
52_ Nhà ở gần cạnh thấp mà gãy lưng, thì sẽ bị hoành hoạ và hoả thêu ( cháy nhà )
53_ Bốn phía nhà đều một hang chạy dài, thì quỹ tiền hết, không có lương ăn áo mặc.
54_ Nhà như hình cái thước gấp, thì trong nhà bị nhiều cảnh đau buồn thảm thương!
55_ Nếu ở cái nhà mà 2 bên lạnh rét, thì sẽ nghèo khổ, tai hoạ đến rất mau.
56_ Sửa chữa lại nhà mà lay động cả kèo cột, thì hung, làm thương tổn cả người cùng chung
cốt nhục.
57_ Đầu đòn nóc nhà cạnh đâm thẳng vào lưng nhà mình ở, thì ra ngoài phải phòng quân giặc
cướp.
58_ Tường chu vi ngay mà hướng nhà thiên thẹo, lệch lạc thì rất là hung, người nhà sợ hãi
sự quái lạ.
59_ Kiểu nhà rối rít như cái bánh kem, thì thoái lại không thể gàu mạnh được.
60_ Trước nhà có cái nhà khác gác thẳng vào nhà mình, thì hay sinh bệnh, bị tang chế và đau
mắt.
61_ Những lôi đi ở trong nhà thiên thẹo, thì lâu năm sẽ sinh ra sự rối loạn như mối tơ gai.
62_ Đắp hình người làm cột nhà, thì 3 năm lại có 1 kỳ khóc lóc, tức là có người chết.
63_ tường cũ đổ gãy khí xây đắp lại nên giữa đúng chân móng trước không nên làm sai khác.
64_ Cái nhà chính mà trong lòng nhà rộng rãi, sang sủa, thì được thịnh vượng không bị hao
tán.
65_ Cái nhà chính mà đinh đóng vào cây gỗ hoặc tre, làm cột kèo v.v…sẽ sinh quái, bịnh ẩn
chứa trong người?
66_ Đanh cột máng đổ như tên bắn chỉ vào nhà thì sẽ có nô bộc mưu sát chủ nhà chết.
67_ Nhà làm 9 gian, theo hình chữ tĩnh thì sẽ phú quý.
68_ Đất ở đằng sau nhà rộng hơn đầu nhà, thì sẽ có kim tiên bổng lộc chứa nhiều.
Những câu ca dao này tuy quê cục, nhưng câu nào cũng ứng nghiệm cả.

II - 2:BÀI VẤN ĐÁP VỀ SỰ PHÚC HOẠ

- Do sửa chữa nhà cửa cũ -

Người ta thường thấy có cái nhà cũ vẫn yên lành thịnh vượng, chỉ sửa chữa canh cải lại mà
hoá ra bất lợi, dần dần sa sút rồi bại tuyệt luôn. Đó là bởi lúc làm đã phạm xung sát vào phòng,
nên bị hại, phạm sát có nhiều cách, như là làm: phanh xẻ, đâm xé, xung xạ, thay đổi, thêm
bớt, không hợp với kiểu cách tốt, là những đều rất kỵ. Vậy muốn tu tạo lại phải hiểu biết cái
lành, cái dữ, phải thận trọng chớ nên phóng túng, phí công vô ích, còn bị lâm hoạ nữa không
chừng! Nay lấy những kiểu hình của nhà cũ và nhà mới, đưa ra để làm câu vấn đáp cho các
độc giả nhà nhận thấy rõ ràng, cùng suy xét, cùng kinh nghiệm, sẽ tự hiểu biết mà tìm lành,
tránh dữ, đầy đủ như sau.

* Hỏi: Thế nào là "Sáp sí phòng"?


Đáp: Cái nhà cũ lại làm tiếp thêm cái mái nữa ở đằng trước hoặc đằng sau để làm cái phòng
nhỏ liền 1 mái, gọi là sáp sí phòng ( sáp là gài chắp, sí là cái cánh loài chim, phòng là buồng ).

* Hỏi: Thế nào là "Đơn nhĩ phòng"?


Đáp: Là với phòng nhà cũ, ở đầu bên tả lại làm thêm cái nhà nhỏ nữa gọi là đơn nhĩ phòng
( tức là nhà có 1 tai ) thì tổn thương trẻ nhỏ, sẽ tự ải ( tự sát phơi xác ), sanh bịnh phong sang,
phá tài sản, đàn bà khó sanh đẻ, chân tay phù thủng v.v… có thì bỏ đi, không thì đừng làm
nữa.

* Hỏi: Thế nào là "Thiên thân phòng" ?


Đáp: Cái nhà cũ 2,3 gian liên nhau, hoặc mới cũ tương tiếp, phòng thành hình thể của cái nhà,
là thiên thân phòng. Tức như người lệch lạch thân thể thì hao tổn, lục súc, điền sản, sinh bịnh
ôn dịch, lao tế, mẹ chồng con dâu bị quả phụ, trẻ nhỏ thường lạnh tỷ, vị, hoạn nạn bất lợi.
Chú thích: Chỉ gọi là "Thiên thân phòng" khi xây thêm phòng mới tạo ra một hình thể không
cân đối, mất thẩm mỹ trong "cấu trúc hình thể nhà", mới sinh ra "Thiên thân phòng". Không
phải bất cứ việc xây dựng mới nào cũng là Thiên thân phòng.Thiên Sứ

* Hỏi: Thế nào là "Song nhĩ phòng"?


Đáp: Ở đằng sau cái nhà to lại thêm 2 cái nhà nhỏ ở liền bên tả, bên hữu đều có cân đối như
nhà có 2 tai, nên gọi là song nhĩ phòng thì gây ra tự ải đầu hà ( tức là đầu xuống sông, xuống
giếng ) sinh nhiều bịnh tật, độc ác, trẻ nhỏ nhiều tai nạn, bất lợi lớn, nên bỏ đi.
Chú thích: Anh chị em lưu ý là "Đằng sau cái nhà to" và "hai bên tả hữu", chứ không phải là
"Bên cạnh". Thiên Sứ

* Hỏi: Thế nào "Bảo bốc tinh phòng"?


Đáp: Cái nhà lớn, lại làm thêm 1 cái nhà nhỏ để lên mái ( nóc ) ở đằng sau hoặc đằng trước
là bốc tinh phòng thì đại phá tài, khó sinh đẻ, điếc mù bệnh tật, điên khùng, động kinh, phong
hoả, đạo tặc, đại hung, nên triệt trừ.
Chú thích: Một số kiến trúc hiện đại có kiểu cấu trúc này. Khi nào chợt thấy tôi sẽ chụp hình
ảnh đưa lên đây. Nhà có tum, không phải Bốc tinh phòng, vì không đăt trên "mái". TS

* Hỏi: Thế nào là "Ám tiễn phòng?


Đáp: Cái chính đường ( tức cái nhà lớn ) có 1 đầu kèo, hoặc đao góc trái nhà, hoặc đòn tay
nhà khác chỉ thẳng vào chính đằng trước hay đằng sau, hoặc cái nhà nhỏ ở đằng sau lưng đà
lên cái nhà khác xung thắng ngay vào nhà mình, đều là Ám tiễn phòng cả thì người gia trưởng
bại tài sản, thương lục súc, bị giặc cướp đại hung.

* Hỏi: Thế nào là "Lộ tích phòng"?


Đáp: nhà cũ lâu năm mái lợp bị bay tuột cả, phơi cả nóc, cột v.v…gọi là lộ tích ( tức hở xương
sống ) thì mưa gió thấm nước nát cột vách, thì phá tan tài sản, bị bịnh sang độc chết non, bỏ
quả phụ.
Chú thích: Đây là trường hợp hình nhà lộ nóc tôi đã trình bày. Tôi sẽ đưa hình minh họa vào
đây.

* Hỏi: Thế nào bảo là "Xích cước phòng"?


_Đáp: Nhà cũ lâu năm, bị nát không sửa, bỏ nước mưa thấm, nát đầu đòn tay, mái tranh rộng
2,3 thước, gọi là "Xích cước phòng" thì hao tán tài bạch bịnh tật bỏ làng trốn tránh v.v…

* Hỏi: Thế nào gọi là "Lộ cột phòng"? "Khô cốt phòng"?
Đáp: Nhà cũ lâu ngày mái nát không có rơm, cỏ lợp, hoặc tường vách không đắp, trét đất kín
gọi là Lộ cốt phòng ( nhà phơi hở xương ) thì nam nữ đa bịnh phong tình, tà dâm, sang độc
v.v…
Khô cốt phòng, là cái nhà mới cất dựng lên 2,3 năm tường vách không che lợp bị mưa thấm,
vỡ lở, thì hao tán gia tài, con cháu chết non.
Chú thích: Những căn nhà hiện đại cũng rơi vào trường hợp này.
Hình minh họa: Mái nhà này phạm "Lộ cốt phòng".

Hỏi: Thế nào là "Đơn xí phòng? "Song si phòng"?


Đáp: Đơn xí phòng là cái nhà cũ, tường bên tả cài thêm 1 cái mái làm chái ( hiên ) hoặc thuận
hoặc nghịch thành 1 cái phòng nhỏ, thì trước hại con cháu, sau tổn huyết tài bản thân và kêu
quái dị, đầu mặt mọc mụn v.v.
Song xí phòng là cái nhà chính đường, bên tả, bên hữu nóc phục thấp, trên làm thêm cái mái,
xẻ ra làm thêm cái phòng… nữa, thì bị ly hương, đào tẩu bị xe cán đau thương, con cháu bài
bạc, phá gia bại sản.

Hỏi: Thế nào gọi là "Quy bối trang đầu phòng"?


Đáp: Cái nhà cũ 4 bên mái thấp xuống, lại làm thêm cái mái hiên nhỏ ở trước cửa, hoặc cái
phòng nhỏ ở gian nhỏ thò ra, nóc nhà chính trung cao, trông như cái lưng con rùa, có đầu,
nên gọi là quy bôi trang đầu phòng ( làm thêm cái đầu ) thì sẽ bị tê liệt, lao, bịnh bức khí, hoặc
đui, điếc, thương tổn người, vật, hao tán tài sản v.v…

Hỏi: Thế nào là "Lậu tinh phòng"? "Phi đầu phòng"?


Đáp: Lậu tinh phòng là cái nhà cũ thốt nhiên mở thêm 5,7 cửa sổ ở 4 mặt tường, mở 2,3 chỗ
cửa ngõ ở ngoài phòng nhà. ( tức tiết lộ cho ngoài soi chiếu vào phòng ) thì hư hao tài vật, ma
tà mơ mộng, trẻ nhỏ sinh bịnh tà phong, thủng v.v…
Phi đầu phòng là trên đỉnh nóc nhà, làm thêm 1 cái mái nữa, để che nhà như cái lọng có cột,
không có sống lưng, hoặc lấy rơm lợp trùng cho có vẻ đặt biệt khác mọi người, như vậy thì
độc con trai hay đổ máu mũi, con gái bị thọt chân, trẻ nhỏ sinh kinh phong, quái bệnh v.v…

* Hỏi: Thế nào là "Ỷ đài phòng"? "Phượng đài phòng"?


Đáp: Ỷ đài phòng là 1 toà nhà ở giữa chỗ đường to qua lại, 4 mặt tường cao, trung tâm nóc
nhà thấp xuống, 4 đường đi xung thẳng vào nhà, thì sinh bịnh yết hầu, trộm cướp tán tài, đàn
bà ác nghiệt v.v…
Phượng đài phòng là cái nhà cũ hiện đang ở, bỗng nhiên tạo thêm 1 cái nhà lầu nhỏ giữa
trung tâm, 4 mặt cửa sổ dờm vào, thì người gia trưởng sinh bịnh than loán ( tê liệt ) kiện cáo,
phá sản, hoả tai, hoạ hoạn rất hung dữ !

* Hỏi: Thế nào là "Đơn truỵ phòng"? "Song trắc phòng"?


Đáp: "Đơn truỵ phòng" là cái nhà lớn, đầu bên tả làm tiếp thêm 1 cái nhỏ mà hướng phản ra
ngoài, thì người lớn, trẻ con tính mạng không yên, phá tài, hao tốn, lục súc và nhiều bịnh ngấm
trong thân.
Song trắc phòng là cái nhà lớn đầu bên tả có cái nhà nhỏ nữa, nếu bên tả bên hữu 2 đầu có
thì gọi là “song trắc phòng” (2 cái nhà bên cạnh ) thì hay cãi cọ nhau, tán tài, tai hoạ.

* Hỏi: Thế nào là "Cô khô phòng"? "Điêu linh phòng"?

Đáp: Cái nhà lớn 2 đầu nhà lại làm thêm tiếp 1 cái nhà nhỏ đè lên nóc gọi là cô khô phòng, thì
tan của hết người, lớn, nhỏ đều bất lợi, thường bị hoành hoạ mất mạng. Nếu cùng làm từ lúc
mới dựng nhà lớn thì không hại, chỉ vì làm thêm sau thì mới độc.
Điêu linh phòng là cái nhà cũ lâu năm không lợp ngói, thì sinh bịnh huyệt quang, tai họa không
ở yên, nên tu bổ lại ngay thì mới được yên lành.

* Hỏi: Thế nào là "Phô xí phòng"? "Lộ lương phòng"?


Đáp : Phô xí phòng là cái nhà lớn lại làm thêm cái mái mới ở bên tả hay bên hữu, hoặc đằng
trước, đằng sau, thì tổn thương trẻ nhỏ, con cháu không vượng, bỏ đi thì lành.
Lộ lương phòng là 2 cái đầu nóc nhà thò phô lộ ra, thì đau ôm tai hoạ, nên bỏ đi.

* Hỏi: Thế nào là xưởng ốc phòng? lộ chửu phòng?


Đáp: Nhà dựng lên mà không lợp kín gọi là xưởng ốc phòng, thì con trưởng chết non! Con trẻ
đau yêú, trộm cướp hoả hoạn, đàn bà bị tật bịnh.
Lộ chửu phòng là góc nhà không hợp đều dặn để lộ cây ra như khuỷu tay, nên bảo là lộ chửu
phòng, thì sinh tai hoạ, kiện cáo liên miên, phải cấp tốc, lợp lại hoàn toàn lại, thì mới khỏi đại
hoạ đến thân.

*Hỏi: Thế nào là "Cô dương phòng", "Than hoán phòng"?


Đáp: Chỉ có cái nhà trơ trọi, đằng trước và đằng sau không có cái nhà nào nữa, thế là cô
dương phòng, thì sẽ bị cô quả, đàn bà bất lợi , trẻ em cũng tai nạn, nếu có 2 cái liên hợp với
nhau thì tốt, thiên lệch không tụ hợp thì phá tài, đa sinh khẩu thiệt.
Than hoán phòng là cái nhà cũ, đem bỏ đi 1 nữa, còn lại phân nữa cái. Cái nhà ấy thuộc
dương thì đàn ông bị hoạ, thuộc âm thì đàn bà bị tai. (âm dương thì lấy ngũ hành phân biệt ).

* Hỏi: Thế nào là "Trung sương phòng"?


Đáp: Đằng trước, đằng sau đều có phòng (tức nhà) ở khoảng giữa làm đặc biệt 1 cái chái, tức
là chái ở giữa 2 bên nhà, thì tiên phú, hậu bần, mạng người không vững, quan sự lôi thôi, nhà
sẽ bị bại tuyệt!

* Hỏi : Thế nào là "Cổ trướng phòng"?


Đáp: Cái nhà thuộc hình kim, mà ở phương vị hoả, thì âm vượng, dương suy, nên gọi là "cổ
trướng phòng" thì hung lắm, sẽ sinh bịnh hoạn, bại gia.

*Hỏi: Thế nào là "Tự ải phòng", "Đầu hà phòng"?


Đáp: Tự ải phòng là cái nhà trông như sư tử cười trời, chỉ ở đằng xa mới trông thấy được, thì
sẽ sinh ra người tự ải ( tự thắt cổ, hay là tự tử ). Nếu bên tả, bên hữu, đằng trước, đằng sau
có tường vách góc nhọn đâm xiên vào cũng sinh tự ải.
Đầu hà phòng cũng chỉ ở ngoài xa mới trông đựơc thôi, thấy đầu góc nóc nhà thấp hõm, tức
như gục đầu, hoặc ngã về bên cạnh thì sẽ bị ách đầu hà, là đâm đầu xuông sông, xuống giếng
mà tự tử…
Hình dạng hung thì có hang trăm ngàn kiểu không thể kể hết được , nhưng tóm lại thì cũng
không ngoài việc cái ngũ hành xung khắc và hình thể nhà không ngay thẳng mà hoá ra xâu.
Còn có những hình nhà thuộc hình kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ xấu, tốt, khó có thể kể xiết hết.

Xét kỹ rộng ra, thì cũng không ngoài con mắt của thiên hạ trông chê chán ghét rồi thì lành làm
sao được ! Vậy chỉ kể sơ qua mấy cách đại khái trọng yếu như là:

*Nhà làm hình kim tự là muốn cho nhà cửa sáng sủa, tường vách chỉnh đốn, khang trang 4
mặt hiên cùng chiếu tới, thì phú quý vinh hoa, nếu kim hình mà lệch lạc, bên có, bên không,
thì cũng hung, hoặc trai, hoặc gái sẽ bị sát.
* Làm nhà kiểu hình con mộc tinh là nóc nhà cao vót, tường vách khởi phục, là để 4 bên mái
tranh cũng chiêu vào, thì văn danh đầy dãy v.v…Nếu mộc hoả cử đầu thì ly tán phát tài. Trên
phương vị thuộc hoả mà làm nhà lớn, lại có nhà nhỏ ở trên nóc nhô ngóc đầu lên nữa, là mộc
hoả cử đầu thì hung.
* Làm nhà theo hình thuỷ, thuỷ mộc thuộc âm, thì phải nên làm cái nhà cho sạch sẽ, khô ráo,
chỉnh tề thì tốt lành, nếu cửa phòng thiên méo, tường vách lệch lạc, mái tranh xẻ kê và thấp
lụp xụp, tả, hữu lại không có chái, thì hung, sẽ hoá ra nữ giới đa dâm v.v…(hình không đều
nhau là thuộc thuỷ).
* Làm nhà kiểu hình hoả, thì phải ở chỗ tàng phong ( không bị gió thổi ) nóc nhà không làm
cao và nhọn thì mới lành, nếu tường vây xung quanh, lại dài và nhọn, đầu mái mà lộ ra như
răng cưa thì rất hung.
* Làm nhà hình thổ là nóc nhà vuông ngay, 4 góc mái đều thăng bằng nhau, tường không
khuyết liệt, thì rộng tiên điền viên, Nếu hai đầu có mái nhỏ rũ xuống, thành “hoả tinh thuỷ xí”
thì hay bị kiện cáo, hoả tai, hay cãi lộn trong nhà không hoà thuận v.v…
Những điều lý luận kể ra ở trên, đều căn cứ ở các bản bí truyền của các bậc danh gia và đôi
chiếu với những kinh nghiệm đã thấy rõ, chứ không phải là những lời bịa đặt, duy có mấy đều
quan hệ đáng chú ý, mà không thấy sách nào đề cập đến, là những đều tôi ( soạn giả ) đã
được các vị gia truyền và những vị thức giả tiền bối thân thiện, khẩu truyền thuật giáo cho hay,
mà chính tôi cũng tự suy xét công nhận là đúng, vì đã mục kích thấy nhiều nhà có làm như
vậy, sau thấy linh ứng quả nhiên nên mới viết thêm ra để công hiên các độc giả, hậu nhân
tương lại cùng biết để kinh nghiệm sự cát, hung như sau:

1) Các nhà cũ nát, khi tân canh muốn làm rộng thêm ra, thì nên giữ đúng chân tường nhà
đằng sau, muốn thêm rộng bao nhiêu, thì lấy nền nhà thêm ấy về cả sân đằng trước mà dựng
nhà, gọi là tiến thần, thì gia nghiệp mới được hưng thịnh, tăng tiến hơn trước. Nếu ngại sân
chật hẹp mà làm nhà lùi về đất ở đằng sau, là làm nhà thoái thần, thì sẽ bị suy tàn, người gia
trưởng bị bệnh mà chết, rồi sản nghiệp hao tán dần dần hết, nghèo đi không thể phục hồi như
cũ được nữa. Nếu cái nhà cũ này không được hướng, không thấy phân kim sai, thì nên lập
hướng phân kim lại để hợp với lý của địa cục. Nhưng cũng nên làm tiến về phía trước chớ có
đặt lùi về phía sau 1 thước 1 tấc, cũng như thoái thân, thì bị hung bại như đã kễ ở trên.

Chú ý: Đây là nhà cũ làm thêm (Tân Canh) , chứ không phải làm mới. Nếu làm mới mà làm
nhà sau trước, nhà trước làm sau thì lại hỏng việc. Thiên Sứ

2) Cái mảnh đất nhà ở, đầu vuông hay dài mặc ý, nhưng được mặt đằng sau rộng hơn đằng
trước, là nở hậu, thường nói là tiên thu hậu thách, thì sự làm ăn tănh tiến phát đạt v.v…Trái
lại, đằng sau hẹp hơn đằng trước là thuở đất thoát hậu, thì làm ăn hãm tài, hao hụt dần mòn
bất lợi v.v…

Chú ý: Nhà đuôi chuột mới đáng ngại. Nhà thót hậu hình thang trông đầy đặn lại là một trường
hợp phát tài. Điều này tôi đã nói trước đây. Thiên Sứ.

3) Cửa đi lại trong nhà, không nên mở 2,3 cửa đi, cùng theo 1 hàng thẳng vào thông thấu đến
cửa phòng chính trong cùng, nên làm theo kiểu thước thợ thì giữ được tiền của, không bị hao
tán, nhưng phải lựa phương vị tốt, tức là về phương tinh sinh, tương hợp với lý khí. Nếu bị
phạm sát thì cũng bị hung, không thể tránh khỏi được sự hao tán v.v…

Anh chị em lưu ý:


1- Có những trường hợp, mặc dù dùng khái niệm phòng, nhưng thực tế là nói về hình
thể nhà.
Thí dụ:

* Hỏi: Thế nào bảo là "Xích cước phòng"?

_Đáp: Nhà cũ lâu năm, bị nát không sửa, bỏ nước mưa thấm, nát đầu đòn tay, mái tranh rộng
2,3 thước, gọi là "Xích cước phòng" thì hao tán tài bạch bịnh tật bỏ làng trốn tránh v.v…
2 - Trong bài: "Vấn đáp về sự phúc họa do sửa chữa nhà cũ", thì có nhiều trường hợp
vẫn ứng dụng trong việc xây nhà mới. Điều này anh chị em có thể liên hệ với khái niệm
về hình - lý - khí trong Phong Thủy Lạc Việt.

II - 3: PHÉP CHỌN NỀN NHÀ

Muốn kiến tạo nhà cửa, trước hết phải định chỗ đặt nền nhà, địa lý gọi là định cơ, đều quan
trong nhất là hình dáng căn nhà, do kiến trúc sự am hiểu về hình thức tốt xấu, thứ 2 là lựa
chiều hướng con đường đi ở gần và phòng hoả hoạn. Đầu tiên là đặt địa bàn (la kinh) ở chổ
mạch nhỏ dẫn vào nền nhà (tức long nhập thủ) để lấy khí thanh thuần, rồi lấy dây gai kéo
thẳng từ chỗ ấy đến chỗ đặt la kinh là chỗ giữa nền, đặt làm phòng chính của toà nhà. Sau đó
lấy thước để đo, cắm hướng vào phần kim, rồi mỗi cạnh kéo 1 sợi dây để quy định ranh giới
ngôi nhà. Dùng chân bước, hoặc đo thước đúng khoảng trung tâm đóng 1 cây cọc, rồi kéo sợi
dây dài, chia ra 24 phương vị, dùng những cọc nhỏ ghi rõ, từng phương vị một cho cẩn thận,
để cho tiện việc phân định các căn phòng cùng mọi chỗ, định đặt làm gì, như là: đào giếng,
đặt ống cống tiêu nước đi nơi đặt nhà xí ( cầu tiêu) mở cửa ngõ lớn v.v… Sau khi đã chuẩn
định, rồi mới chọn ngày lành tháng tốt để khởi công.

