Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Trường Tiểu học, THCS & THPT Archimedes Đông Anh Hà Nội, ngày ___ tháng ___ năm

___ năm 2022

Phiếu học tập Thông tin Học sinh


Họ và tên __________________
Môn Vật Lí | Khối 07| Ôn tập HKII Lớp _______

❖ Nội dung ôn tập: Từ bài 17 đến hết bài 24


I. CÂU HỎI HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Bài 17. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Khi nhiễm điện thì có đặc điểm gì?
Bài 18. Có mấy loại điện tích. Khi đưa chúng lại gần nhau thì có những kiểu tương tác nào?
Khi nào vật nhiễm điện dương? Khi nào vật nhiễm điện âm?
Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Bài 19. Nguồn điện là gì? Đặc điểm? Cho ví dụ.
Dòng điện là gì? Chiều dòng điện.
Bài 20. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ.
Nước và không khí có dẫn điện không? Sắp xếp các kim loại theo khả năng dẫn điện giảm dần.
Electron tự do trong kim loại là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? So sánh với chiều dòng điện chạy trong
mạch điện kín.
Bài 21. Vẽ các kí hiệu của nguồn 1 pin, nguồn 2 pin, dây dẫn, bóng đèn, công tác đóng, công tắc mở.
Bài 22. 23. Dòng điện có mấy tác dụng?
1. Tác dụng nhiệt thể hiện như nào? Nêu một vài ứng dụng trong cuộc sống.
2. Nguyên lí phát sáng của đèn dây tóc và bóng đèn bút thử điện có gì khác nhau? Đèn Led có đặc điểm gì?
3. Tác dụng từ thể hiện như nào? Nêu cấu tạo của nam châm điện và một số thiết bị có sử dụng nam châm điện.
4. Tác dụng hóa học được thể hiện như nào? Nêu ví dụ và ứng dụng trong cuộc sống.
5. Tác dụng sinh lí thể hiện như nào? Liệt kê các ứng dụng thực tế.
Bài 24. Cường độ dòng điện là gì? Kí hiệu, đơn vị? Dụng cụ đo và cách đo.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện?
A. Một ống bằng gỗ. C. Một ống bằng giấy.
B. Một ống bằng thép. D. Một ống bằng nhựa.
Câu 2: Câu khẳng định nào dưới đây đúng?
A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt.
B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được nam châm.
C. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nó.
Câu 3: Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh còn lại lại
gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng
A. hai thanh này đẩy nhau. C. hai thanh lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.
B. hai thanh hút nhau. D. hai thanh này không đẩy nhau và không hút nhau.
Câu 4: Có 4 vật a,b,c,d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào đúng?
A. a và c mang điện tích trái dấu. C. a và c có điện tích cùng dấu.
B. b và d tích điện cùng dấu. D. a và d có điện tích trái dấu.
Archimedes school|Rise above oneself grasp the world
Câu 5: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân
A. vật đó mất bớt điện tích dương. C. vật đó mất bớt electron.
B. vật đó nhận thêm electron. D. vật đó nhận thêm điện tích dương.
Câu 6: Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây?
A. Hút cực Nam của kim nam châm.
B. Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa.
C. Hút cực Bắc của kim nam châm.
D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.
Câu 7: Dòng điện là gì?
A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.
D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 8: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?
A. Các hạt mang điện tích dương. C. Các nguyên tử trung hòa về điện.
B. Các hạt nhân của nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm.
Câu 9: Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua?
A. Máy ảnh dùng pin lúc đang chụp ảnh.
B. Máy tính lúc màn hình đang sáng.
C. Đồng hồ chạy bằng pin lúc kim của nó đang đứng yên.
D. Nồi cơm điện đang nấu cơm.
Câu 10: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa dinamo
và bóng đèn?
A. Vì dinamo là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
B. Vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
C. Vì còn có một dây điện nữa đi ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa dinamo và bóng đèn.
D. Vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nối giữa dinamo và bóng đèn.
Câu 11: Electron tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nilong. C. Mảnh giấy khô.
B. Mảnh nhôm. D. Mảnh nhựa.
Câu 12: Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A. Một đoạn ruột bút chì. C. Một đoạn dây nhôm.
B. Một đoạn dây thép. D. Một đoạn dây nhựa.
Câu 13: Dòng điện trong kim loại là
A. dòng điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B. dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
C. dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
D. dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
Câu 14: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các điện tích dịch chuyển
như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?
A. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
B. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world


