Theory in Action - VN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Các bài báo

Bài 1
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/econ-vi/article/view/2220/1728
Trả lời Câu hỏi, lấy chi tiết trong bài báo để minh hoạ.
Câu 1: Giải thích vì sao một lý thuyết có thể thay thế một lý thuyết khác, xác định lý thuyết bị
thay thế có còn tồn tại không?
Câu 2: Việc sử dụng lại một lý thuyết cũ có phải là nó không nên được thay thế trước đây?
Câu 3: Có nên loại bỏ một lý thuyết nếu nó không chỉ rõ cách thức để đạt được mục tiêu đã nêu?
Giải thích.

Bài 2
https://doaj.org/article/7c7d9658effe4d5db252df2f9d5f3076
Trả lời Câu hỏi, lấy chi tiết trong bài báo để minh hoạ.
Câu 1: Bài báo mô tả về phản ứng của thị trường vốn đối với tin tức kế toán. Tình huống này là
một ví dụ về cách phát triển lý thuyết nào? (a) Thực tiễn; (b) Cấu trúc; (3) Ngữ nghĩa?
Câu 2: Nhận định 2 đoạn trong bài báo: Có lỗ hổng gì trong logic hoặc ngữ nghĩa làm cho kết luận
của nó có thể sai?
“Cơ cấu tài sản có tác động cùng chiều tới hệ số nợ của DN. Cơ cấu tài sản được thể hiện ở quan
hệ tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định hữu hình trên giá trị tổng tài sản. Theo lý thuyết cấu trúc vốn
dạng tĩnh và nghiên cứu của Huang & Song (2001), Mutalib (2011) thì cơ cấu tài sản có tác động
thuận chiều tới hệ số nợ của DN. Sự tác động thuận chiều này được lý thuyết cấu trúc vốn lý giải
đơn giản bởi tài sản cố định hữu hình có thể được xem là tài sản thế chấp trong hoạt động vay vốn
của DN.”
“Khả năng thanh toán có tác động ngược chiều tới hệ số nợ của DN. Theo lý thuyết trật tự phân
hạng và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Suhaila & cộng sự (2008), Lipson & Mortal
(2009), Mutalib (2011), Sarlija & Harc (2012) thì khi khả năng thanh toán được cải thiện, DN sẽ
ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại thay vì huy động nợ vay trong việc tài trợ vốn cho hoạt động kinh
doanh của mình.”
Bài 3
http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/bao-nhat-thi-truong-mua-ban-phat-thai-carbon-tai-viet-nam-
duoc-thanh-lap-se-khien-nhieu-doanh-nghiep-lon-phai-tra-phi-de-xa-thai-420227492947672.htm
Báo Nhật: Thị trường mua bán phát thải carbon tại Việt Nam được thành lập sẽ khiến nhiều
doanh nghiệp lớn phải trả phí để xả thải
Yên Khê | 07-04-2022 - 09:19 AM