Thiên Sứ:
Phương pháp trên sử dụng trong việc chọn nền nhà ở vùng nông thôn xưa. Khái niệm "Long
Nhập thủ" tức là hướng tới của khí trong âm trạch - Nó sẽ tùy theo cấu trục địa hình. Nhưng
nay chọn vị trí xây cất nhà ở thành thị thì khái niệm "Long nhập thủ" tức là xem xét hướng tới
của Dương khí từ hướng nào? Có tương siunh với hướng nhà không? Dương khí nhiều hay
ít? Vị trí địa lý của cả khu phố tương quan với toàn cục va của cả thành phố (Sẽ học sau),
hướng nhà, cấu trúc nhà và các vấn đề liên quan như: Cống, cột điện, cây cối xung quanh....
Nếu chỉ là sửa sang lại căn nhà cũ,thì chỉ cần đặt la kinh để biết trung cung và các phương vị,
xem hướng và các phương trong pham vị của ngôi nhà, chỗ nào tốt, chỗ nào xấu, để lựa chọn,
nếu muốn thay đổi. Trường hợp nầy cũng không phải dùng cọc, mà chỉ biên vào giấy dán vào
chỗ ấy mà trông cũng được.

II - 4:TRẠCH MÔN HỢP BỘ MÔN QUYẾT.


(Kích thước làm nhà cửa cho hợp phương pháp)
Kích của căn nhà và cửa, rộng hẹp có liên quan mật thiết đến sự tốt, xấu của toàn thể căn
nhà. Kích thước mà hợp phương pháp thì phúc lâu dài, không hợp phương pháp thì có tại
hoạ đến ngay không lâu.

Nay nói rõ ra dưới đây:

* Chiều ngang của căn nhà hợp với bộ số là: từ chân tường bên tả đến chân tường bên hữu,
không phạm vào 4 sao trực: Mãn, Bình, Thu, Bế ( phụ chú ở dưới )

* Chiều dài ( là chiều thẳng ) của căn nhà hợp bộ số là: từ chân vách (hay tường) sau đến
chân vách trước phải theo đúng vào 4 vị thứ của 4 sao trực TRỪ, ĐỊNH, CHẤP, KHAI (giải
thích ỏ dưới) là hợp bộ số.
-Kích thước của các cửa lần lần hợp với bộ số là: từ chổ giọt nước mái tranh (Bây giờ là mái
hiên. TS) đằng trước cửa nhà, đến chân vách đằng trước cửa chính giữa, chỗ đặt cửa phù
hợp với kích thước HOÀNG ĐẠO (là trừ, khai, định, chấp) làm chuẩn đích, như là cách thức
những loại cửa ở trong bức bình phong vậy. Rồi lại theo từ chỗ cửa ấy gia bộ tới cửa giữa
phòng nhà chính. Rồi lại theo từ chỗ cửa ấy gia bộ tới tới chỗ đại môn ( cửa cổng lớn ). Trục
tính tất cả các lần cửa này đến cửa khác. Các bộ số của các cửa hội hợp tổng qui cả vào một
(gọi là nhất tri) là thiên hợp. (Nhất tri là: Ví dụ - như tản số (số rải rác) của các cửa là 5 bộ gặp
sao Định mà tổng số hội hợp là 17 bộ cũng gặp sao Định ).

Những tản số của mỗi khoảng mỗi lần cửa, với tổng số cửa bề ngang, bề dài căn nhà, qui tất
cả vào 1 là địa hợp đều được là đại cát.
Đây là lấy trạch thuộc tĩnh, mà môn thuộc động, tất thị: cả thế và dụng gồm đủ, rõ rang không
kẽ một khoảng nào mới đúng hợp ý nghĩa của tiên, hậu thiên nhất gia, thì phúc lành mới được
toàn mỹ. Nếu có 1 cái phạm vào hung tinh thì khó khỏi sự lo phiền phức tạp.

CHÚ THÍCH:
4 thước 5 tấc là một bộ, 9 thước là hai bộ, bộ thứ nhất là: KIÊN,bộ thứ nhì là TRỪ, bộ thứ ba
là MÃN, bộ thứ tư là BÌNH, bộ thứ 5 là ĐỊNH, bộ thứ 6 là CHẤP, bộ thứ 7 là PHÁ, bộ thứ 8 là
NGUY, bộ thứ 9 là THÀNH, bộ thứ 10 là THU, bộ thứ 11 là KHAI, bộ thứ 12 là BÊ, bộ thứ 13
là KIÊN,bộ thứ 14 là TRỪ và những bộ kế sau cứ theo thứ tự nư thế là lần lượt đến sẽ suy ra.
Thước thợ mộc của Đông phương cổ, mỗi thước tương đương 20, 3 cm.

KIÊN : nguyên cát, TRỪ : là minh đường, MÃN: là thiên hình, BÌNH: là quyển thiệt, ĐỊNH:
là kim quỹ, CHẤP: là thiên đức, PHÁ: là xung sát, NGUY: là ngọc đường, THÀNH: là tam
hợp, THU: là tặc kiếp, KHAI: là sinh khí, BÊ: là tai hoạ.
Đây là những cát tinh và hung tinh liên hệ với HOÀNG ĐẠO (sao tốt), HẮC ĐẠO (hung tinh).
(Lại có chỗ nói rằng: kiên, mãn, bình, thu, là thuộc hắc đạo, trừ nguy, định, chấp là thuộc
hoàng đạo và thành, khai đều có thể dùng được, chỉ không nên dùng "phá", và "bế" thôi.)
Bộ số của nhà ở, hợp với trừ, định, chấp, nguy, kiên, thì sớm sanh ra quý tử, sớm phát tài lộc.
Số bộ của công sở, hợp với trừ, định, nguy, khai, chấp, kiên, thì sẽ thăng quan, tiến tước chức,
được ngũ phúc hoản mỹ, học đường, thư phòng, hội quán, từ đường, được bộ số hợp vào
trừ, định, nguy, khai, chấp, kiên thì được phát đạt thịnh vượng.

Anh chị em thân mến


Trên đây là nguyên văn trong sách Dương Cơ của t/g VIệt Hải, chúng ta chưa kiểm
chứng. Bởi vậy rất cần suy xét, Thí dụ: Có một số trực xấu, nhưng tác giả lại cho là có
thể sinh quý tử.

I.Thước Phong Thủy Lạc Việt.

Thước Phong Thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh lại so với những thước phong thủy khác lưu
truyền trong dân gian.

Hướng dẫn sử dụng:


Thước PTLV là thước 51cm132
Một trượng = 10 thước
Một thước = 51cm132
Một thước = Tấc

Phần chữ đỏ sau do một chị học viên khóa 3 tham khảo và chuyển cho mình :
Thước PTLV là thước 51cm132
- Một trượng = 10 thước
- Một thước = 10 tấc
Thước Lỗ Bang đang dùng và lưu truyền trên thị trường là thước 52cm. Đây là trường hợp tam sao thất
bản.

Con số 51cm132 là kết quả của số Pi = 3,1415926535...chia cho tỷ lệ vàng...


51cm132 là con số chi tiết sau khi tham khảo các thông số về sóng địa từ trường, quy luật tỷ lệ vàng
trong thiên nhiên và thước Lỗ Ban hiện nay (52cm).

Thước dùng cho việc cần đến kích thước đo đạc theo cung tốt xấu. Vd: kích thước cửa, sàn
trần, chiều cào bàn thờ, tranh ảnh...
Đã tính ra mét (mettre)
Số đậm, chiếu qua cung tốt như Phúc Đức, Lục Hạp, Tấn Bửu...thì dùng.
Số nhạt, chiếu qua cung xấu như Trường Bịnh, Kiếp Tài, Khẩu Thiệt...thì bỏ đi.

III. TẠO ỐC XÍCH THÔN ĐỊNH LỆ

Công thức kích thước ngôi nhà

Thước tấc của nền nhà, có 1 giới hạn nhất định, nhưng sự ngắn, dài, rộng, cao., thấp, lớn,
nhỏ, sâu cạn, vuông tròn, vuông thẳng, ngang lệch,v.v… của cái nhà, đểu phải căn cứ vào
trên dưới, trước sau, khoảng giữa và bên cạnh của cục địa mà liệu lượng, định đo cho tương
xứng, như khoảng đất diện tích rộng độ 10 mẫu thì phải làm cái nhà kiểu rộng lớn, khu đất
nhỏ hẹp thì nên làm kiểu nhà cũng nhỏ hẹp mới là hợp cách. Mặc dầu, nhà lớn hay nhỏ, nhưng
cũng có kích thước nhất định của nó, nếu kiến thiết hợp phương pháp thì nhỏ cũng vẫn phát
phúc. Trái lại; nhà lớn mà làm không hợp pháp thì cũng vẫn bị suy tàn! Kích thước lớn hay
nhỏ cũng là định mạng của ngôi nhà, không cứu xét cẩn thận sao được! Theo nguyên tắc, thì
trước hết đo chiều sâu biết là bao nhiêu để qui định thứơc tấc cho mái, chiều cao và gian nhà.
Dưới đây là bản chiều sâu, chiều nhọn, chiều cao khoảng gian mà có 4 dạng như sau:

: Chiều sâu................Mái.................Gian nhà................Chiều cao

: 8 thứơc: ---------2 thước 7 tấc :---7 thước 1 tấc : ----9 thước 8 tấc
: 9 thước:--------- 2 thước 9 tấc :---7 thước 9 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: 1 trượng:---------3 thước 3 tấc :-- 7 thứơc 5 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: 1 trượng 8 tấc :-- 3 thước 6 tấc : --7 thước 2 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: trượng 18 tấc :--- 3 thước 9 tấc:---7 thước 9 tấc : ----1 trượng 1 thước 8 tấc
: trượng 58 tấc :--- 5 thước 5 tấc :--8 thước 3 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 68 tấc :--- 5 thước 5 tấc :--8 thước 3 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 78 tấc :--- 6 thước 2 tấc :--8 thước 6 tấc : ----1 trượng 4 thước 8 tấc
: trượng 88 tấc :--- 6 thước 2 tấc :--9 thước 6 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 98 tấc :--- 6 thước 5 tấc :--9 thước 3 tấc : ----1 trượng 5 thước 8 tấc
: 2 trượng 8 tấc :---6 thước 8 tấc :--9 thước : ----------1 trượng 5 thước 8 tấc
: 2 trượng 18 tấc:-- 7 thước 1 tấc :--9 thước 7 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: 2 trượng 28 tấc:-- 7 thước 4 tấc :--9 thước 4 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: 2 trượng 38 tấc :--7 thước 7 tấc :--9 thước 1 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: trượng 28 tấc : ---4 thước 2 tấc :--8 thước 6 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: trượng 38 tấc :--- 4 thước 6 tấc :--8 thước 2 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: trượng 48 tấc :--- 4 thước 9 tấc :--8 thước 9 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: 2 trượng 38 tấc :--8 thước:--------9 thước 8 tấc :---- 1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 48 tấc :--8 thước:--------9 thước 8 tấc : ----1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 58 tấc :--8 thước 3 tấc :- 9 thước 5 tấc :---- 1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 68 tấc :--8 thước 6 tấc :- 9 thước 2 tấc : ----1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 78 tấc :--8 thước 9 tấc :- 9 thước 9 tấc : ----1 trượng 8 thước 8 tấc
: 2 trượng 88 tấc :--9 thước 2 tấc :- 1 trượng 6 tấc : ---1 trượng 9 thước 8 tấc
: 2 trượng 98 tấc :--9 thước 5 tấc :- 1 trượng 3 tấc :--- 1 trượng 9 thước 8 tấc
: 3 trượng 8 tấc :---9 thước 8 tấc :-1 trượng 1thước :-- 2 trượng 8 thước.

Thuyết minh: Đằng sau nhà chính kéo thêm 1 thứơc, chiều cao của phòng chính và cột
hiên trứơc sau bằng nhau. Những nhà lợp bằng cỏ bao nhiêu dưới chân một thước.
Mái, gian cùng với nhà ngói, kích thứơc khác nhau, vì là số ít nên chỉ ghi đại khái.

IV. BẢNG ĐỐI CHIẾU KÍCH THƯỚC CỦA CỬA VỚI CÁC VÌ SAO

Cửa rất quan hệ đến vấn đề phong thuỷ của căn nhà. Vì vậy nên kích thứoc hợp pháp sẻ tạo
nên quý tinh, vượng thần, làm cho giàu sang, phú quý ảnh hưởng rất chóng. Người xưa nói:
rất rõ rang, tôi thường thí nghiệm cũng thấy: có đúng. Còn về cái thứơc, thì môĩ người dùng
mỗi kiểu, như: Ngọc xích, Khúc xích, Cửu tinh xích, Môn kinh xích, Thôi quan xích, Tử phòng
xích, rất nhiều thứ và thước tấc cũng đều khác nhau. Ở đây, tôi dùng thước của Bộ công làm
tiêu chuẩn. Bảng dưới đây sẽ gồm có các điểm cao, rộng của cửa, hợp với sao nào và lời
đoán tốt xấu để độc giả dễ coi:
: Chiều cao.........Chiều rộng....... Hợp với sao... Lời đoán

: 4 thước 9 tấc 6 : 2 thước 9 tấc 6 :thái dương : chóng có thai


: 4 thước 9 tấc 9 : 2 thước 9 tấc 8 : tiên bảo : Tụ của
: 4 thước 9 tấc 8 : 2 thước 9 tấc 9 : cửu tử : sống lâu ít bịnh
: 5 thước 0 tấc 6 : 3 thước 0 tấc 1 : đên tài : phát tài
: 5 thước 0 tấc 8 : 3 thước 0 tấc 6 : tiên lộc : hiển đạt
: 5 thước 3 tấc 9 : 3 thước 3 tấc 8 : thôi quan : phát quý rất nghiêm
: 5 thước 4 tấc 1 : 3 thước 3 tấc 9 : nghinh tài : tụ của
: 5 thước 4 tấc 6 : 3 thước 4 tấc 1 : Vượng tài : chóng giàu
: 5 thước 4 tấc 9 : 3 thước 4 tấc 9 : thiên tài : hoãnh tài
: 6 thước 0 tấc 1 : 4 thước 0 tấc 1 :nhất bạch : Phú quý
: 6 thước 0 tấc 6 : 4 thước 0 tấc 1 : thiên lộc : thăng quan
: 6 thước 0 tấc 8 : 4 thước 0 tấc 6 :quý nhân :
: 4 thước 0 tấc 0 : 2 thước 4 tấc 1 :thôi sinh : chóng có con
: 4 thước 4 tấc 6 : 2 thước 6 tấc 2 : diên thọ : không bao giờ bịnh
: 4 thước 4 tấc 9 : 2 thước 4 tấc 8 : tam đa : phúc thọ, nhiều trai
: 4 thước 4 tấc 0 : 2 thước 6 tấc 9 : đại vượng : giàu của, giàu con
: 4 thước 5 tấc 1 : 2 thước 6 tấc 1 : nhân tài :
: 4 thước 5 tấc 6 : 2 thước 2 tấc 8 : vượng tướng: no đủ
: 5 thước 4 tấc 8 : 3 thước 4 tấc 8 : quý tử : chóng sinh con
: 5 thước 5 tấc 1 : 3 thước 5 tấc 1 : quan lộc : chóng làm quan
: 5 thước 5 tấc 6 : 3 thước 5 tấc 6 : thiên quý : chóng sang
: 5 thước 5 tấc 8 : 3 thước 5 tấc 8 : tiền tài : phát giàu
: 5 thước 5 tấc 9 : 3 thước 5 tấc 9 : tử tôn : thêm con
: 5 thước 6 tấc 0 : 3 thước 6 tấc 6 : lục bạch :
: 5 thước 6 tấc 1 : 3 thước 6 tấc 1 : thái âm : con gái sang trọng
: 5 thước 9 tấc 6 : 3 thước 9 tấc 6 : phụ bật : phát về họ
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 9 tấc 8 : tụ bảo : T ụ của
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 8 tấc 8 : âm tinh : chóng sang
: 7 thước 3 tấc 9 : 3 thước 9 tấc 8 : đại thuận : phát phúc
: 7 thước 6 tấc 8 : 4 thước 1 tấc 8 : lộc huân : hiển đạt
: 8 thước 5 tấc 6 : 4 thước 3 tấc 9 : cát khánh : phát phúc
: 8 thước 6 tấc 8 : 4 thước 6 tấc 8 : quan âm : được làm quan
: 9 thước 8 tấc 1 : 5 thước 1 tấc 8 : tước tinh : đại quý
: 4 thước 5 tấc 8 : 2 thước 6 tấc 0 : phúc lộc : phát phúc
: 4 thước 6 tấc 1 : 2 thước 6 tấc 1 : văn xương : công danh hiển đạt
: 5 thước 6 tấc 6 : 2 thước 9 tấc 8 : oa kim :
: 4 thước 4 tấc 9 : 2 thước 6 tấc 8 : bình ân :
: 4 thước 5 tấc 8 : 2 thước 6 tấc 1 : ích tài : mùa thêm ruộng
: 4 thước 8 tấc 6 : 2 thước 8 tấc 0 : tú tài :
: 5 thước 6 tấc 1 : 3 thước 3 tấc 8 : vinh lộc : chóng sang
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 5 tấc 6 : tài quý : giàu sang
: 6 thước 6 tấc 1 : 3 thước 6 tấc 1 : ngũ phúc : phúc thọ song toàn
: 4 thước 8 tấc 0 : 1 thước 8 tấc 0 : cửa buồng : cánh đơn, nhiều trai
: 5 thước 1 tấc 8 : 3 thước 8 tấc 8 : cửa chắn gió :
: 4 thước 1 tấc 0 : 2 thước 1 tấc 0 : cửa bếp : cánh đơn
: 5 thước 6 tấc 6 : 3 thước 6 tấc 6 : cửa nhà chính:
: 5 thước 6 tấc 0 : 3 thước 6 tấc 0 : cửa chắn gió :
: 4 thước 9 tấc 8 : 2 thước 8 tấc 8 : cửa nhà chính :
Thuyết minh: nhà cửa hẹp nên dùng cánh đơn, cửa rộng như cửa nhà chính, cửa chắn gió
nên làm cánh đôi.

KIẾN TRÚC CHÍNH SẢNH ĐỊNH THỨC

Chính sảnh là ngôi nhà chính làm chủ của các căn nhà nhỏ phụ thuộc, rất quan hệ đến
sự tốt xấu của mọi người ở trong căn nhà ấy. Xây cất đúng cách thức như hình chữ
kim, kiểu thuỷ sẽ được nhiều phúc lành. Muốn xây cất nhà chữ Kim kiểu Thuỷ thì trứoc
hết đặt Địa bàn để qui định nên. Nếu nhà cũ sửa sang lại thì cũng phải dùng thước đo
để biết nên sâu, cạn, rộng, hẹp thế nào! Chiều cao của mái nhà phải tương xứng với
chiều sâu của căn nhà theo tỷ lệ 1/3 . Ví dụ: Căn nhà sâu 1 trượng thì mái nhà cao 3
thước 3 tấc. Nhà sâu thêm 1 thước thì mái thêm 3 tấc 3 phân. Như nhà sâu 1 trượng 4
thước 8 tấc thì nên tính là 1 trượng 1 thước. ( lẻ 2,3,4,5 phân thì bỏ đi lẻ 6,7,8,9 phân thì
tính 1 tấc) và mái cao 4 thước 9 tấc 5 phân. Nếu sâu 1 trượng 4 thước 8 tấc thì mái cao
4 thước 9 tấc, cột hiên cao 9 thước 9 tấc. Cột giữa cao 1 trượng 4 thước 8 tấc. Đó là
công thức cất 1 toà nhà Chính sảnh. Nếu muốn làm lớn ra hay rú nhỏ lại thì cũng làm
theo tỉ lệ 1/3 mà tính ra. Nếu trường hợp căn nhà (gian) ở giữa nhà Chính sảnh thì hiên
sau có thể kéo dài thêm ra lồi 2 thứơc gọi là toạ thế, chủ phúc trạch lâu dài. Sau đây là
bản sơ đồ 1 toà (ngôi). Chính sảnh thuỷ thức của nhà hình chữ kim.
Hình minh họa nhà chữ Kim, kiểu chữ Thủy do các nét sọc của cột.

Tổng thể căn nhà này gọi là Hỏa Hình đới Thổ. Được cách tương sinh của Ngũ Hành: Hỏa
sinh thổ.

Căn nhà chính này sâu 1 trượng 3 thước 8 tấc, ngang, rộng 1 trượng 3 thước 8 tấc, hợp với
hình kim thuỷ thức, ( 6 không, mỗi không ngang rộng 2 thước 3 tấc chẵn) cột giữa cao 1
trượng 2 thước, 8 tấc chẵn ( kể cả chọn khúât đi là 1 trượng 3 thước 4 tấc. Cột thứ nhì cao 1
trượng 1 thước 2 tấc chẵn (kể cả chỗ chôn khuất đi là 1 trượng 1 thước 8 tấc ) cột thứ 3 cao
8 thước 6 tấc chẵn( kể cả chỗ khuất là 1 trượng 2 tấc).

Anh chị em chú ý:


Nhưng phương pháp tính tỷ lệ nhà và mái này là căn cứ theo cách xây dựng nhà cổ. Có thể
chỉ là nhà tranh vách đất. Ứng dụng vào kiểu nhà hiện đại , chúng ta cần suy ngẫm và liên hệ
với kiến trúc mới.

ĐỊA LÝ VỀ DƯƠNG TRẠCH

PHÚ SA CỦA THIÊN TRẠCH

Sa của Dương trạch tức là những mô đất cao ở chung quanh nền nhà. Việc quan hệ tốt xấu
cũng tương tự như đối với Âm trạch (*).
Trước hết xin nói về phú sa:
Sa tốt ứng vào nhà được thì phát, phương Sinh, Vượng thì giàu có (đặt địa bàn, xem 9 cung
để biết đâu là sinh, vượng) của nền nhà cao ráo. Phương Mộc Dục không có hồ ao, phương
Quan Đới có đường cao, dốc chạy triều vào, phương Lâm Quan địa hình cao đột, hoặc có
miếu mạo, lùm cao, phương Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt bằng phẳng không khuyết lõm, phương Mộ
có vẻ tàng phục, phương Thai, Dưỡng sạch sẽ. Đó là căn nguyên của những phú sa. ( Phụ
chú : 12 cung là gồm có: Trường Sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng ,Suy, Bệnh,
Tử, Mộ, Tuyệt , Thai, dưỡng ).

Chú ý: Đây là vòng Trường Sinh trên La Kinh.


Nếu 4 phương đều tề chỉnh, nên hợp với hình kim thì giàu có lâu dài. Phên tường chung quanh
không bị phá hãm thì sẽ có thêm tiền của. Tường vây 4 bên, đường đi quanh co thì giàu có,
chứa nhiều vàng bạc. Có những ngọn núi mọc xung quanh thì sẽ giàu có. Ngoài ra gặp các
phương Phúc tinh khác như: Thiên tài, Thiên mã, Thiên phú, Thiên xương, Địa xương,Nhân
xương v.v…hình cao chầu vào thì sẽ giàu có. Khi thấy có sa chầu vào thì đặt địa bàn để coi
xem sa ở phươmg nào sẽ thấy ngay , gặp cát tinh thì giàu có, gặp hung tinh thì tán tài. Rõ
ràng như trên bàn tay.

Chú thích:
Tôi chép vào đây cho liền mạch sách. Còn vị trí các sao thì anh chị em tham khảo hình phương
vị, sơn hướng và huyệt khí Bảo châu do Babywold đã đưa lên. Trong sách La Kinh thấu giải
có ghi tên các sao.

HUNG SA CỦA DƯƠNG TRẠCH:


Âm dương trạch đều kỵ hung sa.
So với âm phần thì Dương trạch có ảnh hưởng lớn và chóng hơn. Sau đây tôi trình bày tổng
quát về các hình thể và tên các hung sa đó, sa xấu này, hình thể hoặc là đất hoặc là đá, hoặc
là cây khô nằm như xác chết lộ xương. Cần phải đáo đi, mới thoát được tai hoạ. Dưới đây tôi
trình bày 15 kiểu sa, hình như xác chết, và 5 kiểu sa hình nhọn xấu.

Anh chị em thân mến .

Sa - tức là vùng đất chung quanh nhà. Cuốn sách tôi đang trình bày với anh chị em là một
cuốn sách cổ được dịch ra quốc ngữ từ lâu. Bởi vậy, những hình thể nói đến trong sách là
những ngôi nhà cổ. Bài sa nói trên miêu tả các hình dáng - tượng - ngẫu nhiên hay nhân tạo,
được tạo ra ở môi trường xung quanh nhà. không nhất thiết phải là những mô đất nhô cao có
hình thể quái dị. Mà chỉ cần trước nhà là một đám cỏ xanh, nhưng lại có một vùng cỏ bị úa có
hình dáng như miêu tả thì cũng rơi vào một trong những thế sa xấu.
Ứng dụng vào kiến trúc hiện đại, thì chính những hình thể cấu trúc xây dựng trước - hoặc
xung quanh nhà - vô tình có thể tạo nên những cách xấu. Thí dụ như những con lươn, bùng
binh hình tam giác trên xa lộ...được tạo ra đâm thẳng vào nhà cũng là một cách của sa xấu.
Hoặc cũng có thể do kiến trúc sư tạo dáng cho bồn hoa trước nhà có hình dáng tương tự,
điều này cũng không tốt.