C. Các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
D. Các electron tự do dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
Câu 15: Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do
này do đâu mà có?
A. Do các dây dẫn này bị nhiễm điện khi nhận thêm các electron.
B. Do các nguồn điện sản ra các electron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn.
C. Do các electron bứt khỏi nguyên tử trong kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn.
D. Do cả 3 lí do trên.
Câu 16: Sơ đồ mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật.
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 17: Chiều dòng điện được quy ước trong mạch kín như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 18: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt
động bình thường?
A. Ruột ấm điện. C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình.
B. Công tắc. D. Đèn báo tivi.
Câu 19: Hoạt động của thiết bị nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Điện thoại. C. Tivi
B. Radio. D. Nồi cơm điện.
Câu 20: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện?
A. Bàn là. C. Mạ kim loại.
B. Máy sấy tóc. D. Ấm điện đang đun nước.
Câu 21: Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và
phát sáng?
A. Bóng đèn bút thử điện. C. Đèn huỳnh quang.
B. Bóng đèn sợi đốt. D. Ấm đun nước.
Câu 22: Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Nồi cơm điện, quạt điện, Tivi. C. Ấm điện, máy tính bỏ túi, chuông điện.
B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện. D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện.
Câu 23: Thiết bị nào dưới đây khi hoạt động bình thường, dòng điện chạy qua nó vừa có tác dụng nhiệt và tác dụng phát
sáng?
A. Thanh nung của nồi cơm điện. C. Điot phát quang (đèn led)
B. Radio. D. Ruột ấm điện.
Câu 24: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?
A. Bóng đèn dây tóc. C. Cầu chì.
B. Bàn là. D. Bóng đèn của bút thử điện.

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world


Câu 25: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút
A. các vụn nhôm. C. các vụn đồng.
B. các vụn sắt. D. các vụn giấy viết.
Câu 26: Chuông điện hoạt động là do
A. tác dụng nhiệt của dòng điện. C. tác dụng từ của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm gắn trong chuông điện. D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Câu 27: Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu diễn ở chỗ
A. làm dung dịch này nóng lên.
B. làm dung dịch này bay hơi nhanh.
C. làm biến đổi màu của 2 thỏi than nối với 2 cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D. làm biến đổi màu của thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
Câu 28: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng của dòng điện?
A. Ấm điện. C. Đèn Led.
B. Quạt điện. D. Nồi cơm điện.
Câu 29: Cần cẩu dùng nam châm điện để hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng hóa học.
B. Tác dụng từ. D. Tác dụng phát sáng.
Câu 30: Dòng điện không có tác dụng nào?
A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng phát ra âm thanh.
B. Tác dụng từ. D. Tác dụng hóa học.
Câu 31: Để mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì theo cách nào dưới đây?
A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.
B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện và nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.
C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc
và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
D. Nối 1 thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và
hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dụng dịch này.
Câu 32: Làm theo cách nào dưới đây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện?
A. Không sử dụng bất cứ dụng cụ điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
B. Sử dụng tùy ý mọi dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
C. Chỉ sử dụng dòng điện khi cần chữa một số bệnh.
D. Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết và chú ý đảm bảo an toàn về điện.
Câu 33: Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các thiết bị điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào
tác dụng từ của dòng điện?
A. Máy tính cá nhân, quạt điện, radio, tivi.
B. Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.
C. Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, chuông điện.
D. Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là.
Câu 34: Cấu tạo của nguyên tử gồm những hạt nào?
A. Hạt electron và hạt nhân.
B. Hạt nhân mang điện âm, electron mang điện tích dương.
C. Hạt nhân mang điện dương, electron không mang điện.

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world


D. Hạt nhân mang điện dương, electron mang điện âm.
Câu 35: Chọn câu phát biểu sai. Vật dẫn điện là ..................
A. vật cho dòng điện đi qua. C. vật cho điện tích đi qua.
B. vật cho electron đi qua. D. vật có khả năng nhiễm điện.
Câu 36: Theo quy ước, sau khi cọ xát với lụa, điện tích thu được ở thủy tinh là điện tích dương. Kết luận nào sai?
A. Điện tích của lụa là điện tích âm, lụa nhiễm điện âm.
B. Đưa thanh thủy tinh lại gần nhựa thấy chúng hút nhau.
C. Lụa nhiễm điện âm do nhận thêm electron từ thủy tinh.
D. Thủy tinh nhiễm điện dương do nhận thêm hạt nhân từ lụa.
Câu 37: Vật nào sau đây là cách điện?
A. Thủy tinh. C. Hổ phách.
B. Không khí khô. D. Cả 3 vật trên.
Câu 38: Trong đèn tròn bộ phận nào dẫn điện?
A. Hai đầu mấu, dây tóc,cọc thủy tinh. C. Dây tóc, dây trục, hai đầu mấu.
B. Đế thủy tinh, dây trục, dây tóc. D. Cọc thủy tinh, dây trục, dây tóc.
Câu 39: Phát biểu nào sai khi nói về chất dẫn điện, chất cách điện?
A. Các kim loại là chất dẫn điện.
B. Những chất tạo thành vật mà điện tích không thể chuyển qua gọi là chất cách điện.
C. Các dung dịch muối, acid, bazo là những chất không dẫn điện.
D. Những chất tạo thành vật mà điện tích có thể truyền qua gọi là chất dẫn điện.
Câu 40: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. Một chiếc máy cưa đang hoạt động. C. Một bóng đèn điện đang sáng.
B. Một thanh ebonit cọ xát vào len. D. Máy tính đang hoạt động.
Câu 41: Chọn câu đúng.
A. Các vật có khả năng hút các vật khác thì gọi là vật nhiễm điện.
B. Có thể làm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát vật đó với vật khác.
C. Trong kim loại chỉ tồn tại một loại hạt mang điện âm là eletron tự do.
D. Trong nguyên tử chỉ có một electron.
Câu 42: Cọ xát thanh thủy tinh với lụa, thước nhựa với mảnh vải khô. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Thanh thủy tinh và mảnh vải khô nhiễm điện giống nhau.
B. Đưa lụa lại gần thước nhựa thì chúng hút nhau.
C. Sau khi cọ xát hai vật với nhau thì hai vật này nhiễm điện trái dấu.
D. Lụa và thước nhựa nhiễm điện giống nhau.
Câu 43: Hạt nào khi dịch chuyển có hướng thì không tạo thành dòng điện?
A. Electron. C. Điện tích âm.
B. Điện tích dương. D. Nguyên tử.
Câu 44: Nam châm điện có khả năng
A. hút các vụn nhôm. C. quay kim nam châm.
B. các vụn sắt. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 45: Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây?
A. Hút cực Nam của kim nam châm. C. Hút cực Bắc của kim nam châm.
B. Đẩy thanh thủy tinh được cọ xát vào lụa. D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world