(Tổ Quốc) - Thị trường mua bán phát thải được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo Nikkei đưa tin, tham khảo kinh nghiệm từ bang California và EU, Việt Nam đang phác
thảo một chương trình mua bán phát thải hướng đến những doanh nghiệp phát thải lớn từ
Panasonic đến Nestle trong bối cảnh đất nước đang trở thành một trong những trung tâm gia
công sản xuất quan trọng nhất thế giới.
Chính phủ đang tính toán giới hạn phát thải cho phép dành cho các loại khí gây hiệu ứng nhà
kính - lượng khí đang ngày càng tăng khi nhiều chuỗi cung ứng chuyển địa điểm sang Việt Nam
và đất nước xây dựng thêm nhiều nhà máy than và khí đốt. Tuy vậy nhiều nhà môi trường cũng
lo ngại việc để các công ty được mua quyền xả thải và “tín dụng carbon” sẽ chỉ tạo điều kiện cho
ô nhiễm gia tăng.
Một danh sách bao gồm 1912 tập đoàn được đưa ra trong năm qua, yêu cầu khảo sát lượng phát
thải và đưa ra kế hoạch giảm thiểu. Danh sách bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Seoul
Semiconductor, Piaggio và Masan. Theo Nikkei nhận định, khả năng cao Việt Nam sẽ mở thị
trường mua bán phát thải trong nước để định hình giá cho carbon phát thải trước khi kết nối
trước khi kết nối với hệ thống mua bán phát thải quốc tế toàn cầu mở ra cho nhiều công ty mua
quyền phát thải. Chính phủ dự định sẽ cho ra thông tư liên quan vào cuối năm nay.
Kinh tế gia Muthukumara Mani của Ngân hàng quốc tế, người tham vấn thị trường carbon cho
hay: “Quan trọng là không được đưa ra quá nhiều quyền phát thải ngay từ đầu, vì điueef đó có
thể cản trở quá trình trao đổi mua bán qua lại, giống như đã xảy ra ở EU”.
Trả lời báo Nikkei Asia, ông nhận định rằng hệ thống mua bán xả thải sẽ thúc đẩy “doanh nghiệp
lựa chọn công nghệ sạch, ít phát thải carbon và hiệu quả hơn bằng cách khiến việc xả thải trở nên
một lựa chọn đắt đỏ”. Các nhà sản xuất nước ngoài nói rằng họ đang nghiên cứu các phương án
tuân thủ hệ thống mua bán phát thải sắp được đưa ra.”
Apple, Samsung, Target, Mulberry và các nhóm khác đang vận động Việt Nam cho phép mua
nguồn quang điện trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì phải thông qua hệ thống quốc gia, một bước
đi được cho là sẽ cắt giảm lượng xả thải, tuy chưa được thông qua.
Nestle, đối tác mua nhiều cà phê lớn nhất tại Việt Nam, lựa chọn cách chất thải từ cà phê thành
năng lượng sinh học, mặc dù tác dụng bảo vệ môi trường của xăng sinh học vẫn còn gây tranh
cãi.
Công ty cũng chia sẻ rằng mình đang hướng đến lĩnh vực nông nghiệp tái tạo - một thuật ngữ
đang phổ biến để chỉ việc trồng các giống cây hút khi carbon. Người khổng lồ về thực phẩm
đang nhắm đến mục tiêu net-zero - không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển -
đến 2050, cùng mục tiêu với Việt Nam.
Trả lời Nikkei, Nestle Việt Nam cho hay “đã xây dựng lộ trình để đạt mục tiêu này. Điều này đã
thực hiện ở mọi thị trường doanh nghiệp hoạt động.”
Mercedes-Benz thì đặt mục tiêu gần hơn vào 2039. “Chúng tôi sẽ hợp tác theo những hướng dẫn
tới đây của chính quyền để hoàn thành mục tiêu” - công ty trả lời Nikkei. Panasonic cũng thể
hiện sự ủng hộ với chính sách này, còn hãng bia Carlsberg thì khẳng định sẽ bắt đầu chuẩn bị
thực thi các bước đầu vào ngay tháng tới.
Việt Nam xếp thứ tư thế giới về số lượng dự án nằm trong danh mục Cơ chế phát triển bền vững
(CDM). Đây là một chương trình giảm theieru carbon của U.N, cho phép các quốc gia giàu hơn
có thể có được nguồn tín dụng carbon từ việc hỗ trợ phát triển các dự án cắt giảm khí thải ở nước
nghèo như đập thuỷ điện.
Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình xanh cho rằng các quốc gia và công ty cần hướng đến thực sự cắt
giảm năng lượng khí đốt hoàn toàn để đoạt mục tiêu “zero thực sự” chứ không phải chỉ “zero
tăng thêm”.
Giám đốc quốc tế tại Hoà Bình Xanh chia sẻ vào tháng 11: “Việc này giống như bạn ăn kiêng,
nhưng vẫn tiếp tục ăn bánh và trả tiền cho người khác ăn xà lách”.
Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm Sở Bảo vệ Môi trường California, cho rằng các nhà tài trợ
nước ngoài cần nỗ lực giúp đất nước đạt được mục tiêu đề ra tại Paris và Glasgow. Thị trường
mua bán carbon sẽ mở ra trong 6 lĩnh vực: năng lượng, giao thông, rác thải, sử dụng đất, gia
công công nghiệp và xây dựng.
Phát biểu trong diễn đàn Tăng trưởng sạch tại Anh tháng trước, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công
nghệ và Môi trường, bộ Xây dựng Vũ Ngọc Anh cho hay: “Việt Nam sẽ cần thêm nguồn lực tài
chính mới, nguồn vốn con người phù hợp, và đặc biệt là sự trợ giúp từ quốc tế”. Để cắt giảm
thành công khí nhà kính sẽ mất nhiều tiền, nhưng thất bại cũng sẽ mang đến thiệt hại. Ngân hàng
thế giới đặt cho Việt Nam 0.8% lượng xả thải toàn cầu, nhưng lại cho quan hệ thương mại với
Liên minh châu Âu, đối tác nhập khẩu thứ hai thế giới của nước này, sẽ có thể gặp trở ngại sẽ
Việt Nam không kịp đạt mục tiêu giảm carbon.
Trả lời Nikkei, chuyên gia năng lượng Thi Nguyễn cho rằng tín dụng carbon tại Việt Nam sẽ
không tạo điều kiện cho các công ty được xả thải thêm, vì bản thân lượng tín dụng này là giới
hạn. “Hệ thống này sẽ khiến doanh nghiệp có nhiều động lực để tiết kiệm chi phí bằng cách cắt
giảm xả thải một cách hiệu quả nhất”
Yên Khê
Nikkei
Trả lời Câu hỏi, lấy chi tiết trong bài báo để minh hoạ.
Câu 1: Có thể áp dụng Khung khái niệm trong việc ghi chép và cung cấp thông tin liên quan đến
giao dịch mua bán phát thải như thế nào?
Câu 2: Giả sử có hướng dẫn trình bày thông tin về quyền phát thải theo giá thị trường trên báo
cáo tài chính thì công tác kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sẽ như thế nào?
Bài 4
Khái niệm bảo toàn vốn và xác định lợi nhuận

3.59 Dựa trên khái niệm về vốn ở đoạn 3.57, khái niệm bảo toàn vốn như sau:

(a) Bảo toàn vốn tài chính: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu giá trị (bằng tiền) của tài sản thuần tại
thời điểm cuối kỳ cao hơn giá trị tài sản thuần tại thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản
phân phối cho chủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ chủ sở hữu trong kỳ. Bảo toàn vốn tài chính có
thể được xác định bằng đơn vị tiền tệ danh nghĩa hoặc đơn vị sức mua tương đương.