Anh chị em cũng lưu ý rằng:


Trong bài giảng về "Khí", tôi đã trình bày luận điểm mang tính chất định tính rằng: "Hình nào
thì khí đó" . Bởi vậy, chính những hình thể xấu, bất lợi sẽ chứa những khí xấu, bất lợi và tương
tác với môi trường của chúng ta.
Những hình thể xấu của sa trình bày ở trên chỉ là một số tiêu biểu, anh chị em có thể vận dụng
nguyên lý về khí đã dẫn để quán xét cụ thể các trường hợp khác.

HUNG SA CỦA DƯƠNG TRẠCH

Cổ thư ghi lại: Khí tụ thành hình, hình nào khí đó, đây là một định đề cho sự hình từ khởi
nguyên vũ trụ cho đến sự hình thành vạn hữu,cũng là tiêu chí quán xét trong Hình thể Phong
thủy Lạc Việt, hay gọi là Hình Lý Khí.

Sa, theo cổ thư, là những mô đất hay vũng, đầm, hồ có hình thể xấu án trước công trình nhà
ở dinh thự; nhưng ngày nay, do sự quần tụ của con người trong một xã hội hiện đại thì Sa
cũng sẽ có thể những công trình phụ,những công trình công cộng như bùng binh, bồn hoa
công cộng, những bùng binh hình tam giác, hình nhọn…cũng được gọi là Sa.

Bởi, theo nguyên lý “hình nào khí đó” thì mọi hiện hữu manghình thể xấu án trước công trình
đều có tương tác xấu, chính do khí chất của hình thể đó với công trình, có thể nói “hình xấu
thì khí xấu, hình sát thì khísát".

Người Việt có câu: “xem mặt bắt hình vong”, nếu mặt là hình thể thì vong là khí chất, cơ sở
đầu tiên cho sự nhận định tương tác từ đối tượng đối này với một đối tượng khác thì điều đầu
tiên là quán xét hình thể thể hiện, như đã nói, hình sát thì khí sát, hình xấu thì khí xấu, người
có tướngngười vạn vật cũng có hình tướng và sự tương tác là đương nhiên.

Vài Hung Sa sau đây được trích lại từ sách “Địa Lý Toàn Thư”được diễn tả bằng tranh tương
đối rỏ ý, cụ thể cho việc xem Hung Sa.
Các anh chị em lưu ý:

Có những hình tượng mà người xưa không có, như tên lửa, máy bay, hỏa pháo, súng... và
nếu hình Sa mang hình có khí xấu như vậy, tùy theo sự liên tưởng của mọi người, thì có tương
tác xấu.

TRẠCH PHỤ CÁT HUNG.

(Tức là các hạng mục phụ thuộc về ngôi nhà lành và dữ)

ĐẠI MÔN CÁT HUNG.

(Tức là cái cửa chính lớn nhất của toàn thể ngôi nhà, như là cái cổng ngoài sân)
Đây là nói về những cái phụ thuộc vào ngôi nhà xấu, tốt như thế nào, đều có liên hệ đến những
nhà trong ngôi đó. Như là: Đại môn, môn lầu, hành lang, chái nhà, nhà bếp, nhà kho, cửa, lối
đi, cửa sổ, giếng nước, hồ ao, cầu tiêu, nhà chứa than củi, tường vách. Đường đi, cây cối v.v..
tất cả đều xấu, tốt đếu có liên hệ rất lớn.
Trước nhất là cái cửa lớn (đại môn):
* Cần phải đoan chính, quang đãng, tương xứng với toà nhà, hai cánh cửa phải quân bình,
một kiểu kích thứơc phải chọn kích thứơc, tấc ở khoảng độ cát tường, đừng phạm vào số
hung sát.
* Cửa rông lớn quá, thì sinh ra nhiều con gái, cánh cửa bên tả lớn hơn sẽ bị hoán thê (thay
đổi vợ) cánh bên hữu lớn sẽ bị cô quả.

Ở đây sách nói về cánh cửa, nhưng anh chị em lưu ý liên hệ về cửa rào. Nhiều nhà
làm hai cổng lớn và cùng một mặt tường rào, cũng có thể rơi vào trường hợp trên.
Tính từ trong nhà nhìn ra: Cửa bên trái lớn, chồng đào hoa, cửa bên phải lớn vợ
chồng thiếu hòa hợp, hay xa cách.

* Cửa xây lớn hõm sâu như cửa hang, sẽ bị tù đày ngục thất, phía trước cửa nếu có tường
đâm thẳng vào thì tổn thương con gái, hoặc cơ hình nhọn như ngọn bút, hoặc mũi đao chỉ
thẳng vào như tiễn xạ ( tên nỏ bắn vào). Những cửa sép 2 bên cạnh nhà, hoặc bên hông cũng
cần phải lựa lấy phương tương sinh, tránh phương tương khắc

Đây là hình ảnh có thể minh họa cho kiểu cửa xây như cái hang do sự hõm sâu ở phía trên.

MÔN LÂU CÁT HUNG:


( Môn lâu là cái cửa có cái lầu ở trên)
Cái lầu ở trên cái cửa, ví như mặt cửa, hay là cái miệng của người ta, là nơi ăn, uống hô hấp
thu nạp mọi phẩm vật từ ngoài vào, để nuôi nấng ngũ tạng của thân thể, mới là quan trọng
hơn hết. Vậy có ngữ có câu: “ Thiên kim môn lâu, lương hửu dĩ dã” nghĩa là: Ngàn vàng đánh
giá, cửa lâu quý hơn. Không làm môn lầu thì thôi, đã làm nó thì sự tốt xấu do đó mà ảnh hưởng
liên quan đến toàn cả phong thuỷ của toà nhà. Vì vậy cần phải hiểu biết.
* Nếu cái cổng lầu lệch bên tả, hoặc chỉ ở góc bên tả có cổng lầu, thì phòng trưởng nam không
có con nối dòng, bị cô quả.
* Cái cổng lầu lệch về bên hữu thì các con thứ gặp nhiều bịnh tai, 4 góc mái lầu cao vót như
dâng bay lên, thời sẽ bị xảy ra án mạng, kiện cáo lôi thôi.
* Lầu mà chật hẹp quá thì người của sẽ suy kém.
* Cột vách lầu thò ra mái bên, tường đất đụng vưóng vào tay, sẽ bị cô quả.
* Lầu cao ngất ngưởng bị cô quả và truỵ thai.
* Lầu lớn quá sẽ bị thưa kiện, chết tha phương, lầu lệch lạc, méo mó cũng vậy.
* Lầu như hình chữ thuỷ, chữ nhân bai ra thường hay bị tang tóc, bịnh tật.
* Lầu ở trên, giáp ở dưới mở 2 cửa, tiền của khó mà giữ được( mở 1 thì không sao).
* Lầu có 4 mái nằm trên 1 cột, thì phát tài gồm có tiểu công danh.
* Vách lầu thốt nhiên quét vôi sơn trắng, sẽ có chuyện cãi chửi nhau ngay.
* Hai chân lầu mở lộ hở ra, sẽ sinh nội loạn, bêu tiếng xấu.
* Lầu cao phạm vào phương sát, khó toàn được nhân mạng.
* Lầu mà trông như tâm bệnh bài, thì già, trẻ sớm bi ai.
* Lầu tầng nọ chất chồng lên tầng kia, thì bi điếc mù, bịnh tắc mũi.
* Lầu chẻ kẽ toả ra như hình bó sợi đay gai, không sớm thì chầy sẽ có tang chế ngay.
* Lầu như úp phủ mái tranh đằng trước, sẽ bị bịnh u mê liền.

Thiên Sứ: Những gia đình quyền quý , phú túc ngày xưa cũng ít khi có nhà nào xây môn lầu.
Thường môn lầu chỉ ở những trang trại lớn, thành quách, làng lớn giàu có hoặc lâu đài, dinh
thự của các quan to. Cuốn sách này có từ thời cổ xưa, bởi vậy chúng ta phải liên hệ với kiến
trúc hiện đại. Đó là những ô gió phía trên cửa chính các ngôi nhà hiện đại, hoặc chính là tầng
trên của cửa chính mà không có sân. Chúng ta thấy rằng: Phần lớn những nhà mà tầng trên
có mặt trước sát cửa và xây mặt lồi, mặt thụt thường gặp những chuyện trục trắc. Mức độ xấu
đến đâu, còn do các yếu tố khác liên quan.

HÀNH LANG TỐT VÀ XẤU


Sãnh đường ( phòng chính ) như là bản thân chủ nhân. Hành lang ( chái hiên ) cũng như chân
tay, đầy tớ, thì chủ nhân không có người sai khiến, không có tay chân thì thân thể cũng vô
dụng. Vì vậy ảnh hưởng của hành lang cũng không nên coi thường.
* Hành lang phải ngay thẳng cùng với nhà chính chạy ra hai bên là tưóng tốt.
Thiên Sứ: Tức là chay ngang qua cửa chính khu nhà và ôm lấy hai bên hông nhà.

* Nếu trong nhà có nhiều ngăn, chỗ nào gặp sát khí thì mở 1 phòng lớn cho tiết đi.
Thiên Sứ: Hành lang trong nhà hiện đại, đôi khi hành lang đi qua nhiều phòng. Sát khí
có thể hiểu là: Phương vị xấu, hướng xấu....Bởi vậy, việc theo sách này nói như trên thì
chúng ta cũng cần rất thận trọng. Bởi vậy, việc mở phòng lớn để tiết khí (Thoái khí) là
việc cần cân nhắc.

* Trong căn nhà có 2,3 ngăn thì không thể có hành lang.
* Xà ngang của mái hiên trước, chỗ nước chảy phải cao hơn xà ngang của mái hiên sau 1 vài
tấc mới hợp cách, mới giàu có lâu dài.
Thiên Sứ: Tức mái sau thấp hơn mái trước.

* Hành lang nên làm theo kiểu chữ nhân, kiểu chữ thuỷ.
* Nếu trước sân không hiên và cột thêm như có vẻ quay lưng ra ngoài, thì người trong nhà
bất hoà, tôi tớ là người ngoài nên thêm cột ở cửa hiên sau, cửa hiên sau phải thấp hơn hiên
trước 5,6 hoặc 8,9 tấc. Nhưng mái tranh ở đầu hiên bên dưới không nên cao mái hiên đầu
trên. Nên lưu thông, nếu bế tắc thì đinh tài đều hao tán, nhà cửa sẽ bán cho người khác. Nếu
người sau mua mà không sửa lại cũng sẽ bán nữa. Tại sao? Vì mái tranh dưới không mở ra
thì không tụ tài được.
Sau đây tôi (Việt Hải) xin nêu lên những sự bàn về sự tốt xấu về hành lang của những học giả
danh tiếng.
* Nhà lớn mà không có hành lang, thì mất của, ly hương, mất chức.
* Hành lang đứng rời xa tường căn nhà, ruộng mương bị bán mất, thương tổn nhân thân.
* Có hành lang trước mà không có hàng lang sau thì nhà sẽ được ở lâu, yên ổn,
* Có hành lang sau mà không có hang lang trước, suốt đời ăn chơi hết của cải.
* Hàng lang bên dài, bên ngắn sẽ bị thưa kiện, hỗn loạn.
* Một bên có hành lang, 1 bên không, sẽ tổn hại các con nhỏ. Một căn nhà không có chái tựa
như một cái quan tài, sẽ tán tài, cha con không hoà thuận.
* Hai hành lang, như co ngắn lại như cánh tay, trong nhà thường có người chết.
Thiên Sứ: Tức hành lang trông như cánh tay co lại.

* Hàng lang một bên rộng và có đắp tường bên ngoài, thì 1 phòng sẽ không con.
Thiên Sứ:Tức hành lang sát tường rào. Câu này chỉ dành cho ngươi nhiều vợ thì có một
vợ không có con.

* Xối nước từ hành lang hướng vào nhà thì các nô tỳ tận tâm, tận lực.
Thiên Sứ: Quan sát khi trời mưa, nếu nước chảy nghiêng về phía từng nhà thì ứng với
câu trên.

Người quân tử chỉ hỏi về điều hoạ mà không hỏi điều phúc, nên chỉ đoán về điều xấu
mà không đoán về điều tốt.

PHONG THỦY LẠC VIỆT TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Có người đặt vấn đề về hướng nhà ở Bắc & Nam cực khi kim địa bàn quay không định
hướng ở Bắc Cực và coi đó như là một bằng chứng để thấy tính cục bộ và là một lý
thuyết không hoàn chỉnh của văn minh cổ Đông phương - dù theo sách Hán - hay nhân
danh nền văn hiến Việt.
Chính vì sự ngông nghênh, kiêu ngạo của người này mà tôi đã cảm thấy không thể trả
lời chia sẻ kiến thức cho những loại người như vậy. Nhưng điều này tôi thấy cần phải
xác định với anh chị em trong lớp Phong Thủy Lạc Việt để mọi người thấy được tính
hoàn chỉnh, nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành , nhân danh nền văn hiến
Việt mà môn Phong thủy Lạc Việt chỉ là một bộ môn ứng dụng của học thuyết này.

I - Phong thủy Bắc và Nam cực

Anh chị em thân mến.


Vấn nạn về hướng nhà ở Bắc và Nam cực là một vấn nạn của môn Phong Thủy có nguồn gốc
từ cổ thư chữ Hán, nó đặc biệt quan trọng và có tính minh chứng cho sự khập khiễng của phái
Bát trạch Hán - được coi là một phương pháp ứng dụng độc lập trong phong thủy có nguồn
gốc Hán. Nhưng anh chị em đều biết rằng: Trong Phong Thủy Lạc Việt thì hướng nhà và các
yếu tố tương tác của việc ứng dụng của phương pháp Bát trạch, chỉ là một trong yếu tố cần
và quan trong trong bốn yếu tố tương tác chính. Bản chất của Bát Trạch Lạc Việt chính là
phương pháp ứng dụng những tương tác nội tại của Địa Cầu với con người, mà chủ yếu là từ
trường trái đất và sự vận động quay của Địa cầu từ Tây sang Đông.

La bàn thực chất chỉ là một phương tiện mà con người lợi dụng từ trường trái Đất để xác định
phương hướng trong điều kiện của nó. Nhưng đó không phải là phương tiện duy nhất để xác
định phương hướng. Bởi vậy, việc la bàn quay tít ở Bắc & Nam cực thì đó chỉ là trong điều
kiện cụ thể này thì phương tiện La Bàn không hoạt động được. Nhưng không có nghĩa rằng:
Con người không thể xác định được phương hướng khi ở Bắc và Nam cực. Điều này Đào
Hoa đã trả lời một cách xuất sắc về nhị thập bát tú liên quan đến phương vị. Nếu Đào Hoa trả
lời chậm thì đấy cũng là câu trả lời của tôi. Anh chị em có thể sưu tầm trên các trang mạng
nói về phương hướng trong vũ trụ liên quan đến các chòm sao này.

Do tính chất liên hệ tương tác của Từ Trường trái Đất để cấu thành yếu tố Bát trạch mà khi
làm nhà ở Bắc và Nam cực thì yếu tố này bị loại suy - nhưng chỉ trong một điều kiện duy nhất
là: Tâm nhà nằm đúng giữa cực Nam hoặc Bắc bán cầu. Trong trường hợp này - nếu ở cực
Bắc thì nhà luôn hướng Nam và ngược lại. Cho dù đó là nhà bốn phía tường và chúng ta trổ
đủ 4 cửa, do từ trường đi từ Bắc vào Nam.

Bởi vậy yếu tố Bát trạch bị loại suy trong trường hợp này.
Làm nhà ở Bắc hoặc Nam cực thì chẳng bao giờ khá. Tất nhiên, vì yếu tố Loan Đầu Hình Lý
Khí (Gồm cả Âm Dương khí) ở đây gần như không có. Nhưng yếu tố cấu trúc hình thể và
Huyền Không thì vẫn xác định.
Bởi vậy, phong thủy Lạc Việt vẫn xác định được phương pháp của nó, ngay cả trong trường
hợp tâm nhà nằm đúng giữa hai cực Nam và Bắc bán cầu.
Nhưng nó chỉ cần nhích ra khỏi tâm cực 1 m thì vấn đề đã hoàn toàn khác đi.
Anh chị em cũng biết một kiến thức phổ thông sau đây:
Cực địa cầu không ổn định do quả địa cầu rung trong khi quay quanh nó, và độ lệch của cực
địa cầu có đường kính là 1m. Lúc này thì căn nhà có cửa theo chiều quay của trái Đất luôn là
hướng Đông và từ đó suy ra các hướng khác.

Giảng đến đây, anh chị em có thể thắc mắc rằng: Phong Thủy Tàu bị loại suy Bát Trạch, Phong
Thủy Lạc Việt cũng bị loại suy Bát trạch thế thì đây là yếu tố sai của thuyết Âm Dương Ngũ
hành Lạc Việt và các vấn đề liên quan trong sách Tàu. Khác nhau ở chỗ nào?

Điều khác nhau ở đây là:


Lý thuyết Phong Thủy Lạc Việt xác định 4 yếu tố tương tác chính được thống nhất ứng dụng.
Đương nhiên trong hoàn cảnh một yếu tố tương tác bị loại suy thì không dùng được yếu tố đó.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt vĩ đại (*) xác định
rằng:

Thực tại vũ trụ chính là nguyên nhân khách quan được nhận thức và thuyết Âm Dương Ngũ
hành phản ánh thực tại đó. Bản chất vũ trụ là tương tác và đó cũng là sự ứng dụng trong lý
thuyết Phong Thủy Lạc Việt. Do đó, khi một yếu tố tương tác bị loại suy trên thực tế, thì ứng
dụng có tính bộ phận của thuyết này trong trường hợp cụ thể phản ánh tương tác này không
tác dụng. Còn phong thủy từ cổ thư chữ Hán quan niệm Bát trạch là một trường phái riêng
phần và là hệ quả trực tiếp ứng dụng lý thuyết với nguyên lý của sách Tàu vào trường hợp cụ
thể bị sai thì toàn bộ nguyên lý của nó: "Hậu Thiên Văn Vương với Lạc Thư" sẽ chỉ là một
thuyết không hoàn chỉnh.

Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Nếu chúng ta xây nhà trên mặt trăng thì việc ứng dụng duy
nhất chính là cấu trúc hình thể Lạc Việt và Huyền không trên cơ sở phương hướng được xác
định từ nhị thập bát tú. Vì ở đây yếu tố tương tác từ trường trái đất không có.
Còn nếu chúng ta xây nhà ở Thiên Hà khác thì sự định vị phương hướng sẽ khác đi.
Bởi vì yếu tố tương tác khác đi.

II - Nhà ở Nam bán cầu.

Cũng chính vì tính không hoàn chỉnh, rời rạc của các sách có từ cổ thư chữ Hán, nên nó đã
tạo ra những vấn nạn không giải thích được. Một trong những vấn nạn tiếp theo là:
Nhà ở Nam bán cầu thì những phương pháp luận các vấn đề thời tiết như: Mùa Đông thuộc
Thủy, Mùa Thu thuộc Kim ...còn đúng nữa không - khi khí hậu bị đảo ngược? Từ đó đặt ra
vấn đề Khảm - Bắc - thủy lạnh, thì ở đây chính cực Nam mới lạnh còn phía Bắc lại .....nóng?
Từ đó đặt ra vấn đề: Minh Đường Phượng đỏ phương Nam, Huyền Vũ - Huyền Qui phương
Bắc ....sẽ giải quyết thế nào?

Những vấn nạn này hoàn toàn Phong Thủy có nguồn gốc Hán không giải quyết được bởi tính
lý thuyết thuần túy và không hiểu được bản chất của những khái niệm trong phương pháp
luận của nó phản ánh thực tại nào. Chính vì vậy, khi nhận thức của con người vượt qua giới
hạn địa lý ở Đông phương và vượt qua Xích Đạo xuống đến Châu Úc thì vấn nạn được đặt ra
với Nam cực lãnh lẽo trong khi phương Nam theo Lý học Đông phương thuộc Ly Hỏa - hiểu
theo một nghĩa đơn giản: Hỏa là Lửa, nóng nực.
Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt xác định chính là một lý
thuyết thống nhất vũ trụ thì nội dung những khái niệm của nó - không như cổ thư chữ Hán nói
đến. Khái niệm Ngũ hành không đơn giản chỉ là phản ánh sự nóng lạnh mà con người cảm
nhân bằng giác quan trực tiếp, mà nó là khái niệm của những dạng tồn tại vật chất từ khởi
nguyên của vũ trụ được phân loại. Từ tính chất của những dạng vật chất này phân Âm Dương
và ký hiệu hóa bằng Bát Quái - tiếp tục tương tác và dẫn đến các hiện tượng tự nhiên trên Địa
cầu và của chính Địa cầu.

Chính vì tính chất liên quan cụ thể của Phương vị Địa Cầu với các trạng thái Ngũ hành từ khởi
nguyên vũ trụ đã qui ước, mà dẫn đến quái Ly - Hỏa phương Nam, chứ không phải vì Phương
nam nóng nực nên qui ước bằng Quái Ly - Hỏa.
Thí dụ:
Cản là trời, là con ngựa có đốm trắng trên đầu, là cửa khuyết, là con ốc, con ba ba. Vậy bản
chất quẻ Càn là gì? Là con Ba ba hay con ngựa?
Hoặc như:
Khảm là Thủy, là vực thẳm hiểm trở, là cây có lõi cứng và to....Vậy tại sao Khảm là Thủy , lại
còn là cây (Mộc) có lõi cứng và to?

Thực ra đấy là những sự vật, sự việc được phân loại từ những tương tác khởi nguyên do sự
tương tác của năm yếu tố vật chất căn bản của vũ trụ tạo thành. Những sự vật, hoặc sự việc
nào, mang tính chất đặc tính của năm yếu tố này thì sẽ phân loại thuộc yếu tố đó. Đó là lý do
mà Cây có lõi cứng và to - so với các cây khác - tính đồng đẳng - thuộc thủy.
Tương tự như vậy thì phương Nam thuộc quẻ Ly với yếu tố Hỏa, chứ không phải vì phương
Nam nóng hơn phương Bắc trên địa Cầu nên thuộc Hỏa. Nóng lạnh chỉ trạng thái phân biệt
bằng giác quan của con người.
Còn đây là tính quy ước có nguồn gốc từ vũ trụ. Với Mặt trời thì bình nước sôi là lạnh. Nhưng
mặt trời có thể là lạnh với một ngôi sao khác.
Do đó - xác định yếu tố tương tác từ trường trái đất lên con người - thì chúng ta vẫn không có
thay đổi về phương pháp luận của Phong thủy Lạc Việt với Nam Bán Cầu.

Anh chị em thân mến.

Việc giải quyết những vấn nạn này - một lần nữa cho thấy tính nhất quán và hoàn chỉnh của
phương pháp luận Phong Thủy Lạc Việt ứng dụng trên thực tế. Điều này cũng cho thấy rằng:
Về tính hợp lý đã chứng tỏ nội dung một lý thuyết thống nhất vũ trụ, chính là thuyết Âm Dương
Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.
---------------------
* Chú thích: Đến Hoa kỳ - một đất nước hùng mạnh nhất hành tinh - tôi càng nhận thấy nền
văn hiến Việt thật là vĩ đại. Điều vượt trội của chúng ta chính là một một nền tảng văn hiến mà
Hoa Kỳ không có. Bởi vậy, tôi dùng từ "nền văn hiến Việt vĩ đại" là một cảm hứng thật sự của
tôi.
Giảng Chuyên Đề:
VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒVÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH
ĐẠO?
Các ACE sẽ thấy trong những ảnh vệ tinh này bão xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ.
Các ACE hãy xem những hình này. Trong bài này tôi sẽ dùng Hậu Thiên Lạc Việt liên hệ
với Địa cầu giải thích hình thành của Bão hầu hết ở phía trên xích đạo và xoáy theo
chiều ngược kim đồng hồ - theo phương pháp luận của Thuyết Âm Dương Ngũ hành
nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt.

I - HIỆN TƯỢNG
Nguồn: VnExpress

Tâm bão nhìn từ vũ trụ

Phi hành gia của NASA ghi lại hình ảnh của các trận cuồng phong của thiên nhiên từ ngoài
trái đất.

Cơn bão Isabel gây thiệt hại nặng nề nhất về người và của ở Mỹ năm 2003. Ảnh: NASA.
Mắt bão Catarina được các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS chụp lại hôm 27/3/2004
khi nó đổ vào bang Catarina của Brazil. Ảnh: NASA.