Câu 46: Trong các kim loại sau, kim loại nào có khả năng dẫn điện tốt nhất?
A. Vàng C. Đồng
B. Bạc D. Sắt

Câu 47: Cho sơ đồ sau. Khi nào thì chỉ có đèn 1 sáng?
A. Cả 3 công tắc đều đóng.
B. K, K1 đóng, K2 mở.
C. K, K2 đóng; K1 mở.
D. K đóng, K1, K2 mở.

Câu 48: Cho sơ đồ sau. Khi nào cả 2 đèn đều sáng?


A. Cả hai công tắc đều đóng.
B. Cả hai công tắc đều mở.
C. K1 đóng, K2 mở.
D. K1 mở, K2 đóng.

Câu 49: Khi khóa K đóng thì


A. cả 2 đèn đều sáng.
B. cả 2 đèn đều tắt.
C. đèn 1 sáng, đèn 2 tắt.
D. đèn 1 tắt, đèn 2 sáng.

Câu 50: Chọn câu trả lời sai. Cho mạch điện như hình vẽ.
A. Khi K, K’ đóng: đèn Đ1, Đ2 đều sáng.
B. Khi K đóng, K’ ngắt (mở): đèn Đ1 sáng, đèn Đ2 tắt.
C. Khi K, K’ đều ngắt. Đèn Đ1, Đ2 đều tắt.
D. Khi K ngắt, K’ đóng: đèn Đ1 tắt, đèn Đ2 sáng.

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world


Câu 51: Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều
A. không đổi. C. không xác định.
B. thay đổi. D. là chiều của dây dẫn.
Câu 52: Cường độ dòng điện là
A. đại lượng đặc trưng cho độ mạnh/ yếu của dòng điện.
B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng hút đẩy của dòng điện.
C. đại lượng đặc trưng cho khả năng duy trì dòng điện chạy trong mạch điện.
D. đại lượng đặc trưng cho số điện tích nhiều hay ít bên trong dòng điện.
Câu 53: Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?
A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu.
B. Để đo lượng electron chạy qua đoạn mạch.
C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch.
D. Để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.
Câu 54: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
A. Niutơn (N) C. Đêxiben(dB)
B. Ampe(A) D. Héc(Hz)
Câu 55: Ampe kế có giới hạn đo là 70mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 58mA.
C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A
Câu 56: Dùng ampe kế có ĐCNN là 0,3mA thì kết quả đo nào sau đây không chính xác?
A. 2,7mA C. 3,0 mA
B. 2,7 A D. 3,2 mA
Câu 57: Chọn câu đúng.
A. Mọi cuộn dây dẫn khi có dòng điện đi qua đều trở thành nam châm điện.
B. Dòng điện đi qua bất cứ vật dẫn nào có tác dụng từ.
C. Chuông điện kêu liên tục do dòng điện được đóng ngắt liên tục nhờ tác dụng nhiệt.
D.Cho dòng điện thích hợp đi qua cơ thể người có thể chữa được một số bệnh.
Câu 58: Sơ đồ nào mắc đúng?

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world


Câu 59: Nối nội dung cột bên trái với nội dung cột bên phải cho phù hợp.

Câu 60: Nối nội dung cột bên trái với nội dung cột bên phải cho phù hợp.
Cường độ dòng điện đi qua cơ thể người Tác dụng sinh lí
Trên 25 mA Co giật các cơ
Trên 70 mA Làm tổn thương tim
Trên 100 mA Làm tim ngừng đập

Archimedes school|Rise above oneself grasp the world

You might also like