(b) Bảo toàn vốn vật chất: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu năng lực sản xuất vật chất (hoặc năng lực
hoạt động) của đơn vị tại thời điểm cuối kỳ cao hơn thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản
phân phối cho chủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ chủ sở hữu trong kỳ.

3.60 Khái niệm về bảo toàn vốn liên quan đến cách thức đơn vị xác định vốn cầnbảo toàn, tạo sự
liên kết giữa khái niệm về vốn và khái niệm lợi nhuận thông qua việc cung cấp cơ sở để xác định
lợi nhuận, cần phân biệt lợi nhuận trên vốn và việc thu hồi vốn góp của đơn vị. Lợi nhuận trên
vốn là phần giá trị tài sản vượt quá giá trị vốn cần bảo toànhoặc là phần chênh lệch của thu nhập
cao hơn chi phí (Có thể bao gồm cả các khoản điều chỉnh bảo toàn vốn) ngược lại, lỗ là phần
chênh lệch của chi phí cao hơn thu nhập.

3.61 Khái niệm bảo toàn vốn vật chất yêu cầu cơ sở xác định phải là giá hiện hành. Khái niệm
bảo toàn vốn tài chính không yêu cầu cơ sở xác định cụ thể, việc lựa chọn cơ sở xác định phụ
thuộc vào loại vốn tài chính màđơn vị phải bảo toàn.

3.62 Sự khác biệt chính giữa hai khái niệm bảo toàn vốn là cách thức xử lý ảnh hưởng đối với
các thay đổi về giá của tài sản và nợ phải trả. Đơn vị đã bảo toàn được vốn nếu giá trị vốn vào
thời điểm cuối kỳ bằng hoặc cao hơn tại thời điểm đầu kỳ.

3.63 Theo khái niệm về bảo toàn vốn tài chính nếu vốn được xác định dưới hình thức đơn vị tiền
tệ danh nghĩa thì lợi nhuận là giá trị vốn danh nghĩa tăng trong kỳ. Vì vậy, sự tăng giá tài sản
nắm giữ trong kỳ về bản chất được coi là thu nhập hoặc lợi nhuận nhưng chưa được ghi nhận cho
đến khi bán tài sản đó trong một giao dịch trao đổi. Nếu vốn được xác định dưới hình thức đơn vị
sức mua tương đương, lợi nhuận là phần tăng giá tài sản vượt quá sự tăng giá chung (do lạm
phát). Phần còn lại của sự tăng giá là các khoản điều chỉnh bảo toàn vốn và là một phần của vốn
chủ sở hữu.

3.64 Theo khái niệm về bảo toàn vốn vật chất, khi vốn được xác định dưới hình thức năng lực
sản xuất, lợi nhuận là sự gia tăng vốn trong kỳ. Tất cả các thay đổi về giá ảnh hưởng đến tài sản
và nợ phải trả được xem là những thay đổi trong cách xác định năng lực sản xuất của đơn vị. Vì
vậy những thay đổi đó được coi như khoản điều chỉnh bảo toàn vốn, là một phần của vốn chủ sở
hữu chứ không phải là lợi nhuận.

3.65 Việc lựa chọn các cơ sở và khái niệm về bảo toàn vốn sẽ xác định mô hình kế toán được sử
dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Các mô hình kế toán khác nhau thể hiện mức
độ phù hợp và độ tin cậy khác nhau, cũng như trong các lĩnh vực khác, ban lãnh đạo phải xác
định sự cân bằng giữa tính phù hợp và độ tin cậy. Chuẩn mực có thể áp dụng cho nhiều mô hình
kế toán và cung cấp hướng dẫn về việc lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng theo mô
hình đã chọn.

Bảo toàn vốn tài chính theo đơn vị tiền tệ danh nghĩa: Lợi nhuận là phần tăng thêm giữa cuối kỳ
và đầu kỳ của khoản chênh lệch giữa tài sản và Nợ phải trả (Phần tăng lên của Tài sản thuần)
theo giá trị danh nghĩa sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm vốn chủ trực tiếp (góp vốn, rút
vốn, chia lợi nhuận). Mô hình kế toán giá gốc theo phương pháp này.

Bảo toàn vốn tài chính theo đơn vị tiền tệ thực tế: Theo mô hình trên nhưng giá trị tài sản đầu kỳ
được điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát. Mô hình này áp dụng trong nền kinh tế siêu lạm
phát (IAS 29, Việt Nam chưa áp dụng chuẩn mực này).

Bảo toàn vốn vật chất: Tính theo công thức trên nhưng tài sản được tính theo giá thị trường. Mô
hình này áp dụng trong các chuẩn mực áp dụng fair value (Việt Nam chưa có chuẩn mực nào do
Luật 2003 chỉ cho phép mô hình giá gốc).