Mắt bão Ivan, một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử, ghi lại ngày 11/9/2004. Lúc
này, bão đang càn quét qua phía tây biển Caribbe và vận tốc gió lên tới 257 km/h. Ảnh: NASA.
Bão Felix khi nó càn quét qua đảo Honduras ngày 3/9/2007. Ảnh: NASA.

Mắt bão Gordon chụp bằng một máy ảnh kỹ thuật số hôm 18/9/2006. Cơn bão này ảnh hưởng
từ Mỹ tới châu Âu.
Cơn bão Ike dữ dội ở Đại Tây Dương hôm 4/9/2008. Cơn bão này quét từ Cuba tới Mỹ. Ảnh:
NASA.

II - HẬU THIÊN LẠC VIỆT VÀ NHỮNG HIỆU ỨNG TƯƠNG TÁC TỰ THÂN CỦA ĐỊA CẦU

Anh chị em thân mến!


Hình dưới đây mô tả Địa cầu với trục nghiêng Bắc Nam là 22 độ 5. Như vậy chúng ta thấy
rằng Bắc Nam chính là hai hướng chịu lực từ trường của trái Đất, khoa học hiện đại đã biết
rằng lực này tương tác từ Bắc xuống Nam. Chúng ta cũng biết rằng: Trái Đất quay từ Tây
sang Đông và tất yếu lực tương tác sẽ theo chiều ngược lại từ Đông sang Tây.
Tất cả những lực này đều là lực tương tác bởi nhựng hiệu ứng tự thân của địa cầu. Hợp lực
của hai lực này chính là hướng Tây Nam. Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:

Đến đây anh chị em thấy rằng: Những lực tương tác Bắc - Nam Đông và hiệu ứng hợp lực
của nó Tây Nam đều cùng thuộc tính là những hiệu ứng tự thân của địa cầu. Đây chính là bốn
hướng của Đông Tứ trạch trong Phong Thủy Lạc Việt. Trong đó có ba hướng tạo hiệu ứng
chính là Bắc Nam (hiệu ứng từ trường) và Đông (hiệu ứng tương tác do trái Đất quay quanh
trục ) thuộc Dương và hợp lực của nó Tây Nam thuộc Âm; là hoàn toàn phù hợp với tính chất
3 quái Khảm, Ly, Chấn tứ chính thuộc Dương và Tốn (Vị trí Tây Nam theo Phong Thủy Lạc
Việt) thuộc quái tứ di - Âm.
Như vậy ngoài việc minh chứng sự đổi chỗ Tốn Khôn trên cở sở giải thích hợp lý các vần đề
liên quan nó còn tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý liên quan đến việc giải thích các hiện tương
thiên nhiên liên quan đến vũ trụ và địa cầu.

III - HIỆU ỨNG VŨ TRỤ VÀ BÃO TRÊN ĐỊA CẦU


Bây giờ chúng ta quán xét đến vấn đề đặt ra:
Vì sao bão luôn xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ và hầu hết ở phía trên Xích Đạo?

Chúng ta thấy rằng:


Trái Đất chuyển từ Tây sang Đông thì toàn bộ khí quyển của trái Đất cũng vận động từ Tây
sang Đông. Như vậy do khối lượng và vận tốc của khí quyển thì một lực tương tác cũng hình
thành theo chiều này. Nhưng chúng ta cũng biết rằng trục Tấy Đông của trái Đất - đường Xích
Đạo nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo là 22 độ 5 (quy ước). Trên mặt phẳng Hoàng Đạo
chúng ta sẽ phải thừa nhận - Đừng bắt Thiên Sứ chứng minh bằng các phương tiện khoa học
thực nghiệm với số đo cụ thể - hoặc nếu không thừa nhận thì coi như giả thuyết rằng: Một
hiệu ứng từ ngoài vũ trụ tương tác với địa cầu biểu tượng bằng những mũi tên xanh theo
hướng từ phải sang trái song song với đường Hoàng Đạo (Hình minh họa dưới đây). Hợp lực
của hai lực này và hiệu ứng của từ trường Bắc nam khiến chúng hướng về phía Đông Bắc từ
hướng Tây Nam - quái Tốn theo Hậu thiên Lạc Việt. Đây chính là lý do tại sao quái Tốn trong
kinh Dịch có thuộc tính là Gió.
Xin xem hình minh họa dưới đây:

Qua hình minh họa trên chúng ta thấy rằng:

1) Chính hiệu ứng tương tác từ bên ngoài vũ trụ làm cho những cơn bão hầu hết chỉ ở
phía Bắc Bán cầu và phải xoáy theo chiều ngược kim đồng hồ và chúng đẩy hiệu ứng
dịch chuyển hướng Tây Đông lên phía trên với hướng gần như ngược lại. Do những
hiệu ứng tự thân gần như không đổi nên - hiệu ứng vũ trụ càng mạnh thì bão xoáy càng
lớn.
2) Chính sự thay đổi vị trí các vì sao trong bầu trời Ngân Hà xung quanh trái Đất (Lý học
Đông phương gọi là bầu trời Thái Ât) sẽ thay đổi hiệu ứng tương tác với địa cầu và làm
ảnh hướng đến thời tiết trên trái Đất. Đây chính là lý do các môn Thái Ất, Kỳ môn Lạc
Việt độn toán, Dịch bốc ....- có thể dự báo trước hầu hết thiên tai trên trái Đất - vì nó là
hệ quả của sự nhận thức ưu việt những quy luật vận đông tương tác với tầm cỡ vũ trụ
mà tôi đã nhiều lần nhắc đến (Còn tất cả các cơ quan dự báo của khoa học hiện đại mới
chỉ đưa trên các số liệu đo đạc liên quan đến các thông số có trên địa cầu, như sức và
hướng gió, độ ẩm..vv...một cách khiêm tốn).
Như vậy, một lần nữa chúng ta đã chứng minh một cách sắc sảo rằng: Tất cả sự huyền vĩ của
Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiếu ưu tú của lịch sử Việt đã chứng tỏ một tri thức
vũ trụ cực kỳ sâu sắc. Nền văn minh Hán chỉ là sự cóp nhặt những mảnh còn lại vụn vặt, rơi
vỡ và sai lệch của nền văn hiến Việt khi bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000
năm trước.

Anh chị em thân mến.


Bài viết trên đã chứng tỏ rằng: Chính những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ là tác nhân quan
trọng làm nên sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Nếu chúng ta coi các hiệu ứng tương tác tự
thân của trái Đất (từ trường, sự vận động tự thân Tấy Đông...) là không đổi thì hiệu ứng tương
tác từ vũ trụ thay đổi - do tương quan vị trí của các vì sao dịch chuyển trong vũ trụ với địa cầu.
Sự vận động có quy luật trong vũ trụ mà những di sản còn lại trong lý học Đông phương đã
chứng tỏ sự tổng hợp những qui luật vận động đó trong hàng trăm triệu năm (Các phép tính
thái ất , kỳ môn chứng tỏ điều này). Chính sự thay đổi có quy luật của vũ trụ trong tương quan
với địa cầu làm nên khả năng tiên tri của các phương pháp dự báo đông phương mà điển hình
là Thái Ất, Kỳ môn và Lạc Việt độn toán.
Tất nhiên điều này không thể giải thích chúng xuất phát từ văn minh Hán vĩ đại, mà vào thời
Văn Vương bị giam ở Ngục Dữu lý trực ngộ tâm linh mà làm ra Hậu Thiên quái dị, rồi Trần
Đoàn lão tổ chợt ngộ ra môn tử vi cứ như trên trơì rơi xuống. Mà nó chỉ có thể xuất phát từ
một nền văn minh kỳ vĩ đã từng tồn tại trên địa cầu với những chứng cứ liên hệ chứng tỏ một
thời trên địa cầu đã có sự thống nhất về văn hóa. Tổ tiên chúng ta người Lạc Việt chính là một
trong số những hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này khi nhân loại bị một đại họa toàn
cầu xóa sổ.
Một lần nữa tôi bày tỏ sự tiếc thương với một trí thức lớn đã ra đi - Giáo sư vật lý thiên văn
Trần Quang Vũ. Tôi nghĩ ông sẽ chia sẻ được với tôi. Thật đau xót thay!
LẠC VIỆT PHIÊN TINH PHÒNG
Anh chị em thân mến.
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về phương pháp Phiên tinh phòng liên quan đến -
Cấu trúc hình thể - trong phong thủy Lạc Việt, mà sách Hán gọi là Dương Trạch Tam
yếu. Đây vốn được coi là một môn phái trong phong thủy có nguồn gốc Hán. Tuy nhiên,
chúng ta đã xác định rằng: Đó chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố thuộc Phong Thủy
Lạc Việt, bị Hán hóa một cách rời rạc và tách ra thành cái gọi là trường phái. Sách
Dương trạch Tam yếu của Triệu Cửu Phong phổ biến dưới thời Tàn Đường thực ra ông
ta cũng không phải là tác giả, mà chỉ là lấy cắp từ Tàng Thư Các của triều đình nhân khi
loạn lạc. Điều này là một minh chứng sắc sảo, cho thấy người Trung Hoa không hề là
chủ nhân tác giả của các cuốn sách thuộc văn hóa Đông phương. Triệu Cửu Phong
thực chất chỉ là người có công phổ biến những bí ẩn của văn minh Việt trong văn hóa
Hán.
Nhưng ngay cuốn sách này, đã cho thấy một yếu tố liên quan đến việc phân chia phòng
ốc, ngăn trong Dương trạch qua Bát quái, đây chính là nguyên tắc liên quan đến Dịch
Phong Thủy mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sau phần học này. Để bắt đầu
các bài học chính thức liên quan đến phương pháp này của Phong Thủy Lạc Việt liên
quan đến Cấu trúc hình thể, tôi sẽ lần lượt giới thiệu và phân tích nhưng tài liệu là các
bản dịch từ cô thư chữ Hán liên quan để anh em tham khảo.
Trong những tài liệu liên quan, có những đoạn tôi không phân tích và phê phán thì mặc
nhiên đó là những phương pháp được chính thức thừa nhận dùng trong phong thủy
Lạc Việt.
Sau này, khi anh chị em có đủ tri kiến về phong Thủy Lạc Việt và có điều kiện nghiên
cứu các sách vở liên quan, thì có thể tự tìm hiểu, phát hiện dựa trên cơ sở nguyên lý:
"Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ"
Đồng thời đối chiếu với tiêu chí khoa học:
Một lý thuyết, phương pháp, giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích
một cách hợp lý, nhất quán và hoàn chỉnh, hầu hết những vấn đề liên quan đến nó có
tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

I. DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU


I - 1: BẢY CHỖ QUAN HỆ VỚI NHÀ

Một ngôi nhà có 7 chỗ quan hệ tức là có ảnh hưởng tốt xấu: Cửa - ngõ, Cửa - cái, Cửa -
phòng, Cửa - bếp, Chủ - phòng hay Sơn - chủ, Bếp và Hướng - bếp. Sở dĩ nói Chủ - phòng
hay Sơn - chủ bởi ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng làm chỗ chủ yếu, còn ở Động - trạch và
Biến - Hoá - trạch dùng Sơn - chủ làm chỗ chủ yếu. (Chú ý: tên các chỗ quan hệ luôn luôn có
gạch nối.)
- Trong 7 chỗ quan hệ có 3 chỗ chính yếu ảnh hưởng trọng đại để quyết định ngôi nhà tốt hay
xấu. Còn 4 chỗ kia thuộc hàng thứ yếu (phụ thuộc), ảnh hưởng bình thường, chỉ có thể thêm
bớt tốt xấu mà thôi.
- Ở Tịnh - trạch, có 3 chỗ chính yếu là Cửa - cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 4 chỗ thứ yếu là
Cửa - phòng, Cửa - bếp, Hướng - bếp và Cửa - ngõ.
- Ở Động - trạch và Biến - hoá - trạch, 3 chỗ chính yếu là Cửa - cái, Sơn - chủ và Bếp. Còn 4
chỗ thứ yếu cũng như ở Tịnh - trạch là: Cửa - phòng, Cửa - bếp, Hướng bếp và Cửa - ngõ.
I - 2: SỰ SAI BIỆT TRONG BA CHỖ CHÍNH YẾU

- Ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng chỉ thừa một du - niên mà thôi và lấy tên du - niên này mà
đặt tên cho nhà, như Sinh - khí - trạch hay Thiên - y - trạch chẳng hạn. Còn ở Động - trạch và
biến - hoá - trạch thì dùng một Sơn - chủ đã thừa một du - niên lại còn thêm ảnh hưởng với
một “Sao - chúa” rất trọng hệ nữa, vậy lấy tên du – niên và cả Sao – chúa để đặt tên cho nhà,
như Diên – niên – trạch, như Tham – lang – trạch, Vũ – khúc – trạch chẳng hạn.
- Cửa cái là một nơi chính yếu, vì nó là lối đi vào nhà, nếu dựng trúng tại cung tốt tức như
người đi trúng vào chốn may mắn, bằng dựng tại cung xấu tức như người đi vào chốn nguy
hiểm, tối – tăm, chông gai. Cửa – cái là mẹ sanh ra các du – niên cho chủ – phòng, cho Sơn
– chủ và cho Bếp. Vì vậy, nên hễ Chủ – phòng, Sơn – chủ và bếp thừa du – niên tốt tức Cửa
– cái tốt, vì mẹ tốt mới sanh ra các con tốt, bằng thừa du – niên xấu tức Cửa – cái xấu, vì mẹ
xấu mới sanh con xấu.
- Chủ – phòng hay Sơn – chủ đều là những nơi chính yếu, trụ cột, chủ yếu, làm chủ toàn thể
ngôi nhà cho nên gọi là Chủ – phòng, là Sơn – chủ . Nếu có được ở nhằm cung tốt và thừa
du – niên tốt hay Sao tốt là nhà ở thịnh vượng và yên lành. Bằng ở nhằm cung xấu và thừa
du – niên xấu hay sao xấu là nhà ở suy vi, chẳng yên.
- Bếp là chỗ chính yếu vì nơi sinh dưỡng, nuôi sống con người, nếu được an trí nơi cung tốt
và thừa du – niên tốt thì sự sinh dưỡng mới đặng lợi ích, ít bệnh hoạn. Bằng an trí tại cung
xấu và thừa du – niên xấu khác nào sự sinh dưỡng bị đầu độc gây ra đủ các bệnh chứng cả
tai hoạ. Trăm bệnh đa số do nơi ăn uống sinh ra.
TÓM LẠI:
Ba chỗ chính yếu được đặt vào 3 cung tốt là đối với nhau được tương sinh hay tỵ hoà và 3
cung đều thừa kiết du – niên hay kiết – tinh thì quyết định một ngôi nhà thịnh vượng. Bằng trái
lại đặt trúng vào 3 cung xấu là đối với nhau tương khắc và đồng thừa du – niên hay hung tinh
thì quyết định ngôi nhà suy bại.
Nhan đề quyển sách có hai chữ Tam – yếu đó là 3 chỗ chính yếu nói trong bài vậy.
I - 3:SỰ SAI BIỆT TRONG 4 CHỖ THỨ YẾU

- Trong 4 chỗ thứ yếu thì Hướng – bếp có tầm quan trọng hơn cả, kế đó là Cửa – phòng và
Cửa – bếp, sau hết là Cửa – ngõ. Người xưa không kể tới Cửa – ngõ, có lẽ vì nó không thuộc
về ngôi nhà.
- Cửa – phòng và Cửa – bếp ở Tịnh – trạch ít quan trọng, còn ở Động – trạch và Biến – hoá –
trạch được quan trọng nhiều hơn. Đó là bởi ở Tịnh – trạch thì Chủ – phòng và Bếp bị lệ thuộc,
tất cả các cửa của nó cũng bị lệ thuộc, còn ở Động – trạch và Biến – hoá – trạch thì Phòng –
chúa và Bếp chiếm riêng một ngăn nhà độc lập, tức nó có tầm quan trọng hơn trong hàng thứ
yếu.
I - 4: ĐO LƯỜNG TỐT XẤU CHO 7 CHỔ
- Cái việc đo lường tốt xấu không lấy đâu là quyết định cho đúng từng phân ly như việc trắc
lượng bằng toán pháp, nhưng đại khái cũng có thể phân biệt chỗ khinh chỗ trọng, nhiên – hậu
mới giảo định được một cái nhà thịnh hay suy, thịnh suy nhiều hay ít. Vả lại còn sự phân lượng
tốt xấu cho chỗ chính yếu thì khác, cho những chỗ thứ yếu thì khác. Những chỗ chính yếu và
thứ yếu của loại trạch này với loại trạch kia cũng lại không hoàn toàn bằng nhau. Vậy tạm định
như sau:
- Ở Tịnh – trạch có 3 chỗ chính yếu là Cửa – cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 4 chỗ phụ thuộc
kia là Hướng – bếp, Cửa – bếp, Cửa – phòng và Cửa – ngõ.
- Động – trạch và Biến – hoá – trạch cũng có 3 chỗ chính yếu là Cửa – cái, Sơn – chủ và Bếp.
Lại phải kể Phòng – chúa có Sao – chúa là chỗ thiết yếu nhất hạng. Còn 4 chỗ phụ thuộc kia,
cũng như ở Tịnh – trạch, ảnh hưởng tam thường.
- Mỗi chỗ chính yếu trọn tốt thì được 30% tốt, trung bình thì được 15% tốt, bằng trọn xấu thì
30% xấu.
- Mỗi chỗ phụ thuộc trọn tốt thì được 10% tốt, trung bình thì được 5% tốt, bằng trọn xấu thì
định 10% xấu.
Ba hạng: trọn tốt, trung bình và trọn xấu là như vầy:
. Trọn tốt: là chỗ gặp kiết du –niên hay kiết – tinh mà phải đắc vị hay đăng – diện. Có 3 kiết du
– niên là Sinh – khí, Diên – niên và Thiên – y (Phục – vị cũng được gọi là kiết du – niên, nhưng
chỉ tốt bằng phân nửa). Có 3 kiết tinh là Tham – lang, Vũ – khúc và Cự – môn (Phụ Bật cũng
là kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Trọn tốt là được 30% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ
Bật trọn tốt là 15%.
. Trung bình: là chỗ gặp kiết du – niên hay kiết – tinh nhưng thất vị, được 15% tốt. Riêng Phục
– vị và Phụ Bật chỉ được trên dưới 5% tốt.
. Trọn xấu: Là chỗ gặp hung du – niên như Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại. Hoặc
gặp hung tinh như Phá quân, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Phàm hung du – niên hay hung
tinh cũng vậy, thì kể là trọn xấu 30%, dù đắc vị hay đăng diện cũng vậy.
- Phàm kiết du – nên hay kiết tinh cũng vậy, đối với nó gặp cung tương khắc là thất vị. Gặp
cung tương sanh là đắc vị, gặp cung tỵ hoà (đồng loại) là đăng – diện tốt bậc nhất, đắc vị tốt
bậc nhì, thất vị tốt bậc ba. Đắc vị mà có sanh cung tốt hơn cung sanh nó.
- Riêng kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà được ở tại ngăn chót tức ngăn cuối cùng gọi là nhập
miếu, không có cách nào tốt hơn nó được. Tính sẵn như sau:
. Sinh khí và Phục vị thuộc Mộc: gặp các cung Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các cung
Khảm Ly là đắc vị, gặp các cung Chấn Tốn là đăng diện.
. Thiên y thuộc Thổ: Gặp các cung Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các cung Ly Đoài Kiền là
đắc vị, gặp các cung Cấn Khôn là đăng diện.
. Diên niên thuộc Kim: gặp các cung Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các cung Cấn Khôn Khảm là
đắc vị, gặp các cung Kiền Đào là đăng diện.
. Tham lang và Phụ Bật thuộc Mộc: gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các
Sơn – chủ Khảm Ly là đắc vị, gặp các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện.
. Cự môn thuộc Thổ: gặp các sơn – chủ Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn – chủ Ly Kiền
Đoài là đắc vị, gặp các sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện.
. Vũ khúc thuộc Kim: gặp các sơn – chủ Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn
Khảm là đắc vị, gặp các sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện.
(Chú ý: Những kiết du – niên so đối với cung sở – thừa của nó mà tính. Còn những kiết tinh
so đối với sơn – chủ mà tính.
I - 5: VƯỢNG TRẠCH CÁCH VÀ SANH TRẠCH CÁCH
- Vượng trạch: phàm kiết tinh hay kiết du – niên đồng một loại với trạch là cách rất tốt, thêm
sự thịnh vượng cho nhà. Như Đông – tứ – trạch (thuộc Mộc) mà dùng Tham lang Mộc tinh
làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa sinh khí Mộc. Như Tây – tứ – trạch
(thuộc Kim) mà dùng Vũ khúc Kim tinh làm Sao chúa hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa
Diên – niên Kim.
- Sanh – trạch: Phàm kiết tinh hay kiết du – niên sanh trạch là cách tốt, thêm sự phát đạt cho
nhà. Như tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Cự môn Thổ tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ –
phòng hay Sơn – chủ thừa Thiên – y Thổ.
Phàm được hai cách trên (Vượng – trạch hay Sanh – trạch) mà kiết tinh hay kiết du – niên lại
đăng diện hay đắc vị thì sự thịnh vượng, sự phát đạt càng mạnh càng lâu bền.

Anh chị em thân mến.


Qua đoạn trích dẫn trên thì anh chị em sẽ thấy hơi rối và có vẻ như người viết không rõ
ràng. Bởi vậy, tôi diễn tả lại như sau:
Theo quan niệm về cấu trúc hình thể ở trên thì họ phân biệt 3 yếu tố quan trọng trong
một căn nhà là: Cửa cổng chính, Phòng chủ - hay còn gọi là Sơn chủ - tức là căn phòng
được chọn làm phòng chính trong nhà và bếp.
Nhưng về 4 chỗ thứ yếu thì họ cho là:
Cửa bếp, cửa phòng, cửa ngõ và hướng bếp.
Phong Thủy Lạc Việt - do là sự tổng hợp cả của Bát trạch Lạc Việt và Huyền Không,
Loan đầu - hình lý khí - xác định rằng:
Chỉ có ba chỗ thứ yếu là:
Cửa bếp, cửa phòng, cửa ngõ.
Hướng bếp phải quay về hướng tốt và vượng khí và điều này đã được xác định là một
yếu tố quan trọng trong Bát Trạch Lạc Việt. Do đó, nó không thể bị coi là "thứ yếu" như
trong sách mà Triệu Cửu Phong phổ biến qua cổ thư chữ Hán.
Như vậy, Phong Thủy Lạc Việt xác nhận có ba chỗ chính yếu như cổ thư ghi nhận và
ba chỗ thứ yếu. Đây chính là nguyên lý: Tam Âm Tam Dương. "Dương trước, Âm sau"
nên ba chỗ chính yếu là tam Dương và ba chỗ thứ yếu là tam Âm.
Trong Dương trạch tam yếu quan niệm vị trí cửa chính phải phối hợp giữa hướng và
tọa, trong Huyền Không thì cửa chính còn phụ thuộc vị trí phi tinh sao vận vào thời
điểm cất nhà, trong Loan đầu - hình lý khí thì cửa chính phải xét đến đường dẫn khí và
trạch. Khi học xong các kiến thức liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt thì chính là sự
phối hợp cả 4 yếu tố trong việc quán xét nhà ở. Tôi luôn nhắc nhở anh chị em rằng:
Yếu tố khí là yếu tố quan trong bậc nhất trong Phong Thủy Lạc Việt và đây cũng chính
là tính vượt trội của Phong Thủy Lạc Việt so với tất cả các phương pháp ứng dụng rời
rạc từ cổ thư chữ Hán. Có thể nói rằng:
4 yếu tố tương tác trong Phong Thủy Lạc Việt gồm: Huyền Không, Loan Đầu, Bát trạch
và Cấu trúc là phần xác của Phong Thủy Lạc Việt thì phần hồn chính là Khí.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Anh chị em thân mến.


