Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Lý thuyết 

Phép thử nghiệm - sự kiện


A. Lý thuyết
1. Phép thử nghiệm 
Trong các trò chơi (thí nghiệm) tung đồng xu, bốc thăm, gieo xúc xắc, quay xổ số, …,
mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm như trên được gọi là một phép thử nghiệm.
Khi thực hiện phép thử nghiệm (trò chơi; thí nghiệm), ta rất khó để dự đoán trước chính
xác kết quả của mỗi phép thử nghiệm đó. Tuy nhiên ta có thể liệt kê được tập hợp tất cả
các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm đó.
Ví dụ 1. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử: Chọn một bạn trong
lớp em và xem bạn ấy sinh vào tháng nào trong năm.
Lời giải: 
Chọn một bạn trong lớp: một người bất kì đều có tháng sinh là 1 trong 12 tháng trong
năm.
Vậy tập hợp tất cả các khả năng có thể xảy ra là {tháng 1; tháng 2; tháng 3; …; tháng
12}.
2. Sự kiện 
Khi thực hiện phép thử nghiệm, có những sự kiện chắc chắn xảy ra, có những sự kiện
không thể xảy ra và cũng có những sự kiện có thể xảy ra.
Ví dụ 2. Gieo một con xúc xắc sáu mặt và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt phía trên thì:
- Sự kiện số chấm nhỏ hơn 7 chắc chắn xảy ra.
- Sự kiện số chấm lớn hơn 7 không thể xảy ra.
- Sự kiện số chấm là số chẵn có thể xảy ra.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Trong hộp có 1 bóng xanh (X), 1 bóng đỏ (Đ) và 1 bóng trắng (T). Bình lấy ra lần
lượt từng bóng, ghi màu quả bóng rồi trả nó lại hộp. Kết quả 8 lần lấy bóng cho ở bảng
sau:

Lần lấy thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Màu bóng X Đ Đ T X T Đ X
a) Hãy cho biết kết quả của lần lấy bóng thứ 2 và thứ 6.
b) Hãy cho biết có bao nhiêu kết quả khác nhau có thể xảy ra trong mỗi lần lấy bóng.
Lời giải: 
a) Dựa vào bảng trên ta xác định được:
- Lần thứ 2 lấy được bóng màu đỏ.
- Lần thứ 6 lấy được bóng màu trắng.
b) Vì trong hộp có 3 màu bóng: xanh, đỏ, trắng.
Nên có thể xảy ra ba kết quả là: lấy được bóng xanh, lấy được bóng đỏ, lấy được bóng
trắng.
Ta có thể viết: Tập hợp các kết quả khi lấy ra 1 bóng từ hộp là {X; Đ; T}.
Bài 2. Minh lấy một chiếc bút từ hộp bút có chứa 2 bút chì, 4 bút bi xanh và 1 bút bi đen.
a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể.
b) Sự kiện “Minh lấy được bút bi xanh” có luôn xảy ra không?
Lời giải: 
a) Trong hộp bút có ba loại bút: bút chì, bút bi xanh và bút bi đen. Khi Minh lấy một
chiếc bút từ hộp bút đó thì có thể rút được một trong ba loại trên.
Vậy các kết quả có thể xảy ra là: Minh lấy được bút chì; Minh lấy được bút bi xanh;
Minh lấy được bút bi đen.
b) Theo câu a, các kết quả có thể xảy ra là: Minh lấy được bút chì; Minh lấy được bút bi
xanh; Minh lấy được bút bi đen.
Do đó, Minh có thể lấy được bút bi xanh, cũng có thể không lấy được bút bi xanh.
Vậy sự kiện “Minh lấy được bút bi xanh” có thể xảy ra.
Bài 3. Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Hãy đánh giá xem các sự kiện sau là chắc
chắn, không thể hay có thể xảy ra.
a) Mặt xuất hiện có số chấm chia hết cho 5.
b) Mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 7.
c) Mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 8.
Lời giải: 
Một xúc xắc có 6 mặt tương ứng với các số chấm là 1; 2; 3; 4; 5; 6.
Vậy các khả năng có thể xảy ra là:
Số chấm: 1; 2; 3; 4; 5; 6.
a) Vì trong 6 khả năng trên, mặt có số chấm là 5 thì chia hết cho 5, còn các mặt khác thì
không chia hết cho 5. 
Vậy sự kiện “Mặt xuất hiện có số chấm chia hết cho 5” là có thể xảy ra.
b) Vì cả 6 khả năng trên thì số chấm đều nhỏ hơn 7 hay số chấm trên mỗi mặt của con
xúc xắc không thể lớn hơn 7.
Vậy sự kiện “Mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 7” không thể xảy ra.
c) Vì cả 6 khả năng trên thì số chấm đều nhỏ hơn 8 nên sự kiện “Mặt xuất hiện có số
chấm nhỏ hơn 8” chắc chắn xảy ra.
Lý thuyết Xác suất thực nghiệm
A. Lý thuyết 
1. Khả năng xảy ra của một sự kiện 
Khi thực hiện một phép thử nghiệm, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra. Để
nói về khả năng xảy ra của mỗi sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1.
Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.
Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.
Ví dụ 1. Trong hộp có 3 quả bóng: bóng xanh, bóng đỏ và bóng vàng. Không nhìn vào
hộp, chọn ra từ hộp một quả bóng. Xét khả năng xảy ra của mỗi sự kiện sau:
a) Bóng chọn ra có một trong ba quả: bóng xanh, bóng đỏ hoặc bóng vàng;
b) Bóng chọn ra có màu tím.
Lời giải:
a) Khi chọn một quả bóng từ hộp thì quả bóng được chọn ra có một trong ba quả: bóng
xanh, bóng đỏ hoặc bóng vàng.
Do đó, sự kiện này chắc chắn xảy ra.
Vậy sự kiện “Bóng chọn ra có một trong ba quả: bóng xanh, bóng đỏ hoặc bóng vàng” có
khả năng xảy ra bằng 1.
b) Vì ba quả trong hộp không có quả bóng nào có màu tím nên sự kiện “Bóng chọn ra có
màu tím” không xảy ra.
Vậy sự kiện “Bóng chọn ra có màu tím” có khả năng xảy ra bằng 0.
2. Xác suất thực nghiệm 
Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần. Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra
n( A)
trong n lần đó. Tỉ số  = số lần sự kiện A xảy ra: Tổng số lần thực hiện hoạt động
n
được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện.
Ví dụ 2. Tung hai đồng xu cân đối 40 lần ta được kết quả như sau:
Sự kiện Hai đồng sấp Một đồng sấp, một đồng ngửa Hai đồng ngửa
Số lần 12 15 13
Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:
a) Hai đồng xu sấp.
b) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa.
Lời giải: 
12
a) Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Hai đồng xu sấp” tung 40 lần tung là: =0,3
40

b) Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa” tung 30
15
lần tung là: =0,375
40
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Gieo một con xúc xắc 6 mặt 50 lần ta được kết quả như sau:

Mặt 1 chấm 2 chấm 3 chấm 4 chấm 5 chấm 6 chấm

Số lần xuất hiện 8 6 10 9 8 9


Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:
a) Gieo được mặt có 5 chấm.
b) Gieo được mặt có số chẵn chấm.
Lời giải: 
a) Số lần xuất hiện mặt 5 chấm của con xúc xắc 6 mặt trong 50 lần gieo là: 8.
8
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Gieo được mặt có 5 chấm” là:  =0,16
50
b) Số mặt có chẵn chấm là các mặt có 2 chấm, 4 chấm và 6 chấm.
Số lần xuất hiện mặt 2 chấm là: 6.
Số lần xuất hiện mặt 4 chấm là: 9.
Số lần xuất hiện mặt 6 chấm là: 9.
Do đó, số lần xuất hiện mặt có chẵn chấm của con xúc xắc 6 mặt trong 50 lần gieo là: 6 +
9 + 9 = 24.
24
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Gieo được mặt có số chẵn chấm” là:  =0,48
50
Bài 2. Trong hộp có một số viên bi màu xanh, đỏ và vàng có kích thước giống nhau. Lấy
ngẫu nhiên một viên bi từ hộp, xem màu rồi trả lại lại. Lặp lại hoạt động đó 80 lần ta
được kết quả như sau:
Loại bi Bi xanh Bi đỏ Bi vàng

Số lần 22 45 13
a) Tính xác suất thực hiện của sự kiện “lấy được viên bi xanh”.
b) Em hãy dự đoán xem trong hộp loại bi nào có nhiều hơn.
Lời giải: 
a) Số lần lấy được bi xanh trong 80 lần lấy bi từ hộp là 22.
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “lấy được viên bi xanh” trong 80 lần lấy là:
22
=0,275
80
b) Tổng số viên bi xanh và viên bi vàng là: 22 + 13 = 35 (viên bi)
Ta thấy: số lần lấy được viên bi đỏ nhiều hơn so với số lần lấy được viên bi xanh và viên
bi vàng.
Vậy có thể dự đoán là trong hộp đó số viên bi đỏ nhiều hơn số viên bi đỏ và số viên bi
vàng.
Bài 3. Số điện thoại một cửa hàng bán được trong 30 ngày của tháng 8 được cho ở bảng
sau:
5 7 4 5 5 3 5 3 6 7
4 7 8 5 2 7 3 6 4 12
5 8 6 4 9 5 8 9 5 5
Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:
a) Cửa hàng bán được 5 chiếc điện thoại một ngày.
b) Cửa hàng bán được trên 7 chiếc điện thoại một ngày.
Lời giải:
a) Số ngày cửa hàng bán được 5 chiếc điện thoại trong 30 ngày là 9.
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Cửa hàng bán được 5 chiếc điện thoại một ngày”
9
là:  =0,3
30
b) Số ngày cửa hàng bán được trên 7 chiếc điện thoại bằng tổng số các ngày cửa hàng bán
được 8 chiếc điện thoại, 9 chiếc điện thoại và 12 chiếc điện thoại.
Số ngày cửa hàng bán được 8 chiếc điện thoại là: 3.
Số ngày cửa hàng bán được 9 chiếc điện thoại là: 2.
Số ngày cửa hàng bán được 12 chiếc điện thoại là: 1.
Số ngày cửa hàng bán được trên 7 chiếc điện thoại một ngày trong 30 ngày là: 
3 + 2 + 1 = 6.
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Cửa hàng bán được trên 7 chiếc điện thoại một
6
ngày” là: =0,3
30

You might also like