Trả lời Câu hỏi, lấy chi tiết trong bài báo để minh hoạ.
Câu 1: Vì sao cần phân biệt giữa vốn và lợi nhuận?
Câu 2: Sự gia tăng giá trị ngôi nhà mà bạn đang sử dụng được coi là vốn hay lợi nhuận? Giải
thích.
Bài 5
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/cac-nhan-to-anh-huong-den-viec-ap-dung-chuan-
muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-tai-viet-nam-336883.html

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt
Nam
11:02 01/08/2021
Trước sự lan tỏa mạnh mẽ của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên toàn cầu, việc
áp dụng IFRS không chỉ của bất kỳ một nhóm quốc gia nào mà đó là mục tiêu chung của các
quốc gia trên toàn thế giới.
Báo cáo quản lý trong hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Môi trường pháp lý về kế toán - cơ sở trình bày báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết
Tổng quan các nghiên cứu về tác động của kiểm soát nội bộ tới chất lượng thông tin kế toán
Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán và ICAEW
Để áp dụng IFRS hiệu quả, cần vận dụng những lý thuyết phù hợp nhất nhằm giải quyết triệt để
các vấn đề về lý luận. Bài viết này khái quát lý thuyết nền có thể vận dụng nhằm phân tích, tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế
giới. Trong đó, nổi bật nhất là lý thuyết về hành vi dự định và lý thuyết đẳng cấu thể chế, đây là
hai lý thuyết nền cở bản cần thiết khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS.
Đặt vấn đề
Trước bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sử dụng một ngôn ngữ chung cho cộng đồng
doanh nghiệp thông qua việc áp dụng hệ thống Chuẩn mực lập báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế
(IFRS) trong lập báo cáo tài chính là hết sức cấn thiết.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng IFRS cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức
do có sự khác biệt giữa hệ thống kế toán giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Sự khác
biệt này gây ra không ít khó khăn đối với người sử dụng trong việc đánh giá chất lượng BCTC ở
mỗi quốc gia khác, cũng như khi so sánh các báo cáo trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS là điều cần
thiết nhằm đưa ra các giải pháp vận dụng IFRS một cách hiệu quả. Bài viết thông qua việc lựa
chọn các lý thuyết nền phù hợp để có thể đưa ra những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp tốt nhất.
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết về hành vi dự định
Lý thuyết về hành vi dự định (TPB) được phát triển bởi Ajzen vào năm 1991 từ lý thuyết Hành
động hợp lý (TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967, đây được xem là lý thuyết
đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Theo Hung và các tác giả (2010, Trần Thị Lam
Phương và Phạm Ngọc Thúy, 2011), trong nghiên cứu hành vi con người, thì TPB là một trong
những lý thuyết có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi.
Cả hai lý thuyết TRA và TPB đều có điểm chung là chỉ ra hành vi thực tế của con người sẽ được
quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó.
Tuy nhiên, chính Ajzen nhận ra, thuyết TRA vẫn còn những hạn chế cho nên, trong một nghiên
cứu theo, Ajzen (1991) đã bổ sung nhân tố kiểm soát nhận thức (Perceived Control) nhằm phản
ánh vấn đề này vào lý thuyết TPB trên cơ sở phát triển hai yếu tố đã có sẵn từ thuyết TRA.
Theo đó, thuyết TPB bao gồm 3 yếu tố: Thái độ; Chuẩn chủ quan; Kiểm soát nhận thức. Trong
đó:
- Thái độ: Được hiểu là thái độ của người thực hiện và được đo lường bằng niềm tin của việc
thực hiện hành vi đó là có ích.
- Chuẩn chủ quan: Là nhận thức của những người có ảnh hưởng đến người thực hiện nghĩ rằng
cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi, có thể là lãnh đạo cấp cao lẫn lãnh đạo trực
tiếp, hoặc đồng nghiệp của người thực hiện.
- Kiểm soát nhận thức: Đây là nhân tố nhằm phản ánh sự dễ dàng hay khó khăn về khả năng