Trong bài trích đoạn từ Dương trạch tam yếu của Triệu cửu Phong , chúng ta thấy có
một đoạn nói về du niên kiết hung. Đoạn này cũng đã được nhắc tới ngay trong sách
Bát trạch Minh Cảnh và tôi đã nói qua trong Bát Trạch Lạc Việt. Nhưng sự phân biết du
niên - qua danh từ các vì sao hung kiết có liên quan đến phương vị này, chủ yếu được
bàn rõ và ứng dụng trong sách của phái Dương trạch Tam yếu. Đồng thời chúng ta
cũng biết rằng - theo nội dung cổ thư chữ Hán và lịch sử văn minh Hán thì Dương trạch
Tam yếu là một trường phái tách biệt không liên quan gì đến Bát trạch Minh Cảnh.
Nhưng tôi đã nhiều lần chứng minh và đã khẳng định rằng:
Phong Thủy là một phương pháp ứng dung nhất quán, hoàn chỉnh, thuộc về nên văn
hiến Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp
đổ vào thế kỷ thứ III BC và bị đế quốc Hán đô hộ hàng ngàn năm, thì những tri thức của
nền văn minh này lần lượt bị Hán hóa. Nhưng nền văn minh Hán chỉ tiếp thu một cách
rời rạc, không hoàn chỉnh và sai lệch những tri thức của nền văn minh Việt.
Khi anh chị em học về du niên phiên tinh sẽ thấy cái gọi là trường phái Dương Trạch
và Bát trạch tưởng như không liên quan và mâu thuẫn này, thực chất lại có mối tương
quan chặt chẽ giữa tính chất tốt xấu trong phân cung Bát trạch và tính chất sao trong
phương pháp phiên tinh của Dương trạch tam yếu. Đây chính là một sự minh chứng
sắc sảo nữa cho luận điểm trên.

Đoạn trích lại từ sách Dương trạch tam yếu liên quan đến Phiên Tinh Du Niên.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Quote

Trọn tốt: là chỗ gặp kiết du –niên hay kiết – tinh mà phải đắc vị hay đăng – diện. Có 3
kiết du – niên là Sinh – khí, Diên – niên và Thiên – y (Phục – vị cũng được gọi là kiết du
– niên, nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Có 3 kiết tinh là Tham – lang, Vũ – khúc và Cự –
môn (Phụ Bật cũng là kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Trọn tốt là được 30% tốt.
Riêng Phục – vị và Phụ Bật trọn tốt là 15%.
. Trung bình: là chỗ gặp kiết du – niên hay kiết – tinh nhưng thất vị, được 15% tốt. Riêng
Phục – vị và Phụ Bật chỉ được trên dưới 5% tốt.
. Trọn xấu: Là chỗ gặp hung du – niên như Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại.
Hoặc gặp hung tinh như Phá quân, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Phàm hung du –
niên hay hung tinh cũng vậy, thì kể là trọn xấu 30%, dù đắc vị hay đăng diện cũng vậy.
- Phàm kiết du – nên hay kiết tinh cũng vậy, đối với nó gặp cung tương khắc là thất vị.
Gặp cung tương sanh là đắc vị, gặp cung tỵ hoà (đồng loại) là đăng – diện tốt bậc nhất,
đắc vị tốt bậc nhì, thất vị tốt bậc ba. Đắc vị mà có sanh cung tốt hơn cung sanh nó.
- Riêng kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà được ở tại ngăn chót tức ngăn cuối cùng gọi
là nhập miếu, không có cách nào tốt hơn nó được. Tính sẵn như sau:
. Sinh khí và Phục vị thuộc Mộc: gặp các cung Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các
cung Khảm Ly là đắc vị, gặp các cung Chấn Tốn là đăng diện.
. Thiên y thuộc Thổ: Gặp các cung Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các cung Ly Đoài Kiền
là đắc vị, gặp các cung Cấn Khôn là đăng diện.
. Diên niên thuộc Kim: gặp các cung Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các cung Cấn Khôn
Khảm là đắc vị, gặp các cung Kiền Đào là đăng diện.
. Tham lang và Phụ Bật thuộc Mộc: gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị,
gặp các Sơn – chủ Khảm Ly là đắc vị, gặp các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện.
. Cự môn thuộc Thổ: gặp các sơn – chủ Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn – chủ
Ly Kiền Đoài là đắc vị, gặp các sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện.
. Vũ khúc thuộc Kim: gặp các sơn – chủ Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Cấn
Khôn Khảm là đắc vị, gặp các sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện.
(Chú ý: Những kiết du – niên so đối với cung sở – thừa của nó mà tính. Còn những kiết
tinh so đối với sơn – chủ mà tính.
VƯỢNG TRẠCH CÁCH VÀ SANH TRẠCH CÁCH
- Vượng trạch: phàm kiết tinh hay kiết du – niên đồng một loại với trạch là cách rất tốt,
thêm sự thịnh vượng cho nhà. Như Đông – tứ – trạch (thuộc Mộc) mà dùng Tham lang
Mộc tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa sinh khí Mộc. Như Tây
– tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Vũ khúc Kim tinh làm Sao chúa hoặc Chủ – phòng hay
Sơn – chủ thừa Diên – niên Kim.
- Sanh – trạch: Phàm kiết tinh hay kiết du – niên sanh trạch là cách tốt, thêm sự phát
đạt cho nhà. Như tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Cự môn Thổ tinh làm Sao – chúa,
hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Thiên – y Thổ.
Phàm được hai cách trên (Vượng – trạch hay Sanh – trạch) mà kiết tinh hay kiết du –
niên lại đăng diện hay đắc vị thì sự thịnh vượng, sự phát đạt càng mạnh càng lâu bền.

Như vậy - qua đoạn trích dẫn trên - anh chị em cũng thấy rằng: Những danh từ và khái
niệm liên quan sư tên các sao: Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù, Phá Quân....được ứng dụng
như là một phương pháp căn bản trong phép du niên phiên tinh trong Dương trạch tam
yếu, nhưng chúng tại hoàn toàn có xuất xứ từ phân cung quái theo Hậu Thiên từ bát
trạch. Điều này cũng như phương pháp phi mệnh cung trong Bát trạch chính là phương
pháp phi tinh Huyền Không vậy: Nam phi nghịch, nữ phi thuận.
Chúng ta tiếp tục theo dõi bài sau.

Anh chị em thân mến.


Trong bài trích đoạn từ Dương trạch tam yếu của Triệu cửu Phong , chúng ta thấy có
một đoạn nói về du niên kiết hung. Đoạn này cũng đã được nhắc tới ngay trong sách
Bát trạch Minh Cảnh và tôi đã nói qua trong Bát Trạch Lạc Việt. Nhưng sự phân biết du
niên - qua danh từ các vì sao hung kiết có liên quan đến phương vị này, chủ yếu được
bàn rõ và ứng dụng trong sách của phái Dương trạch Tam yếu. Đồng thời chúng ta
cũng biết rằng - theo nội dung cổ thư chữ Hán và lịch sử văn minh Hán thì Dương trạch
Tam yếu là một trường phái tách biệt không liên quan gì đến Bát trạch Minh Cảnh.
Nhưng tôi đã nhiều lần chứng minh và đã khẳng định rằng:
Phong Thủy là một phương pháp ứng dung nhất quán, hoàn chỉnh, thuộc về nên văn
hiến Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp
đổ vào thế kỷ thứ III BC và bị đế quốc Hán đô hộ hàng ngàn năm, thì những tri thức của
nền văn minh này lần lượt bị Hán hóa. Nhưng nền văn minh Hán chỉ tiếp thu một cách
rời rạc, không hoàn chỉnh và sai lệch những tri thức của nền văn minh Việt.
Khi anh chị em học về du niên phiên tinh sẽ thấy cái gọi là trường phái Dương Trạch
và Bát trạch tưởng như không liên quan và mâu thuẫn này, thực chất lại có mối tương
quan chặt chẽ giữa tính chất tốt xấu trong phân cung Bát trạch và tính chất sao trong
phương pháp phiên tinh của Dương trạch tam yếu. Đây chính là một sự minh chứng
sắc sảo nữa cho luận điểm trên.

Đoạn trích lại từ sách Dương trạch tam yếu liên quan đến Phiên Tinh Du Niên.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote

Trọn tốt: là chỗ gặp kiết du –niên hay kiết – tinh mà phải đắc vị hay đăng – diện. Có 3 kiết du
– niên là Sinh – khí, Diên – niên và Thiên – y (Phục – vị cũng được gọi là kiết du – niên, nhưng
chỉ tốt bằng phân nửa). Có 3 kiết tinh là Tham – lang, Vũ – khúc và Cự – môn (Phụ Bật cũng
là kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Trọn tốt là được 30% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ
Bật trọn tốt là 15%.
. Trung bình: là chỗ gặp kiết du – niên hay kiết – tinh nhưng thất vị, được 15% tốt. Riêng Phục
– vị và Phụ Bật chỉ được trên dưới 5% tốt.
. Trọn xấu: Là chỗ gặp hung du – niên như Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại. Hoặc
gặp hung tinh như Phá quân, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Phàm hung du – niên hay hung
tinh cũng vậy, thì kể là trọn xấu 30%, dù đắc vị hay đăng diện cũng vậy.
- Phàm kiết du – nên hay kiết tinh cũng vậy, đối với nó gặp cung tương khắc là thất vị. Gặp
cung tương sanh là đắc vị, gặp cung tỵ hoà (đồng loại) là đăng – diện tốt bậc nhất, đắc vị tốt
bậc nhì, thất vị tốt bậc ba. Đắc vị mà có sanh cung tốt hơn cung sanh nó.
- Riêng kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà được ở tại ngăn chót tức ngăn cuối cùng gọi là nhập
miếu, không có cách nào tốt hơn nó được. Tính sẵn như sau:
. Sinh khí và Phục vị thuộc Mộc: gặp các cung Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các cung
Khảm Ly là đắc vị, gặp các cung Chấn Tốn là đăng diện.
. Thiên y thuộc Thổ: Gặp các cung Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các cung Ly Đoài Kiền là
đắc vị, gặp các cung Cấn Khôn là đăng diện.
. Diên niên thuộc Kim: gặp các cung Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các cung Cấn Khôn Khảm là
đắc vị, gặp các cung Kiền Đào là đăng diện.
. Tham lang và Phụ Bật thuộc Mộc: gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các
Sơn – chủ Khảm Ly là đắc vị, gặp các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện.
. Cự môn thuộc Thổ: gặp các sơn – chủ Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn – chủ Ly Kiền
Đoài là đắc vị, gặp các sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện.
. Vũ khúc thuộc Kim: gặp các sơn – chủ Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn
Khảm là đắc vị, gặp các sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện.
(Chú ý: Những kiết du – niên so đối với cung sở – thừa của nó mà tính. Còn những kiết tinh
so đối với sơn – chủ mà tính.

VƯỢNG TRẠCH CÁCH VÀ SANH TRẠCH CÁCH


- Vượng trạch: phàm kiết tinh hay kiết du – niên đồng một loại với trạch là cách rất tốt, thêm
sự thịnh vượng cho nhà. Như Đông – tứ – trạch (thuộc Mộc) mà dùng Tham lang Mộc tinh
làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa sinh khí Mộc. Như Tây – tứ – trạch
(thuộc Kim) mà dùng Vũ khúc Kim tinh làm Sao chúa hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa
Diên – niên Kim.
- Sanh – trạch: Phàm kiết tinh hay kiết du – niên sanh trạch là cách tốt, thêm sự phát đạt cho
nhà. Như tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Cự môn Thổ tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ –
phòng hay Sơn – chủ thừa Thiên – y Thổ.
Phàm được hai cách trên (Vượng – trạch hay Sanh – trạch) mà kiết tinh hay kiết du – niên lại
đăng diện hay đắc vị thì sự thịnh vượng, sự phát đạt càng mạnh càng lâu bền.

Như vậy - qua đoạn trích dẫn trên - anh chị em cũng thấy rằng: Những danh từ và khái
niệm liên quan sư tên các sao: Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù, Phá Quân....được ứng dụng
như là một phương pháp căn bản trong phép du niên phiên tinh trong Dương trạch tam
yếu, nhưng chúng tại hoàn toàn có xuất xứ từ phân cung quái theo Hậu Thiên từ bát
trạch. Điều này cũng như phương pháp phi mệnh cung trong Bát trạch chính là phương
pháp phi tinh Huyền Không vậy: Nam phi nghịch, nữ phi thuận.
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về "Cấu trúc hình thể nhà" trong Phong thủy Lạc Việt. Tài liệu
trong phần này chủ yếu là cuốn "Dương trạch tam yếu", "Chủ - Môn - Táo" và các sách
liên quan, nhưng đã được tôi biên soan lại trên cơ sở tính hợp lý trong tương quan các
mối quan hệ trong phương pháp ứng dụng và với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt
phối Hà Đồ". Đồng thời là sự minh chứng tiếp tục cho tính nhất quán và hoàn chỉnh của
Phong thủy Lạc Việt.
ĐÔNG TÂY TRẠCH, TRÙ, MỆNH.

Bài 2 - Dương trạch tam yếu

Đông trạch khi dùng để chỉ trạch nhà và gọi là Đông tứ cung khi dùng để chỉ mệnh chủ của
gia chủ.
Đông tứ trạch thuộc Dương gồm 3 tứ chính và 1 tứ di là:

Dương Thủy Khảm:

Sinh Dương Mộc Chấn:

Sinh Dương Hỏa Ly:

Kết ở Âm Kim Tốn:

Như vậy, Đông Tứ trạch gồm Tam Dương , nhất Âm.


Tây tứ trạch thuộc Âm gồm 3 tứ di và một tứ chính là:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Âm Kim đới Thủy Càn:

Sinh Âm Mộc Cấn:

Sinh Âm Hỏa đới Thổ Khôn:

Kết ở Dương Kim Đoài:


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Như vậy, Tây Tứ trạch gồm Tam Âm, nhất Dương.Dương trạch tam yếu viết:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Nếu Đông tứ cung gặp Tây tứ cung hỗ biến với nhau tất gặp những hung du niên, xấu – vì hai
phe khác nhau, phe Đông Mộc với phe Tây Kim tương khắc
- Chú ý: Kiết du niên là du niên tốt gồm có: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị. Hung du
niên gọi là du niên xấu gồm có: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, Hoạ hại.

Đông tứ trạch:
Là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Hướng chủ đều ở trong vòng 4 cung Khảm Ly Chấn
Tốn thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau.
Nếu có lộn Tây tứ cung thì gọi là Đông Tây tương hỗn (hỗn loạn) nhà ở tất xấu.

Tây tứ trạch:
Là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Hướng đều ở trong vòng 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài
thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau.
Nếu có lộn Đông tứ cung vào thì gọi là Đông Tây tương hỗn, nhà ở tất xấu.+ Đông trù là Bếp
thuộc Đông tứ trạch.
Phàm Bếp đặt tại 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông trù. Đông trù đem thịnh
vượng cho Đông tứ trạch nhưng làm suy bại Tây tứ trạch.
+ Tây trù là Bếp thuộc Tây tứ trạch:
Phàm bếp đặt tại một trong 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì gọi là tây trù. Tây trù làm thịnh
vượng cho Tây tứ trạch, nhưng gây suy bại cho Đông tứ trạch.
+ Đông mệnh: Mệnh của chủ nhà là 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông Mệnh.
Đông Mệnh nên ở nhà Đông tứ trạch mới tốt, bằng ở nhà Tây tứ trạch không hợp, bớt tốt.
+ Tây mệnh: Mệnh của chủ nhà là 1 trong 4 cung Càn Cấn Khôn Đoài thì gọi là Tây Mệnh.
Tây Mệnh nên ở nhà Tây tứ trạch mới tốt, bằng ở nhà Đông tứ trạch không hợp, bớt tốt.
Tóm lại: - Ở Đông tứ trạch phải dùng Đông trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Đông mệnh
nữa là nhà trọn tốt, bằng chủ nhà thuộc Tây mệnh thì cấu trúc hướng cầu thang, bếp,
phân phòng, hướng ngồi, nằm ... phải thuận theo cung mệnh của gia chủ thuộc Tây
Mệnh. Đồng thời phải trấn yểm, chế hóa hướng xấu do nghịch với mệnh của gia chủ.
Anh trị em cũng lưu ý rằng:
Trong phương pháp này cũng coi việc để bếp tại phương vị tốt là tốt. Trong phương
pháp này còn yêu cầu các vị trí quan yếu phải nằm ở vị trí phân quái phòng tốt . Điều
này tôi sẽ giảng ngay dưới đây.
- Ở Tây tứ trạch phải dùng Tây trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh nữa là nhà
trọng tốt, bằng chủ nhà Đông mệnh thì cấu trúc hướng cầu thang, bếp, phân phòng,
hướng ngồi, nằm ... phải thuận theo cung mệnh của gia chủ thuộc Đông Mệnh.Đồng
thời phải trấn yểm, chế hóa hướng xấu do nghịch với mệnh của gia chủ.
Nói chung, người Tây tứ cung thì nhà, bếp, cửa phải Tây tứ trạch và ngược lại. Nghịch
lý là điều không tốt.

Sách Dương trạch tam yếu cho rằng:


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote

"- Cửa cái thuộc Đông tứ cung mà Chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Tây tứ cung là cái nhà Đông
Tây hỗn loạn, bất phát. Nếu dùng Đông trù có thể đủ ăn, bằng dùng Tây trù là suy sụp. Nếu
dùng Tây trù mà chủ là tây mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm.
- Cửa cái thuộc Tây tứ cung mà chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Đông tứ cung là cái nhà Đông
Tây hỗn loạn, chẳng phát lên được. Nếu dùng Tây trù còn có thể đủ ăn, bằng dùng Đông trù
ắt suy sụp. Đã dùng Đông trù mà chủ nhà Đông mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm".

Thực ra đây là một cái nhìn cực đoan về phương pháp của người biên tập Triệu Cửu
Phong. Vì "cấu trúc hình thể" chỉ là một yếu tố trong Phong thủy Dương trạch và thực
tế đã chứng tỏ điều này: Nhà không thuận hướng với gia chủ vẫn ở được và phát triển
tốt, nếu xử lý cấu trúc thuận với mệnh cung của gia chủ và tạo được sinh khí cho căn
nhà.
Một trong những ưu điểm của phương pháp "Cấu trúc hình thể nhà" (Quen gọi là Dương
trạch tam yếu) chính là phân quái (Còn gọi là thừa du niên), phiên tinh phòng, tính sự
sinh khắc của sao và cung theo Ngũ Hành mà chúng ta sẽ tiếp tục tham khảo dưới đây.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote

SÁU CHỖ QUAN HỆ VỚI NHÀ.


Đã biên tập và hiệu chỉnh
Một ngôi nhà có 6 chỗ quan hệ tức là có ảnh hưởng tốt xấu: Cửa - ngõ, Cửa - cái, Cửa - phòng,
Cửa - bếp, Chủ - phòng, Bếp và Hướng bếp. Sở dĩ nói Chủ - phòng hay Hướng - chủ bởi ở
Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng làm chỗ chủ yếu, còn ở Động - trạch và Biến - Hoá - trạch dùng
Hướng - chủ làm chỗ chủ yếu. (Chú ý: tên các chỗ quan hệ luôn luôn có gạch nối.)

Trong cấu trúc nhà thì tịnh trạch chỉ có một ngăn. Bởi vậy, hướng nhà và phòng đều
coi như một quái và tên quái liên hệ với mệnh chủ gọi là du niên cho cả hướng nhà và
căn nhà này. Thí dụ: Chủ nhà mệnh Càn , nhà hướng Càn thì vì chỉ có một ngăn nên
nhà này gọi là Phục Vị trạch.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote

(Đã biên tập và hiệu chỉnh)


- Trong 6 chỗ quan hệ có 3 chỗ chính yếu ảnh hưởng trọng đại để quyết định ngôi nhà tốt hay
xấu. Còn 3 chỗ kia thuộc hàng thứ yếu (phụ thuộc), ảnh hưởng bình thường, chỉ có thể thêm
bớt tốt xấu mà thôi.
- Ba chỗ chính yếu là Cửa - cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 3 chỗ thứ yếu là Cửa - phòng, Cửa
- bếp và Cửa - ngõ.

SỰ SAI BIỆT TRONG BA CHỖ CHÍNH YẾU


- Ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng chỉ thừa một du - niên mà thôi và lấy tên du - niên này mà
đặt tên cho nhà, như Sinh - khí - trạch hay Thiên - y - trạch chẳng hạn. Còn ở Động - trạch và
biến - hoá - trạch thì dùng một Hướng - chủ đã thừa một du - niên lại còn thêm ảnh hưởng với
một “Sao - chúa” rất trọng hệ nữa, vậy lấy tên du – niên và cả Sao – chúa để đặt tên cho nhà,
như Diên – niên – trạch, như Tham – lang – trạch, Vũ – khúc – trạch chẳng hạn.

Tên của các trạch nhà ngoài cách gọi theo Bát trạch - căn cứ vào hướng - là:
Họa hại trạch, sinh khí trạch, ....Riêng Phong Thủy Lạc Việt coi nhà hướng và tọa sơn
đều tốt gọi là Phúc Đức trạch, hướng sơn đều xấu là Tuyệt mạng trạch. Tức là các sơn
hướng: Tây Bắc - Đông Nam (Càn - Khôn) và Bắc - Nam (Khảm - Ly).
Trong phương pháp này các tên gọi trên Sinh khí, Thiên y, Hoa hại....trong sách Hán cổ,
còn thường gọi bằng tên là:

THEO SÁCH HÁN CỔ


Quote

Bốn sao tốt ứng với 4 hướng tốt:


1) Sinh khí = Tham Lang tinh Dương Mộc.
2) Thiên Y = Cự Môn tinh Dương Thổ.
3) Phúc Đức (Diên Niên) = Vũ khúc tinh, Dương Kim
4) Phục Vị = Tả phụ tinh Âm Thủy.Bốn sao xấu ứng với 4 hướng xấu:
Ngũ Quỉ = Liêm trinh tinh, Âm hỏa .
Tuyệt Mạng = Phá Quân tinh, Âm Kim.
Lục Sát = Văn khúc tinh, Dương thủy.
Họa Hại = Lộc Tồn tinh. Âm Thổ.

Anh chị em thân mến.


Bảng so sánh giữa trạch hướng và tinh hướng được ghi nhận như tôi đã trình bày ở trên từ
cổ thư chữ Hán. Anh chị em hãy nhận thấy một sự trùng khớp với cách phân Âm Dương của
Đông - Tây tứ cung là:
Đông tứ cung gồm Tam Dương - nhất Âm và Tây tứ cung gồm tam Âm nhất Dương. So sánh
với bảng trên thì 4 sao xấu gồm: Tam Âm nhất Dưông và 4 sao tốt gồm Tam Dương nhất Âm.
Anh chị em hãy nhận thấy rằng:
Trong 4 sao tốt thiếu hành Hỏa.
Trong 4 sao xấu thiếu hành Mộc.
Đây là tính phi quy luật của sách Hán khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương
Tử. Trên cơ sở nguyên lý "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tôi sắp xếp lại các sao trên như
sau:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Trên cơ sở này, tôi hiệu chỉnh như sau:Bốn sao tốt ứng với 4 hướng tốt:
1) Sinh khí = Tham Lang tinh Dương Mộc.
2) Thiên Y = Cự Môn tinh Dương Hỏa đới Thổ.
3) Phúc Đức (Diên Niên) = Vũ khúc tinh, Âm Kim
4) Phục Vị = Tả phụ tinh Dương Kim đới Thủy.
Bốn sao xấu ứng với 4 hương xấu là:
Ngũ Quỉ = Liêm trinh tinh, Âm Hỏa .
Tuyệt Mạng = Phá Quân tinh, Dương Kim.
Lục Sát = Văn khúc tinh, Âm Thủy.
Họa Hại = Lộc Tồn tinh. Âm Mộc.
Như vậy, anh chị em so sánh thì thấy sự hiệu chỉnh này không nhiều, về phương pháp luận
ngũ hành sinh khắc giữa cung và tinh không đổi. Nhưng do tính chất các sao sau khi hiệu
chỉnh thì sự tương tác giữa cung và tinh sẽ có thay đổi ở những trường hợp luận đoán rất cụ
thể.
Trên đây là sự phân ngũ hành của các tinh hướng chính thức theo Phong thủy Lạc Việt. Anh
chị em nghiên cứu ứng dụng. Sự liên hệ này, nếu anh chị em phát hiện tính bất hợp lý có thể
chỉnh sửa. Nhưng về phương pháp, đại để như vậy.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

CÁCH ĐO HƯỚNG NHÀ BẰNG LA KINH


I. ĐO HƯỚNG

Trước tiên, học thuộc 24 sơn Bát trạch sau đây


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Ghi nhận la kinh:


Thường trên la kinh có
- 2 đường chỉ đỏ chữ thập giữa la kinh, đây la đường giống dùng để chỉ hướng nhà và xác
định phân độ vạch.
- kim la kinh luôn có mũi nhọn chỉ hướng nam 180 độ. Đôi khi nhà sản xuất cũng có bán la
kinh với kim chỉ Bắc.

Hướng nhà là đường vuông góc với ranh trước nhà có chứa cửa cổng hay cửa chính, nhìn từ
trong nhà nhìn ra.