kiểm soát của người thực hiện trong một hành vi cụ thể. Mô hình cơ bản của lý thuyết này có thể
được khái quát như Hình 1.
Nghiên cứu của Dong và các cộng sự (2010), Bock và Kim (2002) (trích trong Trần Thị Lam
Phương và Phạm Ngọc Thúy, 2011) chỉ ra rằng, sự tin tưởng vào xã hội và sự tự tin vào tri thức
cá nhân là hai nhân tố được xem xét bổ sung cho mô hình TPB thông qua việc tác động của 2
nhân tố này lên nhân tố thái độ.
Như vậy, từ lý thuyết về hành vi dự định, cũng như các nghiên cứu trình bày ở trên, có thể nhận
thấy nhân tố thái độ có mức độ ảnh hưởng cao đến hành vi con người. Trong phạm vi của bài
viết, nhân tố thái độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, cùng với hai nhân
tố còn lại là Chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức.
Lý thuyết về tính hợp pháp
Lý thuyết về tính hợp pháp hay còn gọi là lý thuyết về tính chính thống của Suchman (1995)
cũng đề cao vai trò của nhân tố thái độ, khi tác giả đưa ra quan điểm, nhân tố thái độ đóng vai trò
then chốt trong xu thế chung. Cụ thể, một cá thể sẽ hành động theo kỳ vọng sao cho đúng
với/hoặc tương thích với hệ thống chuẩn mực, giá trị, niềm tin và khái niệm chung của xã hội.
Trong bối cảnh một hành động hay sự việc đang được áp dụng rộng khắp thì một cá thể không
thể nào trở thành một ngoại lệ, mà cần phải hành động theo xu hướng chung. Như vậy, thái độ là
nhân tố rất quan trọng và đều là điểm chung của lý thuyết về tính hợp pháp, cũng như lý thuyết
về hành vi dự định đã phân tích ở trên.
Lý thuyết đẳng cấu thể chế
Lý thuyết Đẳng cấu thể chế do Dimaggio và Powell (1983) phát triển từ thuyết Đẳng cấu của
Hawley (1968). Các tác giả cho rằng, đặc điểm của tổ chức sẽ được thay đổi để phù hợp với đặc
điểm của môi trường.
Mặc dù lý thuyết này chưa được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây về việc xác
định các nhân tố ảnh hưởng nói chung, nhưng nếu dựa vào các nhân tố do các tác giả đưa ra có
thể thấy đây là lý thuyết rất phù hợp trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là
trong nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp.
Lý thuyết này đề cập đến 3 nhân tố bao gồm: Đẳng cấu cưỡng chế; đẳng cấu mô phỏng; đẳng
cấu chuẩn tắc. Cụ thể như sau:
- Đẳng cấu cưỡng chế: Nhân tố này xuất phát từ áp lực một tổ chức chịu sự chi phối của tổ chức
mà nó là đơn vị phụ thuộc và cũng bắt nguồn từ những kỳ vọng mang tính văn hóa trong xã hội.
Theo quan điểm của đẳng cấu cưỡng chế, hệ thống pháp lý chính là nhân tố quyết định hàng đầu
trong việc vận dụng IFRS tại Việt Nam.
- Đẳng cấu mô phỏng: Nhân tố này bắt nguồn từ phản ứng của sự không chắc chắn. Khi mục tiêu
không rõràng, hoặc khi môi trường có sự không chắc chắn, một tổ chức sẽ có xu hướng làm theo
mô hình của các tổ chức khác.
Trường hợp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam có thể
nói việc khó triển khai một hệ thống chuẩn mực kế toán có đặc trưng riêng đã khiến Việt Nam
phải kế thừa các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) trước đây.
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã trở nên lạc hậu và cần có sự thay
đổi cho phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới và được xem là một tác nhân để áp dụng
IFRS. Điều này cũng mang tính tất yếu khi Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng hội
nhập sâu rộng hơn kinh tế thế giới.
- Đẳng cấu chuẩn tắc: Nhân tố này liên quan đến tính chuyên nghiệp, tức là việc các thành viên
trong một nghề nghiệp cùng nhau quản lý chất lượng và thiết lập một cơ sở nhận thức và luật lệ
về quyền tự chủ nghề nghiệp (Larson, 1977 trích trong Dimaggio và Powell, 1983).
Theo đó, đã có sự xuất hiện ngày một nhiều và sâu rộng hơn của các Hiệp hội Nghề nghiệp quốc
tế như Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA). Đây là một nhân tố góp phần tác động
đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.
Tóm lại, từ lý thuyết Đẳng cấu thể chế có thể đề xuất các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến việc áp