Đứng trong nhà hay trước mặt tiền nhà. hai tay nâng la kinh ngang tầm ngực. So cạnh trước
của la kinh sao cho song song hay trùng với ranh trước. Đôi khi lấy ranh cửa hay đướng chỉ
gạch nhà song song với ranh trước.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->Như vậy đường chỉ đỏ vuông góc vơi cạnh trước la kinh,
trước là vuộng góc với ranh trước nhà là đường chỉ hướng.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Dùng 2 ngón tay cái xoay mặt bàn la kinh sao cho mũi kim chỉ 180 độ. Giữ yên la kinh và đảm
bảo kim không bị nhiểm từ do sắt, kim loại hay quat máy. Khi kim bình ổn thì nhìn xem đường
chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên phân độ vạch bao nhiêu thì nhà đó hướng bấy nhiêu độ.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Trên đây, cụ thể, đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên 250 độ. Vậy hướng nhà này là 250.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->II. ĐỌC TÊN HƯỚNG

Ví dụ trên cho thấy đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên phân độ vạch 250 độ, phân độ này thuộc
trong sơn Canh. sơn Canh thuộc 1 trong 3 sơn của cung Đoài, tức hướng Tây.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Ta nhớ rằng phân độ vạch ở chính giữa sơn Canh, chia đôi sơn này ra 2 bên trái phải bằng
nhau 7,5 độ là phân độ 255 độ, gọi là chính Sơn Canh. Do hướng nhà ở phân độ 250 độ, tức
là ở bên trái của sơn Canh, cách phân độ giữa của sơ Can (chính Canh) là 5 độ và hướng
gần về sơn Thân cạnh bên, cho nên hướng chính xác được gọi là tên là "hướng Canh kiêm
Thân 5 độ".

Kiêm nghĩa là nghiên qua hay tiến về. Phân độ hướng nhà tiến gầnvề sơn nào bên cạnh thì
gọi là kiêm, kiêm hướng.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

LẬP THÀNH TÓM TẮT


Đã chỉnh sửa theo Phong Thủy Lạc Việt
Cách lập thành (tính sẵn) này rất gọn, rất dễ tìm cho mau lẹ để sử dụng, không cần phải biến gạch trên,
gạch giữa, gạch dưới… cũng khỏi xét tới việc biến lần 1, lần 2 hay lần thứ mấy. Chỉ nói cung này gặp
cung kia thì biến sanh ra một du niên. Như thấy Càn gặp Càn: Phục vị; Khảm: Lục sát… thì biết là Càn
gặp Càn thì biến sanh ra du niên Phục vị; gặp Khảm thì biến sanh ra du niên Lục sát…
Cách lập thành tóm tắt này theo thứ tự 8 cung: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Khởi đầu
là Càn gặp Càn, Khảm gặp Khảm, Cấn gặp Cấn…CÀN gặp:-----------KHẢM gặp:-----------CẤN gặp:--
---------CHẤN gặp:
Càn: Phục vị-------Khảm: Phục vị--------Cấn: Phục vị-------Chấn: Phục vị
Khảm: Lục sát------Cấn: Ngũ quỷ---------Chấn: Lục sát------Khôn: Họa hại
Cấn: Thiên y--------Chấn: Thiên y--------Khôn: Sinh khí-----Ly: Sinh khí
Chấn: Ngũ quỷ-----Khôn: Tuyệt Mệnh---Ly: Hoạ hại---------Tốn: Diên niên
Khôn: Diên niên----Ly: Diên niên---------Tốn Tuyệt mạng---Đoài: Tuyệt mệnh
Ly: Tuyệt mệnh----Tốn: Sinh khí---------Đoài: Diên niên-----Càn : Ngũ quỷ
Tốn: Hoạ hại ----- -Đoài: Hoạ hại---------Càn : Thiên y-------Khảm:Thiên y
Đoài: Sinh khí------Càn : Lục sát ---------Khảm: Ngũ quỷ-----Cấn: Lục sát
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

TỐN gặp:-------------LY gặp:-------------KHÔN gặp:-------------ĐOÀI gặp:


Tốn: Phục vị---------Ly: Phục vị---------Khôn: Phục vị--------- Đoài: Phục vị
Đoài: Lục sát---------Tốn: Thiên y-------Ly: Lục sát-------------Càn : Sinh khí
Kiền: Hoạ hại -------Đoài: Ngũ quỷ------Tốn: Ngũ quỷ----------Khảm: Hoạ hại
Khảm: Sinh khí-----Càn :Tuyệt mệnh---Đoài: Thiên y----------Cấn: Diên niên
Cấn:Tuyệt mệnh----Khảm: Diên niên---Càn : Diên niên--------Chấn: Tuyệt mệnh
Chấn: Diên niên-----Cấn: Hoạ hại--------Khảm: Tuyệt mệnh---Khôn: Thiên y
Khôn: Ngũ quỷ------Chấn: Sinh khí------Cấn: Sinh khí----------Ly: Ngũ quỷ
Ly: Thiên y----------Khôn: Lục sát-------Chấn: Hoạ hại---------Tốn: Lục sát

BÁT MÔN CÁC DU - NIÊN


Bát môn cũng tức là 8 cung Càn, Khảm, Cấn… các du niên là theo khuôn khổ tóm lại mà biết tên 8 du
niên của mỗi cung biến ra. Những phong thủy gia cần thuộc bài này để tính du niên một cách linh tiệp,
khỏi phải lật sách tìm, xem bài này vốn theo cách Lập thành tóm tắt trên, nhưng khác hơn 3 điều:
1. Không kể ra tên 8 cung gặp kia.
2. Tên du niên nào cũng có 2 chữ, nhưng đây chỉ dùng một trong 2 chữ.
3. Bỏ du niên Phục vị (vì mình đã rõ Kiền gặp Kiền, Khảm gặp Khảm, Cấn gặp Cấn…vv.... đều là Phục
vị).
CÀN - sát, thiên, quỷ, diên, tuyệt, họa, sinh.
KHẢM - quỷ, thiên, tuyệt, diên, sinh, họa, sát.
CẤN - sát, sinh, hoạ, tuyệt, diên, thiên, quỷ.
CHẤN - họa, sinh, diên, tuyệt, quỷ, thiên, sát.
TỐN - sát, họa, sinh, tuyệt, diên, ngũ, thiên.
LY - thiên, quỷ, tuyệt, diên, họa, sinh, sát.
KHÔN - sát, quỷ, thiên, diên, tuyệt, sinh, hoạ.
ĐOÀI - sinh, họa, diên, tuyệt, thiên, quỷ, sát.

Dẫn giải câu đầu về cung Càn: (bỏ Càn gặp Càn là Phục vị)
Càn gặp Khảm là Lục sát, gặp Cấn là Thiên y, gặp Chấn là Ngũ quỷ, gặp Khôn là Diên niên, gặp Ly là
Tuyệt mệnh, gặp Tốn là Họa hại, gặp Đoài là Sinh khí.
. Câu 2: Khảm gặp Cấn là Ngũ quỷ, gặp Chấn là Thiên y, gặp Tốn…
. Câu 3: Cấn gặp Chấn là Lục sát, gặp Tốn là Tuyệt mệnh, gặp Ly…
. Câu 4: Chấn gặp Khôn là Hoạ hại, gặp Ly là Sinh khí, gặp Khôn…
. Gặp 5: Khôn gặp Đoài là thiên y, gặp Càn là Diên niên, gặp Khảm…
. Gặp 6: Ly gặp Tốn là Thiên y, gặp Đoài là Ngũ quỷ, gặp Càn …
. Câu 7: Tốn gặp Ly là Thiên y, gặp Khôn là ngũ quỷ, gặp Đoài…
. Câu 8: Đoài gặp Càn là Sinh khí, gặp Khảm là Hoạ hại, gặp Cấn…
CÁC ỨNG BIẾN VÀ HỖ BIẾN
Trong phép Bát biến du niên có hai cách: Chính biến và Hỗ biến. Cần phân biệt để dùng cho trúng chỗ.1
- Chính biến:
Là từ cung Cửa cái biến tới mỗi cung của các chỗ kia. Mỗi khi biến tất được một du niên. Từ cung Cửa
cái biến tới một cung nào thì an du niên vào cung ấy chớ không an vào Cửa cái.
Thí dụ: Cửa cái tại Càn và Bếp tại Đoài thì phải từ Càn biến tới Đoài tất được Sinh khí, vậy an Sinh khí
tại Bếp Đoài chớ không an tại Cửa cái Càn.
Thí dụ: Cửa cái tại Khảm và Chủ phòng hay Sơn chủ tại Chấn thì phải từ Khảm biến tới Chấn tất được
Thiên y, vậy an Thiên y tại Chủ phòng hay Sơn chủ Chấn.
Thí dụ Cửa cái tại Ly và Hướng Bếp ngó về Đoài thì phải từ Ly biến tới Đoài tất được Ngũ quỷ, đó là
hướng Bếp ngó về Đoài Ngũ quỷ… Từ Cửa cái biến tới Cửa Bếp, biến tới Cửa phòng, biến tới Cửa ngõ
đều cũng gọi là Chính biến, nhưng 3 chỗ này ít quan trọng.Anh chị em chú ý:Trong Phong Thủy Lạc
Việt, phép biến du niên phiên tinh phòng, không theo phép biến của Dương trạch Tam Yếu. Trong
Dương trạch Tam yếu cho rằng: Không cần tuổi gia chủ, cứ sơn phối hướng ra quái nào thì biến quái đó
- "Nhất biến thượng....". Thí dụ: Chấn Sơn - Đoài hướng thì bất luận tuổi gia chủ mệnh cung gì thì ngăn
đầu vẫn là Tuyệt Mạng phá quân kim tinh. Sau đó biến tới các phòng sau. Nhưng tôi đã minh chứng với
anh chị em rằng: Phương pháp "Du niên phiên tinh" phòng có nguồn gốc từ Bát trạch, thí dụ: Cung
Thiên Y là Cự Môn, Phúc Đức (Tức Diên niên) là Vũ Khúc. Như vậy, rõ ràng những khái niệm liên
quan đến bản mệnh phối tám cung mới ra khái niệm Thiên Y, Phúc Đức ...vv...Bởi vậy, từ sự biến thể
này, chúng ta vẫn phải lấy mệnh chủ phối hướng, dùng trong nhà tư nhân. Nhưng với các công trình
công công , như: Công sở, nhà thờ...vv...chúng ta mới lấy sơn phối hướng. Chúng ta sẽ học cụ thể ở
phần sau.
2 - Hỗ biến:Là hai cung của hai chỗ biến qua biến lại với nhau và tất nhiên cùng được một du
niên giống tên. Du niên này không chính thức ở bên nào, nhưng vẫn có ảnh hưởng cho cả hai bên
(hai chỗ). Thí dụ từ Bếp Ly biến tới Sơn – chủ Tốn được Thiên y, rồi từ Sơn – chủ Tốn biến lại
Bếp Ly tất cũng được Thiên y. Thiên y này ảnh hưởng cho cả hai bên Ly và Tốn, nhưng nhiều ít
có khác. Bởi Thiên y Thổ nói với Ly Hoả là tương sanh đắc vị, tốt nhiều, nhưng đối với Tốn Kim
là tương sinh thoái khí, tốt ít.
Hỗ biến không dùng vào hết thảy 7 chỗ quan hệ, chỉ dùng vào 3 chỗ chính yếu mà thôi, tuỳ theo Tịnh
trạch, Động trạch hay Biến trạch. Ở Tịnh trạch thì dùng Cửa cái, Chủ phòng và Bếp hỗ biến với nhau.
Ở Động trạch hay Biến hoá trạch thì dùng Cửa cái, Sơn chủ và Bếp hỗ biến với nhau. Như 3 chỗ chính
yếu hỗ biến với nhau được 3 du – niên tốt là Sinh khí, Diên niên và Thiên y thì gọi là Nhà ba tốt (nhà
có 3 du niên tốt). Bằng 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau chỉ được một du niên tốt mà tới 2 du niên xấu
là cái nhà bất lợi. (Không có trường hợp hai chỗ tốt và một chỗ xấu. Cũng không có trường hợp ba chỗ
đều xấu).
Phàm ở nhà ba tốt sẽ phát đạt, giàu sang và yên lành. Thí dụ Cửa cái tại Cấn, Phòng chủ tại Khôn và
Bếp tại Đoài. Vậy lấy Cấn Hỗ biến cùng được Sinh khí, lấy Khôn với Đoài hỗ biến cùng được Thiên y
và lấy Đoài với Cấn hỗ biến cùng được Diên niên. Ba chỗ chính yếu này hỗ biến với nhau được Sinh
khí, Diên niên và Thiên y là ba du niên tốt cho nên gọi là Nhà ba tốt, ở sẽ thịnh vượng. Thí dụ Cửa cái
tại Tốn, Sơn chủ tại Kiền và Bếp tại Khảm. Vậy lấy Tốn với Kiền hỗ biến cùng được Hoạ hại, lấy Kiền
với Khảm hỗ biến cùng được Lục sát, và lấy Khảm với Tốn hỗ biến cùng được Sinh khí. Ba chỗ chính
yếu này hỗ biến với nhau được Hoạ hại, Lục sát và Sinh khí, tức là chỉ có một tốt mà tới hai xấu cho
nên gọi là nhà bất lợi, ở chẳng thịnh vượng.Anh chị em chú ý:
Dương trạch tam yếu quan niệm răng: Đông trạch thì Đông trù, Tây trạch thì Tây trù, phòng chính (Họ
gọi là Phòng Chủ, hay Phòng Chúa) cũng cùng trạch và họ không quan tâm đến cung mệnh của gia chủ.
Quan điểm này, nếu xét theo Phong Thủy Lạc Việt - khi đã chọn hướng nhà - Bát trạch - phù hợp với
gia chủ thì bếp, phòng chủ tất nhiên phải đồng trạch với hướng nhà. Và đây chính là sự phối hợp giữa
các yếu tố Bát trạch và các phương pháp của Dương trạch Tam yếu, như: Du niên phiên tinh phòng, sắp
đặt đồng trạch mệnh của Phong Thủy Lạc Việt. Chúng ta sẽ học cụ thể ở phần sau.
DU NIÊN SỞ THUỘC, HUNG KIẾT
- Có 4 kiết du – niên ứng điểm lành là: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị. Và cũng có 4 hung du
– niên ứng điểm dữ là: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Họa hại.1) SINH KHÍ:
Tham Lang tinh thuộc Mộc là du niên rất tốt, đem sức sống mạnh và nguồn sanh lợi lộc vào nhà. Thích
hợp với Đông tứ trạch, khiến cho nhà thịnh vượng lên. Vì Mộc tinh chủ Đông trạch.
Sinh khí lâm Chấn Cấn Mộc là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Khảm Ly Thuỷ là đắc vị, còn lâm Càn, Đoài,
Tốn, Khôn là thất vị tốt ít. (Phàm du niên gặp cung tỷ hoà là đăng diện tốt bậc nhất, gặp cung tương
sanh là đắc vị tốt bậc nhì, gặp cung tương khắc là thất vị tốt bậc ba).2) DIÊN NIÊN:
Vũ Khúc tinh thuộc Kim là du niên rất tốt, có nghĩa là tuổi thọ, làm bền sự phát đạt, thứ nhất là phát đạt
tài ngân, châu ảo. Cũng gọi nó là thần phúc đức.
Thích hợp với Tây tứ trạch. Vì Kim tinh chủ Tây trạch, khiến cho nhà thịnh vượng lên.
Như Vũ Khúc lâm Đoài Tốn là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Khôn Khảm Càn là đắc vị, còn lâm Cấn
Chấn Ly là thất vị ít tốt.3) THIÊN Y:
Cự Môn tinh Âm Hỏa đới thổ du niên rất tốt, làm hưng vượng điền sản, đất vườn, lục súc. Nó có tính
cách như một lương y, một cứu tinh năng giải trừ tai hoạn, năng gia tăng phúc đức. Ở Tây tứ trạch thì
nó hợp với nhà vì Thổ sanh nhà Kim, bằng ở Đông tứ trạch không hợp với nhà vì nhà Mộc khắc Thổ.
Thiên y làm Ly Khôn là tỷ hoà đăng diện tốt nhiều hơn lâm Càn Đoài Tốn là tương sanh đắc vị, còn lâm
Chấn Cấn Khảm là tương khắc thất vị tốt ít.4) PHỤC VỊ:
Tả Phù tinh Âm Kim đới thủy là du niên tốt phụ thuộc, có tánh cách phụ trợ, tiếp thêm. Ở chung với
Phòng chủ hay Sơn chủ và Bếp thừa Sinh khí, Diên niên, Thiên y thì nó tốt theo, bằng thừa hung du niên
thì nó chẳng ra gì. Ở Đông tứ trạch thì nó hợp với nhà vì Mộc gặp Thủy sanh vượng khí, bằng ở Tây tứ
trạch thì nó không hợp với nhà vì nhà Kim sinh xuất. Tả phù tinh Phục vị lâm Càn Khảm là tỷ hoà đăng
diện tốt hơn lâm Đoài Tốn là tương sanh đặc vị, bằng lâm Ly, Khôn Chấn Cấn là tương khắc thất vị tốt
ít.5) TUYỆT MỆNH:
Phá Quân Kim tinh là du niên rất hung hại, đem tuyệt khí vào nhà, sinh kế rất bất lợi. Nó ở cung nào
cũng gây tai hoạ, dù tỷ hoà hay tương sanh cũng vậy (dù đăng diện hay đắc vị cũng vậy). Đông tứ trạch
có nó thì nguy lắm vì Kim khắc Mộc chủ.6) NGŨ QUỶ:
Liêm Trinh Hỏa tinh là du niên rất hung, đem tai hoạ vào nhà, thứ nhất là những chuyện quái dị, bệnh
hoạn và các tai nạn máu lửa. Bếp gặp nó xấu nhất. Ở Tây tứ trạch có nó thì nguy nhất vì nó Hoả khắc
Kim trạch. Dù nó đăng diện hay đắc vị cũng hung.7) LỤC SÁT:
Văn Xương Thủy tinh là hung du niên, đem sát khí vào nhà, chuyện ứng về các tai nạn nước, tà dại, dâm
đãng. Nó ở Bếp hại nhiều hơn ở các chỗ khác. Cái sức lực gây tai hoạ của nó kém hơn Ngũ quỷ và Tuyệt
mệnh, vì nó thuộc Thuỷ đối với Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch đều tương sanh.8) HOẠ HẠI:
Lộc Tồn Mộc tinh là một hung du niên, đem hung khí vào nhà, sanh nhiều hao hại. Cái sức hung hại của
nó tương đương hoặc nhẹ hơn Lục sát. Đối với Đông tứ trạch tương sanh, đối với Tây tứ trạch nó bị
khắc, không nguy hại bằng Tuyệt mệnh và Ngũ quỷ.
(Chú ý: Sinh khí đồng ứng như sao Tham lang, Diên niên đồng ứng như sao Vũ khúc, Thiên y đồng ứng
như sao Cự môn, Phục vị đồng ứng như sao Phụ Bật, Tuyệt mệnh, đồng ứng như sao Phá quân, ngũ quỉ
đồng ứng như sao Liêm trinh, Lục sát đồng ứng như sao Văn khúc và Hoạ hại đồng ứng như sao Lộc
tồn).

QUI LUẬT PHIÊN TINH DU NIÊN TƯ GIA CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT
Như tôi đã trình bày với anh chị em:
Trong tư gia thì mệnh chủ có tính quyết định liên quan đến hướng nhà. Tính chất của hướng
nhà - Sinh khí, Thiên y, Ngũ quỷ...vv...lại là yếu tố tiền đề cho việc chuyển thành các sao trong
phương pháp phiên tinh phòng. Chính vì mối liên hệ logic đó mà trong phương pháp phiên
tinh phòng của Phong Thủy Lạc Việt phải tính đến sự phối mệnh cung giữa chủ nhà và hướng
để tìm sao đầu tiên quản ngăn thứ nhất. Phiên tinh du niên trong tư gia và trong công trình
công cộng nói chung có qui luật sau:
Bây giờ chúng ta bắt đầu xét từ quái Càn là mệnh chủ, khi biến hào dưới thành:
BIẾN HÀO DƯỚI

1): Càn mệnh chủ biến hào dưới thành Tốn . Càn phối Tốn là Họa Hại Lộc tồn
Mộc tinh và ngược lại.

2):Khảm mệnh chủ biến hào dưới thành Đoài

. Khảm phối Đoài là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại.

3):Cấn mệnh chủ biến hào dưới thành Ly

. Cấn phối Ly là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại.

4):Chấn mệnh chủ biến hào dưới thành Khôn

. Chấn phối Khôn là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại. BIẾN HÀO GIỮA
VÀ CÁC HÀO KHÁC
Sau khi biến hào dưới thì ta lấy quái đã biến để biến tiếp hào giữa.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Thí dụ:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->

Càn mệnh chủ biến hào dưới

thành Tốn . Càn phối Tốn là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại. Tốn biến
hào giữa thành Cấn. Càn phối Cấn là Thiên Y Cự Môn hỏa đới Thổ tinh.

Tương tự như vậy lần lượt cho đến hết 8 cung mệnh chủ phối với hào biến theo quy luật dưới ,
giữa, trên.....ta có qui luật sau:
Ta dùng bảng minh họa mà Thiên Đồng đã sắp xếp:BẢNG TRA BÁT BIẾN PHIÊN TINH
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->

Minh họa bảng trên:


Mệnh chủ Chấn - hàng dọc thứ hai - biến hào dưới thành Khôn, Chấn phối Khôn là Họa Hại
Lộc Tồn Mộc tinh (Hàng dọc thứ ba). Khôn biến hào giữa thành Khảm. Mệnh chủ Chấn phối
Khảm thành Thiên y Cự Môn Hỏa đới Thổ tinh (hàng dọc thứ tư). Tương tự như vậy cho đến
hết tám quái.
Trên đây là qui luật bát biến phiên tinh phòng theo Phong thủy Lạc Việt.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

NGUYÊN LÝ DU NIÊN PHIÊN TINH PHÒNG


Bát trạch Lạc Việt cho chúng ta mối tương quan giữa phương hướng ảnh hưởng tới mệnh
chủ của ngôi nhà. Điều này do tương tác của từ trường trái Đất. Nhưng cấu trúc hình thể nhà
- Tịnh trạch, Động trạch....vv... sẽ phân biệt về khí chất của từng ngăn phòng trong nhà từ
đằng trước ra đằng sau. Hiện tượng này hợp với quy luật về sự biến đổi của Dương khí vận
động khi đi từ đằng trước ra đằng sau. Đương nhiên, Dương khí tương tác trong tịnh trạch -
một ngăn phòng sẽ khác với Động trạch, nhiều ngăn phòng ..vv...Vì cấu trúc khác nhau thì
tương tác sẽ khác nhau. Quy luật này là nguyên lý của Du niên phiên tinh phòng. Bởi vậy,
mặc dù xuất phát từ tính chất cung Bát trạch - Sinh Khí thay bằng Tham Lang Mộc tinh. Nhưng
sự phân bổ - phiên tinh - cho các ngăn phòng theo một quy luật khác, mà tôi đã trình bày ở
trên.A - Như vậy, theo sách Tàu - do biến từ trên xuống - thì chu kỳ bắt đầu từ:

….- Phục vị - 1/ Sinh khí – 2/ Ngũ quỷ - 3/ Phúc đức – 4/ Lục sát – 5/ Họa hại – 6/ Thiên
y – 7/ Tuyệt mệnh – ….
Ứng với các sao là:Tả Phù – Tham Lang – Liêm trinh – Vũ khúc – Văn khúc – Lộc tồn
– Cự môn – Phá quân –
B - Theo sách Việt thì chu kỳ bắt đầu từ:

….– Phục vị - 1/ Hoạ hại – 2/ Thiên y – 3/ Phúc đức – 4/ Lục sát – 5/ Sinh khí - 6/ Ngũ quỉ
- 7/ Tuyệt mạng..
Ứng với các sao là:Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm
trinh – Phá quân – …Đến đây, anh chị em đã nhận thấy qui luật khác nhau giữa chu kỳ phiên
tinh theo cổ thư chữ Hán và Phong Thủy Lạc Việt có sự khác biệt.
Tôi chép lại dưới đây để anh chị em tiện so sánh:
Việt:
Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang – Liêm trinh – Phá quân ...
Hán:
Tả Phù – Tham Lang – Liêm trinh – Vũ khúc – Văn khúc – Lộc tồn – Cự môn – Phá quân...
Nếu chúng ta cắt đoạn để so sánh tính chất tốt xấu giữa Việt và Hán thì chúng trùng khớp về
tính tốt xấu, nhưng khác biệt về tính chất sao như sau:V: Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ
khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân ..
H: Cự môn - Phá quân -Tả Phù – Tham Lang - Liêm trinh – Vũ khúc – Văn khúc – Lộc
tồn..
Trên cơ sở này chúng ta tiếp tục tìm hiểu phương pháp Du niên phiên tinh có nguồn gốc từ
cổ thư chữ Hán, để so sánh với phương pháp Việt được rút ra có tính qui luật, tính hợp lý và
khách quan, phù hợp với các hiện tương liên quan trong phong thủy.1 - Phương pháp phiên
tinh theo cung từ cổ thư chữ Hán:

Phương pháp này căn cứ vào vị trí cửa gồm hướng, sơn, tọa để tính Du niên tinh cung có
cửa. Trong sách Hán có nhiều phương pháp khác nhau rất tạp loạn và không thống nhất.
A - Có sách lấy hướng và tọa của cửa ra tính chất cung và lấy làm phiên tinh cung có cửa ,
đồng thời cũng là cung thứ nhất tính từ cung tọa của cửa. Sau đó lần lượt mỗi cung một sao
theo chu kỳ đã trính bày ở trên.
Thí dụ: Cửa hướng Khôn, tọa Chấn. Khôn phối Chấn là Họa Hại. Như vậy coi cung Chấn là
cung Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh. Bất luận gia chủ thuộc Đông hoặc Tây từ cung.
Từ đó theo chiều kim đồng hồ sẽ biến quái theo chu kỳ đã trình bày để tìm các du niên phiên
tinh cho tính chất các cung kế tiếp, là (Theo sách Hán):
Lộc tồn – Cự môn – Phá quân – Tả Phù – Tham Lang – Liêm trinh – Vũ khúc – Văn
khúc ... Như vậy, giả thiết gia chủ là mạng Càn hướng Khôn là Phúc Đức trạch, hướng
cũng Phúc Đức theo Bát trạch, nay trở thành một hướng xấu và các hướng tốt xấu sau
đó rất tạp loạn. Để minh họa điều này, tôi so sánh các cung Bát trạch và sao theo
phương pháp này liên quan đế cổ thư chữ Hán như sau:
Giả thiết: Gia chủ Càn mạng, hướng nhà Khôn, cửa tọa cung Chấn, theo phương pháp phiên
tinh du niên cung chu kỳ từ cổ thư chữ Hán ta sẽ có:
Bắt đầu từ cung
1 - Càn gặp Chấn chính Đông - Bát trạch/ Ngũ Quỉ => Phiên tinh cung Lộc Tồn mộc tinh/ Họa
Hại.
2 - Càn gặp Tốn Đông Nam (Sách Hán) - Bát trạch/ Họa Hại => Phiên tinh cung Cự Môn tinh/
Phúc đức.
3 - Càn gặp Ly chính Nam - Bát trạch/ Tuyệt Mạng => Phiên tinh cung Phá quân/ Tuyệt Mạng
4 - Càn gặp Khôn Tây Nam (Sách Hán) - Bát trạch/ Phúc Đức => Phiên tinh cung Tả Phù/
Phục Vị
5 - Càn gặp Đoài chính Tây - Bát trạch/ Sinh Khí => Phiên tinh cung Tham Lang/ Sinh khí.
6 - Càn gặp Càn Tây Bắc - Bát trạch/ Phục vị => Phiên tinh cung Liêm trinh/ Ngũ Quỷ
7 - Càn gặp Khảm Chính Bắc - Bát trạch/ Lục sát => Phiên tinh cung Vũ khúc/ Phúc Đức
8 - Càn gặp Cấn Đông Bắc - Bát trạch/ Thiên y => Phiên tinh cung Văn khúc/ Lục sát
Như vậy, chúng ta thấy rằng:
Phương pháp phối sơn hướng hoặc tọa cửa và phiên tinh cung từ cổ thư chữ Hán hoàn toàn
tạp loạn so với Bát trạch cũng chính từ sách Hán. Như vậy, hoàn toàn không có cơ sở nào để
xét đoán hướng tọa ngay trong Bát trạch - vốn là cơ sở thể hiện tính chất các sao mà tôi đã
trình bày ở trên.
Đó là lý do mà phương pháp này chỉ còn được nhắc đến một cách mơ hồ và không ứng dụng
ngay trong cuốn Dương trạch Tam yếu. Phương pháp này không có cơ sở thực tế biện minh
cho nó.
Nhưng phương pháp phiên tinh phòng hoàn toàn có cơ sở thực tế biện minh là sự tương tác
khác nhau giữa tịnh, động, biến hóa trạch ....mà tôi đã trình bày ở trên.2 - Phương pháp
phiên tinh du niên phòng cho công trình nhà ở:

A - Theo Cổ Thư Chữ Hán


Phương pháp phiên tinh du niên phòng theo cổ thư chữ Hán , cụ thể là trong Dương trạch tam
yếu, không có yếu tố mệnh chủ. Bất luận mệnh chủ thuộc trạch mệnh gì thì phương pháp này
có các cách lấy du niên như sau:

A1 - Lấy sơn phối hướng ra du niên phiên tinh ngăn (Phòng đầu), sau đó theo quy luật từ sách
Hán đã trình bày ở trên để tiếp tục phân du niên phiên tinh các ngăn (phòng) tiếp theo.
Phương pháp này có sự khiếm khuyết là trong các khu chung cư hiện đại, hoặc nhà phố xây
giống nhau cho thuê thì tính chất các nhà này hoàn toàn giống nhau. Không phản ánh thực tế
sinh động khác nhau của từng ngôi gia trong chung cư.

A2 - Lấy vị trí cung tọa của cửa, phối hướng ra tính chất của cửa và lấy đó làm sao đầu tiên
phiên vào ngăn (phòng) đầu.
Phương pháp này có khiếm khuyết là: Với các căn nhà phố hiện nay, do bề ngang chật hẹp,
nên cửa và hướng trong cùng dãy phố sẽ giống nhau. Do đó, tính chất ngăn phòng sẽ chỉ
khác nhau khi mỗi nhà phân làm những phòng khác nhau.

A3 - Nếu nhà có hai hoặc nhiều cửa thì phối hướng tọa cửa chính với cung tọa các cửa khác
làm phiên tinh du niên.
Phương pháp này cũng có những khiếm khuyết tổng hợp của cả hai phương pháp trên và còn
khiếm khuyết đặc thù là nếu hướng tốt cũng dễ trở thành xấu, nếu hai cửa tọa trên hai cung
khác nhau.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Chính vì tính phi khoa học do thất truyền trong cổ thư chữ Hán, nên phương pháp ứng dụng
Dương trạch Tam yếu ngày nay ít người dùng. Phần lớn các phong thủy gia ngày nay ứng
dụng Bát trạch và Huyền không và Hình lý khí. Qua những phương pháp khác biệt trong cùng
một sự ứng dụng du niên phiên tinh phòng, chúng ta cũng thấy được tính thiếu nhất quán
trong cổ thư chữ Hán. Anh chị em có thể tham khảo trong cuốn Dương trạch tam yếu và Chủ
Môn Táo có trong trang chủ của diễn đàn.
Tuy nhiên, không thể có một sự tồn tại bất hợp lý khi nó được xác định là một phương pháp
ứng dụng đã tồn tại. Một lý thuyết có thể sai, nhưng một phương pháp ứng dụng có cơ sở
phương pháp luận của một lý thuyết đã xác định được tính khoa học của nó là thuyết Âm
Dương Ngũ hành thì chỉ có thể giải thích rằng:
Tính thiếu hợp lý, phi quy luật của nó là do thất truyền và chúng ta có trách nhiệm phải phục
hồi lại.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy tính rời rạc, chắp vá trong phong thủy từ cổ thư chữ Hán và đây
chính là một yếu tố nữa xác định nguồn gốc phong thủy chính từ nền văn minh Việt một thời
huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử.
B - Theo phong thủy Lạc Việt.

Phần trên tôi đã chứng minh với anh chị em rằng: Tính chất các sao có xuất xứ phụ thuộc vào
tính chất các cung của Bát trạch.Và tính chất này lại là sự liên hệ giữa mệnh cung và Bát trạch.
Chúng ta xem lại hình dưới đây <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
Ngoài v/d mà tôi đã minh chứng tính bất hợp lý của cổ thư chữ Hán về tính chất ngũ hành của
các sao và hiệu chỉnh lại như trên. Anh chị em cũng thấy tính qui luật của phương pháp phiên
tinh theo Phong Thủy Lạc Việt là:
Tất cả các sao tốt đều thuộc về 4 cung Tây Tứ cung. Nhưng anh chị em cũng lưu ý là: Khi
phiên tinh phòng thì nó thuận theo một qui luật khác, không phụ thuộc hoàn toàn vào mệnh
cung Đông hay Tây trạch.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Qui luật này - các sao tốt đều thuộc về Tây tứ cung - phản ánh điều gì?

Chúng ta đều biết rằng:


Quái Cấn ở Trung cung chính là trái Đất của chúng ta - Âm Mộc (Tham khảo: Tìm về cội nguồn
Kinh Dịch; Hà đồ trong văn minh Lạc Việt). Đây chính là điều kiện phát sinh và phát triển của
con người. Cấn Khôn đều ở vị trí trung cung trong Phong thủy là hai cung thuộc về Tây tứ
cung. Bởi vậy, việc đặt 4 sao tốt thuộc về Tây Tứ cung hoàn toàn hợp lý và còn là sự lý giải
trong các tính chất liên quan khác trong Phong thủy.
Trên cơ sở mệnh trạch của chủ gia chính là xuất xứ các sao trong phương pháp du niên phiên
tinh. Phong thủy Lạc Việt nhất quán với phương pháp lấy mệnh chủ phối hướng là sao đầu
tiên phiên tinh phòng trong các ngôi nhà tư gia.
Trên cơ sở này , thuận theo chu kỳ đã trình bày ở trên các ngăn (Phòng) khác tiếp tục phiên
các sao còn lại theo quy luật đã trình bày ở trên là:Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc –
Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – …
Thí dụ:
Gia chủ Càn mệnh, hướng Khôn Đông Nam.
Nhà hình ống, có 5 ngăn là:
Một sân trước, Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và sân sau.
Càn mệnh của gia chu phối Khôn là Phúc Đức Vũ Khúc Kim tinh. Được cách cung sinh sao -
Gọi là Cát tinh đăng diện.
Căn cứ vào chu kỳ sao, chúng ta lần lượt thực hiện các bước sau đây:
1 - Vũ khúc Kim tinh quản sân - Ngăn thứ nhất của căn nhà.
2 - Văn khúc Thủy tinh quản phòng khách - Ngăn thứ hai của căn nhà.
3 - Tham lang Mộc tinh quản phòng ngủ - Ngăn thứ ba của căn nhà.
4 - Liêm trinh Hỏa tinh quản phóng bếp - Ngăn thứ 4 của căn nhà.
5 - Phá quân Kim tinh quản sân sau - Ngăn thứ 5 của căn nhà.
Trên đây là toàn bộ phương pháp phiên tinh du niên phòng theo Phong Thủy Lạc Việt. Anh
chị em chiêm nghiệm và tập ứng dụng vào chính căn nhà của mình. Các bài tiếp theo sẽ nói
về các cách, cục tốt xấu, liên quan.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

NGUYÊN LÝ BÁT BIẾN PHIÊN TINH PHÒNG LẠC VIỆT

Gọi là “Bát biến” vì là từ quái Mệnh Chủ biến ra 8 quái biến lần lượt, đến lần thứ 8 thì
trở về lại bản quái Mệnh chủ, gọi là hoàn nguyên hay phục vị; “Phiên tinh” là đến lượt
sao, ứng với 8 lần biến quái thì mỗi quái biến mang một chủ tinh (Tinh Quân) chủ trì sự
cát hung ứng với Dương trạch cụ thể.
I. LIÊN HOÀN BIẾN:
Tôi tạm gọi là liên hoàn biến. Vì quan sát sự biến đổi âm dương của hào biến tiếp nối liên tục
qua các quái biến thì sự biến quái diễn ra theo chu kỳ tuần hoàn hình sin của hào biến, để sau
đó trở về với chính quái mệnh ban đầu.

Ta quan sát như sau:


Đại diện là quái Càn. Càn quái gồm 3 hào dương.
Biến hào lần thứ nhất từ hào Sơ dương biến ra Sơ lục, như thế Càn biến thành Tốn ứng vào
Họa Hại Lộc Tồn âm mộc tinh.

Từ quái Tốn, đi lên, hào Cữu nhị (hào 2) biến dương ra âm, quái Tốn biến thành quái Cấn,
ứng vào sao Thiên Y Cự Môn dương hỏa đới thổ tinh.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Từ quái Cấn, đi lên, hào Cữu tam (hào 3) biến dương ra âm, quái Cấn biến thành quái Khôn,
ứng vào sao Phúc Đức Vũ Khúc dương kim tinh.

Từ quái Khôn, trở xuống, xuống hào Lục nhị (hào 2) biến âm ra dương, quái Khôn biến thành
quái Khảm, ứng vào sao Lục Sát Văn Khúc âm thủy tinh.

Từ quái Khảm, trở xuống, xuống hào Sơ lục (hào 1) biến âm ra dương, quái Khảm biến thành
quái Đoài, ứng vào sao Sinh khí Tham Lang dương mộc tinh.

Từ quái Đoài, đi lên, hào Cữu nhị (hào 2) biến dương ra âm, quái Đoài biến thành quái Chấn,
ứng vào sao Ngũ Quỷ Liêm Trinh âm hỏa tinh.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->Từ quái Chấn, đi lên, hào thượng (hào 3 ) biến âm ra,
quái Chấn biến thành quái Ly, ứng vào sao Tuyệt Mạng Phá Quân dương kim tinh.
Từ quái Ly, trở xuống, hào trung (hào 2 ) biến âm ra dương, quái Ly trở về quái Càn, ứng vào
sao Phục Vị Tả Phù dương kim đới thủy tinh.

Nhìn một lượt, ta thấy rằng sự biến hào đi theo một trình tự, quy luật từ thấp lên cao và từ cao
xuống thấp theo biểu đồ hình sin, cũng có thể đây là một cách thể hiện một quy luật Sinh –
Vượng – Mộ của biến hào.

Tham khảo bảng tra phối quái sau:

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
II. TỰ BIẾN:

Tôi tạm gọi là tự biến, vì chỉ quan sát sự biến đổi âm dương của hào ngay trong quái mệnh
chủ. Sự biến hào này xảy ra với một, hai hay cả ba hào động biến.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->

Ta cũng quan sát như sau:


Đại diện là quái Càn. Càn quái gồm 3 hào dương.
Lần một: Hào thứ nhất là hào Sơ dương biến âm dương ra Sơ lục, như thế Càn biến thành
Tốn ứng vào Họa Hại Lộc Tồn âm mộc tinh.

Lần hai: Hai hào Sơ dương và Cữu nhị đồng biến dương ra âm hóa thành Sơ lục và Lục nhị,
chuyển Càn quái biến thành Cấn quái, ứng vào Thiên Y Cự Môn dương hỏa đới thổ tinh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Lần ba: ba hào Sơ dương, Cữu nhị và Thượng cữu đồng biến dương ra âm hóa thành Sơ lục,
Lục nhị và Thượng lục, chuyển Càn quái biến thành Khôn quái, ứng vào sao Phúc Đức Vũ
Khúc âm kim tinh.

Lần bốn: Hai hào Sơ dương và Thượng cữu đồng biến dương ra âm hóa thành Sơ lục và
Thượng lục, chuyển Càn quái biến thành Khảm quái, ứng vào sao Lục Sát Văn Khúc âm thủy
tinh.

Lần năm: Hào Thượng cữu độc biến dương ra âm hóa thành Thượng lục, chuyển Càn quái
biến thành Đoài quái, ứng vào sao Sinh khí Tham Lang dương mộc tinh.
Lần sáu: Hai hào Cữu nhị và Thượng cữu đồng biến dương ra âm hóa thành Lục nhị và
Thượng lục, chuyển Càn quái biến thành Khảm quái, ứng vào sao Ngũ Quỷ Liêm Trinh âm
hỏa tinh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Lần bảy: Hào Cữu nhị độc biến dương ra âm hóa thành Lục nhị , chuyển Càn quái biến thành
Ly quái, ứng vào sao Tuyệt Mạng Phá Quân dương kim tinh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Lần tám: Càn vẫn là Càn, trở về với chính nó nên gọi là Phục Vị, sao là Tả Phù dương kim
đới thủy tinh.

Qua một lượt, ta thấy trong một quái có 3 hào, sự chuyển đổi âm dương của các hào diễn ra
theo quy luật từ dưới đi lên, rồi từ trên đi xuống và hết một lượt của tổ hợp ba yếu tố.

III CÁCH NHỚ TRÊN 3 NGÓN:


Vận dụng nguyên lý Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt và Bát Tinh lên 3 ngón tay, ta có hình như
sau:

Thuận tự chiều tương sinh theo chiều kim đồng hồ ta có:


Bốn Tinh quân thuộc nhóm quái dương: Tả (Tả Phù), Văn (Văn Khúc), Tham (Tham Lang),
Lôc (Lộc Tồn).

Bốn Tinh quân thuộc nhóm quái âm: Cự (Cự Môn), Liêm (Liêm Trinh), Phá (Phá Quân), Lôc
(Vũ Khúc).Chiều Phiên Tinh:
Bắt đầu từ Lộc, đi xuống Cự, lên Vũ, lên Văn, ngang qua Tham, xuống Liêm, ghé Phá, về Tả.
Rồi trở lại từ đầu là Lộc.

Câu khẩu quyết Thiên Đồng đặt ra là:Có Lộc mà Cự Vũ Văn


Tham chi cho Ngũ Quỷ Phá - Tả văng cổng trời (quẻ Càn).

(Tham làm chi cho 5 thằng Quỷ phá và tả (đánh) văng cái cổng nhà trời)

Cần lưu ý rằng: Có sự cân bằng Âm Dương, độ số của cung trên Hà Đồ là Dương thì độ số
của Tinh Quân là Âm, độ số trên Hà Đồ là Âm thì ngược lại của Tinh Quân là Dương, tuy nhiên
tính chất hành quái không thay đổi.

Anh chị em thân mến.


Trước khi vào bài Du niên phiên tinh các công trính công cộng - Theo Phong Thủy Lạc Việt - Tôi bổ
xung thêm một lý giải vì sao Phiên tinh du niên phòng theo Phong Thủy Lạc Việt lại lấy quái mệnh của
gia chủ phối hướng mà cổ thư chữ Hán lại không đề cập đến v/d này. Tính chất các sao là do biến hào -
Điều này tôi đã trình bày ở bài trên , và anh chị em cũng nhận thấy rằng: Tính chất này liên hệ chặt chẽ
với quái mệnh. Thí dụ: Càn biến hào dưới thành Tốn, Tốn phối Càn - mệnh chủ thành Lộc Tồn Họa hại
Mộc tinh. Nếu không phối mệnh chủ Càn thì Tốn không thể trở thành Lộc tồn Họa hại Mộc tinh. Do đó,
mặc dù từ nguyên lý căn bản này, chúng tạo thành một quy luật với Tả phù - Lộc tồn - Cự môn....Nhưng
chúng vẫn có xuất xứ từ mệnh chủ. Do đó, trong nhà tư gia, Phong Thủy Lạc Việt vẫn xác định một
cách nhất quán sự liên quan giữa mệnh chủ và hướng nhà để phối hợp phiên tinh du niên phòng (Ngăn).

NGUYÊN LÝ DU NIÊN PHIÊN TINH PHÒNG

Phương pháp phiên tinh du niên phòng trong công trình công cộng.A - Theo cổ thư chữ
Hán
Phương pháp phiên tinh du niên phòng theo cổ thư chữ Hán , cụ thể là trong Dương trạch tam yếu, không
có yếu tố mệnh chủ. Bởi vậy, giữa công trình công cộng và tư gia đều phiên tinh như nhau. Tôi lặp lại
bài trên và sẽ phân tích dưới đây cho công trình công cộng:
A1 - Lấy sơn phối hướng ra du niên phiên tinh ngăn (Phòng đầu), sau đó theo quy luật từ sách Hán đã
trình bày ở trên để tiếp tục phân du niên phiên tinh các ngăn (phòng) tiếp theo.
Với công trình công cộng thì phương pháp này có tính ưu điểm là nhất quán với trạch nhà. Trạch nhà
được xác định do sự phối hợp Hướng và Sơn - Tọa.
A2 - Lấy vị trí cung tọa của cửa, phối hướng ra tính chất của cửa và lấy đó làm sao đầu tiên phiên vào
ngăn (phòng) đầu.
Phương pháp này có khiếm khuyết là: Với các căn nhà thuộc công trình công cộng thường có mặt tiền
rộng. Sự phối hợp này sẽ dẫn đến sai lệch về tính cách sao, nếu chúng nằm ở các cung khác nhau trên
mặt tiền. Từ đó sẽ dẫn đến sự sai lệch về tính chất sao trong phiên tinh ngăn (phòng) cho các cấu trúc
khác trong nhà. Phương pháp này chỉ ứng dụng để tìm tính chất riêng từng cửa trong công trình công
cộng. Nhưng ảnh hưởng này không có tính ứng dụng lớn so với phương pháp phiên tinh của Huyền
không liên quan đến cửa - mà chúng ta sẽ học sau này.
A3 - Nếu nhà có hai hoặc nhiều cửa thì phối hướng tọa cửa chính với cung tọa các cửa khác làm phiên
tinh du niên.
Phương pháp này cũng có những khiếm khuyết tổng hợp của cả hai phương pháp trên và còn khiếm
khuyết đặc thù là nếu hướng tốt cũng dễ trở thành xấu, nếu hai cửa tọa trên hai cung khác nhau.
Qua phần trình bày trên thì anh chị em cũng thấy rằng: Cùng một phương pháp ứng dụng, mà cổ thư
chữ Hán có đến ba phương pháp du niên phiên tinh phòng. Điều này khiến cho ngay cả những người
tôn sùng sách Hán cũng mâu thuẫn lẫn nhau vì tính thiếu nhất quán trong ứng dụng.B - Theo phong
Thủy Lạc Việt.
Anh chị em cũng nhận thấy rằng: Trong Phong Thủy Lạc Việt thì tính chất của trạch nhà là yếu tố quyết
định tốt xấu của ngôi nhà. Trạch nhà thì gồm Hướng và Sơn - Tọa. Trong công trình công cộng, gồm:
Đình, đền, miếu, bệnh viện, trường học, công sở....vv...thì không có mệnh trạch chủ. Bởi vậy sự phối
hợp Sơn - hướng - tọa chính là yếu tố quyết định cho sự tốt xấu của công trình này. Chúng ta cũng biết
rằng - trong phong thủy Lạc Việt có hai sơn - hướng - tọa tốt cho Đông Tây trạch - đồng Phúc Đức trạch
- là: Tây Bắc Đông Nam cho Tây trạch và Nam Bắc cho Đông trạch. Một công trình nổi tiếng liên quan
đến Phúc Đức trạch thuộc Tây Trạch chính là Hoàng cung Huế. Chúng ta cũng thấy rằng: Do sai lệch
hai quái Tốn Khôn mà phong thủy Hán không có Phúc Đức trạch cho Tây trạch. Hai sơn hướng tốt nhất
của Tây trạch trong phong thủy Tàu chính là Đông Bắc Cấn phối Tây Nam Khôn theo phong thủy Tàu
- và trạch chủ chỉ là Sinh Khí trạch. Càn Khôn trong phong thủy Tàu không bao giờ phối thành trạch
nhà, vì sự sai lệch vị trí.
Qua những sự phân tích trên, anh chị em đã thấy rất rõ tính hợp lý toàn diện của Phong Thủy Lạc Việt.
Phong thủy Lạc Việt xác định rằng:
Phương pháp chủ yếu của du niên phiên tinh ngăn phòng cho các công trình công cộng là lấy sơn - Tọa
phối hướng. Hướng phối sơn – Tọa tối ưu cho các công trình công cộng là:
Tây Bắc - Đông Nam và Bắc - Nam.
Tùy theo vị trí Loan đầu, vận Huyền Không Lạc Việt (sẽ học sau), mà chúng ta sẽ chọn các công trình
trên theo Tây hoặc Đông trạch.
BÀI HỌC THAM KHẢO
Tại sao Hoàng thành Huế lại xây theo hướng Đông Nam - Tây Bắc theo Phong Thủy Lạc Việt?
Anh chị em cũng biết rằng:
Về danh nghĩa thì tôi là người phục hồi lại phong thủy Lạc Việt, vậy trước đây hàng trăm năm, tại sao
Hoàng thành Huế lại xây theo hướng này - Khi mà Phong Thủy Tàu là một tri thức phổ biến?
Anh chị em cần rõ rằng: Tôi chỉ là người phục hồi và không phải là người sáng tạo ra phong Thủy Lạc
Việt - mặc dù đề làm được điều này là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng không loại trừ một dòng bí
truyền nào đó của Phong Thủy Lạc Việt vẫn âm thầm lưu truyền trong dân gian. Trong thời gian làm
Phong thủy Lạc Việt của tôi - cách đây khoảng 7 - 9 năm, trước khi phát hiện ra Hoàng thành Huế có
hướng Tây Bắc Đông Nam - thì tôi đã chứng kiến một ngôi gia nhà sàn biệt thự , được một thày phong
thủy đã kiến trúc theo hướng này khi tuối gia chủ thuộc Tây trạch. Điều này, khiến tôi ngạc nhiên. Điều
ngạc nhiên nữa là Dienbatn - trong cuộc giang hồ của anh ta cũng xác nhận với tôi rằng: Anh ta đã gặp
những vị thày phong thủy coi cách Đông Nam Tây bắc là hướng tốt cho người Tây trạch mà chính người
thày cũng không hiểu tại sao.
Từ những hiện tượng này, tôi giải thích với anh chị em rằng:
Khả năng dòng phong thủy Lạc Việt bí truyền vẫn âm thầm lưu truyền trong dân gian. Cho nên lâu lâu
lại xuất hiện những hiện tượng này. Bởi vậy, không loại trừ các nhà lãnh đão của Vương triều Nguyễn
đã gặp các vị danh sư phong Thủy Lạc Việt và đã xây Hoàng thành Huế theo hướng Tây Bắc Đông
Nam. Bài thơ:

Văn hiến thiên niên quốc.