dụng IFRS tại Việt Nam bao gồm: Hệ thống pháp lý cần hoàn thiện (đại diện cho nhân tố đẳng
cấu cưỡng chế); Hệ thống kế toán hiện hành đã lạc hậu (đại diện cho nhân tố đẳng cấu mô
phỏng); Các tác nhân bên ngoài như doanh nghiệp nước ngoài hay các hội nghề nghiệp (đại diện
cho nhân tố đẳng cấu chuẩn tắc).
Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện được cho là một trong những lý thuyết lâu đời nhất trong quản trị và kinh tế
học. Tuy nhiên, đến những năm 1970, thông qua những nghiên cứu của Ross (1973) hoặc nghiên
cứu của Jensen và Meckling (1976 (trích trong Panda và Leespa (2017) thì lý thuyết đại diện bắt
đầu được ứng dụng rộng rãi.
Lý thuyết này cho rằng, xung đột sẽ xảy ra khi hai bên đều có lợi ích khác nhau, tức là có sự bất
cân xứng về thông tin giữa chủ doanh nghiệp/cổ đông với người quản lý doanh nghiệp.
Xung đột này chỉ được giảm thiểu thông qua việc áp dụng cơ chế phù hợp để giám sát hành vi
của nhà quản lý. Như vậy, có thể thấy, lý thuyết đại diện được xem như cơ sở góp phần đảm bảo
tính minh bạch trong hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Thông qua việc áp dụng IFRS, hệ thống chuẩn mực được xem là mang tính toàn cầu, khi trình
bày và công bố thông tin của doanh nghiệp.
Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành các chế độ kế toán mới, đáp ứng nhu cầu hội nhập
quốc tế của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng. Đặc biệt, cơ chế, chính sách
này đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán; tăng cường tính
minh bạch của thông tin tài chính và tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với khu vực và
quốc tế.
Trong dòng chảy hội nhập đó, trước sự lan tỏa mạnh mẽ của IFRS trên toàn cầu, thì việc áp dụng
IFRS không chỉ là việc riêng của bất kỳ quốc gia nào mà đó là mục tiêu chung của các quốc gia
trên thế giới. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, việc áp dụng IFRS là giải pháp cần thiết nhằm
tăng độ tin cậy và tính so sánh của thông tin BCTC.
Chính vì vậy, việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là
điều cần thiết để nâng cao chất lượng thông tin BCTC đối với các tổ chức sử dụng thông tin kể
cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, để áp dụng IFRS hiệu quả, cần vận dụng lý thuyết nền phù hợp nhất nhằm giải quyết
triệt để các vấn đề lý luận. Thông qua khảo sát lý thuyết nền cơ bản giúp các học giả, nhà quản lý
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS với đặc thù Việt Nam hiện nay.
Với ý nghĩa như vậy, nhóm tác giả đã tổng hợp các lý thuyết nền và cho rằng, hai lý thuyết đóng
vai trò quan trọng trong việc đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam,
đó là lý thuyết về hành vi dự định TPB của tác giả Ajzen (1991) và lý thuyết đẳng cấu thể chế
của Dimaggio và Powell (1983) cùng với các lý thuyết được áp dụng rộng rãi lý thuyết về tính
hợp pháp và lý thuyết đại diện.
Đây có thể coi là những gợi ý quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thị Lam Phương và Phạm Ngọc Thúy (2011), Yếu tố tác động ý định chia sẻ tri thức của
bác sĩ trong bệnh viện - tiếp cận theo lý thuyết hành vi hoạch định TPB. Tạp chí Phát triển Khoa
học và công nghệ, số 14, trang 80-88;
2. Ajzen I. (1991), The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human
Decision Processes. 50 (2), 179-211;
3. Panda B., Leepsa N. M. (2017), Agency theory: Review of Theory and Evidence on Problems
and Perspectives. Indian Journal of Corporate Gorvernance, 10 (1), 74-95;
4. DiMaggio, P. & Powell, W. (1983), The Iron Cage Revisited: Institutional Isomorphism and
Collective Rationality in Organizational Fields. American Sociological Review, 48(2), 147-160;
5. Suchman, M. (1995), Managing Legitimacy: Strategic and Institutional Approaches. Academy
of Management Review, 20, 571-610.
(*) TS. Bùi Quang Hùng, PGS., TS. Mai Thị Hoàng Minh, TS. Lê Việt, ThS. Đoàn Thị Thảo
Uyên- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2021.