Xa thư vạn lý đồ.
Hồng bàng khai tịch hậu.
Nam phục nhất Đường Ngu
Chính là từ trong Hoàng thành Huế.

PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH PHÒNG THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH TƯ GIAHÌNH MINH HỌA


Hình trên đây minh họa cho phương pháp phiên tinh phòng trong cấu trúc hình thể theo Phong
Thủy Lạc Việt của nhà tư gia.
Trong thí dụ này thì gia chủ phi cung Càn. Nhà hướng Cấn Đông Bắc.
Ta có:
Càn mệnh của gia chủ phối Cấn là Thiên Y.
Tra bảng ta có:
Theo sách Việt thì chu kỳ bắt đầu từ:

….– Phục vị - Hoạ hại - Thiên y – Phúc đức – Lục sát – Sinh khí - Ngũ quỉ - Tuyệt
mạng..Ứng với các sao là:.......Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham
Lang - Liêm trinh – Phá quân – …
Như vậy:
1 - Ngăn đầu tiên phiên tinh sao là "Cự Môn Âm Hỏa đới Thổ Tinh" - Còn gọi là Thiên Y tinh.
2 - Ngăn kế là phòng khách theo chu kỳ sẽ là "Vũ Khúc Kim tinh" - Còn gọi là Phúc Đức tinh.
3 - Ngăn tiếp - phòng ngủ là "Văn Khúc thủy tinh" - Còn gọi là Lục Sát tinh.
4 - Ngăn tiếp - ngăn cầu thang là "Tham Lang Mộc tinh" - còn gọi là Sinh Khí tinh.
5 - Ngăn tiếp - Phòng bếp là "Liêm Trinh Hỏa tinh" - còn gọi là Ngũ Quỉ Tinh.
6 - Ngăn cuối - Sân sau là "Phá Quân Kim tinh" - Còn gọi là "Tuyệt Mạng tinh).

Anh chị em lưu ý:


Trong phương pháp phiên tinh phòng, nên hạn chế không dùng tên gọi theo Bát trạch, mà chỉ
gọi theo tên sao đã định tính Ngũ hành.
Thí dụ:
Không gọi là Tuyệt Mạng tinh, mà nên gọi là "Phá Quân Kim tinh" để dễ nhớ và trấn yểm sau
này.

Căn nhà trong thí dụ phiên tinh trên, cho chúng ta một khái niệm về phương pháp phiên tinh
phòng. Căn cứ vào tính chất các sao, cho chúng ta một sự xét đoán tính hoàn chỉnh của căn
nhà này - sau khi các tính chất tương tác về Bát trạch, hình thể, loan đầu và Huyền không đã
xác định thì chính tính chất các sao trong phiên tinh phòng sẽ là một tương tác khác ảnh
hưởng tốt xấu đối với căn nhà.
Căn cứ theo tính chất của các sao này sẽ quyết định cho sự xét đoán tính tốt xấu cho toàn bộ
căn nhà theo phương pháp Phiên tinh du niên. Thí dụ như chọn phòng Chủ (Phòng Chúa),
cần phải có phiên tinh tốt, Ngăn phòng đầu - theo Phong Thủy lạc Việt cũng rất quan trọng. Vì
đó là ngăn chứa khí cho toàn bộ căn nhà, các ngăn phòng như: Phòng bếp, ngăn cầu thang
cũng cần có các phiên tinh tốt để bảo đảm dòng khí chuyển hóa tốt tại những điểm quan trong
này. Riêng ngăn cầu thang cần có phiên tinh tốt để chứa khí chuyển lên các tầng lầu.
Trong thí dụ trên, ta thấy nhà này có ngăn cầu thang tốt - Sinh khí Tham Lang Mộc tinh. Nhưng
phòng bếp lại xấu. Giải pháp là phá vách ngăn giữa tường ngăn cầu thang và phòng bếp. Như
vậy, ta sẽ có cầu thang và phòng bếp chung một ngăn là Sinh Khí Tham lang Mộc tinh. Như
vậy, ngăn sau sẽ là: Ngũ Quỷ Liêm Trinh Hỏa tinh.
Nhà này, nếu xét theo phương pháp phiên tinh Phòng sẽ bị coi là xấu, bởi ngăn cuối cùng bị
sao xấu tọa sơn. Trong trường hợp cụ thể này, nếu dùng núi trấn sơn theo phương pháp "Trấn
trạch bình an" thì nên dùng núi bằng đầu tượng thổ để sinh xuất Liêm Trinh Hỏa. Còn nhiều
phương pháp khác nữa, như: Ngăn lại phòng bằng bình phong, vách, tủ...vv....
Tuy nhiên nội dung bài giảng này, chỉ giới hạn trong khái niệm về phương pháp phiên tinh.
II - PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH NHÀ CÔNG CỘNG
HÌNH MINH HỌA
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Hình trên đây là một thí dụ cho một công sở có hướng Ly tọa Khảm. Đây là nhà Phúc Đức
trạch cho người Đông trạch. Trong trường hợp hướng tọa là Tây Bắc Đông nam thì là Phúc
Đức Trạch cho người Tây Trạch. Tuy nhiên, vì là nhà công cộng, như: Cung điện, đền miếu,
công sở...vv....nên tùy theo địa hình loan đầu để quyết định sẽ đặt nhà hướng nào. Ở Việt
Nam , hình thể đa phần theo hướng Tấy Bắc Đông Nam (Tôi nói là đa phần, vì hình thể chính
núi sông nước Việt chảy theo hướng này, chứ không khẳng định cụ thể cho từng trường hợp
đặc thù địa phương), bởi vậy, nhà công sở nên theo hướng này là thuận hơn cả vì phù hợp
với khí chất non nước Việt. Hoàng Thành Huế là một thí dụ. Nhưng rất tiếc là khu vực Huế tuy
sơn thanh, thủy tú, nhưng lại chật hẹp, nên không bền. Nếu ở Hanoi, hoặc Sài Gòn thì sẽ tốt
hơn. Do địa hình rộng rãi, sinh khí dồi dào hơn so với dải đất miền Trung Việt.
Trở lại với căn nhà hướng Ly tọa Khảm. Do tính công cộng và tính đồng bộ và nhất quán của
tiêu chí khoa học thì nhà Đông trạch phải coi tất cả các phương vị Đông hướng và Đông vị là
tốt và Tây hướng, Tây vị là xấu (Ngược lại với nhà Tây trạch). Tất cả mọi bố trí phòng ốc tốt
nhất phải thuận theo trạch Đông hoặc Tây. Cụ thể căn nhà thí dụ này là Đông trạch. Điều này
sách Dương trạch tam yếu đã nói tới, như tôi đã trình bày. Do không có mạng chủ trong nhà
công cộng, nến phải phối Sơn - Hướng để xác định phiên tinh du niên.
Trường hợp thí dụ dưới đây Sơn Khảm, hướng Ly là Phúc Đức - Vũ Khúc Kim tinh. Lần tượt
theo chu kỳ phiên tinh của Phong Thủy Lạc Việt ta có:
1 - Sân trước: Phúc Đức - Vũ Khúc Kim Tinh.
2 - Hành lang: Lục sát Văn Khúc Thủy tinh.
3 - Toàn bộ dãy nhà làm việc: Sinh Khí Tham Lang Mộc Tinh.
4 - Sân sau: Ngũ Quỉ Liêm Trinh Hỏa tinh.
PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH DÃY NHÀ.
Trong công trình công cộng, có những dãy nhà như hình minh họa trên - với phong thủy Hán,
họ không nói đến phương pháp phiên tinh các ngăn phòng này. Nhưng do tính nhất quán về
nguyên lý của Phong Thủy Lạc Việt, nên riêng Phong thủy Lạc Việt có phương pháp phiên
tinh như sau:
Phòng chính diện hưởng trực tiếp khí từ ngăn trước sẽ mang sao phiên tinh của ngăn đó. Thí
dụ:
Toàn bộ dãy nhà làm việc thuộc phiên tinh Sinh Khí Tham Lang Mộc Tinh, thì ngăn hưởng khí
trực tiếp là ngăn có 4 cánh cửa sẽ là Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh. Lấy phòng có sao Tham
Lang làm chuẩn phiên tinh sang các ngăn phòng khác theo thuận tự chu kỳ Lạc Việt như sau:
Chu kỳ sao:Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh
– Phá quân – … Phiên tinh sao: --------------------------------------------Vũ khúc – Văn khúc
– Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – …
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Từ phòng có phiên tinh chuẩn tính từ phải sang trái đi nghịch
theo chu kỳ, từ trái sang phải thuận theo chu kỳ.
Anh chị em lưu ý:
Tất cả các sao dù xấu hay tốt trong các phòng cùng một ngăn thì đều chỉ là những phần tử tốt
hay xấu trong tập hợp của ngăn đó. Hay nói cách khác: Sao chủ ngăn sẽ quản các sao chủ
phòng trong một ngăn. Cụ thể trong trường hợp này là sao Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh sẽ
quản các sao dù tốt hay xấu trong ngăn này. Nếu sao chủ ngăn tốt thì tính chất các sao tốt sẽ
được phát huy, các sao xấu sẽ giảm. Nếu sao chủ ngăn xấu thì tốt sẽ giảm mà cái xấu tăng
lên.
Cập nhật lúc 19 Tháng bảy 2011 - 05:19 PM

PHIÊN TINH TẦNG NHÀ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT.


Trong cổ thư chữ Hán, phần phiên tinh du niên không có phương pháp phiên tinh tầng nhà.
Mặc dù trên thực tế cổ nhân vẫn xây lầu, tầng, tháp. Đây là một bằng chứng sinh động nữa
xác định tính thất truyền của môn Phong Thủy vốn có cội nguồn thuộc về văn minh Lạc Việt.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng: Ngày xưa đất rộng, người đông, nhà luôn quay về hướng tốt
của gia chủ. Bởi vậy, xét về Bát trạch hướng nhà luôn tốt, tất yếu phiên tinh phòng ngăn đầu
cũng luôn tốt. Và vì thế trong các căn nhà dân dã ngày xưa thường chỉ một ngăn (tịnh trạch) .
Như vậy toàn bộ căn nhà sơn, hướng tọa đều tốt. Được cách Tịnh trạch nên cuộc sống thường
yên bình. Nhưng khi xây lầu và ngăn phòng thì phải theo phương pháp cấu trúc hình thể để
quyết định xây mấy ngăn và mấy lầu tùy theo tính chất cung phi của gia chủ; hoặc hướng của
công trình công cộng. Muốn biết cần xây mấy lầu, mấy ngăn thì chúng ta dùng phương pháp
phiên tinh.
Phiên tinh ngăn phòng tầng trệt (Tầng một) tôi đã giảng ở trên. Phương pháp phiên tinh lầu
cũng tương tự như vậy.
Lấy phiên tinh ngăn đầu của tầng trệt (Tầng một) làm chuẩn, từ đó tiếp tục phiên theo chu kỳ
Phiên tinh du niên Phong Thủy Lạc Việt lần lượt phiên tinh cho các tầng.

Chúng ta xem hình minh họa dưới đây về phương pháp phiên tinh tầng nhà cho nhà tư gia:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Theo phương pháp phiên tinh du niên Lạc Việt thì gia chủ cung phi Chấn phối hướng là Tốn
được Phúc Đức. Căn cứ theo chu kỳ phiên tinh du niên Lạc Việt ta có:

.......Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá
quân – …

Với ngăn đầu là Phúc Đức Vũ Khúc kim tinh, thì lần lượt theo chu kỳ lần lượt mỗi tầng an một
sao - theo minh họa gồm 5 tầng - là:
1 - Phúc Đức Vũ Khúc Kim tinh.
2 - Lục sát Văn khúc Thủy tinh.
3 - Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh.
4 - Ngũ Quỉ Liêm Trinh Hỏa tinh.
5 - Tấng cuối là: Tuyệt Mạng Phá Quân Kim Tinh.
Nguyên tắc là:
Tầng cuối cùng bao giờ cũng phải được phiên tinh những sao tốt cho gia chủ. Do đó, nếu
chúng ta thiết kế nhà cửa thì phong thủy gia cần tư vấn cho thân chủ - trong thí dụ cụ thể qua
minh họa trên: Hoặc chỉ nên xây ba tầng, hoặc nên xây bảy tầng, để bảo đảm phiên tinh tầng
cuối sẽ là một sao tốt cho gia chủ.
Thực tế sinh động hiện nay là: Do thực tế về khả năng kinh phí, về qui định trong kiến trúc đô
thị, về nhu cầu sử dụng...vv...thường thân chủ phải xây không theo ý muốn của phong thủy
gia, hoặc của chính họ. Nhưng chúng ta cần biết rõ phương pháp phiên tinh để có thể tư vấn:
- Tầng nào là tốt nhất cho gia chủ.
- Phòng nào là tốt nhất trong tầng đó (Phiên tinh phòng từng tầng phức tạp hơn sẽ học trong
các bài sau, cùng chuyên đề này).
- Sử dụng các phòng, tầng có phiên tinh tốt để dùng vào các việc quan trọng, như: Phòng
khách (Đôi khi đặt trên lầu), phòng thờ, phòng ngủ...vv....
- Trấn yểm các tầng, phòng xấu.
Tất nhiên các yếu tố khác như: Bát trạch, hình lý khí, huyền không ....vv....phải đạt chuẩn mực
theo nguyên tắc của nó.
Tôi luôn luôn nhắc nhở anh chị em là:
Phải bảo đảm khí lực cho ngôi nhà và đây là điều kiện tiên quyết và cũng là tính ưu việt
vượt trội của Phong Thủy Lạc Việt. Tất cả phương pháp dù vi diệu đến đâu cũng vô
nghĩa, nếu khí lực suy kém.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH PHÒNG TRONG CÁC TẦNG NHÀ


Anh chị em thân mến.

Chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp phiên tinh các tầng nhà. Nhưng vấn đề tiếp tục đặt ra
là:

Vậy các phòng trong một tầng sẽ phiên tinh theo quy luật nào? Tất nhiên điều này cũng không
hề có trong cổ thư chữ Hán. Và tất nhiên riêng về Dương trạch - khi cổ thư chữ Hán không
thể phiên tinh tầng thì cũng không thể phiên tinh phòng trong kiến trúc hiện đại. Nguyên nhân
căn bản của việc này - như tôi đã nhiều lần trình bày - là cổ thư chữ Hán chỉ lưu truyền chủ
yếu những phương pháp ứng dụng, nhưng phần lý thuyết gần như không có. Những gì còn
lại chỉ là những điều rất mơ hồ. Bởi vậy, những phương pháp luận và phương pháp ứng dụng
của nó cứ như từ trên trời rơi xuống. Chưa nói đến sự sai lệch từ nguyên lý căn bản "Hậu
Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", không có tính hợp lý - tức cơ sở khoa học tối thiểu. Do đó,
khi cuộc sống phát triển, thì sự ứng dụng không theo kịp thời đại, khiến nó ngày càng trở nên
huyền bí và lúng túng khi ứng dụng vào thực tế. Cách tìm tâm, phân cung điểm hướng, quan
niệm về cung mệnh của gia chủ liên quan đến hướng nhà, hướng bếp..vv..đã chứng tỏ điều
này, khi các phong thủy gia hiện đại ứng dụng vào cuộc sống.

Phần dưới đây là phương pháp luận của tôi về khí liên quan đến việc phiên tinh phòng cho
các tầng.
Nhưng anh chị em lưu ý rằng: Về nguyên lý căn để của Lý Học Đông phương mà tôi đã trình
bày - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - thì tôi luôn bảo vệ luận điểm này, vì tính hợp lý của
nó liên quan tới các vấn đề thuộc Lý học Đông phương. Nhưng từ nguyên lý căn để này, ứng
dụng vào những hiện tượng cụ thể tôi có thể chưa thất hoàn chỉnh, hoặc có thể sai, cần hiệu
chỉnh. Nhưng nguyên lý căn để thì không thể thay đổi.

Trên tinh thần này, tôi đã quan niệm như sau:


Phương pháp thừa khí phiên tinh du niên dựa trên nền tảng căn bản là sự biến hóa về khí khi
đi qua các ngăn phòng. Chính vì tính chất của khí thay đổi khi cấu trúc thay đổi là cơ sở thực
tế của phương pháp này. Bởi vậy, khi phiên tinh phòng cho các tầng, cần phải căn cứ vào sự
biến chuyển có tính quy ước về khí ở ngăn/ phòng có cấu thang trực tiếp lên tầng/ lầu trên và
sẽ là sự tiếp nối phiên tinh du niên của ngăn/ phòng này.
Thí dụ như hình vẽ dưới đây:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Trong hình vẽ minh họa này, anh chị em thấy rằng: Ngăn phòng có chứa cầu thang ở tầng trệt
(Dưới) là Thiên Y Cự Môn Âm Hỏa đới Thổ tinh, thì tầng trên phiên tinh du niên sẽ là tiếp theo
trong chu kỳ là Phúc Đức Vũ Khúc Kim tinh. Cứ thể lên các tầng trên sẽ là Lục Sát Văn Khúc
Thủy tinh; Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh; Ngũ Quỷ Liêm Trinh Hỏa tinh.

Từ cở sở này chúng ta phiên tinh ngược đằng trước nghịch theo chu kỳ và đằng sau thuận
theo chu kỳ. Tuy nhiên, việc phiên tinh ngược hay thuận cũng cần quán xét luồng khí từ cầu
thang lên. Nếu trường hợp cầu thang cong và khí ra phòng ngoài trước thì phiên tinh phía
ngoài thuận theo chu kỳ và phía trong nghịch theo chu kỳ.

Ngược lại, nếu cầu thang cong về phía sau - tức khí vào phòng sau trước thì tính thuận từ
phía sau ra phía trước.

Thông thường cấu thang vuông góc với tường hông thì phòng nào gần cầu thang nhất sẽ tính
là phía thuận ngược lại.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

<!--[endif]-->
PHỐI HỢP CẤU TRÚC HÌNH THỂ VÀ BÁT TRẠCH TRONG THIẾT KẾ NHÀ.
Anh chị em thân mến.
Anh chị em đều biết rằng: Trong những tư liệu còn lưu truyền qua cổ thư chữ Hán thì Bát trạch
và Dương trạch tam yếu là hai "trường phái" mâu thuẫn nhau rất nặng, gần như "không đội
trời chung". Tôi có những tài liệu của Dương trạch tam yếu chê Bát trạch chẳng ra cái gì.
Nhưng với chúng ta thì đều biết rất rõ rằng trong Phong Thủy Lạc Việt thì: Bát trạch chính là
tiền đề của Dương trạch tam yếu và chúng liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Cũng như Huyền
Không chính lại là tiền đề của Bát trạch, không có phương pháp phi tinh Huyền Không thì
chẳng có cơ sở nào để tìm cung phi của Bát trạch cả....vv....Trên cơ sở sự thống nhất giữa
bốn yếu tố tương tác quan yếu này, Phong Thủy Lạc Việt có sự phối hợp bốn yếu tố này.
Trong bài này, tôi đề cập đến sự phối hợp giữa Bát trạch và Cấu trúc hình thể theo Phong
Thủy Lạc Việt.
Để tiến hành thiết kế Phong Thủy theo Phong Thủy Lạc Việt, chúng ta lần lượt tiến hành từng
bước theo tiêu chí phong thủy nói chung như sau:1 - Chọn vị trí tổng quan thích hợp:
Sinh khí vượng, tụ khí, núi sông, ao hồ Thanh Long Bạch hổ, sơn tọa đều tốt.2 - Chọn hướng
thích hợp với gia chủ.
Tùy theo gia chủ Đông hoặc Tây trạch để chọn hướng. Có những trường hợp cảnh quan chỉ
thích hợp với một loại người Đông hoặc Tây trạch. Trong trường hợp này, có hai khả năng
xảy ra:
* Không thể chọn nhà khu vực khác: Chúng ta phải dùng Cấu trúc hình thể phiên tinh phòng
và Yếu tố cảnh quan tốt để là yếu tố cần trong phong thủy. Cho dù hướng có xấu.
* Hướng phủ hợp với gia chủ: Khả năng này không bàn.3 - Các bước tiến hành phối hợp
Bát Trạch và Cấu trúc:
* Sau các bước trên chúng ta bắt đầu thiết kế nhà theo Bát trạch trước.
Bao gồm:
- Xác định hướng, sơn tọa của Bếp. Vị trí cầu thang, Hầm cầu (Bể "phốt"), vị trí cửa chính và
hành lang đi trong nhà....theo tiêu chí Bát trạch.
Trên cơ sở này ta bắt đầu xét đến việc phiên tinh ngăn phòng theo yếu tố cấu trúc hình thể và
tiêu chí của nó.
Thí dụ như hình minh họa sau đây:

Phân tích căn nhà này chúng ta thấy rằng:Theo tiêu chí Bát trạch
* Bếp:
Do không thể đặt tại cung Càn do tiêu chí "Hỏa Thiêu Thiên môn", nên phải đặt ở vị trí nói trên
và được hướng tọa tốt. Các vị trí như bồn rửa, tủ lạnh đặt như vậy là đúng vì tránh thoái khí
cho khu bếp.
* Hướng cầu thang:
Xấu. Có thể khắc phục bằng tiêu chí xây cầu thang đúng theo tiêu chuẩn Phong thủy Lạc Việt
mà chúng ta đã học.
* Bế phốt, WC:
Đặt dưới chân cầu thang, khu vực màu trắng và không phạm Trung cung. Nền WC phải thấp
hơn nền nhà và có ngạch cửa chống thoái khí.
*....v.v....Theo tiêu chí Cấu trúc hình thể:
Sự phân ngăn phòng như trên, Bếp được phiên tinh sao tốt và ngược lại vị trí toa lét phải ở
phiên tinh sao xấu, do vậy chúng ta thấy tính phù hợp với tiêu chí của nó và không mâu thuẫn
với tiêu chí Bát trạch. Căn cứ vào tiêu chí phiên tinh ngăn phòng, chúng ta đã chia căn nhà
thành những ngăn phòng thích hợp.Anh chị em thân mến.Tiêu chí "Cấu trúc hình thể" còn
yêu cầu về hình dáng ngôi nhà: Không lộ cốt, không bế khí, không xung sát (Do cửa thông
nhau), không thoái khí. Cầu thang và hành lang không đâm vào cửa WC...vv...
Những kiến thức về khí trong phong thủy ứng dụng trong kiến trúc chủ yếu dùng trong trường
hợp này.* Phiên tinh tầng:Phương pháp phiên tinh tầng tôi đã giảng , anh chị em căn cứ vào
phương pháp để quyết định ngôi nhà cần bao nhiêu tầng cho thích hợp. Tầng trên cùng luôn
luôn phải do sao tốt quản. Đây là tầng quyết định cho khả năng thịnh vượng của gia chủ, Nếu
tầng trên cùng phiên tinh sao xấu, cần có biện pháp làm tầng giả, hoặc khắc phục .

HẾT PHẦN : CƠ BẢN & NÂNG CAO

You might also like