Trả lời Câu hỏi, lấy chi tiết trong bài báo để minh hoạ.
Câu 1: Nêu những nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp Việt
Nam.
Câu 2: Những chi tiết nào trong bài liên quan đến (a) lý thyết quy chuẩn và (b) lý thuyết thực
chứng.
Bai 6
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/dinh-huong-ap-dung-co-so-gia-
tri-hop-ly-tai-viet-nam-phu-hop-voi-thong-le-quoc-te-144923.html
Định hướng áp dụng cơ sở giá trị hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế
ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
12:00 07/07/2018
Trước sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường,
việc sử dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam đã có những bước khởi đầu nhất định song vẫn cần có
một định hướng sử dụng rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính kế toán cho rằng, để tiến
tới sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán và áp dụng cơ sở giá
trị hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế cần phải có lộ trình hợp lý.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong lập và trình bày báo cáo tài chính
Hành trình đến với các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
Phân tích yếu tố quyết định đến chất lượng thông tin kế toán
Nghiên cứu về kế toán khoản lãi vay được miễn giảm, xóa bỏ đối với doanh nghiệp
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và thực tế triển khai tại doanh nghiệp
Các quan điểm về giá trị hợp lý
Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Trong các lý thuyết về kế toán, giá trị
hợp lý không được đề cập như một loại giá độc lập trong khuôn mẫu lý thuyết chung nhưng nó
trở thành một xu hướng quan trọng trong những năm gần đây.
Trên thế giới, giá trị hợp lý bắt đầu trở thành một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm
1990. Trải qua thời gian, khái niệm giá trị hợp lý và việc đo lường giá trị hợp lý được hoàn thiện
rõ ràng và cụ thể hơn.
Trước khi các chuẩn mực kế toán về giá trị hợp lý được ban hành, định nghĩa giá trị hợp lý được
đề cập trong các chuẩn mực kế toán cụ thể của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB).
Cụ thể, Chuẩn mực kế toán quốc tế 16 (IAS 16) - Tài sản, nhà cửa và thiết bị khẳng định, “giá trị
hợp lý là tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch
ngang giá”.
Trong khi đó, theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB), giá trị hợp lý theo chuẩn
mực kế toán FAS 157 (ban hành năm 2006) thì giá trị hợp lý là mức giá có thể nhận được khi
bán một tài sản hoặc phải trả khi thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch bình thường giữa
các bên tham gia thị trường tại ngày định giá.
Tuy nhiên, do một số chuẩn mực kế toán được ban hành đã đưa ra các hướng dẫn chưa đầy đủ về
cách xác định giá trị hợp lý, trong khi đó một số chuẩn mực khác có hướng dẫn chi tiết nhưng lại
không nhất quán, chính vì vậy, Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế số 13 (IFRS 13) -
Xác định giá trị hợp lý đã được ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 để khắc phục hạn chế sự
không nhất quán của các chuẩn mực khác.
Theo IFRS 13, giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản
nợ phải trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các thành phần tham gia thị trường tại
ngày đo lường. Khái niệm giá trị hợp lý trong chuẩn mực này nhấn mạnh giá trị hợp lý được xác
định trên cơ sở giá thị trường, không phải theo DN.
IFRS 13 được đánh giá là đã phát triển nhất quán và giảm thiểu độ phức tạp bằng cách cung cấp,
một định nghĩa chính thức về giá trị hợp lý, thống nhất phương pháp đo lường giá trị hợp lý và
yêu cầu công bố thông tin để sử dụng trong hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế.
Bảng 1: Lợi ích của việc sử dụng giá trị hợp lý
STT Lợi ích
1 Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường
2 Những giả định dùng để ước tính Giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng,
ngày càng mang tính khách quan hơn
3 Các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát
triển và từng bước hoàn thiện
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chế độ kế toán Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở phương pháp kế toán theo giá gốc.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng từng bước được cập nhật theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp kế
toán theo giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm của từng loại tài sản và thời điểm lập
BCTC.
Theo đó, giá trị hợp lý đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay, và đầu tiên được định nghĩa trong
Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác: “Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể
trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ
hiểu biết trong trao đổi ngang giá”.
Tại Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu, chẳng hạn: Ghi nhận
ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh…
Ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn việc xác
định giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Gần đây, Bộ Tài chính tiếp tục
ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC, trong đó đề cập đến một số trường hợp cụ thể liên
quan đến giá trị hợp lý (Đối với chứng khoán kinh doanh; hàng tồn kho; tài sản cố định và doanh
thu, chi phí).
Ngoài ra, Luật Kế toán sửa đổi 2015 cũng đã đề cập rõ hơn về giá trị hợp lý. Cụ thể, Luật Kế
toán 2015 bổ sung khái niệm giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có
thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác
định giá trị.
Sau khi ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động
thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy
thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC. Nhờ đó, khắc phục hạn chế
của quy định kế toán hiện hành là quy định hạch toán theo giá gốc, bởi chưa phản ánh được tình
hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập BCTC.
Một số quan điểm đối lập
Việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá thị trường thay thế dần nguyên tắc giá gốc tại
nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy, xu thế định giá tài sản trên BCTC đang
hướng đến giá trị hợp lý, kết hợp nhiều loại giá khác nhau nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu
thông tin của người sử dụng và tạo thuận lợi cho công tác kế toán.
Vì thế, kế toán theo giá trị hợp lý là một lựa chọn tất yếu. Giá trị hợp lý phát triển mạnh trong kế
toán, nhất là trong các hoạt động liên quan đến công cụ tài chính, tạo thành một trào lưu kế toán
theo giá trị hợp lý hay theo thị trường.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý.
Các quan điểm ủng hộ giá trị hợp lý trong kế toán đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy,
giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay - giai đoạn của sự phát triển,
giai đoạn của công nghệ thông tin, giai đoạn của hội nhập kinh tế.
Các nhà đầu tư, các chủ thể kinh tế luôn muốn nắm bắt và cập nhật những thông tin tài chính
chính xác nhất, nhanh nhất và phù hợp nhất với hiện tại, được tiếp cận trên cơ sở thị trường.
Chính vì vậy, mục tiêu của thông tin kế toán tài chính đã được xác lập khá rõ, đáp ứng yêu cầu ra
quyết định kinh tế của các chủ thể có lợi ích liên quan. Chẳng hạn, thông tin trên cơ sở giá trị
hợp lý được chứng minh là thích hợp cho việc ra quyết định trên cơ sở dự báo về dòng tiền tương
lai của DN.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng thừa nhận rằng, xác định giá trị hợp lý không phải là điều dễ
dàng trong một số trường hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường Việt Nam chưa phát triển. Phía
quan điểm này cũng cho rằng, việc ghi nhận dựa trên giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn
về tình hình tài chính của DN, đặc biệt đối với danh mục tài sản - phần mà giá trị hợp lý thay đổi
theo thời gian như nhà, đất, thiết bị…
Trong khi đó, không ít người đề cao phương pháp giá gốc lại nghi ngờ về tính đáng tin cậy và
phương pháp xác định giá trị hợp lý, đặc biệt là trong trường hợp không có dữ liệu quan sát trực
tiếp về giá cả của thị trường để xác định giá trị hợp lý.
Tính chủ quan và thiếu độ tin cậy về việc đo lường giá trị hợp lý có nguy cơ cao khi thực hiện
các điều chỉnh trên cơ sở xét đoán và giả định của đơn vị báo cáo. Mặt khác, cơ sở pháp lý và
những chi phí bỏ ra để xác định giá trị hợp lý ở những nước đang phát triển là rất khó khăn.
Trong khi đó, việc sử dụng giá gốc giúp đánh giá trách nhiệm giải trình, các lập luận phê phán
cho rằng để đạt được mục tiêu này không nhất thiết phải phản ánh các giao dịch dựa trên quá khứ
(giá gốc).
Quan điểm không ủng hộ giá trị hợp lý cũng đã đưa ra những hệ quả do áp dụng giá trị hợp lý ở
các thị trường tài chính lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu là một nguyên nhân gây ra các cuộc
khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt, trong trường hợp hoạt động của thị trường không hiệu quả, có thể
dẫn đến thông tin tài chính bị “bóp méo” ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định của người sử
dụng thông tin…
Định hướng áp dụng cơ sở giá trị hợp lý ở Việt Nam
Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, giá trị hợp lý rất thiết thực và nên áp dụng. Theo
các chuyên gia kinh tế, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, môi trường kinh doanh luôn
thay đổi và vấn đề lạm phát là tất yếu, thông tin về giá trị tài sản trên BCTC nếu chỉ trình bày
theo giá gốc sẽ không thích hợp đối với các đối tượng sử dụng thông tin.
Việc sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế không những đáp ứng
yêu cầu hội nhập, các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế mà còn đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống
kế toán. Nhằm áp dụng cơ sở giá trị hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, trong thời
gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trên cơ sở Luật Kế toán mới ban hành, các cơ quan liên quan cần ban hành hướng dẫn
áp dụng giá trị hợp lý, chuẩn hoá các định nghĩa giá trị hợp lý, nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để
xác định các loại tài sản được đưa vào danh mục tài sản được điều chỉnh theo giá trị hợp lý, cơ
sở xác định giá trị hợp lý, phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý, những nội dung, phạm vi các
thông tin cần công bố trên BCTC.
Hiện nay, mặc dù Luật Kế toán 2015 đã đưa ra vấn đề giá trị hợp lý nhưng cần ban hành văn bản
hướng dẫn áp dụng, chuẩn hóa định nghĩa, giải thích và đưa ra phương pháp xác định giá trị hợp
lý, cụ thể…
Thứ hai, để giá trị hợp lý thực sự tồn tại, phải có một môi trường kinh doanh phù hợp. Do vậy,
cần từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động; đồng bộ và minh bạch hóa hành
lang pháp lý về kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây
dựng ngày càng đồng bộ, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong
đo lường giá trị hợp lý.
Tiếp tục đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước, góp phần tạo “sân
chơi” bình đẳng cho các DN, đồng thời, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn thu hút
đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế và nâng cao môi trường kinh doanh.
Đây chính là nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán.
Thứ ba, cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, trình
bày thông tin về giá trị hợp lý trên BCTC, từ đó, tiến tới việc xây dựng chuẩn mực kế toán đo
lường giá trị hợp lý.
Trước mắt, tiếp tục và hoàn thiện việc ban hành các chuẩn mực còn thiếu, đặc biệt là cần ban
hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý phù hợp với điều kiện áp dụng giá trị hợp lý theo IFRS
13.
Thứ tư, cần có lộ trình hợp lý, tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn phát
triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, hệ thống thông tin hỗ trợ còn hạn chế,
nếu áp dụng toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin
được định giá theo giá trị hợp lý.
Cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế của các DN cũng còn hạn chế, trình độ kế toán viên chưa đồng
đều, nên việc áp dụng ngay giá trị hợp lý cũng có thể dẫn đến không ít bất cập.
Thứ năm, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo nhằm nâng cao
nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ
quan chức năng, người làm công tác kế toán, cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên
BCTC.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán Việt Nam năm 2015;
2. Bộ Tài chính, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam;
3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực
hiện 4 chuẩn mực kế toán;
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán DN ngày 22/12/2014;
5. PGS., TS. Ngô Thị Thị Thu Hồng, TS. Bùi Thị Hằng, Nguyên tắc giá trị hợp lý theo Luật Kế
toán: Lý luận và định hướng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính số tháng 11/2016;
6. ThS. Dương Thị Thanh Hiền (2017) Giá trị hợp lý và giá gốc trong kế toán: Định hướng áp
dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế, Tạp chí Tài chính tháng 12/2017;
7. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Những điểm mới trong Luật Kế toán sửa đổi, Cổng Thông tin điện
tử Chính phủ.

Trả lời Câu hỏi, lấy chi tiết trong bài báo để minh hoạ.
Câu 1: So sánh FAS 157 và IFRS 13
Câu 2: Một chuẩn mực kế toán mới có thể ảnh hưởng đến thị trường vốn như thế nào?

You might also like